1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nội dung thảo luận sự tương đồng và khác biệt giữa các nhóm người ở việt nam và phía nam trung hoa từ công cụ định vị nhân học – văn hoá

19 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nội Dung Thảo Luận Sự Tương Đồng Và Khác Biệt Giữa Các Nhóm Người Ở Việt Nam Và Phía Nam Trung Hoa Từ Công Cụ Định Vị Nhân Học – Văn Hoá
Tác giả Phạm Phương Anh, Phạm Quỳnh Anh, Trần Ngọc Diệp, Phạm Thị Khánh Huyền, Trần Huy Lâm, Trần Linh Nhi
Người hướng dẫn Trần Hồng Thúy, Giảng Viên, Đào Ngọc Tuấn, Giảng Viên
Trường học Học viện Ngoại giao
Chuyên ngành Văn hoá Việt Nam và hội nhập quốc tế
Thể loại thesis
Năm xuất bản 2021
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 5,48 MB

Nội dung

VD: Sẽ có rất nhiều hạn chế khi sử dụng phương pháp Địa – văn hóa với các quốc gia đa sắc tộc như Mỹ hay cộng đồng người Do Thái, cộng đồng người Hoa hải ngoại • Bởi vì mỗi người đều ma

Trang 1

HỌC VI N NGO Ệ ẠI GIAO KHOA TRUY N THÔNG VÀ VĂN HOÁ Đ Ề ỐI NGOẠI

~~~~~~*~~~~~~

NỘI DUNG THẢO LUẬN

SỰ T ƯƠNG Đ NG VÀ KHÁC BI Ồ ỆT GIỮ A CÁC NHÓM NG ƯỜI VIỆT Ở NAM VÀ PHÍA NAM TRUNG HOA T CÔNG C Ừ Ụ ĐỊ NH V NHÂN H C Ị Ọ –

VĂN HOÁ

Gi ảng viên bộ môn : Trầ n H ng Thuý ồ

Đào Ngọc Tuấn Học phần : Văn hoá Việt Nam và h i nh ộ ậ p qu c tế ố

Phạm Phương Anh

Phạm Quỳnh Anh

Trần Ngọc Diệp

Phạm Th Khánh Huyị ền

Trần Huy Lâm

Trần Linh Nhi

TTQT48C1-1240 TTQT48C1-1241 TTQT48C1-1295 TTQT48C1-1378 TTQT48C1-1394

TTQT48C1-1511

Hà Nội - 2021

Trang 2

A KHÁI NI ỆM C ÔNG CỤ ĐỊNH VỊ NH ÂN H C Ọ – V ĂN HOÁ ( PH ẠM QUỲNH ANH)

I – CÔNG CỤ ĐỊNH VỊ NHÂN HỌC VĂN HÓA -

1 Khái niệm nhân học – văn hóa (Cultural Anthropology):

• Nhà nhân chủng học và dân tộc học người Pháp Claude Lévi-Strauss: “Ở tất

cả nơi nào ta bắt gặp, từ nhân học xã hội hay nhân học văn hóa, thì chúng đều được gắn liền với giai đoạn thứ hai và cuối cùng của sự tổng hợp lấy cơ

sở là những kết luận của dân tộc chí và dân tộc học.”

• Vậy nhân học – văn hóa là phương pháp nghiên cứu văn hoá chủ yếu dựa vào sự phân bố chủng người và thổ ngữ Phương pháp này kết hợp giữa Dân tộc học (Ethnology) và Nhân học ngôn ngữ (Linguistic Anthropology)

• Bằng cách gắn các phẩm chất văn hoá với chủ thể - người (vừa là vật mang, vừa là chủ thể, vừa là kết quả của văn hoá), phương pháp này đã giúp: + Chuyển sang xem xét văn hóa như một quá trình tự thân có khả năng tái sản xuất ra chính nó trong một cộng đồng người cụ thể

+ Khắc phục việc lệ thuộc vào hoàn cảnh địa lý, khi tiến hành lý giải các

hiện tượng văn hoá (VD: Sẽ có rất nhiều hạn chế khi sử dụng phương pháp Địa – văn hóa với các quốc gia đa sắc tộc như Mỹ hay cộng đồng người Do Thái, cộng đồng người Hoa hải ngoại)

• Bởi vì mỗi người đều mang một chủng tộc và tiếng nói riêng, phương pháp này đã giúp các nhà khoa học phân vùng văn hóa theo ngôn ngữ và chủng

(VD: Ở Châu Âu ta có văn hóa Slavo, văn hóa Latinh và văn hóa Gécmanh)

• Đây cũng là phương pháp phổ biến và tiện dụng đối với các nghiên cứu về văn hóa tộc người (ethnic culture) hoặc các nghiên cứu về văn hóa dân gian

II – ĐẶC TRƯNG CỦA VĂN HÓA VIỆT NAM TỪ CÔNG CỤ NHÂN HỌC – VĂN HÓA

• Văn hoá Việt Nam là nền văn hoá thống nhất trong tính đa dạng Tính đa dạng văn hoá là kết quả của sự đa dạng tộc người (hiện có 54 tộc người đang sinh sống tại Việt Nam), trong đó tộc người Kinh (Việt) đóng vai trò chủ thể (chiếm gần 90% tổng dân số) Bởi vậy, văn hoá Việt Nam tuy đa dạng song vẫn hướng tâm vào văn hoá chủ thể – văn hoá Việt

• Về mặt chủng, tộc người Việt (Kinh) là sự hoà huyết của các tộc người sinh sống tại khu vực Đông Nam Á (trong một vùng lãnh thổ trải dài từ nam sông Dương tử – Trung Quốc đến Bắc trung bộ của Việt Nam ngày nay) Đây là một khối dân cư hùng hậu bao gồm nhiều tộc người với tên gọi chung là người Bách Việt (Điền Việt, Dương Việt, Mân Việt, Nam Việt, Lạc Việt ) Tiếp đó, trong suốt thiên niên kỷ thứ nhất sau Công Nguyên – còn gọi là thời

Trang 3

kỳ Bắc thuộc, người Việt còn hoà huyết với chủng người Hán và một số chủng khác vốn có nguồn gốc nằm sâu trong Trung Hoa Đại lục

• Về mặt ngôn ngữ, ngôn ngữ phổ thông hiện nay (Tiếng Việt – của tộc người Kinh) là kết quả của quá trình hoà hợp các thổ ngữ của các tộc người trong cộng đồng Bách Việt và quá trình Hán hoá

• Về mặt lịch sử, lúc đầu ngôn ngữ của người Kinh gồm các thổ ngữ của người Bách Việt Cùng với sự hoà huyết và chung sống, và xuất phát từ nhu cầu giao tiếp, các thổ ngữ này bị biến đổi để trở thành một thứ ngôn ngữ chung cho cả cộng đồng; đó là ngôn ngữ Việt – Mường Các yếu tố cơ bản cấu thành ngôn ngữ Việt – Mường là: Môn - Khơ me, Tày – Thái

• Quá trình giao lưu văn hoá với Hán ngữ, chủ yếu diễn ra vào giai đoạn Bắc thuộc Trong bối cảnh đó, ngôn ngữ Việt - Mường đã hấp thụ Hán ngữ để làm giàu và phát triển

• Cuộc giao lưu với văn hoá phương Tây – từ thời Pháp thuộc đến nay, đã đem lại cho tiếng Việt một diện mạo mới, được đánh dấu bằng sự ra đời chữ quốc ngữ và một cấu trúc ngữ pháp cũng như vốn từ vựng ổn định như ngày nay

• Tóm lại, văn hoá Việt Nam là sự thống nhất trong đa dạng xét từ giác độ nhân học văn hoá

[ NGUỒN TÀI LIỆU THAM KHẢO ]

1 Vũ Minh Giang, Nội dung của truyền thống Việt Nam, trong sách “Các giá trị truyền thống và con người Việt Nam hiện nay”, HN, 1996, tr.16

2 Phạm Thái Việt, Nhân học – văn hóa, trong sách “Đại cương về văn hóa Việt Nam”, NXB Văn hóa – Thông tin, HN, 2004, tr.30 & 39

Trang 4

B SỰ TƯ ƠNG ĐỒNG GIỮA CÁC NHÓM NGƯỜI VIỆT NAM VÀ Ở NAM TRUNG HOA T Ừ C ÔNG C Ụ ĐỊ NH V NHÂN H C Ị Ọ – V ĂN HOÁ ( TRẦ N HUY LÂM + PHẠM PHƯƠNG ANH)

Chủng

Về nhân chủng học thì Bách Việt là những cư dân thuộc loại hình Nam Mongoloid (Nam Á), trong đó bao gồm những nhóm dân tộc Tày Thái, Việt Mường, Môn – Khmer và cả Miêu Dao, phân bố ở Hoa Nam và Đông Nam Á ngày nay

Nhưng lại có ý kiến rằng người Việt đầu tiên vốn là một bộ tộc gốc Mông Cổ ở

Tây Tạng, di cư xuống phía nam từ thời đồ đá cũ Nhóm dân tộc này định cư tại vùng Bắc Bộ, thượng nguồn sông Hồng ngày nay và tạo nên nền văn minh Đông

Sơn Nhóm bộ tộc này cũng có sự tương đồng rất lớn về nhân chủng, văn hóa với các tộc người ở phía Nam Trung Quốc - mà sử Trung Quốc còn gọi là cộng đồng Bách Việt

Ví dụ: Cương vực 15 bộ mênh mông của nước Văn Lang thời Hùng Vương, với Tây giáp Tứ Xuyên (Ba Thục), Bắc tới Hồ Nam, làm các sử gia nghi ngờ rằng đó

Trang 5

lãnh thổ của cả dòng Bách Việt chứ không chỉ của “nước Việt” ngày nay

Lãnh thổ Bách Việt đã trải khắp vùng Hoa Nam, rộng lớn không thể ngờ

=> vùng Hoa Nam và “nước Việt" ngày nay có chung dòng Bách Việt

Về mặt nhân chủng, cho tới khoảng giữa thiên niên kỷ I trước Công nguyên (-500),

về cơ bản, đó là vùng phi Hoa phi Ấn, vùng Việt theo nghĩa rộng (Việt là một tộc – danh phiếm xưng, chỉ toàn bộ các cư dân phi Hoa phi Ấn, thuộc các ngữ hệ Môn-Khơme, Tày – Thái, Mèo – Dao, Tạng – Miến, Anh-đô nê- - diêng (Mã Lai, Đa Đảo), Việt – Mường

Cho tới trước khi Trung Quốc bành trướng xuống vùng lưu vực Trường Giang, thì

Việt Nam và Trung Quốc là khác nhau trên căn bản: Việt Nam là vùng châu Á

gió mùa Trung Quốc là vùng châu Á đại lục; Việt Nam là vùng nông nghiệp nước với hệ thống tưới nước.Trung Hoa là vùng nông nghiệp khô, Việt Nam là vùng lúa nước, Trung Hoa là vùng kê, cao lương, rồi mạch Từ giữa thiên niên kỷ I trước

Công nguyên, bành trướng Trung Quốc tràn xuống lưu vực Trường Giang và

xa mãi về phía Nam; vùng “Bách Việt” co lại dần, tưởng “mất hết” nhưng cuối cùng vẫn còn một Việt Nam, đại biểu duy nhất còn sót lại của phức hợp Bách Việt ngày xưa, tồn tại vừa với tính chất Dân tộc – Nhà nước vừa với tính

chất Dân tộc – Nhân dân Dù có những sự khác biệt như thế nhưng từ đó xuất hiện trên thực tiễn những sự giống nhau, những cái “bất dị” giữa Việt Nam và Trung Quốc

Đến đây cần nói rõ, nước Sở là gốc Hoa Hạ (sau này gọi là Hán) hay là Bách Việt, hiện còn nhiều tranh cãi

Đất nước Sở nằm ở đoạn giữa sông Trường Giang, vùng Nam Bắc Hồ Động Đình,

quen gọi là vùng Kinh Sở nay là Hồ Bắc, Hồ Nam của Trung Hoa

Trang 6

Vùng Kinh Sở nằm chồng lấn phía Nam lưu vực sông Hoài sông Vị của dân Trung Nguyên Hoa Hạ

Đó là vùng đất đầu tiên mà một chi của dân Hoa Hạ (chi Chuyên Húc) thiên di xuống

Nước Sở lập quốc vào cuối đời Thương đầu đời Chu (1042 TCN) Sách Sử Ký - thiên Sở Thế gia viết rằng người Sở là dân Man (Sở Man), vua Sở nhận mình là

dân Man Di

Man là chữ người Hoa Hạ gọi dân miền Nam không phải là Trung Hoa

Những khai quật khảo cổ ở vùng Kinh Sở gần đây cũng cho thấy rằng thực ra cư

dân tối cổ ở vùng Kinh Sở có nguồn gốc Tam Miêu, một dân tộc thuộc nhóm Bách Việt

Đây có thể là nhóm Âu Việt ở phía Tây nên còn gọi là tộc Tây Âu, để phân biệt với Đông Âu là tộc Âu Việt phía Đông, tức vùng Mân Đài (Phúc Kiến) Tộc Tây Âu, - theo các nhà dân tộc học, có thể là tổ tiên các tộc H’mông, Lào, Miến, Thái… hiện nay, ít nhiều cũng có cùng huyết thống người Việt Nam cổ Như vậy là quá trình

Trung Hoa hóa dân Man (Miêu tộc bản địa) đã bắt đầu từ cuối Thương đầu đời Chu Từ đó, tạo nên những mối liên hệ rõ nét đầu tiên tới những dân tộc của Việt

Nam hiện nay

Trang 7

Các nhà khoa học Nhật, Mỹ, đã có nhiều phát hiện, chứng minh nền văn minh Ngô Việt sau khi nước Việt bị diệt và Trung Hoa hóa (đúng hơn là Sở hóa), đã theo dòng người Ngô Việt chạy ra biển sang Nhật Bản Nền văn minh đó chủ yếu theo

bộ phận tinh hoa của dân Ngô Việt chạy xuống phía Nam hợp lưu cùng Việt bản địa, thành ra văn minh Việt kéo từ Lĩnh Nam (phía Nam dãy Ngũ Lĩnh - tức Bắc Lưỡng Quảng ngày nay) đến Giao Chỉ Theo phát hiện của Jerry Norman và Tsu-lin Mei (Washington University và Cornell University) thì nhiều từ cổ của tộc Việt nước Ngô Việt hiện vẫn thông dụng trong tiếng Việt ngày nay, ví dụ các từ: chết; chó, đồng (trong đồng cốt), sông, khái (hổ), ngà (trong ngà voi), con (trong con cái), ruồi, đằm (trong đằm ướt), sam (con sam), biết; bọt , bèo… Điều này chứng tỏ

rằng dân Lạc Việt ít nhiều có cùng huyết thống với dân Ngô Việt xưa

Tiếng

Hai dân tộc Kinh Việt Nam và Hán Trung Quốc (TQ) có nhiều điểm giống và khác nhau Trong 1000 năm Bắc thuộc, các khác biệt bị xói mòn rất nhiều, kể cả về

huyết thống May sao tổ tiên ta vẫn giữ được một khác biệt căn bản nhất – ngôn

Trang 8

ngữ Giữ được thế cũng là nhờ tiếng Việt tiềm ẩn những tính năng kỳ diệu, chẳng

hạn ngữ âm cực kỳ phong phú, có thể ghi âm hầu như mọi ngữ âm ngoại ngữ

Sau 1.000 năm bị Hán hóa, ngôn ngữ Việt chấp nhận chữ Hán nhưng cấm cửa

tiếng Hán Tổ tiên ta đã nghĩ ra cách đọc chữ Hán bằng tiếng Việt (gọi là từ

Hán-Việt) mà không đọc bằng tiếng Hán, tức Việt Nam hóa phần ngữ âm của chữ Hán, biến thành chữ của mình, gọi là chữ Nho với ý nghĩa “Chữ của người có học”

Chữ Nho chính là chữ Hán được phiên âm ra tiếng Việt, vì thế dễ học hơn Tổ tiên

ta có thể dùng chữ Nho bút đàm giao dịch với quan chức chính quyền chiếm đóng,

đạt được yêu cầu bắt dân ta học chữ của chúng Rốt cuộc người Việt có chữ để ghi chép và giao tiếp nhưng vẫn đời đời nói tiếng mẹ đẻ, không ai nói tiếng Hán Mưu

toan Hán hóa ngôn ngữ hoàn toàn thất bại

Giữ được nguyên vẹn tiếng mẹ đẻ và nhờ đó giữ được nòi giống và đất nước mình

— đây là thắng lợi vĩ đại nhất trong lịch sử dân tộc Việt Nam Nói theo ngôn ngữ

học hiện đại, là tổ tiên ta đã biết lợi dụng đặc điểm ghi ý không ghi âm của chữ

Hán để đọc chữ Hán bằng bản ngữ Chữ Nho đã thầm lặng vô hiệu hóa quá trình

Hán hóa ngôn ngữ Từ Hán-Việt đã giúp kho tàng từ vựng tiếng Việt phong phú

thêm nhiều lần cả về số lượng và mỹ cảm Cho dù khoảng 60% từ vựng tiếng Việt hiện nay có gốc Hán ngữ nhưng đó chỉ là hiện tượng giao thoa ngôn ngữ bình thường Chẳng hạn tại TQ, khoảng 70% từ ngữ tiếng Hán hiện đại có gốc tiếng Nhật

Để sửa nhược điểm chữ Nho không ghi được tiếng Việt, vào khoảng thế kỷ 12 tổ tiên ta làm một thử nghiệm ngôn ngữ táo bạo: sáng tạo chữ Nôm có yếu tố biểu

âm, ghi được tiếng Việt Chữ Nôm cấu tạo trên nền tảng chữ Hán, biết chữ Hán

mới học được chữ Nôm, vì vậy phụ thuộc Hán ngữ và khó phổ cập, lại chưa được nhà nước công nhận, thời gian tồn tại quá ngắn so với chữ Nho Tuy vậy, do văn thơ chữ Nôm thể hiện được tiếng nói và nỗi lòng của người bình dân nên đã tạo dựng được một nền văn học mới trội hơn hẳn văn học chữ Nho, mở ra một giai đoạn phát triển rực rỡ nền văn hóa Việt(pros and cons) Thử nghiệm này còn hé lộ

một tiềm năng cực kỳ quý giá của tiếng Việt — thích hợp chữ biểu âm Đây là

điều kiện tất yếu để 5 thế kỷ sau các giáo sĩ Francesco de Pina, Cristoforo Borri, Alexandre de Rhodes…

Trang 9

Francesco de Pina

Họ đã làm được chữ biểu âm Latin hóa cho tiếng Việt Giả thử các giáo sĩ-bậc thầy ngôn ngữ học ấy đến TQ làm chữ biểu âm cho tiếng Hán thì chắc chắn họ sẽ thất bại, bởi lẽ tiếng Hán không thích hợp chữ biểu âm

Trang 10

Với hai ưu điểm quý giá –– biểu âm và Latin hóa, chữ Quốc ngữ đã làm thay đổi hẳn đời sống ngôn ngữ, văn hóa, xã hội nước ta, mở ra một kỷ nguyên mới cho nền

văn minh Việt Loại chữ này ghi âm được 100% tiếng Việt, thực hiện nói/nghĩ thế

nào viết thế ấy, viết thế nào đọc thế ấy, lại dễ học dễ dùng chưa từng thấy Giới

tinh hoa nước ta ca ngợi Chữ Quốc ngữ là hồn đất nước Trong chữ quốc ngữ, có một số lượng lớn các từ ngữ được mượn từ tiếng Hán và được gọi là âm Hán Việt

Dù có những điểm tương đồng nhất định, song đây vẫn là một dạng thức ngôn từ hữu dụng, có tính biểu đạt cao và được lưu truyền cho đến tận ngày nay

Ngôn ngữ

Nguyên nhân có sự giống nhau về mặt ngôn ngữ

1 Do hai nước láng giềng có sự giao lưu, tiếp xúc từ lâu đời

2 Nước Việt Nam trải qua thời kì hơn một nghìn năm bị Bắc thuộc xâm

lược đô hộ Dù người Việt vẫn giữ được bản sắc văn hoá dân tộc riêng, nhưng vẫn có phong tục truyền thống và ngôn ngữ vẫn bị ảnh

hưởng

=> Không khó hiểu khi Tiếng Việt và Tiếng Trung có nhiều phần tương đối giống nhau

Các yếu tố giống nhau

Phát âm

Đều là ngôn ngữ có thanh điệu

• Tiếng Việt có 6 thanh điệu

• Tiếng Trung có 4 thanh điệu chính và 1 thanh điệu nhẹ

Từ vựng

Có nhiều từ Hán việt giống tiếng Trung, Việt Nam sử dụng 30% chữ Hán Việt

Cấu trúc từ và câu

Tên của các thành phần câu trong tiếng Trung và tiếng Việt đều tương đối

giống nhau, tức là đều có Chủ ngữ, vị ngữ, định ngữ, tân ngữ, trạng ngữ

và bổ ngữ

Vị trí của các thành phần trong câu Tiếng Việt thì về cơ bản giống tiếng Trung ở chỗ

• Chủ ngữ đứng trước, vị ngữ đứng sau

• Tân ngữ luôn nằm sau động từ

Lịch sử

Cái giống nhau đã từng được giới học giả trong ngoài nước, một thời quá nhấn

mạnh khiến thế giới tưởng đâu Việt Nam là một “vùng phía trước” của văn minh

Trung Hoa ở khu vực Đông Nam Á Chỉ nhấn mạnh đến cái giống nhau và về cái

Trang 11

giống nhau, người ta chỉ nói đến và cắt nghĩa là do Việt Nam học, vay mượn, tiếp

thu của Trung Quốc: một cái khung chính trị, hành chính một nhà nước Hoa hóa

với hoàng đế và một bộ máy quan liêu các cấp, một ý thức hệ: Nho giáo với “kẻ sĩ” v.v…

Cái giống nhau ở kiến trúc thượng tầng ở trên bề mặt – mà cũng không hoàn

toàn như nhau: vua Việt khác hoàng đế Trung Hoa, chức danh quan lại có thể

giống nhau mà chức năng và sự vận hành của bộ máy cũng có khác

Tôn giáo Thời Tống, Trung Quốc theo Tống – Nho; thời Lý Trần, ngang thời

Tống, Đại Việt sùng Phật nhưng không bài Nho, Lão Luật Hồng Đức soạn ngay dưới thời ông vua sùng Nho, thích mô phỏng Trung Quốc và Lê Thánh Tông, mà

do áp lực của lịch sử vẫn phải tôn trọng những nhân tố nội sinh trong nền văn – hóa, phong tục dân gian…

Các lễ hội 5-5 âm lịch (lễ hội ngày Hạ chí), 15 7 âm lịch, trung thu 15 8 âm lịch - -vốn đều không xuất phát từ Hoa Bắc mà đều có gốc tích ở miền Sở, Việt… tức vùng trồng lúa nước phương Nam… Còn có thể kể ra nhiều lắm Nhiều cái giống nhau giữa Việt Nam và Trung Quốc là do Trung Quốc đã tích hợp văn hóa lúa nước vào cấu trúc văn hóa Trung Hoa

NGUỒN THAM KHẢO:

https://sukhacnhau.com/xa hoi/van hoa/khac biet van hoa giua viet nam va- - - -trung-quoc nhin- -tu lich- -su/

https://vi.wikipedia.org/wiki/Ng%C6%B0%E1%BB%9Di_Vi%E1%BB%87t http://nghiencuuquocte.org/2020/06/29/viet nam- -cai cach- -thanh cong chu- - -viet -trung-quoc- -khong/ thi

Ngày đăng: 02/04/2024, 16:28

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w