1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Cơ sở hình thành, phát triển và những thành tự tiêu biểu của nền văn minh lưỡng hà cổ đại

17 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Cơ sở hình thành, phát triển và những thành tựu tiêu biểu của nền văn minh Lưỡng Hà cổ đại
Tác giả Hà Hồng Hạnh, Nguyễn Ngọc Châu, Lê Thuỳ Dương, Đào Minh Hằng, Vũ Phương Thảo
Người hướng dẫn TS. Đinh Tiến Hiếu
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Chuyên ngành Quan hệ công chúng
Thể loại Tiểu luận
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 317,77 KB

Nội dung

Nhưng đến cuối thế kỉ IV TCN, xã hội nguyên thuỷ bắtđầu tan rã ở Ai Cập, nhà nước bắt đầu ra đời, từ đó loài người mới bắt đầu bước vào thời kì vănminh.Nếu nền văn minh phương Tây nổi ti

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-TIỂU LUẬN

Đề tài : Cơ sở hình thành, phát triển và những thành tự

tiêu biểu của nền văn minh Lưỡng Hà cổ đại

Nhóm 4: 22030731 - Hà Hồng Hạnh

22030715 - Nguyễn Ngọc Châu

220307321 - Lê Thuỳ Dương ( NT )

22030733 - Đào Minh Hằng

22030770 - Vũ Phương Thảo

Lớp: K67 Quan hệ công chúng Khóa: QH – 2022 - X

Học phần : Lịch sử văn minh thế giới

Giảng viên : TS Đinh Tiến Hiếu

Phần mở đầu

Trang 2

Lịch sử đương nhiên là quá khứ, nhưng không bao giờ lịch sử ôm trọn quá khứ, mặt khác, những khả năng của diễn giải đã đặt lịch sử vào tình thế bị chất vấn, hoài nghi, đôi khi là cần phải đính chính Lịch sử là hành trình đi tìm chân lí từ quá khứ , còn con người tìm lại quá khứ là hành trình đi tìm cội nguồn của gốc gác sự hình thành con người cũng như các nền văn minh của cuộc sống Trên hành trình đó có biết bao thử thách, của biết bao lần thất bại và rồi lại phục thù Vậy liệu để để có được những thành tựu của hiện tại và tương lai thì con người đã trải qua những gì? Ngược dòng quá khứ, loài người ra đời cách đây hàng triệu năm Do nhu cầu cuộc sống nên họ luôn sáng tạo và tìm tòi ra những thành tựu mang nhiều giá trị vật chất và tinh thần Khi văn hoá đạt tới tỉnh cao thì văn minh được ra đời Nhưng đến cuối thế kỉ IV TCN, xã hội nguyên thuỷ bắt đầu tan rã ở Ai Cập, nhà nước bắt đầu ra đời, từ đó loài người mới bắt đầu bước vào thời kì văn minh

Nếu nền văn minh phương Tây nổi tiếng với nền văn minh Hy Lạp, La Mã thì phương Đông vùng Tây Á là nơi xuất hiện nhiều quốc có nền văn minh nổi bật như Lưỡng Hà,Babilon,Asyria, Phoennicia, Palestine, Văn minh Tây Á là sự tổng hợp, quy tụ của nhiều nền văn minh có giá trị muôn đời Những nền văn minh ấy vừa hỗ trợ, kế thừa và phát huy tinh hoa của các nền văn minh khác nhưng không mất đi những sắc thái, giá trị riêng Trong đó văn minh Lưỡng Hà là tiêu biểu và mang giá trị nhiều màu sắc vì vừa có trình độ phát triển về các mặt kinh tế, chính trị, văn hoá sâu sắc

Lưỡng Hà – “ Vùng đất giữa các con sông” – một trong những nền văn minh cổ đại và sớm nhất xuất hiện tại vùng Trung Đông cách đây hàng nghìn năm Mặc dù nông nghiệp nơi đầy còn gặp nhiều khó khăn, trở ngại nhưng các nhà nước Lưỡng Hà đã được ra đời khá sớm Cho nên dân cư nơi đây dựa vào những điều được tiếp thu và sáng tạo những cái mới nên đã sớm bước vào xã hội văn minh, không những vậy mà còn để lại những thành tựu vô cùng rực rỡ và ấn tượng

Nội dung

I Tổng quan về Lưỡng Hà cổ đại

1 Địa lí

Giữa khu vực Tây Á có hai con sông lớn là sông Tigrơ và sông Ơphrat bắt nguồn từ vùng rừng núi Acmênia chảy xuôi bên nhau, song song cùng với nhau xuyên qua một vùng lục địa rộng lớn sau đó hợp lại thành một dòng chảy ở vùng hạ lưu trước khi đổ ra vịnh Ba Tư Vùng đồng bằng phì nhiêu, màu mỡ được hình thành trên lưu vực hai con sông đó được gọi là Lưỡng Hà

Giống như sông Nin ở Ai Cập, hai sông Tigrơ và sông Ơphrat có vai trò rất quan trọng đối với

sự hình thành và phát triển các quốc gia ở khu vực Lưỡng Hà

Vào mùa xuân, khi nhiệt độ ở vùng núi Acmênia ấm dần lên, băng tuyết sẽ tan ra và đổ về xuôi gây nên hiện tượng lũ lụt Khi nước rút đi, nó sẽ để lại những lớp phù sa màu mỡ Trên những cánh đồng phù sa đó, cư dân Lưỡng Hà đã sáng tạo ra những tri thức đầu tiên, sơ khai nhất về canh tác nông nghiệp

Trang 3

Vùng đất Lưỡng Hà là vùng đất có khí hậu khô và nóng, lượng mưa hàng năm hầu như không đáng kể Do đó việc canh tác nông nghiệp được tiến hành chủ yếu trên những vùng đất được nước sông tưới tiêu một cách tự nhiên

Ban đầu, người Lưỡng Hà canh tác, trồng trọt ở những vùng đất ngay sát bên bờ sông – nơi có những lớp phù sa được bồi đắp rất dày nhưng dần dần nó khám phá ra rằng họ có thể đào được những con kênh để chuyển hướng của dòng chảy và mang sự sống đến những vùng đất xa hơn

Từ đó, họ có thể canh tác ở bất kì nơi đâu mà họ muốn miễn là họ đào được một con kênh đủ dài

để mang nước đến những khu vực đó

Người Lưỡng Hà thực sự là những bậc thầy trong lĩnh vực trị thủy Bởi ta dễ dàng thấy được sự tinh vi, khéo léo của họ thể hiện ở tính hiệu quả của hệ thống kênh mương họ tạo nên Vào mùa

lũ, nước sông sẽ theo hệ thống kênh mương len lỏi đến hầu hết các cánh đồng ruộng Khi nước rút đi sẽ để lại những lớp phù sa màu mỡ Trên những cánh đồng phì nhiêu đó, cư dân Lưỡng Hà

đã trồng nhiều loại cây trồng khác nhau từ loại cây lương thực đến các loài cây ăn quả Họ trồng lúa mì, lúa mạch là những cây lương thực chính Họ cũng trồng đậu, hành tây, dưa leo, táo, nho…đặc biệt là cây chà là – một loại cây có giá trị kinh tế rất cao và được trồng rất phổ biến ở vùng đất này

Như vậy, Lưỡng Hà chính là một đồng bằng rộng lớn, phì nhiêu do phù sa của sông Tigrơ và sông Ơphrat bồi đắp hằng năm Ngoài ra, hai con sông này cũng hằng năm dự trữ và cung cấp dòng nước tươi mát cho dải đất mênh mông này Hơn nữa, Lưỡng Hà cũng là một vùng đất có

khí hậu nóng, phù hợp cho việc canh tác, sản xuất được nhiều loài thực vật đa dạng

Có thể nói, văn minh Lưỡng Hà được định hình bởi hai yếu tố đối lập: Sự bất trắc của hai dòng sông Tigrơ và Ơphrat ( vào bất kì lúc nào cũng có thể xảy ra những trận lũ lụt lớn quét sạch các quần cư ) và sự màu mỡ đặc biệt của hai vùng châu thổ do phù sa của chính hai dòng sông tạo ra.

Bên cạnh đó, Lưỡng Hà không có biên giới thiên nhiên hiểm trở nên việc đi lại rất dễ dàng

đồng thời hoạt động trao đổi buôn bán hàng hóa giữa Lưỡng Hà với những vùng xung quanh rất phát triển Thời kì này, không khó bắt gặp hình ảnh của những cư dân Lưỡng Hà rong ruổi khắp châu Á thời bấy giờ với những đoàn lạc đà chất đầy hàng hóa trên lưng Nhiều người Lưỡng Hà

đã trở thành những thương nhân Ban đầu, người Lưỡng Hà tiến hành trao đổi hàng hóa bằng phương thức “vật đổi vật” ( đổi thứ chúng ta có nhưng không cần, lấy thứ chúng ta cần nhưng không có ) Không chỉ vậy, Lưỡng Hà rất khan hiếm kim loại, để có được những thứ họ muốn thì

họ phải tiến hành trao đổi, mua bán với các quốc gia cổ đại khác Họ cùng với lừa, ngựa, lạc đà mang theo lông cừu, lương thực để đổi lại sắt và đồng là những thứ mà họ rất khan hiếm Như vậy, với vị trí địa lí thuận lợi, kinh tế thương nghiệp cũng là một nét đặc trưng trong sự phát triển nền kinh tế ở Lưỡng Hà ( trong khi ở Ai Cập, nền kinh tế chủ yếu của cư dân là nền kinh tế nông nghiệp ) Đến sau này, vương quốc nổi tiếng Babylon ở Lưỡng Hà đã trở thành trung tâm thương mại cho cả vùng Tây Á

Đến đây, ta lại có sự so sánh, nhận xét về điểm tương đồng và khác nhau giữa điều kiện tự nhiên của Ai Cập và điều kiện tự nhiên của Lưỡng Hà Về điểm tương đồng, hai khu vực này đều chịu ảnh hưởng của những con sông lớn, đồng thời điều kiện tự nhiên cũng tác động mạnh mẽ

Trang 4

đến sự phát triển của cả hai vùng đất Về điểm khác biệt, Ai Cập là một vùng thung lũng mà bao quanh nó là những dãy núi đá nham thạch dựng đứng như những bức tường, những sa mạc nóng bỏng và khô cằn, do đó người Ai Cập xưa kia gần như bị cô lập và tách biệt với thế giới bên ngoài Chỉ duy nhất ở phía Đông Bắc có một eo đất nhỏ là con đường thông thương duy nhất của

Ai Cập với các quốc gia cổ đại khác Trái lại, như đã nêu, Lưỡng Hà lại là vùng bình nguyên không có biên giới thiên nhiên hiểm trở che chắn, nên việc giao lưu, thông thương, buôn bán rất

dễ dàng và thuận tiện

Tóm tắt lại nét nổi bật thứ hai của địa lí Lưỡng Hà, ta thấy được vùng đất Lưỡng Hà chính là một vùng bình nguyên rộng lớn, địa hình khu vực này khá bằng phẳng đồng thời không có đường biên giới thiên nhiên hiểm trở che chắn Không chỉ có đất đai phì nhiêu, Lưỡng Hà còn nằm giữa vùng sa mạc Syria nóng bỏng ở phía tây và cao nguyên Iran cằn cỗi ở phía đông Do

đó, các tộc người xung quanh đều nhòm ngó, thèm khát Lưỡng Hà Chính vì vậy, lịch sử Lưỡng

Hà đầy rẫy những biến động xã hội, các cuộc chiến tranh giữa các cộng đồng dân tộc Kết quả là cộng đồng người trước và sau đã đồng hóa với nhau cùng xây dựng nên những nền văn hóa lâu đời độc đáo của khu vực này

Ngay cả bây giờ, vùng đất Trung Đông nói chung và đất nước I rắc – trung tâm Lưỡng Hà xưa kia nói riêng vẫn đang chịu ảnh hưởng của khói lửa chiến tranh Lãnh thổ của Lưỡng Hà xưa kia chính thuộc 1 phần lãnh thổ của các quốc gia: Thổ Nhĩ Kì, Syri, I rắc, I ran, Kuwait ngày nay Đây là những quốc gia nằm ở phía tây của Châu Á

Dân cư

Người Xume được coi là cư dân cổ xưa nhất, những người đầu tiên xây dựng nền văn minh tối

cổ của lưu vực Lưỡng Hà Khoảng thiên niên kỉ thứ tư TCN, họ đã di cư từ miền rừng núi Trung

Á xuống định cư dần ở miền Nam Lưỡng Hà, lấy nông nghiệp tưới tiêu và buôn bán làm hoạt động kinh tế chủ yếu Dần dần, khoảng 3500 năm TCN họ đã thành lập nên những quốc gia thành thị đầu tiên ở vùng hạ lưu sông Tigrơ và sông Ơphrat như Larak, Umma, Uruk, Nipper,… cũng chính là những nhà nước cổ đại đầu tiên ở Lưỡng Hà ( Một quốc gia thành thị ở Lưỡng Hà bao gồm một đô thị lớn có tường dày bao quanh và trung tâm của đô thị đó là 1 đền thờ liên quan đến tôn giáo, tín ngưỡng của ngườii Xume Ban đầu những quốc gia thành thị này chỉ là những ngôi làng nhỏ về sau phát triển thành những thành thị lớn Những thành thị lớn đó kết hợp đất đai vùng xung quanh tạo nên một quốc gia thành thị Từ thiên niên kỉ thứ ba TCN, người Xume đã

sử dụng đồng thau để chế tạo vũ khí, công cụ sản xuất, đồ dùng và trang sức

Sự phát triển của chế độ tư hữu đã tạo nên hai giai cấp cơ bản trong xã hội Lưỡng Hà: giai cấp thống trị và giai cấp bị trị Bên cạnh đó, người đứng đầu mỗi quốc gia ở Lưỡng Hà được gọi là Patesi ( vua của các quốc gia thành thị ) Ban đầu, các Patesi ( đại diện cho tầng lớp quý tộc ) do hội đồng dân biểu bầu ra nhưng dần dần nó cũng trở thành một chức vụ có tính chất “cha truyền con nối” Bên cạnh việc thâu tóm trong tay mình mọi quyền lợi và chức năng, Patesi sẽ là người đại diện của thần dân trước thần , là người sở hữu tối cao toàn bộ đất đai trong một quốc gia, nắm quyền chỉ huy quân đội và cũng có quyền lực về kinh tế Dưới các Patesi là 1 đội ngũ các quan lại cận thần và tu sĩ Các quan lại, cận thần là những quý tộc phụ trách những hoạt động

Trang 5

liên quan đến kho tàng kinh tế, thủy lợi Các tu sĩ sẽ phụ trách các hoạt động liên quan đến tôn giáo và tín ngưỡng Đây là những tầng lớp thuộc giai cấp thống trị trong xã hội người Xume Chiếm một số lượng đông đảo trong cấu trúc xã hội người Xume là những người nông dân, thương nhân hay những người thợ thủ công Đây cũng là lực lượng chính tạo ra mọi của cải, vật chất trong xã hội của người Xume Tầng lớp thấp kém nhất là nô lệ Họ là những người bị bắt làm tù binh trong các cuộc chiến tranh hoặc bị mua từ nước ngoài về Hai tầng lớp này thuộc về giai cấp bị trị

2 Sự ra đời của các quốc gia ở Lưỡng Hà cổ đại

2.1 Những nhà nước của người Xume

Khoảng đầu thiên kỉ III TCN, ở miền Nam Lưỡng Hà, nơi cư trú của người Xume đã xảy ra nhiều cuộc chiến tranh tranh giành đất đai và nguồn nước của các thành bang Bởi đất và nước là hai nguyên tố quan trọng để cho con người sinh sống và sinh hoạt Đến giưac thiên kỉ III, thành bang Umma ở phía Bắc đã đánh bại Lagat, chinh phục nhiều thành bang khác và miền nam Lưỡng Hà ( gọi là vùng Xume )

2.2 Accat

Thành bang Accat do một chi nhánh người Xêmit thành lập ở phía Bắc vùng Xume Đến thời vua Xacgon ( 2369-2314 TCN ) Đất nước này đã trở thành một quốc gia hùng mạnh, thống nhất

cả vùng Lưỡng Hà Cuối thế kỉ XVIII TCN, Accat bị người Guti ở Đông Bắc chinh phục và thống trị trong một thời gian dài

2.3 Vương triều III của Ua (2132-2024 TCN)

Sau khi người Guti bị đuổi, quyền thống trị ở Lưỡng Hà chuyển sang tay vương triều III của Ua, một thành bang cổ xưa của Xume Phạm vi thống trị của vương triều này rất rộng Bộ luật do Ua ban bố được xem là cổ nhất trong lịch sử thế giới Dưới thời vương triều III, Ua trở thành một nước lớn mạnh ở lưỡng hà Đến cuối thế kỉ XXI TCN thì bị đánh bại

3.4 Cổ Babilon

Vương quốc cổ Babilon được người Amorit thành lập ở trung tâm Lưỡng Hà, Babilon trở thành quốc gia hùng mạnh, nổi tiếng nhất trong lịch sử Lưỡng Hà cổ đại dưới thời vua Hammurabi (1792-1750 TCN) Ông đã lần lượt đánh bại các thành bang xung quanh, thống nhất được hầu hết vùng Lưỡng Hà, xây dựng bộ máy nhà nước chuyên chế tập quyền trung ương Đặc biệt, ông

đã ban hành bộ luật Hammurabi- một bộ luật cổ được giưc lại tương đối trọn vẹn

Kinh tế Lưỡng Hà dưới thời Babilon có những tiến bộ rất đáng kể Công cụ đồng thau được dùng phổ biến, sắt đã xuất hiện nhưng còn hiếm Cư dân Lưỡng Hà đã biết sử dụng cày có lưỡi đồng thau do bò kéo, cày có lắp bộ phận gieo hạt

Như vậy, dưới thời vua Hammurabi, Babilon không những được ổn định về chính trị mà kinh tế, văn hóa cũng rất phát triển Nhưng sau khi via Hammurabi chết, vương triều bước vào thời kì khủng hoảng bởi sự tranh giành quyền lực giữa các phe phái trong cung đình và bởi cuộc tấn công ồ ạt của các bộ lạc người phương Bắc Cuối cùng vương quốc cổ Babilon đã bị tiêu diệt

Trang 6

3.5 Tân Babilon và Ba Tư

Sau khi vương quốc cổ Babilon sụp đổ, Lưỡng Hà liên tục bị ngoại tộc xâm lược và thống trị Tình trạng rối loạn kéo dài hơn 1000 năm Năm 605 TCN, Babilon mới giành được độc lập, chấm dứt thời kì thống trị của đế quốc Atxiri trong gần 300 năm

Năm 626 TCN, người Chaldea (một chi nhánh của bộ tộc Xêmit) đã xây dựng lại vương quốc và lại chọn Babilon làm thủ đô, gọi là Tân Babilon Vua nổi tiếng nhất của vương quốc Chaldea là Nabuchodonosor (605-561 TCN) đã dùng vũ lực mở rộng lãnh thổ đánh chiếm Syria và

Palestine Ông đã cho xây dựng Babilon thành một đô thành nguy nga đồ sộ, trung tâm văn hóa

và công thương nghiệp của Tây bộ châu Á hồi đó Tại đây có “vườn treo” được xem là một trong những kì quan của thế giới cổ đại

II Những thành tựu chủ yếu của văn minh Lưỡng Hà cổ đại

1 Chữ viết

Văn minh Lưỡng Hà cổ đại đã có nhiều thành tựu đóng góp vô cùng to lớn, có nhiều ảnh hưởng tới nền văn minh của các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là chữ viết Người ta tin rằng hệ thống chữ viết đầu tiên của loài người ra đời tại Lưỡng Hà, dưới dạng các chữ tượng hình biểu ý, rồi sau đó sáng tạo ra chữ hài thanh dùng để miêu tả âm thanh và cuối cùng phát triển thành chữ hình nêm – một đóng góp lớn lao vào nền văn minh của loài người Năm 2007 TCN, vương triều cuối cùng của người Xume suy vong, vương quốc Babylon đã kế thừa phần di sản văn hóa này

và đưa chữ viết ngày càng phát triển lên càng lớn lao hơn

Nhờ vào những “ trang sách” bằng đất sét nung ngày nay tìm được, cùng công cuộc không mệt mỏi để khám phá ra cách đọc chữ viết của người xưa để, ta hiểu thêm được một phần cuộc sống của người Lưỡng Hà cổ đại

1.1 Chữ tượng hình

Chữ viết xuất hiện ở Lưỡng Hà khá sớm, vào khoảng thiên niên kỉ IV TCN và là một trong

những thành tựu văn hóa quan trọng nhất của Lưỡng Hà

Ngôn ngữ viết đầu tiên ở Lưỡng Hà là Xume, một ngôn ngữ chắp dính độc lập Cùng với tiếng Sume, các ngôn ngữ Semit cũng được sử dụng ở Lưỡng Hà thời đầu Tiếng Subartu ở vùng núi Zagros, có thể thuộc họ ngôn ngữ Hurro-Urartuan, xuất hiện trong tên người, sông, núi và trong các nghề thủ công khác nhau Tiếng Akkad trở thành ngôn ngữ chính của Đế chế Akkad và các

đế chế Assyria, nhưng tiếng xume vẫn được sử dụng cho các mục đích hành chính, tôn giáo, văn học và khoa học

Trong thời kì đầu, chữ viết của Lưỡng Hà cũng là chữ tượng hình Ví dụ, muốn viết các chữ chim ca lúa nước thì vẽ hình con chim, con cá, bông lúa, Dần dần, các hình vẽ được đơn giản hóa, tức là không phải vẽ toàn bộ sự vật mà chỉ vẽ một bộ phận tiêu biểu

Ngay từ 4000 năm TCN, cùng với việc khai phá lưu vực Lưỡng Hà, họ đã sáng tạo ra thứ chữ viết này Trên cơ sở tượng hình, để biểu thị các khái niệm, động tác người ta phải dùng phương pháp biểu ý Ví dụ muốn viết chữ “khóc” thì vẽ con mắt và nước, “bò rừng” thì vẽ bò và núi, Cùng với việc dùng chữ phổ biến, một phù hiệu lại mang nhiều loại ý nghĩa Ví dụ chữ

Trang 7

“chân” còn chỉ ý “đi lại”, “đứng thẳng” Sau cùng mỗi phù hiệu lại dứt khoát biểu thị một thanh

âm Ví như ”mũi tên” và ”sinh mệnh” trong tiếng Xume là từ đồng âm nên biểu thị bằng một phù hiệu

Người Lưỡng Hà cổ đại còn dùng hình vẽ để miêu tả âm thanh Ví dụ muốn viết âm xum thì

vẽ bó hành, vì bó hành có âm là xum Các hình vẽ chữ âm tiết còn kết hợp với một số hình khác

để phân biệt các khái niệm Sau đó họ sáng tạo nên chữ hài thanh, khiến số chữ tượng hình ngày càng ít đi Lúc đầu có khoảng 2000 chữ, đến thời Lagat vào thế kỉ XIX TCN chỉ còn lại 600 chữ

1.2 Chữ hình nêm

Chất liệu thường dùng để viết chữ tượng hình và các tấm đất sét còn ướt và những cái que vót nhọn Vì viết trên đất sét chỉ thích hợp với những nét thẳng và ngắn, vì vậy họ dùng một thanh gỗ nhỏ hay sậy vót nhọn 1 đầu, ấn trên phiến đất mềm tạo thành 1 đầu nhọn, đáy bằng, trở ngược thanh gỗ vạch một đường thẳng, trông như mũi tên hay chiếc đinh Một số chiếc đinh này hợp lại thành từ Ví dụ cái đầu bò được viết bằng một hình tam giác đỉnh chúc xuống dưới, phía trên có 2 đoạn thẳng biểu thị cho 2 cái sừng

Mỗi tấm đất sét là một trang sách, đó chính là chữ tượng hình của ngườiAi Cập, những thứ chữ đó có hình tiết như những góc nhọn, nên thường được gọi là chữ hình góc hay hình đinh Chữ viết thành hàng ngang từ trái sang phải Mỗi một nét chữ đều từ to đến nhỏ giống như các góc nhọn hay các đỉnh nhọn nên người ta gọi là ”chứ tiết hình” hay ”chữ hình nêm”

Rất nhiều tộc người ở Tây Á thời cổ đại đã sử dụng loại chữ viết này, vì vậy có thể coi chữ viết

do người Sumer phát minh ra là thứ chữ mẹ đẻ của nhiều chữ viết cổ khác của người Akkad, Babylon, Hatti, Atxiri, Ba Tư Đến khoảng năm 1500 TCN, chữ tiết hình được sử dụng như một văn tự ngoại giao quốc tế, ngay cả Ai Cập khi kí hiệp ước hay các văn kiện ngoại giao cũng dùng loại chữ này

Hệ thống chữ viết hình nêm đã được sử dụng trong hơn ba thiên niên kỷ, trải qua nhiều giai đoạn phát triển, từ thế kỷ 31 trước Công nguyên đến thế kỷ thứ hai sau Công nguyên Cuối cùng,

nó đã được thay thế hoàn toàn bằng cách viết chữ cái(theo nghĩa chung) trong thời kỳ La Mã

1.3 Cách đọc chữ hình nêm

Việc giải mã chữ viết hình nêm bắt đầu từ thế kỷ thứ mười tám, khi các học giả châu Âu tìm kiếm bằng chứng về các địa điểm và sự kiện được ghi lại trong Kinh thánh

Khi đến thăm vùng Cận Đông cổ đại, nhiều du khách và một số nhà khảo cổ đầu tiên đã phát hiện ra các thành phố lớn như Nineveh Ở đó, họ tìm thấy một loạt các cổ vật, bao gồm hàng ngàn viên đất sét được bao phủ trong một hình dạng chữ hình nêm

Sau đó, công việc khó khăn để cố gắng giải mã những dấu hiệu lạ này bắt đầu Những dấu hiệu này đại diện cho các ngôn ngữ mà không ai đã nghe trong hàng ngàn năm Các dấu hiệu hình nêm của các ngôn ngữ khác nhau đã được giải mã dần

Trang 8

Vào cuối thế kỉ 18, một học giả Đan Mạch tên là Cacxten Nibua bắt đầu nghiên cứu cách đọc chữ tiết hình nhưng chưa thành công

Năm 1802, một giáo viên người Đức tên Grotefend đã đọc được đúng hoàn toàn 9 trong 12 chữ trong bảng vần chữ cái của Ba tư Như vậy, Grotefend đã đặt cơ sở cho việc đọc chữ tiết hình

Năm 1857, Hiệp hội Hoàng gia châu Á đã gửi các bản sao hồ sơ đất sét mới được tìm thấy về quân sự và thành tích săn bắn của vua Tiglath-Pileser I cho bốn chuyên gia: Henry Creswicke Rawlinson, Edward Hincks, Julius Oppert và William H Fox Talbot Mỗi người trong số họ làm việc độc lập Các bản dịch, nói chung, trùng khớp với nhau

Do đó, nó đã được xem xét rằng kịch bản chữ hình nêm đã được giải mã thành công Từ đó, cả kho tàng tư liệu của khu vực Lưỡng Hà thuộc các lĩnh vực văn học, lịch sử, pháp luật, kinh tế, khoa học, được dịch ra ngôn ngữ hiện đại, giúp chúng ta có thể hiểu biết sâu hơn và dễ dàng nghiên cứu về nền văn minh Lưỡng Hà rực rỡ

2 Văn học

Cơ sở của nền văn học Lưỡng Hà cũng chính là nền văn học do người Sumer sáng tạo, bao gồm nhiều thể loại: văn học truyền miệng, văn học dân gian, thơ, ca và nhất là thể loại anh hùng ca )

2.1 Văn học dân gian, thơ, ca dao, truyện ngụ ngôn

Loại văn học này thường phản ánh cuộc sống lao động của nhân dân và cách ứng xử ở

đời.Văn học truyền miệng, dân ca có bài ca của người xay lúa, người nấu bếp, người làm bánh

mì Thể loại ngụ ngôn nhân cách hóa các con vật để khuyên răn giáo dục con người cũng khá phổ biến, ví như truyện ngụ ngôn “Cuộc tranh cãi giữa ngựa với bò” Tuy nhiên, vì thể loại này thường là văn học truyền miệng nên hiện nay ta biết được không nhiều

2.2 Sử thi ( anh hùng ca)

Sử thi ra đời từ thời Xume, đến thời babilon chiếm một vị trí quan trọng.Một lượng đáng kể văn học Babylon là tác phẩm dịch từ bản gốc Xume

Loại văn học này chịu ảnh hưởng khá đậm nét của hệ thống tư tưởng, tôn giáo Chủ đề của nó thường là ca ngợi các thần Những bài thánh ca, ngợi khen sức mạnh và ủy quyền tuyệt đối của các thần linh đặc biệt là thần Macđúc – thần chủ của người Lưỡng Hà – khá phổ biến Thuộc về thể loại này có các tác phẩm tiêu biểu như: “ Khai thiên lập địa”,” Nạn hồng thủy” và

“Gingamet”

Truyện “ Khai thiên lập địa”:

Tiamat là nữ thần đại dương Bà kết hôn với vị thần nước ngọt Apsu và đẻ ra các vị thần trẻ

Lúc này, bà thường mang hình ảnh của một người phụ nữ hiền hòa, xinh đẹp, đấng sáng tạo nên vạn vật chúng sinh Sự kết đôi của nước mặn và nước ngọt giúp vũ trụ hài hòa, thanh bình

Trang 9

Thế nhưng, lại chính tay Tiamat đem đến sự hỗn loạn Nguyên do bởi những vị thần trẻ mà Tiamat và Apsu đẻ ra Khi các vị thần sinh sôi quá nhiều và khiến thế gian trở nên náo động, Apsu có ý định giết bớt những đứa con của mình đi, nhưng cuối cùng lại bị Enki, một người trong thế hệ những vị thần đầu tiên đó giết chết Tức giận vì cái chết của chồng, Tiamat hóa thân thành một con rồng biển hung bạo và tạo ra một đội quân quái vật gồm ác long, chó dại, người

cá, rắn độc, nhằm tiêu diệt tất cả

Mọi vị thần đều khiếp sợ Tiamat, chỉ có thần Bão Marduk trẻ tuổi dám đứng ra nghênh chiến Khi cuộc chiến mới bắt đầu, Tiamat há miệng định nuốt Marduk nhưng Marduk đã kịp thả gió độc khiến Tiamat không ngậm được miệng Tiếp đó Marduk bắt trúng tim Tiamat khiến bà ta chết và thu phục lũ quái vật còn lại

Marduk chặt thân xác Tiamat ra làm 2 phần để tạo ra trời và đất, trên trời thì xây dựng cung điện cho các thần còn dưới đất thì sáng tạo ra cây cối chim muôn, đồng thời tạo ra con người bằng đất sét và máu của thần để tạo nên con người Nhờ những công tích ấy mà Marduk được tôn là chúa

tể của các thần

Truyện “ Nạn Hồng Thủy”

Truyện kể rằng vì muốn tiêu diệt nhân loại, các thần đã tạo ra nạn lụt lớn làm ngập thế giớ Lúc bấy giờ có một kẻ thành kính thờ thần được báo trước và bảo ông ta phải đống một chiếc thuyền lớn đẻ đem theo giống của các loài động vật trên thuyền Mưa như trút, nhấn chìm cả mặt đất dưới nước, nhân loại biến thành bùn, mọi sinh vật đều bị hủy diệt trừ người này cùng các sinh vật trên thuyền Sau bảy ngày, trận đại hồng thủy mới ngưng lại Cuối cùng, ông ta tạ ơn các thần và được các thần ban cho cuộc sống bất tử

Tác phẩm văn học tiêu biểu nhất của Lưỡng Hà cổ đại là anh hùng ca Gilgamesh, mặc dù vẫn

bị bao phủ bởi lớp màng tôn giáo, nhưng anh hùng ca Gilgamesh đã ca ngợi sức mạnh vô địch của con người, ca ngợi cái thiện và thắng lợi tất yếu của cái thiện trước cái ác Sử thi này vốn là của người Xume, sau được người Babilon cải biên và phát triển

Gingamet có 2/3 là thần và 1/3 là người, là vua của Uruc, vì không có chỗ sử dụng sức mạnh của mình nên đã áp bức nhân dân Uruc cực khổ.hân dân Uruc kiện lên các thần, các thần bèn sáng tạo ra chàng dũng sĩ Enkidu, một người rừng có sức mạnh phi thường Enkidu sống chung với các loài thú rừng, bảo vệ chúng khỏi bị thợ săn giết hại, vì vậy một người thợ săn đến nhờ Gilgamesh giết Enkidu Gilgamesh đã sai Shamhat – một nô lệ ở đền thờ – đến thu phục Enkidu, dùng tình yêu để cảm hoá chàng, giúp chàng từ bỏ bản năng hoang dại

Enkidu theo Shambat về Uruk Tại đây chàng gặp Gilgamesh và họ cùng đọ sức với nhau nhưng bất phân thắng bại Hai người trở thành đôi bạn thân.Lúc bấy giờ ở rừng Bách Hương có yêu quái Humbaba Nó không cho Uruk đến đây lấy gỗ, hơn nữa, nó còn bắt giữ nữ thần tình yêu và chiến tranh Ishtar nhốt trong khu rừng Vì vậy Gilgamesh và Enkidu đã đến khu rừng diệt trừ

Trang 10

quái vật, giải thoát cho nữ thần Ishtar Hai người anh hùng trở về Uruk trong tột đỉnh vinh quang

và đuợc nhân dân tung hô đón rước long trọng

Vinh quang lại thường đi kèm với tai hoạ Xúc động trước lòng dũng cảm, tài năng và vẻ đẹp của Gilgamesh, nữ thần Ishtar đã bày tỏ tình yêu với chàng

Nhưng Gilgamesh lại không muốn gắn bó cuộc đời mình với một kẻ lẳng lơ như nữ thần Tức tối, Ishtar đã xin cha mình là thần Anu, chúa tể chư thần, trả giúp mối hận Một con bò tót khổng

lồ từ trên trời cao lao xuống nhưng nó bị Gilgamesh xé xác

Các chư thần tức giận và quyết định ra tay Ngay đêm đó, Enkidu mơ thấy một giấc mơ kinh hoàng và khi tỉnh dậy, chàng cứ héo dần và chết trên tay người bạn thân thiết Gilgamesh Lần đầu tiên Gilgamesh chạm mặt với cái chết và từ đó lòng chàng dấy lên khát khao đi tìm kiếm sự bất tử cho bản thân mình Gilgamesh lại lên đường

Nhờ sự chỉ dẫn của nữ thần Siduri, chàng tìm đến người chèo đò Utanapishtim – con người duy nhất được thần linh ban cho sự bất tử – đã vượt qua nạn hồng thủy để duy trì nhân loại Nhưng Utanapishitim không có cách gì giúp được Gilgamesh vì sự bất tử của ông ta là do định mệnh an bài và do các vị thần xếp đặt Để chứng minh cho Gilgamesh biết ý định của chàng chỉ là hão huyền, Utanapishtim đã thách đố Gilgamesh không ngủ sáu ngày sáu đêm liên tiếp, vì giấc ngủ

là hình ảnh của thần chết Gilgamesh nhận lời thách đố nhưng không thức được quá một ngày đêm Chàng đành quay về Thương hại chàng, Utanapishtim tiết lộ một bí mật: có một loại cây sống dưới đáy biển có khả năng cải lão hoàn đồng Gilgamesh đã tìm được loài cây vô giá đó nhưng lại sơ ý bị con rắn nuốt mất Từ đó có hiện tượng rắn già lột da

Thất vọng não nề, Gilgamesh chấp nhận số phận và quay trở về kinh thành Uruk tráng lệ Ông đã xin các vị thần cho mình một ân huệ cuối cùng đó là được gặp linh hồn Enkidu để hỏi về cuộc sống sau khi chết

Câu truyện tới đây kết thúc

Trong những bản ban đầu của sử thi Gilgamesh việc không nhắc đến vị thần quan trọng của Babylon là Marduk cho phép giả định có thể đoán thời điểm xuất hiện của sử thi này lần đầu tiên được viết trước thế kỷ XVIII trước công nguyên, nghĩa là trước thời kỳ mà Marduk được đưa lên hàng đầu

Tóm lại, có thể nói văn học Lưỡng Hà cổ đại đã đạt được những thành tựu đáng kể, có ảnh hưởng lớn với khu vực Tây Á Những truyện khai thiên lập địa, sáng tạo ra loài người, trong kinh thánh đều bắt nguồn từ nền văn học Lưỡng Hà

3 Tôn giáo

Cư dân Lưỡng Hà cổ đại thờ rất nhiều loại thần như thần tự nhiên, thần động vật, thần thực vật, linh hồn người chết, Hơn nữa, trước khi thành lập quốc gia thống nhất, Lưỡng Hà bao gồm nhiều thành bang có những thần riêng nên đối tượng sùng bái của cư dân Lưỡng Hà rất phức tạp,

vị trí của các thần trước sau thường khác nhau. Các thần lực lượng tự nhiên chủ yếu gồm có:

- Thần Anu là thần trời Dần dần Anu được quan niệm là cha và là vua của các thần

- “Thần Anu vĩ đại… cùng với thần Elin, chúa tể của trời đất quyết định vận mệnh của trời đất ban cho Mác đúc, con trưởng của thần Ea quyền thống trị cả nhân loại”.

Ngày đăng: 19/03/2024, 16:03

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w