1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tại sao sức mạnh của chủ nghĩa dân tộc không bị suy giảm trước quyền lực của toàn cầu hóa và hội nhập quốc tếhãy phân tích và đánh giá các lập luận ủng hộ và phê phán chủ nghĩa dân tộc

15 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Các khái niệm1.1 Chủ nghĩa dân tộcChủ nghĩa dân tộc Nationalism được đề cập với bản chất ở đây là quốc gia dân tộc nation – state mà không phải là những sắc tộc cụ thể ethnicity.1 Chủ ng

Trang 1

BỘ NGOẠI GIAOHỌC VIỆN NGOẠI GIAO

KHOA CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ VÀ NGOẠI GIAO

TIỂU LUẬN CUỐI KÌ TẠI SAO SỨC MẠNH CỦA CHỦ NGHĨA DÂN TỘC KHÔNG BỊ SUY

GIẢM TRƯỚC QUYỀN LỰC CỦA TOÀN CẦU HÓA VÀ HỘI NHẬPQUỐC TẾ? HÃY PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ CÁC LẬP LUẬN ỦNG

HỘ VÀ PHÊ PHÁN CHỦ NGHĨA DÂN TỘC.

Giáo viên hướng dẫn : TS Bùi Hải Thiêm Sinh viên thực hiện : Trần Thị Trên

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thiện bài tiểu luận này, em xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến thầy Bùi Hải Thiêm vì đã dành thời gian hướng dẫn tận tình, chi tiết để sinh viên chúng em có đầy đủ kiến thức, kĩ năng để nghiên cứu và hoàn thành bài tiểu luận Do đây là lần đầu tiên có cơ hội được thực hiện đề tài này cũng như hạn chế về kiến thức, bài tiểu luận của em chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót Vì vậy rất mong có thể nhận được sự nhận xét, ý kiến đóng góp, phê bình từ thầy để bài tiểu luận được hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 3

1.2 Toàn cầu hóa 5

2 Sức mạnh của chủ nghĩa dân tộc và tác động đến toàn cầu hóa 6

3 Những quan điểm về chủ nghĩa dân tộc 8

Trang 4

MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài

Chủ nghĩa dân tộc (Nationalism) là một nhân tố quan trọng trong việc định hướng đường lối phát triển của nhiều quốc gia trên thế giới Đặc biệt hơn là trong bối cảnh toàn cầu hóa như hiện nay, chủ nghĩa dân tộc như một con dao hai lưỡi vừa mang lại lợi ích tốt đẹp cho quốc gia dân tộc, vừa kìm hãm làn sóng hội nhập và gây nên tình trạng chống toàn cầu hóa Nhận thức được tính cấp thiết của vấn đề trên, tiểu luận đã chọn đề tài “Tại sao sức mạnh của chủ nghĩa dân tộc không bị suy giảm trước quyền lực của toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế? Hãy phân tích và đánh giá các lập luận ủng hộ và phê phán chủ nghĩa dân tộc” để nghiên cứu, phân tích và đưa ra những đánh giá chung nhất cho vấn đề nhằm đem lại một góc nhìn mới về Chủ nghĩa dân tộc.

2 Mục đích nghiên cứu

Nhằm tìm hiểu về Chủ nghĩa dân tộc và nguyên nhân vì sao sức mạnh của nó không bị suy giảm trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế Bên cạnh đó, tiểu luận sẽ đưa ra những lập luận phân tích về các quan điểm ủng hộ và phê phán chủ nghĩa.

3 Phương pháp nghiên cứu

Tiểu luận sử dụng phương pháp thu thập tài liệu và phương pháp phân tích tổng hợp để làm rõ đề tài nghiên cứu.

4 Bố cục tiểu luận

Phần 1: Các khái niệm về Chủ nghĩa dân tộc và Toàn cầu hóa Phần 2:Sức mạnh của chủ nghĩa dân tộc và tác động đến toàn cầu hóa

Trang 5

Phần 3: Các quan điểm về Chủ nghĩa dân tộc

NỘI DUNG 1 Các khái niệm

1.1 Chủ nghĩa dân tộc

Chủ nghĩa dân tộc (Nationalism) được đề cập với bản chất ở đây là quốc gia dân tộc (nation – state) mà không phải là những sắc tộc cụ thể (ethnicity).1 Chủ nghĩa dân tộc là một hệ tư tưởng, tâm lý, tình cảm, một hình thái văn hóa của một nhóm người, hay một đảng phái, phong trào chính trị tập trung và đề cao quốc gia dân tộc của mình Bên cạnh đó, Chủ nghĩa dân tộc còn được biết đến là một khái niệm phức tạp, có tính đa chiều và được nhìn nhận dưới nhiều góc độ đa dạng.

Chủ nghĩa dân tộc theo Từ điển Bách khoa của Viện Từ điển học và Bách khoa thư Việt Nam là “hệ tư tưởng chính trị và biểu hiện tâm lý đòi hỏi quyền lợi độc lập, tự chủ và phát triển của cộng đồng quốc gia dân tộc”2 Trong khi đó Atlas thế giới cho rằng chủ nghĩa dân tộc là một ý thức hệ chính trị “đề cập đến cảm xúc mạnh mẽ về lòng yêu nước và niềm tự hào dân tộc” của một

2Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Viện từ điển học và Bách khoa thư Việt Nam,

Trang 6

cộng đồng người trong một quốc gia dân tộc cùng chia sẻ những đặc điểm về văn hóa, ý thức hệ, tôn giáo hoặc tộc người 3

Có thể thấy, chủ nghĩa dân tộc trong hai định nghĩa trên mang biểu hiện tích cực và phản ánh mặt gắn kết của cộng đồng dân cư trong mỗi quốc gia Tuy nhiên với thái độ ngược lại Sổ tay Thuật ngữ Quan hệ quốc tế định nghĩa chủ nghĩa dân tộc “là xu hướng tư tưởng tuyệt đối hóa giá trị dân tộc mình, đặt dân tộc mình ở vị trí cao nhất trong toàn bộ hệ thống giá trị, đi đến chỗ khoa trương, bài ngoại, tự phụ, coi dân tộc mình cao hơn tất cả và gây thiệt hại cho dân tộc khác” 4

Như vậy, chủ nghĩa dân tộc được nhìn nhận dưới những góc độ khác nhau và hình thành nên hai thái độ tích cực và tiêu cực tùy thuộc vào hệ quả mà chủ nghĩa dân tộc mang lại Và trong thời đại toàn cầu hóa như hiện nay, chủ nghĩa dân tộc xuất hiện với những sắc thái mới ứng với bối cảnh mới của thời đại và ảnh hưởng nhiều đến mối quan hệ giữa các quốc gia.

1.2 Toàn cầu hóa

Toàn cầu hóa là một thuật ngữ được xuất hiện từ những năm 1960 và được biết đến “là một hiện tượng gắn liền với sự gia tăng về số lượng cũng như cường độ của các cơ chế, tiến trình và hoạt động nhằm thúc đẩy gia tăng sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia trên thế giới cũng như sự hội nhập kinh tế và chính trị ở cấp độ toàn cầu Theo đó, toàn cầu hóa làm lu mờ các đường

4Đào Minh Hồng - Lê Hồng Hiệp (chủ biên): Sổ tay Thuật ngữ Quan hệ quốc tế, Khoa Quan hệquốc tế - Đại học KHXH & NV TP Hồ Chí Minh, TP Hồ Chí Minh, 2013.

3What Is Nationalism?, World Atlas,https://www.worldatlas.com.

Trang 7

biên giới quốc gia, thu hẹp các khoảng không gian trên các khía cạnh đời sống kinh tế, chính trị, xã hội và văn hóa của thế giới.”.5

2.Sức mạnh của chủ nghĩa dân tộc và tác động đến toàn cầu hóa

Toàn cầu hóa và những vấn đề toàn cầu đã tạo nên một diện mạo toàn cầu mới, một thế giới toàn cầu khi làm mờ nhạt rất nhiều khái niệm về biên giới, lãnh thổ, quốc gia,… bởi biểu hiện về mặt kinh tế, xã hội và văn hóa với những đồng tiền chung châu Âu, nền kinh tế thị trường, khối các nước ASEAN, Và trong bối cảnh đó con người có thể và cần phải chia sẻ rất nhiều với những giá trị chung Vì thế con người hướng tới những nhận thức toàn cầu, nhằm cùng nhau giải quyết những bài toán chung của thế giới Và chủ nghĩa dân tộc dần bị lu mờ, ngày càng bị suy giảm bởi quá trình toàn cầu hóa Tuy nhiên, điều đó không thể thay thế được vấn đề dân tộc và phát triển dân tộc đã và đang tồn tại từng giờ, từng phút trong đời sống chính trị - xã hội toàn cầu Có thể thấylà toàn cầu hóa và chủ nghĩa dân tộc có mối quan hệ hỗn hợp, trong đó cái này dẫn đến cái kia và cái này thúc đẩy cái kia Một số người coi toàn cầu hóa là kết quả của chủ nghĩa dân tộc, bởi vì mỗi quốc gia đã tham gia và góp phần tạo dựng nên một cộng đồng toàn cầu như ngày hôm nay Như vậy, không có sự tồn tại của chủ nghĩa dân tộc thì sẽ không có toàn cầu hóa.

Trong cuốn sách “Globalization and Nationalism”, Natalie cũng đã viết rằng: “Sự chung sống của họ không phải là một trận chiến trong đó chỉ có một người được định sẵn là người chiến thắng và người kia là kẻ thua cuộc; nó

5Lê Hồng Hiệp, “Toàn cầu hóa (Globalization),” NghiêncứuQuốctế, 9/7/2016.

https://nghiencuuquocte.org/2016/07/09/toan-cau-hoa-globalization/.

Trang 8

đúng hơn là sự cùng tồn tại cùng có lợi của hai xu hướng tương thích.” Thật vậy, để lấy ví dụ cho mối quan hệ tương trợ này có thể thấy ở Georgia, nơi các lực lượng dân tộc chủ nghĩa đang thông qua việc hội nhập trong cấu trúc Châu Âu-Đại Tây Dương để thu hút vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài Từ việc làm trên, có thể thấy, quốc gia này trong bối cảnh toàn cầu hóa đã lợi dụng được vấn đề hội nhập toàn cầu để đáp ứng nguyện vọng quốc gia của mình, bao gồm đạt được sự công nhận và đảm bảo an ninh.

Chủ nghĩa dân tộc sắc tộc đang làm thay đổi bản đồ chính trị thế giới và quá trình đó vẫn đang tiếp tục, tác động trực tiếp tới mỗi quốc gia, mỗi vùng lãnh thổ Cùng với chủ nghĩa dân tộc sắc tộc là chủ nghĩa dân tộc văn hóa, vẫn đang và sẽ là vấn đề nổi bật của chủ nghĩa dân tộc trong thời đại toàn cầu bởi nhu cầu tự khẳng định nguồn gốc, bản sắc khiến con người hướng về dân tộc Điển hình là một đất nước Trung Quốc đang ở vị thế như một đối trọng với Mỹ về mặt kinh tế vẫn đang được thúc đẩy và yểm trợ bởi chủ nghĩa dân tộc Trung Hoa Và cùng với điều đó, chìa khóa vàng để xây dựng một đất nước Việt Nam vững mạnh đó là tận dụng mọi thời cơ đến từ quá trình hội nhập, đồng thời khơi dậy một tinh thần dân tộc Việt Nam nồng nàn với ý chí quyết tâm đưa đất nước phát triển, sánh vai với các cường quốc năm châu đến từ mọi tầng lớp nhân dân.

Chính vì thế, trong thời đại toàn cầu hóa như hiện nay, sức mạnh của chủ nghĩa dân tộc không bị lu mờ và suy giảm Ngược lại, nó tạo điều kiện cho mỗi quốc gia được tham gia vào thị trường quốc tế, tận dụng được mọi thành

6Natalie Sabanadze,GlobalizationandNationalism-TheCasesofGeorgiaandtheBasqueCountry(Budapest:Central European University Press: 2010): 170

Trang 9

quả từ nghiên cứu khoa học để biến nó thành một động lực mới trong sản xuất và sáng tạo.

3.Những quan điểm về chủ nghĩa dân tộc3.1 Quan điểm ủng hộ

Được biết đến như cha đẻ của chủ nghĩa dân tộc hiện đại, Jean Jacques Rousseau (1712-1778) đã từng nói về “ý chí chung” , tức là chính phủ đó phải dựa trên ý chí tập thể không thể chia cắt của cộng đồng và rằng các quốc gia có quyền tự quản lý 7

Theo đó, ông lập luận rằng chính phủ các quốc gia nên lấy quyền lực của họ từ ý chí tập thể chung của người dân và hành động vì lợi ích của họ8 Mỗi cá nhân khi cùng đồng điệu về mặt lợi ích và có một tiếng nói chung sẽ là động lực để tạo dựng nên sức mạnh dân tộc Có như vậy thì dân tộc mới phát triển và ổn định được Ngược lại, khi giữa các cá nhân, các giai tầng tồn tại những mâu thuẫn xã hội và tạo nên mặt đối lập về quyền lợi sẽ khiến chính phủ quốc gia này bị lung lay và dẫn đến sụp đổ Điển hình là cuộc Cách mạng Tư sản Pháp (1789) đã nổ ra khi giữa giai cấp phong kiến và toàn thể nhân dân, đặc biệt là giai cấp tư sản tồn tại mâu thuẫn quá lớn, và nền chuyên chế hà khắc đã áp bức nhân dân làm cho nội bộ nước Pháp không đi đến một tiếng nói chung và bắt buộc phải có sự thay thế một Chính phủ mới Và khi những giai tầng yếu thế

8Study Rocket, “NationalistThinkersandIdeas–ALevelPoliticsEdexcelRevision”,

Trang 10

hơn đạt được mong muốn chung thì việc liên kết chống lại và lật đổ chế độ phong kiến là điều không thể tránh khỏi.

Bên cạnh đó, khi tạo dựng được một Chính phủ dựa trên “ý thức chung” thì các Chính phủ này nên tự quản lý và đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng của người dân thay vì chỉ đạo họ9 Đồng thời, người dân cũng nên tham gia tích cực và đóng góp mạnh mẽ để xây dựng nên một nhà nước phát triển, đậm đà bản sắc dân tộc.

Một quan điểm khác ủng hộ Chủ nghĩa dân tộc xuất phát từ nhà triết học Giuseppe Mazzini (1805-1872) đó chính là: “Quốc gia – con người chỉ có thể thể hiện bản thân thông qua quốc gia của họ và con người đó tự do dựa trên việc thành lập quốc gia của chính mình10.” Thật vậy, trên thực tế Mazzini là người gắn liền với sự nghiệp thống nhất nước Ý Ông nghĩ rằng mọi người cần phải là một phần của quốc gia để thể hiện bản thân và hưởng các quyền chính đáng mà họ mong muốn Do đó, việc tự do xuất phát từ việc mỗi cá nhân đều tham gia vào quá trình hình thành nên quốc gia dân tộc của chính họ và từ đó giành lấy quyền tự do mà họ mong muốn Và để có được điều đó, ông cho rằng nguyên nhân dân tộc chủ nghĩa là quan trọng nhất Khi mọi cá nhân đều cùng một dân tộc thì ý thức hệ của họ về việc tạo dựng nên một cộng đồng sinh sống sẽ dễ hơn bao giờ hết và yêu nước được đặt lên hàng đầu Mazzini cũng từng nghĩ về sự khác biệt giữa con người với nhau khi cho rằng những người có

10Study Rocket, “NationalistThinkersandIdeas–ALevelPoliticsEdexcelRevision”,

Trang 11

“lương tâm quốc gia” mới được gọi là nhân dân, còn lại đều là con người (theo nghĩa ít tôn trọng).

Cũng như minh chứng trên, quan điểm của Mazzini về chủ nghĩa dân tộc cũng được cụ thể hóa thông qua cuộc Cách mạng Ý (1848-1849).Ngày 18-3, cuộc khởi nghĩa vũ trang nổ ra ở Milano với khẩu hiệu: “Người Áo cút khỏi Ý” Vài ngày sau, quân Áo bị đuổi khỏi thành phố, chính quyền chuyển sang tay chính phủ lâm thời mới thành lập gồm những người tư sản tự do12 Có thể thấy, sức mạnh đoàn kết đến từ dân tộc Ý đã giúp họ lật đổ được một thể chế mục nát và kìm hãm quyền tự do của họ Ý thức về nghĩa vụ và cống hiến hết mình để xây dựng một đất nước mới đã cho thấy sự hy sinh của người dân Ý trong việc phục vụ cho sự thống nhất và tự do của quốc gia.

Có thể thấy, thông qua những luận điểm trên chủ nghĩa dân tộc như một cách hiệu quả để giải phóng dân tộc khỏi những áp bức bóc lột, từ đó xây dựng và hình thành nên quốc gia của chính mình Nhờ áp dụng chủ nghĩa dân tộc mà mỗi quốc gia tự có cho mình niềm tự hào riêng về bản sắc văn hóa, lịch sử hào hùng,… để từ đó tập trung chú tâm vào phát triển đất nước ngày càng vững bền hơn, nhất là trong bối cảnh toàn cầu hóa.

3.2 Quan điểm phê phán

Bên cạnh những ý kiến tích cực thì vẫn có những ý kiến trái chiều về chủ nghĩa này Một trong số đó là ý kiến của Anderson khi cho rằng: “ Dân tộc là các

11Daniele Scano, “HowdoesGiuseppeMazziniunderstandnationalism?”, ngày 5/2/2021,https://www.renovatioimperii.org/how-does-giuseppe-mazzini-understand-nationalism/

Trang 12

‘cộng đồng tưởng tượng’, tồn tại trong tâm trí, hình thành thông qua giáo dục, qua phương tiện thông tin đại chúng và quá trình xã hội hóa chính trị.” ViệcBenedict Anderson đề xuất luận điểm dân tộc là một cộng đồng tưởng tượng không có nghĩa là dân tộc đó không có thực, bịa đặt hay khác với những gì mà chúng ta cho là “có thực” mà thực tế là ông cho rằng một quốc gia thường được xây dựng trong một quá trình phổ biến, thông qua đó công dân của quốc gia đó cùng nhau chia sẻ niềm tin, thái độ, nhận thức về một cộng đồng quốc gia dân tộc chung và quốc tịch chung13 Lý luận này của ông được cho là có ý khi mỗi cá nhân trong cùng một dân tộc không thể quen biết và tiếp xúc với các cá nhân khác trong cùng một quốc gia Chính vì thế khi chủ nghĩa dân tộc được lan truyền và phổ biến, ông không tin rằng giữa những con người không quen nhau đó lại có sự gắn bó mật thiết và sẵn sàng hy sinh vì nhau chỉ vì một khái niệm tưởng tượng mơ hồ, chính là “dân tộc” Và theo Anderson

“nó được tưởng tượng như một cộng đồng bởi vì, không phân biệt một thực tế bất bình đẳng và bị bóc lột có thể chiếm ưu thế trong mỗi quốc gia, dân tộc luôn luôn được quan niệm như một tình đồng chí bình đẳng và sâu sắc Cuối cùng, đó là tình huynh đệ làm cho trong hơn hai thế kỷ qua, hàng triệu người sẵn sàng chết cho sự tưởng tượng giới hạn đó14.”

Ông còn bày tỏ quan ngại về việc tìm kiếm lại bản sắc dân tộc từ những quốc gia đã từng là thuộc địa, điển hình là Việt Nam Khi sự xâm chiếm của các quốc gia mạnh hơn đối với những quốc gia yếu thế đã để lại một hệ lụy ảnh hưởng mạnh mẽ từ nền văn hóa xâm lược đó Theo Anderson, Việt Nam dường như phải đứng trước một tình trạng “tiến thoái lưỡng nan” giữa một bên là các

14Benedict Anderson, Nhữngcộngđồngtưởngtượng-SuynghĩvềnguồngốcvàsựlantruyềncủaChủnghĩadântộc(Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, 2019): 15.

13Benedict Anderson, Nhữngcộngđồngtưởngtượng-SuynghĩvềnguồngốcvàsựlantruyềncủaChủnghĩadântộc(Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, 2019): 14-15.

Trang 13

cuộc chiến đấu nhằm bảo vệ nền độc lập, tự do, bản sắc dân tộc và một bên là lưu giữ những giá trị truyền thống của Trung Hoa mà theo Anderson là gắn rất chặt với “quá khứ bản địa của Việt Nam”15, tức là khoảng thời gian 1000 năm đất nước ta bị Bắc thuộc Rằng những gì các nước từng là thuộc địa khác đang cố xây dựng nên một cộng đồng tưởng tượng và một ý thức tự tôn dân tộc mờ ảo mà không thông qua những gì đang có thực ở hiện tại.

Thực tế cho thấy, chủ nghĩa dân tộc có tính hợp lý khi bị phê phán vì nhìn vào những hiện thực lịch sử tàn khốc mà Đức Quốc xã mang lại Một dân tộc Đức tự đặt mình lên vị thế “thượng đẳng” đã gây nên một cuộc chiến tranh thế giới với sức tàn phá khủng khiếp đến với nhân loại Chủ nghĩa dân tộc đã góp phần tạo dựng cho dân tộc này một niềm tin mãnh liệt về quyền lựcvà khả năng thống trị những dân tộc yếu kém hơn từ nguồn gốc “thuần chủng” mà Hitler đã gieo rắc vào trong tư tưởng của họ Và thảm họa của việc giáo dục theo tư tưởng của vị lãnh đạo tài ba Hitler đã gây nên cuộc diệt chủng người Do Thái với quy mô lớn và để lại hậu quả cực kỳ tàn khốc sau này.

KẾT LUẬN

Thông qua nội dung nghiên cứu mà tiểu luận đã đề cập, có thể thấy Chủ nghĩa dân tộc có một vai trò rất quan trọng trong việc hoạch định đường lối phát triển của nhiều quốc gia Đặc biệt trong toàn cầu hóa, Chủ nghĩa dân tộc đang trỗi dậy mạnh mẽ hơn bao giờ hết Chủ nghĩa này ngoài đem đến những mặt tích cực và có lợi cho quốc gia dân tộc, đồng thời cũng kéo theo nhiều hậu quả khiến chúng ta phải suy xét cẩn thận.

Tóm lại, để phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của chủ nghĩa dân tộc, ngoài việc củng cố vững chắc khối đại đoàn kết toàn dân tộc, Việt Nam cần

15Benedict Anderson, Nhữngcộngđồngtưởngtượng-SuynghĩvềnguồngốcvàsựlantruyềncủaChủnghĩadântộc(Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, 2019): 17-18.

Ngày đăng: 02/04/2024, 16:26

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w