1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo cá nhân tác phẩm báo truyền hình đề tài phỏng vấn chủ đề “tình yêu đồng giới trong học đường

18 6 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nếu phóng viên không phải là người nhanh nhạy, nhạy cảm với những diễn biến trên hiện trường thì rất dễ bối rối và rơi vào tình trạng “chạy” theo diễn biến trên hiện trường.Thực tế, khi

Trang 1

BỘ NGOẠI GIAOHỌC VIỆN NGOẠI GIAO

KHOA TRUYỀN THÔNG VÀ VĂN HOÁ ĐỐI NGOẠI - 

-Báo cáo cá nhân tác phẩm báo truyền hìnhMôn: Phát thanh và truyền hình

ĐỀ TÀI:

Phỏng vấn chủ đề: “Tình yêu đồng giới trong học đường”

Giảng viên hướng dẫn :TS Nguyễn Nga Huyền

Hà Nội, ngày 22 tháng 6 năm 2023

Trang 2

BÁO CÁO CÁ NHÂN TÁC PHẨM BÁO TRUYỀN HÌNH

Quá trình học môn truyền hình trong 20 buổi đã thực sự làm thay đổi chính em rất nhiều về suy nghĩ với nghề báo Em hiểu được rằng làm báo mình phải có một tinh thần “dám dấn thân” nhiều như thế nào, để tác nghiệp tại những nơi từ đơn giản đến khó nhằn, làm việc với những đề tài khó hay những nhân vật không dễ tiếp cận Và thực sự những lý thuyết hay những kinh nghiệm quý báu trong môn học này chắc chắn sẽ giúp cho chúng em rất nhiều trong chặng đường nghề nghiệp sau này.

1.Những điều rút ra được từ môn học để ứng dụng cho công việc vàhọc tập (về kiến thức, kỹ năng, thái độ).

1.1Về kiến thức

- Sinh viên được học tổng quan lý thuyết liên quan đến cách sản xuất một tin

truyền hình/ phỏng vấn/ phóng sự và những lưu ý quan trọng liên quan - Sinh viên có cơ hội nắm bắt và thực hành cách làm một bản tin, phỏng vấn

và phóng sự truyền hình Qua những buổi thực tế và được chữa bài sinh viên nắm được đúng, và rõ cách thực hiện một bản tin, tư duy cách dựng hình, biên tập hình sau khi đi quay, cách tìm số liệu, để đưa ra được một tác phẩm đa chiều, mới lạ, có chiều sâu và có tính báo chí

Trong lần trò chuyện với bạn, em đã nói rằng em học được nhiều nhất ở môn này đấy là tư duy làm nghề qua những bài chữa trên lớp, có những kỹ năng có thể học và bồi dưỡng sau này nhưng tư duy thì nên được rèn đúng từ đầu Em bảo chúng em giờ biết cách tư duy khi làm một phóng sự về một vấn đề như môi trường, về làng nghề, hay là tin sự kiện, tin phản ánh,… Khi được bạn hỏi rằng: “Thế mày còn nhớ cô dạy gì nữa không, kể tao với”, em chỉ biết cười và đáp: “Lý thuyết thì tao không nhớ lắm nhưng tao nhớ hôm chữa

Trang 3

bài về nhóm tò he cô bảo thế này…” Thế là em lại có bao câu chuyện học nghề để kể với bạn cô ạ.

1.2Về kỹ năng

- Khai thác, tìm kiếm các nguồn thông tin: để bắt đầu làm đề tài nhóm phóng viên phải đi tìm, nghiên cứu, sắp xếp các nguồn thông tin liên quan từ trước Các nguồn thông tin có thể đến đa dạng từ các trang báo mạng, các trang thống kê, mạng xã hội, truyền miệng hay thậm chí là nguồn tin từ chính các nhân vật trước đó.

Qua quá trình tác nghiệp, nhóm phóng viên nhận thấy nguồn thông tin cho nhóm trẻ em điếc không nhiều, không đa dạng, không có một thống kê đủ lớn và mới nhất Vì vậy, nhóm đã quyết định xoay và tìm cách khai thác thông tin qua những nhân vật có thể phỏng vấn được Rất may mắn, từ những câu trả lời của nhân vật, nhóm có thêm dữ liệu, thông tin về các địa điểm để đi khai thác thêm.

- Kết nối và làm việc với các nhân vật: Đây là việc tưởng chừng dễ nhưng lại khó nhằn bởi không phải nhân vật nào cũng dễ dàng hợp tác hoặc đồng ý cho ghi hình Nhóm đã học được cách thuyết phục nhân vật rằng mình là ai, đến từ đâu, đang làm gì, đề tài này sẽ giúp ích như thế nào cho nhân vật cũng như đối tượng được hướng đến

- Kỹ năng bao quát và nắm được thông tin khi ra hiện trường - Phỏng vấn: cách đặt câu hỏi, phản biện câu hỏi của nhân vật, đưa

nhân vật trả lại chủ đề để khai thác thông tin như trong phỏng vấn “Tình yêu đồng giới trong học đường” Nhóm đã thực hiện quay phỏng vấn nhiều lần do ở những lần quay đầu nhóm chưa có sự

Trang 4

phản biện với những câu trả lời của nhân vật, khiến phỏng vấn chưa có chiều sâu, chưa hấp dẫn.

- Nghề báo là nghề đòi hỏi sự linh hoạt, nhạy bén trên hiện trường Bản thân sinh viên chỉ thực sự thấm thía điều này khi lên set quay hoặc bước ra hiện trường để thực hiện tác phẩm Trên thực tế, có vô vàn những yếu tố khách quan như thời tiết, con người, hoàn cảnh gây cản trở, khó khăn trong quá trình tác nghiệp Nếu phóng viên không phải là người nhanh nhạy, nhạy cảm với những diễn biến trên hiện trường thì rất dễ bối rối và rơi vào tình trạng “chạy” theo diễn biến trên hiện trường.

Thực tế, khi tác nghiệp nội bộ nhóm phóng viên đã có sự xung đột nhất định khi những gì diễn ra tại hiện trường khác xa kịch bản, những hình ảnh hay câu trả lời của nhân vật nằm ngoài dự tính của nhóm phóng viên Ngay sau đó, nhóm phóng viên nhận ra rằng mình phải tăng cường quan sát, xoay theo những diễn biến trên đó và phải bỏ đi việc “nương theo kịch bản sẵn”.

- Sử dụng máy ảnh Nikon D5100 và Fujifilm X-T100, máy ảnh nội địa Nhật trong quá trình tác nghiệp

Dù đã có sự tiếp xúc với máy ảnh từ trước nhưng thú thật, em không khỏi bỡ ngỡ trong lần đầu tiên sử dụng các thiết bị quay mới Với sự cầu toàn trong set quay, nhóm mong muốn đem đến một tác phẩm với đa dạng góc quay và chất lượng hình ảnh tốt nhất nên chúng em đã hỏi mượn khắp nơi những chiếc máy ảnh của bạn bè, người thân Nhận được các loại máy với các chức năng, cấu trúc, công năng khác nhau, chúng em đã phải tự mày mò từ đầu Thú thật với cô, đây là lần đầu em thay liên tục nhiều lens

Trang 5

đến thế khi ra hiện trường để mong muốn bắt được đa dạng các cỡ cảnh của nhân vật

- Kỹ năng set up một buổi quay cụ thể (quá trình thực hiện phỏng vấn với chủ đề: “Tình yêu đồng giới trong học đường”): một buổi quay được set up bàn ghế, máy quay, trang phục của nhân vật, góc máy, đánh đèn, chỉnh trang nhân vật, gắn mic,…

- Kỹ năng biên tập, dựng bản tin truyền hình Vì là người trực tiếp tham gia vào khâu biên tập hậu kỳ cho các tác phẩm, em có cơ hội hiểu rõ nhất mình nên lên kế hoạch, kịch bản như thế nào trước khi ra hiện trường, có những thay đổi, lưu ý gì trên hiện trường cần được ghi lại để chú ý trong khâu biên tập.

Cách biên tập dựng bản tin để tránh những lỗi sai như lỗi logic hình, bố cục hình, góc quay, thiếu các cảnh toàn hay cảnh cận, cảnh đặc tả, thiếu thanh bar tên chức danh nhân vật được phỏng vấn, back up tiếng khi lên hiện trường, lời bình phải khớp với hình ảnh, không “nói hết” thay hình ảnh.

- Kỹ năng phản biện trước mọi vấn đề: Kỹ năng khó nhằn và cũng là kỹ năng khó thuần thục nhất đối với cá nhân em trong quá trình học môn truyền hình Phóng viên phải có tư duy phản biện để có cái nhìn đa chiều, để không mắc vào lối mòn, lối tư duy cũ, quen thuộc, đặc biệt nếu đó là đề tài mới, đề tài khó thì cần phải bổ sung thông tin đa chiều hơn nữa Nhưng không phải lúc nào phóng viên cũng đủ tinh tế, nhạy cảm của nghề hay đủ “chín” để bắt được những điểm hay, cần phản biện trong câu trả lời của nhân vật để đi sâu khai thác thêm Trong quá trình thực hiện phỏng vấn” Tình yêu đồng giới trong học đường”, bản thân chúng em còn là những người thiếu kiến thức chuyên sâu về chủ đề LGBT hay còn đang

Trang 6

đứng trên quan điểm ủng hộ nhân vật Bài học “xương máu” nhất mà em rút ra sau bài phỏng vấn này đó là đôi khi chúng em đang đứng trên cương vị bạn bè đồng trang lứa, góc nhìn giới trẻ để thấu cảm, để hiểu và để tin nhân vật Nhưng lại chưa đứng được hoàn toàn trên “vai” phóng viên để hỏi những câu hỏi phản biện, đào sâu vấn đề nhằm thoả mãn sự tò mò, giải đáp những thắc mắc của công chúng Đồng thời phóng viên còn cần là người là người kiểm tra, kiểm chứng lại những thông tin nhân vật đưa ra để đảm bảo tính xác thực khi đưa tin đến công chúng.

- Ghi hình sự đồng ý của nhân vật/ người giám hộ khi lên hình/ cho phép quay hình.

- Dự phòng mọi rủi ro khi ra hiện trường Sẽ có rất nhiều việc nằm ngoài dự tính nên nhóm phóng viên cần có kỹ năng dự trù tình huống, sự việc phát sinh.

- Chuẩn bị thật kỹ trước khi ra khỏi hiện trường Nhóm phóng viên thường nói đùa với nhau rằng trong quá trình tác nghiệp phải nhớ mang theo một túi thần kỳ gồm son, phấn, che khuyết điểm hay thậm chí là dầu gội khô để hỗ trợ nhân vật lên hình đẹp nhất Bởi thực tế, có nhiều nhân vật rất sẵn sàng hỗ trợ nhóm phóng viên khai thác thông tin nhưng không đủ dũng cảm để xuất hiện trước máy quay vì “đầu chị hôm nay bết”, “trông chị hôm nay không đẹp”.

1.3Về thái độ

- Báo chí phải phục vụ con người và vì con người Tính nhân văn luôn được đặt lên hàng đầu vì thế nên nhóm phóng viên đã tạo ra sản phầm đề tài về các em trẻ điếc với hy vọng có thể lan toả phần nào, giúp nâng cao hiểu biết cũng như sự quan tâm của cộng đồng

Trang 7

về các em Bởi vậy, trong quá trình quay nhóm phóng viên tâm niệm làm sao để nó thật nhật, chân thành và cảm động tới người xem.

- Kiên nhẫn: kiên nhẫn trong quá trình khai thác thông tin, tiếp xúc nhân vật Trong quá trình thực hiện tác phẩm, nhiều lần nhóm phóng viên rơi vào nản vì bế tắc trong việc tìm số liệu, khó khăn trong ghi hình hay những việc xảy ra ngoài dự tính Nhưng nhóm phóng viên vẫn cố gắng để kiên nhẫn đến cùng, kiên nhẫn vì một mục tiêu không phải hoàn thành một môn học, mà vì lời hứa với các em “Lớp học trẻ Điếc” sẽ làm ra một tác phẩm có sức lan toả để các em nơi đây được biết đến nhiều hơn, hỗ trợ nhiều hơn, các em sẽ có những điều kiện học tập, vui chơi tốt hơn.

- Tinh thần “Dám dấn thân”, không ngại khó, ngại khổ: Chúng em thấy làm báo cần nhất là tinh thần dám dấn thân vào những đề tài mới, khó nhằn, dám thử thách mình với những địa điểm khó hay nhân vật không dễ tiếp cận Dám lên tiếng và thực hiện những đề tài để có sức lan toả tới cộng đồng.

2.Những khó khan, thuận lợi trong quá trình học và làm bài tập

2.1 Thuận lợi

Nhóm phóng viên rất may mắn khi trên những hành trình đầu tiên thực hiện tin bài, phỏng vấn, phóng sự đều nhận được sự giúp đỡ, hỗ trợ nhiệt tình của những người trong cuộc

2.1.1 Quá trình thực hiện phỏng vấn

2.1.2 Nguyễn Thế Ánh – sinh viên năm nhất Học viện Ngoại giao.

Do còn nhiều thiếu sót, nhóm phóng viên đã phải thực hiện ghi hình nhiều lần, nhưng vẫn nhận được sự giúp đỡ, hỗ trợ hết mình từ nhân vật dù cho khi đó câu chuyện đã bớt mới mẻ.

Trang 8

Nhân vật được phỏng vấn cũng là người có câu chuyện thú vị, ngôn ngữ hình thể đa dạng nên dù cho bỡ ngỡ, bọn em vẫn may mắn có được một đề tài đủ tốt khi nhân vật có thể dẫn dắt và mở rộng câu chuyện.

2.1.3 Quá trình thực hiện phóng sự

- Khi những ý tưởng đầu tiên về chủ đề phóng sự cho trẻ em khuyết tật được hình thành, nhóm phóng viên may mắn nhận được sự hỗ trợ từ một biên tập viên để kết nối tới Lớp trẻ điếc ở quận Nam Từ Liêm, Hà Nội Bên cạnh đó, nhóm phóng viên nhận được thêm nguồn thông tin về thư cầu cứu chủ tịch nước của các em tại Trung tâm Nghiên cứu văn hoá Điếc Đồng Nai trước nguy cơ phải đóng cửa vì thiếu thốn kinh phí Nhận thấy đây là một vấn đề không mới nhưng chưa nhận được sự quan tâm đủ nhiều, sức lan toả từ cộng đồng, nhóm phóng viên quyết định chọn thực hiện phóng sự có đề tài về nhóm trẻ em khuyết tật nghe nói, đặc biệt là trẻ điếc Trước khi đến thăm “Lớp trẻ Điếc” nhóm phóng viên đã dành ra một tiếng để học và luyện tập về ngôn ngữ ký hiệu, bởi chúng em ý thức được rằng nếu không có những ngôn ngữ ký hiệu này, bước đầu nhóm phóng viên sẽ thất bại khi tiếp cận các nhân vật Ngay từ những ngày đầu, nhóm phóng viên đến thăm lớp trẻ điếc và thật sự rất bất ngờ với tinh thần cởi mở, chào đón của các em Các em đã chào đón và rất nhiệt tình kể cho nhóm phóng viên về câu chuyện của mình, về ước mơ của mình dù cho cản trở về phương thức giao tiếp Vì thế nên quá trình ghi hình của nhóm phóng viên cũng dễ dàng khi ghi được đa dạng góc quay, đa dạng hình, cỡ cảnh và phỏng vấn được thầy cô, các em.

Trang 9

Nhóm phóng viên xin cảm ơn những người đã hỗ trợ, giúp đỡ, hướng dẫn, thậm chí là chỉnh sửa cho nhóm phóng viên những lỗi sai về kiến thức:

- Cô Tống Thị Nga – đồng sáng lập “Lớp trẻ Điếc” tại quận Nam Từ Liêm, Hà Nội: người là “cầu nối” giúp chúng em tiếp xúc và giao tiếp với các thầy cô, các em tại Lớp trẻ Điếc

- Thầy Phạm Anh Duy – giáo viên lớp Điếc tại lớp trẻ Điếc quận Nam Từ Liêm, Hà Nội Thầy đã cung cấp những thông tin, góc nhìn chân thực nhất về thực trạng giáo dục cho trẻ điếc khi bản thân thầy cũng là người trong cuộc.

- Tiến sĩ Nguyễn Thị Cẩm Hường, giảng viên khoa giáo dục đặc biệt trường Đại học Sư phạm Hà Nội: người mà chúng em đã vô tình gặp trên khi đến trường nhưng đã hỗ trợ kết nối, cho chúng em nhiều thông tin bổ ích để chúng em có thể thực hiện đề tài của mình

- Chị Nguyễn Thị Xuân và chị Hoàng Thị Thiên đều là sinh viên năm 3 khoa giáo dục đặc biệt trường đại học sư phạm Hà Nội: hai chị đã nhận lời tham gia phỏng vấn và cung cấp thông tin dưới tư cách là những người giáo viên tương lai, về định hướng nghề nghiệp, hỗ trợ nhóm sinh viên về các từ chuyên ngành.

- Anh Bá Luyến – sinh viên năm 4 khoa giáo dục đặc biệt đại học sư phạm Hà Nội: hỗ trợ nhóm phóng viên liên hệ các cơ sở giáo dục

- Anh Lương Hải Long – sinh viên năm 4 ngành Công nghệ thông tin, Đại học quốc gia Hà Nội: cung cấp thông tin về cac

2.2 Khó khăn

Trang 10

- Tìm kiếm, khai thác các thông tin liên quan: Sau quá trình học, chúng em nhận ra rằng để làm một phóng sự có tính phổ quát, vấn đề chung xảy ra nhiều nơi thì cần có các số liệu, thống kê ở đầu cho khán giả dễ hình dung Thế là chúng em lại lọ mọ lên mạng để tìm các số liệu Và thật bất ngờ, sau 2 đến 3 tiếng tìm kiếm, chúng em thực sự chẳng tìm được gì nhiều, những số liệu rất ít ỏi, thậm chí là không có lấy số liệu cụ thể về nhóm trẻ em khuyết tật nghe nói, mà cụ thể ở đây là điếc

- Điều kiện thời tiết không thuận lợi trong quá trình tác nghiệp: tham gia tác nghiệp trong giai đoạn nắng nóng cao điểm khiến việc di chuyển lấy thông tin của nhóm phóng viên thêm phần khó khăn

- Chọn địa điểm quay phỏng vấn: Nhóm phóng viên đã tham gia quay nhân vật 5 lần với 4 địa điểm khác nhau

Trang 11

Nhân vật trong buổi phỏng vấn lần 1: Trạng thái sức khoẻ không ổn định

Trang 12

Nhân vật trong buổi phỏng vấn lần thứ 2 và 3 với nhóm phóng viên

Tại buổi quay lần thứ hai ở một quán kem, nhóm phóng viên gặp khó khăn vì không gian chung luôn đông đúc người ra vào, trò chuyện và học tập Thật khó để nhóm phóng viên Sau cùng, nhóm phóng viên cũng bắt lấy được những khoảnh khắc quý giá và on set quay trong khoảng 4 – 5 tiếng Tuy nhiên tại thời điểm này nhóm vẫn còn nhiều thiếu sót nên câu hỏi cũng như câu trả lời chưa được hoàn thiện nhất.

Trang 13

Nhân vật trong buổi phỏng vấn lần thứ 4 với nhóm phóng viên Ở lần quay này, nhóm phóng viên di chuyển đến căn nhà của một bạn để tác nghiệp Do chính sách tiết kiệm điện tại địa điểm, nhóm phóng viên đã ghi hình trong quá trình quay, nhóm phóng viên nhận được lời hỏi thăm của đội bảo vệ vì ghi hình không cho phép

Trang 14

Nhân vật trong lần phỏng vấn thứ 5 với nhóm phóng viên - Trong quá trình tác nghiệp với nhân vật

+ Thuyết phục các nhân vật tham gia phỏng vấn

Phóng sự: “Cơ hội giáo dục bất bình đẳng cho trẻ em điếc”:

đối với những nhân vật làm trong lĩnh vực liên quan hoặc đặc biệt quan tâm tới đối tượng là trẻ em khuyết tật nghe nói từ trước thì rất dễ dàng để nhóm phóng viên xin phép phỏng vấn Bởi cá nhân họ cũng là những người muốn hỗ trợ nhóm phóng viên tạo ra tác phẩm giúp lan toả trong xã hội để đối tượng này được biết đến nhiều hơn Nhưng với những người có ít sự quan tâm hơn hoặc ít tiếp xúc với máy quay hình thì nhóm phóng viên đã phải dành thời

Trang 15

gian trò chuyện, thuyết phục và thậm chí là chỉnh trang, tô son để nhân vật được lên hình một cách chỉn chu nhất.

+ Tác nghiệp với đối tượng là trẻ em/ đối tượng đặc biệt: trẻ em khuyết tật nghe nói (đối với phóng sự: “Cơ hội giáo dục bất bình đẳng cho trẻ em điếc”) Các em tại lớp trẻ Điếc mà nhóm phóng viên tiếp xúc chỉ có thể đọc hiểu cơ bản, nên nhóm phóng viên đã quyết định học ngôn ngữ ký hiệu Các em tại lớp là những người nhạy cảm, bộc phát cảm xúc thất thường nên có những hình phóng viên phải chú ý để không quay trúng, hay không làm các em lưu tâm.

+ Sự hợp tác của các nhân vật trong quá trình phỏng vấn

Bài học lớn nhất của nhóm phóng viên phải kể đến lần tác nghiệp ở trường THCS Xã Đàn cho phóng sự “Cơ hội giáo dục bất bình đẳng” cho trẻ em điếc Sau khi khảo sát một số cơ sở giáo dục cho trẻ em điếc dân lập trên địa bàn thành phố Hà Nội, nhóm phóng viên quyết định tìm đến một cơ sở dân lập lấy thông tin để có cái nhìn đa chiều về chủ đề Tuy nhiên, sau khi liên lạc với hiệu trưởng trường THCS Xã Đàn, nhóm phóng viên nhận được lời từ chối và yêu cầu phải có giấy giới thiệu đóng dấu từ phía nhà trường nhằm xác minh danh tính Ngay sau đó, khi di chuyển để xin giấy giới thiệu, nhóm phóng viên nhận thông tin đại diện phòng đào tạo đang đi công tác Vì thế nhóm phóng viên lỡ mất cơ hội gặp lãnh đạo THCS Xã Đàn.

+ Điều kiện sức khoẻ nhân vật không đảm bảo trong buổi ghi hình Nhân vật Nguyễn Thế Ánh (xuất hiện trong bài phỏng vấn: “Tình yêu đồng giới trong học đường”) đã gặp vấn đề sức khoẻ ngay trước buổi ghi hình đầu tiên dẫn đến chất giọng không được đảm

Ngày đăng: 03/04/2024, 16:09

Xem thêm:

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w