Thông qua nghiên cứu của dự án này, nhóm muốncung cấp một công cụ tư vấn pháp chế trực tuyến để hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừahiểu rõ được quy định pháp luật để vận dụng trong quá trình
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC YERSIN ĐÀ LẠT
ĐƠN VỊ : NGÀNH LUẬT KINH TẾ
Trang 2và tối ưu trong quá trình hoạt động Thông qua nghiên cứu của dự án này, nhóm muốncung cấp một công cụ tư vấn pháp chế trực tuyến để hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừahiểu rõ được quy định pháp luật để vận dụng trong quá trình khởi nghiệp và vận hànhdoanh nghiệp Với kỳ vọng này, nhóm mong muốn trong tương lai, bằng việc cung cấpcác thông tin đáng tin cậy và cũng như quy trình tư vấn nhanh các thủ tục pháp lý vàquản trị nội bộ mà doanh nghiệp cần một cách chính xác, dự án sẽ có giá trị đóng góptrong việc nâng cao hiệu quả hoạt động cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa -loại hìnhdoanh nghiệp hiện chiếm hơn 80% số lượng doanh nghiệp, ảnh hưởng quan trọng vào sựphát triển nền kinh tế tại Việt Nam.
1.2 Mục tiêu đề tài
Phát triển trang web có nội dung cung cấp thông tin và tư vấn cho hoạt động phápchế doanh nghiệp nhỏ và vừa, giúp doanh nghiệp hoạt động một cách hợp pháp và vậnhành hiệu quả
1.3 Địa điểm thực hiện đề tài
Đề tài triển khai hệ CNTT tại thư viện Trường Đại học Yersin Đà Lạt
1.4 Đối tượng thụ hưởng
Doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp siêu nhỏ và doanh nghiệp vừa tại tỉnh Lâm Đồng
và toàn quốc
1.5 Những lợi ích về mặt phát triển cộng đồng, xây dựng bền vững và bảo vệ môi trường
Về mặt phát triển cộng đồng:
- Cung cấp nền tảng việc làm, chia sẻ tri thức trực tuyến nghề Luật;
- Tăng cường kết nối, chia sẻ thông tin, hỗ trợ khởi nghiệp giữa các doanh nghiệp
Về xây dựng bền vững và bảo vệ môi trường:
2
Trang 3- Tiết kiệm tài nguyên: Dự án trang web có thể tạo ra môi trường làm việc kỹ thuật
số, giảm thiểu việc sử dụng giấy và tài nguyên vật liệu, đồng thời giảm lượng khí thảicarbon và tác động đến môi trường
- Tăng cường hiệu quả và hiệu suất: Trang web cung cấp một nền tảng trực tuyếntiện ích cho doanh nghiệp, giúp tối ưu hóa quy trình làm việc, tăng cường hiệu quả vàhiệu suất, từ đó góp phần vào xây dựng một nền kinh tế bền vững và tiết kiệm nănglượng
1.6 Phương pháp nghiên cứu, cách tiếp cận
Để thực hiện dự án Legal-Check, có thể sử dụng các phương pháp nghiên cứu, cáchtiếp cận sau đây:
- Thu thập dữ liệu
- Phân tích dữ liệu
- Nghiên cứu so sánh
- Phân tích SWOT
1.7 Các đối tác hỗ trợ mặt kinh phí và triển khai
Công Ty TNHH Tài Nguyên Công Nghệ Việt Nam (Enclave) Địa chỉ: 127 HuỳnhThúc Kháng, quận Hải Châu, TP Đà Nẵng
1.8 Sơ lược về chi phí/giá thành
Chi phí và giá thành để thực hiện dự án Legal-Check có thể bao gồm các yếu tố sau:
- Chi phí nhân sự
- Chi phí phát triển nền tảng công nghệ thông tin
- Chi phí nghiên cứu, phân tích và phát triển nội dung
- Chi phí hỗ trợ khách hàng
- Chi phí tiếp thị và quảng cáo dự án
1.9 Kết quả dự kiến
- Lợi nhuận dự kiến của dự án đến từ việc tiếp nhận tư vấn online cho các doanh
nghiệp và việc cung cấp các biểu mẫu quản lý nội bộ cho doanh nghiệp Cụ thể:
150.000.000 đồng/ năm ( một trăm năm mươi triệu đồng trên năm) đối với năm thứ nhất,
dự kiến trong 05 năm tiếp theo lợi nhuận mỗi năm luỹ tiến gấp 3 lần năm trước
3
Trang 42 Mục lục
MỤC LỤC
A PHẦN ĐẦU DỰ ÁN 2
1 Tóm tắt 2
1.1. Lý do chọn đề tài 2
2 Mục lục 4
B PHẦN CHÍNH DỰ ÁN 6
I Thông tin chung về dự án 6
1 Tên dự án 6
3 Thành viên tham gia nhóm dự án 6
4 Hướng dẫn nhóm dự án 6
1 Khái quát về tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài 7
2 Quan điểm về lý do, tính cần thiết của dự án 8
3 Đặt vấn đề 10
3.1 Khái quát về tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài 10
3.2 Quan điểm về lý do, tính cần thiết của dự án 12
1 Mục tiêu dự án 13
2 Lợi ích dự án có thể mang lại nếu được thực hiện 14
IV Phương pháp nghiên cứu, cách tiếp cận 14
V Nội dung nghiên cứu và kết quả đạt được 15
1 Cơ sở lý luận thực hiện đề tài 15
1.1 Doanh nghiệp và tiêu chí xác định doanh nghiệp vừa và nhỏ 15
1.2 Pháp chế doanh nghiệp và vai trò của pháp chế doanh nghiệp 17
1.3 Dịch vụ cung cấp pháp lý 19
2 Số liệu, thông tin được thu thập và đánh giá mức độ thiết thực của dự án Legal Check .19 2.1 Thực trạng số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam 19
2.2 Một số trang web cung cấp dịch vụ hỗ trợ hiện nay 20
2.3 Đánh giá thông qua số liệu, thông tin thu thập được 20
3 Mô tả dự án website Legal-check 21
3.1 Tên website 21
3.2 Hoạt động cơ bản 21
3.3 Yêu cầu sơ bộ về hình thức và nội dung 21
3.4 Bố cục và các tính năng chính 22
4 Tư vấn và liên hệ 30
4.1 Tư vấn 30
4.2 Liên hệ 30
4
Trang 55 Logo website 31
6 Demo website 32
7 Dự kiến về chi phí 33
VI Kết luận và kiến nghị 34
I Danh mục tài liệu tham khảo 35
II Danh mục hình ảnh 36
III Danh mục bảng 36
5
Trang 61 Họ và tên: Trần Diệu Linh
3 Thành viên tham gia nhóm dự án
Họ và tên: Huỳnh Thị Bích Trâm
Họ và tên: Nguyễn Hồng Thanh Thảo
Trang 7II Đặt vấn đề
1 Khái quát về tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Lĩnh vực pháp chế doanh nghiệp nhỏ và vừa đã có sự quan tâm đáng kể và nhiều nỗlực nghiên cứu từ các nhà làm luật, các chuyên gia và cơ quan quản lý
Về mặt thực tiễn, các công trình nghiên cứu hiện có đã cung cấp nền tảng kiến thức,các cải tiến mới và kết quả mới nhất là tạo ra cũng như dần hoàn thiện các công cụ hỗ trợtìm kiếm, truy cập, tư vấn thông tin về lĩnh vực pháp chế doanh nghiệp cả tại Việt Nam
và trên thế giới Tiêu biểu có một số trang web tra cứu pháp luật: vbpl.vn của Chính phủquản lý cơ sở dữ liệu quốc gia các văn bản pháp luật; hay các website của các nhà pháttriển khác như: thuvienphapluat.vn; luatvietnam.vn; phapcheonline.vn rất nổi tiếng vàphủ rộng tại Việt Nam Từ đó có thể thấy, công cụ tra cứu, tìm kiếm nội dung và hướngdẫn áp dụng các văn bản quy phạm pháp luật đang phát triển nhanh chóng, cho thấy sựcần thiết và quan trọng của việc cung cấp thông tin và tư vấn hữu ích cho các đối tượng
có nhu cầu hiểu biết pháp luật khác nhau trong xã hội
Về mặt lý thuyết, các công trình nghiên cứu gồm: Luận văn thạc sĩ Luật học của tác
giả Nguyễn Thị Đan Phương (2014) với đề tài: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về hợp
đồng tư vấn pháp lý cho doanh nghiệp tại Việt Nam đã nhấn mạnh, “một biện pháp quan trọng góp phần tác động đến ý thức pháp luật của các nhà doanh nghiệp, làm cho họ hiểu rõ và thực hiện đúng các quy định của pháp luật trong hoạt động kinh tế là hoạt động tư vấn pháp luật…”1 Hay tác giả Dương Bạch Long (2023) của Viện nghiên cứu
pháp lý nhấn mạnh trong bài báo Thị trường dịch vụ pháp lý Việt Nam và một số vấn đề
đặt ra rằng: “cần tiếp tục phát triển mạnh thị trường dịch vụ pháp lý, tạo điều kiện thuận lợi để người dân, doanh nghiệp tăng cường quản trị rủi ro trong hoạt động đầu tư, kinh doanh và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp và để hoạt động của thị trường dịch vụ pháp lý phát triển lành mạnh, đúng hướng” 2 Tác giả Lê Doãn Lâm (2021) đưa ra các kiến nghị
quan trọng trên cơ sở quy định của pháp luật về xây dựng trung tâm tư vấn pháp luật
thuộc trường đại học trong bài báo Trung tâm tư vấn pháp luật thuộc trường đại học - xu
thế của sự phát triển theo đó: “ngoài việc tổ chức, hoạt động của các Trung tâm tư vấn pháp luật mang tính chất xã hội phục vụ miễn phí cho thành viên, hội viên, đoàn viên, sinh viên của tổ chức mình, thì tạo điều kiện cho Trung tâm tư vấn pháp luật chủ động trong việc nhận thù lao đối với cá nhân, tổ chức khác, tổ chức chủ quản chỉ định hướng
1 Nguyễn Thị Đan Phương (2014), Những vấn đề lý luận và thực tiễn về hợp đồng tư vấn pháp lý cho doanh nghiệp
tại Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ Luật học, chuyên ngành Luật kinh tế, Trường ĐH Luật, ĐH quốc gia Hà Nội
2 Dương Bạch Long (2023), Thị trường dịch vụ pháp lý Việt Nam và một số vấn đề đặt ra, ng-di-ch-vu-pha-p-ly-vie-t-nam-va-mo-t-so-va-n-de-da-t-ra-1687149332.html , truy cập ngày 15/12/2023
https://lsvn.vn/thi-truo-7
Trang 8và giám sát hoạt động Điều này sẽ mang đến sự chủ động trong hoạt động của các Trung tâm tư vấn pháp luật và cải thiện, mở rộng hoạt động cũng như nâng cao chất lượng trong Trung tâm tư vấn pháp luật Nâng cao trình độ chuyên môn cho tư vấn viên pháp luật cũng như những người liên quan trong Trung tâm tư vấn pháp luật phải được thực hiện thường xuyên, liên tục và chặt chẽ nhằm không ngừng nâng cao uy tín của Trung tâm tư vấn pháp luật đáp ứng yêu cầu phục vụ thành viên, hội viên, đoàn viên, sinh viên trong tổ chức mình và cá nhân, tổ chức khác” 3
Trang thông tin Hỗ trợ pháp lý dành cho doanh nghiệp của Chính phủ đăng tải bài
báo Nhu cầu hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp hiện nay (2022) nhấn mạnh doanh nghiệp
có “nhu cầu trợ giúp bảo vệ trực tiếp trong những vụ tranh chấp về pháp lý và rất cần
sự tham gia hỗ trợ, tư vấn về pháp lý” 4
Thông qua việc tham khảo tài liệu từ các nguồn uy tín, nhóm đã tìm hiểu và nắm bắtđược những công trình nghiên cứu quan trọng, các công cụ hỗ trợ trong lĩnh vực phápchế doanh nghiệp hiện có Theo đó, một số công cụ hỗ trợ hiện nay đã cung cấp về cácquy định pháp lý, quy trình và thủ tục liên quan đến doanh nghiệp, nhưng chưa có công
cụ nào thực sự tập trung vào việc cung cấp thông tin và tư vấn trực tuyến cụ thể chodoanh nghiệp nhỏ và vừa Hơn hết tại Việt Nam, mặc dù các công cụ liên quan đến lĩnhvực pháp lý đã phổ biến và có nhiều sự lựa chọn mang đến cho người dùng, nhưng phạm
vi dịch vụ khá rộng, hướng đến các đối tượng có nhu cầu khá phức tạp và đối với đốitượng doanh nghiệp nhỏ và vừa thì chưa có công cụ nào hỗ trợ đúng mức
Dự án của chúng tôi có liên hệ mật thiết với các nghiên cứu, công cụ đã được thựchiện trước đây Từ việc nghiên cứu và phân tích những công trình nghiên cứu, công cụ
hỗ trợ có liên quan, chúng tôi nhận thấy những hạn chế và khoảng trống mà dự án trangweb Legal-Check của chúng tôi có thể lấp đầy và từng bước hoàn thiện Chúng tôi đặtmục tiêu xây dựng một trang web cung cấp thông tin pháp chế đầy đủ, dễ hiểu và hướngdẫn rõ ràng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, từ đó giúp họ nắm bắt và tuân thủ các quyđịnh pháp lý một cách hiệu quả
2 Quan điểm về lý do, tính cần thiết của dự án
Việc phát triển dự án trang web cung cấp thông tin và tư vấn cho hoạt động pháp chếdoanh nghiệp nhỏ và vừa là cần thiết và cấp bách trong thời điểm hiện tại Có một số lý
do quan trọng để tiến hành dự án này:
3 Lê Doãn Lâm (2021), Trung tâm tư vấn pháp luật thuộc trường đại học - xu thế của sự phát triển,
79439.htm , truy cập ngày 15/12/2023
https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/trung-tam-tu-van-phap-luat-thuoc-truong-dai-hoc-xu-the-cua-su-phat-trien-4 Nhu cầu hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp hiện nay (2022), truy cập ngày 15/12/2023
8
Trang 9Thứ nhất, về ý nghĩa khoa học, tính mới và sáng tạo: Dự án trang web của chúng tôi
là sự kết hợp giữa khoa học pháp lý và khoa học dữ liệu máy tính, có đóng góp nhất định
vào việc cung cấp thông tin và cung ứng dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực pháp chế doanhnghiệp nhỏ và vừa Chúng tôi đặt mục tiêu giúp doanh nghiệp nắm rõ các quy định pháp
lý thông qua quá trình tự khai thác thông tin và cung cấp dịch vụ tư vấn, hướng dẫn trựctuyến để thúc đẩy hiệu quả hoạt động cho doanh nghiệp Ngoài ra, trang web thườngxuyên cập nhật các thông tin mới nhất, các biến động pháp lý, xu hướng chính sách pháp
lý của nhà nước, cũng như tạo ra công cụ mang tính sáng tạo hữu ích trong việc truyềntải kiến thức pháp chế cho doanh nghiệp
Thứ hai, về ý nghĩa thực tiễn, giải quyết vấn đề xã hội, khoa học và công nghệ:
Doanh nghiệp vừa và nhỏ đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế và xã hội Theo
thống kê trong Sách trắng Việt Nam năm 2023, doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) chiếm
khoảng 97% tổng số doanh nghiệp, đóng góp khoảng 40% GDP, nộp ngân sách nhà nước 30%, đóng góp giá trị sản lượng công nghiệp 33%, giá trị hàng hóa xuất khẩu 30% và thu hút gần 60% lao động Mặc dù có vai trò và đóng góp rất to lớn trong nền
kinh tế nhưng phần lớn các SME vẫn còn khó tham gia các chuỗi giá trị, nguyên nhân là
do gặp khó khăn trong việc tiếp cận và áp dụng chính xác các quy định pháp lý Dự ántrang web của chúng tôi sẽ giúp giải quyết vấn đề này bằng cách cung cấp thông tin và tưvấn chính xác các mục tiêu mà doanh nghiệp cần
Thứ ba, về khả năng áp dụng thực tế và tính xã hội hóa cao: Trang web mà chúng tôi
đề xuất có khả năng áp dụng thực tế cao, cho phép các doanh nghiệp vừa và nhỏ truy cập
và sử dụng dễ dàng trên nền tảng website công khai Trang web có tính xã hội hóa cao,cho phép các bên liên quan như chuyên gia pháp lý, cơ quan quản lý cũng như doanhnghiệp và các đối tượng quan tâm cùng tham gia đóng góp nội dung, thảo luận và chia sẻkinh nghiệm để nâng cao chất lượng thông tin và tư vấn trên trang web
Thứ tư, trang web là cơ hội học tập, trải nghiệm thực hành nghề Luật cho sinh viên
ngành Luật kinh tế các khóa của trường Đại học Yersin Đà Lạt, giúp cho sinh viên tiếpcận với các vụ việc thực tế, từ đó nâng cao khả năng tư duy pháp lý và vận dụng phápluật linh hoạt vào thực tế đời sống thông qua quy trình tư vấn có thẩm định của giảngviên phụ trách trang web
Tóm lại, việc phát triển trang web cung cấp thông tin và tư vấn cho hoạt động phápchế doanh nghiệp nhỏ và vừa là cần thiết Dự án này có ý nghĩa trong bối cảnh thiếu thốntài nguyên pháp chế doanh nghiệp nhỏ và vừa hiện nay, đáp ứng nhu cầu tư vấn pháp9
Trang 10chế, giúp doanh nghiệp tăng cường hiệu suất và tuân thủ pháp chế một cách tin cậy, đồngthời, phù hợp với xu hướng đào tạo nghề Luật của các trường Đại học hiện nay Trangweb có giá trị giải quyết vấn đề xã hội, đáp ứng yêu cầu của cuộc thi Yersin talent do nhàtrường tổ chức và có khả năng áp dụng, phát triển trong thực tế, đóng góp vào sự pháttriển và thúc đẩy hoạt động kinh doanh bền vững.
3 Đặt vấn đề
3.1 Khái quát về tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Lĩnh vực pháp chế doanh nghiệp nhỏ và vừa đã có sự quan tâm đáng kể và nhiều nỗlực nghiên cứu từ các nhà làm luật, các chuyên gia và cơ quan quản lý
Về mặt thực tiễn, các công trình nghiên cứu hiện có đã cung cấp nền tảng kiến thức,các cải tiến mới và kết quả mới nhất là tạo ra cũng như dần hoàn thiện các công cụ hỗ trợtìm kiếm, truy cập, tư vấn thông tin về lĩnh vực pháp chế doanh nghiệp cả tại Việt Nam
và trên thế giới Tiêu biểu có một số trang web tra cứu pháp luật: vbpl.vn của Chính phủquản lý cơ sở dữ liệu quốc gia các văn bản pháp luật; hay các website của các nhà pháttriển khác như: thuvienphapluat.vn; luatvietnam.vn; phapcheonline.vn rất nổi tiếng vàphủ rộng tại Việt Nam Từ đó có thể thấy, công cụ tra cứu, tìm kiếm nội dung và hướngdẫn áp dụng các văn bản quy phạm pháp luật đang phát triển nhanh chóng, cho thấy sựcần thiết và quan trọng của việc cung cấp thông tin và tư vấn hữu ích cho các đối tượng
có nhu cầu hiểu biết pháp luật khác nhau trong xã hội
Về mặt lý thuyết, các công trình nghiên cứu gồm: Luận văn thạc sĩ Luật học của tác
giả Nguyễn Thị Đan Phương (2014) với đề tài: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về hợp
đồng tư vấn pháp lý cho doanh nghiệp tại Việt Nam đã nhấn mạnh, “một biện pháp quan trọng góp phần tác động đến ý thức pháp luật của các nhà doanh nghiệp, làm cho họ hiểu rõ và thực hiện đúng các quy định của pháp luật trong hoạt động kinh tế là hoạt động tư vấn pháp luật…”5 Hay tác giả Dương Bạch Long (2023) của Viện nghiên cứu
pháp lý nhấn mạnh trong bài báo Thị trường dịch vụ pháp lý Việt Nam và một số vấn đề
đặt ra rằng: “cần tiếp tục phát triển mạnh thị trường dịch vụ pháp lý, tạo điều kiện thuận lợi để người dân, doanh nghiệp tăng cường quản trị rủi ro trong hoạt động đầu tư, kinh doanh và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp và để hoạt động của thị trường dịch vụ pháp lý phát triển lành mạnh, đúng hướng” 6 Tác giả Lê Doãn Lâm (2021) đưa ra các kiến nghị
quan trọng trên cơ sở quy định của pháp luật về xây dựng trung tâm tư vấn pháp luật
5 Nguyễn Thị Đan Phương (2014), Những vấn đề lý luận và thực tiễn về hợp đồng tư vấn pháp lý cho doanh nghiệp
tại Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ Luật học, chuyên ngành Luật kinh tế, Trường ĐH Luật, ĐH quốc gia Hà Nội
6 Dương Bạch Long (2023), Thị trường dịch vụ pháp lý Việt Nam và một số vấn đề đặt ra, ng-di-ch-vu-pha-p-ly-vie-t-nam-va-mo-t-so-va-n-de-da-t-ra-1687149332.html , truy cập ngày 15/12/2023
https://lsvn.vn/thi-truo-10
Trang 11thuộc trường đại học trong bài báo Trung tâm tư vấn pháp luật thuộc trường đại học - xu
thế của sự phát triển theo đó: “ngoài việc tổ chức, hoạt động của các Trung tâm tư vấn pháp luật mang tính chất xã hội phục vụ miễn phí cho thành viên, hội viên, đoàn viên, sinh viên của tổ chức mình, thì tạo điều kiện cho Trung tâm tư vấn pháp luật chủ động trong việc nhận thù lao đối với cá nhân, tổ chức khác, tổ chức chủ quản chỉ định hướng
và giám sát hoạt động Điều này sẽ mang đến sự chủ động trong hoạt động của các Trung tâm tư vấn pháp luật và cải thiện, mở rộng hoạt động cũng như nâng cao chất lượng trong Trung tâm tư vấn pháp luật Nâng cao trình độ chuyên môn cho tư vấn viên pháp luật cũng như những người liên quan trong Trung tâm tư vấn pháp luật phải được thực hiện thường xuyên, liên tục và chặt chẽ nhằm không ngừng nâng cao uy tín của Trung tâm tư vấn pháp luật đáp ứng yêu cầu phục vụ thành viên, hội viên, đoàn viên, sinh viên trong tổ chức mình và cá nhân, tổ chức khác” 7
Trang thông tin Hỗ trợ pháp lý dành cho doanh nghiệp của Chính phủ đăng tải bài
báo Nhu cầu hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp hiện nay (2022) nhấn mạnh doanh nghiệp
có “nhu cầu trợ giúp bảo vệ trực tiếp trong những vụ tranh chấp về pháp lý và rất cần
sự tham gia hỗ trợ, tư vấn về pháp lý” 8
Thông qua việc tham khảo tài liệu từ các nguồn uy tín, nhóm đã tìm hiểu và nắm bắtđược những công trình nghiên cứu quan trọng, các công cụ hỗ trợ trong lĩnh vực phápchế doanh nghiệp hiện có Theo đó, một số công cụ hỗ trợ hiện nay đã cung cấp về cácquy định pháp lý, quy trình và thủ tục liên quan đến doanh nghiệp, nhưng chưa có công
cụ nào thực sự tập trung vào việc cung cấp thông tin và tư vấn trực tuyến cụ thể chodoanh nghiệp nhỏ và vừa Hơn hết tại Việt Nam, mặc dù các công cụ liên quan đến lĩnhvực pháp lý đã phổ biến và có nhiều sự lựa chọn mang đến cho người dùng, nhưng phạm
vi dịch vụ khá rộng, hướng đến các đối tượng có nhu cầu khá phức tạp và đối với đốitượng doanh nghiệp nhỏ và vừa thì chưa có công cụ nào hỗ trợ đúng mức
Dự án của chúng tôi có liên hệ mật thiết với các nghiên cứu, công cụ đã được thựchiện trước đây Từ việc nghiên cứu và phân tích những công trình nghiên cứu, công cụ
hỗ trợ có liên quan, chúng tôi nhận thấy những hạn chế và khoảng trống mà dự án trangweb Legal-Check của chúng tôi có thể lấp đầy và từng bước hoàn thiện Chúng tôi đặtmục tiêu xây dựng một trang web cung cấp thông tin pháp chế đầy đủ, dễ hiểu và hướng
7 Lê Doãn Lâm (2021), Trung tâm tư vấn pháp luật thuộc trường đại học - xu thế của sự phát triển,
79439.htm , truy cập ngày 15/12/2023
https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/trung-tam-tu-van-phap-luat-thuoc-truong-dai-hoc-xu-the-cua-su-phat-trien-8 Nhu cầu hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp hiện nay (2022),Cổng thông tin điện tử Bộ tư pháp,
https://htpldn.moj.gov.vn/Pages/chi-tiet-tin.aspx?ItemID=1887&l=Nghiencuutraodoi , truy cập ngày 15/12/2023
11
Trang 12dẫn rõ ràng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, từ đó giúp họ nắm bắt và tuân thủ các quyđịnh pháp lý một cách hiệu quả.
3.2 Quan điểm về lý do, tính cần thiết của dự án
Việc phát triển dự án trang web cung cấp thông tin và tư vấn cho hoạt động phápchế doanh nghiệp nhỏ và vừa là cần thiết và cấp bách trong thời điểm hiện tại Có một số
lý do quan trọng để tiến hành dự án này:
Thứ nhất, về ý nghĩa khoa học, tính mới và sáng tạo: Dự án trang web của chúng tôi
là sự kết hợp giữa khoa học pháp lý và khoa học dữ liệu máy tính, có đóng góp nhất định
vào việc cung cấp thông tin và cung ứng dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực pháp chế doanhnghiệp nhỏ và vừa Chúng tôi đặt mục tiêu giúp doanh nghiệp nắm rõ các quy định pháp
lý thông qua quá trình tự khai thác thông tin và cung cấp dịch vụ tư vấn, hướng dẫn trựctuyến để thúc đẩy hiệu quả hoạt động cho doanh nghiệp Ngoài ra, trang web thườngxuyên cập nhật các thông tin mới nhất, các biến động pháp lý, xu hướng chính sách pháp
lý của nhà nước, cũng như tạo ra công cụ mang tính sáng tạo hữu ích trong việc truyềntải kiến thức pháp chế cho doanh nghiệp
Thứ hai, về ý nghĩa thực tiễn, giải quyết vấn đề xã hội, khoa học và công nghệ:
Doanh nghiệp vừa và nhỏ đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế và xã hội Theo
thống kê trong Sách trắng Việt Nam năm 2023, doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) chiếm
khoảng 97% tổng số doanh nghiệp, đóng góp khoảng 40% GDP, nộp ngân sách nhà nước 30%, đóng góp giá trị sản lượng công nghiệp 33%, giá trị hàng hóa xuất khẩu 30% và thu hút gần 60% lao động Mặc dù có vai trò và đóng góp rất to lớn trong nền
kinh tế nhưng phần lớn các SME vẫn còn khó tham gia các chuỗi giá trị, nguyên nhân là
do gặp khó khăn trong việc tiếp cận và áp dụng chính xác các quy định pháp lý Dự ántrang web của chúng tôi sẽ giúp giải quyết vấn đề này bằng cách cung cấp thông tin và tưvấn chính xác các mục tiêu mà doanh nghiệp cần
Thứ ba, về khả năng áp dụng thực tế và tính xã hội hóa cao: Trang web mà chúng tôi
đề xuất có khả năng áp dụng thực tế cao, cho phép các doanh nghiệp vừa và nhỏ truy cập
và sử dụng dễ dàng trên nền tảng website công khai Trang web có tính xã hội hóa cao,cho phép các bên liên quan như chuyên gia pháp lý, cơ quan quản lý cũng như doanhnghiệp và các đối tượng quan tâm cùng tham gia đóng góp nội dung, thảo luận và chia sẻkinh nghiệm để nâng cao chất lượng thông tin và tư vấn trên trang web
Thứ tư, trang web là cơ hội học tập, trải nghiệm thực hành nghề Luật cho sinh viên
ngành Luật kinh tế các khóa của trường Đại học Yersin Đà Lạt Giúp cho sinh viên tiếp12
Trang 13cận với các vụ việc thực tế, từ đó nâng cao khả năng tư duy pháp lý và vận dụng phápluật linh hoạt vào thực tế đời sống thông qua quy trình tư vấn có thẩm định của giảngviên phụ trách trang web.
Tóm lại, việc phát triển trang web cung cấp thông tin và tư vấn cho hoạt động phápchế doanh nghiệp nhỏ và vừa là cần thiết Dự án này có ý nghĩa trong bối cảnh thiếu thốntài nguyên pháp chế doanh nghiệp nhỏ và vừa hiện nay, đáp ứng nhu cầu tư vấn phápchế, giúp doanh nghiệp tăng cường hiệu suất và tuân thủ pháp chế một cách tin cậy, đồngthời, phù hợp với xu hướng đào tạo nghề Luật của các trường Đại học hiện nay Trangweb có giá trị giải quyết vấn đề xã hội, đáp ứng yêu cầu của cuộc thi Yersin talent do nhàtrường tổ chức và có khả năng áp dụng, phát triển trong thực tế, đóng góp vào sự pháttriển và thúc đẩy hoạt động kinh doanh bền vững
III Mục tiêu và lợi ích của dự án
1 Mục tiêu dự án
Dự án Legal- Check có mục tiêu chung là phát triển trang web cung cấp thông tin và
tư vấn cho hoạt động pháp chế doanh nghiệp nhỏ và vừa Để thực hiện mục tiêu này,nhóm xây dựng lộ trình gắn với các mục tiêu cụ thể như sau:
Bước 1: Xây dựng cơ sở dữ liệu pháp chế (Ngắn hạn)
⁻ Thu thập và tổ chức thông tin pháp chế liên quan đến doanh nghiệp nhỏ và vừa
⁻ Xây dựng một cơ sở dữ liệu chi tiết, có trọng tâm và cập nhật về các quy địnhpháp chế
⁻ Đảm bảo tính chính xác, sự dễ hiểu, dễ tiếp cận và tính nhất quán của thông tin
Bước 2: Phát triển dịch vụ tư vấn pháp chế (Ngắn hạn)
⁻ Tuyển dụng và đào tạo sinh viên xuất sắc, các chuyên gia có kinh nghiệm về phápchế
⁻ Xây dựng quy trình tư vấn pháp chế hiệu quả và có chuẩn mực chất lượng
⁻ Cung cấp dịch vụ tư vấn pháp chế thông qua nền tảng trực tuyến, điện thoại hoặctrực tiếp
Bước 3: Xây dựng cộng đồng, nền tảng cung cấp dịch vụ pháp chế (Dài hạn)
⁻ Phát triển một cộng đồng trực tuyến nơi doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể giao lưu,chia sẻ thông tin và tư vấn pháp chế
⁻ Xây dựng các công cụ và diễn đàn trực tuyến để tạo sự tương tác và trao đổi thôngtin giữa các thành viên
13
Trang 14⁻ Khuyến khích sự tham gia và hỗ trợ lẫn nhau trong việc hiểu và áp dụng quy địnhpháp chế.
Bước 4: Đóng góp vào sự phát triển kinh tế (Dài hạn)
⁻ Nâng cao nhận thức về vai trò của pháp chế đối với sự phát triển và tăng trưởngcủa doanh nghiệp vừa và nhỏ
⁻ Tăng cường sự tuân thủ pháp chế và giảm rủi ro pháp lý trong hoạt động kinhdoanh của doanh nghiệp
⁻ Tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển và đóng góp vào sựphát triển kinh tế của lĩnh vực này trong xã hội
Tổng quan, mục tiêu ngắn hạn của dự án Legal-Check là cung cấp thông tin và tư
vấn pháp chế đáng tin cậy, song song với đó, xây dựng mục tiêu dài hạn là tạo ra mộtcộng đồng, nền tảng pháp chế quan tâm đến lĩnh vực pháp chế doanh nghiệp nhằm đónggóp tích cực vào sự phát triển của loại hình doanh nghiệp nhỏ và vừa trong giai đoạnhiện nay
2 Lợi ích dự án có thể mang lại nếu được thực hiện
Về mặt phát triển cộng đồng:
- Tạo ra cơ hội trải nghiệm việc làm tư vấn cho sinh viên ngành Luật;
- Tăng cường kết nối và chia sẻ thông tin giữa các doanh nghiệp: Trang web cungcấp một nền tảng để các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong cộng đồng có thể kết nối, chia sẻthông tin, kinh nghiệm và tư vấn, góp phần vào sự phát triển và tăng cường mạng lướikinh doanh trong cộng đồng
Về xây dựng bền vững và bảo vệ môi trường:
- Tiết kiệm tài nguyên: Dự án trang web có thể tạo ra môi trường làm việc kỹ thuật
số, giảm thiểu việc sử dụng giấy và tài nguyên vật liệu, đồng thời giảm lượng khí thảicarbon và tác động đến môi trường
- Tăng cường hiệu quả và hiệu suất: Trang web cung cấp một nền tảng trực tuyếntiện ích cho doanh nghiệp, giúp tối ưu hóa quy trình làm việc, tăng cường hiệu quả vàhiệu suất, từ đó góp phần vào xây dựng một nền kinh tế bền vững và tiết kiệm nănglượng
IV Phương pháp nghiên cứu, cách tiếp cận
Để thực hiện dự án Legal-Check, có thể sử dụng các phương pháp nghiên cứu, cáchtiếp cận sau đây:
14
Trang 15⁻ Thu thập dữ liệu: Tiến hành thu thập dữ liệu về các quy định pháp chế, thông tin
về doanh nghiệp và các vấn đề pháp lý liên quan, tham khảo tài liệu pháp lý, thống kê sốliệu, đánh giá văn bản pháp luật và tìm hiểu trực tiếp từ các nguồn chính thức
⁻ Phân tích dữ liệu: Sau khi thu thập dữ liệu, phương pháp phân tích dữ liệu có thểđược sử dụng để tạo ra thông tin định lượng và định tính từ dữ liệu thu thập
⁻ Nghiên cứu so sánh: Phương pháp nghiên cứu so sánh có thể được sử dụng để sosánh các quy định pháp chế, chính sách và thực tiễn của các công trình nghiên cứu và cáccông cụ hỗ trợ pháp chế doanh nghiệp hiện có khác nhau Điều này giúp tìm hiểu và rút
ra bài học từ các trường hợp thành công hoặc thất bại của chúng
⁻ Phân tích SWOT: Phương pháp phân tích SWOT (Strengths, Weaknesses,Opportunities, Threats) có thể được áp dụng để đánh giá các yếu điểm, ưu điểm, cơ hội
và mối đe dọa của pháp chế hiện tại Điều này giúp xác định điểm mạnh và điểm yếu của
hệ thống trang web, cũng như tìm kiếm cơ hội để cải thiện và đưa ra các biện phápphòng ngừa
V Nội dung nghiên cứu và kết quả đạt được
1 Cơ sở lý luận thực hiện đề tài
1.1 Doanh nghiệp và tiêu chí xác định doanh nghiệp vừa và nhỏ
Theo khoản 10 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp là tổ chức có tênriêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy
doanh nghiệp được chia thành:
⁻ Doanh nghiệp siêu nhỏ;
⁻ Doanh nghiệp nhỏ;
⁻ Doanh nghiệp vừa;
⁻ Doanh nghiệp lớn;
⁻ Doanh nghiệp siêu lớn
Theo quy định tại Điều 5 Nghị định 80/2021/NĐ-CP tiêu chí xác định doanh nghiệpvừa và nhỏ như sau:
“1 Doanh nghiệp siêu nhỏ trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; lĩnh vực công nghiệp và xây dựng sử dụng lao động có tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 10 người và tổng doanh thu của năm không quá 3 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn của năm không quá 3 tỷ đồng.
9 Khoản 10 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020
15
Trang 16Doanh nghiệp siêu nhỏ trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ sử dụng lao động có tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 10 người và tổng doanh thu của năm không quá 10 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn của năm không quá 3 tỷ đồng.
2 Doanh nghiệp nhỏ trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; lĩnh vực công nghiệp và xây dựng sử dụng lao động có tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 100 người và tổng doanh thu của năm không quá 50 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn của năm không quá 20 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định tại khoản 1 Điều này.
Doanh nghiệp nhỏ trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ sử dụng lao động có tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 50 người và tổng doanh thu của năm không quá 100 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn của năm không quá 50 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định tại khoản 1 Điều này.
3 Doanh nghiệp vừa trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; lĩnh vực công nghiệp và xây dựng sử dụng lao động có tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 200 người và tổng doanh thu của năm không quá 200 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn của năm không quá 100 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này.
Doanh nghiệp vừa trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ sử dụng lao động có tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 100 người và tổng doanh thu của năm không quá 300 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn của năm không quá 100 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này.” 10
Dựa vào quy định này, nhóm dự án tóm tắt bảng tiêu chí phân loại loại hình doanh nghiệp như sau:
Số lượng người lao động tham gia BHXH (người)
Tổng doanh thu (tỷ đồng)
Nguồn vốn (tỷ đồng)
nghiệp
siêu nhỏ
Nông nghiệp,lâm nghiệp,thủy sản;
Công nghiệp
10 Chính phủ, Nghị định 80/2021/NĐ-CP QUY ĐỊNH CHI TIẾT VÀ HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU
CỦA LUẬT HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA, 2021
16
Trang 17và xây dựngThương mại
Bảng 1 Tiêu chí xác định loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ theo Nghị định 80/2021/NĐ-CP
Theo đó, loại hình doanh nghiệp mà nhóm dự án tập trung khai thác các quy chếpháp lý là doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa tức là phân khúc doanh nghiệp đáp ứngtiêu chí sau:
⁻ Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; Côngnghiệp và xây dựng:
+ Số lượng người lao động tham gia BHXH: không quá 200 người;
+ Tổng doanh thu không quá 200 tỷ đồng và nguồn vốn không quá 200 tỷ đồng;
⁻ Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ:
+ Số lượng người lao động tham gia BHXH: không quá 100 người;
+ Tổng doanh thu không quá 300 tỷ đồng và nguồn vốn không quá 100 tỷ đồng;Việc xác định được loại hình doanh nghiệp góp phần xác định rõ đối tượng thụhưởng ( khách hàng) mà dự án hướng tới Thông qua đó, các hoạt động của website sẽmang tính chính xác cao hơn
1.2 Pháp chế doanh nghiệp và vai trò của pháp chế doanh nghiệp
17