Dù được giới chuyên gia nhận định rằng sự trở lại này của Taliban sẽ đảo ngược nhiều cải cách cởi mở hơn đối với phụ nữ, trong cuộc phỏng vấn với chuyên san Foreign Policy, người phát ng
Trang 1HỌC VIỆN NGOẠI GIAOKHOA LUẬT QUỐC TẾ
TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦNMÔN: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌCĐề tài: Những quyền lợi cơ bản về học tập mà phụ nữ và trẻ emgái ở Afghanistan cần được hưởng trong thời gian chiến tranh
Afghanistan từ năm 1978 đến nay
Sinh viên thực hiện : Vũ Thị Hải HàMã sinh viên : LTMQT50C10888
Lớp : PPNCKH-LTMQT50.4_LTSố từ : 10883 từ
Hà Nội
Trang 21.1.1.Quan niệm về phụ nữ và trẻ em gái 6
1.1.2.Quan niệm về bình đẳng giới đối với phụ nữ và trẻ em gái 7
1.2.Quyền được học tập của phụ nữ và trẻ em gái 9
1.2.1.Định nghĩa chung về quyền được học tập và tiếp cận giáo dục 9
1.2.2.Quy định về quyền được học tập trong hệ thống Luật Quốc tế 10
1.2.3.Quy định về quyền được học tập của phụ nữ và trẻ em gái trong hệ thống pháp luật Hồi giáo Sharia tại Afghanistan 12
2.2.1.Lực lượng Hồi giáo Taliban 19
2.2.2.Hệ thống đạo luật Hồi giáo 21
2.2.3.Tư tưởng của người dân Afghanistan 22
2.3.Đề xuất giải pháp và các thiết chế 23
2.3.1.Chính quyền Taliban 23
2.3.2.Gia đình và giáo dục 24
KẾT LUẬN 25
TÀI LIỆU THAM KHẢO 26
Tài liệu tiếng Việt 26
Tài liệu nước ngoài 27
Trang 4MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Cuộc xung đột ở họ kéo dài đặt ra nhiều vấn đề phức tạp mà các nhà hoạch định chính sách phải giải quyết Tình hình nhân quyền của phụ nữ Afghanistan nổi bật trong số những thực tế này Việc chính trị hóa công khai phụ nữ Afghanistan, quyền lợi và vai trò của họ trong xã hội có thể bắt nguồn từ năm 1978 khi một cuộc đảo chính dẫn đến sự sụp đổ của chính phủ Daud Khan và bắt đầu quá trình quân sự hóa đẫm máu các phe phái cộng sản và mujahideen Những sự kiện diễn ra sau đó của cuộc chiến ở Afghanistan đã làm tăng thêm việc loại trừ phụ nữ Afghanistan khỏi các lĩnh vực xã hội, chính trị và kinh tế
Ngày 15/8/2021, sau thời gian dài chiến tranh Afghanistan, lực lượng Taliban đã quay trở lại chiếm phủ Tổng thống Afghanistan ở thủ đô Kabul mà không cần giao tranh, đồng thời tuyên bố chiến tranh đã kết thúc và kêu gọi hòa bình với cộng đồng quốc tế Dù được giới chuyên gia nhận định rằng sự trở lại này của Taliban sẽ đảo ngược nhiều cải cách cởi mở hơn đối với phụ nữ, trong cuộc phỏng vấn với chuyên san Foreign Policy, người phát ngôn Zabihullah Mujahid của Taliban đã tuyên bố về mong muốn đảm bảo quyền và lợi ích cơ bản đối với phụ nữ nước này cũng như hứa hẹn về một tương lai hội nhập quốc tế Theo ông Mujahid, mục tiêu của Taliban là tạo ra một chính quyền Hồi giáo dành cho toàn bộ người
bằng cách ban hành lệnh cấm trẻ em gái tại đất nước này đi học tiểu học, Taliban đã thực hiện lệnh cấm hoàn toàn việc giáo dục cho nữ giới tại quốc gia Tây Nam Á này Nối tiếp đó, ngày 24/12/2022, các tổ chức phi chính phủ trong nước và quốc tế hoạt động tại nước này không được sử dụng nhân viên nữ làm việc Phụ nữ Afghanistan tiếp tục bị loại khỏi quá trình ra quyết định và không có cơ hội tiếp cận các vai trò lãnh đạo
1 Hạnh Nguyên, Taliban trở lại nắm quyền ở Afghanistan https://baocantho.com.vn/taliban-tro-lai-nam-quyen-o-afghanistan-a136778.html (Ngày truy cập: 16/11/2023)
2The Associated Press, Taliban ban Afghan women from attending universitieshttps://www.npr.org/2022/12/20/1144419844/taliban-bans-afghanistan-women-universities
Trang 5Nếu Afghanistan tiếp tục loại trừ phụ nữ khỏi các tiến trình hòa bình, bao gồm cả các cuộc đàm phán, thì không thể đạt được một nền hòa bình bền vững Các quốc gia phương Tây tuyên bố sẽ chỉ công nhận chính quyền của Taliban tại Afghanistan nếu Taliban tôn trọng các quyền của phụ nữ và trẻ em gái Chính vì thế, chủ nghĩa nữ quyền phải đóng một vai trò quan trọng trong việc mở đường cho Afghanistan đạt được một nền hòa bình lâu dài Vấn đề đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của phụ nữ và trẻ em gái ở Afghanistan mà cụ thể ở đây là quyền được tiếp xúc với nền giáo dục là một vấn đề ý nghĩa và cần thiết Chính vì thế, em xin chọn đề tài:
“Những quyền lợi cơ bản về học tập mà phụ nữ và trẻ em gái ở Afghanistancần được hưởng trong thời gian chiến tranh Afghanistan từ năm 1978 đếnnay” làm đề tài tiểu luận kết thúc học phần.
2 Kết cấu của tiểu luận:
Ngoài hai phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, Tiểu luận kết cấu gồm 02 chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quyền được học tập của phụ nữ và trẻ em gái
Chương 2: Thực trạng, nguyên nhân và giải pháp đảm bảo quyền được học tập của phụ nữ và trẻ em gái tại Afghanistan
Trang 61.1.1 Quan niệm về phụ nữ và trẻ em gái
Phụ nữ và trẻ em gái, hay gọi chung là phái nữ, được coi là phái yếu thế trong xã hội, cần nhận được sự quan tâm cũng như các chính sách ưu tiên từ cộng đồng Từ rất lâu về trước, trong ý thức của phần đông xã hội đã hình thành tâm lý ưa thích con trai, coi phụ nữ là bề dưới, không đáng được tôn trọng trong xã hội Tâm lý ấy về lâu dài đã dẫn đến tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh trong xã hội Tuy quan niệm giữa các nền văn minh về phụ nữ và trẻ em gái có phần khác nhau, nhưng nhìn chung vẫn có những điểm tương đồng.
Trong quan niệm của văn hóa phương Đông xưa, quan điểm “trọng nam khinh nữ” trong tư tưởng Hán Nho từ rất lâu đã ăn sâu vào tiềm thức người dân các nước phương Đông Theo đó, người phụ nữ trong xã hội phương Đông cổ đại hầu như không có quyền vị trong xã hội: phụ nữ là ở phía sau, phía dưới, là người nâng khăn sửa túi cho nam nhi, họ không được đi học, không có quyền chính sự, không được xếp ngang hàng với đàn ông, thậm chí hoàn toàn không có giá trị gì trong xã hội Ngày nay, mặc dù xã hội phong kiến sụp đổ và quyền lợi của phụ nữ cũng như trẻ em gái trong xã hội đã được chú trọng và nâng cao, nhưng những tàn dư của xã hội cũ vẫn còn hiện hữu rõ rệt Tư tưởng “trọng nam khinh nữ”, suy nghĩ “con gái lấy chồng rồi như bát nước đổ đi” hay “dù thế nào vẫn phải sinh con trai để nối dõi tông đường” vẫn còn nghị trị trong tiềm thức và hành động của nhiều người.
Đối với văn hóa phương Tây xưa, nền văn minh được xây dựng là một kiểu xã hội phụ quyền, đặt nữ giới vào vị trí thấp kém trong xã hội Tuy nhiên, quan niệm về phụ nữ và chủ nghĩa nữ quyền tại khu vực này và cụ thể là chủ nghĩa nữ quyền Pháp đã đi đầu, đánh dấu sự xuất hiện của các phong trào giải phóng phụ nữ, những cuộc đấu tranh về bình đẳng giới tại Pháp và trên toàn thế giới sau thế kỷ XX Đứng
Trang 7trên lập trường của chủ nghĩa hiện sinh, qua nhiều dẫn chứng thực tế, chủ nghĩa nữ quyền Pháp cho rằng nguyên nhân dẫn đến khái niệm “lệ thuộc, yếu kém” áp đặt lên phụ nữ trong thời gian dài là do sự không đứng lên đấu tran, phản kháng mà nhẫn nhục chịu đựng của họ Và vì vậy, “Không phải sự yếu kém của phụ nữ quyết định nên tính vô nghĩa lịch sử của họ, mà chính tính vô nghĩa lịch sử của họ đã tạo nên sự thấp kém của họ.” (Simone de Beauvoir, 2011, tr.184).
Đối với các quốc gia Hồi giáo, vị trí của những ngươi phụ nữ trong xã hội lại càng bị hạ thấp hơn nữa Trong kinh Qur’an – bộ luật thành văn được áp dụng tại đây, đã xác nhận uy quyền của đàn ông với đàn bà: “Đàn ông có quyền đối với đàn bà vì Thượng đế đã sinh ra đàn ông cao quý hơn đàn bà Đối với những phụ nữ không biết vâng lời, đàn ông có quyền ruồng bỏ, không cho nằm chung giường và có quyền đánh đập.” Hay phụ nữ và trẻ em gái nơi đây vẫn luôn không có quyền tiếp cận đến giáo dục, chính trị Trẻ em gái không được phép đi học tiêu học, sinh viên nữ bị cấm đi học đại học, các công ty bị cấm không tuyển dụng nhân viên nữ Có thể thấy, dù là trong quá khứ hay hiện tại, người phụ nữ ở các quốc gia Hồi giáo vẫn luôn phải chịu sự bất công về mọi mặt.
1.1.2 Quan niệm về bình đẳng giới đối với phụ nữ và trẻ em gái
Bình đẳng giới là sự đối xử ngang quyền giữa hai giới nam và nữ theo quan niệm về mặt xã hội học, kể cả giữa các tầng lớp phụ nữ trong xã hội Hay nói một cách khác, bình đẳng giới là sự thừa nhận, sự coi trọng ngang nhau đối với các đặc điểm giới tính và sự thiết lập các cơ hội ngang nhau đối với nam và nữ trong xã hội Có nghĩa là, trong mọi lĩnh vực trong cuộc sống, nam và nữ đều phải được đối xử ngang nhau, được phân chia cơ hội đều như nhau, nhận được những đãi ngộ và sự tôn trọng như nhau.
Trong lĩnh vực khoa học pháp lý, các văn bản pháp luật đã sử dụng các thuật ngữ như “bình đẳng nam nữ”, “nam nữ bình quyền” nhằm thể hiện sự bình đẳng về địa vị pháp lý của nam và nữ trong các mối quan hệ pháp luật Tuy nhiên, sự bình đẳng về địa vị pháp lý không bao hàm sự bình đẳng giữa hai giới nam và nữ trong các mối quan hệ xã hội Chính vì thế, thuật ngữ “Bình đẳng giới” ra đời và lần đầu tiên được quy định tại Điều 5 Khoản 3 Luật Bình đẳng giới Theo đó, bình đẳng
Trang 8giới được hiểu là “việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó.”
Ở khắp mọi nơi trên thế giới, cả xã hội đều đang cố gắng đấu tranh cho những quyền lợi chính đáng của phụ nữ và trẻ em gái Như đại diện tiên phong trong vấn đề bình đẳng giới – Phần Lan, đây là quốc gia đầu tiên ở châu Âu trao cho phụ nữ quyền bầu cử và cũng là quốc gia đầu tiên trên thế giới mà phụ nữ có quyền bầu cử, được trao vào năm 1906 Là một quốc gia có bề dày kinh nghiệm thực hiện bình đẳng giới và trao quyền chính trị cho phụ nữ, tại Phần Lan, phụ nữ được tạo cơ hội bình đẳng để tiếp cận và thụ hưởng các quyền con người trên mọi lĩnh vực, bao gồm cả chính trị Phụ nữ Phần lan đóng góp cho quốc gia này 50% thành viên Chính phủ, thành viên Hội đồng thành phố, 47% nghị sĩ của quốc gia và rất nhiều chức vụ quan trọng trong bộ máy nhà nước Phần Lan cũng có sự đóng góp của những người phụ nữ Nhờ có sự giúp sức to lớn của những người phụ nữ trên nhiều lĩnh vực, mà trên phạm vi toàn cầu, Phần Lan chính là quốc gia có đóng góp lớn thông qua tổ chức Liên hợp quốc về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ (UN Women) Cụ thể, vào năm 2014, Phần Lan đã hỗ trợ Liên hợp quốc tổng cộng 26,5 triệu euro cho công tác thúc đẩy sự nghiệp bình đẳng giới trên toàn thế giới Một đại diện tiêu biểu khác về bình đẳng giới ở khu vực Châu Á là Vương quốc Thái Lan Theo đó, Hiến pháp Thái Lan đã chính thức xác lập các quyền bình đẳng giữa nam và nữ, là sự bảo đảm pháp lý cao nhất và quan trọng nhất cho việc thúc đẩy bình đẳng giới tại quốc gia này Từ những năm 90, Thái Lan đã thi hành nhiều chương trình phát triển quốc gia hướng đến việc trao quyền và đảm bảo quyền lợi cho phụ nữ, thúc đẩy bình đẳng giới thông qua các chương trình giáo dục đào tạo và quá trình chính sách liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của phụ nữ Nhìn chung, cơ chế đảm bảo thực thi quyền phụ nữ trên thực tế có ảnh hưởng không hề nhỏ đến sự phát triển, nền kinh tế, văn hóa của cả một quốc gia Việc tham gia vào lĩnh vực chính trị nói riêng và toàn bộ lĩnh vực, ngành nghề nói chung của phụ nữ là hết sức cần thiết, nhằm
nước, trạng thái bất bình đẳng giữa nam và nữ vẫn còn tiếp diễn do nhiều yếu tố 3 ThS Mai Thị Diệu Thúy (2020), Bảo đảm quyền chính trị của phụ nữ ở một số quốc gia trên thế giớivà những bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam, Tạp chí Công thương
Trang 9khác nhau ảnh hưởng đến ý thức của con người như lịch sử, văn hóa, tôn giáo Phái nữ trong xã hội thường là những đối tượng phải chịu nhiều thiệt thòi hoặc bị loại trừ khỏi quá trình quyết định và tham gia vào các hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội Do đó, một trong những khía cạnh thường xuyên được đề cập đến và đóng vai trò quan trọng trong quá trình thúc đẩy trạng thái bình đẳng giới trên thế giới đó là trao quyền cho phụ nữ, cho phép phụ nữ tham gia và các hoạt động nhà nước và đóng góp nguồn lực cho quốc gia, khắc phục sự mất cân bằng quyền lực 4
Mục tiêu về bình đẳng giới trên thế giới dù đã được xác nhận nhưng vẫn là mục tiêu khó đạt được nhất trong số 17 mục tiêu phát triển bền vững (Sustainable Development Goals – SDG) được Liên Hợp Quốc thông qua năm 2015, trong khi thời hạn năm 2030 đang ngày một tới gần Theo phân tích của “Bản tóm tắt về Giới năm 2023” (The gender Snapshot 2023 – Progress on the sustainable development goals), nếu xu hướng về giới tiếp diễn như hiện tại thì đến thời hạn của SDG vào năm 2030, hơn 340 triệu phụ nữ và trẻ em gái trên thế giới sẽ sống trong tình trạng nghèo đói cùng cực và gần ¼ trong số họ sẽ gặp phải tình trạng mất an ninh lương thực ở mức độ trung bình cao Khoảng cách giới về quyền lực và các lĩnh vực khác vẫn còn tồn tại khi thời gian mà phụ nữ dành cho các hoạt động nội trợ và công việc chăm sóc không được trả lương vẫn lớn hơn nhiều so với nam giới Bản báo cáo cũng đề cập đến nhu cầu cấp thiết để đẩy nhanh tiến độ hướng tới bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ vào năm 2030 là 360 tỷ USD mỗi năm Chính vì vậy, trên nhiều khía cạnh, nhiều góc độ, việc hoàn thành mục tiêu hướng tới bình đẳng giới trên toàn thế giới vào năm 2030 là rất khó khăn, thách thức.
1.2.1 Định nghĩa chung về quyền được học tập và tiếp cận giáo dục
Quyền được học tập và tiếp cận giáo dục là một trong những quyền lợi cơ bản, quan trọng của con người, giúp con người được phát triển một cách toàn diện và là yếu tố quan trọng thúc đẩy con người phát huy tốt nhất tiềm năng của bản thân Đối với phụ nữ, việc được tiếp cận với giáo dục tân tiến, được tạo điều kiện học tập và phát triển là một cơ hội rất lớn đề họ vươn lên, khẳng định bản thân mình trên
4 Tử Uyên (2023), Bình đẳng giới- vì tương lai bền vững, Báo Công an nhân dân Online,
Trang 10những lĩnh vực mới, bao gồm cả những lĩnh vực, ngành nghề mà xưa nay không ưu tiên nữ giới Việc trao cho phụ nữ quyền được học tập và tiếp cận giáo dục sẽ góp phần không nhỏ vào việc rút ngắn khoảng cách giới về quyền lực, địa vị xã hội hay thậm chí là cả địa vị trong gia đình, thúc đẩy quá trình tiến tới bình đẳng giới mà Liên Hợp Quốc đã đặt ra Quyền được học tập đối với trẻ em là một quyền lợi tất yếu, không thể thiếu trong quá trình trưởng thành và phát triển của chúng Việc không cho trẻ em được học tập trong môi trường được đảm bảo chất lượng, hay thậm chí không cho phép trẻ em được học tập và tiếp cận các kiến thức xã hội không chỉ làm giảm tiềm năng cá nhân, kìm hãm sự phát triển về trí tuệ và ý thức của các em, mà còn làm tăng thêm chu kỳ nghèo đói của mọi thế hệ, gây bất lợi cho chính họ và ảnh hưởng đến sự phát triển của cả quốc gia Trong bối cảnh phát triển nhanh chóng của kinh tế xã hội hiện đại, việc trẻ em không được tiếp cận với nguồn giáo dục chất lượng cũng đồng nghĩa với việc một nguồn tăng trưởng tiềm năng của quốc gia đã bị tước đoạt, một cơ hội phát triển của quốc gia vừa biến mất Đặc biệt,5
đối với trẻ em gái, việc đầu tư giáo dục các em sẽ mang đến cơ hội chuyển mình mạnh mẽ cho cộng đồng, quốc gia hay thậm chí là toàn thế giới Theo khảo sát của UNICEF về vấn đề bình đẳng giới trong giáo dục, những cô gái được giáo dục đầy đủ ít có khả năng kết hôn sớm hơn và có nhiều khả năng có một cuộc sống khỏe mạnh và hiệu quả hơn Thu nhập bình quân cả đời của những cô gái được đi học và phát triển đầy đủ cao hơn đáng kể so với những cô gái không được tiếp cận giáo dục Họ có đủ khả năng để tham gia vào những quyết định có ảnh hưởng nhất đến cuộc đời họ và có khả năng tự xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn cho chính bản thân và gia đình của họ
1.2.2 Quy định về quyền được học tập trong hệ thống Luật Quốc tế
Quyền được học tập hay quyền được giáo dục lần đầu tiên được nhắc đến trong Điều 26 Khoản 1 của Tuyên ngôn Nhân quyền Quốc tế (UDHR) năm 1948, theo đó: “Mọi người đều có quyền được hưởng giáo dục” Cụ thể, Điều 26 quy định trọng tâm của quyền được giáo dục bao gồm: (i) Giáo dục sẽ được miễn phí, ít nhất là ở bậc cơ sở và tiểu học; (ii) Giáo dục phải hướng tới sự phát triển toàn diện nhân cách con người và tăng cường sự tôn trọng các quyền con người và quyền tự do cơ bản 5Unicef Vietnam, Mọi trẻ em đều có quyền đến trường và đi học
Trang 11Mặc dù UDHR không có hiệu lực ràng buộc, nhưng Điều 26 vẫn là cơ sở pháp lý quan trọng khi nhắc tới quyền được giáo dục của con người Sau UDHR, rất nhiều các điều ước quốc tế và điều ước khu vực cũng đã bắt đầu thừa nhận và quy định về quyền được học tập và giáo dục con người
Tiếp nối UDHR, tại Điều 13 Khoản 2 của Công ước Quốc tế về Quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa (ICESCR) năm 1966 cũng nêu rõ: Các quốc gia thành viên của Công ước này, nhằm đạt được sự thực hiện đầy đủ các cam kết này, phải bảo đảm: (i) Giáo dục tiểu học là bắt buộc và miễn phí cho tất cả mọi người; (ii) Giáo dục trung học dưới các hình thức khác nhau, ,phải được cung cấp và tiếp cận chung cho tất cả mọi người bằng mọi phương tiện thích hợp, đặc biệt bằng việc áp dụng dần dần giáo dục miễn phí; (iii) Giáo dục đại học phải tạo điều kiện cho tất cả mọi người có thể tiếp cận một cách bình đẳng, dựa trên cơ sở năng lực, (iv) Giáo dục cơ bản phải được khuyến khích hoặc tăng cường ở mức độ cao nhất có thể đối với những người chưa hoàn thành chương trình tiểu học Như vậy, Điều 13 Khoản 2 của Công ước trên đã thể hiện sự thống nhất của cộng đồng quốc tế tham gia công ước trong việc phổ cập giáo dục và đảm bảo quyền được giáo dục đầy đủ tới tất cả mọi người, tạo ra một môi trường bình đẳng không còn rào cản về việc tiếp cận quyền của mỗi người.6
Quyền được giáo dục cũng được công nhận ở một số điều ước quốc tế về Nhân quyền, đặc biệt là những điều ước quy định về việc xóa bỏ sự phân biệt đối xử giữa các chủng tộc, giới tính hoặc tôn giáo Cụ thể, trong Công ước về Xóa bỏ Mọi hình thức Phân biệt đối xử chống lại Phụ nữ năm 1979 (CEDAW) đã quy định về trách nhiệm của các quốc gia thành viên về việc đảm bảo quyền được học tập và giáo dục của phụ nữ tại Điều 10 Theo đó, các quốc gia thành viên của Công ước phải đảm bảo sẽ thực hiện mọi biện pháp thích hợp để xóa bỏ sự phân biệt đối xử với phụ nữ nhằm đảm bảo sự bình đẳng giữa đàn ông và phụ nữ về mọi mặt như các cơ hội về hướng nghiệp và dạy nghề, bình đẳng trong mọi lĩnh vực đào tạo giáo dục; được tiếp cận cùng một chương trình giảng dạy, cùng các kỳ thi, cùng chất lượng cơ sở, vật chất độ ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn như nhau; loại bỏ bất kỳ khái niệm rập khuôn nào về vai trò của nam giới và phụ nữ bằng cách khuyến khích giáo
6
Trang 12dục chung; đảm bảo cơ hội là tương tự nhau cho cả nam và nữ về học bổng và các khoản tài trợ học tập; và nhiều quy định khác 7
Đối với đối tượng là trẻ em, mà trong đó bao gồm trẻ em gái, quyền được học tập và tiếp cận giáo dục đảm bảo môi trường chất lượng đã được quy định rất cụ thể trong Công ước về quyền trẻ em của Liên Hợp Quốc (UNCRC) năm 1989 Cụ thể Điều 28 Khoản 1 của Công ước quy định rằng dựa trên cơ sở có cơ hội bình đẳng, việc thi hành giáo dục tiểu học là bắt buộc, sẵn có và miễn phí cho tất cả trẻ em; Khuyến khích phát triển các hình thức giáo dục trung học khác nhau và làm cho các hình thức giáo dục này có sẵn và đến được với mọi trẻ em; Làm cho giáo dục đại học đến được với tất cả mọi người trên cơ sở khả năng của mỗi cá nhân; Tiến hành các biện pháp khuyến khích đi học ở trường, giảm tỉ lệ bỏ học Theo đó, cơ hội được đi học, tiếp cận nền giáo dục chất lượng, tân tiến, hiện đại là dành cho mọi trẻ em, không phân biệt trai, gái, tạo ra một môi trường học tập tốt nhất cho các em, tạo điều kiện tốt nhất cho trẻ em gái được học tập và phát triển bình đẳng với các bé trai.8
1.2.3 Quy định về quyền được học tập của phụ nữ và trẻ em gái trong hệ thốngpháp luật Hồi giáo Sharia tại Afghanistan
Đạo luật Sharia là hệ thống pháp luật của đạo Hồi, hình thành ra một phần của truyền thống Hồi giáo Nguồn gốc của đạo luật này chủ yếu là từ kinh Qur’an và những điều răn của nhà tiên tri Muhammad Cái tên Sharia theo nghĩa đen có nghĩa là “con đường mòn rõ ràng dẫn đến sự trong sạch” Trong cuộc sống của những người Hồi giáo, đạo luật Sharia đóng vai trò như một quy tắc sống mà tất cả họ phải tuân thủ Đạo luật này được tạo ra nhằm mục đích giúp cho người Hồi giáo hiểu cách họ nên dẫn dắt mọi khía cạnh của cuộc sống như thế nào theo ý muốn của Đức Chúa Trời, có ý nghĩa truyền đức tin ở mọi khía cạnh của cuộc sống hằng ngày cho
làm gì nếu cấp trên mời họ đến quán rượu sau khi tan làm, họ có thể tìm đến các học giả Sharia để xin ý kiến, lời khuyên răn để đảm bảo rằng họ sẽ hành động trong 7 Right to Education Initiative, INTERNATIONAL INSTRUMENTS Right to Education (January 2014)RIGHT TO EDUCATION PROJECT, tr.4,5
8 Công ước quốc tế về Quyền trẻ em, 20 tháng 12 năm 1990, Điều 28
9 Linh Chi-báo Doanh nghiệp tiếp thị (2021) CafeF: Trang thông tin Điện tử tổng hợp, Đạo luật Hồi
Trang 13khuôn khổ pháp luật tôn giáo của họ quy định Ngoài ra, phép tắc trong tất cả các lĩnh vực của cuộc sống bao gồm cả các mối quan hệ, tài chính hay kinh doanh đều được hướng dẫn trong đạo luật Sharia Đặc biệt, nếu phạm tội, luật Sharia nổi tiếng với những hình phạt vô cùng hà khắc như hình phạt cho hành vi trộm cắp là cắt cụt tay của một người hay người ngoại tình có thể bị tử hình bằng cách ném đá Liên Hợp Quốc cũng đã lên tiếng chống lại những hình phạt khắc nghiệt này, mà cụ thể là chống lại việc xử tử bằng cách ném đá và cho rằng hành động này “cấu thành sự tra tấn, đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo và hạ nhục con người Rõ ràng là nó nên bị nghiêm cấm” Chính vì tính khắc nghiệt và cực đoan của những hình phạt như trên mà nhiều người Hồi giáo không ủng hộ những biện pháp trừng phạt này 10
Tại Afghanistan, chính quyền Taliban đã áp dụng rất nghiêm khắc đạo luật Sharia trong cả hai giai đoạn nắm quyền Đặc biệt, cách áp dụng luật Sharia của lực lượng Taliban lên người dân Afghanistan là khác biệt và hà khắc hơn cả Giáo sư Akbar Ahmed, Chủ tịch Viện nghiên cứu Hồi giáo tại Đại học Mỹ, đã từng giải thích rằng: “Luật Sharia, hay từ Sharia, trong bối cảnh văn hóa đương đại, đang ngày càng gây tranh cãi và bị bóp méo về cách hiểu” Họ cấm người dân ăn thịt lợn và uống rượu Âm nhạc, truyền hình, phim ảnh và Internet cùng hầu hết các hình thức nghệ thuật như tranh vẽ hoặc nhiếp ảnh đều bị cấm Đặc biệt, trong với lĩnh vực giáo dục, trước khi Taliban lên nắm quyền, giáo dục được coi trọng ở Afghanistan và Đại học Kabul đã thu hút sinh viên từ khắp châu Á và Trung Đông Tuy nhiên, Taliban đã áp đặt các hạn chế đối với giáo dục hiện đại, cấm giáo dục đối với nữ giới và chỉ khuyến khích các trường tôn giáo Hồi giáo và việc giảng dạy Kinh Qur'an Khoảng một nửa số trường học ở Afghanistan đã bị phá hủy Taliban đã thực hiện các cuộc tấn công tàn bạo đối với giáo viên và học sinh và đưa ra
1998, 9/10 trẻ em gái và 2/3 trẻ em trai không đăng ký học tại trường Đến năm 2000, ít hơn 4-5% trẻ em Afghanistan được học ở cấp tiểu học và thậm chí còn ít hơn ở cấp trung học và đại học
10 Biên tập viên của History.com, Islam, https://www.history.com/topics/religion/islam truy cập ngày13/01/2024
11 Human Rights Watch (2006) , Lessons in Terror – Attacks on Education in Afghanistanhttps://www.hrw.org/report/2006/07/11/lessons-terror/attacks-education-afghanistantruy cập ngày
Trang 14Đối với quyền lợi ích của nữ giới, giáo sư Akbar Ahmed cũng đưa ý kiến rằng “quyền của phụ nữ là yếu tố chính cho thấy các cách diễn giải về Sharia có nhiều khác biệt Trong kinh Qur’an, nam giới và nữ giới phân chia rất công bằng Nhưng theo cách diễn giải cực đoan của Taliban về luật Sharia, phụ nữ gần như không có quyền gì” Cụ thể, theo cách áp dụng luật Sharia của lực lượng Taliban tại Afghanistan, phụ nữ nước này thường xuyên bị phân biệt đối xử hoặc bị đối xử rất tàn nhẫn Phụ nữ được yêu cầu đến xem các buổi purdah và mỗi khi ra đường bắt buộc phải mặc những bộ trang phục che kín từ đầu tới chân gọi là burqa, dùng mạng che mặt và phải có đàn ông đi cùng Những người phụ nữ nếu không tuân thủ, đi ra đường mà không đeo mạng che mặt hay không có đàn ông đi cùng có thể bị trừng phạt, cụ thể là bị đánh đập, bị đánh bằng roi, bị ném đá hay bị hành hình Đối với những trường hợp phụ nữ bị kết tội ngoại tình, hình phạt cho tất cả họ sẽ là ném đá tới chết hoặc treo cổ Đây đều là những quy định có trong đạo luật Sharia nhưng Taliban nằm trong số ít những thế lực Hồi giáo áp dụng triệt để và hà khắc những hình phạt này Bên cạnh đó, về quyền được học tâp và tiếp cận giáo dục đối với phụ nữ và trẻ em gái nơi đây, họ đang gần như không có khả năng để tiếp cận nền giáo dục cũng như đang gần như bị cách ly khỏi nền văn hóa xã hội Họ bị cấm đi làm, không có tư cách tham gia vào các hoạt động chính trị, văn hóa, các trường nữ sinh bị bắt buộc đóng cửa, con gái không được đi học Có thể thấy, những đạo luật mà Taliban đang áp dụng với phụ nữ và trẻ em gái tại đất nước Afghanistan đang hoàn toàn đi ngược lại với quy định của hệ thống Luật Quốc tế, đang hạn chế sự phát triển của phụ nữ và trẻ em gái tại đây cũng như không đảm bảo được những quyền con người cơ bản cho phụ nữ và trẻ em gái nước này