Vị trí, vai trò của tín ngưỡng thờ thành hoàng làng trong văn hoá việt nam

11 4 0
Vị trí, vai trò của tín ngưỡng thờ thành hoàng làng trong văn hoá việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Chung quy lại, thành hoàng là nhân vật trung tâm của 1 sinh hoạt văn hoá gọi là lễ hội, vì thế thờ Thành hoàng làng cũng có nghĩa là lễ hội tưởng niệm vị thánh của làng.Ví dụ: Tín ngưỡng

Trang 1

HỌC VIỆN NGOẠI GIAO

KHOA TRUYỀN THÔNG VÀ VĂN HOÁ ĐỐI NGOẠI~~~~~~*~~~~~~

BÀI TẬP NHÓM

Môn: Văn hoá Việt Nam và hội nhập Quốc tế

ĐỀ TÀI: VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA TÍN NGƯỠNG

Trang 2

4.1 Ý thức về lòng biết ơn những người có công với làng xã 4

4.2 Ý thức giữ gìn luật lệ, lề lối gia phong của làng xã 4

Trang 3

1 KHÁI NIỆM1.1 Khái niệm

Thành hoàng là vị thần bảo trợ một thành quách cụ thể, được phụng thờ ở cộng đồng làng xã, được voi như một vị thánh Mỗi làng quê có một vị thánh của mình, thánh làng nào làng ấy thờ, vì vậy Thành hoàng mang tính chất ‘hộ quốc tỳ dân’ (hộ nước giúp dân)

Chung quy lại, thành hoàng là nhân vật trung tâm của 1 sinh hoạt văn hoá gọi là lễ hội, vì thế thờ Thành hoàng làng cũng có nghĩa là lễ hội tưởng niệm vị thánh của làng.

Ví dụ: Tín ngưỡng thờ cúng vua Hùng, thờ Tứ bất tử: Tản viên, Thánh Gióng, Chử Đồng Tử, Liễu Hạnh.

1.2 Phân loại

Theo sách “Việt Nam phong tục” (Phan Kế Bính), mỗi làng thường thờ một vị thần Tuy nhiên, cũng có những làng thời nhiều vị thần hơn, trong đó có một vị làm chủ thần.

Ở các đình, miếu thờ thần đều có thần phả, còn gọi là Ngọc phả - cuốn sách ghi chép sự tích các vị thần (còn gọi là Thần tích) Phần lớn Thần tích được soạn thảo và sưu tập vào thời vua Lê Anh Tông, cũng có vài Thần tích xuất hiện vào thời vua Tự Đức Hiện nay, các loại thần phả còn lại có nhiều lớp thông tin khác nhau chồng chất, do được thêm bớt, hiện đại hóa qua các lần sao chép, biên soạn lại.

Xét theo công trạng mà các thần đã âm phù giúp nhà vua đánh giặc, giúp dân trừ thiên tai, bệnh dịch, và giúp dân lập ấp, mở nghề mà triều đình ra sắc phong cho các thần Thành hoàng thành theo các cấp độ như sau:

- Thượng đẳng thần: Các vị thần có công lớn với đất nước: Hưng Đạo

Vương Trần Quốc Tuấn, Phạm Ngũ Lão, Hai Bà Trưng… Hay đó là các vị thần được lưu truyền rộng rãi trong nhân gian nhờ các công trạng của họ với dân: Tản Viên Sơn Thần, Công Chúa Liễu Hạnh, Chử Đồng Tử…

Trang 4

- Trung đẳng thần: Các vị thần hoặc các quan địa phương có giúp dân

khai điền lập ấp Hoặc đôi khi là các vị thần mà dân làng thờ đã lâu, có tên họ mà không rõ công trạng, cho tới khi vua cầu đảo, có ứng nghiệm thì triều đình phong làm Trung đẳng thần.

- Hạ đẳng thần: Các vị thần được dân làng thờ cúng nhưng không rõ

thần tích Tuy thế, cũng thuộc bậc chính thần Triều đình theo dân làng vì vậy mà sắc phong làm hạ đẳng thần.

Ngoài ba vị phúc thần trên, nhiều làng còn thờ cúng cả những vị thần kỳ dị như: thần ăn mày ở làng Thư Lan – Nam Hà; thần ăn trộm ở làng Lông Khê – Thái Bình

2 NGUỒN GỐC

Thành hoàng lần đầu xuất hiện ở Trung Quốc cổ đại với tính chất là thần coi giữ, bảo vệ cho thành Ở Trung Quốc thời nhà Chu, thế kỷ V-VI trước Công Nguyên, để bảo vệ thành, hào, các bá Vương chư Hầu đã đặt ra thần Thành hào Chính quyền phong kiến Trung Hoa đã dùng việc thờ phụng Thành hoàng nhằm giáo hoá dân chúng

Do ảnh hưởng của văn hoá Trung Hoa, danh hiệu Thành Hoàng xuất hiện vào năm 822, thời Đường Mục Tông Vị Thành Hoàng đầu tiên ở nước ta là vị nhân thần tên Tô Lịch Đến khi Cao Biền đắp thành Đại La, nghe thiên hạ đồn nên lập tức sắm lễ điện tế, dâng cho hiệu là Đô Phủ Thành Hoàng Thần Quân Vua Lý Thái Tổ lúc dời đô, thường mộng thấy một cụ đầu bạc, phảng phất trước bệ rồng Sau khi hỏi rõ lai lịch, nhà vua liền sai quan Thái Chúc đưa rượu chè đến tế, phong làm Quốc Đô Thăng Long Thành Hoàng Đại Vương Dân cư đến cầu đảo hay thề nguyền điều gì, thì lập tức họa phúc linh ứng ngay Sau đó, các triều đại tiếp tục duy trì và phát triển bằng nhiều đợt sắc phong Ở thời Trần, Tô Lịch được phong thêm các mỹ tự: “Bảo Quốc vào năm Trùng Hưng thứ nhất, Hiển linh vào năm Trùng Hưng thứ tư, Định bang vào năm Hưng Long thứ 21” Đời Lê cho lập các đàn thờ các thần thiên nhiên để cúng tế Vào thời Nguyễn, quan niệm chính thống về Thành Hoàng được duy trì và mở rộng ra các trấn, tỉnh Dân ta tin rằng: “Đất có Thổ công, sông có Hà bá; cảnh thổ nào phải có Thần hoàng ấy”, vậy phải thờ phụng để thần ủng hộ cho dân Vì thế mỗi ngày việc thờ thần ngày một thịnh…

2

Trang 5

Làng Việt có cơ cấu chặt chẽ, tuy có quan hệ với nhà nước trung ương, nhưng mang tính độc lập tương đối Điều này được thể hiện qua sự khác nhau trong việc thờ Thành hoàng làng Cụ thể, một số làng thờ những nhân vật lịch sử, có công đánh đuổi giặc ngoại xâm, giành lại nền độc lập dân tộc làm Thành hoàng như: Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Bên cạnh đó, tín ngưỡng thờ Thành hoàng làng là Tổ nghề còn biểu hiện khá rõ và lưu truyền đến ngày nay Ví dụ tiêu biểu là làng gốm Bát Tràng, Gia Lâm, Hà Nội tôn vị tổ nghề gốm Hứa Vĩnh Kiều làm Thành hoàng làng để ghi nhớ công ơn truyền dạy nghề gốm cho nhân dân

Chung quy lại, việc thờ Thành hoàng ở làng xã trở nên phổ biến khi triều đình biểu dương công trạng của các bậc anh tài hay những người có công lao với đất nước bằng việc lập đền cho dân làng ở thờ khi họ chết đi Tục này lan truyền qua các làng, làng nào cũng muốn tìm cho mình một vị chủ tế Vì thế, làng nào có người anh hùng hào kiệt, hay có ơn với dân thì khi mất đi rồi dân làng sẽ thờ người đó, làng nào không có ai thì đi cầu lấy một vị về thờ,… cho nên làng nào cũng có đình, có đền hoặc miếu thờ.

3 NGHI LỄ

Đối với mỗi người dân ở làng Việt cổ ở miền Bắc nước ta, Thành hoàng là một biểu tượng thiêng liêng có vai trò to lớn trong việc che chở và bảo hộ dân làng Chính vì vậy mà sự biết ơn và tôn kính Thành hoàng được thể hiện với một nghi thức chặt chẽ trong lễ hội làng với tâm điểm là đình làng.

Đình là nơi để thờ Thành làng và việc thờ cúng Thành hoàng được diễn ra thường xuyên thông qua việc thắp đèn, hương hằng ngày Ngoài ra, dân làng vẫn ra đình cúng lễ để báo cáo, tạ ơn hay kêu cầu sự che chở của Thành hoàng vào những ngày Sóc (mùng 1), ngày Vọng (ngày rằm) hàng tháng, lễ giao thừa, Tết Nguyên đán, hay những ngày trong làng có ma chay, cưới hỏi, người đỗ đạt,

Đặc biệt là ngày thần húy và thần đản (ngày mất, ngày sinh) của Thành hoàng làng, hay ngày nhập tịch của làng, người dân trong làng sẽ tổ chức lễ tế rất lớn Tế thần là sự giao lưu giữa con người và thần linh và là hoạt động thiêng liêng nhất để mở đầu lễ hội, là nghi thức rước kiệu, dâng lễ vật, đọc

Trang 6

chúc văn tỏ kính ý biết ơn thần, cầu xin thần ban cho dân làng một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.

Lễ hội làng được coi là ngày giỗ của cả làng, hay còn gọi là ngày Thần kỵ Và nghi lễ tế Thành hoàng làng được quy định chặt chẽ ở tất cả các khâu từ việc chọn người chủ tế, bồi tế, các người xướng, cũng như y phục, các động tác cũng được quy định rõ ràng trong điển lễ của làng và người thực hiện lễ tế phải thực hiện các động tác đúng như quy định Chẳng hạn như ở Nam Định, lễ hội Thành hoàng làng ở tỉnh Nam Định gồm hai phần: phần lễ và phần hội Phần lễ thường diễn ra ở trong thần điện của đình, đền, miếu, chùa, theo trật tự gồm: cáo, hiến tế, cầu xin, tạ ơn Tất cả đều được thể chế hoá cao, nghiêm trang từ nhân sự, trang phục, màu sắc, vật dụng, cỗ thờ, vật hiến tế đến âm nhạc

Đồng thời với tế và lễ, người dân còn tổ chức rước Thành hoàng, với ý muốn đưa thần đi thăm thú làng quê, khoe với thần những công việc tốt đã làm được.

4 GIÁ TRỊ

4.1 Ý thức về lòng biết ơn những người có công với làng xã

Từ bao đời nay chúng ta đều biết, văn hoá Việt Nam xét về bản chất là một nền văn hoá xóm làng, làng là nơi sản sinh và bảo tồn văn hoá làng - văn hoá dân tộc Bởi thế, thần Thành hoàng là biểu tượng thiêng liêng nhất của cả làng Ý thức về truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” đã ăn sâu vào tiềm thức nhân dân Việt Nam và thể hiện qua các hình thức nghi lễ cúng bái, một trong số đó là nghi thức thờ Thành hoàng Nghi thức này là sự kết hợp đỉnh cao của tín ngưỡng sùng bái con người và tín ngưỡng sùng bái thần linh.

Việc thờ cúng bắt nguồn từ sự biết ơn và kính trọng của dân làng đối với những người có công với làng với hy vọng được che chở, cứu giúp phù hộ như vị thần bảo mệnh đem lại mưa thuận gió hoà, bình yên, hạnh phúc.

4.2 Ý thức giữ gìn luật lệ, lề lối gia phong của làng xã

Một trong những đặc điểm của cộng đồng làng xã Việt Nam là tính tự trị Thật vậy, Giáo sư Phan Đại Doãn từng nói “Làng là cộng đồng dân sự tự trị” Chính bởi tính tự trị ấy mà mỗi làng xã Việt Nam thường đặt ra hương ước

-4

Trang 7

hệ thống luật lệ, tập quán, yêu cầu người trong làng phải tuân theo Trong khi đó, trong tiềm thức của người dân, Thành hoàng làng có một vị trí rất quan trọng Họ coi Thành hoàng là vị thần tối linh, là người có quyền uy, chứng kiến mọi sinh hoạt trong đời sống vật chất và tinh thần của họ Vì thế, suy cho cùng, sự thờ phụng Thành hoàng là sự thờ phụng luật lệ làng xã, lề lối gia phong của làng Có thể khẳng định, Thành hoàng là động lực lớn nhất để họ giữ gìn và tuân thủ lệ làng Làm trái luật lệ cũng đồng nghĩa trái với Thành hoàng, trái với tín ngưỡng mà bản thân tôn thờ.

Trong quá trình thờ Thành hoàng làng diễn ra rất nhiều nghi lễ, phép tắc (đã trình bày ở mục 3 - Nghi lễ) Đây chính là dịp để con cháu đời sau quan sát, học hỏi, tiếp nhận những nghi lễ ấy, từ đó xây dựng ý thức giữ gìn và truyền đạt lại cho thế hệ con cháu mai sau Lệ làng cứ thế mà tiếp nối, trách nhiệm bảo vệ cứ thế mà lớn mạnh.

Mặc dù dân gian vẫn truyền tụng câu “Trống làng nào làng ấy đánh, thánh làng nào làng ấy thờ” nhưng lễ hội thờ Thành hoàng làng không chỉ có sự tham gia của người trong làng mà còn có sự góp mặt của người làng khác, nhân đó mà mở rộng mối quan hệ cho làng - vốn đóng kín Làng nào cũng cố gắng thể hiện rõ nhất, tốt nhất những nghi lễ, tập quán của làng mình Chứng kiến các tục lệ của “làng bạn”, sự “cọ xát” văn hóa diễn ra cùng với đó là ý thức gìn giữ luật lệ, lề lối gia phong làng xã được thôi thúc phát triển Có thể nói, thờ Thành hoàng làng không chỉ là nét văn hoá đặc trưng trong sinh hoạt văn hoá làng, mà còn là sự giao lưu văn hoá giữa các làng xóm với nhau, là nơi để lưu giữ những phong tục, luật lệ của mỗi làng.

4.3 Ý thức đoàn kết cộng đồng làng xã

Trên phương diện cộng đồng, xã hội, tín ngưỡng thờ Thành hoàng đóng vai trò quan trọng trong việc liên kết cộng đồng làng xã, cố kết tình đoàn kết giữa xóm làng, giữa tộc họ và giữa mọi người với nhau

Đồng thời tín ngưỡng thờ Thành hoàng cũng là nơi quy tụ tâm linh cho cư dân trong làng Thành hoàng chứng kiến đời sống của dân làng, ban phước cho những người trung hiếu, hiền lành và trừng trị những kẻ độc ác, vô luân Bởi vậy, mọi người trong cộng đồng luôn tuân thủ theo luật pháp, sống nhân từ, có đạo nghĩa bởi họ đều cho rằng thần luôn dõi theo từng hành động của các cá nhân trong cộng đồng Khi có việc oan uổng, người ta thường lễ bái

Trang 8

xin thần phù hộ gặp dữ hóa lành, giải oan khuất trả trong sạch cho người đó Khi có xâm lược, khi đối đầu với thiên tai, dịch bệnh, người ta thường tìm đến thần để khẩn cầu may mắn, bình an.

Nhà nước phong kiến Việt Nam chọn lọc và phong sắc cho Thành hoàng làng không chỉ nhằm mục tiêu đoàn kết và động viên toàn bộ sức mạnh của cộng đồng làng, xã và dân tộc thành một khối, mà còn đồng thời tiến hành công tác quản lý xã hội trên cơ sở xã hội Lúc ban đầu, ngôi đình xuất hiện với chức năng làm trụ sở hành chính – công sở của nhà nước phong kiến làng, xã Sau này đình làng đã dần dần trở thành nơi thờ cúng Thành hoàng và hội họp của bà con dân làng, là chốn vui chơi của cả làng vào các dịp lễ hội.

Nếu như sự thờ cúng tiên là nền tảng gắn kết mọi thành viên trong gia đình; thì sự thờ cúng thần Thành hoàng là nền tảng gắn kết mọi thành viên trong cộng đồng làng, xã trên cơ sở những nguyện vọng, mong muốn của mỗi thành viên trong làng gửi gắm ở thần

4.4 Ý thức về cội nguồn và lòng yêu nước

“Dù ai đi ngược về xuôi Nhớ ngày Giỗ Tổ mùng mười tháng ba”

Tín ngưỡng thờ cúng Thành hoàng làng từ lâu đã có một vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần nhân dân, đồng thời mang nặng những giá trị sâu sắc về giáo dục truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” và lòng yêu nước của người Việt Một trong những ví dụ tiêu biểu cho tín ngưỡng Thành hoàng chính là tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ, được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

Một giá trị đặc trưng của tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương chính là ý thức về tổ tiên, cội nguồn Tín ngưỡng thờ cúng vua Hùng gắn với truyền thuyết về Lạc Long Quân – Âu Cơ sinh ra bọc trăm trứng, năm mươi người con theo cha xuống biển, năm mươi người con theo mẹ lên rừng, từ đó sinh ra từ “đồng bào” để nói về truyền thuyết cùng sinh ra từ một bọc trứng, đều là con rồng cháu tiên Ngày Giỗ tổ Hùng Vương là hình thức thể hiện niềm tin của nhân dân vào sự hiện diện của các Vua Hùng, là lúc người dân trên khắp mọi miền Tổ quốc cùng nhau hướng về dân tộc, tìm về gốc rễ, nhớ đến tổ tiên Hùng Vương của mình Thờ cúng tổ tiên là một nét văn hóa lâu đời của người Việt Trong mỗi gia đình đều có bàn thờ tổ tiên được đặt ở nơi trang trọng nhất,

6

Trang 9

mỗi làng xã thờ một vị Thành hoàng làng khác nhau, và cả quốc gia dân tộc thờ Vua tổ của một nước - Hùng Vương

Từ ý thức về tổ tiên, mỗi cá nhân cũng sẽ phát triển lòng yêu nước và niềm tự hào dân tộc trong bản thân mình Tín ngưỡng Thành hoàng trở thành cơ sở hình thành lòng nhân ái, sự đạo đức và tinh thần tự cường dân tộc, độc lập tự chủ Để từ đó thế hệ sau này tiếp tục gìn giữ và tiếp nối những giá trị lớn lao các vua Hùng để lại.“Ở phương diện xã hội, giá trị của tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là sự thể hiện tính cố kết cộng đồng, truyền thống đoàn kết dân tộc Có thể coi tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương như một sợi chỉ đỏ kết nối quá khứ với hiện tại, là bệ đỡ tâm linh cho các thế hệ con người Việt Nam” (theo GS Nguyễn Chí Bền) Điều đó cũng chứng minh sợi dây lịch sử nối liền từ quá khứ đến hiện tại của tín ngưỡng thờ cúng vua Hùng có sức sống vô cùng bền bỉ, đến nay vẫn được người Việt Nam lưu giữ và tiếp tục nối truyền tới các thế hệ sau.

5 KẾT LUẬN5.1 Đánh giá

Tóm lại, thần Thành hoàng làng dù không có họ tên, lai lịch; và dù xuất thân bất kỳ từ tầng lớp nào, thì cũng là chủ thể trên cõi thiêng của làng và đều mang tính chất chung là hộ quốc tỳ dân (hộ nước giúp dân) ở ngay làng, xã, địa phương đó Chính bởi thần Thành hoàng đã trở thành một biểu tượng tâm linh, đi sâu vào trong tiềm thức của con người và đóng vai trò trong đời sống địa phương nên việc thờ thần Thành hoàng làng đã trở thành một tín ngưỡng, một nét đẹp trong bản sắc văn hóa làng xã nói riêng và bản sắc văn hóa Việt Nam nói chung Tín ngưỡng thờ thần và Thành hoàng làng của người Việt không những hướng đến một cộng đồng đoàn kết giữa người dân với người dân, giữa làng xã với đất nước; mà còn hướng con người về những giá trị truyền thống tốt đẹp ngàn đời như: yêu nước, nhân nghĩa, biết ơn.

5.2 Liên hệ

Trong bối cảnh xã hội hiện nay, với tinh thần của Đại hội lần thứ XII của Đảng: “phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, giữ gìn bản sắc tốt đẹp của dân tộc” [Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, tr.303], mỗi một cá nhân phải có ý thức trách nhiệm kế thừa, gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống này của dân tộc; nhưng đồng thời

Trang 10

cũng cần tỉnh táo, sáng suốt để tránh những biểu hiện tiêu cực, cực đoan trong khi thực hành đạo Hiếu trong tín ngưỡng thờ Thành hoàng làng.

8

Ngày đăng: 03/04/2024, 16:04

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan