TRANG TÓM TẮT TÊN ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU KỸ NĂNG NHẬN DIỆN VÀ THỂ HIỆN CẢM XÚC CỦA TRẺ 5-6 TUỔI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ QUẢNG NGÃI Ngành: Tâm lý học Họ tên học viên: Trầm Bửu Diễm Người
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
TRẦM BỬU DIỄM
NGHIÊN CỨU KỸ NĂNG NHẬN DIỆN VÀ THỂ HIỆN CẢM XÚC CỦA TRẺ 5-6 TUỔI TRÊN
ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ QUẢNG NGÃI
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC
ĐÀ NẴNG, 2023
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
TRẦM BỬU DIỄM
NGHIÊN CỨU KỸ NĂNG NHẬN DIỆN VÀ THỂ HIỆN CẢM XÚC CỦA TRẺ 5-6 TUỔI TRÊN
ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ QUẢNG NGÃI
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THẠC SĨ
Chuyên ngành: TÂM LÝ HỌC
Mã số: 8310401
Người hướng dẫn khoa học: TS HỒ THỊ THÚY HẰNG
ĐÀ NẴNG, 2023
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của TS Hồ Thị Thúy Hằng Các số liệu và kết quả nêu trong khóa luận là trung thực và chưa được ai công bố trong bất kì nghiên cứu khoa học nào khác
Đà Nẵng, ngày tháng năm 2022
Học viên
Trầm Bửu Diễm
Trang 4Họ tên học viên: Trầm Bửu Diễm
Người hướng dẫn khoa học: Tiến sĩ Hồ Thị Thúy Hằng
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng
Tóm tắt:
Sự phát triển các năng lực cảm xúc là một quá trình suốt đời song hành với sự phát triển về thể chất, nhận thức và xã hội Với những trẻ được giáo dục cảm xúc tốt ngay những năm tháng đầu đời, trẻ sẽ hiểu được cảm xúc đúng tình huống, điều chỉnh hành vi phù hợp với hoàn cảnh Đồng thời, trẻ cũng biết cách kiềm chế cảm xúc khi cần thiết, có khả năng đối mặt tốt trước những khó khăn, thách thức trong cuộc sống Bên cạnh đó, sự chuẩn bị tốt về mặt cảm xúc ở giai đoạn này sẽ giúp trẻ hình thành những kỹ năng quan trọng
để hòa nhập vào môi trường mới một cách tự tin, hòa đồng Đặc biệt là khi các em bước vào lớp Một
Vì vậy, giáo dục cảm xúc ở lứa tuổi mầm non là điều cần thiết và đáng quan tâm hiện nay Trong đó, kỹ năng nhận diện và thể hiện cảm xúc là một trong những kỹ năng quan trọng mà giáo dục mầm non đang hướng đến Để tìm hiểu thực trạng kỹ năng này của trẻ em ở các trường mẫu giáo trên địa bàn
tỉnh Quảng Ngãi chúng tôi thực hiện nghiên cứu đề tài: “Kỹ năng nhận diện
và thể hiện cảm xúc của trẻ 5-6 tuổi trên địa bàn thành phố Quảng Ngãi”
Kết quả nghiên cứu thực trạng kỹ năng nhận diện và thể hiện cảm xúc của trẻ 5-6 tuổi ở một số trường mầm non tại thành phố Quảng Ngãi chưa cao
Trang 5Từng biểu hiện của kỹ năng nhận diện và thể hiện cảm xúc đa số trẻ biểu hiện ở mức độ trung bình Trẻ dễ dàng nhận diện các cảm xúc thường gặp như vui mừng, buồn bã, nhưng cảm xúc xấu hổ và ngạc nhiên còn trừu tượng và khó nhận diện đối với trẻ Đặc biệt trẻ gặp khó khăn trong việc thể hiện sự an ủi người khác cũng như sự kiềm chế cảm xúc giận dữ của bản thân
Giáo viên nhận thức được tầm quan trọng của việc giáo dục cảm xúc nói chung cũng như các biện pháp giáo dục nhằm nâng cao kỹ năng nhận diện và thể hiện cảm xúc của trẻ ở lứa tuổi mầm non Tuy nhiên, giáo viên gặp phải một số khó khăn trong quá trình giáo dục kỹ năng này như thời gian dành cho việc giáo dục cảm xúc ít, nội dung giáo dục cảm xúc khó thực hiện, khả năng thấu cảm cảm xúc của từng cô có hạn,…Trong phạm vi đề tài này, chúng tôi
đã tiến hành thực nghiệm một số biện pháp giáo dục kỹ năng nhận diện và thể hiện cảm xúc cho trẻ bước đầu thu được một số kết quả khả quan
Từ khoá: kỹ năng, cảm xúc, thể hiện cảm xúc, nhận diện cảm xúc, trẻ
mầm non
Xác nhạ ̂n của giáo viên hướng dẫn Ngu ̛ời thực hiện đề tài
Trang 6ACCOUNT NAME: RESEARCH SKILLS OF PERFORMANCE AND
EMOTIONS
OF CHILDREN 5-6 YEARS OLD IN QUANG NGI CITY
Field: Psychology
Student's name: Tram Buu Diem
Scientific instructor: Dr Ho Thi Thuy Hang
Training institution: University of Education - University of Danang
Summary:
The development of emotional capacities is a lifelong process that goes hand in hand with physical, cognitive and social development With children who have a good emotional education in the first months of life, children will understand the right emotions and adjust their behavior to the situation At the same time, children also know how to control their emotions when necessary, and are able to cope well with difficulties and techniques in life Besides, being well prepared emotionally at this stage will help children form important skills to integrate into the new environment confidently and sociably Especially when emstep entered Grade One
Therefore, emotional education in football field children is not a necessity and concern today In which, the skill of recognizing and expressing emotions is one of the important skills that light bulb education is aiming for To find out the reality of this skill of children in kindergartens in Quang Ngai province, we conducted a research on the topic: "Skills to identify and express emotions of 5-6-year-old children in the locality" Quang Ngai city"
Research results on the current status of skills in recognizing and expressing emotions of 5-6-year-old children in some football fields in Quang
Trang 7Ngai city are not high Let's experience the expression of the ability to recognize and express emotions most of the rejuvenation shows at a moderate level Children easily identify common emotions such as joy and sadness, but feel embarrassed and surprised while objects and objects are difficult to identify for them Children who, in particular, have difficulty at work may display the continuity of others as well as their own emotional inferiority Teachers are aware of the importance of emotional education in general
as well as educational measures to promote children's skills in recognizing and expressing emotions at preschool age However, teachers face many difficulties in the process of educating this skill such as little time for emotional education, difficult content of emotional education, and each girl's emotional thinking ability limited, Within the scope of this topic, we have experimented with a number of educational measures to identify and express emotions for children, initially obtained some possible results
Keywords: skills, emotions, expressing emotions, recognizing
emotions, garden
Confirmation Of The Guidelines The person who made the topic
Trang 8MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Lí do chọn đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu 2
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3
4 Giả thuyết nghiên cứu 3
5 Nhiệm vụ nghiên cứu 3
6 Phạm vi nghiên cứu 3
7 Phương pháp nghiên cứu 4
8 Cấu trúc luận văn 5
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KỸ NĂNG NHẬN DIỆN VÀ THỂ HIỆN CẢM XÚC CỦA TRẺ 5-6 TUỔI 6
1.1 Tổng quan các công trình nghiên cứu về kỹ năng nhận diện và thể hiện cảm xúc của trẻ 5-6 tuổi 6
1.1.1 Nghiên cứu ở nước ngoài 6
1.1.2 Nghiên cứu ở Việt Nam 10
1.2 Một số khái niệm liên quan đến vấn đề nghiên cứu 12
1.2.1 Kỹ năng 12
1.2.2 Cảm xúc 18
1.3 Lý luận về kỹ năng nhận diện và thể hiện cảm xúc ở trẻ mầm non 5-6 tuổi và việc giáo dục kỹ năng nhận diện và thể hiện cảm xúc ở trẻ mầm non 5-6 tuổi 25
1.3.1 Lý luận về kỹ năng nhận diện và thể hiện cảm xúc ở trẻ mầm non 5 -6 tuổi 25
1.3.2 Giáo dục kỹ năng nhận diện và thể hiện cảm xúc cho trẻ 30
1.4 Một số yếu tố ảnh hưởng đến quá trình phát triển kỹ năng nhận diện và thể hiện cảm xúc của trẻ 5-6 tuổi 33
Trang 9TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 35
CHƯƠNG 2: TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 36
2.1 Vài nét về địa bàn nghiên cứu 36
2.2 Tổ chức nghiên cứu 36
2.2.1 Giai đoạn 1: Nghiên cứu lý luận 36
2.2.2 Giai đoạn 2: Nghiên cứu thực tiễn 37
2.2.3 Giai đoạn 3: Đề xuất và thực nghiệm một số biện pháp giáo dục nhằm phát triển kỹ năng nhận diện và thể hiện cảm xúc cho trẻ 5-6 tuổi 44
2.3 Phương pháp nghiên cứu 45
2.3.1 Phương pháp nghiên cứu văn bản, tài liệu 46
2.3.2 Phương pháp quan sát 46
2.3.3 Phương pháp phỏng vấn sâu 47
2.3.4 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi 47
2.3.5 Phương pháp thống kê toán học 48
2.3.6 Phương pháp thực nghiệm 48
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 50
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG KỸ NĂNG NHẬN DIỆN VÀ THỂ HIỆN CẢM XÚC CỦA TRẺ 5-6 TUỔI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ QUẢNG NGÃI 51
3.1 Thực trạng kỹ năng nhận diện và thể hiện cảm xúc của trẻ 5-6 tuổi trên địa bàn thành phố Quảng Ngãi 51
3.1.1 Mức độ chung kỹ năng nhận diện và thể hiện cảm xúc của trẻ 5-6 tuổi trên địa bàn thành phố Quảng Ngãi 51
3.1.2 Biểu hiện kỹ năng nhận diện và thể hiện cảm xúc của trẻ 5-6 tuổi trên địa bàn thành phố Quảng Ngãi 54
3.2 So sánh kỹ năng nhận diện và thể hiện cảm xúc của trẻ 5-6 tuổi trên địa bàn thành phố Quảng Ngãi theo giới tính và trường học 58
Trang 103.2.1 So sánh kỹ năng kỹ năng nhận diện và thể hiện cảm xúc của trẻ 5-6 tuổi trên địa bàn thành phố Quảng Ngãi theo giới tính 58 3.2.2 So sánh kỹ năng nhận diện và thể hiện cảm xúc của trẻ 5-6 tuổi trên địa bàn thành phố Quảng Ngãi theo trường học 62 3.3 Tìm hiểu nhận thức về tầm trọng, biện pháp giáo dục và một số khó khăn gặp phải của giáo viên trong việc giáo dục kỹ năng nhận diện và thể hiện cảm xúc cho trẻ 5-6 tuổi 65 3.3.1 Nhận thức của giáo viên trong việc giáo dục kỹ năng nhận diện và thể hiện cảm xúc cho trẻ 5-6 tuổi 65 3.3.2 Đánh giá của giáo viên về một số biện pháp rèn luyện kỹ năng nhận diện và thể hiện cảm xúc 66 3.3.3 Những khó khăn giáo viên gặp phải trong quá trình giáo dục kỹ năng nhận diện và thể hiện cảm xúc ở trẻ 5-6 tuổi 68
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 70 CHƯƠNG 4: ĐỀ XUẤT VÀ THỰC NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KỸ NĂNG NHẬN DIỆN VÀ THỂ HIỆN CẢM XÚC CHO TRẺ 5-6 TUỔI Ở MỘT SỐ TRƯỜNG MẦM NON TẠI THÀNH PHỐ QUẢNG NGÃI 71
4.1 Đề xuất một số biện pháp giáo dục kỹ năng nhận diện và thể hiện cảm xúc cho trẻ 5-6 tuổi ở một số trường Mầm non tại thành phố Quảng Ngãi 71 4.1.1 Cơ sở đề xuất các biện pháp 71 4.1.2 Đề xuất một số biện pháp 71 4.2 Mức độ kỹ năng nhận diện và thể hiện cảm xúc ở trẻ 5-6 tuổi theo 5 biểu hiện trước và sau thực nghiệm biện pháp giáo dục cảm xúc ở trường mầm non Hoa Hồng 78 4.2.1 Mức độ kỹ năng nhận diện và thể hiện cảm xúc ở trẻ 5-6 tuổi theo 5 biểu hiện trước và sau thực nghiệm 79
Trang 114.2.2 Đánh giá chung mức độ kỹ năng nhận diện và thể hiện cảm xúc ở trẻ
5-6 tuổi trước và sau thực nghiệm 80
4.3 Đánh giá hiệu quả của các biện pháp đề xuất giáo dục cảm xúc 81
4.3.1 Sự cải thiện mức độ nhận diện cảm xúc của người khác sau thực nghiệm 81 4.3.2 Sự cải thiện mức độ nhận diện cảm xúc của bản thân sau thực nghiệm 82
4.3.3 Sự cải thiện mức độ thể hiện sự an ủi với người khác sau thực nghiệm 82
4.3.4 Sự cải thiện mức độ thể hiện sự chia vui với người khác sau thực nghiệm 83
4.3.5 Sự cải thiện mức độ thể hiện sự kiềm chế cảm xúc giận dữ sau thực nghiệm 83
4.3.6 Sự cải thiện mức độ kỹ năng nhận diện và thể hiện cảm xúc sau thực nghiệm 84
TIỂU KẾT CHƯƠNG 4 86
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 87
1 Kết luận 87
2 Khuyến nghị 88
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 12DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
NDVTHCX Nhận diện và thể hiện cảm xúc
Trang 13DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Phân bố khách thể nghiên cứu theo các trường mầm non 40 Bảng 2.2 Cách đánh giá, phân loại kỹ năng nhận diện và thể hiện cảm xúc ở trẻ 5-6 tuổi 42 Bảng 3.1 So sánh sự khác biệt mức độ chung kỹ năng nhận diện và thể hiện cảm xúc của trẻ 5-6 tuổi qua quan sát và của giáo viên 53 Bảng 3.2 Mức độ nhận diện cảm xúc của người khác và của bản thân của trẻ 5-6 tuổi trên địa bàn thành phố Quảng Ngãi 54 Bảng 3.3 Mức độ thể hiện sự an ủi, chia vui với người khác và kiềm chế cảm xúc giận dữ của trẻ 5-6 tuổi trên địa bàn thành phố Quảng Ngãi 56 Bảng 3.4 Mối liên quan giữa nhận diện cảm xúc của người khác với giới tính 59 Bảng 3.5 Mối liên quan giữa nhận diện cảm xúc của bản thân với giới tính 60 Bảng 3.6 Mối liên quan giữa thể hiện sự an ủi với người khác 60 Bảng 3.7 Mối liên quan giữa thể hiện sự chia vui với người khác 61 Bảng 3.8 Mối liên quan giữa thể hiện sự kiềm chế cảm xúc giận dữ 61 Bảng 4.1 Mức độ kỹ năng nhận diện và thể hiện cảm xúc ở trẻ 5-6 tuổi theo 5 biểu hiện trước và sau thực nghiệm 79 Bảng 4.2 Kết quả kiểm định dấu và hạng Wilcoxon sự cải thiện mức độ nhận diện cảm xúc của người khác sau thực nghiệm 81 Bảng 4.3 Kết quả kiểm định dấu và hạng Wilcoxon sự cải thiện mức độ nhận diện cảm xúc của bản thân sau thực nghiệm 82 Bảng 4.4 Kết quả kiểm định dấu và hạng Wilcoxon sự cải thiện mức độ thể hiện sự an ủi với người khác sau thực nghiệm 82 Bảng 4.5 Kết quả kiểm định dấu và hạng Wilcoxon sự cải thiện mức độ thể hiện sự chia vui với người khác sau thực nghiệm 83 Bảng 4.6 Kết quả kiểm định dấu và hạng Wilcoxon sự cải thiện mức độ thể hiện sự kiềm chế cảm xúc giận dữ sau thực nghiệm 83 Bảng 4.7 Kết quả kiểm định dấu và hạng Wilcoxon sự cải thiện mức độ kỹ năng nhận diện và thể hiện cảm xúc sau thực nghiệm 84
Trang 14DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1 Mức độ chung kỹ năng nhận diện và thể hiện cảm xúc của trẻ 5-6 tuổi trên địa bàn thành phố Quảng Ngãi 52 Biểu đồ 3.2 Mức độ chung kỹ năng nhận diện và thể hiện cảm xúc của trẻ 5-
6 tuổi trên địa bàn thành phố Quảng Ngãi theo giới tính 58 Biểu đồ 3.3 So sánh mức độ chung kỹ năng nhận diện và thể hiện cảm xúc của trẻ 5-6 tuổi trên địa bàn thành phố Quảng Ngãi theo trường học 62 Biểu đồ 3.4 Kỹ năng nhận diện và thể hiện cảm xúc theo từng biểu hiện với trường học 64 Biểu đồ 3.5 Đánh giá tầm quan trọng giáo dục kỹ năng nhận diện và thể hiện cảm xúc của giáo viên 65 Biểu đồ 4.1 Mức độ kỹ năng nhận diện và thể hiện cảm xúc ở trẻ 5-6 tuổi trước và sau thực nghiệm 80
Trang 15MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Trong xã hội hiện đại ngày nay với nhịp sống nhanh và nhiều áp lực, mỗi
cá nhân phải đối mặt với những vấn đề phức tạp, bất định đôi khi khiến nhiều người trở nên bế tắc, tuyệt vọng Nếu con người không có năng lực để vượt qua những thử thách đó và hành động theo cảm tính thì rất dễ gặp rủi ro Bên cạnh thể chất và trí tuệ, cảm xúc cũng đóng vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần
và tác động mạnh mẽ đến hiệu quả công việc, học tập, khả năng sáng tạo của con người và hạnh phúc trong cuộc sống xa hơn (Daniel Goleman, 2007), Denham Susanne A and Liverette Kristi H (2019) [7] [30]
Sự phát triển các năng lực cảm xúc là một quá trình suốt đời song hành với
sự phát triển về thể chất, nhận thức và xã hội Thompson Ross A (2015) [45] Theo Thümmler và cộng sự (2022), sáu năm đầu đời là nền tảng cho sự phát triển và củng cố năng lực cảm xúc Điều này đòi hỏi những kích thích học tập có giá trị và những tương tác thành công được thiết kế một cách có ý thức trong giáo dục mầm non [26], [46] Vì thế, ngay từ những năm đầu đời, ngoài cha mẹ, giáo viên và trường học là những hình mẫu quan trọng nhất để hỗ trợ sự phát triển các
kỹ năng xã hội và tình cảm (Saltali Neslihan Durmosoglu and Deniz M (2010) [43] Với những trẻ được giáo dục cảm xúc tốt ngay những năm tháng đầu đời, trẻ
sẽ hiểu được cảm xúc đúng tình huống, điều chỉnh hành vi phù hợp với hoàn cảnh Đồng thời, trẻ cũng biết cách kiềm chế cảm xúc khi cần thiết, có khả năng đối mặt tốt trước những khó khăn, thách thức trong cuộc sống (Hamaidi Diala A, Mattar Jehan W and Arouri Yousef M, 2021) [34] Đã có rất nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng khi trẻ có những kỹ năng liên quan đến cảm xúc ở lứa tuổi mầm non sẽ tạo nền móng lâu dài, vững chắc cho cuộc sống về sau [31], [33], [49] Bên cạnh đó, sự chuẩn bị tốt về mặt cảm xúc ở giai đoạn này sẽ giúp trẻ hình thành những kỹ năng quan trọng để hòa nhập vào môi trường mới một cách tự tin, hòa đồng, đặc biệt là khi các em bước vào lớp Một Do đó, vấn đề giáo dục cảm xúc ở lứa tuổi mầm non là điều cần thiết và đáng quan tâm hiện nay
Trang 16Trong Chương trình Giáo dục mầm non được ban hành theo Thông tư số 01/VBHN-BGDĐT ngày 13/4/2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm
mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào
lớp một; hình thành và phát triển ở trẻ em những chức năng tâm sinh lý, năng
lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kỹ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học ở các cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời [1] Trong đó,
kỹ năng nhận diện và thể hiện cảm xúc là một trong những kỹ năng quan trọng
mà giáo dục mầm non đang hướng đến - là khả năng nhận diện cảm xúc của chính bản thân cũng như của người khác và phản ứng với những cảm xúc đó ra bên ngoài bằng các hành vi phi ngôn ngữ như nét mặt, chuyển động cơ thể, tư thế và giọng nói [6], [25] Tuy nhiên, thực tế ở lứa tuổi mẫu giáo, kỹ năng nhận diện và thể hiện cảm xúc của trẻ chưa được chú trọng giáo dục đầy đủ Ở các trường mầm non, việc giáo dục phát triển kỹ năng này chủ yếu được tổ chức thông qua việc lồng ghép, tích hợp với các hoạt động khác trong trường mầm non Giáo viên chưa chú trọng tổ chức các hoạt động chuyên biệt hoặc còn hạn chế khả năng thiết kế và tổ chức hoạt động giáo dục cảm xúc cho trẻ nên hiệu quả của các hoạt động tích hợp này mang lại chưa cao
Tại Quảng Ngãi, cho đến nay, chưa có đề tài nghiên cứu nào được thực hiện nhằm tìm hiểu kỹ năng này của trẻ em ở các trường mẫu giáo trên địa bàn tỉnh
Từ những lí do nêu trên chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu kỹ năng nhận
diện và thể hiện cảm xúc của trẻ 5-6 tuổi trên địa bàn thành phố Quảng Ngãi”
2 Mục đích nghiên cứu
Khảo sát thực trạng kỹ năng nhận diện và thể hiện cảm xúc của trẻ 5-6 tuổi trên địa bàn thành phố Quảng Ngãi Từ đó đề xuất một số biện pháp giáo dục nhằm rèn luyện kỹ năng nhận diện và thể hiện cảm xúc cho trẻ 5-6 tuổi
Trang 173 Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1 Khách thể nghiên cứu
150 trẻ 5-6 tuổi tại trường mầm non công lập, tư thục và 45 giáo viên chăm sóc, giáo dục trẻ
3.2 Đối tượng nghiên cứu
Kỹ năng nhận diện và thể hiện cảm xúc của trẻ 5-6 tuổi
4 Giả thuyết nghiên cứu
Kỹ năng nhận diện và thể hiện cảm xúc của trẻ 5-6 tuổi trên địa bàn thành phố Quảng Ngãi đạt mức độ chưa cao Nếu giáo viên có những biện pháp giáo dục hiệu quả thì có thể nâng cao kỹ năng nhận diện và thể hiện cảm xúc cho trẻ 5-6 tuổi
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận liên quan đến kỹ năng nhận diện và thể hiện cảm xúc của trẻ 5-6 tuổi
- Khảo sát thực trạng kỹ năng nhận diện và thể hiện cảm xúc của trẻ 5-6 tuổi trên địa bàn thành phố Quảng Ngãi
- Đề xuất và thực nghiệm một số biện pháp giáo dục nhằm rèn luyện kỹ năng nhận diện và thể hiện cảm xúc cho trẻ 5-6 tuổi
6 Phạm vi nghiên cứu
6.1 Giới hạn về đối tượng nghiên cứu
- Đề tài chỉ nghiên cứu kỹ năng nhận diện và thể hiện cảm xúc của trẻ 5-6 tuổi trong hoạt động chăm sóc và giáo dục trẻ ở trường mầm non
6.2 Giới hạn về khách thể nghiên cứu
Đề tài chỉ nghiên cứu trẻ 5-6 tuổi và giáo viên chăm sóc, giáo dục trẻ ở độ tuổi này tại 3 trường mầm non công lập và tư thục thuộc trung tâm và vùng ven thành phố Quảng Ngãi:
- Mầm non công lập Tịnh Ấn Tây (vị trí ven thành phố)
- Mần non công lập Hoa Hồng (trung tâm thành phố)
- Mầm non Tư thục Quốc tế (trung tâm thành phố)
Trang 186.3 Giới hạn thời gian nghiên cứu
Đề tài được thực hiện từ năm 2021 đến năm 2022
7 Phương pháp nghiên cứu
7.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Phân tích, tổng hợp tài liệu, so sánh, khái quát hóa các tài liệu liên quan đến trí tuệ cảm xúc, biện pháp giáo dục kỹ năng nhận diện và thể hiện cảm xúc nhằm viết cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu và định hướng cho việc nghiên cứu thực tiễn và thực nghiệm
7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1 Phương pháp quan sát
Quan sát một số hoạt động của cô và trẻ ở trường mầm non trong hoạt động học tập, vui chơi để tìm hiểu mức độ kỹ năng nhận diện và thể hiện cảm xúc của trẻ và thực trạng biện pháp giáo dục kỹ năng này cho trẻ
7.2.2 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Chúng tôi thu thập thực trạng kỹ năng nhận diện và thể hiện cảm xúc ở trẻ
và các biện pháp giáo dục cũng như khó khăn gặp phải ở giáo viên dạy, chăm sóc trực tiếp cho trẻ dựa trên bảng hỏi soạn sẵn, một số hình ảnh dán nhãn cảm xúc để trẻ chỉ tay hoặc gọi tên cảm xúc trên hình
7.2.3 Phương pháp phỏng vấn, trò chuyện
Tiến hành phỏng vấn trẻ sau những giờ chơi, giờ kể chuyện với một số câu hỏi để tìm hiểu rõ hơn vấn đề nghiên cứu
Phỏng vấn, trò chuyện với giáo viên nhằm tìm hiểu nhận thức của giáo viên
về kỹ năng nhận diện và thể hiện cảm xúc của trẻ, các hình thức, biện pháp đang
áp dụng, những khó khăn gặp phải
7.2.4 Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Thực nghiệm một số biện pháp đề xuất nhằm nâng cao kỹ năng nhận diện
và thể hiện cảm xúc của trẻ 5-6 tuổi tại trường mầm non Hoa Hồng
7.2.5 Phương pháp thống kê toán học
Dùng phần mềm SPSS 20.0 để xử lý số liệu thống kê thu được
Trang 198 Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, cấu trúc của luận văn gồm 4 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về kỹ năng nhận diện và thể hiện cảm xúc của trẻ 5-6 tuổi
Chương 2: Tổ chức và phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Thực trạng kỹ năng nhận diện và thể hiện cảm xúc của trẻ 5-6 tuổi trên địa bàn thành phố Quảng Ngãi
Chương 4: Đề xuất và thực nghiệm một số biện pháp giáo dục kỹ năng nhận diện và thể hiện cảm xúc cho trẻ 5-6 tuổi trên địa bàn thành phố Quảng Ngãi
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
Trang 201.1.1 Nghiên cứu ở nước ngoài
Tác giả Camras và Allison (1985) tìm hiểu sự hiểu biết của trẻ mẫu giáo, lớp một và lớp hai về các biểu hiện cảm xúc cho thấy sự hiểu biết và biểu hiện cảm xúc tăng lên theo độ tuổi, cảm xúc hạnh phúc và buồn bã được nhận biết dễ dàng hơn những cảm xúc khác: ngạc nhiên, sợ hãi, tức giận Cảm xúc về sự ghê tởm được xác định ít chính xác nhất đối với trẻ [27]
Graziano và cộng sự (2007) đã khảo sát “Vai trò của sự điều chỉnh cảm xúc đối với thành công trong học tập của trẻ mẫu giáo” Kết quả chỉ ra rằng sự điều chỉnh cảm xúc có liên quan tích cực đến báo cáo của giáo viên về sự thành công trong học tập của trẻ em cũng như điểm số cao ở môn toán và khả năng đọc viết sớm [33] Một nghiên cứu khác của tác giả Trentacosta và cộng sự (2007) cũng
có kết quả tương tự, năng lực cảm xúc của trẻ em mẫu giáo như một yếu tố dự báo năng lực học tập của trẻ ở lớp một Kết quả này làm nổi bật những lợi ích tiềm năng của các chương trình phòng ngừa sớm lấy cảm xúc làm trung tâm và
sự cần thiết phải xác định trẻ có vấn đề về chú ý càng sớm càng tốt để ngăn ngừa khó khăn trong học tập [49]
Tác giả Ribordy và cộng sự (2010) nghiên cứu bộ công cụ bằng hình ảnh để nghiên cứu nhận dạng cảm xúc và các chương trình trị liệu tình cảm với trẻ em Tác giả đã tạo ra 54 hình ảnh đơn giản thể hiện sáu loại cảm xúc: vui, buồn, tức giận, ngạc nhiên, ghê tởm và sợ hãi Các hình ảnh mô tả các tình huống khơi gợi cảm xúc và được xác định bằng cách cho trẻ 5 đến 6 tuổi chọn một trong ba cảm xúc với điều kiện phù hợp nhất với cảm xúc của nhân vật trong hình ảnh và tính điểm cho phần trăm câu trả lời đúng Kết quả tác giả giữ lại 5 hình ảnh trong mỗi
Trang 21danh mục cảm xúc được xác định chính xác thường xuyên nhất Trong đó hình ảnh với chủ đề cảm xúc “ngạc nhiên” là khó xác định nhất đối với trẻ và hình ảnh chủ đề cảm xúc “vui vẻ” là xác định dễ dàng nhất Tác giả đề xuất 30 hình ảnh đơn giản thể hiện 6 loại cảm xúc ở nghiên cứu này sẽ thích hợp để sử dụng trong nghiên cứu nhận dạng cảm xúc và các chương trình trị liệu tình cảm với trẻ
Bassett và cộng sự (2012) nghiên cứu “Cấu trúc kiến thức cảm xúc của trẻ mẫu giáo”, kết quả của nghiên cứu hỗ trợ cho việc đánh giá kiến thức cảm xúc
để dự đoán các hành vi học tập và năng lực xã hội của trẻ em Những phát hiện này đặc biệt quan trọng đối với giáo dục mầm non về tầm quan trọng về kiến thức cảm xúc của trẻ em, nhấn mạnh các khả năng học tập của một đứa trẻ bị ảnh hưởng rất nhiều bởi kiến thức cảm xúc Một ứng dụng thực tế kết quả của nghiên cứu này là tái khẳng định sự tập trung của giáo viên vào sự phát triển tình cảm –
xã hội của trẻ để đạt được thành công ở trường Hơn nữa các nhà giáo dục mầm non vận dụng trong các tình huống mà cảm xúc được khơi gợi một cách thích hợp có thể dạy được trong độ tuổi này và có thể tập trung giảng dạy như vậy vào những cảm xúc tiêu cực và những cảm xúc có thể khác nhau giữa các cá nhân Hơn nữa, mối quan hệ giữa các khía cạnh này của kiến thức cảm xúc và sự sẵn sàng đi học đã góp phần thêm vào việc tích lũy bằng chứng cho thấy chương trình mầm non tập trung vào kiến thức cảm xúc có nhiểu lợi ích đối với trẻ [26]
Trang 22Một nghiên cứu của Sauter và cộng sự (2013), “Nhận biết cảm xúc của trẻ
từ các tín hiệu giọng nói” tiến hành trên 48 trẻ từ 5 - 10 tuổi được kiểm tra bằng cách sử dụng các nhiệm vụ bắt buộc phải lựa chọn với giọng nói không lời và giọng nói đa cảm thể hiện các trạng thái tích cực, trung tính và tiêu cực khác nhau Kết quả cho thấy trẻ 5 tuổi đã thành thạo trong việc giải thích một loạt các dấu hiệu cảm xúc từ các tín hiệu giọng nói, hiệu suất được cải thiện theo độ tuổi Nghiên cứu cũng kết luận rằng nhiệm vụ nhận biết cảm xúc thính giác này phù hợp với nhiều lứa tuổi trẻ em Nghiên cứu sử dụng phương pháp thực nghiệm để điều tra yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng nhận biết cảm xúc của trẻ [44]
Sala và cộng sự (2014) nghiên cứu sự phát triển các chiến lược điều chỉnh cảm xúc của 69 trẻ trong độ tuổi từ 3 đến 6 tuổi, kết quả cho thấy có sự khác biệt đáng kể về giới tính và tuổi tác được xác định có liên quan đến chiến lược điều chỉnh cảm xúc Ngoài ra, kỹ năng ngôn ngữ có lời, ngôn ngữ không lời và khả năng hiểu cảm xúc được phát hiện có liên quan đến việc sử dụng các chiến lược điều chỉnh cảm xúc được quan sát, mặc dù chỉ ở những độ tuổi cụ thể [41]
Maria và cộng sự (2017) nghiên cứu ảnh hưởng giữa kiến thức về cảm xúc
và sự chú ý của trẻ Nhóm nghiên cứu quan sát 576 trẻ từ 4 đến 6 tuổi và phỏng vấn giáo viên của trẻ tại thời điểm T1 (bắt đầu nghiên cứu) và thời điểm T2 (sau
12 tháng) để đánh giá các vấn về chú ý và kiến thức cảm xúc của chúng Kết quả chỉ ra rằng kiến thức về cảm xúc của trẻ ở T1 đã góp phần giải thích các vấn đề
về sự chú ý của chúng ở T2, sau khi khả năng ngôn ngữ và các vấn đề về chú ý của chúng ở T1 đã được kiểm soát Các vấn đề về chú ý có khả năng cản trở trẻ
em tiếp thu kiến thức về cảm xúc của chính mình và của người khác Trẻ em ít hiểu biết về cảm xúc có xu hướng gặp khó khăn trong việc thể hiện cảm xúc cũng như giải thích và chia sẻ cảm xúc Do đó trẻ có thể dành nhiều thời gian hơn để hiểu về chúng và có thể tỏ ra thiếu chú ý [36]
Nhận biết và thấu hiểu cảm xúc là những kỹ năng cần thiết trong giao tiếp phi ngôn ngữ và trong hoạt động xã hội hàng ngày Nghiên cứu của tác giả
Trang 23Covic và cộng sự (2020) nhằm mục đích so sánh cách trẻ em độ tuổi mẫu giáo (tuổi trung bình là 51,01 ± 9,65 tháng) nhận biết các biểu hiện cảm xúc trên khuôn mặt từ hình ảnh khuôn mặt tĩnh so với các biểu hiện cảm xúc bằng giọng nói từ âm thanh (giọng nói) Kết quả là trẻ nhận biết cảm xúc khi nhìn vào hình ảnh khuôn mặt tĩnh dễ dàng hơn so với việc diễn giải cảm xúc truyền qua giọng nói đơn thuần; khả năng diễn giải cảm xúc từ cả khuôn mặt và giọng nói tỉ lệ thuận với độ tuổi; dễ dàng xác định cảm xúc “vui” từ biểu hiện khuôn mặt hơn là cảm xúc “tức giận” hoặc “buồn”, trong khi cảm xúc “buồn” có thể dễ dàng nhận
ra từ lời nói đơn thuần hơn là chỉ qua hình ảnh trên khuôn mặt; trẻ em gái biểu hiện cảm xúc “buồn” trên khuôn mặt tốt hơn đáng kể so với trẻ trai [28]
Hamaidi và cộng sự (2021) “Quy định cảm xúc và mối liên quan với năng lực xã hội của trẻ em mẫu giáo ở Jordan” Kết quả nghiên cứu cho thấy những người tham gia có mức độ điều tiết cảm xúc và năng lực xã hội mức trung bình
Có mối quan hệ có ý nghĩa thống kê giữa năng lực điều chỉnh cảm xúc của trẻ
em và năng lực xã hội, mối tương quan giữa khả năng điều tiết cảm xúc và mỗi năng lực xã hội khác nhau (thích ứng chung, điều chỉnh cảm xúc tổng thể, tương tác xã hội với bạn bè và tương tác xã hội với người lớn) có ý nghĩa thống kê Không có sự khác biệt về giới có ý nghĩa thống kê trong mối quan hệ giữa điều chỉnh cảm xúc và năng lực xã hội [34]
Nicolaidou và cộng sự (2022) thực nghiệm trên 20 trẻ mầm non (4-6 tuổi) bởi một ứng dụng trò chơi trên điện thoại di động về nhận dạng cảm xúc và quản
lý cơn giận dữ cho trẻ em trước tuổi đi học Kết quả cho thấy 11/20 trẻ có thể nhớ lại ít nhất một kỹ thuật quản lý cơn giận dữ nhưng chỉ 7/20 trẻ có thể xác định hoặc chứng minh một kỹ thuật có thể áp dụng trong một tình huống căng thẳng trong cuộc sống thực tế Cần có thêm các lời nhắc nhở hoặc phần thưởng động viên để trẻ em tham gia nhiều hơn một kỹ thuật quản lý cơn giận và tránh hiểu sai Ứng dụng trò chơi này có thể là phương pháp hiệu quả để giáo dục cảm xúc cho trẻ em với chi phí hợp lý, có thể tiếp cận và hấp dẫn [37]
Trang 24Các nghiên cứu của các tác giả nước ngoài cho thấy, kỹ năng nhận diện và thể hiện cảm xúc của trẻ có khả năng dự báo về trí thông minh, thành tích học tập cũng như khả năng thành công trong tương lai; trẻ em ít hiểu biết về cảm xúc
có xu hướng gặp khó khăn trong việc thể hiện cảm xúc cũng như giải thích và chia sẻ cảm xúc Quan trọng hơn, các tác giả cho rằng có thể áp dụng các chương trình giáo dục tăng các kỹ năng cảm xúc của trẻ ở một mức độ đáng kể Những phát hiện này đặc biệt quan trọng đối với giáo dục mầm non về tầm quan trọng về kiến thức cảm xúc của trẻ em, nhấn mạnh các khả năng học tập của một đứa trẻ bị ảnh hưởng rất nhiều bởi kiến thức cảm xúc
1.1.2 Nghiên cứu ở Việt Nam
Trong đề tài nghiên cứu “Kỹ năng cảm nhận và thể hiện cảm xúc của trẻ 5 tuổi ở một số trường mầm non tại thành phố Hồ Chí Minh” của Ngô Thị Thạch Thảo (2013) cho thấy: Thực trạng kỹ năng cảm nhận và thể hiện cảm xúc của trẻ chưa cao Việc giáo dục kỹ năng cảm nhận và thể hiện cảm xúc chưa được giáo viên quan tâm nhiều Hoạt động giáo dục kỹ năng cảm nhận và thể hiện cảm xúc được rèn luyện lồng ghép trong các hoạt động khác nên chưa được chú trọng phát triển, trẻ không có cơ hội nói lên hoặc thể hiện cảm xúc của mình ra bên ngoài nên phần lớn trẻ không đạt được mức quản lý cảm xúc ở mặt hành vi một cách hiệu quả Tác giả đã đề xuất một số biện pháp giáo dục kỹ năng cảm nhận
và thể hiện cảm xúc cho trẻ và khảo sát tính khả thi, trong đó biện pháp được giáo viên lựa chọn nhiều nhất là “Yêu thương, quan tâm đến trẻ bằng hành vi cụ thể” [19]
Tác giả Lê Thị Ngọc Thương (2014) đã thực hiện đề tài “Khảo sát năng lực cảm xúc của trẻ 4-5 tuổi tại một số trường mầm non trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh” Kết quả nghiên cứu cho thấy trẻ 4 - 5 tuổi trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh có trí tuệ cảm xúc ở mức trung bình; có sự khác biệt ý nghĩa về trí tuệ cảm xúc ở 4 trường mầm non thực nghiệm, không có sự khác biệt ý nghĩa về trí tuệ cảm xúc giữa hai giới Bên cạnh đó, 3 biện pháp được giáo viên sử dụng
Trang 25nhiều nhất để giáo dục trí tuệ cảm xúc cho trẻ là: biện pháp dùng tình cảm, biện pháp sử dụng trò chơi và biện pháp làm gương, khen trách phạt đúng mực, đúng lúc [20]
Tác giả Trần Hoàng Thị Thu Thủy (2014) đã nghiên cứu “Biểu hiện tình cảm của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở một số trường mầm non tại Thành phố Hồ Chí Minh” để tìm hiểu thực trạng biểu hiện tình cảm của trẻ mẫu giáo và đề xuất một
số biện pháp nhằm nâng cao mức độ biểu hiện tình cảm của trẻ [21]
Sự chuẩn bị tốt về mặt cảm xúc ở giai đoạn mầm non (5-6 tuổi) sẽ giúp trẻ hình thành những kỹ năng quan trọng để hòa nhập vào môi trường mới – khi các em vào lớp Một một cách tự tin, hòa đồng Đặng Thị Ngọc Quyên (2014) thực hiện đề tài “Biện pháp giáo dục kỹ năng nhận biết và thể hiện cảm xúc cho trẻ 5-6 tuổi ở một số trường mầm non tại Thành phố Hồ Chí Minh” nhằm xác định thực trạng sử dụng biện pháp giáo dục kỹ năng nhận biết và thể hiện cảm xúc cho trẻ 5-6 tuổi ở một số trường mầm non tại thành phố Hồ Chí Minh, từ
đó đề xuất một số biện pháp giáo dục nhằm rèn luyện kỹ năng nhận biết và thể hiện cảm xúc cho trẻ 5-6 tuổi [17]
Tác giả Ngô Thị Quỳnh Trang (2015) trong đề tài “Giáo dục cảm xúc cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi qua hoạt động khám phá môi trường xung quanh” cho rằng giáo dục cảm xúc ở các trường mầm non còn là một nội dung mới mẻ Chính vì thế, thực trạng cho thấy khả năng nhận biết, thể hiện cũng như điều chỉnh các loại cảm xúc của trẻ còn nhiều hạn chế Phần lớn vấn đề này chưa được giáo viên quan tâm và nhận thức đầy đủ Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, tác giả đề xuất giáo dục cảm xúc cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi qua hoạt động khám phá môi trường xung quanh Kết quả thực nghiệm đã có những kết quả khả quan, trẻ có sự chuyển biến tích cực hơn so với trước thực nghiệm [22]
Tác giả Chu Thị Hồng Nhung (2017) đã tìm hiểu “Giáo dục lòng nhân ái cho trẻ 5-6 tuổi qua trải nghiệm ở trường mầm non” Kết quả cho thấy qua việc giáo dục này trẻ có nhiều cơ hội tham gia các hoạt động ở trường mầm non nhằm
Trang 26phát triển toàn diện cũng như phát triển lòng nhân ái Từ đó, trẻ phát triển nhận thức, hành vi cũng như tình cảm Trẻ biết thể hiện xảm xúc, tình cảm qua nét mặt, cử chỉ, điệu bộ phù hợp với tình huống và hoàn cảnh [14]
Tóm lại, thực trạng kỹ năng nhận biết và thể hiện cảm xúc ở lứa tuổi mầm non ở một số trường mầm non còn chưa cao Mỗi giáo viên cần chú trọng giáo dục để phát triển toàn diện kỹ năng này cho trẻ nhằm giúp các bé quản lý cảm xúc ở mặt hành vi một cách hiệu quả Tiếp tục tìm hiểu, ứng dụng các hoạt động vui chơi, lồng ghép giáo dục hiệu quả từ đó, trẻ phát triển nhận thức, hành vi cũng như tình cảm Trẻ biết thể hiện cảm xúc, tình cảm qua nét mặt, cử chỉ, điệu
bộ phù hợp với tình huống và hoàn cảnh
1.2 Một số khái niệm liên quan đến vấn đề nghiên cứu
1.2.1 Kỹ năng
1.2.1.1 Khái niệm kỹ năng
Trong bất kỳ hoạt động nào, muốn đảm bảo kết quả, con người không những chỉ cần có tri thức, có ý chí mà phải có kỹ năng, kỹ xảo nhất định Theo Tiếng Việt, kỹ năng là: “Thói quen áp dụng vào thực tiễn những kiến thức đã học hoặc là những kết quả của quá trình luyện tập” [16]
Thuật ngữ kỹ năng trong tiếng Anh là “skill”, trong từ điển Oxford định nghĩa: Kỹ năng là khả năng để làm tốt một công việc nào đó, thường có được qua đào tạo hoặc kinh nghiệm [38] Theo đó, kỹ năng được hiểu là sự thành thạo, tinh thông về các thao tác, động tác trong quá trình hoàn thành một công việc cụ thể nào đó
Theo từ điển Giáo dục học, kỹ năng là: “Khả năng thực hiện đúng hành động, hoạt động phù hợp với những mục tiêu và điều kiện cụ thể tiến hành hành động ấy cho dù đó là hành động cụ thể hay hành động trí tuệ” [8] Kỹ năng được phân chia thành 2 bậc: Kỹ năng bậc thấp (bậc I) và kỹ năng bậc cao (bậc II) Kỹ năng bậc thấp là khả năng thực hiện đúng hành động, phù hợp với những mục tiêu và điều kiện cụ thể Ở bậc này có những kỹ năng hình thành không cần qua luyện tập nếu biết tận dụng hiểu biết và kỹ năng tương tự đã có để chuyển sang
Trang 27các hành động mới Kỹ năng bậc cao là khả năng thực hiện hành động, hoạt động một cách thành thạo linh hoạt, sáng tạo phù hợp với những mục tiêu trong những điều kiện khác nhau Để đạt tới kỹ năng này cần trải qua giai đoạn luyện tập các kỹ năng đơn giản, sao cho mỗi khi hành động, người ta không còn bận tâm nhiều đến thao tác nữa vì nhiều thao tác đã tự động hóa
Theo từ điển Tâm lý học của Vũ Dũng: Kỹ năng là năng lực vận dụng có kết quả những tri thức về phương thức hành động đã được chủ thể lĩnh hội để thực hiện những nhiệm vụ tương ứng Ở mức độ kỹ năng, công việc được hoàn thành trong điều kiện hoàn cảnh không thay đổi, chất lượng chưa cao, thao tác chưa thuần thục và còn phải tập trung chú ý căng thẳng Kỹ năng được hình thành qua luyện tập [4]
Trong Tâm lý học tồn tại hai quan điểm khác nhau về kỹ năng Quan niệm thứ nhất: Kỹ năng được xem xét nghiêng về mặt kỹ thuật của thao tác, hành động hay hoạt động
Theo Ilina T A., “Kỹ năng là những hành động thực hành mà trẻ có thể thực hiện được trên cơ sở những kiến thức thu nhận được và về sau những hành động thực hành này lại giúp trẻ thu nhận những kiến thức mới”
Krutecxki V A (1980) cho rằng: “Kỹ năng là các phương thức thực hiện hoạt động - cái mà con người lĩnh hội được Trong một số trường hợp, kỹ năng
là phương thức sử dụng các tri thức vào trong thực hành, con người cần phải áp dụng và sử dụng chúng vào trong cuộc sống và trong thực tiễn Trong quá trình luyện tập, trong hoạt động thực hành kỹ năng trở nên hoàn thiện và trong mối quan hệ đó hoạt động của con người cũng trở nên hoàn hảo hơn trước”
Kovaliov A G trong cuốn “Tâm lý học cá nhân” thì nhấn mạnh “Kỹ năng
là phương thức thực hiện hành động phù hợp với mục đích và điều kiện của hành động” Ông không đề cập đến kết quả của hành động Theo ông, kết quả hành động phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó quan trọng hơn cả là năng lực của con người chứ không đơn giản là cứ nắm vững cách thức hành động thì đem lại kết quả tương ứng [12]
Trang 28Theo tác giả Đặng Thành Hưng, kĩ năng là dạng hành động tự giác, được thực hiện có kĩ thuật, dựa và những điều kiện sinh học, tâm lí và xã hội ở cá nhân, và có kết quả nhất định đáp ứng mục tiêu hay chuẩn đã định trước Có kĩ thuật tức là không tùy tiện, mà tuân theo trình tự, qui tắc và yêu cầu kĩ thuật [9] Khi bàn về kỹ năng, tác giả Trần Trọng Thủy cũng cho rằng: “Kỹ năng là mặt kỹ thuật của hành động Con người nắm được cách thức hành động tức là kỹ thuật hành động là có kỹ năng mới”
- Quan niệm thứ hai cho rằng kỹ năng không đơn thuần là mặt kỹ thuật của thao tác, hành động hay hoạt động mà kỹ năng còn là biểu hiện một mức độ năng lực của con người
Petrovski A.V nhận định: “Kỹ năng là cách thức cơ bản để chủ thể thực hiện hành động có sự vận dụng những tri thức, thói quen và kinh nghiệm đã có
để lựa chọn thực hiện những phương thức hành động tương ứng với mục đích đặt ra”
Tác giả Huỳnh Văn Sơn cho rằng “Kỹ năng là khả năng thực hiện có kết quả một hành động nào đó bằng cách vận dụng những tri thức, những kinh nghiệm đã có để hành động phù hợp với những điều kiện cho phép [18]
Tác giả Vũ Dũng đã định nghĩa: “Kỹ năng là năng lực vận dụng có kết quả những tri thức về phương thức hành động đã được chủ thể lĩnh hội để thực hiện những nhiệm vụ tương ứng” [4]
Quan niệm của các nhà giáo dục Việt Nam như: Nguyễn Ánh Tuyết, Ngô Công Hoàn, Lê Văn Hồng và Nguyễn Quang Uẩn cũng tương tự như các quan điểm nói trên Chẳng hạn, Lê Văn Hồng có viết: “Kỹ năng là khả năng vận hành kiến thức (khái niệm, cách thức, phương pháp…) để giải quyết một nhiệm vụ mới” Bất kỳ kỹ năng về một hoạt động nào cũng phải dựa trên cơ sở lý thuyết -
đó là kiến thức Sở dĩ như vậy là vì xuất phát từ cấu trúc của kỹ năng, phải hiểu mục đích, biết cách thức đi đến kết quả và hiểu những điều kiện cần thiết để triển khai các cách thức đó Nói cách khác là, có kỹ năng, con người mới sử dụng tri thức một cách tự giác và có chủ định, mới biết lựa chọn các biện pháp cần thiết,
Trang 29phù hợp với từng hoàn cảnh và vận dụng các biện pháp đó vào hoạt động để đạt mục đích Việc xem xét kỹ năng với tư cách là năng lực hành động của cá nhân yêu cầu ta không chỉ phân tích mặt kỹ thuật của hành động mà còn phải nghiên cứu các yếu tố nhân cách khác có liên quan tới việc triển khai hành động
Tác giả Nguyễn Bá Minh cho rằng: Kỹ năng là khả năng thực hiện có hiệu quả một hành động, công việc nào đó dựa trên cơ sở nắm vững phương thức thực hiện và vận dụng tri thức, kinh nghiệm đã có để thực hiện hành động phù hợp với những điều kiện nhất định [13]
Như vậy, về kỹ năng có rất nhiều tác giả nghiên cứu và đưa ra những quan điểm khác nhau và có thể quy về hai xu hướng như trên Về mặt hình thức diễn đạt, hai xu hướng trên có vẻ khác nhau, tuy nhiên về thực chất thì chúng hoàn toàn không mâu thuẫn hay phủ định lẫn nhau Chúng chỉ khác nhau ở chỗ mở rộng hay thu hẹp thành phần cấu trúc của kỹ năng và những đặc tính của chúng Khi chúng ta muốn bắt đầu hình thành kỹ năng của một hoạt động nào đó, đặc biệt là hoạt động nghề nghiệp, thì chúng ta cần xem xét kỹ năng ở mặt kỹ thuật của thao tác, của hành động hay hoạt động Còn khi kỹ năng đã hình thành ổn định và con người đã biết sử dụng nó một cách linh hoạt, sáng tạo trong những hoàn cảnh, tình huống khác nhau, vận dụng được vào thực tế, thì khi đó, kỹ năng được xem xét như là một năng lực vô cùng cần thiết và quý giá đối với con người Chính vì vậy, khi nghiên cứu sự hình thành và phát triển kỹ năng thì nhất thiết chúng ta vừa phải quan tâm đến mặt kỹ thuật, vừa phải quan tâm đến kết quả của thao tác, hành động hay hoạt động
Với cách nhìn nhận như trên, trong luận văn này, chúng tôi thống nhất sử
dụng khái niệm kỹ năng như sau: Kỹ năng là khả năng vận dụng các kiến thức,
sự hiểu biết, kinh nghiệm đã có để thực hiện hành động phù hợp với những điều kiện nhất định Kỹ năng được hình thành do luyện tập, qua quá trình hoạt động
của con người mới có được
1.2.1.2 Các giai đoạn hình thành kỹ năng
Mỗi nhà nghiên cứu có một cách phân chia khác nhau về các giai đoạn hình
Trang 30thành và phát triển kỹ năng Nhưng đa phần các tác giả đều chia kỹ năng thành nhiều mức độ khác nhau, từ kỹ năng ở mức ban đầu đến kỹ năng ở mức hoàn hảo Theo K.K.Platonov và G.G.Golubev (1963) thì kỹ năng được hình thành và phát triển qua năm giai đoạn với năm hình thức biểu hiện như sau:
- Giai đoạn 1 (bắt chước): Kỹ năng sơ đẳng Ở giai đoạn này, con người ý thức được mục đích hành động và tìm kiếm cách thức thực hiện hành động dựa trên vốn hiểu biết và kỹ xảo sinh hoạt đời thường, hành động bằng thử và sai
- Giai đoạn 2 (làm được): Biết cách làm nhưng không đầy đủ Con người có hiểu biết về phương thức hành động, sử dụng các kỹ xảo đã có, nhưng chưa phải
là kỹ xảo chuyên biệt dành cho hoạt động này
- Giai đoạn 3 (làm chính xác): Có những kỹ năng chung nhưng còn mang tính chất riêng lẻ Các kỹ năng này cần thiết cho các dạng hoạt động khác nhau
- Giai đoạn 4 (thuần thục/ hình thành kỹ xảo): Giai đoạn này có kỹ năng phát triển cao, con người biết sử dụng vốn hiểu biết và kỹ xảo đã có Họ không chỉ ý thức được mục đích mà còn ý thức được động cơ, lựa chọn cách thức để đạt được mục đích
- Giai đoạn 5 (biến hóa): Kỹ năng khác nhau Có nghĩa là con người không
sử dụng các kỹ năng đã được hình thành ở mức độ thuần thục, điêu luyện mà còn sáng tạo trong khi thực hiện [28]
Theo Hoàng Thị Oanh, kỹ năng được hình thành theo 4 giai đoạn sau: [15]
- Giai đoạn nhận thức: là giai đoạn con người nhận thức đầy đủ mục đích, cách thức, điều kiện hành động Giai đoạn này, con người cần nắm lý thuyết, chưa hành động thực sự Việc nắm lý thuyết có thể do tự học hoặc do người khác hướng dẫn Giai đoạn này rất quan trọng vì không xác định được mục đích thì sẽ không có hướng hành động và để hành động hiệu quả thì con người phải thực hiện được các điều kiện cần thiết của hành động đó
- Giai đoạn làm thử: Là giai đoạn trẻ bắt đầu hành động Lúc này, trẻ hoàn toàn có thể làm mẫu trên cơ sở nhận thức đầy đủ về mục đích, cách thức điều khiển hành động hoặc trẻ có thể hành động theo hiểu biết của mình Ở giai đoạn
Trang 31này, hành động của trẻ vẫn còn nhiều sai sót, các thao tác còn lúng túng, hành động có thể đạt được ở mức độ thấp hoặc không đạt kết quả
- Giai đoạn kỹ năng bắt đầu hình thành: là giai đoạn trẻ đã có thể hành động độc lập, ít sai sót, các hành động thực hiện thuần thục hơn Hành động đạt kết quả trong những điều kiện quen thuộc
- Giai đoạn kỹ năng được hoàn thiện: là giai đoạn trẻ thực hiện hành động
có kết quả không chỉ trong điều kiện quen thuộc mà cả trong những hoàn cảnh mới, các thao tác thành thục, các hành động đã có sự sáng tạo
Theo Nguyễn Quang Uẩn sự hình thành kỹ năng chia làm 2 giai đoạn: [23]
- Giai đoạn 1: Nắm vững các tri thức về hành động hay hoạt động
- Giai đoạn 2: Thực hiện hành động theo các tri thức đó Để thực hiện được hành động có kết quả, tránh phương pháp thử và sai thì phải có sự tập dượt, phải
có sự quan sát mẫu, làm thử Hành động càng phức tạp, sự tập dượt càng phải nhiều Muốn kỹ năng có sự ổn định và mềm dẻo có thể vận dụng vào các điều kiện tương tự thì sự tập dượt càng đa dạng và kĩ càng Sau này kỹ năng ổn định
có thể vận dụng được trong nhiều tình huống khác nhau
Các quan điểm chung của các nhà Tâm lý học hoạt động thì các giai đoạn hình thành kỹ năng gồm 3 bước là:
- Nhận thức mục đích của hành động và kế hoạch hành động
- Quan sát mẫu và làm thử theo mẫu
- Luyện tập để tiến hành các hành động theo đúng yêu cầu, điều kiện hành động nhằm đạt được mục đích đặt ra
Như vậy, có nhiều ý kiến khác nhau về vấn đề hình thành kỹ năng, song những ý kiến này đều thống nhất kỹ năng được hình thành trong hoạt động Do
đó, người GV nắm được các giai đoạn hình thành kỹ năng để tổ chức và điều khiển hoạt động giáo dục sao cho hình thành được những kỹ năng mong muốn cho trẻ là điều cần thiết và quan trọng
Trang 321.2.2 Cảm xúc
1.2.2.1 Khái niệm cảm xúc
Cảm xúc là cơ sở hình thành các loại tình cảm của con người Cảm xúc của con người từ lâu đã được các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu với nhiều cách giải thích khác nhau Hiện nay, có rất nhiều cách hiểu, cách định nghĩa khác nhau về cảm xúc
Theo Nguyễn Quang Uẩn, cảm xúc là những rung động khác nhau của con người nảy sinh do sự thỏa mãn hay không thỏa mãn những nhu cầu nào đó, do sự phù hợp hay không phù hợp của các biến cố hoàn cảnh, cũng như trạng thái bên trong cơ thể với mong muốn, hứng thú khuynh hướng, niềm tin và thói quen của chúng ta [23]
Từ điển Tâm lý học của tác giả Nguyễn Khắc Viện đưa ra khái niệm cảm xúc như sau “Cảm xúc là sự phản ứng rung chuyển của con người trước một kích động vật chất hoặc một sự việc gồm hai mặt: những phản ứng sinh lý do thần kinh thực vật như tim đập nhanh, toát mồ hôi, nội tiết tăng hay giảm, cơ bắp co thắt hoặc run rẩy, lối loạn tiêu hóa Phản ứng tâm lý qua những thái độ, lời nói, hành vi và cảm giác dễ chịu, khó chịu, vui sướng, buồn khổ có tính bột phát, chủ thể kiềm chế khó khăn” [24]
Theo Từ điển Tâm lý học của tác giả Vũ Dũng, “Cảm xúc là sự phản ánh tâm lý về mặt ý nghĩa sống động của các hiện tượng và hoàn cảnh, tức mối quan
hệ giữa các thuộc tính khách quan của chúng với nhu cầu của cơ thể, dưới hình thức những rung động trực tiếp” [4]
Tác giả Nguyễn Quang Uẩn cho rằng, xúc cảm - tình cảm là những rung cảm thể hiện thái độ của cá nhân đối với sự vật, hiện tượng có liên quan đến nhu cầu, động cơ của mình [23]
Izard C E không nêu một định nghĩa cụ thể của cảm xúc mà cho rằng những cảm xúc tạo nên hệ thống động cơ chính của con người bao gồm ba yếu
tố đặc trưng sau: 1) Cảm giác được thể nghiệm hay là được ý thức về cảm xúc; 2) Các quá trình diễn ra trong hệ thần kinh, hệ nội tiết, hô hấp, tiêu hóa và các
Trang 33hệ khác của cơ thể; 3) Các phức hợp biểu cảm cảm xúc được quan sát, đặc biệt
là những phức hợp phản ánh trên bộ mặt Đồng thời, ông cho rằng định nghĩa cảm xúc trọn vẹn “Phải tính đến tính chất thể nghiệm của nó, phải bao hàm những thành tố thần kinh và biểu cảm” [10]
Daniel Goleman, dựa trên quan niệm “Về căn bản, mọi xúc cảm xuất phát
từ sự kích thích hành động, đó là phản ứng tức thì vì bản năng sinh tồn” đã định nghĩa: “Cảm xúc vừa là một tình cảm và các ý nghĩ, các trạng thái tâm lí và sinh học đặc biệt, vừa là thang của các xu hướng hành động do nó gây ra” [7]
Từ những quan điểm về cảm xúc ở trên, có thể hiểu cảm xúc như sau: “Cảm xúc là một hiện tượng tâm lý phức tạp, thể hiện những rung cảm của cá nhân đối với các sự vật, hiện tượng và đối với bản thân, có liên quan đến nhu cầu và động cơ của họ, đồng thời nó mang tính chủ quan, độc đáo của mỗi người”
1.2.2.2 Phương tiện thể hiện cảm xúc
có biến thiên của các xúc cảm nền tảng và các quá trình xúc động [35]
Tác giả Adele Faber lại cho rằng có 8 loại cảm xúc: giận dữ, buồn, sợ, vui, yêu, ngạc nhiên, kinh tởm, hổ thẹn và mỗi loại cảm xúc có những sắc thái khác
Trang 34nhau về mức độ và về những khía cạnh đặc thù [5] Đồng quan điểm, tác giả Daniel Goleman cũng cho rằng có 8 loại cảm xúc thường quan sát thấy trong đời sống sinh hoạt hàng ngày của con người đó là: [6]
(1) Yêu: ưng ý, tình bạn, tin cậy, dễ ưa, cảm tình, tận tụy, sùng kính, hâm
mộ, si mê, say đắm
(2) Khoái: sung sướng, vui vẻ, nhẹ nhõm, bằng lòng, rất hạnh phúc, khoái trá, hoan hỉ, tự hào, khoái cảm, nhục dục, rung lên (vì vui), mê ly, hài lòng, sảng khoái, ngông, ngây ngất
(3) Ngạc nhiên: choáng váng, ngơ ngác, kinh ngạc
(4) Giận: cuồng nộ, phẫn nộ, oán giận, nổi giận, bực tức, gay gắt, hung hăng, bất mãn, cáu kỉnh, thù địch, tột cùng là thù hằn và bạo lực bệnh lý
(5) Buồn: buồn phiền, sầu não, rầu rĩ, u sầu, cô đơn, ủ rũ, thất vọng và trầm cảm sâu
(6) Sợ: khi trở thành bệnh lý lo hãi, e sợ, bị kích thích, lo âu rụng rời, sợ sệt, rón rén, bải hoải, khiếp hãi, khủng khiếp, ghê sợ và khi trở thành bệnh lý là chứng sợ và chứng hoảng hốt
(7) Ghê tởm: khinh miệt, coi thường, kinh tởm, chán ghét, phát ngấy
(8) Xấu hổ: ý thức phạm tội, bối rối, phật ý, ăn năn, nhục nhã, hối tiếc Theo Lưu Hồng Khanh, người Việt Nam theo truyền thống người phương Đông có 7 loại cảm xúc là vui mừng, tức giận, buồn rầu, sợ hãi, yêu thương, căm ghét, ham muốn (thất tình) [11]
Trong thực tế, có những cảm xúc sẽ khó nhận diện và khó mô tả được Có một số cảm xúc sẽ trở nên xa lạ, không định nghĩa được đối với trẻ vì với độ tuổi này trẻ chưa bao giờ đối mặt hoặc đã từng trải qua, thêm vào đó thời gian nghiên cứu có hạn Vì vậy trong đề tài này chúng tôi chỉ tiến hành nghiên cứu 6 loại cảm xúc cơ bản mà trẻ dễ nhận biết, có thể mô tả được, có thể chụp ảnh được
thông qua các hoạt động vui chơi, học tập ở trường đó là: vui mừng, buồn rầu, sợ hãi, tức giận, ngạc nhiên, xấu hổ
Biểu hiện của 6 cảm xúc cơ bản ấy trên trẻ có thể khái quát như sau:
Trang 35Vui mừng: Các cơ mặt dãn nở, mặt mày rạng rỡ, cơ mắt kéo ra, mắt long lanh hướng về đối tượng giao tiếp, môi miệng kéo dài bật thành tiếng cười Chân tay cử động có xu hướng muốn ôm lấy, cầm lấy đối tượng gây ra cảm xúc Hành
vi ngôn ngữ đầy diễn cảm qua giọng điệu và cách phát âm
Buồn rầu: Năng lượng cơ thể sụt giảm, không còn tha thiết đến sự việc, chán nản, mệt mỏi Sự chuyển hóa năng lượng trong cơ thể chậm lại, dễ bị tổn thương Biểu hiện: ít nói, nói chậm lại, mặt mày ủ rũ, mi mắt, lông mày cụp xuống
Sợ hãi: Mắt mở to, mồm như mếu, cơ mặt nhăn nhúm, máu dồn về các cơ bắp điều khiển các động tác chạy trốn, mặt tái đi Chú ý, tập trung cao sẵn sàng hành động chạy và đi vội vã, giọng nói run rẩy và lo sợ, đổ mồ hôi, toát mồ hôi Tức giận: Máu dồn lên mặt, mắt long lanh rực sáng, môi bặm lại, mím chặt như gắng kiềm chế, dồn sức mạnh vào động tác tay, chân, đập phá Lượng các chất nội tiết tăng đặc biệt là ađrênalin, la hét, kêu toáng lên hoặc bập miệng lại không nói, tay chân cử động, bàn tay nắm chặt, có thể xông vào đánh bạn, đẩy bạn ngã
Ngạc nhiên: Trước những kích thích mới lạ, hấp dẫn, phản xạ định hướng hoạt động tích cực Các quá trình sinh lý thần kinh được kích thích, hoạt hóa hoạt động tim mạch, nội tiết Mắt mở to, há mồm, nhăn trán, lông mày dướn cao, chân tay ngừng cử động, mắt nhìn chằm chằm vào đối tượng kích thích, tập trung chú ý với cường độ mạnh, dễ dàng có hành động thích hợp, hành vi ngôn ngữ thường hét lên “A!” hoặc im lặng theo dõi đối tượng kích thích, xúc cảm thường xảy ra thời gian ngắn
Xấu hổ: cảm xúc này thường hình thành từ những sự việc và tình huống không mong muốn, có thể xuất hiện khi trẻ bị đánh giá tiêu cực, bị chỉ trích, từ chối hay vạch trần Biểu hiện về mặt cảm xúc: cảm thấy nhỏ bé, yếu ớt, cáu kỉnh, bốc đồng hoặc cảm thấy bị mất kết nối với hiện tại…Về mặt hành vi cư xử, trẻ dường như cô lập, trốn tránh, rút lui khỏi người khác hoặc luôn cảnh giác, đẩy người khác ra xa Mắt nhìn xuống, đầu thẳng, có thể hơi cúi
Trang 36b/ Phương tiện phi ngôn ngữ
Cảm xúc là hiện tượng tâm lý được biểu hiện qua phản ứng hành vi của con người Phản ứng hành vi cảm xúc được thể hiện ở nhiều góc độ rất khác nhau và hết sức tinh tế, khó nhận biết nếu không có vốn sống kinh nghiệm trong giao tiếp, hợp tác, không có những hiểu biết về chúng Những thông tin, tín hiệu trên nét mặt truyền cảm mạnh tới đối tượng giao tiếp Nó mang tính xã hội, theo nghiên cứu của Wolf thì ở tuần thứ ba, trẻ đã bắt đầu đáp lại cái nhìn chăm chú đối với người nhìn nó [50] Khuôn mặt phía bên trái thể hiện cảm xúc rõ ràng hơn bên phải, điều này chỉ ra rằng sự bất đối xứng của bán cầu trong việc kiểm soát biểu hiện cảm xúc trên khuôn mặt [40]
Nhiều nghiên cứu của Stifter và Fox (1986), của Ngô Công Hoàn (2004) và
Lê Thị Luận (2007) đã cho thấy trẻ em lứa tuổi mầm non đã có thể nhận diện được các cảm xúc vui, buồn, tức giận trên khuôn mặt, gương mặt biểu cảm ở những người xung quanh gần gũi như cô giáo, cha me Gương mặt biểu cảm phần nào giúp chúng ta nhận diện thuận lợi và chính xác các nội dung tâm lý [dẫn theo 24]
Ekman (1989) đã cắt khuôn mặt người của một bức ảnh ra thành ba phần: phần từ chân mày lên trán, phần mắt, phần miệng Các hình ảnh này được đưa
ra cho mọi người dự đoán xem các loại cảm xúc nào được thể hiện (ngạc nhiên, giận dữ, sợ hãi, kinh tởm, buồn bã và hạnh phúc) Các nhà nghiên cứu các phần khác nhau của khuôn mặt thể hiện cảm xúc khác nhau Ví dụ: mắt là bộ phận quan trọng nhất thể hiện nỗi buồn, còn miệng thể hiện niềm hạnh phúc và sự khinh bỉ, trán có tầm quan trọng thể hiện sự ngạc nhiên Sự phối hợp cả ba phần thể hiện sự giận dữ một cách rõ ràng [32]
Tomkins và Mc Cater (1964) đã phát hiện mỗi loại cảm xúc có một sự thể hiện đặc trưng trên khuôn mặt [47]
Trang 37Loại cảm xúc Thể hiện trên khuôn mặt
Thích thú – kích động Lông mày thấp xuống, mắt chăm chú, nhìn và lắng
nghe Khoái trá – vui mừng Mỉm cười, môi mở rộng lên trên và ra ngoài, mắt hớn
hở (những nếp nhăn tròn) Ngạc nhiên – giật mình Lông mày dướn lên, chớp mắt
Buồn – đau đớn Khóc, lông mày cong, miệng trễ xuống, thổn thức theo
nhịp
Sợ hãi – kinh khiếp Mắt mở không chớp, gương mặt xanh xám, tóc dựng
đứng
Xấu hổ - bẽ mặt Mắt nhìn xuống, đầu thẳng, có thể hơi cúi
Khinh rẻ - ghê tởm Cười nhạo, môi trên dướn lên
Giận dữ - thịnh nộ Cau mày, nghiến răng, mắt nhíu lại, khuôn mặt đỏ
bừng Trong một số hoàn cảnh, tùy thuộc vào cường độ cảm xúc mạnh/nhẹ mà con người thể hiện phản ứng cảm xúc có liên quan đến phương diện sinh lý, thể chất Ví dụ, khi sợ hãi con người thường biểu hiện: tim đập nhanh, toát mồ hôi, hơi thở ngắn, dạ dày co thắt mạnh Hoặc khi tức giận bàn tay nắm lại, tim đập nhanh, hơi thở gấp, mặt nóng lên… Những thay đổi này cũng chính là kết quả phản ứng của hệ thần kinh tự động điều khiển hoạt động của các tuyến nội tiết cơ
và máu Và khi con người ý thức được những thay đổi bên trong cơ thể thì có thể điều chỉnh được
c/ Phương tiện ngôn ngữ
Hành vi ngôn ngữ khá phức tạp biểu lộ không chỉ các loại cảm xúc cơ bản của con người mà nó còn phản ánh các sắc thái của từng loại cảm xúc
Lúc đầu khi mới sinh, trẻ truyền tín hiệu cho người thân là các âm thanh như khóc, hét lên để thông tin cho họ về trạng thái sinh lý của mình là dễ chịu hay khó chịu Dần dần khi trẻ đã lớn hơn (từ 1 đến 2 tuổi) thì ngôn ngữ được
Trang 38hình thành, trẻ nói được một số âm, từ, câu đơn giản Khi trẻ bước sang tuổi mẫu giáo, ngôn ngữ của trẻ đã phát triển mạnh mẽ Lúc này, giọng điệu âm thanh ngôn ngữ của trẻ đã ở mức độ to – nhỏ khác nhau, đồng thời ngữ điệu âm thanh ngôn ngữ cũng có cường độ cao – thấp rõ ràng Trẻ sử dụng chúng để thông tin, truyền tín hiệu các trạng thái cảm xúc cơ bản của mình như sợ hãi, tức giận, vui mừng, ngạc nhiên, thích thú
Mức độ ngôn ngữ từ, câu thể hiện sự phức tạp những biểu hiện cảm xúc Thông qua giọng điệu, cách phát âm đã thể hiện không chỉ các cảm xúc cơ bản
mà còn thể hiện được một số sắc thái cơ bản của từng loại cảm xúc Ví dụ: khi vui vẻ, trẻ có thể nói giọng nói nhẹ nhàng, vui tươi hay khi tức giận trẻ nói rất to, giọng đanh lại
Mức độ ngôn ngữ tình huống hoàn cảnh: giọng điệu, cách phát âm, tốc độ lời nói, thanh điệu cao thấp, giọng nặng nhẹ, ngắn dài thể hiện phù hợp với đối tượng và hoàn cảnh giao tiếp
Mức độ ngôn ngữ mạch lạc: sự biểu cảm không những mang yếu tố chủ quan mà còn mang tính khách quan, chuẩn mực xã hội của phản ứng hành vi cảm xúc được hình thành Tùy thuộc vào sự giáo dục của gia đình và môi trường
xã hội, phong tục tập quán, truyền thống của nhóm và cộng đồng xã hội mà tín hiệu ngôn ngữ đã thực sự trở thành công cụ biểu cảm quan trọng của con người Ngoài ra, các nhà sinh lý học còn nghiên cứu tầng sâu của những biểu hiện cảm xúc Đó là sự hoạt hóa của trương lực cơ bắp, các tổ chức cơ thể như tim mạch, hệ nội tiết, hệ thần kinh và não Chúng thể hiện đồng thời với phản ứng hành vi trên nét mặt, tay, chân, tư thế và biểu hiện qua giọng điệu, cách phát âm của hành vi ngôn ngữ
Sự phân chia các phương tiện biểu cảm trên mang tính tương đối, bởi lẽ mỗi phản ứng hành vi cảm xúc thể hiện sự phối hợp đan xen, phức tạp xảy ra nhanh trong đời sống sinh hoạt hàng ngày của con người, đến nỗi phương pháp chụp ảnh cũng khó nhận biết một cách chính xác
Trang 391.3 Lý luận về kỹ năng nhận diện và thể hiện cảm xúc của trẻ 5-6 tuổi
1.3.1 Lý luận về kỹ năng nhận diện và thể hiện cảm xúc của trẻ 5 -6 tuổi
1.3.1.1 Khái niệm kỹ năng nhận diện và thể hiện cảm xúc của trẻ 5 - 6 tuổi
Trí tuệ cảm xúc được biết đến từ công trình của Salovey và Mayer, cũng như của Goleman Trí tuệ cảm xúc là “khả năng để giám sát cảm nhận và cảm xúc của bản thân và người khác, để phân biệt chúng và để sử dụng những thông tin này vào việc hướng dẫn suy nghĩ và hành động của con người” Theo Salovey và Mayer, trí tuệ cảm xúc bao gồm ba quá trình: (1) Nhận biết và biểu hiện cảm xúc ở bản thân và người khác; (2) Điều khiển/điều chỉnh cảm xúc của bản thân và người khác; và (3) Sử dụng cảm xúc theo các cách thức phù hợp [42] Goleman đã giới thiệu mô hình trí tuệ, gồm năm thành phần cơ bản là: Năng lực tự nhận thức, năng lực tự điều chỉnh, năng lực tự tạo động cơ, năng lực
đồng cảm và kỹ năng xã hội [6]
Như vậy, có thể thấy một trong những thành tố quan trọng cấu thành trí tuệ cảm xúc của một đứa trẻ là khả năng nhận diện và thể hiện cảm xúc Nghĩa là trẻ nhận thận thức được cảm xúc của bản thân mình và người khác, biết được bản thân đang có cảm xúc gì? Nên làm gì để đối phó với chúng? Những điều trẻ làm
sẽ mang lại cho người khác cảm xúc gì?
Việc gọi tên và dán nhãn cảm xúc này có liên quan đến sự kết nối hệ thần kinh Đó là sự kết nối giữa hai hệ thần kinh giao tiếp ngôn từ và phi ngôn từ Trí não của trẻ kết nối hai hệ thống này chưa thật tốt Cơ thể của trẻ có thể cảm nhận được nỗi sợ hãi, gớm ghiếc và cả niềm vui trước khi bộ não nói về chúng Điều này có nghĩa là trẻ sẽ trải nghiệm những đặc tính sinh lý học cảm xúc trước khi biết được cảm xúc ấy là gì Như vậy, trẻ cần phải kết nối hai thần kinh này lại với nhau Các nhà nghiên cứu tin rằng học cách dán nhãn cảm xúc sẽ tạo ra sợi dây kết nối Sự kết nối này diễn ra càng sớm thì chúng ta sẽ chứng kiến những lợi ích của chúng cũng như chứng kiến những hành vi tự xoa dịu của trẻ
Theo Higgs và Dulewicz, nhận biết cảm xúc là “Khả năng tự thấu hiểu cảm xúc của một người và khả năng nhận ra cũng như kiểm soát những cảm xúc này
Trang 40theo cách mà người đó cảm nhận và có thể kiểm soát được Yếu tố này bao gồm
cả mức độ niềm tin của họ vào tác động của xúc cảm trong môi trường làm việc” Bản thân phải biết mình đang có những cảm xúc gì, có thể mô tả cho người khác hiểu những cảm xúc đó, truyền đạt rõ ràng các cảm xúc cho người khác Bên cạnh đó phải biết thấu cảm, đồng cảm, đánh giá đúng, truyền cảm hứng, khuyến khích và an ủi người khác Một yếu tố quan trọng nữa trong kỹ năng cảm nhận và thể hiện cảm xúc đó chính là biết làm chủ hay kiểm soát cảm xúc bản thân Khi kiểm soát được cảm xúc thì chúng ta có thể điều khiển hành động, kiểm soát sự kích động của cảm xúc, hạn chế được những hành động không mong muốn Làm chủ cảm xúc bản thân bao hàm cả việc điều chỉnh cảm xúc bản thân, hạn chế hoặc dập tắt những cảm xúc tiêu cực đồng thời tạo ra và duy trì những cảm xúc tích cực trong những tình huống nhất định đang diễn ra trong cảm xúc bản thân Qua đó có thể điều khiển cảm xúc của người khác: làm
họ bình tĩnh trở lại khi đang nóng giận, làm họ vui vẻ khi họ đang buồn… Một khi nhận ra cảm xúc thì có thể hiểu rõ cảm xúc đó là gì mà có cách thể hiện cho phù hợp Mỗi hành vi mà con người thể hiện trong cuộc sống phần lớn thông qua cảm xúc Để thể hiện được cảm xúc thì việc đầu tiên con người cần là cảm nhận được cảm xúc
Từ những phân tích trên theo chúng tôi, kỹ năng nhận diện và thể hiện cảm xúc ở trẻ 5-6 tuổi là khả năng nhận diện cảm xúc của chính mình và người khác, nhận thức một cách đầy đủ cảm xúc đó tác động đến mình và mọi người ra sao
Đó còn là khả năng điều chỉnh cảm xúc, khả năng nhận ra và hiểu rằng cảm xúc
có thể thay đổi và vì sao lại như vậy, từ đó có những thái độ, hành vi thể hiện ra bên ngoài phù hợp với hoàn cảnh cụ thể
1.3.1.2 Đặc điểm kỹ năng nhận diện và thể hiện cảm xúc của trẻ 5-6 tuổi
So với lứa tuổi trước, tình cảm của trẻ 5-6 tuổi thể hiện ngày càng mạnh mẽ
và sâu sắc Trẻ luôn mong muốn được người thân và bạn bè quan tâm, yêu thương và cũng rất sợ khi mọi người xa lánh Đồng thời, trẻ đã biết thể hiện sự quan tâm, chăm sóc khi người thân bị ốm, biết đồng cảm và quan tâm tới bạn