[7][8] Hãng Canon của Nhật điển hình cho thử nghiệm MFCA, đối tượng được lựa chọn thử nghiệm là sản xuất thấu kính cho máy ảnh, trong quá trình sản xuất thấu kính một lượng lớn vật liệu
Trang 1MỤC LỤC
CHƯƠNG 1 12
NHỮNG CƠ SỞ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ THEO DÒNG VẬT LIỆU TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT 12
1.1 Khái quát về kế toán quản trị chi phí theo dòng vật liệu trong doanh nghiệp 12
1.2 Nội dung kế toán quản trị chi phí theo dòng vật liệu trong doanh nghiệp 15
1.2.1 Xây dựng mô hình dòng vật liệu trong doanh nghiệp sản xuất 15
1.2.2 Nhận diện chi phí theo dòng vật liệu trong doanh nghiệp sản xuất 17
1.2.3 Xây dựng định mức và lập dự toán chi phí theo dòng vật liệu 18
1.2.4 Kế toán xác định chi phí theo dòng vật liệu 19
1.2.5 Phân tích và cung cấp thông tin chi phí theo dòng vật liệu phục vụ mục đích quản trị 20
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng kế toán quản trị chi phí theo dòng vật liệu trong các doanh nghiệp 21
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BIA HÀ NỘI – THANH HÓA 26
2.1 Tổng quan về công ty CP bia Hà Nội-Thanh Hóa 26
2.1.1.Quá trình hình thành và phát triển của công ty 26
2.1.2 Đặc điểm quy trình sản xuất của Công ty cổ phần Bia Thanh Hóa 27
2.1.2.1 Quy trình công nghệ sản xuất 27
2.1.2.2 Tổ chức bộ máy quản lý của công ty CP bia Hà Nội-Thanh Hóa 32
2.1.3 Đặc điểm tổ chức công tác kế toán của Công ty cổ phần Bia Hà Nội- Thanh Hóa 35
2.1.3.1.Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán của công ty 35
Sơ đồ 2.5 Tổ chức bộ máy kế toán 35
Trong đó nhiệm vụ của từng bộ phận như sau: 35
2.1.3.2.Đặc điểm tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ kế toán tại công ty 36
2.1.3.3 Đặc điểm vận dụng hệ thống tài khoản kế toán tại công ty 36
2.1.3.4 Đặc điểm vận dụng hệ thống sổ kế toán tại công ty 37
2.1.3.5 Tổ chức lập và phân tích báo cáo tài chính 37
2.1.3.6 Chế độ kế toán mà công ty đang áp dụng 37
2.1.3.7 Tổ chức công tác kế toán tại công ty 38
2.2 Thực trạng kế toán quản trị chi phí tại công ty cổ phần bia Hà Nội- Thanh Hóa 38 2.2.1 Nhận diện chi phí tại công ty cổ phần bia Hà Nội- Thanh Hóa 38
2.2.2 Lập dự toán chi phí sản xuất tại Công ty cổ phần Bia Thanh Hóa 40
2.2.3 Kế toán xác định chi phí tại công ty cổ phần bia Hà Nội- Thanh Hóa 45
2.2.4 Phân tích và cung cấp thông tin chi phí phục vụ mục đích quản trị tại công ty cổ phần bia Hà Nội- Thanh Hóa 50
2.3 Đánh giá chung về thực trạng kế toán quản trị chi phí tại công ty cổ phần bia Hà Nội- Thanh Hóa 51
Trang 2CHƯƠNG 3 56 VẬN DUNG MÔ HÌNH KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ THEO DÒNG VẬT LIỆU ĐỐI VỚI QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT SẢN PHẨM BIA LON THABREW TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BIA HÀ NỘI – THANH HÓA 56 3.1 Quan điểm và định hướng phát triển của công ty cổ phần bia Hà Nội- Thanh Hóa 56 3.2 Yêu cầu mang tính nguyên tắc đối với hoàn thiện kế toán quản trị chi tại công ty cổ phần bia Hà Nội- Thanh Hóa 56 3.3 Vận dụng mô hình kế toán quản trị chi phí theo dòng vật liệu đối với quá trình sản xuất sản phẩm bia lon Thabrew tại công ty cổ phần bia Hà Nội- Thanh Hóa 57 3.4 Đánh giá ưu nhược điểm áp dụng kế toán quản trị chi phí truyền thống và áp dụng kế toán quản trị chi phí theo dòng vật liệu 74 3.5 Điều kiện thực hiện kế toán quản trị chi phí theo dòng vật liệu tại công ty cổ phần bia Hà Nội- Thanh Hóa 74 Kết luận chương 3 76
Trang 3DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TỪ VIẾT TẮT GIẢI NGHĨA
MFCA (Material Flow Cost Accounting) Kế toán quản trị chi phí theo dòng
KPCĐ Kinh phí công đoàn BHTN Bảo hiểm thất nghiệp
Trang 4Bảng 2.1 Phân loại chi phí tại công ty cổ phần bia Thanh Hóa
Bảng 2.2 Định mức NVL sản xuất bia lon thabrew năm 2021
Bảng 2.3 Định mức NVL sản xuất bia chai năm 2021
Bảng 2.5 Dự toán chi phí NVL trực tiếp sản xuất bia chai Bảng 2.6 Dự toán chi phí NVL trực tiếp sản xuất bia lon Thabrew Bảng 2.7 Dự toán chi phi nhân công trực tiếp
Bảng 2.8 Dự toán giá thành sản xuất sản phẩm năm 2022 Bảng 3.1 Nhận diện và phân loại chi phí theo dòng vật liệu Bảng 3.2 Nguyên nhân của dòng phát thải theo quy trình sản xuât bia Bảng 3.3 Dự toán chi phí dòng vật liệu hao hụt sản xuất
Trang 5DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.2 Tiến trình vận dụng MFCA( Sygulla etal.2011) Sơ đồ 2.1 Quy trình công nghệ sản xuất bia thành phẩm
Sơ đồ 2.2 Quy trình công nghệ chiết chai bia thành phẩm Sơ đồ 2.3 Quy trình công nghệ chiết lon bia thành phẩm
Sơ đồ 3.1 Sơ đồ mô tả quy trình sản xuất bia với dòng nguyên vật liệu và dòng phát thải
Sơ đồ 3.2 Sơ đồ quy trình sản xuất bia với dòng nguyên liệu và phát thải trong 1 quý
Trang 6THÔNG TIN TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1 Tên đề tài: ―Vận dụng mô hình kế toán quản trị chi phí theo dòng vật liệu tại
công ty cổ phần bia Hà Nội- Thanh Hóa‖
2 Cấp dự thi : Cấp trường
3 Nhóm sinh viên thực hiện: Lớp Đại học Kế Toán K23C
- Nhóm trưởng: Nguyễn Thị Nguyệt Thu
- Thành viên thực hiện: Lê Thị Lan; Nguyễn Thị Trang
4 Cơ quan chủ trì :
- Tên đơn vị: Khoa Kinh Tế -QTKD
- Họ và tên giáo viên hướng dẫn: TS Lã Thị Thu - Đơn vị: Bộ môn Kế toán tài chính
- Chuyên ngành: Kế toán
5 Thời gian thực hiện :
Thời gian : 8 tháng , từ 9/2022 đến 4/2023
6 Cơ quan quản lý đề tài: Trường Đại Học Hồng Đức 7 Đơn vị chủ trì đề tài: Khoa Kinh tế- Quản trị kinh doanh
Trang 7LỜI MỞ ĐẦU
1 Sự cần thiết của đề tài
Hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang tạo ra nhiều cơ hội nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức mang tính chất chiến lược của thời đại Do đó, chúng ta phải có những đổi mới, có những bước tiến mạnh, vững chắc và nhanh chóng phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao thu nhập quốc dân, khắc phục nguy cơ tụt hậu ngày càng xa hơn về kinh tế so với cộng đồng quốc tế Trước bối cảnh đó, các doanh nghiệp phải chịu tác động mạnh mẽ của quy luật cạnh tranh Do đó muốn tồn tại và phát triển đòi hỏi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phải có hiệu quả và sinh lợi nhuận Chi phí sản xuất kinh doanh là một chỉ tiêu quan trọng đối với doanh nghiệp, giảm chi phí sản xuất là cơ sở để hạ giá thành sản phẩm Mục đích của kế toán quản trị chi phí là cung cấp thông tin thích hợp về chi phí, kịp thời cho việc ra quyết định của các nhà quản trị doanh nghiệp Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay, các phương pháp kế toán chi phí truyền thống dần bộc lộ thiếu sót chưa cung cấp đủ thông tin cho các nhà quản trị, không mang lại hiệu quả kinh tế cao
Các doanh nghiệp đã và đang không ngừng đổi mới, sử dụng công cụ quản lý để phát triển bền vững và giảm thiểu sự tác động đến môi trường từ hoạt động sản xuất Trong thực tế, các phương pháp quản lí dòng nguyên vật liệu theo định mức truyền thống vẫn còn kém hiệu quả, do chưa đo lường được chính xác lượng hao phí trong quá trình sản xuất Vì vậy, sự ra đời của mô hình quản trị chi phí dòng nguyên vật liệu (Material flow cost accounting – MFCA) là một việc tất yếu nhằm cắt giảm chi phí một cách tối ưu mang lại hiệu quả kinh tế cho công ty và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường
Công ty cổ phần bia Hà Nội- Thanh Hoá là doanh nghiệp sản xuất kinh doanh lớn trong lĩnh vực công nghiệp của tỉnh Thanh Hóa, các thông tin về chi phí sản xuất kinh doanh có vai trò quan trọng trong hệ thống thông tin quản lý của doanh nghiệp Với mục tiêu phát triển và phát triển bền vững các vấn đề về chi phí, kiểm soát chi phí, hạn chế lãng phí nguồn lực, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực, giảm thiểu rủi ro được Công ty xác định là mối quan tâm hàng đầu Nhóm tác giả lựa chọn đề tài ―Vận dụng mô hình quản trị chi phí theo dòng vật liệu hoàn thiện kế toán quản trị chi phí – nghiên cứu với quá trình sản xuất sản phẩm bia lon thabrew tại công ty cổ phần bia Hà Nội- Thanh Hóa‖ có tính thiết thực cả về lý thuyết và thực tiễn
2 Tổng quan vấn đề nghiên cứu
* Tình hình nghiên cứu mô hình quản trị chi phí theo dòng nguyên vật liệu
Ý tưởng về kế toán chi phí theo dòng vật liệu (MFCA - Material flow cost accounting) lần đầu tiên được người Đức đưa ra vào những năm 1990 dưới dạng quan điểm ―kế toán chi phí vật liệu thải sau quá trình sản xuất‖ và được đưa vào nhiều dự án thử nghiệm như Ciba Geigy Pharma – Deutschland GmbH, ITT Automotive GmbH, Merckle-Ratiopharm group Tuy nhiên sau khi thử nghiệm, phương pháp không được áp dụng ở các công ty của Đức [1][2][3][4]
Trang 8Vào đầu những năm 2000, phương pháp này được áp dụng và nhanh chóng lan rộng ở Nhật dưới tên kế toán chi phí theo dòng vật liệu Bộ thương mại và công nghiệp Nhật đã tài trợ cho nghiên cứu thí điểm tại công ty Nitto Denko và khuyến nghị áp dụng phương pháp này Ngày nay, MFCA đã được áp dụng ở hơn 300 công ty tại Nhật [5][6]
Năm 2007, Nhật đề nghị xây dựng tiêu chuẩn về MFCA trong ISO 14000 với mục tiêu chuẩn hóa các nguyên tắc và khuôn khổ chung cho kế toán chi phí dòng vật liệu Việc xây dựng chuẩn hóa MFCA trong ISO có sự tham gia của Nhật, Đức, Brazil, vương quốc Anh, Phần Lan, Maylaysia, Mexico, Nam Phi, tiêu chuẩn này đã được thông qua vào năm 2011 và được công bố là ISO 14051 [7][8]
Hãng Canon của Nhật điển hình cho thử nghiệm MFCA, đối tượng được lựa chọn thử nghiệm là sản xuất thấu kính cho máy ảnh, trong quá trình sản xuất thấu kính một lượng lớn vật liệu phế thải của quá trình mài (mùn và nước thải), theo phương pháp kế toán truyền thống chi phí ghi nhận các sản phẩm lỗi chiếm 1%, tuy nhiên trên thực tế khi theo dõi tính toán các khoản chi phí theo dòng vật liệu nhóm thử nghiệm nhận thấy có một lượng lớn chi phí vật liệu nằm trong sản phẩm lỗi, hỏng, chất thải (thử nghiệm đo lường được khoảng 32% chi phí vật liệu thải loại trong quy trình sản xuất thấu kính lớn hơn rất nhiều so với mức độ ước tính theo phương pháp truyền thống), như vậy, với phương pháp theo dõi chi phí theo dòng vật liệu giúp doanh nghiệp xác định chính xác giá thành sản phẩm, chi phí hao hụt, lãng phí nguồn lực trong quá trình sản xuất từ đó thiết kế quy trình kiểm soát, quy trình ghi chép theo dõi dòng chi phí vật liệu, cải tiến quy trình sản xuất giảm thiểu sản phẩm lỗi hỏng, xây dựng phương pháp xử lý chất thải hiệu quả, tiết kiệm (nhiều công ty Nhật coi MFCA là một Kaizen mới) Sau quy trình thử nghiệm, Canon thiết kết lại quy trình theo dõi chi phí theo dòng vật liệu, thiết kế đầu mối phân loại và phân bổ chi phí hệ thống, chi phí chất thải cho mỗi đầu ra của quá trình gia công Sau quá trình cải tiến, lượng chi phí vật liệu trong chất thải giảm đáng kể, sản phẩm sản xuất giảm thiểu sai hỏng, đầu ra của quy trình gia công là các thấu kính có quy cách gần nhất với yêu cầu tiêu chuẩn của khuôn ống và tiêu chuẩn kỹ thuật thấu kính của sản phẩm Với thành công bước đầu ở sản phẩm thấu kính, Canon đã áp dụng MFCA cho sản xuất trục lăn của hộp mực và nhân rộng mô hình vận dụng MFCA cho các nhà máy sản xuất của Canon ngoài lãnh thổ Nhật Bản Năm 2010, việc sử dụng MFCA cho các cải tiến kỹ thuật trong lĩnh vực sản xuất của Canon được hoàn thiện và ứng dụng, các chi phí tiết kiệm được từ năm 2004 đến năm 2012 đạt 5,1 tỷ Yên (tương đương 51 triệu USD tại thời điểm quy đổi), nguồn lực vật liệu mua sắm và được sử dụng một cách hiệu quả, chi phí bảo vệ môi trường giảm đáng kể [9]
Ở Việt Nam, khái niệm kế toán chi phí dòng nguyên liệu được Nguyễn Thị Hương Liên giới thiêu trong đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường KT.14.09 (ĐHKT-ĐHQGHN) (2015) ―Kế toán chi phí dòng nguyên vật liệu - nghiên cứu điển hình tại doanh nghiệp Nhật Bản và điều kiện áp dụng cho Việt Nam‖ Nghiên cứu đã lần đầu
Trang 9giới thiệu kế toán chi phí theo dòng vật liệu tại các doanh nghiệp của Nhật Bản, các tiêu chuẩn hóa quốc tế MFCA trong ISO 14051 và cơ sở áp dụng cho các doanh nghiệp ở Việt Nam [10]
Võ Trần Thị Bích Châu (2017), ―Hiệu quả mô hình quản trị chi phí dòng chảy nguyên vật liệu trong dây chuyền chế biến thuỷ sản‖, đã nêu rõ: MFCA nhấn mạnh vào tính minh bạch của các dòng vật chất và các chi phí liên quan Đó là điều kiện cơ bản để đề xuất các biện pháp tiết kiệm nguyên liệu và chi phí đáng kể Các biện pháp nhằm giảm tiêu thụ nguyên liệu có liên quan đến tiết kiệm chi phí trong lĩnh vực xử lý nguyên liệu và xử lý chất thải trên dây chuyền chế biến thủy sản [11]
Nguyễn Hoản, Đào Thị Thanh Thuý (2017) ―Nghiên cứu quy trình vận dụng kế toán chi phí dòng nguyên vật liệu tại các doanh nghiệp Nhật Bản‖, nhóm tác giả cho rằng: để vận dụng MFCA thành công trong doanh nghiệp, yếu tố đầu tiên cần nắm vững là hiểu được bản chất, nội dung của MFCA; tuân thủ các hướng dẫn thực hiện MFCA theo ISO 14051:2011 và ISO14052:2017 Bên cạnh đó, cần căn cứ vào đặc điểm quy trình hoạt động sản xuất - kinh doanh riêng của từng doanh nghiệp để nhận diện được việc lưu chuyển của dòng vật liệu trong mỗi giai đoạn của cả quá trình; từ đó thực hiện tính toán theo MFCA hợp lý Đồng thời, cũng đưa ra giải pháp, bài học kinh nghiệm khi áp dụng MFCA tại Việt Nam [12]
Phạm Thị Hoài Thương, Phạm Kiều Mi và cộng sự (2018) ―Nghiên cứu mô hình quản trị dòng nguyên vật liệu cho dây chuyền chế biến tôm shushi‖, nghiên cứu quy trình sản xuất tôm sushi tươi đông lạnh tại Công ty TNHH Thực phẩm Nắng Đại Dương tại Sóc Trăng gắn với mô hình MFCA Quá trình thực hiện MFCA bao gồm: lập mô hình dòng chảy nguyên vật liệu, định lượng dòng chảy và đánh giá chi phí dòng chảy đã được định lượng Đầu tiên trong mô hình MFCA là cần xác định được khối lượng sản phẩm và chất thải Để dễ dàng đo lường, các nguyên vật liệu dùng trong quá trình sản xuất được chuyển về một đơn vị chung là kilogam (kg) Nguyên vật liệu của mỗi công đoạn được tính toán lượng sử dụng theo nguyên tắc tổng khối lượng đầu vào bằng với đầu ra Bằng việc tính toán và đo lường số liệu của nguyên vật liệu và dòng thải là để nhận diện được lãng phí tập trung tại các công đoạn cụ thể Ma trận MFCA cho thấy tổng chi phí dòng thải chiếm hơn 90% tổng chi phí sản xuất Bên cạnh đó mô hình xương cá đã phân tích các nguyên nhân dòng thải dựa trên các yếu tố 4M1E bao gồm con người, phương pháp thực hiện, nguyên liệu, máy móc và môi trường Các lãng phí phát sinh trong quá trình sản xuất thường do yếu tố con người gây ra việc vận hành máy móc và thực hiện các phương pháp không hợp lý dẫn đến việc hao phí nguyên liệu và năng lượng Phương pháp MFCA đã tính toán được phần chi phí nguyên vật liệu hao phí mà kế toán truyền thống đã không quan tâm đến từ đó đề ra các giải pháp cải tiến nhằm làm giảm thiểu sự tổn thất nguyên liệu và năng lượng tại các công đoạn đã nhận diện và phân tích [13]
Hà Ngự Ngọc và cộng sự (2019) trong nghiên cứu ―Nghiên cứu kế toán quản trị chi phí môi trường tại Nhật Bản‖ Kế toán quản trị chi phí môi trường trong các DN
Trang 10Nhật Bản được sử dụng với mục đích quản lý chi phí, kiểm soát dự toán chứ không phải cho quyết định kinh doanh Mô hình kế toán chi phí theo dòng vật liệu (MFCA) được áp dụng cho mục tiêu này và vận dụng thành công để kiểm soát, tiết kiệm chi phí sản xuất thông qua kiểm soát và giảm chi phí chất thải của sản phẩm, tìm ra vật liệu cũng như cải tiến quy trình sản xuất phát sinh với chi phí thấp nhất [14]
Phan Thị Thu Hiền (2020) ―Vận dụng kế toán chi phí dòng nguyên vật liệu trong các doanh nghiệp‖ đã chỉ ra các lợi ích từ việc áp dụng mô hình MFCA là khi chất thải được giảm, thì tiêu thụ nguồn lực khác cũng giảm tương ứng, bằng cách này sẽ cho phép tổ chức có trách nhiệm với môi trường hơn và tạo ra tác động môi trường ít hơn Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, so với kế toán truyền thống, MFCA thể hiện ưu điểm vượt trội trong việc quản lí chi phí Cụ thể, kế toán chi phí truyền thống ghi nhận các tổn thất về nguyên vật liệu, chi phí xử lý chất thải nhưng không tách ra mà tích hợp vào trong tổng chi phí sản xuất; kế toán chi phí thông thường không đòi hỏi phải xác định xem liệu nguyên vật liệu có được biến đổi thành sản phẩm, hoặc chất thải trong khi MFCA chú trọng vào vấn đề này Về mặt công tác kế toán, MFCA giúp nâng cao sự kết nối giữa bộ phận kế toán, bộ phận quản lý môi trường và bộ phận sản xuất MFCA được các doanh nghiệp tại Việt Nam nghiên cứu áp dụng từ năm 2010, nhưng mô hình này chưa thực sự áp dụng một cách rộng rãi, nguyên nhân là do chưa có văn bản, tài liệu chi tiết hướng dẫn nội dung thực hiện MFCA tới các doanh nghiệp [15]
* Tình hình nghiên cứu mô hình quản trị chi phí theo dòng nguyên vật liệu tại công ty cổ phần bia Hà Nội- Thanh Hóa
Trên thực tế khái niệm kế toán quản trị chi phí theo dòng nguyên vật liệu ở Việt Nam còn khá mới mẻ, vì vậy các công trình nghiên cứu kế toán quản trị chi phí theo dòng vật liệu tại các doanh nghiệp nói chung và các công ty bia lon nói riêng gần như không có Tuy vậy, các công trình nghiên cứu về kế toán quản trị chi phí truyền thống ở các doanh nghiệp sản xuất bia lon nói chung và công ty cổ phần bia Hà Nội- Thanh Hóa nói riêng khá nhiều, như: Luận án Tiến sĩ Tạ Minh Hà (2020) ―Nghiên cứu năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Cổ phần Bia – Rượu – Nước giải khát Hà Nội Habeco‖ [16]; ThS Lê Thị Thu Hương (Khoa Kế toán - Kiểm toán, Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội) (2018) ― Công ty Cổ phần Bia Hà Nội – Kim bài hoàn thiện công tác kế toán quản trị chi phí‖ [17] với kết quả nghiên cứu được từ các công trình tiền nhiệm cho phép nhóm tác giả tiếp cận với quan điểm và thực trạng kế toán quản trị chi phí truyền thống đây là nền tảng để so sánh ưu nhược với xây dựng mô hình kế toán quản trị chi phí theo dòng vật liệu Kết quả nghiên cứu mô phỏng được là cơ sở tham vấn cho Công ty cổ phần bia Hà Nội – Thanh Hóa đưa ra quyết định quản trị hợp lý
3 Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống hóa và làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về kế toán quản trị chi phí theo dòng vật liệu trong doanh nghiệp sản xuất
Trang 11- Khảo sát và đánh giá thực trạng mức độ áp dụng kế toán quản trị chi phí tại công ty cổ phần bia Hà Nội- Thanh Hóa
- Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng kế toán quản trị chi phí theo dòng vật liệu tại công ty cổ phần bia Hà Nội- Thanh Hóa
- Đề xuất mô hình kế toán quản trị chi phí theo dòng vật liệu đối với quá trình sản xuất sản phẩm bia lon Thabrew tại công ty cổ phần bia Hà Nội- Thanh Hóa
4 Ý nghĩa và đóng góp về khoa học và thực tiễn của đề tài 4.1 Về phương diện học thuật
Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về kế toán quản trị chi phí theo dòng vật liệu; thông qua đó đã đánh giá và chứng minh vai trò của kế toán quản trị chi phí theo dòng vật liệu trong quá trình hoạt động sản xuất của doanh nghiệp
4.2 Về phương diện thực tiễn
Kết quả nghiên cứu đưa đến một cách nhìn đầy đủ và toàn diện hơn đối với kế toán quản trị chi phí theo dòng vật liệu
Đóng góp vào hệ thống lý luận về kế toán quản trị chi phí môi trường nói chung và làm tài liệu tham khảo cho sinh viên khóa sau
Đánh giá đầy đủ hơn về thực trạng áp dụng kế toán quản trị chi phí môi trường tại công ty cổ phần bia Hà Nội – Thanh Hóa
Từ đó đề xuất những giải pháp áp dụng kế toán quản trị chi phí theo dòng vật liệu tại công ty cổ phần bia Hà Nội – Thanh Hóa Kết quả nghiên cứu là tài liệu có tính tham khảo và gợi mở cho công ty CP bia Hà Nội – Thanh Hóa
5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5.1 Đối tượng nghiên cứu
Chi phí theo dòng vật liệu tại công ty cổ phần bia Hà Nội- Thanh Hóa
5.2 Phạm vi nghiên cứu
Tài liệu, số liệu, khảo sát về quá trình sản xuất sản phẩm bia lon thabrew tại công ty cổ phần bia Hà Nội- Thanh Hóa trong khoảng thời gian 2020-2021
6 Phương pháp nghiên cứu
Nhóm NCKH sử dụng các phương pháp nghiên cứu định tính để tiếp cận vấn đề gồm:
* Sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu, với kỹ thuật phỏng vấn chuyên gia Giai đoạn nghiên cứu tài liệu nhằm giải quyết mục tiêu: làm rõ nội dung cơ sở lý luận kế toán quản trị chi phí ở các đơn vị sản xuất trong và ngoài nước, các công trình nghiên cứu về phương pháp kế toán chi phí theo dòng vật liệu trong và ngoài nước, nghiên cứu đặc điểm sản xuất bia, ảnh hưởng của đặc điểm ngành nghề sản xuất trong kế toán quản trị chi phí nói chung và xác định chi phí theo dòng vật liệu nói riêng
* Phương pháp tham vấn chuyên gia: phương pháp tham vấn ý kiến chuyên gia: Phỏng vấn, tham khảo ý kiến chuyên gia trong việc đề xuất các mô hình kế toàn quản trị chi phí theo dòng vật liệu đối với quá trình sản xuất sản phẩm bia lon Thabrew tại công ty cổ phần bia Hà Nội- Thanh Hóa
Trang 12* Các phương pháp kế toán: Phương pháp chứng từ kế toán; Phương pháp tài khoản kế toán; Phương pháp chi phí giá thành; Phương pháp tổng hợp cân đối
* Phương pháp nghiên cứu điển hình kết hợp phương pháp mô phỏng nhằm tính toán và mô phỏng đối tượng nghiên cứu theo dữ liệu thu thập được: Sử dụng phương pháp nghiên cứu điển hình, thông qua việc thu thập dữ liệu nghiên cứu, mô phỏng dữ liệu nghiên cứu cho trường hợp điển hình nhằm mô hình và khái quát hóa định hướng vận dụng KTQTCP theo dòng vật liệu cho đơn vị nghiên cứu
7 Cách tiếp cận
Qua quá trình nghiên cứu tài liệu, nhóm nghiên cứu nhận thấy phương pháp kế toán quản trị chi phí theo dòng vật liệu theo dõi chi phí theo dòng vật liệu giúp doanh nghiệp xác định chính xác giá thành sản phẩm, chi phí hao hụt, lãng phí nguồn lực trong quá trình sản xuất từ đó thiết kế quy trình kiểm soát, quy trình ghi chép theo dõi dòng chi phí vật liệu, cải tiến quy trình sản xuất giảm thiểu sản phẩm lỗi hỏng, xây dựng phương pháp xử lý chất thải hiệu quả, tiết kiệm (nhiều công ty Nhật coi MFCA là một Kaizen mới)
Ở VN hiện nay đề tài nghiên cứu về KTQTCP theo dòng vật liệu hầu như chưa có công trình nghiên cứu một cách bài bản, khoa học và có hệ thống, cách tiếp cận chủ yếu mang màu sắc truyền thống về KTQTCP gắn với vấn đề chi phí giá thành đơn thuần
Công ty cổ phần bia Hà Nội – Thanh Hóa là đơn vị sản xuất lớn có vai trò kinh tế - xã hội vô cùng quan trọng đối với tỉnh Thanh Hóa, nghiên cứu đưa ra giải pháp cho công ty theo hướng phát triển bền vững thân thiện sẽ tạo ra tính thời sự và cấp thiết cho doanh nghiệp và tỉnh nhà Các công trình nghiên cứu giải pháp hoàn thiện kế toán quản trị chi phí ở đơn vị nghiên cứu không nhiều, công trình nghiên cứu về kế toán quản trị chi phí theo dòng vật liệu ở đơn vị chưa có tác giả hoặc nhóm tác giả nào thực hiện trước đó
Từ các kết quả nghiên cứu, tìm tòi, nhóm NCKH đưa ra định hướng tiếp cận vận dụng phương pháp kế toán quản trị theo dòng vật liệu tại Công ty cổ phần bia Hà Nội – Thanh Hóa theo hướng như sau:
- Một là, nhận diện CP theo dòng vật liệu ở đơn vị
- Hai là, Xây dựng định mức và dự toán CP theo dòng vật liệu ở đơn vị - Ba là, Xác định CP theo dòng vật liệu ở đơn vị
- Bốn là, cung cấp thông tin KTQTCP theo dòng vật liệu ở đơn vị
8 Nội dung nghiên cứu
Kết cấu đề tài ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, đề tài được trình bày trong 3 chương:
Chương 1: Những cơ sở lý luận cơ bản về kế toán quản trị chi phí theo dòng vật liệu trong doanh nghiệp sản xuất
Chương 2: Thực trạng kế toán quản trị chi phí tại công ty cổ phần bia Hà Nội- Thanh Hóa
Trang 13Chương 3: Vận dụng mô hình kế toán quản trị chi phí theo dòng vật liệu đối với quá trình sản xuất sản phẩm bia lon Thabrew tại công ty cổ phần bia Hà Nội- Thanh Hóa
Trang 14CHƯƠNG 1
NHỮNG CƠ SỞ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ THEO DÒNG VẬT LIỆU TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT 1.1 Khái quát về kế toán quản trị chi phí theo dòng vật liệu trong doanh nghiệp
Hiện nay, có rất nhiều quan điểm về kế toán quản trị chi phí, hầu hết các quan điểm đều cho rằng kế toán quản trị chi phí cung cấp thông tin chi phí cho các nhà quản trị và phục vụ cho yêu cầu sản xuất kinh doanh nhằm giúp cho các nhà quản trị đưa ra các quyết định tối ưu, đánh giá và kiểm soát quá trình hoạt động để phục vụ cho quá trình quản lý doanh nghiệp
Theo Viện Kế toán quản trị Hoa Kỳ, kế toán quản trị chi phí là kỹ thuật hay phương pháp để xác định chi phí cho một dự án, một quá trình hoặc một sản phẩm Chi phí này được xác định bằng việc đo lường trực tiếp, kết chuyển tuỳ ý hoặc phân bổ một cách có hệ thống và hợp lý kế toán quản trị (KTQT) chi phí cung cấp thông tin cho các nhà quản trị trong nội bộ doanh nghiệp (DN) để đánh giá, kiểm soát quá trình hoạt động Thông tin của KTQT chi phí hướng đến tương lai nên có sự phân tích, đánh giá đến môi trường bên ngoài doanh nghiệp
Theo Horngen và cộng sự (2008), với quan điểm coi KTQT chi phí là một phần của hệ thống hoạch định chiến lược và tham gia trực tiếp vào hoạt động quản trị DN nên nội dung KTQT chi phí được xác định gồm 4 nội dung cơ bản: Dự toán chi phí; Quá trình tập hợp chi phí; Phân tích mối quan hệ chi phí - khối lượng - lợi nhuận; Ra quyết định quản lý
Theo Edward J VanDerbeck (2010), KTQT chi phí cung cấp chi tiết thông tin chi phí theo nhu cầu của nhà quản trị để kiểm soát hoạt động kinh doanh hiện tại và lập kế hoạch cho tương lai Dưới góc độ kế toán tài chính, bộ phận kế toán chi phí có chức năng tính toán, đo lường chi phí phát sinh trong DN theo đúng các nguyên tắc kế toán để cung cấp thông tin về chi phí sản xuất sản phẩm, giá vốn hàng bán và các chi phí hoạt động trên báo cáo kết quả kinh doanh, liên quan đến giá trị hàng tồn kho trên Bảng cân đối kế toán Dưới góc độ KTQT, bộ phận kế toán chi phí có chức năng đo lường, phân tích về tình hình chi phí sản xuất kinh doanh, đo lường khả năng sinh lời của từng sản phẩm, dịch vụ, các hoạt động và từng bộ phận của DN nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động kinh doanh
Như vậy, từ các định nghĩa trên ta có thể hiểu kế toán quản trị chi phí là một bộ phận không thể tách rời của hệ thống kế toán doanh nghiệp, là công cụ quan trọng cung cấp thông tin chi phí kịp thời, phù hợp, cần thiết cho các hoạt động quản trị doanh nghiệp Bên cạnh thông tin quá khứ, thông tin chi phí do KTQT chi phí cung cấp cần có tính định hướng (thông tin kế hoạch, dự toán), gắn với các chỉ tiêu, bộ phận, đơn vị, cá nhân (trung tâm phát sinh chi phí) để thuận lợi cho phân tích, đánh giá, và hỗ trợ xây dựng các biện pháp kiểm soát chi phí
Quản trị chi phí theo dòng vật liệu thực chất là quá trình quản lý, theo dõi, xác định, tính toán chi phí của dòng nguyên vật liệu, năng lượng đầu vào và chi phí
Trang 15nguyên liệu trong thành phẩm hoàn thành, lượng chi phí vật liệu bị mất đi trong quá trình sản xuất dưới dạng các phát thải
Kế toán chi phí theo dòng vật liệu (MFCA) còn được gọi là ―kế toán chi phí theo dòng‖, phương pháp kế toán này này được xây dựng dựa trên khái niệm cơ bản về sự cân bằng của vật chất và năng lượng, trong đó chi phí môi trường được xác định dựa trên dòng chảy (cân đối) vật liệu
Theo Hotta, Y và Visvanathan, C.(2014), kế toán chi phí theo dòng vật liệu là phương pháp phân tích định lượng các dòng chảy và trữ lượng nguyên liệu hoặc chất trong một hệ thống đã được xác định Theo đó, nguyên vật liệu, nước, không khí đi vào quá trình sản xuất kinh doanh coi là yếu tố đầu vào được chuyển đổi thành sản phẩm, hàng hóa, và cuối cùng chuyển hóa vào tự nhiên như là kết quả đầu ra (khí thải, chất thải) Theo đó, nhóm tác giả cũng cho rằng, các phân tích có giá trị trong việc xác định nguồn lực đầu vào, đầu ra nhằm đưa ra các quyết định điều chỉnh làm tăng hiệu quả sử dụng nguồn lực của doanh nghiệp sản xuất
Phương pháp quản lý theo luồng sử dụng kế toán chi phí theo dòng để tiếp cận hạch toán dòng nguồn lực đầu vào của doanh nghiệp đi kèm với đánh giá chi phí môi trường Kế toán dòng vật liệu đánh giá tổng thể chi phí môi trường và tính riêng các chi phí sản xuất trên cơ sở dòng vật liệu MFAC làm rõ tính minh bạch của các hoạt động sử dụng vật liệu thông qua theo dõi, xác định, đo lường dòng vật liệu ở cả thông tin hiện vật và tiên tệ của sản phẩm và chất thải
Phương pháp MFCA được đưa ra lần đầu vào những những năm 1970, cho đến nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu và đưa ra quan điểm về MFCA Cụ thể:
BẢNG TỔNG HỢP MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ MFCA Tác giả(Nguồn) Khái niệm
Redmann (2002)
MFCA được coi là một công cụ thiết yếu trong quản lý dòng chảy nguyên vật liệu Trong đó, quản lý dòng chảy là tổ chức quá trinh sản xuất dựa trên dòng vật liệu và thông tin - tất cả được cơ cấu theo một cách hiệu quả và định hướng mục tiêu rõ rằng
Cơ quan môi trường liên bang - Bộ Môi trưởng liên bang Đức (2003)
Kế toán chi phi dòng chảy coi các luồng nguyên liệu có liên quan là người thu CP, và do đó cần phân bố CPSX của công ty cho tất cá các luồng nguyên liệu này
Christine Jasch (2009)
MFCA là một công cụ để đo lường dòng chảy và dự trữ vật liệu cho một DN, một quy trình sản xuất hoặc một sản phẩm trên hai khía cạnh: đơn vị vật lý và tiền tệ
Katsuhiko Kokubu, Hirotsugu Kitada (2010)
MFCA là phương pháp theo dõi dòng chảy và dự trữ vật liệu theo quá trình, sau đó tính toán CP cho chúng bằng cách nhân số lượng vật liệu với đơn giá
MFCA nhấn mạnh đến việc xác định CP được tạo ra bởi các
Trang 16thất vật chất hoặc phần có liên quan tới những tổn thất (cùng với CP sản phẩm) càng chính xác cảng tốt
Schaltegger và các cộng sự (2010)
MECA là một trong những công cụ của kế toán quản lý mỗi trường với mục tiêu làm giảm tác động của quá trình sản xuất tới môi trường và cắt giảm CP của chính quá trình này
ISO 14051 MFCA là một công cụ được sử dụng để định lượng dòng chảy và
trữ lượng vật liệu trong các quy trình hoặc dây chuyền sản xuất Trên 2 góc độ: đơn vị vật lý và tiền tệ
Stefan Nertinger (2014)
MFCA là một công cụ phủ hợp để lập kế hoạch, kiểm soát, giám sát, quản lý dòng nguyên liệu theo định hướng sinh thái Lưu Nhật Huy
(2015)
MFCA là một hệ thống đo lường dòng chảy và tồn trữ nguyên vật liệu (nguyên liệu, năng lượng, nhân công, ) trong quy trình sản xuất bằng cả đơn vị vật lý và tiền tệ nhằm nhận biết chính xác lãng phí
Chompoonoot Kasemset và cộng sự (2016)
MFCA là một kỹ thuật được sử dụng để giúp các DN tăng cường cả hiệu quả tài chính và môi trường, thông qua việc phân tích các luồng vật liệu và sử dụng năng lượng
(Nguồn: Nguyễn Thị Kim Huyền, 2021)
Như vậy, các quan điểm về MFCA đều tập trung nhấn mạnh vào tiếp cận dòng chảy vật liệu (bao gồm cả dòng vật chất và năng lượng), kế toán theo dõi, đánh giá hiệu quả của dòng CP đầu vào nằm trong sản phẩm tích cực và tiêu cực được tạo ra từ quá trình sản xuất thông qua thước đo vật lý và tiền tệ
Sản xuất sạch hơn được biết như là phương pháp tiếp cận giảm thiểu ô nhiễm tại nguồn, thông qua sử dụng nguyên liệu và năng lượng có hiệu quả (Trung tâm sản xuất sạch hơn -VNCPC, 2008) Sản xuất sạch hơn là quá trình áp dụng liên tục chiến lược phòng ngừa tổng hợp về môi trường vào các quá trình sản xuất, sản phẩm và dịch vụ nhằm nâng cao hiệu suất sinh thái và giảm thiểu rủi ro cho con người và môi trường (UNEP- Chương trình môi trường của Liên hợp quốc, 1990) Theo đó, với quan điểm sản xuất sạch hơn mô hình sản xuất hướng tới phương pháp dự đoán và ngăn chặn linh hoạt thay vì phương pháp xử lý và kiểm soát ô nhiễm (El-Haggar, 2007) Sản xuất sạch hơn không chỉ mang lại các giá trị bảo vệ môi trường, giúp doanh nghiệp giảm chi phí sản xuất, chi phí xử lý các chất thải, hạn chế rủi ro trách nhiệm pháp lý, ngăn chặn sử dụng thiếu hiệu quả tài nguyên, giảm phát thải Trong triển khai sản xuất sạch hơn, phân tích dòng nguyên vật liệu và năng lượng ra vào của quy trình là yếu tố trọng tâm của đánh giá sản xuất sạch hơn, phân tích lưu đồ quy trình sản xuất kinh doanh thông qua phương trình cân bằng vật liệu, năng lượng đầu vào và sản phẩm đầu ra nhằm xác định đặc tính dòng thải, chi phí các dòng thải từ đó xem xét lại quy trình để xác định nguyên nhân phát thải từ đó đề xuất giải pháp sản xuất sạch hơn Phương pháp MFCA là phương pháp kế toán quản trị rất phù hợp để
Trang 17tính toán, phân tích các dữ liệu đầu vào – đầu ra của quy trình sản xuất phục vụ cho mục đích của đánh giá sản xuất sạch hơn của doanh nghiệp
1.2 Nội dung kế toán quản trị chi phí theo dòng vật liệu trong doanh nghiệp 1.2.1 Xây dựng mô hình dòng vật liệu trong doanh nghiệp sản xuất
Hình 1.1 Mô hình dòng nguyên vật liệu
Trên thực tế trong các doanh nghiệp sản xuất ở mỗi giai đoạn của quá trình sản xuất ngoài việc chuyển hóa nguyên vật liệu đầu vào thành các nửa thành phẩm (hoặc thành phẩm) còn phát sinh nhiều loại phát thải khác nhau có tác động nhất định đến môi trường
MFAC (Material Flow Cost Accounting) đo dòng chảy và dự trữ của tất cả nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất theo hai góc độ tiền tệ và vật lý Trong đó, nguyên vật liệu bao gồm nguyên vật liệu ban đầu và các phần, các chi tiết tham gia vào quá trình tạo sản phẩm Việc phân tích MFAC giúp so sánh chi phí nguyên vật liệu đầu vào, chi phí tạo ra sản phẩm và chi phí liên quan đến nguyên liệu thất thoát qua các phát thải (chất thải, khí thải, nước thải)
Xét ở góc độ kế toán chi phí truyền thống, doanh nghiệp sản xuất sẽ tính toán được chi phí nguyên vật liệu được chuyển hóa vào thành phẩm ở giai đoạn cuối cùng, tuy nhiên, khoản chi phí nguyên vật liệu bị thất thoát trong quá trình sản xuất hệ thống kế toán chi phí truyền thống hoàn toàn không theo dõi và tính toán được
Xét trên quan điểm về sự cân bằng của vật chất và năng lượng, chi phí vật liệu đầu vào phải tương đương với chi phí nguyên vật liệu sản phẩm hoàn thành và chi phí phát sinh trong lượng chất thải từ quá trình sản xuất, đây chính là nền tảng cơ bản của phương pháp kế toán theo dòng vật liệu
MFCA dựa trên định luật bảo toán vật chất (hay định luật bảo toàn năng lượng), theo đó, trong bất cứ quá trình nào, đặc biệt là quá trình sản xuất, vật chất sẽ biến đổi từ chất này sang chất khác Và chất thải của quá trình sản xuất sẽ cân bằng với vật liệu bị mất đi Nội dung của MFCA được xây dựng dựa trên các nguyên tắc cơ
Trang 18bản như: (i) Hiểu về dòng nguyên vật liệu và năng lượng sử dụng; (ii) Liên kết dữ liệu vật lý với tiền tệ; (iii) Đảm bảo tính chính xác, tính đầy đủ, tính có thể so sánh của dữ liệu vật lý; (iv) Ước tính và phân bố CP cho vật liệu bị tổn thất Cụ thể như sau:
- Hiểu về dòng nguyên vật liệu và năng lượng sử dụng; Điều này có nghĩa là phải tìm ra tất cả các vật liệu và năng lượng sử dụng cho từng trung tâm đo lưởng, tử đỏ có thể hiểu cách thức vật liệu được sử dụng và biến đổi trong toàn bộ quá trình
- Liên kết dữ liệu vật lý với tiền tệ: Thông qua MFCA, quá trình ra quyết định liên quan đến môi trường được liên kết với thông tin tài chính thông qua mô hình dòng nguyên liệu Đồng thời, MFCA giúp hiểu rõ hơn về CP thực sự của việc sử dụng vật liệu, cũng như năng lượng, từ đó cải thiện quá trình ra quyết định
- Đảm bảo tính chính xác, tỉnh đầy đủ, tỉnh có thể so sánh của dữ liệu vật lý: Phương pháp MFCA đòi hỏi tất cả dữ liệu liên quan đến đầu ra, đầu vào của quá trình sản xuất phải được xác minh và định lượng rõ ràng Trong MFCA, dữ liệu sau khi được thu thập, sẽ được chuyển đổi thành một đơn vị chung (đơn vị tiền tệ) Việc sử dụng đơn vị đo lường chung là rất quan trọng để có thể xác định được nguyên nhân, cũng như nguồn gốc của bất kỳ chênh lệch nào phát sinh giữa đầu vào và đầu ra
- Ước tính và phân bổ chi phi cho vật liệu bị tổn thất: Chi phi thực tế sau khi tỉnh toán, thu thập được phải được gắn với tất cả các đối tượng liên quan, bao gồm các sản phẩm và các tổn thất vật chất Trường hợp không có thông tin chính xác, thì việc phân bổ CP phải dựa trên các tiêu thức cụ thể, phù hợp Thông thường, tiêu thức được sử dụng để phân bổ là tỷ lệ tổn thất NVL đầu vào hoặc theo khối lượng Trong MFCA, thông tin về CP do tổn thất vật chất là căn cứ để đưa ra các giải pháp nhằm cải tiến quy trình hướng tới sự hiệu quả
Thông qua MFCA, số lượng của từng loại nguyên vật liệu cũng như giá thành của nó được xác định một cách rõ ràng, điều này giúp các DN có thể xác định các nguồn gốc của chất thải được sinh ra từ đâu, phần nguyên vật liệu nằm trong nó ra sao, từ đó có thể thực hiện các biện pháp cải tiến nhằm giảm lượng chất thải tạo ra từ quá trình sản xuất, giúp tính toán giá thành cho sản phẩm tích cực (hay sản phẩm tiêu chuẩn) được chính xác
MFCA có thể được sử dụng nhằm tăng tính minh bạch của dòng nguyên hiệu và năng lượng sử dụng, cùng với những chi phí và tác động mang tính môi trường liên quan, và nhằm hỗ trợ những quyết định mang tính tổ chức thông qua thông tin được thu thập từ MFCA Điều này có thể được thực hiện bằng 4 nguyên tắc cốt lõi của phương pháp luận MFCA
1 Hiểu dòng nguyên liệu và năng lượng sử dụng Dòng của tất cả các nguyên liệu và năng lượng sử dụng cho mỗi khối lượng trung tâm cần được truy xuất nguồn gốc nhằm hiểu được cách thức các nguyên liệu được sử dụng và biến chuyển suốt theo cả quá trình
2 Liên kết dữ liệu vật chất và tiền tệ Thông qua MFCA, qúa trình ra quyết định liên quan tới môi trường có thể được kết nối với thông tin tài chính qua mô hình dòng
Trang 19nguyên liệu, cung cấp sự hiểu biết tốt hơn về chi phí thực tế của nguyên liệu và năng lượng sử dụng và các các kết quả trong qúa trình ra quyết định được cải thiện
3 Đảm bảo tính chính xác, tính đầy đủ và tính so sánh của dữ liệu vật chất MFCA yếu cầu tất cả mọi dữ liệu phải được xác minh và rằng mọi đầu ra và vào đều được nhận diện và định lượng Tốt nhất là tất cả dữ liệu cần được chuyển đổi sang một đơn vị chung Việc sử dụng chính xác và dữ liệu đầy đủ là quan trọng để xác định nguyên nhân và nguồn của mọi thiếu sót giữa đầu vào và đầu ra
4 Ước tính và phân bổ chi phí cho nguyên liệu thất thoát Khi thông tin chính xác không sẵn có, phân bổ chi phí nên chính xác và thực tế nhất có thể Trong MFCA, thông tin về chi phí do nguyên liệu thất thoát tiêu biểu cho một trong những động lực chính đối với việc cải tiến quá trình Thông thường các doanh nghiệp chỉ quan tâm đến lượng nguyên vật liệu đã xuất mà không chú trọng đến lượng nguyên liệu bị lãng phí phát sinh trong quá trình như ví dụ: vật liệu thải phát sinh; nhiên liệu bị tiêu hao lãng phí; thời gian ngừng nghỉ, chờ của máy móc thiết bị giữa các công đoạn sản xuất; thời gian lao động tăng…
Bốn nguyên tắc của phương pháp MFCA được Sygulla et al 2011 mô hình hóa theo 3 bước sau:
Hình 1.2 Tiến trình vận dụng MFCA (Sygulla et al 2011) 1.2.2 Nhận diện chi phí theo dòng vật liệu trong doanh nghiệp sản xuất
Xét ở góc độ kế toán chi phí truyền thống việc phân loại theo khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm, chi phí sản xuất bao gồm 3 loại: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (phản ánh toàn bộ CP về nguyên, vật liệu chính, phụ, nhiên liệu, vật tư thay thế, vật liệu và thiết bị xây dựng cơ bản tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm, cũng như thực hiện lao vụ, dịch vụ); chi phí nhân công trực tiếp (các CP về tiền lương, phụ cấp lương, các khoản trích theo lương, phát sinh liên quan đến bộ
Trang 20phận công nhân trực tiếp sản xuất); chi phí sản xuất chung (CP phát sinh trong phạm vi phân xưởng sản xuất trừ CP NVL trực tiếp và CP nhân công trực tiếp)
Xét ở góc độ kế toán quản trị chi phí theo dòng vật liệu, chi phí được nhận diện theo dòng chảy vật chất của quá trình sản xuất: chi phí nguyên vật liệu (CP của một hoặc nhiều loại vật chất đi qua một trung tâm đo lường thường là các CP NVL chính, CP NVL phụ); chi phí năng lượng (CP liên quan đến việc sử dụng các nguồn năng lượng như điện, nhiên liệu, nước, nhiệt, khí); chi phí cho hệ thống (CP phát sinh trong quá trình xử lý vật liệu nội bộ, loại CP này không bao gồm chi phí nguyên vật liệu, chi phí năng lượng, chi phí xử lý tổn thất); Chi phí xử lý tổn thất (CP xử lý các tổn thất vật liệu do quá trình sản xuất gây ra)
1.2.3 Xây dựng định mức và lập dự toán chi phí theo dòng vật liệu X dựng định mức chi ph
Định mức chi phí sản xuất kinh doanh là phần dự kiến các khoản chi phí để sản xuất ra một sản phẩm hay một đơn vị lao vụ, dịch vụ Định mức chi phí được thiết lập cho từng khoản mực chi phí sản xuất như: Nguyên vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp, sản xuất chung dựa trên lượng tiêu chuẩn (định mức lượng) và giá tiêu chuẩn (định mức giá) của các yếu tố đầu vào
Định mức chi phí = tổng định mức lượng * định mức giá
Định mức chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (CPNVLTT): Bao gồm định mức về lượng và định mức về giá của nguyên vật liệu Định mức về lượng phản ánh lượng nguyên vật liệu tiêu hao để sản xuất ra một sản phẩm trên cơ sở công nghệ sản xuất, tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng nguyên vật liệu, quy cách nguyên vật liệu, lượng hao hụt, hư hỏng nguyên vật liệụ cũng như lượng sản phẩm hỏng trong định mức Định mức giá là giá của một đơn vị nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm giá mua và các khoản chi phí thu mua sau khi trừ đi các khoản giảm trừ như chiết khấu mua hàng, giảm giá hàng bán Giá nguyên vật liệu có tính đến ảnh hưởng của các điều kiện biến động giá trên thị trường, thay đổi số lượng mua, thay đổi nhà cung cấp…
Định mức chi phí nhân công trực tiếp: Bao gồm định mức về lượng thời gian hao phí để sản xuất một đơn vị sản phẩm và định mức đơn giá tiền lương cho một đơn vị thời gian sản xuất
Định mức về lượng thời gian hao phí cho một đơn vị sản phẩm: Là lượng thời gian cần thiết để sản xuất một đơn vị sản phẩm gồm cả thời gian nghỉ ngơi, thời gian máy chết và thời gian sửa chữa máy móc
Định mức giá tiền lương cho một đơn vị thời gian sản xuất: Phản ánh chi phí nhân công cho một đơn vị thời gian sản xuất sản phẩm gồm: Tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp và các khoản trích theo lương…
Trang 21Đơn giá tiền lương 1 đơn vị thời gian
Định mức chi ph sản uất chung
Chi phí sản xuất chung bao gồm định mức về chi phí sản xuất theo mức độ hoạt động liên quan đến số giờ công lao động, số lượng sản phẩm hay số giờ hoạt động của máy móc thiết bị Chi phí sản xuất chung được chia thành biến phí sản xuất chung và định phí sản xuất chung
Biến phí sản xuất chung là các loại chi phí liên quan đến phục vụ, quản lý sản xuất ở phạm vi phân xưởng sản xuất và thường biến động tỉ lệ thuận với mức độ hoạt động như nguyên vật liệu phục vụ sản xuất, chi phí nhân công phục vụ sản xuất, chi phí nhiên liệu
Lập dự toán chi ph
Lập kế hoạch là chức năng quan trọng không thể thiếu đối với mọi DN, là việc xây dựng mục tiêu của DN và vạch ra các bước thực hiện để đạt được mục tiêu đã đặt ra Dự toán cũng là một loại kế hoạch nhằm liên kết các mục tiêu cụ thể, chỉ rõ các tài nguyên phải sử dụng, đồng thời dự tính kết quả thực hiện trên cơ sở các kỹ thuật dự báo
Nội dung của dự toán chi ph
Lập dự toán chiếm khối lượng công việc không nhỏ trong kế toán quản trị Có rất nhiều đối tượng cần lập dự toán trong DN như các dự toán về: tiêu thụ, sản xuất, chi phí, thu tiền, chi tiền… Trong nghiên cứu này tập trung phân tích nội dung lập dự toán chi phí sản xuất bao gồm: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung; Đồng thời, phân tích cụ thể 2 phương pháp lập dự toán là dự toán tĩnh và dự toán linh hoạt
Dự toán tĩnh: Là dự toán chi phí được lập trên một mức độ hoạt động dự kiến nhằm cung cấp thông tin về tình hình chi phí, doanh thu, lợi nhuận DN có thể đạt được Dự toán tĩnh phù hợp với các DN có các khoản chi phí dễ dự báo và không có nhiều thay đổi trong kỳ lập dự toán, nhưng không phù hợp với việc phân tích và kiểm soát chi phí, nhất là chi phí sản xuất chung, bởi vì mức hoạt động thực tế thường có sự khác biệt so với mức hoạt động dự toán
Dự toán linh hoạt: Được lập trên cơ sở nhiều mức độ hoạt động của một thời hạn nhằm cung cấp thông tin về tình hình chi phí, doanh thu lợi nhuận DN có thể đạt được Dự toán linh hoạt giúp nhà quản lý kiểm soát được chi phí, doanh thu bằng cách so sánh kết quả thực tế với số liệu dự toán cho cùng một mức độ hoạt động Trong dự toán linh hoạt chi phí cố định không thay đổi ở phạm vi mức độ hoạt động phù hợp, còn biến phí sẽ được điều chỉnh theo mực độ hoạt động thực tế
1.2.4 Kế toán ác định chi phí theo dòng vật liệu
Trong hầu hết các trường hợp, chi phí năng lượng, chi phí cho hệ thống vận hành, chi phí xử lý phát thải được thu thập thường liên quan đến toàn bộ quy trình,
Trang 22hoặc nhiều sản phẩm được sản xuất ra, do đó việc phân bổ các CP này cho từng sản phẩm cụ thể và tổn thất vật chất cần phải được thực hiện Trường hợp CP tại mỗi trung tâm định lượng không xác định hoặc khó tính toán, ước tính, thì có thể tiến hành phân bố tổng CP tương ứng với mỗi giai đoạn cụ thể cho trung tâm định lượng, sau đó phân bổ chúng cho các sản phẩm và tổn thất vật chất, theo trình tự sau:
Thứ nhất, phân bổ CP tổng thể cho từng trung tâm định lượng Tiêu chí phân bổ sử dụng ở giai đoạn này có thể là giờ máy, khối lượng sản xuất, số lượng nhân viên, giờ lao động, hoặc số lượng công việc được thực hiện
Thứ hai, phân bổ CP cho sản phẩm và tổn thất vật chất theo tiêu chí phù hợp Mỗi DN sẽ cẩn phải lựa chọn các tiêu chỉ phân bố phù hợp nhất với nhu cầu của mình, tiêu chí phân bổ phổ biển là dựa trên tỷ lệ phần trăm khối lượng vật liệu
Khi CP đã được phân bổ cho tất cả các đầu vào, phân tích CP nên được kết hợp với phân tích dòng nguyên vật liệu Bằng cách đó, đầu ra từ một trung tâm định lượng sẽ trở thành đầu vào của trung tâm tiếp theo CP vật liệu đi vào trung tâm định lượng sẽ phản ánh sự kết hợp giữa chi phí nguyên vật liệu, chi phí năng lượng, chi phí vận hành hệ thống từ trung tâm trước đó
Trong kế toán CP truyền thống sau khi tập hợp CPSX sẽ tỉnh toán vào giá trị sản phẩm dở dang và tính giá thành sản phẩm hoàn thành Bên cạnh đó, CP sản xuất chung thường được phân bổ cho sản phẩm hoàn thành theo các tiêu thức như CP NVL trực tiếp, CP nhân công trực tiếp, theo định mức CP kế hoạch
Ngược lại, MFCA sau khi tập hợp CP sẽ tính toán chi tiết vào tất cả các sản phẩm đầu ra bao gồm sản phẩm tích cực và sản phẩm tiêu cực Ngoài ra, các CP được phân bổ cho các sản phẩm được dựa trên cân bằng vật chất giữa đầu ra và đầu vào theo công thức thích hợp
1.2.5 Phân tích và cung cấp thông tin chi phí theo dòng vật liệu phục vụ mục đ ch quản trị
Thông qua MFCA, DN có được những thông tin chi tiết, đầy đủ hơn về các tổn thất vật chất xuất hiện trong quá trình sản xuất, nguyên nhân của các tổn thất, các tác động của tổn thất NVL đến CP, hiệu quả tài chính của DN, cũng như môi trường bên ngoài
Dựa trên kết quả phân tích của MFCA, DN có thể xem xét và tìm kiếm giải pháp nhằm cải thiện hiệu suất tài chính, tác động của sản xuất đến môi trường Các biện pháp được thực hiện nhằm đạt được những cải tiến này có thể bao gồm sử dụng vật liệu thay thế; cải tiến các quy trình, dây chuyển sản xuất, sản phẩm; tăng cường các hoạt động nghiên cứu, phát triển liên quan đến việc sử dụng hiệu quá nguồn vật chất và năng lượng
Ngoài ra, dữ liệu MFCA còn có thể được sử dụng để hỗ trợ phân tích các CP của các biện pháp nhằm xử lý các tổn thất vật chất được xác định; là căn cứ đưa ra mục tiêu cuối cùng cho DN như: Thay đổi CP tổn thất vật chất về mốc bằng 0; hoặc tạo ra bước đột phá trong việc công nhận sự cần thiết phải cải tiến quá trình sản xuất
Trang 23Các tổn thất điển hình mà MFCA xác định được bao gồm: (i) CP xử lý chất thải cho tổn thất vật chất gây ra; (ii) CP trả cho các DN bên ngoài nhằm xử lý hoặc tái chế các chất phế thải tạo ra tử quá trình sản xuất; (iii) CP hệ thống nằm trong tổn thất vật chất (gồm CP nhân công, khấu hao, nhiên liệu và các CP khác); (iv) CP hệ thống cần thiết để tái chế vật liệu nội bộ; (v) CP vật liệu và hệ thống liên quan đến các vật liệu trong kho, vật liệu đang thực hiện, vật liệu đã bị loại bỏ do chuyển sang một mô hình mới hơn
Bên cạnh đó, triển khai MFCA còn có thể được sử dụng như một cơ hội để thực hiện các cải tiến trong hệ thống thông tin và kế toán của tổ chức theo hướng áp dụng công nghệ thông tin hiện đại thay thế cho các phương pháp thủ công
* Báo cáo thông tin
Đối với kế toán CP truyền thống, do CP đầu vào được tính toán vào sản phẩm dở dang và thành phẩm hoàn thành mà không tính riêng cho các chất thải nên dẫn đến giá trị hàng tồn kho trên Báo cáo tài chính thường lớn
Ngược lại, do MFCA quan tâm đến cả phần CP nằm trong các chất thải tạo ra, do đó trên Báo cáo tài chính sẽ cần thêm khoản mục theo dõi các loại chất thải này, điều này cũng có nghĩa là giá trị hàng tồn kho trên Báo cáo tài chính thưởng nhỏ hơn so với phần theo dõi tương ứng theo kế toán CP truyền thống
Mặt khác, dưới góc độ kế toán CP truyền thống, các CP xử lý chất thải thưởng được xác định là phần CP được theo dõi trên TK CP quản lý DN, giá thành sản phẩm lại gánh chịu toàn bộ CPSX bỏ ra khiển cho giá vốn hàng bán cáo, điều này cũng tác động trực tiếp đến lợi nhuận trước thuế
Tuy nhiên, đối với MFCA, phần CP nằm trong chất thải sẽ không được tỉnh vào giá thành sản phẩm hay nói cách khác giá vốn hàng bán theo MFCA thấp hơn so với kể toán CP truyền thống điều này cũng làm cho khoản mục liên quan đến lợi nhuận kế toán trước thuế cao hơn
Ngoài ra, theo tài liệu hướng dẫn về Kế toán chi phi dòng nguyên vật liệu - ISO 14051, sự khác biệt giữa MFCA và kế toán CP truyền thống không có nghĩa là MFCA không thể được ứng dụng cho bất kỳ tổ chức nào sử dụng vật liệu và năng lượng Điều này có nghĩa là, việc ứng dụng MFCA không có bất cứ yêu cầu cụ thể nào liên quan đến sản phẩm, dịch vụ, quy trình sản xuất, phương pháp này có thể ứng dụng rộng rãi cho nhiều tổ chức, cũng có thể ứng dụng lên vòng đời của sản phẩm, thậm chí là toàn chuỗi cung ứng Chính điểm này cho phép các DN, tổ chức có nhiều cơ hội hơn
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng kế toán quản trị chi phí theo dòng vật liệu trong các doanh nghiệp
Thông qua việc đánh giá, tổng quan tài liệu nghiên cứu liên quan đến các nhân tố tác động tới quyết định ứng dụng MCA nói chung, MFCA nói riêng có thể thấy rằng, các nhân tố tác động đến MFCA có thể chia thành 2 nhóm lớn, đó là nhóm các nhân tổ thuộc môi trường bên ngoài và nhóm các nhân tố thuộc môi trường bên trong DN, được tổng hợp trên bảng sau:
Trang 24Bảng 1.2: Tổng hợp các nhân tố tác động đến quyết định áp dụng MFCA
Tác giả Nhân tố bên ngoài doanh - Các yếu tố văn hóa xã hội
liên quan đến việc xử lý - Yếu tố văn hóa
- Cấu trúc doanh nghiệp - Quy mô doanh nghiệp - Chiến lƣợc doanh nghiệp
Trang 25Như vậy, trong quá trình hoạt động của mình, DN luôn chịu tác động của các nhân tố thuộc môi trường bên trong, cũng như môi trường bên ngoài DN Môi trường bên trong thường bao gồm các nhân tố như: Nguồn nhân lực (manpower); máy móc (machine); tiền vốn (money); vật liệu (material); quản lý (management) Trong khi môi trường bên ngoài lại bao gồm các nhân tố chính trị-luật pháp; kinh tế; công nghệ; tự nhiên; văn hóa - xã hội (nhóm này thuộc môi trường vĩ mô); áp lực của người mua; sức ép của nhà cung cấp; đối thủ cạnh tranh hiện tại; đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn; nguy cơ của sản phẩm thay thế (các nhân tố này cũng là nhóm các nhân tố thuộc môi trường ngành của DN)
Do hoạt động của DN chịu tác động của các nhân tố thuộc môi trường bên trong, cũng như bên ngoài nên các quyết định liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của DN cũng chịu tác động của chính những nhân tố này, bao gồm:
(1) Các nhân tố thuộc hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến kế toán môi trường:
(2) Các nhân tố thuộc chuỗi cung ứng nguyên vật liệu : (3) Chiến lược của doanh nghiệp:
(4) Nguồn lực của doanh nghiệp: (5) Hệ thống kế toán của doanh nghiệp: Cụ thể như sau:
Một là, hệ thống pháp luật
Về cơ bản, hệ thống pháp luật có tác động trực tiếp tới việc ra quyết định của nhà quản lý.Hay nói cách khác, bất cứ một quyết định quản lý nào cũng phải đảm bảo phù hợp với các quy định của pháp luật ở mỗi thời kỳ
Hệ thống pháp luật được thể hiện thông qua hệ thống văn bản quản lý nhà nước Theo đó, khi lựa chọn phương án SXKD hay ra các quyết định, cần căn cứ vào hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan Do pháp luật là hành lang pháp lý, là giới hạn của các quyết định quản lý nên chất lượng của hệ thống pháp luật là một trong những căn cứ đảm bảo cho việc ra quyết định hiệu quả
Hệ thống pháp luật nói chung, các văn bản quy phạm pháp luật trong mỗi lĩnh vực nói riêng cần đảm bảo tính đầy đủ, rõ ràng, cụ thể, tương thích, minh bạch, có sự tiên liệu trước, hợp lý, hiệu quả và hiệu lực
Hai là, chuỗi cung ứng
―Chuỗi cung ứng là một mạng lưới các lựa chọn sản xuất và phân phối nhằm thực hiện các chức năng thu mua nguyên vật liệu, biến những nguyên vật liệu này thành bán thành phẩm, thành phẩm và phân phối chúng đến khách hàng‖ Theo đó, chuỗi cung ứng được xem như là một chuỗi liên tục các hoạt động, sự kiện gắn với việc đưa sản phẩm từ nhà sản xuất tới tay người tiêu dùng
Do hoạt động SXKD của DN thường là một phần của chuỗi cung ứng, do đó, áp lực của các nhân tố thuộc về nhà cung cấp, đối thủ cạnh tranh và khách hàng năm
Trang 26trong chuỗi cung ứng đều có tác động trực tiếp tới việc ra quyết định, cũng như lựa chọn phương án hoạt động của DN
Ba là, chiến lược của doanh nghiệp
Chiến lược của DN cần mang lại cho chính DN lợi thế cạnh tranh so với đối thủ cạnh tranh; góp phần đạt mục tiêu mà DN hướng tới; thể hiện sự hiểu biết của DN về những yếu tố cạnh tranh và hợp tác chỉnh; đặc biệt chiến lược của DN cũng là nhân tố tác động tới việc ra quyết định Một chiến lược tối ưu cùng với việc triển khai thực hiện hiệu quả là sự đảm bảo tốt nhất cho thành công không chỉ của cá nhân, tổ chức mà cả của các DN
Trong xu hướng xanh, sạch tác động tới các ngành sản xuất trong tương lai hiện nay, chiến lược của DN sẽ dẫn hướng tới mục tiêu phát triển bền vững, sản xuất sạch hơn, tăng cường hiệu quả trong việc sử dụng nguồn nguyên liệu đầu vào, đây cũng là những nhân tố, căn cứ để ra quyết định SXKD của DN
Bốn là, nguồn lực của doanh nghiệp
Nguồn lực để thực hiện các quyết định bao gồm: Nguồn nhân lực; vật lực; tài lực và thời gian Chính vì vậy, khi ra quyết định, DN không thể không tỉnh đến các nguồn lực này bởi quyết định chỉ có thể đảm bảo tính khả thi và có thể thực hiện được
khi các nguồn lực cần thiết được tính toán kỹ lưỡng
Trong việc ra quyết định, các nhân tố thuộc nguồn lực của DN như quy mô vốn, trình độ của nhân lực trong DN, hệ thống thông tin, công nghệ là những nhân tố cần được quan tâm một cách đầy đủ
Ngoài các nhân tố kể trên, hoạt động của DN nói chung, việc ra quyết định của nhà quản lý nói riêng còn chịu tác động của các nhân tố chính trị, kinh tế, khoa học công nghệ, văn hoá xã hội, tự nhiên và môi trường ra quyết định
Năm là, hệ thống thông tin kể toán của doanh nghiệp
Bên cạnh đó, hệ thống thông tin kế toán (HTTTKT) của DN cũng là một trong những nhân tố có tác động tới quyết định của nhà quản trị DN bởi thông tin kế toán có đầy đủ, chính xác, cung cấp kịp thời thì nhà quản trị mới có những đánh giá, góc nhìn và ra quyết định chính xác
Trang 27Kết luận chương 1
Trong chương 1, nhóm NCKH đã trình bày một cách tổng quan về kế toán quản trị chi phí trong doanh nghiệp, trình bày các khái niệm cơ bản liên quan đến kế toán quản trị chi phí, kế toán chi phí theo dòng vật liệu, xu hướng sản xuất sạch hơn với kế toán quản trị chi phí Qua đó đi tìm hiểu sâu hơn về nội dung kế toán quản trị chi phí theo dòng vật liệu trong doanh nghiệp Cho biết tầm quan trọng của kế toán quản trị chi phí theo dòng vật liệu đối với sự phát triển của nền kinh tế Nhóm NCKH còn thực hiện nghiên cứu và hệ thống hóa các nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng kế toán quản trị chi phí theo dòng vật liệu trong các DNSX.Từ đó tạo cơ sở để nhóm tác giả thực hiện khảo sát thực trạng kế toán quản trị chi phí theo dòng vật liệu trong doanh nghiệp sản xuất, cụ thể là Công ty cổ phần bia Hà Nội- Thanh Hóa
Trang 28
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BIA HÀ NỘI – THANH HÓA
2.1 Tổng quan về công ty CP bia Hà Nội-Thanh Hóa 2.1.1.Quá trình hình thành và phát triển của công ty * Quá trình hình thành
Công ty Cổ phần Bia Hà Nội - Thanh Hóa (trước đây là Nhà máy Bia Thanh Hóa) được thành lập theo quyết định số 220/ QĐ-UBTH ngày 21 tháng 2 năm 1989 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa trên cơ sở hợp nhất nguyên trạng 2 xí nghiệp là Xí nghiệp Rượu-Bia-Nước ngọt (thuộc Sở Thương nghiệp Thanh Hóa) và Xí nghiệp chế biến mỳ Mật Sơn (thuộc Công ty Liên hiệp lương thực tỉnh Thanh Hóa)
- Ngày 01 tháng 3 năm 2001 Công ty Bia Thanh Hoá trở thành thành viên hạch toán độc lập của Tổng Công ty Rượu-Bia-Nước giải khát Việt Nam theo quyết định số 0348/QĐ-BCN ngày 16 tháng 02 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp và quyết định số 519/QĐ-UB ngày 02 tháng 3 năm 2001 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa - Ngày 06 tháng 5 năm 2003 Công ty Bia Thanh Hoá trở thành thành viên hạch toán độc lập của Tổng Công ty Bia-Rượu-Nước giải khát Hà Nội
- Tháng 3/2004 Công ty chuyển đổi thành Công ty Cổ phần Bia Thanh Hóa - Tháng 11/2018 Công ty đổi tên thành Công ty Cổ phần Bia Hà Nội - Thanh Hóa
* Quá trình tăng trưởng và phát triển
Từ một doanh nghiệp trong cơ chế thị trường phải cạnh tranh gay gắt với nhiều hàng bia nổi tiếng có mặt trên thị trường Việt Nam, nhưng do đầu tư mở rộng đúng hướng, đổi mới thiết bị, công nghệ, tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty không ngừng phát triển trong những năm qua, cụ thể là:
- Năm 1990 hoàn thành dây chuyền sản xuất bia 3 triệu lít/năm - Năm 1992 hoàn thành dây chuyền sản xuất bia 5 triệu lít/năm - Năm 1994 hoàn thành dây chuyền sản xuất bia 10 triệu lít/năm - Năm 1995 hoàn thành dây chuyền sản xuất bia 20 triệu lít/năm
- Năm 2003 hoàn thành và đưa vào khai thác dự án đầu tư chiều sâu đổi mới thiết bị, công nghệ dây chuyền sản xuất bia chất lượng cao công suất 10 triệu lít/năm, thiết bị nhập ngoại đồng bộ 100 % của Cộng hoà Liên bang Đức Tổng công suất khai thác của Công ty đạt 40 triệu lít/năm Dây chuyền sản xuất bia chất lượng cao đã mang lại cho công ty nhiều khách hàng lớn hợp tác sản xuất như SABECO, HABECO và các đơn hàng Bia xuất khẩu đi Campuchia, Thái Lan
- Năm 2006 năng lực sản xuất của Công ty đạt 50 triệu lít/năm và hoàn thành dự án mẫu về nâng cao hiệu quả và sử dụng năng lượng trong nhà máy bia
- 19/5/2008 hoàn thành và đưa vào khai thác dự án mở rộng quy mô sản xuất với việc đầu tư xây dựng thêm nhà máy bia tại khu kinh tế Nghi Sơn, huyện Tĩnh Gia nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng vào các tháng cao điểm mùa hè
Trang 29- Cũng trong năm 2008 công ty đã hoàn thành việc đầu tƣ, lắp đặt và đƣa vào vận hành dây chuyền chiết bia chai hoàn toàn tự động, nhập khẩu 100 % của hãng chế tạo thiết bị sản xuất bia nổi tiếng thế giới là KRONES, công hòa Liên Bang đức Dây chuyền chiết bia chai chất lƣợng giúp bia Thanh Hóa duy trì đƣợc lƣợng đơn đặt hàng của các đối tác hợp tác sản xuất
- Đến năm 2010, tổng công suất thiết bị khai thác của Công ty Cổ phần Bia Hà Nội - Thanh Hóa đạt 100 triệu lít/năm
* Sản phẩm bia của Công ty bao gồm :
- Bia lon 330 ml Thabrew
2.1.2 Đặc điểm quy trình sản xuất của Công ty cổ phần Bia Thanh Hóa 2.1.2.1 Quy trình công nghệ sản xuất
Trang 30Sơ đồ 2.1 Quy trình công nghệ sản xuất bia thành phẩm
Trang 31Sơ đồ 2.2 Quy trình công nghệ chiết chai bia thành phẩm
Trang 32Sơ đồ 2.3 Quy trình công nghệ chiết lon bia thành phẩm
Nguyên liệu chủ yếu để sản xuất bia bao gồm: Malt, hoa houblon, gạo tẻ và các chất phụ gia khác Trong đó thành phần chính là malt (lúa mạch qua sơ chế) chưa rang được nhập khẩu chủ yếu của Đan Mạch, Anh Hoa Houblon tạo hương vị bia, cũng được nhập khẩu từ Đan Mạch hoặc Đức Các nguyên liệu khác mua trong nước như:
Trang 33gạo, chất trợ lạc… được mua bằng nguồn hàng truyền thống với giá ưu đãi của Công ty
Quy trình sản xuất bia là quy trình sản xuất liên tục, phức tạp qua nhiều công đoạn sản xuất gồm nhiều bước chế biến khác nhau Nguyên liệu chính để sản xuất bia là Malt (mầm đại mạch), hoa houblon (hoa bia), gạo, đường, nước…Hiện nay xí nghiệp sản xuất 3 loại sản phẩm là bia hơi, bia chai và bia lon Dây chuyền để sản xuất bia hơi , bia chai và bia lon là một Do đó nếu mẻ nấu bia hơi thì chiết trước vào téc, bia chai thì chiết vào chai và bia lon thì chiết vào lon
Quy trình sản xuất 3 loại bia trên bao gồm các công đoạn:
- Giai đoạn nấu: Nguyên liệu là Malt, gạo, hoa houblon và đường được đưa vào sản xuất bia theo một tỷ lệ nhất định phụ thuộc vào mục đích sản xuất là bia hơi hay bia chai
- Giai đoạn lên men: Là quá trình vi sinh nên để đạt được chất lượng cao của bia thì phải chú ý đến men giống Giai đoạn này bao gồm lên men chính và lên men phụ - Giai đoạn lọc bia thành phẩm: Khi kết thúc lên men phụ sẽ lọc bia để loại bỏ các tạp chất hữu cơ và men có trong bia để đựng bia trong và tăng thời gian bảo quản Bia được lọc qua máy khung bản và có bão hòa
- Giai đoạn nạp khí CO2: Hạ cho bia xuống lọ C thì nạp, yêu cầu khi nạp CO2 là xấp xỉ bằng 9kg/cm2 Thời gian nạp là 8h Sau thời gian nạp giữ áp lực như khi nạp trong thời gian 2-4h (ủ ga) Sau thời gian ủ ga, xả cho áp lực bằng 0 mới chiết bia
- Giai đoạn chiết bia: bia lọc được đưa vào chiết ở áp suất 3kg/cm3, đem thanh trùng ở nhiệt độ 62 độ để tiêu diệt men bia và các vi sinh vật Sau đó được dán nhãn và đóng vào két Đây là giai đoạn cuối cùng bia được chiết vào chai, lon hoặc bom để dán nhãn
Về cơ bản, nguyên liệu làm bia hơi, bia chai hay bia lon đều giống nhau Với bia chai và bia lon, vì đặc trưng là nồng độ cồn và đường cao hơn hơn bia hơi và bảo quản lâu hơn, nên hàm lượng chất thô ban đầu nhiều hơn bia hơi khoảng 0,5% và hàm lượng hoa bia nhiều hơn khoảng 30%
Quá trình lên men của bia chai và bia lon lâu hơn bia hơi Bia chai và bia lon lên men chính khoảng 7 - 8 ngày, lên men phụ khoảng 4 ngày, rồi lọc các tạp chất (các nấm bia), làm lạnh rồi nạp C02 để bảo quản bia tốt Còn bia hơi thì lượng đường ít hơn khoảng 2%, lượng cồn ít hơn khoảng 1,5% và quá trình lên men nhanh hơn, chỉ
Như vậy, xuất phát từ nhu cầu sản xuất bia hơi, bia chai hay bia lon mà Công ty xác định tỷ lệ nguyên vật liệu, thời gian lên men và lọc các tạp chất để có thể sản xuất ra
Trang 34những mẻ bia đạt yêu cầu kỹ thuật, định lượng và các yêu cầu khác để tạo ra sản phẩm bia thơm ngon, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, đáp ứng thị hiếu tiêu dùng
Trong phạm vi nghiên cứu, tác giả xin đưa số liệu minh họa cho việc tập hợp chi phí và giá thành cho bia lon Thabrew 330ml
2.1.2.2 Tổ chức bộ máy quản lý của công ty CP bia Hà Nội-Thanh Hóa
Với đặc điểm sản xuất kinh doanh, Công ty cổ phần Bia Thanh Hóa đã tổ chức bộ máy theo hình thức trực tiếp điều hành có hiệu quả Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Cổ phần Bia Thanh Hóa Tại Công ty Cổ phần Bia Thanh Hóa, bộ máy quản lý được đặt ở trụ sở chính tại Phường Ngọc Trạo – TP Thanh Hóa còn nhà máy bia Nghi Sơn (tại Tĩnh Gia) là nơi đặt dây chuyền công nghệ và sản xuất sản phẩm bán ra thị trường
Sơ đồ 2.4 Tổ chức bộ máy quản lý
Trang 35Đại hội đồng cổ đông có nhiệm vụ: xác định mục tiêu của Công ty trong từng thời kỳ,
các phương hướng, giải pháp, tạo dựng bộ máy của Công ty, phê duyệt cơ cấu tổ chức, chương trình hoạt động và vấn đề nhân sự như tuyển dụng và giao trách nhiệm, uỷ quyền thăng cấp…
Đại hội cổ đông bầu ra Hội đồng quản trị Công ty giữa 2 nhiệm kỳ 3 năm theo điều
lệ Công ty Hội đồng quản trị gồm 5 người, Hội đồng quản trị được bổ nhiệm các chức danh quản lý chủ chốt như: Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc, Kế toán trưởng
Ban kiểm soát: Có 3 thành viên gồm 1 trưởng ban kiểm soát và 2 ủy viên ban kiểm
soát do đại hội cổ đông bầu ra, nhiệm kỳ hoạt động là 5 năm Ủy ban kiểm soát có chức năng kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong quản lý, điều hành và ghi chép trong công ty Uỷ ban kiểm soát còn chức năng thẩm định các báo cáo tài chính hàng năm của công ty
- Tổng Giám đốc: có trách nhiệm như sau:
+ Điều hành và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty + Bảo toàn và phát triển nguồn vốn, thực hiện phương án kinh doanh đã được Hội đồng quản trị phê duyệt và thông qua đại hội cổ đông
+ Xây dựng và trình Hội đồng quản trị kế hoạch ngắn hạn, trung hạn và dài hạn về phát triển sản xuất kinh doanh của công ty và các nhiệm vụ khác
+ Quyết định mua các nguyên vật liệu, hàng hóa, sản phẩm
+ Quyết định các biện pháp tuyên truyền, quảng cáo, tiếp thị, các biện pháp khuyến mại, các biện pháp khuyến khích mở rộng sản xuất, mở rộng mối quan hệ với các cơ sở kinh tế và các trung tâm nghiên cứu khoa học khác
+ Quyết định khen thưởng, kỷ luật cán bộ, nhân viên dưới quyền + Ký kết các hợp động kinh tế theo luật định
+ Tuyển dụng, thuê mướn và bố trí lao động theo tiêu chuẩn, quy định của Hội đồng quản trị, cho thôi việc đối với người lao động theo pháp luật lao động…
- Các Phó tổng giám đốc
Các Phó tổng giám đốc là người giúp việc cho Tổng Giám đốc, điều hành một hoặc một số công việc trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, chấp hành mọi sự phân công và điều hành của Tổng Giám đốc Thực hiện công việc theo đúng quy định của điều lệ, nghị quyết và pháp luật hiện hành
- Phòng tổ chức lao động
Có chức năng tuyển chọn lao động, xác định mức lao động về các tiêu chuẩn mẫu để dựa vào đánh giá thực hiện công việc của công nhân viên Đào tạo nâng cao trình độ nhân viên thực hiện trả công lao động và khuyến khích người lao động làm việc có hiệu quả
- Văn phòng
Trang 36Phòng có chức năng lưu trữ và tập hợp hồ sơ, số liệu, làm báo cáo tháng – quý - năm phục vụ cho ban giám đốc Ngoài ra còn tham mưu cho ban giám đốc trong lĩnh vực lao động, BHXH và thực hiện nhiệm vụ khác khi được giám đốc phân công
- Phòng kế hoạch - thị trường
Phòng này có hai chức năng chính, chức năng thứ nhất là lập kế hoạch sản xuất, kế hoạch tiêu thụ Chức năng thứ hai là tìm hiểu, xác minh, thu thập thông tin trên các thị trường có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, báo cáo ban lãnh đạo xử lý và kiểm tra giám sát việc tuân thủ các quy định của công ty tại các cửa hàng về giá bán, chế độ khuyến mãi, chất lượng phục vụ khách hàng …
- Phòng Tài chính kế toán
Phòng có nhiệm vụ mở sổ theo dõi, quản lý chặt chẽ tài sản của công ty Hàng ngày viết hóa đơn chứng từ cho các nghiệp vụ phát sinh Cuối kỳ tiến hành kiểm kê các tài sản của công ty Đảm bảo việc hạch toán kế toán đầy đủ, kịp thời, chính xác Lập các báo cáo tài chính và nội bộ hàng ngày- tháng- quý- năm Tham mưu cho ban lãnh đạo về các giải pháp tài chính giúp cho công tác chỉ đạo sản xuất kinh doanh đạt chất lượng cao
- Phòng quản lý chất lượng
Có chức năng kiểm tra chất lượng vật tư nguyên liệu đầu vào, sản phẩm đầu ra dựa trên các quy định và tiêu chuẩn của công ty đề ra; là trung tâm nghiên cứu, ứng dụng toàn bộ các vấn đề liên quan đến công nghệ sản xuất bia tại công ty để nâng cao chất lượng bia Phòng gồm những nhân viên đã qua đào tạo với trình độ chuyên môn cao trong các ngành như công nghệ thực phẩm, công nghệ sinh học, cơ điện lạnh và một số chuyên ngành khác
- Phòng vật tư, ngu ên liệu
Phòng có chức năng quản lý toàn bộ vật tư, nguyên liệu của công ty về số lượng, chất lượng, đảm bảo cung ứng kịp thời cho sản xuất, kinh doanh
- Bộ phận sản xuất: Nhà má bia Nghi Sơn
Bộ phận này thực hiện chức năng sản xuất sản phẩm được tổ chức như sau:
+ Phân xưởng nấu: Thực hiện các công đoạn sản xuất như: Lên men, lọc bia thành phẩm các loại theo kế hoạch đảm bảo chất lượng, số lượng cho toàn bộ quá trình sản xuất của Công ty
+ Phân xưởng lên men: Thực hiện quy trình công nghệ sản xuất; kiểm soát chất lượng nguyên vật liệu, vật tư, bán thành phẩm đầu vào và bán thành phẩm, thành phẩm đầu ra của phân xưởng
+ Phân xưởng Chiết: Thực hiện chiết các loại bia theo kế hoạch đảm bảo chất lượng và số lượng, đúng mẫu mã của Công ty
+ Phân xưởng Cơ điện – nước: là đơn vị thuộc bộ phận sản xuất của công ty, có chức năng quản lý, vận hành hệ thống lưới điện để phục vụ hoạt động sản xuất trong nội bộ công ty
Trang 37+ Phân xưởng Động lực: là đơn vị trực thuộc bộ phận sản xuất của công ty, có nhiệm vụ đảm bảo cung cấp đầy đủ về số lượng, chất lượng hơi, CO2, khí nén đáp ứng nhu cầu của quá trình sản xuất
+ Tổ lái xe vận tải: Gồm 5 xe JFA 5 tấn, 20 xe 2,5 tấn và 10 xe 1,2 tấn tổng cộng là 35 xe hoạt động liên tục, thực hiện vận chuyển hàng hóa đến các nơi tiêu thụ sản phẩm
2.1.3 Đặc điểm tổ chức công tác kế toán của Công ty cổ phần Bia Hà Nội- Thanh Hóa
2.1.3.1.Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán của công ty
Công ty Cổ phần bia Thanh Hóa tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức tập trung
Sơ đồ 2.5 Tổ chức bộ má kế toán Trong đó nhiệm vụ của từng bộ phận như sau:
- Kế toán trưởng (Trưởng phòng kế toán): Tổ chức việc ghi chép ban đầu, chấp hành chế độ báo cáo thống kê, báo cáo quyết toán theo quy định, bảo quản tốt hồ sơ, tài liệu kế toán, đúc rút kinh nghiệm, đề xuất biện pháp và xử lý, kiểm tra tổng hợp công tác kế toán, nguồn vốn nhằm thực hiện 2 chức năng cơ bản của kế toán trưởng còn kiêm kế toán tổng hợp, phân bổ tiền lương, các khoản trích theo lương, tính giá thành sản phẩm Cuối quý, lập báo cáo quý, cuối năm quyết toán tài chính theo chế độ quy định của nhà nước
- Phó phòng kế toán: có nhiệm vụ theo dõi kế toán tiền mặt và kho thành phẩm, chuyên trách kế toán công đoàn, đồng thời tham gia công tác chỉ đạo chung trong phòng kế toán
- Kế toán NVL - CCDC: có nhiệm vụ theo dõi tổng hợp, chi tiết xuất nhập tồn của từng đối tượng, giúp kế toán tập hợp chi phí, tính giá thành sản phẩm, tập hợp chi phí vật liệu, CCDC cho từng đối tượng
Trang 38- Kế toán bán hàng và công nợ phải thu: thực hiện theo dõi, quản lý hóa đơn bán hàng, lập hóa đơn bán hàng và đốc thúc công nợ phải thu
- Kế toán tiền gửi ngân hàng, tiền vay, công nợ phải trả: Theo dõi tiền gửi ngân hang, về thu, chi, hằng ngày qua báo cáo ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi, theo dõi tình hình vay ngắn hạn, vay dài hạn, tính toán tiền gửi ngân hàng và công nợ phải trả
- Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh: Hạch toán chi tiết và tổng hợp thành phẩm nhập kho, theo dõi tình hình doanh thu hằng ngày và xác định kết quả tiêu thụ
2.1.3.2.Đặc điểm tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ kế toán tại công t
* Về công tác kế toán tài chính: Công ty hiện nay đang tổ chức hệ thống
chứng từ kế toán theo thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài Chính quy định, hướng dẫn, sửa đổi và bổ sung chế độ kế toán
* Về công tác kế toán quản trị: Công ty sử dụng các chứng từ chi tiết phục vụ công tác kế toán quản trị như: …
2.1.3.3 Đặc điểm vận dụng hệ thống tài khoản kế toán tại công t
* Về công tác kế toán tài chính: Tài khoản kế toán được sử dụng để phân loại
và hệ thống hóa các nghiệp vụ kinh tế phát sinh Tại công ty sử dụng hệ thống tài khoản theo thông tư 200/2014/TT-BTC áp dụng đối với mọi doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế Ngoài các tài khoản cấp 1 theo quy định, công ty còn mở thêm các tài khoản cấp 2, để thuận tiện cho việc theo dõi và hạch toán các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh
* Về công tác kế toán quản trị: Để phục vụ công tác kế toán quản trị chi phí,
kế toán công ty sử dụng các tài khoản được mở chi tiết cấp 2, để theo dõi và quản lý như:
621 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 1 6211 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bia hơi 2 6212 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bia chai 2 6213 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bia lon 2 621311 CP NVLTT bia lon thabrew 330ml 3 621312 CP NVLTT bia lon thabrew 450ml 3 622 Chi phí nhân công trực tiếp 1 6221 Chi phí nhân công trực tiếp bia hơi 2 6222 Chi phí nhân công trực tiếp bia chai 2 6223 Chi phí nhân công trực tiếp bia lon 2 622311 CP NVLTT bia lon thabrew 330ml 3 622312 CP NVLTT bia lon thabrew 450ml 3
Trang 39627 Chi phí sản xuất chung 1 6271 Chi phí nhân viên phân xưởng 2 6272 Chi phí vật liệu phân xưởng 2
6274 Chi phí khấu hao TSCĐ phân xưởng 2
2.1.3.4 Đặc điểm vận dụng hệ thống sổ kế toán tại công t
* Về công tác kế toán tài ch nh: Công ty áp dụng hệ thống sổ kế toán theo
thông tư 200/2014/TT-BTC của Bộ Tài Chính ban hành ngày 22/12/2014
- Hình thức sổ kế toán đang áp dụng: công ty đã lựa chọn và vận dụng hình thức nhật kí chung vào công tác kế toán
- Đặc điểm chủ yếu của hạch toán sổ kế toán nhật ký chung Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được căn cứ vào chứng từ gốc để ghi vào nhật kí chung theo thứ tự thời gian và nội dung nghiệp vụ kinh tế Phản ánh đúng mối quan hệ giữa các đối tượng kế toán (quan hệ đối ứng giữa các tài khoản) rồi ghi vào sổ cái
Hệ thống sổ bao gồm:
- Sổ kế toán tổng hợp : gồm có sổ nhật ký chung , các sổ nhật ký chuyên dùng và sổ cái các tài khoản
- Sổ nhật ký chi tiết : sổ kế toán nguyên vật liệu, sổ kế toán thành phẩm
- Công ty hiện đang sử dụng phần mềm kế toán Af.sys.5 để hạch toán kế toán
* Về công tác kế toán quản trị:
Hệ thống sổ kế toán phục vụ công tác kế toán quản trị chủ yếu sổ sách phản ánh chi phí giá thành theo form mẫu truyền thống như: Bảng tính giá thành, sổ chi tiết chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, sổ chi tiết chi phí nhân công trực tiếp, sổ chi tiết chi phí sản xuất chung
2.1.3.5 Tổ chức lập và ph n t ch báo cáo tài ch nh 2.1.3.6 Chế độ kế toán mà công t đang áp dụng * Về công tác kế toán tài chính:
Chính sách kế toán áp dụng tại Công ty Cổ phần bia Hà Nội -Thanh Hóa:
- Chế độ kế toán áp dụng: theo thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ tài chính
- Đồng tiền sử dụng trong hạch toán: Công ty thực hiện theo đúng chuẩn mực kế toán Việt Nam, sử dụng đồng tiền là Việt Nam đồng để hạch toán, ghi sổ
- Niên độ kế toán: theo năm, bắt đầu từ 1/1 đến hết 31/12
Trang 40- Phương pháp kế toán hàng tồn kho: hàng tồn kho được xác định trên cơ sở giá gốc Giá gốc của hàng tồn kho được xác định theo phương pháp bình quân gia quyền Hàng tồn kho của công ty được hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên
- Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ
- Phương pháp tính giá thành: Công ty áp dụng phương pháp giản đơn để tính giá thành sản phẩm
- Phương pháp tính khấu hao tài sản cố định: phương pháp đường thẳng theo Thông tư số 45/2013/TT-BTC ngày 25/04/2013 của Bộ Tài chính) Mọi biến động (tăng, giảm) tài sản cố định được tính từ ngày bắt đầu tăng, giảm tài sản cố định đó Tỷ giá sử dụng trong hạch toán ngoại tệ: Công ty sử dụng tỷ giá hối đoái của Ngân hàng Nhà nuớc Việt Nam là chủ yếu, trong một số truờng họp sử dụng tỷ giá hối đoái của Ngân hàng Đầu tư và phát triển Thanh Hóa
* Về công tác kế toán quản trị:
Đơn vị áp dụng thông tư 53/2006/TT-BTC về hướng dẫn áp dụng kế toán quản
trị trong doanh nghiệp
2.1.3.7 Tổ chức công tác kế toán tại công t
Tổ chức công tác kiểm tra kế toán là một trong những nội dung quan trọng của tổ chức công tác kế toán Tổ chức kiểm tra kế toán nhằm đảm bảo cho công tác kế toán được thực hiện đúng quy đinh , có hiệu quả và cung cấp thông tin phản ánh kịp thời, đúng hiện trạng của đơn vị
Kiểm tra kế toán sẽ tăng cường tính đúng đắn và hợp lý , trung thực khách quan của quá trình hạch tóan của đơn vị Đồng thời cũng là công việc kiểm tra giám sát việc thực hiện các chính sách, chế độ kế toán, tài chính của đơn vị Do đó , kiểm tra kế toán do đơn vị kế toán chủ động thực hiện hoặc cơ quan chức năng thực hiện theo quy định về kiểm tra kế toán
- Để phù hợp và đáp ứng nhu cầu quản lý mới , với việc tổ chức công tác kế toán trong công ty tuân theo những nguyên tắc sau
- Tổ chức công tác kế toán đúng với những quy định trong điều lệ tổ chức công tác kế toán nhà nước, phù hợp với yêu cầu quản của doanh nghiệp
- Tổ chức công tác kế toán phù hợp với chế độ, chính sách tỷ lệ văn bản pháp quy về về kế toán doanh nghiệp do BTC ban hành
- Tổ chưc công tác kế toán phù hợp với trình độ và nghiệp vụ chyên môn của đội ngũ cán bộ kế toán doanh nghiệp
- Tổ chức công tác kế toán đảm bảo nguyên tắc tiết kiệm hiệu quả
2.2 Thực trạng kế toán quản trị chi phí tại công ty cổ phần bia Hà Nội- Thanh Hóa
2.2.1 Nhận diện chi phí tại công ty cổ phần bia Hà Nội- Thanh Hóa
Tại Công ty cổ phần Bia Thanh Hóa, chi phí sản xuất được phân loại theo