1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu gạo của việt nam sang các nước asean

56 6 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 56
Dung lượng 0,94 MB

Nội dung

Mục tiêu chung Mục tiêu chung của nghiên cứu là xác định mô hình và lượng hóa sự tác động của các yếu tố đến xuất khẩu gạo phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam, kết hợp với phân tí

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN NĂM HỌC 2023 - 2024

TÊN ĐỀ TÀI:

NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM SANG CÁC NƯỚC ASEAN

Sinh viên thực hiện :

Nguyễn Thị Hồng Ngọc Lớp: K57EK1 Nguyễn Vũ Yến Nhi Lớp: K57EK1

Người hướng dẫn : Th.S Nguyễn Ngọc Diệp

Hà Nội, 2024

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Nhóm sinh viên thực hiện đề tài nghiên cứu bao gồm 4 sinh viên Nguyễn Ngọc Mai, Vũ Khánh Linh, Nguyễn Vũ Yến Nhi, Nguyễn Thị Hồng Ngọc thuộc khoa Kinh tế và kinh doanh quốc tế Nhóm chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến Thạc sĩ Nguyễn Ngọc Diệp, cô đã luôn tận tình hướng dẫn, giúp đỡ chúng em trong suốt quá trình thực hiện bài nghiên cứu Đồng thời, cô cũng đã giúp chúng em có thêm nhiều kiến thức, kĩ năng để làm bài nghiên cứu khoa học một cách chỉn chu, hoàn thiện và ứng dụng vào những bài thảo luận trên lớp cũng như khóa luận tốt nghiệp sau này

Tuy nhiên, bài nghiên cứu vẫn không thể tránh khỏi sai sót nên nhóm chúng em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp để nhóm có thể hoàn thiện bài nghiên cứu

Nhóm nghiên cứu xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 1 tháng 3 năm 2024 Nhóm nghiên cứu

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Nhóm nghiên cứu xin cam đoan tất cả những nội dung trong bài báo cáo nghiên cứu khoa học này hoàn toàn độc lập do nhóm tự nghiên cứu và hoàn thiện dưới sự hướng dẫn của Thạc Sĩ Nguyễn Ngọc Diệp, không sao chép từ bất cứ bài luận văn nào trước đây Bài nghiên cứu được thực hiện dựa trên cơ sở nghiên cứu các lý thuyết, các dữ liệu có liên quan đến các vấn đề về xuất khẩu gạo của Việt Nam sang các nước khu vực ASEAN Bài nghiên cứu cũng được trích nguồn rõ ràng, từ các nguồn uy tín

Hà Nội, ngày 1 tháng 3 năm 2024 Nhóm nghiên cứu

Trang 4

1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2

1.2.1 Mục tiêu chung 2

1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2

1.3 Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan 2

1.3.1 Các công trình nghiên cứu trong nước: 2

1.3.2 Các công trình nghiên cứu nước ngoài 5

1.4 Đối tượng nghiên cứu 7

1.5 Phạm vi nghiên cứu 7

1.6 Phương pháp và quy trình nghiên cứu: 8

1.6.1 Phương pháp thu thập dữ liệu 8

1.6.2 Phương pháp tiếp cận, mô hình và quy trình nghiên cứu 9

1.6.3 Phương pháp phân tích số liệu: 12

1.7 Đóng góp mới của nghiên cứu 12

1.8 Kết cấu đề tài 13

CHƯƠNG 2 14

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XUẤT KHẨU GẠO VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM SANG ASEAN 14

2.1 Cơ sở lý luận về xuất khẩu 14

2.1.1 Một số khái niệm 14

2.1.2 Các hình thức xuất khẩu 14

2.2 Cơ sở lý luận về xuất khẩu gạo 19

2.2.1 Khái niệm gạo 19

2.2.2 Phân loại gạo xuất khẩu 19

2.2.3 Đặc điểm của mặt hàng gạo xuất khẩu của Việt Nam 21

Trang 5

2.2.5 Vai trò của xuất khẩu gạo 22

2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu gạo của Việt Nam sang ASEAN 24CHƯƠNG 3 26

TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM VÀ THỊ TRƯỜNG ASEAN 26

3.1 Tổng quan về tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam 26

3.1.1 Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu gạo Việt Nam 26

3.1.2 Thị trường xuất khẩu mặt hàng gạo Việt Nam 28

3.1.3 Đối thủ cạnh tranh đối với mặt hàng gạo Việt Nam 29

3.2 Tổng quan về thị trường gạo các nước ASEAN 31

3.2.1 Giới thiệu các nước ASEAN 31

3.2.2 Thị hiếu và xu hướng tiêu thụ 31

3.3 Tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam sang ASEAN giai đoạn 2003-202233 3.3.1 Về kim ngạch xuất khẩu 33

3.4.2 Thảo luận kết quả nghiên cứu: 39

3.4.3 Phân tích kết quả nghiên cứu: 40

CHƯƠNG 4 42

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 42

4.1 Kết luận 42

4.1.1 Những điểm mạnh của mặt hàng gạo Việt Nam 42

4.1.2 Những điểm yếu và nguyên nhân điểm yếu của mặt hàng gạo Việt Nam42

Trang 6

DANH MỤC BẢNG, HÌNH

Bảng 1 1 Nguồn dữ liệu nghiên cứu 8

Bảng 1 2 Phân loại các mặt hàng gạo xuất khẩu của Việt nam 20

Bảng 1 3 Tóm tắt nguồn dữ liệu sử dụng trong mô hình 25

Bảng 1 4 Sản lượng và giá trị xuất khẩu mặt hàng gạo giai đoạn 2003-2022 26

Bảng 1 5 Cơ cấu các mặt hàng gạo xuất khẩu của Việt Nam sang ASEAN 35

Bảng 1 6 Kết quả nghiên cứu thực nghiệm 39

Hình 1 1 Mô hình trọng lực trong thương mại quốc tế 11

Hình 1 2 Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu mặt hàng gạo giai đoạn 2003-2022 27

Hình 1 3.Cơ cấu thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam năm 2022 28

Hình 1 4 Sản lượng xuất khẩu gạo các nước 29

Hình 1 5 Kim ngạch xuất khẩu gạo các nước 30

Hình 1 6 Kim ngạch nhập khẩu gạo Việt Nam của các nước ASEAN 32

Hình 1 7.Kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam sang các nước ASEAN 33

Trang 7

DANH MỤC TÊN VIẾT TẮT

STT Từ viết tắt Nguyên nghĩa Tiếng Anh Nguyên nghĩa Tiếng Việt

1 ASEAN Association of Southeast

Asian Nations Hiệp hội các nước Đông Nam Á 2 GDP Gross domestic product

Tổng sản phẩm quốc nội

Food and Agriculture Organization of the United Nations

Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc

4 IMF International Monetary Fund Quỹ Tiền tệ Quốc tế

5 UNCTAD United Nations Conference on Trade and Development

Hội nghị Liên Hợp Quốc về Thương mại và Phát triển 6 WTO World Trade Organization Tổ chức thương mại thế giới 7 USD United States dollar Đồng Đô la Mỹ

8 IFS Internetional Food

Standards Tiêu chuẩn Thực phẩm Quốc tế

10 COMESA Common Market for Eastern

and Southern Africa Thị trường chung Đông và Nam Phi 11 EAC The East African

13 OLS Ordinary Least Squares Phương pháp bình phương 14 PPML Poisson Pseudo Maximum

Trang 8

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Với việc mở cửa, ký kết nhiều hiệp định thương mại và thay đổi trong khâu quản lý sản xuất, Việt Nam đã đạt được nhiều kỷ lục mới trong tăng trưởng xuất khẩu Giai đoạn 2003-2022, kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng cao, giá trị xuất khẩu tăng gần 18,5 lần, từ 20,1 tỷ USD lên 371,3 tỷ USD (Tổng cục thống kê 2003; 2022) Việt Nam có đa dạng mặt hàng xuất khẩu, đặc biệt các mặt hàng như giày dép, dệt may và linh kiện điện tử luôn có tốc độ tăng trưởng cao Xuất khẩu nông sản và thủy sản vẫn duy trì đà tăng trưởng ổn định Đặc biệt, một trong những sản phẩm xuất khẩu quan trọng của nông sản Việt Nam - gạo, mặc dù không phải là sản phẩm xuất khẩu chủ lực, kim ngạch xuất khẩu chiếm tỷ trọng chưa cao nhưng được đánh giá cao về sự tăng trưởng ổn định và đạt được nhiều bước tiến đáng kể trong gần 20 năm (giai đoạn từ 2003 - 2022)

Theo Bộ công thương, tổng kim ngạch xuất khẩu gạo trong năm 2022 đạt 7,1 triệu tấn với trị giá 3,46 tỷ USD (Tổng cục Hải quan, 2022), Việt Nam trở thành quốc gia đứng thứ 3 trên thế giới về xuất khẩu gạo Theo số liệu của Tổng Cục Thống Kê, sản phẩm ngành lúa gạo Việt Nam đã xuất khẩu đến hơn 135 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới Đặc biệt, các quốc gia thuộc khu vực ASEAN như Philippines, Malaysia, Indonesia, Singapore, Brunei, Lào… luôn là một trong những quốc gia đứng đầu về nhập khẩu và tiêu thụ gạo Việt Nam Tuy nhiên, trong bối cảnh hầu hết các nước ASEAN đều có những thay đổi “không nhỏ” về nhu cầu và điều kiện nhập khẩu gạo, Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức và sự cạnh tranh cao Giá trị xuất khẩu gạo của Việt Nam vẫn chưa đạt được nhiều kết quả đáng chú ý so với tiềm năng thực tế và dư địa tăng trưởng của thị trường này

Đến nay, đã có nhiều nghiên cứu tìm hiểu các nhân tố tác động đến xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường ASEAN Tuy nhiên, các nghiên cứu chuyên sâu về ứng dụng mô hình trọng lực để phân tích tình hình xuất khẩu lúa gạo của Việt Nam sang thị trường này còn khá hạn chế Hầu hết các nghiên cứu chỉ mới tập trung vào các yếu tố và giải pháp liên quan đến chính sách của Chính Phủ, năng lực lao động, và đổi mới công nghệ Mặt khác, những nghiên cứu tập trung vào các yếu tố vĩ mô như GDP, dân số, khoảng cách địa lý còn khá hạn chế… Dưới góc độ nghiên cứu, cho đến hiện nay, Việt Nam chưa có nhiều nghiên cứu định lượng nghiên cứu về các yếu tố tác động đến xuất khẩu gạo Việt Nam thông qua mô hình trọng lực

Căn cứ vào những yêu cầu về thực tiễn và nghiên cứu nêu trên, nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường ASEAN” chỉ ra và lượng hóa

Trang 9

mặt thực tiễn, vừa có ý nghĩa về mặt khoa học Kết quả nghiên cứu định lượng sẽ là nền tảng cho việc xây dựng các giải pháp nhằm thúc đẩy kim ngạch xuất khẩu của ngành gạo Việt Nam sang thị trường ASEAN

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu chung

Mục tiêu chung của nghiên cứu là xác định mô hình và lượng hóa sự tác động của các yếu tố đến xuất khẩu gạo phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam, kết hợp với phân tích thực trạng sản xuất và xuất khẩu gạo Việt Nam để xây dựng hệ thống giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu gạo sang thị trường ASEAN trong thời gian tới

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

Từ mục tiêu chung của đề tài, 04 mục tiêu cụ thể được xác định cần thực hiện như sau: Xây dựng mô hình lý thuyết về các yếu tố tác động đến xuất khẩu gạo của Việt Nam dựa trên nghiên cứu nền tảng lý thuyết, tổng quan nghiên cứu và điều kiện thực tiễn của Việt Nam

Lượng hóa, kiểm định và xác định mô hình các yếu tố tác động đến xuất khẩu gạo của Việt Nam, từ đó bổ sung các yếu tố tác động đến xuất khẩu gạo trong điều kiện thực tiễn của Việt Nam

Phân tích thực trạng sản xuất và xuất khẩu gạo Việt Nam, qua đó đánh giá thành tựu và hạn chế cũng như nguyên nhân của hạn chế làm cơ sở để kết hợp với kết quả nghiên cứu định lượng nhằm đề xuất các giải pháp phát triển

Xây dựng các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạo của Việt Nam sang ASEAN trong thời gian tới dựa trên cơ sở kết quả mô hình và điều kiện thực tiễn của sản xuất, xuất khẩu gạo của Việt Nam

1.3 Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan 1.3.1 Các công trình nghiên cứu trong nước:

Việc phân tích và đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến các xuất khẩu gạo của Việt Nam sang ASEAN có ý nghĩa quan trọng đối với Việt Nam Do đó, đây cũng là đề tài nhận được nhiều sự quan tâm và được nhiều công trình nghiên cứu Tại Việt Nam, các công trình nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu mặt hàng này khá phong phú, trong đó có thể kể đến như:

Bài nghiên cứu: “Các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu gạo Việt Nam sang thị trường ASEAN: Kết quả phân tích bằng mô hình trọng lực” của Trần Thị Bạch Yến và Trương Thị

Thanh Thảo, Tạp chí THE UHD-CTU ANNUAL ECONOMICS AND BUSINESS CONFERENCE PROCEEDINGS, 2017 Bài viết sử dụng mô hình trọng lực để phân tích các yếu tố tác động đến kim ngạch xuất khẩu gạo sang thị trường ASEAN trong giai đoạn

Trang 10

2000-2015 Thông qua kết quả nghiên cứu từ mô hình, nhóm tác giả đã chỉ ra được các yếu tố Tổng sản phẩm quốc nội Việt Nam (GDP), Khoảng cách địa lý, Lạm phát của Việt Nam, Diện tích đất trồng lúa của Việt Nam có ảnh hưởng tích cực, cùng chiều đến giá trị kim ngạch gạo xuất khẩu của Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu Trái lại, các yếu tố khoảng cách kinh tế có tác động ngược chiều với giá trị kim ngạch xuất khẩu gạo trong giai đoạn 2000-2015 Dựa trên kết quả nghiên cứu, bài viết đã đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường ASEAN trong giai đoạn tiếp theo

Bài nghiên cứu: “Determinants of Vietnamese Product Export to Asean Members” của

Tác giả Trần Lan Hương, đăng trên “Journal of Economics and Development”, 2017 Bài viết sử dụng mô hình lực hấp dẫn để điều tra và phân tích các yếu tố quyết định xuất khẩu sang các nước ASEAN trong khoảng thời gian 19 năm, từ 1997 đến 2015 Kết quả cho thấy rằng sự gia tăng GDP của Việt Nam và của các nước đối tác, tổng dân số Việt Nam và dân số của các nước nhập khẩu, sự thay đổi của tỷ giá hối đoái thực, tỷ giá hối đoái tự do khu vực các hiệp định thương mại mà Việt Nam đã ký kết, yếu tố có đường biên giới chung và yếu tố không giáp biển với nước nhập khẩu đều có ảnh hưởng khác nhau đến xuất khẩu các nhóm sản phẩm khác nhau của Việt Nam

Bài nghiên cứu: “An Analysis of Factors Influencing Rice Export in Vietnam Based on Gravity Model” của tác giả Bùi Thị Hồng Hạnh và Qiting Chen, Journal of the Knowledge Economy, 2015 Nhóm tác giả cho rằng Gạo xuất khẩu của Việt Nam tăng nhanh về mặt giá trị tuy nhiên giá trị xuất khẩu không cao và tăng chậm, chưa đảm bảo lợi ích và thu nhập cho nông dân Việt Nam Điều này làm cho xuất khẩu gạo của Việt Nam chưa hiệu quả, thiếu bền vững và không ổn định Để mô tả các quá trình liên quan đến các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu gạo ở Việt Nam, tác giả nghiên cứu này đã sử dụng mô hình trọng lực với thời gian nghiên cứu từ năm 2004 đến 2013 tập trung nghiên cứu các yếu tố vĩ mô như GDP, dân số, thu nhập bình quân, giá xuất khẩu, tỷ giá hối đoái và khoảng cách địa lý giữa các quốc gia thành viên ASEAN và Việt Nam Kết quả cho thấy yếu tố tác động lớn nhất đến xuất khẩu gạo của Việt Nam là tổng sản phẩm quốc nội (GDP); sau đó là các yếu tố giá cả, dân số và tỷ giá hối đoái Khoảng cách địa lý hầu như không có tác động đến xuất khẩu gạo

Bài nghiên cứu: “Mô hình nghiên cứu các nhân tố tác động đến giá trị xuất khẩu mặt hàng gạo của Việt Nam” của Phan Thanh Tùng, đăng trên Tạp chí Công Thương, 2022 sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính đi vào nghiên cứu 5 yếu tố ảnh hưởng đến việc xuất khẩu gạo của Việt Nam giai đoạn từ năm 2007 - 2021 là: Năng suất lúa, Chỉ số giá tiêu dùng, Diện tích gieo trồng, Sản lượng trong nước, Thu nhập bình quân đầu người Kết quả cho thấy có 4 nhân tố tác động đến giá trị xuất khẩu gạo của Việt Nam, đó là: Năng suất lúa; Diện tích gieo

Trang 11

Thu nhập bình quân đầu người có tác động nghịch chiều đến giá trị xuất khẩu gạo của Việt Nam; nghiên cứu chỉ ra rằng giá trị xuất khẩu gạo của Việt Nam không phụ thuộc vào Chỉ số giá tiêu dùng

Bài nghiên cứu “Phân tích các yếu tố tác động đến kim ngạch xuất khẩu gạo Việt Nam - Tiếp cận theo mô hình trọng lực” của ThS Vũ Anh Linh Duy, đăng trên Tạp chí Quản lý Nhà nước, 2023 Nghiên cứu sử dụng dữ liệu bảng cân bằng với 50 quốc gia nhập khẩu gạo Việt Nam trong giai đoạn 2001 – 2021, tiếp cận theo mô hình trọng lực với biến phụ thuộc có phân phối nhị thức âm Thông qua các mô hình hồi quy cùng với các tiêu chuẩn lựa chọn mô hình đã chọn được mô hình thích hợp để phân tích đó là NB-FEM Kết quả nghiên cứu cho thấy, các biến dân số của Việt Nam, biến tham gia ASEAN và độ mở thương mại có ảnh hưởng tích cực, thúc đẩy kim ngạch xuất khẩu gạo Việt Nam, trong khi các biến GDP Việt Nam, khoảng cách địa lý, dân số nước đối tác lại có ảnh hưởng tiêu cực đến kim ngạch xuất khẩu gạo Việt Nam

Bài nghiên cứu “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới giá trị xuất khẩu chè của Việt Nam: Phương pháp tiếp cận bằng mô hình trọng lực” của Đỗ Thị Hương, Nguyễn Thị Thơ, đăng trên Tạp chí Kinh tế và Phát triển, 2021 Nghiên cứu xây dựng mô hình và phân tích nhân tố ảnh hưởng tới giá trị xuất khẩu chè của Việt Nam dựa trên các mô hình trọng lực cấu trúc của Anderson, Van Wicoop và Yotov bằng phương pháp ước lượng PPML Kết quả từ nghiên cứu cho thấy các nhân tố có ảnh hưởng tích cực đến giá trị xuất khẩu chè Việt Nam là: Sản lượng sản xuất chè của Việt Nam, số đơn xin cấp bằng sáng chế của cư dân Việt Nam, ban hành quy trình sản xuất Vietgap của Việt Nam, dân số nước nhập khẩu, sản lượng nhập khẩu chè của nước nhập khẩu, biên giới chung, tỷ giá hối đoái của đồng tiền nước nhập khẩu so với VND, tư cách thành viên WTO của Việt Nam, tư cách thành viên ASEAN của nước nhập khẩu, tư cách thành viên EU của nước nhập khẩu, và sự khác biệt yếu tố tài trợ Các biến có ảnh hưởng tiêu cực đến giá trị xuất khẩu chè Việt Nam là: Thu nhập bình quân đầu người của nước nhập khẩu, quốc gia nhập khẩu chè có phải là quốc gia trồng chè hay không, sản lượng sản xuất chè của thế giới, khoảng cách địa lý, hiệp định thương mại được ký kết giữa Việt Nam và nước nhập khẩu, số hiệp định thương mại được ký kết giữa nước nhập khẩu và các nhà cung cấp khác Kết quả thu được từ nghiên cứu có thể sử dụng để ước tính tiềm năng xuất khẩu chè của Việt Nam và cung cấp thông tin cho các nhà hoạch định chính sách đưa ra các giải phảp đẩy mạnh xuất khẩu chè Việt Nam

Bài nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu hạt điều của Việt Nam sang châu Âu theo mô hình trọng lực” của TS Trần Thị Bích Nhung và Dương Quốc Hòa, Tạp Chí Công Thương, 2022 vận dụng mô hình trọng lực để nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu hạt điều của Việt Nam sang thị trường EU Bài viết sử dụng dữ liệu bảng gồm 240

Trang 12

quan sát trong giai đoạn từ 2005 đến 2020, giữa Việt Nam và 15 nước đối tác nhập khẩu thuộc khu vực EU Kết quả nghiên cứu cho thấy: quy mô dân số Việt Nam có ảnh hưởng lớn nhất tới kim ngạch xuất khẩu hạt điều Việt Nam đến EU, tiếp đến là tỷ giá hối đoái thực, GDP quốc gia nhập khẩu và sự gia nhập WTO

Bài nghiên cứu “Các yếu tố tác động đến xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang các nước Đông Á: tiếp cận từ mô hình trọng lực” TS Ngô Ngân Hà, Tạp Chí Kinh tế và Dự báo (2024) Nghiên cứu này sử dụng phương pháp tác động cố định (Fixed Effect - FE) và áp dụng dữ liệu bảng (Panel data) dựa trên tiếp cận từ mô hình trọng lực (gravity model) để phân tích tác động của tổng sản phẩm trong nước (GDP), tổng dân số, khoảng cách địa lý, tỷ giá hối đoái đến xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang các nước Đông Á trong giai đoạn 2003-2022 Kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho thấy, GDP, tổng dân số, khoảng cách địa lý làm tăng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang các nước Đông Á Trong khi đó, tỷ giá hối đoái có tác động làm giảm kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sang các quốc gia này Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, tác giả đề xuất hàm ý chính sách nhằm tăng cường xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang các nước Đông Á trong thời gian tới

1.3.2 Các công trình nghiên cứu nước ngoài

Gökhan UZEL và Serkan GÜRLÜK (2019) trong bài nghiên cứu "Turkey's agriculture export: an application of gravity model” đã áp dụng lý thuyết mô hình trọng lực để nghiên cứu các yếu tố tác động lên xuất khẩu ngành nông nghiệp ở Thổ Nhĩ Kỳ Để kiểm chứng cho lý thuyết này, ông đã sử dụng số liệu lấy từ FAO, IMF và UNCTAD về xuất khẩu nông sản, GDP, dân số của Thổ Nhĩ Kỳ và 16 quốc gia đối tác cùng với khoảng cách giữa Thổ Nhĩ Kỳ và các nước đối tác, sản lượng nông sản và tỷ lệ tiêu thụ protein theo đầu người giai đoạn 2001-2018 kết hợp với mô hình tác động cố định- tác động ngẫu nhiên để xác định xem yếu tố nào có ảnh hưởng đến tổng xuất khẩu nông sản ở nước này Các kết quả thực nghiệm cho thấy, trong khi GDP và dân số có tác động tích cực lên tổng giá trị xuất khẩu nông sản thì khoảng cách có tác động tiêu cực, tức là khoảng cách giữa quốc gia nhập khẩu và Thổ Nhĩ Kỳ càng xa thì giá trị nông sản xuất khẩu đến quốc gia đó càng thấp Sản lượng và tỷ lệ tiêu thụ protein tính theo đầu người cũng cho thấy các tác động cùng chiều lên xuất khẩu, khi hai chỉ số này tăng, tổng giá xuất khẩu nông sản của Thổ Nhĩ Kỳ cũng tăng

Saleh Shahriar, Lu Qian và Sokvibol Kea (2019) trong bài nghiên cứu "Determinant of Export in China's meat industry: an gravity analysis" cũng đã áp dụng thành công mô hình trọng lực khi tìm hiểu các nhân tố ảnh hướng đến xuất khẩu thịt ở Trung Quốc Với dữ liệu về xuất khẩu thịt của Trung Quốc đến 31 quốc gia khác nhau trên thế giới, dữ liệu về tổng sản phẩm quốc nội, thu nhập bình quân đầu người, tỷ giá hối đoái, khoảng cách địa lý giữa Trung

Trang 13

và đường biên giới chung giai đoạn 1997-2016 được lấy từ các nguồn dữ liệu IMF, World Bank, UN Comtrade, các tác giả đã tiến hành nghiên cứu thông qua phương pháp ước lượng tối đa hóa khả năng (PPML) Kết quả thực nghiệm cho thấy tổng sản phẩm quốc nội GDP, tỷ giá hối đoái, ngôn ngữ và diện tích quốc gia là những yếu tố có tác động đáng kể lên tổng giá trị xuất khẩu thịt ở Trung Quốc Ngoài ra, việc Trung Quốc tham gia vào WTO, sáng kiến "Belt & Road" và đường biên giới chung giữa Trung Quốc và các quốc gia nhập khẩu cũng có tác động tích cực lên việc xuất khẩu thịt lợn của nước này

Irwan Shah Zainal Abidin, Nor Aznin Abu Bakar và Rizaudin Sahlan (2013) trong bài nghiên cứu "Determinant of export between Malaysia and OIC countries: a gravity model approach" dựa trên lý thuyết mô hình trọng lực và áp dụng phương pháp ước lượng tác động có định, tác động ngẫu nhiên và Pool OLS để tiến hành tìm hiểu các nhân tố tác động lên xuất khẩu của Malaysia đến các nước OIC Tác giả đã sử dụng số liệu xuất khẩu của Malaysia đến các nước OIC cùng với GDP, thu nhập bình quân đầu người, khoảng cách địa lý, chỉ số tham nhũng, tỷ giá hối đoái, lạm phát và độ mở thương mại của Malaysia và các nước OIC giai đoạn 1997 đến 2009 được lấy từ IMF WorldBank và IFS Các kết quả ước lượng cho thấy quy mô nền kinh tế, mức độ mở cửa của nền kinh tế, tỷ lệ lạm phát và tỷ giá hối đoái là những yếu tố quyết định xuất khẩu của Malaysia sang các nước thành viên OIC Những kết quả này cho thấy tầm quan trọng của khoảng cách và thể chế trong việc gia tăng tổng sản lượng hàng hóa xuất khẩu giữa Malaysia và OIC

László ERDEY và Andrea PÖSTÉNYI (2016) trong nghiên cứu “Determinant of the export of Hungary: Trade theory and gravity model" cũng áp dụng lý thuyết mô hình trọng lực để tiến hành tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu của Hungary Các tác giả đã sử dụng số liệu về tổng giá trị xuất khẩu của Hungary đến 79 quốc gia khác, GDP của Hungary và các nước đối tác, khoảng cách địa lý, các nguồn lực sẵn có, nguồn lực con người, khác biệt về mật độ dân số, khác biệt vốn hiện vật tính trên 1 lao động, khác biệt về vốn đất đai tỉnh trên 1 lao động, các thông tin về đường hiện giới, các hiệp định thương mại tự do được lấy từ UNCTAD, IMF và UN Comtrade để nghiên cứu Bằng phương pháp ước lượng Pool OLS, ước lượng tác động ngẫu nhiên, tác động có định, các tác giả đã rút ra được kết luận rằng: Quy mô kinh tế, biên giới chung và các hiệp định thương mại tự do có tác động tích cực đáng kể về mặt thống kê đối với xuất khẩu của Hungary Trong khi đó, khoảng cách có dấu hiệu tác động tiêu cực lên xuất khẩu, tức là Hungary có xu hướng xuất khẩu nhiều hơn sang các quốc gia có các yếu tố tương tự về nguồn lực

Sok Vibol Kea và các cộng sự (2019) trong nghiên cứu "Factors Influencing Cambodian Rice Exports: An Application of the Dynamic Panel Gravity Model" đã dùng mô hình trọng lực như lý thuyết nền tảng cho bài nghiên cứu về các nhân tố tác động đến xuất

Trang 14

khẩu gạo của Campuchia Các tác giả đã lấy số liệu từ UNCTAD, WorldBank, CEPII và The Heritage Foundation hao gồm số liệu xuất khẩu gạo của Campuchia sang 40 quốc gia trên thế giới, số liệu về GDP, thu nhập bình quân đầu người, khoảng cách địa lý, tỷ giá hối đoái, diện tích đất nông nghiệp, tỷ lệ thuế trung bình, và các thông tin như thành viên WTO, EU, ASEAN, trong giai đoạn 1995- 2016 để tiến hành thực nghiệm Sau khi Kết quả cho thấy yếu tố lịch sử, tỷ giá hối đoái và cải cách ruộng đất nông nghiệp đã thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu gạo của Campuchia Thêm vào đó, cần mở rộng xuất khẩu sang các đối tác thương mại, đặc biệt là các nước EU, Trung Quốc và các nước ASEAN Thực nghiệm cũng cho thấy, suy thoái kinh tế có tác động tiêu cực đến xuất khẩu gạo của Campuchia,

Henry Tumwebaze Karamuriro và Wilfred Nahamya Karukuza (2015) trong bài nghiên cứu "Determinants of Uganda's Export Performance: A Gravity Model Analysis" sử dụng mô hình trọng lực để xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu của Uganda Dữ liệu được sử dụng trong bài nghiên cứu bao gồm số liệu xuất khẩu của Uganda đến các nước đối tác, thu nhập bình quân đầu người của Uganda và các quốc gia nhập khẩu, tỷ giá hối đoái, các thông tin về biên giới chung, ngôn ngữ, thành viên của COMESA, EAC giai đoạn 1980-2012 được thu thập từ IMF, UN Comtrade, World Bank và ngân hàng quốc gia Uganda Tác giả đã sử dụng bộ dữ liệu này kết hợp với phương pháp ước lượng tác động cố định, tác động ngẫu nhiên trong quá trình thực nghiệm Kết quả thực nghiệm cho thấy, các yếu tố quyết định xuất khẩu của Uganda bao gồm GDP, khoảng cách thu nhập của Uganda và các quốc gia nhập khẩu, thu nhập bình quân đầu người của nước nhập khẩu, tỷ giá hối đoái thực, ngôn ngữ chung và đường biên giới chung Nghiên cứu sâu hơn cho thấy, sự hình thành COMESA (Thị trường chung Đông và Nam Phi) và EAC (Cộng đồng Đông Phi) đã có những tác động tích cực đáng kể lên xuất khẩu của Uganda

1.4 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu gạo của Việt Nam sang ASEAN giai đoạn 2003-2022

1.5 Phạm vi nghiên cứu

Không gian nghiên cứu: Chủ yếu nghiên cứu trong phạm vi 9 nước ASEAN Thời gian nghiên cứu: Từ năm 2003-2022

Sản phẩm nghiên cứu: Nghiên cứu mặt hàng Gạo của Việt Nam thuộc nhóm HS 1006 Về thực trạng các yếu tố ảnh hưởng, nghiên cứu các yếu tố chính: GDP nước nhập khẩu, dân số nước nhập khẩu, diện tích đất trồng nước nhập khẩu, Độ mở thương mại, lạm phát nước nhập khẩu

Thời gian thực hiện: 26/8/2023 - 26/2/2024

Trang 15

1.6 Phương pháp và quy trình nghiên cứu: 1.6.1 Phương pháp thu thập dữ liệu

Để thực hiện được mục đích nghiên cứu của đề tài, nhóm thu nhập chủ yếu nguồn dữ liệu thứ cấp Dưới đây là bảng nguồn dữ liệu thứ cấp mà nhóm lựa chọn

Bảng 1.1: Nguồn dữ liệu nghiên cứu

Kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam sang nước i trong năm t (USD)

Cơ sở dữ liệu thương mại của Liên Hợp Quốc (UN Comtrade)

𝐺𝐷𝑃𝑖𝑡 GDP của nước nhập khẩu gạo của Việt Nam năm t (USD)

Dữ liệu của Ngân hàng Thế giới (World Bank)

Lạm phát của quốc gia i nhập khẩu gạo của Việt Nam năm t

𝐿𝐴𝑁𝐷𝑖𝑡 Diện tích đất trồng lúa của nước nhập khẩu i năm t (ha)

Dữ liệu của Ngân hàng Thế giới

Báo cáo và nghiên cứu của Chính phủ, địa phương và các tổ chức có liên quan đến xuất nhập khẩu gạo của Việt Nam từ các website như: https://moit.gov.vn/ - Bộ Công Thương Việt Nam hay https://wtocenter.vn/ - Trung tâm WTO

Dữ liệu về kim ngạch xuất khẩu mặt hàng gạo của Việt Nam được thu thập từ ITC (Trademap.org)

Trang 16

Dữ liệu được sử dụng trong mô hình được trích xuất từ các nguồn liên kết: Cơ sở thống kê dữ liệu thương mại của Liên Hợp Quốc (UN’s COMTRADE), Trade Map, thuế nhập khẩu được thu thập từ UNCTAD, Đồng thời nghiên cứu sử dụng hệ thống phân loại HS của Tổ chức Hải quan thế giới

1.6.2 Phương pháp tiếp cận, mô hình và quy trình nghiên cứu

Về phương pháp tiếp cận: Phương pháp tiếp cận của bài nghiên cứu là phương pháp định lượng Phương pháp được thực hiện bằng cách chạy mô hình trọng lực và có những kiểm định phù hợp trên chương trình Stata để xác định sự phù hợp và mức độ tác động của các yếu tố đối với xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường ASEAN Từ đó, nhóm tiến hành thảo luận và đề xuất các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạo của Việt Nam sang ASEAN

Về mô hình nghiên cứu: Mô hình trọng lực

Trong nghiên cứu về hoạt động xuất nhập khẩu hay mối quan hệ giao thương giữa các quốc gia, có nhiều lý thuyết và mô hình nghiên cứu khác nhau, trong đó mô hình trọng lực được sử dụng khá rộng rãi và được xem là một công cụ hữu hiệu trong việc giải thích chiều hướng và khối lượng thương mại giữa các nước

Mô hình trọng lực hay còn có tên gọi khác là mô hình lực hấp dẫn - Gravity Model là một mô hình kinh tế lượng được sử dụng phổ biến với mục đích đo lường dòng chảy thương mại giữa các quốc gia Mô hình trọng lực ban đầu bắt nguồn từ sự tương đồng và trực quan với Định luật vạn vật hấp dẫn của Isaac Newton Theo định luật này, lực hấp dẫn giữa hai vật thể tỷ lệ thuận với tích hai khối lượng của chúng và tỷ lệ nghịch với bình phương khoảng cách 𝑀𝑖, 𝑀𝑗 là khối lượng của hai vật 𝐷𝑖𝑗, là khoảng cách giữa hai vật G là hằng số

Mô hình trọng lực lần đầu tiên được giới thiệu bởi Tinbergan (1962) và Poyhonen (1963) (trích dẫn trong Mohamed và các cộng sự, 2014) để phân tích sự trao đổi thương mại quốc tế giữa các nền kinh tế châu Âu Dạng đơn giản nhất của mô hình trọng lực mô tả mối liên hệ giữa kim ngạch xuất khẩu từ nước i (nước xuất khẩu) sang nước j (nước nhập khẩu) là X) với các yếu tố ảnh hưởng gồm quy mô nền kinh tế, thường được đo bằng GDP hoặc tổng

Trang 17

sản phẩm quốc gia (Gross National Product - GNP) của các quốc gia đó là 𝑌𝑖, 𝑌𝑗 và khoảng cách địa lý giữa hai nước là 𝐷𝑖𝑗, được thể hiện như sau:

𝑋𝑖𝑗 = 𝛽0𝑌𝑖𝛽1𝑌𝑗𝛽2𝐷𝑖𝑗𝛽3µ𝑖𝑗 Trong đó:

𝛽0 là hệ số chẵn

𝛽1, 𝛽2, 𝛽3 là hệ số hồi quy riêng của từng nhân tố có trong mô hình µ𝑖𝑗 là sai số của mô hình

Để chuyển đổi thành một công thức tuyến tính sử dụng trong phân tích kinh tế lượng, ta tiến hành logarit cả hai về của phương trình và thu được phương trình mới có dạng:

Theo mô hình này, quy mô của hai nền kinh tế và khoảng cách địa lý là các nhân tố tác động đến trao đổi thương mại của hai quốc gia: quy mô kinh tế của nước xuất khẩu xác định số lượng hàng hóa sản xuất ra, quy mô thị trường nước nhập khẩu thể hiện lượng hàng được tiêu thụ, khoảng cách giữa các quốc gia cho thấy tác động tiêu cực bởi khoảng cách càng lớn thì lực cản giao dịch càng lớn

Nghiên cứu của Linnemann H (1966) đã bổ sung biển dân số vào mô hình và chỉ ra nó có tác động tiêu cực đến trao đổi thương mại Sau đó, một số nghiên cứu (Brada và Mendez, 1985) lại cho rằng dân số có ảnh hưởng tích cực bởi khi quy mô dân số của nước nhập khẩu tăng lên dẫn đến nhu cầu về sử dụng hàng hóa tăng, thúc đẩy giao thương giữa các quốc gia Theo các nghiên cứu thực nghiệm, trị giá xuất khẩu hàng hóa giữa hai nước còn có thể bị tác động bởi một số nhân tố khác như tỷ giá hối đoái (Wahyudi S & Anggita R, 2015), lịch sử (Krugman và Maurice, 2005), tham gia vào các hiệp định hoặc các tổ chức thương mại trên thế giới (Viorica E 2012), hàng rào thuế quan và phi thuế quan (Kang, 2014), các chính sách hỗ trợ của chính phủ (Harun và cộng sự, 2014), nước xuất khẩu và nhập khẩu dùng chung ngôn ngữ (Mohamed và các cộng sự, 2014)

Tóm lại, Đảo Ngọc Tiến (2010) đã chia các nhân tố tác động đến trao đổi thương mại theo mô hình trọng lực thành ba nhóm chính:

Nhóm nhân tố ảnh hưởng đến cung của nước xuất khẩu (thể hiện khả năng sản xuất): gồm quy mô nền kinh tế (GDP) và quy mô dân số

Nhóm nhân tố ảnh hưởng đến cầu của nước nhập khẩu (thể hiện sức tiêu thụ hàng hóa): gồm quy mô nền kinh tế (GDP) và quy mô dân số

Nhóm nhân tố hấp dẫn/cản trở: gồm chính sách hỗ trợ, điều hành xuất, nhập khẩu và khoảng cách giữa hai nước (thường được đo bằng khoảng cách địa lý và khoảng cách kinh tế)

Trang 18

Hình 1.1: Mô hình trọng lực trong thương mại quốc tế

Nguồn: Đào Ngọc Tiến (2010)

Bên cạnh đó, trong nhóm nhân tố hấp dẫn/cản trở, biển khoảng cách địa lý còn có thể được coi như một giải pháp thay thế cho chi phí giao dịch, các rủi ro trong vận chuyển hàng hóa và sự khác biệt về văn hóa, ngôn ngữ (Nguyễn Quỳnh Huy, 2018, tr 109)

Cả ba nhóm nhân tố trên đều giữ vai trò chủ đạo trong trao đổi thương mại, giúp thúc đẩy quá trình lưu thông, xuất nhập khẩu hàng hóa diễn ra hiệu quả hơn

Về quy trình nghiên cứu, cụ thể như sau:

Bước 1: Nghiên cứu tổng quan các nghiên cứu liên quan trong và ngoài nước;

Bước 2: Nghiên cứu và tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng đến luồng xuất khẩu của các quốc gia

Bước 3: Đánh giá lý tổng quan nghiên cứu, xây dựng mô hình nghiên cứu các yếu tố tác động đến xuất khẩu gạo của Việt Nam sang ASEAN và đề xuất các giả thuyết nghiên cứu; Bước 4: Xác định công cụ xử lý dữ liệu, xác định loại và nguồn dữ liệu, thu thập và xử lý các dữ liệu cho các biến theo mô hình nghiên cứu

Bước 5: Chạy mô hình kinh tế lượng, kiểm định mô hình để kiểm định các giả thuyết đặt ra trên chương trình Stata

Bước 6: Thu thập, phân tích các tài liệu về các yếu tố chính tác động lên xuất khẩu gạo sang ASEAN từ kết quả của mô hình định lượng

Bước 7: Thu thập, phân tích các tài liệu về thực trạng xuất khẩu hạt điều của Việt Nam để phân tích về sản xuất, xuất khẩu và lợi thế so sánh trong xuất khẩu gạo của Việt Nam sang

Trang 19

Bước 8: Thảo luận các kết quả nghiên cứu, đề xuất các giải pháp cho phát triển xuất khẩu gạo của Việt Nam sang ASEAN

1.6.3 Phương pháp phân tích số liệu:

Nghiên cứu sử dụng phần mềm STATA để ước lượng phương trình bằng phương pháp tối đa hóa khả năng (Poisson pseudo maximum likelihood - PPML)

Phương pháp ước lượng: PPML

PPML (Poison pseudo maximum likelihood) lần đầu được giới thiệu lần đầu bởi Gourieroux Monfort và Trognon năm 1984 Sau đó, Silva và Tenryno (2006 đã phát hiện ra rằng phương pháp PPML có thể xử lý các giá trị thương mại bằng 0 và các tham số hồi quy là các ước lượng không chệch Hơn nữa, PPML, với dữ liệu bảng có thể khắc phục sự sai lệch hệ số hồi quy và tính không đồng nhất của các quốc gia (Westherland và Wilhelmsen, 2011) PPML đã trở thành một trong những công cụ tiêu chuẩn trong tài liệu kinh tế quốc tế, được sử dụng rộng rãi để giải thích về thương mại và các dòng di chuyển thương mại

Một tính chất đặc biệt của phân phối Poisson là trung bình và phương sai của một biến theo phân phối Poisson là băng nhau (Cameron & Trivedi, 2010) Tính chất này, được gọi là phân tán bằng nhau (equidispersion) là một tính chất hạn chế của phân phối Poisson Tuy nhiên trong thực tế phương sai của các biến số đếm thường lớn hơn trung bình của nó, nhất là với dữ liệu về thương mại Tính chất này được gọi là quá phân tán (overdispersion)

Mô hình PPML phù hợp là do đặc tính của mô hình bao gồm các dữ liệu bất biến theo thời gian như khoảng cách, cùng với nhiều quốc gia trong một số năm không nhập khẩu gạo Việt Nam nên giá trị xuất khẩu gạo sang các thị trường này bằng “0” khiến cho việc ước lượng bằng phương trình tuyến tính logarit thông thường sẽ bắt buộc loại bỏ các giá trị 0 Nếu bỏ đi những quan sát bằng 0 này có thể làm mất đi nhiều thông tin quan trọng và dẫn đến sai lệch lớn trong đo lường (Piermartini & Yotov 2016)

Bên cạnh đó, phương pháp PPML yêu cầu giả định ban đầu ít hơn và kết quả diễn giải cũng tương tự như OLS hay GLS

1.7 Đóng góp mới của nghiên cứu

Đề tài sẽ đóng góp vào khoảng trống nhỏ của nghiên cứu về dòng chảy thương mại Việt Nam, cũng như đưa ra cơ sở lý luận khoa học và có những ứng dụng thực tiễn cho những cơ quan quản lý, các nhà quản trị doanh nghiệp … có cách nhìn tổng quát về thực trạng hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường ASEAN, từ đó có những giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu gạo cho các doanh nghiệp xuất khẩu gạo của Việt Nam và có cơ sở để hoạch định các chiến lược xuất nhập khẩu gạo vào thị trường này trong thời gian tới

Trang 20

1.8 Kết cấu đề tài

Ngoài phần mở đầu, mục lục, kết luận và các mục danh mục bảng biểu, danh mục sơ đồ hình vẽ, danh mục những từ viết tắt, tài liệu tham khảo, phụ lục; kết cấu của bài nghiên cứu được chia thành 4 phần như sau:

Chương I: Giới thiệu

Nhóm nghiên cứu nêu lên lý do, cách ứng dụng mô hình trọng lực, mục tiêu mà nghiên cứu này sẽ thực hiện Qua đó giúp người đọc hiểu một cách tổng quan nội dung và các bước tiếp theo mà nghiên cứu sẽ thực hiện để đạt được những mục tiêu đó

Chương II: Cơ sở lý luận về tác động của xuất khẩu gạo và nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu gạo của Việt Nam sang ASEAN

Trình bày những cơ sở lý luận về xuất khẩu, xuất khẩu gạo, đưa ra được các nhân tố ảnh hưởng đến nó để đi sâu vào phân tích biến động và xác định ảnh hưởng của các nhân tố đến kim ngạch xuất khẩu gạo Việt Nam giai đoạn 2003 – 2022 ở chương tiếp theo

Chương III: Tổng quan về tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam và thị trường ASEAN

Bài nghiên cứu phân tích tổng quan tình hình xuất khẩu gạo, thị trường và đối thủ cạnh tranh của Việt Nam Thực hiện phân tích thống kê mô tả các yếu tố ảnh hưởng đến kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường ASEAN thông qua ước lượng mô hình trọng lực của xuất khẩu gạo Việt Nam bằng phương pháp PPML

Chương IV: Kết luận và kiến nghị các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường ASEAN

Dựa trên những đánh giá và kết luận về các yếu tố ảnh hưởng đến kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường ASEAN chương 4 đưa ra những kết luận và kiến nghị nâng cao kim ngạch xuất khẩu gạo Việt Nam sang ASEAN trong những năm tới

Trang 21

CHƯƠNG 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XUẤT KHẨU GẠO VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM SANG ASEAN

2.1 Cơ sở lý luận về xuất khẩu 2.1.1 Một số khái niệm

Theo Điều 28, Luật Thương mại 2005, “Xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hóa được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam

Một định nghĩa khác về xuất khẩu được đưa ra trong giáo trình Thương mại quốc tế của Feenstra and Taylor (2010) đó là ”Các quốc gia mua và bán hàng hóa, dịch vụ từ nhau Xuất khẩu là sản phẩm được bán từ nước này sang nước khác”

Theo Thư viện Học liệu Mở Việt Nam (VOER), xuất khẩu là một hoạt động cơ bản của hoạt động ngoại thương, nó đã xuất hiện từ lâu đời và ngày càng phát triển Từ hình thức cơ bản đầu tiên là trao đổi hàng hoá giữa các nước, cho đến nay nó đã rất phát triển và được thể hiện thông qua nhiều hình thức Hoạt động xuất khẩu ngày nay diễn ra trên phạm vi toàn cầu, trong tất cả các ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế, không chỉ là hàng hoá hữu hình mà cả hàng hoá vô hình với tỷ trọng ngày càng lớn

Tóm lại, có rất nhiều khái niệm khác nhau về xuất khẩu trên toàn thế giới Tuy nhiên, hiểu một cách khái quát nhất thì xuất khẩu chính là việc bán hàng hóa và dịch vụ của quốc gia này sang quốc gia khác, trên cơ sở sử dụng tiền tệ làm phương thức thanh toán

2.1.2 Các hình thức xuất khẩu

2.1.2.1 Xuất khẩu trực tiếp

Khái niệm: Xuất khẩu trực tiếp là một hình thức xuất khẩu mà trong đó các nhà sản xuất, công ty xí nghiệp và các nhà xuất khẩu, trực tiếp ký kết hợp đồng mua bán trao đổi hàng hoá với các đối tác nước ngoài

Hình thức này không qua một tổ chức trung gian nào, có thể trực tiếp gặp nhau cùng bàn bạc thảo luận để đưa đến một hợp động hoặc không cần gặp nhau trực tiếp mà thông qua thư chào hàng, thư điện tử , fax, điện thoại cũng có thể tạo thành một hợp đồng mua bán kinh doanh thương mại quốc tế được ký kết

Ưu điểm của xuất khẩu trực tiếp: Các đơn vị kinh doanh gặp nhiều thuận lợi khi tiết kiệm được chi phí trung gian, hơn nữa, giao dịch trực tiếp với các đơn vị nước ngoài, doanh nghiệp có thể nắm bắt chính xác sự thay đổi nhu cầu, thị hiếu của khách hàng, từ đó đưa ra các giải pháp để nâng cấp sản phẩm và các hoạt động kinh doanh của mình

Ngoài ra với hình thức này doanh nghiệp có thể kiểm soát được giá cả sản phẩm của mình ở thị trường nước ngoài

Trang 22

Nhược điểm của xuất khẩu trực tiếp: Vì tổ chức xuất khẩu nên doanh nghiệp phải đầu tư nguồn vốn để nghiên cứu thị trường và tìm kiếm bạn hàng Đặc biệt là doanh nghiệp phải tự chủ về mặt tài chính Hình thức này đòi hỏi doanh nghiệp phải chi một số vốn khá lớn và có thể gặp nhiều rủi ro Do đó, doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu chỉ nên áp dụng xuất khẩu trực tiếp trong trường hợp có quy mô lớn, vốn nhiều, kinh nghiệm lâu năm

2.1.2.2 Xuất khẩu gián tiếp (xuất khẩu ủy thác)

Khái niệm: Xuất khẩu gián tiếp (ủy thác) là một hình thức dịch vụ thương mại, theo đó doanh nghiệp ngoại thương đứng ra với vai trò trung gian thực hiện xuất khẩu hàng hoá cho các đơn vị uỷ thác Xuất khẩu uỷ thác gồm 3 bên, bên uỷ thác xuất khẩu, bên nhận uỷ thácxuất khẩu và bên nhập khẩu Bên uỷ thác không được quyền thực hiện các điềukiện về giao dịch mua bán hàng hoá, giá cả, phương thức thanh toán mà phải thông qua bên thứ 3 - người nhận uỷ thác Xuất khẩu uỷ thác được áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp không được phép kinh doanh xuất khẩu trực tiếp hoặc không có điều kiện xuất khẩu trực tiếp, uỷ thác cho doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu làm đơn vị xuất khẩu hàng hoá cho mình, bên nhận uỷ thác được nhận một khoản thù lao gọi là phí uỷ thác

Ưu điểm của xuất khẩu gián tiếp: Trung gian giúp đơn vị xuất khẩu tiết kiệm được

thời gian, chi phí liên quan đến vấn đề kỹ thuật và pháp lý về xuất khẩu, dễ dàng tiếp cận được thị trường mục tiêu, giảm bớt nhiều khâu liên quan đến việc tiêu thụ hàng hóa, từ đó

doanh nghiệp có thể dành sự tập trung vào sản xuất

Nhược điểm của xuất khẩu gián tiếp: Lợi nhuận của doanh nghiệp bị chia sẻ do tốn chi phí hoa hồng cho trung gian, đơn vị xuất khẩu mất mối liên hệ trực tiếp với thị trường, thông tin nhiều khi không được truyền tải chính xác và phải đáp ứng các yêu cầu của bên trung gian

2.1.2.3 Buôn bán đối lưu

Khái niệm: Buôn bán đối lưu là một phương thức giao dịch trong đó xuất khẩu kết hợp chặt chẽ với nhập khẩu, người bán đồng thời là người mua Khối lượng hàng hoá được trao đổi có giá trị tương đương Ở đây mục đích của xuất khẩu không phải thu về một khoản ngoại tệ mà nhằm thu về một khối lượng hàng hoá với giá trị tương đương Hình thức này thường được các công ty xuất khẩu sử dụng khi bắt đầu thâm nhập vào thị trường các nước kém phát triển

Ưu điểm: Vì không sử dụng tiền tệ làm trung gian nên doanh nghiệp tránh được các rủi ro về sự biến động của tỷ giá hối đoái trên thị trường ngoại hối, giảm được chi phí giao dịch và thanh toán với ngân hàng Đồng thời hình thức này có thể thực hiện khi các bên không đủ ngoại tệ thanh toán cho lô hàng nhập khẩu của mình

Nhược điểm: Đây là hình thức khá phức tạp, tốn thời gian, chịu ảnh hưởng của luật lệ các nước, hàng hóa không đảm bảo được chất lượng, khó khăn trong việc định giá thị trường

Trang 23

2.1.2.4 Gia công quốc tế

Khái niệm: Gia công trong thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhận gia công sử dụng một phần hoặc toàn bộ nguyên liệu, vật liệu của bên đặt gia công để thực hiện một hay nhiều công đoạn trong quá trình sản xuất theo yêu cầu của bên đặt gia công để hưởng thù lao Gia công quốc tế là hình thức gia công thương mại mà bên đặt gia công hoặc bên nhận gia công là thương nhân nước ngoài Hình thức xuất khẩu này chủ yếu được áp dụng trong các ngành sản xuất sử dụng nhiều lao động và nguyên vật liệu như dệt may, giầy da…

Ưu điểm: Thông qua hình thức gia công, ngoài việc tạo việc làm và thu nhập cho người lao động, bên nhận gia công còn có điều kiện đổi mới và cải tiến máy móc kỹ thuật công nghệ mới nhằm nâng cao năng lực sản xuất Đối với bên đặt gia công, họ được lợi nhuận từ chỗ lợi dụng được giá nhân công và nguyên phụ liệu tương đối rẻ của nước nhận gia công

Nhược điểm: Tính bị động cao, phụ thuộc chủ yếu vào phía đặt gia công Nhiều trường hợp bên phía nước ngoài lợi dụng hình thức gia công này để bán máy móc thiết bị cũ, lạc hậu vào nước nhận gia công làm giảm hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh và gây ra ô nhiễm môi trường

2.1.2.5 Xuất khẩu tại chỗ

Khái niệm: Xuất khẩu tại chỗ là loại xuất khẩu mà hàng hóa không cần vượt qua biên giới quốc gia mà khách hàng vẫn mua được Doanh nghiệp xuất khẩu không cần phải thâm nhập thị trường nước ngoài mà khách hàng tự tìm đến nhà xuất khẩu

Ưu điểm: Doanh nghiệp tránh được một số thủ tục rắc rối của hải quan, không phải thuê phương tiện vận chuyển, mua bảo hiểm hàng hoá Do đó, giảm được một lượng chi phí khá lớn Hàng hóa được đảm bảo an toàn, tốc độ quay vòng sản phẩm nhanh hơn, doanh nghiệp còn được hưởng nhiều ưu đãi về thuế suất vì không cần vượt biên giới quốc gia mà hàng vẫn tới được tay người tiêu dùng trên thế giới

Nhược điểm: Doanh nghiệp ít chủ động trong việc tìm kiếm đối tác

2.1.2.6 Tái xuất khẩu

Khái niệm: Tái xuất khẩu hay còn gọi là tạm nhập tái xuất, đây là hoạt động tiến hành nhập khẩu tạm thời hàng hóa từ bên ngoài vào, sau đó lại xuất khẩu sang một nước thứ ba Hoạt động này bao gồm sự tham gia của 3 quốc gia khác nhau với mỗi vai trò riêng biệt trong đó: nước nhập khẩu, nước xuất khẩu và nước tái xuất

Ưu điểm: Doanh nghiệp có thể thu được lợi nhuận cao mà không phải tổ chức sản xuất, đầu tư vào nhà xưởng máy móc, thiết bị, khả năng thu hồi vốn cũng nhanh hơn

Nhược điểm: Doanh nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào nước xuất khẩu về giá cả, thời gian giao hàng Ngoài ra, nó còn đòi hỏi người làm công tác xuất khẩu phải giỏi về nghiệp vụ

Trang 24

kinh doanh tái xuất, phải nhậy bén với tình hình thị trường và giá cả thế giới, sự chính xác chặt chẽ trong các hợp đồng mua bán

2.1.2.7 Xuất khẩu theo nghị định thư

Khái niệm: Xuất khẩu theo nghị định thư là hình thức xuất khẩu hàng hoá (thường là để gán nợ) được ký kết theo nghị định thư giữa hai chính phủ Các doanh nghiệp sẽ dựa chính vào văn bản đã ký kết này cùng các chỉ định và hướng dẫn cụ thể để tiến hành xuất khẩu hàng hóa Hình thức này thường diễn ra ở những quốc gia có mối quan hệ mật thiết với nhau

Ưu điểm: Doanh nghiệp tiết kiệm được các khoản chi phí trong việc nghiên cứu thị trường, tìm kiếm đối tác mua hàng

Nhược điểm: Không phải doanh nghiệp nào cũng có thể đáp ứng, thực hiện phương thức này do có liên quan đến uy tín và lợi ích của quốc gia trên thị trường quốc tế Vì vậy, trên thực tế hình thức xuất khẩu này chiếm tỉ trọng vô cùng nhỏ

2.1.3 Vai trò của xuất khẩu

Xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu phục vụ công nghiệp hoá đất nước

Công nghiệp hoá đất nước theo những bước đi thích hợp là con đường tất yếu để khắc phục tình trạng nghèo và chậm phát triển của nước ta Để công nghiệp hoá đất nước trong một thời gian ngắn, đòi hỏi phải có số vốn rất lớn để nhập khẩu máy móc, thiết bị, kỹ thuật, công nghệ tiên tiến Nguồn vốn để nhập khẩu có thể được hình thành từ các nguồn như : Xuất khẩu hàng hoá, đầu tư nước ngoài, vay nợ, viện trợ, thu từ hoạt động du lịch, dịch vụ , xuất khẩu sức lao động

Các nguồn vốn như đầu tư nước ngoài, vay nợ và viện trợ tuy quan trọng nhưng rồi cũng phải trả bằng cách này hay cách khác sau này Nguồn vốn quan trọng nhất để nhập khẩu, công nghiệp hoá đất nước là xuất khẩu Xuất khẩu quyết định quy mô và tốc độ tăng trưởng của nhập khẩu

Xuất khẩu đóng góp vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển

Cơ cấu sản xuất và tiêu dùng đã và đang thay đổi vô cùng mạnh mẽ Đó là thành quả của cuộc cách mạng khoa học, công nghệ hiện đại Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong quá trình công nghiệp hoá phù hợp với xu hướng phát triển của nền kinh tế thế giới và là tất yếu đối với nước ta Có 2 cách nhìn nhận về tác động của xuất khẩu đối với sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế:

Một là, xuất khẩu chỉ là việc tiêu thụ các sản phẩm thừa do sản xuất vượt quá nhu cầu nội địa Trong trường hợp nền kinh tế còn lạc hậu, chậm phát triển như nước ta, sản xuất về

Trang 25

xuất khẩu sẽ vẫn cứ nhỏ bé và tăng trưởng chậm chạp Sản xuất và sự thay đổi cơ cấu kinh tế sẽ diễn ra rất chậm chạp

Hai là, thị trường, đặc biệt là thị trường thế giới là hướng quan trọng để tổ chức sản xuất Quan điểm thứ 2 chính là xuất phát từ nhu cầu của thị trường thế giới để tổ chức sản xuất Điều đó tác động tích cực đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển Sự tác động này đến sản xuất thể hiện ở chỗ:

Xuất khẩu tạo điều kiện cho các ngành có cơ hội phát triển thuận lợi Chẳng hạn, phát triển dệt may xuất khẩu sẽ tạo cơ hội cho ngành sản xuất nguyên liệu như bông, sợi hay thuốc nhuộm, công nghiệp tạo mẫu Sự phát triển của thực phẩm chế biến xuất khẩu có thể thúc đẩy, khuyến khích các ngành công nghiệp chế tạo thiết bị

Xuất khẩu tạo ra khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ, góp phần cho sản xuất phát triển và ổn định

Xuất khẩu tạo điều kiện mở rộng khả năng cung cấp đầu vào cho sản xuất, nâng cao năng lực sản xuất trong nước

Xuất khẩu tạo ra những tiền đề kinh tế - kỹ thuật nhằm cải tạo và nâng cao năng lực sản xuất trong nước Điều này có nghĩa là xuất khẩu là phương tiện quan trọng thúc đẩy vốn, kỹ thuật và công nghệ tiên tiến từ thế giới bên ngoài vào Việt Nam, nhằm hiện đại hoá nền kinh tế của đất nước, tạo ra một năng lực sản xuất mới

Thông qua xuất khẩu, hàng hoá của nước ta sẽ tham gia vào cuộc cạnh tranh trên thị trường thế giới về giá cả, chất lượng Cuộc canh tranh này đòi hỏi chúng ta phải tổ chức lại sản xuất, hình thành cơ cấu sản xuất luôn thích nghi được với thị trường

Xuất khẩu còn đòi hỏi các doanh nghiệp phải luôn đổi mới và hoàn thiện công việc quản trị kinh doanh, thúc đẩy sản xuất, mở rộng thị trường

Xuất khẩu có tác động tích cực đến việc giải quyết công ăn việc làm và cải thiện đời sống nhân dân, góp phần cải thiện cán cân thanh toán quốc tế

Xuất khẩu ngày càng mở rộng thì hoạt động sản xuất hàng xuất khẩu càng phát triển, góp phần tạo nhiều công ăn việc làm, thu hút hàng triệu lao động vào làm việc với thu nhập cao góp phần cải thiện đời sống cho người lao động Xuất khẩu còn tạo ra nguồn vốn để nhập khẩu những vật liệu tiêu dùng thiết yếu phục vụ đời sống và đáp ứng nhu cầu ngày một phong phú hơn của nhân dân Ngoài ra, đẩy mạnh xuất khẩu còn có tác động mạnh đến quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động trong nước cả về tính chất ngành nghề và cả về chất lượng lao động, lao động được sử dụng hợp lý góp phần phân bổ lực lượng lao động một cách có hiệu quả qua đó giúp nguồn nhân lực được sử dụng có hiệu quả hơn

Hơn nữa, xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ sẽ thu được nhiều ngoại tệ về cho đất nước, giúp thu hẹp dần khoảng cách thu và chi, từ đó giảm thâm hụt cán cân thanh toán quốc tế

Trang 26

Việt Nam có thể giảm thâm hụt cán cân thương mại bằng cách tăng xuất khẩu cả về mặt lượng lẫn mặt chất, dẫn đến tăng thu ngoại tệ, nhập vào quỹ dự trữ ngoại tệ quốc gia Điều này sẽ làm giảm sự phụ thuộc của nước ta vào nước khác, từng bước nâng cao uy tín và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế

Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại của nước ta

Chúng ta thấy rõ xuất khẩu và các quan hệ kinh tế đối ngoại có tác động qua lại, phụ thuộc lẫn nhau Có thể hoạt động xuất khẩu có sớm hơn các hoạt động kinh tế đối ngoại khác và tạo điều kiện thúc đẩy các quan hệ kinh tế này phát triển Chẳng hạn, xuất khẩu và công nghệ sản xuất hàng xuất khẩu thúc đẩy quan hệ tín dụng, đầu tư, mở rộng vận tải quốc tế Mặt khác, chính các quan hệ kinh tế đối ngoại chúng ta vừa kể lại tạo tiền đề cho mở rộng xuất khẩu

2.2 Cơ sở lý luận về xuất khẩu gạo 2.2.1 Khái niệm gạo

Theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5643:1999, gạo là phần còn lại của hạt thóc thuộc các giống lúa sau khi đã tách bỏ vỏ trấu, tách một phần hay toàn bộ cám và phôi

Gạo là một trong những loại ngũ cốc thiết yếu về mặt thực phẩm mà mọi người thường tiêu thụ trên toàn thế giới (Nwanze và cộng sự, 2006)

Nhìn chung, ta có thể hiểu: "Gạo là phần còn lại của hạt thóc thuộc các giống lúa sau khi đã qua quá trình tách bỏ vỏ trấu và loại bỏ một phần hoặc toàn bộ cám và phôi Đây là một loại ngũ cốc thiết yếu về mặt thực phẩm, được tiêu thụ rộng rãi trên toàn thế giới, đóng vai trò quan trọng trong cung cấp năng lượng và dinh dưỡng cho con người."

2.2.2 Phân loại gạo xuất khẩu

Theo quy định tại Phụ lục 03 ban hành kèm theo Thông tư 24/2017/TT-BNNPTNT về Bảng mã số HS đối với chuyên ngành xuất khẩu, nhập khẩu gạo thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thuộc diện kiểm dịch thực vật của Việt Nam bao gồm:

Trang 27

Bảng 1.2 Phân loại các mặt hàng gạo xuất khẩu của Việt Nam

1006 10 – Lúa (thóc): Gạo còn lại vỏ sau khi tuốt được gọi là thóc Điều này có nghĩa là hạt gạo vẫn được bao bọc chặt chẽ bởi lớp vỏ trấu;

1006 20 – Gạo đã xát vỏ (gạo lứt): Gạo này chỉ được xát để loại bỏ vỏ trấu Gạo lứt là loại gạo không được đánh bóng, được xay xát để loại bỏ lớp vỏ bên ngoài hạt gạo nhưng vẫn giữ lại lớp cám gạo và mầm gạo, mang lại hương vị thơm và dai ;

1006 30 – Gạo chưa xay xát kỹ, xay xát toàn bộ, hoặc đã đánh bóng và tráng men hoặc không: Gạo cũng có thể được xay để loại bỏ lớp màng (lớp ngoài cùng của gạo vẫn có trong gạo lứt) Loại gạo này đã được xay chưa kỹ hoặc xay xát toàn bộ (còn được gọi là gạo tẩy

Trang 28

trắng) Gạo xay xát kỹ bao gồm gạo nguyên hạt mà lớp màng ngoài đã được loại bỏ hoàn toàn Gạo xay xát kỹ cũng có thể được đánh bóng và sau đó tráng men để cải thiện hình thức;

1006 40 – Gạo tấm: Gạo tấm là loại gạo trắng bị hỏng, bị vỡ vụn trong quá trình chế biến Trong quá trình xay xát, các mảnh hạt có chiều dài không vượt quá 3/4 chiều dài trung bình của cả hạt được tách ra khỏi gạo trắng mà hình dạng vẫn còn nguyên vẹn Một hạt gạo tấm có kết cấu ít chất xơ và mức dinh dưỡng thấp, trong khi vẫn giữ được năng lượng cao

2.2.3 Đặc điểm của mặt hàng gạo xuất khẩu của Việt Nam

Gạo có tính thời vụ cao, đây là đặc điểm điển hình nhất của sản xuất lúa gạo Gạo là một sản phẩm nông nghiệp có tính thời vụ cao, phụ thuộc vào mùa vụ và thời tiết Việt Nam có hai mùa mưa và mùa khô, do đó sản xuất gạo cũng phụ thuộc vào mùa mưa, khi cây lúa được trồng và thu hoạch Điều này có thể tạo ra sự biến động trong lượng xuất khẩu gạo theo từng mùa vụ

Chịu ảnh hưởng lớn của đặc điểm vùng trồng và điều kiện tự nhiên: Chất lượng và sản lượng của lúa gạo chịu ảnh hưởng lớn từ đặc điểm vùng trồng và điều kiện tự nhiên như đất đai, địa hình và thời tiết Các yếu tố này có vai trò quan trọng trong việc quyết định năng suất và sự phát triển của cây lúa Điều kiện tự nhiên thuận lợi sẽ giúp cây lúa phát triển tốt và mang lại năng suất cao, trong khi ngược lại, điều kiện tự nhiên không thuận lợi có thể gây ra những thách thức lớn Thời tiết biến đổi không ổn định và tính thời vụ trong trồng lúa gạo cũng gây ra nhiều vấn đề phức tạp trong quản lý sản xuất và kinh doanh lúa gạo

Ngành gạo rất đa dạng: Gạo có đặc điểm đa dạng về chủng loại và chất lượng, bởi gạo được sản xuất từ nhiều địa phương khác nhau với các nhân tố địa lý, tự nhiên khác nhau, mỗi vùng, mỗi hộ dân có phương thức sản xuất khác nhau Sự đa dạng về loại hình và chất lượng gạo từ Việt Nam tạo ra lợi thế cạnh tranh trên thị trường quốc tế Việt Nam có khả năng cung cấp nhiều loại gạo khác nhau, từ gạo tẻ thông thường đến gạo lứt hữu cơ cao cấp, đáp ứng nhu cầu đa dạng của các thị trường tiêu thụ

2.2.4 Các hình thức xuất khẩu gạo Hình thức xuất khẩu trực tiếp:

Xuất khẩu gạo trực tiếp là việc xuất khẩu gạo do chính doanh nghiệp sản xuất ra hoặc do đặt mua từ các nông dân, các cơ sở chế biến, các đơn vị kinh doanh khác ở trong nước, sau đó chế biến và đóng bao bì thông qua các bộ phận sản xuất của mình và trực tiếp bán sản phẩm ra thị trường nước ngoài Việc kí hợp đồng sẽ do doanh nghiệp trực tiếp làm và sản phẩm được xuất bán dưới danh nghĩa là sản phẩm của công ty đó Với hình thức này, doanh nghiệp sẽ giảm được các loại chi phí trung gian, nắm bắt và đáp ứng kịp thời nhu cầu của thị trường Do vậy, phần lớn hàng hóa ở thị trường quốc tế đều thông qua hình thức này để xuất

Ngày đăng: 04/04/2024, 08:37

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w