1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác khuyến nông trên địa bàn tỉnh thái bình

116 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Với những yêu cầu đó, người nông dân, tổ hợp tác, hợp tác xã sản xuất nông nghiệp tại địa phương đang dần ý thức được việc sản xuất về quy mô, hàng hóa và áp dụng những tiến bộ kỹ thuật,

Trang 1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN TRỌNG BIÊN

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC KHUYẾN NÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI BÌNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP

THÁI NGUYÊN - 2023

Trang 2

NGUYỄN TRỌNG BIÊN

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC KHUYẾN NÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI BÌNH

Ngành: Kinh tế nông nghiệp Mã số ngành: 8.62.01.15

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP

Người hướng dẫn khoa học: TS HỒ VĂN BẮC

THÁI NGUYÊN - 2023

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo vệ lấy bất kỳ học vị nào

Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình

Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới TS HỒ VĂN BẮC đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Đại đại học Thái Nguyên, Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn - Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc, cán bộ công tác tại Trung tâm Khuyến nông tỉnh Thái Bình đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài

Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn thành luận văn./

Ngày tháng năm 2023

Tác giả luận văn

Nguyễn Trọng Biên

Trang 5

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT vii

TRÍCH YẾU LUẬN VĂN ix

THESIS ABSTRACT xii

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

4 Ý nghĩa khoa học 3

5 Ý nghĩa thực tiễn 3

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 4

1.1 Cơ sở lý luận về khuyến nông 4

1.1.1 Khái niệm về khuyến nông 4

1.1.2 Mục tiêu, nguyên tắc của khuyến nông 4

1.1.3 Chức năng của khuyến nông 5

1.1.4 Nội dung hoạt động khuyến nông 6

1.1.5 Chính sách khuyến nông 8

1.1.6 Các hiệu quả công tác khuyến nông 12

1.1.7 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng công tác khuyến nông 14

1.2 Cơ sở thực tiễn 15

1.2.1 Thực trạng hoạt động khuyến nông ở Việt Nam 15

1.2.2 Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả công tác khuyến nông ở một số địa phương 20

Trang 6

1.2.3 Bài học kinh nghiệm về nâng cao hiệu quả công tác khuyến nông trên

địa bàn tỉnh Thái Bình 26

1.2.4 Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến đề tài 27

Chương 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 29

2.1 Đặc điểm cơ bản của địa bàn tỉnh Thái Bình 29

2.1.1 Điều kiện tự nhiên 29

2.1.2 Điều kiện kinh tế 31

2.1.3 Điều kiện xã hội 36

2.1.4 Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của tỉnh Thái Bình ảnh hưởng đến công tác khuyến nông 37

2.2 Nội dung nghiên cứu 38

2.3 Phương pháp nghiên cứu 39

2.3.1 Chọn địa điểm nghiên cứu 39

2.3.2 Phương pháp thu thập số liệu 39

2.3.3 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu 40

2.4 Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá chất lượng công tác khuyến nông 41

2.4.1 Chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động của khuyến nông 41

2.4.2 Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động của khuyến nông 41

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 42

3.1 Thực trạng tổ chức khuyến nông trên địa bàn tỉnh Thái Bình 42

3.1.1 Căn cứ thành lập và cơ sở hạ tầng của trung tâm khuyến nông tỉnh Thái

Trang 7

3.2 Đánh giá kết quả thực hiện công tác khuyến nông tại tỉnh Thái Bình 50

3.2.1 Hoạt động tập huấn bồi dưỡng kỹ thuật 50

3.2.2 Hoạt động thông tin tuyên truyền 56

3.2.3 Hoạt động khảo nghiệm 59

3.2.4 Hoạt động công tác ứng dụng công nghệ vào sản xuất 62

3.2.5 Hoạt động xây dựng mô hình khuyến nông 66

3.2.6 Thực hiện các đề tài khoa học 77

3.2.7 Đánh giá của cán bộ khuyến nông 80

3.2.8 Đánh giá của người dân (đối tượng được hưởng lợi) 81

3.3 Đánh giá chung về tác động công tác khuyến nông của tỉnh Thái Bình 89 3.3.1 Tác động của công tác khuyến nông tới kinh tế của địa phương 89

3.3.2 Tác động của công tác khuyến nông tới xã hội của địa phương 90

3.3.3 Tác động của công tác khuyến nông tới môi trường của địa phương 91

3.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả công tác khuyến nông ở tỉnh Thái Bình 91

3.5 Giải pháp nâng cao chất lượng công tác khuyến nông trên địa bàn tỉnh Thái Bình 93

KẾT LUẬN 96

TÀI LIỆU THAM KHẢO 99 PHIẾU ĐIỀU TRA THÔNG TIN HỘ

Trang 8

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1 Cơ cấu sử dụng đất tại tỉnh Thái Bình năm 2021 31

Bảng 2.2 Cơ cấu phát triển kinh tế một số ngành tỉnh Thái Bình năm 2021 32

Bảng 2.3 Cơ cấu dân số, lao động tỉnh Thái Bình năm 2021 36

Bảng 3.1 Cơ cấu nguồn nhân lực Trung tâm Khuyến nông Thái Bình 44

Bảng 3.2 Một số lớp tập huấn nghiệp vụ khuyến nông giai đoạn năm 2019 - 2021 52

Bảng 3.3 Các hoạt động thông tin truyền thông giai đoạn 2019 - 2021 56

Bảng 3.4 Các hoạt động khảo nghiệm của Trung tâm Khuyến nông giai đoạn 2019 - 2021 59

Bảng 3.5 Các hoạt động ứng dụng công nghệ vào sản xuất giai đoạn 2019 - 2021 62

Bảng 3.6 Số mô hình được triển khai giai đoạn 2019 - 2021 66

Bảng 3.7 Các đề tài, dự án đã thực hiện năm 2019 - 2021 77

Bảng 3.8 Tổng hợp đánh giá của cán bộ Trung tâm Khuyến nông Thái Bình 80

Bảng 3.9 Các nguồn mà người nông dân tiếp cận với khuyến nông 84

Bảng 3.10 Đánh giá tỷ lệ tương tác giữa cán bộ khuyến nông với các huyện 85

Bảng 3.11 Tình trạng lao động trước và sau khi tham gia các HĐKN tại 3 huyện 86

Bảng 3.12 Tình hình thu nhập, tiêu dùng, tích lũy trung bình của các hộ/năm 2022 87

Bảng 3.13 Kết quả nhận xét đánh giá thực tế của nhân dân đối với các hoạt động khuyến nông 88

Trang 9

CNGSGC Chăn nuôi gia súc gia cầm CNTS Chăn nuôi thủy sản

CTVKN Cộng tác viên khuyến nông

FAO Tổ chức lương thực và nông nghiệp liên hợp quốc GAP Thực hành nông nghiệp tốt

GĐTT Giám đốc trung tâm

GRDP Tổng sản lượng trên địa bàn KNCB Khảo nghiệm cơ bản KNQG Khuyến nông Quốc Gia KNSX Khảo nghiệm sản xuất KNVCS Khuyế nông viên cơ sở LTTP Lương thực thực phẩm

Trang 10

TCLTTP Trông cây lương thực thực phẩm TOT Đào tạo kỹ năng

TT-BTC Thông tư – bộ Tài chính TTLT Thông tư liên tịch

UBNN Ủy ban nhân dân

Trang 11

TRÍCH YẾU LUẬN VĂN

1 Tên tác giả: Nguyễn Trọng Biên

2 Tên luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác khuyến nông trên địa bàn tỉnh Thái Bình

3 Ngành: Kinh tế nông nghiệp, Mã số: 8.62.01.15 4 Người hướng dẫn khoa học: TS Hồ Văn Bắc 5 Cơ sở đào tạo: Đại học Nông Lâm Thái Nguyên

Mục đích: Trong khi kinh tế nông nghiệp với hình thức còn nhỏ lẻ, manh mún, khoa học kỹ thuật còn yếu kém, cập nhập thông tin về thị trường còn hạn chế cũng là một rào cản với nền kinh tế nông nghiệp nước ta hiện nay nói chung và đối với tỉnh Thái Bình nói riêng khó có cơ hội cạnh tranh với nền kinh tế thị trường Với những yêu cầu đó, người nông dân, tổ hợp tác, hợp tác xã sản xuất nông nghiệp tại địa phương đang dần ý thức được việc sản xuất về quy mô, hàng hóa và áp dụng những tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới là tiền đề quyết định trong việc nâng cao hiệu quả về năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp, do đó yêu cầu về kiến thức, áp dụng công nghệ mới là rất cần thiết đòi hỏi công tác khuyến nông phải có nhiều cải tiến để theo kịp tình hình phát triển hiện nay Xuất phát từ yêu cầu thực tế trên, tôi chọn đề tài “Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác khuyến nông trên địa bàn tỉnh Thái Bình” để nghiên cứu nhằm đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác khuyến nông đáp ứng nhu cầu phát triển nông nghiệp của tỉnh Thái Bình trong giai đoạn hiện nay

Mục tiêu nghiên cứu: (1) Hệ thống hóa lý luận về các hoạt động khuyến nông và chất lượng công tác khuyến nông (2) Phân tích đánh giá thực trạng các hoạt động và chất lượng công tác khuyến nông trên địa bàn tỉnh Thái Bình (3) Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến các hoạt động và chất lượng công tác khuyến nông trên địa bàn tỉnh Thái Bình (4) Đề xuất những giải

Trang 12

pháp phù hợp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác khuyến nông tỉnh Thái Bình

Phương pháp nghiên cứu: Trong nghiên cứu này tôi sử dụng số liệu thứ cấp và sơ cấp để đưa ra các phân tích nhận định Trong đó số liệu thứ cấp thu thập từ nguồn báo cáo, văn bản liên quan đến công tác Khuyến nông Số liệu sơ cấp được thu thập bằng phiếu điều tra chọn 60 hộ dân đã có tham gia chương trình, công tác Khuyến nông và 63 cán bộ Trung tâm Khuyến nông Thái Bình để phỏng vấn trực tiếp thông qua việc trả lời bảng câu hỏi Cụ thể: huyện 20 Quỳnh Phụ: 20 hộ; huyện Vũ Thư: 20 hộ; huyện Kiến Xương tỉnh Thái Bình để điều tra, phỏng vấn

Kết quả nghiên cứu: Trong giai đoạn vừa qua (2019-2021) trung tâm khuyến nông đã tập chung xây dựng các mô hình ứng dụng công nghệ vào cao, theo hướng hữu cơ, vietGAP, những mô hình trình diễn năng xuất và chất lượng thích ứng với sự biến đổi của thời tiết, khí hậu giúp cho các hộ tham gia thấy được hiệu quả của ứng dụng quy trình kỹ thuật mới vào sản xuất giúp người sản xuất giảm chi phí lao động và tăng nguồn thu nhập từ những sản phẩm tạo ra Từ đo lan tỏa nhân rộng các mô hình sản xuất giúp bà con địa phương chuyển đổi cơ cấu cây trồng con vật nuôi, tăng thu nhập… Qua điều tra hộ, tổng giá trị sản lượng của nhóm hộ trước và sau khi tham gia HDDKN cho thấy trước khi tham gia thu nhâp của người sản xuất nông nghiệp chỉ ở mức 79.349.816,1 đồng và sau khi tham gia HĐKN thu nhập trong sản xuất nông nghiệp đã tăng lên là 86.597.857 đồng, trước và sau khi tham gia HDKN chênh lệch nhau 7.248.040,9 đồng

Kết luận: Với những thực trạng hoạt động của Trung tâm khuyến nông tỉnh Thái Bình nêu trên, với mong muốn có thể tìm thêm một số giải pháp nhà thực hiện các hoạt động khuyến nông trên địa bàn tỉnh Thái Bình một cách có hiệu quả, từ đó nâng cao nguồn thu nhâp, đời sống sinh hoạt cho bà con nông dân góp phần chuyển biến phát triển kinh tế nông nghiệp của địa phương Để

Trang 13

khắc phục một số những hạn chế đã nêu trên và nhằm thúc đẩy các hoạt động khuyến nông của tỉnh nhà trong thời gian tới đạt nhiều hiệu quả cao hơn, tôi xin khuyến nghị với các cấp ngành có liên quan tiếp tục quan tâm tới những hoạt động của Trung tâm Khuyến nông cụ thể như sau: (1) Đưa các chính sách, cơ chế hỗ trợ cho hoạt động khuyến nông viên cơ sở (2) Đào tạo cán bộ khuyến nông viên cơ sở để đáp ứng nhu cầu của công việc đề ra (3) Thường xuyên cho cán bộ khuyến nông đi học, bồi dưỡng những tiến bộ kỹ thuật mới trong sản xuất nông nghiệp

Trang 14

THESIS ABSTRACT

1 Author's name: Nguyen Trong Bien

2 Thesis title: Solutions to improve the effectiveness of agricultural

extension work in Thai Binh province

3 Industry: Agricultural economics, Code: 8.62.01.15 4 Scientific instructor: PhD Ho Van Bac

5 Training facility: Thai Nguyen University of Agriculture and Forestry

science and technology are still weak, update market information The limitation is also a barrier for our country's current agricultural economy in general and for Thai Binh province in particular, making it difficult to compete with the market economy With those requirements, farmers, cooperative groups, and local agricultural production cooperatives are gradually becoming aware of production in terms of scale and goods and applying new technical advances and technologies is a decisive premise in improving the efficiency of productivity and quality of agricultural products, therefore the requirement for knowledge and application of new technology is essential, requiring many improvements in agricultural extension work to keep up with current developments Based on the above practical requirements, I chose the topic "Solutions to improve the effectiveness of agricultural extension work in Thai Binh province" to research to propose solutions to improve the effectiveness of agricultural extension work to meet the needs of agricultural extension work agricultural development needs of Thai Binh province in the current period

Trang 15

Research objectives: (1) Systematize theory on agricultural extension activities and the quality of agricultural extension work (2) Analyze and evaluate the current status of activities and quality of agricultural extension work in Thai Binh province (3) Identify factors affecting activities and quality of agricultural extension work in Thai Binh province (4) Propose appropriate solutions to contribute to improving the effectiveness of agricultural extension work in Thai Binh province

make analytical observations Secondary data is collected from reports and documents related to agricultural extension work Primary data was collected by survey questionnaire, selecting 60 households who have participated in agricultural extension programs and work and 63 staff of Thai Binh Agricultural Extension Center for direct interviews through answering questionnaires Specifically: Quynh Phu District: 20 households; Vu Thu district: 20 households; Kien Xuong district, Thai Binh province for investigation and interviews

extension center has focused on building high-technology application models, following organic, vietGAP, productivity and quality demonstration models adapting to changes in weather and climate helps participating households see the effectiveness of applying new technical processes to production, helping producers reduce labor costs and increase income from created products From spreading and replicating production models to help local people change the structure of crops and livestock, increase income Through household surveys, the total output value of the household group before and after participating in agricultural extension guidance shows that before participating, the income of agricultural producers was only 79,349,816.1

Trang 16

VND and after participating Participating in agricultural extension guidance, the income in agricultural production increased to 86,597,857 VND, the difference between before and after participating in agricultural extension guidance was 7,248,040.9 VND

Extension Center of Thai Binh province mentioned above, we hope to find some more solutions to effectively implement agricultural extension activities in Thai Binh province, thereby improving income sources and daily life for farmers, contributing to the transformation of local agricultural economic development To overcome some of the limitations mentioned above and to promote the province's agricultural extension activities in the coming time to be more effective, I would like to recommend that relevant sectors and branches continue to pay attention to The specific activities of the Agricultural Extension Center are as follows: (1) Providing policies and support mechanisms for grassroots agricultural extension activities (2) Training grassroots agricultural extension officers to meet the needs of proposed work (3) Regularly send agricultural extension officers to study and foster new technical advances in agricultural production

Trang 17

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Hệ thống khuyến nông nhà nước Việt Nam chính thức thành lập theo Quyết định 13/CP ngày 02/3/1993 của thủ Tuớng Chính phủ Qua gần 30 năm xây dựng và phát triển hệ thống khuyến nông đã và đang khẳng định vị thế quan trọng của mình trong chiến lược thúc đẩy phát triển nông nghiệp nông thôn ở nước ta Trong những năm qua, hệ thống Khuyến nông nước ta đã không ngừng phát triển, đã trở thành cầu nối trong chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất, cơ chế chính sách, giá cả thị trường… nhằm giúp bà con nông dân phát triển sản xuất, cải thiện thu nhập, từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần người dân khu vực nông thôn Đặc biệt, hệ thống khuyến nông bằng nhiều hình thức hoạt động đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến tiến bộ kỹ thuật, xây dựng và nhân rộng mô hình công nghệ tiên tiến, công nghệ mới, xây dựng những trang trại, gia trại, cánh đồng có hiệu quả kinh tế cao Cụ thể: tập trung vào các lĩnh vực xây dựng mô hình, tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật, đào tạo nghề, tuyên truyền và nhân rộng mô hình đã góp phần thúc đẩy nền nông nghiệp phát triển, nâng cao dân trí và đã có những đóng góp quan trọng vào những thành tựu phát triển kinh tế nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới Bằng nhiều phương pháp, nhiều hình thức, hệ thống khuyến nông đã thường xuyên thông tin, tuyên truyền, mở các lớp tập huấn chuyển tải những chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước, chuyển tải thông tin về giá cả thị trường và hướng dẫn nông dân thực hiện quy trình kỹ thuật sản xuất thâm nông nghiệp

Đối với tỉnh Thái Bình là 1 tỉnh thuộc đồng bằng châu thổ Sông Hồng, là một tỉnh có 100% đồng bằng người dân phát triển kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, tính đến tháng 12/2021 tỉnh Thái Bình có tổng diện tích đất giao trồng hàng năm đặt 219,9 nghìn ha, diện tích đất lâm nghiệp 5.529,1 ha, tổng sản lượng dánh bắt và nuôi trồng thủy sản ước đạt 271,1 nghìn tấn,

Trang 18

chăn nuôi gia súc gia cầm ước tính đàn trâu, bò đạt 57,8 nghìn con, đàn lợn khoảng 689,3 nghìn con, đàn gia cầm đạt 14 triệu con Tuy rằng phát triển nông nghiệp ở tỉnh Thái Bình được coi là trọng tâm nhưng hình thức canh tác của bà con vẫn còn mang tính kinh nghiệm truyền thống, sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, khoa học kỹ thuật còn yếu kém, cập nhập chứa phát huy được lợi thế của vùng Chính vì vậy, công tác khuyến nông đối với tỉnh Thái Bình là hết sức quan trọng Trong những năm gần đây công tác khuyến nông đã có nhiều cố gắng để giúp đỡ nâng cao năng suất, chất lượng, số lượng giống cây trồng, con vật nuôi, thường xuyên có các bài biết, bản tin và mở các lớp tập huấn kỹ thuật sản xuất, tích cực tìm hiểu, khảo nghiệm đưa các ứng dụng khoa học, kỹ thuật mới vào sản xuất góp phần nâng cao thu nhập cho người dân Tuy nhiên về hoạt động công tác khuyến nông tại tỉnh Thái Bình vẫn còn nhiều hạn chế: nguồn nhân lực cho công tác khuyến nông con thiếu và yếu, nhận thức về khuyến nông của người nông dân hộ sản xuất còn kém, số buổi tập huấn, đào tạo giáo dục về kỹ năng sản xuất phát triển nông nghiệp, về thị trường còn ít chưa đáp ứng nhu cầu sản xuất của người nông dân, hộ sản xuất và chưa phát huy được lợi thế, tài nguyên có sẵn của địa phương

Xuất phát từ yêu cầu thực tế trên, tôi chọn đề tài “Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác khuyến nông trên địa bàn tỉnh Thái Bình” để nghiên cứu nhằm đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác khuyến nông đáp ứng nhu cầu phát triển nông nghiệp của tỉnh Thái Bình trong giai đoạn hiện nay

2 Mục tiêu nghiên cứu

Hệ thống hóa lý luận về các hoạt động khuyến nông

Phân tích đánh giá thực trạng các hoạt động khuyến nông trên địa bàn tỉnh Thái Bình

Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến các hoạt động khuyến nông trên địa bàn tỉnh Thái Bình

Đề xuất những giải pháp phù hợp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác khuyến nông tỉnh Thái Bình

Trang 19

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài

Chất lượng công tác khuyến nông trên địa bàn tỉnh Thái Bình

Phạm vi nghiên cứu

* Phạm vi về nội dung:

Phân tích thực trạng các hoạt động khuyến nông; xác định các yếu tố ảnh hưởng và đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác khuyến nông trên địa bàn tỉnh Thái Bình

* Phạm vi về không gian:

Đề tài nghiên cứu các hoạt động khuyến nông và chất lượng công tác khuyến nông tại tỉnh Thái Bình

* Phạm vi về thời gian:

Các số liệu nghiên cứu của đề tài được thu thập từ năm 2019 đến 2021

4 Ý nghĩa khoa học

Củng cố và nâng cao những kiến thức từ cơ sở đến chuyên môn đã được học trên ghế nhà trường và vận dụng những kiến thức đó vào thực tiễn

Nâng cao các kỹ năng về thu thập số liệu và sử lý thông tin Là tài liệu tham khảo cho nhà trường và cơ quan trong ngành

5 Ý nghĩa thực tiễn

Phân tích đánh giá thực trạng hoạt động và chất lượng công tác khuyến nông trên địa bàn tỉnh Thái Bình

Đề xuất những giải pháp phù hợp nhằm góp phần nâng cao chất lượng công tác khuyến nông tỉnh Thái Bình

Kết quả nghiên cứu của đề tài làm tài liệu tham khảo cho trung tâm khuyến nông tỉnh Thái Bình và các cấp lãnh đạo đưa ra các chính sách phù hợp nhằm thúc đẩy công tác khuyến nông trong thời gian tới

Trang 20

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.1 Cơ sở lý luận về khuyến nông

1.1.1 Khái niệm về khuyến nông

Căn cứ vào nghị định Số: 83/2018/NĐ-CP về hoạt động khuyến nông: Khuyến nông là hoạt động chuyển giao những tiến bộ kỹ thuật, thông tin, tuyên truyền những kiến thức và đào tạo tay nghề cho người nông dân với mục đích nhằm nâng cao năng lực và hiệu quả sản xuất, kinh doanh nông nghiệp, bảo vệ môi trường và xây dựng nông thôn mới

1.1.2 Mục tiêu, nguyên tắc của khuyến nông

Căn cứ vào nghị định số 83/2018/NĐ-CP về hoạt động khuyến nông

+ Mục tiêu khuyến nông:

− Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp để tăng thu nhập, giảm nghèo, làm giàu, thích ứng với các điều kiện sinh thái, khí hậu và thị trường thông qua các nội dung, hình thức, phương thức hoạt động khuyến nông

− Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng phát

triển sản xuất hàng hóa, nâng cao năng suất, chất lượng, an toàn thực phẩm đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu; thúc đẩy tiến trình cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, gắn với xây dựng nông thôn mới; tăng cường khả năng chống chịu thiên tai; bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, ổn định kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường

− Huy động nguồn lực từ các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài tham gia chuyển giao công nghệ trong nông nghiệp

+ Nguyên tắc của hoạt động khuyến nông

− Xuất phát từ nhu cầu của sản xuất, thị trường và định hướng phát triển nông nghiệp của Nhà nước

Trang 21

− Phát huy vai trò chủ động, tích cực, tự nguyện và trách nhiệm giải trình của các tổ chức, cá nhân trong hoạt động khuyến nông

− Dân chủ, công khai, có sự giám sát của cộng đồng và sự quản lý của Nhà nước

− Nội dung, hình thức, phương thức hoạt động khuyến nông phù hợp với từng địa bàn và nhóm đối tượng người sản xuất, cộng đồng dân tộc khác nhau

− Tiến bộ kỹ thuật, công nghệ chuyển giao phải được cấp có thẩm quyền công nhận hoặc chấp thuận

− Liên kết chặt chẽ giữa cơ quan quản lý, cơ sở nghiên cứu khoa học, các doanh nghiệp với nông dân và giữa nông dân với nông dân

− Xã hội hóa hoạt động khuyến nông, đa dạng hóa dịch vụ khuyến nông để huy động nguồn lực từ các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài tham gia hoạt động khuyến nông

− Ưu tiên hoạt động khuyến nông ở địa bàn khó khăn, đặc biệt khó khăn

− Ưu tiên phụ nữ, người dân tộc thiểu số; tổ chức có tỷ lệ cao về nữ hoặc người dân tộc thiểu số tham gia hoạt động khuyến nông

1.1.3 Chức năng của khuyến nông

− Đào tạo,tập huấn: tổ chức các lớp tập huấn về kỹ thuật sản xuất, tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh nông nghiệp, bồi dưỡng kiến thức về chính sách, pháp luật, thị trường, phòng tránh và giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai, dịch hại cho các đối tượng nhận chuyển giao công nghệ

− Thông tin và tuyên truyền: xử lý, chon lựa các thông tin phù hợp và cần thiết từ các nguồn thông tin khác nhau đáng tin cậy để chia sẻ phổ biến cho nông dân học tập và làm theo

− Thiết lập cơ chế hỗ trợ: Hỗ trợ nông dân về các kinh nghiệm quản lý kinh tế hộ gia đình, phát triển sản xuất quy mô trang trại; tìm kiếm và cung

Trang 22

cấp cho nông dân các thông tin về cây/con giống tốt, giá cả tốt và thị trường tiêu thụ sản phẩm đáng tin cậy

− Có cơ chế khuyến khích: Thúc đẩy, tạo điều kiện cho người nông dân đề xuất các ý tưởng, sáng kiến và thực hiện thành công các ý tưởng sáng kiến của họ Bên cạnh đó, cần phải lắng nghe, hướng dẫn, giúp nông dân giải quyết các vấn đề đang gặp khó khăn trong trồng trọt, chăn nuôi Phối hợp với nông dân tổ chức các thử nghiệm phát triển kỹ thuật mới, hoặc thử nghiệm kiểm tra tính phù hợp của kết quả nghiên cứu trên hiện trường, từ đó làm cơ sở cho việc khuyến khích lan rộng

− Cơ chế giám sát và đánh giá hoạt động khuyến nông: đây là phương

thức để người dân nâng cao tính tự chủ trong công tác khuyến nông, chủ động đánh giá kết quả sau mỗi mùa vụ nhằm rút ra kinh nghiệm, cải tiến phương thức sản xuất để vụ thu hoạch sau cao hơn vụ trước

1.1.4 Nội dung hoạt động khuyến nông

Căn cứ vào nghị định số 83/2018/NĐ-CP của Chính Phủ về hoạt động khuyến nông Việt Nam hiện nay

1.1.4.1 Bồi dưỡng, tập huấn và đào tạo

+ Nội dung hoạt động

− Đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, phương pháp, kỹ năng khuyến nông, bồi dưỡng kiến thức về chính sách, pháp luật cho các đối tượng chuyển giao công nghệ quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định này;

− Tập huấn về kỹ thuật sản xuất, tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh

nông nghiệp, bồi dưỡng kiến thức về chính sách, pháp luật, thị trường, phòng tránh và giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai, dịch hại cho các đối tượng nhận chuyển giao công nghệ quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định này

+ Phương thức thực hiện

− Tổ chức khóa học ngắn hạn gắn lý thuyết với thực hành; − Tổ chức lớp học tại hiện trường;

Trang 23

− Đào tạo từ xa trên truyền thanh, truyền hình, trang thông tin điện tử khuyến nông;

− Khảo sát học tập trong và ngoài nước;

− Các phương thức bồi dưỡng, tập huấn, đào tạo khác theo quy định của

pháp luật hiện hành

1.1.4.2 Thông tin tuyên truyền

+ Nội dung hoạt động

− Tuyên truyền chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà

nước về nông nghiệp, nông dân, nông thôn và khuyến nông;

− Phổ biến quy trình sản xuất, tiến bộ kỹ thuật, mô hình sản xuất kinh

doanh hiệu quả, điển hình tiên tiến trong lĩnh vực nông nghiệp và hoạt động khuyến nông;

− Thông tin thị trường, giá cả nông sản, vật tư nông nghiệp, lịch nông vụ, phòng tránh và giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai, dịch hại;

− Xây dựng mạng lưới thông tin truyền thông khuyến nông để tư vấn, chuyển giao công nghệ và tiếp nhận thông tin phản hồi từ thực tế sản xuất

+ Phương thức thực hiện

− Qua hệ thống truyền thông đại chúng;

− Xuất bản tạp chí, tài liệu và các loại ấn phẩm khuyến nông;

− Tổ chức các sự kiện khuyến nông: hội nghị, hội thảo, hội thi, hội chợ, triển lãm, tham quan học tập, diễn đàn, tọa đàm;

− Bản tin, trang thông tin điện tử khuyến nông;

− Các phương thức truyền thông khác theo quy định của pháp luật hiện hành

1.1.4.3 Xây dựng và nhân rộng mô hình

+ Nội dung hoạt động

− Xây dựng mô hình trình diễn áp dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ phù hợp với từng địa phương, nhu cầu của sản xuất và định hướng phát triển của ngành;

Trang 24

− Chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, công nghệ từ các mô hình trình diễn, điển hình sản xuất tiên tiến ra diện rộng

+ Phương thức thực hiện

− Tổ chức lựa chọn địa điểm, đối tượng tham gia, cung cấp giống, vật

tư, thiết bị hỗ trợ và các nội dung cần thiết theo yêu cầu của mô hình;

− Tổ chức trình diễn, giới thiệu tiến bộ kỹ thuật, công nghệ của mô hình; − Tổ chức đào tạo, hướng dẫn áp dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ;

− Tổ chức tham quan, hội nghị, hội thảo đầu bờ để đánh giá hiệu quả và khả năng áp dụng của tiến bộ kỹ thuật, công nghệ tại mô hình;

− Tổ chức thông tin tuyên truyền, phổ biến để chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, công nghệ ra diện rộng

+ Ưu tiên xây dựng và nhân rộng các mô hình sau:

− Mô hình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt; mô hình sản xuất có chứng nhận; mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ; mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị gắn với tiêu thụ sản phẩm; mô hình sản xuất nông nghiệp kết hợp du lịch sinh thái;

− Mô hình ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp;

− Mô hình tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh nông nghiệp hiệu quả và bền vững;

− Mô hình sản xuất nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu, phòng tránh và giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai, dịch hại, bảo vệ môi trường;

− Mô hình phát triển sản xuất để giảm nghèo bền vững cho các đối tượng yếu thế ở địa bàn khó khăn, đặc biệt khó khăn;

− Các mô hình khác theo nhu cầu của sản xuất, thị trường và định hướng phát triển của ngành, địa phương

1.1.5 Chính sách khuyến nông

Căn cứ Nghị định số 83/2018/NĐ-CP về khuyến nông, ngày 04/11/2019 Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 75/2019/TT-BTC về việc Quy định quản lý, sử dụng kinh phí sự nghiệp từ nguồn ngân sách nhà nước

Trang 25

thực hiện hoạt động khuyến nông Các đối tượng được áp dụng là tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động khuyến nông và chuyển giao công nghệ trong nông nghiệp tại Việt Nam; Cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động khuyến nông Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2020 và thay thế thông tư 183/2010/TTLT-BTC-BNN ngày 15/11/2010

1.1.5.1 Chính sách bồi dưỡng, tập huấn và truyền nghề

+ Đối tượng nhận chuyển giao công nghệ

Được hỗ trợ tối đa 100% các khoản chi phí tài liệu, tiền ăn, đi lại, nơi ở trong thời gian tham dự đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng, khảo sát học tập khuyến nông theo quy định hiện hành

+ Đối tượng chuyển giao công nghệ

− Được hỗ trợ tối đa 100% các khoản chi phí tài liệu, đi lại, tiền ăn, nơi ở trong thời gian tham dự đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng, khảo sát học tập khuyến nông theo quy định hiện hành;

− Người trực tiếp tham gia giảng dạy, trợ giảng, hướng dẫn tham quan, tổ chức lớp học được hưởng 100% các chế độ theo quy định hiện hành;

− Ưu tiên đào tạo cho cán bộ khuyến nông là nữ, người dân tộc thiểu số

1.1.5.2 Chính sách thông tin tuyên truyền

1 Ngân sách nhà nước hỗ trợ tối đa 100% kinh phí xây dựng nội dung tuyên truyền khuyến nông trên các phương tiện thông tin đại chúng, xuất bản tạp chí, tài liệu, ấn phẩm khuyến nông, tổ chức sự kiện khuyến nông (hội nghị, hội thảo, hội thi, hội chợ, triển lãm, diễn đàn, tọa đàm), xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu thông tin khuyến nông và các hình thức thông tin tuyên truyền khuyến nông khác

2 Đối tượng chuyển giao, đối tượng nhận chuyển giao công nghệ khi tham dự các sự kiện khuyến nông được hỗ trợ chi phí tài liệu, đi lại, tiền ăn, nơi ở theo quy định hiện hành

1.1.5.3 Chính sách xây dựng và nhân rộng mô hình

+ Chính sách hỗ trợ xây dựng mô hình trình diễn

Trang 26

− Mô hình trình diễn ở địa bàn khó khăn, đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo, địa bàn bị ảnh hưởng của thiên tai, dịch hại, biến đổi khí hậu theo công bố của cấp có thẩm quyền được hỗ trợ tối đa 100% chi phí về giống, thiết bị, vật tư thiết yếu để xây dựng mô hình;

− Mô hình trình diễn ở địa bàn trung du, miền núi, bãi ngang được hỗ trợ

tối đa 70% chi phí về giống, thiết bị, vật tư thiết yếu để xây dựng mô hình;

− Mô hình trình diễn ở địa bàn đồng bằng được hỗ trợ tối đa 50% chi phí về giống, thiết bị, vật tư thiết yếu để xây dựng mô hình;

− Mô hình ứng dụng công nghệ cao được hỗ trợ tối đa 40% tổng kinh phí thực hiện mô hình (đối với tất cả các địa bàn);

− Mô hình tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh nông nghiệp được hỗ trợ tối đa 100% kinh phí thực hiện mô hình nhưng không quá 100 triệu đồng/mô hình (đối với tất cả các địa bàn);

− Hỗ trợ tối đa 100% chi phí chứng nhận cơ sở sản xuất thực phẩm an toàn, cơ sở an toàn dịch bệnh khi tham gia xây dựng mô hình theo quy định hiện hành (đối với tất cả các loại mô hình)

+ Chính sách nhân rộng mô hình

Ngân sách nhà nước hỗ trợ tối đa 100% kinh phí tổ chức đào tạo, tập huấn, thông tin tuyên truyền, hội nghị, hội thảo, tham quan học tập để nhân rộng mô hình

1.1.5.4 Chính sách khuyến khích hoạt động tư vấn và dịch vụ khuyến nông

1 Tổ chức, cá nhân hoạt động khuyến nông được tham gia tư vấn và dịch vụ khuyến nông quy định tại Điều 9 Nghị định số 83/2018/NĐ-CP về khuyến nông, ngày 04/11/2019 và theo quy định của pháp luật hiện hành

2 Tổ chức, cá nhân hoạt động tư vấn và dịch vụ khuyến nông được ưu tiên thuê đất, vay vốn ưu đãi, miễn, giảm thuế, lệ phí theo quy định của pháp luật hiện hành

Trang 27

3 Chi phí dịch vụ, tư vấn khuyến nông do các bên thỏa thuận Việc quản lý, sử dụng các khoản thu từ dịch vụ, tư vấn khuyến nông theo quy định của pháp luật hiện hành

1.1.5.5 Xã hội hóa khuyến nông, chuyển giao công nghệ trong nông nghiệp

+ Các tổ chức, cá nhân tham gia xã hội hóa hoạt động khuyến nông, chuyển giao công nghệ trong nông nghiệp được hưởng các chính sách sau:

− Được vinh danh, quảng bá, giới thiệu sản phẩm thuộc quyền sở hữu của tổ chức, cá nhân khi thực hiện hoạt động khuyến nông, chuyển giao công nghệ có hiệu quả, có tác động tốt đến sản xuất kinh doanh nông nghiệp;

− Được cơ quan quản lý nhà nước về khuyến nông hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi khi tham gia hoạt động khuyến nông, chuyển giao công nghệ trong nông nghiệp;

− Được hưởng các chính sách ưu đãi về thuế, lệ phí, vay vốn, thuê đất và các chính sách khác theo quy định của pháp luật hiện hành

+ Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân tham gia xã hội hóa hoạt động khuyến nông, chuyển giao công nghệ trong nông nghiệp:

− Giống cây trồng, vật nuôi, vật tư, máy móc, thiết bị nông nghiệp chuyển giao phải được công nhận tiến bộ kỹ thuật hoặc được phép sản xuất, kinh doanh, sử dụng, lưu hành theo quy định của pháp luật;

− Khi chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, công nghệ phải có hướng dẫn cụ thể về tính năng, tác dụng của tiến bộ kỹ thuật, công nghệ;

− Chịu trách nhiệm trước pháp luật và bồi thường thiệt hại do việc chuyển giao, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ gây ra (trừ trường hợp bất khả kháng);

− Trước khi thực hiện tối thiểu 15 ngày, gửi văn bản báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về khuyến nông tại địa bàn Nội dung báo cáo gồm: tên tiến bộ kỹ thuật, công nghệ chuyển giao, sản phẩm được phép sản xuất, kinh

Trang 28

doanh, sử dụng, lưu hành kèm theo hướng dẫn sử dụng; nội dung hoạt động; thời gian, địa điểm thực hiện; đối tượng nhận chuyển giao; cam kết trách nhiệm theo quy định tại điểm c khoản này

+ Trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về khuyến nông:

− Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo, cơ quan quản lý nhà nước về khuyến nông có trách nhiệm kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ theo quy định tại khoản 2 Điều này; trường hợp không hợp lệ hoặc không phù hợp với chủ trương, nhu cầu, điều kiện của địa phương thì phải có văn bản gửi tổ chức, cá nhân nêu rõ lý do;

− Chủ động kiểm tra, giám sát hoạt động khuyến nông, chuyển giao công nghệ trong nông nghiệp của các tổ chức, cá nhân thực hiện trên địa bàn

1.1.6 Các hiệu quả công tác khuyến nông

1.1.6.1 Hiệu quả kinh tế

Trong như năm vừa qua công tác về hoạt động khuyến nông đạt nhiều hiệu quả về kinh tế như: tăng năng xuất cây trồng, con vật nuôi Mang lại hiệu quả kinh tế cao, tiếp kiệm chi phí đầu tư, về nguồn lao động nhân công sản xuất nhờ áp dụng các mô hình đem lại hiệu quả thiết thực “mô hình nuôi thỏ thương phẩm”, “ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất cá trắm đen mylopharyngodonpiceus (richardson 1846) tại Thái Bình”, “xây dựng mô hình trồng ngô sinh khối tạo nguồn nguyên liệu cho chăn nuôi có liên kết tiêu thụ sản phẩm”… Từ đó thấy được năng suất của công nghệ mới cũng tăng cao so với công nghệ cũ; lợi nhuận thu được do áp dụng công nghệ mới cũng tăng theo do có sự suy tính, cân nhắc khoa học

1.1.6.2 Hiệu quả xã hội

Cùng với sự hiệu quả nhanh chóng của kinh tế thì hiệu quả về xã hội cũng được thay đổi rõ rệt theo một hướng tích cực Nhờ có công tác khuyến nông với bà con nông dân thông qua các lớp tập huấn, chuyển giao khoa học công nghệ, chuyển giao kỹ thuật…bà con thay đổi nhận thức về việc phát

Trang 29

triển kinh tế nông, lâm, ngư nghiệp và đã giúp nông dân cải thiện cuộc sống, tăng nguồn thu nhập, tăng chất lượng cuộc sống, giảm tỷ lệ hộ nghèo…

Do được chuyển giao khoa học kỹ thuật cho bà con nông dân đã phần nào làm giảm tỷ lệ thất nghiệp, tăng tỷ lệ lao động có trình độ kỹ thuật khoa học mới Từ đó giúp bà con tiếp cận với công nhẹ mới xóa bỏ các kỹ thuật lạc hậu, cổ hủ và tỷ lệ thóat nghèo tăng, từng bước xóa đói giảm nghèo và hướng tới không còn hộ nghèo trong tương lai

Với định hướng mục tiêu trên, đòi hỏi phải tăng số lượng khuyến nông viên cơ sở và thành lập ra nhiều tổ chức khuyến nông viên cộng đồng để số lượng lớn người sản xuất nông nghiệp tham gia các tổ chức này và cùng nhau chia sẻ các kiến thức, bài học kinh nghiệm trong việc sản xuất nông nghiệp giúp kinh tế nông nghiệp của địa phương ngày càng phát triển

1.1.6.3 Hiệu quả về môi trường

Bên cạnh việc liên tục đổi mới về tiến bộ khoa học kỹ thuật hiện nay, yêu cầu người nông dân, tổ hợp tác, hợp tác xã sản xuất nông nghiệp… khi đưa vào áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp phải tìm hiểu, nghiên cứu, cân nhắc sao cho không chỉ phù hợp với tình hình phát triển của địa phương mà phù hợp với việc đảm bảo vệ sinh môi trường sống, môi trường sinh thái Chính vì thế hoạt động của khuyến nông đã tư vấn giúp cho người nông dân, hộ sản xuất, tổ hợp tác… thay đổi nhận thức về việc bảo vệ môi trường như: thay bằng sử dụng những phân bón hóa học, các loại thuốc bảo vệ thực vật hóa học bằng những loại phân bón hữu cơ và các thuốc vi sinh hữu cơ bảo vệ cho cây trồng và phòng trừ sâu bệnh, các khu chăn nuôi chuồng trại con vật nuôi sử dụng những sản phẩm vi sinh, hữu cơ trong chăn nuôi giúp cho việc sản xuất diễn ra mà không ảnh hưởng đến xung quanh (như: ô nhiễm nguồn nước do hóa chất tẩy rửa…) giảm thiểu mức ô nhiễm môi trường

Trang 30

1.1.7 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng công tác khuyến nông

1.1.7.1 Điều kiện kinh tế - xã hội

Sản xuất nông nghiệp ở nước ta quy mô còn nhỏ lẻ, manh mún làm hạn chế khả năng ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, đặc biệt đối với sản xuất các mặt hàng, hàng hóa xuất khẩu, chứng nhận an toàn thực phẩm

+ Các chính sách khuyến nông chưa được thường xuyên, kịp thời bổ sung, sửa đổi và để phù hợp với những nhu cầu của sản xuất và xu hướng hội nhập toàn cầu Cơ chế hỗ trợ công tác khuyến nông chưa thực sự đáp ứng yêu cầu khi xu hướng phát triển sản xuất hàng hóa tập trung, quy mô lớn

+ Liên kết giữa hệ thống khuyến nông trong nước và tổ chức khuyến nông các nước bạn chưa được mạnh, sự phối hợp giữa hệ thống khuyến nông với các ban ngành, cơ quan nghiên cứu, đào tạo chưa chặt chẽ

+ Việc giám sát và đánh giá tác động, hiệu quả của các hoạt động khuyến nông còn thiếu sót và chưa đủ mạnh để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ

1.1.7.2 Trình độ học vấn, phong tục tập quán của người dân

Tập quán canh tác lâu đời, sản xuất theo kinh nghiệm được truyền đạt từ đúc kết, bạn bè, hàng xóm là chính, ngại với việc thay đổi cách thức sản xuất nên gây ra nhiều trở ngại cho hoạt động khuyến nông chuyển giao những tiến bộ kỹ thuật cho nông dân Nhận thức về phương thức hoạt động khuyến nông còn chưa thống nhất giữa các cơ quan quản lý nhà nước với các đơn vị sự nghiệp làm công tác khuyến nông dẫn đến những khó khăn trong quá trình quản lý và tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động khuyến nông

1.1.7.3 Trình độ chuyên môn của cán bộ khuyến nông

Nguồn nhân lực khuyến nông còn thiếu sót và những hạn chế về năng lực chuyên môn nghiệp vụ Hệ thống tổ chức khuyến nông nhà nước được coi là rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp nhưng còn thiếu bề dày kinh nghiệm trong việc hoạch định, triển khai các hoạt động khuyến nông

Trang 31

1.1.7.4 Kinh phí phục vụ công tác khuyến nông

Kinh phí phục vụ cho hoạt động khuyến nông và các phương thức hỗ trợ khuyến nông cần điều chỉnh theo hướng phân biệt rõ hơn, cụ thể như sau:

Đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số ít người, vùng thường xuyên bị thiên tai, hộ nghèo, hộ sản xuất thuộc vùng đặc biệt khó khăn, hộ sản xuất tự cấp tự túc là chính Áp dụng chính sách khuyến nông hỗ trợ không hoàn lại như hiện nay để tạo động lực và giúp họ thóat nghèo bền vững, vươn lên làm giàu

Đối với hộ sản xuất hàng hóa, hộ công nhân sản xuất tại các nông lâm trường, chủ các trang trại, các cơ sở sản xuất quy mô vừa và nhỏ trong lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp: sẽ áp dụng chính sách khuyến nông hỗ trợ có hoàn lại một phần hoặc toàn bộ để gây dựng, tái tạo và phát triển Quỹ khuyến nông, đảm bảo nguồn đầu tư của khuyến nông luôn được ổn định cho hoạt động khuyến nông

Bên cạnh đó thực hiện xã hội hóa, huy động các nguồn lực đầu tư cho hoạt động khuyến nông giúp cho hoạt động khuyến nông được thực hiện một cách linh hoạt từ đó nhân rộng mô hình tư-công một cách có hiệu quả

1.2 Cơ sở thực tiễn

1.2.1 Thực trạng hoạt động khuyến nông ở Việt Nam

1.2.1.1 Sự hình thành và phát triển của khuyến nông Việt Nam

Nông nghiệp là ngành sản xuất có truyền thống và phát triển cùng với nền văn minh lúa nước ở nước ta Vì vậy, hoạt động khuyến nông tại Việt Nam đã có từ rất sớm và có bước phát triển ngày càng lớn mạnh

Trong thời kỳ phong kiến trước kia vào thời tiền Lê hoạt động khuyến nông đặc biệt được chú trọng, vào vụ xuân hàng năm vua Lê Hoàn đã có hành động tự mình xuống ruộng cày đường cày đầu tiên Năm 1789, sau khi đã đại phá quân Thanh nhằm phục hồi lại diện tích ruộng canh tác bị bỏ hoang vua Quang Trung ban bố chiếu khuyến nông Sau khi chiếu khuyến nông được ban bố đã thu được nhiều kết quả to lớn Chỉ sau 3 năm, hầu hết ruộng canh

Trang 32

tác bị bỏ hoang đã được khôi phục và sản xuất phát triển, bổ sung chế độ cấp công điền

Năm 1960, Miền Nam đã thành lập Nha Khuyến nông, Miền Bắc cũng thành lập các Hợp tác xã nông nghiệp Công tác khuyến nông ở giai đoạn này chủ yếu chuyển giao đến hợp tác xã nông nghiệp Phương pháp khuyến nông chủ yếu là đưa tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp và xây dựng những mô hình hợp tác xã tiến bộ

Năm 1963 - 1973, Bộ Nông nghiệp tổ chức các đoàn cán bộ chỉ đạo sản xuất nông nghiệp đi hỗ trợ các tỉnh

Năm 1981, Chỉ thị khóan 100 ra đời Năm 1988, Nghị quyết 10 ra đời (khóan 10)

Năm 1988, ở tỉnh An Giang thành lập Trung tâm Khuyến nông

Năm 1991, ở Bắc Thái thành lập Trung tâm Khuyến nông Tổ chức Khuyến nông Thái Nguyên (trước đây là Khuyến nông Bắc Thái) đã được thành lập vào ngày 13/12/1991 do UBND tỉnh Quyết định, là một tổ chức khuyến nông đầu tiên của cả nước ta (Trước khi có nghị định số 13 của CP về khuyến nông), sự ra đời của nó nhằm phục vụ những chương trình phát triển nông nghiệp của tỉnh Cùng với cơ chế hoạt động: Lấy nông thôn làm địa bàn - Nông dân là đối tượng - Các ngành nghề trong nông nghiệp là lĩnh vực phát triển- Người nông dân được xác định là trung tâm

Năm 1992, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã thành lập Ban điều phối Khuyến nông

Ngày 01/3/1993, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 13/NĐ- CP về Khuyến nông, hệ thống khuyến nông từ đó chính thức được hình thành và phát triển

Giai đoạn 1993- 2004, Cục Khuyến nông - Khuyến lâm thuộc Bộ Nông nghiệp thực hiện cùng lúc cả hai chức năng quản lý nhà nước về sản xuất nông nghiệp và hoạt động sự nghiệp khuyến nông; Vụ nghề cá thuộc lĩnh vực

Trang 33

thuộc Bộ Thủy sản cũng thực hiện cả nhiệm vụ quản lý nhà nước và công tác khuyến ngư

Năm 2005, Chính phủ ban hành Nghị định số 56/2005/NĐ - CP về Khuyến nông, Khuyến ngư, ở trung ương: Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đã được thành lập (được tách từ Cục Khuyến nông và Khuyến lâm) trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Trung tâm Khuyến ngư thuộc Bộ Thủy sản

Đến năm 2008, khi hợp nhất Bộ Nông nghiệp và PTNT và Bộ Thủy sản, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia và Trung tâm Khuyến ngư Quốc gia cũng hợp nhất thành Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Quốc gia

Ngày 28/6/2010, Chính phủ ban hành Nghị định số 02/2010/NĐ-CP về Khuyến nông thay Nghị định số 56/2005/NĐ-CP, cơ quan Khuyến nông trung ương chính thức là Trung tâm Khuyến nông Quốc gia thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT

1.2.1.2 Nội dung hoạt động, hình thức khuyến nông thường xuyên đổi mới

Trong những năm thập niên 90 của thế kỷ trước, giai đoạn này ngành nông nghiệp dịch chuyển từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang việc phát triển kinh tế nông hộ, do hệ thống khuyến nông nước ta lúc đó mới được thành lập, hoạt động khuyến nông mới chủ yếu tập trung vào phát triển kinh tế nông hộ với mục tiêu nhằm tăng năng suất và xóa đói giảm nghèo Hoạt động khuyến nông ở thời kỳ này tập trung chủ yếu vào 19 chương trình khuyến nông trọng điểm quốc gia như: các chương trình khuyến nông phát triển sản xuất từ cây lúa, cây ngô, cây công nghiệp, cây thực phẩm, cây ăn quả chuyển đổi cơ cấu sản xuất, cơ cấu mùa vụ và các chương trình khuyến nông chăn nuôi gia súc, gia cầm, chương trình thông tin tuyên truyền, đào tạo huấn luyện khuyến nông Trong lĩnh vực ngành lâm nghiệp, các chương trình khuyến lâm tập trung và phát triển việc trồng rừng nguyên liệu thâm canh, cây lâm sản ngoài gỗ, nông lâm kết hợp Các chương trình khuyến ngư

Trang 34

tập trung phát triển vào 5 lĩnh vực bao gồm: giống thủy sản, nuôi tôm sú, nuôi thủy sản nước lợ, nước mặn, nuôi trên biển, nuôi thủy sản nước ngọt, khai thác hải sản xa bờ và bảo vệ nguồn lợi thủy sản

Từ năm 2007, sau khi Việt Nam bắt đầu gia nhập WTO, bên cạnh việc hỗ trợ các đối tượng nông dân nghèo khó để xóa đói giảm nghèo, nội dung hoạt động khuyến nông đã chuyển sang chú trọng vào việc hỗ trợ các đối tượng là nông dân sản xuất hàng hóa, nông dân khá giả, áp dụng các kỹ thuật, công nghệ tiên tiến vào để tăng năng suất và chất lượng sản phẩm, tăng giá trị thu nhập cho người sản xuất và đặc biệt là tăng sức cạnh tranh của nông sản Việt Nam trên thị trường quốc tế

1.2.1.3 Một số thành tựu nổi bật của hoạt động khuyến nông

Các chương trình khuyến nông trồng trọt chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu

hoạt động và xây dựng nội dung khuyến nông Các chương trình rất đa dạng vàphong phú luôn được gắn với chủ trương ưu tiên phát triển những sản phẩm hàng hóa được coi là có lợi thế cạnh tranh ở từng giai đoạn, từng vùng, miền cụ thể

− Trong 30 năm qua, hoạt động xây dựng và nhân rộng mô hình trình

diễn là hoạt động chính của hệ thống khuyến nông nhằm trình diễn, phổ biến, chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất nông nghiệp đạt được kết quả tốt Từ năm 2010 đến nay, ở Trung ương, hoạt động xây dựng và nhân rộng mô hình trình diễn được thực hiện theo hình thức dự án khuyến nông với 483 dự án Trong đó, khuyến nông trồng trọt với 254 dự án, quy mô hơn 2.000 ha, số hộ tham gia là 155 nghìn; khuyến nông chăn nuôi có 79 dự án với hơn 350 con, số hộ tham gia 5.924; khuyến lâm với 52 dự án, quy mô 2.263 ha và 12.400 hộ tham gia

− Với mục đích hướng dẫn nông dân sử dụng quỹ đất một cách hợp lý, né tránh bất lợi thiên tai, khuyến nông chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, cây trồng đã tạo nhiều dấu ấn nổi bật Trong đó, mô hình lúa-cá được mở rộng và đạt gần 200

Trang 35

nghìn ha, bình quân lợi nhuận 60 đến 80 triệu đồng/ha Diện tích canh tác mô hình tôm - lúa hơn 200.000 ha, bình quân lợi nhuận 110 triệu/ha/năm Cả nước hằng năm có hơn 100 nghìn ha chuyển đổi từ sản xuất lúa sang cây ăn quả, ngô, lạc, rau đậu các loại Hiệu quả kinh tế của các mô hình cho thu nhập cao gấp 1,5 đến 2,5 lần so với mô hình trồng lúa truyền thống

− Đến nay, hệ thống khuyến nông cả nước đã triển khai hơn 30 dự án về cơ giới hóa Các mô hình tiêu biểu như: Cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất lúa cánh đồng lớn; ứng dụng máy gặt đập liên hợp trong thu hoạch; lò sấy lúa công suất từ 30 đến 50 tấn/mẻ; ứng dụng mạ khay máy cấy; mô hình tưới nước tiết kiệm; mô hình phun sạ lúa Phong trào ứng dụng cơ giới hóa đã góp phần tăng năng suất lao động từ 5 đến 20 lần, khắc phục tình trạng thiếu lao động; giảm 20 đến 30% chi phí sản xuất, hình thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung Hiệu quả sản xuất của các mô hình tăng từ 15 đến 40% so với sản xuất đại trà

− Năm 2022, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phê duyệt đề

án xây dựng vùng nguyên liệu nông, lâm sản đạt chuẩn phục vụ tiêu thụ trong nước và xuất khẩu giai đoạn 2021-2025 Góp phần thực hiện đề án đó, hệ thống khuyến nông đang triển khai 14 dự án phục vụ phát triển vùng nguyên liệu đạt chuẩn gồm: Vùng cây ăn quả miền núi phía bắc và Đồng Tháp Mười; vùng lúa gạo Tứ Giác Long Xuyên; vùng cà-phê Tây Nguyên và vùng rừng gỗ lớn duyên hải miền Trung Việc triển khai các mô hình khuyến nông chăn nuôi gia cầm áp dụng các giải pháp đồng bộ từ con giống, thức ăn, kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng, an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh đã và đang góp phần quan trọng nâng cao hiệu quả kinh tế cho nhân dân Hiệu quả kinh tế mô hình tăng 11 đến 17,5%, lợi nhuận tăng từ 3 đến 7 triệu đồng/1.000 gà thịt so với chăn nuôi truyền thống Từ chỗ người nuôi chủ yếu áp dụng các phương thức nuôi thủy sản nước ngọt truyền thống với thức ăn tự nhiên nhưng từ sự hỗ trợ của các dự án khuyến ngư, bà con đã mạnh dạn đưa giống mới vào sản xuất; áp dụng các kỹ thuật nuôi thâm canh, phòng trừ dịch bệnh nên năng

Trang 36

suất, sản lượng và chất lượng sản phẩm tăng nhanh Năng suất nuôi bình quân hiện nay đạt 10 đến 15 tấn/ha (gấp 2 đến 3 lần so với nuôi quảng canh, truyền thống) Vùng đồng bằng sông Cửu Long, nhiều hộ đạt năng suất nuôi cá tra, cá ba sa 300 đến 500 tấn/ha/năm

− Trong 30 năm qua đã tổ chức 85 hội thi với hơn 6.000 thí sinh của gần 500 lượt tỉnh, thành phố tham dự, nhằm bình tuyển và tôn vinh những tấm gương nông dân sản xuất kinh doanh giỏi, cán bộ khuyến nông năng động sáng tạo; các sản phẩm cây trồng, vật nuôi tiến bộ để khuyến khích nông dân phát triển sản xuất Đồng thời tổ chức thành công 105 hội chợ với hơn 25.000 gian hàng nông nghiệp của 12.000 lượt đơn vị, tổ chức, cá nhân trưng bày, giới thiệu những sản phẩm, thành tựu ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp; thu hút hàng triệu lượt người tham quan, mua sắm và trao đổi kinh nghiệm sản xuất Tổ chức hơn 350 diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp với các chủ đề gắn với nhu cầu thực tế sản xuất ở mọi lĩnh vực chăn nuôi, trồng trọt, lâm nghiệp, thủy sản, cơ giới hóa nông nghiệp và ngành nghề nông thôn Hoạt động này đã thu hút hơn 100.000 người tham dự, trung bình khoảng 240 đại biểu/diễn đàn, trong đó hơn 70% là nông dân sản xuất

− Hệ thống khuyến nông đã tích cực tham gia chương trình mục tiêu quốc gia về đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn Tổ chức hàng trăm lớp bồi dưỡng và cấp chứng chỉ “Kỹ năng sư phạm dạy nghề” cho lực lượng cán bộ khuyến nông các cấp; có khoảng 5.000 cán bộ khuyến nông các cấp được đào tạo và có đủ điều kiện để tham gia giảng dạy các lớp đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn

1.2.2 Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả công tác khuyến nông ở một số địa phương

1.2.2.1 Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả công tác khuyến nông tại thành phố Hải Phòng

Trong những năm qua hoạt động khuyến nông đã chuyển giao tiến bộ kỹ thuật công nghệ mới cho trên 12 triệu lượt nông, ngư dân; tốc độ tăng trưởng bình quân qua các năm từ 3,6 - 6,85%/năm Tiêu biểu những năm gần đây là tập trung chuyển giao kiến thức nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu

Trang 37

cơ, dạy nghề cho lao động nông thôn… Phối hợp với Đài Phát thanh truyền hình trung ương và thành phố thực hiện bình quân 35-40 chuyên mục truyền hình/năm Duy trì việc xuất bản Thông tin khuyến nông, Nông lịch Hải Phòng và một số ấn phẩm khuyến nông khác, với số lượng và chất lượng ngày càng được nâng cao Đã tổ chức nhiều hội thi, hội giảng, diễn đàn khuyến nông, hội chợ, triển lãm về chuyên đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn

Lĩnh vực trồng trọt: Chỉ trong 2 năm 2017- 2018, lĩnh vực trồng trọt đã

triển khai thực hiện 55 sản phẩm gắn truy xuất nguồn gốc

Thực hiện chương trình cấp 1 lần giống lúa với quy mô trên 1.000 ha/vụ; ứng dụng công nghệ sản xuất hạt giống lúa lai F1 500-600 ha/năm Hình thành các cánh đồng mẫu lớn sản xuất lúa J02, VT 404, VT505, có hợp đồng tiêu thụ, đem lại thu nhập cao cho nông dân Thực hiện dự án “Xây dựng vùng rau an toàn vệ sinh thực phẩm” quy mô hơn 30 ha, tham gia các dự án khuyến nông trung ương: Dự án khoai tây Việt Nam vương quốc Hà Lan; triển khai vùng nguyên liệu phục vụ nhà máy chế biến cà chua; sản xuất dưa các loại, áp dụng màng che phủ nilon, trồng trong nhà lưới, nhà kính; từng bước mở rộng sản xuất các loại nấm rơm, nấm sò, mộc nhĩ, nấm linh chi; xây dựng nhiều mô hình trồng hoa trong nhà lưới, nhà kính với các giống hoa quý như hoa cẩm tím Hà Lan, loa kèn, Lyly, lan Hồ điệp…; tư vấn hỗ trợ kỹ thuật khôi phục phát triển các làng hoa truyền thống chuyên canh đào, quất cảnh, hải đường, hồng cổ có giá trị kinh tế vượt trội

Lĩnh vực chăn nuôi: Triển khai thực hiện 7 sản phẩm chăn nuôi gắn

truy xuất nguồn gốc sản phẩm Thực hiện chương trình “nạc hóa đàn lợn” thông qua việc tiếp thu, nhân rộng các giống lợn ngoại Dudroc, Pietrain, Pidu Thực hiện chương trình cải tạo đàn bò theo hướng “zebu hóa” bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo

Đối với chăn nuôi gia cầm: Xây dựng các mô hình giúp nông dân tiếp thu tiến bộ kỹ thuật về giống mới, công nghệ mới, phát triển chăn nuôi gia

Trang 38

cầm theo hướng chuyên trứng, chuyên thịt, kiểm duyệt Hiện nay Trung tâm đang là chủ nhiệm dự án “Xây dựng mô hình chăn nuôi gà lông màu thương phẩm theo hướng VietGAHP, gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm”, tại một số tỉnh vùng Đồng bằng sông Hồng Thiết lập chuỗi thực phẩm an toàn thông qua hoạt động của Dự án Lifsap với trên 2.000 hộ chăn nuôi VietGAHP, liên kết tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi GAHP với 17 cơ sở giết mổ, 500 quầy thực phẩm, 22 chợ trên toàn thành phố

Chương trình khí sinh học cho ngành chăn nuôi tại Hải Phòng được triển khai ngay từ năm đầu, với hàng chục nghìn công trình biogas xử lý chất thải trong chăn nuôi, bằng các loại vật liệu gạch, phủ bạt HDPE, vòm cầu Composite

Lĩnh vực Thủy sản: Triển khai thực hiện 7 sản phẩm truy xuất sản phẩm

(HPAP) Hiện Trung tâm là chủ nhiệm Dự án “Xây dựng mô hình nuôi thâm canh tôm thẻ chân trắng hai giai đoạn bằng công nghệ Biofloc gắn tiêu thụ sản phẩm” tại một số tỉnh Duyên hải Bắc Trung Bộ Tập trung chuyển giao tiến bộ theo hướng khai thác có chọn lọc, bền vững theo đúng Luật Thủy sản

Về nuôi trồng, triển khai các dự án áp dụng công nghệ mới như công nghệ tuần hoàn, công nghệ Biofloc…; áp dụng quy trình tạo sản phẩm an toàn, có lợi cho sức khỏe người sử dụng Về chế biến, tập trung vào các công

nghệ bảo quản sản phẩm sau thu hoạch, nâng cao giá trị sản phẩm (Trung tâm Khuyến nông Hải Phòng – 25 năm hình thành và phát triển)

1.2.2.2 Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả công tác khuyến nông tỉnh Hà Nam

Từ những năm 2000 - 2009, công tác khuyến nông mới thât sự được quan tâm chú trọng Rất nhiều mô hình chăn nuôi, trồng trọt, thủy sản, lâm nghiệp được xây dựng làm điểm để tuyên truyền vận động bà con làm theo, như: Mô hình ngô, đỗ tương, cà chua, dưa chuột; Mô hình dê đồng bằng; lợn siêu nạc, bò Laisind, các giống gà lai; Tôm càng xanh, cá chim trắng, cá rô phi tính đực, cá lóc bông; cây keo tượng… Khoảng thời gian này, Trung tâm

Trang 39

Khuyến nông cũng đã phối hợp với các tổ chức phi chính phủ để triển khai các dự án nông nghiệp bảo tồn giống cây ăn quả bản địa như quýt hương Văn Lý; chuối ngự Đại Hoàng; nghề trồng dâu nuôi tằm, dệt vải Phối hợp với Trung tâm khảo nghiệm giống; Viện cây lương thực cùng với các địa phương trong tỉnh triển khai các mô hình trình diễn khảo nghiệm các giống lúa, trong đó phải kể đến sự thành công của sản xuất lúa Lai F1, nhờ đúng kỹ thuật, cây lúa sinh trưởng và phát triển tốt, tình hình sâu bệnh được xử lý kịp thời, độ trùng khớp của bố mẹ được đảm bảo về thời gian, thời điểm rung phấn thuận lợi nên tỷ lệ kết hạt khá, năng suất bình quân đạt > 2 tấn/ha Chương trình sản xuất lúa lai F1 đã mang nhiều ý nghĩa thiết thực như: đã chủ động một phần giống lúa lai trong tỉnh, đảm bảo chất lượng giống với giá thành hạ, mang lại hiệu quả cho người nông dân cả về mặt kinh tế và mặt xã hội, giải được bài toán về năng suất; Đồng thời Trung tâm Khuyến nông triển khai các mô hình trình diễn, khảo nghiệm và đưa ra sử dụng trên diện rộng các loại phân bón NPK trên cây trồng; lai tạo thành công giống bò lai Sind; lợn siêu nạc Nhiều mô hình cho hiệu quả cao như tôm càng xanh; cá chim trắng; cá rô phi đơn tính; đậu tương đông; bí xanh bí đỏ, dưa chuột xuất khẩu, măng tre Bát Độ, măng tây… Nổi bật của giai đoạn này là đưa tiến bộ kỹ thuật gieo thẳng lúa bằng công cụ sạ hàng với ưu điểm giúp giải phóng công lao động cho bà con, giảm chi phí gieo cấy và giải quyết vấn đề áp lực thời vụ, lại cho năng suất cao Những thành tựu này đã giúp ngành nông nghiệp Hà Nam ở giai đoạn này mở rộng được diện tích và tăng năng suất sản phẩm từ trồng trọt chăn nuôi, thủy sản

Trong những giai đoạn 2010 - 2020, từ nguồn vốn trung ương và địa phương, khuyến nông đã triển khai xây dựng thành công rất nhiều mô hình như trong trồng trọt có ngô nếp chất lượng, thanh long ruột đỏ; cà rốt vụ Đông; khoai tây, nấm ăn, phát triển sản xuất lúa gieo thẳng; trồng cây phân tán thâm canh; sử dụng phân bón hữu cơ trong sản xuất lúa chất lượng bằng

Trang 40

phương pháp gieo thẳng; chuyển đổi đất khó khăn về nước tưới sang trồng ngô Có nhiều mô hình ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật mới như: Sử dụng phân nén nhả chậm cho lúa; gieo thẳng bằng công cụ sạ hàng; chăm sóc và sử dụng túi bao quả trên Bưởi Diễn; trồng dưa chuột vụ Đông sử dụng giàn lưới Nhiều mô hình trồng trọt đã được xây dựng để tuyên truyền vấn đề an toàn sức khỏe con người như: Trồng rau an toàn theo hướng VietGAP cơ bản sử dụng vòm che đơn giản; Sản xuất rau an toàn sử dụng nhà lưới đơn giản; Sản xuất rau an toàn theo phương pháp xử lý đất bằng nhiệt mặt trời Nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường ứng phó biến đổi khí hậu như ứng dụng hàng rộng hàng hẹp trong sản xuất lúa; ứng dụng chế phẩm sinh học xử lý rơm rạ trực tiếp trên đồng ruộng

Trong thủy sản có các mô hình: Nuôi ghép cá rô phi đơn tính đực; nuôi ghép cá trắm cỏ làm chính sử dụng chế phẩm sinh học EM; Nuôi cá rô đồng trong ao; thâm canh lươn đồng; luân canh cá - lúa

Bám sát chủ trương đẩy mạnh cơ giới hóa, hiện đại hóa trong sản xuất nông nghiệp, khuyến nông tập trung tuyên truyền, xây dựng các mô hình cơ giới hóa như máy gặt đập liên hợp, máy làm đất, công cụ sạ hàng, máy bay không người lái trong khâu phun thuốc bảo vệ thực vật; mạ khay, máy cấy… Rất nhiều mô hình chăn nuôi trồng trọt, thủy sản đã kể đến đều được liên kết 4 nhà, gắn với tiêu thụ sản phẩm, giúp nông dân ổn định đầu ra, yên tâm sản xuất Đặc biệt từ năm 2021 do sáp nhập đơn vị, khuyến nông thêm nhiệm vụ quản lý 7 khu Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao với tổng diện tích gần 640ha ứng dụng các dây chuyền số hóa tự động, sản xuất các giống rau củ quả đạt chất lượng cao phục vụ trong các chuỗi cửa hàng và siêu thị, tạo công ăn việc làm cho hàng trăm lao động địa phương

Qua các giai đoạn, Khuyến nông đã tiếp cận với người nông dân tuy bằng nhiều con đường khác nhau, nhưng cùng hướng chung tới mục đích đó là: giúp người nông dân nâng cao trình độ hiểu biết kiến thức về nông nghiệp vừa truyền

Ngày đăng: 02/04/2024, 10:07

Xem thêm:

w