1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến niềm tin trong thương mại đối với mỹ phẩm nữ giai đoạn hậu covid tại việt nam

39 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến niềm tin trong thương mại đối với mỹ phẩm nữ giai đoạn hậu Covid tại Việt Nam & Phương thức giải quyết tranh chấp trong thương mại điện tử
Tác giả Trần Minh Thức, Nguyễn Lê Thu Trang, Nguyễn Nam Hoàng, Đào Phi Yến, Thái Thị Tâm, Dương Thị Thẩm Quyến
Trường học Học viện Ngoại giao
Chuyên ngành Quản trị kinh doanh
Thể loại Tiểu luận giữa kỳ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 39
Dung lượng 2,43 MB

Cấu trúc

  • I. Lý thuyết về niềm tin trong thương mại điện tử (8)
    • 1. Khái niệm niềm tin (8)
  • II. Lý thuyết về người tiêu dùng trực tuyến (9)
    • 1. Định nghĩa về người tiêu dùng (9)
    • 2. Đặc điểm của người tiêu dùng trong thương mại điện tử (9)
  • III. Mối quan hệ niềm tin và người tiêu dùng trực tuyến (10)
  • CHƯƠNG 2: MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU “CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN NIỀM TIN CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG TRONG MUA SẮM TRỰC TUYẾN ĐỐI VỚI NGÀNH MỸ PHẨM NỮ GIAI ĐOẠN HẬU COVID TẠI VIỆT NAM” 5 I. Giới thiệu mô hình (11)
    • 1. Các mô hình được nghiên cứu kế thừa (11)
    • 2. Lý do chọn nghiên cứu giai đoạn hậu Covid (0)
    • 3. Chọn ngành hàng mỹ phẩm nữ (0)
    • II. Phương pháp nghiên cứu (0)
    • III. Kết quả khảo sát (0)
      • 1. Mô hình (0)
      • 2. Các yếu tố (0)
    • V. Khuyến nghị (0)
  • CHƯƠNG 3: CÁC TRANH CHẤP TRONG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ XUYÊN BIÊN GIỚI (0)
    • 1. Đặc điểm của tranh chấp thương mại điện tử (0)
    • 1. Các loại tranh chấp phát sinh từ thương mại điện tử hiện nay (0)
    • II. Các phương thức giải quyết tranh chấp thương mại điện tử của một số nước trên thế giới (0)
      • 1. Các phương thức giải quyết tranh chấp thương mại điện tử nói chung (0)
      • 2. Chính sách giải quyết tranh chấp trên miền (UDRP) của ICANN (28)
      • 3. Các quy định giải quyết tranh chấp TMĐT của một số nước trên thế giới (29)
    • III. Quy định của pháp luật Việt Nam về các phương pháp giải quyết tranh chấp (31)
      • 1. Quy định về giải quyết tranh chấp trong thương mại điện tử (31)
      • 2. Đánh giá quy định giải quyết tranh chấp TMĐT của Việt Nam so với các nước trên thế giới (31)
    • IV. Case study: Vụ kiện giữa Grab và Vinasun (32)
      • 1. Diễn biến (32)
      • 2. Phân tích vụ kiện Vinasun và Grab (33)
      • 3. Bài học (36)
  • KẾT LUẬN (36)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (37)

Nội dung

TÓM TẮTMục tiêu của bài nghiên cứu là tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng và niềm tin của người dùng trực tuyến trong ngành hàng mỹ phẩm giai đoạn hậu Covid tại Việt Nam; các t

Lý thuyết về niềm tin trong thương mại điện tử

Khái niệm niềm tin

Niềm tin là một trong các yếu tố vô cùng quan trọng trong việc thúc đẩy con người đưa ra các quyết định cũng như thực hiện các hành động, đặc biệt là đối với thương mại. Với thương mại nói chung và thương mại điện tử nói riêng, niềm tin chính là yếu tố thúc đẩy chính bởi nó liên quan đến sự đánh đổi về mặt tài chính của mỗi cá nhân, tổ chức để đáp ứng được nhu cầu của mình Chính vì vậy, khái niệm về niềm tin cũng như niềm tin trong thương mại điện tử sẽ được làm rõ dưới đây.

Thông qua các nghiên cứu về tâm lý xã hội, về kinh tế học và về xã hội học, các nhà khoa học đã chia niềm tin ra thành 3 loại niềm tin cơ bản đó là : Niềm tin cá nhân, niềm tin mối quan hệ và niềm tin xã hội.

Niềm tin cá nhân hình thành dựa trên Thuyết tính cách Niềm tin là sự sẵn sàng tin tưởng của một cá nhân, được hình thành dựa trên các yếu tố trong quá trình cá nhân phát triển, yếu tố xã hội tác động.

Theo cách tiếp cận từ các nhà kinh tế và xã hội học, niềm tin xã hội là hiện tượng xảy ra đối với mỗi cá nhân trong một tập thể và tin tưởng vào số đông.

Theo các tiếp cận từ các nhà tâm lý xã hội, niềm tin mối quan hệ là kỳ vọng về kết quả sự việc, khả năng hoàn thành nhiệm vụ của người này đối với người khác trong mối quan hệ Sự kỳ vọng này sẽ thay đổi theo thời gian, nhiệm vụ, tình huống và từng cá nhân.

Từ ba cách tiếp cận trên, ta có thể đưa ra một khái niệm chung về niềm tin: Niềm tin là sự tin tưởng và chấp nhận rủi ro của mỗi cá nhân vào sự hoàn thiện, tính độc lập, khả năng đem lại lợi ích và hoàn thành nhiệm vụ của một cá thể hay tập thể cho bản thân.

2 Khái niệm về niềm tin trong thương mại điện tử

Niềm tin trong thương mại điện tử là sự tự tin của khách hàng vào những dịch vụ, chất lượng sản phẩm hay chính sách của các doanh nghiệp khi mua hàng trên các nền tảng thương mại điện tử của các doanh nghiệp Đây được coi là điều kiện kiện quyết mà các doanh nghiệp cần đạt được nhằm giữ chân khách hàng cũng như giúp doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển.

Lý thuyết về người tiêu dùng trực tuyến

Định nghĩa về người tiêu dùng

Người tiêu dùng là những người sử dụng các sản phẩm hay dịch vụ được bán ra bởi các doanh nghiệp với mục đích tiêu dùng, sinh hoạt của cá nhân, tổ chức, ….

Người tiêu dùng trong thương mại điện tử: Là những người bỏ tiền ra sử dụng các sản phẩm hay dịch vụ được các doanh nghiệp chào bán thông qua các nền tảng thương mại điện tử như sàn TMĐT, website, Quá trình từ khi mua hàng và lúc nhận hàng không cần tới sự hiện diện vật lý của cửa hàng hay người bán.

Đặc điểm của người tiêu dùng trong thương mại điện tử

Với việc người tiêu dùng trong thương mại điện tử thực hiện các hoạt động mua bán, thanh toán cũng như trao đổi hàng hóa trên các nền tảng như website, sàn thương mại điện tử, mạng xã hội, nên sẽ mang các đặc điểm khác biệt so với đặc điểm của người tiêu dùng thông thường khi thực hiện mua bán ở môi trường vật lý.

Người tiêu dùng lựa chọn và so sánh hàng hóa, dịch vụ Thông qua khả năng tiếp cận với mọi nguồn hàng và sản phẩm thông dụng trên thế giới trên các nền tảng thương mại điện tử, người tiêu dùng sẽ đưa ra những so sánh và nhận định kỹ càng trước đi tới quyết định mua hàng

Người tiêu dùng đưa ra các phản ánh về sản phẩm trên các nền tảng thương mại điện tử Các nhận xét và phản ánh về sản phẩm trên các nền tảng thương mại điện tử của người tiêu dùng là một trong các yếu tố góp phần vào quyết định của người mua hàng cũng như các khả năng lan truyền của các lời nhận xét này chính là các yếu tố thúc đẩy người tiêu dùng đưa ra các đánh giá.

Người tiêu dùng trong thương mại điện tử tiếp cận và tìm hiểu thông tin một cách rộng rãi Với việc người tiêu dùng trong thương mại điện tử không chịu bất cứ sự áp lực từ bên bán trong việc đưa ra quyết định mua hàng cũng như không có rào cản nào trong việc tiếp cận thông tin về hàng hóa cần tìm hiểu, người tiêu dùng xử lý thông qua các đánh giá và phân tích về hàng hóa hay dịch vụ một cách nhanh chóng.

Người tiêu dùng trong thương mại điện tử loại bỏ thời gian lãng phí trong việc thực hiện các hoạt động mua bán Với việc toàn bộ thời gian di chuyển khi mua hàng ở không gian vật lý cũng như các bước tư vấn và chào mời của người bán được loại bỏ, người tiêu dùng có thể trực tiếp đánh giá sản phẩm cũng như không cần mất thời gian chờ đợi khi thành toán giống như những cửa hàng vật lý khi đông khách.

Mối quan hệ niềm tin và người tiêu dùng trực tuyến

Trong ngành thương mại nói chung hay thương mại điện tử nói riêng, niềm tin đóng một vai trò vô cùng quan trọng Có được niềm tin khách hàng là mục tiêu hàng đầu của các doanh nghiệp thương mại điện tử bởi đây là yếu tố quyết định tới thói quen mua hàng của người tiêu dùng trực tuyến gây ảnh hưởng tới doanh thu, lợi nhuận cũng như mức độ nhận diện của các doanh nghiệp.

Mối quan hệ giữa niềm tin và người tiêu dùng trực tuyến là mối quan hệ hai chiều, có tương tác qua lại với nhau và được củng cố liên tục trong quá trình người tiêu dùng thực hiện hoạt động thương mại điện tử được thông qua sự hài lòng của người dùng trực tiếp - đây được coi là yếu tố thành công của các doanh nghiệp. Đầu tiên, các doanh nghiệp thương mại điện tử để có thể tiếp cận được với người dùng trực tuyến để họ thấy được sự hiện diện của doanh nghiệp sẽ sử dụng các yếu tố làm hài lòng khách hàng trong ấn tượng lần đầu qua các hình ảnh, sự ấn tượng cũng như các chính sách ban đầu đối với người tiêu dùng sẽ khơi gợi được thiện cảm đối với người tiêu dùng, tăng khả năng biến người tiêu dùng trực tuyến trở thành khách hàng của doanh nghiệp.

Từ sự hài lòng của khách hàng trong việc tạo ấn tượng tốt để trở thành niềm tin, doanh nghiệp cần phải đưa ra những chính sách, những quy định tốt để khách hàng có những cảm xúc tích cực trong quá trình mua hàng Khi người tiêu dùng đã có niềm tin trong việc mua hàng, doanh nghiệp không những bán được hàng và gia tăng doanh thu mà còn có thể giữ chân được khách hàng khỏi các đối thủ trong ngành của mình Hơn nữa, người tiêu dùng lại càng thêm tin tưởng vào hình thức mua sắm trực tuyến, tạo ảnh hưởng tích cực cho việc phát triển thương mại điện tử.

MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU “CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN NIỀM TIN CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG TRONG MUA SẮM TRỰC TUYẾN ĐỐI VỚI NGÀNH MỸ PHẨM NỮ GIAI ĐOẠN HẬU COVID TẠI VIỆT NAM” 5 I Giới thiệu mô hình

Các mô hình được nghiên cứu kế thừa

Mô hình nghiên cứu của nhóm dựa trên 2 mô hình nghiên cứu của Muhammad Ziaullah (2014) và Farhang Salehil, Bentolhoda Abdollahbeigil, Seyedyaser Sajjady

(2021) Hai mô hình này hai mô hình đại diện cho các giai đoạn trước đại dịch Covid-19 và sau đại dịch, được sử dụng làm cơ sở cho nhiều mô hình nghiên cứu khác về niềm tin của người tiêu dùng trực tuyến.

Trong mô hình của Muhammad Ziaullah (Muhammad Ziaullah, 2014) 1 , có 5 yếu tố tiên quyết ảnh hưởng tới niềm tin của người tiêu dùng trong thương mại điện tử, bao gồm: (1) sự đa dạng của hàng hoá, (2) chất lượng sản phẩm, (3) sự sẵn có của sản phẩm,

(4) độ giao hàng kịp thời, (5) quy cách đóng gói sản phẩm 5 yếu tố này tác động đến niềm tin và sự thoả mãn khi mua hàng của người tiêu dùng Khi có được lòng tin khi mua hàng, khách hàng dễ đạt được thoả mãn sử dụng sản phẩm và ngược lại Kết quả dẫn đến sự trung thành của khách hàng, người tiêu dùng online sẽ quay lại mua sản phẩm đó của nhãn hàng và nghĩ đến nhãn hàng đó đầu tiên khi có ý định mua sắm ngành hàng cùng loại.

1 https://www.researchgate.net/publication/271515349_E-Loyalty_The_influence_of_product_quality_a nd_delivery_services_on_e-trust_and_e-satisfaction_in_China

5 phương thức giải quyết tranh chấp được chọn lựa dựa trên sự tự nguyện của các bên trong tranh chấp, tuy nhiên hòa giải có sự tham gia của bên thứ ba làm trung gian trợ giúp các bên tìm kiếm giải pháp tối ưu giải quyết tranh chấp Kết quả hòa giải không chịu sự ràng buộc quy trình pháp lý, hoàn toàn là ý chí của các bên.

(iii) Trọng tài Đây là hình thức giải quyết tranh chấp thông qua hoạt động của Hội đồng trọng tài hoặc trọng tài viên với tư cách là bên thứ ba độc lập nhằm giải quyết mâu thuẫn tranh chấp bằng việc đưa ra phán quyết có giá trị bắt buộc các bên phải thi hành Đây là phương thức thông qua một thiết chế tài phán do các bên thỏa thuận.

Dựa trên nguyên tắc tôn trọng tự do ý chí của các bên, giải quyết tranh chấp bằng trọng tài ngày càng được sử dụng phổ biến trong các quan hệ TMĐT không chỉ ở phạm vi quốc gia mà ở cả phạm vi quốc tế Do các bên có quyền lựa chọn bất kỳ trung tâm trọng tài nào để giải quyết tranh chấp Phán quyết của trọng tài có tính chung thẩm, đây là ưu thế vượt trội so với hình thức giải quyết tranh chấp bằng thương lượng, hòa giải Sau khi trọng tài đưa ra phán quyết thì các bên không có quyền kháng cáo trước bất kỳ một tổ chức hay tòa án nào.

Tòa án Đây là phương thức giải quyết tranh chấp tại cơ quan xét xử nhân danh quyền lực nhà nước, được tiến hành theo trình tự, thủ tục nghiêm ngặt, chặt chẽ và bản án hay quyết định của tòa án về vụ tranh chấp nếu không có sự tự nguyện, tuân thủ sẽ được đảm bảo thi hành bằng sức mạnh cưỡng chế của nhà nước Quyết định của tòa án có hiệu lực khiến các bên bắt buộc phải thực thi và có thể kèm theo các biện pháp cưỡng chế thi hành. Phương thức này còn hạn chế đối với các tranh chấp thương mại có yếu tố nước ngoài do: Khó khăn trong việc xác định Tòa án nước nào có thẩm quyền giải quyết tranh chấp vì các bên trong tranh chấp là cá nhân, pháp nhân, tổ chức của nhiều quốc gia; Khó xác định pháp luật nước nào được áp dụng để giải quyết tranh chấp; Phán quyết của tòa án thường khó đạt được sự công nhận quốc tế Cũng vì các hạn chế trên mà phương thức giải quyết tranh chấp bằng Tòa án ít được các bên tranh chấp xuyên quốc gia lựa chọn. Theo đó đây là phương án được lựa chọn khi thương lượng, hòa giải và trọng tài không mang lại kết quả như mong đợi của các bên.

Phương thức trực tuyến ( ODR)

Từ phân tích trên về các phương pháp giải quyết tranh chấp TMĐT theo truyền thống, có thể thấy rằng các phương thức giải quyết trên còn tồn tại nhiều khó khăn trong giải quyết tranh chấp xuyên biên giới, bởi lẽ:

Một quy định quen thuộc trong các hợp đồng quốc tế là khi phát sinh tranh chấp, các bên phải cố gắng dùng thương lượng để giải quyết nó trước khi đưa tranh chấp ra cơ quan tài phán Đây là quy định để đảm bảo sự thiện chí giữa các bên Tuy nhiên, trên thực tế quá trình thương lượng khó có thể tiến hành thuận lợi khi các bên không xem xét các vấn đề một cách khách quan Do đó, với phương thức phụ thuộc vào thiện chí của hai bên, không có sự ràng buộc pháp lý khó có thể đi đến một biện pháp thỏa mãn cả hai bên. Đối với phương thức tòa án Bản chất tranh chấp thương mại điện tử xuyên biên giới là tranh chấp thương mại điện tử liên quan đến chủ thể ở quốc gia này với chủ thể ở quốc gia khác Theo đó khi phát sinh tranh chấp sẽ chịu sự điều chỉnh của hệ thống pháp luật của ít nhất hai quốc gia vậy nên để xác định tòa án, hệ thống pháp luật của quốc gia nào có thẩm quyền trong tranh chấp là một vấn đề phức tạp, hơn nữa phán quyết của tòa án thường khó đạt được sự công nhận đối với quốc gia còn lại.

Giải quyết những hạn chế kể trên, sự ra đời của Giải quyết tranh chấp trực tuyến (Online Dispute Resolution) hình thức giải quyết tranh chấp trực tuyến được xem là một trong những phương pháp giải quyết tranh chấp TMĐT quốc tế hữu hiệu nhất hiện nay và được rất nhiều quốc gia áp dụng:

ODR là một thuật ngữ ghép giữa trực tuyến (Online) và giải quyết tranh chấp thay thế (ADR) Bản chất ODR được hiểu là việc sử dụng các biện pháp giải quyết tranh chấp thay thế (ADR) với sự hỗ trợ của công nghệ Internet (mạng trực tuyến).

Giải quyết tranh chấp TMĐT trực tuyến có thể tiến hành bằng nhiều phương thức như: Thương lượng, hòa giải, trọng tài Do đó, có thể hiểu khái niệm giải quyết tranh chấp thương mại điện tử (ODR) như sau:ODR bao gồm một loạt các quy trình giải quyết tranh chấp thay thế được thực hiện qua cơ chế trực tuyến như Internet hoặc một số hình thức công nghệ cho phép thực hiện các kết nối thông tin ảo trên mạng mà không đòi hỏi các bên phải liên hệ trực tiếp trong một không gian vật chất nhất định ODR là phương thức giải quyết tranh chấp hiện đại gắn liền với TMĐT và tính linh hoạt và hiệu quả, phù hợp với lợi ích của các bên 14

14 Hà Công Anh Bảo và Lê Thị Mỹ Hạnh (2017), Giải quyết tranh chấp trực tiếp- khả năng áp dụng ở Việt Nam, Tạp chí Kinh tế đối ngoại, số 93, 12/2017

Các tổ chức ODR xây dựng nhằm cung cấp dịch vụ giải quyết tranh chấp trực tuyến cho các bên khi có tranh chấp phát sinh, đặc biệt phù hợp cho các tranh chấp TMĐT, tranh chấp tiêu dùng giá trị nhỏ và các tranh chấp dân sự, kinh tế khác mà các bên có sự xa cách về mặt địa lý Tùy theo chức năng và phạm vi hoạt động của từng tổ chức ODR, hệ thống ODR sẽ cho phép các bên thực hiện thủ tục giải quyết vụ việc tranh chấp của mình bằng một, hai hay cả ba phương thức sau: Thương lượng trực tuyến giữa các bên tranh chấp; Hòa giải vụ việc tranh chấp trực tuyến giữa các bên với sự tham gia của hòa giải viên thuộc tổ chức ODR; Xét xử vụ việc theo thủ tục trọng tài trực tuyến nếu tổ chức ODR có chức năng hoạt động trọng tài. Ưu điểm của quyết tranh chấp ODR có thể kể đến như: giảm thiểu chi phí và rút ngắn thời gian giải quyết tranh chấp Xử lý khiếu nại theo cách truyền thống, người mua sẽ phải gặp Hội Bảo vệ người tiêu dùng nộp đơn khiếu nại, sau đó tiếp tục thực hiện các thủ tục với các cơ quan quản lý liên quan Như vậy, sẽ khiến các bên trong tranh chấp ngại khiếu nại, cho dù họ gặp phải vấn đề đối với hàng hóa khi mua Trong khi đó, với nền tảng ODR, các bên trong tranh chấp chỉ cần sử dụng qua các kênh điện thoại, máy tính để đưa ra những khiếu nại Bên cạnh đó, ODR còn giúp tối ưu về chi phí, thời gian so với cách khiếu nại thông thường Tuy có nhiều ưu điểm nhưng cùng với đó là những bất cập Đầu tiên là đối với những người lớn tuổi thì họ có thể khó tiếp cận với các nền tảng số Thứ hai, các bằng chứng phải được gửi đúng với yêu cầu thực hiện khiếu nại và các bên trong tranh chấp phải nhận được vì chứng cứ cung cấp như hình chụp nếu mờ, không đầy đủ sẽ ảnh hưởng tới quá trình khiếu nại Cuối cùng, cần có quy định về bảo mật, bảo đảm cho việc truyền dẫn dữ liệu giữa các thiết bị của các bên trong tranh chấp và các cơ quan quản lý xử lý khiếu nại.

2 Chính sách giải quyết tranh chấp trên miền (UDRP) của ICANN Đối với các tranh chấp tên miền VN được thực hiện giải quyết theo quy định pháp luật của Việt Nam Tương tự, các tranh chấp tên miền quốc gia thuộc quốc gia đó, ví dụ như Anh là UK, Nhật Bản là JP hay Trung Quốc là C, việc giải quyết tranh chấp cần phải tuân theo quy định của quốc gia đó Tuy nhiên, với các tên miền quốc tế, Cơ quan tên miền và số hiệu mạng Internet (ICANN) là tổ chức chịu trách nghiệm quản lý và không quốc gia nào có quyền quản lý các tên miền quốc tế này Do đó, các tranh chấp tên miền quốc tế được giải quyết theo quy định của ICANN.

Cơ quan tên miền và số hiệu mạng Internet đã ban hành quy định giải quyết tranh chấp tên miền vào năm 1999, có tên là Chính sách giải quyết tranh chấp tên miền thống nhất (Uniform Domain-Name Dispute-Resolution Policy).

CÁC TRANH CHẤP TRONG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ XUYÊN BIÊN GIỚI

Quy định của pháp luật Việt Nam về các phương pháp giải quyết tranh chấp

1 Quy định về giải quyết tranh chấp trong thương mại điện tử

1.1 Cơ sở pháp lý Ở Việt Nam, để điều chỉnh hoạt động thương mại điện tử cũng như để giải quyết các tranh chấp thương mại điện tử, những chủ thể tham gia hoạt động thương mại điện tử, các cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp thương mại điện tử có thể xem xét, áp dụng: Luật Thương mại 2005, Luật Giao dịch điện tử 2005, Bộ luật dân sự 2015, Bộ luật tố tụng dân sự 2015, Ngoài ra, hoạt động thương mại điện tử và giải quyết tranh chấp thương mại điện tử còn chịu sự điều chỉnh của các luật: Luật Công nghệ thông tin 2006, Luật Viễn thông 2009, Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Bảo vệ người tiêu dùng 2010,

1.2 Theo quy định của Pháp luật Việt Nam

Việc giải quyết tranh chấp trong thương mại điện tử đã được quy định cụ thể tại Điều 76 Nghị định 52/2013/NĐ-CP về thương mại điện tử Việc giải quyết tranh chấp trong thương mại điện tử được quy định như sau:“… 4 Việc giải quyết tranh chấp phải thông qua thương lượng giữa các bên, hòa giải, trọng tài hoặc tòa án theo các thủ tục, quy định hiện hành về giải quyết tranh chấp.”

Theo đó về cơ bản pháp luật Việt Nam cũng quy định 4 phương thức giải quyết trong TMĐT là thương lượng, hòa giải, trọng tài và tòa án Còn đối với phương thức trực tuyến Pháp luật Việt Nam chưa có quy định giải quyết tranh chấp trực tuyến (ODR) liên quan đến người tiêu dùng trong giao dịch trực tuyến Tuy nhiên, theo Nghị định về Thương mại điện tử số 52/2013/NĐ-CP ngày 16/5/2013 thì các website thương mại điện tử bán hàng có trách nhiệm giải quyết khiếu nại, tranh chấp liên quan đến hợp đồng được giao kết trên website thương mại điện tử của mình và Luật Bảo vệ người tiêu dùng năm

2010 cũng quy định khá chi tiết về trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp 19

2 Đánh giá quy định giải quyết tranh chấp TMĐT của Việt Nam so với các nước trên thế giới.

Việt Nam đã ban hành hai đạo luật, đó là Luật Giao dịch điện tử 2005 và luật Công nghệ thông tin 2006 đây là cơ sở pháp lý cho việc công nhận các giao dịch điện tử trong đó có TMĐT Để cụ thể hóa các văn bản này ngày 16/5/3013 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 52/ NĐ CP/2013 để điều chỉnh các quan hệ TMĐT và các quy định mang

19 Quốc hội (2005), Luật bảo vệ người tiêu dùng, Hà Nội.

25 tính hướng dẫn cụ thể về các chuẩn mực ký kết và thực hiện hợp đồng TMĐT Tuy nhiên, các quy định về giải quyết tranh chấp TMĐT trong Luật Giao dịch điện tử 2005, Nghị định số 52/ NĐ CP/2013 đều không có quy định nào mang tính chất đặc thù, phù hợp với đặc điểm của TMĐT là linh hoạt, diễn biến nhanh Pháp luật hiện hành vẫn chưa có những quy định cụ thể rõ ràng về áp dụng các phương thức giải quyết tranh chấp trực tuyến vào giải quyết các tranh chấp TMĐT.

Trong quá trình xây dựng pháp luật TMĐT của mình, Việt Nam cũng tiếp thu những nguyên tắc, nội dung cơ bản của Luật Mẫu về TMĐT năm 1996 của UNCITRAL cũng như 12 Luật Mẫu về chữ ký điện tử Cả hai Luật Mẫu này do Ủy ban Liên hợp quốc về thương mại quốc tế soạn thảo và ban hành Theo đó có thể thấy rõ pháp luật về giải quyết tranh chấp trong TMĐT ở Việt Nam là khá tương đồng với pháp luật của các tổ chức liên quan đến thương mại điện tử và các quốc gia khác Tuy nhiên, từ phân tích ở trên có thể thấy rằng pháp luật về giải quyết tranh chấp liên quan đến lĩnh vực TMĐT ở Việt Nam đang còn mang tính chất chung chung, chưa quy định chi tiết, đặc biệt và chưa cập nhật được những phương thức giải quyết tranh chấp trực tuyến, Do đó chúng ta nên hoàn thiện Luật TMĐT nói chung và quy định về giải quyết các tranh chấp trong TMĐT cụ thể và cập nhật hơn.

Case study: Vụ kiện giữa Grab và Vinasun

Các cột mốc chính vụ kiện Vinasun và Grab:

- 07-1-2016: Grabtaxi được Bộ GTVT chấp thuận tham gia đề án thí điểm số 24 về ứng dụng KHKT trong kết nối, hỗ trợ quản lý vận tải đối với xe hợp đồng.

- 03-5-2017: Vinasun khởi kiện Grab ra TAND TP.HCM đòi bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng 41,2 tỷ đồng.

- 06-2-2018: TAND TP.HCM mở phiên tòa xét xử.

- 24-9-2018: TAND TP.HCM mở lại phiên tòa nhưng phải tạm hoãn do Grab xin hoãn để nghiên cứu tài liệu giám định.

- 17-10-2018: TAND TP.HCM mở lại phiên tòa, sau đó quyết định tạm ngừng phiên tòa đến 22-11 để xác minh, thu thập tài liệu liên quan đến giám định thiệt hại của Vinasun.

- Tháng 3 năm 2020, Tòa cấp cao mở phiên giám đốc thẩm ra và đưa ra phán quyết.

2 Phân tích vụ kiện Vinasun và Grab

Nguyên đơn:Vinasun (tên đầy đủ: Công ty cổ phần Ánh Dương Việt Nam) thành lập năm 2003, trụ sở tại Phường 11, Quận 5.

Bị đơn:Công ty Grab ( Grab Holdings Incorporated), thành lập năm 2012 tại Kuala Lumpur, đặt trụ sở tại Singapore, kinh doanh khắp các nước Đông Nam Á.

2.2.1 Những lý do Vinasun khởi kiện Grab

Thứ nhất, các hành vi vi phạm “Đề án 24”của Grab

Lợi dụng đề án 24/QĐ-BGTVT ngày 07/1/2016 “Kế hoạch thí điểm triển khai ứng dụng khoa học công nghệ hỗ trợ quản lý và kết nối hoạt động vận tải hành khách theo hợp đồng” để thực hiện nhiều hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực kinh doanh vận tải taxigây náo loạn thị trường vận tải hành khách bằng taxi.

Cụ thể: Grab tự nhận là doanh nghiệp cung ứng phần mềm cho hợp tác xã (viết tắt

“HTX”) kinh doanh vận tải, nhưng về bản chất Grab đã, đang thực hiện hành vi kinh doanh vận tải taxi Grab đã trực tiếp điều hành xe, chỉ định tài xế đón khách; Quyết định giá cước, điều chỉnh tăng giảm giá cước hằng ngày; Trực tiếp thu tiền khách hàng thông qua thẻ tín dụng, sau đó phân phối lại cho lái xe; Trực tiếp tổ chức thực hiện nhiều chương trình khuyến mãi về giá cước vận chuyển, bao gồm những chuyến xe 0 đồng cho khách hàng sử dụng các loại hình của Grab như Grab Car, Grab Taxi, Grab Share; Trực tiếp nhận hồ sơ đăng ký tham gia chương trình chạy Grab của lái xe; Chiêu mộ, thu hút lái xe; Quản lý lái xe, xử phạt các tài xế có hành vi vi phạm Quy chế do Grab đặt ra; Kết nối với một số Ngân hàng để giúp lái xe vay tới hơn 90% giá trị xe; mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự tự nguyện cho lái xe và khách hàng.

Hành vi nêu trên của Grab làthực hiện trọn vẹn một quy trình kinh doanh vận tải của doanh nghiệp kinh doanh vận tải taxi, không phải là hoạt động của doanh nghiệp cung cấp phần mềm ứng dụng gọi xe.

Thứ hai, Grab có dấu hiệu vi phạm pháp luật về thuế:

Theo số liệu của Tổng Cục Thuế, trong kỳ kinh doanh 2014-2016, thuế Grab nộp cho Nhà nước là 9,5 tỷ đồng, bằng 1/130 số thuế Vinasun nộp trong cùng thời gian (1.200 tỷ đồng) Vì vậy, tại Công văn số 15467/BTC-TCT ngày 15/11/2017, Bộ Tài chính nhận định: Grab có dấu hiệu rủi ro thuế cao, buộc đưa vào diện kiểm soát thuế trọng điểm.

Grab còn bất bình đẳng trong việc áp dụng thuế suất VAT, thuế thu nhập doanh nghiệp; không phải đóng BHXH, BHYT, BHTN mà các doanh nghiệp taxi phải thực hiện cho người lao động Trong khi, các doanh nghiệp kinh doanh taxi, bao gồm Vinasun phải đóng thuế VAT 10%, thuế TNDN 20%, BHXH, BHYT, BHTN là 32% trên thu nhập được hưởng của lái xe; ngược lại, Grab được áp dụng thuế VAT 3%, thuế doanh thu kinh doanh phần mềm 2%, tổng cộng 5%, cho thấy sự bất bình đẳng trong việc áp dụng mức thuế suất, đồng thời Grab không bị ràng buộc bởi BHXH, BHYT, BHTN đối với lái xe 20 Thứ ba, Về hoạt động khuyến mãi:

Vinasun đã viện dẫn các văn bản của Sở Công Thương về chính sách khuyến mãi của Grab, lập vi bằng và cho rằng Grab thực hiện rất nhiều chương trình khuyến mãi, gửi trực tiếp vào email của cá nhân là khách hàng đi xe taxi của họ mà không đăng ký với Sở Công Thương, vi phạm Luật Thương mại 2005.

Thứ tư, đối với yêu cầu về bồi thường thiệt hại:

Về căn cứ yêu cầu bồi thường thiệt hại, Vinasun viện dẫn các tài liệu về kiểm toán, giám định trình bày rằng: so với 2015, lợi nhuận 2016, nửa năm 2017 của họ bị mất là hơn 75 tỷ đồng; thiệt hại là chi phí phát sinh do xe nằm bãi, không kinh doanh gần 9 tỷ, giảm giá trị vốn hóa thị trường gần 150 tỷ đồng, tổng thiệt hại gần 160 tỷ đồng Với việc Grab đăng ký 12.913 xe, chiếm 54,25% số xe taxi thành phố, Vinasun cho rằng tổng số thiệt hại về lợi nhuận do Grab gây ra cho Vinasun cho đến khi khởi kiện là 54,25% của

75 tỷ đồng, tức hơn 41 tỷ đồng, tổng thiệt hại là gần 86 tỷ đồng, tất cả đều tính theo tỷ lệ đăng ký xe Từ lập luận chứng, Vinasun yêu cầu Grab bồi thường 41 tỷ đồng thiệt hại lợi nhuận của nguyên đơn 21

Grab cho rằng Tòa án không có thẩm quyền giải quyết vụ việc này, đã vi phạm pháp luật tố tụng khi thụ lý vụ án Grab phản đối toàn bộ các yêu cầu khởi kiện của Vinasun, cho rằng thẩm quyền thuộc cơ quan khác, và vụ án này phải được đình chỉ.

Thứ nhất về kinh doanh vận tải:

Grab cho rằng tòa không có thẩm quyền giải quyết vì bị đơn kinh doanh tại Việt Nam trên cơ sở ứng dụng khoa học công nghệ hỗ trợ quản lý và kết nối hoạt động vận tải hành khách theo hợp đồng, được cấp phép theo Quyết định 24, thẩm quyền thuộc về Bộ Giao thông Vận tải.

21 Bản án 05/2020/KDTM-PT 2020, tr 9.

20 Bản án 05/2020/KDTM-PT 2020, tr 8.

Thứ hai về khuyến mãi

Grab viện dẫn định nghĩa liên quan tới xúc tiến thương mại, việc không thông báo hoặc không đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền trước khi thực hiện khuyến mãi là hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, và nếu Grab có hành vi vi phạm này thì cơ quan có thẩm quyền xem xét và giải quyết phải là Cục Quản lý thị trường của Bộ Công Thương, chỉ khi cơ quan này đã có kết luận là có hành vi vi phạm thì khi đó tòa án mới có thẩm quyền giải quyết yêu cầu bồi thường thiệt hại. Thứ ba với hành vi cạnh tranh không lành mạnh:

Grab viện dẫn luật Luật Cạnh tranh 2004 là luật chính áp dụng, do cơ quan quản lý cạnh tranh phụ trách, do đó tòa án không có thẩm quyền với vấn đề cạnh tranh.

Grab cho rằng nếu tòa án quyết định không đình chỉ vụ án, thì đề nghị đưa Uber Việt Nam tham gia vụ án với tư cách người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan, bởi lẽ họ cũng đang hoạt động kinh doanh tại Việt Nam tương tự như bị đơn.

Thứ tư, về thiệt hại mà Vinasun đưa ra:

Grab cho rằng yêu cầu này không có căn cứ, việc tính tỷ trọng xe ô tô tham gia hoạt động của Grab là 54,25% là vô lý.

Ngày đăng: 03/04/2024, 16:16

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w