1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu mối quan hệ giữa độc lập tự chủ và hội nhập kinh tế quốc tế việt nam giai đoạn 1986 1996

22 3 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên Cứu Mối Quan Hệ Giữa Độc Lập Tự Chủ Và Hội Nhập Kinh Tế Quốc Tế Việt Nam Giai Đoạn 1986-1996
Tác giả Phạm Phương Mai
Người hướng dẫn TS. Vũ Đoàn Kết
Trường học Học viện Ngoại giao
Chuyên ngành Chính sách đối ngoại
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 1,71 MB

Nội dung

HỌC VIỆN NGOẠI GIAO KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ TIỂU LUẬN NGHIÊN CỨU MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐỘC LẬP TỰ CHỦ VÀ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ VIỆT NAM Học phần : Chính sách đối ngoại Việt Nam từ 1975 đến na

Trang 1

HỌC VIỆN NGOẠI GIAO KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ

TIỂU LUẬN NGHIÊN CỨU MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐỘC LẬP TỰ CHỦ

VÀ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ VIỆT NAM

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Em xin gửi lời cảm ơn trân trọng nhất đến thầy giáo Vũ Đoàn Kết, cô giáo Nguyễn Phương Ly giảng dạy bộ môn Chính sách đối ngoại Việt Nam từ 1975 đến nay và cô giáo Nguyễn Thị Ngân Giang tham gia hỗ trợ quá trình giảng dạy Thầy cô đã theo sát quá trình làm tiểu luận của em và đưa ra những góp ý quan trọng về cấu trúc lẫn hình thức để em có thể hoàn thành bài tiểu luận một cách tốt nhất Kết thúc học phần Chính sách đối ngoại Việt Nam từ 1975 đến nay em không chỉ có thêm kiến thức về môn học mà còn tiếp nhận được những kinh nghiệm quý giá trong quá trình nghiên cứu khoa học

Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đặng Đình Quý vì đã có những chia sẻ sâu sắc về kiến thức liên quan tới đề tài nghiên cứu của em Sự hỗ trợ và góp ý của thầy đã là nguồn động viên lớn và làm giàu thêm nội dung của đề tài

Do chưa có nhiều kinh nghiệm làm đề tài cũng như những hạn chế về kiến thức, trong bài tiểu luận chắc chắn sẽ không tránh khỏi những sai sót Em kính mong nhận được sự nhận xét, góp ý từ thầy, cô để bài tiểu luận được hoàn thiện hơn

Em xin trân trọng cảm ơn thầy, cô!

Trang 3

ii

PHẦN TÓM TẮT Bài nghiên cứu cá nhân nghiên cứu về mối quan hệ giữa độc lập tự chủ và hội nhập Kinh tế quốc tế Việt Nam giai đoạn 1986 1996, mối quan hệ này đã - được nhắc đến nhưng chưa được phân tích chi tiết trong bài làm của nhóm 4 Mục tiêu cuối cùng của nghiên cứu chính là trả lời cho câu hỏi: Tại sao Việt Nam phải Hội nhập Kinh tế quốc tế giai đoạn 1986 - 1996 dù vẫn tồn tại lo ngại về việc Hội nhập sẽ làm mất đi độc lập, tự chủ? Mối quan hệ giữa độc lập tự chủ và hội nhập Kinh tế quốc tế Việt Nam là gì?

Trong chương 1, để giải quyết câu hỏi đã đặt ra, nghiên cứu tiến hành tìm hiểu quan niệm về độc lập, tự do của Việt Nam qua các thời kỳ trong giai đoạn năm 1986 1996 Từ đó, nghiên cứu đưa ra khẳng định Việt Nam đã chuyển từ -nhận định Độc lập, tự chủ là biệt lập sang cách hiểu rằng độc lập nghĩa là có quyền

tự chủ, đưa ra các quyết định phù hợp với lợi ích quốc gia

Trong chương 2, để giải quyết nguyên nhân tại sao Việt Nam vẫn hội nhập Kinh tế quốc tế giai đoạn 1986 1996 dù tồn tại lo ngại về đánh mất độc lập, tự - chủ thì người viết đã đi vào phân tích tính tất yếu của Hội nhập Kinh tế quốc tế Đưa ra kết luận rằng chính sự cấp thiết của việc hội nhập Kinh tế quốc tế lúc bấy giờ khiến Việt Nam dẫu e sợ vẫn bắt buộc phải tham gia vào môi trường quốc tế Tại chương cuối cùng, người viết đã chỉ ra mối quan hệ rằng độc lập, tự chủ là tiền đề cho hội nhập Kinh tế quốc tế và hội nhập Kinh tế quốc tế góp phần nâng cao vị thế quốc gia; bảo vệ độc lập, tự chủ

Nghiên cứu sau khi trả lời trọn vẹn các câu hỏi nghiên cứu đã đưa ra kết luận khẳng định tính đúng đắn của giả định nghiên cứu Phần kết luận, người viết

đã liên hệ đến tình hình bảo đảm độc lập tự chủ trong bối cảnh hội nhập Kinh tế quốc tế hiện nay của Việt Nam

Trang 4

MỤC LỤC

L I CỜ ẢM ƠN i

PHẦN TÓM T T Ắ ii

M C L C Ụ Ụ iii

DANH MỤC CÁC TỪ VI T T T iv Ế Ắ PHẦN M Ở ĐẦU 1

PH N NẦ ỘI DUNG 6

CHƯƠNG 1: QUAN NIỆM VỀ ĐỘC L P, TỰ CH C A VI T NAM Ậ Ủ Ủ Ệ 6

1.1 Quan ni m c a Vi t Nam v c l p, t ệ ủ ệ ề độ ậ ự chủ trước năm 1986 6

1.2 Quan ni m c a Vi t Nam v c l p, t ệ ủ ệ ề độ ậ ự chủ 1986 - 1996 7

CHƯƠNG 2: TÍNH TẤT YẾU C A QUÁ TRÌNH H I NHỦ Ộ ẬP KINH T Ế QUỐC T GIAI ĐOẠN 1986 - 1996 9 Ế 2.1 Tính t t yấ ếu h i nhộ ập Kinh tế quốc t ế giai đoạn 1986 - 1990 9

2.2 Tính t t yấ ếu h i nhộ ập Kinh tế quốc t ế giai đoạn 1990 - 1996 10

CHƯƠNG 3: MỐI QUAN H Ệ GIỮA ĐỘC LẬP TỰ CH VÀ H I NHỦ Ộ ẬP KINH TẾQUỐC TẾ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1986 - 1996 12

3.1 Tác động của độc lập, tự chủ đến h i nhập Kinh t ộ ế quố ế 12 c t 3.2 Tác động của h i nh p Kinh t ộ ậ ế quố ế đến độ ậc t c l p, t ự chủ 13

K T LU N Ế Ậ 15 DANH MỤC TÀI LI U THAM KH O 16 Ệ Ả

Trang 5

iv

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Trang 6

1 Nhận thức của Việt Nam về hội nhập Kinh tế quốc tế đã có thay đổi như thế nào trong giai đoạn 1986 - 2006?

2 Tại sao Việt Nam lại có những thay đổi nhận thức như thế về hội nhập Kinh

tế quốc tế trong giai đoạn 1986 - 2006?

3 Thay đổi nhận thức của Việt Nam có ảnh hưởng gì đến việc xác định và thực hiện mục tiêu của quốc gia trong giai đoạn 1986 - 2006 không? Nhóm đã chỉ ra được những thay đổi cốt lõi về môi trường hội nhập Kinh tế quốc

tế và tính tất yếu của quá trình hội nhập thông qua phân tích bối cảnh trong nước

và quốc tế Trong đó, nổi bật là sự thay đổi từ giới hạn sự hợp tác với các nước trong hệ thống XHCN sang mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế với tất cả các nước trên thế giới, từ thái độ bị động sang chủ động, tích cực thúc đẩy quan hệ song phương, đa phương phát triển sâu rộng và toàn diện hơn Nhóm cũng đã chỉ ra được thay đổi trong xác định mục tiêu An ninh - Phát triển - Ảnh hưởng trong giai đoạn 1986 - 2006 Đồng thời đánh giá tình hình thực hiện mục tiêu quốc gia trong giai đoạn trên

- Hạn chế:

Tuy nhiên, tiểu luận nhóm vẫn chỉ dừng lại ở việc phân tích bao quát trên

2 khía cạnh là môi trường và tính tất yếu mà chưa đi sâu làm rõ được những thay đổi cốt lõi khác như: “Đối tác đối tượng”, thay đổi trong quan niệm về độc lập -

tự chủ, thừa nhận thế giới như một thị trường thống nhất,

Trang 7

Bên cạnh đó, Chương 2 của tiểu luận nhóm cũng chưa liên kết được Mối quan hệ tác động giữa thay đổi tư duy hội nhập Kinh tế quốc tế đến xác định 3 mục tiêu An ninh Phát triển Ảnh hưởng mà mới chỉ đơn thuần chỉ ra quá trình - - tiếp nối, chuyển đổi giữa các mục tiêu

Cuối cùng, trong phần phân tích của nhóm có một mâu thuẫn lớn chưa được

đi sâu làm rõ tại mục 1.3.2 Tính tất yếu của hội nhập kinh tế quốc tế 1996 – 2000

Cụ thể nhóm viết “nếu Việt Nam không hội nhập, sẽ nhanh chóng bị tụt hậu, không thực hiện được mục tiêu lợi ích quốc gia và có nguy cơ cao mất đi độc lập

tự chủ” Nhưng cũng cùng trong mục này nhóm phân tích “Điều này chỉ ra cho Việt Nam những rủi ro có thể xảy ra nếu hội nhập kinh tế quốc tế, đặt ra thách thức lớn về vấn đề bảo vệ độc lập, tự chủ trong hội nhập kinh tế quốc tế.” Điều này nghĩa là nếu Việt Nam không hội nhập thì sẽ có nguy cơ cao mất đi độc lập

tự chủ nhưng nếu hội nhập thì cũng gặp nguy cơ mất đi độc lập tự chủ

- Ý tưởng phát triển dựa trên tiểu luận nhóm:

Trong văn kiện Đảng trình Đại hội VII, nước ta tuyên bố: “Việt Nam muốn

là bạn với tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hòa bình, độc lập

và phát triển.”1 Đảng ta Chủ trương “phát huy tinh thần độc lập tự chủ, không ỷ lại vào bên ngoài, khai thác người viết đa mọi lợi thế và nguồn lực của đất nước…bảo đảm cho nền kinh tế luôn luôn phát triển trong thế chủ động.”2 Hai văn bản khác nhau nhưng cùng chung một điểm đó chính là “Độc lập, tự chủ” -

ưu tiên hàng đầu mà Việt Nam quan tâm trong quá trình Hội nhập Kinh tế quốc

tế Cũng vì vậy mà những năm 1986 “Tại Đại hội IX, đây là vấn đề cực kỳ gây tranh luận, vì mọi người phản đối hội nhập, cho rằng hội nhập là sẽ chết, trong khi đó có những người khẳng định ắt phải hội nhập, không hội nhập sẽ chết” - Vũ Dương Huân

1 Ban Chấp hành Trung ương Đảng 2017 “Báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương khóa VI về các văn kiện trình Đại hội VII của Đảng.” Hệ thống Tư liệu Văn kiện Đảng - https://tulieuvankien.dangcongsan.vn/

2 Ban Chấp hành Trung ương Đảng 2017 “Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế xã hội đến năm 2000” -

Hệ thống Tư liệu Văn kiện Đảng - https://tulieuvankien.dangcongsan.vn/

Trang 8

Có thể thấy rõ, chính Đảng ta thời điểm ấy với những học giả tri thức còn gặp khó khăn trong việc đưa ra quyết định có nên Hội nhập hay không Hay nói cách khác đối với Đảng ta lúc bấy giờ “Độc lập, tự chủ” quan trọng mà “Hội nhập Kinh tế” cũng bức thiết, tất yếu phải xảy ra Những tranh cãi về Hội nhập cũng hợp lý trong bối cảnh Đảng ta chưa xác định được hết ảnh hưởng của việc Hội nhập mà trước tiên là Hội nhập Kinh tế quốc tế đến độc lập, tự chủ quốc gia Điều này xảy ra là do quan niệm sai lầm tại thời điểm trước năm 1986 của ta về độc lập, tự chủ Thực tế chứng minh sau năm 1986, Đảng ta đã quyết định thay đổi cách nhìn nhận về khái niệm độc lập và chấp nhận tham gia vào sân chơi chung quốc tế Do đó cũng có thể hiểu: Việc thay đổi tư duy về độc lập là tiền đề cơ bản cho thay đổi tư duy Hội nhập Kinh tế quốc tế

Bài tiểu luận nhóm về thay đổi tư duy Hội nhập Kinh tế quốc tế nhưng lại thiếu sót một khía cạnh đặc trưng của Việt Nam trong quá trình Hội nhập - Đó chính là Hội nhập nhưng vẫn phải giữ được Độc lập, tự chủ

Dựa trên những hạn chế người viết vừa chỉ ra trên đây, người viết quan tâm đến mâu thuẫn mà nhóm chưa giải quyết được rằng: Hội nhập Kinh tế quốc tế có làm Việt Nam mất đi độc lập tự chủ hay không? Và ngược lại, nếu Việt Nam không hội nhập Kinh tế quốc tế thì liệu cũng sẽ mất đi độc lập tự chủ? Từ đó người viết nhận thấy cần đi sâu vào tìm hiểu Quan niệm của Việt Nam về độc lập

tự chủ qua từng thời kỳ, tính tất yếu của việc Hội nhập Kinh tế quốc tế, tác động của Độc lập tự chủ đến quá trình Hội nhập Kinh tế quốc tế và tác động của Hội nhập Kinh tế quốc tế đến bảo vệ Độc lập tự chủ quốc gia

Về mốc thời gian nhóm lựa chọn 1986 2006 tuy là khoảng thời gian diễn -

ra những thay đổi trọng tâm trong quá trình đổi mới tư duy về hội nhập Kinh tế quốc tế nhưng 30 năm là khá dài Trong khuôn khổ bài tiểu luận cá nhân người viết thu gọn lại mốc thời gian từ 1986 đến 1996 để tập trung khai thác những thay đổi cốt lõi trong cách nhìn nhận về độc lập, tự chủ qua các thời kỳ và mối quan

hệ giữa độc lập, tự chủ và Hội nhập Kinh tế quốc tế

Trang 9

2 Mục tiêu nghiên cứu:

Với mục tiêu nắm bắt được nguyên nhân giúp Việt Nam bảo vệ được độc lập trong quá trình hội nhập Kinh tế quốc tế Xác định tác động hai chiều của hội nhập và độc lập, tự chủ Từ đó liên hệ đến hiện tại, Việt Nam có thể làm gì để phát huy tính độc lập, tự chủ trong khi vẫn hội nhập sâu rộng, toàn diện

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

3.1 Đối tượng: Mối quan hệ giữa độc lập tự chủ và hội nhập Kinh tế quốc tế Việt Nam giai đoạn 1986-1996

3.2 Phạm vi:

- Thời gian: Từ năm 1986 đến 1996

- Không gian: Việt Nam

4 Câu hỏi nghiên cứu:

- Quan niệm về độc lập, tự chủ của Việt Nam trước 1986 và từ 1986 - 1996

- Hội nhập Kinh tế quốc tế có làm mất đi độc lập, tự chủ không?

5 Giả định nghiên cứu:

Giả định rằng quan niệm về độc lập tự, chủ của Việt Nam có sự thay đổi rõ rệt Trước năm 1986, Việt Nam nhận định việc hội nhập với các quốc gia khác ngoài khối Xã hội chủ nghĩa sẽ làm mất đi độc lập tự chủ quốc gia Từ năm 1986

- 1996 Việt Nam đã nhìn nhận đúng đắn hơn rằng độc lập không có nghĩa là cô lập mà là quyền tự chủ, tự do đưa ra các quyết định phù hợp với lợi ích quốc gia Người viết cũng giả định thêm độc lập, tự chủ và hội nhập Kinh tế quốc tế

là mối quan hệ tương quan, tác động lẫn nhau Độc lập, tự chủ là cơ sở để Hội nhập còn Hội nhập để đảm bảo, củng cố tiềm lực và độc lập của quốc gia Bên cạnh đó,

Trang 10

Hội nhập Kinh tế quốc tế không làm mất đi độc lập tự chủ trong trường hợp quốc gia Hội nhập một cách chọn lọc và giữ vững tinh thần bảo vệ lợi ích dân tộc

6 Giới hạn vấn đề so với đề tài nghiên cứu của nhóm:

Vấn đề người viết chọn nghiên cứu là một phần nhỏ trong đề tài nhóm Người viết cũng thu gọn phạm vi thời gian của tiểu luận cá nhân so với đề tài nhóm Người viết kế thừa sau đó bổ sung làm rõ mâu thuẫn nhóm chưa giải quyết được trong đề tài lớn Cụ thể, người viết đã kế thừa phần “Tính tất yếu của Hội nhập Kinh tế quốc tế” trong bài nghiên cứu của nhóm để làm nền tảng mở rộng phân tích Mối quan hệ giữa độc lập, tự chủ và Hội nhập Kinh tế quốc tế

7 Phương pháp nghiên cứu:

Người viết sử dụng phương pháp thu thập, tổng hợp thông tin từ các nguồn tài liệu sơ cấp, thứ cấp sau đó tiến hành phân tích và đưa ra những đánh giá về mối quan hệ tương quan giữa đối tượng người viết nghiên cứu Bên cạnh đó, người viết cũng sử dụng phương pháp logic để suy luận đưa ra lời tổng kết dựa trên dữ liệu đã thu thập

Trang 11

PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: QUAN NIỆM VỀ ĐỘC LẬP, TỰ CHỦ CỦA VIỆT NAM

1.1 Quan niệm của Việt Nam về độc lập, tự chủ trước năm 1986

Trước đây, Việt Nam nhận định rằng độc lập, tự chủ là biệt lập; tồn tại tâm lý e sợ trước các mối nguy bên ngoài

Thứ trưởng Ngoại giao Vũ Khoan đã khái quát một vài quan điểm liên quan tới tư duy đối với an ninh quốc gia của Việt Nam và sự hợp tác an ninh quốc gia với quốc tế trước năm 1986: “Trước kia, khi nói tới độc lập, chủ quyền thì nhiều khi người ta nghĩ tới một chính sách khép kín về chính trị theo kiểu biệt lập, tự cấp tự túc về kinh tế”[3], “Xưa kia, khi nói tới yêu cầu bảo đảm chủ quyền và an ninh quốc gia, sự toàn vẹn lãnh thổ người ta thường nghĩ nhiều tới mối nguy cơ

tự chủ và độc lập nhưng là sự độc lập theo quan điểm truyền thống, với nhận thức rằng việc hợp tác và hội nhập cùng các quốc gia khác đặc biệt là các quốc gia không nằm trong khối XHCN có thể dẫn đến sự phụ thuộc và mất đi tính độc lập của quốc gia

3 Khoan, Vũ 1993 “An ninh, phát triển và ảnh hưởng trong hoạt động đối ngoại.” Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế

12 Đa truy câ p 26 12, 2023 doi -ngoai-viet-nam/an-ninh-phat-trien- -anh-huong/69973 va 355

https://www.studocu.com/vn/document/hoc-vien-ngoai-giao-viet-nam/chinh-sach-4 1991 “Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương khoá VI trình tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng.” Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam Đa truy câ p 26 12, 2023

https://tulieuvankien.dangcongsan.vn/ban-chap-hanh-trung-uong-dang/dai-hoi-dang/lan-thu- i/bao- vi cao tri-cua-ban-chap-hanh-trung-uong-khoa- -trinh-tai-dai-hoi-dai-bieu-toan-quoc-lan-thu-vii-cua-dang- vi 1800

Trang 12

-chinh-Đối với Việt Nam, tình hình thế giới lúc và quốc gia lúc này là quá “rủi ro”

để có thể bước vào sân chơi quốc tế, không giám mở rộng vòng quan hệ của mình Việt Nam bảo vệ khái niệm “độc lập, tự chủ” theo một cách cứng nhắc, tuyệt đối khi chỉ ưu tiên các mối quan hệ đặc biệt và hẹp hơn với những quốc gia chia sẻ cùng tư tưởng chính trị và nằm trong khối XHCN

Độc lập trong quan hệ kinh tế

Việt Nam chỉ giao lưu trong “vùng an toàn” của mình là các quốc gia XHCN như Liên Xô, Trung Quốc, Đông Âu và một số quốc gia khác có cùng chí hướng chính trị và xã hội chủ nghĩa Quan hệ này tập trung chủ yếu vào việc trao đổi hàng hóa, trợ giúp kỹ thuật và kinh tế với mục tiêu chung là hỗ trợ lẫn nhau trong việc phát triển cơ sở hạ tầng và kinh tế Mối quan hệ này được xây dựng dựa trên cơ sở các quốc gia cùng chia sẻ tư tưởng chính trị và lợi ích chung Tuy nhiên, việc hạn chế mối quan hệ với các có hệ thống kinh tế, chính trị khác, đặc biệt là các quốc gia phát triển và khu vực Tây phương, đã tạo ra những hạn chế trong việc tiếp cận các nguồn lực, công nghệ và thị trường mới

1.2 Quan niệm của Việt Nam về độc lập, tự chủ 1986 - 1996

Việt Nam hiểu rằng độc lập không có nghĩa là cô lập mà là có quyền tự chủ, đưa ra các quyết định phù hợp với lợi ích quốc gia, không chịu ảnh hưởng hay kiểm soát bởi nhân tố khác

Trước năm 1986, Đảng ta nhận định độc lập thường được hiểu theo hướng

cô lập, không chịu ảnh hưởng từ bên ngoài Tuy nhiên, sau Đổi mới, các văn kiện Đảng đều nhấn mạnh đến chính sách đối ngoại của Việt Nam: đa dạng hóa, đa phương hóa các mối quan hệ quốc tế, hội nhập khu vực và quốc tế một cách chủ động và tích cực “Đổi mới không phải là thay đổi mục tiêu xã hội chủ nghĩa mà là làm cho mục tiêu ấy được thực hiện có hiệu quả bằng những quan niệm đúng đắn

về chủ nghĩa xã hội, những hình thức, bước đi và biện pháp thích hợp”[5] Văn kiện

5 Đảng Cộng sản Việt Nam 2006 Trong Văn kiện Đảng toàn tập , t.49 tr.968, 968, 923 Nxb Chính trị quốc gia https://tulieuvankien.dangcongsan.vn/

Ngày đăng: 01/04/2024, 16:26

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1] Ban Chấp hành Trung ương Đảng. 2017. “Báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương khóa VI về các văn kiện trình Đại hội VII của Đảng.” Hệ thống Tư liệu - Văn kiện Đảng.https://tulieuvankien.dangcongsan.vn/ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương khóa VI về các văn kiện trình Đại hội VII của Đảng
[2] Ban Chấp hành Trung ương Đảng. 2017. “Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế xã hội đến năm 2000” -Hệ thống Tư liệu Văn kiện Đảng. - https://tulieuvankien.dangcongsan.vn/ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế xã hội đến năm 2000
[3] Khoan, Vũ. 1993. “An ninh, phát triển và ảnh hưởng trong hoạt động đối ngoại.” Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế. 12. Đa truy câ p 26 12, 2023.https://www.studocu.com/vn/document/hoc-vien-ngoai-giao-viet-nam/chinh-sach-doi-ngoai-viet-nam/an-ninh-phat-trien- -anh-huong/69973355 va . [4] 1991. “Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương khoá VI trình tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng.” Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam. Đa truy câ p 26 12, 2023. https://tulieuvankien.dangcongsan.vn/ban-chap-hanh-trung-uong-dang/dai-hoi-dang/lan-thu-vii/bao-cao-chinh-tri-cua-ban-chap-hanh-trung-uong-khoa- -trinh-tai-dai- vi hoi -dai-bieu-toan-quoc-lan- thu -vii-cua- dang-1800 Sách, tạp chí
Tiêu đề: An ninh, phát triển và ảnh hưởng trong hoạt động đối ngoại.” Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế. 12. Đa truy câp 26 12, 2023. https://www.studocu.com/vn/document/hoc-vien-ngoai-giao-viet-nam/chinh-sach-doi-ngoai-viet-nam/an-ninh-phat-trien- -anh-huong/69973355va . [4] 1991. “Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương khoá VI trình tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng
[6] 2021. “Nhận thức và giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị.” Tạp chí của Ban Tuyên giáo Trung ương. 22 11. Đa truy câ p 12 8, 2023. https://tuyengiao.vn/dua-nghi-quyet-cua-dang-vao-cuoc-song/nhan-thuc- -giai-quyet-dung-dan-moi-quan- -giua-doi-moi-kinh- - - va he te va doi-moi-chinh-tri-135330 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhận thức và giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị
[8] Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá VI). 1990. “Nghị quyết số 08A- NQ/HNTW ngày 27/3/1990, Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá VI) về tình hình các nước xã hội chủ nghĩa, sự phá hoại của chủ nghĩa đế quốc và nhiệm vụ cấp bách của Đảng ta | Tư liệu văn kiện Đảng.” Tư liệu - Văn kiện. https://tulieuvankien.dangcongsan.vn/van-kien- -lieu- -dang/hoi- tu ve nghi-bch-trung-uong/khoa-vi/nghi-quyet- -08a-nqhntw-ngay-2731990 so . [9] Tỉnh Sơn La. 2020. “Giai đoạn 1986 - 2006.” Cổng thông tin điện tử Tỉnh Sơn La. https://sonla.gov.vn/1289/31002/72118/557602/cac-thoi- -phat-trien/giai- ky doan-1986-2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị quyết số 08A-NQ/HNTW ngày 27/3/1990, Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá VI) về tình hình các nước xã hội chủ nghĩa, sự phá hoại của chủ nghĩa đế quốc và nhiệm vụ cấp bách của Đảng ta | Tư liệu văn kiện Đảng.” Tư liệu - Văn kiện. https://tulieuvankien.dangcongsan.vn/van-kien- -lieu- -dang/hoi-tu venghi-bch-trung-uong/khoa-vi/nghi-quyet- -08a-nqhntw-ngay-2731990so . [9] Tỉnh Sơn La. 2020. “Giai đoạn 1986 - 2006
[10] 2019. "Quan hệ giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế" . Tạp chí Quốc phòng toàn dân. Đã truy cập 30 12 2023. http://tapchiqptd.vn/vi/ky-niem-90-nam-ngay-thanh-lap-dcs-viet-nam/quan-diem-cua-dang-cong-san-viet-nam- -giu- ve vung-doc-lap- -chu- -chu-dong-tich-cuc-hoi-n/15013.htmltuva Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quan hệ giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế
[11] 2020. “Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về giữ vững độc lập, tự chủ và chủ động, tích cực hội nhập quốc tế”. Tạp chí Quốc phòng toàn dân . Đã truy cập 29 12 2023. http://tapchiqptd.vn/vi/ky-niem-90-nam-ngay-thanh-lap-dcs-viet-nam/quan-diem-cua-dang-cong-san-viet-nam- -giu-vung-doc-lap- -chu- ve tu va-chu-dong-tich-cuc-hoi-n/15013.html Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về giữ vững độc lập, tự chủ và chủ động, tích cực hội nhập quốc tế
[7] Đảng Cộng sản Việt Nam. 1986. Bài nói của đồng chí Tổng bí thư Lê Duẩn với các trường Đoàn đại biểu dự hội nghị Ủy ban Hợp tác kế hoạch Hội đồng Tương trợ Kinh tế. Vol. 47. N.p.: Đảng Cộng sản Việt Nam.https://tulieuvankien.dangcongsan.vn/van-kien- -lieu- -dang/book/van- tu ve kien - dang-toan-tap/van-kien-dang-toan-tap-tap-47-125 Link

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w