1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG VÀ ĐIỀU KIỆN LÀM VIỆC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SẮT THÉP POMINA

34 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thực trạng công tác an toàn vệ sinh lao động và đề xuất các giải pháp quản lý cải thiện môi trường và điều kiện làm việc tại Công ty Cổ phần Sắt thép Pomina
Định dạng
Số trang 34
Dung lượng 1,96 MB
File đính kèm ATLĐVSMT.zip (2 MB)

Cấu trúc

  • 1. Đặt vấn đề (3)
  • 2. Đối tượng nghiên cứu (4)
  • 3. Mục tiêu nghiên cứu (4)
  • 4. Phạm vi nghiên cứu (4)
  • PHẦN 1. TỔNG QUAN (5)
    • 1.1 Tổng quan tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (5)
      • 1.1.1 Vị trí địa lí (5)
      • 1.1.2 Hành chính (5)
      • 1.1.3 Khí hậu (5)
      • 1.1.4 Địa hình (5)
      • 1.1.5 Kinh tế (5)
    • 1.2 Tổng quan về công ty (6)
      • 1.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển (7)
      • 1.2.2 Lĩnh vực sản xuất kinh doanh (7)
      • 1.2.3 Sản phẩm và thị trường tiêu thụ của Công ty Cổ phần sắt thép Pomina (8)
      • 1.2.4 Cơ sở vật chất (8)
      • 1.2.5 Cơ cấu bộ máy tổ chức (10)
      • 1.2.6 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên (10)
    • 1.2 Tổng quan lý thuyết (11)
      • 1.2.1 An toàn vệ sinh lao động (11)
      • 1.2.2 Mục đích của an toàn lao động là gì (12)
      • 1.2.3 Tính chất công tác vệ sinh an toàn lao động (12)
      • 1.2.4 An toàn lao động trong sản xuất (13)
      • 1.2.5 Sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động (13)
      • 1.2.6 Các nguyên tắc chung về an toàn lao động trong sản xuất (13)
      • 1.2.7 Đối tượng áp dụng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (14)
      • 1.2.8 Tổ chức huấn luyện an toàn vệ sinh lao động (15)
      • 1.2.9 Thép, sắt là gì (15)
      • 1.2.10 Ứng dụng của thép (16)
    • 2.1. Thực trạng an toàn vệ sinh lao động Công ty Cổ phần sắt thép Pomina (19)
    • 2.2 Thực trạng công tác an toàn vệ sinh lao động của Công ty Cổ phần sắt thép Pomina 19 (21)
    • 2.3 Phương pháp nghiên cứu (22)
  • PHẦN 3: CÔNG TÁC AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SẮT THÉP POMINA (23)
    • 3.1 An toàn điện (24)
    • 3.2 An toàn cơ (24)
    • 3.3 An toàn thiết bị áp lực (24)
    • 3.4 An toàn thiết bị nâng (25)
    • 3.5 An toàn hoá chất và xử lý chất thải (25)
    • 3.6 Kỹ thuật vệ sinh (25)
  • PHẦN 4: NGUYÊN NHÂN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO AN TOÀN VỆ (28)
    • 4.1 Nguyên nhân (28)
    • 4.2 Các dạng tai nạn lao động thường xảy ra khi sản xuất sắt thép (30)
    • 4.3 Giải pháp nhầm đảm bảo an toàn vệ sinh lao động (30)
      • 4.3.1 Đối với người lao động (31)
      • 4.3.2 Đối với máy móc trong nhà máy (31)
    • 1. Kết Luận (32)
    • 2. Kiến nghị (33)

Nội dung

An toàn lao động trong sản xuất là tổng thể các biện pháp được quy định phù hợp với từng đơn vị, doanh nghiệp, nhà máy… Chúng phản ánh rõ các điều kiện làm việc, trang thiết bị, phương tiện, kỹ năng để đảm bảo sức khỏe, an toàn, tránh các nguy hiểm, bất trắc không mong muốn có thể xảy ra khi lao động. Bệnh nghề nghiệp là bệnh phát sinh do điều kiện lao động có hại của nghề nghiệp tác động đối với người lao động.

Mục tiêu nghiên cứu

Thực trạng công tác an toàn vệ sinh lao động tại Công ty cổ phần sắt thép Pomina

Cơ sở lý thuyết về vấn đề an toàn vệ sinh lao động.

Công tác an toàn vệ sinh lao động tại Công ty cổ phần sắt thép Pomina Đề xuất các giải pháp tối ưu giảm thiểu vấn về an toàn vệ sinh lao động.

TỔNG QUAN

Tổng quan tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

Bà Rịa - Vũng Tàu là một tỉnh ven biển thuộc vùng Đông Nam Bộ Tỉnh nằm trong vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam, thuộc vùng Đô thị Thành Phố Hồ Chí Minh. Tỉnh tiếp giáp tỉnh Đồng Nai ở phía bắc, Thành phố Hồ Chí Minh ở phía tây, tỉnh Bình Thuận ở phía đông, còn phía nam giáp Biển Đông Có diện tích 1.982,56 km² Tính đến năm 2022 dân số toàn tỉnh đạt 1.280.700 người, mật độ dân số đạt 646 người/km².

Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có 8 đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc, bao gồm 2 thành phố, 1 thị xã và 5 huyện với 82 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 29 phường, 6 thị trấn và 47 xã.

Bà Rịa - Vũng Tàu thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa; một năm chia hai mùa rõ rệt Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10, thời gian này có gió mùa Tây Nam. Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, thời gian này có gió mùa Đông Bắc.

Nhiệt độ trung bình hàng năm là 27 °C, tháng thấp nhất khoảng 26,8 °C, tháng cao nhất khoảng 28,6 °C Số giờ nắng rất cao, trung bình hàng năm khoảng 2.400 giờ Lượng mưa trung bình 1.500 mm.

Bà Rịa – Vũng Tàu nằm trong vùng ít có bão.

Bà Rịa - Vũng Tàu có 7 đơn vị hành chính nằm trên đất liền và một đơn vị hành chính hải đảo là huyện Côn Đảo Địa hình tỉnh có thể chia làm 4 vùng: bán đảo, hải đảo, vùng đồi núi bán trung du và vùng thung lũng đồng bằng ven biển Bán đảo Vũng Tàu dài và hẹp, diện tích 82,86 km², độ cao trung bình 3 - 4m so với mặt biển Hải đảo bao gồm quần đảo Côn Lôn và đảo Long Sơn Vùng đồi núi bán trung du nằm ở phía Bắc và Đông Bắc tỉnh phần lớn ở thị xã Phú Mỹ và các huyện Châu Đức, Xuyên Mộc Ở vùng này có vùng thung lũng đồng bằng ven biển bao gồm một phần đất của thị xã Phú Mỹ và các huyện Long Điền, Bà Rịa, Đất Đỏ Khu vực này có những đồng lúa nước, xen lẫn những vạt đôi thấp và rừng thưa có những bãi cát ven biển Thềm lục địa rộng trên 100.000 km².

Bà Rịa - Vũng Tàu thuộc Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam Hoạt động kinh tế của tỉnh trước hết phải nói về tiềm năng dầu khí Trên thềm lục địa Đông Nam Bộ, tỉ lệ các mũi khoan thăm dò, tìm kiếm gặp dầu khí khá cao, tại đây đã phát hiện các mỏ dầu có giá trị thương mại lớn như: Bạch Hổ (lớn nhất Việt Nam), Rồng, Đại Hùng, Rạng Đông Đương nhiên xuất khẩu dầu đóng góp một phần quan trọng trong GDP của Bà Rịa

Bà Rịa - Vũng Tàu là nơi hội tụ nhiều tiềm năng để phát triển như: có 93% tổng trữ lượng dầu mỏ và 16% tổng trữ lượng khí thiên nhiên của cả nước, được nhà nước tập trung đầu tư xây dựng hệ thống cảng biển quốc gia và quốc tế hiện đại, nằm trong vùng trọng điểm của Chương trình du lịch quốc gia.

Tổng quan về công ty

Công ty cổ phần Thép Pomina Được thành lập vào năm 1999, Pomina là một chuỗi ba nhà máy luyện phối và cán thép xây dựng với tổng công suất mỗi năm là 1,1 triệu tấn thép xây dựng và 1,5 triệu tấn phôi Hiện nay, Pomina là một trong những nhà sản xuất thép xây dựng lớn nhất, hiện đại nhất Việt Nam và là doanh nghiệp dẫn đầu thị phần thép xây dựng tại khu vực phía Nam

Hình 1: Công ty Cổ phần sắt thép Pomina ( nguồn: airduct.vn ) Việt Nam mang lại nhiều thách thức cho các doanh nghiệp ngành thép, nhưng các doanh nghiệp thép có nền tảng tốt vẫn tồn tại và phát triển Ý thức được sự quan trọng của ngành thép trong sự tăng trưởng của ngành công nghiệp nặng và nền kinh tế Việt Nam ngay từ những ngày đầu thành lập POmina định hướng phát triển bền vững trên cơ sở đầu tư vào công nghệ hiện đại xanh, thân thiện môi trường Với mục tiêu mang lại những sản phẩm là “cốt lõi sự sống”, Pomina là nhà sản xuất tiên phong trong việc đầu tư vào các dây chuyền, công nghệ sản xuất hiện đại nhất thế giới từ các nhà cung cấp thiết bị hàng đầu như Techint, Tenova, SMS Concast, Siemens - VAI Pomina là nhà máy đầu tiên tại Việt Nam áp dụng hệ thống nạp liệu liên tục ngang thân là Consteel® - một hệ thống sản xuất thân thiện với môi trường - công nghệ này giúp tạo nguồn nguyên liệu tái chế

1.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển

- Năm 1999: Công ty Cổ phần thép Pomina, tiền thân là nhà máy thép Pomina 1, được thành lập.

- Ngày 17/08/1999: Nhà máy Thép Pomina chuyển thành công ty TNHH Thép Pomina được với vốn điều lệ là 42 tỷ đồng.

- Ngày 17/07/2008: Công ty chuyển đổi thành Công ty Cổ phần Thép Pomina với số vốn điều lệ là 5000 tỷ đồng.

- Ngày 17 tháng 07 năm 2008, Công ty được Sở kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Dương cấp giấy phép Giấy chứng nhện đăng ký kinh doanh Công ty cổ phần số

4603000570, hoạt dộng theo Luật doanh nghiệp Việt Nam.

- Tháng 07/2009: Thành lập Nhà máy luyện phân phối thép trên khu đất 46 ha tại khu công nghiệp Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu

- Tháng 12/2009: tăng vốn điều lệ lên 1.630 tỷ đồng.

- Ngày 20/04/2010: Cổ phiếu của công ty được niêm yết và giao dịch trên sàn HOSE

- Tháng 07/2010: Tăng vốn điều lệ lên 1.874 tỷ đồng.

- Năm 2012: Nhà máy kuyện thép xây dựng Pomina khác đi vào hoạt động với công suất 1 triệu tấn/năm.

- Tính đến thời điểm hiện tại, Pomina là nhà máy thép lớn nhất Việt Nam với tổng công suất:

+ Công suất luyện phôi thép: 1,5 triệu tấn

+ Công suất cán thép xây dựng: 1,6 triệu tấn

1.2.2 Lĩnh vực sản xuất kinh doanh

- Sản xuất sắt, thép, gang.

- Tái chế phế liệu kim loại

- Kinh doanh các sản phảm từ thép.

1.2.3 Sản phẩm và thị trường tiêu thụ của Công ty Cổ phần sắt thép Pomina

STT Tên sản phẩm ĐVT Đơn giá

Sắt cắt theo yêu cầu 1 kg 13.000

3 Thép phi 10 ( cây ) Độ dài (11.7m) 76.800

4 Thép phi 12 ( cây ) Độ dài (11.7m) 128.700

5 Thép phi 14 ( cây ) Độ dài (11.7m) 184.800

6 Thép phi 16 ( cây ) Độ dài (11.7m) 247.000

7 Thép phi 18 ( cây ) Độ dài (11.7m) 318.200

8 Thép phi 20 ( cây ) Độ dài (11.7m) 397.500

9 Thép phi 22 ( cây ) Độ dài (11.7m) 491.000

10 Thép phi 25 ( cây ) Độ dài (11.7m) 497.000

11 Thép phi 28 ( cây ) Độ dài (11.7m) Đai các loại, ván cofa các loại

12 Thép phi 32 ( cây ) Độ dài (11.7m) Đinh + kẽm: 14.500

Phân phối khắp cả nước

Nguyên liệu ĐVT Lượng sử dụng hàng năm Định mức sử dụng hàng năm

Nguyên vật liệu dùng để tham gia vào quá trình sản xuất thép hình cũng giống như các loại thép khác, bao gồm: Quặng viên (Pellet), quặng sắt ( Iron ore), quặng thiêu kết, thép … Ngoài ra, muốn có được loại thép hình tiêu chuẩn cao thì cần phải bổ sung các nguyên liệu phụ trong quá trình sản xuất như: than cốc (Metallurgical coke), đá vôi (lime).

Thép về cơ bản là gang có chứa một hàm lượng nhỏ cacbon nhưng được kiểm soát chặt chẽ cùng các nguyên tố hợp kim khác mang các đặc tính đặc biệt Nguyên liệu chính cho luyện thép gồm: gang, quặng sắt và sắt thép phế.

 Nhiên liệu trong sản xuất thép

Nhiên liệu Đơn vị Lượng sử dụng hàng năm Định mức sử dụng hàng năm

Máy kéo thô Đài loan 70 7 75 - 80

Máy kéo dem Đài loan 80 18 60 - 75

1.2.5 Cơ cấu bộ máy tổ chức

Hình 2: Sơ đồ bộ máy tổ chức

1.2.6 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên

Phú Mỹ hiện có hệ thống khu công nghiệp lên đến 8.800 ha, cùng hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ, kết nối thông thoáng hàng đầu Đông Nam Bộ Với tốc độ phát triển công nghiệp bứt phá, hiện thị xã Phú Mỹ đang thu hút một lượng lớn người lao động đổ về đây Theo báo cáo của văn phòng Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh, khu vực này hiện có hơn 80 nghìn lao động, trong đó, lao động đến từ các địa phương khác chiếm đến 90%

Khu công nghiệp Phú Mỹ 1 nằm dọc theo quốc lộ 51, phường Phú Mỹ, thị xã Phú

Mỹ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu Với tổng diện tích 954,5 ha, tập trung phát triển các ngành công nghiệp nặng như điện , hóa chất, phân bón, thép, vật liệu xây dựng… Nắm trong tay lợi thế của các ngành mũi nhọn, Khu công nghiệp Phú Mỹ 1 so với các khu công nghiệp ở Phú Mỹ có nhiều lợi thế về hệ thống giao thông, cảng biển, khí đốt…Khu công nghiệp Phú Mỹ 1 tiếp giáp hệ thống cảng sông Thị Vải - Cái Mép tạo điều kiện vận chuyển hàng hóa của các doanh nghiệp trở nên thuận tiện hơn góp phần giảm chi phí vận chuyển Đặc biệt Khu công nghiệp Phú Mỹ 1 có hệ thống cung cấp khí thấp áp và khí công nghiệp

Phòng hành chính dân sự

Hội đồng quản trị Giám đốc

Nhà máy Phòng kế toán

Bộ phận an toàn môi trường nhằm cung cấp năng lượng cho sản xuất, hạ giá thành sản phẩm nâng cao hiệu quả sản xuất cho doanh nghiệp.

 Lĩnh vực hoạt động Khu công nghiệp Phú Mỹ 1 Ưu tiên công nghiệp nặng: công nghiệp điện, hóa chất, phân bón; sản xuất thép, vật liệu xây dựng,…

 Cơ sở hạ tầng của khu công nghiệp Phú Mỹ 1

Hệ thống đường giao thông nội bộ: Đường trung tâm (lộ giới 46m): tổng chiều dài 1500m Đường trục chính: Lộ giới 50m có tổng chiều dài 4191m và Lộ giới 31m có tổng chiều dài 13 943m Đường nhánh (Lộ giới 23m): tổng chiều dài 5180m. Được cung cấp điện từ nhà máy nhiệt điện Phú Mỹ với đường dây 110KV lộ kép.

Sử dụng nguồn nước ngầm của Mỹ Xuân, Tóc Tiên và Phú Mỹ với tổng công suất là 40 000m 3 /ngày đêm.

Tổng quan lý thuyết

1.2.1 An toàn vệ sinh lao động

Theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Luật An toàn vệ sinh lao động năm 2015, an toàn lao động được hiểu như sau: An toàn lao động là giải pháp phòng, chống tác động của các yếu tố nguy hiểm nhằm bảo đảm không xảy ra thương tật, tử vong đối với con người trong quá trình lao động.

Vệ sinh lao động là giải pháp phòng, chống tác động của yếu tố có hại gây bệnh tật, làm suy giảm sức khỏe cho con người trong quá trình lao động.

Nói cách khác an toàn lao động chính là giải pháp để không xảy ra tai nạn trong quá trình lao động Còn vệ sinh lao động là giải pháp để giúp người lao động không bị các bệnh liên quan đến nghành nghề đang làm.

Vệ sinh môi trường là các biện pháp nhằm cải tạo và làm sạch môi trường sống, góp phần bảo vệ sức khoẻ nhân dân Bài viết phân tích và làm rõ khái niệm về vệ sinh môi trường cũng như phân tích tầm quan trọng trong việc đảm bảo vệ sinh môi trường.

 Vệ sinh an toàn lao động

Vệ sinh an toàn lao động là một trong những yếu tố trong chế độ bảo hộ lao động, liên quan đến an toàn, sức khỏe và phúc lợi cho người lao động Là việc phòng chống các yếu tố nguy hại, nguy hiểm nhằm đảm bảo hông xảy ra tại nạ lao động và bệnh nghề nghiệp.

1.2.2 Mục đích của an toàn lao động là gì

Bảo đảm quyền của người lao động được làm việc trong điều kiện an toàn, vệ sinh lao động.

Tuân thủ đầy đủ các biện pháp an toàn, vệ sinh lao động trong quá trình lao động; ưu tiên các biện pháp phòng ngừa, loại trừ, kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại trong quá trình lao động.

Tham vấn ý kiến tổ chức công đoàn, tổ chức đại diện người sử dụng lao động, Hội đồng về an toàn, vệ sinh lao động các cấp trong xây dựng, thực hiện chính sách, pháp luật, chương trình, kế hoạch về an toàn, vệ sinh lao động.

Ngoài ra, căn cứ nội dung Luật An toàn vệ sinh lao động 2015, đảm bảo an toàn lao động còn có nhiều ý nghĩa quan trọng như:

Tạo điều kiện thuận lợi để người sử dụng lao động, người lao động thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động trong quá trình lao động.

Hỗ trợ phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong các ngành, lĩnh vực có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

Hỗ trợ huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động làm các công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động.

Phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện; xây dựng cơ chế đóng, hưởng linh hoạt nhằm phòng ngừa, giảm thiểu, khắc phục rủi ro cho người lao động.

1.2.3 Tính chất công tác vệ sinh an toàn lao động

Tính pháp luật: Quy định về An toàn vệ sinh lao động là quy định luật pháp, bắt buộc phải thực hiện Mọi trường hợp vi phạm tiêu chuẩn, quy phạm về an toàn lao động, vệ sinh lao động đều là hành vi vi phạm pháp luật.

Tính quần chúng: người lao động là người trực tiếp thực hiện quy phạm, tiêu chuẩn, quy trình về Vệ sinh an toàn lao động Là người có điều kiện phát hiện các yếu tố nguy hại của quá trình sản xuất để đề xuất khắc phục Hoặc tự giải quyết nguy cơ phòng ngờ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Tính khoa học công nghệ: An toàn vệ sinh lao động gắn liền với sản xuất, do vậy về Vệ sinh an toàn lao động phải gắn liền với khoa học công nghệ sản xuất.

1.2.4 An toàn lao động trong sản xuất

An toàn lao động trong sản xuất là tổng thể các biện pháp được quy định phù hợp với từng đơn vị, doanh nghiệp, nhà máy… Chúng phản ánh rõ các điều kiện làm việc, trang thiết bị, phương tiện, kỹ năng để đảm bảo sức khỏe, an toàn, tránh các nguy hiểm, bất trắc không mong muốn có thể xảy ra khi lao động.

1.2.5 Sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động

Sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động là hư hỏng của máy, thiết bị, vật tư, chất vượt quá giới hạn an toàn kỹ thuật cho phép, xảy ra trong quá trình lao động và gây thiệt hại hoặc có nguy cơ gây thiệt hại cho con người, tài sản và môi trường.

Thực trạng an toàn vệ sinh lao động Công ty Cổ phần sắt thép Pomina

Trong những năm gần đây công tác quản lý ATVSLĐ tại các doanh nghiệp chưa được cải thiện đáng kể và có những chuyển biến tích cực Hầu hết các doanh nghiệp chưa hòan toàn xây dựng được hệ thống quản lý ATVSLĐ dựa trên Luật ATVSLĐ.

Nhà máy luyện thép Pomina 3 (Công ty CP Thép Pomina) tại Khu công nghiệp Phú Mỹ I, liên tục xả khí thải ra môi trường gây ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống và sức khoẻ của người dân.

Sự cố hôm năm 2021, khi công nhân Đào Văn Hùng, sinh năm 1994, ngụ tại xã Châu Pha, thị xã Phú Mỹ sau khi di chuyển từ phía trong phòng vận hành của khu vực Lò nấu thép EAS ra phía ngoài gần vị trí Lò nấu thép thì bị xỉ thép đang nấu, trong Lò nấu thép văng ra trúng vào người và bị phỏng Sau khi xảy ra tai nạn, công nhân Hùng được đưa đi cấp cứu tại bệnh viện Bà Rịa, sau đó chuyển lên bệnh viện Chợ Rẫy (TP.Hồ Chí Minh) và từ vong tại bệnh viện vào ngày 12/3/2021.

Hình 3: Hiện trường Lò nấu thép thì bị xỉ thép đang nấu ( Nguồn: https://vtv.vn/ )Sau khi sự cố đáng tiếc xảy ra, một nhân viên phụ trách môi trường của Nhà máy biết thêm, tại phân xưởng luyện xảy ra sự cố làm thép xỉ văng bắn ra ngoài gây cháy tole sáng và gây mất điện cục bộ dẫn đến hệ thống xử lý bụi không hoạt động

Sự cố nổ nhà máy thép Pomina 3 cũng được xác định xảy ra tại khu vực đúc liên tục khiến cho 12 người bị thương Ngoài ra, có 1 trường hợp công nhân Hoàng Danh Thịnh, hiện bị phỏng độ 2 - 3 (diện tích phỏng đến 85%, nặng nhất trong số công nhân gặp nạn) diện tích cơ thể đang được theo dõi tại phòng săn sóc đặc biệt, trong đó một nạn nhân được đặt nội khí quản vì bị phỏng hô hấp Nguyên nhân là do do một sự cố ít gặp trong quy trình vận hành tại lò tinh luyện dẫn đến hiện tượng phụ gia có thể chưa tan hết trong thùng thép, tạo nên nhiệt độ không đồng đều tại các vị trí và gây phản ứng nhiệt trong thùng rót. Đây không phải là lần đầu tiên một vụ tai nạn lao động chết người xảy ra tại Nhà máy luyện phôi thép - Chi nhánh Công ty cổ phần thép Pomina Theo Tranh tra Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, trong năm 2020, tại Nhà máy Pomina 3 cũng đã xảy ra một vụ tai nạn lao dộng làm một công nhân tử vong khi đang thi công xây dựng một nhà xưởng của nhà máy.

Theo nhận xét của Sở TN&MT Bà Rịa - Vũng Tàu, sự cố xảy ra tại nhà máy thép Pomina trong thời gian vừa qua là sự cố kỹ thuật, mất an toàn trong sản xuất do đường ống làm mát của lò luyện bị thủng làm cho nước phun chảy ra ngoài gặp nhiệt độ cao bên trong lò thép nóng chảy dẫn đến gây nổ, tạo áp lực làm thép nóng chảy văng ra bên ngoài gây cháy nổ Hệ quả của sự cố cháy nổ này là đi kèm có khí và khói bụi được hình thành sinh ra không thể kiểm soát được, phát tán trực tiếp ra môi trường.

Ngoài nguyên liệu chính là thép, sắt xốp, gang thỏi hoặc gang lỏng, vôi, việc sản xuất thép còn sử dụng năng lượng như than, gas, điện, dầu, oxy, nước và các chất phụ trợ như: hợp kim, điện cực, khí trơ, vật liệu đầm lò Đặc biệt, quá trình sản xuất gang thép gây ô nhiễm môi trường khí với lượng bụi lên tới hàng nghìn tấn/năm, thành phần chủ yếu là các oxit kim loại, cácloại oxit khác (FeO, MnO, Al2O3, SiO2, CaO, MgO) và các loại khí thải chứa CO, CO2, SO2, NO2, gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người mà trực tiếp là công nhân làm việc trong nhà máy

Trong ngành sản xuất thép để sản xuất 1 tấn thép phải thải ra môi trường khoảng10.000m 3 khí thải và 100kg bụi cùng nhiều loại khí thải độc hại khác, trong đó chứa nhiều kim loại nặng và oxit kim loại cùng các loại khí thải khác như: CO, CO2, SO2, NO2.

Sản xuất 1 tấn thép sẽ thải ra từ 0,5 đến 1 tấn xỉ, 10.000m 3 khí thải, 100kg bụi, 80m 3 nước thải, trong đó, nhiều chất gây ô nhiễm,như: axit, kiềm, các nguyên tố hợp kim Trong các vùng luyện kim, khí quyển bị nhiễm bẩn chiếm tỷ lệ gần 60%

Trong các nhà máy luyện thép bằng phương pháp truyền thống, nước làm mát thường bị nhiễm kim loại nặng và các chất phụ gia nên không được tái sử dụng mà xả ra môi trường cùng nguồn nước thải khác Thành phần của nước thải này rất khó xử lý và chứa nhiều hóa chất độc hại như: phenol, xyanua, ammonia, kim loại nặng và một số chất hữu cơ khác Ngoài ra, ô nhiễm nhiệt, rung động, tiếng ồn cũng là những vấn đề ngành thép phải quan tâm

Tại khu vực lưu giữ phế liệu nhập khẩu dùng làm nguyên liệu sản xuất được lưu giữ trên nền bê tông, có hệ thống thu gom nước mưa chảy tràn nhưng không được thu gom, xử lý theo quy định Nước mưa chảy tràn ra khu vực đất trống liền kề khu vực lưu trữ phế liệu, cách hệ thống xử lý khoảng 200m Khoảng hơn 5.000 tấn xỉ thép được lưu giữ ngoài trời, trên nền đất, không có mái che, nước mưa chảy tràn qua khu vực này không được thu gom, xử lý theo quy định Phi sắt, phi nhựa, giẻ lau… dính dầu mỡ.

Thực trạng công tác an toàn vệ sinh lao động của Công ty Cổ phần sắt thép Pomina 19

Mỗi năm công ty Cổ phần sắt thép Pomina sản xuất khoảng 1,1 đến 1,5 tấn gang thép Các khâu sản xuất trong quá trình luyện gang thép đều tiềm ẩn nhiều nguy cơ về mất an toàn lao động Các máy móc được vận hành tại đây đều là những máy móc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động Chỉ cần một chút lơ là, mất cảnh giác là tai nạn lao động có thể xảy ra Ở mỗi vị trí công việc, người lao động tại đây tuân thủ đầy đủ việc sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân phù hợp với công việc.

Nhưng khi kiểm tra thực tế lại cho thấy, tại khu vực xưởng sửa chữa, nhiều máy móc thiết bị để bừa bộn, thiếu các bảng chỉ dẫn, nội quy an toàn Môi trường làm việc tại nhà máy còn nhiều yếu tố độc hại về tiếng ồn, bụi, bức xạ nhiệt, phương cách sử dụng các thiết bị nâng, điện cao thế, khí hoá lỏng… còn rất nguy hiểm, nguy cơ tiếp tục có sự cố tai nạn lao động còn cao Ngoài ra, dù công tác PCCC đã được Công an PCCC tỉnh kiểm tra và hướng dẫn, nhưng công ty vẫn chưa tuân thủ nghiêm ngặt theo yêu cầu và quy định của Luật.

Phương pháp nghiên cứu

 Phương pháp thu thập tài liệu và số liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu:

- Thu thập các tài liệu về công ty, cơ sở lý thuyết liên quan.

- Thu thập vị trí địa lí, kinh tế - xã hội

- Linh vực kinh doanh, sản phẩm, máy móc

- Thu thập số liệu về số lượng máy móc, tổng sản xuất sản phẩm trong thời gian qua

CÔNG TÁC AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SẮT THÉP POMINA

An toàn điện

Tại các phân xưởng đều bố trí bảng điện chính và điện cho các hộp điện đều được nối đất bảo vệ Các động cơ máy móc đều được nói đất tiếp mát để phòng điện giật. Nhưng vấn đề tồn tại là nhiều hộp điện bị mất nắp và khóa an toàn ảnh hưởng đến việc bảo vệ Các điểm nối tại trạm đấu dây không được chặt, phích cắm lỏng vẫn gây ra hiện tượng phóng điện.

Yêu cầu về kỹ thuật điện của nhà máy, phân xưởng cán thép rất cao, khi sửa chữa các thiết bị điện phải tiếp mát và ngắt cầu dao, luồng ánh sáng đưa tới là 36V dùng để sửa chữa phải do ngành điện quản lý, đảm bảo về các yêu cầu kỹ thuật an toàn Khi sửa chữa ở đầu nguồn cấp điện phải có biển báo "cấm đóng điện có người đang làm việc" Thiết bị điện đưa vào hầm kín nơi có nhiên liệu dễ chảy phải đảm bảo có đủ hệ thống bao che, đầu bắt điện thật chặt chẽ, kín, đề phòng phát tia lửa điện gây cháy, nổ…

Những yêu cầu về nối đất, cách điện bảo vệ trong nhà máy đặt ra rất cao nhưng việc chấp hành nội quy chưa triệt để ở khâu tổ chức, quản lý Sự phối hợp đồng bộ giữa hai yếu tố trên sẽ thu được kết quả khả quan.

An toàn cơ

Việc ứng dụng kỹ thuật an toàn cơ chế chủ yếu tập trung ở phân xưởng cán tại phân xưởng luyện gang hầu như không có Do đặc thù riêng của phân xưởng luyện gang là quy trình hoạt động của máy năng chuyển, băng truyền nổi chứa gang lỏng đều được điều khiển từ xa trong phòng cách li với khu sản xuất

Do đó việc an toàn cơ tại phân xưởng là tuyệt đối, còn trong phân xưởng cản thép việc sử dụng các thiết bị nâng chuyển cũng khá phổ biến và quan trọng nhưng do các thiết bị hầu như đã cũ nên vấn đề an toàn cũng cần phải thực hiện một cách sát sao hơn,thực hiện kiểm định định kỳ các thiết bị nhằm sửa chữa kịp thời và loại bỏ những thiết bị vận hành không an toàn.

An toàn thiết bị áp lực

Có nhiều việc phải làm sau mỗi lần ngưng lò, máy vì có liên quan đến các thiết bị áp lực và phải đưa ra xem xét, khám nghiệm định kỳ hoặc đến hạn phải đưa ra tu sửa chữa, tuy vậy các thiết bị áp lực liên quan đến nổi hơi vận hành còn nhiều sự cố mà thường là xì, bục ống quá nhiệt, ống bộ hãm, bộ sấy của lò mới tu do chất lượng mối hàn kém, cần rút kinh nghiệm.

An toàn thiết bị nâng

Nhà máy đang vận hành quản lý các thiết bị nâng như Palăng, cầu trục vận hành băng điện hoặc cần câu bánh lốp di động Các thiết bị này đã được kiểm tra định kỳ và cấp phép sử dụng song có một thực tế là đơn vị trực tiếp quản lý các thiết bị nâng chính những người được bàn giao cho sử dụng việc sử dụng các thiết bị hư hỏng không dược bản giao kịp thời, có hiện tượng đùn đây trách nhiệm cho nhau làm chậm tiến độ khám nghiệm, hoặc thiểu chủ động khi đưa các thiết bị có liên quan ra sửa chữa.

An toàn hoá chất và xử lý chất thải

Trong quy trình công nghệ sản xuất từ quặng ra gang thép có một khâu rất quan trọng là biển nước cứng của sông cầu thành nước mềm nhờ hoa chất sút và phen.

Ngoài ra nhà máy còn dùng dầu FO đề nhóm lò đây là một nguồn ô nhiễm lớn. Khi vận hành các thiết bị áp lực rất nguy hiểm do sinh công dẫn đến sinh nhiệt dễ gây chảy nỗ do áp lực tăng cao Vì vậy ta phải làm mát bằng H2, yêu cầu khi sử dụng H2 làm mát là phải kín, khi H2 phân tán với áp lực lớn chia nhỏ tia hồ quang tránh nổ thiết bị áp lực Tuy nhiên ở đây phát sinh ra vấn đề là H2 cũng là chất dễ chảy, vì vậy phải có biện pháp an toàn thật cụ thể khi sử dụng.

Kỹ thuật vệ sinh

Mục tiêu chống nóng, chống bụi, chống hơi khi độc đảm bao vi khí hậu.

Khi vào các phân xưởng ta thường có cảm giác nặng nề khó thở ngột ngạt, đó là việc bố trí thông gió không tốt, đa số sử dụng thông gió tự nhiên.

Trong nhà máy luyện cán sắt thép thì không khí nóng và ẩm, khi vào các phân xưởng sản xuất ta có cảm giác nóng kinh khủng Tại phân xưởng sắt thép thường bố trí thông gió tự nhiên kết hợp với thông gió cơ khí có bố trí lắp các quạt thông gió trên tường và tại nơi các công nhân làm việc, vị trí của quạt để ở lối đi rất cồng kềnh, thổi thẳng vào công nhân qua lại và có cảm giác rất khó chịu Nói chung vấn đề thông gió trong các phân xưởng sản xuất còn rất kém.

Trên trần cao của các phân xưởng đều có hệ thống đèn dây tóc chạy dọc Các phân xưởng được thiết kế mở nhiều cửa kính để phục vụ cho chiếu sáng, tuy nhiên phân xưởng quá rộng lớn và cao nên anh sáng thực sự không đủ.

Khi công nhân nhà máy đi sửa chữa thiết bị đều phải dùng thêm ánh sáng điện áp 36V Đặc biệt hệ thống đèn trên trần bị cháy nhiều mà chưa được thay thế.

Trong các phòng điều khiển ánh sáng sử dụng là ánh sáng của đèn nêon và ánh sáng tự nhiên Do đó tạo nên 1 ánh sáng kết hợp không hợp sinh lý cho mắt, dễ dẫn đến thao tác sai.

 Kỹ thuật chống ồn rung

Quá trình hoạt động của phân xưởng cán sắt thép có những yếu tố về tiếng ồn rung khá lớn, ở xung quanh thiết bị cán sắt thép và lò đúc phôi có độ rung nhưng có ảnh hưởng không lớn đến sức khoẻ người lao động nhưng tiếng ồn có ảnh hưởng đáng kể Vì nhà máy có quy mô lớn, công suất các thiết bị cao nên quá trình vận hành phát ra tiếng ồn lớn là điều tất nhiên Để hạn chế tiếng ồn nhà máy đã thiết kế các buồng điều khiến cách âm rất tốt ở những nơi có ồn rung, hạn chế tối đa số người lao động sử dụng trang thiết bị có độ tiếng ồn rung lớn và trang bị bịt tai cho công nhân

Tuy nhiên khi đến 1 phân xưởng sản xuất, công nhân phải đứng ngay bên cạnh máy móc để điều khiển, họ không hề có bịt tại để chống ồn, nói thì phải hét thật to thì mới nghe thấy và họ liên lạc với nhau bắng ký hiệu tay Như vậy, vấn đề chống ồn của nhà máy chưa được đảm bảo cần phải có những biện pháp để khắc phục.

 Phòng chống chảy nổ Để đảm bảo tốt công tác PCCN, đơn vị nhà máy thành lập đội PCCN có 1 người trực 24/24 sẵn sàng ứng cứu kịp thời các sự có cháy nổ xảy ra trong đơn vị. Đội PCCN được huấn luyện định kỳ về nghiệp vụ 2 lần/năm, đội có xây dựng phương án PCCN từng năm để phù hợp với tình hình của đơn vị và được phòng cảnh sát PCCC tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu phê duyệt.

Tất cả các khu vực sản xuất làm việc trong nhà máy đều được trang bị bình cứu hoa đặt ở vị trí thuận tiện cho việc sử dụng Nội quy PCCN được phổ biến đến tận tổ sản xuất để công nhân biết và có ý thức thực hiện.

Hàng năm công tác PCCN được đưa vào kế hoạch an toàn lao động và giành được một khoảng chi phí phục vụ cho hoạt động trong đó chủ yếu để mau sắm kiểm tra trang thiết bị và công tác huấn luyện về PCCC Tất cả các cán bộ trong nhà máy đều được huấn luyện về PCCC để đảm bảo biết sử dụng các trang thiết bị phục vụ chữa cháy cơ bản như bình cứu hoa và bơm chữa cháy Định kỳ 6 tháng một lần nhà máy tổ chức kiểm tra, thay thế, bổ sung các trang thiết bị, phương tiện phục vụ chữa chảy như: Bình bột, bình khí

Hiện nay, nhà máy có đầy đủ trang thiết bị, phương tiện phục vụ cho công tácPCCC đảm bao yêu cầu thực tế đặt ra bao gồm Bơm cứu hoa chạy bằng xăng, bơm cứu hoa chạy băng dầu, bình bột MF, bình khí cacbonic MT3, thang cứu hoả….

NGUYÊN NHÂN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO AN TOÀN VỆ

Nguyên nhân

Thiếu kiểm tra hơi ẩm hoặc chất lỏng trong vật liệu nạp.

Bề mặt làm mát của lò bất ngờ bị vỡ.

Các dòng thủy lực của lò bị vỡ, sai sót trong việc nạp liệu như đưa các thùng kín, các contiainer đường ống có chứa nước hay chất lỏng được trực tiếp vào lò. Đổ kim loại lỏng hoặc sỉ xuống sàn có chứa nước/ hơi ẩm hay các chất lỏng khác. Sai sót trong việc sử dụng các dụng cụ bị ướt, lạnh hoặc rỉ sắt trong lò.

Sự cố lò bắt cầu ( hình thành hơi quá nhiệt bên dưới lớp phủ tạo ra trên đỉnh lò). Không thực hiện đúng bảo trì lò.

Sấy khô gầu rót không phù hợp sau khi thay lớp lót.

Không kiểm soát được nguồn nước vào khu vực đang nung chảy kim loại

Không có quy trình làm việc phù hợp.

Thêm vào đó, việc người lao động không được trang bị những phương tiện bảo vệ lao động phù hợp cũng làm gia tăng nguy cơ bị bỏng nặng hoặc tử vong khi có sự cố xảy ra.

 Nguyên nhân kỹ thuật Đây là nguyên nhân thường gặp nhất bởi những thiếu xót về mặt kỹ thuật mà đôi khi chúng ta co thể lơ là bỏ qua như:

- Phương tiện, dụng cụ máy móc chưa đầy đủ: thiếu các thiết bị an toàn như nón bảo hộ, áo khoác, dây thắt an toàn hoặc xuất hiện các hỏng hóc gây ra sự cố (đứt cáp, tuột phanh, gãy thang, gãy cột chống…).

- Vi phạm quy phạm, quy trình an toàn: sử dụng các thiết bị điện không đúng trọng tải, làm việc trong môi trường nguy hiểm, không làm đúng theo quy trình.

 Nguyên nhân tổ chức Đây là những nguyên nhân đến từ sự sai sót trong quá trình tổ chức lao động. Nguyên nhân này thường đến từ phía sử dụng lao động bởi việc bố trí không gian sản xuất không hợp lý, diện tích làm việc chật hẹp hay sự thiếu nghiêm chỉnh trong các quy định ban chế về các vấn đề như chế độ giờ làm việc, nghỉ ngơi, chế độ bồi dưỡng độc hại,

… cũng gây ra nguy cơ tai nạn trong quá trình sản xuất.

Hơn nữa, nguyên nhân gây ra mất an toàn lao động còn đến từ sự lơ là, thiếu kiểm tra giám sát, quản lý lỏng lẻo của tổ chức, doanh nghiệp.

 Nguyên nhân vệ sinh môi trường Điều kiện thời tiết, môi trường xung quanh quá khắc nghiệt, ô nhiễm hoặc các yếu tố độc hại vượt quá tiêu chuẩn cho phép…cũng là một trong những nguyên nhân.

Khi bản thân người lao động không đảm bảo đủ sức khỏe, thể trạng, tâm lý thì rất dễ xảy ra tai nạn lao động Đặc biệt, việc người lao động chủ quan, tự ý vi phạm kỷ luật lao động, không mang trang bị bảo hộ lao động là một trong những nguyên nhân chính yếu.

Môi trường nóng bức và thiếu ánh sáng không cung cấp đủ ánh sáng hoặc do môi trường ẩm ướt và quá trình làm việc, nghỉ ngơi diễn ra trong phạm vi không gian hẹp,cách ly môi trường sống bình thường trong điều kiện nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

Các dạng tai nạn lao động thường xảy ra khi sản xuất sắt thép

Tai nạn vật lý: Đây là loại tai nạn thường xảy ra trong quá trình vận hành máy móc sản xuất thép, khi người lao động không thực hiện đúng quy trình hoặc không đeo đủ trang bị bảo hộ Các tai nạn này có thể là va chạm, cắt, thủng, nghiền, văng, đâm…

Tai nạn hóa học: Khi sản xuất thép, các chất hóa học như axit, kiềm, dung môi và các chất độc hại khác được sử dụng, nếu không được xử lý đúng cách, có thể gây ra nguy hiểm đến sức khỏe của người lao động.

Tai nạn điện: Trong nhà máy sản xuất thép, có nhiều thiết bị, máy móc hoạt động bằng điện Nếu không tuân thủ các quy tắc an toàn khi làm việc, người lao động có thể gặp tai nạn điện, từ nhẹ đến nặng.

Tai nạn cháy nổ: Do quy mô sản xuất thép rất lớn, nếu không tuân thủ các quy tắc an toàn trong quá trình sản xuất, có thể dẫn đến các tai nạn cháy nổ.

Tai nạn về sức khỏe: Sản xuất thép có thể phát sinh nhiều tác động tiêu cực đến sức khỏe của người lao động, ví dụ như bệnh đau đầu, đau mắt, đau cổ, mỏi vai gáy, bệnh phổi do hít phải bụi…

Giải pháp nhầm đảm bảo an toàn vệ sinh lao động

Nếu không đảm bảo an toàn lao động thì hậu quả sẽ rất nặng nề Trường hợp nhẹ có thể gây bị thương, tổn thương nhẹ khiến người lao động bị hao hụt sức khỏe, nặng hơn là mất khả năng lao động, trở thành gánh nặng của gia đình và nặng nhất là gây tử vong, khiến người lao động mất đi tính mạng Chính vì thế chúng ta cần phải đảm bảo an toàn tuyệt đối trong lao động. Để đảm bảo an toàn trong lao động chúng ta cần phải luôn thực hiện đúng các quy định, kỹ thuật an toàn trong lao động, không để các vấn đề tâm lý, tình cảm khiến chúng ta mất tập trung, lơ là trong khi làm việc Không tự ý vi phạm các quy trình kỹ thuật

Bên cạnh đó, thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng máy móc, trang thiết bị làm việc để kịp thời phát hiện các hư hỏng và thay thế Trang bị các thiết bị bảo hộ cho người lao động để đảm bảo sức khỏe.

Cần xây dựng kế hoạch làm việc, biện pháp an toàn lao động, tập huấn cho người lao động những kỹ năng về an toàn lao động và vệ sinh môi trường làm việc Người lao động cũng cần phải đi khám sức khỏe định kỳ để đảm bảo an toàn lao động.

4.3.1 Đối với người lao động

Trang bị đầy đủ các thiết bị bảo hộ mắt như kính râm, kính chống bụi hoặc các thiết bị bảo vệ mắt.

Trang bị thêm nút bị tai tránh tiếng ồn.

Mặc đúng, đầy đủ các đồng phục được nhà máy, doanh nghiệp cung cấp khi làm việc, tránh mặc những bộ đồ quá rộng hoặc quá bó sát khi sử dụng các thiết bị máy móc. Đối với trang sức, đồng hồ… nên tháo và cất giữ ở nhà để đảm bảo an toàn Tháo tất cả các vật không cần thiết khi làm việc tại xưởng như trang sức, đồng hồ…

Các thiết bị nguồn điện, không tự ý ngắt cầu dao nếu không cả hệ thống điện sẽ bị chập, cháy thậm chí có thể dẫn đến nổ, hỏng hóc máy móc…

Xây dựng quy trình làm việc phù hợp và tổ chức giám sát việc tuân thủ.

Người lao động cần được cung cấp đầy đủ thông tin, hướng dẫn và đào tạo về các mối nguy hiểm khi làm việc với kim loại nóng chảy hay nguy hiểm.

Khi chất lỏng xâm nhập vào trong lò, cũng như những biện pháp, quy trình làm việc an toàn và cách thức sử dụng đúng phương tiện bảo vệ cá nhân.

Người sử dụng lao động cần cung cấp cho người lao động những loại phương tiện bảo vệ cá nhân đặc chủng sử dụng trong môi trường kim loại nóng chảy.

Người lao động cần tuân thủ các hướng dẫn, biện pháp và quy trình làm việc an toàn, sử dụng đầy đủ bảo hộ lao động cần thiết khi làm việc.

Nếu trong quá trình bị bệnh thì phải xin phép người quản lí để dảm bảo an toàn cho người và thiết bị.

Khi lấy hàng hóa trên cao xuống thì phải sử dụng máy nâng.

4.3.2 Đối với máy móc trong nhà máy

Người sử dụng lao động cần áp dụng những biện pháp phù hợp trong việc bảo trì bảo dưỡng thiết bị, hệ thống công nghệ.

Sắp xếp đồ đạc, quét dọn sạch sẽ, ngăn nắp các trang thiết bị, đồ dùng, máy móc trong nhà máy, công ty.

Trước khi bắt đầu vào quá trình làm việc, sản xuất, phải kiểm tra hệ thống máy móc xem có vận hành trơn tru hay không.

Thường xuyên kiểm tra, lau chùi, bảo quản hệ thống máy móc, trang thiết bị sản xuất trong công ty, nhà máy

Công ty nên thực hiện việc điều tra các sự cố và tai nạn để xác định nguyên nhân và tìm cách ngăn chặn tái diễn trong tương lai.

Chú ý làm tốt công tác phòng, chống cháy nổ, không để các vật liệu, chất liệu dễ cháy trong nhà kho, nhà máy, chú ý hiện tượng chập điện, để xa nguồn nước…

Chú ý đặt các biển báo hiệu những nơi nguy hiểm, chú ý về công tác sử dụng máy móc, thiết bị hoặc trang bị đầy đủ đồ bảo hộ. Áp dụng các biện pháp cần thiết để ngăn chặn nước, hơi ẩm, chất lỏng có thể xâm nhập vào khu vực lò, tiếp xúc với kim loại nóng chảy. Áp dụng biện pháp kiểm soát cần thiết đối với nguyên liệu nạp liệu

Công ty nên nâng cao ý thức an toàn lao động của người lao động bằng cách tạo ra môi trường làm việc an toàn và khuyến khích các hoạt động giáo dục về an toàn lao động.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Kết Luận

Ngày nay, tiến bộ công nghệ, kỳ vọng của khách hàng và đặc biệt toàn cầu hóa đã làm nhu cầu về năng suất ngày càng tăng Với thị trường 4.0 hiện nay với các cam kết hội nhập và sự tham gia ngày càng nhiều của các doanh nghiệp lớn trên thế giới tại ViệtNam, sức ép cạnh tranh trong nhiều lĩnh vực ngày càng tăng đối với doanh nghiệp Việt.Những năm vừa qua, ngành Thép Việt Nam đã đạt được nhiều thành tích đáng kể, giữ vai trò quan trọng trong ngành thép khu vực và ngày càng cải thiện vị trí trên thế giới Bên cạnh những thành quả đã đạt được, thực tiễn cũng cho thấy, ngành Thép Việt Nam vẫn

Ngoài nguyên liệu chính là thép, sắt xốp, gang thỏi hoặc gang lỏng, vôi, việc sản xuất thép còn sử dụng năng lượng như than, gas, điện, dầu, oxy, nước và các chất phụ trợ như: hợp kim, điện cực, khí trơ, vật liệu đầm lò Đặc biệt, quá trình sản xuất gang thép gây ô nhiễm môi trường khí với lượng bụi lên tới hàng nghìn tấn/năm, thành phần chủ yếu là các oxit kim loại, cácloại oxit khác (FeO, MnO, Al2O3, SiO2, CaO, MgO) và các loại khí thải chứa CO, CO2, SO2, NO2, gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người mà trực tiếp là công nhân làm việc trong nhà máy Do đó vừa duy trì phát triển sản xuất vừa bảo vệ môi trường chúng ta cần thường xuyên giám sát các hệ thống xử ô nhiễm nhằm giảm nhẹ các tác động tiêu cực đến môi trường.

Bên cạnh đó, trong công tác an toàn lao động, ngành sắt thép có nguy cơ cháy nổ cao hơn so với các ngành nghề khác Thực tế, trong thời gian qua, có không ít vụ cháy nổ đã xảy ra tại các doanh nghiệp sắt thép Điển hình như, sự cố hôm năm 2021, khu vực

Lò nấu thép EAS ra phía ngoài gần vị trí Lò nấu thép thì bị xỉ thép đang nấu, trong Lò nấu thép văng ra trúng vào người và bị phỏng Nguyên nhân dẫn dến vụ cháy chủ yếu là do các doanh nghiệp sắt thép chưa thực sự quan tâm tới công tác an toàn, vệ sinh lao động, còn để xảy ra nhiều sai phạm ở tất cả các khâu, các nội dung của công tác an toàn, vệ sinh lao động.

Kiến nghị

Phương tiện, dụng cụ máy móc trang bị đầy đủ: các thiết bị an toàn như nón bảo hộ, áo khoác, dây thắt an toàn hoặc xuất hiện các hỏng hóc gây ra sự cố (đứt cáp, tuột phanh, gãy thang, gãy cột chống…).

Người sử dụng lao động cần bố trí không gian sản xuất hợp lý, diện tích làm việc rộng và nghiêm chỉnh trong các quy định ban chế về các vấn đề như chế độ giờ làm việc, nghỉ ngơi, chế độ bồi dưỡng độc hại,… cũng gây ra nguy cơ tai nạn trong quá trình sản xuất.

Người lao động không được lơ là, thiếu kiểm tra giám sát, quản lý lỏng lẻo của tổ chức, doanh nghiệp.

Bố trí nơi làm việc thoải mái và thời gian nghỉ ngơi đúng.

Cần tập huấn và huấn luyện công nhân về các quy định ATVSLĐ, chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về ATVSLĐ.

Ngày đăng: 24/03/2024, 02:02

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w