1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Cơ sở hình thành tư tưởng hồ chính minh và ảnh hưởng của văn dân tộc và tinh hoa nhân lo䄃⌀i đối với sự hình thành phân tích tư tưởng hồ chí minh về thời kì quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội ở việt nam

11 3 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh và ảnh hưởng của văn dân tộc và tinh hoa nhân loại đối với sự hình thành phân tích tư tưởng Hồ Chí Minh về thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
Tác giả Nguyễn Minh Trí
Người hướng dẫn Trần Thị Bích Trâm
Trường học Trường Đại học Hùng Vương
Chuyên ngành Triết học Mác - Lênin / Tư tưởng Hồ Chí Minh
Thể loại Tiểu luận học phần
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 227,76 KB

Nội dung

Trang 1 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO T䄃⌀OTRƯỜNG Đ䄃⌀I HỌC HÙNG VƯƠNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHTIỂU LUẬN HỌC PHẦNTRIẾT HỌC MAC-LENINTÊN ĐỀ TÀICƠ SỞ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG HỒ CHÍNH MINH VÀ ẢNHHƯỞNG CỦA VĂN

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO T䄃⌀O TRƯỜNG Đ䄃⌀I HỌC HÙNG VƯƠNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TIỂU LUẬN HỌC PHẦN TRIẾT HỌC MAC-LENIN

TÊN ĐỀ TÀI

CƠ SỞ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG HỒ CHÍNH MINH VÀ ẢNH

VỚI SỰ HÌNH THÀNH

PHÂN TÍCH TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ THỜI KÌ QUÁ

ĐỘ ĐI LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM

Lớp: Tư tưởng Hồ Chí Minh

GVHD: TRẦN THỊ BÍCH TRÂM

Thành phố Hồ Chí Minh – 2024

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO T䄃⌀O

TRƯỜNG Đ䄃⌀I HỌC HÙNG VƯƠNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TIỂU LUẬN HỌC PHẦN

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

TÊN ĐỀ TÀI

CƠ SỞ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG HỒ CHÍNH MINH VÀ ẢNH

ĐỐI VỚI SỰ HÌNH THÀNH

PHÂN TÍCH TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ THỜI KÌ QUÁ

ĐỘ ĐI LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM

Sinh viên: Nguyễn Minh Trí-2105NV0005

Lớp: NV05A

GVHD: TRẦN THỊ BÍCH TRÂM

Thành phố Hồ Chí Minh – 2024

Trang 3

MỤC LỤC

Trang

Mở đầu 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 1

1: cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh 2

1.1 Cơ sở thực tiễn 2

1.2 Cơ sở lý luận 2

1.3 Nhân tố chủ quan 2

2 Ảnh hưởng của truyền thống văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại: 2

A Ảnh hưởng của truyền thống văn hóa dân tộc Việt nam 2

B Ảnh hưởng của tinh hoa văn hóa nhân loại 3

3 Tư tưởng Hồ chí Minh trong thời kỳ quá độ chủ nghĩa xã hội ở nước ta: 4

a Cơ sở và tư tưởng của Hồ Chí Minh 4

b Nhiệm vụ lịch sử của thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam 5

c Quan điểm của Hồ Chí Minh về nội dung xây dựng CNXH ở nước ta trong thời kỳ quá độ 6

d Văn hóa - Xã hội 6

4 Những khó khăn của thời kì quá độ 7

4.1 Đất nước còn nghèo nàn 7

4.2 Thiếu lý tưởng, suy thoái ở nhiều tầng lớp 7

4.3 Các thách thức trong giữ vững quan điểm chính trị 7

5 Giải pháp 8

Trang 4

MỞ ĐẦU

1.Lý do chọn đề tài

Chủ tịch Hồ Chí Minh là anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa kiệt xuất Suốt cả cuộc đời, Người phấn đấu hy sinh vì độc lập, tự do cho Tổ quốc, hạnh phúc cho nhân dân Cùng với sự nghiệp của Đảng ta, dân tộc ta, Hồ Chí Minh

đã để lại cho hậu thế một tài sản tinh thần vô giá Trong hệ thống tư tưởng của Người, tư tưởng kinh tế là mẫu mực của sự vận dụng sáng tạo những nguyên lý

cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin và những quy luật kinh tế khách quan vào điều kiện lịch sử cụ thể của Việt Nam Những tư tưởng đó đã chỉ đạo cho Đảng

ta hoạch định đường lối, chính sách kinh tế trong từng thời kỳ, từng giai đoạn của cách mạng nhằm đảm bảo kháng chiến thắng lợi và kiến quốc thành công Ngày nay, điều kiện trong nước và thế giới đã có những biến đổi sâu sắc, nhưng

tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung và tư tưởng kinh tế Hồ Chí Minh nói riêng vẫn

có ý nghĩa lớn lao

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (1986) đã xác định đường lối đổi mới, tạo cho nền kinh tế Việt Nam đạt được nhiều thành tựu quan trọng nhưng cũng gặp không ít khó khăn, thách thức Bốn nguy cơ mà Hội nghị toàn quốc giữa nhiệm kỳ của Đảng (1994) đã xác định, trong đó có nguy cơ tụt hậu

xa hơn về kinh tế, ngày càng biểu hiện rõ nét Thực tiễn đòi hỏi chúng ta phải đi sâu nghiên cứu tư tưởng kinh tế Hồ Chí Minh nhằm rút ra những bài học và vận dụng những tư tưởng đó phù hợp với bối cảnh mới để góp phần đắc lực vào việc phát triển nền kinh tế nói chung, thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thành công nói riêng

Với mong muốn góp phần làm sáng tỏ thêm những quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về kinh tế, đánh giá quá trình vận dụng tư tưởng kinh tế Hồ Chí Minh trong thời kỳ quá độ ở Việt Nam nên bản thân chọn đề tài làm đề tài nghiên cứu cho báo cáo chuyên đề của mình

2.mục tiêu nghiên cứu

Nắm được cơ sở hình thành trong tư tưởng của Hồ Chí Minh Phân tích cụ thể từng ảnh hưởng của truyền thống văn hóa dân tộc và văn hóa nhân loại đối với

sự hình thành tư tưởng của Hồ Chí Minh Phân tích tư tưởng của chủ tịch Hồ Chí Minh về thời kì quá độ chủ nghĩa xa hộ ở Việt Nam ngày nay Quá đó nêu quan điểm của bản thân về những khó khăn và đưa ra giải pháp

Downloaded by tran quang (quangsuphamhoak35@gmail.com)

Trang 5

1 Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh

1.1 Cơ sở thực tiễn:

A Thực tiễn thế giới:

• Chủ nghĩa tư bản từ gia đoạn cạnh tranh tự do sang giai đoạn độc quyền

• Chủ nghĩa đế quốc đã trở thành kẻ thù chung của các dân tộc thuộc địa

• Cách mạng tháng Mười Nga thành công

B Thực tiễn Việt Nam

Việt Nam cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20: phong trào cứu nước của nhân dân ta muốn dành được thẳng lợi, phải di theo một con đường mới

1.2 Cơ sở lý luận:

- Giá trị truyền thống dân tộc

- Tỉnh hoa văn hóa nhân loại

- Chủ nghĩa Mác-LêNin

1.3 Nhân tố chủ quan:

-Khả năng tư duy và trí tuệ Hồ Chí Minh

-Phẩm chất đạo đức và năng lực hoạt động thực tiễn

2 Ảnh hưởng của truyền thống văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại:

A Ảnh hưởng của truyền thống văn hoá dân tộc Việt Nam:

Hồ Chí Minh là một trong những người con ưu tú của dân tộc Trong mấy nghìn năm phát triển của lịch sử, dân tộc Việt Nam đã tạo ra anh hùng thời đại – Hồ Chí Minh người anh hùng dân tộc Tư tưởng Hồ Chí Minh, trước hết bắt nguồn từ truyền thống của dân tộc, là sự kế thừa và phát triển các giá trị

Downloaded by tran quang (quangsuphamhoak35@gmail.com)

Trang 6

văn hoá dân tộc Trong đó chú ý đến các giá trị tiêu biểu:

+ Chủ nghĩa yêu nước và ý chí bất khuất đấu tranh để dựng nước và giữ nước

đã hình thành cho dân tộc Việt Nam các giá trị truyền thống phong phú, bền vững Đó là ý thức về chủ quyền quốc gia dân tộc, tự lực, tự cường, yêu nước…tạo động lực mạnh mẽ của đất nước

+ Tinh thần nhân nghĩa và truyền thống đoàn kết, tương thân, tương ái trong khó khăn, hoạn nạn

+ Truyền thống lạc quan yêu đời, niềm tin vào chính mình, tin vào sự tất thắng của chân lý và chính nghĩa dù phải vượt qua muôn ngàn khó khăn, gian khổ

+ Truyền thống cần cù, dũng cảm, thông minh, sáng tạo, ham học hỏi, mở rộng cửa đón nhận tinh hoa văn hoá bên ngoài làm giàu cho văn hoá Việt Nam Chính nhờ tiếp thu truyền thống của dân tộc mà Hồ Chí Minh đã tìm thấy con đường đi cho dân tộc “Lúc đầu chính là chủ nghĩa yêu nước chứ chưa phải là chủ nghĩa cộng sản đã giúp tôi tin theo Lênin và đi theo Quốc tế III.”

B Ảnh hưởng của tinh hoa văn hoá nhân loại:

Trước khi ra đi tìm đường cứu nước, Hồ Chí Minh đã được trang bị và hấp thụ nền Quốc học và Hán học khá vững vàng, chắc chắn Trên hành trình cứu nước, Người đã tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại, vốn sống, vốn kinh nghiệm để làm giàu tri thức của mình và phục vụ cho cách mạng Việt Nam

+ Văn hoá phương Đông: Người đã tiếp thu tư tưởng của Nho giáo, Phật giáo,

và tư tưởng tiến bộ khác của văn hoá phương Đông

Nho giáo nói chung và Khổng giáo nói riêng là khoa học về đạo đức và phép ứng xử, tư tưởng triết lý hành động, lý tưởng về một xã hội bình trị Đặc biệt Nho giáo đề cao văn hoá, lễ giáo và tạo ra truyền thống hiếu học trong dân Đây

là tư tưởng tiến bộ hơn hẳn so với các học thuyết cổ đại Tuy nhiên, Hồ Chí Minh cũng phê phán Nho giáo có tư tưởng tiêu cực như bảo vệ chế độ phong kiến, phân chia đẳng cấp – quân tử và tiểu nhân, trọng nam khinh nữ, chỉ đề cao nghề đọc sách Hồ Chí Minh đã chịu ảnh hưởng của Nho giáo rất nhiều dựa trên nền tảng chủ nghĩa yêu nước Việt Nam

Phật giáo vào Việt Nam từ sớm và có ảnh hưởng rất mạnh đối với Việt Nam Phật giáo có tư tưởng vị tha, từ bi, bác ái Phật giáo có tư tưởng bình đẳng, dân

Downloaded by tran quang (quangsuphamhoak35@gmail.com)

Trang 7

chủ hơn so với Nho giáo Phật giáo cũng đề cao nếp sống đạo đức, trong sạch, chăm làm điều thiện, coi trọng lao động Phật giáo vào Việt Nam kết hợp với chủ nghĩa yêu nước sống gắn bó với dân, hoà vào cộng đồng chống kẻ thù chung của dân tộc là chủ nghĩa thực dân

Tư tưởng dân chủ tiến bộ như chủ nghĩa tam dân của Tôn Trung Sơn có ảnh hưởng đến tư tưởng Hồ Chí Minh, vì Người tìm thấy những điều phù hợp với điều kiện của cách mạng nước ta Hồ Chí Minh là nhà mác-xít tỉnh táo và sáng suốt, biết khai thác những yếu tố tích cực của tư tưởng văn hoá phương Đông để phục vụ cho sự nghiệp của cách mạng Việt Nam

+ Văn hoá phương Tây:

Hồ Chí Minh chịu ảnh hưởng sâu rộng của nền văn hoá dân chủ và cách mạng phương Tây như: tư tưởng tự do, bình đẳng trong Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Đại cách mạng Pháp 1791, tư tưởng dân chủ, về quyền sống, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc trong Tuyên ngôn độc lập của Mỹ 1776 Trước khi ra nước ngoài, Bác đã nghe thấy ba từ Pháp: tự do, bình đẳng, bác ái Lần đầu sang Pháp Hồ Chí Minh đã thể hiện bản lĩnh, nhân cách phẩm chất cao thượng, tư duy độc lập tự chủ Người đã nhìn thấy mặt trái của “lý tưởng” tự do, bình đẳng, bác ái Người cũng tiếp thu tư tưởng của những nhà Khai sáng Pháp như Voltaire, Rousso, Montesquieu

Thiên chúa giáo là tôn giáo lớn của phương Tây, Hồ Chí Minh quan niệm Tôn giáo là văn hoá Điểm tích cực nhất của Thiên chúa giáo là lòng nhân ái Hồ Chí Minh tiếp thu có chọn lọc tư tưởng văn hoá Đông – Tây để phục vụ cho cách mạng Việt Nam Người dẫn lời của Lênin: “Chỉ có những người cách mạng chân chính mới thu hái được những hiểu biết quý báu của các đời trước để lại.”

3 Tư tưởng Hồ chí Minh trong thời kỳ quá độ chủ nghĩa xã hội ở nước ta:

a.Cơ sơ và tư tưởng của Hồ Chí Minh

Trên cơ sở vận dụng lý luận về cách mạng không ngừng, về thời kỳ quá độ lên CNXH của chủ nghĩa Mác – Lênin và xuất phát từ đặc điểm tình hình cụ thể thực tế Việt Nam, Hồ Chí Minh đã chọn con đường cách mạng Việt Nam là tiến hành giải phóng dân tộc, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, tiến dần lên CNXH Như vậy, quan niệm của Hồ Chí Minh về thời kỳ quá độ lên CNXH là quan niệm về một hình thái quá độ gián tiếp cụ thể – quá độ từ một xã hội thuộc địa nửa phong kiến, nông nghiệp lạc hậu, sau khi giành độc lập dân tộc quá độ lên CNXH

Downloaded by tran quang (quangsuphamhoak35@gmail.com)

Trang 8

Trong thời kỳ quá độ, nước ta có đặc điểm lớn nhất là từ một nước nông nghiệp lạc hậu tiến lên CNXH không kinh qua giai đoạn phát triển TBCN Đặc điểm này chi phối các đặc điểm khác, thể hiện ngay trong tất cả các lĩnh vực của đời

sống xã hội và làm cơ sở nảy sinh nhiều mâu thuẫn “Mâu thuẫn cơ bản trong

thời kỳ quá độ là mâu thuẫn giữa một bên là yêu cầu phải tiến lên xây dựng

một chế độ xã hội mới có “công, nông nghiệp hiện đại, khoa học kỹ thuật tiên tiến” với một bên là tình trạng lạc hậu phải đối phó với bao thế lực cản trở, phá hoại mục tiêu của chúng ta”

b Nhiệm vụ lịch sử của thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam

Hồ Chí Minh khẳng định con đường cách mạng Việt Nam là giải phóng dân tộc, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, tiến lên chủ nghĩa xã hội Theo Hồ Chí Minh, thực chất của thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta là quá trình cải biến nền kinh tế sản xuất lạc hậu thành nền sản xuất tiên tiến, hiện đại Thực chất của quá trình này cũng là quá trình đấu tranh giai cấp diễn ra gay go, phức tạp trong điều kiện mới

Do những đặc điểm và tính chất quy định, quá độ lên CNXH ở Việt Nam là một quá trình dần dần, khó khăn, phức tạp và lâu dài Nhiệm vụ của thời kỳ này gồm 2 nội dung lớn:

Một là, xây dựng nền tảng vật chất và kỹ thuật cho CNXH, xây dựng các tiền

đề về kinh tế, chính trị, văn hóa, tư tưởng cho CNXH.

Hai là, cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới, kết hợp cải tạo và xây dựng, lấy xây dựng làm trọng tâm, chủ chốt, lâu dài

Tính chất phức tạp của thời lỳ này được Người lý giải trên các điểm sau:

Thứ nhất, thực sự đây là một cuộc cách mạng làm đảo lộn mọi mặt đời sống

xã hội, cả lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, cả cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng

Thứ hai, trong sự nghiệp xây dựng CNXH, Đảng, Nhà nước và nhân dân chưa có kinh nghiệm, nhất là trên lĩnh vực kinh tế

Thứ ba, sự nghiệp xây dựng CNXH ở nước ta luôn luôn bị các thế lực phản động, thù địch trong và ngoài nước tìm cách chống phá

Từ đó, Người nhắc nhở cán bộ, đảng viên trong xây dựng CNXH phải thận trọng, tránh nôn nóng, chủ quan và đốt cháy giai đoạn Vì vậy, xây dựng CNXH đòi hỏi phải có một năng lực lãnh đạo mang tính khoa học, lại phải có nghệ thuật khôn khéo cho thật sát với tình hình thực tế

Downloaded by tran quang (quangsuphamhoak35@gmail.com)

Trang 9

C Quan điểm Hồ Chí Minh về nội dung xây dựng CNXH ở nước ta trong thời kỳ quá độ

Công cuộc xây dựng CNXH ở nước ta là một sự nghiệp cách mạng toàn diện Người đã xác định rõ nhiệm vụ cụ thể cho từng lĩnh vực:

Chính trị: nội dung quan trọng nhất là phải giữ vững và phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng Đảng phải luôn tự đổi mới, chỉnh đốn, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu

Người quan tâm vấn đề làm sao cho Đảng cầm quyền mà không trở thành Đảng quan liêu, xa dân, biến chất,…

Củng cố và mở rộng mặt trận dân tộc thống nhất, nòng cốt là liên minh công – nông – trí thức, do Đảng lãnh đạo; củng cố và tăng cường sức mạnh toàn bộ hệ thống chính trị cũng như từng thành tố của nó

Kinh tế: Hồ Chí Minh đề cập các mặt: lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất và

cơ chế quản lý kinh tế

Người nhấn mạnh tăng năng suất lao động trên cơ sở tiến hành công nghiệp hóa XHCN

Người quan niệm độc đáo về cơ cấu kinh tế công – nông nghiệp Nông nghiệp

là mặt trận hàng đầu, củng cố hệ thống thương nghiệp làm cầu nối tốt nhất giữa các ngành sản xuất xã hội, thỏa mãn nhu cầu thiết yếu của nhân dân

Đối với kinh tế vùng, lãnh thổ, Người lưu ý phát triển đồng đều giữa kinh tế đô thị và kinh tế nông thôn Người đặc biệt chú trọng phát triển kinh tế hải đảo và các vùng núi

Ở nước ta, Hồ Chí Minh là người đầu tiên chủ trương phát triển cơ cấu kinh tế nhiều thành phần trong suốt thời kỳ quá độ Người xác định rõ vị trí, vai trò và

xu hường vận động của từng thành phần kinh tế nước ta cần ưu tiên phát triển kinh tế quốc doanh tạo nền tảng vật chất cho CNXH

Bên cạnh chế độ và quan hệ sở hữu, Hồ Chí Minh rất coi trọng quan hệ phân phối và quản lý kinh tế quản lý kinh tế phải dựa trên cơ sở hạch toán, đem lại hiệu quả cao, sử dụng tốt các đòn bẩy trong phát triển sản xuất

d Văn hóa – xã hội:

Hồ Chí Minh nhấn mạnh việc xây dựng con người mới Đặc biệt Người đề cao vai trò của văn hóa, giáo dục và khoa học – kỹ thuật trong xã hội XHCN Người rất coi trọng việc nâng cao dân trí, đào tạo và sử dụng nhân tài, khẳng định vai trò to lớn của văn hóa trong đời sống xã hội

Downloaded by tran quang (quangsuphamhoak35@gmail.com)

Trang 10

4 Những khó khăn của thời kỳ quá độ:

4.1 Đất nước còn nghèo nàn:

Nhiều quốc gia trên thế giới đã chọn đi lên chủ nghĩa xã hội và không được thuận lợi Liên xô cũ là một minh chứng trong bài học sâu sắc dành cho đất nước ta Đất nước tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội khi các nước đi trước đã

và đang gặp nhiều khó khăn Các khó khăn đó đến từ nhiều khía cạnh khác nhau, trong việc tạo lập cơ sở vật chất của xã hội mới Khi mà bản thân điều kiện vật chất nội tại trong nó còn nhiều hạn chế và nghèo nàn

Sau khi bước ra khỏi chiến tranh, Việt nam không có đủ tiềm lực về tài chính để phục hồi, ổn định Nếu thực hiện các chuyển đổi chế độ, các khó khăn này tăng lên gấp nhiều lần

Ngoài ra, còn có sự chống phá của các thế lực trong và ngoài nước Các rào cản của các thế lực thù địch trong mục tiêu xây dựng chế độ mới gặp nhiều thách thức

4.2 Thiếu lý tưởng, các suy thoái ở nhiều tầng lớp:

Trong bối cảnh của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Nền kinh tế phát triển mạnh mẽ cũng đặt ra nhiều nguy cơ về việc suy thoái đạo đức, lối sống Khi đã tiếp cận được với thị trường thế giới, các cơ hội và tiềm năng mới mở ra Cần thiết chúng ta phải vững vàng, kiên định với lý tưởng và mục tiêu đặt ra ban đầu

Ở nhiều tầng lớp, các suy thoái, rơi rụng về lý tưởng xảy ra Gây nên các khó khăn về lực lượng, về nguồn lực và tiềm năng ổn định, phát triển trong nền kinh

tế mới Nhất là lối sống thực dụng, thiếu tính nhân văn cũng đang và từng ngày từng giờ tác động đến cán bộ, đảng viên và nhất là tầng lớp trẻ Các đội ngũ này

có vai trò quan trọng trong học tập, rèn luyện và làm nên bộ mặt mới của đất nước Nhưng khi lý tưởng không được đảm bảo, các ý nghĩa hoạt động của đội ngũ này cũng không được tìm thấy

Thực tế đó là một thách thức to lớn cho Đảng và Nhà nước ta Thể hiện trong quá trình xây dựng Đảng, đào tạo nền tảng chính trị xã hội vững chắc trong từng lớp Đảng viên Tìm kiếm và đào tạo đội ngũ cán bộ, lãnh đạo có tâm, có tầm Mang đến các sức mạnh trong xây dựng và phát huy tinh thần dân tộc Dễ thấy việc đoàn kết thực hiện lý tưởng chung mang đến nhiều cơ hội Còn việc suy thoái ở các tầng lớp lại cản trở lý tưởng này

4.3 Các thách thức trong giữ vững quan điểm chính trị:

Các quan điểm chính trị cần kiên định xuyên suốt trong thời gian dài Việc đi lên chủ nghĩa xã hội cũng không thể hoàn thành nhanh chóng Cho nên cần có

Downloaded by tran quang (quangsuphamhoak35@gmail.com)

Ngày đăng: 25/03/2024, 17:03

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w