Vì vậy, sinh viên đã thực hiện đề tài “Đánh giá chấtlượng nước mặt cửa sông Văn Úc, thành phố Hải Phòng” để làm khóa luận tốt nghiệpngành quản lý tài nguyên và môi trường với mục tiêu
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
KHOA ĐỊA CHẤT
Nguyễn Dương Thái
ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT CỬA SÔNG VĂN ÚC, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
Khóa luận tốt nghiệp đại học hệ chính quy Ngành: Quản lý Tài nguyên và Môi trường
Chương trình đào tạo: Chuẩn
Hà Nội - 2023
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
KHOA ĐỊA CHẤT
Nguyễn Dương Thái
ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT CỬA SÔNG VĂN ÚC, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
Khóa luận tốt nghiệp đại học hệ chính quy Ngành: Quản lý Tài nguyên và Môi trường
Chương trình đào tạo: Chuẩn
Cán bộ hướng dẫn: TS Trần Đăng Quy
Hà Nội - 2023
Trang 3Qua đây, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới giáo viên hướng dẫn là TS TrầnĐăng Quy, người đã hướng dẫn, tận tình chỉ bảo, đưa ra cho em những ý kiến xácđáng để có thể hoàn thành khóa luận.
Em xin gửi lời cảm ơn TS Nguyễn Đình Thái giáo viên chủ nhiệm lớp K64Quản lý Tài nguyên và Môi trường đã luôn sát sao, động viên trong những năm họcvừa qua
Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè và người thân đã luôn bêncạnh động viên, quan tâm, hỗ trợ rất nhiều để em có thể hoàn thành tốt bài Khóa luậntốt nghiệp này
Trong quá trình thực hiện khóa luận, sẽ còn những thiếu sót, rất mong nhậnđược những ý kiến đóng góp của thầy, cô và các bạn
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà nội ngày 20 tháng 5 năm 2023
Sinh viên
Nguyễn Dương Thái
Trang 4MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG ii
DANH MỤC HÌNH ii
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU 3
1.1 Một số khái niệm cơ bản 3
1.2 Tổng quan tài liệu nghiên cứu 4
1.2.1 Trên thế giới 4
1.2.2 Tại Việt Nam 4
1.3 Tổng quan khu vực nghiên cứu 5
1.3.1 Điều kiện tự nhiên 5
1.3.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 7
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 9
2.1 Cơ sở tài liệu 9
2.2 Phương pháp nghiên cứu 9
2.2.1 Phương pháp tổng hợp tài liệu 9
2.2.2 Phương pháp khảo sát thực địa và thu thập mẫu 9
2.2.3 Phương pháp phân tích mẫu 12
2.2.4 Phương pháp đánh giá chất lượng nước (theo chỉ số WQI) 13
2.2.5 Phương pháp xử lý số liệu 14
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 15
3.1 Đánh giá chất lượng nước cửa sông Văn Úc theo QCVN 08-MT/2015 15
3.1.1 Các thông số hóa lý 16
3.1.2 Các thông số chất dinh dưỡng 25
3.1.3 Các thông số kim loại nặng 30
3.2 Đánh giá chất lượng nước cửa sông Văn Úc theo chỉ số WQI 33
3.3 Thảo luận nguyên nhân gây suy giảm chất lượng nước và đề xuất các giải pháp cải thiện chất lượng nước cửa sông Văn Úc 34
3.3.1 Thảo luận nguyên nhân gây suy giảm chất lượng nước 34
3.3.2 Đề xuất giải pháp cải thiện chất lượng nước 36
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 38
TÀI LIỆU THAM KHẢO 40
Trang 5DANH MỤC BẢNG
Bảng 1 Các vị trí khảo sát lấy mẫu nước cửa sông Văn Úc năm 2023 11Bảng 2 Các nhóm thông số đưa vào tính toán chỉ số chất lượng nước Việt Nam tại cửasông Văn Úc 13Bảng 3 Thang giá trị đánh giá chất lượng nước mặt theo chỉ số WQI 14Bảng 4 Thống kê các thông số đánh giá chất lượng nước cửa sông Văn Úc giai đoạn
2005 - 2023 15Bảng 5 Giá trị các thông số hóa lý trong nước cửa sông Văn Úc năm 2023 18Bảng 6 Hàm lượng các chất dinh dưỡng trong nước cửa sông Văn Úc năm 2023 27Bảng 7 Hàm lượng một số kim loại nặng trong nước cửa sông Văn Úc năm 2023 31
DANH MỤC HÌNH
Hình 1 Khu vực cửa sông Văn Úc giữa 2 huyện Kiến Thụy và Tiên Lãng 6Hình 2 Sơ đồ vị trí các điểm lấy mẫu khảo sát tại cửa sông Văn Úc 11Hình 3 Biến động giá trị pH trung bình trong nước cửa sông Văn Úc giai đoạn 2005 -2023 17Hình 4 Biến động giá trị pH trung bình trong nước cửa sông Văn Úc giữa hai phatriều lên và triều xuống trong giai đoạn 2005 - 2023 17Hình 5 Biến động hàm lượng DO trung bình (mg/l) trong nước cửa sông Văn Úctrong giai đoạn 2005 - 2023 19Hình 6 Biến động hàm lượng DO trung bình (mg/l) trong nước cửa sông Văn Úc giữahai pha triều lên và triều xuống trong giai đoạn 2005 - 2023 20Hình 7 Biến động giá trị độ mặn trung bình (‰) trong nước cửa sông Văn Úc tronggiai đoạn 2005 - 2023 21Hình 8 Biến động giá trị độ măn (‰) trung bình trong nước cửa sông Văn Úc giữa haipha triều lên và triều xuống năm 2023 21Hình 9 Biến động giá trị độ đục trung bình (NTU) trong nước cửa sông Văn Úc tronggiai đoạn 2005 - 2023 22Hình 10 Biến động giá trị độ đục trung bình (NTU) trong nước cửa sông Văn Úc giữahai pha triều lên và triều xuống trong giai đoạn 2005 - 2023 22Hình 11 Biến động giá trị độ dẫn điện trung bình (mS/s) trong nước cửa sông Văn Úctrong các năm 2011 và 2023 23Hình 12 Biến động hàm lượng TDS trung bình (g/l) trong nước cửa sông Văn Úc giữahai pha triều lên và triều xuống trong giai đoạn 2005 - 2023 24Hình 13 Biến động giá trị Eh trung bình (mV) trong nước cửa sông Văn Úc giữa haipha triều lên và triều xuống năm 2023 25Hình 14 Biến động hàm lượng nitrat trung bình (mg/l) trong nước cửa sông Văn Úctrong giai đoạn 2005 - 2023 26Hình 15 Biến động hàm lượng nitrat trung bình (mg/l) trong nước cửa sông Văn Úc
Trang 6giữa hai pha triều lên và triều xuống trong giai đoạn 2005 - 2023 27Hình 16 Biến động hàm lượng amoni trung bình (mg/l) trong nước cửa sông Văn Úctrong giai đoạn 2005 - 20230 28Hình 17 Biến động hàm lượng amoni trung bình (mg/l) trong nước cửa sông Văn Úcgiữa hai pha triều lên và triều xuống trong giai đoạn 2005 - 2023 29Hình 18 Biến động hàm lượng photphat trung bình (mg/l) trong nước cửa sông Văn
Úc trong giai đoạn 2005 - 2023 30Hình 19 Biến động hàm lượng photphat trung bình (mg/l) trong nước cửa sông Văn
Úc giữa hai pha triều lên và triều xuống trong giai đoạn 2005 - 2023 30Hình 20 Biến động hàm lượng Cu trung bình (mg/l) trong nước cửa sông Văn Úctrong giai đoạn 2005 - 2023 32Hình 21 Biến động hàm lượng Zn trung bình (mg/l) trong nước cửa sông Văn Úctrong giai đoạn 2005 - 2023 33Hình 22 Biến động hàm lượng Zn trung bình (mg/l) trong nước cửa sông Văn Úc giữahai pha triều lên và triều xuống trong giai đoạn 2005 - 2023 33Hình 23 Kết quả đánh giá chất lượng nước cửa sông Văn Úc theo chỉ số WQI giaiđoạn 2005 - 2023 34
Trang 7MỞ ĐẦU
Nước là nguồn tài nguyên thiết yếu cho môi trường sống, quyết định sự tồn tại
và phát triển bền vững của mọi quốc gia Tuy nhiên, nguồn tài nguyên quý hiếm nàyđang phải đối mặt với nguy cơ ô nhiễm và cạn kiệt Theo con số thống kê cho thấy từđầu thế kỉ XX lượng nước tiêu thụ toàn cầu tăng gấp 7 lần, vì thế trong thế kỷ XXI vấn
đề thiếu nước sử dụng càng trở nên nghiêm trọng (Bộ Tài nguyên và Môi trường,2021) Phát triển kinh tế và tình trạng gia tăng dân số với nhu cầu sử dụng cá nhân,mục đích lợi nhuận đã trực tiếp hoặc gián tiếp tác động đến môi trường nước Nguy cơthiếu nước, đặc biệt là nguồn nước sạch đang là mối đe dọa lớn đối với con người, ônhiễm nguồn nước càng gia tăng cả về mức độ lẫn quy mô Chính vì vậy, việc theodõi, đánh giá và kiểm soát chất lượng nguồn nước mặt là nhiệm vụ quan trọng và cấpbách trong giai đoạn hiện nay
Sông Văn Úc là một chi lưu của sông Thái Bình, phần lớn chảy qua địa bànthành phố Hải Phòng và đổ ra Biển Đông qua cửa Văn Úc Cửa sông Văn Úc thuộc địaphận xã Đại Hợp, huyện Kiến Thụy và hai xã Vinh Quang, Đông Hưng thuộc huyệnTiên Lãng; có vị trí quan trọng về quốc phòng - an ninh và là đầu mối giao thông thủyquan trọng của nước ta nói chung và Hải Phòng nói riêng Phù sa từ sông Văn Úc đổ rabiển góp phần tạo ra những bãi sông màu mỡ, có tiềm năng nuôi trồng thủy sản, đadạng sinh học cho khu vực hai bên dòng sông và cửa biển Nghiên cứu chất lượng môitrường nước và đa dạng sinh học mang ý nghĩa dự báo cho ngành nuôi trồng và đánhbắt thủy sản nói riêng đồng thời là cơ sở cho việc duy trì, phát triển và bảo vệ sinh vậtcho vùng cửa sông ven biển Vì vậy, sinh viên đã thực hiện đề tài “Đánh giá chấtlượng nước mặt cửa sông Văn Úc, thành phố Hải Phòng” để làm khóa luận tốt nghiệpngành quản lý tài nguyên và môi trường với mục tiêu và nhiệm vụ cụ thể như sau:
Mục tiêu: Xác định chất lượng nước tại khu vực cửa sông Văn Úc Các chỉ tiêu
bao gồm: pH, DO, độ mặn, độ dẫn điện, TDS, Eh, P-PO , N-NO₄, N-NO ₃, N-NH Phân tích₄, N-NO⁺ Phân tích
và so sánh kết quả chất lượng nước qua các năm và theo mực nước triều
Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu là môi trường nước khu vực cửa
sông Văn Úc thuộc địa phận xã Đại Hợp, huyện Kiến Thụy và các xã Vinh Quang,Đông Hưng thuộc huyện Tiên Lãng, Thành phố Hải Phòng
Nhiệm vụ:
- Tổng hợp và phân tích các tài liệu liên quan đến điều kiện tự nhiên, kinh tế, xãhội tại các xã Đại Hợp, Kiến Thụy và xã Vinh Quang, Đông Hưng thuộc huyện TiênLãng có cửa sông thuộc khu vực nghiên cứu
Trang 8- Khảo sát thực địa, lấy mẫu nước tại khu vực nghiên cứu, phân tích, xử lý mẫunước và số liệu thu được.
- Đánh giá hiện trạng chất lượng nước mặt tại cửa sông Văn Úc
- Đề xuất một số giải pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm và cải thiện chất lượngnước mặt tại cửa sông Văn Úc trong thời gian tới
Để trình bày nội dung nghiên cứu, khoá luận được bố cục thành 03 chươngkhông kể mở đầu và kết luận, cụ thể như sau:
Mở đầu
Chương 1 Tổng quan tài liệu và khu vực nghiên cứu
Chương 2 Cơ sở tài liệu và phương pháp nghiên cứu
Chương 3 Kết quả và thảo luận
Kết luận và kiến nghị
Tài liệu tham khảo
Trang 9CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU
1.1 Một số khái niệm cơ bản
Cửa sông là nơi dòng sông chảy ra và đổ vào biển hoặc hồ lớn Các vùng cửasông gồm hai loại cơ bản là châu thổ và vùng cửa sông hình phễu Vùng cửa sôngkhông chỉ là nơi nước ngọt và nước mặn pha trộn với nhau đơn thuần mà tại đây có sựchuyển đổi tính chất của nước, từ ngọt sang mặn Đây cũng là nơi có tranh chấp mãnhliệt giữa đất liền và biển, ở đó luôn xảy ra hai quá trình trái ngược nhau là bồi tụ và xóimòn Hai quá trình này xảy ra phụ thuộc vào các yếu tố động lực của dòng sông vàdòng biển (sóng, thủy triều, hải lưu) và các quá trình địa chất
Theo khoản 1 điều 3 Luật Bảo Vệ Môi trường Việt Nam năm 2020, môi trường
được định nghĩa như sau: “Môi trường bao gồm các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, kinh tế, xã hội, sự tồn tại, phát triển của con người, sinh vật và tự nhiên”.
Theo khoản 1, Điều 2 Luật Tài nguyên nước 2020: “Tài nguyên nước bao gồm nguồn nước mặt, nước dưới đất, nước mưa và nước biển thuộc lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.
Theo Khoản 3, Điều 2 Luật Tài nguyên nước 2020: “Nước mặt là nước tồn tại trên mặt đất liền hoặc hải đảo”.
Theo QCVN 08:2015/BTNMT “Nước mặt là nước chảy qua hoặc đọng lại trên
bề mặt lục địa hoặc hải đảo, bao gồm: sông, suối, kênh, mương, khe, rạch, hồ, ao, đầm”.
Theo khoản 12 điều 3 Luật Bảo Vệ Môi trường Việt Nam 2020 “Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi tính chất vật lý, hóa học, sinh học của thành phần môi trường không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường, tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, sinh vật và tự nhiên”.
Theo khoản 11 điều 3 Luật Bảo Vệ Môi trường Việt Nam 2020 “Tiêu chuẩn môi trường là quy định tự nguyện áp dụng mức giới hạn của thông số về chất lượng môi trường, hàm lượng của chất ô nhiễm có trong chất thải, các yêu cầu kỹ thuật và quản lý được cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc tổ chức công bố theo quy định của pháp luật về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật”.
Chỉ số chất lượng nước (viết tắt là WQI) là một chỉ số được tính toán từ các thông sốquan trắc chất lượng nước, dùng để mô tả định lượng về chất lượng nước và khả năng sửdụng của nguồn nước đó; được biểu diễn qua một thang điểm WQI thông số (viết tắt là
Trang 10WQISI) là chỉ số chất lượng nước tính toán cho mỗi thông số (Tổng cục Môi trường, 2019).
1.2 Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.2.1 Trên thế giới
Lianyuan Zheng, Changsheng Chen và Frank Y Zhang (2004) đã nghiên cứu
về chất lượng nước tại cửa sông Satilla, bang Georgia Chất lượng nước có sự thay đổitheo thủy triều Trong giai đoạn thủy triều lên, chất hữu cơ hòa tan và vật liệu dạng hạtđược vận chuyển vào các đầm lầy muối ngập triều và lắng đọng trong đầm lầy Tronggiai đoạn thủy triều xuống, một số vật liệu hạt lắng đọng được đưa lại vào cửa sông.Các quan sát cũng cho thấy nồng độ DO ở cửa sông Satilla giảm do các đầm lầy ngậpmặn
Theo William G Reay (2009), tại cửa sông York, các vấn đề chính về quản lýchất lượng nước và các mối đe dọa trong vịnh Chesapeake và các nhánh thủy triều của
nó bao gồm lượng trầm tích và chất dinh dưỡng dư thừa cũng như sự xuất hiện của cáchóa chất độc hại và tác nhân vi sinh vật Độ trong của nước kém, chủ yếu do trầm tích
lơ lửng và thực vật phù du kiểm soát, là một vấn đề dai dẳng và phổ biến ở cửa sôngYork với các vùng Oligohaline và Mesohaline trung bình không đáp ứng các yêu cầu
về môi trường sống của thực vật thủy sinh (SAV) ngập nước (tiêu chí SAV: ~10 NTU
và TSS < 15 mg L −1)
Theo Jeremy M Testa và nnk (2008), do lượng nước xả thải từ công nghiệp,nông nghiệp cùng với sự lắng đọng gây nên hiện tượng phú dưỡng tại các vùng cửabiển, làm giảm nồng độ oxi hòa tan sẽ ảnh hưởng tới đa dạng sinh học Biến đổi khíhậu cũng ảnh hướng đến các quá trình sinh thái cửa sông Sự dao động của đầu vàonước ngọt ảnh hưởng đến chất dinh dưỡng, sự phân tầng cột nước và thời gian cư trú
1.2.1 Tại Việt Nam
Nghiên cứu cho thấy chất lượng môi trường nước khu vực cửa sông Văn Úcdựa vào chỉ số Margalef, chỉ số Shannon - Weiner đối với động vật nổi và chỉ số sinhhọc tảo (Diatomeae index) đối với thực vật nổi đều cho thấy chất lượng nước tại cácđiểm khảo sát đều đang ở mức ô nhiễm nặng và ô nhiễm trung bình (Nguyễn Thị Thu
Hè, 2012) Khu hệ cá vùng cửa sông Văn Úc đã thống kê được 104 loài thuộc 40 họnằm trong 13 bộ Trong đó, bộ cá Vược chiếm tỉ lệ cao nhất Trong tổng số 104 loài đãxác định 4 loài cá nước ngọt, 48 loài cá nước mặn và 52 loài cá cửa sông, 4 loài cá di
cư Đa dạng sinh học cá tại cửa sông Văn Úc đang bị suy giảm nghiêm trọng do khaithác quá mức và khai thác bằng phương tiện hủy diệt, cùng với những nguy cơ phárừng ngập mặn và ô nhiễm môi trường từ chất thải công nghiệp, nông nghiệp, sinhhoạt (Lê Hữu Tuấn Anh, 2012)
Trang 11Nghiên cứu đánh giá hàm lượng kim loại nặng trong trầm tích đáy vùng cửasông Mê Công của Phùng Thái Dương (2015) đã cho thấy ngoại trừ Pb, hàm lượng cáckim loại còn lại nhìn chung đã xấp xỉ bằng với QCVN quy định và một số chỉ tiêu đãvượt quá so với một số nước trên thế giới, tức là bắt đầu gây ra những ảnh hưởng đếnđời sống sinh vật thủy sinh, hệ sinh thái ven sông Trong đó đặc biệt là Cu và Cd lànhững kim loại có hàm lượng tương đối cao so với chuẩn quy định, do đó đã và đangảnh hưởng lớn đến hệ sinh thái và môi trường sống.
Nghiên cứu biến động chất lượng nước vùng cửa sông ven biển tỉnh QuảngBình của Phạm Thị Thủy (2014) cho thấy nồng độ các chất ô nhiễm (COD, BOD₅) vềmùa mưa cao hơn mùa khô và biến đổi theo các chu kỳ triều (khi chân triều nồng độcác chất cao hơn khi đỉnh triều); nồng độ các chất ô nhiễm cao hơn tại khu vực gầncửa sông và gần các nguồn thải; nồng độ chất ô nhiễm tại các bãi biển phía Nam cáccửa sông cao hơn phía Bắc các cửa sông; và giá trị các thông số BOD₅, COD tại cáckhu vực này đã vượt giới hạn cho phép theo QCVN 10.2008/BTNMT
Dương Thị Trúc và nnk (2019) nghiên cứu chất lượng nước mặt của sông Tiềnchảy qua địa phận Tân Châu, tỉnh An Giang cho thấy vào cuối mùa khô, nồng độ DOthấp hơn trong khi hàm lượng hữu cơ qua các thông số như nitrit, nitrat, phosphatthường là cao hơn vào mùa mưa Chất lượng nước mặt của sông Tiền chảy qua địaphận Tân Châu đã bị ô nhiễm biểu hiện qua hàm lượng PO ³₄, N-NO ⁻, NH₄, N-NO⁺ Phân tích và NO₂⁻ có giátrị vợt qua QCVN 08-MT:2015/BTNMT nhưng không bị ô nhiễm bởi Br⁻, As, F⁻ vàSiO₂⁻ Kết quả này là cơ sở xây dựng bộ dữ liệu về chất lượng nước mặt cho vùngnghiên cứu
1.3 Tổng quan khu vực nghiên cứu
1.3.1 Điều kiện tự nhiên
1.3.1.2 Khí hậu
Khí hậu khu vực ven biển mang 3 nét đặc trưng chính sau đây:
- Tính chất nóng ẩm nhiệt đới: nhiệt độ trung bình hàng năm cửa khu vực đồngbằng ven biển miền Bắc ước tính khoảng 23,5 - 24,0 °C, trong đó, nhiệt độ trung bình
Trang 12giữa mùa hè và đông chênh lệch khoảng 8 °C Độ ẩm trung bình hàng năm khá cao(85%), có xu hướng tăng theo chiều Bắc - Nam Từ tháng 10 đến tháng 1 năm sau làthời gian có khí hậu khô nhất với độ ẩm duới 73%, mùa ẩm vào khoảng tháng 3 vàtháng 4 với độ ẩm cao lên tới 90 - 91% Tổng lượng mưa thuộc loại trung bình, vàokhoảng 1.500-1.800 mm, số ngày mưa trung bình là 120 ngày/năm Mưa chủ yếu tậptrung vào thời gian từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm 80 - 90% tổng lượng mưa cả năm,nhiều nhất vào các tháng 7, 8, 9 Mùa khô kéo dài từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau,mưa ít nhất vào tháng 12 và tháng 1.
Hình 1 Khu vực cửa sông Văn Úc giữa 2 huyện Kiến Thụy và Tiên Lãng
- Tính phân hóa mùa: thể hiện qua hai mùa rõ rệt là mùa hè kéo dài từ tháng 5đến tháng 9 và mùa đông kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau Nhiệt độ trung bìnhmùa đông là khoảng 17 - 18 °C trong khi nhiệt độ trung bình mùa hè lên tới 27 - 28
°C
- Tính biến động: khí hậu khu vực ven biển luôn biến đổi mạnh do nhiễu độngcủa các yếu tố thời tiết: lốc, bão, áp thấp nhiệt đới… Mỗi năm khu vực chịu ảnh hưởngtrực tiếp của 1 đến 2 trận bão và gián tiếp của 2 đến 3 trận bão hoặc áp thấp nhiệt đớikhác, trung bình 2,5 cơn/năm Hầu hết bão đổ bộ vào lúc triều thấp, hiếm khi bão đổ
bộ trùng vào thời gian triều cường
1.3.1.3 Thủy văn
Trang 13Sông Văn Úc đoạn chảy qua ranh giới giữa hai huyện Kiến Thụy và Tiên lãng
có độ dài 14,75 km Lòng sông tương đối rộng và đồng đều, độ dốc không lớn, trungbình 400 m, độ sâu trung bình 8 m Ở sát cửa sông, tốc độ dòng chảy nhỏ hơn, lòngsông rộng hơn Lưu lượng trung bình năm 506 m³/s, chiếm 60% tổng lượng nước sôngThái Bình Tổng lượng lũ một ngày đạt cao nhất 294 x 10⁶ m³, tốc độ dòng chảy nhỏvào tháng 2 và tháng 3 Hàng năm sông Văn Úc đổ ra biển khoảng 9 tỷ m³ nước vàkhoảng 6 triệu tấn bùn cát Độ đục lớn nhất xuất hiện vào các con lũ đầu mùa và con lũlớn, tháng 7 và tháng 8 có độ đục trung bình nhiều năm là 1.000 g/m³ Lượng bùn cátcủa sông đưa ra chủ yếu gây bồi lắng vùng cửa sông và hình thành nên các đảo chắncửa sông, bãi ngầm và bãi bồi ngập triều Độ mặn của nước sông thay đổi theo mùa.Vào mùa hè, nước sông có độ mặn nhỏ và mùa đông nước sông có độ mặn cao Độmặn cao nhất của nước sông Văn Úc thường được ghi nhận vào khoảng tháng 1 đếntháng 3
1.3.1.4 Hải văn
Vùng nghiên cứu có chế độ nhật triều khá thuần nhất Trong nửa tháng có tới
11 ngày nhật triều với biên độ triều lớn và 3 ngày bán nhật triều với biên độ triều nhỏ.Sóng biển thể hiện tính phân hóa theo mùa rất rõ rệt Vào mùa đông, gió Đông Bắchoạt động (từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau), sóng thịnh hành hướng Đông với tầnsuất hơn 40%, độ cao trung bình 0,7 m, cực đại lên tới 2,2 m Vào mùa hè, gió TâyNam hoạt động (từ tháng 5 đến tháng 8), sóng hướng Nam thịnh hành với tần suất43% Tháng 7, tần suất sóng hướng Đông tới 18% Dòng chảy tổng hợp bao gồm cácthành phần dòng chảy triều, dòng chảy sông, dòng gió và dòng sông Dòng chảy triềuchiếm ưu thế thuận nghịch, hướng chảy thường ngược nhau 180° và song song vớiđường bờ hoặc luồng lạch cửa sông Ở các vùng cửa sông và luồng chính trước cửasông, dòng triều toàn nhất có tốc độ 70 - 100 cm/s Khi chảy ra tới cửa, tốc độ dòngchảy sông giảm đi rất nhiều Tại cửa sông Văn Úc, tốc độ dòng chảy sông chỉ đạt 0,1 -0,3 m/s, cực đại 0,75 m/s rồi sau đó bị triệt tiêu dần Dòng chảy tổng hợp ở vùng cửa sông
có tốc độ cực đại tới 22,5 m/s vào mùa hè do kết hợp dòng lũ với dòng triều xuống cùnghướng Vào mùa đông, dòng chảy ở vùng cửa sông yếu hơn nhưng cũng có tốc độ lớn
ở nửa chu kỳ nước rút khi các thành phần dòng chảy cùng hướng
1.3.2 Điều kiện kinh tế - xã hội
1.3.2.1 Hoạt động kinh tế
Trồng trọt là ngành sản xuất chủ yếu của người dân địa phương Diện tích gieocấy lúa cả năm của huyện Tiên Lãng năm 2020 là 12,766 ha, năng suất 64 tạ/ha Diệntích cây thuốc lào 1.117 ha, sản lượng đạt 1,734 tấn Trên địa bàn huyện Kiến Thụy,diện tích lúa năm 2016 là 8,707 ha, diện tích rau các loại là 1,378 ha, năng suất cả năm
Trang 14đạt 62,56 tạ thóc/ha và 30,131 tấn rau củ các loại Phòng Nông nghiệp và Phát triểnnông thôn xã Đại Hợp đã triển khai đưa vào sản xuất các giống lúa có giá trị và năngsuất cao, mở các lớp tập huấn, chuyển giao kĩ thuật Năng suất lúa bình quân hàng nămđạt 52-52 tạ/ha/vụ Số lượng đàn gia súc, gia cầm hàng năm được duy trì và phát triển.Năm 2020, tổng đàn lợn trên địa bàn huyện Tiên Lãng là 23.500 con, đàn gia cầm hơn2,5 triệu con Số liệu của huyện Kiến Thụy năm 2019 nêu rằng tổng đàn lợn là 49.100con, tổng đàn gia cầm 520.000 con Tại huyện Kiến Thụy, theo số liệu báo cáo vàonăm 2019, diện tích nuôi trồng thủy sản là 2.239,9 ha; sản lượng nuôi trồng đạt 2004tấn; sản lượng khai thác đạt 937,7 tấn Tính đến năm 2020, huyện Tiên Lãng có diệntích mặt nước là 2.837 ha, tổng sản lượng đạt 20.540 tấn.
1.3.2.2 Các yếu tố xã hội
Dân số tại các xã thuộc khu vực nghiên cứu tính đến năm 2019 là hơn 30.000người, trong đó đông nhất là xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng với hơn 14.000 người.Cùng với đà tăng dân số, chính quyền địa phương cũng quan tâm nhiều đến các hoạtđộng văn hóa, giáo dục, từng bước nâng cao chất lượng đời sống của người dân Quy
mô giáo dục các bậc, cấp, trường lớp được củng cố và giữ vững, chất lượng giáo dụctừng bước được nâng cao Tỷ lệ hoàn thành chương trình tiểu học, tốt nghiệp THCS vàthi đỗ vào các trường THPT đều đạt 100% Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ côngtác giáo dục đào tạo được đầu tư, nâng cấp, đáp ứng yêu cầu phát triển toàn diện giáodục Trên địa bàn các xã đều có nhà văn hóa và sân chơi, các công trình tôn giáo, tínngưỡng như đền, chùa, đình … Phong trào thể dục thể thao quần chúng được duy trì
và phát triển Hệ thống thông tin liên lạc được đầu tư nâng cấp đảm bảo cung ứng cácdịch vụ bưu chính, viễn thông cho người dân Các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thểdục thể thao tại các làng văn hóa thu hút nhiều người tham gia Hệ thống đường giaothông liên thôn, liên xã được đầu tư, nâng cấp theo Chương trình xây dựng nông thônmới, đảm bảo cho người dân đi lại thuận tiện Chính quyền địa phương đặc biệt quantâm đến việc hoàn thiện hệ thống cấp thoát nước, đảm bảo cung cấp nước sạch chongười dân, đồng thời hạn chế tối đa tình trạng ngập lụt khi trời mưa to Một số khu vựcchưa có nước sạch, người dân chủ yếu sử dụng nước mưa hoặc nước giếng khoan, điềunày có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân hoặc hiệu quả hoạt động chănnuôi nếu xảy ra dịch bệnh Toàn bộ các hộ dân nằm trong khu vực nghiên cứu đềuđược sử dụng điện từ lưới điện quốc gia
Trang 15CHƯƠNG 2 CƠ SỞ TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Cơ sở tài liệu
Cơ sở tài liệu sử dụng trong khóa luận bao gồm 02 nguồn chính:
- Nguồn số liệu, tài liệu thu thập: các số liệu liên quan được thu thập tại Trungtâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên - môi trường biển khu vực phía Bắc và Viện Tàinguyên Môi trường biển Hải Phòng
- Nguồn số liệu khởi tạo của khoá luận: Kết quả phân tích mẫu nước tại cửasông Văn Úc năm 2023 được thực hiện tại Phòng thí nghiệm trọng điểm Địa Môitrường và Ứng phó Biến đổi khí hậu, Khoa Địa chất, Trường Đại học Khoa học Tựnhiên
2.2 Phương pháp nghiên cứu
2.2.1 Phương pháp tổng hợp tài liệu
Là phương pháp phổ biến được dùng khi nghiên cứu một đề tài khoa học Đây
là phương pháp tham khảo tài liệu có sẵn liên quan tới vấn đề nghiên cứu Mục tiêucủa phương pháp này là thu thập được số liệu, tài liệu, văn bản pháp luật, có liên quantới chất lượng nước sông, môi trường nước tại khu vực nghiên cứu Các số liệu chuyênmôn được thu thập tại Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên - môi trường biểnkhu vực phía Bắc, Trung tâm Quan trắc Môi trường thành phố Hải Phòng, Sở Tàinguyên và Môi trường Hải Phòng và các cơ quan liên quan Các thông tin liên quan tới
đề tài được thu thập qua thực địa, sách báo, internet… nhằm thu thập tất cả các tài liệuhiện có liên quan Các thông tin, số liệu thu thập được trên cơ sở phân tích, đánh giá sẽ
kế thừa những thông tin, số liệu khoa học và công trình nghiên cứu về chất lượng nướcmặt, nước sông đã được công bố một cách có chọn lọc để phục vụ thiết thực cho đề tàikhóa luận
2.2.2 Phương pháp khảo sát thực địa và thu thập mẫu
Công tác chuẩn bị khảo sát thực địa bao gồm: chuẩn bị các vật dụng cần thiếtcho khảo sát thực địa, thu thập, xử lý, phân tích tổng hợp các nguồn tài liệu khác nhau
đã có về khu vực nghiên cứu Lên danh sách các điểm khảo sát, lộ trình khảo sát, thờigian lấy các mẫu phù hợp Các vật tư cần thiết cho hoạt động khảo sát thực địa gồm:
- Thùng xốp đựng mẫu có nắp đậy và đá lạnh;
- Túi nilong đen để đụng mẫu;
- Bút dạ chết, túi díp miệng, giấy ghi tên mẫu, băng dính;
Trang 16- Thiết bị GPS, máy ảnh;
- Sổ ghi nhật ký, bút chì, gang tay cao su;
- Chai nhựa (PET) trong suốt loại 1.000 ml và 500 ml;
- Axit và nước cất, giấy thấm
Quy trình lấy mẫu nước đã thực hiện bao gồm:
- Xác định tọa độ điểm lấy mẫu bằng máy đo GPS, xác định khoảng cách so vớinguồn thải, chụp ảnh vị trí lấy mẫu và cách khu vực xung quanh, tiến hành ghi chép,
mô tả lại vị trí lấy mẫu;
- Ghi lý hiệu vào mỗi chai lấy mẫu bằng bút không bị trôi, ghi tên vị trí lấy mẫulên băng dính nhám Mỗi vị trí lấy 3 mẫu tương ứng với các chai 1.000 mm, 500 ml
- Dùng nước mẫu xúc rửa chai 3 lần: Súc rửa bình lấy mẫu bằng cách lấy đủnước vào bình rồi xoay bình để nước lắng đều tất cả bề mặt bên trong của bình Đổ bỏnước súc rửa trong bình vào phía hạ lưu nơi lấy mẫu hoặc theo cách thức sao cho nướcsúc rửa đó không làm nhiễm bẩn nước nơi được lấy mẫu Nhúng ngập bình vào trongnước của thủy vực được lấy mẫu, hướng miệng bình về phía thượng nguồn dòng chảycủa nước, mở nút bình Đưa cổ bình đã mở nút xuống dưới mặt nước cho đến khi ngập
ở độ sâu khoảng 25 cm Nếu nước nông thì phải đảm bảo mẫu nước lấy không bịnhiễm bùn đáy Lấy mẫu đầy đúng đến miệng bình để đẩy được hết không khí trongbình ra
- Với các mẫu phân tích chỉ tiêu kim loại nặng, axit hóa với 2ml axit cho 500
ml nước để đảm bảo độ pH trong khoảng 1-2, dùng quỳ tím để so sánh màu
- Với các mẫu phân tích chỉ tiêu dinh dưỡng cho sau khi lấy được bảo quản tứcthời trong thùng đá (nhiệt độ 2- 5 °C) trong suốt thời gian vận chuyển về phòng thínghiệm để phân tích
- Mô tả vị trí trạm khảo sát vào sổ nhật ký Các nội dung mô tả gồm: ngàytháng, thời tiết (nắng, âm u, mưa), ký hiệu trạm khảo sát đã thống nhất, tọa độ trạmkhảo sát lẫy mẫu; mô tả hiện trạng nước khu vực lấy mẫu; mô tả các hoạt động nhânsinh làm ảnh hưởng đến chất lượng nước khu vực lấy mẫu (nuôi trồng thủy sản, bếnđậu tàu tuyền, khu chế biến, khu du lịch, khu dân cư…), chụp ảnh các yếu tố ảnhhưởng đến môi trường nước và quá trình lấy mẫu (ảnh có thể chụp liên tục tại các khuvực cửa sông trong quá trình khảo sát khi phát hiện các yếu tố ảnh hưởng đến chấtlượng nước
Mẫu được vận chuyển về phòng thí nghiệm được lưu trữ trong tủ lạnh cho đếnkhi phân tích Quy trình bảo quản mẫu và vận chuyển mẫu về phòng thí nghiệm được
Trang 17thực hiện theo TCVN 6663-3:2016 về chất lượng nước - Lấy mẫu - Phần 3: Bảo quản
và xử lý mẫu nước
Với phương pháp và kỹ thuật như trên, sinh viên đã thực hiện khảo sát và thựchiện lấy mẫu tại 05 vị trí khác nhau ở cửa sông Văn Úc, mỗi vị trí thực hiện lấy 02mẫu đại điện vào lúc thủy triều lên và thủy triều xuống (Bảng 1 và Hình 2)
Hình 2 Sơ đồ vị trí các điểm lấy mẫu khảo sát tại cửa sông Văn Úc
Ghi chú: Các điểm màu hồng là khảo sát lấy mẫu năm 2023, các điểm màu đỏ là khảosát lấy mẫu trong các năm 2005, 2006 và 2011 của Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tàinguyên - môi trường biển khu vực phía Bắc, Viện Tài nguyên môi trường biển HảiPhòng
Bảng 1 Các vị trí khảo sát lấy mẫu nước cửa sông Văn Úc năm 2023
20°41'24.39"
N 106°39'27.85"ENM1-
VU2 Chiều xuốngTriều
NM2-VU1 Sáng Triều lên
Cửa sông Văn Úc,Huyện Kiến Thụy,Thành phố Hải
20°41'51.52"
N
106°40'29.59"E
NM2- Chiều Triều
Trang 18Vị trí
Vĩ độ (N) Kinh độ (E)
VU2 xuống
PhòngNM3-
VU1 Sáng Triều lên Huyện Kiến Thụy,Cửa sông Văn Úc,
Thành phố HảiPhòng
20°42'11.13"
N 106°41'6.93"ENM3-
VU2 Chiều xuốngTriều
NM4-VU1 Sáng Triều lên Huyện Kiến Thụy,Cửa sông Văn Úc,
Thành phố HảiPhòng
20°41'47.51"
N 106°41'25.74"ENM4-
VU2 Chiều
Triềuxuống NM5-
VU1 Sáng Triều lên Huyện Kiến Thụy,Cửa sông Văn Úc,
Thành phố HảiPhòng
20°41'16.66"
N 106°42'0.86"ENM5-
VU2 Chiều xuốngTriều
2.2.3 Phương pháp phân tích mẫu
Phương pháp phân tích các chỉ tiêu chất lượng nước thực hiện trên mẫu nướcthu thập tại khu vực nghiên cứu nhằm xác định định lượng các chỉ tiêu đánh giá chấtlượng nước tuân thủ theo hướng dẫn trong quy chuẩn QCVN 08:2015/BTNMT Cụ thểcác thông số và phương pháp phân tích khóa luận đã tiến hành thực hiện như sau:
- Đối với các nhóm thông số hóa lý xác định trực tiếp tại hiện trường gồm pH, Eh,
độ dẫn điện, độ đục, độ muối, hàm lượng ô xi hòa tan Sử dụng máy phân tích đa chỉ tiêuHoriba U5xG (Multi-parameter Water Quality Meters) Các bước thực hiện cụ thể nhưsau:
+ Thực hiện hiệu chỉnh máy (auto calibration) trước khi sử dụng tại hiệntrường;
+ Xác định vị trí cần phân tích theo bảng vị trí dự kiến khảo sát (xác đinh theotọa độ GPS);
+ Bật máy, xác định các thông số cần đo, chế độ đo khoảng thời gian lặp lại10s;
+ Thả đầu đo (probe) xuống nước ngập qua khấc đánh đấu, ghi lại kết quả hiệnthị trên LCD của máy;
+ Chấm đầu đo qua nước cất, vẩy nhẹ và thấm hết nước băng giấy thấm và dichuyển sang vị trí đo tiếp theo
- Đối với nhóm thông số các chất dinh dưỡng trong nước gồm P-PO₄, N-NO và N-NO₃
Trang 19được thực hiện phân tích bằng phương pháp trắc quang (so màu) trên hệ thống máySKALAR SAN⁺ Phân tích⁺ Phân tích tại Phòng thí nghiệm trọng điểm Địa Môi trường và Ứng phó Biếnđổi khí hậu, Khoa Địa chất, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên.
- Đối với nhóm thông số các kim loại nặng trong nước gồm Cu, Pb, Zn, Mnđược thực hiện bằng phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử (AAS) tại Phòng thínghiệm trọng điểm Địa Môi trường và Ứng phó Biến đổi khí hậu, Khoa Địa chất,Trường Đại học Khoa học Tự nhiên
2.2.4 Phương pháp đánh giá chất lượng nước (theo chỉ số WQI)
Việc đánh giá chỉ số chất lượng nước (Water quality Index - VN_WQI) đượctính toán dựa vào hướng dẫn của Tổng cục môi trường Việt Nam (2019) Trong hướngdẫn này quy định số lượng các thông số tối thiểu để tính toán chỉ số WQI Số liệu quantrắc môi trường để tính toán VN_WQI phải gồm tối thiểu 03/05 nhóm thông số và bắtbuộc phải có nhóm IV (trong đó không ít hơn 03 thông số) Trường hợp khu vực đóchịu tác động của các nguồn ô nhiễm đặc thù bắt buộc lựa chọn nhóm thông số đặctrưng tương ứng Các thông số được sử dụng để tính VN_WQI được lựa chọn 03/05nhóm theo hướng dẫn này được trình bày tại Bảng 2
Bảng 2 Các nhóm thông số đưa vào tính toán chỉ số chất lượng nước Việt Nam
tại cửa sông Văn Úc Nhóm Các thông số
I Thông số pH
III Nhóm thông số kim loại nặng: Cd, Pb, Cu, Zn
IV Nhóm thông số hữu cơ và dinh dưỡng: DO, N-NH₄, N-NO, N-NO₃, PO₄, N-NO
P-Tính toán WQI thông số (WQI SI )
- Đối với các thông số nhóm IV được tính toán theo công thức:
WQISI = qi- qi+1BPi+1-BPiCPi+1-CP+qi_1Trong đó:
+ BPi: Nồng độ giới hạn dưới của giá trị thông số quan trắc được quy địnhtương ứng với mức I;
+ BPi+1: Nồng độ giới hạn trên của giá trị thông số quan trắc được quy địnhtương ứng với mức i+1;
+ qi: Giá trị WQI ở mức i tương ứng với giá trị BPi;
Trang 20+ qi+1: Giá trị WQI ở mức i+1 tương ứng với giá trị BPi+1;
+ Cp: Giá trị của thông số quan trắc được đưa vào tính toán
- Đối với thông số DO (WQIDO):
+ Tính toán giá trị DO % bão hòa
DO%bão hòa= DOhòa tan / DObão hòa*100+ Tính giá trị WQIDO
WQISI = qi+1- qiBPi+1-BPiCp-BPi+qiTrong đó:
Cp: giá trị DO % bão hòa;
BPi, BPi+1, qi, qi+1 là các giá trị tương ứng với mức i, i+1
Đối với 2 nhóm còn lại là nhóm I và nhóm III, WQISI sẽ dựa vào giá trị quantrắc rồi chuyển đổi dựa vào các mức tương ứng
Tính toán WQI
WQI =WQII100(i=1nWQIII)1/n100(i=1mWQIIII)1/m100[1ki=1kWQIIV1li=1lWQIV]1/2
Trong đó:
- WQII: Kết quả tính toán đối với thông số nhóm I;
- WQIII: Kết quả tính toán đối với các thông số nhóm II;
- WQIIII: Kết quả tính toán đối với các thông số nhóm III;
- WQIIV: Kết quả tính toán đối với các thông số nhóm IV;
- WQIV: Kết quả tính toán đối với thông số nhóm V
Chỉ số chất lượng nước Việt Nam (VN_WQI) được tính theo thang điểm tươngứng với các màu sắc để đánh giá sự phù hợp của chất lượng nuóc với mục đích sửdụng được thể hiện theo Bảng 3 (Tổng cục môi trường, 2019)
Bảng 3 Thang giá trị đánh giá chất lượng nước mặt theo chỉ số WQI
Khoảng giá
trị WQI Chất lượng nước và mục đích sử dụng Màu sắc
91 - 100 Rất tốt, mục đích cấp nước sinh hoạt Xanh nướcbiển
76 - 90 Tốt, mục đích cấp nước sinh hoạt nhưng cần các biện
51 - 75 Trung bình, mục đích tưới tiêu và các mục đích tương
Trang 2126 - 50 Kém, mục đích giao thông thủy và các mục đích
10 - 25 Ô nhiễm nặng, cần các biện pháp xử lý trong tương
Trang 22CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1 Đánh giá chất lượng nước cửa sông Văn Úc theo QCVN 08-MT/2015
Chất lượng nước cửa sông Văn Úc được đánh giá và phân tích qua 03 nhómthông số gồm: 1) Các thông số hóa lý bao gồm pH, Eh, độ dẫn điện (EC), độ đục, hàmlượng ô xy hòa tan (DO), tổng chất rắn hòa tan (TDS) và độ mặn; 2) Các thông số dinhdưỡng gồm N-NH , N-NO và P-PO ; 3) Nhóm kim loại nặng gồm Cd, Pb, Cu, Zn.₄, N-NO ₃ ₄, N-NOGiá trị thống kê các thông số này được trình bày tại Bảng 4 Trên cơ sở đó, đặc trưngbiến động của các thông số đánh giá chất lượng nước tại cửa sông Văn Úc sẽ lần lượtđược trình bày thành thành các nhóm tương ứng phía sau
Bảng 4 Thống kê các thông số đánh giá chất lượng nước cửa sông Văn Úc giai
Trung bình 8,20 8,11 6,92 8,22 7,57
DO (%)
Nhỏ nhất 6,17 5,27 5,05 4,99 4,99
>6Lớn nhất 7,00 8,26 8,33 9,14 9,14
-Trung bình - - 1,04 22,84 11,94
TDS (g/l)
Nhỏ nhất - - 159,0 10,8 10,8
Lớn nhất - - 790,0 17,8 790,0
-Trung bình - - 328,5 14,2 171,3
Eh (mV)
Nhỏ nhất - - - 250 250
Lớn nhất - - - 339 339
-Trung bình - - - 282 282N-NO₃ Nhỏ nhất 0,05 0,02 0,35 0,38 0,02 2
Trang 23Thông số Năm 2005 Năm 2006 Năm 2011 Năm 2023 Toàn bộ
2005 - 2023
QCVN 08-MT
Trung bình 0,04 0,03 0,59 0,03 0,17
Cu (mg/l)
Nhỏ nhất 0,006 0,0091 0,0032 0,0050 0,0032
0,1Lớn nhất 0,0159 0,0171 0,0064 0,0050 0,0171
Trung bình 0,0113 0,0125 0,0049 0,0050 0,0084
Zn (mg/l)
Nhỏ nhất 0,012 0,023 0,037 1,609 0,012
0,5Lớn nhất 0,046 0,039 0,057 2,539 2,539
so sánh với giá trị giới hạn của các thông số chất lượng nước mặt của quy chuẩnQCVN 08-MT:2015/BTNMT (cột A₁) (Bảng 5)
3.1.1.1 Giá trị pH
Chỉ tiêu pH là một trong những chỉ tiêu quan trọng trong phân tích nước pH đođạc mức độ acid hoặc bazơ của nước, được đo bằng đơn vị pH pH của nước thườngdao động từ 0 đến 14, trong đó pH 7 được coi là trung tính (pH dưới 7 là a xít và pHtrên 7 là bazơ) Trong giai đoạn 2005 - 2003, giá trị pH của nước cửa sông Văn Úc