1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực tập giáo trình 1 công ty trách nhiệm hữu hạn chè yên sơn

27 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Để thực hiện được mục tiêu này thì doanh nghiệp cần phải tiến hành đồng bộ các biện pháp quản lí mọi yếu tố có liên quan tới hoạt động sản xuất, và công tác kế toán là một bộ phần rất qu

Trang 1

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM KHOA KẾ TOÁN VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

- -

ĐỀ TÀI/địa điểm thực tập: (Times New Roman, hoa, đậm, cỡ chữ 18)

Danh sách sinh viên nhóm 171: ST

T Họ và tên Mã sinh viên Ngành Chuyên ngành 1 Lê Thị Minh Nhung 646621 KT&QTK

Trang 2

Hà Nội, ngày 17 tháng 12 năm 2021

Trang 3

Lời cảm ơn

Nhóm em – nhóm thực tập 171 – xin chân thành cảm ơn thầy cô giáo của Học viện

Nông nghiệp Việt Nam – Khoa Kế toán và Quản trị kinh doanh – Chuyên ngành Kếtoán đã truyền đạt cho chúng em những kiến thức về kế toán làm hành trang, định hướng

công việc cho chúng em sau này.

Cảm ơn cô giáo ThS Đặng Thị Hải Yến - Giảng viên Bộ môn Tài chính đã hướngdẫn chỉ bảo, sửa chữa những sai sót cho em để chuyên đề của em hoàn thiện hơn.

Đồng thời chúng em xin chân thành cảm ơn Công ty Trách nhiệm hữu hạn Chè Yên

Sơn, các cô chú, anh chị phòng Kế toán đã tạo điều kiện cho chúng em thực tập, nhiệt tình

hướng dẫn, giúp đỡ và cung cấp số liệu cần thiết trong suốt quá trình thực tập để chúng emhoàn thành tốt đề tài này.

Do phạm vi kiến thức chuyên môn rộng và trình độ còn hạn chế nên chuyên đề thựctập của chúng em không tránh khỏi những thiếu sót Chúng em rất mong có được sự góp ý, bổsung từ phía các bạn, thầy cô giáo, các cô chú, anh chị phòng Kế toán Công ty Trách nhiệmhữu hạn Chè Yên Sơn để chuyên đề thực tập tốt nghiệp của em hoàn thiện hơn.

Chúng em xin chân thành cảm ơn!

Nhóm sinh viên thực hiệnNhóm 171

Trang 5

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Trang 6

DANH MỤC HÌNH, ĐỒ THỊ

Trang 7

DANH MỤC CÁC KÍ TỰ VIẾT TẮT

Trang 8

DANH MỤC PHỤ LỤC

Trang 9

PHẦN 1: MỞ ĐẦU1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp sản xuất muốn tồn tại và phát triển nhất định phải có phương án sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả kinh tế Một quy luật tất yếu trong nền kinh tế thị trường đó chính là cạnh tranh, có cạnh tranh thì mới có sự phát triển, doanh nghiệp phải tìm ra những biện pháp để có thể đứng vững và phát triển trên thương trường, đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng Các doanh nghiệp không ngừng tìm ra các giải pháp để có thể giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm nhằm tăng lợi nhuận, thu hút người tiêu dùng và tạo ra cho mình những lợi thế cạnh tranh

Quản lý nguyên vật liệu hiệu quả trong doanh nghiệp là một cách để tối ưu chi phí, nâng cao được chất lượng sản phẩm và với một mức giá hợp lý sẽ thu hút được nhiều khách hàng, đảm bảo nguồn đầu vào đầy đủ để không bị ngắt quãng chuỗi sản xuất, sử dụng nguyên vật liệu hợp lí, tiết kiệm Quản lý đầu vào tốt sẽ có kế hoạch sử dụng nguồn lao động, máy móc thiết bị hiệu quả hơn…

Chính vì thế, các doanh nghiệp sản xuất cần phải giám sát từ khâu đầu tới khâu cuối của quá trình sản xuất kinh doanh Tức là tù khâu thu mua, tiếp nhận nguyên vật liệu đến khâu tiêu thu sản phẩm và thu được tiền Để thực hiện được mục tiêu này thì doanh nghiệp cần phải tiến hành đồng bộ các biện pháp quản lí mọi yếu tố có liên quan tới hoạt động sản xuất, và công tác kế toán là một bộ phần rất quan trọng của hệ thống quản lí các hoạt động kinh tế, nhất là trong việc kiểm tra các số liệu liên quan nguyên vật liệu Trong công tác kế toán nguyên vật liệu, quy trình luân chuyển chứng từ là rất quan trọng, nó đảm bảo việc kiểm tra, cập nhật số liệu nguyên vật liệu có chính xác, kịp thời hay không nhằm đảm bảo tính toán và xác định hiệu quả kinh tế.

Nhận thấy tầm quan trọng của quy trình luân chuyển chứng từ nguyên vật liệu tại các công ty, doanh nghiệp sản xuất hiện nay, nhóm chúng em đã chọ đề

tài: “Thực trạng quy trình luân chuyển chứng từ trong kế toán nguyên vậtliệu tại công ty TNHH chè Yên Sơn”.

Trang 10

1.2 Mục tiêu nghiên cứu1.2.1 Mục tiêu chung

Trên cơ sở tìm hiểu thực trạng quy trình luân chuyển chứng từ trong kế toán nguyên vật liệu tại công ty TNHH chè Yên Sơn, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao tính chính xác, kịp thời và hiệu quả trong quy trình đó.

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

- Tìm hiểu quy trình luân chuyển chứng từ trong kế toán nguyên vật liệu tại công ty TNHH chè Yên Sơn.

- Từ tìm hiểu thực trạng để đưa ra những nhận xét chung, những ưu điểm, nhược điểm và có những đề xuất ý kiến nhằm hoàn thiện quy trình luân chuyển chứng từ trong kế toán nguyên vật liệu tại công ty.

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng quy trình luân chuyển chứng từ trong

kế toán nguyên vật liệu tại công ty TNHH chè Yên Sơn.

Trang 11

PHẦN 2: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU2.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu2.1.1 Tổng quan về công ty

- Giới thiệu chung về công ty: + Tên công ty:

Tên công ty bằng tiếng Việt: CÔNG TY TNHH CHÈ YÊN SƠN Tên công ty bằng tiếng nước ngoài: YÊN SƠN TEA CLT Tên công ty viết tắt: CT TNHH CHÈ YÊN SƠN

- Lĩnh vực ngành nghề kinh doanh chính: Trồng cây chè

- Tầm nhìn, sứ mệnh, văn hóa: Tiến hành kinh doanh xuất khẩu trực tiếp các sản

phẩm chè có chất lượng cao theo yêu cầu và những đơn đặt hàng của khách hàng Mở rộng thị trường, nâng cao chất lượng sản phẩm Đảm bảo công ăn việc làm, ổn định và không ngừng cải thiện đời sống của cán bộ công nhân viên trong công ty Hoạt động trên cơ sở chấp hành và thực hiện nghiêm chỉnh luật doanh nghiệp, chính sách pháp luật của nhà nước về hoạt động sản xuất kinh doanh và đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho người lao động Bảo vệ doanh nghiệp, môi trường giữ vững trật tự an toàn xã hội theo quy định của pháp luật thuộc phạm vi quản lý của doanh nghiệp.

- Lịch sử hình thành và phát triển:

Công ty TNHH chè Yên Sơn trước đây có tên gọi là “Nông trường quốc doanh Yên Sơn”, là một trong bốn đơn vị thành viên hạch toán kinh tế độc lập của Công ty chè Phú Thọ thành lập vào ngày 26/4/1993 theo quyết định

Trang 12

583/QĐ-UB của UBND tỉnh Phú Thọ Là một xí nghiệp trực thuộc của Công ty chè Phú Thọ, Nông trường quốc doanh Yên Sơn có nhiệm vụ chính là trồng cây chè.

Cùng với sự đi lên của ngành chè Việt Nam, Công ty chè Phú Thọ đã mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư thêm nhiều trang thiết bị mới, đa dạng hoá sản phẩm, tăng cường và hoàn thiện công tác quản lý, nâng cao chất lượng sản phẩm Năm 2000, Nông trường quốc doanh Yên Sơn đã được xây dựng và lắp đặt xưởng sơ chế chè, từ đó bên cạnh việc trồng cây chè xí nghiệp còn sản xuất, chế biến và thu mua nguyên liệu chè tươi trên địa bàn tỉnh làm các dịch vụ khuyến nông; tổ chức thực hiện việc gọi vốn và đầu tư trồng mới chè theo quy hoạch của tỉnh Sau 12 năm, đầu tiên dưới sự trợ giúp của Tỉnh thì Công ty chè Phú Thọ là một công ty nhà nước Nhận thấy sự hội nhập của WTO đòi hỏi các doanh nghiệp nhà nước cần phải giữ vững thị trường và nâng cao vị thế của mình trên thị trường thế giới, tiếp cận thị trường một cách nhanh nhậy hơn, không để tình trạng làm ăn thua lỗ xảy ra dưới sự trợ giúp của Tỉnh công ty đã chọn hình thức giao doanh nghiệp nhà nước cho tập thể người lao động trong doanh nghiệp quản lý theo nghị định số: 80/2005/NQ-CP ngày 22/6/2005 của Chính phủ và chuyển thành Công ty cổ phần.

Ngày 2/7/2011, Công ty CP Chè Phú Thọ ký hợp đồng liên doanh với Công ty TNHH Sản xuất thương mại trà Thăng Long để thành lập Công ty TNHH Chè Yên Sơn với tài sản được đem góp vốn là 215,6ha vườn chè tại huyện Thanh Sơn (=12,75% vốn điều lệ) Từ đây Nông trường quốc doanh Yên Sơn có tên gọi mới là Công ty TNHH Chè Yên Sơn, công ty chính thức đi vào hoạt động từ ngày 18/07/2011 Đến 31/7/2017, Công ty CP Chè Phú Thọ đã chuyển nhượng toàn bộ vốn điều lệ đã góp tại Công ty TNHH Chè Yên Sơn cho Công ty TNHH Sản xuất thương mại trà Thăng Long Từ đây, Công ty TNHH Chè Yên Sơn chính thức chuyển đổi loại hình công ty TNHH 2 thành viên thành loại hình Công ty TNHH một thành viên (Công ty TNHH Chè Yên Sơn).

Trang 13

Từ sau khi chuyển đổi loại hỉnh công ty, Công ty TNHH Chè Yên Sơn đã không ngừng đổi mới tư duy, sáng tạo trong công tác quản lí sản xuất kinh doanh để giải quyết các vấn đề tồn tại có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh (hợp đồng kinh tế, công nợ, lao động và nghĩa vụ tài chính khác) của Công ty TNHH hai thành viên: CÔNG TY TNHH CHÈ YÊN SƠN (trước đây) Trong giai đoạn từ năm 2018-2020 tình hình tài chính của công ty đã được cải thiện rõ rệt nhờ việc tổ chức bộ máy quản lí một cách hệ thống, hiệu quả, nâng cao năng suất, đa dạng hóa sản phẩm nhằm mang lại lợi nhuận cho công ty - Các bước cơ bản của quá trình công nghệ chế biến chè đen:

Sơ đồ 2.1: Quá trình công nghệ chế biến chè đen

+ Chè búp tươi: Sau khi được hái từ các nông trường chè hoặc thu mua thêm từ bên ngoài được đưa lên máng làm công đoạn héo chè.

+ Héo chè: được làm theo hai biện pháp:

* Héo tự nhiên: trải chè tươi thành những lớp mỏng với độ dày từ 1,5 đến 2 kg trên 1m2 Tiêu chuẩn làm héo được quy định theo độ ẩm còn lại: 62 đến 63% đối với chè non và 64 đến 67% đối với chè già Thời gian làm héo phụ thuộc vào nhiệt độ và độ ẩm tương đối của không khí, nói chung từ 10 đến 12 giờ hoặc lâu hơn.

* Héo nhân tạo: có thể tiến hành làm héo trên các dàn héo, hộc héo hoặc trong các máy héo chuyên dùng với không khí đã được đun nóng và có khống

Đóng bao

Nhập kho

Trang 14

chế độ ẩm tương đối Trong trường hợp này phải chú ý đến nhiệt độ không khí được đưa vào làm héo không được vượt quá 46 đến 48oC.

Để đảm bảo chất lượng làm héo và rút ngắn được thời gian làm héo công ty đã: + Vò chè: Vò chè được tiến hành làm 3 lần, mỗi lần vò 45 phút, sau mỗi lần vò có sàng phân loại chè để tách những phần chè nhỏ lọt sàng đưa đi lên men trước, phần chè to không lọt sàng đưa đi vò tiếp tục Ngoài ra sàng chè vò còn có tác dụng làm nguội khối chè và cung cấp ôxi trong quá trình ôxi hoá chè vò Vò chè đen lần thứ nhất tiến hành trong các máy vò mở, những lần vò sau muốn tăng thêm độ dập tế bào của lá chè nên tiến hành trong các máy vò có bàn ép.

+ Lên men chè: Cho chè vào các khay chuyên dùng với độ dày không quá 4cm đối với phần chè nhỏ và không quá 8cm đối với phần chè to.

Các khay xếp thành chồng theo hình chữ thập trên các xe đẩy cách nền nhà 20 đến 30cm, mỗi chồng không quá năm khay chè.

Tiến hành thông gió, phun ẩm và điều hoà không khí cho phòng lên men, Nhiệt độ phòng 20 đến 25oC.

Độ ẩm tương đối của không khí >90%.

Tốc độ luân chuyển không khí cứ 15 phút toàn bộ không khí trong phòng đổi mới.

Thời gian lên men: 4 đến 5giờ kể từ khi bắt đầu vò chè 2 đến 3giờ kể từ khi dải chè vào khay.

+ Sấy chè: Sấy khô được tiến hành trong các máy sấy chuyên dùng chế độ nhiệt và tốc độ của không khí nóng ảnh hưởng tới chất lượng chè đen.

Tốc độ cấp không khí nóng £ 0,5m/giây Nhiệt độ không khí nóng:

- 90 ± 5oC sấy một lần trong 23 đến 25 phút - 90 ± 5oC sấy lần một trong 15 phút - 80 ± 5oC sấy lần hai trong 15 phút.

Trang 15

Tiêu chuẩn để kết thúc giai đoạn sấy khô cũng như đánh giá chất lượng sấy khô là chè có mùi thơm mạnh không có mùi cao lửa, khê cháy và độ ẩm còn lại trong chè W = 4 đến 6%.

Sau khi sấy khô bán thành phẩm được làm nguội và cho vào bao bì để chuyển sang phân xưởng phân loại.

+ Nguyên tắc phân loại chè đen: dựa vào kích thước, tỷ trọng cánh chè và sau khi loại bỏ sơ - cẫng- bụi chè sẽ thu được các loại chè đen sản phẩm sau đây:

2.1.2 Đặc điểm bộ máy điều hành công ty

Sơ đồ 2.2: Sơ đồ bộ máy điều hành công ty

Ban kiểm soát Hội đồng thi đua khen thưởng , kỉ luật

Quản đốc phân xưởng chế

biến Đội trưởng sản xuất Cán bộ kĩ thuật KCS

Trang 16

Những quy định cụ thể của từng bộ phận trong bộ máy điều hành công ty:

- Giám đốc: Giám đốc là người điều hành cao nhất các hoạt động hàng ngày trong công ty, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Chủ tịch công ty và giám sát của Ban kiểm soát Chịu trách nhiệm trước Chủ tịch công ty và trước pháp luật về thực hiện quyền và nghĩa vụ được giao.

+ Quyền và nghĩa vụ của giám đốc:

* Tổ chức thực hiện quyết định của Chủ tịch công ty.

* Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty.

* Ban hành Quy chế quản lý nội bộ của công ty.

* Ký hợp đồng nhân danh công ty, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền của Chủ tịch công ty.

* Kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức của công ty.

* Trình báo cáo quyết toán tài chính hàng năm lên Chủ tịch công ty * Kiến nghị phương án sử dụng lợi nhuận hoặc xử lý lỗ trong kinh doanh * Tuyển lao động.

- Phó giám đốc:

+ Chức năng:

* Là tham mưu giúp việc cho Giám đốc, thay mặt Giám đốc trong điều hành các hoạt động sản xuất nguyên liệu, chế biến và các hoạt động sản xuất hàng ngày tại bộ phận được phân công.

* Chịu trách nhiệm và thống nhất với sự điều hành của Giám đốc + Nhiệm vụ và quyền hạn của phó giám đốc:

* Phụ trách mảng nông nghiệp, quản lý đất đai, quản lý sản phẩm * Phụ trách kỹ thuật chế biến chè.

Bộ phận trực tiếp sản xuất, xưởng sản xuất

Trang 17

* Điều hành quản lý trực tiếp 2 Đội trượng đội nông nghiệp, giải quyết toàn bộ những công việc thuộc lĩnh vực mình phụ trách, xử lý những vi phạm quy định kỹ thuật, vi phạm quản lý đất đai, vi phạm quản lý sản phẩm.

* Xây dựng báo cáo các vấn đề liên quan lĩnh vực mình quản lý phụ trách, báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ của cán bộ dưới quyền và đề xuất biện

* Tham mưu giúp việc cho Giám đốc trong việc quản lý các hoạt động tài chính, kế toán, thống kê các hoạt động kinh tế theo Nội quy, Quy chế của công ty phù hợp với quy định của pháp luật.

* Kế toán trưởng là người quản lý, điều hành, chỉ đạo các hoạt động kế toán trong công ty và chịu trách nhiệm trước Chủ tịch, Giám đốc công ty và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc quản lý và điều hành của mình.

* Kế toán trưởng chịu sự quản lý và điều hành trực tiếp của Giám đốc + Nhiệm vụ và quyền hạn:

* Xây dựng và thực hiện kế hoạch tài chính, quản lý và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn của công ty.

* Chỉ đạo, hướng dẫn các bộ phận cá nhân thực hiện công tác hạch toán, kế toán, thống kê trong toàn công ty theo Luật kế toán thống kê, các chuẩn mực của kế toán hiện hành.

* Kiểm tra các chứng từ tạm ứng, thanh toán, quyết toán, nghiệm thu, thanh lý hợp đồng kinh tế, các quyết toán nội bộ trước khi trình Giám đốc phê duyệt Theo dõi, quản lý tài sản, vật tư công nợ đúng chế độ quy định.

* Quản lý giá thành sản phẩm, doanh thu, chi phí các quỹ,… lợi nhuận và phân phối lợi nhuận.

Trang 18

* Phân tích hoạt động kinh tế trong công ty Quản lý, theo dõi thực hiện hợp đồng tín dụng, hợp đồng kinh tế và các hoạt động khác; nhận và quản lý hồ sơ của công ty

* Lập báo cáo tài chính định kỳ hàng năm, báo cáo Thuế, quyết thuế, quyết

toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản cho Giám đốc và Chủ tịch công ty và các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

* Làm thủ tục xuất hóa đơn xuất khẩu hàng hóa * Viết hóa đơn bán hàng, vật tư, tài sản của công ty * Ký các văn bản, chứng từ kế toán trình Giám đốc ký * Thực hiện quyền hạn theo Luật kế toán ban hành.

- Kế toán tổng hợp:

+ Chức năng: Tham mưu giúp việc cho Giám đốc các công tác tổ chức bộ máy nhân sự, công tác lao động tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, công tác thi đua khen thưởng, kỷ luật; công tác vệ sinh an toàn lao động.

+ Nhiệm vụ và quyền hạn:

* Quản lý nhân sự và thực hiện các chế độ chính sách đối với người lao động Quản lý pháp nhân của công ty (con dấu).

* Quản lý lao động tiền lương, định mức lao động, phương án, kế hoạch trả lương cho người lao động, thực hiện việc thanh toán, tạm ứng cho người lao động.

* Thực hiện công tác BHXH, BHYT, BHTN cho người lao động * Theo dõi các kho vật tư, sản phẩm theo quy định.

* Làm thủ quỹ quản lý tiền mặt tại công ty Chịu trách nhiệm trước Giám đốc về việc quản lý thu, chi tiền mặt tại quỹ.

* Lập các phiếu xuất, nhập vật tư, thu chi tiền mặt và thực hiện thu, chi tiền mặt.

- Ban kiểm soát:

Ngày đăng: 01/04/2024, 16:46

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w