1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề cương văn hóa việt nam

12 10 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Lấy ví dụ minh hoạ:Văn hoá là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích luỹ qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người

Trang 1

Đề cươngVăn hoá Việt Nam

Câu 1: Trình bày khái niệm văn hoá và nêu những chức năng cơ bản của văn hoá Lấy ví dụ minh hoạ:

Văn hoá là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích luỹ qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người và môi trường tự nhiên và xã hội.

Chức năng cơ bản:

* Chức năng tổ chức xã hội: Nhờ có tính hệ thống mà văn hoá có thể thực hiện chức năng tổ chức xã hội, Tổ chức xã hội cho phép con người tổ chức, tụ họp thành những đơn vị làng, xã, thành phố đến quốc gia, khu vực VD: Văn hoá gia đình

* Chức năng điều chỉnh:

- Xuất phát từ đặc trưng mang tính giá trị của văn hoá Mỗi nền văn hoá đều có những giá trị riêng, những giá trị này được hình thành thông qua quá trình con người điều chỉnh thói quen, nhận thức và hành động để có thể thích nghi với sự thay đổi từ môi trường.

- Nhờ chức năng này mà ta có thể thấy được sự đa dạng- tương đồng giữa các nền văn hoá với nhau

* Chức năng giao tiếp:

- Tạo ra từ Tính nhân sinh của văn hoá, kết nối con người với con người

- Văn hoá tạo ra môi trường giao tiếp của con người, đó cũng là lý do văn hoá chỉ dùng cho xã hội loài người vì chỉ có con người mới có thể giao tiếp với nhau thông qua hệ thống ngôn ngữ và ký hiệu.

* Chức năng giáo dục:

Trang 2

- Văn hoá có tính lịch sử vì vậy nên nó có chức năng giáo dục.

- Văn hoá có năng lực thông tin hoàn hảo Sự truyền đạt thông tin này được thể hiện thông qua sự quan sát và bắt chước hành vi của thế hệ trước, sự tích luỹ này được diễn ra từng ngày

- Vậy nên văn hoá luôn gắn liền với những chuẩn mực đạo đức, nguồi có văn hoá là người được tiếp nhận giáo dục.

Câu 2: Văn hoá Việt Nam đa dạng, nhiều tiếp xúc, giao lưu Anh chị hãy lấy vídụ thực tế để giải thích và minh hoạ cho nhận định trên:

Văn hoá Việt Nam có nhiều nét đa dạng:

- 54 dân tộc anh em, mỗi dân tộc lại có một nét văn hoá đặc sắc riêng

- Tiếp xúc giao lưu nhiều với Châu Âu và các nước Châu Á: Qua thời gian,sự giao lưu tiếp xúc với các nước khác khiến văn hoá Việt Nam có những nét đặc sắc phan trộn giữa truyền thống và nét đặc sắc của các khu vực khác Tạo nên cái riêng biệt của Việt Nam Có những sản phẩm được tạo lập từ những sản phẩm ngoại sinh như một số từ mượn từ Pháp qua thời kì Pháp xâm lược nước ta.

Có hai kiểu giao lưu văn hoá:

- Giao lưu văn hoá tự nguyện (gốc Đông Nam Á): Trồng trọt lúa nước

- Giao lưu văn hoá cưỡng bức ( Trung Hoa - Nghìn năm Bắc thuộc): Chữ Nôm (dùng chữ Hán làm văn tự), Nho giáo

Ví dụ: Ngôn ngữ

- Ngôn ngữ cũng là một phần quan trọng của văn hóa Tiếng Việt đã phản ánh sự tiếp xúc với nhiều ngôn ngữ và văn hóa khác nhau Nhiều từ ngữ trong tiếng Việt có nguồn gốc từ tiếng Trung, tiếng Pháp, tiếng Anh và các ngôn ngữ dân tộc khác Sự kết hợp này thể hiện sự đa dạng và giao lưu văn hóa của Việt Nam VD: Xúc xích

Trang 3

Câu 3: Anh chị hãy giới thiệu về các loại hình văn hóa và những đặc điểm cơ bản của loại hình văn hoá truyền thống Việt Nam:

- Khái niệm loại hình văn hoá: được hình thành trên cơ sở về sự khác biệt của các yếu tố: môi trường tự nhiên, phương thứ sản xuất kinh tế, lối cư trú Từ ba yếu tố cơ bản này, giới nghiên cứu quy văn hoá nhân loại vào hai loại hình:

Loại hình Văn hoá gốc nông nghiệp Văn hoá gốc du mục Khái niệm Ứng với môi trường sống cỉa các

cộng đồng cư dân ở phương Đông

của các cộng đồng cư dân ở phương Tây

MTTN Xứ nóng sinh ra nhiều mưa ẩm, tạo nên nhiều con sông lớn và các vùng đồng bằng trù phú.

thích hợp cho thực vật sinh trưởng (trừ những vùng đồng cỏ rộng)

Mưu sinh Trồng trọt, lối sống định cư Chăn nuôi, lối sống du cư

Tổ chức đời sống dài, sống yên bình, ít di chuyển chuyển gọn gàng, nhanh chóng,

di chuyển nhiều)

trường tự nhiên Tôn trọng, hoà hợp chế ngự

Ứng phó với xã hội: Trọng tình, trọng đức, trọng văn, trọng phụ nữ

Trọng lý trí, trọng sức nam giới

Nhận thức tư duy Tổng hợp - biện chứng Phân tích - siêu hình

Trang 4

Câu 4: Anh chị hãy giới thiệu đặc trưng về văn hoá Làng ở Bắc bộ và liên hệ thực tế ở vùng quê mình biết:

-KN: Làng ở Việt Nam đều báo theo những con sông lớn Trong một làng thường sẽ

là anh em họ hàng tụ họp lại một chỗ sống dần tạo thành Làng - Nét đặc trưng cơ bản của văn hoá Làng:

+ Cùng cộng đồng, huyết thống

+ Cùng nghề sẽ tụ tập lại thành phường nghề, cùng sở thích sẽ tụ tập lại thành một hội

+ Sống quần tụ thành một chỗ, khép kín ( Chỉ quen biết trong làng mình)

Tại thủ đô Hà Nội cũng có rất nhiều làng nghề truyền thống như:

+ Làng gốm Bát Tràng: chuyên làm về gốm, nơi tạo ra những sản phẩm gốm tinh xảo, đồng thời cũng là địa điểm du lịch nổi tiếng ở Hà Nội

+ Làng nón Chuông: tạo ra những sản phẩm như nón quai thao, nón chuông, + Làng Định Công: làng nghề chuyên làm kim hoàn lâu đời ở Hà Nội, chuyên điêu khắc thủ công những loại vàng, bạc,.

+ Làng hương Quảng Phú Cầu: làng nghề làm hương có lịch sử đến hơn 100 tuổi ở Hà Nội.

Câu 5: Theo anh chị, các câu thành ngữ: “Bán anh em xa, mua láng giềng gần”,“Tối lửa tắt đèn có nhau” nói lên điều gì trong văn hoá giao tiếp của người Việt.

- Người Việt thường hay sống tụ họp lại một chỗ, vì vậy tình làng nghĩa xóm luôn

luôn bền vững, luôn giúp đỡ lẫn nhau trong hoàn cảnh khó khăn - về câu thành ngữ trên:

Ông cha có câu: “Anh em như thể tay chân”

Người Việt sống rất tình cảm, anh em họ hàng luôn yêu thương bao bọc lẫn nhau Nhưng khi anh em ở xa cũng không thể lúc nào cũng đến giúp đỡ chúng ta được Vậy

Trang 5

nên, chúng ta nên xây dựng, giữ mối quan hệ tốt đẹp với những người hàng xóm láng giềng gần để khi có hoạ nạn có thể giúp đỡ lẫn nhau.

=> Xây dựng mối quan hệ tốt với hàng xóm, tương thân tương ái, giúp đỡ lẫn nhau.

Câu 6: Từ góc độ văn hoá giao tiếp truyền thống của người Việt, anh chi hãy

phân tích câu nói: “Lời chào cao hơn mâm cỗ”

Người Việt Nam có cái tôi rất cao, luôn muốn bản thân được tôn trọng và đối phương cũng được tôn trọng Vì vậy người Việt luôn ứng xử nhã nhặn, tinh tế, tôn trọng người khác.

Ở câu nói trên, Lời chào biểu hiện cho giá trị tinh thần của người Việt còn mâm cỗ thể hiện cho giá trị vật chất Theo câu nói trên, ý muốn nói rằng ta luôn coi trọng sự thành ý, tâm ý, sự tôn trọng hơn giá trị vật chất mang lại Người xưa thể hiện cái tôi

bản thân, mong muốn về sự tôn trọng Giống như câu nói: “Đói cho sạch, rách cho thơm ”.

Câu 7: Văn hoá ngôn từ phản ánh văn háo giao tiếp truyền thống của ngườiViệt Nam trong cuộc sống như thế nào?

Bản chất của con người chỉ bộc lộ ra trong giao tiếp Trước hết xét về thái độ đối với giao tiếp, có thể thấy đặc điểm của người Việt Nam là vừa thích giao tiếp vừa rất rụt rè Do người Việt ta là theo lối sống nông nghiệp, phụ thuộc lẫn nhau nên rất coi trọng lẫn nhau và luốn muốn giữ mối quan hệ hoà nhã trong cộng đồng.

Con người Việt Nam có tính thích thăm viếng, đã thân với nhau thì chỉ cần rảnh rỗi họ sẽ tới thăm nhau, điều này thể hiện tình cảm, có tác dụng thắt chặt các mối quan hệ với nhau Người Việt Nam còn có tính hiếu khách khách đến nhà dù lạ hay quen thì người Việt vẫn luôn cố tiếp đón một cách chu đáo và tính hiếu khách này càng thể hiện rõ ràng khi ta về những vùng quê hẻo lánh, miền núi rừng xa xôi Đây là tính cộng đồng

Dù thích giao tiếp nhưng người Việt vẫn rất rụt rè với những người nước ngoài, đây là điều mà người nước ngoài quan sát và nhận xét về người Việt chúng ta Điều

Trang 6

này là do tính tự trị Việc có hai tính cách trái ngược nhau hoàn toàn này lại không gây ra sự xung đột nào vì nó được thể hiện ở hai môi trường khác nhau Điều này thể hiện cách ứng xử linh hoạt của người Việt Nam.

về quan hệ giao tiếp, văn hoá nông nghiệp với các đặc điểm trọng tình nghĩa khiến người Việt lấy tình cảm làm nguyên tắc ứng xử.

về cách thức, ta luôn ưa sự tế nhị, ý tứ, trọng sự hoà thuận Sự tế nhị này khiến người Việt có thói quen vòng vo tam quốc, không bao giờ mở đầu trực tiếp, đi thẳng vào vấn đề như người phương Tây.

Câu 8: Hãy phân tích và nhận xét về văn hoá Việt Nam qua hai câu ca dao: “Anh đi anh nhớ quê nhà/Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương” và “Nhà emcó vại cà đầy, có ao rau muống, có đầy chĩnh tương”

Đặc trưng văn hoá Làng ở Việt Nam: Người dân Việt Nam sinh ra ở làng, lớn lên ở

làng nên khi đi xa làm hay học tập đều nhớ về quê hương Vậy nên câu “anh đi anhnhớ quê nhà ” là thể hiện nỗi nhớ quê nhà của những người con đi xa xứ.

Ngoài ra, vì sinh ra từ gốc nhà nông vậy nên người xưa hay gắn những sản phẩm từ những món ăn tuổi thơ bình dị lên ca dao tục ngữ để nói đến tình yêu với quê hương,

đất nước “ rau muống” “cà dầm tương” “tương” đều là những món ăn bình dịtruyền thống của người dân thời xưa “tương” “cà” là những đặc trưng văn hoá

người Việt, thể hiện cách mà người Việt biến những cây nông nghiệp thành những món ăn.

=> Người Việt dù đi đâu về đâu vẫn luôn nhớ những hương vị quê nhà, luôn mong ngóng về quê hương.

Câu 9: Từ phương diện văn hoá, anh chị hãy nêu nhận xét về cách ăn mặc truyền thống của người Việt, lấy ví dụ:

- Phương diện văn hoá:

Ảnh hưởng từ điều kiện tự nhiên: Khí hậu nóng, ẩm, mưa nhiều => Những nguyên liệu để may trang phục thường sẽ từ thực vật, là sản phẩm của nghề trồng trọt như tơ

Trang 7

tằm, sợi bông, gai, tơ chuối, Mục đích của việc lựa chọn nguyên liệu như vậy là để trang phục nhẹ, xốp, dễ khô, chống được ẩm, nóng, phù hợp với khí hậu Việt Nam

Hơn nữa, mỗi vùng ở Việt Nam lại có những đặc điểm về trang phục khác nhau Ví dụ như áo tứ thân ở miền Bắc, áo bà ba của miền Nam, áo dài ở miền Trung.

Do gốc nông nghiệp và địa hình đất nước nhiều đồi núi, trang phục người Việt Nam cũng thường có màu sắc chàm hay lam để nhằm mục đích nguỵ trang khi lên rừng hoặc tránh bẩn do nhựa cây.

Áo tứ thân ở miền Bắc thể hiện sự tượng trưng cho bốn đức tính cao đẹp của người phụ nữ Trong đó 4 tà áo dại diện cho tứ thân phụ mẫu ( bố mẹ mình và bố mẹ chồng) Vạt cụt nằm ở trong hai vạt áo thể hiện sự ôm ấp của bố mẹ dành cho con gái

mình, thêm 5 nút áo thể hiện 5 đức tính tốt đẹp của con người gồm nhân, nghĩa, lễ,trí, tín Hai vạt áo đằng trước buộc lại thể hiện sự gắn bó của tình cảm vợ chồng Áo

tứ thân thường được diện trong các dịp lễ tết, văn hoá, văn nghệ.

Câu 10:Anh chị hãy giới thiệu một số đặc trưng cơ bản của nghệ thuật truyền thống Việt Nam,lấy ví dụ.

- KN: Nghệ thuật truyền thống là tinh hoa của dân tộc có giá trị, cội nguồn từ bao đời nay, là sản phẩm phi vật thể, thường được biểu diễn mang tính tập thể và mang đậm nét đặc trưng của dân gian.

- Đặc trưng cơ bản của nghệ thuật truyền thống:

+ Tính biểu tượng: sử dụng biểu tượng để diễn đạt được nội dung nghệ thuật như

động tác biểu diễn (múa kiếm)

+ Tính biểu cảm: Thiên về diễn tả tình cảm, có khuynh hướng trọng tình

+ Tính tổng hợp: Tổng hợp nhiều thể loại trong một loại như hát, múa, kịch,

+ Tính linh hoạt: Không đòi hỏi tính giống nhau giữa nhạc cụ, không câu nệ địa điểm biểu diễn,

Mỗi vùng miền sẽ có nghệ thuật truyền thống khác nhau như: + Miền Bắc: Hát chèo, múa rối nước

Trang 8

+ Miền Trung: Tuồng, cải lương + Miền Nam: Hí

Câu 11: Để giới thiệu văn hoá Việt Nam với người nước ngoài, anh chị sẽ chọn giới thiệu nét văn hoá nào? Vì sao?

- Việt Nam là một nước có nhiều nét văn hoá đặc biệt như: ẩm thực, thời trang, nghệ thuật truyền thống Sự đa sắc đa dạng của văn hoá được thay đổi qua từng vùng miền Bắc Trung Nam Mỗi nơi lại có một nét đặc sắc riêng không trùng lặp

Câu 12: Từ góc độ văn hoá ngôn từ của người Việt trong giao tiếp, anh chị hãy

nhận xét về câu nói “ Lời nói chẳng mất tiền mua/Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”

Việt Nam là một nước có tính trọng khách ưa giao tiếp, tất cả mọi điều đều thể hiện qua lời nói, qua sự giao tiếp.

Qua câu ca dao trên, ta có thể hiểu:

- Lời nói là lời do con người nói ra, con người có thể khống chế được âm lượng,

mức độ, từ ngữ, âm tiết vì vậy nên chẳng mất tiền mua

- Lựa lời ở đây là suy nghĩ cẩn thận, chọn nhặt chắc lọc từ ngữ sao cho phù hợp trước khi nói để cho vừa lòng nhau

Có thể thấy rằng người xưa muốn nhắc rằng, lời nói thể hiện cho điều mình muốn cũng như thể hiện kĩ năng đối nhân xử thế của mỗi con người, mỗi lời nói vô tình cũng có thể tạo ra sự không thoải mái cho người khác Người Việt luôn kĩ tính trong giao tiếp vì vậy câu nói trên cũng là để thể hiện văn hoá ngôn từ của người Việt Nam.

=> Luôn cẩn thận khi nói ra lời nào đó “uốn lưỡi bảy lần trước khi nói ”.=> Muốnđược tôn trọng và muốn đối phương tôn trọng ngược lại.

Câu 13: Từ góc độ văn hoá ứng xử của người Việt trong giao tiếp, anh chị hãynêu nhận xét về nhà ở từ truyền thống đến hiện đại của người Việt ở Bắc bộ.

- Về đặc điểm môi trường tự nhiên: Mưa, gió, bão, lũ, nắng nóng vào mùa hè => con người Việt Nam theo văn hoá gốc Nông nghiệp, ăn ở cố định tại một

Trang 9

nơi, vậy nên cần nơi ở đủ vững chắc để chống lại sự khắc nghiệt của tự nhiên

- Hình thức xây nhà: theo mô hình nhà truyền thống: Nhà cao cửa rộng ( thoáng mát), mái dốc ( để mưa chảy xuống dưới theo chiều dốc, k bị ứ đọng)

- Về nguyên vật liệu: Thường là cây cỏ xung quanh môi trường sống như tre, nứa, mây, cau, dừa, cọ Hoà hợp với môi trường thiên nhiên

- Vị trí: Xây nhà theo hướng Nam để tránh được mưa từ hướng Đông, nắng hướng Tây, gió hướng Bắc

Theo thời gian phát triển dàn, nguyên liệu xây nhà của thời hiện nay với ngày xưa cũng có sự thay đổi nhất định:

- Giống: Hình thức xây nhà vẫn như trước

- Khác: Nguyên vật liệu từ tre nứa bùn đất vôi mái lá qua tường gạch mái tôn

Câu 14: Tại sao nói: “ Văn hoá (vật chất và tinh thần) là cái có tính bền vững”? Lấy

ví dụ cụ thể để giải thích và minh hoạ.

- Văn hoá là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích luỹ qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người và môi trường tự nhiên và xã hội.

Sản phẩm ( vật thể) ở đây là ẩm thực, trang phục mặc, kiến trúc xây dựng nhà ở và phát triển khoa học công nghệ Còn tinh thần (phi vật thể) là những phong tục tập quán của người Việt ta.

Lý do văn hoá luôn có tính bền vững là vì tất cả các sản phẩm vật thể - phi vật thể đều được hình thành trong quá trình phát triển hình thành xã hội, giúp cho xã hội phát triển hơn và giúp đỡ cho cộng đồng Vậy nên chỉ khi xã hội biến mất thì văn hoá mới biến mất, nếu không văn hoá sẽ mãi trường tồn và phát triển theo thời gian.

Tuy nhiên, văn hoá cũng có sự đào thải của chính nó Có một số phong tục cổ hủ

không còn phù hợp với xã hội sẽ tự động bị thải loại

Trang 10

Câu 15: Từ góc độ văn hoá ứng xử của người Việt với môi trường xã hội, anhchị hãy giới thiệu về phong tục thờ cùng tổ tiên và nêu một số nhận xét về phongtục này.

- Văn hoá gia đình làng xóm: Mọi người cùng một cội nguồn, có mối quan hệ chặt chẽ với nhau Từ gia tộc tụ họp về một nơi sinh sống, tạo thành gia đình lớn rồi tạo thành làng xóm và tạo thành một quốc gia.

- Vì người Việt là gốc nông nghiệp, vì vậy họ có tín ngưỡng thờ thiên nhiên, thờ thần, thờ người có công với đất nước.

- Người Việt có niềm tin rằng, người chết sẽ trở về nơi chín suối, tin rằng dù ở nơi chín suối nhưng ông bà vẫn đi về thăm nom, phù hộ cho con cháu, đây lầ cơ sở để hình thành phong tục thờ cúng tổ tiên Nó có mặt ở nhiều dân tộc Đông Nam Á và là nét đặc thù của vùng văn hoá này Nhưng nét văn hoá này được phát triển hơn ở Việt

Nam và gần như trở thành một thứ tôn giáo, có rất nhiều gia đình không tin vào thần

thánh thì vẫn đặt một bàn thờ tổ tiên trong nhà.

Câu 16: Văn hoá ứng xử của người Việt với môi trường tự nhiên và xã hội thểhiện thế nào qua câu ca dao “Bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giốngnhưng chung một giàn”

Việt Nam theo nét văn hoá gốc nông nghiệp, chính vì vậy mà ta thường sống theo cộng đồng, đoàn kết dân chủ tương thân tương ái.

Ở câu ca dao trên, bầu-bí là hai loại cây khác nhau nhưng đều thuộc họ dây leo Phép ẩn dụ này thể hiện cho những người dân Việt Nam dù không phải cùng cha mẹ

nhưng đều cùng một gốc cha Rồng mẹ Tiên.

Chung một giàn chỉ rằng sống chung trong mảnh đất Việt Nam, ngôi nhà lớn của

chúng ta.

=> Dù không có cùng dòng máu huyết thống nhưng người dân Việt Nam đều sống chung trên một mảnh đất quý báu này Vậy nên chúng ta phải yêu thương, tôn trọng, đùn bọc giúp đỡ lẫn nhau.

Ngày đăng: 03/04/2024, 13:53

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w