Trong 5 năm trở lại đây, người tiêu dùng Việt Nam nói chung và các thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh...nói riêng đã có thói quen vào các siêu thị hoặc Mini shop để xem và mua sắm hàng hóa. Tại đây, mọi người đều có thể thấy một dãy số dưới một dãy vạch đậm nhạt dài ngắn khác nhau được in trực tiếp trên sản phẩm hoặc trên tem dán phần ngoài bao bì đóng gói của sản phẩm. Trong quản lý hàng hóa, người ta gọi dãy số và dãy vạch đó là mã số mã vạch. Thế nhưng, không ít người tiêu dùng và doanh nghiệp còn chưa biết mã số, mã vạch là gì và vì sao phải in nó trên mỗi sản phẩm.
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠIKHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
HỌC PHẦN: KHOA HỌC HÀNG HÓA
Đề tài thảo luận:
Phân tích thực trạng mã số mã vạch đối với hàng hoá trên thị trường Việt Nam ngày nay
Nhóm 1
Lớp học phần: 232_ITOM1612_02Giảng viên hướng dẫn: Mai Thanh Huyền
Hà Nội, tháng 3 năm 2024.
Trang 31.1.1 Khái niệm mã số hàng hóa 1.1.2 Đặc điểm của mã số hàng hóa HÀNG HÓA TRÊN THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM
2.1 Mã số, mã vạch hàng hóa ở Việt Nam 2.2 Thực trạng các vấn đề pháp lý
2.2.1 Quy định pháp lý với việc làm giả mã vạch ở Việt Nam 2.2.2 Quy định về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số, mã vạch của hàng hóa tại Việt Nam
2.2.3 Quy định xử phạt đối với việc sử dụng mã số, mã vạch của doanh nghiệp
2.3 Thực trạng ứng dụng mã số, mã vạch hàng hóa 2.3.1 Với doanh nghiệp trong nước
2.3.2 Với người tiêu dùng 2.3.3 Với nhà nước
2.3.4 Trong thương mại quốc tế
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG MÃ SỐ, MÃ VẠCH VỚI MẶT HÀNG NÔNG SẢN TRÊN THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM
3.1 Thực trạng thị trường nông nghiệp Việt Nam hiện nay
3.2 Thực trạng ứng dụng mã số, mã vạch với mặt hàng nông sản trên thị trường Việt Nam
3.2.1 Môi trường luật pháp 3.2.2 Thị trường trong nước
3.2.3 Thị trường nước ngoài (Ứng dụng trong các mặt hàng xuất khẩu nước ngoài)
Trang 4CHƯƠNG 4: KHÓ KHĂN, THUẬN LỢI, GIẢI PHÁP CHO ỨNG DỤNG MÃ SỐ, MÃ VẠCH TRÊN THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM
4.1 Thuận lợi trong ứng dụng mã số, mã vạch trên thị trường Việt
Trang 5MỞ ĐẦU
Trong 5 năm trở lại đây, người tiêu dùng Việt Nam nói chung và các thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng đã có thói quen vào các siêu thị hoặc Mini shop để xem và mua sắm hàng hóa Tại đây, mọi người đều có thể thấy một dãy số dưới một dãy vạch đậm nhạt dài ngắn khác nhau được in trực tiếp trên sản phẩm hoặc trên tem dán phần ngoài bao bì đóng gói của sản phẩm.
Trong quản lý hàng hóa, người ta gọi dãy số và dãy vạch đó là mã số-mã vạch Thế nhưng, không ít người tiêu dùng và doanh nghiệp còn chưa biết mã số, mã vạch là gì và vì sao phải in nó trên mỗi sản phẩm.
Khi nền kinh tế càng phát triển, thu nhập của người dân càng ngày càng cao thì sức mua của thị trường cũng tăng lên cả về chất lượng và số lượng, từ đó đòi hỏi sản phẩm hàng hóa phải đa dạng hơn, phong phú hơn về chủng loại, kiểu dáng, kích thước Không những thế ngoài những nhu cầu về sản phẩm trong nước, một bộ phận người dân khá lớn còn đòi hỏi những mặt hàng có xuất xứ từ nước ngoài nhằm đáp ứng nhu cầu của họ Và quan trọng nhất đối với người dân là các sản phẩm hàng hóa phải đảm bảo chất lượng, tránh tiêu thụ và lưu thông hàng giả, hàng nhái trên thị trường.
Với những yêu cầu về hàng hóa, phương thức ngày càng cao nhằm đáp ứng xu thế, phục vụ cho công tác kiểm tra, thanh toán, vận chuyển và quản lý Mã số, mã vạch ra đời đem lại nhiều ứng dụng trong thực tế và nó đã được sử dụng phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam chúng ta.
Để có thể tìm hiểu sâu hơn về xu hướng ứng dụng, những vấn đề phát sinh trong sử dụng mã số, mã vạch hàng hóa, nhóm chúng em đã lựa chọn đề tài thảo luận “Nghiên cứu thực trạng ứng dụng mã số, mã vạch hàng hóa trên thị trường Việt Nam ngày nay.”
Trang 6PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN LÝ LUẬN CHUNG VỀ MÃ SỐ, MÃVẠCH
1.1 Mã số hàng hóa
1.1.1 Khái niệm mã số hàng hóa
Mã số là một dãy con số dùng để phân định hàng hóa này với các hàng hóa khác Mã số hàng hóa trong tiếng Anh người ta gọi là "Article Number Code" là ký hiệu bằng một dãy chữ số nguyên thể hiện như một thẻ để chứng minh hàng hóa về xuất xứ sản xuất, lưu thông của nhà sản xuất trên một quốc gia (vùng) này tới các thị trường trong nước hoặc đến một quốc gia (vùng) khác trên khắp các châu lục Bởi vậy, mỗi loại hàng hóa sẽ được in vào đó (gắn cho sản phẩm) một dãy số duy nhất Đây là một sự phân biệt sản phẩm hàng hóa trên từng quốc gia (vùng) khác nhau, tương tự như sự khác biệt về mã số điện thoại Trong viễn thông người ta cũng quy định mã số, mã vùng khác nhau để liên lạc nhanh, đúng, không bị nhầm lẫn.
1.1.2 Đặc điểm của mã số hàng hóa
Mã số hàng hóa là con số duy nhất đặc trưng cho hàng hóa Mỗi loại hàng hóa được nhận diện bởi một dãy số và mỗi dãy số chỉ tương ứng với một loại hàng hóa.
Mã số hàng hóa là “thẻ căn cước” của hàng hóa, giúp ta phân biệt được nhanh chóng và chính xác các loại hàng hóa khác nhau.
Mã số không phải là mã phân loại Mã số không phản ánh đặc điểm, tính chất và chất lượng của hàng hóa.
Mã số EAN là mã số tiêu chuẩn do tổ chức mã số mã vạch quốc tế quy định được áp dụng phổ biến trên toàn cầu hiện nay.
1.1.3 Các loại mã số hàng hóa
Hệ thống mã số hàng hóa được sử dụng tại Mỹ, Canada là hệ thống UPC Một chuỗi số hoàn chỉnh gồm 12 chữ số của mã vạch UPC được cấu tạo từ 3 thành phần gồm: Mã nhà sản xuất, mã sản phẩm, số kiểm tra.
• Mã nhà sản xuất: gồm 5 số đầu tiên từ 00000 đến 99999 Mã sản xuất được hội đồng UCC cấp cho các công ty có mặt hàng muốn sử dụng mã UPC.
Trang 7• Mã sản phẩm: Gồm 5 số từ 00000 đến 99999 Nếu công ty có nhiều hơn 100.000 loại mặt hàng sẽ xin UCC cấp thêm mã nhà sản xuất khác.
• Số kiểm tra: được tính toán dựa trên chuỗi số trước đó và bổ sung thêm một số 0 vào trước chuỗi số của mã vạch UPC-A.
Bên cạnh đó, loại mã vạch này cũng có nhiều biến thể khác có thể kể đến như:
Biến thể củamã vạch UPC
Đặc điểm đặc trưng
UPC-B Là phiên bản 12 chữ số, không có chữ số kiểm tra, được phát triển cho Bộ luật quốc gia về thuốc (NDC) và Mã vật phẩm liên quan đến sức khỏe quốc gia Nó có 11 chữ số cộng với 1 chữ số là mã sản phẩm và không được sử dụng phổ biến.
UPC-C Là mã gồm 12 chữ số với mã sản phẩm và chữ số kiểm tra; không sử dụng chung.
UPC-D Là mã có độ dài thay đổi (12 chữ số trở lên) với chữ số thứ 12 là chữ số kiểm tra Các phiên bản này không được sử dụng phổ biến.
UPC-E Là mã gồm 6 chữ số, có mã tương đương với mã UPC-A gồm 12 chữ số với hệ thống số 0 hoặc 1.
UPC-2 Là phần bổ sung gồm 2 chữ số cho UPC được sử dụng để chỉ ra phiên bản của một tạp chí hoặc định kỳ UPC-5 Là phần bổ sung gồm 5 chữ số cho UPC được sử
dụng để biểu thị giá bán lẻ đề xuất cho sách.
Hệ thống mã số hàng hóa được sử dụng tại các nước còn lại, đặc biệt là châu Âu là hệ thống EAN:
• Mã số EAN-13: là 1 dãy số gồm 13 chữ số nguyên (từ số 0 đến số 9), trong dãy số chia làm 4 nhóm, bao gồm: 3 chữ số đầu là mã số quốc gia hoặc vùng lãnh thổ, 4 chữ số tiếp theo là mã số doanh nghiệp, 5 chữ số tiếp theo là mã số về hàng hóa, chữ số cuối cùng là số kiểm tra.
• Mã số EAN-8: Trên thực tế đây là dạng mã số mã vạch có chiều rộng ngắn, được sử dụng để in trên các loại hàng hóa có kích thước nhỏ hơn
Trang 8chẳng hạn như vỏ bao thuốc lá, vỏ bao rau củ quả trong các siêu thị… Về bản chất, EAN-8 tương tự như EAN-13 chỉ khác là EAN-8 gồm 8 chữ số nguyên, tùy theo sắp xếp và lựa chọn các chữ số từ số 0 đến số 9 được chia làm 3 nhóm: 3 chữ số đầu tiên là mã quốc gia, 4 chữ số tiếp theo là mã hàng hóa, chữ số cuối cùng là mã kiểm tra.
• Mã số EAN-14: Mã EAN 14 được sử dụng để mã hóa GTIN gồm 14 chữ số Chữ số đầu tiên là một “Chỉ số đóng gói” đặc biệt Ngoài ra, mã nhận dạng dữ liệu (AI) gồm hai chữ số, được xác định trước được đặt trong dấu ngoặc nhọn phía trước GTIN Mã số EAN-14 được lập ra trên cơ sở EAN-13 và EAN-8.
1.2 Mã vạch hàng hóa
1.2.1 Khái niệm mã vạch
Mã vạch (Barcode) theo định nghĩa là phương pháp lưu trữ và truyền tải thông tin bằng một loại ký hiệu gọi là ký mã vạch (Barcode symbology) Ký mã vạch hay gọi tắt cũng là mã vạch, là 1 ký hiệu tổ hợp các khoảng trắng và vạch thẳng để biểu diễn các mẫu tự, ký hiệu và các con số Sự thay đổi trong độ rộng của vạch và khoảng trắng biểu diễn thông tin số hay chữ số dưới dạng mà máy có thể đọc được Hiểu đơn giản, mã vạch là thể hiện mã số dưới dạng các vạch và khoảng trống song song đặt xen kẽ với nhau.
Mã vạch được thu nhận bằng một máy quét mã vạch, là một máy thu nhận hình ảnh của mã vạch in trên các bề mặt và chuyển thông tin chứa trong mã vạch đến máy tính hay các thiết bị cần thông tin này
1.2.2 Đặc điểm mã vạch
Bản chất của mã vạch chính là mã số nhưng được thể hiện dưới dạng hình ảnh tập hợp ký hiệu các vạch (đậm, nhạt, dài, ngắn) thành nhóm vạch và định dạng khác nhau để các máy đọc gắn đầu Laser (như máy quét Scanner) nhận và đọc được các ký hiệu đó Bằng công nghệ thông tin, các mã vạch này được chuyển hóa và lưu trữ vào ngân hàng Server.
Cấu trúc mã vạch cũng do các tổ chức quốc gia về mã EAN quản lý và phân cấp đối với các doanh nghiệp
1.2.3 Cấu trúc mã vạch hàng hóa
Mã vạch EAN-13 hoặc mã vạch EAN-8 là những vạch tiêu chuẩn có độ cao từ 26,26 mm đến 21,64mm và độ dài từ 37,29mm đến 26,73 mm.
Trang 9Code 128: chứa 106 mẫu mã vạch in khác nhau, mỗi mã vạch được in có thể có một trong ba ý nghĩa khác nhau tùy thuộc vào bộ ký tự nào đang được sử dụng, với sự có sẵn của ba ký tự bắt đầu Code 128 khác nhau để lập trình bộ ký tự ban đầu Các chức năng cũng được cung cấp trong ký hiệu mã vạch để chuyển đổi giữa các bộ ký tự và mã hóa Số nhận dạng ứng dụng
Mã vạch ITF-14: Mã này không dành cho bất cứ thứ gì được bán ở cấp độ bán lẻ, mà thay vào đó được sử dụng để theo dõi kho hàng Mã code ITF-14 có thể được tạo dựa trên mã vạch EAN-13 của bạn bằng cách thêm một chữ số vào mặt trước của mã này (điều này có nghĩa là có thể tạo tối đa 10 mã thùng ITF-14 cho một EAN-13) Mã vạch ITF-14 tiêu chuẩn có chiều dài 135,785mm và chiều cao 28,7mm, có khung viền, độ phóng đại nằm trong khoảng 0,625 đến 1,2.
Trang 10CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG MÃ SỐ, MÃ VẠCH VỚIHÀNG HÓA TRÊN THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM
2.1 Mã số, mã vạch hàng hóa ở Việt Nam
Việt Nam đã có được mã số quốc gia 893 và Tổng cục/GS1 Việt Nam đã hướng dẫn các tổ chức sản xuất, kinh doanh hàng hóa của Việt Nam ghi mã số mã vạch lên sản phẩm hàng hóa của mình phục vụ cho việc quét và thu nhận dữ liệu tự động, tạo thuận lợi cho quá trình quản lý, kinh doanh, bán hàng, đáp ứng nhu cầu của bạn hàng trong nước và quốc tế.
Pháp luật không bắt buộc phải sử dụng mã số mã vạch cho sản phẩm nhưng với sự thuận tiện của mã số mã vạch, hầu hết sản phẩm hàng hóa của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất đều sử dụng mã số mã vạch Không phải sản phẩm nào cũng cần sử dụng MSMV, những hàng hóa phần lớn là hàng tiêu dùng, thực phẩm bán lẻ Và các vật phẩm trong chuỗi cung ứng sản phẩm cần nhận dạng và thu thập dữ liệu tự động mới cần gắn MSMV để quét nhận dạng và ghi nhận thông tin dữ liệu Ví dụ đối với các sản phẩm xây dựng như xi măng, sắt thép không nhất thiết phải in MSMV trên bao bì và sản phẩm Do đó việc đăng kí sử dụng MSMV là tự nguyện, không bắt buộc Khi muốn sử dụng MSMV đầu 893, doanh nghiệp cần phải đăng kí sử dụng MSMV tại Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Trong đời sống, ứng dụng của mã số mã vạch rất to lớn, giúp doanh nghiệp có thể giảm thao tác nhập dữ liệu, hạn chế tối đa nhầm lẫn trong tính toán, nhập liệu, có thể cắt giảm tối đa nhân sự cũng như thời gian cho việc quản lý, kiểm kê số lượng hàng hóa được bán ra và số lượng hàng tồn kho Giúp người quản lý có thể ra quyết định xuất, nhập hàng hợp lý, giảm chi phí tồn kho Sản phẩm thường được dùng trong ứng dụng này là thiết bị kiểm kho/ Máy tính di động hay
Trang 11các máy quét mã vạch cố định dùng trong các máy quét mã vạch cố định tại các dây chuyền sản xuất cũng như đóng gói bao bì.
Hàng hóa sản xuất ra thường được in mã số mã vạch ngay trên bao bì sản phẩm Mã số mã vạch này sẽ là căn cứ để sử dụng các thiết bị mã số mã vạch trong bán lẻ, hỗ trợ đắc lực cho nhân viên bán hàng trong quá trình khách hàng thanh toán Sản phẩm thường được dùng trong lĩnh vực bán lẻ bao gồm trọn bộ đầy đủ các thiết bị mã vạch Ứng dụng mã vạch trong các loại máy quét giúp nhận diện mã vạch của sản phẩm, máy in hóa đơn bán hàng, hay máy in mã vạch khi cần tạo mã vạch cho sản phẩm, cổng từ an ninh, tem từ, cân điện tử mã vạch…
Để xuất khẩu hay bán tại các siêu thị, trước tiên các doanh nghiệp phải gia nhập EAN Việt Nam EAN Việt Nam sẽ cấp mã M cho doanh nghiệp và hướng dẫn doanh nghiệp lập mã mặt hàng (mã I) cho từng sản phẩm Để được là thành viên của EAN Việt Nam, doanh nghiệp sẽ phải đóng phí gia nhập và phí hàng năm Hai loại phí này do đại hội các thành viên quyết định, được ghi trong điều lệ của EAN Việt Nam và có thể thay đổi sau một thời gian áp dụng Đặc biệt, đối với sản phẩm là nông sản thực phẩm và hải sản, mã số mã vạch được áp dụng không những để quản lý, thu thập thông tin tự động trong cả chuỗi cung ứng (từ nuôi trồng, sản xuất, phân phát, vận chuyển, bán buôn, bán lẻ đến tay người tiêu dùng) mà còn được áp dụng để xác định nguồn gốc nguồn gốc sản phẩm, phục vụ cho các hệ thống quản lý theo ISO 9000, HACCP Đối với hải sản xuất khẩu, sử dụng hệ thống tiêu chuẩn quốc tế và mã số mã vạch GS1 để đáp ứng nhu cầu bán hàng nhằm bảo vệ thị phần và thương hiệu quốc gia
Một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của doanh nghiệp khi áp dụng mã số mã vạch là quản lý mã mặt hàng (mã I) của mình theo nguyên tắc mỗi mã số tương ứng với một loại sản phẩm duy nhất, không được nhầm lẫn Những sản phẩm khác nhau về tính chất (ví dụ như bia và nước ngọt), về khối lượng, về bao gói đều phải được cho những mã số mặt hàng khác nhau Những mã số này sẽ sử dụng lâu dài cùng với sự tồn tại của mặt hàng đó Những mặt hàng này khi được cải tiến (thay đổi trọng lượng, cách bao gói ) đều phải được cấp mã mặt hàng mới.
Ở Việt Nam mới bắt đầu đưa công nghệ MSMV vào áp dụng từ năm 1995 đến nay, phần lớn phục vụ cho hàng xuất khẩu và để phục vụ cho bán lẻ tại các siêu thị và cửa hàng tự chọn Từ chỗ lúc đầu chỉ có hơn 40 doanh
Trang 12nghiệp sử dụng MSMV đến nay ta đã có hàng vạn mặt hàng mang mã số 893 của quốc gia Việt Nam đang lưu thông trên thị trường trong và ngoài nước, trong truy tìm nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa và trong một số lĩnh vực khác như quản lí hậu cần, hoạt động hải quan Tổng Cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng cho biết, Trung tâm Mã số mã vạch Quốc gia (Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng) là đại diện duy nhất của tổ chức Hiệp hội mã số châu Âu (GS1) tại Việt Nam được cấp mã số, mã vạch Thông qua dịch vụ công quốc gia, có khoảng 6.000 doanh nghiệp được cấp mã số mã vạch mới mỗi năm Số lượng doanh nghiệp đăng ký mới mã số mã vạch hiện đang tăng mạnh, từ 5.606 doanh nghiệp năm 2018 lên 6.411 doanh nghiệp năm 2019 Trong năm 2022, Trung tâm Mã số, mã vạch Quốc gia đã cấp cho gần 65.000 tổ chức, doanh nghiệp sử dụng mã, với khoảng gần 1 triệu mã thương phẩm (GTIN ) được tạo cho sản phẩm hàng hóa của Việt Nam.
2.2 Thực trạng các vấn đề pháp lý
2.2.1 Quy định pháp lý với việc làm giả mã vạch ở Việt Nam
Do mã vạch được in ấn khá đơn giản nên chỉ cần có phần mềm thiết kế mã vạch là các bên in ấn thiết kế bao bì nhãn mác sản phẩm đều có thể in được mã vạch, vì thế mà mã vạch được làm giả 1 cách dễ dàng Họ tự ý lấy 1 mã số mã vạch của 1 doanh nghiệp khác để in lên sản phẩm của mình, tự nghĩ ra 1 mã số mã vạch và in trên sản phẩm lưu hành trên thị trường…
Ở nước ta hiện nay, tình trạng làm giả mã vạch cũng xuất hiện tràn lan vô cùng nhiều Như chúng ta thấy thì tất cả các loại vật dụng từ đồ điện tử, đồ dùng hay mỹ phẩm đều đã có nhiều trường hợp bị làm giả mã vạch để bán ra thị trường Không chỉ vậy, đến ngay cả các loại đồ thực phẩm hay thuốc cũng bị nhiều nơi làm giả mã vạch chính hãng để bán cho dân với giá rẻ hơn, điều này có thể gây nguy hiểm trực tiếp đối với sức khỏe của người tiêu dùng Nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam làm hàng giả, hàng nhái rồi in mã vạch chính hãng của sản phẩm lên đó Việc làm giả mã vạch được thực hiện một cách tinh xảo, dễ qua mắt đc người mua
Chẳng hạn như mới đây, tại huyện Thanh Trì, tp Hà Nội, người ta đã phát hiện ra kho hàng chứa hàng nghìn sản phẩm mỹ phẩm giả với đủ các cách làm tem, mã vạch rởm…Theo bài báo, mặc dù bán mỹ phẩm giả, nhái, tuy nhiên, chủ cửa hàng cho biết, ngoài kinh doanh trên mạng xã hội, kho hàng này còn thường xuyên phân phối trên các nền tảng thương mại điện tử Và để nâng giá các sản phẩm mỹ phẩm nhái thương hiệu, tem giả là "phụ
Trang 13kiện" không thể thiếu Nhờ hàng loạt "phụ kiện" ngụy trang tinh vi kèm với "mã vạch chính hãng" chủ cửa hàng khẳng định khi bán, các khách buôn có thể tự tin cho người mua mỹ phẩm "check" mã vạch thoải mái mà không phát hiện ra bất thường.
Nhà nước cũng đưa ra các quy định với các cá nhân, tổ chức có hành vi bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu như sau, mức xử phạt cụ thể với từng hành vi giả mạo mã số, mã vạch được nhà nước quy định cụ thể trong Nghị định 99/2013/NĐ-CP:
- Buộc tiêu hủy đối với hàng hóa giả mạo nhãn hiệu; nguyên liệu, vật liệu và phương tiện được sử dụng chủ yếu để kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng, môi trường;
- Buộc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối với hàng hóa giả mạo nhãn hiệu; nguyên liệu, vật liệu và phương tiện được sử dụng chủ yếu để kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu sau khi đã loại bỏ yếu tố vi phạm trên hàng hóa với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể quyền sở hữu công nghiệp và không gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng, môi trường;
- Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam đối với hàng hóa quá cảnh hoặc buộc tái xuất đối với hàng hóa giả mạo nhãn hiệu; phương tiện, nguyên liệu, vật liệu nhập khẩu được sử dụng chủ yếu để kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu sau khi đã loại bỏ yếu tố vi phạm trên hàng hóa.
2.2.2 Quy định về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số, mã vạch của hàng hóa tại Việt Nam
Ở các quốc gia khác nhau thì mã số mã vạch cũng được cấp khác nhau cho từng loại hàng hóa để phân biệt, chẳng hạn như tại Việt Nam, mã vạch phân định các sản phẩm hàng hóa tại Việt Nam thường có dạng 893MMMMMMXXXC
(trong đó 893 là mã quốc gia Việt Nam; MMMMMM là mã doanh nghiệp được cấp khi đăng ký sản phẩm; XXX là dãy số từ 000 đến 9999 do doanh nghiệp đặt cho từng loại sản phẩm hàng hóa khác nhau)
Theo quyết định số 15/2006/QĐ - BKHCN, nhà nước có ban hành một số các quy định về việc cấp, sử dụng và quản lý mã số mã vạch, cụ thể trong các điều khoản:
Điều 4 Các loại MSMV được cấp và quản lý Điều 5 Trách nhiệm cấp và quản lý MSMV Điều 6 Trình tự cấp MSMV.
Trang 14Điều 7 Đăng ký sử dụng MSMV.
Điều 8 Tiếp nhận hồ sơ đăng ký sử dụng MSMV.
Điều 9 Thẩm định hồ sơ và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng MSMV.
Có thể nói, mã số, mã vạch giúp doanh nghiệp quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh dễ dàng, bên cạnh đó, giúp mã hóa thông tin các đặc điểm sản phẩm, nguồn gốc và giá cả, hạn chế các hành vi làm giả làm nhái sản phẩm khi lưu hành trên thị trường Do vậy mà các cá nhân, doanh nghiệp cũng cần có trách nhiệm trong việc sử dụng, đóng phí đăng ký mới và phí duy trì mã hằng năm theo Thông tư 232/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí cấp mã số mã vạch Nhìn chung, Chính phủ đã đưa ra những quy định, trình tự cụ thể, minh bạch để doanh nghiệp có thể áp dụng trong quá trình đăng ký sử dụng mã số, mã vạch cũng như cấp giấy chứng nhận sử dụng mã số, mã vạch cho sản phẩm của doanh nghiệp.
2.2.3 Quy định xử phạt đối với việc sử dụng mã số, mã vạch của doanh nghiệp
Hiện nay, việc đăng ký mã số mã vạch trên hàng hoá không phải là yêu cầu bắt buộc Doanh nghiệp có thể sử dụng mã số mã vạch hoặc không, nhưng đối với trường hợp doanh nghiệp lựa chọn sử dụng mã số mã vạch trên sản phẩm của mình thì doanh nghiệp buộc phải đăng ký với cơ quan có thẩm quyền.
Tại Việt Nam, nhà nước cũng đề ra các quy định pháp lý đối với việc sử dụng mã số, mã vạch cho hàng hoá tại Việt Nam Chính phủ ra quyết định xử phạt mã số mã vạch trong Nghị định 119/2017/NĐ-CP như sau:
* Phạt tiền từ 2.000.000 - 5.000.000 đồng trong trường hợp:
- Không thực hiện nghĩa vụ đóng phí duy trì mã số mã vạch theo đúng
- Không xuất trình được văn bản hợp pháp chứng minh về quyền sử dụng mã số mã vạch khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu.
Trang 15* Phạt tiền từ 6.000.000 -10.000.000 đồng đối với hành vi:
- Sử dụng MSMV có đầu mã 893( mã Quốc gia Việt Nam) mà chưa được cơ quan chức năng cấp quyền sử dụng mã vạch.
- Sử dụng mã số, mã vạch bị thu hồi Hành vi bán hoặc chuyển nhượng mã số, mã vạch đã được cấp.
- Bán, chuyển nhượng mã số mã vạch đã được cấp.
* Phạt tiền từ 10.000.000 - 20.000.000 đồng đối với hành vi:
- Sử dụng các dấu hiệu gây nhầm lẫn với mã vạch của cơ quan quản lý Nhà nước của Việt Nam và Tổ chức mã số mã vạch quốc tế.
- Sử dụng mã số mã vạch nước ngoài để in trên sản phẩm, hàng hóa sản xuất, gia công, bao gói, sang chiết tại Việt Nam mà chưa được cơ quan nước ngoài có thẩm quyền hoặc tổ chức sở hữu mã số mã vạch đó cho phép bằng văn bản.
* Phạt tiền từ 20.000.000 - 50.000.000 đồng đối với hành vi:
- Cung cấp hoặc sử dụng nguồn dữ liệu về mã số mã vạch không đúng với nguồn dữ liệu của cơ quan chức năng của VN và Tổ chức MSMV quốc tế.
- Cung cấp thông tin sai lệch về chủ sở hữu hoặc đối tượng sử dụng MSMV GS1 hợp pháp.
- Phát triển và cung cấp các dịch vụ, giải pháp, ứng dụng dựa trên nền tảng mã số mã vạch của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam.
Theo quy định, nếu hàng hóa in mã vạch, bắt buộc phải đi kèm mã số Vì mã số chính là chìa khóa mở ra kho chứa toàn bộ dữ liệu liên quan đến thương phẩm, nhưng mã số có nhược điểm là máy móc chưa đọc được do vậy khi con người xử lý sẽ không thể tránh khỏi sai sót với tốc độ chậm Để giải quyết vấn đề này, mã số đã được mã hóa thành mã vạch (tức là một dãy các vạch và khoảng trống song song xen kẽ được sắp xếp theo một qui tắc mã hóa nhất định) dưới dạng máy quét có thể đọc được.
Nói tóm lại, các quy định mà nhà nước đưa ra là một trong những biện pháp quan trọng để quản lý và kiểm soát thông tin trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, quốc gia Các quy định về mã số, mã vạch
Trang 16được thiết lập một cách rõ ràng, công bằng và thực hiện một cách đồng nhất để đảm bảo tính nhất quán và hiệu quả của hệ thống mã vạch.
2.3 Thực trạng ứng dụng mã số, mã vạch hàng hóa
2.3.1 Với doanh nghiệp trong nước
Theo quy định pháp luật hiện nay việc đăng ký mã số mã vạch trên hàng hoá không phải là yêu cầu bắt buộc Doanh nghiệp có thể sử dụng mã số mã vạch hoặc không, nhưng đối với trường hợp doanh nghiệp lựa chọn sử dụng mã số mã vạch trên sản phẩm của mình thì doanh nghiệp buộc phải đăng ký với cơ quan có thẩm quyền Trong trường hợp doanh nghiệp không tiến hành đăng ký thì sẽ bị xử phạt hành chính theo Nghị định số 119/2017/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hoá.
Việc đăng ký mã số mã vạch không chỉ giúp doanh nghiệp quản lý hiệu quả tốt nhất các sản phẩm mà còn giúp chúng được công nhận chung trên toàn cầu.
Cùng với việc đăng ký sử dụng mã số, mã vạch, các tổ chức, doanh nghiệp có trách nhiệm đóng phí đăng ký mới và phí duy trì mã hằng năm theo Thông tư 232/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí cấp mã số mã vạch.
Đánh giá về việc chấp hành các quy định về mã số mã vạch, đại diện Trung tâm Mã số mã vạch Quốc gia cho biết, việc chấp hành các quy định về sử dụng mã số mã vạch tại Việt Nam khá nghiêm túc Tuy nhiên, vẫn còn một số tổ chức, doanh nghiệp “quên” không thực hiện nghĩa vụ đóng phí hoặc gia hạn giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch hết hiệu lực, dẫn đến việc tồn đọng nợ phí mỗi năm và chỉ khi cơ quan chức năng kiểm tra mới biết tình trạng nợ phí và giấy chứng nhận hết hạn.
Bên cạnh đó, nhà nước cũng đang tích cực tập huấn, đào tạo, phổ biến kiến thức về ứng dụng, sử dụng mã số, mã vạch cho tất cả trên toàn quốc Việc này góp phần đưa hàng hóa Việt Nam được có nhiều cơ hội hơn khi xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài, mang lại nhiều lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp nói riêng và nhà nước nói chung.
Sau đây là một số ứng dụng mã số mã vạch mà Việt Nam đang thực hiện thành công và nhà nước cũng đang tích cực khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện như:
* Ứng dụng mã số mã vạch trong sản xuất hàng hóa:
Trang 17Ứng dụng mã vạch được sử dụng khá phổ biến trong lĩnh vực sản xuất hàng hóa Hàng hóa sản xuất ra thường được in mã số mã vạch ngay trên bao bì sản phẩm Mã số mã vạch này sẽ là căn cứ để sử dụng các thiết bị mã số mã vạch trong bán lẻ Với mã số mã vạch được thiết lập có thể truy tìm được nguồn gốc hàng hóa.
* Ứng dụng mã vạch trong quản lý kho, xuất nhập hàng hóa:
Hàng hóa được dán tem nhãn mã vạch giúp hỗ trợ cho doanh nghiệp trong quá trình xuất, nhập hàng hóa Đồng thời kiểm soát hàng hóa tồn kho trong kho hàng Giúp người quản lý có thể ra quyết định xuất, nhập hàng hợp lý, giảm chi phí tồn kho.
Sản phẩm thường được dùng trong ứng dụng này là thiết bị kiểm kho/ Máy tính di động hay các máy quét mã vạch cố định dùng trong các máy quét mã vạch cố định tại các dây chuyền sản xuất cũng như đóng gói bao bì.
Mã số mã vạch cũng giúp cho việc quản lý hàng hóa và sản phẩm trở nên an toàn hơn, giúp các doanh nghiệp có thể theo dõi lịch sử sản xuất và lô hàng của sản phẩm, theo dõi doanh số bán hàng của từng sản phẩm một cách chính xác và tự động, giúp cho việc tìm kiếm và thu hồi sản phẩm lỗi hoặc nguy hiểm trở nên dễ dàng hơn.
* Ứng dụng mã vạch trong bán lẻ:
Lĩnh vực sử dụng thiết bị mã số mã vạch được nhiều người biết đến nhất là lĩnh vực bán lẻ Thiết bị mã số mã vạch được ứng dụng nhiều nhất trong lĩnh vực này Các thiết bị mã vạch hỗ trợ đắc lực cho nhân viên bán hàng trong quá trình khách hàng thanh toán tại quầy thu ngân.
Sản phẩm thường được dùng trong lĩnh vực bán lẻ bao gồm trọn bộ đầy đủ các thiết bị mã vạch Ứng dụng mã vạch trong các loại máy quét giúp nhận diện mã vạch của sản phẩm, máy in hóa đơn bán hàng, hay máy in mã vạch khi cần tạo mã vạch cho sản phẩm, cổng từ an ninh, tem từ, cân điện tử mã vạch…
Bên cạnh đó, tại doanh nghiệp cụ thể các hệ thống siêu thị lớn nhỏ đã sử dụng mã số mã vạch để thực hiện các chức năng cơ bản Không chỉ đem lại nhiều tác dụng mong muốn như: quản lý, dự trữ kho quầy hàng, thanh toán với khách hàng, tránh nhầm lẫn trong thanh toán như với hệ thống bán lẻ truyền thống trước đây, bảo đảm uy tín của nhà bán lẻ khi phục vụ mà còn góp phần cho việc nâng cao năng suất lao động, nâng cao hiệu quả kinh doanh, công việc vận chuyển thu mua hàng hóa nhanh chóng, ít chi phí nhất, quản lý giá cả hàng hóa , kinh doanh trong hệ thống bán lẻ, nhất là bán lẻ