Môn học học phần trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản và cập nhật về cơ chế bệnh sinh, chẩn đo|n v{ điều trị một số bệnh truyền nhiễm phổ biến l}y qua đường hô hấp, tiêu hóa v{
Trang 1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÕ TRƯỜNG TOẢN
KHOA Y
Bài giảng BỆNH TRUYỀN NHIỄM
Trưởng Ban biên soạn: PGS.TS.BS Trương Văn Việt Thành viên: TS.BS Mai Nguyệt Thu Hồng
Ths.BS Huỳnh Thanh Phong Ths.BS Nguyễn Hùng Trấn Ths.BS Trần Đỗ Thanh Phong
Hậu Giang – 2023
LƯU HÀNH NỘI BỘ
Trang 2
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÕ TRƯỜNG TOẢN
KHOA Y
Bài giảng BỆNH TRUYỀN NHIỄM
Trang 3LỜI GIỚI THIỆU
Bài giảng Bệnh Truyền Nhiễm nhằm cung cấp những kiến thức cơ bản và cập nhật về bệnh truyền nhiễm, được biên soạn dành cho sinh viên
Y Khoa học tập môn Truyền nhiễm
Môn học (học phần) trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản
và cập nhật về cơ chế bệnh sinh, chẩn đo|n v{ điều trị một số bệnh truyền nhiễm phổ biến l}y qua đường hô hấp, tiêu hóa v{ c|c đường lây nhiễm khác Học phần cũng giới thiệu một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, lây nhiễm cao, chẩn đo|n v{ điều trị khó khăn
Sau khi kết thúc học phần, sinh viên có thể chẩn đo|n v{ điều trị được các bệnh truyền nhiễm phổ biến, tham gia điều trị các bệnh truyền nhiễm nặng và nguy hiểm
Bài giảng gồm các nội dung chủ yếu sau đ}y:
- Đại cương về bệnh truyền nhiễm
- Bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn
- Bệnh truyền nhiễm do virus
- Bệnh truyền nhiễm do ký sinh trùng
Sinh viên tiếp thu kiến thức, kinh nghiệm từ giảng viên, học tập các bài giảng, nghiên cứu tài liệu tham khảo, v{ được đ|nh gi| kết quả học tập qua kiểm tra giữa kỳ và kiểm tra kết thúc học phần
Học phần Truyền nhiễm sẽ hỗ trợ kiến thức, kỹ năng để học tập các học phần bệnh học tiếp theo
BAN CHỦ NHIỆM KHOA Y
Trang 48 20.5 Ph|c đồ điều trị viêm gan virus C mạn ở người ≥
18 tuổi không có xơ gan, xơ gan còn bù v{ điều trị lần đầu
215
9 20.6 Ph|c đồ điều trị viêm gan virus C mạn cho người
bệnh ≥ 18 tuổi có xơ gan mất bù v{ điều trị lần đầu
215
10 20.7 Phác đồ điều trị viêm gan virus C mạn cho trẻ 12 -
17 tuổi không xơ gan v{ xơ gan còn bù
216
11 20.8 Ph|c đồ điều trị cho người có thất bại điều trị 218
12 20.9 Các xét nghiệm theo dõi trước, trong v{ sau điều
trị viêm gan virus C
17 23.1 Liều Chloroquine điều trị sốt rét 266
18 23.2 Liều Artesunat điều trị sốt rét 266
19 23.3 Liều DHA-P điều trị sốt rét 267
20 23.4 Liều CV-8 điều trị sốt rét 267
21 23.5 Liều Artesunat (viên đặt) điều trị sốt rét 268
Trang 522 23.6 Lựa chọn thuốc sốt rét 269
23 24.1 Tiên lượng bệnh sốt rét 279
24 24.2 Tiên lượng bệnh sốt rét 285
25 24.3 Liều Quinine Chlorhydrate điều trị SRAT 287
26 24.4 Liều Quinine sulfate điều trị SRAT 287
27 24.5 Liều Doxycyclin điều trị SRAT 288
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
đồ
1 18.1 Sơ đồ truyền dịch cho bệnh nhân 166
2 18.2 Sơ đồ chống sốc cho bệnh nhân 169
3 20.1 Điều trị viêm gan virus B mạn ở trẻ em 199
Trang 6CHƯƠNG 1
ĐẠI CƯƠNG VỀ BỆNH NHIỄM TRÙNG VÀ TRUYỀN NHIỄM
1.1.Thông tin chung
1.1.1 Giới thiệu tóm tắt nội dung
Nội dung bài giảng gồm đại cương về bệnh truyền nhiễm, bệnh truyền nhiễm do tác nhân
vi khuẩn, bệnh truyền nhiễm do tác nhân virus, bệnh truyền nhiễm do tác nhân ký sinh trùng
1.1.2 Mục tiêu học tập
- Phân tích được một số đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng để chẩn đoán được các bệnh truyền nhiễm thường gặp Phân tích được một số yếu tố tiên lượng ở bệnh nhân mắc bệnh truyền nhiễm
- Ứng dụng được các kiến thức đã học để ra y lệnh điều trị các bệnh truyền nhiễm thường gặp Ứng dụng được các kiến thức đã học để tư vấn cách phòng bệnh các bệnh truyền nhiễm
- Xác định được tầm quan trọng của bệnh truyền nhiễm đối với cộng đồng, đặc biệt là các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm Đánh giá khả năng lây lan của bệnh truyền nhiễm để đảm bảo sự an toàn cho bệnh nhân trong quá trình điều trị và chăm sóc
- Giáo trình bệnh truyền nhiễm – Nguyễn Văn Hảo Năm 2020
- Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh truyền nhiễm Quyết định số BYT ngày 31/12/2015 và một số tài liệu cập nhật
1.4.1.2 Tài liệu tham khảo:
- Nguyễn Văn Kính 2017
Chẩn đoán, quản lý bệnh truyền nhiễm và nhiệt đới tại cộng đồng - NXB Y Học
- Nguyễn Văn Hảo 2020
Giáo trình bệnh truyền nhiễm – NXB Y Học
Trang 71.1.5 Yêu cầu thực hiện trước, trong và sau khi học tập
Sinh viên đọc trước bài giảng, tìm hiểu các nội dung liên quan đến bài học, tích cực tham gia thảo luận và xây dựng bài học, ôn tập, trả lời các câu hỏi, trình bày các nội dung cần giải đáp và đọc tài liệu tham khảo
1.2 Nội dung chính
1.2.1 GIỚI THIỆU
Sơ lược lịch sử nghiên cứu
Từ cổ xưa - thời Hypocrat bệnh truyền nhiễm đã được biết đến với tên gọi là
―Bệnh dịch‖ để nói lên tính chất nặng và phát triển rộng của bệnh Thời đó, người ta cho rằng bệnh có liên quan đến những ―khí độc‖ Vào thế kỷ XVI, bắt đầu ra đời khái niệm
―lây‖ thay cho quan niệm ―khí độc‖
Học thuyết về sự lây bệnh từ người bệnh sang người lành được D.Samoilovitra đề xuất vào năm 1784 Từ nửa đầu thế kỷ XIX người ta mới chia bệnh truyền nhiễm thành một chuyên ngành riêng biệt Tiếp sau là sự phát minh ra kính hiển vi đã tìm ra những vi khuẩn (mầm bệnh) mà các bác học đi đầu là L.Pasteur, R.Koch, I.I.Mechnhicop Từ khi kính hiển vi điện tử ra đời có thể phóng đại gấp hàng chục, trăm nghìn lần đã giúp cho việc tìm ra virus
1.2.2 Những đặc điểm của bệnh truyền nhiễm:
Đặc điểm về cơ chế bệnh sinh, đường lây và phát bệnh
Bệnh truyền nhiễm là bệnh do vi sinh vật gây ra, gọi là mầm bệnh Mỗi một bệnh truyền nhiễm do một loại mầm bệnh gây nên
Bệnh truyền nhiễm có khả năng lây truyền từ người bệnh sang người lành bằng nhiều đường khác nhau Nhiều bệnh có một đường lây truyền, một số ít bệnh có 2 đến 3 đường lây truyền
Bệnh phát triển thường có chu kỳ mà trong lâm sàng gọi là các giai đoạn của bệnh diễn ra kế tiếp nhau: nung bệnh, khởi phát, toàn phát, lui bệnh và hồi phục
Sau khi mắc các bệnh truyền nhiễm, cơ thể con người có đáp ứng miễn dịch dịch thể và đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào Quá trình đó gọi là tạo thành miễn dịch Tùy
Trang 8theo bệnh và tùy theo cơ thể người mà miễn dịch được hình thành với mức độ khác nhau, thời gian tồn tại miễn dịch bảo vệ cũng khác nhau
Khả năng cảm thụ bệnh khác nhau tùy theo loại bệnh và cơ thể bệnh nhân: có loại bệnh khi cơ thể nhiễm phải mầm bệnh sẽ mắc bệnh 100%; nhưng cũng có loại mầm bệnh khi cơ thể nhiễm phải mầm bệnh không nhất thiết trường hợp nào cũng mắc bệnh
1.2.3 Tiến triển của bệnh
Bệnh truyền nhiễm diễn ra qua các thời kỳ (hay còn gọi là "giai đoạn") sau:
Thời kỳ nung bệnh (ủ bệnh)
Từ lúc mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể người cho đến trước khi xuất hiện những triệu chứng đầu tiên Trong thời kỳ này, người bệnh không cảm thấy có triệu chứng gì Thời kỳ nung bệnh dài hay ngắn phụ thuộc vào loại bệnh, số lượng và độc tính của mầm bệnh, sức đề kháng của cơ thể Thời kỳ này có thể rất ngắn (hàng giờ) nhưng có thể rất dài (hàng tháng) Có không ít trường hợp người nhiễm bệnh mang mầm bệnh kéo dài (thể tiềm tàng hoặc thể người lành mang khuẩn)
Thời kỳ khởi phát
Là những triệu chứng đầu tiên của bệnh xuất hiện nhưng chưa phải là lúc bệnh nặng và rầm rộ nhất Bệnh truyền nhiễm thường khởi phát theo 2 kiểu: từ từ và đột ngột Hầu hết các bệnh truyền nhiễm đều có sốt và một trong những triệu chứng khởi phát đầu tiên nhất cũng là sốt
Thời kỳ toàn phát
Là lúc bệnh phát triển rầm rộ nhất và thể hiện đầy đủ các triệu chứng nhất, đồng thời cũng là lúc bệnh nặng nhất Các biến chứng cũng thường hay gặp trong thời kỳ này Trong cùng một lúc có thể biểu hiện nhiều triệu chứng ở nhiều cơ quan khác nhau
Thời kỳ lui bệnh
Do sức chống đỡ của cơ thể người bệnh tốt, mặt khác do tác động của điều tri mầm bệnh và các độc tố của chúng dần dần được loại trừ ra khỏi cơ thể Người bệnh sẽ cảm thấy đỡ dần Những triệu chứng của bệnh ở thời kỳ toàn phát cũng dần dần mất đi Nêu không được can thiệp sớm và có hiệu lực, một số bệnh diễn tiến kéo dài, tái phát với những biến chứng và hậu quả nghiêm trọng
Trang 9Thời kỳ hồi phục (lại sức)
Sau khi mầm bệnh và độc tố được loại trừ ra khỏi cơ thể người bệnh thì những cơ quan bị tổn thương dần dần bình phục và trở lại hoạt động hầu như bình thường, chỉ còn những rối loạn không đáng kể Bệnh nhân có thể ra viện về nghỉ ngơi hoặc có thể tiếp tục lao động tùy theo khả năng bình phục
1.2.4 Phân loại bệnh truyền nhiễm
Có rất nhiều cách phân loại bệnh truyền nhiễm tùy theo những quan niệm, mục đích khác nhau Trong lâm sàng người ta hay áp dụng cách phân loại bệnh theo đường lây gồm 5 nhóm để tiện cách ly, quản lý và đồng thời cũng tiện cho săn sóc điều trị 5 nhóm bệnh đó là:
- Bệnh lây truyền theo đường tiêu hóa
- Bệnh lây truyền theo đường hô hấp
- Bệnh lây theo đường máu
- Bệnh lây truyền theo đường da và niêm mạc
- Bệnh truyền nhiễm có thể lây bằng nhiều đường khác nhau
Một vài quan niệm khác
Nhiễm trùng hỗn hợp
Thông thường một bệnh truyền nhiễm chỉ do một mầm bệnh gây ra nhưng có khi lại đồng thời một lúc hai hay nhiều mầm bệnh cùng phối hợp tác động gây bệnh Khi đó gọi là nhiễm trùng hỗn hợp hay đồng nhiễm
Nhiễm trùng thứ phát
Trong khi bệnh đang tiến triển, chưa khỏi lại có mầm bệnh khác nhờ điều kiện thuận lợi
đó mà xâm nhập gây bệnh nặng thêm thì gọi là nhiễm trùng thứ phát (hay bội nhiễm)
Trang 101.2.5 Căn cứ chẩn đoán và phương hướng điều trị
Dựa vào những triệu chứng lâm sàng nổi bật và đặc trưng cho từng bệnh Đây là căn cứ
có ý nghĩa khoa học và trong thực tế lâm sàng đôi khi là quyết định
Điều trị theo cơ chế bệnh sinh
Tác động trên quá trình sinh bệnh nhằm ngăn cản hoặc điều chỉnh những rối loạn bệnh lý Điều trị theo cơ chế bệnh sinh hiện nay là biện pháp duy nhất giúp người bệnh qua khỏi
các bệnh do virus, vì hiện tại chưa có thuốc diệt virus.1.5.2.3 Điều trị triệu chứng
Trang 11Nhằm làm giảm các triệu chứng giúp cho người bệnh dễ chịu hơn và được coi là biện pháp điều trị hỗ trợ rất cần thiết
Kết luận
Bệnh truyền nhiễm rất thường gặp Các bệnh truyền nhiễm có những đặc điểm chung, bệnh tiến triển theo quy luật qua các thời kỳ Sự phân chia bệnh truyền nhiễm cũng như chẩn đoán và điều trị theo một quan niệm và nguyên tắc thống nhất
1.3 Nội dung hướng dẫn và thảo luận tự học
1.3.1 Nội dung thảo luận
- Chẩn đoán bệnh truyền nhiễm phổ biến
- Điều trị bệnh truyền nhiễm phổ biến
1.3.2 Nội dung ôn tập và vận dụng thực hành
- Chẩn đoán bệnh truyền nhiễm phổ biến
- Điều trị bệnh truyền nhiễm phổ biến
1.3.3 Nội dung hướng dẫn tự học và tự nghiên cứu
- Chẩn đoán bệnh truyền nhiễm nguy hiểm
- Điều trị bệnh truyền nhiễm nguy hiểm
Việt Nam là nước nhiệt đới, điều kiện sống còn thấp, nhiều tập quán sinh hoạt lạc hậu Vì vậy, bệnh truyền nhiễm chiếm tỷ lệ rất cao, nhiều vụ dịch xảy ra quanh năm (như Dengue xuất huyết, sốt rét, nhiễm khuẩn do màng não cầu, dịch tả, dịch hạch )
Trang 12CHƯƠNG 2
BỆNH BẠCH HẦU
1.1 Thông tin chung.
1.1.1 Giới thiệu tóm tắt nội dung bài học.
Bài học cung cấp kiến thức tổng quát về bệnh bạch hầu
1.1.2 Mục tiêu học tập
- Trình bày được tính chất vi sinh, miễn dịch, cơ chế bệnh sinh và tổn
thương giải phẫu bệnh lý của bệnh bạch hầu
- Mô tả được các thể lâm sàng của bệnh bạch hầu
đoán xác định, chẩn đoán phân biệt bệnh bạch hầu
- Nhận định được tình trạng bệnh nhân và chỉ định điều trị bệnh bạch
hầu Các phương pháp phòng ngừa bệnh bạch hầu
1.1.3 Chuẩn đầu ra
Áp dụng kiến thức về bệnh bạch hầu
1.1.4 Tài liệu giảng dạy
1.1.4.1 Giáo trình
1.1.4.2 Tài liệu tham khảo
- Bộ Y Tế 2020 Quyết định 2957 – QĐ-BYT ngày 10/7/2020 về việc ban hành hướng
dẫn, chẩn đoán bệnh bạch hầu
- Nguyễn Văn Hảo 2020
Giáo trình bệnh truyền nhiễm – NXB Y Học
1.1.5 Yêu cầu thực hiện trước, trong và sau khi học tập
Sinh viên đọc trước bài giảng, tìm hiểu các nội dung liên quan đến bài học, tích cực tham gia thảo luận và xây dựng bài học, ôn tập, trả lời các câu hỏi, trình bày các nội dung cần giải đáp và đọc tài liệu tham khảo
Trang 131.2 Nội dung chính
Định nghĩa
Bệnh bạch hầu là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây theo đường hô hấp, do trực
khuẩn Corynebacterium diphtheriae gây nên Đặc điểm lâm sàng của bệnh là tổn thương
chủ yếu ở vùng mũi, họng, thanh quản với những màng giả kèm theo những biểu hiện nhiễm độc nặng (thường là nhiễm độc thần kinh và viêm cơ tim) do ngoại độc tố
Mầm bệnh
C diphtheriae là trực khuẩn hình que, không vỏ, không sinh nha bào, hai đầu tròn,
hiếu khí, thường xếp với nhau thành từng đám, bắt màu gram (+)
C.diphtheriae có thể sống được khá lâu ở nhiệt độ phòng Trong điều kiện khí hậu khô,
hanh, lạnh vi khuẩn chịu đựng khá hơn Chết ở 500C/6 phút, 650C/2 phút
Ngoại độc tố bạch hầu là yếu tố gây bệnh chủ yếu Lượng độc tố có liên quan đến các típ sinh học
Nguồn bệnh
Nguồn bệnh là người (bệnh nhân và người lành mang vi khuẩn) Bệnh nhân có thể lây cuối thời kỳ nung bệnh Người lành mang vi khuẩn có thể là người lành mang vi khuẩn không triệu chứng (chiếm 10 -50% trong vụ dịch) hoặc mang vi khuẩn sau khi bị bệnh (có thể kéo dài 2 - 3 tuần đến hàng tháng, có trường hợp đến 64 tuần)
Trang 14khoảng 2 - 5%) Miễn dịch sau tiêm giải độc tố thường kéo dài và giảm dần, do vậy ở người lớn nếu không tiêm chủng nhắc lại vẫn có thể bị bệnh
Cơ chế bệnh sinh và giải phẫu bệnh lý
Cơ chế bệnh sinh
C diphtheriae có ái tính với niêm mạc đường hô hấp trên, nhất là niêm mạc mũi,
họng, amydal Chứng còn có thể xâm nhập qua da bị tổn thương, niêm mạc sinh dục, tiết
niệu, kết mạc mắt Từ đây, C diphtheriae tiết ra ngoại độc tố theo hệ tuần hoàn và bạch
huyết đi khắp cơ thể gây ra các tổn thương và nhiễm độc các cơ quan, nhất là ở tim, hệ thần kinh trung ương, thận, thượng thận
Ngoại độc tố bạch hầu là một chuỗi polypeptide, khi đứt cầu nối disulfide sẽ chia thành 2 phần: phần B gắn được với thụ thể của màng tế bào và phần A xuyên qua được màng tế bào, làm giảm quá trình tổng hợp protein dẫn đến thoái hóa và chết tế bào
Kháng độc tố bạch hầu chỉ có khả năng trung hòa được các gốc tự do còn đang lưu hành trong máu, chưa xâm nhập được vào trong tế bào
Giải phẫu bệnh lý
- Tổn thương cơ bản trong bệnh bạch hầu là viêm tơ huyết tạo thành màng giả Các tế bào biểu mô bị hoại tử, kèm theo xuất huyết, thoát dịch có nhiều fibrinogen Fibrinogen gặp thrombokinase (được giải phóng ra từ tổ chức, tế bào hoại tử) sẽ đông vón lại thành màng fibrin bám chặt vào lớp biểu mô Trong màng giả còn có các tế bào thực bào và trực khuẩn bạch hầu Màng giả thường gặp ở niêm mạc mũi, họng, amidan, thanh quản
- Tim thường to ra, thóai hóa cơ tim
- Thần kinh: viêm dây thần kinh (thóai hóa lớp myelin và tổn thương lớp tủy), sừng trước và sau của tủy sống hay bị tổn thương, hiếm hơn là xuất huyết não và viêm màng não
- Các cơ quan khác: thận to, phù nề mô kẽ; tế bào gan bị hoại tử
Lâm sàng
Hay gặp nhất là bạch hầu họng (70%), bạch hầu thanh quản (20-30%), bạch hầu
Trang 15mũi (4%), bạch hầu mắt (3-8%), bạch hầu da
Bạch hầu họng
Thời gian ủ bệnh: từ 2-5 ngày, không có triệu chứng lâm sàng
Thời kỳ khởi phát:
- Người bệnh thường sốt 37,5o - 38oC, đau họng, khó chịu, mệt, ăn kém, da hơi xanh,
sổ mũi một bên hoặc 2 bên có thể lẫn máu
- Khám họng: Họng hơi đỏ, amidan có điểm trắng mờ dạng giả mạc ở một bên Sờ thấy hạch cổ nhỏ, di động, không đau
Thời kỳ toàn phát: Vào ngày thứ 2-3 của bệnh
- Toàn thân: Người bệnh sốt 38o - 38,5o, nuốt đau, da xanh tái, mệt nhiều, chán ăn, mạch nhanh, huyết áp hơi hạ
- Khám họng: có giả mạc lan tràn ở một bên hoặc 2 bên amidan; trường hợp nặng giả mạc lan trùm lưỡi gà và màng hầu Giả mạc lúc đầu trắng ngà, sau ngả màu hơi vàng nhạt, dính chặt vào niêm mạc, bóc tách gây chảy máu, nếu bóc tách thì vài giờ sau mọc lại rất nhanh; giả mạc dai, không tan trong nước, niêm mạc quanh giả mạc bình thường
- Hạch góc hàm sưng đau Bệnh nhân sổ mũi nhiều, nước mũi trắng hoặc lẫn mủ
Bạch hầu ác tính
Có thể xuất hiện sớm ngày 3-7 ngày đầu của bệnh Bệnh cảnh nhiễm trùng nhiễm độc nặng sốt cao 39-40 ĐộC, giả mạc lan rộng, khắp hầu họng và môi Hạch cổ sưng to biến dạng dẫn đến hình cổ bạnh, có nhiều biến chứng sớm viêm cơ tim, suy thận và tổn thương thần kinh
Bạch hầu thanh quản
- Ít gặp bạch hầu thanh quản đơn thuần, thường là bạch hầu họng-thanh quản
- Bệnh cảnh lâm sàng bao gồm: viêm thanh quản cấp (ho ông ổng, khàn tiếng, khó thở chậm thì hít vào, có tiếng rít thanh quản) giai đoạn muộn sẽ dẫn đến ngạt thở
Cận lâm sàng
Xác định căn nguyên
Trang 16+ Bệnh phẩm: lấy dịch hầu họng ngoáy ở vùng rìa xung quanh giả mạc (tăm bông lấy bệnh phẩm được bảo quản trong môi trường Amies hoặc môi trường Stuart, vận chuyển ngay đến phòng xét nghiệm càng sớm càng tốt)
+ Nhuộm soi tìm vi khuẩn hình thái bạch hầu: Trực khuẩn gram (+), hình chùy
+ Nuôi cấy trên môi trường thạch máu, môi trường chọn lọc Loeffle (Tellurite kali) (hoặc môi trường Cystine tellurite blood agar - CTBA) tìm vi khuẩn bạch hầu, xác định độc tố bạch hầu (Elek test)
+ Dùng kỹ thuật PCR xác định gen độc tố bạch hầu ở cơ sở có điều kiện thực hiện
Các xét nghiệm thường quy và theo dõi, phát hiện các biến chứng (công thức máu,
men gan, men tim, ure, creatinin, điện giải, glucose máu, khí máu nếu cần, điện tâm đồ, tổng phân tích nước tiểu, XQ ngực…)
Ca bệnh nghi ngờ kèm theo xét nghiệm tìm vi khuẩn bạch hầu dương tính
Chẩn đoán phân biệt
Các viêm amidan hốc mủ có giả mạc mủn do các nguyên nhân khác như:
- Liên cầu nhóm A
- Bệnh viêm họng Vincent
- Epstein-Barr virus (EBV)
- Nấm họng candida
Các viêm thanh quản do nguyên nhân khác
- Viêm thanh quản do virus
Trang 17- Áp xe thành sau họng
- Phản vệ
Biến chứng bạch hầu với các căn nguyên khác gây
- Viêm cơ tim
- Viêm thận
- Liệt thần kinh
Điều trị
Nguyên tắc điều trị
- Phát hiện sớm, cách ly khi phát hiện ca bệnh
- Sử dụng kháng độc tố bạch hầu (SAD) và kháng sinh ngay (penicillin G,
erythromycin, azithromycin) để ngăn chặn các biến chứng để giảm tử vong
- Theo dõi, phát hiện sớm và xử lý kịp thời các biến chứng
- Chăm sóc toàn diện cho người bệnh
Điều trị cụ thể
Huyết thanh kháng độc tố bạch hầu (SAD)
Sử dụng ngay khi nghi ngờ mắc bệnh Liều lượng phụ thuộc vào mức độ nặng của bệnh, không phụ thuộc vào lứa tuổi và cân nặng Cần test trước khi tiêm, nếu dương tính thì áp dụng phương pháp giải mẫn cảm (Besredka)
- Bạch hầu hầu họng hoặc thanh quản trong 2 ngày đầu: 20.000 - 40.000 UI
- Bạch hầu mũi họng: 40.000 - 60.000 UI
- Bạch hầu ác tính: 80.000 - 100.000 UI
Trong thể nặng, có thể xem xét truyền tĩnh mạch SAD (cần theo dõi sát các dấu hiệu phản
vệ và chuẩn bị sẵn sàng để cấp cứu phản vệ nếu xảy ra) Cách thức truyền: Pha toàn bộ SAD trong 250 - 500ml muối 0,9% truyền tĩnh mạch chậm 2-4 giờ
* Phương pháp Besredka
a) Tiêm 0,1ml huyết thanh bạch hầu và đợi 15 phút Nếu không có phản ứng thì tiêm thêm 0,25 ml huyết thanh bạch hầu Nếu không có phản ứng sau 15 phút thì tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch phần còn lại
Trang 18b) Nếu người bệnh có biểu hiện sự nhạy cảm khi thử phản ứng, thì không nên dùng toàn bộ liều Tiến hành giải mẫn cảm theo hướng dẫn của Bộ Y tế
Kháng sinh
- Penicillin G: 50.000 - 100.000 đơn vị/kg/ngày chia 2 lần, tiêm bắp 14 ngày cho đến khi hết giả mạc
- Hoặc Erythromycin uống: trẻ em 30-50mg/kg/ngày; người lớn 500mg x 4
lần/ngày dùng 14 ngày cho đến khi hết giả mạc
- Hoặc Azithromycin: trẻ em: 10-12 mg/kg/ngày, người lớn: 500mg/ngày x 14 ngày
Các điều trị khác
- Hỗ trợ hô hấp: Thông thoáng đường thở (nếu khó thở thanh quản độ II cần chỉ định mở khí quản giúp thông thoáng đường thở) Sử dụng Oxy liệu pháp sớm nếu có suy
hô hấp, nếu không đáp ứng với Oxy có thể thở máy không xâm nhập/xâm nhập tùy mức
độ với trường hợp có suy hô hấp
- Hỗ trợ tuần hoàn: đảm bảo cung cấp đầy đủ nước điện giải theo nhu cầu có tính đến bù trừ nếu sốt cao, khó thở, nôn… Trong những trường hợp có sốc (da lạnh, dấu hiệu làm đầy mao mạch ≥ 3 giây, HA tâm thu < 90 mmHg ở người lớn, nước tiểu < 0,5ml/kg/giờ) sau bù dịch đủ (áp lực tĩnh mạch trung tâm 12-14 cm H2O, hoặc đo đường kính tĩnh mạch chủ dưới, không hiệu quả) nên sử dụng thuốc vận mạch để đảm bảo huyết áp trung bình ≥ 65mmHg và Lactate máu < 2 mmol/l Chú ý đánh giá quá tải dịch
- Cân bằng nước điện giải
- Nếu bệnh nhân có rối loạn nhịp tim (block nhĩ thất cấp 2 Mobitz II có thể dùng máy tạo nhịp tạm thời Pacemaker ngoài da hoặc qua tĩnh mạch cảnh.Với trường hợp viêm
cơ tim điều trị theo phác đồ viêm cơ tim, nếu viêm cơ tim nặng hoặc có sốc tim không đáp ứng với trợ tim có thể dùng ECMO V-A cho bệnh nhân nếu có điều kiện
- Bệnh nhân có suy đa tạng, suy thận có thể lọc máu liên tục (CVVH) nếu có chỉ định
Trang 19- Có thể sử dụng corticoid trong trường hợp bạch hầu ác tính, và bạch hầu thanh quản có phù nề nhiều
- Đảm bảo dinh dưỡng: tĩnh mạch hoàn toàn hay kết hợp qua đường tiêu hóa tùy thuộc tình trạng người bệnh
Tiêu chuẩn xuất viện và theo dõi điều trị
- Bệnh nhân ổn định sau 2 - 3 tuần điều trị
- Soi cấy kiểm tra 2 lần âm tính và không biến chứng
- Phải tiêm phòng bạch hầu sau khi xuất viện
- Theo dõi tiếp ngoại trú đủ 60-70 ngày
- Rửa tay đúng quy cách bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn
- Nhà ở của người bệnh, dụng cụ trong phòng, đồ dùng, quần áo của người bệnh phải tẩy uế và sát khuẩn
- Phòng bệnh bằng vắc-xin bạch hầu: trong chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia, dùng vắc-xin đa giá: bạch hầu - ho gà - uốn ván cho trẻ Bắt đầu tiêm từ2-3 tháng tuổi, tiêm 2 lần, mỗi lần 1ml cách nhau 1 tháng Một năm sau nhắc lại mỗi một năm 1 lần cho đến 5 tuổi
- Với người tiếp xúc: Xét nghiệm vi khuẩn và theo dõi trong vòng 7 ngày
+ Tiêm 1 liều đơn benzathine penicillin (trẻ ≤ 5 tuổi 600.000 đơn vị; trẻ > 5 tuổi
Trang 20ngày Người lớn: 500mg/ngày, trong 7 ngày
1.3 Nội dung thảo luận và hướng dẫn tự học
1.3.1 Nội dung thảo luận
- Kiến thức về bệnh bạch hầu
- Ứng dụng thực tế chẩn đoán và điều trị bệnh bạch hầu
1.3.2 Nội dung ôn tập và vận dụng thực hành
Ôn tập các kiến thức nền tảng cần thiết từ bài học và chủ động vận dụng các kiến thức, chuẩn bị đầy đủ các kỹ năng trong quá trình thực hành lâm sàng
1.3.3 Nội dung hướng dẫn tự học và tự nghiên cứu
Đọc các tài liệu tham khảo có liên quan đến nội dung học tập, nghiên cứu thêm các ứng dụng bài học trong thực tế lâm sàng
Trang 21CHƯƠNG 3 BỆNH DỊCH HẠCH
1.1 Thông tin chung.
1.1.1 Giới thiệu tóm tắt nội dung bài học.
Bài học cung cấp kiến thức tổng quát về bệnh dịch hạch
1.1.2 Mục tiêu học tập
- Trình bày được tính chất vi sinh, miễn dịch, cơ chế bệnh sinh và tổn thương giải phẫu bệnh lý của bệnh dịch hạch
- Mô tả được các thể lâm sàng của bệnh dịch hạch
- Trình bày được các triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng để chẩn đoán xác định, chẩn đoán phân biệt bệnh dịch hạch
- Nhận định được tình trạng bệnh nhân và chỉ định điều trị bệnh dịch hạch Các phương pháp phòng ngừa bệnh dịch hạch
1.1.3 Chuẩn đầu ra
Áp dụng kiến thức về bệnh dịch hạch
1.1.4 Tài liệu giảng dạy
1.1.4.1 Giáo trình
- Nguyễn Văn Hảo 2020
Giáo trình bệnh truyền nhiễm – NXB Y Học
1.1.4.2 Tài liệu tham khảo
- Bộ Y Tế 2015
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh truyền nhiễm Quyết định số BYT ngày 31/12/2015
5642/QĐ-1.1.5.Yêu cầu thực hiện trước, trong và sau khi học tập
Sinh viên đọc trước bài giảng, tìm hiểu các nội dung liên quan đến bài học, tích cực tham gia thảo luận và xây dựng bài học, ôn tập, trả lời các câu hỏi, trình bày các nội dung cần giải đáp và đọc tài liệu tham khảo
Trang 221.2 Nội dung chính
Dịch hạch là bệnh nhiễm trùng nhiễm độc do vi khuẩn Yersinia pestis (Pasteurella
pestis) gây nên
Bệnh lây truyền sang người do bọ chét đốt và truyền vi khuẩn
Ba bệnh cảnh lâm sàng chính của dịch hạch là: thể phổi, thể nhiễm khuẩn huyết và thể hạch Cả 3 thể này đều có thể gây tử vong cao
Căn nguyên gây bệnh
Yersinia pestis (Pasteurella pestis) là loại cầu trực khuẩn gram âm thuộc họ Enterobacteriaceae, tiết ra cả ngoại độc tố và nội độc tố
Vi khuẩn dịch hạch lây sang người chủ yếu qua vết đốt của côn trùng đốt và qua đường hô hấp (lây trực tiếp từ người bệnh mắc dịch hạch thể phổi)
Trường hợp vi khuẩn dịch hạch lây qua đường hô hấp (dịch hạch thể phổi tiên phát) biểu hiện lâm sàng chủ yếu là viêm phổi, suy hô hấp
Cơ chế bệnh sinh và giải phẫu bệnh lý
Cơ chế bệnh sinh
Trực khuẩn dịch hạch xâm nhập vào cơ thể qua da (chủ yếu do vết đốt của bọ chét)
và niêm mạc (niêm mạc hầu họng, ống tiêu hóa, đường hồ hấp) Theo đường bạch huyết đến khu vực, sinh sản và phát triển mạnh
Vượt qua được hạch khu vực, vi khuẩn lại theo đường bạch huyết đến các hạch toàn thân và vào máu, vi khuẩn chỉ tồn tại ở máu 1 thời gian ngắn do tác dụng của đại thực bào của gan, lách và các tổ chức
Quá trình bệnh lý dừng ở đây và gây ra dịch hạch thể hạch tiên phát Ngược lại, nếu đại thực bào gan, lách không ngăn cản được thì trực khuẩn dịch hạch sinh sản và phát triển và gây thể nhiễm khuẩn huyết tiên phát Từ máu, vi khuẩn đến các cơ quan như hạch, phổi, ruột, màng não gây nên các thể hạch, thể phổi, thể tiêu hóa, thể màng não thứ phát Từ các ổ nhiễm trùng thứ phát này, vi khuẩn lại có thể xâm nhập vào máu làm bệnh nặng thêm
Từ các thể tiên phát (thể da, thể hạch, thể phổi) vi khuẩn phát triển, khi sức đề kháng chống đỡ của cơ thể giảm vi khuẩn lan tràn vào máu và gây dịch hạch nhiễm khuẩn
Trang 23huyết thứ phát
Giải phẫu bệnh lý
- Hạch: Sưng to, viêm tấy, mưng mủ, hoại tử Cấu trúc bị phá vỡ, xen vào các nang lympho có những ổ xuất huyết, ổ hoại tử chứa nhiều vi khuẩn Tổ chức quanh hạch viêm, phù nề
- Phổi: niêm mạc khí quản, phế quản xung huyết, chứa dịch màu hồng Phổi xung huyết phù nề, viêm phổi đốm hoặc viêm phổi thuỳ
- Các cơ quan khác: gan, lách, thận, tim xung huyết, xuất huyết, hoại tử ổ
Dịch hạch thể nhiễm khuẩn huyết
Thường gặp ở các người bệnh nhiều tuổi Nôn, buồn nôn, đau bụng và tiêu chảy
Tình trạng nhiễm độc rõ, nhịp tim nhanh, thở nhanh, tụt huyết áp và hạ nhiệt độ
Trang 24Có thể thấy chấm xuất huyết toàn thân và tiến triển nhanh chóng hoại tử ở các đầu chi
Xét nghiệm chẩn đoán vi khuẩn học:
Nhuộm soi: bệnh phẩm là mủ từ chất chọc hạch hoặc đàm, nhuộm Gram và
Wayson, Wright hoặc Giemsa, soi có thể phát hiện thấy vi khuẩn dịch hạch
Nuôi cấy: bệnh phẩm là mủ lấy ở hạch, đàm, máu, đem nuôi cấy ở môi trường
thích hợp như thạch máu cừu, thạch MacConkey, dịch canh thang chiết xuất từ não - tim
Có thể sử dụng kỹ thuật PCR để chẩn đoán Xét nghiệm huyết thanh học:
Phương pháp ngưng kết hồng cầu thụ động: có tăng nồng độ kháng thể ở hai lần
xét nghiệm cách nhau 3-4 tuần hoặc nồng độ kháng thể lớn hơn 1/128 ở một mẫu huyết thanh người bệnh đang có biểu hiện giống dịch hạch và chưa bao giờ tiêm phòng vacxin dịch hạch trước đó
Phản ứng ELISA: phát hiện kháng thể type IgM và IgG đối với Y.pestis
Chẩn đoán phân biệt
Viêm hạch do các căn nguyên khác Nhiễm khuẩn huyết
Trang 25TM Trẻ sơ sinh 7,5 mg/kg 8 Tiêm bắp hoặc tiêm
TM Tetracyclin
Người lớn 2 g 6 Uống hoặc tiêm TM
Trẻ em > 8 tuổi 25-50 mg/kg 6 Uống hoặc tiêm TM
Doxycyclin
Người lớn 200 mg 12 hoặc 24 Uống hoặc tiêm TM
Trẻ em > 8 tuổi 4,4 mg/kg 12 hoặc 24 Uống hoặc tiêm TM
Chloramphenicol
Trang 26Người lớn 50 mg/kg b 6 Uống hoặc tiêm TM
Trẻ em > 1 tuổi 50 mg/kg b 6 Uống hoặc tiêm TM
- TM: tĩnh mạch
- Liều nên giảm xuống 3 mg/kg/ngày theo chỉ định trên lâm sàng
- Đối với viêm màng não có thể lên tới 100 mg/kg/ngày ngay từ đầu
- Điều trị hỗ trợ
+ Hạ sốt, an thần
+ Bù dịch và điện giải, chống toan huyết
+ Hồi sức tích cực: chống suy hô hấp, suy tuần hoàn và xuất huyết
Theo dõi chặt chẽ các ca dịch hạch ở người và cả ở loài gặm nhấm
Người bệnh mắc dịch hạch thể phổi cần phải được cách ly hô hấp tuyệt đối
1.3 Nội dung thảo luận và hướng dẫn tự học
1.3.1 Nội dung thảo luận
- Kiến thức về bệnh dịch hạch
- Ứng dụng thực tế chẩn đoán và điều trị bệnh dịch hạch
1.3.2 Nội dung ôn tập và vận dụng thực hành
Ôn tập các kiến thức nền tảng cần thiết từ bài học và chủ động vận dụng các kiến thức, chuẩn bị đầy đủ các kỹ năng trong quá trình thực hành lâm sàng
1.3.3 Nội dung hướng dẫn tự học và tự nghiên cứu
Trang 27Đọc các tài liệu tham khảo có liên quan đến nội dung học tập, nghiên cứu thêm các ứng dụng bài học trong thực tế lâm sàng.
Trang 28CHƯƠNG 4 BỆNH HO GÀ
1.1 Thông tin chung.
1.1.1 Giới thiệu tóm tắt nội dung bài học.
Bài học cung cấp kiến thức tổng quát về bệnh ho gà
1.1.2 Mục tiêu học tập
− Trình bày được tính chất vi sinh, miễn dịch, cơ chế bệnh sinh và tổn thương giải phẫu bệnh lý của bệnh ho gà
− Mô tả được các thể lâm sàng của bệnh ho gà
− Trình bày được các triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng để chẩn đoán xác định, chẩn đoán phân biệt bệnh ho gà
− Nhận định được tình trạng bệnh nhân và chỉ định điều trị bệnh ho gà Các phương pháp phòng ngừa bệnh ho gà
1.1.3 Chuẩn đầu ra
Áp dụng kiến thức về bệnh ho gà
1.1.4 Tài liệu giảng dạy
1.1.4.1 Giáo trình
Nguyễn Văn Hảo 2020 Giáo trình bệnh truyền nhiễm – NXB Y Học
1.1.4.2 Tài liệu tham khảo
Bộ Y Tế 2015
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh truyền nhiễm Quyết định số
5642/QĐ-BYT ngày 31/12/2015
1.1.5.Yêu cầu thực hiện trước, trong và sau khi học tập
Sinh viên đọc trước bài giảng, tìm hiểu các nội dung liên quan đến bài học, tích cực tham gia thảo luận và xây dựng bài học, ôn tập, trả lời các câu hỏi, trình bày các nội dung cần giải đáp và đọc tài liệu tham khảo
1.2 Nội dung chính
Trang 29Bordetella pertussis, do Bordet và Gengou phát hiện năm 1906-1908
Là trực khuẩn Gram âm, hai đầu nhọn, kích thước 0,3-0,5xl-l,5μm,ưa khí, không di động, không sinh nha bào Nuôi cấy thích hợp ở nhiệt độ 37°C, phát triển tốt ở mỗi trường máu Môi trường Bordet-Gengou (gồm khoai tây, glixerol, pepton, thạch máu) sau 24 giờ đã mọc khuẩn lạc Vi khuẩn kém chịu đựng với nhiệt độ: dưới ánh sáng mặt trời chết sau 1 giờ, ở nhiệt độ 55°C chết sau 30 phút
- Khi mới phân lập, B pertussis có vỏ là một kháng nguyên đa đường Ngoài ra, còn
có kháng nguyên bề mặt và kháng nguyên ngưng kết hồng cầu Vi khuẩn tiết ra nội độc tố gồm hai loại: chịu nhiệt và không chịu nhiệt Độc tố chịu nhiệt có tính protein, tạo được giải độc tố và kích thích cơ thể hình thành miễn dịch kháng độc tố
Nguồn bệnh
Là những bệnh nhân bị bệnh ho gà Bệnh lây lan mạnh nhất trong tuần đầu của bệnh, khi
có những biểu hiện viêm long đường hô hấp và những cơn ho đầu tiên Đặc biệt chú ý là những trường hợp không điển hình, bệnh nhân không được cách lỵ nên dễ lây sang xung quanh Cho đến nay vẫn chưa xác định có người lành mang khuẩn
Đường lây
Bệnh ho gà lây theo đường hô hấp do vi khuẩn có trong những hạt nước bọt bắn ra từ mũi, miệng bệnh nhân khi ho, hắt hơi trực tiếp sang người lành Phạm vi lây trong khoảng dưới 3 mét
Vi khuẩn ho gà ít chịu đựng với ngoại cảnh nên không lây gián tiếp qua quần áo, chăn màn, đồ dùng của bệnh nhân
Khả năng cảm thụ
Mọi lứa tuổi, giới, dân tộc, vùng địa lý đều có thể bị ho gà nhưng chủ yếu là trẻ em 1-6 tuổi dễ bị hơn, trẻ càng ít tuổi bệnh càng nặng Đặc biệt bệnh ho gà thường đi kèm với những bệnh làm giảm sức đề kháng miễn dịch của cơ thể như bệnh sởi
Trang 30Miễn dịch
Sau khi bị bệnh ho gà bệnh nhân có miễn dịch bền vững suốt đời do đó rất hiếm khi mắc lại
Tính chất dịch
Bệnh thường xảy ra quanh năm, mang tính lưu hành địa phương
Gần đây, nhờ chương trình tiêm chủng mở rộng và những tiến bộ trong điều kiện kinh tế -
xã hội, tỷ lệ người mắc bệnh ho gà đã giảm nhiều
Cơ chế bệnh sinh và giải phẫu bệnh lý
Cơ chế bệnh sinh
Những thương tổn ở phổi trong bệnh ho gà chủ yếu do độc tố của vi khuẩn gây ra Trực khuẩn ho gà vào biểu mô đường hô hấp, phát triển nhân lên, không xâm nhập vào mạch máu Tại đây chứng ức chế sự hoạt động của các tế bào biểu mô, gây viêm cấp tính đường hô hấp và kích thích niêm mạc tăng tiết nhầy Thương tổn xảy ra chủ yếu ở phế quản và các tiểu phế quản
Độc tố của vi khuẩn, kích thích trực tiếp vào các thụ cảm thần kinh của niêm mạc đường
hô hấp gây ra các cơn ho điển hình, đồng thời tác động lên hệ thần kinh trung ương Tại đây, độc
tố ảnh hưởng trực tiếp đến trung khu hô hấp ở hành tủy, gây ra những biểu hiện rối loạn hô hấp, nếu nặng có thế ngừng thở Độc tố còn có thể gây ra những ổ hưng phấn ở trung khu hô hấp, kết quả là tạo ra những cơn ho phản xạ kéo dài Sự lan truyền của độc tố ở hệ thần kinh trung ương
có thể dẫn tới biểu hiện viêm não - một biến chứng nặng của bệnh ho gà
Vai trò của yếu tố miễn dịch thể dịch trong ho gà đã được biết rõ Sau khi mắc bệnh, có thể xuất hiện các IgA tiết (ngăn cản vi khuẩn bám dính vào biểu mô đường hô hấp) và IgG trong huyết thanh có tác dụng miễn dịch chống nhiễm khuẩn Vai trò của miễn dịch tế bào trong bệnh
ho gà chưa được xác định đầy đủ
Giải phẫu bệnh lý
Những tổn thương chủ yếu trong bệnh ho gà là:
Co thắt các phế quản và tiểu phế quản Niêm mạc khí - phế quản bị tổn thương tại chỗ và
có hiện tượng tăng tiết các dịch nhầy Dịch tiết có thể lẫn mủ, mảnh niêm mạc, vi khuẩn và xâm nhập các tế bào, đặc biệt là tế bào lympho Quanh phế quản và các mạch máu lân cận bị bao bọc bởi một lớp các tế bào lympho, tạo nên hình ảnh đặc biệt trong bệnh ho gà
Trong lòng các phế nang xuất hiện nhiều dịch và các mô bào Thành phế nang xung huyết, có nhiều tế bào lympho xâm nhập
Trang 31Có thể thấy hiện tượng phù nề ở tổ chức não và tổn thương các tế bào thần kinh nhưng không thấy có hiện tượng xâm nhập của tế bào lympho và các tế bào viêm khác vào tổ chức não
Lâm sàng
Thể điển hình
Thời kỳ ủ bệnh
2-30 ngày (trung bình 5-12 ngày)
Thời kỳ khỏi phát (hay còn gọi giai đoạn xuất tiết, giai đoạn viêm long) Thường từ 3-14 ngày với
các biểu hiện:
- Các triệu chứng viêm long đường hô hấp: ho khan, hắt hơi, chảy nước mũi, đau rát họng, dần dần chuyển thành ho cơn
Thời kỳ toàn phát (hay giai đoạn co thắt, giai đoạn ho cơn)
Kéo dài 1-2 tuần Xuất hiện những cơn ho gà điển hình, xảy ra bất chợt, cả ngày và đêm,
ho nhiều về đêm, ho cả khi trẻ đang chơi, đang ăn hoặc khi quấy khóc Cơn ho diễn biến qua 3 giai đoạn: ho, thở rít vào và khạc đàm
Ho rũ rượi, thành cơn, mỗi cơn từ 15-20 tiếng ho liên tiếp, càng về sau càng yếu và giảm dần Khi ho lưỡi bị đẩy ra ngoài, lâu dần dẫn đến loét hãm lưỡi (ở trẻ chưa có răng không có triệu chứng này) Ho nhiều làm trẻ thở yếu dần có lúc như ngừng thở, mặt tím tái, mắt đỏ, tĩnh mạch
cổ nổi, chảy nước mắt nước mũi
Thở rít vào: xuất hiện cuối cơn ho hoặc xen kẽ sau mỗi tiếng ho, trẻ thở rít vào nghe như tiếng gà rít
Khạc đàm: Khi trẻ khạc đàm trắng, màu trong, dính như lòng trắng trứng là lúc kết thúc một cơn ho Trong đàm có trực khuẩn ho gà, tế bào biểu mô phế quản và bạch cầu lympho
Sau mỗi cơn ho, trẻ bơ phờ mệt mỏi, có thể nôn, vã mồ hôi, mạch nhanh, thở nhanh Kèm theo có thể thấy một số triệu chứng sau: Sốt nhẹ hoặc hoặc không sốt, mặt và mi mắt nặng, loét hãm lưỡi, nghe phổi trong cơn ho có thể thấy một số ran phế quản
Xét nghiệm trong thời kỳ này thường thấy:
- Số lượng bạch cầu máu ngoại vi tăng cao 20.000-30.000/mm3, có khi 60.000 hoặc hơn Trong đó chủ yếu là bạch cầu lympho (chiếm 60-80%)
- Cấy dịch nhầy họng trên môi trường Bordet - Gengou dương tính cao đến 92,1%
- Dùng phương pháp miễn dịch huỳnh quang cho kết quả nhanh nhưng tỷ lệ dương tính
Trang 32giả 40%
- X Quang phổi: có các bóng mờ đi từ rốn phổi tới cơ hoành Ngoài ra có thể thấy phản ứng mờ góc sườn hoành, hình mờ đáy phổi hoặc hình ảnh xẹp phổi
Thời kỳ lui bệnh và hồi phục
Kéo dài khoảng 2-4 tuần Số cơn ho giảm dần, thời gian mỗi cơn ngắn lại, cường độ ho giảm, khạc đàm ít, sau đó hết hẳn Tình trạng toàn thân tốt dần lên, trẻ ăn được và vui chơi bình thường
Xét nghiệm bạch cầu trở về bình thường hoặc giảm từ từ
Tuy nhiên ở một số trẻ xuất hiện những cơn ho phản xạ kéo dài, thậm chí tới 1-2 tháng
Một số thể lâm sàng khác
Theo lứa tuổi
Ho gà ở trẻ sơ sinh: thường diễn biến nặng, tỷ lệ tử vong cao
Ho gà ở người lớn: ít gặp Biểu hiện lâm sàng thường nhẹ, ho dai dẳng nhưng thở vào không rít lắm, ít nôn
Theo mức độ
Thể thô sơ: không ho, chỉ hắt hơi nhiều
Thể nhẹ: cơn ho nhẹ, ngắn và không điển hình, không khạc đàm nhiều Thường gặp ở trẻ
em đã tiêm vacxin phòng ho gà nhưng kháng thể thấp và tồn lưu ngắn Thể này thường khó chẩn đoán
Biến chứng
Biến chứng hô hấp
Chủ yếu là do bội nhiễm ở phổi, phế quản
- Viêm phế quản: trẻ sốt cao, nghe phổi có nhiều ran rít, ran ngáy Đặc biệt ở một số trường hợp
có thể gặp khạc ra đàm, mủ
Xét nghiệm: Bạch cầu đa nhân trung tính ở máu ngoại vi tăng cao
Dãn phế quản: Thường là hậu quả của bội nhiễm phế quản - phổi Thường khó phát hiện trên
phim X quang thông thường Trên phim chụp phế quản cản quang 50% trường hợp có dãn phế quản hình trụ hoặc hình ống, hình ảnh này sẽ hết khi khỏi bệnh ho gà
- Viêm phổi - phế quản là biến chứng hô hấp hay gặp, nhất là ở trẻ sơ sinh và trẻ suy
dinh dưỡng Bệnh nhân sốt cao, khó thở, nghe phổi có nhiều ran ẩm, ran nổ X quang phổi có nhiều nốt mờ không đều rải rác 2 bên Tử vong cao do suy hô hấp nếu không được điều trị kịp thời
Trang 33Biến chứng thần kinh
Viêm não là một biến chứng nặng của bệnh ho gà, tỷ lệ tử vong cao Trẻ sốt rất cao, li bì, hôn mê, co giật Nếu được cứu thoát có thể để lại di chứng như liệt nửa người, liệt một chi, liệt dây thần kinh sọ não hoặc rối loạn tâm thần
Lâm sàng: Tuổi dễ mắc (1-6 tuổi) cơn ho điển hình Xét nghiệm:
- Bạch cầu máu ngoại vi tăng cao, chủ yếu là bạch cầu lympho
- Cấy nhầy họng trong tuần đầu tìm vi khuẩn gây bệnh
Dịch tễ: nhiều trẻ cùng bị trong một tập thể
Chẩn đoán phân biệt
Trong giai đoạn viêm long cần phân biệt với:
-Viêm khí phế quản co thắt: thường khó thở về đêm, ho ít khạc đàm, hay có tiền sử dị ứng, bệnh hay tái phát
-Viêm khí phế quản, viêm phổi do virus: ho không thành con, bạch cầu không tăng ở máu ngoại vi, bệnh diễn biến nhanh sau 7-10 ngày
Trong giai đoạn ho cơn cần phân biệt với:
- Các nhiễm khuẩn đường hô hấp do vi khuẩn như viêm phế quản, viêm phổi, viêm phổi - phế quản
- Lao hạch khí - phế quản trẻ em: phát hiện qua chụp phổi, xét nghiệm đàm và làm phản ứng Mantoux
Điều trị
Kháng sinh đặc hiệu
Cho đến nay, các kháng sinh dưới đây vẫn tác dụng tốt đối với trực khuẩn ho gà invitro Đó là:
-Streptomycin liều dùng 20-25 mg/kg/ngày
Trang 34-Tetracyclin 20-40mg/kg/ngày
-Chloramphenicol 25-50 mg/kg/ngày Thời gian dùng thuốc: 7-10 ngày
Tuy nhiên, do những tác dụng độc của thuốc đối với trẻ em, các kháng sinh trên này ít được sử dụng
Nên dùng một trong các loại sau:
- Ampicilin 75-100mg/kg/ngày
- Erythromycin 30-50 mg/kg/ngày trong 7-10 ngày
- Clarithromycin 15mg/kg/ ngày trong 7 ngày (không dùng cho trẻ dưới 5 tháng)
Điều trị triệu chứng
Làm giảm và cắt cơn ho bằng cách:
-Dùng thuốc kháng sinh Histamin tổng hợp: dung dịch Dimedron 0,1% uống 5- 10 ml/lần
x 2 - 3 lần/ngày hoặc siro Phenergan 10-20ml/ngày
-Seduxen 1-2 mg/kg/ngày hoặc Gardenal 2-3 mg/kg/ngày
-Một số thuốc ho được sử dụng cho người lớn như Codein, rượu Benladon không dùng cho trẻ em Có thể dùng siro ho gà đông y hoặc một trong các biệt được sau: Antituss, Antussin, Solmux Broncho hoặc Theralen 10-20ml/ngày
Khi có nôn nhiều: Dùng Primperan 0,5-1 ml/ngày (10mg/2ml) Khi có khó thở: hút đàm dãi, cho thở oxy
Trợ tim mạch: Coramin 0,25% x 20 - 30 giọt/ngày Khi có biến chứng:
-Nêu là biến chứng đường hô hấp do bội nhiễm: Dùng kháng sinh đường tiêm theo kháng sinh đồ hoặc phác đồ thường được chọn là Lincocin + Gentamyxin, Cephalosporin + Gentamyxin Nếu có sốt cao co giật dùng Gardenal hoặc Aminazin
-Nếu là biến chứng viêm não: Tích cực chống phù não, đề phòng và cắt cơn co giật Việc
sử dụng Corticoid trong điều trị viêm não vẫn còn nhiều ý kiến chưa thống nhất
-Theo dõi sát tình trạng mạch, hô hấp
Dùng Gamma globulin đặc hiệu trong thời kỳ đầu của bệnh, tiêm dưới da 2- 3 lần mỗi lần cách nhau 48 giờ (tổng liều 2-4 lần) Hiện nay có tác giả khuyên không nên dùng vì hiệu quả
Trang 35không rõ ràng, ngược lại có thể gặp phải tác dụng phụ của Gamma globulin
Phòng bệnh
Vacxin ho gà đã góp phần làm giảm đáng kể tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong, ở nước ta,
ho gà được xếp vào một trong 6 bệnh nằm trong chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ em Trẻ em trên 3 tháng tuổi được tiêm 3 lần, mỗi lần cách nhau 1 tháng Tiêm nhắc lại sau 1 năm, 3 năm và 5 năm
Để phòng bệnh cho tập thể, cần phải cách lỵ những trẻ bị ho gà trong thời gian ít nhất 4 tuần kể từ khi có cơn ho điển hình Những trẻ tiếp xúc phải được tiêm Gamma globulin đặc hiệu 0,3 ml/kg/lần, tiêm 2 lần cách nhau 48-72 giờ (tác dụng bảo vệ chống ho gà đạt 60% theo Combe
và Fauchier), trong đó đặc biệt chú ý những trẻ sơ sinh và trẻ suy dinh dưỡng Ngoài ra, có thể dùng Erythromycin để phòng ho gà cho những trẻ em tiếp xúc với bệnh nhân
1.3 Nội dung thảo luận và hướng dẫn tự học
1.3.1 Nội dung thảo luận
- Kiến thức về bệnh ho gà
- Ứng dụng thực tế chẩn đoán và điều trị bệnh ho gà
1.3.2 Nội dung ôn tập và vận dụng thực hành
Ôn tập các kiến thức nền tảng cần thiết từ bài học và chủ động vận dụng các kiến thức, chuẩn bị đầy đủ các kỹ năng trong quá trình thực hành lâm sàng
1.3.3 Nội dung hướng dẫn tự học và tự nghiên cứu
Đọc các tài liệu tham khảo có liên quan đến nội dung học tập, nghiên cứu thêm các ứng dụng bài học trong thực tế lâm sàng
Trang 36CHƯƠNG 5 BỆNH LỲ TRỰC KHUẨN
1.1 Thông tin chung.
1.1.1 Giới thiệu tóm tắt nội dung bài học.
Bài học cung cấp kiến thức tổng quát về lỵ trực khuẩn
1.1.2 Mục tiêu học tập
phẫu bệnh lý của bệnh lỵ trực trùng
1.1.4.2 Tài liệu tham khảo
Nguyễn Văn Hảo 2020
Giáo trình bệnh truyền nhiễm – NXB Y Học
Bộ Y Tế 2015
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh truyền nhiễm Quyết định số BYT ngày 31/12/2015
5642/QĐ-1.1.5.Yêu cầu thực hiện trước, trong và sau khi học tập
Sinh viên đọc trước bài giảng, tìm hiểu các nội dung liên quan đến bài học, tích cực tham gia thảo luận và xây dựng bài học, ôn tập, trả lời các câu hỏi, trình bày các nội dung cần giải đáp và đọc tài liệu tham khảo
Trang 371.2 Nội dung chính
Bệnh do Shigella là tình trạng viêm nhiễm cấp tính ở đường tiêu hóa do trực khuẩn
Shigella gây nên với hội chứng lỵ điển hình là đau quặn bụng, mót rặn và đi ngoài phân
lỏng như nước rửa thịt
Biểu hiện lâm sàng của bệnh do Shigella có thể thay đổi từ thể tiêu chảy nhẹ phân
lỏng nước cho đến các thể nặng nề với đau bụng quặn, mót rặn, tiêu phân nhầy máu, sốt
và dấu hiệu nhiễm trùng nhiễm độc
Biểu hiện ở đường tiêu hóa thường tự khỏi trong vài ngày Dùng kháng sinh sớm có tác dụng giúp hồi phục sớm và rút ngắn thời gian thải vi khuẩn ra phân
Hàng năm, toàn thế giới có 165 triệu trường hợp mắc lỵ trực khuẩn do Shigella, trong
đó có 1 triệu ca tử vong Lây truyền trực khuẩn lỵ Shigella có thể trực tiếp từ người sang
người qua tay mang vi khuẩn hoặc qua thức ăn, nước uống bị nhiễm trực khuẩn lỵ
Tỷ lệ tử vong tùy theo cơ địa người bệnh và tùy typ Shigella Tỷ lệ tử vong do S
dysenteriae 1 tử vong có thể từ 10% - 30% S sonnei chỉ gây tử vong 1%
Căn nguyên:
Shigella là trực khuẩn Gram âm thuộc họ Enterobateriaceae Có bốn nhóm Shigella
chính là Shigella dysenteriae, Shigella flexneri, Shigella boydii, và Shigella sonnei
Shigella dysenteriae 1 (còn gọi là trực khuẩn Shiga) hay gây dịch và tử vong cao hơn các
Tại niêm mạc đại tràng, trực khuẩn lỵ gây viêm xuất tiết, chảy máu, tiêu hủy tế bào niêm mạc đồng thời giải phóng nội độc tố và cả ngoại độc tố (đối với
S shiga) Độc tố tác động lên toàn thân gây hội chứng nhiễm trùng - nhiễm độc, các triệu
chứng tim mạch, tiết niệu
Trang 38Tại chỗ, độc tố tác động lên thần kinh hệ vận động, hệ cảm giác và hệ thực vật gây các triệu chứng đau quặn, mót rặn, đi tiêu nhiều lần, phân có nhiều máu, mủ, đôi khi chỉ
có đi tiêu lỏng đơn thuần Gây rối loạn các chức năng của ruột, mất cân bằng nước, điện giải và kiềm toan
Trước tác động của vi khuẩn và độc tố lỵ, cơ thể sẽ huy động mọi cơ chế tự vệ nhằm thải trừ vi khuẩn khỏi cơ thể
Khởi phát đột ngột với các triệu chứng:
- Hội chứng nhiễm trùng: sốt cao 39 - 40◦C, thường kèm theo ớn lạnh, đau nhức cơ toàn thân, mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn hoặc nôn, trẻ nhỏ có thể bị co giật do sốt cao
-Triệu chứng tiêu hóa: tiêu chảy phân lỏng, toàn nước, kèm theo đau bụng
-Thời kỳ này kéo dài 1 đến 3 ngày
Thời kỳ toàn phát
Bệnh diễn tiến thành bệnh cảnh lỵ đầy đủ:
-Đau bụng quặn từng cơn Thể trạng suy sụp nhanh chóng, người mệt mỏi, hốc hác, môi khô, lưỡi vàng bẩn
-Mót rặn, đau vùng trực tràng, có thể dẫn đến sa trực tràng do rặn nhiều
Trang 39-Đi ngoài phân nhầy máu mũi, nhiều lần (có thể 20 - 40 lần/ngày), số lượng phân ít dần theo thời gian bị bệnh Điển hình phân như nước rửa thịt
-Khám bụng: đau, chướng nhất là phần dưới bên trái, vùng đại tràng sigma, có thể đau toàn bộ khung đại tràng
Thời kỳ lui bệnh và hồi phục
-Sốt giảm dần rồi hết, người đỡ mệt, cảm giác thèm ăn dần trở lại
-Các cơn đau bụng thưa và nhẹ dần rồi hết
-Giảm rồi hết cảm giác mót rặn
-Số lần đi ngoài giảm dần, nhầy máu mũi giảm dần rồi hết, đi ngoài phân sệt rồi thành khuôn trở lại
-Đi tiểu nhiều, bụng hết đầy chướng
Cận lâm sàng
Công thức máu
-Bạch cầu thường tăng, tăng tỷ lệ bạch cầu đa nhân trung tính
-Hồng cầu bình thường hoặc giảm nhẹ
Xét nghiệm phân
-Soi tươi: có hồng cầu, bạch cầu đa nhân
-Cấy phân: phân lập trực khuẩn Shigella Soi trực tràng
Hình ảnh viêm lan tỏa cấp tính niêm mạc, có nhiều vết loét nông đường kính 3-7
mm, có thể xuất huyết chỗ loét
Chẩn đoán xác định
Lâm sàng
-Sốt và triệu chứng toàn thân
-Hội chứng lỵ: đau quặn bụng, mót rặn, phân nhầy máu
Trang 40Bồi phụ nước và điện giải sớm và kịp thời để tránh để xảy ra tình trạng sốc do mất nước và rối loạn điện giải
Điều trị các triệu chứng khác gồm giảm đau bụng, hạ sốt, trợ tim mạch và các triệu chứng liên quan khác đồng thời với điều trị căn nguyên và bồi phụ nước điện giải
Đảm bảo phòng chống lây nhiễm và thông báo dịch theo quy định
Điều trị cụ thể
Bù nước điện giải
-Cần đánh giá mức độ mất nước, điện giải của người bệnh để bù dịch phù hợp và kịp thời
-Mất nước nhẹ, không nôn: bù dịch bằng đường uống với oresol
-Mất nước từ trung bình tới nặng, kèm theo nôn: bù dịch đường tĩnh mạch với các loại dung dịch: mặn ngọt, lactate ringer hoặc acetate ringer Cần phải dựa vào
xét nghiệm điện giải đồ để lựa chọn chủng loại dịch cho phù hợp nhằm bồi phụ natri và kali cho đầy đủ
-Theo dõi mạch, huyết áp, số lượng nước tiểu để điều chỉnh lượng dịch cũng như tốc
độ truyền dịch
Kháng sinh
-Cần phải dựa vào tính nhạy cảm và đề kháng kháng sinh của trực khuẩn Shigella để
lựa chọn kháng sinh có tác dụng
-Các thuốc được khuyến cáo sử dụng điều trị trực khuẩn lỵ Shigella hiện nay là: