Vấn đề giữ gìn và phát huy những truyền thống tốt đẹp trong sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.. Chính quá trình giao lưu văn hóa vớ
Trang 1Vấn đề giữ gìn và phát huy những truyền thống tốt đẹp trong sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam
tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Khi bàn đến vấn đề văn hóa là chúng ta bàn đến một cái gì nó được hình thành lâu đời bền vững và không bao giờ có thể cắt đoạn về thời gian cũng như về không gian Trong một nền văn hóa bao giờ cũng có quá khứ (những giá trị cổ truyền còn đang tồn tại), hiện tại (những cái đang hoạt động) và tương lai (mầm móng của những giá trị tương lai đang nảy sinh, đang sinh trưởng) Nói đến văn hóa, không thể nào không coi trọng những giá trị văn hóa cổ truyền, không thể có thái độ hư vô với văn hóa cổ truyền Cũng không thể bị ràng buộc một cách nô lệ, chỉ có văn hóa cổ truyền Chúng ta cần phải nhìn thấy nền văn hóa luôn vận động,
nó mang trong mình văn hóa cổ truyền và đang vận động trong hiện tại, trong sự vận động ấy có sự vận động của các yếu tố của tương lai Sự phát triển của một xã hội xét đến cùng là sự phát triển văn hóa, kết quả của sự phát triển cuối cùng phải thể hiện ra văn hóa Văn hóa là mục tiêu và kết quả của sự phát triển
Ngày nay, cuộc đấu tranh sinh tồn giữa các dân tộc ngày càng trở nên gay gắt, quyết liệt khi không gian xã hội được mở rộng ra toàn cầu, khi mà thế giới với sự tiến bộ như vũ bão của khoa học công nghệ phát triển với tốc độ chóng mặt Mối đe doạ bị diệt chủng hay bị đồng hóa văn hóa đương là mối lo sợ lớn của thế giới thứ
ba, nhất là ở những nước mà các nhà cầm quyền vô tình hay hữu ý bỏ rơi văn hóa của mình, cứ tưởng rằng chạy đua về kinh tế, về nhập cảng văn minh, khoa học công nghệ bên ngoài với bất kỳ giá nào là đủ, biết đâu nó lại kéo theo việc nhập luôn lối sống và văn hóa xa lạ với truyền thống, gây ra sự mất ổn định xã hội, sự ngưng trệ phát triển kinh tế và sự lệ thuộc của đất nước
Trang 2Ngược lại, với việc nâng cao dân trí, trau dồi làm phong phú văn hóa của đất nước, trong đó bao gồm cả việc du nhập có chọn lọc văn hóa ngoại sinh mới là con đường chắc chắn nhất để tiếp thu khoa học công nghệ, để phát triển nền kinh tế, nâng cao mức sống của nhân dân Bởi lẽ, văn hóa truyền thống được phát huy và phát triển mới là động lực để nâng cao lòng tự hào dân tộc, mới làm chuyển đổi nhận thức của cộng đồng, vươn lên giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Chúng ta cần phải thấy rằng, bên cạnh mặt tích cực, việc ứng dụng khoa học kỹ thuật còn có mặt trái của nó Nó có thể bào mòn sắc thái dân tộc, nguy hiểm hơn, nó có thể uy hiếp nền độc lập dân tộc, đánh cắp văn hóa dân tộc, đẩy con người đến chỗ cam nhận, biến mình thành kẻ lệ thuộc
Một nền văn hóa bao giờ cũng gắn chặt với một dân tộc, mang nét đặc thù phân biệt nó với một nền văn hóa khác Những nét đặc thù ấy tạo nên bản sắc văn hóa dân tộc Các dân tộc không sống cô lập, các dân tộc và nền văn hóa của các dân tộc bao giờ cũng có quan hệ, ảnh hưởng lẫn nhau Một nền văn hóa không có sự giao lưu với các nền văn hóa khác thì không thể tồn tại và phát triển
Trong quá trình tiếp xúc giao thoa văn hóa vừa diễn ra sự giao lưu, quảng
bá, chia sẻ những giá trị văn hóa, vừa diễn ra sự tiếp thu, tiếp biến, tích hợp các giá trị văn hóa ở mỗi cộng đồng, vừa nâng cao được giá trị văn hóa truyền thống, vừa khắc phục được sự hẫng hụt của nền văn hóa truyền thống Sự tổng hợp, dung hợp, tích hợp văn hóa nội sinh, ngoại sinh làm cho giá trị văn hóa mỗi cộng đồng có sự phát triển cao hơn
Chính quá trình giao lưu văn hóa với mỗi cộng đồng, từ đó thấy rõ được cái ưu việt, cái nổi trội của nền văn hóa bên ngoài, các yếu tố nhân bản, hợp lý, khoa học, tiến bộ của văn hóa thế giới cả phương Đông lẫn phương Tây để tự khắc phục, bổ sung, lấp đầy những khiếm khuyết của nền văn hóa cổ truyền
Trang 3Đồng thời chỉ có mở rộng giao lưu văn hóa, tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa của nhân loại, trên cơ sở bản sắc văn hóa dân tộc thì mới bồi đắp, nâng cao văn hóa truyền thống, làm cho nền văn hóa dân tộc phát triển và phong phú được Giao lưu văn hóa còn làm cho mọi nền văn hóa xích lại gần nhau nhằm chia sẻ các giá trị, thành tựu văn hóa trong khu vực, trên toàn thế giới để tạo ra
và những nhân tố mới
Giao lưu văn hóa quốc tế hiện nay đang từng bước được mở rộng Chúng
ta có dịp tiếp xúc rộng rãi với những thành tựu văn hóa nhân loại, đồng thời giới thiệu với nhân dân các nước những giá trị tốt đẹp, độc đáo của văn hóa Việt Nam Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) và kết luận Trung ương 10
(khóa IX) có đề ra nhiệm vụ: “Mở rộng giao lưu, tiếp thu tinh hoa văn hóa
nhân loại, hòan chỉnh chiến lược văn hóa thông tin đối ngoại, phát triển nhanh tiềm lực văn hóa dân tộc để chủ động tham gia hội nhập và giao lưu văn hóa quốc tế” Giao lưu văn hóa quốc tế là để làm tốt việc giới thiệu văn hóa đất
nước và con người Việt Nam với thế giới; đồng thời tiếp thu có chọn lọc các giá trị nhân văn, khoa học tiến bộ của nước ngoài; giúp đỡ cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài hiểu biết tình hình nước nhà, thu nhận thông tin và sản phẩm văn hóa từ trong nước, nêu cao lòng yêu nước, tự tôn dân tộc, giữ gìn truyền thống; phát huy trí tuệ, tài năng sáng tạo đóng góp vào công cuộc xây dựng quê hương Đồng thời, đấu tranh ngăn chận, bài trừ các hủ tục, các tiêu cực xã hội, tệ nạn xã hội, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh Tiến hành kiên quyết, chủ động cuộc đấu tranh ngăn ngừa sự xâm nhập các sản phẩm văn hóa phản động, đồi truỵ, văn hóa độc hại; đánh bại chủ nghĩa sùng ngoại, lai căng; cảnh giác làm thất bại âm mưu “diễn biến hòa bình” của kẻ thù trên lĩnh vực tư tưởng-văn hóa
Không những giao lưu văn hóa quốc tế để giới thiệu cho thế giới về nền văn hóa đậm đà bản sắc của dân tộc ta Chúng ta còn phải mở rộng giao lưu văn hóa
Trang 4giữa các dân tộc, nhằm phát huy mạnh mẽ tính đa dạng, bản sắc độc đáo của văn hóa các dân tộc anh em, làm phong phú nền văn hóa chung của cả nước, vừa kiên trì củng cố và nâng cao tính thống nhất trong đa dạng của văn hóa Việt Nam, đấu tranh chống các khuynh hướng lợi dụng văn hóa dân tộc để chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc
Trong quá trình giao lưu không được diễn ra một cách hời hợt bên ngoài, không được hình thức Phải thực hiện bình đẳng hai chiều, có nghĩa là quá trình cho và nhận; quá trình cho là giới thiệu, quảng bá, chia sẻ những giá trị văn hóa, thành tựu văn hóa và nhận ở sự tiếp thu, tổng hợp, tích hợp các giá trị văn hóa ở mỗi cộng đồng, làm cho giá trị văn hóa mỗi cộng đồng có sự phát triển cao hơn Việc cho - nhận đó phải bình đẳng, không áp đặt các giá trị của nhau, giao lưu văn hóa phải có bản sắc riêng Đây là nội lực có được bên trong của mỗi dân tộc, cái bản sắc độc đáo mà dân tộc khác không thể có được
Trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường, việc kế thừa những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, mở rộng giao lưu văn hóa với nước ngoài, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc Cần phải nắm vững nguyên tắc: giữ vững tính độc lập tự chủ trong giao lưu văn hóa, hòa nhập nhưng không để hòa tan Không đóng cửa, khép kín nhưng cũng không được buông lỏng, tuỳ tiện trong lãnh đạo quản lý; tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại phải đi đôi với việc ngăn ngừa những sản phẩm văn hóa độc
hại, lai căng
Thông qua các hình thức giao lưu, giới thiệu cho thế giới biết sắc thái văn hóa của mình đồng thời phải biết gạn đục khơi trong, không chối từ những yếu tố hợp
lý, tích cực của nền văn minh mới nhưng cũng không sùng tín những yếu tố ngoại lai nếu như nó không phù hợp với truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta Việc giao lưu văn hóa nếu chúng ta không có nội lực, sức đề kháng thì sẽ dễ dẫn đến tự làm mất bản sắc, thậm chí bị đồng hóa
Trang 5Một số nhà nghiên cứu Việt Nam cho rằng văn hóa Việt Nam là một thứ văn hóa Trung Hoa hay văn hóa ấn Độ, gần đây họ lo sợ thay cho Việt Nam đi theo văn hóa châu Âu, văn hóa Mỹ Các ngành sử học của Việt Nam đã chứng minh rằng, trước khi văn hóa Trung Hoa hay văn hóa Ấn Độ du nhập, Việt Nam đã có một nền văn hóa rực rỡ - Văn hóa phương Nam Những kết quả của các cuộc khai quật khảo
cổ học, những phát hiện của ngành dân tộc học và ngôn ngữ học, cùng với kết quả của ngành thông sử đã khắng định điều đó Bề dày của nền văn hóa cổ xưa đã có một sức mạnh tiềm tàng, được tổ tiên luôn đánh thức, tạo nên một lực hút có sức mạnh sàng lọc những yếu tố văn hóa ngoại sinh Nếp sống, phong tục tập quán, tôn giáo, tín ngưỡng của dân tộc ta thật đa dạng Những yếu tố ngoại sinh được tiếp nhận nhuần nhuyễn làm cho văn hóa Việt Nam luôn phong phú và đứng vững, sự tiếp biến văn hóa không làm mất đi bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam
Lich sử đã chứng minh rằng, có những thời gian dài dân tộc ta phải chấp nhận những âm mưu đồng hóa cưỡng bức ngặt nghèo, điển hình là thời Mã Viện, Sỹ Nhiếp, Cao Biền, với hành động của Trương Phụ muốn xoá sạch nền văn hóa Việt Nam bằng cách thu đốt, đạp phá tất cả những văn bản, bia ký, văn học nghệ thuật, với hơn 1.000 năm đô hộ của các triều đại phong kiến Trung Hoa Âm mưu đồng hóa cưỡng bức còn thấy trong vòng 100 năm gần đây với chính sách của thực dân Pháp và nhất là đế quốc Mỹ Nhiều nhà nghiên cứu sử học trong và ngoài nước cũng chưa lý giải được thoả đáng tại sao Việt Nam, từ thuở buổi đầu dựng nước, dân trí chưa cao, 1.000 năm bị phong kiến nước ngoài thống trị, tại sao Việt Nam trước tai họa 100 năm đô hộ của tư bản đế quốc phương Tây mà vẫn đứng vững, văn hóa Việt Nam vẫn còn, ngôn ngữ Việt Nam vẫn còn và gần như độc nhất trong các nước thế giới thứ ba, ngôn ngữ Việt Nam được dùng ở bậc đại học Sức mạnh văn hóa Việt Nam chính là ở chỗ sẵn sàng tiếp nhận cái cần thiết của nước ngoài để làm phong phú cho cái của chính mình mà không đánh mất tính cách dân tộc
Trang 6Do vị trí địa - chính trị của mình, nét nổi bật trong lịch sử dân tộc Việt Nam từ thời dựng nước cho đến nay là biết lợi dụng những ưu đãi và khắc phục những nghiệt ngã của thiên nhiên, đồng thời đấu tranh liên tục, kiên cường chống ngoại xâm, giành độc lập và bảo vệ độc lập dân tộc Việt Nam là một nước đã phải chịu đựng nhiều cuộc chiến tranh dai dẳng, qua nhiều thời kỳ, chống lại kẻ xâm lược mạnh hơn mình nhiều lần Đặc điểm này đã tạo nên sức mạnh đoàn kết dân tộc, ý chí kiên cường, bất khuất, tạo nên một chủ nghĩa yêu nước nồng nàn hiếm có của dân tộc - biểu thị cao nhất của văn hóa truyền thống Việt Nam Nhưng mặt khác, chiến tranh kéo dài gây nên sự mất ổn định trong xã hội, sự xáo động trong đời sống, mỗi cuộc chiến tranh đi qua đã để lại những mất mát to lớn trong các thế hệ, gây nhiều tổn thất về tâm lý cho con người Việt Nam Thực tế lịch sử này làm cho con người Việt Nam luôn luôn phải tìm cách thích ứng với hoàn cảnh, phát huy chủ động sáng tạo trong cuộc sống và đối phó kịp thời với những thủ đoạn của kẻ thù
để tồn tại Do đó, tinh thần cộng đồng và tính tương thân tương ái là đặc điểm sâu đậm của dân tộc Việt Nam, của văn hóa Việt Nam
Việt Nam là một cộng đồng nhiều dân tộc sống xen kẽ với nhau từ những ngày đầu dựng nước Mỗi dân tộc đều có nền văn hóa của mình, giữa các dân tộc không
có sự thôn tính lẫn nhau, mà gắn bó với nhau trong quá trình chống ngoại xâm, bảo
vệ và phát triển đất nước Vì thế, các nền văn hóa của dân tộc đa số cũng như các dân tộc thiểu số, tuy không đồng đều vẫn phát triển hài hòa, ảnh hưởng lẫn nhau trong một quốc gia Việt Nam thống nhất Việt Nam là một quốc gia đa văn hóa, văn hóa Việt Nam thống nhất trong sự đa dạng
Sức mạnh đại đoàn kết dân tộc thể hiện mạnh mẽ ở ý chí thống nhất đất nước,
“Dân tộc Việt Nam là một, nước Việt Nam là một” - chân lý mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định đó bắt nguồn từ sức mạnh của một nền văn hóa đa dân tộc nhưng thống nhất, có bản sắc sâu đậm, bắt nguồn từ lịch sử lâu đời của cả cộng đồng Sức mạnh của văn hóa dân tộc đã làm cho những sự phân chia mang tính cát
Trang 7cứ thời Trịnh - Nguyễn, chia để trị thời thực dân Pháp, sự chia cắt thù địch thời Mỹ
- nguỵ, sự phân chia dù thâm độc đến mấy cũng không thể gây nên những dấu ấn chia rẽ trong tâm tư, tình cảm của cộng đồng dân tộc Việt Nam
Quá trình hình thành quốc gia Việt Nam dọc theo sông Hồng, tiến về phía Nam cùng với điều kiện địa lý đã tạo nên những đặc điểm văn hóa mang tính “vùng văn hóa” với một số sắc thái độc đáo làm cho nền văn hóa Việt Nam thêm đa dạng Văn hóa Việt Nam như một vườn hoa có nhiều hương sắc, sinh ra từ những vùng khác nhau Bảo tồn và phát huy những đặc điểm này hoàn toàn khác với tư tưởng địa phương, cục bộ do ảnh hưởng của sự chia cắt và nền kinh tế sản xuất nhỏ tạo nên
Dân tộc Việt Nam có nhiều truyền thống được hình thành từ lâu đời, trải qua thử thách của thời gian, của cuộc sống trên nhiều chặng đường lịch sử đã trở thành những giá trị trường tồn Ngày nay việc kế thừa những giá trị cũ, bổ sung những giá trị mới, hình thành nên một hệ giá trị tinh thần phù hợp với yêu cầu của công cuộc xây dựng đất nước giàu mạnh, tiến lên văn minh hiện đại, làm chuẩn mực hành vi cho mọi nguời là rất cần thiết Việc kế thừa những truyền thống tốt đẹp của dân tộc phải được đặt lên hàng đầu, đây là một vấn đề cực kỳ quan trọng, các thế hệ hôm nay và mai sau phải có trách nhiệm nâng lên một tầm cao mới Ví như trước đây, chủ nghĩa yêu nước bao hàm trong đó ý chí quyết chiến, quyết thắng kẻ thù xâm lược, giành lại độc lập tự do, rửa sạch nỗi nhục trăm năm của cảnh nô lệ mất nước Ngày nay, chủ nghĩa yêu nước đòi hỏi phải có tinh thần phấn đấu không mệt mỏi để sớm khắc phục nỗi khổ ngàn năm của nghèo nàn lạc hậu, làm cho dân giàu nước mạnh, sánh vai với các cường quốc năm châu, một lần nữa bảo vệ và nâng cao danh dự và phẩm giá của cả dân tộc đã giành lại được sau bao năm chiến đấu oanh liệt chống ngoại xâm Để thực hiện được nội dung mới ấy của chủ nghĩa yêu nước, ý chí và lòng dũng cảm vẫn rất cần thiết, song sự hiểu biết, trí thông minh và
óc sáng tạo phải được đặt lên hàng đầu
Trang 8Thực ra, từ xưa trong quá trình dựng nước và giữ nước, ông cha ta đã hết sức
đề cao ý nghĩa của “nhân”, đồng thời cũng rất coi trọng vai trò của “trí” Nguyễn
Dữ đã từng nói: “Muốn thu tấm lòng thiên hạ ở nhân chứ không phải ở bạo Muốn
xoay cái thế thiên hạ ở trí chứ không phải ở sức” Nguyễn Trãi cũng đã tổng
kết:”Trừ độc, trừ tham, trừ bạo ngược; có nhân, có trí, có anh hùng”.
Ngày nay, chúng ta hiểu “nhân” là nhân ái, nhân đạo, nhân văn, là yêu nước thương nòi Còn “trí” là tri thức khoa học, là sự hiểu biết cả quy luật xã hội và quy luật thiên nhiên Không có nhân thì trí không có động cơ, không có trí thì nhân không có phương tiện Văn hóa đạo đức phải bồi dưỡng cho cái nhân, văn hóa khoa học phải trau dồi cho cái trí
Kinh nghiệm lịch sử của cha ông ta cho thấy muốn phát triển, muốn mở cửa đón nhận văn minh, khoa học công nghệ bên ngoài, muốn theo kịp với thời đại cần dựa trên nền tảng sức mạnh văn hóa của chính mình Đó là sức mạnh rất tinh tế, biết được cái lỗi thời của bản thân cần vứt bỏ, biết cái gì hay, cần thiết của nước ngoài để tiếp nhận Văn hóa dân tộc sẽ như một động lực thúc đẩy con người Việt Nam quyết tâm theo kịp thời đại
Đảng ta chủ trương giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Bản sắc dân tộc gồm những đặc điểm đã thành nếp in sâu đậm trong tâm hồn, tình cảm, lối sống, lời diễn đạt, lối tư duy của một cộng đồng qua hàng bao thế kỷ gắn bó với nhau, đấu tranh để tồn tại và phát triển Bản sắc trước hết thể hiện ở tâm hồn, cốt cách, bản lĩnh của con người trong quan hệ giữa người với người, giữa cá nhân và tập thể Cả một bề dầy lịch sử, cả một quá trình lâu dài hình thành nền văn hóa dân tộc đã hun đúc cho dân tộc ta những đức tính tiêu biểu: yêu nước, cần cù lao động, thực tế, bình dị, đôn hậu, nhân ái, trọng lẽ phải, biết yêu cái đẹp, không kỳ thị dân tộc… Có thể nói, bản sắc văn hóa là những giá trị tinh thần bền vững mà lịch sử hàng nghìn năm của dân tộc ta đã hun đúc nên Theo cách nói của đồng chí Trường Chinh, con người Việt Nam với những đức tính mà ném vào đâu, người ta cũng dễ
Trang 9nhận ra - đó là con người Việt Nam Tính cách con người Việt Nam trước hết thể hiện trong văn hóa - văn nghệ Việt Nam Nó là cốt lõi của văn hóa dân tộc, là một thực tế động, vừa tự gìn giữ vừa phát triển Trong văn hóa, nó luôn luôn ở thế đấu tranh giữa cái cũ và cái mới, là sự vận động đi tới Nó vừa là hình thức vừa là nội dung, có khi là hình thức thuần tuý như cách ăn mặc, lễ nghi… có khi là nội dung thể hiện qua một hình thức khác, phương tiện khác, tiếp thu từ nước ngoài như nghệ thuật điện ảnh, múa ba lê, nhạc giao hưởng
Bản sắc dân tộc Việt Nam là Việt Nam, con người Việt Nam, đất nước Việt Nam, tư duy Việt Nam, nghệ thuật Việt Nam, lịch sử Việt Nam Cái gì cần tiếp thu từ ngoài, từ các dân tộc khác cũng để làm sáng tỏ Việt Nam, hoàn thiện chất Việt Nam, tính cách Việt Nam
Nền văn hóa mà chúng ta xây dựng và phát triển là một nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, mang nội dung cốt lõi là độc lập dân tộc và CNXH, kết tinh truyền thống tốt đẹp của dân tộc và những tinh hoa văn hóa của nhân loại Do đó, tính tiên tiến và bản sắc dân tộc của nền văn hóa luôn thống nhất biện chứng với nhau, tác động lẫn nhau trong tiến trình đổi mới hiện nay Trong bối cảnh lịch sử, việc khẳng định giữ vững độc lập dân tộc, đi lên CNXH, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tinh thần là cơ sở quan trọng để xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc của nước ta