Các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút FDI vào một số nước đang phát triển ở Đông Á và Đông Nam Á có thể được phân thành hai nhóm chính: Các nhân tố thuộc về nước chủ nhà và các nhân tố thuộc
Tính cấp thiết của đề tài
Toàn cầu hoá, khu vực hóa đã trở thành một trong những xu thế chủ yếu trong quan hệ kinh tế quốc tế hiện đại Những tiến bộ nhanh chóng về khoa học - kỹ thuật cùng với vai trò ngày càng tăng của các công ty đa quốc gia đã thúc đẩy mạnh mẽ quá trình chuyên môn hóa, hợp tác giữa các quốc gia và làm cho việc sản xuất được quốc tế hoá cao độ Hầu hết các nước đều điều chỉnh chính sách của mình theo hướng mở cửa, giảm và tiến tới xóa bỏ hàng rào thuế quan và phi thuế quan, khiến cho việc trao đổi hàng hóa và luân chuyển các nhân tố sản xuất như vốn, lao động và kỹ thuật trên thế giới ngày càng thông thoáng hơn Để tránh ở ngoài lễ sự phát triển, các nước đang phát triển như Việt Nam phải nỗ lực hội nhập vào xu thế chung và tăng cường sức cạnh tranh kinh tế
Cùng với quá trình toàn cầu hóa, vai trò của đầu tư nước ngoài (FDI) ngày càng trở nên quan trọng FDI mang lại nguồn vốn, công nghệ, quản lý và thị trường tiêu thụ mới cho các quốc gia đang phát triển ở Đông Á và Đông Nam Á FDI không chỉ là nguồn vốn mà còn là cầu nối giữa các quốc gia trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, giúp các quốc gia đang phát triển ở Đông Á và Đông Nam Á tích lũy kinh nghiệm và nâng cao năng lực cạnh tranh.
Trong những năm qua, FDI vào các nước đang phát triển, đặc biệt là các nước ở Đông Á và Đông Nam Á, đã tăng trưởng mạnh mẽ Theo số liệu của UNCTAD, tổng vốn FDI vào các nước đang phát triển đạt 1.190 tỷ USD trong năm 2022, tăng 30% so với năm trước Trong đó, Đông Á và Đông Nam Á là hai khu vực thu hút FDI nhiều nhất, với tổng vốn FDI đạt 719 tỷ USD, chiếm 60% tổng vốn FDI vào các nước đang phát triển.
Sự tăng trưởng mạnh mẽ của FDI vào các nước đang phát triển, đặc biệt là các nước ở Đông Á và Đông Nam Á, có thể do một số nguyên nhân như: Quá trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào các nước đang phát triển; Các nước đang phát triển đã thực hiện nhiều cải cách kinh tế, chính trị, xã hội, tạo môi trường đầu tư thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp nước ngoài; Các nước đang phát triển có nguồn nhân lực dồi dào, giá nhân công thấp, là lợi thế cạnh tranh trong thu hút FDI.
Tuy nhiên, cạnh tranh thu hút FDI giữa các nước đang phát triển ngày càng gay gắt Trong bối cảnh đó,việc hiểu và tận dụng các yếu tố thu hút FDI sẽ giúp các quốc gia nắm bắt được cơ hội và thách thức từ môi trường kinh doanh quốc tế Việc thu hút FDI một cách hiệu quả không chỉ giúp tăng trưởng kinh tế mà còn tạo ra các cơ hội việc làm, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân Và để thu hút FDI, các nước cần hiểu rõ các yếu tố ảnh hưởng đến FDI và có các chính sách, giải pháp phù hợp giúp cải thiện môi trường đầu tư, tạo ấn tượng tốt với các nhà đầu tư nước ngoài Từ đó, có thể thấy đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng tới thu hút FDI vào một số nước đang phát triển ở Đông Á và Đông Nam Á” là một đề tài có tính cấp thiết cao, có thể giúp các nhà hoạch định chính sách hiểu rõ hơn các yếu tố ảnh hưởng đến FDI, từ đó có các chính sách, giải pháp phù hợp để thu hút FDI, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của các nước đang phát triển ở Đông Á và Đông Nam Á.
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu chung
Mục tiêu: Đánh giá, phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới thu hút FDI vào một số nước đang phát triển ở Đông Á và Đông Nam Á; từ đó đưa ra một số kiến nghị giải pháp nhằm tăng cường thu hút FDI vào các quốc gia này.
Mục tiêu nghiên cứu cụ thể
Phân tích và đánh giá thực trạng thu hút FDI vào một số nước đang phát triển ở Đông Á và Đông Nam Á
Phân tích và đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút FDI vào một số nước đang phát triển ở Đông Á và Đông Nam Á
Đề xuất một số khuyến nghị nhằm tăng cường thu hút FDI vào một số nước đang phát triển ở Đông Á và Đông Nam Á.
Đối tượng & phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Các yếu tố ảnh hưởng tới thu hút FDI vào một số nước đang phát triển ở Đông Á và Đông Nam Á.
Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: Một số nước đang phát triển ở Đông Á và Đông Nam Á, bao gồm Trung Quốc, Malaysia, Indonesia, Philippines, Thái Lan, Việt Nam, Lào và Campuchia
Phạm vi thời gian: Về thời gian, bài nghiên cứu tập trung đánh giá tác động của các yếu tố đến việc thu hút FDI vào một số nước đang phát triển ở Đông Á và Đông Nam Á trong giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2022 Theo nhóm nghiên cứu, đây là khoảng thời gian thấy rất rõ sự chuyển biến của dòng vốn FDI vào các quốc gia nêu trên khi có sự tác động của các yếu tố khác.
Câu hỏi nghiên cứu và giả thiết nghiên cứu
Câu hỏi nghiên cứu
Các yếu tố nào ảnh hưởng tới thu hút FDI vào một số nước đang phát triển ở Đông Á và Đông Nam Á?
Tốc độ tăng trưởng GDP có ảnh hưởng đến thu hút FDI vào một số nước đang phát triển ở Đông Á và Đông Nam Á hay không? Tác động như thế nào?
Độ mở thương mại có ảnh hưởng đến thu hút FDI vào một số nước đang phát triển ở Đông Á và Đông Nam Á hay không? Tác động như thế nào?
Sự biến động tỷ giá hối đoái có ảnh hưởng đến thu hút FDI vào một số nước đang phát triển ở Đông Á và Đông Nam Á hay không? Tác động như thế nào?
Tỷ lệ đô thị hóa có ảnh hưởng đến thu hút FDI vào một số nước đang phát triển ở Đông Á và Đông Nam Á hay không? Tác động như thế nào?
Việc ký kết các Hiệp định thương mại tự do (FTAs) có ảnh hưởng đến thu hút FDI vào một số nước đang phát triển ở Đông Á và Đông Nam Á hay không? Tác động như thế nào?
Những khuyến nghị giúp tăng cường việc thu hút FDI vào một số nước đang phát triển ở Đông Á và Đông Nam Á này là gì?
Giả thiết nghiên cứu
Giả thiết H1: Tốc độ tăng trưởng GDP có ảnh hưởng tích cực đến thu hút FDI vào một số nước đang phát triển ở Đông Á và Đông Nam Á
Giả thiết H2: Độ mở thương mại có ảnh hưởng tích cực đến thu hút FDI vào một số nước đang phát triển ở Đông Á và Đông Nam Á
Giả thiết H3: Sự biến động tỷ giá hối đoái có ảnh hưởng tích cực đến thu hút FDI vào một số nước đang phát triển ở Đông Á và Đông Nam Á
Giả thiết H4: Tỷ lệ đô thị hóa có ảnh hưởng tích cực đến thu hút FDI vào một số nước đang phát triển ở Đông Á và Đông Nam Á
Giả thiết H5: Việc ký kết các Hiệp định thương mại tự do có ảnh hưởng tích cực đến thu hút FDI vào một số nước đang phát triển ở Đông Á và Đông Nam Á.
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập, tổng hợp, so sánh và thống kê dữ liệu
Bài nghiên cứu được thực hiện dựa trên việc thu thập, tổng hợp, phân tích và so sánh các số liệu thứ cấp
Trong chương 1, từ việc tổng hợp, chọn lọc và đánh giá tổng quan các công trình nghiên cứu (nguồn các tổng quan tài liệu được lấy từ Sciencedirect, Google Scholar, ), bài nghiên cứu hệ thống hóa các cơ sở lý luận liên quan đến FDI và các yếu tố ảnh hưởng đến việc thu hút FDI vào một quốc gia, một nhóm quốc gia, cụ thể là nhóm một số quốc gia đang phát triển ở Đông Á và Đông Nam Á Ở chương 2, bài nghiên cứu cung cấp và phân tích thực trạng thu hút FDI vào các quốc gia: Trung Quốc, Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan, Việt Nam, Lào, và Campuchia Sau đó, tập trung phân tích, đánh giá các các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút FDI vào các quốc gia đang phát triển này Chương 2 sử dụng phương pháp thu thập thông tin thứ cấp để tiến hành phân tích và chạy số liệu
Chương 3 dựa trên các kết quả nghiên cứu từ chương 2 để rút ra được những cơ hội & thách thức cho các nước đang phát triển ở Đông Á và Đông Nam Á trong việc thu hút FDI Từ đó đề xuất những khuyến nghị nhằm tăng cường thu hút FDI vào các quốc gia này trong thời gian tới
Ngoài ra, bài nghiên cứu còn tham khảo số liệu và thông tin trong một số bài báo học thuật đăng trên các tạp chí chuyên ngành như Sciencedirect và các trang dữ liệu phổ biến như Worldbank, Tổng cục thống kê, Trên cơ sở đó, bài nghiên tổng hợp các số liệu cần thiết phục vụ cho quá trình nghiên cứu.
Phương pháp xử lý và phân tích số liệu
Việc xử lý và phân tích số liệu được sử dụng nhằm phân tích chuyên sâu, đánh giá số liệu để rút ra bản chất vấn đề cần nghiên cứu và chứng minh các luận điểm Sau khi thu thập và tổng hợp được số liệu nghiên cứu, bài nghiên đã tiến hành phân tích số liệu bằng các bảng thống kê Ngoài ra, phần mềm tin học Microsoft Excel, công cụ chạy dữ liệu Stata 17 và các công cụ máy tính khác cũng được ứng dụng trong quá trình xử lý số liệu.
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI THU HÚT FDI
Khái quát về đầu tư trực tiếp nước ngoài
Theo Trung tâm WTO và Hội nhập (VCCI): Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI - Foreign Direct Investment) xuất hiện khi một nhà đầu tư ở một nước mua tài sản có ở một nước khác với ý định quản lý nó Quyền kiểm soát (tham gia vào việc đưa ra các quyết định quan trọng liên quan đến chiến lược và các chính sách phát triển của công ty) là tiêu chỉ cơ bản phân biệt giữa FDI và đầu tư chứng khoán
Theo các chuẩn mực của Quỹ Tiền tệ Thế giới (IMF) và Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), FDI được định nghĩa bằng một khái niệm rộng hơn
Theo IMF: FDI nhằm đạt được những lợi ích lâu dài trong một doanh nghiệp hoạt động trên lãnh thổ của một nền kinh tế khác nền kinh tế của nước chủ đầu tư, mục đích của chủ đầu tư là giành quyền quản lý thực sự doanh nghiệp
Theo OECD: Đầu tư trực tiếp được thực hiện nhằm thiết lập các mối quan hệ kinh tế lâu dài với một doanh nghiệp, đặc biệt là những khoản đầu tư mang lại khi năng tạo ảnh hưởng đối với việc quản lý doanh nghiệp nói trên bằng cách: (i) Thành lập hoặc mở rộng mặt doanh nghiệp hoặc một chi nhánh thuộc toàn quyền quản lý của chủ đầu tư, (ii) Mua lại toàn bộ doanh nghiệp đã có; (iii) Tham gia vào một doanh nghiệp mới; (iv) Cấp tín dụng dài hạn (>5 năm)
Hai định nghĩa trên nhấn mạnh đến mục tiêu thực hiện các lợi ích dài hạn của một chủ thể cư trú tại một nước, được gọi là nhà đầu tư trực tiếp thông qua một chủ thể khác cư trú ở nước khác, gọi là doanh nghiệp nhận đầu tư trực tiếp Mục tiêu lợi ích dài hạn đòi hỏi phải có một mối quan hệ lâu dài giữa nhà đầu tư trực tiếp và doanh nghiệp nhận đầu tư trực tiếp, đồng thời nhà đầu tư có một mức độ ảnh hưởng đáng kể đối với doanh nghiệp này
Khái niệm của WTO: FDI xảy ra khi một nhà đầu tư là một nước (nước chủ đầu tư) có quyền kiểm soát tài sản đó Quyển kiểm soát là dấu hiệu để phân biệt FDI với các hoạt động đầu tư khác
Theo Quy định của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ban hành năm 1996 “FDI là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền hoặc bất kỳ tài sản nào để tiến hành hoạt động đầu tư theo quy định của Luật này”
Luật Đầu tư năm 2005 tại Việt Nam có đưa ra khái niệm về “đầu tư”, “đầu tư trực tiếp”, “đầu tư nước ngoài" Tuy nhiên, từ các khái niệm trên có thể hiểu “FDI là hình thức đầu tư do nhà đầu tư nước ngoài bỏ vốn đầu tư và tham gia kiểm soát hoạt động đầu tư ở Việt Nam hoặc nhà đầu tư Việt Nam bỏ vốn đầu tư và tham gia kiểm soát hoạt động đầu tư ở nước ngoài”
Tóm lại, có thể hiểu FDI là loại hình di chuyển vốn quốc tế nhằm mục đích thu lợi nhuận trong tương lai, trong đó người chủ sở hữu vấn đồng thời là người trực tiếp quản lý và điều hành các hoạt động sử dụng vốn
FDI có thể hiểu theo hai khía cạnh là FDI vào (người nước ngoài nắm quyền kiểm soát các tài sản của một nước X) hoặc FDI ra (các nhà đầu tư nước X nắm quyền kiểm soát các tài sản ở nước ngoài) Nước mà ở đó chủ đầu tư định cư được gọi là nước chủ đầu tư (home country); nước mà ở đó hoạt động đầu tư được tiến hành gọi là nước nhận đầu tư hay nước sở tại (host country)
FDI chủ yếu là đầu tư tư nhân với mục đích hàng đầu là tìm kiếm lợi nhuận
Theo quy định của pháp luật nhiều nước, ví dụ như ở Mỹ, FDI là đầu tư tư nhân Tuy nhiên, luật pháp của một số nước (trong đó có Việt Nam) quy định trong trường hợp đặc biệt, nhà đầu tư FDI có thể là Nhà nước Dù chủ thể là tư nhân hay Nhà nước, cũng cần khẳng định FDI có mục đích ưu tiên hàng đầu là lợi nhuận Các nước nhận đầu tư, nhất là các nước đang phát triển phải đặc biệt lưu ý điều này khi tiến hành thu hút FDI Các nước tiếp nhận vốn FDI cần phải xây dựng cho mình một hành lang pháp lý đủ mạnh và các chính sách thu hút FDI hợp lý để hưởng FDI vào phục vụ cho các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội của nước mình, tránh tình trạng FDI chỉ phục vụ cho mục đích tìm kiếm lợi nhuận của các chủ đầu tư
Các chủ đầu tư nước ngoài phải đóng góp một tỷ lệ vốn tối thiểu trong vốn pháp định hoặc vốn điều lệ tùy theo quy định của luật pháp từng nước để giành quyền kiểm soát hoặc tham gia kiểm soát doanh nghiệp nhận đầu tư Luật các nước thường quy định không giống nhau về vấn đề này Luật Mỹ quy định tỷ lệ này là 10%, Pháp và Anh là 20%, Việt Nam là 30% và trong những trường hợp đặc biệt có thể giảm nhưng không dưới 20%, còn theo quy định của OECD (1996) thì tỷ lệ này là 10% các cổ phiếu thường hoặc quyền biểu quyết của doanh nghiệp – mức được công nhận cho phép nhà đầu tư nước ngoài tham gia thực sự vào quản lý doanh nghiệp
Tỷ lệ góp vốn của các chủ đầu tư sẽ quy định quyền và nghĩa vụ của mỗi bên, đồng thời lợi nhuận và rủi ro cũng được phân chia dựa vào tỷ lệ này
Chủ đầu tư tự quyết định đầu tư, quyết định sản xuất kinh doanh và tự chịu trách nhiệm về lỗ, lãi Hình thức này mang tính khả thi và hiệu quả kinh tế cao, không có những ràng buộc về chính trị
Thu nhập của chủ đầu tư phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của doanh nghiệp mà họ bỏ vốn đầu tư, nó mang tính chất thu nhập kinh doanh chứ không phải lợi tức
Các yếu tố ảnh hưởng tới thu hút FDI
Lý thuyết về quy mô thị trường
Lý thuyết quy mô thị trường là một lý thuyết kinh tế quan trọng trong việc giải thích dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài Theo đó, quy mô thị trường của một quốc gia càng lớn thì càng hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài, điều này là có thể được lý giải khi mục tiêu của các nhà đầu tư nước ngoài là muốn thâm nhập vào các thị trường với lượng khách hàng tiềm năng Một trong những yếu tố quan trọng thể hiện cho quy mô thị trường là tốc độ tăng trưởng GDP Khi một quốc gia có tốc độ tăng trưởng GDP cao, thì nhu cầu tiêu dùng và đầu tư của nền kinh tế đó cũng sẽ tăng lên Điều này củng cố niềm tin của các nhà đầu tư nước ngoài về sự phát triển của nền kinh tế cũng như tiềm năng của thị trường Nghiên cứu của Sahoo, P (2006) cũng khuyến khích những nước mong muốn thu hút dòng vốn FDI cần duy trì đà tăng trưởng để cải thiện quy mô thị trường.
Bên cạnh tốc độ tăng trưởng GDP thì GDP bình quân đầu người cũng là dữ liệu đánh giá đáng kể về quy mô thị trường của một quốc gia GDP bình quân đầu người đánh giá phần nào sức mua của một nền kinh tế, vì thu nhập người dân tăng làm tăng khả năng chi trả cho sản phẩm và dịch vụ Từ đó, thể hiện sự tiềm năng của thị trường nước nhận đầu tư, giúp nhà đầu tư nước ngoài thuận lợi hơn trong việc mở rộng thị trường, tăng khả năng tiếp cận khách hàng, giảm chi phí từ đó gia tăng lợi nhuận
Ngoài ra, tỷ lệ đô thị hóa cũng là một trong những yếu tố quan trọng quyết định quy mô thị trường Tỷ lệ đô thị hóa càng cao thì quy mô thị trường càng lớn, do đó càng thu hút dòng vốn FDI Ngoài phần nào cho thấy sự phát triển của cơ sở hạ tầng, tỷ lệ đô thị hóa cao còn cho thấy một quốc gia có dân số tập trung đông đúc ở các thành phố lớn Đây là những khu vực có sức mua cao, nhu cầu tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ đa dạng Điều này tạo ra cơ hội cho các nhà đầu tư nước ngoài mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm và dịch vụ của mình.
Behname, M (2013) khuyến khích việc mở rộng tập trung đô thị sẽ hỗ trợ cho việc thu hút FDI, và các nước Trung Âu có thể mở rộng đô thị hóa như một chính sách thu hút FDI.
Lý thuyết về sự biến động của tỷ giá hối đoái
Tỷ giá hối đoái là giá của một loại tiền tệ được định giá bằng một loại tiền tệ khác
Sự biến động của tỷ giá hối đoái là một hiện tượng thường xuyên xảy ra trên thị trường ngoại hối Theo đó tỷ giá được tính bằng số đơn vị nội tệ trên một đơn vị ngoại tệ Khi tỷ giá giảm đồng nghĩa với việc đồng nội tệ lên giá và ngoại tệ giảm giá, dẫn đến chi phí đi đầu tư của nước ngoài sẽ tăng lên Do đó, sự giảm giá của tỷ giá hối đoái có thể kích thích dòng vốn FDI chảy vào nước nhận đầu tư Theo Froot, KA, & Stein, JC (1991), nếu đồng tiền của một quốc gia mất giá so với đồng ngoại tệ (tỷ giá tăng) thì sẽ làm tăng lên số lượng đầu tư nước ngoài vào đất nước đó.
Lý thuyết Kojima được phát triển bởi Kiyoshi Kojima, một nhà kinh tế học Nhật Bản Lý thuyết này cho rằng tỷ lệ thương mại (được đo lường bằng tổng kim ngạch xuất nhập khẩu/GDP) là một chỉ số phản ánh sự tham gia của một quốc gia vào hoạt động thương mại quốc tế Lý thuyết Kojima cho rằng, các nhà đầu tư nước ngoài thường có xu hướng đầu tư vào các quốc gia có tỷ lệ thương mại cao Nguyên nhân là bởi các quốc gia này có các yếu tố sau:
Thứ nhất là nền kinh tế mở Các quốc gia có tỷ lệ thương mại cao thường có nền kinh tế mở, có quan hệ thương mại rộng rãi với các quốc gia khác Điều này giúp các nhà đầu tư nước ngoài dễ dàng tiếp cận thị trường và nguồn lực của các quốc gia khác.
Thứ hai là cơ hội tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu Các quốc gia có tỷ lệ thương mại cao thường có cơ hội tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu Do đó, các nhà đầu tư nước có thể ngoài tận dụng được lợi thế so sánh của các quốc gia khác, từ đó giảm chi phí sản xuất và tăng lợi nhuận.
Bổn, N V., & Tiến, N M (2014) khi nghiên cứu dòng vốn FDI ở 11 quốc gia châu Á trong giai đoạn 1990 – 2011 đã kết luận rằng độ mở thương mại là yếu tố quyết định quan trọng của FDI.
Lý thuyết về chuyển hướng và tạo lập thương mại
Các lý thuyết về tạo lập thương mại và chuyển hướng thương mại cũng cho chúng ta thêm một góc nhìn khác về tác động của FTA tới thu hút FDI
Tạo lập thương mại xảy ra khi một số hoạt động sản xuất trong nước ở một quốc gia là thành viên của FTA được thay thế bằng hàng nhập khẩu có chi phí thấp hơn từ một quốc gia thành viên khác Chuyển hướng thương mại xảy ra khi hàng nhập khẩu có chi phí thấp hơn từ bên ngoài FTA được thay thế bằng hàng nhập khẩu có chi phí cao hơn từ một thành viên FTA Kết quả này là do đối xử thương mại ưu đãi dành cho các quốc gia thành viên Vì vậy, việc hình thành một FTA có khả năng thúc đẩy các bên ngoài thành lập các cơ sở sản xuất trong FTA để tránh các rào cản thương mại (phân biệt đối xử) áp đặt đối với các sản phẩm ngoài FTA
Nó được gọi là chuyển hướng đầu tư Khái niệm chuyển hướng đầu tư được khởi nguồn bởi Kindleberger (1966) Có thể định nghĩa chuyển hướng đầu tư là hiệu ứng mà các nước không phải là thành viên của một FTA tăng đầu tư trực tiếp sang các nước thành viên trong FTA do rào cản thương mại mặc dù các nước đó không phải là ưu tiên đầu tư nếu không có FTA.
Việc tạo lập thương mại hoặc chuyển hướng thương mại đối với các nước tham gia ký kết các FTA thông qua các cam kết về cắt giảm thuế quan giúp tạo thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu và phát triển kinh tế Ngoài ra một số hiệp định có những cam kết về bảo hộ đầu tư, quy định rõ ràng về quyền và nghĩa vụ của cả nhà đầu tư và nước nhận đầu tư, từ đó tác động tích cực đến việc thu hút FDI từ các nước thành viên khác Điều này có thể dẫn đến việc các nhà đầu tư nước ngoài chuyển hướng đầu tư sang các nước thành viên FTA để tận dụng lợi thế của các cam kết trong FTA
Oyamada, K (2019) cho rằng FTA/EPA nói chung có xu hướng tăng FDI vào một nước đang phát triển Ponce, AF (2006) khi nghiên cứu về vai trò của các hiệp định thương mại tự do ở Mỹ Latinh đã kết luận rằng những quốc gia ký kết nhiều hiệp định thương mại tự do hơn – hoặc ký kết với các nền kinh tế lớn nhất thế giới – đã tăng cường hiệu quả trong việc thu hút dòng vốn FDI.
THỰC TRẠNG CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI THU HÚT
Thực trạng thu hút FDI vào Trung Quốc
Vốn đầu tư nước ngoài (FDI) và các doanh nghiệp nước ngoài đã góp phần to lớn vào việc đưa Trung Quốc từ một nước có xuất phát điểm tương đối thấp khi mới bắt đầu cải cách mở cửa vào năm 1978 trở thành một nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh hàng đầu thế giới
Từ năm 1979 đến năm 1984, FDI vào Trung Quốc chỉ có 4,104 tỷ USD Riêng năm 1992, FDI vào Trung Quốc tăng trưởng một cách nhanh chóng và đạt 3,487 tỷ USD Năm 1992, FDI của Trung Quốc tăng trưởng nhanh chóng, vượt mức 11 tỷ USD sau khi Đặng Tiểu Bình tham gia buổi nói chuyện trong chuyến thăm miền Nam
Hình 2.1 Thu hút vốn đầu tư nước ngoài của Trung Quốc giai đoạn 2000 – 2022
Nguồn: Tổng hợp từ Worldbank Đặc biệt, Hội nghị Trung ương 3 khóa XI của Đảng Cộng sản Trung Quốc là một bước ngoặt trong quá trình cải cách và thu hút, sử dụng FDI Hội nghị này có thể coi là một dấu mốc quan trọng của những thay đổi trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài, đặc biệt là các chính sách FDI của Trung Quốc Năm 2000, vốn đầu tư nước ngoài vào Trung
Quốc đạt 40,1 tỷ USD Quy mô và tốc độ tăng trưởng FDI của Trung Quốc đã đạt lên một tầm cao mới sau khi Trung Quốc gia nhập vào Tổ chức thương mại thế giới (WTO) vào năm 2001 Đặc biệt trong năm 2008, mặc dù chịu ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính thế giới, dòng đầu tư vốn trực tiếp nước ngoài vào Trung Quốc vẫn vượt mức
171 tỷ USD Năm 2010, FDI đạt 243,7 tỷ USD Tuy vậy, đến năm 2012, dòng vốn FDI có xu hướng chững lại, thậm chí còn tăng trưởng âm Sau đại hội XIX năm 2017, dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Trung Quốc chỉ còn 166,08 tỷ USD, giảm 5% so với năm
Liên tiếp ba năm từ 2017-2019, quy mô thu hút FDI của Trung Quốc đứng thứ 3 thế giới Đặc biệt, năm 2019 và 2020, mặc dù chịu tác động nặng nề của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 cũng như những bất ổn của nền kinh tế toàn cầu, nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào Trung Quốc vẫn tăng mạnh Cụ thể, vốn FDI vào Trung Quốc năm 2020 đạt 253,1 tỷ USD, gấp 1,4 lần so với năm 2019 và gấp 6 lần so với năm 2000 Sang đến năm 2022, vốn FDI vào Trung Quốc ở mức 180,17 tỷ USD và quốc gia này “ngồi” vững trong nhóm các nước thu hút nhiều FDI nhất thế giới
Theo số liệu của Cục Thống kê Nhà nước Trung Quốc, trong giai đoạn 2019-2022, các ngành thu hút nhiều FDI tại Trung Quốc bao gồm: Công nghiệp chế tạo, với tổng vốn FDI đạt 770,8 tỷ USD, chiếm 54,2% tổng vốn FDI, tiếp đó là ngành dịch vụ, với tổng vốn FDI đạt 521,3 tỷ USD, chiếm 36,3% tổng vốn FDI Khai khoáng cũng là một ngành thu hút nhiều FDI với tổng vốn FDI đạt 38,5 tỷ USD, chiếm 2,7% tổng vốn FDI.
Thực trạng thu hút FDI vào Indonesia
Indonesia là một quốc gia mở cửa khá sớm với Luật Đầu tư từ năm 1967 Trong giai đoạn đầu sau khi mở cửa, nguồn vốn FDI “chảy” vào nước này tương đối chậm Tổng vốn FDI thực hiện được trong giai đoạn này chỉ đạt 31,3 tỷ USD Trong giai đoạn 1967-2000, dòng vốn FDI vào Indonesia tương đối ổn định nhưng chưa phải là cao do phải chịu những bất ổn về chính trị sau khi giành độc lập từ Hà Lan cũng như chịu ảnh hưởng do khủng hoảng tài chính châu Á trong giai đoạn 1998-2000
Hình 2.2 Thu hút vốn đầu tư nước ngoài của Indonesia giai đoạn 2000 – 2022
Nguồn: Tổng hợp từ Worldbank
Trong giai đoạn 2000-2008, dòng vốn FDI vào Indonesia tăng trưởng tương đối ổn định Đặc biệt năm 2005, FDI vào nước này đạt 8,34 tỷ USD - là năm tăng trưởng cao nhất trong giai đoạn này Năm 2009, do chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu nên FDI vào Indonesia giảm, chỉ còn 4,88 tỷ USD Từ năm 2010-2014, dòng vốn đầu tư nước ngoài đổ vào Indonesia có xu hướng tăng mạnh, năm 2014 đạt mức 25,12 tỷ USD Nguyên nhân của sự tăng trưởng này có thể kể đến là do chính phủ Indonesia đã có những nỗ lực để cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và thu hút FDI Bên cạnh đó, việc Indonesia gia nhập WTO vào năm 2013 cũng là một đòn bẩy khiến cho FDI vào nước này tăng mạnh Tuy nhiên sang đến năm 2015-2016, do nền kinh tế toàn cầu tăng trưởng chậm lại cũng như do Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tăng lãi suất mà dòng vốn đầu tư vào Indonesia giảm mạnh Năm 2016, FDI vào nước này chỉ dừng ở con số 4,54 tỷ USD
Trong giai đoạn 2017-2022, dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Indonesia tương đối ổn định Tuy nhiên trong giai đoạn này phải kể đến sự sụt giảm FDI trong năm 2020, chỉ còn 19,18 tỷ USD do Indonesia phải chịu tác động của đại dịch COVID-19 Nhưng sau khi chính phủ Indonesia ban hành Luật Tổng hợp về Tạo việc làm (Luật số 1/2020) vào tháng 10 năm 2020 để sửa đổi hàng chục luật hiện hành được coi là cản trở đầu tư, FDI vào nước này đã tăng trở lại và đạt mức 21,43 tỷ USD vào năm 2022 Singapore,
Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hà Lan và Trung Quốc (PRC, HK) nằm trong số những nguồn đầu tư nước ngoài hàng đầu vào năm 2022.
Singapore, Trung Quốc, Nhật Bản, Hồng Kông và Hàn Quốc là những quốc gia đầu tư vào Indonesia nhiều nhất sau đại dịch Covid-19 Các ngành công nghiệp kim loại, máy móc và thiết bị nhận được phần vốn FDI lớn nhất tại Indonesia, lên đến 10,96 tỷ USD Sau đó là lĩnh vực khai khoáng với 5,1 tỷ USD, tiếp đó là hóa chất và dược phẩm với 4,5 tỷ USD và các ngành khác như vận tải viễn thông, cung ứng điện, khí đốt và nước sạch,
Thực trạng thu hút FDI vào Malaysia
Đầu thập niên 60, Malaysia đã giải quyết ổn thỏa các vấn đề chính trị nội bộ, bắt tay xây dựng nền kinh tế Năm 1968, nước này ban hành Luật ưu đãi đầu tư, “lót ổ” đón FDI bằng Khu thương mại tự do - sáng kiến rất hiện đại lúc bấy giờ, thuộc nhóm sớm nhất trong khu vực.
Trong giai đoạn đầu sau khi mở cửa đón FDI, dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Malaysia tăng trưởng tương đối chậm Sau 30 năm mở cửa, FDI của nước này chỉ đạt mức 2,33 tỷ USD Sang đến giai đoạn 1990-2000, FDI vào Malaysia có nhiều biến động do chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997
Hình 2.3 Thu hút vốn đầu tư nước ngoài của Malaysia giai đoạn 2000 – 2022
Nguồn: Tổng hợp từ Worldbank
Nhờ có môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, trong giai đoạn 2000-2008, dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Malaysia tăng trưởng mạnh mẽ Năm 2007, FDI nước này đạt mức 9,07 tỷ USD, là năm thu hút được nhiều FDI nhất trong giai đoạn này Năm
2009, Malaysia đã phải chịu ảnh hưởng nặng nề từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu mà dòng vốn đầu tư nước ngoài giảm mạnh, chỉ còn 114,7 triệu USD Tuy nhiên do chính phủ Malaysia đã kịp thời triển khai nhiều chính sách ưu đãi thu hút FDI mà dòng vốn đầu tư nước ngoài trong năm 2010-2011 đã có sự tăng trưởng thần tốc, cụ thể vào năm 2011, FDI vào Malaysia đã đạt mức 15,12 tỷ USD Sang đến năm 2012, FDI lại giảm, chỉ còn 8,9 tỷ USD do sự bất ổn chính trị của đất nước này Trong các năm tiếp theo, dòng vốn đầu tư nước ngoài tại Malaysia biến động không nhiều và mức FDI tại năm 2019 ghi nhận ở con số 9,15 tỷ USD
Năm 2020, dòng vốn đầu tư nước ngoài giảm 44,4% so với năm 2019 do Malaysia chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch COVID-19 Nhưng sang đến năm 2021, FDI vào nước này lại gấp gần 5 lần so với năm 2020 Để có thể đạt được điều này, đó là cả một sự nỗ lực của chính phủ khi đã thực thi nhiều chính sách để ưu đãi thu hút FDI Trong đó phải kể đến chính phủ Malaysia đã đưa ra Khát vọng Đầu tư Quốc gia (NIA), một khuôn khổ nhằm thúc đẩy đầu tư và cải cách các chính sách hiện hành vào tháng 4 năm
2021 Tuy vậy sang đến năm 2022, dòng vốn đầu tư vào nước này lại suy giảm chỉ còn 14,73 tỷ USD.
Sau đại dịch COVID-19, Trung Quốc, Singapore, Nhật Bản, Hoa Kỳ và Hà Lan là những quốc gia đầu tư vào Malaysia nhiều nhất Trong đó ngành chế tạo, dịch vụ và điện tử & điện khí là những ngành thu hút được nhiều FDI nhất tại Malaysia trong giai đoạn này Chính phủ Malaysia đang tập trung thu hút FDI vào các ngành công nghệ cao và dịch vụ, nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và nâng cao đời sống người dân.
Thực trạng thu hút FDI vào Philippines
Philippines bắt đầu mở cửa thu hút FDI từ đầu những năm 1990 sau khi ban hành
"Luật Tự do hóa Thương mại Bán lẻ" cho phép các nhà bán lẻ nước ngoài sở hữu 100% vốn đầu tư vào các cửa hàng bán lẻ
Hình 2.4 Thu hút vốn đầu tư nước ngoài của Philippines giai đoạn 2000 – 2022
Nguồn: Tổng hợp từ Worldbank
Dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Philippines trong giai đoạn đầu tăng trưởng còn chậm và không ổn định Sau 10 năm mở cửa, năm 2000 FDI vào Philippines chỉ đạt 1,49 tỷ USD Trong giai đoạn 2000-2009 do nhiều nguyên nhân, bao gồm sự bất ổn về chính trị, môi trường đầu tư chưa hoàn thiện, cơ sở hạ tầng yếu kém, năng lực cạnh tranh thấp, và ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 mà FDI vào Philippines trong giai đoạn này vẫn còn rất thấp, chỉ đạt 1,07 tỷ USD vào năm 2010
Nhờ có sự nỗ lực của chính phủ trong việc cải thiện môi trường đầu tư, nền kinh tế tăng trưởng ổn định, cơ sở hạ tầng được cải thiện, chính sách thu hút đầu tư hiệu quả, và sự gia nhập vào các hiệp định thương mại như P-R FTA, JPEPA, PH-K FTA, CPTPP, mà dòng vốn FDI đổ vào Philippines giai đoạn 2010-2017 có sự tăng trưởng mạnh mẽ Dòng vốn đầu tư nước ngoài năm 2017 đạt mức 10,26 tỷ USD, tăng 95,8% so với năm 2010 Tuy nhiên trong giai đoạn 2018-2020, Philippines không còn duy trì được sức hấp dẫn với các nhà đầu tư nước ngoài, khiến FDI giảm trong giai đoạn này, chỉ còn 6,82 tỷ USD vào năm 2020 Nguyên nhân của sự sụt giảm này phải kể đến là do chính phủ Philippines đã thực hiện cải cách thuế vào năm 2017 nhằm tăng thu ngân sách và
14 giảm bất bình đẳng thu nhập đã khiến một số nhà đầu tư lo ngại về chi phí đầu tư Philippines đã gia nhập vào WTO từ năm 2017 nhưng nước này đã không tận dụng được những lợi thế để tăng cường thu hút FDI vào nước mình Bên cạnh đó không thể không kể đến sự ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 đã làm FDI vào Philippines giảm trong giai đoạn này.
Sang đến năm 2021, nền kinh tế Philippines phục hồi sau đại dịch, dòng FDI vào nước này cũng tăng trở lại Tuy nhiên, Philippines là nước nhập khẩu ròng hàng hóa và việc Nga xâm chiếm Ukraine đã đẩy giá nhiên liệu và thực phẩm lên mức kỷ lục vào năm 2022 Đầu tư trực tiếp nước ngoài) dòng vốn vào giảm xuống còn 9,2 tỷ USD vào năm 2022, giảm 23% so với 11,9 tỷ USD vào năm 2021.
Phần lớn vốn đầu tư FDI vào Philippines năm 2022 nhắm vào các lĩnh vực sản xuất, công nghệ thông tin và truyền thông (ICT), dịch vụ tài chính và bất động sản Trong năm này, Nhật Bản là quốc gia đầu tư FDI nhiều nhất vào Philippines, chiếm 14,6% tổng vốn FDI trong năm 2022, tiếp sau đó là Trung Quốc, Mỹ, Hàn Quốc,
Thực trạng thu hút FDI vào Thái Lan
Thái Lan bắt đầu mở cửa thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài từ năm 1959 Chính phủ Thái Lan đã tận dụng tối đa mọi cơ hội để thu hút vốn FDI vào nền kinh tế, khiến cho nền kinh tế của nước này vượt lên trở thành nhóm dẫn đầu về phát triển kinh tế trong các nước ASEAN.
Trong thời gian đầu, nguồn vốn FDI vào Thái Lan còn khá hạn chế Sau 20 năm thu hút, dòng vốn đầu tư nước ngoài của nước này chỉ đạt 189 triệu USD vào năm 1980
Từ năm 1980-1998, FDI vào Thái Lan tăng trưởng khá ổn định và đạt mức 7,31 tỷ USD vào năm 1998 Tuy nhiên Thái Lan trải qua một giai đoạn bất ổn chính trị khiến cho dòng vốn đầu tư nước ngoài vào quốc gia này bị sụt giảm, chỉ còn 3,37 tỷ USD vào năm
Hình 2.5 Thu hút vốn đầu tư nước ngoài của Thái Lan giai đoạn 2000 – 2022
Nguồn: Tổng hợp từ Worldbank
Trong giai đoạn 2000-2010, FDI vào Thái Lan tăng khá nhanh Mặc dù có chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008 khiến cho FDI vào Thái Lan năm 2009 bị giảm khoảng 25% so với năm trước nhưng nhìn chung Thái Lan ít bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng này hơn các nước khác trong khu vực ASEAN Vào năm 2010, vốn FDI của Thái Lan tiếp tục tăng và đạt 14,75 tỷ USD - mức cao nhất trong giai đoạn 10 năm
Giai đoạn 2011-2018 là một giai đoạn đầy biến động trong công cuộc thu hút FDI của Thái Lan Trận lũ lụt lớn trong năm 2011 đã khiến dòng vốn FDI vào nước này giảm 83% so với năm trước, chỉ còn 2,47 tỷ USD nhưng dòng FDI đã quay trở lại và tăng mạnh, đạt mức 15,94 tỷ USD năm 2013 Từ cuối năm 2013 đến năm 2015, tình hình chính trị bất ổn kéo dài đã gây thiệt hại đáng kể cho môi trường đầu tư của Thái Lan Giai đoạn 2014-2018, vốn FDI ở quốc gia này có xu hướng tăng Nhưng đến năm 2019 nguồn vốn sụt giảm 72,5% và đỉnh điểm là năm 2020, lần đầu tiên từ năm 2000 đến nay, Thái Lan ghi nhận số vốn FDI -4,95 tỷ USD do các nhà đầu tư nước ngoài thoái vốn
Có thể nói đại dịch COVID-19 đã giáng một đòn nặng nề vào nỗ lực thu hút FDI của Thái Lan Với sự nỗ lực của chính phủ Thái Lan để phục hồi sau đại dịch COVID-19 cùng với việc chính phủ nước này đã thực hiện chiến lược phát triển kinh tế “Thailand 4.0” mà dòng vốn FDI vào Thái Lan đã tăng trưởng trở lại trong những năm tiếp theo.
Sau đại dịch COVID-19, Nhật Bản, Trung Quốc, Singapore, Hàn Quốc là các quốc gia đóng góp nhiều nhất cho dòng vốn FDI vào Thái Lan Trong giai đoạn này, các ngành như công nghiệp điện tử, ô tô, hóa chất, năng lượng là những ngành thu hút được nhiều FDI nhất Theo Tổng Thư ký Ủy ban Đầu tư Thái Lan (BOI), Chính phủ Bangkok hiện đang hướng trọng tâm chính sách thu hút FDI vào năm lĩnh vực chính, gồm: kỹ thuật số, điện tử, xe điện (EV), kinh tế Sinh học - Tuần hoàn - Xanh (BCG) và các ngành công nghiệp sáng tạo Từ đây có thể thấy được tiềm năng phát triển trong tương lai của Thái Lan là rất lớn.
Thực trạng thu hút FDI vào Việt Nam
Kể từ khi đổi mới từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang mô hình nền kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa, có sự quản lý và điều tiết của Nhà nước, Việt Nam đã trở thành điểm đến tiềm năng của các nhà đầu tư nước ngoài do ổn định về chính trị, tài nguyên phong phú, nguồn nhân lực dồi dào với giá lao động rẻ
Trong giai đoạn đầu sau khi mở cửa đón FDI, kết quả thu FDI của Việt Nam còn hạn chế Sang đến giai đoạn 1991 - 1995, FDI vào Việt Nam đã có sự khởi sắc với 1409 dự án, tổng vốn đăng ký đạt 18,379 tỷ USD Tuy nhiên đến giai đoạn 1996 - 2000, FDI có sự sụt giảm cả về số vốn đăng ký lẫn quy mô dự án, vốn FDI đăng ký chỉ đạt 1,3 tỷ USD vào năm 2000 Nguyên nhân của tình trạng trên là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á năm 1997 Bên cạnh đó, môi trường đầu tư của Việt Nam còn yếu kém, trong khi đó Việt Nam còn phải chịu sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các nước trong khu vực như Indonesia, Malaysia, Thái Lan,
Hình 2.6 Thu hút vốn đầu tư nước ngoài của Việt Nam giai đoạn 2000 – 2022
Nguồn: Tổng hợp từ Worldbank
Trong giai đoạn 2001-2005, dòng vốn FDI vào Việt Nam bắt đầu có sự hồi phục nhưng tốc độ vẫn còn chậm Giai đoạn 2006-2010, FDI có sự biến động thất thường Năm 2006, tổng số vốn FDI vào Việt Nam là 2,4 tỷ USD, tăng 23,08% so với năm 2005 Năm 2007 và năm 2008, FDI đổ vào Việt Nam tăng lên nhanh chóng với số vốn là 9,58 tỷ USD vào năm 2008 Nguyên nhân của sự tăng trưởng này là do Việt Nam được hưởng lợi do trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) từ tháng 1/2007
Sang đến giai đoạn 2009-2012, dòng vốn FDI vào Việt Nam có sự sụt giảm đáng kể vì nhiều lý do, đặc biệt là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 và khủng hoảng nợ công châu Âu vào năm 2010 Cụ thể, năm 2012 Việt Nam ghi nhận tổng vốn FDI vào là 8,37 tỷ USD Trong giai đoạn 2013-2019, dòng vốn FDI vào Việt Nam đã dần hồi phục sau các cuộc khủng hoảng nhưng tốc độ hồi phục còn chậm do chịu sự tác động của suy thoái kinh tế toàn cầu Năm 2017 là năm đánh dấu cột mốc 30 năm FDI vào Việt Nam Trong năm này, Việt Nam đã thu hút được 14,1 tỷ USD, gấp 1,12 lần so với năm 2016 Năm 2019, số vốn FDI vào Việt Nam được ghi nhận là 16,12 tỷ USD, gấp 1,04 lần so với cùng kỳ năm 2018 Trong bối cảnh suy giảm chung của dòng FDI toàn cầu, việc vẫn duy trì được mức tăng trưởng vốn thực hiện là thành quả đáng khích lệ
Năm 2020 do tác động của đại dịch COVID - 19, tổng lượng vốn FDI vào Việt Nam giảm gần 2% so với năm 2019 với giá trị khoảng 15,8 tỷ USD Năm 2022 nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam là 17,9 tỷ USD, chạm đỉnh trong giai đoạn 2000-2022 Bối cảnh đại dịch COVID-19 tạo ra nhiều thách thức và cơ hội giúp Việt Nam trở thành điểm sáng an toàn và hấp dẫn trong thu hút FDI từ nhiều quốc gia phát triển trên thế giới.
Sau 35 năm thu hút FDI, Hàn Quốc, Singapore và Nhật Bản là ba nước đầu tư FDI nhiều nhất vào Việt Nam Trước đại dịch COVID-19, các nhà đầu tư nước ngoài chủ yếu tập trung vào 3 lĩnh vực chính là: Công nghiệp chế biến - chế tạo, kinh doanh bất động sản và bán buôn - bán lẻ - sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy (chiếm 81% tổng vốn đăng ký năm 2019) Từ khi đại dịch COVID-19 xảy ra, FDI đã và đang dần chuyển dịch sang các lĩnh vực như công nghệ thông tin, công nghệ cao, thiết bị điện tử và phụ kiện, logistics, thương mại điện tử, hàng tiêu dùng bán lẻ, Có thể nói COVID-19 là chất xúc tác khiến cho quá trình chuyển dịch tại Việt Nam diễn ra nhanh là quyết liệt hơn.
Thực trạng thu hút FDI vào Lào
Luật đầu tư nước ngoài đầu tiên của Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào được ban hành ngày 19/04/1988, đã được thay thế bằng Luật khuyến khích và quản lý đầu tư nước ngoài được Quốc hội thông qua vào năm 1994 giúp cải thiện dòng vốn FDI vào nước này ngay những năm sau đó Tuy nhiên lại ghi nhận giảm từ năm 1997 và trong giai đoạn năm 2000 -2005, FDI thu hút được tại Lào ghi nhận ghi nhận ở mức thấp, cao nhất chỉ đạt 34 triệu USD vào năm 2000 Nhờ chính sách đầu tư hiệu quả, FDI tăng mạnh vào năm 2006 lên đến 187 triệu USD, tăng hơn 6 lần so với năm trước đó Giai đoạn
2006 - 2011, FDI tại Lào khá ổn định qua các năm mà không bị ảnh hưởng tiêu cực từ môi trường vĩ mô bên ngoài FDI tại Lào đã tăng rất mạnh vào những năm sau đó, đạt đỉnh ở mức 1,67 tỷ USD vào năm 2017 với Trung Quốc là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Lào, với số vốn đầu tư chiếm 25,2% tổng vốn FDI của cả nước
Hình 2.7 Thu hút vốn đầu tư nước ngoài của Lào giai đoạn 2000 – 2022 (Đơn vị:
Nguồn: Tổng hợp từ Worldbank
Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Lào giảm khá mạnh trong giai đoạn từ 2018 đến 2022 khi chỉ đạt giá trị bằng 1 phần 3 so với vùng đỉnh Sự suy giảm chủ yếu là do đầu tư mới từ Trung Quốc giảm tốc độ do các nhà đầu tư Trung Quốc chịu ảnh hưởng từ cuộc chiến tranh thương mại Mỹ-Trung Cùng với đó là đại dịch COVID-
19 đã làm các nhà đầu tư nước ngoài lo ngại, khiến FDI vào Lào trong giai đoạn này bị suy giảm Sau COVID-19, do sự yếu kém trong quản lý của chính phủ khiến cho nền
1.8 kinh tế Lào không thể phục hồi, các chính sách thu hút FDI chưa thực sự hiệu quả nên FDI vào quốc gia này vẫn giảm mạnh trong năm 2022, chỉ đạt 528 triệu USD.
Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Lào chủ yếu nhờ xây dựng cơ sở hạ tầng và các dự án điện Theo thống kê của chính phủ Lào, khai thác mỏ và thủy điện chiếm 95,7% vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và nông nghiệp chỉ chiếm 2% vốn FDI vào năm 2019 Nguồn đầu tư tại nước này chủ yếu đến từ Trung Quốc, Việt Nam và Thái Lan Tuy nhiên thời gian gần đây FDI tại Lào ghi nhận giảm một phần do đầu tư vào thủy điện chậm lại.
Thực trạng thu hút FDI vào Campuchia
Từ năm 1989, Campuchia bắt đầu thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài Sau khi mở cửa, nhờ vào những lợi thế như vị trí địa lý thuận lợi, lực lượng lao động dồi dào, mà FDI vào nước này đã tăng trưởng mạnh mẽ
Hình 2.8 Thu hút vốn đầu tư nước ngoài của Lào giai đoạn 2000 – 2022 (Đơn vị:
Nguồn: Tổng hợp từ Worldbank
Từ sau khi mở cửa đón FDI đến này, dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Campuchia tăng trưởng tương đối ổn định Năm 2001, Campuchia gia nhập Tổ chức Hải quan thế giới và trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào tháng 9/2004 Sau khi cam kết sẽ mở cửa khi gia nhập WTO, dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Campuchia tăng trưởng mạnh mẽ, đạt 867 triệu USD vào năm 2007 Năm 2008, FDI vào nước này giảm nhẹ do chịu tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, còn
Trong những năm tiếp theo, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Campuchia tăng trưởng một cách ổn định, đạt mức 3.66 tỷ USD năm 2019 Trong 2 năm tiếp theo, do chịu ảnh hưởng của cuộc chiến tranh thương mại Mỹ-Trung mà FDI vào nước này giảm, nguyên nhân chính là do Trung Quốc là thống trị nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Campuchia Bên cạnh đó, đại dịch COVID-19 cũng là một nguyên nhân khiến cho dòng vốn FDI bị suy giảm trong giai đoạn này.
Chính phủ Hoàng gia Campuchia (RGC) đã ưu tiên thu hút đầu tư từ nước ngoài và năm 2021 đã thông qua Luật Đầu tư mới Bất chấp những ưu đãi này, Campuchia vẫn chưa thu hút được đầu tư đáng kể từ một số quốc gia lớn như Mỹ Ngoài quy mô thị trường tương đối nhỏ của đất nước, các yếu tố cản trở các nhà đầu tư bao gồm: tham nhũng, lao động có tay nghề hạn chế, cơ sở hạ tầng không đầy đủ (bao gồm chi phí năng lượng cao), thiếu minh bạch trong một số quy trình phê duyệt của chính phủ và ưu đãi dành cho địa phương Theo Hội đồng Phát triển Campuchia (CDC), vào năm 2022, Campuchia ghi nhận dòng vốn FDI với khoảng 80% được cho là đến từ Trung Quốc Các dự án cơ sở hạ tầng vật chất tiếp tục thu hút phần lớn vốn FDI Ví dụ, đường cao tốc Phnom Penh-Sihanoukville trị giá 2 tỷ USD đã được khánh thành để sử dụng công cộng vào tháng 10 năm 2022 Các lĩnh vực khác thu hút đầu tư nước ngoài bao gồm sản xuất và chế biến nông sản Năm 2022, ba hiệp định thương mại tự do song phương và khu vực có hiệu lực: Hiệp định Thương mại Tự do Campuchia-Trung Quốc (CCFTA), Hiệp định Thương mại Tự do Campuchia-Hàn Quốc (CKFTA) và Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) Mặt khác, biến đổi khí hậu vẫn là một vấn đề nghiêm trọng ở Campuchia do dễ bị tổn thương trước các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt, tỷ lệ phá rừng cao và trách nhiệm môi trường thấp. Đầu tư vào Campuchia do Trung Quốc thống trị và mức độ đầu tư của Trung Quốc đã tăng mạnh, đặc biệt trong 5 năm qua Campuchia báo cáo rằng nguồn vốn FDI (tính theo tài sản cố định) từ Trung Quốc đạt 19,2 tỷ USD vào cuối năm 2022 Các nguồn FDI chính khác ở Campuchia (đến năm 2022) bao gồm Hàn Quốc (5 tỷ USD), Vương quốc Anh (3,9 tỷ USD) và Malaysia (2,8 tỷ USD) Vốn FDI của Mỹ vào Campuchia đạt 1,4 tỷ USD vào cuối năm 2022.
Xu hướng chung thu hút FDI vào các nước trên
Nhìn chung dòng vốn đầu tư nước ngoài vào các nước Trung Quốc, Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Philippines, Việt Nam, Campuchia, Lào đều có xu hướng tăng mạnh mẽ trong giai đoạn 2000-2022 Mặc dù các nước này nhìn chung đã nổi lên như một điểm thu hút đầu tư nhưng đó vẫn là một bức tranh không đồng đều Trung Quốc và Việt Nam là hai quốc gia có mức độ tăng trưởng FDI cao nhất trong khu vực Xét về mức độ thu hút FDI thì Trung Quốc là quốc gia thu hút được nhiều FDI nhất, tiếp theo là Indonesia, Việt Nam, Thái Lan, Malaysia, Philippines, Campuchia và Lào.
Có nước chịu ảnh hưởng nhiều, có nước chịu ảnh hưởng ít nhưng nhìn chung nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các nước kể trên đều bị suy giảm do chịu ảnh hưởng của các cuộc khủng hoảng như khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008 hay gần nhất là đại dịch COVID-19 Nhờ sự nỗ lực của các chính phủ mà sau các cuộc khủng hoảng, nền kinh tế cũng như nguồn vốn FDI vào các nước này đã được phục hồi và tăng trưởng trở lại.
Trong giai đoạn 2000-2022, các nước này đều có xu hướng chung là giảm dần tỷ trọng FDI vào các ngành công nghiệp thâm dụng lao động và tăng dần tỷ trọng FDI vào các ngành công nghiệp công nghệ cao, dịch vụ và các ngành công nghiệp hỗ trợ Điều này đã cho thấy được tiềm năng phát triển kinh tế của khu vực này.
Dòng vốn FDI vào các nước Trung Quốc, Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Philippines, Việt Nam, Lào, Campuchia được dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng trong giai đoạn 2023-2025 Tuy vậy các chính phủ vẫn cần phải nỗ lực hơn nữa để tạo một môi trường kinh doanh thuận lợi, tận dụng lợi thế của quốc gia để có thể thu hút được dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào nước mình.
MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ NHẰM TĂNG CƯỜNG THU HÚT FDI VÀO MỘT SỐ QUỐC GIA ĐANG PHÁT TRIỂN Ở ĐÔNG Á VÀ ĐÔNG NAM Á
Xu hướng dòng vốn FDI trên thế giới
Xu hướng toàn cầu đã tác động không nhỏ đến dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) Kể từ tháng 3 năm 2020, đại dịch COVID-19 đã thay đổi hoàn toàn cách thức hoạt động hàng ngày của hàng triệu người và doanh nghiệp, và FDI cũng không ngoại lệ Trên thực tế, dòng vốn FDI vào các nền kinh tế phát triển và chuyển đổi đã giảm 58% trong năm 2020 Do ảnh hưởng của dịch bênh, nhiều quốc gia đã lựa chọn các chính sách bảo hộ cũng như tăng cường giám sát dòng vốn FDI Những biện pháp như phong tỏa của chính phủ gây tắc nghẽn chuỗi cung ứng toàn cầu đã thật sự tác động đáng kể đến quyết định đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài Đầu năm 2021, Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) đã công bố ước tính sơ bộ về dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) toàn cầu Và hầu như không có tin tốt nào: Trong khi tổng dòng vốn FDI toàn cầu giảm 42% thì FDI vào các nước phát triển ước tính đã giảm 69% Các nước đang phát triển không bị ảnh hưởng nặng nề, chỉ giảm 12% Tuy nhiên, sự sụt giảm dường như chủ yếu là do số lượng công bố dự án mới giảm mạnh (- 46% đối với các nước đang phát triển).Tính đến giữa năm 2022, ảnh hưởng của COVID-
19 vẫn chưa có dấu hiệu ngừng tác động tiêu cực đến dòng vốn FDI trên toàn cầu Ấn Độ là quốc gia tiêu biểu khi đã phản ứng nhanh chóng trước hậu quả của cuộc khủng hoảng virus Corona đối với dòng vốn FDI bằng cách thực hiện một loạt biện pháp để định hướng dòng vốn FDI vào đầu năm 2020 UNCTAD ước tính dòng vốn FDI vào Ấn Độ đã tăng 13% trong năm 2020, cao hơn mức tăng của Trung Quốc và cao hơn nhiều so với con số của bất kỳ quốc gia phát triển nào Phản ứng của Ấn Độ cũng cho thấy đại dịch virus corona một mặt tạo động lực cho các nước đang phát triển nới lỏng kiểm soát FDI để duy trì sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài trong thời kỳ khủng hoảng
Xét về các quốc gia dẫn đầu về vốn FDI thu hút được, Hoa Kỳ và Trung Quốc chiếm khoảng một phần ba tổng số vốn đầu tư trực tiếp trên toàn cầu Ngoài yếu tố về tài nguyên thiên nhiên, điểm thu hút nhà đầu tư nước ngoài hơn cả tại 2 quốc gia này lại là quy mô dân số Dân số đông đồng nghĩa với có nhiều người tiêu dùng và một công ty đa quốc gia thường muốn ở gần người tiêu dùng của mình Sự gần gũi giúp doanh nghiệp giảm chi phí vận chuyển hàng hóa và cho phép dễ dàng hơn trong việc theo dõi sự thay đổi thị hiếu của người tiêu dùng
Năm 2023 mặc dù có sự phục hồi nhất định, FDI toàn cầu trong 9 tháng đầu năm
2023 vẫn ở dưới mức trước đại dịch Thống kê cũng cho thấy dòng vốn FDI đang có xu hướng chảy vào các lĩnh vực công nghệ cao như năng lượng tái tạo, đặc biệt tại các nước đang phát triển với xu hướng FDI xanh Châu Á vẫn là điểm đến hấp dẫn nhất cho FDI, đặc biệt là các nước Đông Nam Á như Việt Nam, Indonesia, Thái Lan Lý do là vì khu vực này có thị trường tiêu thụ lớn, chi phí lao động thấp và môi trường đầu tư ngày càng được cải thiện Đặc biệt khi khu vực này ít chịu tác động bởi các rủi ro như những xung đột, chiến tranh Châu Phi cũng là khu vực thu hút ngày càng nhiều FDI vào các lĩnh vực như khai khoáng, năng lượng và nông nghiệp nhờ lợi thế về tài nguyện thiên nhiên.
Cơ hội & thách thức cho các nước đang phát triển ở Đông Á và Đông Nam Á
Những quốc gia trên có những lợi thế riêng như trữ lượng tài nguyên thiên nhiên hay mức độ cởi mở trong chính sách thu hút đầu tư là khác nhau, tuy nhiên, có những điểm tương đồng đã đem lại nhiều cơ hội trong việc thu hút FDI tại các quốc gia này Đầu tiên là lực lượng nhân lực dồi dào và tương đối rẻ Đây có thể coi là lợi thế cạnh tranh lớn nhất đối với các quốc gia đang phát triển tại Đông Á và Đông Nam Á khi so sánh với các quốc gia tại khu vực khác khi giúp nhà đầu tư có thể giảm đáng kể chi phí sản xuất Ngoài ra, với dân số hay dung tích thị trường lớn cũng cho thấy sự tiềm năng trong thị trường tại các quốc gia này Dung tích thị trường lớn kèm với đó là thu nhập người dân ngày càng tăng sẽ tạo niềm tin, thúc đẩy nhà đầu tư trong việc mở rộng thị phần.
Bên cạnh đó, các quốc gia này đều tích cực hội nhập kinh tế Trung Quốc có các hiệp định đầu tư song phương với hơn 100 quốc gia và nền kinh tế, bao gồm Áo, Canada, Pháp, Đức, Ý, Nhật Bản, Ngoài ra quốc gia này cũng duy trì 16 Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) với các đối tác thương mại và đầu tư, đồng thời đang đàm phán hoặc thực hiện thêm 8 FTA nữa Với các nước còn lại, ngoài tham gia các FTA riêng khác nhau, các quốc gia này đều gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) với nhiều FTA đã được ký kết như AKFTA, ACFTA, Từ đó nhà đầu tư có thể tận dụng các điều khoản trong các hiệp định này với môi trường kinh doanh thuận lợi.
Các quốc gia Đông Nam Á trong nghiên cứu có vị trí địa lý rất thuận lợi Đây là khu vực có vị trí địa lý chiến lược, nằm giữa châu Á và châu Đại Dương, kết nối giữa các thị trường lớn như Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Về Trung Quốc, quốc gia này có diện tích rất lớn và tiếp giáp với 14 quốc gia Các nước có vị trí địa lý thuận lợi đem lại khả năng tiếp cận thị trường lớn, nguồn nguyên liệu dồi dào, chi phí vận chuyển thấp, Điều này giúp các nhà đầu tư nước ngoài tiết kiệm chi phí, tăng khả năng cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh.
Cuối cùng, các nước này đều có những chính sách thu hút FDI hấp dẫn trong các vấn đề như thuế, lao động, đất đai, tạo môi trường đầu tư hấp dẫn đối với nhà đầu tư nước ngoài Những nỗ lực rõ nhất trong cải thiện chính sách có thể kể đến như Việt Nam về những ưu đãi về đất đai cho nhà đầu tư nước ngoài thể hiện qua Nghị định số 35/2017/NĐ-CP ngày 3/4/2017 quy định thu tiền sử dụng đất, thu tiền thuê đất, thuê mặt nước trong khu kinh tế, khu công nghệ cao với mức ưu đãi cao hơn các dự án đầu tư thông thường Hay Campuchia đã cho thấy kết quả tốt về số lượng dự án đầu tư nhờ vào luật đầu tư mới của nước này với quy định nhiều ưu đãi cho nhà đầu tư từ các ngành công nghệ cao Một trong những thay đổi chính của Luật Đầu tư mới là mở rộng lĩnh vực ưu tiên được hưởng ưu đãi đầu tư và thuế Những dự án được phê duyệt thuộc các lĩnh vực này được xem là dự án đầu tư đủ điều kiện (QIP).
Ngoài ra một số nước có trữ lượng tài nguyên thiên nhiên phong phú cũng tạo ra nhiều cơ hội trong thu hút vốn FDI như Lào với hệ thống sông ngòi phù hợp phát triển thủy điện cùng trữ lượng khoáng sản lớn, giúp tăng sức cạnh tranh so với các nước khác
Số liệu cho thấy trong giai đoạn 1998 - 2015, ngành năng lượng thu hút 28% tổng vốn đầu tư FDI, tiếp theo là khoáng sản (24%), nông nghiệp (12%) và dịch vụ (11%) Những dự án đầu tư có quy mô vốn lớn nhất chủ yếu là các công trình thủy điện và các dự án mỏ, khoáng sản (17,5 triệu USD/dự án)
Trong ngắn hạn, lợi thế của các quốc gia trên trong việc thu hút FDI vẫn chủ yếu dựa vào yếu tố chi phí trong thuê lao động cũng như giá thuê đất Nhưng về lâu dài, còn tồn tại những nhược điểm cần cải thiện. Đầu tiên là cơ sở hạ tầng, đây là điểm trừ lớn đối với nhiều quốc gia Đông Nam Á Cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ hay chưa đáp ứng được gây khó khăn trong sản xuất, lưu thông hàng hóa, từ đó giảm tính cạnh tranh của các nước trong thu hút đầu tư.
Một số quốc gia Đông Nam Á không đảm bảo được yếu tố an ninh chính trị như Indonesia, cụ thể vào năm 2020, Rizieq Shihab - là lãnh đạo tối cao của tổ chức Hồi giáo cứng rắn nhất tại Indonesia - Mặt trận bảo vệ Hồi giáo (FPI) đã trở về cũng đã làm dấy lên những lo ngại mới về bất ổn và bạo lực tại nước này Điều này thật sự ảnh hưởng đến quyết định của nhà đầu tư nước ngoài, làm tăng tính rủi ro đối với các khoản đầu tư, đặc biệt là hình thức đầu tư trực tiếp.
Bên cạnh đó, với việc kinh tế toàn cầu ngày càng quan tâm đến yếu tố phát triển bền vững và môi trường, FDI xanh là một xu hướng tất yếu FDI xanh là hoạt động đầu tư vào sản xuất, kinh doanh, sử dụng năng lượng tiết kiệm hay nguyên vật liệu tái tạo hoặc thay thế Nhiều nhà đầu tư nước ngoài đòi hỏi các điều kiện về bảo vệ môi trường trong sản xuất, kinh doanh Từ đó đòi hỏi những quốc gia Đông Nam Á cũng như Trung Quốc phải đặt ra nhiều giải pháp tương ứng như hoàn thiện khung pháp lý về FDI xanh, bao gồm các quy định về bảo vệ môi trường, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, hay tăng cường hợp tác quốc tế về vấn đề môi trường.
Cuối cùng, ngành công nghiệp hỗ trợ tại nhiều quốc gia chưa phát triển đủ để doanh nghiệp FDI có thể nâng cao hiệu quả cũng như tăng tính chủ động khi xảy ra các cú sốc kinh tế hoặc xung đột địa chính trị khu vực/ toàn cầu Khi xảy ra cú sốc kinh tế hoặc xung đột chính trị, các chuỗi cung ứng toàn cầu có thể bị gián đoạn, dẫn đến tình trạng thiếu hụt nguyên liệu, vật tư, linh kiện, phụ tùng cho sản xuất Trong trường hợp này, nếu ngành công nghiệp phụ trợ phát triển mạnh mẽ, có thể tự sản xuất được các sản phẩm, dịch vụ cần thiết, sẽ giúp giảm thiểu rủi ro cho các ngành công nghiệp chính, hạn chế tác động tiêu cực của cú sốc kinh tế hoặc xung đột chính trị đến nền kinh tế Ví dụ tại Việt Nam, ngành này đã phát triển từ lâu nhưng chưa đạt được hiệu quả như mong muốn Việt Nam còn thiếu những chính sách thúc đẩy phát triển hợp tác giữa doanh nghiệp trong và ngoài nước Doanh nghiệp nước ngoài cần hợp tác với doanh nghiệp trong nước để đảm bảo hiệu quả và khả năng ứng phó trong bối cảnh chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu bị gián đoạn như hiện nay.
Một số khuyến nghị nhằm tăng cường thu hút FDI vào các nước đang phát triển ở Đông Á và Đông Nam Á
Đầu tư trực tiếp nước ngoài đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của một quốc gia Cùng với đó FDI cũng giúp đẩy mạnh chuyển giao và nâng cao công nghệ và tạo ra nhiều cơ hội việc làm mới cho người dân Vì vậy, các nước trên thế giới đều đang cố gắng thu hút FDI, đặc biệt là trong những năm gần đây khi mà khủng hoảng tài chính toàn cầu dẫn đến sự sụt giảm nghiêm trọng của các nền kinh tế trên thế giới Để có thể thu hút được nhiều FDI hơn nữa, trong thời gian tới các nước đang phát triển tại Đông và Đông Nam Á cần phải tập trung vào một số giải pháp quan trọng sau đây:
3.3.1 Nâng cao tốc độ tăng trưởng GDP
GDP là một chỉ số quan trọng phản ánh quy mô và sức mạnh của một nền kinh tế do đó một nền kinh tế phát triển có GDP cao sẽ có nhiều tiềm năng thu hút FDI hơn Để có thể thu hút được nhiều dự án FDI hơn, các nước đang phát triển tại Đông và Đông Nam Á cần phải tập trung vào việc phát triển sản xuất kinh doanh tạo ra nhiều sản phẩm, dịch vụ có giá trị gia tăng cao Chính phủ cần thực hiện đồng bộ các biện pháp nhằm tăng thu nhập bình quân đầu người trên cơ sở phát triển nền kinh tế đồng bộ, hướng tới phát triển kinh tế đất nước theo hướng công nghiệp hiện đại và phát triển dịch vụ Cụ thể, các nước này nên tập trung phát triển các ngành công nghiệp có lợi thế cạnh tranh, hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển cũng như cải thiện môi trường kinh doanh, tạo thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh Cùng với đó, các nước cũng nên chú trọng vào việc đầu tư vào nghiên cứu và phát triển (R&D), khuyến khích đổi mới sáng tạo Chính phủ cần khai thác tối đa những lợi thế của mỗi quốc gia đó, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân sản xuất kinh doanh
Bên cạnh đó, các nước này cần phải tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế, tham gia các hiệp định thương mại tự do (FTA) để mở rộng thị trường xuất khẩu và thu hút dòng vốn FDI từ các quốc gia đối tác, qua đó tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế Ngoài ra, việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cũng là một yếu tố quan trọng trong quá trình thu hút và duy trì dòng vốn FDI Các nhà đầu tư nước ngoài thường tìm kiếm lao động có trình độ chuyên môn cao và kỹ năng phù hợp với yêu cầu công việc Do đó, việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là cực kỳ quan trọng để đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư nước ngoài và đảm bảo sự cạnh tranh và phát triển bền vững của nền kinh tế Hơn nữa, khi nguồn nhân lực được nâng cao chất lượng, điều này cũng góp phần vào việc tăng thu nhập và cải thiện điều kiện sống của người lao động trong các nước đang phát triển tại Đông Á và Đông Nam Á.
3.3.2 Đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu, nâng cao độ mở thương mại
Một quốc gia có độ mở thương mại cao chứng tỏ rằng đó là một nền kinh tế mở, phụ thuộc nhiều vào thương mại quốc tế Điều này sẽ giúp thu hút các nhà đầu tư nước ngoài để tận dụng được lợi thế thị trường Do vậy để có thể nâng cao độ mở thương mại các nước đang phát triển tại Đông Á và Đông Nam Á cần tập trung vào việc cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh với các nước trong khu vực khác Bên cạnh việc phát triển các ngành công nghiệp có khả năng xuất khẩu thì các nước này cũng cần chú trọng trong việc xây dựng thương hiệu quốc gia, tăng độ nhận diện của các loại hàng hóa của quốc gia mình Chính phủ các nước cần xây dựng một thể chế kinh tế thị trường hiện đại, đảm bảo thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa có hàm lượng công nghệ cao và khuyến khích nhập khẩu công nghệ nguồn, máy móc, công nghệ hiện đại.
Cùng với đó, các nước này cũng cần phải có các chính sách hỗ trợ xuất khẩu như cung cấp thông tin thị trường, hỗ trợ tài chính, giúp các doanh nghiệp trong nước tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế, từ đó giúp thu hút FDI Ngoài ra các nước đang phát triển tại Đông và Đông Nam Á cũng cần phải tạo môi trường đầu tư thuận lợi, minh bạch, ổn định để có thể thu hút các nhà đầu tư nước ngoài và đảm bảo quyền lợi của nhà đầu tư Tổng thể, việc thực hiện các biện pháp này cần sự cân nhắc kỹ lưỡng và sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành và cơ quan liên quan để đảm bảo hiệu quả cao nhất trong việc nâng cao độ mở thương mại và thu hút FDI
3.3.3 Duy trì sự ổn định của tỷ giá hối đoái, lãi suất
Việc duy trì sự ổn định của tỷ giá hối đoái sẽ tạo ra một môi trường kinh doanh thuận lợi, giảm thiểu rủi ro cho các nhà đầu tư nước ngoài Vì vậy các nước đang phát triển tại Đông và Đông Nam Á cần phải điều hành linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ, phối hợp chặt chẽ, đồng bộ với chính sách tài khóa, giảm mặt bằng lãi suất hợp lý, phấn đấu đạt mức tăng trưởng tín dụng, góp phần ổn định nguồn vốn cho sản xuất Các nước này cũng cần chú trọng kiểm soát lạm phát, đảm bảo giá trị của đồng nội tệ, điều này sẽ giúp cho các nhà đầu tư nước ngoài yên tâm khi đầu tư Việc tăng cường tự do hóa tài chính có thể giúp các nước này tăng cường sự linh hoạt và khả năng thích ứng của nền kinh tế với những biến động tỷ giá hối đoái Bên cạnh đó, các nước này cũng có thể tham gia vào các hiệp định tiền tệ như Hiệp định Hợp tác tiền tệ Đông Á (AMF) để ổn định tỷ giá hối đoái giữa các nước thành viên, tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư, thương mại giữa các nước trong khu vực
Có thể nói lạm phát cao chính là nguyên nhân dẫn đến tăng lãi suất, gây ra nhiều vấn đề cho nền kinh tế như sự không ổn định và mất giá trị của tiền tệ Để kiểm soát lạm phát, chính phủ có thể áp dụng các biện pháp hành chính như kiểm soát giá cả của các mặt hàng thiết yếu và tăng cường quản lý thị trường để ngăn chặn các hành vi đầu cơ, găm hàng, và tăng giá bất hợp lý Ngoài ra, sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chính phủ, ngân hàng trung ương và các doanh nghiệp là rất quan trọng để đạt được hiệu quả trong việc kiểm soát lạm phát Các cơ quan này cần làm việc cùng nhau để thiết lập chính sách kinh tế phù hợp và thực hiện các biện pháp cần thiết để ổn định mức độ lạm phát và giữ cho nền kinh tế hoạt động một cách ổn định và hiệu quả.
3.3.4 Phát triển đô thị hóa, đẩy mạnh phát triển cơ sở hạ tầng Đô thị hóa có tác động tích cực đến thu hút FDI Đô thị thường là nơi có nguồn lao động dồi dào, cơ sở hạ tầng phát triển và thị trường tiêu thụ lớn đã giúp thu hút các nhà đầu tư nước ngoài đến các thành phố lớn để sản xuất kinh doanh Vì vậy các nước đang phát triển tại Đông và Đông Nam Á cần phải tập trung đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng đô thị như hệ thống giao thông vận tải, logistics, năng lượng, viễn thông, để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh Bên cạnh đó cũng nên xây dựng, phát triển các khu vực công viên và không gian xanh để góp phần tạo ra một môi trường sống và làm việc thuận tiện và hấp dẫn hơn
Việc tạo ra các đô thị mới hoặc mở rộng các khu đô thị hiện có để tăng cường dân số đô thị và giảm bớt áp lực dân số ở các khu vực thành thị hiện tại cũng là một việc quan trọng để giúp cải thiện điều kiện sống và làm việc mới cho cư dân Ngoài ra cần phải xây dựng kế hoạch quy hoạch đô thị hóa bền vững, phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế và xã hội của đất nước Chính phủ các nước cần phải đảm bảo rằng quản lý đô thị và hỗ trợ kỹ thuật được cung cấp một cách đầy đủ và đúng cách để giúp các cơ quan địa phương thực hiện các kế hoạch đô thị hóa một cách hiệu quả và bền vững.
Bên cạnh những lĩnh vực cơ sở hạ tầng nêu trên, các nước này cũng cần đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật khác như môi trường, y tế, giáo dục để đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội Các nước này cũng cần chú trọng vào việc thúc đẩy phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất để cung cấp các cơ sở hạ tầng và dịch vụ cần thiết cho các doanh nghiệp, giúp các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, từ đó giúp thu hút các nhà đầu tư nước ngoài trong các ngành công nghiệp, dịch vụ.
3.3.5 Tăng cường ký kết các hiệp định thương mại tự do (FTA) với các nước trên thế giới và các nước trong khu vực
Các hiệp định thương mại tự do được thành lập nhằm loại bỏ hoặc giảm thuế quan và rào cản thương mại khác giữa các nước thành viên, do đó FTA có tác động tích cực đến việc thu hút FDI Để có thể tăng cường hoạt động đàm phán, ký kết các FTA, các nước đang phát triển tại Đông và Đông Nam Á cần phải xây dựng một nền tảng kinh tế
- xã hội vững chắc để đủ điều kiện có thể đàm phán và ký kết các FTA Bên cạnh đó các quốc gia này cần tăng cường hợp tác với các nước trong khu vực và trên thế giới, nhằm tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp, tạo thuận lợi cho quá trình đàm phán và ký kết FTA Việc tích cực tham gia vào các diễn đàn kinh tế - thương mại quốc tế là cơ hội cho các quốc gia này tiếp xúc với nhà đầu tư nước ngoài, tìm kiếm cơ hội ký kết FTA
Chính phủ các nước đang phát triển tại Đông Á và Đông Nam Á cần xây dựng, sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách kinh tế thương mại thường xuyên Rà soát lại hệ thống văn bản pháp luật và cơ chế, chính sách hiện tại để làm rõ những nội dung không phù hợp với quy định quốc tế và những cam kết trong các cơ chế hợp tác mà các nước này đã tham gia, từ đó sửa đổi, bổ sung, ban hành các văn bản pháp luật mới sao cho phù hợp Các nước cũng cần tạo một môi trường kinh doanh thuận lợi, thông thoáng và minh bạch, chủ động tham gia các luật lệ và quy tắc chung của các FTA, tích cực bảo vệ lợi ích chính đáng của quốc gia.
Tổng thể, việc tăng cường ký kết các FTA cho các nước đang phát triển đòi hỏi sự hợp tác chặt chẽ và nhất quán giữa các quốc gia và tổ chức quốc tế, đồng thời đảm bảo rằng các FTA được thiết kế và thực thi một cách công bằng và minh bạch.
3.3.6 Tăng cường công tác xúc tiến đầu tư
Xúc tiến đầu tư là một hoạt động quan trọng để thu hút FDI Để có thể đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư, các nước đang phát triển tại Đông và Đông Nam Á cần đẩy mạnh quảng bá hình ảnh quốc gia, địa phương, giới thiệu tiềm năng, lợi thế thu hút đầu tư của mình đến các nhà đầu tư nước ngoài qua các kênh truyền thông, các hội nghị, triển lãm, các sự kiện xúc tiến đầu tư, Cùng với đó, các nước này cần tổ chức các đoàn công tác thăm dò, tìm kiếm nhà đầu tư Đây là cách hiệu quả để các nước tiếp cận với các nhà đầu tư tiềm năng Ngoài ra các nước này cũng cần có cơ chế hỗ trợ các nhà đầu tư nước ngoài trong quá trình tìm hiểu, triển khai dự án đầu tư như là việc cung cấp thông tin, tư vấn pháp lý, hỗ trợ giải quyết thủ tục hành chính,
Hạn chế của đề tài và đề xuất các hướng nghiên cứu tiếp theo
Kết quả nghiên cứu đề tài đã đáp ứng cơ bản mục tiêu nghiên cứu ban đầu đã đề ra Tuy nhiên, đề tài nghiên cứu vẫn còn một số hạn chế như sau:
Về việc thu thập dữ liệu: Các số liệu không đầy đủ hoặc không chính xác do các quốc gia sử dụng các định nghĩa và phương pháp thống kê khác nhau Bên cạnh đó, số liệu về các yếu tố ảnh hưởng đến FDI, đặc biệt là các yếu tố định tính như môi trường kinh doanh rất khó thu thập Việc thu thập dữ liệu của bài nghiên cứu này còn gặp nhiều khó khăn do nguồn lực và năng lực thống kê ở một số quốc gia còn hạn chế và thiếu sự minh bạch trong việc thu thập và báo cáo dữ liệu.
Về khả năng áp dụng: Có thể nhận thấy rằng mặc dù các giải pháp được đưa ra có thể có hiệu quả trong một số quốc gia, nhưng chúng không phải lúc nào cũng áp dụng được cho tất cả các nước đang phát triển tại Đông Á và Đông Nam Á Sự đa dạng về điều kiện kinh tế, xã hội và chính trị giữa các quốc gia này đồng nghĩa với việc mỗi quốc gia sẽ đối diện với những thách thức và cơ hội riêng biệt
Về tính cập nhật: Điều quan trọng cần nhớ là các yếu tố ảnh hưởng đến việc thu hút FDI có thể thay đổi theo thời gian Sự biến động trong thị trường kinh tế toàn cầu, thay đổi trong chính sách quốc gia và sự phát triển của công nghệ là những yếu tố động lực đằng sau sự thay đổi này Do đó, các kết quả nghiên cứu và giải pháp đưa ra hiện nay có thể không còn phù hợp trong tương lai
Do hạn chế về năng lực cũng như gặp khó khăn trong việc thu thập số liệu, phạm vi nghiên cứu hiện tại còn ở mức hẹp Tuy nhiên, nhận thức về sự quan trọng của việc nghiên cứu về FDI đối với sự phát triển kinh tế là không thể phủ nhận Vì vậy, trong tương lai, có thể mở rộng phạm vi nghiên cứu với một số hướng tiềm năng.
Một hướng có thể là nghiên cứu chuyên sâu về một yếu tố cụ thể ảnh hưởng đến FDI Bằng cách này, ta có thể tập trung vào một khía cạnh nhất định của môi trường đầu tư và tìm hiểu sâu hơn về cách yếu tố này ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của các công ty nước ngoài.
Hơn nữa, một hướng khác có thể là thực hiện so sánh các yếu tố ảnh hưởng đến FDI giữa các quốc gia trong khu vực Đông Á và Đông Nam Á Việc này có thể mang lại cái nhìn rõ ràng hơn về những điểm mạnh và yếu của từng quốc gia, từ đó giúp các chính phủ và các nhà quản lý tạo ra các chính sách thu hút đầu tư hiệu quả.
Ngoài ra, trong tương lai, có thể hướng tới việc nghiên cứu về các xu hướng mới trong FDI như đầu tư vào các ngành công nghệ cao hoặc đầu tư xanh Điều này phản ánh xu hướng mới trong việc đầu tư, khi các công ty trở nên quan tâm hơn đến các vấn đề như sự bền vững và công nghệ tiên tiến Bằng cách nghiên cứu và hiểu rõ những xu hướng này, chúng ta có thể đưa ra các giải pháp thu hút FDI phù hợp và theo kịp với sự phát triển của thế giới.
Tóm lại, mặc dù hiện tại gặp phải những hạn chế, nhưng việc nghiên cứu về FDI vẫn có nhiều tiềm năng và có thể mở ra những hướng đi mới trong tương lai để nắm bắt và hiểu sâu hơn về cơ chế và yếu tố ảnh hưởng đến việc đầu tư trực tiếp từ nước ngoài.
FDI đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế của các quốc gia đang phát triển ở Đông Á và Đông Nam Á FDI mang đến nguồn vốn, công nghệ, kỹ năng quản lý và kinh nghiệm kinh doanh tiên tiến, giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo ra việc làm và nâng cao năng lực cạnh tranh của quốc gia.
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến thu hút FDI vào các quốc gia đang phát triển ở Đông Á và Đông Nam Á Và nghiên cứu của nhóm đã tập trung phân tích các yếu tố có ảnh hưởng tích cực đến việc thu hút FDI vào nhóm nước nghiên cứu dựa trên phương pháp thu thập, tổng hợp, thống kê dữ liệu Các yếu tố đó là: tốc độ tăng trưởng GDP, độ mở thương mại, sự biến động tỷ giá hối đoái, tỷ lệ đô thị hóa và cuối cùng là các Hiệp định Thương mại tự do Từ đó, bài nghiên cứu của nhóm cũng đã đưa ra các đề xuất khuyến nghị nhằm tăng cường việc thu hút FDI vào các nước này cũng như đề xuất các hướng nghiên cứu tiếp theo để các đề tài về các vấn đề liên quan được hoàn thiện hơn.
Hiện nay, việc mở cửa hội nhập với thế giới ngày càng được chú trọng, tạo ra nhiều cơ hội nhưng cũng gây ra không ít những thách thức cho các quốc gia đang phát triển, đặc biệt là ở Đông và Đông Nam Á Điều này buộc các quốc gia này phải nâng cao nhận thức và năng lực để giảm thiểu tối đa rủi ro trong thời kỳ mở cửa hội nhập như hiện nay, đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế các nước đang đang trên đà phát triển. Đề tài nghiên cứu không tránh khỏi những thiếu sót do hạn chế về thời gian, hiểu biết và kinh nghiệm Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu hy vọng rằng đây sẽ là một đề tài nghiên cứu có giá trị và có thể góp phần làm phong phú thêm các công trình nghiên cứu về FDI vào một nhóm nước cùng với đó là những giải pháp giúp các quốc gia đang phát triển ở Đông và Đông Nam Á ngày càng phát triển vững mạnh hơn trên thị trường quốc tế.
1 Anh, B K (2022) Đầu tư trực tiếp nước ngoài: Kinh nghiệm của Trung Quốc, Thái Lan, Singapore và bài học cho Việt Nam Cổng thông tin điện tử Bộ Tài chính
2 Bhattacharya, M., Behera, S R., Dash, D P., & Apergis, N (2023) FDI Inflows and Urbanization: A Cross-country Comparison from Asia, Africa and Latin America
3 Blomstrửm, M., Kokko, A., & Mucchielli, J.-L (2003) The economics of foreign direct investment incentives Foreign direct investment in the real and financial sector of industrial countries (pp 37-60): Springer
4 Dees, S (1998) Foreign direct investment in China: determinants and effects
5 Duong, M., Holmes, M J., & Strutt, A (2021) The impact of free trade agreements on FDI inflows: the case of Vietnam Journal of the Asia Pacific Economy,
6 Hasen, B.-T., & Giorgioni, G (2007) Impacts of Foreign Direct Investment on Economic Growth: A Panel Data Study for the AMU Countries Centre for International
Banking, Economics and Finance Liverpool John Moores University
7 Huấn, T V., Tâm, N T., & Thảo, T T P (2018) 30 năm đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương, 3
8 Jun, K W., & Singh, H (1996) The determinants of foreign direct investment in developing countries Transnational corporations, 5(2), 67-105
9 Kindleberger, C (1966) Emigrazione e sviluppo economico.(Emigration and economic growth) Moneta e Credito, 19(73)
10 Kiyota, K., & Urata, S (2004) Exchange rate, exchange rate volatility and foreign direct investment World Economy, 27(10), 1501-1536
11 Kojima, K (1973) A macroeconomic approach to foreign direct investment
12 Kojima, K (2010) Direct foreign investment: a Japanese model of multi- national business operations (Vol 10): Routledge
13 Lecraw, D J (1991) Factors influencing FDI by TNCs in host developing countries: a preliminary report Multinational enterprises in less developed countries
14 Mottaleb, K A (2007) Determinants of foreign direct investment and its impact on economic growth in developing countries
15 Ngân, N T K (2023) Các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút vốn đầu tư nước ngoài tại một số nước thuộc hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á Kinh tế và quản lý, 177/2023,
16 NGO, M N., CAO, H H., NGUYEN, L N., & NGUYEN, T N (2020) Determinants of foreign direct investment: Evidence from Vietnam The Journal of Asian Finance, Economics and Business (JAFEB), 7(6), 173-183
17 Nguyễn Thị Thanh Thủy, Đ N T (2018) Thu hút FDI vào Việt Nam, cơ hội và thách thức Tạp chí kinh tế và quản trị kinh doanh, 6
19 TA, V L., DO, A D., PHAN, T U., NGUYEN, Q H., NGUYEN, T T H., LE,
T D., & NGUYEN, T P (2021) Factors affecting FDI intentions of investors: Empirical evidence from provincial-level data in Vietnam The Journal of Asian Finance, Economics and Business, 8(4), 125-134
20 Bailey, N (2018) Exploring the relationship between institutional factors and FDI attractiveness: A meta-analytic review International Business Review, 27(1), 139-
21 Bevan, A A., & Estrin, S (2004) The determinants of foreign direct investment into European transition economies Journal of comparative economics, 32(4), 775-787
22 Brenton, P., Di Mauro, F., & Lücke, M (1999) Economic integration and FDI:
An empirical analysis of foreign investment in the EU and in Central and Eastern Europe Empirica, 26, 95-121
23 Chantasasawat, B., Fung, K C., Iizaka, H., & Siu, A (2005) Foreign direct investment in East Asia and Latin America: Is there a People's Republic of China effect? : ADBI Research Paper Series
24 Crotti, S., Cavoli, T., & Wilson, J K (2010) The impact of trade and investment agreements on Australia's inward FDI flows Australian Economic Papers, 49(4), 259-
25 Faeth, I (2009) Determinants of foreign direct investment–a tale of nine theoretical models Journal of Economic surveys, 23(1), 165-196
26 Feils, D J., & Rahman, M (2011) The impact of regional integration on insider and outsider FDI Management International Review, 51, 41-63
27 Hanh, N P., Van Hùng, Đ., Hoat, N T., & Trang, D T T (2017) Improving quality of foreign direct investment attraction in Vietnam International Journal of Quality Innovation, 3(1), 1-16
28 Hejazi, W., & Safarian, A (2005) NAFTA Effects and the Level of Development Journal of Business Research, 58(12), 1741-1749
29 Kafait, A (2018) The Determinants of Foreign Direct Investment in Services: A Case of South Asia and Southeast Asia Journal of International Business Research, 17(1), 1-16
30 Kang, Y., & Jiang, F (2012) FDI location choice of Chinese multinationals in East and Southeast Asia: Traditional economic factors and institutional perspective
31 Levy-Yeyati, E L., Stein, E., & Daude, C (2003) Regional Integration and the Location of FDI
32 Lim, S.-H (2008) How investment promotion affects attracting foreign direct investment: Analytical argument and empirical analyses International Business Review, 17(1), 39-53
33 Lipsey, R E., & Sjửholm, F (2010) FDI and growth in East Asia: Lessons for Indonesia: IFN Working Paper
34 Lipsey, R E., & Sjửholm, F (2011) Foreign direct investment and growth in East Asia: Lessons for Indonesia Bulletin of Indonesian Economic Studies, 47(1), 35-
35 Markusen, J R., & Venables, A J (2000) The theory of endowment, intra- industry and multi-national trade Journal of international economics, 52(2), 209-234
36 Park, I., & Park, S (2008) Reform creating regional trade agreements and foreign direct investment: applications for East Asia Pacific Economic Review, 13(5), 550-566
37 Quazi, R (2007) Economic freedom and foreign direct investment in East Asia
Journal of the Asia Pacific Economy, 12(3), 329-344
38 Ullah, I., & Khan, M A (2017) Institutional quality and foreign direct investment inflows: evidence from Asian countries Journal of Economic Studies, 44(6), 1030-1050
39 Verico, K (2012) The impact of intra regional trade agreement on fdi inflows in southeast asia: Case of indonesia, malaysia and thailand
40 Vogiatzoglou, K (2007) Vertical specialization and new determinants of FDI: evidence from South and East Asia Global economic review, 36(3), 245-266.