Rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn thể hiện cảm xúc về bài thơ lục bát cho học sinh lớp 6

138 5 0
Rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn thể hiện cảm xúc về bài thơ lục bát cho học sinh lớp 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

11 Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆCDẠY HỌC VIẾT ĐOẠN VĂN THỂ HIỆN CẢM XÚC VỀBÀI THƠ LỤC BÁT CHO HỌC SINH LỚP 6 .... Kĩ năng viết và rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn thể hiện

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ––––––––––––––––––––––––– TRẦN THỊ THU HƯƠNG RÈN LUYỆN KĨ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN THỂ HIỆN CẢM XÚC VỀ MỘT BÀI THƠ LỤC BÁT CHO HỌC SINH LỚP 6 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC THÁI NGUYÊN – 2023 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ––––––––––––––––––––––––– TRẦN THỊ THU HƯƠNG RÈN LUYỆN KĨ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN THỂ HIỆN CẢM XÚC VỀ MỘT BÀI THƠ LỤC BÁT CHO HỌC SINH LỚP 6 Ngành: Lí luận và phương pháp dạy học bộ môn Văn - Tiếng Việt Mã số: 8.14.01.11 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học: PGS TS NGUYỄN THỊ THU THỦY THÁI NGUYÊN – 2023 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi và được sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Nguyễn Thị Thu Thủy Các nội dung nghiên cứu, kết quả trong đề tài này là trung thực do chính tác giả thực hiện và không vi phạm đạo đức nghiên cứu Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá được chính tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi rõ trong phần tài liệu tham khảo Ngoài ra, trong luận văn còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá cũng như số liệu của các tác giả khác, cơ quan tổ chức khác đều có trích dẫn và chú thích nguồn gốc Tôi cam đoan đã thực hiện việc kiểm tra mức độ tương đồng luận vănn qua phần mềm Turnitin một cách trung thực và đạt mức độ tương đồng 25% Bản luận văn kiểm tra qua phần mềm là bản cứng đã nộp để bảo vệ trước hội đồng Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung luận văn của mình Trường Đại học Sư phạm- Đại học Thái Nguyên không liên quan đến những vi phạm tác quyền, bản quyền do tôi gây ra trong quá trình thực hiện (nếu có) Thái Nguyên, ngày 02 tháng 11 năm 2023 Tác giả Trần Thị Thu Hương i LỜI CẢM ƠN Với lòng cảm phục và kính trọng từ tận đáy lòng, tôi xin gửi lời tri ân sâu sắc nhất đến PGD-TS Nguyễn Thị Thu Thủy - người đã không quản vất vả ngày đêm tận tụy dìu dắt, chỉ bảo và định hướng cho tôi về khoa học để thực hiện đề tài này Tôi xin gửi tới các thầy cô Ban giám hiệu trường Đại học sư phạm - Đại Thái Nguyên, các thầy cô Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên cũng như các thầy cô đã tham gia giảng dạy khóa học 2021-2023 lời cảm ơn sâu sắc về công lao dạy dỗ trong suốt quá trình giáo dục, đào tạo của nhà trường Nhân dịp này tôi xin cảm ơn Trường THCS Thị trấn, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai; gia đình, bạn bè và người thân đã quan tâm, tạo điều kiện, động viên, cổ vũ để tôi có thể hoàn thành nhiệm vụ của mình Bản thân tôi đã rất nỗ lực để hoàn thiện hiện luận văn, tuy vậy có thể luận văn vẫn tồn tại những điều chưa thật sự phù hợp, chưa hoàn thiện Do đó, tôi mong muốn nhận được những lời góp ý, chỉ bảo, nhận xét của các thầy cô giáo cũng như các đồng nghiệp để luận văn được trọn vẹn và đầy đủ hơn nữa Tôi xin trân trọng cảm ơn! Thái Nguyên, ngày 30 tháng 10 năm 2023 Tác giả Trần Thị Thu Hương ii MỤC LỤC Lời cam đoan i Lời cảm ơn ii Mục lục iii Danh mục các chữ viết tắt iv Danh mục các bảng v MỞ ĐẦU 1 1 Lí do chọn đề tài 1 2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 5 3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 7 4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 8 5 Giả thuyết khoa học 8 6 Phương pháp nghiên cứu 8 7 Đóng góp của đề tài 10 8 Cấu trúc luận văn 10 NỘI DUNG 11 Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC DẠY HỌC VIẾT ĐOẠN VĂN THỂ HIỆN CẢM XÚC VỀ BÀI THƠ LỤC BÁT CHO HỌC SINH LỚP 6 11 1.1 Cơ sở lí luận 11 1.1.1 Văn biểu cảm và đoạn văn thể hiện cảm xúc 11 1.1.2 Đặc trưng của thể loại thơ lục bát 20 1.1.3 Kĩ năng viết và rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn thể hiện cảm xúc về bài thơ lục bát cho học sinh lớp 6 22 1.1.4 Dạy học viết đoạn văn thể hiện cảm xúc về thơ lục bát 25 1.1.5 Mối liên hệ giữa dạy học đọc hiểu và dạy học viết đoạn văn thể hiện cảm xúc trong chương trình THCS 27 1.1.6 Đặc điểm tâm lí của học sinh lớp 6 29 iii 1.2 Cơ sở thực tiễn 33 1.2.1 Thực trạng việc rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn thể hiện cảm xúc về bài thơ lục bát 33 1.2.2 Thực trạng kĩ năng viết đoạn văn thể hiện cảm xúc về thơ lục bát của học sinh lớp 6 40 Tiểu kết chương 1 49 Chương 2: BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN KĨ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN THỂ HIỆN CẢM XÚC VỀ BÀI THƠ LỤC BÁT CHO HỌC SINH LỚP 6 51 2.1 Nguyên tắc rèn kĩ năng viết đoạn văn thể hiện cảm xúc về thơ lục bát cho học sinh lớp 6 51 2.1.1 Bám sát mục tiêu, yêu cầu cần đạt của chương trình Ngữ văn lớp 6 năm 2018 51 2.1.2 Đảm bảo tích hợp và phân hóa đáp ứng nhu cầu phát triển năng lực của học sinh lớp 6 52 2.1.3 Đảm bảo phát huy năng lực ngôn ngữ, năng lực văn học và năng lực sáng tạo của học sinh lớp 6 53 2.1.4 Đảm bảo đúng quy trình viết và có sự tích hợp với hoạt động đọc hiểu 53 2.1.5 Đảm bảo gắn chủ đề và hoạt động viết với trải nghiệm thực tiễn của học sinh lớp 6 54 2.2 Các biện pháp rèn kĩ năng viết đoạn văn thể hiện cảm xúc về thơ lục bát cho học sinh lớp 6 55 2.2.1 Hướng dẫn học sinh xây dựng chất liệu cho hoạt động viết đoạn văn thể hiện cảm xúc về thơ lục bát 55 2.2.2 Hướng dẫn học sinh các bước viết đoạn văn thể hiện cảm xúc về thơ lục bát cho học sinh lớp 6 và thực hành viết một số đoạn 66 iv 2.3 Đánh giá kĩ năng viết đoạn văn thể hiện cảm xúc về thơ lục bát cho học sinh lớp 6 79 2.3.1 Nguyên tắc đánh giá 79 2.3.2 Công cụ đánh giá 80 Tiểu kết chương 2 82 Chương 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 83 3.1 Mục đích, đối tượng thực nghiệm 83 3.1.1 Mục đích thực nghiệm 83 3.1.2 Đối tượng thực nghiệm 83 3.2 Nội dung và phạm vi thực nghiệm 83 3.3 Tổ chức thực nghiệm 84 3.3.1 Chuẩn bị thực nghiệm 84 3.3.2 Quá trình thực nghiệm 86 3.4 Kết quả thực nghiệm 87 3.4.1 Kết quả đánh giá năng lực viết đoạn văn thể hiện cảm xúc về thơ lục bát 87 3.4.2 Nhận xét, đánh giá chung 93 Tiểu kết chương 3 94 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 95 TÀI LIỆU THAM KHẢO 97 PHỤ LỤC v DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TT Ký hiệu Nguyên nghĩa 1 ĐC Đối chứng 2 GV Giáo viên 3 HS Học sinh 4 HSTHCS Học sinh trung học cơ sở 5 LBBT Lục bát biến thể 6 NL Năng lực 7 NXB Nhà xuất bản 8 SGK Sách giáo khoa 9 TN Thực nghiệm 10 Tr Trang 11 GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo iv DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1 Sự thay đổi tích cực của HS khi lồng ghép nội dung thể hiện cảm xúc trong các tiết học 41 Bảng 1.2 Những khó khăn của HS khi thực hiện các bài tập biểu cảm 42 Bảng 1.3 Bảng đáng giá năng lực viết đoạn văn thể hiện cảm xúc về thơ của học sinh lớp 6 48 Bảng 3.1 Thông tin về lớp thực nghiệm và lớp đối chứng 83 Bảng 3.2 Kết quả bài viết đoạn văn biểu cảm về vẻ đẹp của quê hương đất nước qua bài ca dao “Công cha như núi Thái Sơn….” 87 Bảng 3.3 Kết quả bài viết đoạn văn biểu cảm về đoạn thơ “Công cha như núi ngất trời….” 88 v MỞ ĐẦU 1 Lí do chọn đề tài 1.1 Xuất phát từ yêu cầu đặt ra về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông ở môn Ngữ văn theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể do Bộ GD&ĐT ban hành tháng 12 năm 2018 quy định môn Ngữ văn là môn học bắt buộc từ lớp 6 đến lớp 12 Vì mang tính công cụ, tính thẩm mỹ nhân văn nên môn Ngữ văn sẽ hình thành và phát triển các năng lực quan trọng, cần thiết để học sinh học tập tốt các môn học khác, học suốt đời, có thể sống và làm việc hiệu quả Thông qua các hoạt động đọc, viết, nói và nghe, môn học này giúp học sinh có những cảm xúc lành mạnh và phát triển những phẩm chất cao đẹp, có đời sống tinh thần phong phú và có lối sống nhân ái, vị tha Mục tiêu, nội dung chương trình Ngữ văn được xây dựng theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực nên phương pháp dạy học cũng có nhiều đổi mới Quan điểm xây dựng chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn là các tri thức phổ thông cơ bản, nền tảng về văn học, giao tiếp, tiếng Việt được tích hợp vào hoạt động dạy học, viết, nói và nghe Tất cả các phẩm chất chủ yếu và năng lực cốt lõi nêu trong chương trình giáo dục phổ thông tổng thể đều được quan tâm trong dạy học và đánh giá thông qua các hoạt động đọc, viết, nói và nghe Nội dung dạy học vừa đáp ứng các yêu cầu giáo dục Ngữ văn vừa chú ý đến nhu cầu, sở thích của học sinh các cấp; tôn trọng kết quả tiếp nhận và tạo lập của học sinh, giúp học sinh thấy mối liên hệ, vai trò và tác dụng thiết thực của văn học, ngôn ngữ với đời sống của mỗi người học, khuyến khích và yêu cầu vận dụng những điều đã học vào cuộc sống Mục tiêu của dạy học Ngữ văn giai đoạn trước đây tập trung vào kiến thức, kĩ năng đầu vào Đó là mục tiêu coi trọng học sinh có được bao nhiêu kiến thức từ quá trình học môn Ngữ văn và có được bao nhiêu kĩ năng đã thành thạo vận dụng kiến thức đó trong các bài tập 1

Ngày đăng: 21/03/2024, 15:31

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan