Đặc điểm hội chứng chuyển hóa ở người tiền đái tháo đường tại khoa khám bệnh bệnh viện trung ương thái nguyên

79 1 0
Đặc điểm hội chứng chuyển hóa ở người tiền đái tháo đường tại khoa khám bệnh bệnh viện trung ương thái nguyên

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Mối liên quan giữa rối loạn Glucose máu lúc đói, rối loạn dung nạp Gluccose và chỉ số HbA1c với các yếu tố khác của hội chứng chuyển hóa ở người tiền đái tháo đường.. Mối liên quan giữa

Trang 1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y- DƯỢC THÁI NGUYÊN

LÊ THỊ THANH LOAN

ĐẶC ĐIỂM HỘI CHỨNG CHUYỂN HÓA

Ở NGƯỜI TIỀN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TẠI KHOA KHÁM BỆNH BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN

LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC

THÁI NGUYÊN – 2022

Trang 2

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y- DƯỢC THÁI NGUYÊN

LÊ THỊ THANH LOAN

ĐẶC ĐIỂM HỘI CHỨNG CHUYỂN HÓA

Ở NGƯỜI TIỀN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TẠI KHOA KHÁM BỆNH BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN

CHUYÊN NGÀNH: NỘI KHOA Mã số:8720107

LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: PGS.TS DƯƠNG HỒNG THÁI

THÁI NGUYÊN –2022

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi là: Lê Thị Thanh Loan, học viên cao học Nội K24 Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên, chuyên ngành Nội khoa, xin cam đoan:

Đây là luận văn do bản thân tôi trực tiếp thực hiện, dưới sự hướng dẫn của PGS TS Dương Hồng Thái Nghiên cứu này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã được công bố Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác, trung thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp thuận của cơ sở nơi nghiên cứu

Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này

Thái Nguyên, ngày tháng 11 năm 2022

NGƯỜI CAM ĐOAN

Lê Thị Thanh Loan

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được nhiều sự giúp đỡ quý báu của các thầy cô, các anh chị, các bạn đồng nghiệp và gia đình

Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành sâu sắc tới Phó Giáo sư, Tiến sĩ Dương Hồng Thái người thầy tâm huyết đã tận tình hướng dẫn, động viên khích lệ, dành nhiều thời gian trao đổi và định hướng cho tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn

Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám đốc, Khoa Khám bệnh Bệnh viện Trung Ương Thái Nguyên

Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng đào tạo, Bộ môn Nội, các bộ môn, các thầy giáo, cô giáo của trường Đại học Y Dược Thái Nguyên

Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám đốc, khoa Nội tổng hợp – Bệnh viện Quốc tế Thái Nguyên nơi tôi đang công tác, đã tạo mọi điều kiện và động viên tôi học tập, nghiên cứu

Em xin chân thành cảm ơn các Giáo sư, Tiến sĩ trong hội đồng chấm luận văn đã đóng góp nhiều ý kiến quý báu để em hoàn thiện luận văn

Cuối cùng tôi xin được trân trọng biết ơn gia đình, không ngừng động viên và là chỗ dựa vững chắc về mọi mặt cho tôi trong suốt quá trình học tập

Xin trân trọng cảm ơn

Trang 5

DANH MỤC VIẾT TẮT

insulin resistance

Nhóm Nghiên cứu về kháng insulin Châu Âu

Cholesterol

Lipoprotein tỷ trọng cao

đói

National Cholesterol Education Program Expert Panel Adult Treatment anel III

Trang 6

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

CHƯƠNG 1.TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3

1.1 Đại cương về tiền đái tháo đường 3

1.2 Đại cương về Hội chứng chuyển hóa 12

1.3 Mối liên quan giữa hội chứng chuyển hóa và tiền đái tháo đường 21

1.4 Một số nghiên cứu về hội chứng chuyển hóa và tiền đái tháo đường trên thế giới và Việt Nam 23

CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26

2.1 Đối tượng nghiên cứu 26

2.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 26

2.3 Phương pháp nghiên cứu 27

2.4 Các chỉ tiêu nghiên cứu 27

2.5 Các biến số nghiên cứu 29

2.6 Các tiêu chuẩn đánh giá được sử dụng trong nghiên cứu 30

2.7 Phương pháp thu nhập số liệu 31

2.8 Phương pháp xử lý số liệu 33

2.9 Đạo đức trong nghiên cứu 33

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 35

3.1 Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 35

3.2 Đặc điểm của hội chứng chuyển hóa ở bệnh nhân tiền đái tháo đường 37

3.3 Mối liên quan giữa rối loạn Glucose máu lúc đói, rối loạn dung nạp Gluccose và chỉ số HbA1c với các yếu tố khác của hội chứng chuyển hóa ở người tiền đái tháo đường 44

CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 48

4.1 Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 48

4.2 Đặc điểm hội chứng chuyển hóa ở người tiền đái tháo đường 49

Trang 7

4.3 Mối liên quan giữa rối loạn Glucose máu lúc đói, rối loạn dung nạp Gluccose và chỉ số HbA1c với các yếu tố khác của hội chứng chuyển hóa ở

người tiền đái tháo đường 55

KẾT LUẬN 58

KHUYẾN NGHỊ 60

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 8

MỤC LỤC

Bảng 1.1: Tiêu chuẩn chẩn đoán số đo vòng eo của hội chứng chuyển hóa

theo khu vực và quốc gia 15

Bảng 2.1: Biến số nghiên cứu 29

Bảng 3.1: Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu 35

Bảng 3.2: Đặc điểm giá trị rối loạn đường huyết ở ĐTNC 36

Bảng 3.3: Giá trị trung bình của vòng bụng, huyết áp ở ĐTNC 36

Bảng 3.4: Giá trị trung bình của các chỉ số sinh hóa máu ở ĐTNC 37

Bảng 3.5: Tỷ lệ mắc HCCH ở ĐTNC 37

Bảng 3.6: Đặc điểm HCCH theo nhóm tuổi, địa dư, nghề nghiệp ở ĐTNC 38

Bảng 3.7: Giá trị trung bình của các tiêu chí đánh giá ở nhóm có HCCH 39

Bảng 3.8: Tỷ lệ đối tượng tăng vòng bụng theo giới và nhóm tuổi 40

Bảng 3.9: Tỷ lệ đối tượng tăng huyết áp theo giới và nhóm tuổi 41

Bảng 3.10: Tỷ lệ đối tượng tăng trigycerid theo giới và nhóm tuổi 42

Bảng 3.11: Tỷ lệ đối tượng giảm HDL-C theo giới và nhóm tuổi 43

Bảng 3.12: Mối liên quan giữa rối loạn Glucose máu lúc đói với tăng vòng bụng và tăng huyết áp ở người tiền đái tháo đường 44

Bảng 3.13: Mối liên quan giữa rối loạn Glucose máu lúc đói với tăng triglyceride và giảm HDL-C ở người tiền đái tháo đường 44

Bảng 3.14: Mối liên quan giữa rối loạn dung nạp glucose với tăng vòng bụng, tăng huyết áp ở người tiền đái tháo đường 45

Bảng 3.15: Mối liên quan giữa rối loạn dung nạp glucose với tăng triglyceride ở người tiền đái tháo đường 46

Bảng 3.16: Mối liên quan giữa chỉ số HbA1c với tăng vòng bụng, tăng huyết áp ở người tiền đái tháo đường 46

Bảng 3.17: Mối liên quan giữa chỉ số HbA1c với tăng triglycerid ở người tiền đái tháo đường 47

Trang 9

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1: Tỷ lệ của các tiêu chuẩn đánh giá HCCH ở ĐTNC 39

Trang 10

ĐẶT VẤN ĐỀ

Hội chứng chuyển hoá (HCCH) là một tập hợp một số yếu tố nguy cơ tim mạch và chuyển hóa Các yếu tố thường xuyên xuất hiện trong HCCH bao gồm: Rối loạn dung nạp glucose, béo phì đặc biệt là béo bụng, rối loạn lipid gây xơ vữa động mạch, tăng huyết áp (THA) [52] Sự kết hợp của các yếu tố nguy cơ này sẽ làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch, bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) típ 2 và một số bệnh liên quan đến chuyển hóa khác Những người bị HCCH có nguy cơ phát triển bệnh đái tháo đường típ 2 cao gấp 5 lần, nguy cơ tim mạch cao gấp 3 lần và nguy cơ tử vong cao gấp 2 lần so với những người không mắc hội chứng này [58]

Hiện nay có nhiều hiệp hội và các tổ chức đưa ra tiêu chuẩn khác nhau để chẩn đoán hội chứng chuyển hóa như: Hiệp hội đái tháo đường quốc tế (IDF), Nhóm nghiên cứu về kháng insulin Châu Âu (EGIR), Tổ chức y tế Thế giới (WHO), Hiệp hội các nhà nội tiết lâm sàng Mỹ (AACE) và Chương trình giáo dục về cholesterol quốc gia của Hoa Kỳ (NCEP ATPIII) Mỗi hiệp hội và tổ chức sẽ phù hợp với tình hình thực tế của từng vùng lãnh thổ, châu lục, chủng tộc Tỷ lệ hội chứng chuyển hóa thay đổi khi sử dụng các tiêu chuẩn chẩn đoán khác nhau Mỗi tiêu chuẩn tuy có các tiêu chí khác nhau nhưng đều phục vụ mục đích như sàng lọc hoặc điều trị, dự phòng Ở Việt Nam, theo kết quả điều tra của Vũ Thị Lan Phương (2020) ở người bệnh ĐTĐ típ 2 tại bệnh viện Nội tiết Trung ương cho thấy tỷ lệ mắc HCCH là 76,1% [19] Nghiên cứu của Nguyễn Liên Hạnh (2019) trên những người khám sức khỏe tại bệnh viện Đại học Y Hà Nội cho thấy tỷ lệ mắc HCCH là 20,4% [12] Nghiên cứu của Nguyễn Viết Kính (2018) trên những bệnh nhân điều trị nội trú tại Thái Bình cho thấy tỷ lệ HCCH là 40,4% [17]

Tiền đái tháo đường (TĐTĐ) là tình trạng trung gian giữa bệnh lý và bình thường Khoảng 5-10% người tiền ĐTĐ sẽ trở thành ĐTĐ hàng năm

Trang 11

Theo WHO, có khoảng 470 triệu người bị TĐTĐ vào năm 2030 và 642 triệu người vào năm 2040 [43], [53] Những người TĐTĐ nếu không được phát hiện sớm sẽ tiến triển thành bệnh ĐTĐ dẫn đến việc điều trị rất tốn kém và có nguy cơ gây nhiều biến chứng nặng nề như: biến chứng mắt, suy thận, tai biến mạch máu não, thiếu máu cơ tim, tăng huyết áp, các biến chứng thần kinh, biến chứng bàn chân gây loét bàn chân và cắt cụt chi ảnh hưởng tới cuộc sống của người bệnh [22] Chính vì vậy, việc khảo sát hội chứng chuyển hóa ở người tiền đái tháo đường rất cần thiết để giảm sự tiến triển của hội chứng này sang các giai đoạn bệnh tiếp theo

Trong những năm gần đây nền kinh tế Thái Nguyên đã có những bước chuyển biến mạnh mẽ, cùng với quá trình đô thị hóa – hiện đại hóa, đời sống của nhân dân được nâng cao Bên cạnh đó tình hình bệnh tật cũng diễn biến phức tạp, đặc biệt là sự gia tăng của các bệnh nội tiết chuyển hóa và ĐTĐ Tuy nhiên chúng tôi chưa thấy có nghiên cứu về HCCH ở bệnh nhân tiền ĐTĐ tại Thái Nguyên Do vậy nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống và giảm tình trạng tiến triển của bệnh, kiểm soát sớm ngay từ giai đoạn trung gian kèm

theo các hội chứng chuyển hóa nên chúng tôi nghiên cứu “Đặc điểm hội chứng chuyển hóa ở người tiền đái tháo đường tại khoa khám bệnh Bệnh viện Trung Ương Thái Nguyên” nhằm mục tiêu sau:

1 Mô tả đặc điểm hội chứng chuyển hóa ở người tiền đái tháo đường tại khoa khám Bệnh viện Trung Ương Thái Nguyên

2 Xác định mối liên quan giữa rối loạn Glucose máu lúc đói, rối loạn dung nạp Glucose và chỉ số HbA1c với các yếu tố khác của hội chứng chuyển hóa ở người tiền đái tháo đường

Trang 12

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 Đại cương về tiền đái tháo đường

1.1.1 Khái niệm tiền đái tháo đường

Tiền ĐTĐ là tình trạng bệnh lý khi nồng độ glucose máu cao hơn bình thường nhưng chưa đạt tiêu chí chẩn đoán ĐTĐ, bao gồm những người rối loạn glucose máu lúc đói hoặc rối loạn dung nạp glucose hoặc tăng HbA1c Tiền ĐTĐ là giai đoạn trung gian giữa người bình thường và ĐTĐ típ 2 [4]

1.1.2 Tiêu chuẩn chẩn đoán tiền đái tháo đường

1.1.2.1 Theo Hội Đái tháo đường Mỹ (ADA)

Theo ADA (2018) chẩn đoán TĐTĐ khi có một trong các rối loạn sau đây:

- Rối loạn glucose máu lúc đói (Impaired Fasting Glucose - IFG): Glucose huyết tương lúc đói từ 5,6 - 6,9 mmol/l (100 - 125 mg/dl) Glucose máu lúc đói là xét nghiệm sau bữa ăn uống cuối cùng ít nhất 8 giờ

- Rối loạn dung nạp glucose (Impaired Glucose Tolerance - IGT): Glucose huyết tương sau 2 giờ từ 7,8 - 11,0 mmol/l (140 - 199 mg/dl) khi làm nghiệm pháp dung nạp glucose bằng đường uống với 75 g glucose

- HbA1c (định lượng theo phương pháp chuẩn): 5,7 - 6,4%

Tuy nhiên, HbA1c không có giá trị để chẩn đoán và theo dõi nếu có một trong các tình huống sau: tăng số lượng hồng cầu, thai kỳ (3 tháng giữa và 3 tháng cuối), chạy thận nhân tạo, mới bị mất máu hoặc truyền máu và đang điều trị với erythropoietin [26]

1.1.2.2 Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO)

Tiêu chuẩn chẩn đoán TĐTĐ theo WHO (2011) là một trong những tiêu chuẩn được sử dụng rộng rãi trên thế giới, có nhiều ưu điểm và nhược điểm, chỉ sử dụng kết quả glucose máu, không nhất thiết phải làm xét nghiệm

Trang 13

HbA1c, chỉ số glucose máu để chẩn đoán TĐTĐ ở giới hạn cao hơn các tiêu chuẩn khác nên việc sàng lọc các đối tượng tại cộng đồng sẽ ít hơn dẫn đến chi phí cho thực hiện tại cộng đồng sẽ giảm và phù hợp với các nước nghèo và các nước đang phát triển

Theo WHO, chẩn đoán tiền đái tháo đường khi có ít nhất một trong hai tiêu chuẩn sau:

- IGT: nếu mức glucose huyết tương ở thời điểm 2 giờ sau nghiệm pháp tăng glucose máu đường uống từ 7,8 mmol/l (140mg/dl) đến 11,0 mmol/l (199mg/dl)

- IFG: nếu lượng glucose huyết tương lúc đói (sau ăn 8 giờ) từ 6,1 mmol/l (110 mg/dl) đến 6,9 mmol/l (125 mg/dl) [62]

1.1.2.3 Theo hướng dẫn của Bộ Y tế năm 2020

Theo Quyết định số 3087/QĐ-BYT ngày 16 tháng 07 năm 2020 của Bộ Y tế về Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị tiền đái tháo đường Chẩn đoán tiền ĐTĐ khi có một trong các rối loạn sau đây:

- Rối loạn glucose máu lúc đói (impaired fasting glucose: IFG): Glucose huyết tương lúc đói từ 100 - 125 mg/dL (5,6 - 6,9 mmol/L) (glucose máu lúc đói là xét nghiệm sau bữa ăn uống cuối cùng ít nhất 8 giờ), hoặc

- Rối loạn dung nạp glucose (impaired glucose tolerance: IGT): Glucose huyết tương sau 2 giờ từ 140 - 199 mg/dL (7,8 – 11,0 mmol/L) khi làm nghiệm pháp dung nạp glucose (NPDNG) bằng đường uống với 75 g glucose, hoặc

- HbA1c: 5,7 – 6,4%

Lưu ý: HbA1c không có giá trị để chẩn đoán và theo dõi nếu có một trong các tình huống sau: Bệnh tế bào hình liềm, thai kỳ (3 tháng giữa và 3 tháng cuối thai kỳ và giai đoạn hậu sản), thiếu glucose-6-phospate dehydrogenase, nhiễm HIV, lọc máu, mới bị mất máu hoặc truyền máu, đang điều trị với erythropoietin [4]

Trang 14

1.1.3 Cơ chế bệnh sinh

1.1.3.1 Rối loạn đường máu lúc đói * Vai trò của gan

Ở người bình thường, nồng độ glucose huyết tương được duy trì trong một phạm vi hẹp bởi khả năng gan để điều chỉnh của luồng glucose Kháng insulin tại gan, giảm độ thanh thải glucose ở gan hoặc hiệu quả sử dụng glucose bị thấp hơn, sự sản xuất glucose nội sinh trở nên bất thường trong sự phát triển chứng rối loạn đường huyết khi đói Sự sản xuất glucose nội sinh được đo bằng tỷ lệ glucose xuất hiện, đã được báo cáo ở những người có IFG cao hơn 8-25% so với người kiểm soát dung nạp glucose bình thường trong một số nghiên cứu, hoặc so sánh không tương thích so với dung nạp glucose bình thường (với nồng độ glucose và insulin lưu hành cao hơn trong IFG) ở những nghiên cứu khác Rõ ràng là gan, chứ không phải cơ, đóng một vai trò

đặc biệt trong cơ chế bệnh sinh của IFG

* Vai trò của tế bào beta

Các khiếm khuyết duy nhất trong chức năng tế bào beta được nhìn thấy cùng với các khiếm khuyết ở gan ở những người có IFG đơn độc Dữ liệu tập thể cho thấy chức năng tế bào beta có thể bị suy yếu nội sinh, so với thu được trong IFG Khái niệm này được hỗ trợ bởi các nghiên cứu dịch tễ học cho thấy sự đáp ứng insulin giảm với glucose ở những người mắc bệnh nhưng có glucose bình thường (Normoglycemia) mà sau này phát triển IFG đơn độc và khiếm khuyết này có thể được nhìn thấy chừng 18 năm trước khi họ được chẩn đoán mắc bệnh ĐTĐ Hơn nữa, rối loạn chức năng tế bào beta đã được chứng minh ở những người có IFG đơn độc và độ nhạy insulin ngoại biên bình thường

Cách thức chính xác của rối loạn chức năng tế bào beta trong IFG xuất hiện cụ thể đối với bài tiết insulin giai đoạn 1 so với giai đoạn 2 Tuy nhiên,

Trang 15

cần phải chỉ ra rằng việc iết insulin ở giai đoạn 1 chỉ được đánh giá cao khi đáp ứng với cách thức glucose tiêm tĩnh mạch mang lại sự liên quan đến sinh lý của nó

Các nghiên cứu kiểm tra cẩn thận bài tiết insulin trong IFG (so với dung nạp glucose bình thường hoặc IGT) đã ghi nhận sự suy giảm thống nhất để đáp ứng với các thử nghiệm glucose qua đường tĩnh mạch, nhưng không sử dụng glucose đường uống Nói chung, những dữ liệu này ngụ ý sự phụ thuộc vào hormone incretin để duy trì sự tiết insulin bình thường trong IFG có thể tách khỏi vai trò của hormone incretin để tạo điều kiện cho việc tiết insulin trong IGT

* Các tính năng khác biệt và không khác biệt khác của IFG

Mặc dù hàm ý của các vai trò khác nhau đối với các hormone incretin trong IFG so với IGT, nhưng dữ liệu hiện chưa thống nhất Tương tự như vậy, nồng độ glucagon huyết tương và khối lượng mô mỡ và chức năng không có vẻ khác nhau và các đặc điểm gây bệnh khác như lượng lipid trong cơ bắp không được so sánh giữa các tiểu loại của tiền ĐTĐ [19], [41]

1.1.3.2 Rối loạn dung nạp glucose * Vai trò của Cơ vân

Mặc dù có báo cáo về lượng mỡ gan lớn hơn ở những người mắc IGT so với IFG, cơ vân chứ không phải gan, được coi là nơi kháng insulin trong IGT bị đơn độc Tỷ lệ glucose biến mất đã được chứng minh là thấp hơn 42-48% trong IGT so với dung nạp glucose bình thường chỉ với suy giảm tối thiểu thấy trong IFG Do sự đóng góp lớn hơn của cơ vân (so với gan) đối với độ nhạy insulin toàn cơ thể, những người bị IGT đơn độc biểu hiện độ nhạy insulin toàn thân thấp hơn 15-30% so với những người có IFG đơn độc

Trang 16

* Vai trò của tế bào Beta

Trái ngược với IFG, trong IGT rối loạn chức năng tế bào beta dường như được thu được hơn là nội tại Ví dụ, các nghiên cứu dài hạn đã không ghi nhận những khiếm khuyết sớm ở những người sẽ phát triển IGT đơn độc Tuy nhiên, rối loạn chức năng tế bào beta đã được quan sát nhiều lần ở những người đã bị IGT, đặc biệt khi cùng tồn tại tình trạng kháng insulin của toàn bộ cơ thể và cơ vân Cách chính xác của rối loạn chức năng tế bào beta trong IGT xuất hiện cụ thể đối với bài tiết insulin giai đoạn 2 so với giai đoạn 1 và được quan sát xem liệu trục incretin có được gọi trong quá trình đánh giá hay không [19], [41]

1.1.4 Tiến triển tiền đái tháo đường

Tiền ĐTĐ là tình trạng bệnh lý trung gian giữa bình thường và ĐTĐ típ 2 [4] Tiền đái tháo đường gây ra các thương tổn chức năng tế bào β, rối loạn bài tiết insulin, rối loạn chức năng nội mô, xơ cứng động mạch, tăng phân giải lipid, tăng sản xuất glucose ở gan[32] Trong trường hợp không được phát hiện và can thiệp, bệnh thường diễn biến đến ĐTĐ thực sự Tình trạng bắt đầu tăng glucose máu ở người TĐTĐ sẽ diễn biến đồng thời với thương tổn chức năng tế bào β và tăng đề kháng insulin ở ngoại vi sẽ gia tăng nguy cơ biến chứng tim mạch Thương tổn tim mạch có thể xẩy ra nhiều năm trước khi biểu hiện lâm sàng của bệnh ĐTĐ Khi kiểm soát glucose máu sớm chức năng tế bào β sẽ được bảo vệ và góp phần làm giảm biến chứng tim mạch [5]

Sơ đồ 1.1: Diễn biến tiền đái tháo đường [5]

Trang 17

Hàng năm có khoảng 5% đến 10% người tiền ĐTĐ chuyển thành bệnh ĐTĐ và tổng cộng 70% người tiền ĐTĐ sẽ thành ĐTĐ thực sự [43] Trong một phân tích tổng hợp đánh giá sự tiến triển của tiền đái tháo đường thành bệnh đái tháo đường được công bố vào năm 2007, tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường hàng năm được phát hiện là 4,4% -6,4% đối với bệnh nhân bị rối loạn dung nạp glucose đơn độc, 6,1% -9,2% đối với rối loạn dung nạp glucose lúc đói đơn độc và 10% -15% đối với bệnh nhân có cả 2 trường hợp rối loạn [44] Trong nghiên cứu của Trung tâm Quản lý Y tế Bệnh viện Toranomon, tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường được báo cáo là 7% ở nhóm có HbA1c 5,7% -6,4% và 9% ở nhóm rối loạn dung nạp glucose lúc đói [47]

Ngoài nguy cơ tiến triển thành bệnh đái tháo đường thì tiền đái tháo đường cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch cũng như các biến chứng lâu dài ảnh hưởng đến mắt, thận và hệ thần kinh Các biến chứng của bệnh đái tháo đường, là nguyên nhân của bệnh tật và tử vong chính, liên quan đến thời gian mắc bệnh, mức độ đường huyết và các yếu tố nguy cơ khác [57]

1.1.5 Biến chứng tiền đái tháo đường

1.1.5.1 Tiến triển tiền ĐTĐ thành đái tháo đường

Sàng lọc và chẩn đoán tiền ĐTĐ được ủng hộ vì nó đại diện cho tình trạng nguy cơ cao đối với sự phát triển của bệnh ĐTĐ típ 2 Một phân tích tổng hợp gần đây cho thấy tỷ lệ tiến triển hàng năm đối với bệnh ĐTĐ ở những người mắc bệnh tiền ĐTĐ là 3,5-7,0% (so với 2%/năm trong các đối tác glucose máu bình thường), với tỷ lệ cao nhất ở những người mắc IFG và IGT kết hợp và thấp nhất ở những người có IFG dựa theo ADA (so với WHO)

Tăng HbA1c cũng liên quan đến tăng nguy cơ mắc bệnh ĐTĐ với tỷ lệ mắc hàng năm xấp xỉ 5% đối với những người có HbA1c là 5,7- 6,0% và lên đến 10% đối với những người có HbA1c là 6,1-6,4%

Trang 18

Mất bù từ tiền ĐTĐ dẫn đến bệnh ĐTĐ xuất hiện nhanh chóng trong giai đoạn sau và có thể đảm bảo theo dõi chặt chẽ hơn cho những người gần ngưỡng bệnh ĐTĐ cũng như điều chỉnh yếu tố nguy cơ sớm hơn [22]

1.1.5.2 Biến chứng tim mạch

Những người mắc bệnh tiền ĐTĐ có thể bị các biến chứng vi mạch, mạch máu lớn và ngoài mạch máu giống như những người mắc bệnh ĐTĐ, chỉ với tỷ lệ mắc thấp hơn Hơn nữa, dữ liệu tồn tại và các nghiên cứu đang tiếp tục cho thấy lợi ích rõ ràng từ can thiệp sớm cho những người bị tiền ĐTĐ Mặc dù các thử nghiệm cho đến nay đã tập trung vào việc giảm glucose trong tiền ĐTĐ để giảm nguy cơ, giảm phổ các yếu tố nguy cơ tim mạch - mà nguy cơ gộp - có thể còn quan trọng hơn [22]

1.1.5.3 Biến chứng ngoài mạch máu

Mặc dù thay đổi các yếu tố nguy cơ chủ yếu tập trung vào việc ngăn ngừa các biến chứng kinh điển của bệnh ĐTĐ, đang được trả giá cho một phạm vi lớn hơn của bệnh đi kèm Một nghiên cứu gần đây đã cho thấy những bất thường về cấu trúc não ở những người bị tiền ĐTĐ có liên quan đến chứng sa sút trí tuệ, đột quỵ và trầm cảm và đưa ra giả thuyết rằng kiểm soát glucose máu có thể đảo ngược những bất thường nêu trên Về mặt chức năng, những thay đổi não này dẫn đến tốc độ xử lý chậm hơn và suy giảm nhận thức.Suy giảm nhận thức nhẹ được tăng tốc bởi sự hiện diện của tiền ĐTĐ dẫn đến chứng sa sút trí tuệ Một cách khẳng định, suy giảm nhận thức và chứng sa sút trí tuệ làm giảm đáng kể chất lượng cuộc sống cho cả bệnh nhân lẫn những người chăm sóc họ May mắn thay, kết quả được báo cáo của các bệnh nhân đang ngày càng được chú ý như một điểm cuối khoa học và có thể cung cấp thêm lý do để điều trị tiền ĐTĐ Các kết quả lâu dài đang được dự đoán từ một nghiên cứu thực hiện từ năm 2020 đến năm 2025 bao gồm kiểm

Trang 19

tra hiệu quả điều trị đối với rối loạn nhận thức, các khía cạnh của lão hóa, chất lượng cuộc sống, chăm sóc sức khỏe và ung thư [22]

1.1.6 Điều trị tiền đái tháo đường

Hiện nay, tỷ lệ TĐTĐ đang gia tăng trên toàn thế giới, đây là tình trạng trung gian giữa người bình thường và người bệnh ĐTĐ Chính vì vậy, việc can thiệp vào nhóm đối tượng này là cần thiết nhằm giảm tỷ lệ mắc ĐTĐ Có nhiều nghiên cứu đã đưa ra biện pháp khác nhau nhằm can thiệp vào nhóm TĐTĐ như thay đổi lối sống, giảm cân hoặc sử dụng thuốc (metformin, arcabose,…) với mục đích giảm tỷ lệ mắc bệnh tim mạch và bệnh ĐTĐ

* Thay đổi lối sống: Người mắc tiền ĐTĐ nếu không được can thiệp thì

37% sẽ phát triển thành bệnh ĐTĐ sau 4 năm, việc can thiệp bằng lối sống sẽ giảm 20% nguy cơ mắc bệnh ĐTĐ típ 2 [59] Kết quả nghiên cứu của Schellenberg và cộng sự (2013) đã so sánh hiệu quả của các biện pháp can thiệp lối sống với chăm sóc tiêu chuẩn trong việc giảm thiểu sự tiến triển của tiền đái đường thành bệnh ĐTĐ hoặc giảm tỷ lệ tử vong do mọi nguyên nhân ở bệnh ĐTĐ Nghiên cứu phân tích tổng hợp này đã tiến hành 9 thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng với bệnh nhân tiền ĐTĐ có nguy cơ mắc bệnh ĐTĐ và 11 thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng với bệnh nhân bị ĐTĐ 7/9 thử nghiệm với bệnh nhân có nguy cơ mắc bệnh ĐTĐ báo cáo rằng các biện pháp can thiệp lối sống làm giảm nguy cơ mắc bệnh ĐTĐ lên đến 10 năm sau khi can thiệp lối sống [65] Trong nghiên cứu của Timm và cộng sự cũng nhấn mạnh rằng việc điều chỉnh lối sống để giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường típ 2 nhằm kiểm soát đường huyết tốt hơn ở người cao tuổi [67].

* Sử dụng thuốc: Metformin là loại thuốc được nghiên cứu nhiều nhất

để phòng ngừa bệnh đái tháo đường ở những bệnh nhân có nguy cơ cao [42] Nghiên cứu của Sussaman và cộng sự (2015) quan sát trên 3081 người không mắc bệnh đái tháo đường nhưng có rối loạn chuyển hóa glucose Kết quả cho

Trang 20

thấy, những người sử dụng metformin đã giảm nguy cơ phát triển bệnh đái tháo đường (p <0,001) [66] Bên cạnh đó, Thiazolidinediones cũng là một loại thuốc trị đái tháo đường mới giúp tăng cường hoạt động của insulin trong cơ, gan và mô mỡ Thiazolidinedione troglitazone, với liều 400 mg/ngày có hiệu quả khi dùng kết hợp với sulfonylurea và metformin Do đó, thiazolidinediones có thể cung cấp một giải pháp thay thế hiệu quả cho insulin cho những bệnh nhân được điều trị bằng sulfonylurea và metformin không đạt được sự kiểm soát đường huyết đầy đủ [70] Tuy nhiên, thuốc gây ra một số các yếu tố bất lợi như phù, tăng cân, tăng nguy cơ gãy xương/ loãng xương, ung thư bàng quang [50]

* Ngoại khoa: Can thiệp ngoại khoa như là một biện pháp điều trị thường

được áp dụng cho những người có BMI từ 30-35 trở lên mà không điều chỉnh được nếu chỉ áp dụng các biện pháp như dinh dưỡng tiết chế, luyện tập thể lực và sử dụng thuốc [53] Mục đích của phẫu thuật là tạo ra giảm khả năng hấp thu các chất ở dạ dày để hạn chế lượng calo nạp vào cơ thể Biện pháp điều trị ngoại khoa điều chỉnh cân nặng làm giảm thể tích của dạ dày như cắt dạ dày, thắt dạ dày qua nội soi [30]

Nghiên cứu của Leccesi L và cộng sự năm 2013 công bố kết quả phẫu thuật tạo vách ngăn dạ dày cho 43 trường hợp tuổi 18-60 có 35 ≤ BMI < 55 Sau 1 năm phẫu thuật giảm được 16,9% thể trọng; BMI giảm từ 42,24 ± 3,43 xuống 34,65 ± 4,58 (p<0,001); 23 bệnh nhân (53,5%) được chẩn đoán là glucose bình thường trước can thiệp; 2 bệnh nhân (4,6%) rối loạn glucose máu lúc đói; 12 bệnh nhân (27,9%) rối loạn dung nạp glucose; 1 bệnh nhân (2,3%) phối hợp cả 2; 5 bệnh nhân (11,6%) ĐTĐ típ 2 Sau 1 năm, tỷ lệ thay đổi tương ứng là 86%; 2,3; 11,6%; không có trường hợp nào phối hợp cả 2 trạng thái; không có bệnh nhân ĐTĐ típ 2 [56]

Trang 21

1.2 Đại cương về Hội chứng chuyển hóa

1.2.1 Khái niệm Hội chứng chuyển hóa

Hội chứng chuyển hóa là một tập hợp những rối loạn về chuyển hóa làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh mạch vành, xơ vữa động mạch và đái táo đường típ 2 Những rối loạn này bao gồm: rối loạn lipid máu, béo bụng, yếu tố huyết áp, rối loạn glucose máu khi đói [52] HCCH xuất hiện cùng với những biến chứng nguy hiểm là mối đe dọa đối với sức khỏe và tuổi thọ con người HCCH có liên quan chặt chẽ với bệnh béo phì và là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh không lây nhiễm Người ta đã chứng minh rằng, chế độ ăn không cân đối và ít hoạt động thể lực là những yếu tố nguy cơ làm tăng tỷ lệ mắc HCCH

Ở Việt Nam, trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển kinh tế, chế độ ăn và thói quen ăn uống cũng như hoạt động thể lực của người dân có những thay đổi nhanh chóng Khi mức sống được cải thiện, thực phẩm ngày càng sẵn có và đa dạng sẽ dẫn tới sự chuyển đổi mô hình ăn uống Thay cho chế độ ăn thiếu chất dinh dưỡng trước đây là chế độ ăn "dư thừa" nhưng không cân đối Mặt khác, do điều kiện sống và làm việc thay đổi, hoạt động thể lực cũng thay đổi nghiêng về lối sống tĩnh tại nhiều hơn so với trước đây

Như vậy, việc nghiên cứu về HCCH đang là một vấn đề thời sự rất cần được quan tâm cùng với nghiên cứu về dịch tễ học thừa cân, béo phì và các bệnh không lây nhiễm nhằm góp phần đưa ra những chiến lược dự phòng, kiểm soát các rối loạn này trong tương lai

1.2.2 Tiêu chuẩn chẩn đoán Hội chứng chuyển hóa

Hiện nay có nhiều tổ chức, xuất phát từ mục đích nghiên cứu của mình để đưa ra những tiêu chuẩn riêng biệt, phục vụ cho mục tiêu phòng chống bệnh tật mà nhóm đó theo đuổi Song thực tế, ngoài phần đặc điểm riêng của mình, họ đều có những tiêu chí chẩn đoán chung Các tiêu chuẩn này có nhiều điểm giống nhau, nhưng đồng thời chúng cũng thể hiện những điểm khác

Trang 22

nhau về vai trò của các yếu tố trong HCCH, tính thuận lợi trong thực hành lâm sàng

1.2.2.1 Tiêu chuẩn của NCEP ATP III 2005 (chương trình giáo dục về Cholesterol quốc gia của Hoa Kỳ)

Hội chứng chuyển hóa được xác định khi có bất kỳ 3 trong 5 tiêu

 Giảm HDL-cholesterol khi:

 Huyết áp cao khi:

 Tăng glucose máu lúc đói khi:

Tiêu chuẩn HCCH của ATP III đã được cập nhật lại vào năm 2005 Những điểm cập nhật là: Hạ thấp ngưỡng của glucose máu lúc đói xuống 5,6 mmol/l (100 mg/dl), theo cập nhật của ADA về định nghĩa suy giảm glucose máu lúc đói là 6,1 mmol/l (110 mg/dl) [45], [61]

Trang 23

1.2.2.2 Tiêu chuẩn của liên đoàn Đái tháo đường quốc tế (IDF-International Diabetes Federation)

Chẩn đoán hội chứng chuyển hóa theo IDF-2005 khi thỏa mãn các điều kiện sau:

a Tiêu chí bắt buộc là phải có béo trung tâm (được xác định bằng tăng số đo vòng eo), số đo này khác nhau theo các chủng tộc (Bảng 1.1)

b Kết hợp với bất kỳ 2 trong 4 tiêu chí sau:  Tăng triglycerid máu:

 Giảm HDL-cholesterol máu:

 Tăng huyết áp:

 Tăng glucose máu lúc đói:

c Nếu BMI > 30kg/m2 , béo trung tâm có thể được xác định và có thể không cần đo vòng eo

Trang 24

Bảng 1.1: Tiêu chuẩn chẩn đoán số đo vòng eo của hội chứng chuyển hóa theo khu vực và quốc gia [51]

Nhóm các quốc gia Giới Số đo vòng eo (cm)

Tiêu chuẩn chẩn đoán HCCH của Liên đoàn đái tháo đường quốc tế (IDF -International Diabetes Federation) đã được đưa ra vào năm 2005 Béo trung tâm là một tiêu chí bắt buộc trong tiêu chuẩn này, biểu hiện qua số đo vòng eo Số đo này khác nhau theo các dân tộc và khi đánh giá phải dựa vào tiêu chuẩn sinh lý của chính quần thể của quốc gia đó Tiêu chuẩn của IDF một lần nữa xem béo trung tâm có tương quan rất rõ với kháng insulin, do đó không cần phải xét nghiệm tốn kém để đánh giá kháng insulin [46], [61]

1.2.2.3 Tiêu chuẩn của nhóm nghiên cứu về kháng insulin Châu Âu (European group for the study of insulin resistance - EGIR)

- Tiêu chí bắt buộc có kháng Insulin và/hoặc tăng insulin máu lúc đói (nồng độ insulin máu ở khoảng tứ phân vị thứ nhất của những người không bị ĐTĐ) (tiêu chí A)

- Các tiêu chí khác (tiêu chí B)

Trang 25

+ Tăng glucose máu: Glucose máu lúc đói ≥ 6,1 mmol/l (nhưng không bao gồm ĐTĐ)

+ Tăng huyết áp khi: huyết áp tâm thu ≥ 140mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương ≥90mmHg hoặc đã điều trị thuốc hạ áp

+ Rối loạn chuyển hóa lipid khi: Triglycerid > 2,0mmol/l (178mg/dl) và/hoặc HDL-cholesterol <1,0mmol/l (39mg/dl) hoặc đã điều trị rối loạn chuyển hóa lipid

+ Béo bụng khi: vòng eo ≥ 94cm (đối với nam) và ≥ 80cm (đối với nữ) Để chẩn đoán xác định phải có tăng insulin máu (tiêu chí A) với ít nhất hai điểm của tiêu chí B [29]

1.2.2.4 Tiêu chuẩn của Hiệp hội các nhà Nội tiết học lâm sàng Mỹ (AACE)

HCCH được xác định khi có ít nhất một yếu tố chính và hai yếu tố phụ: - Yếu tố chính:

+ Thừa cân/béo phì: BMI ≥ 25kg/m2, hoặc vòng eo> 94 cm đối với nam, > 80 cm đối với nữ hoặc

+ Nguy cơ cao của tình trạng kháng insulin: khi có ít nhất một trong các biểu hiện sau: được chẩn đoán bệnh mạch vành, hội chứng buồng trứng đa nang, tiền sử gia đình có người mắc ĐTĐ típ 2, THA, mắc bệnh tim mạch, tiền sử ĐTĐ thai kỳ hoặc rối loạn dung nạp đường huyết, không phải người da trắng, lối sống tĩnh tại, tuổi > 40

+ Glucose máu: Glucose máu lúc đói: 6,1-6,9mmol/l (100- 126mg/dl) hoặc Glucose 2 giờ sau nghiệm pháp tăng glucose máu: 7,8-11 mmol/l (140-200mg/dl) [38]

Trang 26

1.2.3 Yếu tố nguy cơ của hội chứng chuyển hoá

Hội chứng chuyển hóa là tập hợp một số yếu tố nguy cơ gây nên các bệnh lý tim mạch và chuyển hóa, chúng liên quan đến tuổi, giới, chủng tộc, stress, thừa cân béo phì, hoạt động thể lực

* Tuổi và giới: Tỷ lệ mắc HCCH tăng theo tuổi, tỷ lệ này tăng nhanh ở

lứa tuổi trung niên Bên cạnh đó, HCCH cũng gặp ở nữ giới nhiều hơn nam giới [21]

* Chủng tộc: Yếu tố chủng tộc cũng là một yếu tố nguy cơ độc lập của

HCCH, vì thế trong mọi khuyến cáo người ta đều khuyên người thầy thuốc thực hành phải dựa vào các chỉ số nhân trắc và sinh học của dân tộc mình khi chẩn đoán và đánh giá các bệnh về chuyển hóa Nghiên cứu của Ervin R.B (2009) đã báo cáo nghiên cứu 3423 đối tượng trên 20 tuổi ở Mỹ có sử dụng tiêu chuẩn chẩn đoán HCCH theo NCEP ATPIII cho kết quả tỷ HCCH 34% trong quần thể nghiên cứu, nam giới da trắng Tây Ban Nha có tỷ lệ mắc HCCH cao gấp 2 lần nam giới da đen, phụ nữ da đen thuộc Mỹ, Mexico và phụ nữ da đen không phải gốc Tây Ban Nha có tỷ lệ mắc HCCH cao gấp 1,5 lần người phụ nữ da trắng [28]

* Stress: Nghiên cứu gần đây cho thấy căng thẳng kéo dài trong cuộc

sống có thể góp phần vào xuất hiện HCCH bằng cách phá vỡ sự cân bằng nội tiết tố của trục hạ đồi-tuyến yên-thượng thận (HPA-axis) Một rối loạn chức năng trục hạ đồi – tuyến yên – tuyến thượng thận làm tăng cortisol gây tăng glucose máu và insulin, cuối cùng thúc đẩy béo phì nội tạng, đề kháng insulin, rối loạn lipid máu và THA, có tác dụng trực tiếp trên xương, gây ra loãng xương Nghiên cứu trên phụ nữ mãn kinh tại Trung Quốc cho thấy, nguy cơ stress ở phụ nữ có HCCH cao gấp 3 lần những phụ nữ không bị HCCH (p<0,001) [45] Một nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng những người trưởng thành trong nhóm bị căng thẳng cao có nguy cơ mắc HCCH cao gấp 1,45 lần so với những người trưởng thành trong nhóm bị căng thẳng thấp (p< 0,001) [55]

Trang 27

* Thừa cân và béo phì: Thừa cân và béo phì đang là một thách thức lớn

đối với công tác phòng chống các bệnh không lây mạn tính trên toàn thế giới Ở một số nước đang phát triển là gánh nặng đối với ngành y tế và xã hội, trở thành những vấn đề lâu dài, khó can thiệp của chuyên ngành dinh dưỡng Béo phì trung tâm là một đặc điểm quan trọng của HCCH, phản ánh một cách trung thực và có mối quan hệ chặt chẽ giữa chu vi vòng eo và tình trạng béo phì Ở những bệnh nhân cân nặng bình thường cũng có thể xuất hiện đề kháng insulin và HCCH [34], [54]

* Lối sống và hoạt động thể lực: hoạt động thể chất là một yếu tố dự

báo của bệnh tim mạch và tử vong có liên quan Nhiều thành phần của HCCH liên quan đến một lối sống ít vận động, bao gồm tăng các mô mỡ (chủ yếu là vùng trung tâm); giảm HDL cholesterol; tăng triglyceride, huyết áp, và glucose trong những người dễ bị biến đổi di truyền Đối với những bệnh nhân hoạt động tĩnh tại trên 4 giờ mỗi ngày (xem truyền hình, sử dụng máy tính ) thì tỷ lệ mắc HCCH cao gấp 2 lần người bình thường [63]

1.2.4 Hậu quả của Hội chứng chuyển hóa

Bệnh lý tim mạch: Nhiều nghiên cứu đã chứng minh mối liên quan

chặt chẽ giữa HCCH và bệnh lý tim mạch Do hậu quả của sự lắng đọng mỡ trên thành mạch làm cho lòng mạch hẹp lại, điển hỉnh trong hẹp động mạch vành, làm giảm lượng máu nuôi tim có thể gây ra cơn đau thắt ngực Nếu tắc nghẽn hoàn toàn mạch vành hoặc một nhánh của động mạch vành có thể gây nhồi máu cơ tim Nguy cơ bệnh mạch vành tăng lên ở người béo trong đó đặc biệt là béo bụng và những người có nguy cơ tăng cân ngay ở giai đoạn còn trẻ Trọng lượng cơ thể tăng 10 kg làm tăng 12% nguy cơ mắc bệnh mạch vành, đồng thời huyết áp tâm thu tăng 3 mmHg và huyết áp tâm trương tăng 2,3 mmHg [39]

Bệnh ĐTĐ típ 2: Béo phì là nguyên nhân hàng đầu của ĐTĐ típ 2 Cơ

thể quá nhiều mỡ sẽ đề kháng với insulin làm cho đường máu tăng lên Tăng

Trang 28

đường máu thường xuất hiện khi tế bào beta của tụy không bù trừ được hiện tượng kháng insulin bằng cách phóng thích insulin Những yếu tố dẫn đến HCCH liên quan tới kháng insulin là bất thường về chuyển hóa như tăng trigycerid, giảm HDL-C, tăng mỡ bụng, tăng insulin máu và THA Theo dữ liệu của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ được công bố vào năm 2017, khoảng 30,2 triệu người từ 18 tuổi trở lên tương đương 12,2% người trưởng thành ở Hoa Kỳ mắc bệnh ĐTĐ típ 2 Một phần tư những người này (23,8%)

không biết mình mắc bệnh ĐTĐ Tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường típ 2 tăng

theo tuổi, đạt mức cao 25,2% ở người 65 tuổi trở lên Khoảng 1/3 số người trưởng thành ở Hoa Kỳ mắc hội chứng chuyển hóa và tiền ĐTĐ [64]

Đột quỵ: Ở người béo phì, lipid máu không chỉ lắng đọng trên thành

động mạch vành mà còn ở nhiều động mạch khác trong đó có động mạch não Sự lắng đọng có thể gây hẹp hoặc tắc nghẽn dòng chảy đến một vùng nào đó của não gây ra đột quỵ Theo nghiên cứu của Anum Amir (2020) cho thấy, có 66,9% bệnh nhân đột quỵ do thiếu máu cục bộ có mắc HCCH Tỷ lệ đột quỵ ở nam giới cao gấp 2 lần nữ giới [27]

Ngừng thở lúc ngủ: Béo phì, THA, rối loạn lipid và tăng glucose máu

thường gặp ở những đối tượng có hội chứng ngừng thở lúc ngủ Đặc biệt THA và tăng đường máu xuất hiện ở người ngừng thở lúc ngủ với tỷ lệ cao hơn so với nhóm chứng Theo nghiên cứu tổng quan của Haifeng Hou (2018) cho thấy, tỷ lệ ngừng thở lúc ngủ là trên 30% ở bệnh nhân tăng huyết áp và gần 80% ở bệnh nhân tăng huyết áp kháng thuốc Nguy cơ mắc tăng uyết áp ở những đối tượng có tình trạng ngừng thở lúc ngủ nhẹ, trung bình, nặng lần lượt là 1,184; 1,316 và 1,561 lần (p<0,05) [48]

Ung thư: Hội chứng chuyển hóa và ung thư có chung nhiều yếu tố

nguy cơ như tuổi tác, yếu tố di truyền, béo phì, lười vận động, chế độ ăn uống không lành mạnh, rượu, hút thuốc lá, tiếp xúc với chất gây rối loạn nội tiết và ô nhiễm không khí HCCH có liên quan chặt chẽ đến ung thư vì nó làm tăng

Trang 29

nguy cơ ung thư và tỷ lệ tử vong do ung thư Hơn nữa, những người điều trị khỏi ung thư có nguy cơ mắc HCCH cao hơn Các cơ chế có thể giải thích mối quan hệ giữa HCCH và ung thư bao gồm tăng insulin máu và thay đổi yếu tố tăng trưởng giống insulin, viêm mãn tính, bất thường trong chuyển hóa hormone sinh dục và adipokine, tăng đường huyết, bất thường về gen và rối loạn nội tiết [33] Bên cạnh đó, nhiều loại ung thư có liên quan với thừa cân, béo phì Ở phụ nữ có ung thư vú, tử cung, đại tràng, túi mật Nam giới thừa cân thường gặp ung thư gan, bang quang, đại tràng Người béo thường hay ăn thức ăn nhiều mỡ, nhiều calo đó là những yếu tố làm tăng nguy cơ đối với bệnh ung thư [32]

1.2.5 Điều trị Hội chứng chuyển hóa

1.2.5.1 Điều trị béo phì và các rối loạn phân bố mỡ của cơ thể

Quan điểm điều trị béo phì là mục đích cơ bản được nhiều người tán thành, điển hình là ATP III Theo quan điểm này, việc điều trị phải đạt được mục đính là giảm cân Giảm cân sẽ làm giảm LDL-Cholesterol và Triglycerid, tăng nồng độ HDL-Cholesterol, làm giảm huyết áp và điều hòa chuyển hóa glucose, làm giảm mức đề kháng insulin

Gần đây, có nhiều nghiên cứu chứng minh giảm cân làm giảm Protein C phản ứng (CRP) và chất ức chế hoạt hóa Plasmin 1 (PAI-1) Như vậy giảm cân còn cải thiện được tình trạng dễ viêm nhiễm của tế bào nội mô mạch máu, giảm nguy cơ tạo tạo mảng xơ vữa Nhiều nghiên cứu cũng cho thấy đây là biện pháp hữu hiệu nhất trong phòng chống bệnh đái tháo đường típ 2 ở nhóm người có yếu tố nguy cơ cao Song điều khó khăn là việc duy trì việc giảm cân như thế nào vẫn còn là một câu hỏi chưa có lời giải đáp thỏa đáng

1.2.5.2 Đạt được mục đích điều trị kháng insulin

Với quan niệm kháng insulin là yếu tố quyết định then chốt trong hội chứng chuyển hóa thì mục đích cải thiện tình trạng kháng insulin sẽ được xem là mục đích hàng đầu Người ta cũng thừa nhận việc giảm cân, tăng hoạt động

Trang 30

thể lực cũng là những yếu tố chính để cải thiện tình trạng kháng insulin Về thuốc, cho đến nay, nhóm metformin và glitazon là hai nhóm được xem là có khả năng làm tăng độ nhậy cảm của insulin

Đã có những nghiên cứu dùng metformin điều trị dự phòng tiến tới mắc đái tháo đường cho những người có nguy cơ cao Kết quả cũng rất khả quan Gần đây, nhiều ý kiến cho rằng nên chỉ định rộng rãi metformin cho những người có hội chứng chuyển hóa

1.3 Mối liên quan giữa hội chứng chuyển hóa và tiền đái tháo đường

Glucose máu tăng là một tiêu chí xác định HCCH Các tiêu chí khác như béo bụng, THA, tăng triglycerit, giảm HDL-C, khi có bất kỳ 3 trong 5 tiêu chí trên thì chẩn đoán HCCH Những người béo phì hoặc mắc hội chứng chuyển hóa đều có đặc điểm là rối loạn adipokine dẫn đến những rối loạn về độ nhạy insulin và những thay đổi sinh hóa khác của các chất chuyển hóa, làm cho một người dễ bị rối loạn chuyển hóa hơn [69] Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng kháng insulin là khâu trung gian hình thành các yếu tố nguy cơ của HCCH Kháng insulin xuất hiện trước khi có rối loạn glucose máu, do đó HCCH cũng như tiền ĐTĐ là một tình trạng kháng insulin Chính vì vậy không có gì ngạc nhiên khi tỷ lệ tiền ĐTĐ và HCCH khó phân định và chồng chéo nhau Theo nghiên cứu của Charles M Alexander (2006) cho thấy, những người trên 50 tuổi mà có mức đường huyết bình thường chỉ có khoảng 23% bị mắc 3 đến 5 tiêu chí của HCCH nhưng những người mà có rối loạn đường huyết thì nguy cơ mắc HCCH lên đến 69% [37] Trong thực tế hội chứng chuyển hóa có thể coi là tình trạng tiền ĐTĐ Nghiên cứu của Lorenzo C (2007) phân tích dữ liệu của 2559 đối tượng từ 25-64 tuổi và theo dõi trong 7,4 năm ghi nhận những người mang HCCH có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường cao hơn những người có rối loạn glucose máu đơn độc [36] Tuy nhiên, khi tiền ĐTĐ phối hợp cùng HCCH thì nguy cơ mắc bệnh còn cao hơn

Trang 31

nữa và HCCH cũng được coi là một yếu tố dự báo bệnh ĐTĐ sẽ xuất hiện trong tương lai

Nghiên cứu của Scott M Grundy đăng tải trên tạp chí Journal of the American College of Cardiology đã chỉ ra tiền đái tháo đường thường liên quan đến hội chứng chuyển hóa và cả hai đều có mối liên quan chặt chẽ với bệnh béo phì Các cơ chế gây nên béo phì dẫn đến tiền đái tháo đường và hội chứng chuyển hóa vẫn chưa được hiểu đầy đủ nhưng các hội chứng có thể có một nền tảng trao đổi chất chung Kháng insulin là một yếu tố phổ biến; viêm toàn thân do béo phì có thể là một nguyên nhân khác Tiền đái tháo đường chỉ có tác động nhỏ đến bệnh vi mạch [45]

Nghiên cứu của María C Duarte thực hiện tại thành phố Guayaquil, Ecuador đã thu được một mẫu gồm 213 bệnh nhân, 64,5% là nữ và 35,5% là nam giới Tổng cộng 65,8% bệnh nhân có chu vi vòng eo tăng và 45% được chẩn đoán mắc hội chứng chuyển hóa Tăng triglycerid máu là tình trạng phổ biến nhất ở nam giới, trong khi phụ nữ thường có HDL thấp Tiền đái tháo đường được chẩn đoán ở 45,9% bệnh nhân và 19,5% có cả hai rối loạn Nghiên cứu cũng chỉ ra tỷ lệ mắc hội chứng chuyển hóa và tiền đái tháo đường cao ở Guayaquil, cao hơn báo cáo ở các khu vực khác Béo bụng phổ biến nhất Phụ nữ bị tiền đái tháo đường cao hơn nam giới [40]

Nghiên cứu của Kun Zhao và cộng sự trên 12757 người Trung Quốc trên 40 tuổi cho thấy những người béo bụng bị rối loạn dung nạp glucose cao gấp 1,83 lần những người không béo bụng Nữ giới béo bụng có nguy cơ vừa bị rối loạn dung nạp glucose và rối loạn dung nạp glucose lúc đói cao gấp 1,83 lần nam giới (p<0,05) [71]

Một nghiên cứu khác tại Trung Quốc tìm hiểu mối liên quan giữa tỷ lệ nồng độ HDL-C với tiền đái tháo đường cho thấy, những người có nồng độ HDL-C cao có nguy cơ bị tiền ĐTĐ cao gấp 1,185 lần (p<0,05) [68]

Trang 32

Nghiên cứu của Nguyễn Thị Trung Thu và Trần Quang Bình được tiến hành trên 368 người trung niên (155 nam và 233 nữ) mắc tiền đái tháo đường Các đối tượng này được lựa chọn từ điều tra sàng lọc ngẫu nhiên 3000 người dân tộc Kinh, tuổi từ 40-64 tại Hà Nam Kết quả cho thấy tỉ lệ mắc HCCH trên người bị tiền đái tháo đường là 46,7% (41,5% ở nam và 49, 8% ở nữ) Trong số người mắc HCCH, tỉ lệ mắc với 3 thành tố là cao nhất (74,9%), tiếp đến với 4 thành tố (21,6%) và với 5 thành tố (3,5%) Sau khi hiệu chỉnh theo các biến trong phân tích đa biến thì nguy cơ mắc HCCH tăng ở giới nữ so với nam giới (OR=1,73; P=0,041), vùng thành thị so với vùng nông thôn (OR=2,05; P=0,0048), nhóm tuổi 50-59 so với nhóm tuổi 45-49 (OR=2,18; P=0,003), thừa cân-béo phì so với bình thường (OR=3,14; p<0,001) và ngủ tối >7giờ so với ngủ tối ≤7 giờ (OR=1,96; P=0,022) [21]

1.4 Một số nghiên cứu về hội chứng chuyển hóa và tiền đái tháo đường trên thế giới và Việt Nam

1.4.1 Trên thế giới

Trên thế giới đã có khá nhiều nghiên cứu xác định tỷ lệ HCCH ở các quần thể dân cư khác nhau

Nghiên cứu trên dân cư thành thị ở Ấn Độ sử dụng tiêu chuẩn của NCEP thì tỷ lệ HCCH là 31,6%, trong đó HDL-C thấp chiếm tỷ lệ cao nhất, thấp nhất là yếu tố rối loạn glucose máu khi đói (26,7%) [60]

Nghiên cứu của Ervin R.B và cộng sự phân tích dữ liệu từ 3423 người lớn có độ tuổi trên 20 từ năm 2003 – 2006, sử dụng tiêu chuẩn của NCEP ATPIII cho thấy khoảng 34% người mắc HCCH, nam và nữ ở nhóm 40 đến 59 tuổi mắc HCCH cao gấp 3 lần so với nhóm 20 đến 39 tuổi, ở nhóm trên 60 tuổi tỷ lệ nam cao hơn nữ khoảng 4 lần và cao hơn khoảng 6 lần so với nhóm tuổi trẻ [28]

Nghiên cứu của Maria C Duarte (2016) trên 213 người trong độ tuổi từ 55-65 tuổi ở thành phố Guayaquil, Ecuador cho thấy, tỷ lệ mắc HCCH là

Trang 33

45%, tỷ lệ tiền ĐTĐ là 45,9% và 19,5% vừa mắc tiền ĐTĐ vừa mắc HCCH Có 65,8% người có tăng vòng bụng và tăng triglycerid máu là tình trạng phổ biến nhất ở nam giới, HDL thấp phổ biến ở nữ giới [40]

Nghiên cứu của Mohammed Ali Al-Shafaee (2008) trên 281 người ở Omani mắc tiền ĐTĐ cho thấy, tỷ lệ mắc HCCH là 45,9% Phụ nữ có nguy cơ mắc HCCH cao hơn [25]

Nghiên cứu của Rajesh Rajput (2019) tìm hiểu về tỷ lệ mắc HCCH ở bệnh nhân tiền ĐTĐ trên 200 đối tượng tiền ĐTĐ cho thấy, tỷ lệ mắc HCCH là 63% trong đó tỷ lệ mắc HCCH ở nam là 56,5% và ở nữ là 66,9% Nghiên cứu chỉ ra béo bụng là yếu tố phổ biến nhất của HCCH với 80,2% béo bụng ở nam giới và 82,2% ở nữ giới [61]

1.4.2 Tại Việt Nam

Nghiên cứu của Viên Văn Đoan (2011) tiến hành trên 132 bệnh nhân ĐTĐ được điều trị và theo dõi tại khoa khám bệnh Bệnh viện Bạch Mai ghi nhận tỷ lệ HCCH theo WHO 1988 là 87,9% theo ATPIII là 80,3% [8]

Nghiên cứu của Thái Thọ (2012) tiến hành trên 948 người tiền ĐTĐ tuổi từ 30-69 tuổi thuộc nghiên cứu của D-star, một nghiên cứu Quốc tế do viện ĐTĐ và Rối loạn chuyển hóa cùng liên đoàn ĐTĐ thế giới thực hiện tại Ninh Bình Kết quả nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ HCCH theo tiêu chuẩn ATPIII và IDF lần lượt là 51,7% và 31,8% Tỷ lệ HCCH ở nhóm IFG kết hợp IGT cao hơn tỷ lệ HCCH ở nhóm IFG đơn thuần và nhóm IGT đơn thuần Tần suất xuất hiện của các tiêu chí HCCH được chẩn đoán theo tiêu chuẩn của IDF (n = 301) lần lượt là tăng vòng eo (100%), tăng huyết áp (84,7%), tăng glucose (81,7%), giảm HDL-C (66,4%), tăng trigycerid (60,5%) Tần suất thường xuất hiện các tiêu chí của HCCH được chẩn đoán theo tiêu chuẩn của ATPIII (n = 490) lần lượt là tăng huyết áp (89,8%), tăng glucose (87,8%), tăng trigycerid (79%), giảm HDL-C (70,2%), tăng vòng eo (15,3%) [20]

Nghiên cứu của Võ Thị Diễm (2013) trên 1408 đối tượng ở độ tuổi 20 tuổi đang cư trú ở Long An ghi nhận tỷ lệ mắc HCCH theo IDF, NCEP

Trang 34

ATPIII và NCEP ATPIII điều chỉnh lần lượt là 10,4%; 12,4%; và 17,2% Tỷ lệ mắc HCCH tăng dần theo quá trình tích tuổi, nữ mắc cao hơn nam, các yếu tố thường gặp là tăng triglycerid, giảm HDL-C [6]

Theo nghiên cứu xác định tỷ lệ HCCH và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân ĐTĐ tại tại bệnh viên đa khoa huyện Cư Jut tỉnh Đăk Nông cho thấy tỷ lệ mắc HCCH là 76% trong đó HCCH gặp ở bệnh nhân tăng triglyceride máu chiếm tỷ lệ cao nhất (80%), tiếp đến là tăng huyết áp (79,33%), tăng vòng bụng chiếm 76% và giảm HDL-C chiếm 44,67% [1] Một nghiên cứu tại Bệnh viện Đại học Y Thái Bình trên đối tượng TĐTĐ cho thấy, tỷ lệ bệnh nhân bị rối loạn dung nạp glcose tăng cao ở nhóm có tăng triglyceride (p<0,05) [24]

Nghiên cứu của Phan Văn Đoan trên 202 bệnh nhân TĐT chẩn đoán theo tiêu chuẩn IDF cho thấy tỷ lệ bệnh nhân có HCCH là 59,4% trpng đó tăng huyết áp chiếm 43,1%, tăng chu vi vòng bụng chiếm 62,9% và tăng triglyceride là 48,5%, giảm HDL-C là 19,8% [7]

Nghiên cứu của Phạm Thúy Hường (2018) trên 568 đối tượng tiền đái tháo đường tại TP Tam Điệp và TP Ninh Bình Nghiên cứu xác định tỷ lệ, đặc điểm hội chứng chuyển hoá theo tiêu chuẩn của IDF, NCEP-ATP III, EGIR, AACE ở người tiền đái tháo đường tại tỉnh Ninh Bình (2011 – 2012).Kết quả nghiên cứu cho thấy, HCCH được xác định theo các tiêu chuẩn có tỷ lệ khác nhau tương ứng IDF: 34,3%; NCEP ATPIII: 60,2%; EGIR: 30,8%; AACE: 35,4% Tiêu chí huyết áp và glucose máu để xác định hội chứng chuyển hóa theo IDF, NCEP-ATPIII đều có tỷ lệ > 75% cao hơn so với các tiêu chí khác Tiêu chí huyết áp theo tiêu chuẩn AACE có tỷ lệ > 75% Tiêu chí huyết áp và glucose máu theo EGIR tương ứng 58,5% và 45,2% Tăng chu vi vòng bụng theo tất cả các tiêu chí đều có tỷ lệ thấp nhất (30,3% đến 38,0%) Rối loạn lipid máu, tăng huyết áp, dư cân, béo phì, tuổi >50 đều có tỷ lệ hội chứng chuyển hóa cao hơn theo tất cả các tiêu chuẩn chẩn đoán [16]

Trang 35

CHƯƠNG 2

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tượng nghiên cứu

Người được xác định tiền đái tháo đường đến khám tại khoa Khám bệnh Bệnh viện Trung Ương Thái Nguyên

2.1.1 Tiêu chuẩn chọn

- Người được chẩn đoán xác định Tiền đái tháo đường dựa vào tiêu chẩn đoán Tiền đái tháo đường của Bộ Y tế Việt Nam [4] khi có một trong các rối loạn sau đây:

+ Rối loạn glucose máu lúc đói (Impaired Fasting Glucose - IFG): Đường huyết tương lúc đói từ 5,6- 6,9 mmol/l (100- 125 mg/dl)

+ Rối loạn dung nạp glucose (Impaired Glucose Tolerance - IGT): Đường huyết sau 2h làm nghiệm pháp tăng đường huyết từ 7,8 – 11 mmol/l (140 – 199 mg/dl)

+ HbA1c (được định lượng bằng phương pháp sắc khí lỏng): 5,7- 6,4% - Bệnh nhân đồng ý tham gia nghiên cứu

2.1.2 Tiêu chuẩn loại trừ

+ Phụ nữ có thai

+ Người đã và đang điều trị ĐTĐ

+ Người đang sử dụng các thuốc ảnh hưởng đến nồng độ insulin như corticoid, salbutamol

+ Người đang mắc các bệnh cấp tính như nhồi máu cơ tim, đột qụy não + Người đang có các bệnh mạn tính phối hợp mức độ nặng như xơ gan, suy tim nặng

2.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu

- Thời gian: Từ tháng 8 năm 2021 đến tháng 5 năm 2022

- Địa điểm: Khoa Khám bệnh Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên

Trang 36

2.3 Phương pháp nghiên cứu

2.3.1 Thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu mô tả cắt ngang

2.3.2 Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu

Như vậy cỡ mẫu nghiên cứu lấy tối thiểu là 118 người Trên thực tế nghiên cứu thu thập được 155 người tiền ĐTĐ đến khám tại khoa Khám bệnh, bệnh viện Trung ương Thái Nguyên

2.3.2.2 Phương pháp chọn mẫu

Chọn mẫu thuận tiện: Lựa chọn lần lượt tất cả người bệnh đủ tiêu chuẩn lựa chọn vào nghiên cứu

2.4 Các chỉ tiêu nghiên cứu

2.4.1 Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu

- Tuổi - Giới tính

Trang 37

- Huyết áp tối đa - Huyết áp tối thiểu - Glucose máu lúc đói

- Glucose sau 2h làm nghiệm pháp tăng đường huyết - Định lượng Cholesterol toàn phần

- Định lượng HDL-C - Định lượng Triglycerid - Định lượng HbA1c

2.4.3 Mối liên quan giữa rối loạn Glucose máu lúc đói, rối loạn dung nạp glucose và chỉ số HbA1c với các yếu tố khác của hội chứng chuyển hóa ở người tiền đái tháo đường

- Mối liên quan giữa rối loạn Glucose máu lúc đói với các yếu tố của hội chứng chuyển hóa ở người tiền đái tháo đường (tăng vòng bụng, tăng triglycerid, giảm HDL-C, tăng huyết áp)

- Mối liên quan giữa rối loạn dung nạp glucose với các yếu tố của hội chứng chuyển hóa ở người tiền đái tháo đường (tăng vòng bụng, tăng triglycerid, giảm HDL-C, tăng huyết áp)

- Mối liên quan giữa chỉ số HbA1c với các yếu tố của hội chứng chuyển hóa ở người tiền đái tháo đường (tăng vòng bụng, tăng triglycerid, giảm HDL-C, tăng huyết áp)

Trang 38

2.5 Các biến số nghiên cứu

Bảng 2.1: Biến số nghiên cứu

TT Biến số nghiên cứu Khái niệm/phương pháp thu thập A THÔNG TIN CHUNG

Tuổi được tính theo năm dương lịch Chia làm 5 nhóm: <40 tuổi, 40-49 tuổi, 50-59 tuổi, 60-69 tuổi và ≥70 tuổi

Nam và Nữ

kinh và thiểu số

Nghề nghiệp hiện tại mang lại thu nhập cao nhất của bệnh nhân Chia thành 5 nhóm: Nông dân, nội trợ, công nhân viên chức, hưu trí và khác

nhóm: Thành thị và nông thôn

B ĐẶC ĐIỂM HCCH Ở NGƯỜI TIỀN ĐTĐ

Glucose máu 2 giờ sau nghiệm pháp tăng đường huyết (mmol/l)

Trang 39

12 Cholesterol toàn phần Nồng độ Cholesterol toàn phần trong máu mmol/l)

2.6 Các tiêu chuẩn đánh giá được sử dụng trong nghiên cứu

2.6.1 Tiêu chuẩn chẩn đoán HCCH của NCEP ATPIII – 2005

Hội chứng chuyển hóa được xác định khi có bất kỳ 3 trong 5 tiêu chí sau:  Tăng vòng bụng:

+ Nam: ≥ 90 cm + Nữ: ≥ 80cm

 Tăng Triglycerid khi:

+ Triglycerid: ≥ 1,7 mmol/l (150mg/dl) hoặc điều trị tăng triglycerid  Giảm HDL-cholesterol khi:

+ Nam: < 1,03 mmol/l (40mg/dl) + Nữ: < 1,29 mmol/l (50mg/dl)  Huyết áp cao khi:

+ Huyết áp tâm thu ≥ 130 mmHg hoặc + Huyết áp tâm trương ≥ 85mmHg + Hoặc điều trị tăng huyết áp  Tăng glucose máu lúc đói khi:

+ Glucose máu lúc đói ≥ 5,6 mmol/l (100mg/dl) [45], [61]

2.6.2 Tiêu chuẩn chẩn đoán tiền đái tháo đường

+ Rối loạn dung nạp glucose: nếu mức glucose huyết tương ở thời điểm 2 giờ sau nghiệm pháp tăng glucose máu đường uống từ 7,8 mmol/l (140 mg/dl) đến 11,0 mmol/l (198mg/dl)

Ngày đăng: 02/04/2024, 10:04

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan