1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Cơ sở hình thành và những đặc điểm nổi trội trong tính cách của người việt nam ưu điểm và hạn chế trong bối cảnh hội nhập quốc tế

15 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Cơ sở hình thành và những đặc điểm nổi trội trong tính cách của người Việt Nam Ưu điểm và hạn chế trong bối cảnh hội nhập quốc tế
Tác giả Nguyễn Ngọc Bảo Nhi, Hoàng Minh Ngọc, Tống Phương Thảo, Vũ Trần Hồng Ngân, Nguyễn Hồng Ngọc, Lê Yến Nhi, Vương Minh Ngân, Lô Thanh Nguyện, Hồ Thanh Nhàn
Người hướng dẫn TS. Trần Thị Hồng Thúy, TS. Đào Ngọc Tuấn
Trường học Học viện Ngoại giao
Chuyên ngành Văn hóa Việt Nam và Hội nhập Quốc tế
Thể loại Bài tập học phần
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 2,12 MB

Nội dung

- Đồng thời, việc phân tích nguồn gốc của những nét tính cách đã in hằn phần nào trong con người Việt Nam cũng là một cơ hội cho mỗi cá nhân được nhìn về quá khứ, ý thức được những đặc t

Trang 1

HỌC VIỆN NGOẠI GIAO

KHOA TRUYỀN THÔNG VÀ VĂN HÓA ĐỐI NGOẠI

-BÀI TẬP HỌC PHẦN: VĂN HÓA VIỆT NAM VÀ HỘI NHẬP

QUỐC TẾ

Giảng viên : TS Trần Thị Hồng Thúy

TS Đào Ngọc Tuấn

Sinh viên thực hiện : Nhóm 7

Hà Nội, ngày 14 tháng 12 năm 2022

Trang 2

NỘI DUNG THUYẾT TRÌNH

Cơ sở hình thành và những đặc điểm nổi trội trong tính cách của người Việt Nam

-Ưu điểm và hạn chế trong bối cảnh hội nhập quốc tế.

STT Họ và Tên Mã sinh viên Phân công nhiê S m vu

1 Nguyễn Ngọc Bảo Nhi TTQT49-B1-1812 Mở đầu - Kết luận

2 Hoàng Minh Ngọc TTQT49-B1-1797 Giải thích các khái niệm

3 Tống Phương Thảo TTQT49-B1-1800 5 công cụ định vị văn hóa

4 Vũ Trần Hồng Ngân TTQT49-C1-1784 Đặc điểm tính trọng tình

5 Nguyễn Hồng Ngọc TTQT49-B1-1798 Đặc điểm tính cộng đồng

7 Vương Minh Ngân TTQT49-B1-1788 Ưu/nhược điểm tính trọng tình

8 Lô Thanh Nguyện TTQT49-B1-1804 Ưu/nhược điểm tính cộng đồng

9 Hồ Thanh Nhàn TTQT49-B1-1807 Ưu/nhược điểm tính tự trị

Trang 3

I TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

- Mỗi con người luôn có một nhu cầu và khao khát mãnh liệt được đào sâu, tìm hiểu bản thể chính mình thông qua những nét tính cách đặc trưng, mang tính cá nhân Trong quá trình định nghĩa bản thân ấy, con người phải đặt tính cách cá nhân vào bối cảnh gia đình và cộng đồng, để tìm thấy điểm chung giữa con người và con người, để biết rằng mình thuộc

về đâu, mang bản sắc như thế nào, trân trọng điều gì và cần khắc phục điều gì

- Đề tài xoay quanh những nét tính cách đặc trưng nhất của con người Việt Nam, mang tính khái quát cao, nhìn nhận chung dựa trên biểu hiện của số đông Chính vì vậy, việc phân tích, đánh giá về đề tài này luôn là một sự cần thiết để mỗi c á nhân trong c ộng đồng

có cơ hội được khách qua n nhìn nhậ n và phát triển, khắc phục những ưu/nhược điểm trong quá trình hội nhập

- Đồng thời, việc phân tích nguồn gốc của những nét tính cách đã in hằn phần nào trong con người Việt Nam cũng là một cơ hội cho mỗi cá nhân được nhìn về quá khứ, ý thức được những đặc trưng văn hoá đẹp đẽ của dân tộc, giữ gìn và phát triển những truyền thống quý báu ấy

II ĐỊNH NGHĨA CÁC TỪ KHÓA CỦA ĐỀ TÀI

1 Định nghĩa về tính cách

1.1. Theo cách hiểu thông thường:

- Tính cách là tính chất, đặc điểm về nội tâm của mỗi con người, mà có ảnh hưởng trực tiếp đến suy nghĩ lời nói, và hành động của người đó Một người có thể có nhiều tính cách(

đa nhân cách) và nhiều người có thể có cùng một tính cách

- Tính cách khác với tính tình, tính khí hay cá tính Tính cách là yếu tố quan trọng nhất của con người Người ta thường đánh giá hành động, lời nói, và đôi khi là suy nghĩ của một người để suy ra tính cách người đó, và cuối cùng là kết luận về bản chất người đó

- Thường thì tính cách được chia làm hai loại: tính tốt và tính xấu Tốt và xấu là theo quan niệm của đa số người dân Tuy nhiên đối với những tính cách mà số người cho là xấu bằ ng

số người cho là tốt hay không ai cho tốt xấu gì cả thì chúng ta nên xem xét lại trong từng trường hợp cụ thể hoặc gắn cho nó quan niệm trung lập

1.2. Theo tạp chí Tâm lý học số 5 của thầy Vũ Anh Tuấn giảng viên Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

- Khái niệm “ Tính cách” người Việt được phân tích trong bài viết với nghĩa như một quá trình hình thành, một “căn tính” - “bản tính”, “tính đại diện” tạo nên “cốt cách” phân biệt người Việt Nam với các quốc gia dân tộc khác

Trang 4

2 Định nghĩa về hội nhập quốc tế.

-Bài viết của TS Phạm Quốc Trụ, Học viện Ngoại giao đề cập một số khía cạnh về bàn luận và thực tế của khái niệm hội nhập quốc tế, tụ hội vào chủ đề định nghĩa và định hình bản chất, nội hàm, các thể loại và tính chất của hội nhập quốc tế; nghiên cứu tính tất yếu

và hệ lụy của hội nhập quốc tế như là một xu thế lớn của thế giới hiện đại

-Hội nhập quốc tế là một công cuộc tất yế u, do bả n chất không gian của lao động và gắn kết giữa con người Các cá nhân mong muốn tồn tại và tăng trưởng cần có liên kết và link với nhau tạo thành cộng đồng Nhiều cộng đồng link với nhau tạo thành xã hội và các quốc gia-dân tộc Các đất nước lại liên kết với nhau tạo thành những thực thể quốc tế to hơn và tạo dựng nền móng toàn cầu

III 5 CÔNG CỤ ĐỊNH VỊ VĂN HÓA

1 Địa văn hóa

- Là phương pháp định vị văn hóa theo vùng địa lý, kiến giải các đặc điểm văn hóa dựa vào điều kiện địa lý và hoàn cảnh tự nhiên

- Mục đích: Lý giải tính tương đồng văn hóa giữa các cộng đồng người sống trên c ùng một lãnh thổ

2 Nhân học - văn hóa

- Là phương pháp định vị văn hóa chủ yếu dựa trên nghiên cứu về chủng tộc và thổ ngữ

- Hoàn cảnh ra đời:

+ Làn sóng di cư nhân khẩu từ vùng địa lý này sang vùng địa lý khác

+ Di cư làm thay đổi diện mạo của thứ văn hóa vốn bị chi phối bởi hoàn cảnh địa lý

+ Một không gian địa lý có thể hàm chứa vô số không gian văn hóa

3 Tôn giáo

- Là niềm tin vào các lực lượng siêu nhiên, vô hình, có tính thiêng liêng để lý giải các hiện tượng, sự vật của thế giới

- Hoàn cảnh ra đời: Tôn giáo với bản tính phi duy lý cố hữu của nó đã không bị biến dạng bởi tính duy lý của khoa học và công nghệ

4 Giao lưu, tiếp biến văn hóa

- Phương pháp định vị văn hóa dựa trên thuyết Khuếch tán văn hóa

- Thuyết khuếch tán văn hóa

+ Nội dung: Sự phân bổ văn hóa không đều, văn hóa tập trung ở một vùng rồi lan tỏa ra vùng khác theo cơ chế lan tỏa tiên phát và thứ phát

+ Mục đích: Lý giải sự tương đồng văn hóa trong một khu vực địa lý, sự tồn tại của các nền văn hóa hỗn dung ở khu vực giáp ranh giữa các nền văn hóa

- Đặc điểm: được sử dụng thường xuyên khi nghiên cứu kết cấu của nền văn hóa cụ thể với yếu tố nội sinh và ngoại sinh Hai yếu tố này có thể hoán đổi cho nhau

- Điều kiện xảy ra: khi những nhóm người có văn hóa khác nhau, tiếp xúc với nhau tạo ra biến đổi mô thức văn hóa các bên

5 Tọa độ văn hóa

- Là phương pháp định vị văn hóa theo hai trục cơ bản:

Trang 5

+ Không gian văn hóa (vùng địa lý)

+ Thời gian văn hóa (niên đại lịch sử)

- Chiều thứ ba: chủ thể văn hóa

+ Có lợi đối với nghiên cứu về văn hóa tộc người

+ Gây trở ngại với nghiên cứu về văn hóa dân tộc

IV LỐI SỐNG THIÊN VỀ TÌNH CẢM

1 Cơ sở hình thành:

1.1. Kết cấu tổ chức cộng đồng làng xã cổ truyền

1.1.1 Theo huyết thống: gia đình và gia tộc

Ở Việt Nam, làng và gia tộc đôi khi đồng nhất với nhau (từ một gia tộc thành lập

ra một làng) Mà GIA TỘC, với đơ n vị cơ sở là GIA ĐÌNH, là những người có quan hệ huyết thống gắn bó mật thiết với nhau

-> Nguyên tắc: Một giọt máu đào hơn ao nước lã

1.1.2 Theo địa bàn cư trú: xóm, làng:

Những người sống gần nhau có xu hướng liên kết chặt chẽ với nhau Giải thích cho hiện tượng này là nhu cầu đối phó với môi trường tự nhiên (nông nghiệp lúa nước mang tính mùa vụ và dễ gặp thiên tai) và môi trường xã hội (trộm cướp, xâm lăng) -> Nguyên tắc: Bán anh em xa mua láng giềng gần

=> 2 nguyên tắc này không đối chọi mà bổ sung cho nhau, một mặt đề cao giá trị huyết thống gia đình, mặt khác dành sự tôn trọng và nương tựa hàng xóm Điều đó cho thấy người Việt xem trọng những mối quan hệ tình nghĩa gắn bó.

1.1.3 Theo đơn vị hành chính: Thôn, xã, ấp:

Một thôn/xã/ấp là đơn vị hà nh chính được lập ra với ít nhất một làng Dân của một thôn/xã/ấp được gọi là dân chính cư/nội tịch; dân từ nơi khác đến được gọi là dân ngụ cư/ngoại tịch Giữa 2 nhóm dân này có sự phân biệt, cụ thể là nhóm dân ngụ cư bị khinh rẻ

và không có quyền lợi, thứ hạng trong thôn/xã/ấp

Thực trạng này không xuất phát từ chế độ phong kiến, mà lại là sản phẩm của văn hóa nông nghiệp: đó là phương tiện duy trì sự ổn định và gắn bó của làng xã Người dân khi sợ lâm vào thân phận của dân ngụ cư sẽ gắn bó với nơi sinh sống của mình hơn

1.2. Tổ chức quốc gia

Là một tổ chức c ó quy mô và quy củ hơn so với làng, song vẫn giữ nguyên những nguyên tắc được xây dựng vào tiếp nối tại làng (trình bày kỹ hơn ở các biểu hiện ở phần 2)

2 Biểu hiện

2.1. Đối nhân xử thế: Trăm cái lý không bằng tí cái tình

- Vĩ hòa di quý, chuộng hòa bình

Trang 6

- Trọng tuổi già; những người có vị thế, “chức sắc”; các trường hợp đặc biệt (ưu tiên trong công việc, thưởng - phạt)

- Lối sống vị tình song hành cùng tính cộng đồng -> cân nhắc trong mọi việc vì không muốn mất lòng ai -> ý thức cộng đồng cao, ý thức cá nhân hạn chế

2.2. Lòng yêu nước, ý thức độc lập dân tộc

- Người Việt có tinh thần dân tộc cao (gọi nhau là đồng bào từ truyền thuyết Lạc Long Quân - Âu Cơ; ‘một giọt máu đào hơn ao nước lã’)

- Sẵn sàng đánh đuổi ngoại xâm (dẫn từ ý thức cộng đồng cao)

- Có xu hướng chê trách những cá nhân, sự kiện có những biểu hiện ngoại quốc (sản phẩm của văn hóa nông nghiệp, tương tự biểu hiện đối với dân ngụ cư ở các thôn/xã/ấp)

2.3. Bộ máy hành chính từ địa phương phát triển tới trung ương

- Tính cha truyền con nối

- Một người làm quan cả họ được nhờ

- Tính dân chủ, truyền thống lãnh đạo tập thể

+ Cấp làng, xã: Hội đồng già làng, Hội đồng kỳ mục

+ Cấp quốc gia - phong kiến:

+ Quan hệ huyết thống: vua chị/anh - vua em; vua cha - vua con (Thái thượng hoàng - vua)

+ Quan hệ xã hội mang tính pháp lý vua - chúa: nguyên tắc “ Hoàng gia giữ uy phúc, vương phủ giữ quyền binh”; được đôi bên chấp thuận và thực hiện nghiêm chỉnh

+ Ngày nay: Nguyên tắc “tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách”: Những người lãnh đạo thường tham khảo thêm ý kiến từ các cố vấn, cộng sự; chuyển hóa ý kiến

cá nhân thành chủ trương của tập thể

- “Phép vua thua lệ làng”

+ Ý thức pháp luật trong bộ máy phong kiến Việt Nam thấp Luật của phương Tây là luật pháp, luật của ta là luật lệ Luật chỉ tác động trong phạm vi quốc gia, còn làng xã thì sống theo lệ, những điều đã quen thuộc và thành nếp sống c ủa người dân

+ Trong phạm vi quốc gia, quan hệ tình cảm cũng có thể được luật pháp hóa Luật quy định các loại tội và hình phạt, đồng thời cũng quy định các trường hợp được xét giảm tội (họ hàng thân thích nhà vua, bầy tôi trung thành của vua, quý tộc, con cháu các triều vua trước, )

+ (Ngày nay) Xu hướng ưu tiên giải quyết công việc cho các trường hợp đặc biệt

Khi đánh giá bất kỳ vấn đề trong đời sống xã hội, ta phải đặt nó trong mối quan hệ biện chứng với những yếu tố vừa khách quan và chủ quan Xét theo hướng suy nghĩ này, mỗi nét tính cách của người Việt Nam từ lâu nay vẫn luôn có cả ưu lẫn nhược điểm, và mức độ phát huy ưu nhược điểm ấy sẽ tùy thuộc vào từng thời kỳ, bối cảnh và đối tượng cụ thể Sau đây sẽ là một vài ưu nhược điểm của những đặc điểm nổi trội trong nét tính cách người Việt Nam ở mức độ khái quát chung nhất, đồng thời được đặt trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay

3 Ưu điểm của tính trọng tình

Thứ nhất, tính trọng tình làm giàu hơn văn hóa nghệ thuật trong đờ i sống người Việt, đồng thời góp phần quan trọng trong việc quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam đến

Trang 7

với bạn bè thế giới.

Đó là bởi cái tình có ảnh hưởng lớn đến sinh hoạ t tinh thần của người Việt Nhà văn hóa nổi tiếng của Việt Nam là ông Đào Duy Anh trong c uốn “Đại c ương văn hóa Việt Nam” từ lâu đã từng nhận xét: “Về tính chất tinh thần thì người Việt Nam… giàu trí nghệ thuật hơ n trí khoa học, giàu trực giác hơn luận lí… thích văn chương phù hoa hơn là thực học.” (NXB Bốn Phương, Sài Gòn 1951, tr.22) Bản chất của “ trí nghệ thuật”, của “ văn chương phù hoa” ở đây chính là tình cảm Tình cảm là cái khở i đầu của sáng tác văn chương Không chỉ có văn chương mà những loại hình nghệ thuật khác, đặc biệt là â m nhạc, cũng bắt nguồn từ những tình cảm giữa người với người khi họ muốn nói lên tiếng lòng c ủa mình C ó thể thấy, nhờ “cái tình” đó mà kho tàng văn hóa nghệ thuật Việt Nam trở nên vô cùng phong phú

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế hiện nay, văn hóa Việt Nam càng có nhiều cơ hội để lan tỏa ra thế giới Cái hay, cái đẹ p trong ngôn ngữ, trong â m nhạc, trong các loại hình nghệ thuật Việt Nam hay tính nhâ n văn trong văn hóa ứng xử, văn hóa giao tiếp của người Việt Nam không chỉ là s ức mạnh nội sinh đối với sự phát triển bền vững của đất nước, mà còn có sức lan tỏa đến nhiều nền văn hóa, nhiều quốc gia, thu hút hàng triệu trái tim, khối óc của người dân đến t ừ nhiều quốc gia - dân tộc khác nhau trên thế giới Không ít đoàn nghệ thuật của Việt Nam đi công diễn ở nước ngoài được đón nhậ n một cách nồng nhiệt; không ít tác phẩm văn học của các tác giả Việt Nam được dịch ra nhiều thứ tiếng, như thơ chữ Hán của Chủ tịch Hồ Chí Minh, kiệt tác Truyện Kiều c ủa Nguyễn Du hay Dế mèn phiêu lưu ký của Tô Hoài…

Thứ hai, tính trọng tình là cơ sở để hướng con người về chủ nghĩa nhân văn, làm điều thiện, hướng về những giá trị tinh thần cao cả, tốt đẹp Do đặc tính duy tình cho nên người Việt Nam dễ dàng gắn kết vớ i nhau khi đấu tranh với những hành động xâm phạm quyền lợi chung, sẵn sàng “nhường cơm sẻ áo”; “lá lành đùm lá rách” mỗi khi gặp thiên tai, địch họa Tính duy tình của người Việt còn thể hiện trong truyền thống đoàn kết, là nét tính cách tác động xoay chiều với tính cộng động, yêu thương đùm bọc lẫn nhau và đã tạo ra phẩm chất tốt đẹp của người Việt Nam từ ngàn xưa đến nay

Thứ ba, ưu điểm của nền văn hóa dựa trên chữ Tình là tính nhân ái và sự mềm dẻo của nó Lòng nhân ái, tình thương bao giờ cũng là những giá trị tinh thần quý giá của con người

Nó là cốt lõi của nhiều đạo thánh (Thiên Chúa giáo, Phật giáo…) Thậm chí đối với một số nhà triết học, nhà văn, nó là con đường cứu rỗi nhân loại (L.Tolstoy, F.Dostoevsky…) Lòng nhân ái, khoan dung, yêu thương con người của dân tộc Việt Nam còn là cơ sở của tinh thần yêu chuộng hòa bình và tình hữu nghị với các dân tộc trên thế giới

Lấy ví dụ một trường hợp cụ thể như: Thời kỳ đế quốc Mỹ thực hiện cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc, nhiều máy bay của họ bị ta bắn rơi, nhiều phi công bị bắt Trước đó, họ trút bom triệt hạ nhiều làng mạc, thành phố gây nên sự chết chóc, thương vong cho bà con ta Hẳn nhiên, ai cũng sôi sục căm thù Vậy mà khi giặc lái Mỹ bị rơi xuống, chứng kiến cảnh

họ chắp tay van xin ta không giết, nhiều người động lòng thương, đã nương tay, tha bổng

Đó chính là cái “duy tình” đã ngấm vào máu người Việt

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, cái “tình” ở người Việt là sự nhân đạo, yêu thương con người như đã nói ở trên là một điểm sáng Tinh thần nhân đạo, yêu chuộng hòa bình khiến người dân trên thế giới thêm tin tưởng, có cái nhìn thiện cảm và tôn trọng hơn với Việt

Trang 8

Nam Đối với các nước đã từng tham chiến tại Việt Nam, c húng ta đã từng bước thiết lập, tiến tới bình thường hóa quan hệ, tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực

Bên cạnh đó, tư duy dựa trên cái tình bao giờ cũng uyển chuyển, mềm dẻo, không cứng nhắc và do đó nó có sức mạnh riêng của nó, có “trí tuệ” riêng của nó Triết gia Pháp Pascal từng nói: “Trái tim có những cái lí mà lí trí không hiểu nổi” Còn L.Tolstoy thì nói: “Trí tuệ của trí tuệ thì luẩn quẩn, nhưng trí tuệ của trái tim thì sáng suốt”

Việc coi trọng “Tình” sẽ làm cho việc áp dụng luật pháp uyển c huyể n, linh hoạt theo từng địa phương, từng vùng Luật pháp, dù được xây dựng trên đời sống thực tế, nhưng nó vẫn

là “từ ngoài vào, từ trên xuống” áp đặt người dân phải theo, nó vẫn có tính chất lý trí, cứng nhắc, máy móc, không uyển chuyển và nhiều khi không tương thích với những hoàn cảnh riêng của từng người dân, từng địa phương Do đó, người Việt truyền thống đã điều hòa luật pháp c ủa nhà nước (triều đình) bằng Hương ước, bằng tục lệ của làng để có cuộc sống phong lưu, thoải mái và tự tại hơn Tục “phép vua thua lệ làng” xưa và nay, không có nghĩa là coi thường kỷ cương, phép nước mà phép nước ấy, luật pháp ấy cần phải uyển chuyển, linh hoạt và phù hợp với tâm lý, lối sống của con người Có như vậy, luật pháp ấ y, chủ trương ấy mới đi vào cuộc sống một cách dễ dàng, khả thi hơn, bằng không, nó sẽ gặp phải sự kháng cự mãnh liệt, rốt cục, sẽ trở thành không khả thi, không đi được vào đời sống xã hội và người dân

Ở bối cảnh thế giới, báo Sputnik (Nga) trên chỉ ra rằng trên thực tế Việt Nam đã ký kết thỏa thuận về qua n hệ đối tác với 18 nước, trong đó có cả các "cựu thù" trong quá khứ Phương thức ngoại giao mềm dẻo, linh hoạt tạo điều kiện cho Việt Nam duy trì mối qua n

hệ thân thiện, ổn định với tất cả các quốc gia trên thế giới

Có thể thấy sức mạnh của cái tình là sức mạnh của nước Văn hóa Việt Na m mang tính chất “nước” là vì một phần nó thấm đậm chất Tình Nhờ sức mạnh c ủa cái Tình, dân tộc Việt Nam đã tồn tại bền bỉ hàng ngàn năm, tồn tại vượt qua biết bao thiên tai, ngoại xâm, nghèo đói

Thứ tư, tính trọng tình tạo nên nền tảng để ta hợp tác với quốc tế, giữ vững mối quan hệ hòa hảo, bạn bè với những nước đã từng hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau và tạo nên tinh thần hữu nghị, làm bạn với nhiều nước mới

Với quan điểm "Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy c ủa các nước trong c ộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hòa bình, độc lập, hợp tác và phát triển", trong hơn 20 năm đổi mới, Đảng và Nhà nước ta đã đề ra những chủ trương, chính sách rộng mở nhằm tăng cường đối thoại và hợp tác quốc tế trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực quyền con người, trên cơ

sở bình đẳng, xây dựng, tôn trọng và hiểu biết lẫn nhau Việt Nam đã chủ động tham gia vào nhiều lĩnh vực hợp tác về quyền con người trong khuôn khổ các diễn đàn đa phương cũng như trong quan hệ song phương với các nước, các tổ chức quốc tế và đạt được nhiều kết quả tích cực

Đối với những quốc gia “anh em” – có mối liên hệ thân thiết với ta, Việt Na m tiếp tục củng cố thêm tình cảm đó và tăng cường hợp tác, giúp đỡ giữa hai bên Đặc biệt, “xuất phát từ mối quan hệ hợp tác chặt chẽ về mọi mặt trên tinh thần anh e m, từ tình hữu nghị và đoàn kết không gì lay chuyển được giữa hai nước”, từ “mong muốn tiếp tục phát triển và hoàn thiện sự hợp tác về mọi mặt giữa hai nước ”, ngày 3-11-1978, tại Thủ đô

Trang 9

Mát-xcơ-va, các nhà lãnh đạo cao nhất của Việt Nam và Liên Xô đã ký kết Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác Việt Nam - Liên Xô

4 Nhược điểm

Trong việc xâ y dựng một xã hội hiện đại, biến Việt Nam thành một nước công nghiệp, nếp sống nặng về chữ Tình, coi trọng tình hơn lý, cũng bộc lộ những hạn chế của nó

Nếu không có sự thân quen, không có tình cảm với nhau thì việc bé xé ra to, việc nhỏ thành việc lớn, chuyện đơn giản thành phức tạp… hoặc nói theo ngạn ngữ là “Không ưa thì dưa c ó dòi”, hoặc: “Yêu nhau yêu cả đường đi Ghét nhau ghét cả tông chi họ hàng” Cái tình dễ gắn với sự yêu ghét cá nhân, với đầu óc bè phái, cục bộ, địa phương

Người ta hay nói “Nhất thân, nhì thế, tam quyền, tứ chế” Khi mà giải quyết việc gì cũng đặt chữ tình lên trên chữ lí, trên nguyên tắc, pháp luật thì xã hội sẽ không còn kỉ cương, mọi hoạt động sẽ không còn quy củ nữa Việc xét xử của tòa án, việc xử phạt của các cơ quan chức năng cũng nhiều khi bị tính duy tình xen vào, từ đó, luật pháp sẽ c hỉ còn là được hiểu, được chấp hành theo ý riêng của người “cầm cân nảy mực” Nhiều chế tài của

ta còn quá nhẹ, không tương xứng với mức độ phạm tội Nhiều cán bộ thực thi công vụ đã

vì nể nang mà bỏ qua nhiều hành vi phạm pháp của những kẻ vô ý thức, cố tình vi phạm Việc buông lỏng quả n lý, thực thi pháp luật không nghiêm đang diễn ra ở nhiều nơi Tình trạng nhờn luật, kỷ cương bị coi thường không hẳn do người có trách nhiệm tha hóa, biến chất, tiêu cực, chung lợi ích với kẻ xấu, mà rất nhiều khi chỉ do sự dè dặt, ái ngại, không

nỡ xử lý, tức là “duy tình”

Mặt khác, "duy tình" dẫn tới nể nang, né tránh, thậm chí thiếu sòng phẳng, thiếu công bằng khi nhận xét, đánh giá về năng lực, mức độ hoàn thành nhiệm vụ trong mỗi vị trí công việc

Tư tưởng trọng tình hơn lý cũng dẫn đến lối sống duy cảm, hời hợt, thiếu lý trí, thiếu tư duy khoa học Với c ách ứng xử lấy tình làm trọng, nhiều người sẽ giải quyết mọi mâu thuẫn, xung đột, va chạm theo cách dĩ hoà vi quý, chín bỏ làm mười; họ thấy đúng nhưng không khẳng định, không bảo vệ, thấy sai nhưng không đấu tranh; đề cao lệ làng hơn phép nước; giải quyết công việc không căn cứ vào quy định chung mà tùy tiện theo sở thích riêng; cho rằng “phép vua thua lệ làng”, “một bồ cái lý không bằng một tý cái tình” Nhiều người nhân danh tình cảm để thực hiện các toan tính lợi ích, đă t lợi ích riêng lên trên luật pháp

Khi cơ chế xã hội vận hành dựa trên các mối quan hệ thân quen, duy tình, thì đó là cơ hội cho những tiêu cực mới nảy sinh, tạo thuận lợi cho những hành vi trục lợi, tham nhũng, quan liêu

V TÍNH CỘNG ĐỒNG

1 Nguồn gốc, nguyên nhân, biểu hiện

1.1. Nguồn gốc:

Bắt nguồn từ nền văn minh lúa nước (Việt Nam nằm trong khu vực có thời tiết 4 mùa, thổ nhưỡng đa dạng, nhiều sông ngòi, kênh rạch rất phù hợp với nền sản xuất nông nghiệp

Trang 10

trồng lúa nước.) - kk Nền văn minh này đã đạt đến trình độ đủ cao về các kỹ thuật canh tác lúa nước,thuỷ lợi, phát triển các công cụ và vật nuôi chuyên dụng Cuộc sống nông nghiệp phụ thuộc vào thiên nhiên Do vậy, người nông dân phải dựa vào nhau để chống chọi lại với thiên tai Hơn nữa, nền nông nghiệp lúa nước lại mang tính thời vụ rất cao, điều đó có nghĩa là mọi người phải liên kết lại với nhau, hỗ trợ nhau cho kịp thời vụ

1.2. Nguyên nhân:

- Tinh thần đoà n kết, cố kết cộng đồng để tạo nên sức mạnh vượt qua khó khăn thử thách (Thiên tai, chiến tranh)

- Chỉ với tư cách là thành viên của cộng đồng chứ không phải với tư cách cá nhân, con người mới có chút ít giá trị

1.3. Biểu hiện:

- Cách tổ chức cộng đồng - làng xã

- Tiếng Việt - không có đại từ ngôi thứ nhất và thứ hai chung cho mọi người mà phải thay bằng tiếng xưng hô trong thân tộc như: Ông, bà, bố, mẹ, anh, chị, em, con, cháu, cô, dì, chú, bác… (Đặc thù của Tiếng việt so với ngôn ngữ khác)

- Phong tục, tín ngưỡng, lễ hội

2 Ưu điểm

Tính cộng đồng là một tính cách truyền thống của dân tộc ta từ nhiều ngàn năm qua, bắt nguồn từ sự gắn kết gia đình, dòng họ, làng xã, đến quốc gia, dâ n tộc Đứng trước thiên tai – hiện tượng hàng năm, địch họa – các âm mưu và sự xâm lược của các thế lực thù địch đe dọa sự tồn vong của cả cộng đồng, yế u tố cộng đồng đã tồn tại lâu dài trong lịch sử Và chính sự kết nối c ộng đồng đã tạo ra sức mạnh giúp dân tộc Việt có thể vượt qua những khó khăn, giảm thiểu sự tàn phá của thiên tai, cùng đứng lên c hống giặc ngoại xâm, bảo vệ lợi ích c ủa quốc gia, dân tộc C oi trọng cộng đồng đã trở thành một tính cách căn bản, một giá trị truyền thống trong toàn bộ văn hóa nhân cách con người Việt Nam, là cơ sở phát triển chủ nghĩa yêu nước, tinh thần đoàn kết và ý thức dân tộc

- Có tinh thần tập thể :

Trong từng c ung cách ứng xử, trong nếp nghĩ và lối sống con người Việt luôn nghĩ đến tập thể, luôn quan tâm mọi người xung quanh, tránh làm những việc phương hại đến tập thể Chính vì thế mà họ sẵn sàng hy sinh lợi ích của bản thân Trong bối cảnh hội nhập hiện nay, xây dựng tinh thần làm việc tập thể đang được các doanh nghiệp đề cao chú trọng, hướng đến hình thành văn hóa nơi công sở, vì thế mà tinh thần tập thể cao sẽ là một điểm cộng lớn khi làm việc cho những doanh nghiệp nước ngoài

- Có ý thức trách nhiệm cao :

Từ tinh thần tập thể cao, người Việt Nam hình thành ý th ức trách nhiệm cao Mỗi cá nhân

sẽ luôn hoàn thành công việc của mình đúng hạn, đúng theo yêu cầu Bên cạnh đó, c ác cá nhân sẽ giúp đỡ những người mới, những người gặp khó khăn trong công việc để hoàn thành công việc Điều này càng khiến cho cấp trên tin tưởng, an tâm khi giao việc Đây cũng là một nét ưu tú trong tính cách người Việt mà các công ty kiếm tìm

- Giàu lòng nhân ái, đoàn kết, sẻ chia :

Một điểm sáng trong tính cách của người Việt đó là luôn đồng cảm, yêu mến,

sống có tình thương, không vô tâm hờ hững trước cảnh ngặt nghèo Điều đó hạ n chế được

sự ích kỷ, vô tâm ở người Việt Nam, lưu giữ giá trị văn hóa truyền thống đầy nhân văn,

Ngày đăng: 03/04/2024, 16:04

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w