Bối cảnh lịch sử và quan hệ Ngoại giao với Nhà Mạc1592-1802: Mâu thuẫn chồng chéo Đó là mâu thuẫn giữa: Vua Lê, chúa Trịnh với các chúa Nguyễn Chính quyền nhà Tây Sơn với các chúa Nguyễn
Trang 1HỌC VIỆN NGOẠI GIAO
KHOA CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ VÀ NGOẠI GIAO
-oOo -TIỂU LUẬN
CHÍNH SÁCH NGOẠI GIAO THỜI MẠC
LỚP: QHQT49- B1.3 GIẢNG VIÊN: NGUYỄN THỊ THU THỦY NHÓM THỰC HIỆN: NHÓM 5
Hà Nội- 2022
Trang 2NHÓM SINH VIÊN THỰC HIỆN
Hà Nội- 2022
Trang 3PHÂN TÍCH VÀ BÌNH LUẬN QUAN HỆ ĐỐI NGOẠI NHÀ MẠC (1527-1592)
A Ngoại giao Việt Nam từ TK XVI đến đầu TK XIX (1527-1802)
0 Bối cảnh lịch sử và quan hệ Ngoại giao với Nhà Mạc
Trong nước:
Giai đoạn 1527-1802: Đặt nước trong tình trạng nội chiến triền miên giữa nhiều
thế lực chính trị
1527-1592: Nội chiến Nam-Bắc triều giữa nhà Mạc và nhà Lê
1592: Nhà Mạc bị đánh bại
1592-1802: Mâu thuẫn chồng chéo
Đó là mâu thuẫn giữa:
Vua Lê, chúa Trịnh với các chúa Nguyễn Chính quyền nhà Tây Sơn với các chúa Nguyễn Giai đoạn lịch sử đặc biệt này chi phối mối quan hệ Ngoại Giao của Việt Nam giai
đoạn này
Trung Quốc trong bối cảnh này: Nhà Minh và nhà Thanh ở Trung Quốc lợi dụng
để khoét sâu mâu thuẫn nhằm làm suy giảm sức mạnh của Đại Việt Khẳng định sức mạnh, đe dọa quân sự nếu có cơ hội
Coi thế lực ở Đại Việt ( Mạc, Lê - Trịnh, Nguyễn, Tây Sơn) cố gắng duy trì mối quan hệ hoà hiếu với phương Bắc bới có yên ổn phía bắc thì mới tập trung đối phó
với đối phương trong nước
Mâu thuẫn với Trung Quốc trên nhiều phương diện nhưng giai đoạn 1527-1788
quan hệ ngoại giao Việt Trung vẫn diễn ra bình thường:
Vẫn được gọi là “giai đoạn hoà bình", “ bang giao giữa hai nước" Cũng như các triều đại trước đó: Cầu phong và triều cống luôn là hoạt động ngoại giao phổ biến, quan trọng bậc nhất được cả hai bên chú trọng
1789, sau thắng lợi của Tây Sơn trước nhà Thanh, vị thế của Đại Việt đã được mở rộng → Gặt hái được nhiều thắng lợi trong quan hệ ngoại giao với thế giới
Bối cảnh khu vực:
Cai vị cũng đang đặt trước sự cai trị của vương triều quân chủ → đất nước nội
chiến Nhu cầu bảo vệ của các nước nhỏ, và phô trương thanh thế của nước lớn Làm nảy sinh mâu thuẫn, xung đột mối quan hệ giữa Đại Việt và Đông Nam Á Giai đoạn này, sau cuộc phát kiến địa lý phương Tây ngày càng biết nhiều hơn đến
phương Đông
Nền ngoại giao, ngoại thương không chỉ có sự hiện hữu của các nước châu Á mà
còn cả các nước phương Tây
II Quan hệ Ngoại giao của nhà Mạc với Trung Quốc giai đoạn 1527-1541 Lịch sử bang giao giữa hai nước Việt-Trung trải dài trong suốt thời kỳ quân chủ độc lập quân chủ khá phức tạp và nhiều thăng trầm, nhưng có lẽ thời kỳ thế kỉ XVI là
thời kỳ khá phức tạp với nhiều sự kiện đặc biệt diễn ra
Trang 4Cụ thể từ năm 1527, các cuộc ngoại giao giữa hai nước Việt-Trung vẫn được diễn
ra bình thường, các đoàn sứ Đại Việt vẫn theo thông lệ 3 năm một lần sang cống
triều đình nhà Minh
Tuy nhiên vấn đề bắt đầu xảy ra vào năm 1527 khi Mạc Đăng Dung ép vua Lê nhường ngôi, dựng lên một triều đại mới: triều Mạc Và chỉ 5 năm sau, Nguyễn Kim dựng Lê Ninh lên làm vua, phất lên ngọn cờ “Phù Lê, diệt Mạc”
Vì vậy ta có thể thấy, quan hệ Việt-Trung vào thế kỉ XVI được đặt trong 2 thế ngoại giao: Mạc-Minh, Lê-Minh nhưng quan hệ giữa Mạc-Minh là quan
hệ nổi bật hơn cả vì nó kéo dài gần hết thế kỉ XVI và về thực chất họ Mặc
đã nắm quyền điều khiển hầu hết trong nước
Vấn đề Ngoại giao năm 1528 Tháng 6/1527, Mạc Đăng Dung lên ngôi vua lấy niên hiệu là Minh Đức Ngay sau khi lên ngôi, Mạc Thái Tổ đã chú ý đến việc duy trì quan hệ hòa
hiếu với nước láng giềng Trung Hoa
Chính vì thế một số thế lực lúc bấy giờ cho rằng ông không lo trấn
an lòng dân, xây dựng nhà nước mà chỉ nghĩ đến ứng xử như thế nào
với triều đình Trung Hoa
Tuy nhiên nhìn theo một khía cạnh khác, Mạc Thái Tổ cũng có những tính toán riêng của mình, chính sách hòa hiếu với phương Bắc
để lấn dần với phương Nam là chính sách lớn, xuyên suốt trong tiến
trình lịch sử của nước Đại Việt
Trong khi chúng ta luôn giữ một thái độ thật hòa nhã thì các Hoàng
đế Trung Hoa luôn chờ những cơ hội thuận lợi để đưa quân xâm
chiếm nước ta
Do vậy đây chính là kế sách lớn và nhà Mạc lúc bấy giờ cũng không còn lựa chọn
nào khác
Tháng 2/1528, nhà Mạc đã cử một đoàn sứ bộ qua Yên Kinh để thông báo với nhà Minh rằng “con cháu nhà Lê không còn ai thừa tự nữa, thuộc sứ là đại thần học Mạc tạm trông coi việc nước, cai trị dân dúng” Đây là lần đầu tiên nhà Mạc cử sứ thần sang thăm triều, đặt cở sở cho mối quan hệ giữa
hai vương triều
Thế nhưng ngay lần ra mắt đầu tiên này, nhà Mạc luôn phải gặp khó khăn khi các lực lượng phù Lê ở trong nước nhiều lần cử sứ sang Trung Quốc xin nhà Minh hỏi
tội “cướp ngôi” của nhà Mạc
Trước tình hình đó, nhà Mạc đành phải tìm lối thoát ở con đường bang giao để tiếp tục tồn tại và ngăn chặn một cuộc điều tra và ngầm tái lập nhà Lê của nhà Minh Theo Đại Việt sử ký toàn thư: “Năm 1528, cắt đất dâng nhân dân hai châu Quy, Thuận và hai tượng người bằng vàng và bạc cùng châu báu, của lạ, vật lạ Vua
Minh thu nhận”
Từ đấy Nam Bắc lại thông sứ qua lại Ở đây có một vấn đề nhầm lẫn đáng tiếc cần được sáng tỏ, liệu có thật sự do nhà Mạc muốn lấy lòng nhà Minh nên đã dâng lên
hai châu Quy, Thuận (Quy Hóa và Thuận An)?
Trang 5Trong thực tế, qua nhiều sử sách cũng như ghi chép thì hai châu Quy, Thuận đã thuộc về nhà Tống, nhà Nguyên và sau là nhà Minh và hành động của nhà Mạc chỉ là đang trả lại vùng đất vốn không thuộc về Đại Việt Vấn đề phản biện: Nhà Mạc đã cắt một phần đất cho nhà Minh Tại sao lại cắt đất
mà không nghĩ ra cách làm khác?
Năm 1528, sau khi nhà Mạc lên nắm quyền 4 năm đã có một lần dâng đất cho nhà Minh; tới 1540 lại một diện tích ở tây bắc nước ta được dâng tiếp Điều đó cho thấy hai lần dâng đất cho thấy sự bất lực trong chính sách đối ngoại của nhà Mạc? Tuy nhiên, vấn đề này, PGS-TS Trần Thị Vinh, Viện Sử học, cho biết đã có lời giải Theo đó, việc dâng đất theo sử thần của nhà Lê Trịnh ghi diễn ra hai lần Lần thứ nhất, Mạc Đăng Dung dâng lại đất của nhà Lý đã dâng cho nhà Tống từ thế kỷ XIII Có nghĩa là việc dâng đất đó hoàn toàn không có thật Lần dâng đất thứ hai cũng không thật Đất bị dâng vốn do nhà Minh giao cho Đại Việt từ năm 1527 và Mạc Đăng Dung trả lại đất đó vào 1540
Vì thế, bà Vinh cho rằng đây là trả đất khống “GS Trần Quốc Vượng hồi năm
1994, trong hội thảo lần đầu về nhà Mạc, đã nói về vấn đề này Ông cho đây là thuần phục giả vờ, độc lập thực sự Cả hai đợt dâng đất đều là giả”, bà Vinh nói III Vấn đề ngoại giao từ năm 1528 đến trước năm 1540
Vấn đề ngoại giao từ năm 1528 đến trước năm 1540
Sau những sự kiện năm 1528, đến năm 1529 vua Mạc lại tiếp tục gặp khó khăn khi các bề tôi cũ của triều Lê là hai anh em Trịnh Ngung và Trịnh Ngang sang nhà Minh tố cáo Mạc Đăng Dung cướp ngôi và xin viện binh
để đánh dẹp
Nhưng lúc ấy nhà Mạc đã hối lộ bầy tôi nhà Minh ở biên thùy nên hầu như không có gì xảy ra, sau đó hai anh em đều chết ở đất Trung Hoa Sau sự kiện này, nhìn chung tình hình quan hệ giữa Mạc-Minh tạm thời yên
ổn và quan hệ bang giao giữa hai nước được tiến hành theo thường lệ cứ 3
năm một lần tiến cống
Nhưng vào năm 1537, quan hệ Mạc-Minh lại trở nên căng thẳng hơn khi Lê Trung Tôn sai Trịnh Duy Liêu sang nước Minh trình bày về việc cướp ngôi vua của Mạc
Đăng Dung
Từ đấy mối quan hệ giữa nhà Minh và nhà Mạc lại càng trở nên căng thẳng Nhưng bấy giờ bản thân nội bộ nhà Minh đang có những bất nhất nên việc
cử binh lại được tạm đình Nhưng 1 năm sau (1538), nhà Minh tiếp tục cử Hàm Ninh hầu Cừu Loan làm Tổng đốc quân vụ, Mao Bá Ôn làm Tham tán
chỉ huy đạo quân lên đường “chinh phạt” họ Mạc
Lúc này nhà Mạc phải đối diện với hai thế lực: phía Bắc có nhà Minh chuẩn bị ra quân tiên đánh và phía nam có quân đội nhà Lê từ Thanh Hóa sẵn sàng tiến đánh
ra Thăng Long
Đứng trước tình thế ấy, vua Mạc chỉ còn cách phải hòa với nhà Minh để chuẩn bị lực lượng đối phó với bề tôi nhà Lê ở phía nam Vì thế Mạc Thái Tông đã sai nhóm Nguyễn Văn Thái mang thư sang Vân Nam nhờ quan
Trang 6trấn thủ của nhà Minh nhưng nhà Minh cho rằng đó là dối trá và không
đúng sự thật
Sau đấy nhà Minh vẫn tiếp tục điều động quân xuống phía nam, áp sát biên
giới Đại Việt
Động thái này của nhà Minh đã đặt nhà Mạc trước hai sự lựa chọn: một là đối đầu và chiến tranh, hai là nhún nhường quy thuận tránh xung đột xảy ra Cho đến thời điểm đó, vua nhà Mạc đã phải chèo chống một khoảng thời gian với nhà Minh, một thế lực không cân sức Nhà Mạc khi ấy bị rơi vào một tình thế vô cùng cam go khi phía bắc thì nhà Minh liên tục bày tỏ thái độ đe dọa sẽ khởi binh, phía nam thì lực lượng nhà Lê dần dần lớn mạnh, có thể nói là lưỡng đầu thọ địch
Bấy giờ nhà Mạc mới lập, nhân tâm chưa thực sự ổn, nếu phải chống lại cả quân Minh lẫn quân nhà Lê, thì thất bại và diệt vong là chuyện
tất yếu
Vậy cho nên ông đã buộc phải chịu nhục mà tự trói mình quỳ gối xin hàng, lại buộc phải cắt đất lấy lòng nhà Minh.“Qua ghi chép của Nghiêm Tông Giản, thì Mạc Đăng Dung cùng đoàn tùy tùng không được Mạc phẩm phục, cổ đeo dây lụa tượng trưng cho sự đầu hàng đến lậy và cúi đầu (ngũ bái, tam khấu đầu) trước long đình che lọng vàng, tượng trưng cho hoàng đế nhà Minh, chứ không phải quỳ lạy viên tướng nhà Minh Cũng không phải cởi trần tự trói.” Cho dù việc này có nhục quốc thể, ảnh hưởng đến vị thế đất nước, thì trên thực tế, nó đã giúp nhà Mạc và Đại Việt tránh khỏi cái họa xâm lăng
trước mắt, dù nguy cơ ấy có nhỏ đến đâu
Có thể nói mọi chính sách ngoại giao lúc bấy giờ của vua Mạc đối với nhà Minh đều là vì lợi ích quốc gia, bảo vệ ngôi vị cho vương
triều nhà Mạc
Và quả thực là sau sự kiện này, nhà Minh không làm khó dễ nhà Mạc nữa, và cũng không để tâm tới chuyện tranh đấu giữa nhà Mạc
với nhà Lê
Bình luận về vấn đề “Qua ghi chép của Nghiêm Tông Giản, thì Mạc Đăng Dung cùng đoàn tùy tùng không được Mạc phẩm phục, cổ đeo dây lụa tượng trưng cho
sự đầu hàng đến lậy và cúi đầu (ngũ bái, tam khấu đầu) trước long đình che lọng vàng, tượng trưng cho hoàng đế nhà Minh, chứ không phải quỳ lạy viên tướng nhà Minh Cũng không phải cởi trần tự trói.”: Trong hoàn cảnh lịch sử quá gay gắt và phức tạp của nhà Mạc lúc bấy giờ khi phải luôn chéo chống nhiều thế lực bên ngoài thì việc thuần phục của vua Mạc đã làm đã mất đi một số hư danh cũng như uy nghiêm của một nhà vua cần có nhưng đã giữ lại được sự yên bình cũng như tránh đưa đất nước vào cảnh chiến tranh bao gồm lực lượng quân Minh ở bên ngoài và quân Lê - Trịnh ở bên trong thì cũng đáng được cảm thông và đó cũng là một kế sách phù hợp với tình hình đối ngoại lúc bấy giờ Ông đã đặt quyền lợi đất nước lên trên quyền lợi cũng như tôn nghiêm của cá nhân mình để đẩy lùi được các thế lực giặc bên ngoài mà không tốn một mũi tên hay mất một giọt máu nào của nhân dân trái lại không tự lượng sức mình, không xem xét cân nhắc quyền lợi
Trang 7của đất nước mà đưa cả dân tộc vào chiến tranh thì đó mới là hành động đáng
trách
IV Vấn đề ngoại giao năm 1540
Ngày 03/11/1540, Mạc Đăng Dung cùng các bầy tôi lên cửa ải Chính Mạc Đăng Dung tự trói mình đến dâng biểu, sổ sách xin hàng quân Minh Phía Nam Thăng Long, các quan chức Lê Sơ cũ tập hợp lại từ năm 1533 và ngay
lúc này, đang chuẩn bị đánh Nghệ An
Bị kẹt giữa hai làn đạn, điều mà vị hoàng đế nhà Mạc sắp làm sẽ đi vào chính sử Đại Việt và Trung Quốc: “Mùa đông, tháng 11, Mạc Đăng Dung cùng cháu là Văn Minh và bề tôi qua trấn Nam Quan, mỗi người đều cầm thước, buộc dây ở cổ, đi chân không đến trước mạc phủ nước Minh quỳ gối, cúi đầu dâng tờ biểu đầu hàng, nộp hết sổ sách về đất đai, quân dân và quan chức cả nước để chờ phân xử, dâng các động Tê Phù, Kim Lặc, Cổ Sâm, Liễu Cát, An Lương, La Phù của châu Vĩnh An, trấn Yên Quảng, xin
cho nội thuộc vào Khâm Châu” (Toàn thư)
Trong biểu xin hàng, Mạc Đăng Dung đề cập đến việc thoái thác việc họ Mạc sang Yên Kinh (Bắc Kinh), ngoài ra cắt và giao nộp đất, gồm 2 đô: Như Tích, Chiêm Lãng và 4 động: Tư Lẫm, Kim Lặc, Cổ Sâm, Liễu Cát cho nhà Minh, đồng thời
xin ấn tín để được thừa nhận sự cai trị ở An Nam
Tuy nhiên, khác với Đại Việt sử ký toàn thư và Khâm định Việt Sử thông giám cương mục, các bộ sử Trung Quốc như Minh sử, Minh thực lục tuy khẳng định lại việc Mạc Thái Tổ xin hàng nhưng lại không cho rằng Mạc Thái Tổ đã “cắt đất” của Đại Việt cho nhà Minh mà chỉ xin “trả lại đất cũ của châu Khâm” (vốn thuộc nhà Minh) cho nhà Minh và trả lại không phải 5 hay 6 châu mà là 4 châu Thực tế trước khi diễn ra sự kiện mà sử nhà Lê - Trịnh ghi là “đầu hàng” của Mạc Thái Tổ vào cuối năm 1540 thì 4 động này đã về lại Trung Quốc và được biên vào
sổ của Khâm Châu, nằm dưới sự quản lý của nhà Minh
Vì thế, không còn đất 4 động ấy để cắt/dâng cho nhà Minh nữa Nhà Mạc chọn chiến lược vừa đánh vừa hòa:
Nguy cơ lớn nhất mà nhà Mạc phải đối mặt lúc này là âm mưu xâm lược thường
trực của Minh triều
Với chiêu bài “cứu Lê diệt Mạc”, trên thực tế, nhà Minh chỉ chờ thời
cơ thuận lợi để đem quân sang Đại Việt nhằm “trừng trị” hành động
“tiếm ngôi”, “loạn nghịch”, “không cống nạp của nhà Mạc” Nhà Mạc không chỉ phải đương đầu với nguy cơ lớn từ phương Bắc mà còn phải đối phó với rất nhiều hiểm họa khác, trong đó phải kể đến lực lượng quân sự của: Lão Qua và Xạ Xị, Bát Bách - vốn là ba nước nằm ở phía tây, tây bắc của
Đại Việt
Theo sử sách nhà Minh thì ba lực lượng quân sự này sẵn sàng hợp lực với nhà Minh, tham gia ba hướng tấn công vào Đại Việt từ phương tây và tây
bắc (Mộc Châu)
Trang 8Không chỉ vậy, phía đường biển, Đại Việt còn đứng trước nguy cơ xâm lấn của Chiêm Thành Lúc này, Chiêm Thành cũng trở thành con bài trong kế hoạch tiến
chiếm Đại Việt của Minh triều
Trong tình cảnh nước sôi lửa bỏng ấy, nội bộ Đại Việt lại bị chia rẽ và mâu thuẫn
trở nên sâu sắc
Sự chống đối từ phía cựu thần nhà Lê và đặc biệt là sự trung hưng của triều
Lê từ năm 1533 đã thực sự trở thành mối nguy cơ thường trực từ bên trong
đối với nhà Mạc
Thậm chí, nhà Minh còn được nhà Lê cung cấp tin tức cụ thể về binh lực
thủy bộ và con đường tiến quân của nhà Mạc
Giữa lúc đó, năm 1541, Mạc Thái Tổ qua đời, khiến nhà Mạc lâm vào tình trạng
khó khăn bội phần
Nhìn toàn cục, nhà Mạc lúc này rơi vào tình thế “ngũ đầu thọ địch”, bị các thế lực trong và ngoài nước sẵn sàng đánh dẹp Đặc biệt, cả năm thế lực trong và ngoài nước nêu trên có thể phối hợp cùng nhau để chĩa mũi nhọn tấn công một lúc vào
nhà Mạc
Trước tình cảnh bất lợi như vậy, nhà Mạc đã chọn chiến lược vừa đánh vừa hòa Một mặt dùng để trá hàng: bỏ xưng đế hiệu (không xưng hoàng đế), xin theo lịch Đại Thống (tức là theo lịch của nhà Minh), trả lại đất 4 động, xin nội thuộc xưng thần, xin hằng năm được ban lịch Đại Thống và bù đủ các lễ
vật tiến cống hằng năm
Mặt khác, xúc tiến mọi công tác chuẩn bị để sẵn sàng cho một cuộc chiến tranh bảo vệ quốc trong tình huống bất khả kháng “tu sửa trại sách, luyện tập thủy quân Trưng cầu hết thảy các cựu thần, lão tướng để cùng bàn việc
nước”
Chính tinh thần sẵn sàng chiến đấu ấy là một trong những nguyên nhân khiến nhà Minh dù suốt từ tháng 7/1536 đến 10/1540 đã cử Thượng thư bộ Binh Mao Bá Ôn
và Hàm Ninh hầu Cừu Loan đưa quân áp sát biên giới Đại Việt, nhưng vẫn phải
chần chừ do dự, chưa tấn công ngay
Đến khi nhà Mạc dùng cách nhún nhường ra hàng, sang chịu tội ở cửa Nam Quan với mong muốn duy trì quan hệ hòa hiếu giữa chư hầu và thượng quốc Nhà Minh mới có cớ để quyết định cho Mao Bá Ôn và Cừu Loan lui binh
mà không bị mất thể diện
Đồng thời “xuống chiếu bãi binh và giáng nước An Nam xuống làm Đô thống tý và phong Đăng Dung làm chức Đô thống sứ” Qua sự kiện nước An Nam bị giáng xuống làm Đô thống ty, ta thấy được điều gì?
Sự chia rẽ và phân tán của nền chính trị không chỉ gây ra nội chiến mà còn làm giảm đáng kể sức mạnh đối ngoại của Việt Nam trước nhà Minh
Sự hạ cấp của Đại Việt và tước phong dành cho nhà Mạc (sau đó là nhà Lê trung hưng) là chưa có tiền lệ trong gần một thiên niên kỷ bang giao Việt - Trung Hậu quả là vua Lê, dù 3 lần yêu cầu phong vương, đều bị từ chối Đại Việt giữ nguyên là đơn vị hành chính lệ thuộc (Đô thống sứ ty) tới giữa thế kỷ XVII
Trang 9Sự bảo trợ cùng lúc với nhiều thế lực chính trị tại Việt Nam của Trung Quốc có thể thúc đẩy hỗn loạn ở phía Nam Đây là điều mà người Việt ít khi chú ý tới cũng như nhận thức một cách kỹ lưỡng hậu quả chính trị của
thủ thuật này
Đế triều phương Bắc, vì nắm thóp được hai triều đại Mạc, Lê, đã áp đặt một
mô thức ngoại giao bất đối xứng có tính chèn ép
Tiểu kết:
Như vậy, trong khi nhà Lê - Trịnh đến năm 1597 mới được nhà minh công nhận thì ngay từ năm 1540, nhà Mạc đã được nhà Minh thừa nhận sự tồn
tại
Dù giáng An Nam xuống làm Đô thống ty và phong cho Mạc Đăng Dung làm chức Đô thống sức là một bước thụt lùi so với cấp bậc được ban phong trước đây, song nó đảm bảo tính hợp pháp của vương triều nhà Mạc trong
bối cảnh đầy khó khăn lúc này
Đặc biệt, từ đây, tình hình biên giới phía bắc của Đại Việt trở nên khá yên
ổn, nhà Mạc không còn gặp phải sự uy hiếp của nhà Minh nữa
V Giai đoạn 1541 - 1592 Hoạt động ngoại giao của nhà Mạc trong giai đoạn này thể hiện chủ yếu qua một số hoạt
động tiêu biểu với nhà Minh (Trung Quốc)
Hoạt động cầu phong Trong một thời gian dài từ khi Mạc Thái Tổ lên ngôi đến trước 1540, nhà Minh chưa thừa nhận sự tồn tại chính thức của triều Mạc trên đất Việt Bản thân Mạc Thái Tổ và triều đình nhà Mạc cũng vấp phải những hành động chống đối (dụ dỗ, đe dọa quân sự) của vua tôi nhà Minh Sau 23 năm kể từ khi nắm quyền, Mạc Thái Tổ sai cháu của mình cùng 28 người
mang hàng biếu sang Yên Kinh cầu phong
Năm 1541, nhà Mạc chính thức được thừa nhận Mạc Thái Tổ được phong làm Đô thống sứ, được ban ấn bạc, khắc chữ An Nam Đô thống sứ ty Quan lại Quảng Tây thay mặt triều đình nhà Minh ban lịch Đại Thống hằng năm cho nhà Mạc Nhà Minh cho đúc ấn vào ngày 17/5/1541, tuy nhiên chưa kịp tới nơi thì Mạc Thái Tổ đã mất vào tháng 8 cùng năm Nhà Minh tiếp tục ra sắc dụ ban chức Đô thống sứ An Nam cho các đời vua sau như Mạc Hiến Tông (1542), Mạc Tuyên Tông (1551), Mạc Mục Tông (1573) Mục Tông cũng là vị vua cuối cùng của vương triều Mạc được nhận sắc
phong của Minh triều
Hoạt động triều cống, lễ sính Hoạt động được bắt đầu từ năm 1542, khi quan hệ chính trị giữa 2 nước được bình thường hóa Khi Mạc Thái Tổ dâng cho nhà Minh “hai tượng người bằng vàng và
bạc cùng châu báu, của lạ vật lạ Vua Minh thu nhận
Từ đấy Nam Bắc lại thông sứ đi lại.” (trích Đại Việt sử ký toàn thư) Sau khi Mạc Thái Tổ cùng bầy tôi dâng biểu xin hàng thì quy định triều cống
mới được ban hành cụ thể
Trang 10Theo lệ cứ 3 năm triều cống 1 lần Có thể thấy, phương thức để nhà Mạc thiết lập quan hệ hòa hiếu giữa đôi bên là dâng lễ sính cho Trung Hoa Triều Mạc dùng các cống phẩm gồm vàng, bạc và sản vật địa phương Tuy không ghi rõ số lượng mỗi lần cống phẩm nhưng nhìn chung vẫn theo lệ cũ từ trước, tuy
nhiên số lượng vàng bạc tăng thêm nhiều
Lý giải cho việc này chính là sự khó khăn trong việc thiết lập mối quan hệ với nhà Minh khi triều Mạc mới thành lập Do vấp phải sự kháng cự mạnh
mẽ của bộ phận cựu thần triều Lê và những toan tính của nhà Minh nên bản thân triều Mạc không được coi là một vương triều chính thống
Vì thế, nhà Minh thường yêu sách để nhà Mạc tăng thêm cống vật để duy
trì mối quan hệ giữa hai nước
Về lộ trình đi sứ:
Về cơ bản thì giống như dưới thời Lê sơ trước đó Đoàn sứ thần nhà Mạc xuất phát từ kinh đô Thăng Long, đến Lạng Sơn rồi theo đường Quảng Tây
tới Trung Quốc
Trước khi thực hiện triều cống, nhà Mạc chủ động gửi thông tin đến quan
nhà Minh để họ thông báo về triều đình
Tuy nhiên, do vua Mạc bị giảm tước hiệu so với trước nên trong nghi thức tiếp đãi bị hạn chế hơn, chỉ ngang bằng viên quan đại diện một phủ, một tỉnh của Trung Quốc, sứ thần giống những chức quan nhỏ của Trung Quốc Trong thành phần phái đoàn đi sứ của triều Mạc cũng bao gồm chánh sứ, phó sứ
và bộ phận những quan lại đi theo, những người giúp việc tham gia vào nhiệm vụ
triều cống, thăm hỏi
Về số lượng cũng có sự khác biệt qua các ghi chép Tùy thuộc vào từng khoảng thời gian mà số lượng người trong đoàn sứ thần đi cống cũng có sự
khác nhau
Cách đối xử với triều Mạc của nhà Minh cũng khác với các triều đình Trung Hoa thời trước Vị thế của triều Mạc trong quan hệ bang giao nói chung và quan hệ triều cống nói riêng giảm đi rất nhiều
Từ đó cho đến cuối vương triều, nhà Mạc cử sứ thần đi triều cống nhà Minh thêm
8 lần nữa, vào các năm 1545, 1548, 1575, 1576, 1578, 1580, 1584, 1590 Nhiều lần trong số đó, nhà Mạc tiến hành cống gộp Đến lần đi sang cống nhà Minh năm 1584, nhà Mạc đã đề nghị nhà Minh cho gộp 2 kì cống trong
6 năm làm một
Nhà Minh đã đồng ý và từ đây, lệ “6 năm 1 lần cống 2 lễ” đã được thực
hiện trong quan hệ giữa 2 nước
Nhà Mạc trong cuộc đấu tranh đòi lại những vùng đất đã mất từ các triều đại
trước:
Từ sau 1540 các chính sách ngoại giao của Trung Quốc không còn quá áp đặt,bên cạnh việc duy trì quan hệ ngoại giao bình thường với Trung Quốc, nhà Mạc đã đòi lại được
nhiều vùng đất bị mất từ các triều đại trước