Vườn Quốc gia Sông Thanh được đánh giá là trung tâm của hành lang đa dạng sinh học Trung Trường Sơn, nằm trong 200 trung tâm đa dạng sinh học toàn cầu Global 200, WWF 2000; là Vùng chim
Trang 1ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯
PHẠM HỮU NGHĨA
NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ, BẢO TỒN LOÀI
TRĨ SAO (Rheinardia ocellata) TẠI VƯỜN QUỐC GIA
SÔNG THANH, TỈNH QUẢNG NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
Đà Nẵng – Năm 2023
Trang 2ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯
PHẠM HỮU NGHĨA
NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ, BẢO TỒN LOÀI
TRĨ SAO (Rheinardia ocellata) TẠI VƯỜN QUỐC GIA
SÔNG THANH, TỈNH QUẢNG NAM
Chuyên ngành: Quản lý Tài nguyên và Môi trường
Mã số: 8.85.01.01
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
Người hướng dẫn khoa học:
PGS TS Võ Văn Minh
Đà Nẵng – Năm 2023
Trang 7MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục tiêu của đề tài 2
2.1 Mục tiêu tổng quát 2
2.2 Mục tiêu cụ thể 2
3 Ý nghĩa của đề tài 3
3.1 Ý nghĩa khoa học 3
3.2 Ý nghĩa thực tiễn 3
4 Bố cục đề tài 3
CHƯƠNG 1 4
TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1.1 Tình hình nghiên cứu về Trĩ sao trên Thế giới 4
1.1.1 Giới thiệu chung về họ Trĩ 4
1.1.2 Một số thông tin về Trĩ sao 5
1.1.3 Các công trình nghiên cứu 6
1.2 Tình hình nghiên cứu về Trĩ sao tại Việt Nam 6
1.3 Tình hình nghiên cứu về Trĩ sao tại Vườn Quốc gia Sông Thanh 7
1.4 Đặc điểm của Vườn Quốc gia Sông Thanh 11
1.4.1 Vị trí địa lý 11
1.4.2 Đặc điểm tự nhiên 14
1.4.3 Các giá trị tài nguyên rừng và đa dạng sinh học 17
1.4.4 Điều kiện dân sinh, kinh tế - xã hội 21
1.5 Thực trạng công tác quản lý bảo vệ rừng 23
1.5.1 Quản lý rừng tự nhiên 23
1.5.2 Quản lý rừng trồng 26
1.5.3 Công tác bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng và sâu bệnh gây hại rừng 26 1.5.4 Quản lý lâm sản ngoài gỗ 27
1.5.5 Quản lý, bảo tồn đa dạng sinh học 28
CHƯƠNG 2 29
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU29 2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 29
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu 29
2.1.2 Phạm vi nghiên cứu 29
2.2 Nội dung nghiên cứu 30
2.3 Phương pháp nghiên cứu 30
2.3.1 Phương pháp hồi cứu số liệu 30
2.3.2 Phương pháp tham vấn cộng đồng 30
2.3.3 Phương pháp phỏng vấn sâu 31
2.3.4 Sử dụng phương pháp bẫy ảnh 31
2.3.5 Sử dụng phương pháp ghi âm 35
Trang 82.3.6 Phương pháp thống kê và xử lý số liệu 37
CHƯƠNG 3 38
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 38
3.1 Hiện trạng phân bố Trĩ sao 38
3.1.1 Kết quả ghi nhận Trĩ sao bằng bẫy ảnh 38
3.1.2 Kết quả ghi nhận Trĩ sao bằng máy ghi âm 40
3.1.3 Sơ đồ phân bố Trĩ sao tại khu vực nghiên cứu 42
3.2 Các yếu tố tác động đến sự tồn tại và phát triển của quần thể Trĩ sao 43
3.2.1 Mối đe dọa từ săn bắn, bẫy bắt trái phép 44
3.2.2 Mối đe dọa từ lấn chiếm đất rừng trái phép 46
3.2.3 Mối đe dọa từ hoạt động đào đãi vàng trái phép 47
3.2.4 Mối đe dọa từ khai thác lâm sản ngoài gỗ quá mức 48
3.2.5 Mối đe doạ từ khai thác gỗ trái phép 48
3.3 Hiện trạng công tác quản lý/bảo tồn ĐDSH nói chung, Trĩ sao nói riêng ở Vườn Quốc gia Sông Thanh 49
3.3.1 Công tác tổ chức bộ máy 49
3.3.2 Công tác điều tra, giám sát đa dạng sinh học 50
3.3.3 Công tác thực thi pháp luật 51
3.3.4 Công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức 52
3.3.5 Công tác phục hồi, phát triển rừng 53
3.4 Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo tồn loài Trĩ sao tại VQG Sông Thanh 54
3.4.1 Giải pháp giảm thiểu các mối đe doạ trực tiếp 54
3.4.2 Giải pháp giảm thiểu sự tác động tiêu cực của người dân, thu hút cộng đồng vùng đệm tham gia công tác bảo vệ rừng 55
3.4.3 Giải pháp về kỹ thuật, vốn 56
3.5 Đánh giá tính khả thi của các giải pháp đề xuất 57
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 60
1 Kết luận 60
2 Kiến nghị 60
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 62
Trang 9IUCN Liên minh bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế
WWF Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên
Trang 10DANH MỤC CÁC BẢNG
1.1 Danh sách các loài chim ghi nhận được bằng bẫy ảnh 8
1.2
Danh sách các loại, số lượt ghi nhận và ước tính tần xuất hiện diện của tất cả các loài chim sống trên cạn (kết quả bẫy ảnh năm 2017 – 2020) tại VQG Sông Thanh
1.8 Số lượng biên chế và nhân viên bảo vệ rừng chuyên trách 23
1.9 Tổng hợp giao khoán quản lý bảo vệ rừng từ nguồn
1.10 Số lượng cá thể động vật hoang dã được tái thả 28 2.1 Vị trí các điểm đặt máy bẫy ảnh 32 2.2 Danh sách cán bộ tham gia đặt bẫy ảnh 34 2.3 Vị trí các điểm đặt máy ghi âm 35 2.4 Danh sách cán bộ tham gia đặt máy ghi âm 37 3.1 Vị trí ghi nhận Trĩ sao bằng máy bẫy ảnh 40 3.2 Vị trí ghi nhận Trĩ sao bằng máy ghi âm 41 3.3 Xếp hạng các nguy cơ, mối đe dọa ảnh hưởng đến Trĩ sao 43 3.4 Kết quả tuần tra, xử lý giai đoạn 2020-2022 51 3.5 Kết quả đề xuất ưu tiên các giải pháp bảo tồn loài Trĩ sao 57
Trang 11DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH, BIỂU ĐỒ
1.1 Sơ đồ vị trí phân bố loài Trĩ sao (bẫy ảnh hệ thống) 10
1.2 Các phân khu chức năng của Vườn Quốc gia Sông
1.3 Hiện trạng rừng Vườn Quốc gia Sông Thanh năm 2022 13 2.1 Sơ đồ khu vực nghiên cứu 29 2.2 Sơ đồ vị trí các điểm đặt bẫy ảnh 32 2.3 Vị trí điểm đặt máy ghi âm 34 3.1 Kết quả thống kê bẫy ảnh bằng Wildlife insights 38 3.2 Sơ đồ vị trí các điểm ghi nhận Trĩ sao 39 3.3 Hình ảnh mẫu âm thanh Trĩ sao 40 3.4 Vị trí ghi nhận Trĩ sao bằng máy ghi âm 41
3.6 Biểu đồ số lượng bẫy tháo gỡ 45 3.7 Biểu đồ số lượng súng săn tạm giữ 45 3.8 Sơ đồ tổ chức Ban Quản lý Vườn Quốc gia Sông Thanh 50
Trang 12MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trĩ sao (Rheinardia ocellata, Elliot, 1871) là loài động vật thuộc danh mục nguy cấp, quý hiếm được liệt kê trong Sách đỏ Việt Nam, Danh lục đỏ IUCN (mức
Cực kỳ nguy cấp - CR) và trong các văn bản pháp luật của Việt Nam có liên quan [9],
[7] Trên thế giới, trong số 308 loài thuộc bộ Gà (Galliformes) có khoảng 25% số loài thuộc nhóm này có nguy cơ bị tuyệt chủng cao Ðông Nam Á là nơi sinh sống của 54 loài thuộc họ Trĩ (Phasianidae), chiếm số lượng loài nhiều nhất so với các khu vực khác trên Thế giới
Theo các nghiên cứu của Vũ Tiến Thịnh (2018) đã ghi nhận Trĩ sao tại Khu Bảo tồn Đakrông, Bắc Hướng Hoá, Khe Nước Trong, Phong Điền Qua kết quả bẫy ảnh từ
Dự án Trường Sơn Xanh do USAID tài trợ cũng ghi nhận Trĩ sao tại Khu bảo tồn loài
và sinh cảnh Sao la – Huế, Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Sao la - Quảng Nam, Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Voi - Quảng Nam Trĩ sao ưa thích sinh cảnh rừng giàu, ít bị tác động; tuy nhiên chúng cũng được ghi nhận tại các loại rừng thứ sinh, rừng nghèo Các yếu tố như kiểu rừng, độ cao, độ dốc của địa hình, khoảng cách đến nguồn nước, hiệu quả công tác quản lý các hoạt động thực thi pháp luật là các yếu tố có ảnh hưởng đến phân bố của các loài Trĩ sao trong tự nhiên [10], [25]
Vườn Quốc gia Sông Thanh được đánh giá là trung tâm của hành lang đa dạng sinh học Trung Trường Sơn, nằm trong 200 trung tâm đa dạng sinh học toàn cầu (Global 200, WWF 2000); là Vùng chim quan trọng (IBA) và Vùng chim đặc hữu (EBA) của Thế giới (Tordoff et al.2002); là Vùng Đa dạng sinh học trọng điểm (KBA, BioScience, 2004); là một trong ít nơi trên toàn quốc bảo tồn được trên 70% diện tích rừng nhiệt đới thường xanh liền vùng… và là nơi cư trú của nhiều loài chim thuộc họ Trĩ [12]
Từ khi thành lập (năm 2000) đến nay chưa có một nghiên cứu cụ thể nào về
hiện trạng phân bố của các loài chim Trĩ tại Vườn Quốc gia Sông Thanh Giai đoạn từ
2017 đến năm 2020, việc đặt bẫy ảnh hệ thống được triển khai thực hiện tại Vườn Quốc gia Sông Thanh và kết quả đặt máy ghi âm vào năm 2019 đã ghi nhận sự hiện diện của các loài thuộc họ Trĩ, trong đó có loài Trĩ sao Hoạt động này mới chỉ dừng
Trang 13lại ở việc ghi nhận sự hiện diện của loài này mà chưa có những đánh giá cụ thể về phân bố, hiện trạng quần thể Do đó, những nghiên cứu cập nhật các dữ liệu định lượng là rất cần thiết để có thể góp phần hỗ trợ cho công tác quản lý bảo tồn các loài chim Trĩ nói riêng, cho mục tiêu phát triển bền vững của Vườn Quốc gia Sông Thanh nói chung
Kết quả phân tích dữ liệu thu thập được trong quá trình phỏng vấn sâu và bảng câu hỏi cho thấy nạn săn bắn bằng súng thể thao, súng tự chế, bẫy bắt Trĩ sao bằng các loại bẫy dây làm từ dây phanh xe đạp là những mối đe doạ rất lớn đến sự tồn tại và phát triển tại Vườn Quốc gia Sông Thanh Việc đánh giá hiện trạng phân bố của loài Trĩ sao, tình trạng bảo tồn loài, các mối đe doạ trực tiếp đến loài…đang là những vấn
đề rất được quan tâm hiện nay tại Vườn Quốc gia Sông Thanh
Xuất phát từ những thực tế trên, nhằm cung cấp những thông tin khoa học về hiện trạng phân bố loài Trĩ sao, đề xuất các giải pháp quản lý mang tính bền vững, phù hợp với Phương án quản lý rừng bền vững Vườn Quốc gia Sông Thanh, tôi chọn đề tài
luận văn "Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, bảo
tồn loài Trĩ Sao (Rheinardia ocellata, Elliot, 1871) tại Vườn Quốc gia Sông Thanh, tỉnh Quảng Nam"
2 Mục tiêu của đề tài
2.1 Mục tiêu tổng quát
Đề tài này nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo tồn loài Trĩ sao trong tự nhiên tại Vườn Quốc gia Sông Thanh, tỉnh Quảng Nam
2.2 Mục tiêu cụ thể
Thực hiện đề tài này nhằm đạt được các mục tiêu sau:
1) Xác định được hiện trạng phân bố của Trĩ sao trên địa bàn 02 xã Đắc Pring, Đắc Pre thuộc lâm phận VQG Sông Thanh;
2) Xác định được đối tượng tác động, các loại tác động và mức độ tác động ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của quần thể Trĩ sao tại VQG Sông Thanh
3) Đánh giá các giải pháp đang áp dụng trong công tác quản lý, bảo tồn Đa dạng sinh học nói chung, Trĩ sao nói riêng ở Vườn Quốc gia Sông Thanh
Trang 144) Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo tồn loài Trĩ Sao tại VQG Sông Thanh
3 Ý nghĩa của đề tài
3.1 Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu góp phần làm phong phú thêm cơ sở thực tiễn và lý thuyết trong chuyên ngành quản lý các loài động thực vật hoang dã nói chung và Trĩ Sao nói riêng
3.2 Ý nghĩa thực tiễn
Cung cấp cơ sở khoa học hỗ trợ các cơ quan quản lý Nhà nước (Sở Tài nguyên
Môi trường, Sở Nông nghiệp và PTNT, BQL Vườn Quốc gia Sông Thanh) xây dựng
các đề án, kế hoạch quản lý, bảo tồn đa dạng sinh học nói chung và Trĩ Sao nói riêng Đồng thời góp phần nâng cao năng lực quản lý, bảo tồn đa dạng sinh học cho cán bộ, nhân viên Ban Quản lý Vườn Quốc gia Sông Thanh
4 Bố cục đề tài
Luận văn trình bày 59 trang, trong đó: Mở đầu (03 trang), Chương 1 Tổng quan tài liệu (25 trang), Chương 2 Đối tượng, nội dung, phạm vi và phương pháp nghiên cứu (09 trang), Chương 3 Kết quả và bàn luận (20 trang), Kết luận và kiến nghị (02 trang) Ngoài ra còn có phần phụ lục cung cấp một số hình ảnh về loài Trĩ sao, hình ảnh thể hiện quá trình nghiên cứu, thực hiện đề tài, các phiếu điều tra, phỏng vấn, phiếu đánh giá các mối đe doạ và phiếu đánh giá tính khả thi của các giải pháp
Trang 15CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 Tình hình nghiên cứu về Trĩ sao trên Thế giới
1.1.1 Giới thiệu chung về họ Trĩ
Việt Nam là nước có độ đa dạng về chim Trĩ cao với 22 loài, trong đó có 2 loài rất nguy cấp (CR), 01 loài nguy cấp (EN), 4 loài sắp nguy cấp Trong số các loài chim Trĩ phân bố tại Việt Nam có một số loài có vùng phân bố hẹp như Gà so cổ hung
(Arborophila davidi), Gà tiền mặt đỏ (Polyplectron germaini), Gà lôi lam mào trắng (Lophura adwardsi), Gà so Trung bộ (Tropicoperdix merlini) Trĩ sao (Rheinardia
ocellata), Gà lôi lam mào trắng (Lophura adwardsi) được xác định là loài rất nguy cấp
(CR) và loài Công (Pavo muticus) được xác định là loài đang nguy cấp (EN) [24], [9] Các loài Gà lôi lam mào trắng (Lophura adwardsi), Gà lôi tía (Tragopan temminckii),
Gà lôi trắng (Lophura nycthemera), Gà so cổ hung (Arborophila davidi), Gà tiền mặt
đỏ (Polyplectron germaini), Gà tiền mặt vàng (Polyplectron bicalcaratum) và Trĩ sao
(Rheinardia ocellata) là những loài được xếp vào nhóm IB; Công (Pavo muticus), các
loài Gà so thuộc giống Arborophila là những loài được xếp vào nhóm IB thuộc danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý hiếm theo Nghị định số 06/2019/NĐ-
CP ngày 22/01/2019 của Chính phủ [7]
Các loài chim Trĩ có một số đặc điểm chung như thân mập, kích thước khá lớn dao động từ 14 – 250 cm (chủ yếu có lông duôi dài), đôi chân chắc khỏe và không có lông che phủ Chúng có cánh ngắn, to rộng và tròn, mỏ ngắn khỏe, cổ ngắn thích nghi với lối sống kiếm thức ăn trên nền đất và trong các bụi rậm Chúng chủ yếu đi, chạy và thích chui lủi; chỉ bay khi cần thiết nên thường khó quan sát Ðôi cánh to tròn giúp chúng có thể bay thẳng nhanh lên khỏi mặt đất khi gặp nguy hiểm Chim trống thường
to và có màu sắc lông sặc sỡ hon con mái Các loài chim Trĩ thường có tiếng kêu vang
xa và đặc trưng cho từng loài dùng để gọi bầy và ghép đôi khi vào mùa sinh sản Đây cũng là một dấu hiệu để nhận biết loài trong tự nhiên Các loài chim Trĩ thường có vùng sinh sống cố định tại một địa diểm nhất định và sử dụng nơi này làm nơi kiếm
ăn, sinh sản và nghỉ ngơi trừ khi chúng bị đe dọa nghiêm trọng Mặc dù thành phần thức ăn của một số loài chim Trĩ ở ngoài thiên nhiên chưa được nghiên cứu kỹ, các nghiên cứu đã công bố cho thấy hầu hết các loài chim Trĩ là những loài ăn tạp Thức
Trang 16ăn từ động vật, đặc biệt là côn trùng nhỏ rất cần thiết đối với chim non trong những tuần đầu mới nở Các loài chim Trĩ chủ yếu kiếm ăn trên nền đất nên các ngón chân, móng chân, mỏ chắc và khỏe giúp cho chúng thích nghi tốt với việc đào bới khi kiếm thức ăn [18], [19]
Tất cả các họ trong bộ Gà (Galliformes) đóng vai trò quan trọng trong lịch sử phát triển của con người vì đây là nguồn dinh dưỡng rất quan trọng cho con người như thịt và trứng Hiện nay, người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số vẫn còn phụ thuộc rất nhiều vào nguồn cung cấp thực phẩm từ các loài thuộc bộ Gà trong tự nhiên
Tương tự như các loài động vật hoang dã khác, các loài trong bộ Gà nói chung, các loài chim Trĩ nói riêng đã và đang đối mặt với nhiều mối đe dọa, trong đó nghiêm trọng nhất là mất nơi sinh sống và nạn săn bắt, mặc dù đôi khi chúng không phải là đối tượng chính để săn bắt [24] Ðiều này có thể là hậu quả của sự gia tăng dân số, sự phát triển của các kỹ thuật và hình thức săn bắt, hệ thống giao thông phát triển và sự phát
triển của kinh tế thị trường Bẫy dây, loại bẫy được làm từ sợi dây phanh xe đạp là một
trong những loại hình săn bắt đe dọa rất nghiêm trọng đối với các loài sống trên nền đất trong đó có các loài chim Trĩ Qua điều tra, tại Vườn Quốc gia Sông Thanh cũng như các khu vực rừng lân cận, bẫy dây được xếp vào mối đe doạ nghiêm trọng nhất đối với loài Trĩ sao và các loài động vật sống dưới mặt đất
1.1.2 Một số thông tin về Trĩ sao
Trĩ sao (Rheinardia ocellata) là loài thuộc Danh lục Đỏ IUCN, sách đỏ Việt
Nam và được liệt kê vào danh mục động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB theo Nghị định số 06/2019/NĐ-CP ngày 22/01/2019 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp [7]
Theo một số tài liệu, Trĩ sao phân bố từ nam Sông Cả vào đến Lâm Đồng Độ cao phân bố lên đến 1.700 - 1.900 m ở vùng Nam Trung Bộ Ở Lâm Đồng, loài chim trĩ này xuất hiện trong những cánh rừng ở BiDoup Núi Bà, trước đây còn thấy xuất hiện ở vùng đồi núi thấp huyện Đức Trọng - Lâm Đồng Phân loài đặc hữu của Trung Nam Lào và Trung Bộ Việt Nam Chim trĩ thường sống ở vùng đồi núi thấp, có độ cao lên tới 800m, nơi có nhiều cây cỏ, bụi rậm và rừng thông Trên thế giới, người ta từng tìm thấy Trĩ sao ở vùng Đông Nam Trung Quốc, Malaysia
Trang 17Trĩ sao sinh sản từ khoảng tháng 4 đến tháng 8 Con trống thường múa trong mùa sinh sản, thường để lại những bãi múa hình tròn, có thể dễ bắt gặp ở vùng phân bố của loài này ở tự nhiên
Trên thế giới, trong số 308 loài thuộc bộ Gà (Galliformes) có khoảng 25% số loài thuộc nhóm này có nguy cơ bị tuyệt chủng cao Ðông Nam Á là nơi sinh sống của
54 loài thuộc họ Trĩ (Phasianidae), chiếm số lượng loài nhiều nhất so với các khu vực khác trên Thế giới
Các nghiên cứu cho thấy có rất ít tài liệu liên quan đến Trĩ sao, nó được biết đến
là có phân bố rộng ở Việt Nam nhưng ở Lào, nó chỉ giới hạn trong các túi núi nhỏ phía Tây của dãy Truờng Sơn, nơi đủ thấp để gió đông bắc mang hơi ẩm tràn vào Lào trong đợt gió mùa Tại Malaysia, Trĩ sao được cho là đang bị đe doạ tuyệt chủng, chúng phân bố từ độ cao trên 600m và chỉ giới hạn ở một số dãy núi ở Gunung Tahan và Gunung Rabung trong nhiều năm Các cuộc khảo sát gần đây đã bổ sung thêm một số địa điểm mới: Gunung Mandi Angin và Gunung Gagau, Gunung Penumpu và Camp Kor Tất cả các địa điểm đã biết đều nằm trong Vườn Quốc gia Taman Negara [16].Tại đây, tất cả các điểm phát hiện Trĩ sao đều ở những khu rừng cao, rừng già, chúng sống phụ thuộc vào rừng kín, ít bị xáo trộn và có thể nhạy cảm với sự xáo trộn do khai thác rừng gây ra và suy thoái rừng [27]
1.2 Tình hình nghiên cứu về Trĩ sao tại Việt Nam
Theo các nghiên cứu của Vũ Tiến Thịnh ghi nhận Trĩ sao bao gồm cả rừng nghèo đến giàu, tại các điểm ghi nhận gồm Khu Bảo tồn Đakrông, Bắc Hướng Hoá, Khe nước trong, Phong Điền đều có điểm chung là thảm thực bì bao gồm cây lá nón, mây, đùng đình Tại Khu bảo tồn Khe Nước trong và Bắc Hướng Hoá các đàn Trĩ sao phần lớn được ghi nhận tại khu vực có cấu trúc cây phân cành cao, cây gỗ phát triển dưới tầng khép tán của rừng này thường có cành chính đầu tiên trên khá xa so với nửa chiều cao thân cây, đây là đặc trưng của hiện trạng rừng kín lá rộng thường xanh trung bình tới giàu với nhiều cây gỗ lớn, các cây gỗ lớn tại điểm ghi nhận các đàn này có đường kính trên 80 cm, với độ tàn che trung bình khoảng trên 70% Điều này cho thấy, Trĩ sao ưa thích sinh cảnh rừng giàu, ít bị tác động Tại Khu bảo tồn Đakrông và Phong Điền, Trĩ sao được ghi nhận ở nhiều dạng sinh cảnh khác nhau bao gồm rừng thứ sinh
Trang 18nghèo với cấu trúc cây phân cành thấp và cành phát triển thẳng đứng bên dưới nửa chiều cao cây, thảm thực bì ở sinh cảnh rừng này dày đặc các loài cây như Lá nón, Mây và một số cây tái sinh khác Tại Phong Điền cũng được ghi nhận tại sinh cảnh rừng phục hồi với cấu trúc cây phân cành cao bên dưới có sẹo, các cây gỗ ở hiện trạng này có các sẹo do gãy cành có xu hướng đặc trưng cho rừng tái sinh, điều này có nghĩa
là chúng phát triển dưới tán đang khép sau khi một cây gỗ đổ hay sau khai thác
Kiểu rừng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến sự hiện diện của các loài chim Trĩ Chúng thường xuất hiện ở sinh cảnh rừng thường xanh, rừng bán rụng lá, có
xu hướng ít xuất hiện ở rừng tre nứa Các yếu tố độ dốc của địa hình, khoảng cách đến nguồn nước, hiệu quả công tác quản lý các hoạt động thực thi pháp luật là các yếu tố
có ảnh hưởng đến phân bố của các loài chim Trĩ [10] Độ cao của địa hình cũng có tác động tiêu cực đến xác suất xuất hiện của loài Trĩ sao [18]
Kết quả đặt bẫy ảnh hệ thống của Dự án Trường Sơn Xanh ghi nhận sự hiện diện của Trĩ sao tại nhiều Vườn Quốc gia, Khu bảo tồn trong vùng dự án như Vườn Quốc gia Bạch Mã, Khu Bảo tồn Sao La, Khu Bảo tồn Phong Điền (Thừa Thiên Huế), Khu bảo tồn Khe Nước trong và Bắc Hướng Hoá (Quảng Bình), Vườn Quốc gia Sông Thanh, Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Sao la, Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Voi (Quảng Nam) Tại các khu rừng phòng hộ trên địa bàn tỉnh Quảng Nam cũng ghi nhận sự hiện diện của Trĩ sao thông qua kết quả đặt bẫy ảnh hệ thống như Rừng phòng hộ Đông Giang, Rừng phòng hộ Tây Giang Kết quả này cũng cho thấy sự tương đồng đối với kết quả nghiên cứu của Vũ Tiến Thịnh và một số nghiên cứu khác
1.3 Tình hình nghiên cứu về Trĩ sao tại Vườn Quốc gia Sông Thanh
Trong khuôn khổ dự án Trường Sơn Xanh, WWF tổ chức đặt bẫy ảnh hệ thống trong lâm phận Vườn Quốc gia Sông Thanh trong giai đoạn từ năm 2017-2020 để đánh giá đa dạng các loài động vật và chim sống trên mặt đất Kết quả thực hiện tại
111 vị trí bẫy ảnh, đã ghi nhận tổng số 51 loài động vật trên cạn, trong đó: 26 loài thú
và 25 loài chim Trong các loài chim ghi nhận bằng bẫy ảnh có sự xuất hiện của Trĩ
sao (Rheinardia ocellata), bên cạnh đó còn có sự xuất hiện của các loài chim thuộc bộ
Gà (Galliformes) như: Gà so Trung bộ (Arborophila merlini), Gà so họng trắng
(Arborophila brunneopectus), Gà so họng hung (Arborophila rufogularis), Gà lôi
Trang 19trắng (Lophura nycthemera), Gà lôi hông tía (Lophura diardi), Gà rừng (Gallus
Phasianidae
2 Arborophila
13 Urocissa whiteheadi Dẻ cùi vàng NT
14 Cissa chinensis Dẻ cùi xanh LC
15 Cissa hypoleuca Dẻ cùi bụng vàng LC
Muscicapidae
16 Myophonus caeruleus Hoét xanh LC
17 Copsychus saularis Chích chòe than LC
18 Kittacincla malabarica Chích chòe lửa LC
Trang 20(Nguồn: báo cáo kết quả bẫy ảnh năm 2017-2020)
Bảng 1.2 Danh sách các loại, số lượt ghi nhận và ước tính tần xuất hiện diện của tất
cả các loài chim sống trên cạn tại Vườn Quốc gia Sông Thanh
LOÀI
SỐ LẦN XUẤT HIỆN
SỐ VỊ TRÍ
TẦN SUẤT
SỐ LẦN XUẤT HIỆN
SỐ VỊ TRÍ
TẦN SUẤT
Lớp Chim
Gà so Trung bộ 12 07 0,252 46 08 0,122
Gà so họng trắng 01 01 - 07 03 0,051 Đuôi cụt bụng vằn 08 03 0,058 37 15 0,306 Khướu đầu đen 07 04 0,088 12 04 0,065 Đuôi cụt đầu xám 04 03 - 04 03 -
(Nguồn: báo cáo kết quả bẫy ảnh năm 2017-2020)
22 Pitta soror Đuôi cụt đầu xám IIB LC
ACCIPITRIFORMES
Accipitridae
23 Spilornis cheela Diều hoa miếng điện IIB LC
24 Nisaetus nipalensis Diều núi IIB LC
PICIFORMES
Picidae
25 Picus rabieri Gõ kiến xanh cổ đỏ NT
Trang 21Số liệu thể hiện tại bảng 1.2 cho thấy Trĩ sao là loài có số lần xuất hiện nhiều nhất trong tất cả các loài thuộc lớp chim được ghi nhận Ở giai đoạn 2017-2019, Trĩ sao xuất hiện 41 lần tại 12 vị trí bẫy ảnh; trong năm 2020 xuất hiện 23 lần tại 12 vị trí
bẫy ảnh Tuy nhiên, Trĩ sao chỉ xuất hiện ở các xã trên địa bàn huyện Nam Giang
Trên địa bàn huyện Phước Sơn chỉ ghi nhận 01 điểm có xuất hiện Trĩ sao tại xã Phước
Mỹ (theo kết quả bẫy ảnh hệ thống giai đoạn từ 2017-2020)
Trong năm 2019, Vũ Tiến Thịnh cũng tiến hành đặt các máy ghi âm để ghi âm tiếng vượn và Trĩ trong lâm phận Vườn Quốc gia Sông Thanh Khảo sát được tiến hành tại 38 điểm trong lâm phận, trong đó có 29 điểm ghi nhận được tiếng kêu của Trĩ sao Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra xác xuất hiện diện của Trĩ sao ở Sông Thanh cao hơn nhiều so với mức trung bình xác xuất hiện diện ở Vườn Quốc gia Bạch Mã, Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Sao la - Quảng Nam hoặc Khu bảo tồn Sao la Huế [20]
Mặt dù, các nghiên cứu, khảo sát đã ghi nhận sự hiện diện của Trĩ sao tại Vườn Quốc gia Sông Thanh và các khu vực rừng lân cận Tuy nhiên, việc đánh giá cụ thể về
số lượng quần thể, tình trạng phân bố, nguồn thức ăn, các yếu tố tác động đến loài, sự
Hình 1.1 Sơ đồ vị trí phân bố loài Trĩ Sao (bẫy ảnh hệ thống)
Chú thích:
Vị trí phân bố Trĩ sao
Trang 22ảnh hưởng của các yếu tố môi trường đến sự phân bố của loài Do đó, cần có những nghiên cứu chuyên sâu hơn về những vấn đề này trong thời gian đến
1.4 Đặc điểm của Vườn Quốc gia Sông Thanh
- Ranh giới: + Phía Bắc giáp: Giáp Quốc lộ 14D, chạy từ Thạnh Mỹ theo
hướng Đông Tây đến cửa khẩu Đắc Ốc (Việt – Lào), tiếp giáp lâm phận BQL RPH
huyện Nam Giang
+ Phía Nam giáp tỉnh Kon Tum (tại đỉnh đèo Lò Xo - QL14A), giáp lâm phận
BQL RPH huyện Phước Sơn và Công ty Cao su Quảng Nam
+ Phía Đông được giới hạn bởi đường phân thủy của 2 hệ thống sông Thanh và
sông Cái (chảy qua địa phận thị trấn Khâm Đức), giáp diện tích rừng sản xuất (rừng
cộng đồng) hành lang ĐDSH xã Cà Dy về phía Đông Bắc
+ Phía Tây giáp: Nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào
Toàn bộ diện tích quản lý của Ban Quản lý Vườn Quốc gia Sông Thanh được quy hoạch là rừng đặc dụng và được phân thành các phân khu chức năng như sau:
- Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt: với diện tích 58.225,98 ha, bao gồm các tiểu khu: 349, 352, 353, 354, 355, 356, 357, 358, 359, 360, 361, 362, 363, 364, 367, 368,
369, 370, 371, 376, 377, 378, 379, 380, 382, 383, 384, 385, 386, 387, 388, 391, 392,
393, 394, 395, 396, 397, 398, 399, 400, 401, 402, 403, 404, 405, 406, 407, 408, 623,
624, 625, 678, 679, 682, 700, 704, 705, 707, 708, 709, 710, 713, 714, 715, 716 Chức năng, nhiệm vụ chủ yếu của phân khu này là bảo vệ nghiêm ngặt, nguyên vẹn toàn bộ tài nguyên rừng và đất rừng, cảnh quan và các tài nguyên sinh học, đảm bảo diễn thế
tự nhiên của các hệ sinh thái; thực hiện các hoạt động nghiên cứu khoa học về hệ sinh thái rừng; hỗ trợ phát triển dịch vụ du lịch sinh thái
Trang 23- Phân khu phục hồi sinh thái: diện tích 18.367,20 ha, bao gồm các tiểu khu:
296, 297, 299, 300, 301, 302, 303, 304, 305, 306, 307, 308, 309, 310, 311, 322, 342,
372, 373, 374, 375, 389, 390, 701, 706 Chức năng, nhiệm vụ chủ yếu của phân khu này là bảo vệ cảnh quan, tài nguyên rừng; phục hồi các hệ sinh thái rừng, khôi phục đa dạng sinh học và các giá trị khác của khu rừng; thực nghiệm, nghiên cứu lâm sinh, động, thực vật và địa chất thủy văn; phát triển du lịch sinh thái
- Phân khu dịch vụ - hành chính: diện tích 76,50 ha Chức năng nhiệm vụ chủ yếu của phân khu này là đảm bảo các hoạt động về quản lý hành chính, xây dựng nhà làm việc, trạm bảo vệ rừng, vườn thực vật, bảo tàng, Trung tâm nghiên cứu về động, thực vật rừng; xây dựng các cơ sở phục vụ dịch vụ nghiên cứu khoa học, tham quan, dịch vụ
Hình 1.2 Các phân khu chức năng của Vườn Quốc gia Sông Thanh
Chú thích:
Phân khu PHST Phân khu HCDV
Trang 24Hình 1.3 Hiện trạng rừng Vườn Quốc gia Sông Thanh năm 2022
Bảng 1.3 Hiện trạng, cơ cấu đất đai, tài nguyên rừng VQG Sông Thanh
Trang 25(Nguồn: Số liệu kiểm kê rừng, 2022)
Theo Quyết định số 120/QĐ-UBND ngày 11/01/2017 của UBND tỉnh Quảng Nam phê duyệt, điều chỉnh bổ sung Quy hoạch Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2011 – 2020, Vườn Quốc gia Sông Thanh có tổng diện tích đất lâm nghiệp quản lý là 76.593 ha Trong đó: Địa bàn huyện Nam Giang có diện tích 57.586,76 ha và địa bàn huyện Phước Sơn có diện tích 19.006,24 ha Phần lớn diện tích đất lâm nghiệp của BQL VQG Sông Thanh là đất có rừng (chiếm 93,21%); Trong
đó, diện tích rừng tự nhiên của đơn vị còn rất lớn với 71.388,57 ha (chiếm 93,20%); Diện tích rừng trồng là chỉ có 1,37 ha (chiếm 0,01%); diện tích đất chưa có rừng chiếm 6,79% với 5.203,06 ha Qua đó nhận thấy Vườn Quốc gia Sông Thanh liên vùng với diện tích lớn là rừng tự nhiên, xa các khu dân cư, vùng canh tác của nhân dân nên tiềm
năng rất lớn để quản lý bảo tồn và phát triển hệ động thực vật phong phú
1.4.2 Đặc điểm tự nhiên
a Địa hình
Vườn Quốc gia Sông Thanh nằm ở điểm kết thúc của dãy Trường Sơn Bắc và là nơi bắt đầu của dãy Trường Sơn Nam, các dãy núi đều chạy theo hướng Bắc - Nam Toàn bộ lưu vực nằm trên vùng núi thấp và trung bình, địa hình chia cắt rất phức tạp,
độ dốc rất lớn Các đỉnh núi cao nhất đều nằm gần biên giới Việt - Lào, như: ngọn La
Dê (1.347 m), ngọn La Pre (1.402 m), xa hơn nữa là các đỉnh Ngọc Tion (2.032 m), Ngọc Peng Peck (1.728 m), Ngọc Lum Heo (2.032 m), thuộc dãy cao nhất của Trường Sơn Nam là đỉnh Ngọc Linh (2.598 m)
Trang 26b Đất đai thổ nhưỡng
- Địa chất: Các tài liệu nghiên cứu về nền địa chất khu vực tỉnh Quảng Nam cho thấy, nền địa chất Vườn Quốc gia nằm trong tiểu vùng chuyển tiếp giữa Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam thuộc địa đới Kon Tum, được hình thành trong giai đoạn cổ kiến tạo, thuộc Đại Trung Sinh, có tuổi địa chất cách đây trên 500 triệu năm trở về trước, được cấu tạo chủ yếu trên nền địa chất vững chắc của các thành tạo biến chất tạo móng kết tinh vỏ lục địa, gồm các đá biến chất của các đá trầm tích phun trào nguyên sinh có tuổi Ackêôzôi - Ocđôvic sớm Trải qua các thời kỳ kiến tạo quan trọng
và các pha chuyển động đứt gãy, khối tảng và uốn nếp đã liên tục tạo ra các dãy núi trùng điệp do chuyển động nâng cao và các bồn trầm tích do chuyển động sụt lún, đóng vai trò như nguyên nhân để tạo ra tính đa dạng về địa chất, địa hình - địa mạo, mạng lưới thủy văn và tính đa dạng trong khu vực
c Khí hậu
Vườn Quốc gia Sông Thanh nằm trong khu vực nhiệt đới ẩm gió mùa Trong năm có sự phân chia thành hai mùa khô và mưa nhưng chưa thực sự điển hình; mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 02 dương lịch và mùa khô từ tháng 3 đến tháng 8 dương lịch Do chịu ảnh hưởng của khí hậu Bắc Hải Vân và không khí lạnh từ dãy Bạch Mã (Thừa Thiên Huế) nên thời tiết ở khu vực thường có rét lạnh kéo dài Cụ thể các đặc trưng về khí hậu khu vực như sau:
- Chế độ nhiệt: Nhiệt độ trung bình năm 24,50C, cao nhất là 380C, thấp nhất là
80C Tháng có nhiệt độ cao nhất là tháng 6 và tháng 7; tháng có nhiệt độ thấp nhất vào tháng 12 Biên độ nhiệt/năm khoảng từ 5 - 7%
- Chế độ mưa: Khu vực này có lượng mưa thuộc loại lớn nhất so với khu vực
khác trong tỉnh Quảng Nam Tổng lượng mưa bình quân/năm phổ biến từ 2.000 - 2.500mm, có khi lên đến 4.000mm Lượng mưa phân bố không đều trong năm, hàng năm có từ 4 - 5 tháng có lượng mưa < 100mm, lượng mưa ít nhất xảy ra vào tháng 1 -
6 và nhiều nhất tập trung vào tháng 10 - 12 dương lịch
- Chế độ ẩm: Độ ẩm trung bình hằng năm trong khu vực khoảng 86%, trong các
tháng mùa mưa thì cũng chỉ đạt khoảng 93% (tháng 11, 12 đến tháng 02 năm sau), trong các tháng mùa khô có độ ẩm khoảng 83% (từ tháng 4 đến tháng 8), mùa khô tháng có gió Tây Nam kiệt ẩm độ thấp nhất có thể dưới 30%
Trang 27- Chế độ gió: Gió mùa Đông Bắc trong mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 02 năm
sau, gió mùa Đông Bắc xuất hiện, thời tiết lạnh và kèm theo mưa lớn; Gió Tây Nam trong mùa khô từ giữa tháng 6 đến cuối tháng 7 (từ giai đoạn tiết Hạ chí đến Đại thử) thường xuất hiện những đợt gió mùa Tây Nam (gió Lào), thời tiết khô hanh và nóng
- Ngoài ra, bão thường xuất hiện từ tháng 9 đến tháng 12, tốc độ gió có khi đạt hơn 30m/s Lũ lụt xuất hiện từ tháng 9 đến tháng 11 thường kèm theo các đợt gió mùa Đông Bắc
d Thủy văn
Với địa hình khu vực hầu hết là núi cao trung bình, độ dốc lớn, là vùng đầu nguồn của sông Vu Gia, Thu Bồn chảy theo hướng Tây – Đông đổ ra biển Đông tại Cửa Đại – Hội An, do sông Bung và Sông Cái hợp thành
Đặc điểm các hệ thủy đều có lòng hẹp, trắc diện trẻ, độ dốc lớn, vì vậy tác động xâm thực còn rất lớn Trong mùa mưa thường xuyên xuất hiện những trận lũ lớn rất đột ngột và hung dữ, gây nên hiện tượng lở bờ sông suối, sụt đất hai bên đường giao thông, phá hỏng các công trình thủy lợi cũng như cầu cống Mùa khô các dòng suối trong khu vực bị cạn dần; việc tưới tiêu cho các vùng đất thấp gặp nhiều khó khăn Tuy nhiên, lớp thảm rừng còn tốt và có diện tích lớn, tầng phong hóa dầy nên khả năng trữ nước ngầm khá cao, trong mùa khô các dòng sông suối chính vẫn duy trì dòng chảy của chúng nên các dòng sông phía hạ lưu có nước chảy quanh năm
Hiện tại hệ thống giao thông tiếp cận Vườn Quốc gia Sông Thanh bao gồm: Quốc lộ 14B từ huyện Đại Lộc đến Vườn Quốc gia Sông Thanh; đường Hồ Chí Minh đi qua trung tâm thị trấn Thạnh Mỹ lên huyện Phước Sơn và từ trung tâm thị trấn Thạnh Mỹ qua huyện Đông Giang; Quốc lộ 14D từ trung tâm Hành chính huyện Nam Giang đến giáp huyện Đắc Chưng, Lào
Trang 28Hệ thống giao thông từ huyện đến xã: Phần lớn đã có đường ô tô đến trung tâm xã nhưng bị chia cắt nhiều do sông suối, sau mưa lũ thường xuyên hư hỏng sạt
lở gây ách tắc kéo dài rất khó khăn đi lại trong mùa mưa Do dân cư phân bố thưa thớt nhiều thôn, bản, cách xa trung tâm xã trên 20km, địa hình phức tạp nên công tác xây dựng và duy tu, bảo dưỡng đường đến thôn hiện nay còn nhiều bất cập Giao thông từ xã đến thôn các xã trong vùng 135 còn có trên 50% thôn trong tình trạng hết sức khó khăn, vận chuyển chủ yếu bằng sức người, hiện nay có 8 thôn chưa có đường ô tô, phương tiện giao thông ở đây chủ yếu bằng xe mô tô, xe thô
sơ, nhưng chỉ đi được trong mùa nắng
1.4.3 Các giá trị tài nguyên rừng và đa dạng sinh học
a Đa dạng Hệ sinh thái
Vườn Quốc gia Sông Thanh là khu vực đại diện sinh thái rừng thứ sinh núi thấp khá rõ nét:
- Hệ sinh thái gần như nguyên sinh: Bao gồm trên diện tích 63.442,90 ha, phân
bố độ cao 800m đến 1.900m, dọc biên giới Việt – Lào và ranh giới Quảng Nam – Kon Tum, đầu nguồn sông A Mó, Sông Tranh, Sông Đăk pring Rừng được bảo vệ nghiêm ngặt, là các trạng thái rừng giàu có trữ lượng gỗ trên 200m3/ha, trạng thái rừng ít bị tác động của con người, độ tàn che đạt 0,8 - 0,9 và các loài cây gỗ lớn, gỗ bản địa vẫn chiếm ưu thế trong quần thể Đây là một trong những khu vực có sự đa dạng về sinh học cao nhất tại Vườn Quốc gia, sự phong phú về thành phần loài động, thực vật, các dạng sống bên trong nó, các đặc trưng về môi trường và khí hậu… với nhiều loài quý hiếm và có giá trị kinh tế
- Hệ sinh thái rừng thứ sinh: Bao gồm chủ yếu là các trạng thái rừng tự nhiên, có nhiều cây gỗ quý, nhưng trải qua nhiều năm bị chiến tranh tàn phá và khai thác quá mức của con người làm suy thoái nghiêm trọng, không còn trạng thái rừng ban đầu Trạng thái rừng này có diện tích 13.000 ha, đang được phục hồi qua nhiều năm, chúng bắt đầu phục hồi và phát triển, các loài cây tiên phong đang giai đoạn sinh trưởng và phát triển Thành phần loài động vật tuy không đa dạng như rừng nguyên sinh, tuy
nhiên do lân cận rừng thứ sinh, nhiều loài động vật như các loài Sóc - Sciuridae, họ Cầy - Viverridae, họ Lợn - Suidae… có thể kiếm ăn và sinh sống nhiều tại khu vực
này
Trang 29b Đa dạng Hệ thực vật
Kết quả tổng hợp từ các đợt điều tra, khảo sát của Viện ĐTQHR, năm 1999; của WWF - Đông Dương, năm 1997; cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học tỉnh Quảng Nam nghiên cứu năm 2015 - 2016 và công bố năm 20171, đồng thời khảo sát ngắn bổ sung chuyển hạng khu rừng đặc dụng cho thấy:
Hệ thực vật của Vườn Quốc gia có 899 loài, 537 chi, 161 họ thuộc 6 ngành thực vật bậc cao có mạch theo hệ thống Brummitt (1992), gồm:
- Ngành Thông đất (Lycopodiophyta): 2 lớp, 2 bộ, 2 họ, 3 chi và 12 loài
- Ngành Khuyết lá thông (Psilotophyta): 1 lớp, 1 bộ, 1 họ, 1 chi và 1 loài
- Ngành Cỏ tháp bút (Equisetophyta) : 1 lớp, 1 bộ, 1 họ, 1 chi và 1 loài
- Ngành Dương xỉ (Polypodiophyta): 3 lớp, 12 bộ, 28 họ, 42 chi và 82 loài
- Ngành Thông (Pinophyta): 3 lớp, 3 bộ, 4 họ, 8 chi và 15 loài
- Ngành Mộc lan (Magnoliophyta): 2 lớp, 62 bộ, 125 họ, 475 chi và 788 loài
Trong tổng số 899 loài thực vật bậc cao được ghi nhận tại Vườn Quốc gia Sông Thanh, có 101 loài quý hiếm, có tên trong Danh lục Đỏ IUCN 2016, SĐVN 2007 và Nghị định số 06/2019/NĐ-CP ngày 22/01/2019 của Chính phủ về quản lý động vật rừng, thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi buôn bán quốc tế loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp
Bảng 1.4 Thành phần các loài thực vật nguy cấp, quý, hiếm VQG Sông Thanh
IUCN 2020 2 8 13 7 0 28 5 63
SĐVN 2007 3 17 30 0 1 0 0 51
Đáng chú ý có tới 50 loài bị đe dọa ở cấp VU (sắp nguy cấp) trở lên, trong đó
có 17 loài bị đe dọa nguy cấp, có 3 loài rất nguy cấp có nguy cơ tuyệt chủng theo Sách
Trang 30được, trong đó có 29 loài cây gỗ phân bố hẹp đã được thống kê có mặt tại Vườn Quốc gia Sông Thanh tỉnh Quảng Nam thể hiện qua bảng sau:
Bảng 1.5 Thực vật đặc hữu Việt Nam ghi nhận tại Vườn Quốc gia Sông Thanh
25 Daemonorops applanata Henderson & N.Q.Dung Mây nước
26 Plectocomiopsis songthanhensis Henderson &
Trang 31TT Tên khoa học Tên Việt Nam
Dung) A J Hend & C D Bacon
28 Pinanga cupularis Henderson, N K Ban & N Q Dung Cau chuột nhắt
29 Pinanga humilis Henderson, N K Ban & N Q Dung Cau chuột đất
Ngoài ra, nhóm chuyên gia của Viện Điều tra, Quy hoạch rừng và Vườn thực vật New York (Hoa Kỳ) đã thống kê được 8 loài trong họ Cau đặc hữu của Việt Nam, trong
đó có 5 loài mới phát hiện cho khoa học trong những năm gần đây Đặc biệt loài Mây phun được thu mẫu và đã được đặt tên theo địa danh của Vườn Quốc gia
c Đa dạng Động vật rừng
Hệ động vật trong rừng tự nhiên trên địa bàn phong phú và đa dạng, gồm 68 loài thú, 130 loài chim, 112 loài bò sát, 56 loài lưỡng cư, 103 loài cá và nhiều loài động vật không xương sống Trong đó: 22 loài thú, 5 loài chim, 23 loài bò sát, 1 loài lưỡng cư,
1 loài cá có tên trong Sách Đỏ Việt Nam, điển hình như: Voọc chà vá, Mang lớn, Mang Trường Sơn, Vượn, Gấu, Chào mào, Chích chèo lửa, Trĩ sao, Cu xanh má quặp Dưới đây là thống kê các loài động vật trong Sách đỏ Việt Nam (2007) và Sách
2007
Sách đỏ IUCN
2016
NĐ 06/2019 /NĐ-CP
d Đánh giá mức độ đa dạng sinh học
Trang 32Vườn Quốc gia Sông Thanh đã ghi nhận hơn 899 loài thực vật bậc cao, trong đó
có 25 loài đặc hữu của Việt Nam, 51 loài có tên trong Sách Đỏ Việt Nam
Hệ động vật cũng rất đa dạng gồm 68 loài thú, 130 loài chim, 112 loài bò sát, 56 loài lưỡng cư, 103 loài cá Hệ thực vật nổi, động vật nổi, côn trùng rất phong phú Hệ động vật đa dạng, phong phú bật nhất khu vực Trung Trường Sơn
Sự hiện diện của các loài đặc hữu: Voọc Chà vá chân nâu (Pygathryx nemaeus), Voọc Chà vá chân xám (Pygathryx cinerea), Mang lớn (Muntiacus vuquangensis), Mang Trường Sơn (Muntiacus truongsonensis), đã làm tăng giá trị bảo tồn đa dạng
sinh học của Vườn Quốc gia này
Vườn Quốc gia Sông Thanh không chỉ có vai trò quan trọng trong công tác bảo tồn ĐDSH của Quảng Nam, mà đóng vai trò quan trọng cho công tác bảo tồn quốc gia
và khu vực châu Á Với ưu thế có diện tích rừng nhiệt đới lá rộng thường xanh rộng lớn; hệ động, thực vật phong phú đa dạng đã đem lại giá trị to lớn cho khoa học, cho phát triển kinh tế - xã hội và ứng phó với biến đổi khí hậu
1.4.4 Điều kiện dân sinh, kinh tế - xã hội
a Dân số
Vườn Quốc gia Sông Thanh có đường ranh giới tiếp giáp với 13 xã vùng đệm là TàBhing, Tà Pơơ, Cà Dy, ChàVal, La Dêê, Đắc Tôi, Đắc Pre, Đắc Pring thuộc huyện Nam Giang; xã Phước Xuân, Phước Năng, Phước Mỹ, Phước Công thuộc huyện
Phước Sơn, xã Phước Đức thuộc huyện Phước Sơn với số hộ dân 6.395 hộ và 23.746
nhân khẩu Mật độ dân số bình quân toàn vùng là 17,56 người/km2 Dân cư phân bố thưa thớt, tập trung chủ yếu theo ven Quốc lộ 14B và 14D Vùng biên giới Việt – Lào
và ranh giới Quảng Nam - Kon Tum là vùng rừng nguyên sinh hầu như không có dân
Trang 33Các xã thuộc vùng đệm Vườn Quốc gia có các dân tộc thiểu số chủ yếu là: Cơ
Tu, Tà Riềng, Gié Triêng, Mơ Nông… Dân số đông nhất thuộc dân tộc Cơ Tu 10.558 người; Mơ Nông 8.404 người; Gié Triêng 4.235 người Dân tộc Cơ Tu sống tập trung chủ yếu ở các xã của huyện Nam Giang và dân tộc Mơ Nông chủ yếu tập trung ở 5 xã của huyện Phước Sơn
c Lao động
Số liệu thống kê 2020, cho thấy cơ cấu lao động trong toàn vùng là 15.411 lao
động, chiếm 64,9% dân số Nguồn lao động này chủ yếu sống bằng nghề sản xuất nông nghiệp như trồng lúa rẫy, trồng ngô, đậu theo mùa và chăn nuôi nhỏ; lực lượng lao động hầu như chưa qua đào tạo nghề, cuộc sống mưu sinh còn phụ thuộc nhiều vào
tự nhiên như thu hái lâm sản ngoài gỗ (mây, măng tre, mật, gỗ, củi, ) Một số nhỏ dân tham gia vào khai thác vàng sa khoáng, cát sỏi, săn bắt, điều này làm ảnh hưởng đến công tác quản lý bảo vệ của Vườn Quốc gia
d Tập quán canh tác
Tập quán canh tác của người dân trong vùng còn phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên, sản xuất nông nghiệp là chính nhưng phương thức sản suất còn lạc hậu, chủ yếu quảng canh nên tình trạng du canh còn phổ biến Chăn nuôi chủ yếu chăn thả tự do năng suất
Trang 34thấp, hiệu quả kém Việc lấn chiếm đất rừng để canh tác nương rẫy vẫn còn xảy ra ở nhiều nơi Việc khai thác gỗ, săn bắt thú rừng, đốt ong, khai thác lâm sản ngoài gỗ trái phép để phục vụ nhu cầu cuộc sống vẫn còn xảy ra phổ biến
e Chất lượng dân cư
Các xã trong vùng đệm Vườn Quốc gia là vùng khó khăn, hộ nghèo (theo chuẩn mới) trên địa bàn chiếm tỷ lệ 67,92% Trẻ em ở độ tuổi đến trường ở các cấp học tỷ lệ còn thấp, tỷ lệ mù chữ còn cao Điều kiện tiếp cận các dịch vụ y tế, thông tin, khoa học công nghệ còn hạn chế
1.5 Thực trạng công tác quản lý bảo vệ rừng
1.5.1 Quản lý rừng tự nhiên
Bảo vệ tốt diện tích rừng tự nhiên được giao nhằm góp phần thực hiện mục tiêu bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và giá trị đa dạng sinh học là nhiệm vụ trọng tâm của Vườn Quốc gia Sông Thanh Hiện nay, Vườn Quốc gia có 235 người tham gia các hoạt động quản lý, bảo vệ rừng bào tổn đa dạng sinh học được bố trí tại Văn phòng Ban quản lý Vườn Quốc gia, 02 Đội Bảo vệ rừng cơ động và PCCCR và 04 Trạm
QLBVR trực thuộc (21 Tổ bảo vệ rừng) Chi tiết được miêu tả tại Bảng 1.8:
Bảng 1.8 Số lượng biên chế và nhân viên bảo vệ rừng chuyên trách
Cơ cấu Viên
chức Hợp đồng chuyên trách BVR
2 Đội Bảo vệ rừng cơ động và PCCCR số 01 6 2 4
3 Đội Bảo vệ rừng cơ động và PCCCR số 02 10 02 8
Nguồn: Báo cáo công tác quản lý bảo vệ rừng của Vườn Quốc gia Sông Thanh
Từ khi thay đổi mô hình giữ rừng và cụ thể hóa trách nhiệm và quyền lợi của lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng, hầu hết các thành viên đều được phân công nhiệm
Trang 35vụ rõ ràng, tất cả các đợt tuần tra, truy quét đều được ghi nhật ký hằng ngày và giám sát chặt chẽ, đồng thời sử dụng phần mềm SMART Mobile để giám sát Nếu để xảy ra tình trạng phá rừng thì Tổ Bảo vệ rừng sẽ chịu trách nhiệm trước lãnh đạo Vườn Quốc gia và trước pháp luật Bước đầu mô hình tổ BVR chuyên trách hoạt động hiệu quả, cơ bản đã kiểm soát, ngăn chặn các hành vi vi phạm Luật Lâm nghiệp trong lâm phận quản lý
Công tác quản lý, bảo vệ rừng đặc dụng được tập trung vào các hoạt động sau:
- Vườn Quốc gia sông Thanh đã làm tốt công tác phân định ranh giới các phân
khu chức năng cũng như lâm phận quản lý và đóng mốc trên thực địa Từ năm 2018,
Vườn Quốc gia đã tiến hành đóng mốc ranh giới (mốc bê tông) Trong năm 2022, Vườn Quốc gia tổ chức phát tuyến và đóng bảng ranh giới (bảng tôn) trên toàn lâm phận nhằm giúp người dân phân biệt rõ ranh giới Vườn Quốc gia, từ đó hạn chế tình trạng lấn chiếm đất lâm nghiệp trái phép trong lâm phận Vườn Cho đến nay, việc điều chỉnh ranh giới các phân khu chức năng và công tác công tác đóng mốc ranh giới đã
được hoàn thành
- Hàng năm xây dựng và thực hiện kế hoạch tuần tra, truy quét các hoạt động khai thác, mua bán, vận chuyển lâm sản, khoáng sản và săn bắt động vật rừng trái phép trong lâm phận Vườn Quốc gia quản lý Thành lập các chốt bảo vệ rừng tại các điểm thường xuyên xảy ra các hoạt động khai thác, vận chuyển lâm sản, khoáng sản trái phép Việc lập hồ sơ quản lý các tiểu khu được thực hiện thường xuyên hàng năm nhằm cập nhật diễn biến tài nguyên rừng phục vụ công tác quản lý
- Tổ chức triển khai các hoạt động tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành tốt các văn bản pháp luật của Nhà nước cũng như các chính sách, chủ trương của UBND tỉnh Quảng Nam về thực thi pháp luật về Lâm nghiệp và tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng
- Thực hiện công tác phối hợp bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học với các cơ quan, lực lượng chức năng như Hạt Kiểm lâm rừng đặc dụng Sông Thanh, các Đồn Biên phòng, Cảnh sát cơ động chính quyền địa phương các xã; kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý các vụ việc vi phạm pháp luật về bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học trên địa bàn
Trang 36- Xây dựng và thực hiện quy chế phối hợp với chính quyền UBND các xã vùng đệm cũng như các xã giáp ranh trong việc trao đổi thông tin, đặc biệt là công tác phát hiện và hỗ trợ xử lý các vụ vi phạm lâm luật Tổ chức các cuộc họp giao ban hàng tháng tại các xã trọng điểm về nguy cơ xảy ra các vi phạm lâm luật
- Ban Quản lý đã thực hiện hiệu quả công tác giao khoán bảo vệ rừng đặc dụng cho các đối tượng là hộ gia đình và cộng đồng khu vực vùng đệm Tổng diện tích giao khoán bảo vệ rừng, kinh phí bảo vệ rừng giai đoạn 2015 – 2022 như sau:
Bảng 1.9 Tổng hợp tình hình giao khoán quản lý bảo vệ rừng từ nguồn DVMTR
Năm Diện tích giao khoán bảo vệ
(ha)
Hình thức thực hiện
Ghi chú Nhóm
hộ/hộ (ha)
Đơn vị tự tổ chức (ha)
Nguồn: Báo cáo công tác quản lý bảo vệ rừng của Vườn Quốc gia Sông Thanh
Công tác giao khoán bảo vệ rừng được thực hiện ổn định hàng năm Ngoài việc giao khoán cho nhóm hộ nhận khoán bảo vệ rừng, Vườn Quốc gia cũng đã áp dụng phương thức tự tổ chức bảo vệ rừng nhằm tăng cường tinh thần trách nhiệm, góp phần
tăng thu nhập và ổn định công tác cho lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng
Tuy nhiên, qua đánh giá kết quả giao khoán bảo vệ rừng cho cộng đồng, nhóm
hộ nhận khoán không mang lại hiệu quả thiết thực Đồng thời, nhằm tăng cường và nâng cao vai trò, trách nhiệm trong công tác quản lý bảo vệ rừng đảm bảo giữ vững vốn rừng hiện có trong lâm phận, xác định đây là nhiệm vụ quan trọng và việc làm thường xuyên của đơn vị, nên từ cuối năm 2019, Vườn Quốc gia Sông Thanh đã thực
hiện việc chuyển toàn bộ diện tích đang thực hiện giao khoán cho nhóm hộ (theo chính
sách chi trả dịch vụ môi trường rừng) và cộng đồng dân cư (theo Quyết định số
Trang 3724/2012/QĐ-TTg) sang hình thức chủ rừng tự tổ chức quản lý, bảo vệ rừng theo theo
hướng thành lập các Tổ bảo vệ rừng chuyên trách, tuyển dụng nhân lực có đủ sức khỏe
và trình độ nhận thức về bảo vệ rừng tại địa phương
1.5.2 Quản lý rừng trồng
Vườn Quốc gia Sông Thanh không có diện tích trồng rừng cho mục đích thương mại Từ năm 2014 đến nay, Ban Quản lý Vườn Quốc gia thực hiện hoạt động trồng rừng thay thế diện tích chuyển đổi mục đích sử dụng để xây dựng thủy điện Sông Bung 4, thủy điện Đăk Mi 2, trồng bù rừng diện tích giao bổ sung năm 2015,
2016, trồng rừng thay thế các các diện tích khai thác đá vôi làm nguyên liệu xi măng với tổng diện tích đạt 298,937 ha Diện tích rừng trồng thay thế này được đơn vị chăm sóc và bảo vệ tốt theo các hướng dẫn kỹ thuật lâm sinh theo quy định Trong năm
2022, đơn vị tiếp tục trồng bổ sung 27 ha rừng; năm 2023, đơn vị dự kiến đăng ký trồng mới 30ha rừng để đảm bảo chỉ tiêu được giao
1.5.3 Công tác bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng và sâu bệnh gây hại rừng
Phòng cháy, chữa cháy rừng được xem là một trong những ưu tiêu khi xây dựng
kế hoạch hàng năm về quản lý bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học của Vườn Quốc gia Thực hiện các văn bản pháp luật của Nhà nước, văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh Quảng Nam về tăng cường công tác QLBVR, PCCCR đơn vị đã tiến hành xây dựng Phương án PCCCR, thành lập Ban chỉ đạo PCCCR do lãnh đạo Vườn Quốc gia làm chỉ huy trưởng
Ban Quản lý Vườn Quốc gia phối hợp UBND các xã xây dựng phương án PCCCR, củng cố ban chấp hành và thành lập lực lượng chuyên trách về BVR-PCCCR tại 8 xã vùng đệm với hơn 100 người tham gia Tổ chức ký kết hợp đồng BVR-PCCCR với 03 người tại 03 xã trọng điểm xảy ra cháy rừng là TàBhing, Phước Năng
và Phước Công
Bước vào mùa khô và mùa canh tác nương rẫy, các Tổ Bảo vệ rừng phối hợp với Kiểm lâm địa bàn tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân về quy các quy định PCCCR tại địa phương được giao Thiết kế và cấp phát mẫu đơn đăng ký đốt nương rẫy nhằm cung cấp đầy đủ các thông tin về địa điểm đốt, thời gian đốt nhằm chủ động trong công tác kiểm tra kiểm soát việc đốt nương góp phần hạn chế nguy cơ
Trang 38cháy rừng Kiểm lâm địa bàn thống kê và cập nhật kịp thời báo cáo Ban quản lý Vườn Quốc gia để chủ động kiểm tra, kiểm soát
Nhờ thực hiện tốt công tác tuyên truyền và tăng cường kiểm tra kiểm soát việc đốt nương làm rẫy, cho tới thời điểm này trong lâm phận quản lý Vườn Quốc gia Sông Thanh chưa xảy ra vụ cháy rừng nào
Vườn Quốc gia được giao quản lý diện tích rừng lớn (hơn 76.000 ha) công tác quản lý bảo vệ rừng, PCCCR gặp rất nhiều khó khăn trong việc triển khai các hoạt động trên địa bàn vùng sâu, vùng xa, địa hình chia cắt và độ dốc lớn, xa các trục giao thông chính gây khó khăn trong công tác tiếp cận hiện trường khi có các vụ việc vi phạm lâm luật xảy ra Trang thiết bị phục vụ cho công tác quản lý bảo vệ rừng, bảo tồn ĐDSH và PCCCR của Vườn Quốc gia Sông Thanh chưa được trang bị và đầu tư Tổng tài sản phục vụ cho công tác BVR bảo tồn ĐDSH có giá trị chỉ có hơn 2,23 tỷ đồng, trong đó nguồn ngân sách đầu tư 1,92 tỷ (chiếm 86%), số còn lại 317,7 triệu đồng do các chương trình, dự án tài trợ Trong tổng số 1,923 tỷ đồng tiền ngân sách trang bị, xe ô tô đã chiếm tới 1,2 tỷ (chiếm 62%) Các trang thiết bị phục vụ cho PCCCR Vườn Quốc gia sông Thanh chưa được trang bị bất cứ công cụ, thiết bị PCCCR nào ảnh hưởng đến hiệu quả công tác phòng cháy, chữa cháy rừng
1.5.4 Quản lý lâm sản ngoài gỗ
Hiện nay Vườn Quốc gia Sông Thanh chưa có một nghiên cứu đầy đủ nào về danh mục các loài lâm sản ngoài gỗ, tuy nhiên trong danh mục thực vật rừng có rất nhiều loài thực vật có công dụng làm thuốc, dược liệu, cây cảnh và sử dụng trong đời sống có giá trị cao như Dó trầm, Phong lan, Song mây, nấm… Thực tế do nhu cầu sử dụng thiết yếu cũng như nhu cầu kiếm thêm thu nhập để ổn định sinh kế, người dân vẫn đang vào rừng khai thác một số loài lâm sản ngoài gỗ một cách tự phát và không bền vững Những sản phẩm lâm sản ngoài gỗ đang có mặt trên thị trường địa phương gồm: Măng, lá nón, mật ong, phong lan rừng, song mây, v.v… Tuy nhiên, theo quy định hiện hành, các hoạt động khai thác lâm sản ngoài gỗ trong lâm phận các khu rừng đặc dụng hầu hết đều bị nghiêm cấm Điều này đòi hỏi cần có sự thay đổi trong chính sách để tạo điều kiện cho người dân được phép thu hái lâm sản ngoài gỗ trong lâm phận các khu rừng đặc dụng dưới sự quản lý, giám sát của chủ rừng và các đơn vị có liên quan nhằm góp phần tạo thu nhập cho người dân, giảm thiểu mâu thuẫn giữa cộng
Trang 39đồng địa phương với các chủ rừng, lôi kéo được sự tham gia, hỗ trợ của người dân đối với công tác QLBVR, bảo tồn ĐDSH
1.5.5 Quản lý, bảo tồn đa dạng sinh học
Vườn Quốc gia Sông Thanh nằm trong vùng được Quỹ Bảo tồn thiên nhiên thế giới đánh giá là một trong 200 trung tâm đa dạng sinh học toàn cầu (Global 2000, WWF 2000) Là một trong ít các Vườn Quốc gia trong toàn quốc bảo tồn được trên 70% (hơn 60.000 ha) diện tích rừng nhiệt đới thường xanh liền vùng gần như còn nguyên vẹn, trong khi đó rừng còn tính chất nguyên sinh của Việt Nam chỉ chiếm
khoảng 8% diện tích rừng (kết quả kiểm kê rừng toàn quốc, 2017)
Bảng 1.10 Số lượng cá thể động vật hoang dã được tái thả
Nguồn: Báo cáo Thanh tra – pháp chế (Hạt Kiểm lâm RĐD Sông Thanh)
Như vậy, có thể thấy Trĩ sao là loài động vật thuộc diện nguy cấp, quý hiếm cần được ưu tiên bảo vệ Tuy nhiên, các nghiên cứu chuyên sâu về loài này chưa được nhiều, kể cả trên thế giới, trong nước và tại Vườn Quốc gia Sông Thanh Tại Vườn Quốc gia Sông Thanh công tác tuần tra, bảo vệ rừng đang là nhiệm vụ được quan tâm hàng đầu hiện nay, công tác phát triển rừng, phục hồi rừng cũng đang được quan tâm thực hiện Thế nhưng, công tác bảo tồn đa dạng sinh học chưa được quan tâm đúng mức, đúng tầm với một vị thế của một Vườn Quốc gia có mức độ đa dạng sinh học nằm trong tốp đầu của cả nước Việc nghiên cứu, điều tra chuyên sâu về thành phần loài, tình trạng phân bố, các yếu tố tác động đến loài, trong đó có Trĩ sao, chưa được thực hiện Điều này cần phải được thực hiện trong thời gian đến để nâng cao hiệu quả công tác bảo tồn đa dạng sinh học tại Vườn Quốc gia này
Trang 40CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu các tác động của người dân đến loài Trĩ sao
(Rheinardia ocellata) và nghiên cứu mô hình, quy chế quản lý loài Trĩ sao tại Vườn
Quốc gia Sông Thanh