Điều này đã mở ra cơ hội để gạo Việt Nam có thể cạnh tranh với các nước khác và có nhiều khởi sắc khi xuất khẩu vào EU.Trước những thực trạng trên, nhóm chúng tôi đã quyết định tìm hiểu
CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
Tính cấp thiết của đề tài
Cây lúa là cả một tâm hồn, tính cách của con người Việt Nam với nền văn minh lúa nước ngàn đời Từ xưa, dân ta đã có câu “dĩ nông vi bản”, nghĩa là lấy nông nghiệp làm gốc, lấy nông nghiệp làm cơ sở Quả thực, truyền thống đó vẫn được duy trì đến tận ngày nay khi nước ta xác định rõ nông nghiệp là trụ đỡ của nền kinh tế Trong tình hình hiện nay, toàn thế giới đang phải giải quyết các hậu quả nặng nề mà đại dịch COVID-19 gây ra đối với sức khỏe của nhân loại và ảnh hưởng tới an sinh xã hội của người dân đặc biệt là tình trạng gián đoạn, làm đứt gãy chuỗi cung ứng lương thực, gây ra khủng hoảng lương thực ở nhiều nơi trên thế giới Đây cũng chính là cơ hội nhưng cũng là một thách thức lớn đối với Việt Nam để tiếp tục nâng cao năng suất lúa đảm bảo sinh kế cho người dân và đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu gạo tới các quốc gia khác trên thế giới. Đứng trước bối cảnh biến động lương thực toàn cầu, Việt Nam có nhiều cơ hội xuất khẩu sang nhiều thị trường tiềm năng Theo chuyên gia thương mại Vũ Vinh Phú, giá gạo xuất khẩu tăng đã đem lại niềm vui cho người dân, doanh nghiệp Song điều đáng chú ý hiện nay là thị trường tiêu dùng nội địa vẫn được duy trì ổn định, đây là tín hiệu tích cực góp phần thúc đẩy nền kinh tế của chúng ta từ nay đến cuối năm, đặc biệt là trong giai đoạn khó khăn này Tuy nhiên, chúng ta cần vừa tận dụng được cơ hội xuất khẩu gạo, vừa bảo đảm an ninh lương thực quốc gia là đúng đắn.
Hiện nay, Việt Nam đang tích cực hội nhập vào chỉnh thể thế giới Chúng ta đang từng bước tham gia vào tất cả các lĩnh vực của đời sống, kinh tế quốc tế, trở thành thành viên có trách nhiệm, có vị trí, vai trò và ảnh hưởng nhất định trong cộng đồng quốc tế Đặc biệt, trong bối cảnh nhiều quốc gia như Ấn Độ, UAE, Nga đang cấm xuất khẩu gạo, thị trường biến động nhanh và khó lường thì đây cũng là một cơ hội giúp các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam làm tăng không chỉ về sản lượng gạo xuất khẩu mà còn tăng giá trị gạo Việt Nam Bởi lẽ, trong tiến trình hội nhập quốc tế, gạo Việt Nam được biết tới là loại gạo phẩm cấp thấp mà để đáp ứng các thị trường cao cấp, khó tính như Mỹ, EU, Hàn Quốc chúng ta cần thay đổi chất lượng gạo, chuyển từ các loại gạo phẩm cấp thấp sang phẩm cấp cao.
Trong những năm gần đây, Việt Nam đã tham gia ký kết nhiều hiệp định thương mại với nhiều quốc gia mang tầm chiến lược như Hiệp định Thương mại tự doViệt Nam - EU (EVFTA); Hiệp định Ðối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP); Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len(UKVFTA) Trong số đó phải kể đến Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU(EVFTA) đã tạo điều kiện cho hoạt động xuất khẩu của Việt Nam có bước đột phá Kể từ khi Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh châu Âu (EVFTA) có hiệu lực đã thúc đẩy mạnh mẽ các hoạt động kinh tế, thương mại, chính trị của Việt Nam; giúp cho quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam - EU vươn lên tầm cao mới, xuất khẩu nông sản Việt Nam vào thị trường EU tăng trưởng đáng kể cả về chất và lượng, cơ cấu sản xuất ngành hàng [1] Các chuyên gia kinh tế cũng chỉ ra lợi ích mà EVFTA mang lại trong thời gian tới là, tạo cơ hội cho nông sản Việt giảm phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc và Đông Nam Á, thúc đẩy tạo các mối quan hệ mới và thiết lập mạng lưới mới, tham gia chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu, đặc biệt là cơ hội hợp tác về vốn, chuyển giao công nghệ chế biến nông sản và phương thức quản lý hiện đại, hiệu quả hơn… Cam kết từ Hiệp định EVFTA nêu rõ, EU dành cho Việt Nam hạn ngạch 80.000 tấn gạo mỗi năm gồm: 30.000 tấn gạo xay xát, 20.000 tấn gạo chưa xay xát và 30.000 tấn gạo thơm Đặc biệt, EU sẽ tự do hóa hoàn toàn đối với gạo tấm, cam kết này giúp Việt Nam có thể xuất khẩu ước khoảng 100.000 tấn vào EU hàng năm Đối với sản phẩm từ gạo, EU sẽ đưa thuế suất về 0% sau 3 - 5 năm Điều này đã mở ra cơ hội để gạo Việt Nam có thể cạnh tranh với các nước khác và có nhiều khởi sắc khi xuất khẩu vào EU.
Trước những thực trạng trên, nhóm chúng tôi đã quyết định tìm hiểu đề tài:
“Các yếu tố tác động đến hoạt động xuất khẩu gạo trong bối cảnh hội nhập ở Việt Nam kể từ khi hiệp định EVFTA có hiệu lực” từ đó bổ sung phát triển nghiên cứu,đưa ra đề xuất nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của Việt Nam với các nước khác cũng như tăng giá trị xuất khẩu gạo Việt Nam góp phần nâng tầm thương hiệu sản phẩm gạo Việt trên toàn thế giới.
Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung o Xác định các yếu tố tác động đến giá trị xuất khẩu gạo và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố ấy trong bối cảnh hội nhập ở Việt Nam kể từ khi hiệp định EVFTA có hiệu lực từ ngày 01/08/2020.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể o Xác định các yếu tố tác động đến giá trị gạo xuất khẩu đó là những yếu tố nào? o Phân tích và đo lường sự tác động của các yếu tố đó đến giá trị gạo xuất khẩu của Việt Nam. o Kiểm định sự tác động của các yếu tố trong bối cảnh hội nhập và sự ảnh hưởng của yếu tố đó trước và sau khi hiệp định EVFTA có hiệu lực. o Đưa ra những đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu, tăng giá trị gạo xuất khẩu Việt Nam, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế, đi kèm là sự đảm bảo về uy tín chất lượng của thương hiệu gạo Việt Nam.
Câu hỏi nghiên cứu
1.3.1 Câu hỏi tổng quát o Có những yếu tố nào và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đó tác động như thế nào đến giá trị gạo xuất khẩu trong bối cảnh hội nhập ở Việt Nam kể từ khi hiệp định EVFTA có hiệu lực.
1.3.2 Câu hỏi cụ thể o Yếu tố “Năng suất lúa” có phải là yếu tố tác động đến giá trị xuất khẩu gạo trong bối cảnh trên hay không? Nếu có thì mức độ ảnh hưởng của yếu tố này như thế nào? o Yếu tố “Tổng diện tích gieo trồng lúa cả năm” có phải là yếu tố tác động đến giá trị xuất khẩu gạo trong bối cảnh trên hay không? Nếu có thì mức độ ảnh hưởng của yếu tố này như thế nào? o Yếu tố “Giá trị gạo xuất khẩu” có phải là yếu tố tác động đến giá trị xuất khẩu gạo trong bối cảnh trên hay không? Nếu có thì mức độ ảnh hưởng của yếu tố này như thế nào? o Yếu tố “Thu nhập bình quân đầu người” có phải là yếu tố tác động đến giá trị xuất khẩu gạo trong bối cảnh trên hay không? Nếu có thì mức độ ảnh hưởng của yếu tố này như thế nào? o Yếu tố “Chỉ số giá lương thực toàn cầu” có phải là yếu tố tác động đến giá trị xuất khẩu gạo trong bối cảnh trên hay không? Nếu có thì mức độ ảnh hưởng của yếu tố này như thế nào? o Yếu tố “Hiệu lực EVFTA” có phải là yếu tố tác động đến giá trị xuất khẩu gạo trong bối cảnh trên hay không? Nếu có thì mức độ ảnh hưởng của yếu tố này như thế nào?
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
o Đối tượng nghiên cứu: yếu tố tác động đến giá trị xuất khẩu gạo trong bối cảnh hội nhập ở Việt Nam kể từ khi hiệp định EVFTA có hiệu lực. o Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi không gian: đề tài tập trung nghiên cứu hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam khi hiệp định EVFTA có hiệu lực.
Phạm vi thời gian: từ ngày 28/10/2023 đến ngày 28/02/2024.
Ý nghĩa nghiên cứu
o Bài nghiên cứu nhằm tìm ra những yếu tố ảnh hưởng đến giá trị xuất khẩu gạo của Việt Nam trong bối cảnh trên. o Đánh giá về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đó, từ đó đưa ra những giải pháp phù hợp cho các cơ quan tổ chức Nhà nước và các doanh nghiệp có những định hướng phát triển và triển khai, tận dụng tối đa nguồn lợi thế xuất khẩu gạo của nước ta khi áp dụng hiệp định EVFTA. o Đánh giá cơ hội và thách thức của hiệp định EVFTA tới giá trị xuất khẩu gạo Việt Nam để có những giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạo và nâng cao giá trị gạo xuất khẩu có thể đáp ứng được thị trường, những khách hàng khó tính.
Phương pháp nghiên cứu
1.6.1 Phương pháp thu thập số liệu
Nhóm nghiên cứu đã thực hiện thu thập số liệu từ nguồn Tổng cục Thống kê thông qua niên giám thống kê Việt Nam trong 8 năm, từ năm 2015 – 2022.
1.6.2 Phương pháp xử lý số liệu
Dữ liệu là nguồn dữ liệu thứ cấp được trích dẫn từ niên giám thống kê Việt Nam qua các năm sẽ được tổng hợp, sau đó được cập nhật vào phần mềm Excel để làm sạch và sử dụng phần mềm Eviews để thống kê mô tả các biến và đưa ra kết quả mô hình.
1.6.3 Phương pháp xử lý số liệu
Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng phương pháp xử lý số liệu, phương pháp phân tích hồi quy đa biến và sử dụng phần mềm Eviews.
Kết cấu báo cáo nghiên cứu
Nghiên cứu được kết cấu theo 5 chương chính như sau:
Chương 2: Tổng quan nghiên cứu.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu.
Chương 4: Kết quả và thảo luận.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị.
Trong chương đầu tiên của bài nghiên cứu, nhóm tác giả đã đặt vấn đề, nêu lý do thực hiện đề tài nghiên cứu của mình cũng như cho thấy rằng đề tài nghiên cứu là cấp thiết trong thực tế hiện nay Ngoài ra, nhóm tác giả đã nêu cụ thể mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, ý nghĩa nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu từ đó giúp chúng ta có cái nhìn tổng quan về nội dung, quá trình hình thành của đề tài, tạo cơ sở cho quá trình nghiên cứu và trình bày các chương tiếp theo tới độc giả.
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
Các khái niệm cơ bản
Theo Luật sư Tô Thị Phương Dung (2022) [1]:
“ Xuất khẩu là hoạt động kinh doanh buôn bán trên phạm vi quốc tế, là quá trình trao đổi hàng hóa giữa các quốc gia dựa trên nguyên tắc trao đổi ngang giá lấy tiền tệ làm môi giới Đây không phải là việc thực hiện mua bán riêng lẻ mà là một hệ thống các quan hệ mua bán trong một nền kinh tế có cả tổ chức bên trong và bên ngoài.
Xuất khẩu của doanh nghiệp là hoạt động bán hàng hóa và dịch vụ từ trong nước phục vụ nhu cầu của các nước ở bên ngoài lãnh thổ nước ta hoặc vùng lãnh thổ đặc biệt nhằm mục đích đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp Hay nói theo cách khác xuất khẩu là việc bán hàng hóa từ các tổ chức kinh tế, công ty trong nước cho các tổ chức, cá nhân nước ngoài.”
Căn cứ theo khoản 1 Điều 28 Luật Thương Mại số 36/2005/QH11 quy định
"Xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật."
Dù được hiểu theo cách nào thì xuất khẩu cũng là một hình thức bán hàng cho nước ngoài để thu về lợi nhuận cho doanh nghiệp và quốc gia
Các hình thức xuất khẩu
Là hình thức xuất khẩu, trong đó người mua và người bán quan hệ trực tiếp với nhau (bằng cách gặp mặt, qua thư từ, điện tín) để bàn bạc thỏa thuận về hàng hóa, giá cả và các điều kiện giao dịch khác.
Hình thức này có ưu điểm là doanh nghiệp có quyền tìm kiếm bạn hàng, định đoạt giá cả, lựa chọn phương thức thanh toán trong khuôn khổ chính sách quản lý xuất khẩu của Nhà nước Do đó, tham gia vào hình thức này thường là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu có uy tín và có đội ngũ nhân viên có chuyên môn cao Tuy nhiên hình thức này sẽ không phù hợp với các doanh nghiệp mới, bởi vốn sản xuất và sự am hiểu về thị trường quốc tế của họ đều còn rất hạn chế, sản phẩm của họ cũng chưa được biết đến nhiều, đòi hỏi người bán cần có sự nhanh nhạy về thông tin (thị trường, giá cả,hàng rào phi thuế quan )
Là hình thức mua bán trên phạm vi quốc tế được thực hiện nhờ sự giúp đỡ của nhân tố trung gian thứ ba và nhân tố này sẽ được hưởng một khoản tiền nhất định từ hoạt động mua bán trên Nhân tố trung gian phổ biến trong các giao dịch quốc tế là đại lý và môi giới.
Hình thức này sẽ giúp cho các doanh nghiệp có thể tập trung vào sản xuất mà không cần phải quan tâm đến các vấn đề về kĩ thuật và pháp lí về xuất khẩu, hưởng lợi được từ kiến thức chuyên môn của người trung gian Tuy nhiên, Doanh nghiệp sẽ bị hạn chế về quyền kiểm soát giá cả và thương hiệu sản phẩm trên toàn thế giới Nếu lựa chọn sai đơn vị trung gian sẽ làm ảnh hưởng đến thương hiệu, sản phẩm và doanh thu Làm cản trở việc xuất khẩu của doanh nghiệp. Đây là hình thức được sử dụng khá phổ hiện nay tại các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ sử dụng vì các nhân tố trung gian thường hiểu biết rõ hơn về thị trường, hưởng lợi được từ kiến thức chuyên môn của người trung gian
Hình thức tái xuất khẩu
Là hình thức thực hiện xuất khẩu trở lại sang các nước mua khác những hàng hóa đã mua mà chưa qua chế biến ở nước tái xuất Mục đích của thực hiện giao dịch tái xuất khẩu là mua hàng hóa ở nước này rồi bán với giá cao hơn ở nước khác và thu về số tiền lớn hơn số vốn đã bỏ ra ban đầu.
Hoạt động tái xuất khẩu có thể chia làm hai hình thức: tạm nhập -tái xuất và chuyển khẩu, trong đó:
Tạm nhập tái xuất - Đây là một hình thức tái xuất khẩu phổ biến tại Việt Nam, được hiểu là việc các thương nhân Việt Nam mua hàng của một quốc gia rồi đem bán cho quốc gia khác, có làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam rồi làm thủ tục xuất khẩu chính hàng hóa đó ra khỏi Việt Nam.
Chuyển khẩu - là việc thương nhân Việt Nam mua hàng hóa của một nước để bán cho một nước khác mà không làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và cũng không làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt nam Hàng hóa đi thẳng từ nước xuất khẩu sang bên nước nhập khẩu dưới sự điều hành của nước tái xuất khẩu Có 3 hình thức để thực hiện phương thức chuyển khẩu bao gồm:
- Hàng hóa vận chuyển luôn từ nước xuất khẩu sang nước nhập khẩu theo đường thẳng tức không qua cửa khẩu Việt nam
- Hàng hóa được vận chuyển từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu qua cửa khẩu Việt Nam nhưng không làm thủ tục nhập khẩu hay xuất khẩu hàng hóa
- Hàng hóa được vận chuyển từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu có qua cửa khẩu Việt Nam nhưng không làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và không làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam.
Mỗi hình thức trên đều có những ưu nhược điểm riêng, tùy theo mục tiêu và quy mô năng lực sản xuất của từng doanh nghiệp mà lựa chọn hình thức phù hợp để mang lại hiệu quả cao nhất.
Vai trò của xuất khẩu
Xuất khẩu có vai trò rất to lớn đối với kinh tế của một quốc gia, mang lại doanh thu lớn và nguồn ngoại tệ dồi dào qua đó gia tăng mối quan hệ giữa các quốc gia với nhau Trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng gia tăng, xuất khẩu không chỉ là một phương tiện để mở rộng thị trường, mà còn là cầu nối giữa các quốc gia, tạo ra môi trường kinh doanh toàn cầu
Các lý thuyết liên quan
2.2.1 Lý thuyết nền tảng trong thương mại quốc tế
Lý thuyết về lợi thế tuyệt đối của Adam Smith [7]
Theo Smith, các nước nên chuyên môn hóa vào sản xuất những sản phẩm mà nước đó có lợi thế so sánh và sau đó trao đổi những hàng hóa đó lấy những hàng hóa sản xuất bởi những nước khác Lập luận cơ bản của Adam Smith là một quốc gia không bao giờ nên tự sản xuất những hàng hóa mà thực tế có thể mua được từ các nước khác với chi phí thấp hơn Và bằng cách chuyên môn hóa sản xuất những hàng hóa mà một nước có lợi thế tuyệt đối, cả hai nước sẽ thu được lợi ích khi tham gia vào thương mại quốc tế
Lý thuyết về Lợi thế so sánh của David Ricardo [8]
Thương mại quốc tế vẫn có thể diễn ra giữa hai quốc gia mà lợi thế tuyệt đối dồn hết về một phía Một nước có hiệu quả sản xuất thấp hơn (chi phí cao hơn) trong sản xuất hầu hết các loại sản phẩm thì vẫn có thể tham gia vào phân công lao động quốc tế và trao đổi ngoại thương, thông qua chuyên môn hóa sản xuất và xuất khẩu những sản phẩm có lợi thế so sánh.
Một quốc gia có lợi thế so sánh khi quốc gia đó có khả năng sản xuất một hàng hóa với mức chi phí cơ hội thấp hơn so với các quốc gia khác; Chi phí cơ hội của việc sản xuất ra một hàng hóa là số lượng hàng hóa khác phải hi sinh khi chúng ta sử dụng nguồn lực để sản xuất thêm một đơn vị hàng hóa đó Lợi thế so sánh xác định thông qua tính toán chi phí cơ hội để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm trên cơ sở so sánh chi phí sản xuất các loại sản phẩm khác nhau.
Bằng cách sử dụng khái niệm mức độ sẵn có các yếu tố sản xuất, hai tác giả muốn đề cập đến mức độ có sẵn các nguồn lực như đất đai, lao động và vốn của một nước Sự sẵn có các yếu tố khác nhau đó giải thích sự khác biệt về giá cả các yếu tố; cụ thể, độ dồi dào của yếu tố càng lớn thì giá cả của yếu tố đó càng rẻ.
Học thuyết H - o cho rằng: “Trong một nền kinh tế mở, mỗi nước sẽ có lợi nhất nếu hướng đến việc chuyên môn hóa sản xuất và xuất khẩu các hàng hóa mà việc sản xuất chúng sử dụng nhiều yếu tố có lợi (sẵn có hơn và giá rẻ hon), nhập khẩu những hàng hóa mà việc sản xuất chúng cần nhiều yếu tố có giá đắt hon và tương đối khan hiếm hon” Như vậy, nước nào có thuận lợi về vốn nên chuyên môn hóa sản xuất những mặt hàng có hàm lượng vốn cao; nước nào có lao động rẻ nên chuyên môn hóa các mặt hàng có hàm lượng lao động cao; nước nào có đất đai, tài nguyên phong phú nên chuyên môn hóa các mặt hàng sử dụng nhiều tài nguyên. Để đánh giá lợi thế so sánh đối với một sản phẩm, người ta phải dựa vào hai tiêu chí Thứ nhất, liên quan đến việc đánh giá hàm lượng các yếu tố sản xuất được coi là rẻ ở nước đó Thứ hai, là hệ số hiển thị lợi thế so sánh (Coefficient of Revealed Comparative Advantage - RCA)
2.2.2 Lý thuyết hồi quy tuyến tính-OLS
Hồi quy tuyến tính là phép hồi quy xem xét mối quan hệ tuyến tính – dạng quan hệ đường thẳng giữa biến độc lập với biến phụ thuộc Khi biểu diễn bằng đồ thị scatter trên mặt phẳng Oxy để thể hiện mối quan hệ độc lập – phụ thuộc, các điểm dữ liệu có xu hướng tạo thành một đường thẳng Đường thẳng càng rõ ràng, mô hình hồi quy càng phù hợp, càng tốt; đường thẳng càng không rõ ràng, các điểm dữ liệu phân tán càng rải rác thì mô hình hồi quy tuyến tính càng không phù hợp [10]
Với hồi quy tuyến tính, các hệ số hồi quy tổng thể như β1, β2 … hay hằng số hồi quy β0 là những tham số chúng ta muốn biết nhưng không thể đo lường được Do đó, chúng ta sẽ sử dụng tham số tương ứng từ mẫu để ước lượng và từ đó suy diễn ra tổng thể.
OLS (viết tắt của Ordinary Least Squares) là một phương pháp hồi quy tuyến tính để tìm các hệ số của một phương trình tuyến tính, được sử dụng để xác định mối quan hệ giữa một biến phụ thuộc và một hoặc nhiều biến độc lập [11]
Phương trình tuyến tính OLS có thể được viết dưới dạng: y = β0 + β1×1 + β2×2 + … + βn x n + ε
Trong đó: y là giá trị của biến phụ thuộc. x1, x2, …, xn là giá trị của các biến độc lập. β0, β1, β2, …, βn là các hệ số hồi quy (thường được gọi là “slope”). ε là sai số ngẫu nhiên.
OLS là một phương pháp phổ biến trong các phân tích thống kê và được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, từ kinh tế học đến khoa học xã hội, y học và nhiều lĩnh vực khác.
Các công trình nghiên cứu trước đó
2.3.1 Các công trình nghiên cứu trong nước
Nghiên cứu: CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU MẶT HÀNG GẠO VIỆT NAM (TS PHAN THANH TÙNG,2022)
Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng phương pháp xử lý số liệu (sử dụng niên giám thống kê của Bộ Tài chính để tìm giá trị các biến từ năm 2007 - 2021), phương pháp phân tích hồi quy đa biến và sử dụng phần mềm Eviews Từ đó đưa ra một số biện pháp và chính sách đó sẽ góp phần thúc đẩy phát triển thị trường lúa gạo Việt Nam, cũng như làm tăng giá trị xuất khẩu mặt hàng gạo của Việt Nam Sau khi có một số điều chỉnh, mô hình lý thuyết phù hợp và có 6 giả thuyết được chấp nhận Tác giả đã tìm ra được có 4 yếu tố tác động đến giá trị xuất khẩu gạo là: Năng suất lúa; Diện tích gieo trồng tác động thuận chiều đến giá trị xuất khẩu gạo của Việt Nam; sản lượng trong nước và Thu nhập bình quân đầu người có tác động nghịch chiều đến giá trị xuất khẩu gạo của Việt Nam; còn yếu tố “chỉ số giá tiêu dùng” không có ảnh hưởng đến giá trị xuất khẩu gạo Nhưng bài viết chưa đề cập đến các cơ hội và thách thức mà hiệp định EVFTA mang lại cho xuất khẩu gạo Việt Nam mà chỉ dừng lại việc đánh giá chung để tăng giá trị xuất khẩu gạo Tuy nhiên, trong nghiên cứu đã có những số liệu, mô hình lý thuyết phù hợp và một số những biện pháp cụ thể nâng cao giá trị xuất khẩu gạo Việt Nam.
Hình 2.1 Mô hình các nhân tố tác động đến giá trị xuất khẩu mặt hàng gạo
Việt Nam (Nguồn: TS Phan Thanh Tùng (2022) [2])
Nghiên cứu: “ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG BIẾN ĐỘNG TĂNG SẢN LƯỢNG GẠO XUẤT KHẨU – TRƯỜNG HỢP CÁC DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU GẠO VIỆT NAM” (Nguyễn Trần Cẩm Linh, Phan Thị Yên;2016)
Nghiên cứu này tác giả đã sử dụng phương pháp định lượng hồi quy Binary Logistic để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sản lượng gạo xuất khẩu Dựa trên cơ sở khảo sát 110 doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực xuất khẩu gạo đã thể hiện có
3 yếu tố có ý nghĩa thống kê ảnh hưởng đến sản lượng gạo xuất khẩu Ba yếu tố đó là Xây dựng mối quan hệ với khách hàng, Giá xuất khẩu và Chính sách vĩ mô Trong đó, yếu tố Xây dựng mối quan hệ với khách hàng tác động mạnh nhất, 2 yếu tố còn lại tác động nghịch chiều Tuy nhiên, nghiên cứu của tác giả cũng chỉ đánh giá các yếu tố làm biến động sản lượng gạo mà chưa đề cập đến giá trị xuất khẩu gạo Việt Nam bởi lẽ sản lượng gạo xuất khẩu Việt Nam lớn nhưng về mặt giá trị xuất khẩu thì vẫn còn là một thách thức với các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay Bên cạnh đó, sự tác động của hiệp định EVFTA cũng là một nhân tố quan trọng đối với khả năng xuất khẩu gạo Việt Nam.
Hình 2.2 Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng biến động tăng sản lượng gạo xuất khẩu - Trường hợp các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam
(Nguồn: Nguyễn Trần Cẩm Linh, Phan Thị Yên(2016) [3])
Nghiên cứu:ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC KINH
TẾ TOÀN DIỆN KHU VỰC (RCEP) TỚI GIÁ TRỊ THƯƠNG MẠI CỦA VIỆT NAM VỚI CÁC NƯỚC ĐỐI TÁC THUỘC RCEP (Vũ Thị Yến,2023) Để đánh giá tác động của hiệp định RCEP tới kim ngạch XNK của Việt Nam với thị trường RCEP, tác giả đã đưa dữ liệu thu thập được vào mô hình phân tích định lượng trên phần mềm Stata, thực hiện hồi quy theo hai phương pháp là: tác động cố định (Fixed effect -FE) và tác động ngẫu nhiên (Random effect-RE) Từ kết quả phân tích mô hình nghiên cứu đánh giá tác động của hiệp định RCEP tới kim ngạch XNK của Việt Nam sang thị trường RCEP, có thể thấy rằng việc Việt Nam tham gia vào hiệp định RCEP đã đem lại hiệu quả cao trong việc thúc đẩy tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu Việt Nam vào các thị trường tiêu thụ lớn và tiềm năng thuộc RCEP Mô hình nghiên cứu cũng chỉ ra các yếu tố khác cũng có tác động thúc đẩy tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu Việt Nam sang các thị trường RCEP, bao gồm các biến số: quy mô dân số các nước RCEP, giá trị tổng sản phẩm quốc nội của Việt Nam Các yếu tố có tác động ngược chiều làm giảm giá trị xuất khẩu Việt Nam bao gồm: giá trị tổng sản phẩm quốc nội của các nước RCEP (GDPjt) và kim ngạch nhập khẩu hàng hóa củaViệt Nam từ các nước RCEP (IMjt) Biến số tỷ giá hối đoái, khoảng cách địa lý,đường biên giới chung và đại dịch Covid19 không giải thích cho sự tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trong nghiên cứu này Có thể thấy rằng nghiên cứu đã đánh giá tác động của hiệp định RCEP tới kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam nhưng chỉ đánh giá chung mà chưa chỉ rõ tới xuất khẩu gạo, vì vậy cũng sẽ có nhiều nhân tố riêng khác chỉ tác động và ảnh hưởng tới việc xuất khẩu gạo Việt Nam cũng như hiệp định EVFTA được nhìn nhận dưới góc độ khác so với hiệp định RCEP, tuy nhiên cũng sẽ có những yếu tố chung có tác động đến giá trị xuất khẩu gạo Việt Nam.
Hình 2.3 Mô hình các yếu tố tác động thúc đẩy tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu Việt Nam sang các thị trường RCEP
Nghiên cứu: PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN XUẤT KHẨU HÀNG HÓA CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU BẰNG MÔ HÌNH TRỌNG LỰC (Vũ Bạch Diệp, Nguyễn Thị Phương Thảo, Ngô Hoài Thu;2018)
Tác giả đã kiểm định và ước lượng mô hình trọng lực mở rộng để phân tích các yếu tố tác động đến xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường EU bằng phần mềm Stata 11 với Tổng số biến của mô hình là 8 biến (biến phụ thuộc và 7 biến độc lập); tổng số quan sát là 338 (số quan sát = 26 nước thành viên EU x 13 năm = 338).Qua đó thấy được GDP, dân số, chất lượng thể chế và việc gia nhập WTO có tác động cùng chiều tới KNXK Trong khi đó, các yếu tố: Khoảng cách địa lý, khoảng cách công nghệ ảnh hưởng ngược chiều tới KNXK Tác động của yếu tố “lịch sử” là ngược chiều nhưng không có ý nghĩa thống kê Trong đó, yếu tố chất lượng thể chế có ý nghĩa lớn giúp cho Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam – EU (EVFTA) mang lại lợi ích như kỳ vọng bởi thể chế vốn là điểm yếu phổ biến của những nền kinh tế đang chuyển đổi như Việt Nam Tuy nhiên, bài nghiên cứu xác định các yếu tố tác động và mức độ tác động của các yếu tố này đến XKHH của Việt Nam nói chung sang thị trường EU mà chưa đề cập đến kim ngạch xuất khẩu gạo nói riêng.
Hình 2.4 Mô hình các yếu tố tác động đến xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường EU bằng mô hình trọng lực
( Nguồn: Vũ Bạch Diệp, Nguyễn Thị Phương Thảo, Ngô Hoài Thu;2018 [5])
Nghiên cứu: XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2012-2020: KẾT HỢP PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHÁM PHÁ TRONG MÔ HÌNH HỒI QUY CHO DỮ LIỆU BẢNG (Nhóm tác giả Võ Thị Lệ Uyển,2020)
Nhóm nghiên cứu dựa trên dạng thức mô hình lực hấp dẫn để kiểm định có mở rộng thêm yếu tố đại diện cho các nhóm cung (dân số Việt Nam) và nhóm cầu (dân số thị trường nhập khẩu) So với mô hình trọng lực cơ bản, nhóm chọn các yếu tố như tỷ giá hối đoái, CPI, hiệp định VN – EAEU, chung biên giới để thay thế cho khoảng cách địa lý thuần túy Các biến quan sát được thể hiện dưới dạng logarit tự nhiên với mục đích làm mượt dữ liệu và giảm thiểu hiện tượng phương sai thay đổi Mô hình đề xuất như sau:
Kết quả nghiên cứu cho thấy mô hình là phù hợp và giải thích được hơn 90% biến động giá trị xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2012-2020 Khác với kỳ vọng ban đầu cho rằng biến tỷ giá hối đoái (EXCHANGE) có tác động dương lên xuất khẩu, kết quả nghiên cứu lại cho thấy biến này nằm trong nhóm nhân tố rào cản đối với xuất khẩu của Việt Nam trong giai đoạn 2012-2020.
Hình 2.5 Mô hình các nhân tố tác động đến xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2012-2020: Kết hợp phương pháp phân tích nhân tố khám phá trong mô hình hồi quy cho dữ liệu bảng
(Nguồn: Võ Thị Lệ Uyển * , Vũ Đức Ngọc Thiện, Phương Thị Ngọc Minh, Nguyễn Thị Phương Nga, Hồ Nguyễn Biển Ngọc, Thái Thị Hồng Ngọc;2020 [6])
Nghiên cứu: Unleashing Vietnam’s Rice and Coffee Exports: Decoding The Power of Non-Tariff Measures in the CPTPP Market (Nguyen ThiVu Ha*, Bui Thi Phuong Anh, Nguyen Huong Giang, Le Phuong Linh, Pham Mai Nhi, Nguyen Thi Anh Tho;2023) Để tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu gạo và cà phê của Việt Nam sang thị trường CPTPP tác giả đã sử dụng mô hình trọng lực Nghiên cứu cho thấy các yếu tố kinh tế chẳng hạn như GDP, có tác động đáng kể đến giá trị xuất nhập khẩu.Ngoài ra, các rào cản thương mại, đặc biệt là thuế nhập khẩu, có tác động tiêu cực đến xuất khẩu Việc giảm thuế mang lại lợi thế về chi phí và kích thích tăng trưởng xuất khẩu Khoảng cách địa lý cũng là một yếu tố quan trọng, với khoảng cách giữa ViệtNam và các nước CPTPP dài hơn dẫn đến chi phí vận chuyển cao hơn và giảm giá trị xuất khẩu Cuối cùng, bài nghiên cứu cho thấy đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng tiêu cực đến xuất khẩu của Việt Nam sang các nước CPTPP, dẫn đến xuất khẩu bị thu hẹp trong thời kỳ đại dịch.
Hình 2.6 Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu gạo và cà phê của
Việt Nam sang thị trường CPTPP
(Nguồn: Nguyen ThiVu Ha*, Bui Thi Phuong Anh, Nguyen Huong Giang, Le
Phuong Linh, Pham Mai Nhi, Nguyen Thi Anh Tho;2023 [7])
2.3.2 Các công trình nghiên cứu nước ngoài
Nghiên cứu: COMPETITIVENESS OF PAKISTANI RICE IN
INTERNATIONAL MARKET AND EXPORT POTENTIAL WITH GLOBAL WORLD: A PANEL GRAVITY APPROACH (Muhammad Saqib Irshad, Qi Xin, Hamza Arshad; 2018)
Tác giả sử dụng phương pháp tiếp cận trọng lực bằng cách sử dụng kỹ thuậtPPML cho 144 quốc gia nhập khẩu gạo Pakistan trong giai đoạn 2003-2016 nhằm tính toán khả năng cạnh tranh của gạo của Pakistan trên thị trường thế giới và tiềm năng xuất khẩu gạo của Pakistan qua đó giúp đưa ra các chính sách để tăng cường khả năng cạnh tranh trong ngành gạo của Pakistan Để đạt được mục tiêu này bài nghiên cứu đã điều tra tác động của GDP của Pakistan và các đối tác thương mại, sự khác biệt GDP bình quân đầu người, khoảng cách, tỷ giá hối đoái song phương, sự liên kết, WTO và các hiệp định thương mại về xuất khẩu gạo từ Pakistan Kết quả cho thấy các biến trên đều có sự tác động đến xuất khẩu gạo ngoại trừ biến hiệp định thương mại về xuất khẩu gạo của Pakistan với các nước có hiệp định thương mại với Pakistan.
Hình 2.7 Mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của gạo
Pakistan trên thị trường quốc tế và xuất khẩu toàn cầu
( Nguồn: Muhammad Saqib Irshad, Qi Xin, Hamza Arshad; 2018 [8])
Nghiên cứu: EXPORT OF RICE FROM INDIA: PERFORMANCE AND DETERMINANTS (Anup Adhikari, M.K Sekhon* and Manjeet Kaur; 2016)
Nghiên cứu đã xem xét hiệu quả tăng trưởng và xác định các yếu tố quyết định xuất khẩu gạo từ Ấn Độ Bằng việc sử dụng mô hình hồi quy ước tính đã chỉ ra rằng giá xuất khẩu, giá quốc tế, sản xuất tụt hậu, tiêu dùng trong nước và tỷ giá hối đoái là những yếu tố chính quyết định xuất khẩu gạo của Ấn Độ Trong đó giá gạo quốc tế, tỷ giá hối đoái, tiêu dùng trong nước, sản xuất tụt hậu có ảnh hưởng tích cực đến việc xuất khẩu gạo Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng xuất khẩu gạo từ Ấn Độ rất nhạy cảm về giá Vì vậy để có thể trụ vững trên thị trường quốc tế, giá xuất khẩu của Ấn Độ cần cạnh tranh bên cạnh việc đáp ứng chất lượng và các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm.
Hình 2.8 Mô hình các yếu tố quyết định xuất khẩu gạo từ Ấn Độ: Hiệu suất và các yếu tố quyết định
( Nguồn: Anup Adhikari, M.K Sekhon* and Manjeet Kaur; 2016 [9])
Nghiên cứu: An Analysis of Factors Influencing Rice Export in Vietnam Based on Gravity Model (Thi Hong Hanh Bui, Qiting Chen,2017) [10] Nghiên cứu này đã sử dụng mô hình trọng lực với thời gian nghiên cứu từ năm
Khoảng trống nghiên cứu
Bảng 2.1 Bảng tổng hợp các kết quả nghiên cứu
(Nguồn: Sinh viên tự tổng hợp)
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA CÁC TÁC GIẢ
Nguyễn Trần Cẩm Linh, Phan Thị Yên (2016)
Vũ Bạch Diệp, Nguyễn Thị Phương Thảo, Ngô Hoài Thu (2018)
Nguyen ThiVu Ha*, Bui Thi Phuong Anh, Nguyen Huong Giang, Le Phuong Linh, Pham Mai Nhi, Nguyen Thi Anh Tho (2023)
Anup Adhikari,M.K. Sekhon* and Manjeet Kaur – 2016 suất lúa Năng x x
Chỉ số giá tiêu dùng CPI x x
Diện tích trồng gieo x lượng Sản trong nước x nhập Thu quân bình người đầu x x xuất Giá khẩu x x
Năng gạo cạnh lực tranh x
GDP x x x x x mô dân Quy số POP x x x
Khoảng địa lý cách x x x x Đường biên giới chung x x
Thuế nhập khẩu x x dịch Đại
WTO nhập x x lượng Chất thể chế x
Giá trị khẩu từ xuất
Nam Việt x xuất tụt Sản hậu x
So sánh mô hình đề xuất với các nghiên cứu trước đó:
Dựa trên những nghiên cứu mà nhóm nghiên cứu đã thu thập và tổng hợp trên đây, nhóm nghiên cứu nhận thấy rằng có sự tương đồng và có những điểm mà các nghiên cứu kể trên chưa đề cập - đây chính là khoảng trống nghiên cứu giúp cho bài nghiên cứu của nhóm có ý nghĩa thiết thực với thực tế.
Nhìn chung, các nghiên cứu nêu trên đã đề cập, phân tích và tìm ra cơ hội và thách thức gặp phải với xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam nói chung cũng như là xuất khẩu gạo Việt Nam nói riêng từ đó có những đề xuất giải pháp phù hợp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu của Việt Nam Bên cạnh đó, nhóm nghiên cứu cũng thu thập, tìm thêm về những bài nghiên cứu đánh giá sự tác động của hiệp định EVFTA đến giá trị xuất khẩu của Việt Nam và nhóm nhận thấy rằng hiệp định EVFTA có ảnh hưởng quan trọng tuy còn nhiều thách thức nhưng lại mở ra cơ hội lớn cho xuất khẩu hàng hóa trong đó có xuất khẩu gạo Việt Nam.
Hiệp định EVFTA có hiệu lực từ tháng 8 năm 2020, do vậy các nghiên cứu mà nhóm đã thu thập còn chưa có đề cập tới hiệp định này và chưa đánh giá sự tác động trực tiếp và gián tiếp của Hiệp định EVFTA đối với xuất khẩu gạo Việt Nam cũng như các điều khoản và quy định trong Hiệp định liên quan đến ngành gạo và xuất khẩu. Trước và sau khi hiệp định EVFTA có hiệu lực có sự khác biệt và thay đổi lớn về thuế xuất khẩu, tiêu chuẩn về chất lượng và kỹ thuật, chính sách hỗ trợ của chính phủ, sự cạnh tranh và hợp tác Mà các nghiên cứu trước đó chưa thể tổng quát được hết những cơ hội và thách thức của Việt Nam cho giá trị xuất khẩu gạo sang thị trường EU
- là một trong những thị trường cạnh tranh nhất thế giới.
Nhìn nhận từ phương diện trên, nhóm chúng tôi đã quyết định tìm hiểu và phân tích đề tài: “Các yếu tố tác động đến giá trị xuất khẩu gạo trong bối cảnh hội nhập ở Việt Nam kể từ khi hiệp định EVFTA có hiệu lực” với 5 giả thuyết chính là:Tổng diện tích gieo trồng lúa, Năng suất lúa, Thu nhập bình quân đầu người, chỉ số giá lương thực toàn cầu và hiệu lực EVFTA.
Giả thuyết nghiên cứu
Qua việc tham khảo các tài liệu, nhóm quyết định nghiên cứu vấn đề “ Những yếu tố tác động đến hoạt động xuất khẩu gạo trong bối cảnh hội nhập ở Việt Nam kể từ khi hiệp định EVFTA có hiệu lực” dựa trên các giả thuyết và mô hình sau:
Tổng diện tích gieo trồng lúa cả năm
Diện tích đất trồng lúa là diện tích đất đai dùng để phục vụ cho hoạt động sản xuất lúa gạo của một quốc gia, diện tích đất trồng lúa có vai trò quan trọng đối với hoạt động sản xuất nông nghiệp của một quốc gia nói chung và quốc gia nhập khẩu nói riêng Do vậy, diện tích đất nông nghiệp lớn hay nhỏ không chỉ quyết định đến quy mô sản xuất trong nước mà còn ảnh hưởng tới chiến lược xuất nhập khẩu nông sản tại quốc gia đó Về mặt tổng quát, khi xét với nước xuất khẩu thì diện tích đất nông nghiệp sẽ có tác động cùng chiều với kim ngạch xuất khẩu nông sản vì quy mô sản xuất được mở rộng, sản lượng hàng hóa nhiều làm cho lượng cung hàng xuất khẩu tăng lên và nhu cầu nhập nông sản giảm Từ nghiên cứu của Nông Hữu Tùng, Trần Thị Lý, Đặng Thị Hiền (2020) [11]; Phan Thanh Tùng (2022) [2] đã chỉ ra mối liên hệ cùng chiều giữa tổng diện tích gieo trồng lúa với giá trị xuất khẩu Từ những lập luận trên ta có giả thuyết H1:
H1: Tổng diện tích gieo trồng lúa cả năm có tác động cùng chiều đến giá trị xuất khẩu gạo ở Việt Nam khi hiệp định EVFTA có hiệu lực
Năng suất lúa là số lượng lúa thu hoạch được trên một đơn vị diện tích đất canh tác Năng suất bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như máy móc, thiết bị, khoa học kỹ thuật hiện đại áp dụng vào sản xuất, đã mang lại nhiều thay đổi tích cực đến xuất khẩu gạo của Việt Nam Từ phương thức sản xuất truyền thống, người dân đã mạnh dạn chuyển đổi sang hướng tập trung, quy mô lớn; đưa các giống lúa mới có giá trị kinh tế cao vào sản xuất, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế, giảm hao hụt, tăng năng suất trên từng đơn vị diện tích canh tác Có thể nói, ứng dụng khoa học công nghệ đã nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường xuất khẩu gạo Khi năng suất lúa tăng, tức là sản lượng gạo tăng lên, giá thành sản phẩm có thể giảm Điều này có thể làm cho gạo của một quốc gia trở nên cạnh tranh hơn trên thị trường quốc tế, tăng năng suất có thể giúp đáp ứng được nhu cầu thị trường đang tăng mạnh, đặc biệt là trong các nền kinh tế phát triển nhanh như Trung Quốc, Ấn Độ Các nghiên cứu của Nông Hữu Tùng, Trần Thị Lý, Đặng Thị Hiền (2020) [11]; Phan Thanh Tùng (2022) [2] chỉ ra mối liên hệ giữa năng suất lúa với giá trị xuất khẩu gạo Từ đó, ta có giả thuyết H2:
H2: Năng suất lúa có tác động cùng chiều đến giá trị xuất khẩu gạo ở Việt Nam khi hiệp định EVFTA có hiệu lực.
Thu nhập bình quân đầu người ( GDP )
Thu nhập bình quân đầu người là chỉ tiêu kinh tế - xã hội quan trọng phản ánh
“mức thu nhập và cơ cấu thu nhập của các tầng lớp dân cư” để đánh giá mức sống,phân hóa giàu nghèo, tính tỷ lệ nghèo làm cơ sở cho hoạch định chính sách nhằm nâng cao mức sống của nhân dân, xóa đói giảm nghèo GDP phản ánh khả năng thanh toán hàng hóa tiêu thụ (Bui và Chen, 2017) [10] Ở các quốc gia nhập khẩu, tăng trưởngGDP cao tức là thu nhập của người dân tăng và yêu cầu về hàng hóa nhập khẩu để thỏa mãn lượng tiêu thụ lớn cũng sẽ cao hơn do nhu cầu thị trường gia tăng Tuy nhiên các quốc gia nhập khẩu có GDP cao có thể sẽ có năng lực đáp ứng hàng hóa tốt như các loại hàng nhập khẩu để phục vụ nhu cầu lớn trong nước Bởi thế sẽ khó để các sản phẩm xuất khẩu thâm nhập thị trường Bên cạnh đó, nhu cầu còn phụ thuộc vào đó là hàng hóa xa xỉ hay bình dân Nhu cầu cho hàng hóa bình dân sẽ giảm khi thu nhập người dân tăng lên Gạo Việt Nam được đánh giá là chất lượng trung bình thấp và không đa dạng, kết quả là các quốc gia có GDP cao sẽ giảm nhu cầu nhập khẩu gạo của Việt Nam Theo Vietnam Development Report 2016 (World Bank, 2016) [12] , lượng tiêu thụ gạo ở nơi thành thị và nhóm thu nhập cao ở Đông và Đông Nam Á có sự suy giảm đáng chú ý Từ đó, ta có giả thuyết H3:
H3: Thu nhập bình quân đầu người có thể tác động cả hai chiều đến giá trị xuất khẩu gạo ở Việt Nam khi hiệp định EVFTA có hiệu lực.
Hiệp định EVFTA là hiệp định thương mại tự do Liên minh Châu Âu và Việt Nam Đây là một biên bản thoả thuận thương mại giữa Việt Nam với 27 nước thành viên trong EU EVFTA cung cấp một khung pháp lý cho việc giảm hoặc loại bỏ thuế xuất khẩu cho nhiều loại hàng hóa, trong đó có gạo Việc giảm thuế giúp gạo Việt Nam cạnh tranh trên thị trường Châu Âu, thu hút các nhà nhập khẩu và mở rộng thị trường Với hiệp định này, để đáp ứng các tiêu chuẩn của Châu Âu, các nhà sản xuất gạo Việt Nam cần cải thiện chất lượng tổng thể của gạo xuất khẩu, tạo ra lợi thế cả về giá trị và hình ảnh cho ngành xuất khẩu gạo Việt Nam EVFTA tăng cường cho doanh nghiệp gạo Việt Nam tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu thông qua việc giảm giới hạn và rủi ro thương mại Điều này giúp gạo Việt Nam tăng hiệu suất và tính cạnh tranh Từ những lập luận trên, ta có giả thuyết H4:
H4: Hiệu lực EVFTA có tác động cùng chiều đến giá trị xuất khẩu gạo ở Việt Nam khi hiệp định EVFTA có hiệu lực.
Chỉ số giá lương thực toàn cầu
Chỉ số giá lương thực toàn cầu theo dõi giá cả của các mặt hàng lương thực trên toàn cầu bao gồm các sản phẩm như đường, sữa, thịt và ngũ cốc Khi giá lương thực tăng, giá gạo cũng thường tăng do nguyên liệu sản xuất gạo là một phần của thị trường lương thực toàn cầu Ngược lại, giảm giá lương thực thường dẫn đến giảm giá gạo Sự thay đổi trong giá gạo có thể ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận từ hoạt động xuất khẩu gạo của các quốc gia Khi giá gạo tăng, lợi nhuận từ việc xuất khẩu có thể tăng lên,làm cho hoạt động xuất khẩu gạo trở nên hấp dẫn hơn, có thể tận dụng tăng giá để tăng cường giá trị xuất khẩu, doanh thu và ngược lại Hơn nữa, tăng giá lương thực có thể thúc đẩy sự đổi mới và nâng cao năng suất trong ngành nông nghiệp, giúp xuất khẩu gạo trở nên cạnh tranh hơn trên thị trường quốc tế Từ đó, ta có giả thuyết H5:
H5: Chỉ số giá lương thực toàn cầu có tác động cùng chiều đến giá trị xuất khẩu gạo ở Việt Nam khi hiệp định EVFTA có hiệu lực.
Mô hình nghiên cứu
Hình 2.9 Mô hình nghiên cứu các yếu tố tác động đến giá trị xuất khẩu gạo trong bối cảnh hội nhập ở Việt Nam kể từ khi hiệp định EVFTA có hiệu lực
Trong chương 2, chúng tôi đã trình bày các khái niệm cơ bản liên quan đến nghiên cứu, lý thuyết lợi thế tuyệt đối của Adam Smith, Lợi thế so sánh của DavidRicardo và mô hình H-O Đồng thời, chúng tôi cũng tổng kết một số công trình nghiên cứu về “các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu” trên thế giới và ở Việt Nam Cuối cùng,dựa vào kết quả nghiên cứu lý thuyết cùng với các nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu, chúng tôi đưa ra mô hình đề nghị gồm 5 yếu tố: tổng diện tích gieo trồng, năng suất lúa, thu nhập bình quân đầu người, hiệu lực EVFTA, chỉ số giá lương thực toàn cầu có ảnh hưởng đến giá trị xuất khẩu gạo trong bối cảnh hội nhập ở ViệtNam kể từ khi hiệp định EVFTA có hiệu lực Đây là cơ sở để tiến hành nghiên cứu định lượng ở chương tiếp theo.
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Quy trình nghiên cứu
Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích hồi quy tuyến tính để đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến giá trị xuất khẩu lúa gạo của Việt Nam với trình tự thực hiện gồm 5 bước như sau:
Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu định lượng
( Nguồn: Nhóm nghiên cứu xây dựng theo Nguyễn Hữu Thọ (2011) )
Theo Burns & Grove (1987), phương pháp nghiên cứu định lượng là “một quy trình nghiên cứu chính thức, khách quan và có hệ thống trong đó các dữ liệu số được thu thập thông tin về thế giới” và “đó là một phương pháp được sử dụng để mô tả và kiểm định các mối quan hệ, liên hệ nhân quả” Đây là lý do nhóm nghiên cứu lựa chọn nghiên cứu định lượng bởi vì nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị xuất khẩu của gạo không phải là đề tài mới; tuy nhiên, đề tài này trong bối cảnh hiệp định EVFTA có hiệu lực từ tháng 08/2020 thì vẫn là lĩnh vực khá mới mẻ, chưa có nhiều nghiên cứu được công bố Quy trình nghiên cứu của nhóm nghiên cứu được thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Nhóm nghiên cứu đã thực hiện nghiên cứu tại bàn với các thông tin thứ cấp từ các công trình nghiên cứu đã có nghiên cứu về giá trị xuất khẩu gạo Việt Nam, đồng thời tìm ra được “khoảng trống” nghiên cứu trong lĩnh vực này Sau khi xác định
Chọn mẫu, cách xử lý và phân tích số liệu
Mô hình, giả thuyết nghiên cứu
Khe hổng lý thuyết và ý nghĩa thực tiễn
Soi lại lý thuyết, đóng góp mới và khả năng ứng dụng kếtquả
Trao đổi và thảo luận
Kết quả phân tích dữ liệu và diễn giải được “khoảng trống” nghiên cứu, nhóm nghiên cứ bắt đầu tìm hiểu về các mối quan hệ của các khái niệm liên quan đến vấn đề nghiên cứu Từ đó, nhóm nghiên cứu đề xuất mô hình và giả thuyết nghiên cứu các yếu tố tác động đến giá trị xuất khẩu gạo trong bối cảnh hội nhập ở Việt Nam kể từ khi hiệp định EVFTA có hiệu lực Các biến quan sát được đề xuất thuộc 5 yếu tố: Tổng diện tích gieo trồng lúa cả năm, năng suất lúa, thu nhập bình quân đầu người, hiệu lực của hiệp định EVFTA và chỉ số giá lương thực toàn cầu.
Bước 2: Những biến động về thị trường lương thực tế giới đã làm nhiều nước đối mặt với khan hiếm nguồn cung lương thực, dẫn đến tình hình an ninh lương thực thế giới có nhiều biến động Trong khi đó, Việt Nam là một trong những đất nước chủ lực về xuất khẩu gạo Thậm chí, thực tế cho thấy, hiện nay gạo Việt Nam đang được đón nhận tại thị trường châu Âu – thị trường khó tính bậc nhất thế giới Do đó, Việt Nam đang dần khẳng định vị thế trên thị trường thế giới Tuy nhiên, do lượng gạo giao dịch trên thế giới đang khan hiếm dần nên giá gạo xuất khẩu của Việt Nam vẫn ở mức cao Do đó, để có thể phát triển chuỗi giá trị Việt Nam theo hướng bền vững thì Việt Nam cần làm gì để chuyển đổi từ “lượng” sang “chất”? Từ câu hỏi này, nhóm nghiên cứu nhận thấy rằng muốn nâng cao giá trị chuỗi cung ứng gạo Việt Nam phải có sự ảnh hưởng tích cực của giá trị gạo xuất khẩu trên thị trường thế giới Điều này dẫn đến câu hỏi tiếp theo được đặt ra là, yếu tố nào quyết định đến giá trị gạo xuất khẩu của Việt Nam? Mức độ ảnh hưởng và chiều tác động của các yếu tố đến giá trị gạo xuất khẩu của Việt Nam như thế nào?
Bước 3: Phương pháp nghiên cứu được thực hiện là nghiên cứu định lượng sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính và sử dụng phần mềm Eviews 12 Nhóm nghiên cứu thực hiện thu thập số liệu thứ cấp từ những thống kê của các tổ chức trong nước và quốc tế được công bố rộng rãi Do đó, dữ liệu mà nhóm có thể thu thập được chỉ từ năm 2010 đến năm 2022 Sau đó, dữ liệu được cập nhật vào phần mềm Excel để làm sạch và sử dụng phần mềm Eviews 12 để thống kê mô tả các biến và đưa ra kết quả mô hình.
Bước 4: Kết quả nghiên cứu: Sau khi được thu thập và làm sạch dữ liệu thì nhóm nghiên cứu thu được bảng số liệu với mỗi biến quan sát có 13 giá trị (mỗi giá trị được thống kê theo năm) Sau đó, sử dụng phần mềm Eviews để phân tích tương quan, đề xuất mô hình nghiên cứu; đồng thời thực hiện các kiểm định như kiểm định Student, kiểm định phương sai sai số thay đổi, kiểm tra hiện tượng tự tương quan và kiểm tra tính chuẩn của sai số ngẫu nhiên Ut.
Bước 5: Trao đổi và thảo luận: Sau khi đề xuất mô hình nghiên cứu ở bước 4 với các biến giả thuyết có ảnh hưởng, nhóm nghiên cứu sẽ soi lại kết quả nghiên cứu với các lý thuyết; đồng thời chỉ ra những đóng góp mới và hạn chế của đề tài để từ đó đề xuất những khả năng ứng dụng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn.
Phương pháp chọn mẫu, thu thập, xử lý và phân tích dữ liệu
3.2.1 Phương pháp thu thập dữ liệu Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, một trong những giai đoạn quan trọng nhất là thu thập dữ liệu chính xác Nhóm nghiên cứu đã thực hiện thu thập số liệu từ nguồn như sau:
Bảng 3.1 Nguồn gốc các số liệu
X1 Tổng diện tích gieo trồng lúa cả năm
X2 Năng suất lúa Tổng cục Thống kê
X3 Thu nhập bình quân đầu người
Ngân hàng thế giới (World Bank)
X4 Hiệu lực EVFTA Biến giả
X5 Chỉ số giá lương thực toàn cầu
Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (Food and Agriculture
Y Giá trị gạo xuất khẩu Tổng cục Thống kê
Thành công của bất kỳ một sự phân tích kinh tế nào đều phụ thuộc vào việc sử dụng số liệu thích hợp và phù hợp với phương pháp xử lý các số liệu đó Do đó, số liệu được sử dụng trong mô hình nghiên cứu đều là dữ liệu thứ cấp được trích dẫn từ những nguồn đáng tin cậy bởi các số liệu được thu thập đều do cơ quan nhà nước (Tổng cục Thống kê) và các tổ chức quốc tế (Ngân hàng Thế giới và Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc) Mặt khác, có thể thấy các số liệu thu thập đều là số liệu phi thực nghiệm – không phải do thực nghiệm hoặc tiến hành thí nghiệm mà nó đã có sẵn Trong khoa học xã hội các số liệu nói chung thì số liệu phi thực nghiệm sẽ mang tính khách quan và đáng tin cậy cao bởi các số liệu này không phải do thực nghiệm mà có và cũng không nằm dưới sự kiểm soát của kỹ thuật viên Tuy nhiên, hầu hết các số liệu trong khoa học xã hội đều là các số liệu phi thực nghiệm nên có thể có sai số quan sát hoặc bỏ sót quan sát hoặc cả hai Hay các số liệu kinh tế thường có sẵn ở mức tổng hợp cao, không cho phép đi sâu vào các đơn vị nhỏ Ngoài ra, còn có những số liệu thuộc bí mật quốc gia mà không phải ai cũng có thể sử dụng được, Do đó, chất lượng số liệu thu được thường bị ảnh hưởng bởi nhiều nguyên nhân khác nhau Mà chất lượng của số liệu có ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứu Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu của đề tài thì số liệu mà nhóm nghiên cứu trích dẫn đã được kiểm định và công bố rộng rãi nên, nguồn mẫu là khách quan đã được kiểm chứng nên kết quả nghiên cứu đáng tin cậy.
3.2.2 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu
Dữ liệu là nguồn dữ liệu thứ cấp được trích dẫn từ Tổng cục Thống kê, Ngân hàng thế giới và Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc qua các năm sẽ được tổng hợp Sau đó, nhóm nghiên cứu sẽ cập nhật vào phần mềm Excel để làm sạch và sử dụng phần mềm Eviews để thống kê mô tả các biến và đưa ra kết quả mô hình thu được bảng như sau:
Bảng 3.2 Tên biến – Đơn vị và kỳ vọng các biến
Kí hiệu Tên biến Đơn vị Kỳ vọng
Y Giá trị gạo xuất khẩu Triệu
Biến độc lập X1 Tổng diện tích lúa gieo trồng cả năm Nghìn ha
X2 Năng suất lúa Tạ/ha ()
X3 Thu nhập bình quân đầu người Tỷ USD
X5 Chỉ số giá lương thực toàn cầu Điểm
3.2.3.1 Phương pháp hồi quy đa biến
Trong nghiên cứu này, nhóm nghiên cứu sử dụng phương pháp xử lý số liệu và phương pháp hồi quy đa biến Đối với phương pháp xử lý số liệu, nhóm nghiên cứu sẽ thu thập dữ liệu từ những nguồn như trong Bảng 1, sau đó nhóm nghiên cứu sẽ đưa vào Excel đề xử lý và làm sạch bộ số liệu để đảm bảo tính chính xác của nghiên cứu.Đặc biệt, đối với phương pháp hồi quy đa biến được sử dụng để kiểm tra mức độ phù hợp của các giả thuyết thông qua một số kiểm định và sự phụ thuộc của các biến độc lập (X) trước sự biến đổi của biến phụ thuộc (Y) Hay nói cách khác, phân tích hồi quy đa biến nghiên cứu mối liên hệ phụ thuộc của một biến Y với một hay nhiều biến khác nhằm ước lượng hoặc dự báo giá trị trung bình của biến phụ thuộc với các giá trị đã biết một hay nhiều biến độc lập X.
Thông thường trong các mô hình hồi quy tuyến tính thì các biến độc lập (hay biến giải thích) đều là các biến số lượng – các biến đó có thể nhận giá trị bằng số Tuy nhiên, trong thực tế có nhiều trường hợp các biến phụ thuộc là biến chất lượng – thể hiện một thuộc tính nào đó của đối tượng Khi đó, người ta đã sử dụng kỹ thuật biến giả bằng cách lượng hóa những thuộc tính như vậy Theo đó, nhóm nghiên cứu đã áp dụng kỹ thuật này để lượng hóa sự ảnh hưởng của hiệu lực EVFTA thông qua biến X4 như sau:
X4= 0 khi hiệp định EVFTA chưa có hiệu lực
1 khi hiệp định EVFTA có hiệu lực Theo đó, trong phạm vi hồi quy thì biến giả có thể sử dụng để giải thích cho sự kiện là có những quan sát khác trong phạm trù (thuộc tính) đã cho gắn với những tham số hồi quy khác Do đó, khi phân tích hồi quy đa biến thì biến giả X4 được sử dụng trong mô hình như một biến số lượng thông thường. Đặc biệt, nhóm nghiên cứu lựa chọn phương pháp phân tích đa biến bởi vấn đề mấu chốt trong phương pháp này là sự phụ thuộc thống kê của biến phụ thuộc vào một hay nhiều biến giải thích Biến phụ thuộc là đại lượng ngẫu nhiên, có phân phối xác suất Các biến giải thích thì có giá trị của chúng đã biết Biến phụ thuộc là ngẫu nhiên vì có vô vàn nhân tố tác động đến nó mà trong mô hình không đề cập đến được Ứng với mỗi giá trị đã biết của biến độc lập có thể có nhiều giá trị khác nhau của biến phụ thuộc Trong quan hệ hàm số, các biến không phải là ngẫu nhiên, ứng cới mỗi giá trị biến độc lập có một giá trị biến phụ thuộc, phân tích hồi quy đa biến không xét đến các quan hệ hàm số Mặt khác, như đã trình bày ở lý thuyết về mô hình hồi quy thì phân tích hồi quy nghiên cứu quan hệ giữa một biến phụ thuộc với một hoặc nhiều biến độc lập khác Điều này không đòi hỏi giữa biến độc lập và các biến phụ thuộc có mối quan hệ nhân quả Nếu như quan hệ nhân quả tồn tại thì nó phải được xác lập dựa trên các lý thuyết khác.
3.2.3.2 Phương pháp phân tích dữ liệu
Thông qua tổng quan các nghiên cứu trước đó và khoảng trống nghiên cứu,nhóm nghiên cứu đề xuất các giả thuyết và mô hình nghiên cứu Số liệu sẽ được mã hóa, làm sạch, nhập liệu và xuất dữ liệu xử lý qua phần mềm Excel và Eviews Quy trình phân tích gồm các bước sau đây:
Mô tả bộ số liệu
Mô tả tóm tắt các đặc trưng của dữ liệu về biến phụ thuộc và các biến độc lập bao gồm giá trị trung bình, giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất, độ lệch chuẩn.
Kiểm tra mối quan hệ giữa các biến trong mô hình, kiểm tra mối tương quan giữa các biến độc lập với biến phụ thuộc cũng như các biến độc lập với nhau để phát hiện hiện tượng và mức độ đa cộng tuyến của các biến trong mô hình nghiên cứu.
Xây dựng mô hình hồi quy
Phương trình hồi quy có dạng:
Trong đó: β0 là hệ số chặn βk là các hệ số hồi quy của phương trình hồi quy
Ut là sai số ngẫu nhiên
Kiểm định sự phù hợp của mô hình và các giả thuyết
+ Khi kiểm định sự phù hợp của mô hình bằng tiêu chuẩn kiểm định Fisher- Snedecor (F), ta xét giá trị F như sau: nếu p < 0,001 thì giá trị F có ý nghĩa đáng kể về mặt thống kê, điều này chứng tỏ mô hình là hoàn toàn phù hợp.
+ Kiểm định bằng Student (T) tất cả các hệ số hồi quy đều khác không và có P_value đều < 0.05 hoặc 0.01 thì điều đó chứng tỏ các biến độc lập đều có ảnh hưởng đến biến phụ thuộc.
Kiểm định khuyết tật của mô hình: o Thứ nhất, kiểm định phương sai sai số thay đổi
Mô hình nghiên cứu gặp phải khuyết tật phương sai sai số thay đổi (không thuần nhất) sẽ làm các hệ số hồi quy trở thành các ước lượng không tốt nhất, làm ảnh hưởng đến kết quả dự báo sau này Khi đó, sai số chuẩn không còn đáng tin cậy dẫn đến kiểm định các giả thuyết về các hệ số không còn giá trị sử dụng Một trong những nguyên nhân thường gặp dẫn đến khuyết tật này do bản chất của số liệu hoặc cũng có thể là do mô hình thiếu biến quan trọng hoặc dạng hàm sai.
Có nhiều cách để phát hiện phương sai sai số thay đổi như sử dụng đồ thị phần dư, kiểm định Breusch – Pagan, kiểm định White,… Trong đó, kiểm định White thường được sử dụng để phát hiện nhanh khuyết tật này trên Eview Do đó, nhóm nghiên cứu sử dụng kết quả của kiểm định White - test với tiêu chuẩn kiểm định (TCKĐ) và Bình phương (Chi-Square) có mức ý nghĩa P_value được xác định như sau:
TCKĐ: H 0 : không có hiện tượng phương sai sai số thay đổi
H 1 : có hiện tượng phương sai sai số thay đổi Theo kết quả Eviews, xét Bình phương (Chi-Square) có mức ý nghĩa P_value: + Nếu P_value < α thì bác bỏ H0, chấp nhận H1
+ Nếu P_value > α thì chưa có cơ sở để bác bỏ H0
Khi phương sai sai số trong mô hình thay đổi, phương sai của các hệ số ước lượng thu được từ phương pháp bình phương nhỏ nhất là chệch, làm cho suy diễn thống kê về các hệ số hồi quy không có giá trị Do đó, nếu mô hình có hiện tượng phương sai sai số thay đổi thì cần có giải pháp để khắc phục hậu quả Về bản chất, một trong những nguyên nhân dẫn đến khuyết tật này là do mô hình thiếu biến hoặc dạng hàm sai Khi đó, trước khi khắc phục hậu quả do phương sai sai số thay đổi thì ta nên xem xét vấn đề thiếu biến hoặc dạng hàm sai Mặt khác, ta cũng có thể khắc phục hiện tượng này bằng phương pháp bình phương bé nhất tổng quát (GLS – generalized least squares) hay ước lượng sai số chuẩn. o Thứ hai, kiểm tra hiện tượng tự tương quan
Thuật ngữ tự tương quan có thể hiểu là sự tương quan giữa các thành phần của chuỗi các quan sát được sắp xếp theo thứ tự thời gian (trong các số liệu chuỗi thời gian) hoặc không gian (trong dữ liệu chéo) Trong thực tế, hiện tượng tự tương quan có thể xảy ra do nguyên nhân khách quan và chủ quan Nguyên nhân khách quan của tự quan là do quán tính (tính chất phổ biến của các đại lượng kinh tế quan sát theo thời gian) hay tính chất “trễ” của các đại lượng kinh tế Bên cạnh đó, nguyên nhân chủ quan dẫn đến hiện tượng này thuộc về việc xử lý số liệu và định ra mô hình.
CHƯƠNG KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Đặc điểm mẫu
Với mục đích nghiên cứu sự ảnh hưởng của các yếu tố đến giá trị xuất khẩu gạo của Việt Nam, nhóm nghiên cứu sử dụng dữ liệu của các cơ quan nhà nước và tổ chức quốc tế thu thập trong giai đoạn 2010 – 2022 Dữ liệu là nguồn dữ liệu thứ cấp được trích dẫn từ Tổng cục thống kê và FAO trong 13 năm ( từ năm 2010 đến nắm 2022) sẽ được tổng hợp, sau đó được cập nhật vào phần mềm Excel để làm sạch và sử dụng phần mềm Eviews để thống kê mô tả các biến và đưa ra kết quả mô hình Do đó, nguồn mẫu và kết quả phân tích là khách quan đã được kiểm chứng và đáng tin cậy.
Bảng 4.1 Bộ số liệu sau khi được thu thập và làm sạch
Y: giá trị xuất khẩu gạo (triệu USD) X1: Tổng diện tích lúa gieo trồng cả năm ( nghìn ha) X2: Năng suất lúa (tạ/ha)
X3: Thu nhập bình quân đầu người (tỷ USD)
X4: Hiệu lực EVFTA ( X4 = 0 khi hiệp định EVFTA chưa có hiệu lực, X4 = 1 khi hiệu lực EVFTA có hiệu lực)
X5: Chỉ số giá lương thực toàn cầu (điểm)
Thống kê mô tả dữ liệu
Trước tiên, bài nghiên cứu này sẽ trình bày thống kê dữ liệu của các biến chính qua các năm để tổng quan của nguồn dữ liệu.
Bảng 4.2 Mô tả thống kê các biến
(Mean) Độ lệch chuẩn (Std Dev)
Giá trị nhỏ nhất Giá trị cao nhất
Bảng 4.2 được nhóm nghiên cứu trình bày thống kê mô tả các biến bởi giá trị trung bình (mean), độ lệch chuẩn (Std Dev.), giá trị nhỏ nhất và giá trị lớn nhất Theo đó, có thể thấy rằng giá trị gạo xuất khẩu của Việt Nam trong giai đoạn 2010 – 2022 có giá trị trung bình là 3,05 triệu USD Bên cạnh đó, có thể thấy giá trị gạo nằm trong khoảng 2,16 đến 3,67 triệu USD Mặt khác, theo bảng 4.1 có thể thấy giá trị gạo xuất khẩu Việt Nam có nhiều biến động Đặc biệt, trong giai đoạn từ năm 2018 – 2022, giá trị gạo có xu hướng tăng vì có sự phục hồi sau đại dịch Covid – 19 Do đó, điều này cho thấy giá trị gạo xuất khẩu của Việt Nam đang có chiều hướng tích cực sau đại dịch.
Kết quả nghiên cứu
4.3.1 Phân tích tương quan và sự phù hợp của mô hình
Một trong số các giả định của hồi quy bội là không có hiện tượng tương quan giữa các biến độc lập Nếu có hiện tượng các biến bị đa cộng tuyến có thể mất ý nghĩa mô hình, đặc biệt nếu xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến hoàn hảo thì sẽ không ước lượng được mô hình, do đó nhóm nghiên cứu tiến hành kiểm tra hiện tượng tương quan giữa các biến.
Ma trận tương quan: Chạy ma trận tương quan để kiểm tra có hiện tượng tự tương quan giữa các biến hay không và được kết quả như sau:
Bảng 4.3 Phân tích tương quan giữa các biến
Từ bảng 4.3 cho phép rút ra một số nhận định:
Một là, tất cả các hệ số tương quan cặp tuyệt đối giữa các biến X1, X4 và X5 có độ lớn dao động trong khoảng [0.31;0.74], nghĩa là không vượt quá 0.8; điều đó chứng tỏ rằng các biến giải thích đều không có mối quan hệ cộng tuyến.
Hai là, hệ số tương quan giữa X2 và X3 là 0.87 vì thế giá trị tuyệt đối đều lớn hơn 0.8, chứng tỏ xảy ra mối quan hệ cộng tuyến giữa các nhóm biến này Do đó, cần cân nhắc đưa các biến X2 và X3 vào mô hình hay không? Để chắc chắn hơn, nhóm nghiên cứu tiến hành hồi quy được kết quả như bảng 4.3.
Bảng 4.4 Kết quả mô hình hồi quy bội (1)
Dependent Variable: Y Method: Least Squares Sample: 2010 2022 Included observations: 13 Variable Coefficient Std Error t-Statistic Prob.
Thông qua bảng 4.4 nhóm nghiên cứu thấy rằng, P_value ứng với các biến X2 và X3 có giá trị lần lượt là 0.43 và 0.92 đều lớn hơn 5% (0.05) Do đó, hệ số của biếnX2 và X3 không có ý nghĩa về mặt thống kê Mặt khác, kết hợp với bảng 5, nhóm nghiên cứu đề xuất loại bỏ biến X2 và X3 ra khỏi mô hình và đề xuất mô hình mới như sau:
Sau đó, tiến hành hồi quy tuyến tình bằng phần mềm Eviews nhận được kết quả như Bảng 4.5.
Bảng 4.5 Kết quả mô hình hồi quy bội của mô hình (2)
Dependent Variable: Y Method: Least Squares Sample: 2010 2022 Included observations: 13 Variable Coefficient Std Error t-Statistic Prob.
Từ bảng 4.5 có thể rút ra một số nhận định như sau:
Một là, các hệ số hồi quy tương ứng với các biến giải thích đều có mức ý nghĩa ở mức nhỏ hơn 0.05 Do đó, 3 nhân tố là X1, X4 và X5 đều có ảnh hưởng đến biến phụ thuộc Y.
Hai là, thông qua tiêu chuẩn kiểm định sự phù hợp của mô hình Fisher- Snedecor (F) ta nhận thấy giá trị p 0.05 (với mức ý nghĩa α = 5%) nên chấp nhận H0.
Vậy mô hình không xảy ra hiện tượng phương sai sai số thay đổi Do đó, mô hình (2) có phương sai sai số ngẫu nhiên là thuần nhất.
Nhóm nghiên cứu thực hiện kiểm định Glejser thu được kết quả như sau:
Bảng 4.7 Kết quả kiểm định Glejser
Obs*R-squared 4.2501 Prob Chi-Square(3) 0.2357
Scaled explained SS 2.6568 Prob Chi-Squared(3) 0.4476
Với kiểm định Glejser để kiểm tra phương sai sai số thay đổi của mô hình nghiên cứu (2) nhóm nghiên cứu sử dụng TCKĐ Fisher-Snedecor (F) có mức ý nghĩa P_value = 0.2357 > 0.05 (với mức ý nghĩa α = 5%) nên chấp nhận giả thuyết mô hình
(2) có phương sai sai số ngẫu nhiên không đổi.
4.4.2 Kiểm định tự tương quan
Kiểm định tự tương quan bậc 2: Kiểm định BG
Bảng 4.8 Kết quả kiểm định BG
Breusch-Godfrey Serial Correlation LM Test:
Obs*R-squared 2.2037 Prob Chi-Square(2) 0.3322
Ta đặt bài toán kiểm định như sau:
TCKĐ: H0: không có hiện tượng tự tương quan bậc 2
H1: có hiện tượng tự tương quan bậc 2
Từ Bảng 9, ta có: P_value = 0.614
Với mức ý nghĩa 5%, ta thấy P_value > α nên chấp nhận H0.
Vậy mô hình không xảy ra hiện tượng tự tương quan bậc 2.
4.4.3 Kiểm tra tính chuẩn của sai số ngẫu nhiên U Để kiểm tra giả thuyết về quy luật phân phối chuẩn của sai số ngẫu nhiên U, nhóm nghiên cứu sử dụng kiểm định Jarque – Bera Ta thu được kết quả Bảng 10 như sau:
Hình 4.1 Kết quả Jarque – Bera
Kiểm định Jacque – Bera (JB) ta kiểm định giả thiết:
H1: U không có phân phối chuẩn
Tiêu chuẩn kiểm định: JB =n S 6 2 + K−3 24 2 ~X 2(2)
H0 sẽ bị bác bỏ nếu JB >X 2(2) thì bác bỏ giả thuyết H0.
Với mô hình hồi quy mẫu (2), bằng kiểm định Jarque – Bera kết hợp với Hình 1 ta thấy JB = 0.728 và P_value = 0.695 Dễ thấy, JB < X 0.05 2(2) ( với X 0.05 2(2) = 5,9915) nên chấp nhận giả thuyết H0 Do đó, sai số ngẫu nhiên Ut của mô hình (2) tuân theo quy luật phân phối chuẩn.
Một số kết luận
Nghiên cứu cho thấy mô hình (2) tương đối đạt yêu cầu sau khi có một số điều chỉnh Có 3 nhân tốc tác động đến giá trị xuất khẩu gạo của Việt Nam, đó là: diện tích lúa gieo trồng cả năm và hiệu lực hiệp định EVFTA tác động nghịch chiều; Chỉ số giá lương thực toàn cầu tác động thuận chiều Nghiên cứu còn chỉ ra rằng giá trị xuất khẩu gạo của Việt Nam không phụ thuộc vào năng suất lúa và thu nhập bình quân đầu người.
Cụ thể, mô hình được đề xuất:
� = 8.57 − 1.09 ∗ � 1 − 0.87 ∗ � 4 + 0.03 ∗ � 5 + � � Ý nghĩa của các kết quả đạt được như sau: β1= -1.09 có ý nghĩa: Khi chỉ số lương thực toàn cầu không đổi và khi hiệp định EVFTA trước và sau khi có hiệu lực là như nhau, nếu tổng diện tích lúa gieo trồng cả năm tăng 1 nghìn ha thì giá trị xuất khẩu gạo giảm 1.09 triệu USD. β 2 = -0.87 có ý nghĩa: Khi cả tổng diện tích lúa gieo trồng cả năm và chỉ số giá lương thực toàn cầu không đổi thì giá trị xuất khẩu gạo sau khi EVFTA có hiệu lực thấp hơn trước khi có EVFTA hiệu lực là 0.87 triệu USD. β 3 = 0.03 có ý nghĩa: Khi tổng diện tích gieo trồng lúa cả năm và khi hiệp định EVFTA trước và sau khi có hiệu lực là như nhau, nếu chỉ số giá lương thực toàn cầu tăng 1 điểm thì giá trị gạo xuất khẩu tăng 0.03 triệu USD.
Thảo luận
Căn cứ vào tổng quan nghiên cứu, mô hình nghiên cứu đã được phát triển cho nghiên cứu này Mô hình đã được kiểm tra với một mẫu gồm 13 giá trị được thu thập và công bố theo từng năm Với những kết quả thu được, nhóm nghiên cứu đã trả lời được một số câu hỏi nghiên cứu đặt ra cụ thể như sau:
(1) Về Giá trị xuất khẩu gạo Việt Nam kể từ khi hiệp lực EVFTA có hiệu lực còn tương đối thấp so với trước đây Điều này có thể được lý giải do những yếu tố khách quan như đại dịch Covid-19 diễn ra vào cuối năm 2018 , trong khi đó hiệu lựcEVFTA có hiệu lực vào cuối năm 2019 Song, thực tế cho thấy Việt Nam đang đặt raChiến lược phát triển thị trường xuất khẩu gạo đến năm 2030 với mục tiêu cụ thể là nâng cao giá trị nhưng giảm khối lượng xuất khẩu Như vậy, có thể thấy, cần có những giải pháp nhằm nâng cao giá trị gạo Việt Nam trên thị trường quốc tế.
(2) Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng chỉ có ba yếu tố tác động đến giá trị xuất khẩu gạo Cụ thể: Tổng diện tích gieo trồng (X1) β1 = -1.09; Hiệu lực hiệp định EVFTA (X2) β2 = -0.87 và Chỉ số giá lương thực toàn cầu (X3) β3 = 0.003.
Một là, Tổng diện tích gieo trồng có tác động ngược chiều đến giá trị xuất khẩu gạo Điều này khác với phân tích của nghiên cứu của Nông Hữu Tùng, Trần Thị Lý, Đặng Thị Hiền (2020); Phan Thanh Tùng (2022) Tuy nhiên kết quả này nhóm nghiên cứu cảm thấy khá phù hợp với thực tế bởi điều kiện thời tiết nước ta thay đổi theo mùa, việc sản xuất ở vùng không thuận lợi, điều kiện thời tiết không phù hợp thì dù có làm đi nữa thì lũ tới cũng bị ngập thiệt hại điều đó gây ra sự giảm sút trong lượng hàng xuất khẩu có thể tiếp cận được hoặc làm giảm giá trị của chúng Số liệu đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc có một kế hoạch phù hợp với khí hậu của Việt Nam
Hai là, hiệu lực EVFTA có tác động ngược chiều đến giá trị xuất khẩu gạo Có thể thấy hiệu lực EVFTA ảnh hưởng mạnh đến giá trị xuất khẩu Nguyên nhân bởi việc gặp khó khăn trong thực thi các quy tắc xuất xứ của EVFTA, năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam còn yếu, với các thách thức khi thực hiện cam kết quy tắc xuất xứ nhằm đáp ứng được các yêu cầu trong Hiệp định đòi hỏi doanh nghiệp sản xuất phải thay đổi các công đoạn, quy trình tự sản xuất nhằm đáp ứng tiêu chuẩn của EVFTA để nâng cao chất lượng sản phẩm , cạnh tranh với sản phẩm nhập khẩu.
Ba là, chỉ số giá lương thực toàn cầu có tác động cùng chiều đến giá trị xuất khẩu Kết quả này hoàn toàn phù hợp với giả thuyết nghiên cứu ban đầu Có thể thấy rằng sự thay đổi trong giá gạo gây ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận từ hoạt động xuất khẩu gạo của các quốc gia Việc giá gạo tăng, lợi nhuận từ việc xuất khẩu có thể tăng lên, làm cho hoạt động xuất khẩu gạo trở nên hấp dẫn hơn, có thể tận dụng tăng giá để tăng cường giá trị xuất khẩu.
(3) Hai yếu tố chưa khẳng định tác động đến giá trị xuất khẩu là: Năng suất lúa và Thu nhập bình quân đầu người Có thể thấy, thông qua kết quả của mô hình hồi quy bội (1) thì năng suất lúa và thu nhập bình quân đầu người có giá trị P_value lần lượt là0.43 và 0.92 đều lớn hơn mức ý nghĩa 5% Do đó, hai biến độc lập này không có ý nghĩa về mặt thống kê nên nhóm đề xuất loại bỏ ra khỏi mô hình Mặt khác, tuy hai biến này không có ý nghĩa về mặt thống kê, nhưng vẫn có thể trong mẫu chúng có tác động Bởi vì các biến độc lập luôn có sự ảnh hưởng qua lại với nhau và cùng tác động đến biến phụ thuộc chứ không phải chúng chỉ duy nhất tác động lên biến phụ thuộc.Khi tiến hàng chạy mô hình hồi quy, phần mềm tính toán cả hai sự tác động kể trên chứ không chỉ xét riêng trong mối quan hệ giữa biến độc lập và biến phụ thuộc Hai biến là Năng suất lúa và Thu nhập bình quân đầu người tuy không có tác động lên biến phụ thuộc nhưng nó lại có tác động lên các biến độc lập khác để ảnh hưởng lên tổng thể kết quả toàn bộ phép hồi quy.
Bên cạnh những kết quả đạt được, nghiên cứu còn tồn tại một số hạn chế chưa.
Cụ thể, nhóm nghiên cứu lựa chọn tiêu chuẩn kiểm định sự phù hợp của mô hình (F) có giá trị 0.05 thay vì 0.01 Điều này có thể được lý giải bởi do hạn chế của số liệu công bố, nhóm nghiên cứu chỉ có thể thu thập được số liệu từ năm 2010 đến 2022 Do đó, với 13 giá trị của mỗi biến quan sát là tương đối thấp so với một bài nghiên cứu định lượng nên không tránh khỏi sai số Vì vậy, nhóm nghiên cứu lựa chọn tiêu chuẩn kiểm định là 0.05 là phù hợp và vẫn có ý nghĩa về mặt thống kê.
Trong chương này, nhóm nghiên cứu đã thực hiện nghiên cứu bằng phương pháp định lượng, phân tích kết quả nghiên cứu và kiểm tra khuyết tật của mô hình dựa trên mô hình lý thuyết để đưa ra kết quả nghiên cứu như sau: Trong số năm yếu tố nhóm nghiên cứu xây dựng thì có hai nhân tố diện tích gieo trồng và hiệu lực hiệp định EVFTA tác động nghịch chiều; một nhân tố là chỉ số giá lương thực tác động thuận chiều và hai nhân tố còn lại là năng suất lúa và thu nhập bình quân đầu người chưa thể khẳng định sự ảnh hưởng đến giá trị xuất khẩu gạo.
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Cơ hội và thách thức cho xuất khẩu gạo Việt Nam
5.1.1 Cơ hội cho xuất khẩu gạo Việt Nam
Kể từ khi EVFTA có hiệu lực, EU đưa ra nhiều ưu đãi về thuế quan và hạn ngạch nhập khẩu đối với các mặt hàng nông sản nhập khẩu từ Việt Nam Các doanh nghiệp Việt Nam có thể tận dụng, nắm bắt cơ hội này một cách kịp thời để tạo cú hích, vươn mình phát triển, đem sản phẩm của mình tới tay người tiêu dùng Châu Âu.
Thứ nhất, từ EVFTA, gạo Việt Nam được hưởng lợi từ các ưu đãi thuế quan cũng như hạn ngạch.
Theo cam kết của EVFTA, EU dành cho Việt Nam hạn ngạch 80.000 tấn gạo mỗi năm, trong đó 30.000 tấn gạo xay xát, 20.000 tấn gạo chưa xay xát, 30.000 tấn gạo thơm Các loại gạo này được hưởng mức thuế 0% khi nhập khẩu vào EU Đây là một lợi thế cho gạo Việt Nam, bởi trước khi có EVFTA gạo Việt Nam phải chịu mức thuế nhập khẩu vào EU khá cao, từ 5 – 45% tuỳ theo từng quốc gia thành viên Việc này có tác động hết sức tích cực đối với hoạt động xuất khẩu gạo Việt Nam trong tương lai Điều này chứng tỏ gạo Việt Nam vẫn còn rất nhiều cơ hội để chiếm lĩnh thị phần tại Châu Âu.
Thứ hai, thương hiệu gạo Việt Nam sẽ có cơ hội đến gần hơn với người tiêu dùng Châu Âu nhờ EVFTA.
Theo các chuyên gia của Châu Âu, gạo Việt Nam là mặt hàng rất có tiềm năng xuất khẩu sang EU Hiện nay nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã chứng minh được chất lượng sản phẩm đáp ứng yêu cầu của EU, phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng EU Số lượng đơn đặt hàng từ các đối tác Châu Âu cũng tăng nhiều hơn so với trước khi có hiệp định Với việc xuất khẩu tích cực, đã giúp giá gạo Việt Nam luôn giữ được ở giá cao.
Thứ ba, Việt Nam có thể có cho mình một “tín chỉ” chứng minh trình độ sản xuất gạo Việt Nam.
Sự phát triển mạnh mẽ về khoa học công nghệ, đặc biệt là cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 không chỉ giúp ngành hàng gạo Việt Nam nâng cao năng suất, chất lượng, thích ứng với biến đổi khí hậu, mà còn tạo ra các sản phẩm mới, chế phẩm mới từ lúa gạo đáp ứng tốt hơn nhu cầu thị trường trong nước và thế giới.
5.1.2 Thách thức cho xuất khẩu gạo Việt Nam
Mặc dù cơ hội của Việt Nam trong thực thi EVFTA là rất lớn nhưng để tận dụng hiệu quả các cam kết trong EVFTA, doanh nghiệp cũng đang phải đối mặt với hàng loạt khó khăn, thách thức.
Thứ nhất, EU là thị trường tiềm năng nhưng cũng là thị trường khó tính với các yêu cầu về chất lượng sản phẩm.
Gạo Việt Nam khi xuất khẩu sang thị trường Châu Âu đòi hỏi phải đáp ứng những tiêu chuẩn vô cùng nghiêm ngặt, đặc là tiêu chuẩn an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật thuộc hàng cao nhất trên thế giới Trong nhiều năm qua, nhiều lô hàng gạo Việt Nam xuất khẩu sang thị trường EU đã bị trả lại hoặc từ chối nhập khẩu do dư lượng phân bón và hóa chất, Vì vậy, với quy trình sản xuất hiện tại đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam phải thay đổi và phát triển hệ thống, quy trình sản xuất để cải thiện chất lượng gạo.
Thứ hai, quy trình xuất khẩu gạo của Việt Nam sang EU phức tạp hơn.
Thông thường, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ được các cơ quan chức năng trong nước phân bổ lượng hạn ngạch này để xuất khẩu, hưởng thuế ưu đãi vào thị trường EU, nhưng với 80.000 tấn gạo theo EVFTA, quy trình để cấp phát hạn ngạch sẽ theo một cách khác Việt Nam không phân bổ hạn ngạch gạo mà EU sẽ phân bổ trực tiếp cho các doanh nghiệp nhập khẩu phía họ Với cơ chế này, những doanh nghiệp trong nước có đủ điều kiện xuất khẩu gạo sang EU phải liên hệ với doanh nghiệp EU được nhập khẩu gạo có hạn ngạch để giao dịch, chào bán, nhằm tận dụng hết số hạn ngạch nói trên Ngoài việc phải liên lạc với phía EU để có được hợp đồng xuất khẩu gạo, khai thác lượng hạn ngạch mà EU dành cho Việt Nam theo Hiệp định, riêng với gạo thơm, EVFTA yêu cầu phải có thêm xác nhận của chính quyền Việt Nam Điều này phát sinh thêm một thủ tục hành chính, mà đã là thủ tục hành chính thì phải quy định ở mức Nghị định.
Hàm ý chính sách cho Việt Nam
Trong những năm gần đây, Việt Nam đẩy mạnh mở cửa, hội nhập kinh tế thế giới, tham gia ký kết những hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, điển hình là hiệp định EVFTA Điều đó đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, duy trì tốc độ tăng trưởng cao hàng năm của nền kinh tế Việt Nam Mặt khác cũng đặt ra nhiều thách thức, khó khăn đối với Việt Nam Chính vì vậy chính phủ cần có một số biện pháp, chính sách phù hợp nhằm khắc phục những khó khăn, tận dụng cơ hội hiện có, biến những thách thức thành cơ hội để thúc đẩy hơn nữa thương mại song phương nói chung và xuất khẩu gạo của Việt Nam.
Thứ nhất , diện tích gieo trồng đang có tác động mạnh mẽ đến giá trị xuất khẩu gạo Việt Nam, diện tích trồng lương thực rất lớn trong khi xuất khẩu gạo không hiệu quả Do đó Chính phủ cần quy hoạch hợp lý đất nông nghiệp, đặc biệt là quỹ đất dành cho sản xuất lương thực bằng việc mạnh dạn chuyển đổi những diện tích trồng lương thực năng suất thấp do nhiễm mặn, hạn hán, lũ lụt, sang trồng các loại cây phi lương thực hoặc nuôi thủy sản; đầu tư công nghiệp, giải trí ở các vùng đất không có khả năng phát triển nông nghiệp Sử dụng các loại đất đai màu mỡ, nhất là đất đồng bằng ven sông, có điều kiện thuỷ lợi tốt cho trồng trọt phát triển nông nghiệp và cây ăn quả, cây công nghiệp phù hợp.
Thứ hai , khai thác hiệu quả nhu cầu nhập khẩu gạo thông dụng của các thị trường trọng điểm, truyền thống, chú trọng phát triển các thị trường có nhu cầu nhập khẩu gạo có chất lượng giá trị cao, các thị trường có quan hệ đối tác bền vững về thương mại và đầu tư, giảm tỷ trọng các thị trường nhập khẩu gạo có chất lượng, giá trị gia tăng và hiệu quả thấp, không ổn định.
Thứ ba , để ứng phó linh hoạt với cung - cầu lương thực trên thị trường thế giới chính phủ cần chuẩn bị kỹ lưỡng để ứng phó khi thị trường lương thực thế giới biến động, theo dõi sát tình hình thị trường gạo thế giới và kịp thời thông tin tới các bộ, ngành, Hiệp hội Lương thực Việt Nam, thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo để chủ động điều tiết hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu gạo, bảo đảm phù hợp, hiệu quả nhằm bảo đảm vững chắc an ninh lương thực quốc gia và thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu gạo bền vững.
Thứ tư , Bộ công thương cũng như các cơ quan có thẩm quyền cần chú trọng nghiên cứu đẩy mạng nhanh việc xây dựng và áp dụng các hệ thống tiêu chuẩn của Việt Nam sao cho hài hòa, phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế nhằm thực thi hiệu quả hiệp định EVFTA mà Việt Nam đã kí kês Bởi điều đó sẽ quyết định khả năng tạo ra rào cản, hạn chế đối với các sản phẩm, hàng hóa của Việt Nam, xây dựng những hàng rào kỹ thuật phù hợp với các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã kí kết.
Cuối cùng , Chính phủ cần tăng cường phổ biến thông tin về EVFTA nhằm tạo điều kiện để các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, cá nhân có lợi ích liên quan hiểu rõ hơn và có kiến thức về các cam kết có thể đưa ra trong EVFTA Đồng thời cũng đảm bảo chia sẻ các thông tin về EVFTA, các dự kiến điều chỉnh chính sách liên quan một cách hiệu quả giữa các bộ ngành, các cơ quan, địa phương và doanh nghiệp.
5.2.2 Hàm ý cho doanh nghiêp Để tận dụng những cơ hội từ EVFTA mang lại cho xuất khẩu gạo Việt Nam không chỉ từ phía chính phủ mà quan trọng hơn là các doanh nghiệp cần có những chiến lược phù hợp phát huy thế mạnh, hạn chế những khó khăn còn tồn tại.
Thứ nhất , doanh nghiệp cần chủ động tìm hiểu thông tin về những quy định quy tắc ưu đãi của EVFTA nhằm nâng cao hiểu biết, nắm vững những cam kết của thị trường Việt Nam và các thị trường đối tác quan tâm từ đó triển khai những chiến lược phù hợp để tận dụng những cơ hội từ EVFTA.
Thứ hai , một trong những thách thức lớn đối với mặt hàng gạo Việt Nam đó chính là chất lượng sản phẩm Vì vậy để giải quyết vấn đề này các doanh nghiệp Việt Nam cần quan tâm nhiều hơn tới việc nâng cao chất lượng sản phẩm, sử dụng nhiều hơn các công nghệ tiên tiến hiện đại Nâng cao quy trình sản xuất, chất lượng, đảm bảo thực hiện theo các quy trình tiêu chuẩn và an toàn bằng việc hỗ trợ và đào tạo người nông dân về kỹ thuật canh tác, áp dung các kỹ thuật mới trong việc chọn lọc giống cây, quản lí chặt chẽ quy trình canh tác, chăm sóc cây.
Thứ ba , doanh nghiệp cần phối hợp với địa phương chặt chẽ hơn nữa trong việc xây dựng chuỗi giá trị ngành hàng lúa gạo Triển khai các chương trình, hoạt động giao thương, quảng bá sản phẩm, thương hiệu Gạo Việt Nam, xúc tiến thương mại gạo phù hợp với tình hình mới để nâng cao giá trị sản phẩm gạo của Việt Nam.
Trong chương này, nhóm nghiên cứu đã chỉ ra cơ hội và thách thức cho doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam Đồng thời đề xuất một số giải pháp đối với Nhà Nước,doanh nghiệp nhằm nâng cao giá trị xuất khẩu gạo Việt Nam.
[1] An Châu, “Việt Nam được lợi gì sau 3 năm thực thi EVFTA ?,”
Ministry of industry and trade of the socialist republic of Vietnam,2023.
[2] Luật sư Tô Thị Phương Dung, “ Minh Khuê,” Công ty Luật TNHH
Minh Khuê, 7 6 2022 [Trực tuyến] Available: https://luatminhkhue.vn/cac-hinh-thuc-xuat-khau-ma-ban-can-biet.aspx.
[3] Lê Ngọc Hồng, “Hiệp định EVFTA là gì? Nội dung, tinh thần và cam kết của hiệp định?,” Luật Dương Gia, [Trực tuyến] Available: https://luatduonggia.vn/hiep-dinh-evfta-la-gi-noi-dung-tinh-than-hiep- dinh-va-cam-ket-cua-cac-ben/.
[4] Bùi Tuấn An, “Hội nhập là gì? Vì sao phải hội nhập khu vực, hội nhập quốc tế?,” Công ty Luật TNHH Minh Khuê, 1 12 2022 [Trực tuyến]. Available: https://luatminhkhue.vn/hoi-nhap-la-gi.aspx.
[5] C t L ACC, “Hội nhập là gì? Những điều cần biết về hội nhập [Chi tiết 2024],” ACC Group, 2024 [Trực tuyến] Available: https://accgroup.vn/hoi-nhap-la-gi.
[6] Mạnh Hùng, “Hội nhập quốc tế góp phần khẳng định và nâng cao vị thế của Việt Nam,” 23 4 2019 [Trực tuyến] Available: https://dangcongsan.vn/thoi-su/hoi-nhap-quoc-te-gop-phan-khang-dinh-va- nang-cao-vi-the-cua-viet-nam-520171.html.
[7] Pth, “Các lý thuyết về thương mại quốc tế,” Học làm kế toán, 25 11
2022 [Trực tuyến] Available: https://www.hoclamketoan.com/cac-ly- thuyet-ve-thuong-mai-quoc-te/.
[8] Luật sư Lê Minh Trường, “Học thuyết về lợi thế tương đối (lợi thế so sánh) của David Ricardo,” Công ty Luật TNHH Minh Khuê, 14 8 2023. [Trực tuyến] Available: https://luatminhkhue.vn/hoc-thuyet-ve-loi-the- tuong-doi-loi-the-so-sanh-cua-david-ricardo.aspx#2-quan-diem-chinh-cua- hoc-thuyet-cua-david-ricardo.