1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Cơ sở hình thành và những đặc điểm nổi trội trong tính cách của người việt nam ưu điểm và hạn chế trong bối cảnh hội nhập quốc tế

16 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Cơ sở hình thành và những đặc điểm nổi trội trong tính cách của người Việt Nam ưu điểm và hạn chế trong bối cảnh hội nhập quốc tế
Tác giả Vũ Thị Hồng Ngọc
Người hướng dẫn Trần Thị Hồng Thúy, Đào Ngọc Tuấn
Trường học Học viện Ngoại giao
Chuyên ngành Truyền thông Quốc tế
Thể loại Tiểu luận cuối kỳ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 1,01 MB

Nội dung

Trong quá trình định nghĩa bản thân, tìm ra “bản sắc riêng” của chính mình ấy, có một phương pháp hiệuquả, đó là đặt tính cách cá nhân của mình vào bối cảnh gia đình, cộng đồng, để tìm t

Trang 1

HỌC VIỆN NGOẠI GIAO

NGÀNH TRUYỀN THÔNG QUỐC TẾ

-

-TIỂU LUẬN CUỐI KÌ

Môn học: Văn hóa Việt Nam và hội nhập quốc tế

Đề tài

CƠ SỞ HÌNH THÀNH VÀ NHỮNG ĐẶC ĐIỂM NỔI TRỘI TRONG TÍNH CÁCH

CỦA NGƯỜI VIỆT NAM

ƯU ĐIỂM VÀ HẠN CHẾ TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ

Giảng viên: Trần Thị Hồng Thúy Đào Ngọc Tuấn Sinh viên thực hiện: Vũ Thị Hồng Ngọc

Lớp: IC3 Nhóm học phần: 07

Mã số sinh viên: TTQT49-B1-1800

Hà Nội, tháng 1 năm 2023

Mục lục

Trang 2

A MỞ ĐẦU ……… 5

I LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ……… 5

II MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU B NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ……… 6

I CƠ SỞ LÝ LUẬN ……… 6

1 Định nghĩa về tính cách ……… 6

2 Định nghĩa về hội nhập quốc tế ……… 6

II NHỮNG ĐẶC ĐIỂM NỔI TRỘI TRONG TÍNH CÁCH NGƯỜI VIỆT – ƯU ĐIỂM VÀ HẠN CHẾ TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ ………… 11

1 Khả năng đối phó rất linh hoạt với mọi tình thế và lối ứng xử mềm dẻo………

2 Tinh thần đoàn kết, cố kết cộng đồng để tạo nên sức mạnh vượt qua khó khăn, thử thách 3 Giản dị, chất phác, ưa đơn giản, ghét cầu kỳ, xa hoa ……

4 Nhân ái, vị tha, rộng lượng……… 19

5 Cần cù, chịu thương chịu khó, giỏi chịu đựng gian khổ… 21 6 Trọng tuổi tác, trọng người già (Lão quyền)……… 24

7 Tập tinhskesm hạch toán, không quen lường trước tính xa ………

8 Tác phong tùy tiện, không chặt chẽ……… 30

9 Nặng tình nhẹ lý, chín bỏ làm mười ……… 32

10 Tư tưởng bảo thủ đóng cửa, tự thu xếp mọi việc, không cầu thị C KẾT LUẬN 36 I BÌNH LUẬN & KẾT LUẬN ……… 36

II GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC NHỮNG HẠN CHẾ TRONG TÍNH CÁCH TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HOÁ ……… 27

TÀI LIỆU THAM KHẢO ………

A Mở đầu

1 Lý do chọn đề tài

Dạo gần đây, các bài trắc nghiệm tính cách như MBTI hay The big five personality test được sử dụng rất nhiều bởi các bạn trẻ để tìm ra những ngành học phù hợp với tính cách của bản thân Có thể thấy con người đang ngày càng quan tâm tới tính cách nhiều hơn bởi tính cách ảnh hưởng tới gần như mọi khía cạnh trong cuộc sống của chúng ta, từ việc chọn trường, hay công việc trong tương lai, tới cách chúng ta tương tác với gia đình và việc lựa chọn bạn bè hay bạn đời của chính mình

Trong quá trình định nghĩa bản thân, tìm ra “bản sắc riêng” của chính mình ấy, có một phương pháp hiệu quả, đó là đặt tính cách cá nhân của mình vào bối cảnh gia đình, cộng đồng, để tìm thấy nguồn gốc hình thành nên tính cách của mình, những điểm chung của cá nhân mình với cộng đồng, để biết trân trọng điều

gì, và khắc phục điều gì, với mục đích phục vụ cho những quyết định trọng đại trong đời, hay hỗ trợ bản thân trong quá trình học tập và làm việc sau này Rộng hơn, trong bối cảnh hội nhập quốc tế như hiện nay, chúng ta có thể thấy được những nét riêng biệt trong tính cách người Việt Nam trên bản đồ tính cách thế giới, để từ đó biết phát huy những ưu điểm và hạn chế những yếu điểm, nâng tầm vị thế của quốc gia.

Trang 3

2 Mục đích nghiên cứu

Mục đích đầu tiên khi nghiên cứu đề tài này đó là tìm ra những nét tính cách nổi bật của con người Việt Nam, mang tính khái quát cao, nhìn nhận chung dựa trên biểu hiện của số đông Trong đó sẽ lần lượt đi phân tích cơ sở hình thành, những biểu hiện của từng nét tính cách đó với mục đích cho người đọc, người nghe, hay trả lời những câu hỏi như: “Tại sao mình lại có tính cách như thế này, được di truyền từ ai ?”

“Những nét tính cách này sẽ quyết định hành vi của mình như thế nào ?” Thứ hai đó là tìm ra ưu điểm

và những hạn chế của nét từng nét tính cách đó trong bối cảnh hội nhập quốc tế, để từ đó đưa ra những phương pháp khắc phục.

B Nội dung

I Cơ sở lý luận

1.Định nghĩa “tính cách”

Tính cách là những đặc điểm và lý thuyết các tính cách là một tập hợp các cách hành xử

và suy nghĩ giả sử sự khác biệt cá nhân và bị ảnh hưởng bởi sự phát triển của con người Bao gồm thái độ, cách liên quan đến người khác, kỹ năng, thói quen và cách suy nghĩ Nói một cách dễ hiểu thì tính cách là tính chất, đặc điểm về nội tâm của mỗi con người

mà có ảnh hưởng trực tiếp đến suy nghĩ, nhận thức và hành động của người đó Một người

có thể có nhiều tính cách và nhiều người có thể có cùng một tính cách

2 Định nghĩa “Hội nhập quốc tế”

Hội nhập quốc tế là giai đoạn phát triển cao của hợp tác quốc tế, là quá trình áp dụng và tham gia xây dựng các quy tắc và luật lệ chung của cộng đồng quốc tế, phù hợp với lợi ích quốc gia, dân tộc.Hội nhập quốc tế là một quá trình tất yếu, do bản chất xã hội của lao động và quan hệ giữa con người Các cá nhân muốn tồn tại và phát triển phải có quan hệ

và liên kết với nhau tạo thành cộng đồng

II Những đặc điểm nổi trội trong tính cách người Việt -

Ưu điểm và hạn chế trong bối cảnh hội nhập quốc tế

1 Khả năng đối phó rất linh hoạt với mọi tình thế và lối ứng xử mềm dẻo

1.1 Khả năng đối phó linh hoạt với mọi tình thế

1.1.1 Nguồn gốc

 Vị trí địa - chính trị quan trọng: nằm ở khu vực Đông Nam Á - là vùng đất giàu tiềm năng và là một trong những khu vực phát triển năng động nhất trên toàn cầu Vị trí “cửa ngõ”, “tiền tiêu”

Trang 4

của Việt Nam khiến nước ta từ trước đến nay luôn là địa bàn cạnh tranh địa chính trị, xác lập và

mở rộng ảnh hưởng giữa các cường quốc.

 Nằm ở vị trí tiếp xúc của các luồng gió, cũng là vùng thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai như bão, lũ lụt, hạn hán… Nền nông nghiệp lại bị cột vào tự nhiên nên người dân thường xuyên bị ảnh hưởng bởi những thiên tai kia

1.1.2 Biểu hiện

 vì vị trí địa chính trị đó mà dân tộc Việt Nam đã thường xuyên phải đương đầu với các cuộc chiến tranh xâm lược (vấn đề biển Đông) Tuy nhiên, dân tộc ta một mặt đã không sợ hy sinh xương máu để giữ vững độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia, mặt khác luôn luôn phát huy trí sáng tạo trong chính sách, chiến lược hòa hiếu, “cân bằng” với các nước để có hòa bình xây dựng đất nước.

 thường xuyên đối mặt với thiên tai, lũ lụt hàng năm, thế nên người Việt Nam lấn biển đắp

đê chống lũ, và dần tạo thành những vùng đồng bằng châu thổ chuyên canh lúa nước một cách ổn định

1.1.3 Ưu điểm

 Thích nghi cao độ với mọi tình huống, mọi sự thay đổi Điều này là vô cùng quan trọng, đặc biệt

là trong quá trình hội nhập quốc tế, khi những sự thay đổi diễn ra liên tục, nếu không bắt kịp xu hướng mới của thời đại, chúng ta sẽ bị bỏ lại phía sau Người Việt rất chịu khó thay đổi để thích nghi, luôn tận dụng những lợi thế sẵn có để đối phó với những rủi ro và thử thách trong môi trường mới

 Việc có thể thích nghi với lối suy nghĩ, tư duy mới, giúp ta học được nghệ thuật giao tiếp, cách ăn mặc của nước ngoài, các giá trị văn hóa có nguồn gốc ngoại sinh Từ đó, ta hiểu được văn hóa, cách tư duy của nước bạn, cũng như làm cho việc hội nhập quốc tế, hoạt động ngoại giao trở nên có hiệu quả hơn

 Thuận lợi, thích hợp cho sự xâm nhập của kinh tế thị trường, vốn năng động, nhanh nhạy

1.1.4 Hạn chế

 Căn bệnh tùy tiện: Đội khi tính linh hoạt lại hóa căn bệnh mà người Việt Nam hay mắc phải, đó là không có chính kiến, “gió chiều nào theo chiều ấy”, dễ thay đổi ý kiến của mình bởi ý kiến của những người xung quanh

Vd: Vì quen lối ứng xử linh hoạt, nên khi thực thi pháp luật, cảnh sát giao thông tại Việt Nam đôi khi vẫn còn thiếu nguyên tắc và thiếu công bằng Trong khi đó cơ chế thị trường, nhất là văn hóa phương Tây - gốc du mục lại có truyền thống ứng xử kiên định, quyết đoán và nguyên tắc Nếu không chữa được bệnh này, người Việt sẽ gặp khó khăn trong các công ty nước ngoài

1.2 Lối ứng xử mềm dẻo

1.2.1 Nguồn gốc

xuất phát từ lối tư duy biện chứng của người Việt cùng điều kiện lịch sử nhiều biến động của dân tộc, mềm dẻo đã dần trở thành một khía cạnh trong tính cách của người Việt, là

Trang 5

một trong những văn hóa ứng xử được vận dụng tối đa trong các mối quan hệ của người Việt Nam

1.2.2 Biểu hiện

 Sự tinh tế trong ứng xử cũng được cô đọng, đúc kết trong kho tàng ca dao, tục ngữ

và thành ngữ Việt Nam:“ Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”; “Ăn phải nhai, nói phải nghĩ”

 Kế sách đánh giặc của ông cha ta không những sáng tạo,mà còn hết sức mềm dẻo, khôn khéo đó là “biết tiến, biết thoái, biết công, biết thủ” , biết kết hợp chặt chẽ giữa tiến công quân sự với binh vận, ngoại giao, tạo thế mạnh cho ta, biết phá thế mạnh của giặc, trong đó tiến công quân sự luôn giữ vai trò quyết định

1.2.3 Ưu điểm

Còn trên phạm vi quốc gia, lối ứng xử mềm dẻo đã giúp Việt Nam tránh được những xung đột không đáng có với nước ngoài giúp Việt Nam luôn là điểm sáng về sự ổn định chính trị và góp phần không nhỏ vào việc thu hút đầu tư từ nước ngoài Vì vậy, nhiều vấn

đề trên trường quốc tế đều được Việt Nam giải quyết thỏa đáng, hợp tình hợp lý khi nhìn

từ ngoài vào và nhìn từ trong ra

1.2.4 Hạn chế

Dù vậy, lối ứng xử mềm dẻo cũng khiến người Việt bị người nước ngoài hoặc thậm chí giữa người Việt với người Việt xem là “nhiều mặt” khi muốn dĩ hòa vi quý, muốn làm hài lòng tất cả mọi người và không muốn bị người khác ghét bỏ, gây ra bệnh nước đôi, thiếu quyết đoán khi người Việt Nam thiếu tự tin, không dám thể hiện quan điểm, suy nghĩ của mình và sợ làm mất lòng người khác

2 Tinh thần đoàn kết, cố kết cộng đồng để tạo nên sức mạnh vượt qua khó khăn, thử thách

2.1 Nguồn gốc

 nền nông nghiệp lúa nước mang tính thời vụ cao, điều đó có nghĩa là mọi người phải liên kết với nhau, hỗ trợ nhau cho kịp thời vụ, đây là cơ sở để tạo nên sự đoàn kết, tính cố kết cộng đồng trong lao động

 được kết tinh qua hàng ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc và vô

số lần cùng nhau, chung tay giúp đỡ cho những vùng miền bị ảnh hưởng bởi thiên tai, dịch bệnh

2.2 Biểu hiện

 Những trang sử vẻ vang từ thời Hai Bà Trưng cho tới cuộc khởi nghĩa của Lê Lợi Đặc biệt trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ xâm lược chính tinh thần đoàn kết dân tộc cả hai miền Bắc Nam đã làm nên những chiến

Trang 6

thắng to lớn trên khắp các mặt trận Những thắng lợi ấy không thể có nếu thiếu

đi tinh thần đoàn kết của dân tộc ta

 Tinh thần đoàn kết được biểu hiện thông qua những giai đoạn khó khăn như thiên tai, dịch bệnh

2.3 Ưu điểm

 Tinh thần đoàn kết cũng mang lại nhiều ấn tượng đẹp về Việt Nam tới cộng đồng quốc tế Đó là những trận bóng đá rực đỏ màu cờ Việt Nam trên các khán đài - tình yêu, sự ủng hộ của cả nhân dân dành cho Đội tuyển bóng đá Việt Nam Cũng có thể kể tới sự ủng hộ của người Việt dành cho các đại diện Việt Nam tại đấu trường sắc đẹp quốc tế

2.4 Hạn chế

Thế nhưng, nét tính cách này cũng gây ra một vài những hạn chế trong bối cảnh hiện nay

 Tư tưởng an phận thủ thường và cả nể, làm gì cũng sợ động chạm Vì không muốn mất đi “sự đoàn kết” ấy nên đôi khi người Việt không dám nêu ra quan điểm trước nhóm, tư tưởng tránh tranh cãi, dù có thể biết điều đó đang sai sẽ là một trong những hậu quả đáng lo ngại mà cụm từ “đoàn kết” đang đóng khung lại

 Tính cục bộ, địa phương, kéo bè kéo cánh, lợi ích nhóm - điều tối kỵ trong bối cảnh kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế cần tư duy mở, cần tinh thần đối thoại, hợp tác vì phát triển và thịnh vượng chung

3 Giản dị, chất phác, ưa đơn giản, ghét cầu kỳ, xa hoa

3.1 Nguồn gốc

Do văn hóa gốc nông nghiệp, đời sống phụ thuộc vào tự nhiên mang tính bấp bênh, thất thường, thiên tai xảy ra thường xuyên và khó lường trước Người Việt phải làm việc vất vả nhưng năng suất, sản lượng lao động không cao nên đã quen sống giản dị, tiết kiệm, ưa giản đơn, ghét cầu kỳ xa hoa

3.2 Biểu hiện

 Văn hóa mặc

 Thường sử dụng các chất liệu thực vật có sẵn trong tự nhiên như sợi gai, đay, chuối, bông… và sau này là tơ tằm, nhằm tạo ra các trang phục mỏng và nhẹ (lụa tơ tằm, nhiễu, the…) nhằm phù hợp với thời tiết nóng ẩm

 Chú trọng đến bền chắc (ăn lấy chắc, mặc lấy bền)

 Thường chọn các màu sắc âm tính như nâu, đen, chàm, gụ, tím…

 Lời nói, cử chỉ

 Ngôn từ dễ hiểu, đơn giản, không cao sang

Trang 7

 Lời nói của họ không bóng gió, không dài dòng, nói theo lễ nghĩa mà đi thẳng vào trọng tâm vấn đề, thể hiện điều mình muốn trình bày một cách ngắn gọn, súc tích giúp tiết kiệm thời gian giao tiếp

3.3 Ưu điểm

Tạo nên thói quen tiết kiệm, dành dụm, biết đề phòng cho những trường hợp bất trắc xảy ra Có lối sống lành mạnh, thanh cao, giữ gìn được nét văn hóa, nhân cách của người Việt Là nền tảng cơ sở để bài trừ những lối sống xa hoa, phù phiếm, lãng phí của những người giàu lên nhờ lao động bất chính, ngoài ra còn góp phần tôn vinh nét đẹp lao động chân chính và lối sống cần kiệm, liêm minh, giản dị Tạo cảm giác thân thuộc, dễ gần, thoải mái hơn giữa mọi người và giữa người Việt với khách quốc tế

3.4 Hạn chế

 Hiểu sai khái niệm giản dị, chất phác với khái niệm sơ sài dẫn đến keo kiệt, hà tiện, bủn xỉn trong chi tiêu, ảnh hưởng tới các mối quan hệ bạn bè, khi quá tính toán với nhau

 Có cái nhìn phiến diện về cuộc sống, không khách quan khi đánh giá một đối tượng nào đó, thậm chí bị lạc hậu

4 Nhân ái, vị tha, rộng lượng

4.1 Nguồn gốc

được nảy sinh và nuôi dưỡng bắt nguồn từ hoàn cảnh chống giặc ngoại xâm liên tục và từ cuộc sống vất vả, khó khăn hàng ngày của nhân dân ta Trong hoàn cảnh cực khổ ấy, họ cảm thấy thương mình và thương những người cùng cảnh ngộ

Khi Nho giáo và Phật giáo du nhập vào đất nước ta thì quan niệm “nhân” của Nho giáo và

“từ bi” của Phật giáo đã có ảnh hưởng khá sâu sắc đến lòng nhân ái của người Việt Tuy nhiên, theo Võ Văn Thắng (2006): “Ảnh hưởng đó bị khúc xạ bởi sự chắt lọc những nhân

tố thích hợp cùng với sự Việt hoá “từ bi” của Phật giáo, “nhân” của Nho giáo, tạo nên một nét riêng cho lòng nhân ái của người Việt Nam

4.2 Biểu hiện

cuộc kháng chiến chống quân Minh cuối năm 1427, đội quân xâm lược nhà Minh đã bị vây chặt trong thành Đông Quan như “cá nằm trên thớt” Trong lúc đó, nghĩa quân Lam Sơn hoàn toàn có thể tấn công tiêu diệt chúng vậy nhưng Lê Lợi đã ân nghĩa, tha chết cho quân xâm lược còn sống, và thả về nước

Trang 8

Lòng nhân ái giữa người và người trong xã hội Việt Nam được thể hiện trong các mối quan hệ từ gia đình, làng xóm đến cộng đồng xã hội “Chị ngã, em nâng”, “Anh em như thể chân tay/Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần”, …“Bán anh em xa, mua láng giềng gần”, “Chín bỏ làm mười” “Tối lửa tắt đèn có nhau”, … “Nhiễu điều phủ lấy giá gương/Người trong một nước phải thương nhau cùng”, hay “Bầu ơi thương lấy bí cùng/Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”

4.3 Ưu điểm

Người Việt Nam yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau, tạo nên sợi dây kết nối giữa người với người, từ đó góp phần hình thành tinh thần tương trợ, đoàn kết với nhau Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, đứng trước nhiều thách thức lớn, nhân dân Việt Nam có thể cùng nhau vượt qua mọi khó khăn đó bằng chính sức mạnh nội sinh này

Lòng thương người truyền thống của dân tộc ta còn là cơ sở của tinh thần yêu chuộng hoà bình và tình hữu nghị với các dân tộc khác của nhân dân ta hiện nay Tinh thần nhân đạo, yêu chuộng hòa bình khiến người dân trên thế giới thêm tin tưởng, có cái nhìn thiện cảm

và tôn trọng hơn với Việt Nam

4.4 Hạn chế

Đôi khi bị chi phối bởi tình cảm, không dứt khoát, quyết đoán, dẫn tới việc ảnh hưởng tới công việc chung, một điều tối kỵ khi làm việc tại các cơ quan, tổ chức nước ngoài.

5 Cần cù, chịu thương chịu khó, giỏi chịu đựng gian khổ

5.1 Nguồn gốc

Nền nông nghiệp lúa nước hình thành nên tính cần cù, chịu thương chịu khó, giỏi chịu đựng gian khổ, nhiều khi phải “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” của người Việt Nam

Vì nếu không chăm chỉ, cần cù sẽ khó có thể làm trong lĩnh vực nông nghiệp

5.2 Biểu hiện

Lao động cần cù là nguồn gốc của mọi của cải và hạnh phúc: “Kiến tha lâu cũng đầy tổ”,

“Bây giờ khó nhọc có ngày phong lưu”, người Việt Nam cũng tỏ thái độ phê phán thói lười biếng ăn no lại nằm Họ ý thức rất rõ thói ăn không ngồi rồi là nguồn gốc của tội lỗi: Nhàn

cư vi bất thiện

5.3 Ưu, nhược điểm

Đức tính cần cù, chịu thương chịu khó đã giúp đất nước ta rất nhiều để có thể vươn lên phát triển như ngày hôm nay Tuy nhiên, trong xu thế hội nhập ngày nay, sự cần cù còn cần

đi kèm với sự sáng tạo thì mới có thể gia tăng năng suất, thúc đẩy kinh tế và tinh thần cạnh tranh lành mạnh của quốc gia, góp phần phát triển quốc gia sánh vai với các nước khác

Trang 9

6 Trọng tuổi tác, trọng người già (Lão quyền)

6.1 Khái niệm

“Lão quyền” trong một chế độ xã hội có thể hiểu là những quyền lực của cộng đồng được trao cho những thế hệ người già mà do yêu cầu của xã hội và với thực tế cuộc sống

đã trải qua, có đầy đủ năng lực để được cộng đồng tín nhiệm trao cho trọng trách quản lý

và điều hành công việc của tập thể Còn “trọng lão” thì tồn tại ở mọi xã hội, bởi vì xã hội nào cũng tôn trọng người già

6.2 Nguồn gốc

Việt Nam là một đất nước có loại hình văn hóa gốc nông nghiệp điển hình, vốn quen với tập tính định cư, định canh và phụ thuộc, hòa hợp với môi trường thiên nhiên Khác với loại hình văn hóa gốc du mục trọng sức mạnh, cư dân làm nông nghiệp lúa nước sống phụ thuộc vào thiên nhiên cần những người giàu kinh nghiệm - điều chỉ có được ở tuổi già

6.3 Biểu hiện

Ở các làng, buôn thời xưa và giờ đây vẫn được duy trì tại các dân tộc miền núi, quyền điều hành các buôn làng thuộc về các già làng Ở các vùng người Việt hiện nay, mặc dù quyền hành đã được trao cho lớp trẻ hơn, song truyền thống trọng lão vẫn được duy trì Truyền thống trọng lão của nhân dân ta được răn dạy qua các câu thành ngữ “Kính lão đắc thọ”, “Kính già, già để tuổi cho”, “Kính trên nhường dưới”,

Kính trọng người già không chỉ là quy định của làng xã mà còn là chuẩn mực xã hội được Nhà nước trong thời kỳ phong kiến quy định trong bộ luật Bộ Quốc Triều Hình Luật

ra đời trong thời Lê sơ có ghi: “Trong hương thôn có người già mà không kính nể, dám tự ngồi ăn uống cùng mâm thì lấy điều khinh nhờn người trên mà trị tội, người mắc tội bị đánh 30 trượng”

Không thể không kể đến truyền thống mừng thọ người cao tuổi tại các địa phương Hằng năm vào tháng Giêng, trong không khí lễ hội đầu xuân, làng xã chuẩn bị lễ mừng thọ cho các cụ tại các độ tuổi khác nhau với quy mô và tính long trọng khác nhau; song đều trong không khí đầm ấm, quây quần, thể hiện lòng kính trọng với người cao tuổi

6.4 Ưu điểm

Tạp chí Cộng sản nhận định: “Tiến trình hội nhập quốc tế luôn thúc đẩy sự phát triển của quốc gia hội nhập, khi gắn kết sự phát triển của quốc gia với các xu thế phát triển của thế giới Đây cũng là một nội dung quan trọng của việc kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.” Các chính sách, chiến lược và chương trình dành cho dân số cao tuổi này giúp người cao tuổi có nền tảng sức khỏe thể chất và tinh thần, đạt được mô hình “già hóa thành công” để tham gia các hoạt động xã hội và hoạt động kinh tế sử dụng lao động trí óc và chân tay, đóng góp cho xã hội và tiến trình hội nhập quốc tế trong khả năng của họ

Trang 10

7 Tập tính kém hạch toán, không quen lường tính xa

7.1 Nguồn gốc

Do xuất phát là một nước có nền nông nghiệp văn minh lúa nước lâu đời, tính mùa vụ của lúa nước – một năm chỉ có hai vụ: vụ mùa và vụ chiêm cộng thêm điều kiện kinh tế tiểu nông đã tạo cho con người Việt thói quen không cần lường tính xa, dẫn đến tập tính kém hạch toán

7.2 Định nghĩa

Hạch toán là việc quan sát, tính toán để đề ra các kế hoạch quản lý các công việc liên quan đến kinh tế Nét tính cách kém hạch toán của người Việt là việc người dân không có thói quen, hay không có kinh nghiệm trong việc quan sát, sắp xếp các công việc theo thứ

tự rõ ràng, hoạch định công việc sao cho hợp lý, có hiệu quả để thu lại được kết quả tốt nhất

7.3 Biểu hiện

Đứng trước công việc, người Việt thường có tâm lý “nước đến chân mới nhảy”, không tính toán, lường trước những biến cố xấu có thể xảy đến, dự trù các trường hợp rủi ro để đưa ra phương án giải quyết dự phòng Trong khi đó, người dân lại lựa chọn cách “đến đâu thì hay đến đấy”, chăm chăm vào cái ngắn hạn mà bỏ quên cái dài hạn, sống tạm bợ trước mắt qua ngày mà không tính đến chuyện lâu dài

 Trong buôn bán, nhiều chủ các nhà hàng, quán ăn đã “chặt chém” các khách du lịch nước ngoài khi chèn ép, bắt khách mua hàng với giá cao… cũng là một biểu hiện của tính kém hạch toán, không quen lường xa Bởi vì họ cho rằng khách nước ngoài du lịch thường có nhiều tiền và năm khi mười họa mới đến một lần, nên việc bán giá “trên trời” là điều đương nhiên Nhưng họ lại không biết rằng chính những điều này lại khiến cho hình ảnh của quán ăn họ ngày càng xấu đi và với sự phát triển của mạng xã hội ngày nay, chắc chắn trong tương lai gần sẽ không còn ai muốn đến quán ăn của họ nữa

Ưu điểm lớn nhất của nét tính cách này là việc con người Việt Nam sẽ tập trung hết sức lực và thời gian của mình cho công việc của hiện tại, không mất thời gian tính toán

ấp ủ kéo dài; cố gắng giành lấy được những gì có trong thời gian ngắn hạn trước mắt

7.4 Nhược điểm

Song song đó, nét tính cách này của người Việt cũng sẽ mang lại những khuyết điểm làm ảnh hưởng không chỉ mỗi cá nhân mà còn cản trở đến sự phát triển của đất nước trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày nay:

Ngày đăng: 03/04/2024, 16:11

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w