1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá chất lượng nước mặt tại sông hậu trên địa bàn vùng tứ giác long xuyên và thông qua chỉ số wqi

47 6 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đánh Giá Chất Lượng Nước Mặt Tại Sông Hậu Trên Địa Bàn Vùng Tứ Giác Long Xuyên Và Thông Qua Chỉ Số WQI
Trường học Bình Dương
Thể loại Đề Tài
Năm xuất bản 2023
Thành phố Bình Dương
Định dạng
Số trang 47
Dung lượng 602,72 KB
File đính kèm ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT TẠI SÔNG HẬU.zip (590 KB)

Cấu trúc

  • 1. Đặt vấn đề (4)
  • 2. Đối tượng nghiên cứu (5)
  • 3. Mục tiêu nghiên cứu (5)
  • 4. Phạm vi nghiên cứu (5)
  • PHẦN 1: TỔNG QUAN (6)
    • 1.1 Cơ sở lý thuyết (6)
      • 1.1.1 Môi trường nước là gì (6)
      • 1.1.2 Ô nhiễm môi trường nước (6)
      • 1.1.3 Tài nguyên nước là gì? (6)
      • 1.1.4 Vai trò của nước đối với sức khỏe con người (6)
      • 1.1.4 Tài nguyên nước mặt là gì? (7)
      • 1.1.5 Nước dưới đất là gì (7)
      • 1.1.6 Tính chất vật lý của nước dưới đất (7)
      • 1.1.7 phân loại nước dưới đất (nước ngầm) (8)
      • 1.1.8 Nước mặt là gì? (8)
      • 1.1.9 Phân loại nước mặt (8)
      • 1.1.10 Tính chất của nước mặt (8)
      • 1.1.11 so sánh nước nước mặt và nước ngầm (8)
      • 1.1.12 Các yếu tố quan trọng trong hoạt động quan trắc chất lượng nước mặt (10)
    • 1.2 Tổng quan về tài nguyên nước tại vùng Tứ giác Long Xuyên (11)
      • 1.2.1 Hiện trạng tài nguyên nước mặt tại sông Hậu trên địa bàn vùng Tứ Giác (0)
      • 1.2.2 Các thông số cơ bản đánh giá chất lượng nước mặt (14)
      • 1.2.3 Nguyên nhân ô nhiễm nguồn nước mặt tại sông Hậu trên địa bàn Vùng Tứ Giác Long Xuyên (18)
    • 1.3 Tổng quan vùng Tứ Giác Long Xuyên (21)
      • 1.3.1 Điều kiện tự nhiên (0)
      • 1.3.2 Điều kiện kinh tế xã hội:..........................................................................20 1.4 Hệ thống văn bản pháp luật hiện hành dùng để đánh giá chất lượng nước. 22 (0)
  • PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (28)
    • 2.1. Nội dung nghiên cứu (28)
    • 2.2 Phương pháp nghiên cứu (28)
      • 2.2.1 Phương pháp điều tra, thu thập, cập nhật thông tin dữ liệu (28)
      • 2.2.2 Phương pháp thống kê, xử lý số liệu (28)
      • 2.2.3 Phương pháp tính toán chỉ số WQI (28)
      • 2.2.4 Phương pháp so sánh (33)
  • PHẦN 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN (34)
    • 3.1 Đánh giá hiện trạng chất lượng nước mặt tại sông Hậu trên địa bàn vùng Tứ Giác Long Xuyên thông qua chỉ số WQI (0)
      • 3.1.1 Kết quả quan trắc (34)
      • 3.1.2 Thời gian lấy mẫu (34)
      • 3.1.3 Kết quả (34)
    • 3.2 Đề xuất giải pháp quản lí chất lượng nước mặt tại sông Hậu trên địa bàn Tứ Giác Long Xuyên (43)
  • PHẦN 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ (45)
    • 4.1 Kết quả (45)
    • 4.2 Kiến nghị (46)

Nội dung

ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT TẠI SÔNG HẬU TRÊN ĐỊA BÀN VÙNG TỨ GIÁC LONG XUYÊN VÀ THÔNG QUA CHỈ SỐ WQI. 1.2 Tổng quan về tài nguyên nước tại vùng Tứ giác Long Xuyên 7 1.2.1 Hiện trạng tài nguyên nước mặt tại sông Hậu trên địa bàn vùng Tứ Giác Long Xuyên 8 1.2.2 Các thông số cơ bản đánh giá chất lượng nước mặt 11 1.2.3 Nguyên nhân ô nhiễm nguồn nước mặt tại sông Hậu trên địa bàn Vùng Tứ Giác Long Xuyên 15 1.3 Tổng quan vùng Tứ Giác Long Xuyên 17 1.3.1 Điều kiện tự nhiên: 17 1.3.2 Điều kiện kinh tế xã hội: 20 1.4 Hệ thống văn bản pháp luật hiện hành dùng để đánh giá chất lượng nước 22 PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 25 2.1. Nội dung nghiên cứu 25 2.2 Phương pháp nghiên cứu 25 2.2.1 Phương pháp điều tra, thu thập, cập nhật thông tin dữ liệu 25 2.2.2 Phương pháp thống kê, xử lý số liệu 25 2.2.3 Phương pháp tính toán chỉ số WQI 25 2.2.4 Phương pháp so sánh 30 PHẦN 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 31 3.1 Đánh giá hiện trạng chất lượng nước mặt tại sông Hậu trên địa bàn vùng Tứ Giác Long Xuyên thông qua chỉ số WQI 31 3.1.1 Kết quả quan trắc 31 3.1.2 Thời gian lấy mẫu 31 3.1.3 Kết quả 32 3.2 Đề xuất giải pháp quản lí chất lượng nước mặt tại sông Hậu trên địa bàn Tứ Giác Long Xuyên

Mục tiêu nghiên cứu

Đánh giá chất lượng nước mặt tại sông hậu trên địa bàn vùng Tứ Giác Long Xuyên. Đề xuất các giải pháp tối ưu giảm thiểu vấn về chất lượng nước mặt tại sông Hậu trên địa bàn vùng Tứ Giác Long Xuyên.

TỔNG QUAN

Cơ sở lý thuyết

1.1.1 Môi trường nước là gì

Môi trường nước được hiểu là môi trường mà những cá thể tồn tại, sinh sống và tương tác qua lại đều bị ảnh hưởng và phụ thuộc vào nước

Môi trường nước có thể bao quát trong một lưu vực rộng lớn hoặc chỉ chứa trong một giọt nước Môi trường nước là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học tự nhiên, kỹ thuật và cả kinh tế - xã hội.

1.1.2 Ô nhiễm môi trường nước Ô nhiễm môi trường nước được hiểu cơ bản chính là hiện tượng nguồn nước ở những nơi cụ thể như sông, hồ, biển, nước ngầm, ao, suối, … bị nhiễm các chất độc hại, gây ra những ảnh hưởng tiêu cực tới con người Các chất độc hại như chất thải công nghiệp, hóa chất có trong thuốc bảo vệ thực vật, chất thải sinh hoạt, chất thải nhà máy, … Việc ô nhiễm môi trường nước đã gây hại cho con người và cuộc sống sinh vật trong tự nhiên.

1.1.3 Tài nguyên nước là gì?

Tài nguyên nước bao gồm nguồn nước mặt, nước mưa, nước dưới đất, nước biển Nguồn nước mặt, thường được gọi là tài nguyên nước mặt, tồn tại thường xuyên hay không thường xuyên trong các thuỷ vực ở trên mặt đất như: sông ngòi, hồ tự nhiên, hồ chứa (hồ nhân tạo), đầm lầy, đồng ruộng và băng tuyết.

1.1.4 Vai trò của nước đối với sức khỏe con người

Nước chiếm đến tỉ lệ 70 - 80% trọng lượng cơ thể Nước có khả năng cung cấp nguồn khoáng chất, vận chuyển chất dinh dưỡng, oxy cần thiết cho các tế bào, nuôi dưỡng tế bào trong mọi hoạt động của cơ thể Nước sạch có chứa nhiều chất khoáng có lợi cho sức khỏe.

Nước trong cơ thể có tác dụng điều hoà thân nhiệt cân bằng ở ngưỡng370C, thân nhiệt của chúng ta sẽ tự động điều chỉnh khi thời tiết thay đổi nóng lạnh nhờ có nước.

Nước chuyển đổi thức ăn thành năng lượng, giúp đào thải các độc tố, các chất cặn bã cơ thể không thể hấp thu được thông qua đường nước tiểu và phân. Nước còn làm trơn các khớp xương, giúp xương khớp hoạt động nhịp nhàng, trơn tru và tránh tổn thương.

1.1.4 Tài nguyên nước mặt là gì?

Tài nguyên nước mặt (dòng chảy sông ngòi) của một vùng lãnh thổ hay một quốc gia là tổng của lượng dòng chảy sông ngòi từ ngoài vùng chảy vào và lượng dòng chảy được sinh ra trong vùng (dòng chảy nội địa).

Nước mặt là toàn bộ nguồn nước trên bề mặt đất liền và hải đảo Hiểu một cách đơn giản, nước mặt chính là nguồn nước có thể nhìn thấy và có thể sử dụng mà không cần các biện pháp khai thác như đào bớt, khoan,

1.1.5 Nước dưới đất là gì

Nước dưới đất hay đôi khi còn được gọi là nước ngầm, là thuật ngữ chỉ loại nước nằm bên dưới bề mặt đất trong các không gian rỗng của đất và trong các khe nứt của các thành tạo đá, và các không gian rỗng này có sự liên thông với nhau.

1.1.6 Tính chất vật lý của nước dưới đất

Những tính chất vật lý chủ yếu của nước dưới đất gồm có: tỷ trọng, nhiệt độ, độ trong suốt, màu sắc, mùi, vị, tính dẫn điện, tính phóng xạ, Độ trong suốt: Độ trong của nước phụ thuộc vào lượng khoáng bị hoà tan, các hợp chất cơ học, chất hữu cơ và chất keo tụ trong nước Nước nguyên chất thì trong suốt (thường gọi là không màu).

Màu: Màu của nước phụ thuộc vào thành phần hoá học và tạp chất có trong nước Phần lớn nước không màu Nước cứng có màu xanh nhạt, nước chứa Fe và H2S có màu lục nhạt; nước chứa chất hữu cơ thường có màu vàng nhạt.

Mùi: Mùi của nước có liên quan đến hoạt động của vi khuẩn trong các chất hữu cơ có trong nước Nước thường không có mùi, khi chứa H2S có mùiTrứng thối.

1.1.7 phân loại nước dưới đất (nước ngầm)

Có hai loại nước ngầm:

- Nước ngầm không có áp lực

- Nước ngầm có áp lực

Theo khoản 3, điều 2 của Luật Tài nguyên Việt Nam năm 2012 “Nước mặt là các nguồn nước tồn tại trên bề mặt đất liền hoặc hải đảo”.

Nước mặt là nước trong sông, hồ hoặc nước ngọt trong vùng đất ngập nước Nước mặt được bổ sung một cách tự nhiên bởi nước mưa và chúng mất đi khi chảy vào đại dương, bốc hơi và thấm xuống đất.

Trong cuộc sống, nước mặt là được cây cối hấp thụ trong quá trình thoát hơi và được con người sử dụng để phục vụ cho mục đích sản xuất, tưới tiêu, sinh hoạt, nuôi trồng thủy sản…hoặc đổ ra biển.

Nguồn nước mặt được phân chia thành 3 loại chính, bao gồm:

- Nguồn nước mặt vĩnh viễn: Là nguồn nước tồn tại quanh năm, bao gồm nước sông, nước hồ và nước đầm.

Tổng quan về tài nguyên nước tại vùng Tứ giác Long Xuyên

1.2.1 Hiện trạng tài nguyên nước mặt tại sông Hậu trên địa bàn vùng Tứ Giác Long Xuyên

Hiện tỉ lệ ô nhiễm nguồn nước ngầm đang ở mức báo động, toàn tỉnh có trên 7.000 giếng nước, theo số liệu thống kê chưa đầy đủ thì có trên 240 giếng đang bị ô nhiễm Những giếng này phục vụ cho nước sinh hoạt và tưới tiêu cho nông nghiệp, nhưng hiện tại vấn đề đặt ra là một số giếng ô nhiễm phải lấp vì hạn chế lây lan sang các giếng khác.

Bên cạnh đó, tại vùng nước mặt, An Giang có nguồn nước mặt rất phong phú từ nguồn sông Tiền, sông Hậu rồi từ trên 28 tuyến sông, rạch khác Tuy nhiên hiện tại nguồn nước này cũng bị đang bị ô nhiễm.

Có nhiều nguyên nhân nhưng với đặc thù của An Giang có trên 12.000 hộ dân cất nhà trên sông, rạch cũng gây ô nhiễm Cùng với đó, bà con sinh sống ở đó đổ chất thải xuống sông, rạch Một đặc thù nữa ở An Giang là người dân nuôi cá trên các bè cũng gây ô nhiễm.

Hiện nay, người dân sinh sống dọc theo hai bờ của sông Hậu liên tục phản ánh nước sông ngày càng bị ô nhiễm Phát triển thủy điện ở thượng nguồn đã làm giảm lưu lượng dòng chảy nước mặt đến vùng đồng bằng sông Cửu Long và làm mức độ ô nhiễm tại các con sông tăng cao vào mùa khô

Bên cạnh đó, nước thải của các hoạt động sinh hoạt và sản xuất của các hộ dân ở hai bên bờ sông, nước thải thường có các anion như Br - , F - và SiO2 -

(Trung tâm quan trắc môi Trường, 2019) gây ảnh hưởng đến chất lượng môi trường và sức khỏe người dân H iện n ay, đồng bằng sông Cửu Long có rấ t n hi ều con sông bị ô nhiễm và chưa có nghiên cứu về đánh giá chất lượng nước mặt của sông Hậu đoạn sông chảy qua tỉnh An Giang Trong quá khứ và hiện tại đã có những nghiên cứu xác định các thành phần ô nhiễm của các chỉ tiêu COD (nhu cầu oxy hóa học), BOD (nhu cầu oxy sinh hóa) và hàm lượng coliform trên sông Tiền do các sở Tài nguyên môi trường Vĩnh Long và Tiền

Giang quan trắc (Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Tiền Giang) Kết quả đã cho thấy hàm lượng của các chỉ tiêu COD, BOD và coliform đều vượt qua ngưỡng cho phép của QCVN08 - MT:2015/BTNMT Do vậy, công tác thu mẫu nước mặt để đo đạc các chỉ tiêu chất lượng nước và phân tích một số các kim loại kiềm cùng với các gốc muối để xem chất lượng nước mặt nơi nghiên cứu có hàm lượng các anion, cation cao ở thượng nguồn sông Cửu Long đoạn thuộc Tân Châu trong nghiên cứu này là cần thiết để đánh giá chất lượng nước mặt của sông Tiền chảy qua địa phận Tân Châu trong mùa khô và mùa mưa và góp phần đánh giá tác động từ các hoạt động của vùng ĐBSCL gây ô nhiễm phần nào đối với nguồn nước, qua đó các giải pháp quản lý chất lượng nước được đề xuất.

Theo đó, các tỉnh nghiên cứu thống nhất cơ chế về thu thập và chia sẻ thông tin cơ sở dữ liệu về tài nguyên nước mặt, nước ngầm và khai thác sử dụng nguồn nước phục vụ sinh hoạt, sản xuất Rà soát quy hoạch về tài nguyên nước, quy hoạch sử dụng nguồn nước của cả vùng Tứ giác Long Xuyên và từng tỉnh, thành phục vụ sản xuất và đời sống, tiếp tục rà soát lại hệ thống thủy lợi toàn vùng, từng tiểu vùng để đầu tư nâng cấp phục vụ nhu cầu sản xuất đa mục tiêu Xây dựng kế hoạch sử dụng nước và phương án sử dụng nước luân phiên khi xảy ra hạn hán, thiếu nước Phối hợp quản lý, vận hành hệ thống các công trình thủy lợi trong vùng Tứ giác Long Xuyên đồng bộ, hiệu quả Tuyên truyền vận động cộng đồng tham gia quản lý, sử dụng tài nguyên nước tiết kiệm, hợp lý, không gây ô nhiễm nguồn nước Rà soát và bổ sung các điểm quan trắc chất lượng nước phục vụ theo từng nhu cầu sản xuất và sinh hoạt trong vùng.

Tứ Giác Long Xuyên là một trong 6 vùng kinh tế trọng điểm của Đồng bằng sông Cửu Long, với thế mạnh phát triển nông nghiệp là vùng sản xuất lúa gạo lớn nhất của Đồng bằng sông Cửu Long và nuôi trồng thủy sản nước ngọt,nước lợ đã đóng góp rất lớn cho kinh tế của vùng Đây là yếu tố quan trọng tạo nên sự gắn kết chặt chẽ với nguồn nước của vùng Tứ giác Long Xuyên là không thể tránh khỏi những tác động đến chất lượng nước Việc quản lý khai thác, vận hành và bảo vệ hệ thống các công trình thủy lợi tại khu vực này đã đáp ứng tốt nhu cầu phục vụ sản xuất nông nghiệp và phát triển kinh tế - xã hội của toàn vùng Đồng thời trong những năm qua, tình hình lũ diễn biến phức tạp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất, đời sống và sinh hoạt của người dân trong vùng.

Chất lượng nước bị biến đổi suy giảm mực nước trên các dòng sông chính vào mùa khô, chất lượng nước mặt diễn biến xấu đi do tác động từ các nguồn thải đô thị, sản xuất công nghiệp, canh tác nông - lâm - ngư nghiệp chưa được xử lý triệt để vẫn tiếp tục thải vào sông rạch Tình trạng mặn hóa, phèn hóa cục bộ càng ngày càng diễn biến phức tạp tác động nhiều mặt đến chất lượng nước mặt ở vùng tứ giác Long Xuyên Việc khai thác, sử dụng hợp lý và bảo vệ nguồn tài nguyên nước mặt ở vùng tứ giác Long Xuyên đang trở thành một nhiệm vụ cực kỳ quan trọng trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước Trong đó có nhiều vấn đề cần phải giải quyết đồng bộ.

Nguồn nước trên sông Hậu và các cửa sông thông ra biển đã có dấu hiệu nhiễm bẩn chất hữu cơ và vi sinh Quan trắc môi trường cho thấy các chỉ tiêu bị nhiễm bần chất hữu cơ là BOD,COD, coliform, H2S, NH4, phèn sắt do các nguồn thải sản xuất công nghiệp, đô thị và khu dân cư

Chỉ số chất lượng nước WQI được tính cho các khu vực sông Hậu tại vùng Tứ Giác Long Xuyên chảy qua lần lượt: khu vực kênh Vĩnh Tế, khu vực kênh Mặc Cần Dưng, khu vực kênh Tám Ngàn, khu vực kênh Rạch Giá–Long Xuyên, khu vực kênh 7 xã, kênh Xáng, rạch Mương Khai, kênh Xáng Cà Mau và kênh Xáng A–B.

Kết quả tính toán chỉ số chất lượng nước WQI của khu vực kênh Vĩnh

Tế chỉ ra rằng nước sông Hậu đoạn chảy qua khu vực kênh Vĩnh Tế trong giai đoạn 2019 - 2020 giảm dần và cho thấy chất lượng nước chưa đảm bảo tốt Và cái kênh còn lại cũng chưa đảm bảo chất lương nước chưa cho mục đích sinh hoạt

Chất lượng nước tại sông Hậu đoạn chảy qua địa phận tỉnh An Giang theo chỉ số WQI dao động từ mức kém - sử dụng cho giao thông thủy đến mức trung bình - sử dụng cho mục đích tưới tiêu Cụ thể, chất lượng nước ở mức kém - sử dụng cho giao thông thủy vào tháng 12/2020, từ tháng 01 đến tháng

02 và từ tháng 8 đến tháng 10, các thời điểm còn lại, chất lượng nước ở mức trung bình - sử dụng cho mục đích tưới tiêu.

1.2.2 Các thông số cơ bản đánh giá chất lượng nước mặt

 pH pH là đơn vị toán học biểu thị nồng độ ion H+ có trong nước và có thang giá trị từ 0 đến 14. pH là một trong những thông số quan trọng và được sử dụng thường xuyên nhất dùng để đánh giá mức độ ô nhiễm của nguồn nước, chất lượng nước thải, đánh giá độ cứng của nước, sự keo tụ, khả năng ăn mòn Vì thế việc xét nghiệm pH để hoàn chỉnh chất lượng nước cho phù hợp với yêu cầu kỹ thuật cho từng khâu quản lý rất quan trọng, hơn nữa là đảm bảo được chất lượng cho người sử dụng.

Tổng quan vùng Tứ Giác Long Xuyên

Long Xuyên là thành phố tỉnh lỵ của tỉnh An Giang Thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam.

Thành phố Long Xuyên là đô thị loại I, trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật, thành phố tỉnh lỵ của tỉnh An Giang, có vai trò quan trọng trong vùng ĐBSCL và cả nước Về dân số TP Long Xuyên đứng thứ hai vùng đồng bằng sông Cửu Long, chỉ sau TP Cần Thơ.

Hình 1: Thành phố Long Xuyên (Nguồn: dangcongsan.vn)

Thành phố có vị trí chiến lược trong vùng, là điểm giao thoa giữa hai khu vực năng động của vùng đô thị trung tâm và tứ giác Long Xuyên; nằm trên điểm giao của các tuyến giao thông trọng yếu của vùng ĐBSCL, có lợi thế kết nối thuận lợi liên vùng và quốc tế.

Thành phố Long Xuyên cách Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 185 km về phía tây nam, thành phố Cần Thơ khoảng 60 km về phía tây bắc và cách thủ đô Phnôm Pênh (Campuchia) 204 km Thành phố nằm bên bờ sông Hậu và có vị trí địa lý:

Phía đông giáp huyện Chợ Mới và huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp

Phía tây giáp huyện Thoại Sơn

Phía nam giáp quận Thốt Nốt và huyện Vĩnh Thạnh thuộc thành phố Cần Thơ

Phía bắc giáp huyện Châu Thành.

Thành phố có diện tích 115,36 km² Thành phố Long Xuyên có diện tích nội thành là 24,4 km², chiếm khoảng 19,08% diện tích đất tự nhiên thành phố.

Là một trong những trung tâm đô thị lớn của vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Long Xuyên thuộc trong tỉnh An Giang nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, trong năm có 2 mùa rõ rệt gồm mùa mưa và mùa khô Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 27 độ C, lượng mưa trung bình năm khoảng 1.130 mm Độ ẩm trung bình 75 - 80%, khí hậu cơ bản thuận lợi cho phát triển nông nghiệp.

Có 2 dạng địa hình chính ở An Giang là đồng bằng và đồi núi Đồng bằng ở đây do phù sa sông Mê Kông trầm tích tạo nên, bao gồm: đồng bằng phù sa khá bằng phẳng, có độ nghiêng nhỏ, độ cao tương đối thấp và đồng bằng ven núi có nhiều bậc thang ở những độ cao khác nhau.

An Giang là một trong hai tỉnh đầu nguồn sông Mê Công yphần Việt Nam), có các sông lớn chảy qua, nhiều rạch tự nhiên và kênh đào tạo thành một mạng lưới giao thông, thuỷ lợi khả chẳng chịt với mật độ sông ngòi là 0,72 kmykm, thuộc mức cao nhất trong các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long Sông Tiền và sống Hậu là hai nhanh lớn của hạ lưu sông Mê Công trước khi đổ ra Biển Đông.

Sông Hậu chảy song song với sống liền qua thị xã Châu Đốc, các huyện Châu Phủ Châu Thành, thành phố Long Xuyên, thành phố Cần Thơ, tỉnh Sóc Trăng rồi đổ ra Biển Đông bằng 3 cửa là Định An Tranh Đề và Mỹ Thạnh Đoạn chảy qua An Giang dà 101 km Lòng sông chỗ rộng nhất từ 800m đến 2000m Sông Hậu là tuyến giao thông thay nối liền trung tâm tỉnh ythành phố Long Xuyên) với vùng thượng và hạ lưu, đồng thời là nguồn cung cấp nước và phủ sa chủ yếu cho vùng tử giác Long Xuyên.

1.3.2 Điều kiện kinh tế xã hội:

Thành phố cũng có điều kiện thuận lợi cho phát triển công nghiệp dựa trên lợi thế có cảng Mỹ Thới là cảng hoạt động có hiệu quả thứ 2 ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long, có thể tiếp nhận tàu 10.000DWT, đang mở rộng kho bãi nâng công suất cảng lên 3,5 triệu tấn/năm Với thế mạnh thương mại nội địa và xuất nhập khẩu, thành phố Long Xuyên hiện là đô thị có tỷ trọng thương mại dịch vụ (chiếm 81,5% trong cơ cấu kinh tế), cao nhất trong hệ thống 12 đô thị tỉnh lỵ của vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Tổng diện tích gieo trồng toàn TP Long Xuyên gần 11.600 ha, đạt sản lượng lương thực 72.314 tấn; thủy sản có 527 bè cá và 229 ha mặt nước nuôi trồng thu hoạch 33.385 tấn; chăn nuôi gia súc, gia cầm cũng đạt sản lượng thịt 3.700 tấn

Ngành Công nghiệp chế biến lương thực - thực phẩm, thì: Ở TP LongXuyên có khoảng 90 nhà máy xay xát-lau bóng gạo, 8 nhà máy chế biến thủy sản, 1 nhà máy chế biến nông sản và rau quả xuất khẩu Bình Khánh và 1 Nhà máy thức ăn gia súc Afiex Các cơ sở chế biến nước mắm và nước chấm có tiếng như: Vị Hương, Cửu Long, Miền Tây Mitaco, Hương Sen

Ngoài ra, nơi đây hiện có 14 ngành nghề truyền thống đang tồn tại, gồm: se nhang, làm bánh tráng, làm lưỡi câu, làm len, đồ sắt, làm dầm chèo, đan đát, chằm nón, dệt, đóng xuồng ghe, làm cẩm thạch v.v đã hình thành từ hàng chục năm nay.

Hiện nay, thành phố đang triển khai xây dựng khu đô thị Sao Mai Bình Khánh 5 nằm trên địa bàn phường Bình Khánh Khu đô thị Diamond City hay còn gọi là khu đô thị Tây Sông Hậu nằm trên địa bàn phường Mỹ Phước, Mỹ Quý và phường Mỹ Long Và khu đô thị Golden City nằm trên địa bàn phường

Mỹ Hòa, thành phố Long Xuyên.

Theo thống kê năm 2020, Thành phố Long Xuyên có dân số là 286.140 người , mật độ dân số đạt 2.480 người/km².

Thành phố Long Xuyên là trung tâm giáo dục quan trọng của tỉnh An Giang và vùng đồng bằng Sông Cửu Long Ngành giáo dục của thành phố không ngừng phát triển qua từng thời kỳ lịch sử Năm 2003, thành phố đã hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở đúng độ tuổi Nhiều trường học được đầu tư đồng bộ, hoàn chỉnh, khang trang như: Phổ thông trung học Thoại Ngọc Hầu, Trung học cơ sở Nguyễn Trãi, Tiểu học Châu Văn Liêm, Mẫu giáo Hướng Dương Đại học An Giang được thành lập tháng 12-1995 tại số 25

Võ Thị Sáu, là trường Đại học lớn thứ 2 ở đồng bằng Sông Cửu Long, sau Đại học Cần Thơ.

Long Xuyên là trung tâm y tế lớn nhất tỉnh, ngoài các phòng khám tư nhân Đông y lẫn Tây y, Long Xuyên còn có hai bệnh viện tư là HạnhPhúc và Bình Dân, cùng hai bệnh viện công mang tên Bệnh viện Đa khoaTrung tâm tỉnh An Giang và Bệnh viện Đa khoa thành phố Long Xuyên nhằm phục vụ việc phòng và khám chữa bệnh cho người dân Bệnh viện Đa khoa Trung tâm An Giang quy mô lớn với 10 tầng, 600 giường bệnh và là bệnh viện đầu tiên ở ĐBSCL có sân đỗ trực thăng.

Long Xuyên còn có Bệnh viện Tim mạch, khám chữa bệnh liên quan đến tim mạch cho người dân trong tỉnh và cả các tỉnh lân cận Ngoài ra còn có Bệnh viện Mắt, Răng - Hàm - Mặt, Tai - Mũi - Họng.

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Nội dung nghiên cứu

- Đánh giá hiện trạng chất lượng nước mặt tại sông Hậu trên địa bàn tỉnh An Giang thông qua chỉ số WQI

- Đề xuất giải pháp quản lí chất lượng nước mặt tại sông Hậu trên địa bàn vùng Tứ Giác Long Xuyên

Phương pháp nghiên cứu

2.2.1 Phương pháp điều tra, thu thập, cập nhật thông tin dữ liệu

Thu thập tài liệu liên quan đến vùng nghiên cứu tại tỉnh An Giang và Thành phố Long Xuyên tại các cơ quan chuyên môn về tài nguyên nước dưới đất, các cơ quan quản lý tại địa phương và một số các cơ quan liên quan

Thu thập tài liệu về vị trí địa lí, kinh tế, dân số về thành phố long xuyên, Tài liệu mực nước lưu lượng nước

Số liệu quan trắc tại các trạm thuỷ văn quốc gia và các trạm đo tăng cường trong các năm.

Số liệu đo đạc mực nước và lưu lượng và chất lượng nước.

Số liệu mực nước, lưu lượng trích từ mô hình thuỷ lực cho toàn Đồng bằng sông Cửu Long.

2.2.2 Phương pháp thống kê, xử lý số liệu

Thống kê, tập hợp số liệu từ “Báo cáo hiện trạng môi trường” qua các năm hay “Báo cáo quan trắc môi trường” để đánh giá chất lượng nước trong thời gian tính toán Phương pháp này giúp trình bày, xử lý những số liệu thực tế đã thu thập được, sau đó sẽ rút ra những nhận xét kết luận khoa học một cách khách quan đối với những vấn đề cần nghiên cứu.

2.2.3 Phương pháp tính toán chỉ số WQI

Cách thức sử dụng số liệu để tính toán WQI

WQI được tính toán riêng cho dữ liệu của từng điểm quan trắc

- WQISI được tính toán cho mỗi thông số quan trắc, từ giá trị WQISI tính toán giá trị WQI cuối cùng

- Các thông số được sử dụng để tính WQI được chia thành 05 nhóm thông số, bao gồm các thông số sau đây:

+ Nhóm II (nhóm thông số thuốc bảo vệ thực vật): bao gồm các thông số Aldrin, BHC, Dieldrin, DDTs (p,p’-DDT, p,p’-DDD, p,p’-DDE), Heptachlor & Heptachlorepoxide

+ Nhóm III (nhóm thông số kim loại nặng): bao gồm các thông số As,

Cd, Pb, Cr 6+, Cu, Zn, Hg

+ Nhóm IV (nhóm thông số hữu cơ và dinh dưỡng): bao gồm các thông số DO, BOD5, COD, TOC, N-NH4, N-NO3, N-NO2, P-PO4

+ Nhóm V (nhóm thông số vi sinh): bao gồm các thông số Coliform, E.coli

- Số liệu để tính toán WQI phải bao gồm tối thiểu 03/05 nhóm thông số, trong đó bắt buộc phải có nhóm IV Trong nhóm IV có tối thiểu 03 thông số được sử dụng để tính toán Trường hợp thuỷ vực chịu tác động của các nguồn ô nhiễm đặc thù bắt buộc phải lưạ chọn nhóm thông số đặc trưng tương ứng để tính toán (thuỷ vực chịu tác động của ô nhiễm thuốc BVTV bắt buộc phải có nhóm II, thuỷ vực chịu tác động của kim loại nặng bắt buộc phải có nhóm III).

Tính toán WQI thông số (WQI SI )

* Đối với các thông số As, Cd, Pb, Cr6+, Cu, Zn, Hg, BOD5, COD, TOC, N-NH4, N-NO2, N-NO3, P-PO4, Coliform, E.Coli, tính toán theo công thức như sau:

BPi: Nồng độ giới hạn dưới của giá trị thông số quan trắc được quy định trong Bảng 1 tương ứng với mức i

BPi+1: Nồng độ giới hạn trên của giá trị thông số quan trắc được quy định trong Bảng 1 tương ứng với mức i+1 qi: Giá trị WQI ở mức i đã cho trong bảng tương ứng với giá trị BPi qi+1: Giá trị WQI ở mức i+1 cho trong bảng tương ứng với giá trị

Cp: Giá trị của thông số quan trắc được đưa vào tính toán.

Bảng 3: Quy định các giá trị qi, BPi cho các thông số nhóm IV và V i qi

Gía trị BP i quy định đối với từng thông số BOD 5 COD TOC N-NH 4 N-NH 3 N-NO 2 P-PO 4 Coliform E.coli mg/L MPN/100 ML

Bảng 4: Quy định các giá trị qi , BPi cho các thông số kim loại nặng (nhóm

Ghi chú: Trường hợp giá trị Cp của thông số trùng với giá trị BPi đã cho trong bảng, thì xác định được WQI của thông số chính bằng giá trị qi tương ứng. i qi

Gía trị BP i quy định đối với từng thông số

As Cd Pb Cr 6+ Cu Zn Hg mg/L

* Đối với thông số DO (WQIDO), tính toán thông qua giá trị DO % bão hòa.

Bước 1: Tính toán giá trị DO % bão hòa

- Tính giá trị DO bão hòa:

T: nhiệt độ môi trường nước tại thời điểm quan trắc (đơn vị: 0C)

- Tính giá trị DO % bão hòa:

DOhòa tan: Giá trị DO quan trắc được (đơn vị: mg/l)

Bước 2: Tính giá trị WQIDO

Cp: giá trị DO % bão hòa BPi,

BPi+1, qi, qi+1 là các giá trị tương ứng với mức i, i+1 trong Bảng 5

Bảng 5: Quy định các giá trị BPi và qi đối với DO% bão hòa i 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Nếu DO% bão hòa < 20 hoặc DO% bão hòa > 200, thì WQIDO = 10.

Nếu 20 < DO% bão hòa < 88, thì WQIDO tính theo công thức 2 và sử dụng Bảng 5

Nếu 88 ≤ DO% bão hòa ≤ 112, thì WQIDO = 100

Nếu 112 < DO% bão hòa < 200, thì WQIDO tính theo công thức 1 và sử dụng Bảng 5.

* Đối với thông số pH

Bảng 6: Quy định các giá trị BPi và qi đối với thông số pH i 1 2 3 4 5 6

Nếu pH < 5,5 hoặc pH > 9, thì WQIpH = 10

Nếu 5,5 < pH < 6, thì WQIpH tính theo công thức 2 và sử dụng Bảng 6

Nếu 6 ≤ pH ≤ 8,5, thì WQIpH bằng 100

Nếu 8,5 < pH < 9, thì WQIpH được tính theo công thức 1 và sử dụng

Bảng 6. è Tính toán WQI

Pháp tính toán chỉ số chất lượng nước (WQI): Công thức tính giá trị

WQIa: Giá trị WQI đã tính toán đối với 05 thông số: DO, BOD5, COD,

WQIb: Giá trị WQI đã tính toán đối với 02 thông số: TSS, độ đục

WQIc: Giá trị WQI đã tính toán đối với thông số Tổng Coliform

WQIpH: Giá trị WQI đã tính toán đối với thông số pH

Thang đánh giá chất lượng nước được cụ thể bằng bảng màu dành riêng cho từng mức độ ô nhiễm của nguồn nước, được thể hiện rõ ràng dễ hiểu

Bảng 7: Các mức VN_WQI và sự phù hợp với mục đích sử dụng

Phù hợp với mục đích sử dụng Màu

91 - 100 Rất tốt Sử dụng tốt cho mục đích cấp nước sinh hoạt Xanh nước biển

76 - 90 Tốt Sử dụng cho mục đích cấp nước sinh hoạt nhưng cần các biện pháp xử lý phù hợp Xanh lá cây

51 - 75 Trung bình Sử dụng cho mục đích tưới tiêu và các mục đích Vàng tương đương khác

26 - 50 Kém Sử dụng cho giao thông thủy và các mục đích tương đương khác

10 - 25 Ô nhiễm nặng Nước ô nhiễm nặng, cần các biện pháp xử lý trong tương lai Đỏ

< 10 Ô nhiễm rất nặng Nước nhiễm độc, cần có biện pháp khắc phục, xử lý Nâu

Sử dụng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt (QCVN

08 MT:2015/BTNMT) áp dụng so sánh với kết quả tính toán WQI của các ngày quan trắc để đưa ra nhận xét đánh giá chất lượng nguồn nước mặt tại

Sông Hậu trên địa bàn vùng Tứ Giác Long Xuyên

Ngày đăng: 24/03/2024, 20:51

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w