Tài liệu tổng hợp phục vụ ôn thi môn Luật Ngân Hàng dành cho những bạn đang theo học ngành Luật tại trường đại học trên khắp cả nước. Tài liệu này là những đề thi được soạn, làm phục vu cho ôn tập, thi kết thúc môn học này
Trang 1CHƯƠNG 2
1) NHNNVN là cơ quan duy nhất được quyền cấp giấy phép thành lập vàhoạt động ngân hàng cho các TCTD.
⇒ ĐÚNG Theo Điều 18 Luật các TCTD thì NHNN có thẩm quyền cấp, sửa đổi, bổ sung và thu hồi giấy phép theo quy định của PL.
2) Chủ tịch Hiệp hội ngân hàng có thẩm quyền quyết định xử phạt hànhchính trong lĩnh vực tiền tệ ngân hàng ⇒ Bỏ
3) Mọi TCTD đều được phép vay vốn từ NHNN dưới hình thức tái cấpvốn.
⇒ SAI Theo khoản 1 Điều 4 Luật các TCTD thì TCTD bao gồm NH,
TCTD phi NH, TCTC vi mô và quỹ tín dụng nhân dân và theo khoản 4 Điều 4Luật này thì TCTD phi NH bao gồm cty tài chính, cty cho thuê tài chính TheoĐiều 99, điểm c khoản 1 Điều 108, khoản 3 Điều 112 Luật các TCTD thì chỉ
có NHTM, CTY tài chính, cty cho thuê tài chính là được phép vay vốn từ NHNN dưới hình thức tái cấp vốn Còn TCTC vi mô và quỹ tín dụng dân nhân ko được.
4) NHNN là cơ quan quản lý nợ nước ngoài của Chính phủ.
⇒ SAI Theo khoản 19 Điều 4 Luật NHNNVN thì NHNN quản lý việc vay, trả nợ, cho vay và thu hồi nợ nước ngoài theo quy định của PL.
5 NHNN phải đóng thuế thu nhập doanh nghiệp cho phần chênh lệch thuchi tài chính của mình.
Trang 2⇒ SAI Theo Điều 43 Luật NHNNVN thì thu, chi tài chính của NHNN về nguyên tắc thực hiện theo quy định của Luật NSNN Đồng thời, hoạt động thu chi không nhằm mục đích kinh doanh tìm kiếm lợi nhuận, nên ko chịu thuế TNDN.
6 Bộ tài chính là cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép thành lập và hoạtđộng cho công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính.
⇒ SAI Theo Điều 18 Luật các TCTD thì NHNN có thẩm quyền cấp, sửa đổi, bổ sung và thu hồi Giấy phép theo quy định của Luật này Mà theo theo
khoản 4, 2 Điều 4 Luật các TCTD thì cty tài chính và cty cho thuê tài chính là
TCTD Do đó, giấy phép hoạt động của 2 loại cty này cũng do NHNN cấp phép.
7 NHNNVN là cơ quan trực thuộc Quốc Hội.
⇒ SAI Theo khoản 1 Điều 2 Luật NHNNVN thì NHNNVN là cơ quan ngang bộ của CP Ko trực thuộc QH vì Trực thuộc CP để tránh TH mâu thuẫn về chính sách chung của CP NHTW trực thuộc QH phải thực sự mạnh, người quản lý phải thực sự giỏi thì mới tồn tại được; có quyền ngang CP và quyền quyết định các chính sách tiền tệ Điều hay của thể chế này là NHTW nắm vững kiến thức tài chính tiền tệ, có thể tham mưu cho QH.
8 Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là một phápnhân.
⇒ SAI Theo khoản 1 Điều 74 BLDS 2015 thì để được xem là pháp nhân thì phải thỏa mãn các điều kiện theo quy định của Luật này Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của trụ sở, không có tài sản độc lập và không được nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật độc lập Do đó, chi nhánh NHNO&PTNT không
được xem là pháp nhân theo khoản 1 Điều 84 BLDS 2015.
9 Thống đốc ngân hàng là thành viên của Chính phủ
Trang 3⇒ SAI Theo khoản 1 Điều 8 Luật NHNNVN thì thống đốc ngân hàng nhà nước là thành viên của CP Còn thống đốc ngân hàng nói chung không bắt buộc là thanh viên của chính phủ.
10 NHNNVN chỉ cho TCTD là ngân hàng vay vốn.
⇒ SAI Theo khoản 1 Điều 24 Luật các TCTD thì NHNNVN cho TCTD
vay ngắn hạn theo điểm a khoản 2 Điều 11 của Luật này Theo khoản 1 Điều4 Luật các TCTD thì TCTD bao gồm NH, TCTD phi NH, TCTC vi mô và quỹ
tín dụng nhân dân Do đó, ngoài NH thì còn TCTD phi NH, TCTC vi mô và quỹ tín dụng nhân dân vay vốn và còn cho CP vay vốn.
11 NHNNVN bảo lãnh cho tổ chức, cá nhân vay vốn khi có chỉ định củaThủ tướng Chính phủ.
⇒ SAI Theo Điều 25 Luật NHNNVN thì NHNN không bảo lãnh cho tổ chức, cá nhân vay vốn, trừ TH bảo lãnh cho tổ chức tín dụng vay vốn nước ngoài theo quyết định của TTCP Theo chỉ định của TTCP thì NHNNVN có thể
bảo lãnh cho TCTD vay vốn nước ngoài ⇒ Ko bảo lãnh cho tổ chức cá nhân,chỉ bảo lãnh cho TCTD khi có chỉ thị của TTCP.
12 NHNN cho NSNN vay khi ngân sách bị thiếu hụt do bội chi ⇒ bỏ
13 Mọi tổ chức thực hiện hoạt động ngân hàng đều phải thực hiện dự trữbắt buộc.
⇒ SAI Theo khoản 3 Điều 146đ Luật các TCTD 2010 thì TCTD được kiểm soát đặc biệt không phải thực hiện dự trữ bắt buộc.
14/ Hội đồng tư vấn chính sách tiền tệ quốc gia là đơn vị trực thuộcNHNNVN bỏ
15/ Mọi tổ chức tín dụng đều được phép hoạt động kinh doanh ngoạitệ/ngoại hối
Trang 4⇒ SAI Theo khoản 1 Điều 4 Luật các TCTD thì TCTD bao gồm NH,
TCTD phi NH, TCTC vi mô và quỹ tín dụng nhân dân và khoản 4 Điều 4 Luậtnày thì TCTD phi ngân hàng bao gồm cty tài chính và cty cho thuê tài chính.Theo Điều 105, khoản 5 Điều 111 và khoản 4 Điều 116 Luật này thì chỉ có
NHTM, Cty tài chính và cty cho thuê tài chính mới được phép hoạt động kinh doanh ngoại hối hay ngoại tệ Còn TCTC vi mô và quỹ tín dụng nhân dân thì ko được phép.
CHƯƠNG 3
1 Công ty cho thuê tài chính không được cho Giám đốc của chính công tyấy thuê tài sản dưới hình thức cho thuê tài chính.
⇒ ĐÚNG Theo khoản 14 Điều 4 luật các TCTD thì cho thuê tài chính
là 1 trong những hình thức của tái cấp vốn Theo khoản 4 và 1 Điều 4 Luật cácTCTD thì cty cho thuê tài chính là TCTD phi NH là 1 TCTD Theo điểm akhoản 1 Điều 126 Luật các TCTD thì TCTD ko được cấp tín dụng GĐ của
TCTD đó CTy cho thuê tài chính ko được cho GĐ cho mình cty ấy thuê tài sản dưới hình thức cho thuê tài chính.
2 TCTD nước ngoài muốn hoạt động ngân hàng tại Việt nam chỉ đượcthành lập dưới hình thức chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
⇒ SAI Theo khoản 8 Điều 4 Luật các TCTD thì TCTD tín dụng nước ngoài đc hiện diện TM tại VN dưới hình thức VPĐD, NH liên doanh, NH 100% vốn nước ngoài, chi nhánh NH nước ngoài, cty tàu chính liên doanh,
3 Chủ tịch HĐQT của TCTD này có thể tham gia điều hành TCTD khác
⇒ ĐÚNG Theo khoản 1 Điều 34 Luật các TCTD thì về nguyên tắc, chủ tịch HĐQT TCTD này không được đồng thời là người điều hành của TCTD khác Tuy nhiên, nếu chủ tịch HĐQT của quỹ tín dụng nhân dân có thể đồng thời là thành viên HĐQT của NH HTX.
4 Người gửi tiền phải là chủ thể đóng phí bảo hiểm tiền gửi.
Trang 5⇒ SAI Theo khoản 1 Điều 6 Luật BHTG thì TCTD, chi nhánh NH nước ngoài được nhận tiền gửi của cá nhân phải tham gia BHTG, trừ NH chính
sách
5 Kiểm soát đặc biệt áp dụng đối với tổ chức khi mất khả năng thanh toán.
⇒ SAI Theo điểm a khoản 1 Điều 145 Luật các TCTD thì kiểm soát
đặc biệt áp dụng đối với TCTD mất khả năng thanh toán theo quy định của
NHNN hoặc số lỗ lũy của TCTD lớn hơn 50% giá trị của VĐL, hoặc không duy trì được tỷ lệ an toàn… hoặc xếp hạng yếu kém trong 02 năm liên tục… Kiểm soát đặc biệt chỉ áp dụng đối dụng đối với TCTD khi thỏa các điều kiện Luật định.
6 Người gửi tiền là thành viên HĐQT không được bảo hiểm theo chế độtiền gửi.
⇒ SAI Theo khoản 2 Điều 19 Luật BHTG thì tiền gửi tại TCTD của cá nhân là thành viên HĐQT của chính TCTD đó thì không được bảo hiểm tiền gửi Nếu cá nhân gửi tiền là thành viên HĐQT gửi tiền ở TCTD khác, TCTD mà mình ko là thành viên HĐQT thì vẫn được bảo hiểm tiền gửi.
7 Bảo hiểm tiền gửi chỉ áp dụng cho TCTD có nhận tiền gửi.
⇒ SAI Theo khoản 1 Điều 6 Luật BHTG thì bảo hiểm tiền gửi áp dụng cho TCTD và chi nhánh NH nước người được nhận tiền gửi cá nhân và không áp dụng với NH chính sách,
8 TCTD không được kinh doanh bất động sản.
⇒ ĐÚNG Theo Điều 132 Luật các TCTD
9 Mọi tổ chức tín dụng đều được nhận tiền gửi không kỳ hạn của các cánhân, hộ gia đình.
Trang 6⇒ SAI Theo khoản 1 Điều 4 Luật TCTD thì TCTD gồm NH, TCTD phi
NH, TCTC vi mô và quỹ tín dụng nhân dân Theo khoản 1 Điều 98 Luật cácTCTD thì chỉ có NHTM nhận tiền gửi ko kỳ hạn của cá nhân, HGĐ, tổ chức.Theo điểm a khoản 1 Điều 108, khoản 1 Điều 112 Luật các TCTD thì cty tài
chính và cty cho thuê tài chính được nhận tiền gửi của tổ chức TCTD phi NH không nhận tiền gửi của cá nhân, HGĐ.
10 TCTD chỉ được thành lập dưới hình thức công ty cổ phần.
⇒ SAI Theo khoản 1 Điều 4 Luật các TCTD thì TCTD bao gồm NH,
TCTD phi NH, TCTC vi mô và quỹ tín dụng nhân dân Theo Điều 6 Luật cácTCTD thì NHTM có thể thành lập dưới dạng CTCP, cty TNHH; TCTD phi NH
có thể thành lập CTCP, Cty TNHH, NH HTX, quỹ tín dụng nhân dân thành lập dưới hình thức HTX.
11) Chỉ có Thống đốc NHNNVN mới có quyền ra quyết định đặt TCTD vàotình trạng kiểm soát đặc biệt
⇒ SAI Theo khoản 1 Điều 145a Luật các TCTD thì quy định thẩm
quyền của NHNN xem xét, quyết định đặt TCTD trong TH quy định tại Khoản1 Điều 145 Luật này Trong đó, NHNN thì ngoài Thống đốc NHNNVN thì còn
GĐ NH Giám đốc tổ chức tài chính vi mô và quỹ tín dụng nhân dân cũng có quyền ra quyết định
12 Ban kiểm soát đặc biệt được quyền yêu cầu NHNN cho tổ chức tín dụngvay khoản vay đặc biệt.
⇒ SAI Theo khoản 6 Điều 146b Luật các TCTD thì BKS chỉ có quyền
kiến nghị NHNN xem xét cho TCTD vay đặc biệt Đồng thời theo khoản 3Điều 146d Luật này thì NHNN quy định chi tiết việc vay đặc biệt đối với
TCTD được kiểm soát đặc biệt Như vậy, việc quyết định cho vay đặc biệt thuộc thẩm quyền của NHNN nên BKS chỉ có thể kiến nghị chứ không được quyền yêu cầu
Trang 713 Công ty tài chính không được mở tài khoản và cung cấp các dịch vụthanh toán cho khách hàng
⇒ SAI Theo khoản 4 Điều 109 Luật các TCTD thì cty tài chính được
mở tài khoản tiền gửi, tài khoản quản lý tiền vay cho khách hàng Theo khoản 4Điều 4 Luật các TCTD thì TCTD phi ngân hàng gồm cty tài chính và cty cho
thuê tài chính và 2 cty này không được cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản cho khách hàng Cty tài chính được mở tài khoản cho khách hàng nhưng ko được cung ứng các dịch vụ thanh toán cho khách hàng
14 Công ty cho thuê tài chính được quyền phát hành giấy tờ có giá để huyđộng vốn.
⇒ ĐÚNG Theo khoản 2 Điều 112 Luật các TCTD thì cty cho thuê tài chính được phép phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu để huy động vốn của tổ chức.
15 TCTD được dùng vốn huy động được để góp vốn mua cổ phần củadoanh nghiệp và của tổ chức tín dụng khác theo quy định
⇒ SAI Theo khoản 1 Điều 103 và khoản 1 Điều 110 Luật các TCTD thì NHTM và cty tài chính chỉ được dùng VĐL và quỹ dự trữ để góp vốn mua CP.
CHƯƠNG 5I.Nhận định
1 Tài sản đang cho thuê không được dùng để đảm bảo tiền vay.
⇒ SAI Theo khoản 1 Điều 295 BLDS 2015 thì tài sản bảo đảm phải thuộc sở hữu của bên bảo đảm Khi cho thuê thì chỉ trao cho người thuê tài sản quyền chiếm hữu, sử dụng, còn quyền định đoạt vẫn thuộc về CSH tài sản Nên vẫn dùng để đảm bảo tiền vay được.
Ví dụ: K1 Điều 34 NĐ 21/2021: tài sản cho thuê có thể mang đi thế chấp
Trang 82 Tài sản đăng ký giao dịch bảo đảm phải thuộc sở hữu của người đăng kýgiao dịch bảo đảm.
⇒ SAI Theo khoản 1 Điều 295 BLDS thì 1 bên dùng tài sản của mình để đảm bảo cho khoản vay thì tài sản đó phải thuộc sở hữu của bên bảo đảm Còn đối tượng đăng ký GDBĐ có thể là bên bảo đảm hoặc bên nhận bảo đảm
hoặc bên thứ ba Theo khoản 1 Điều 8 NĐ 99/2022/NĐ-CP thì người yêu cầu
đăng ký GDBĐ bao gồm bên nhận bảo đảm, bên bảo đảm, quản tài viên,
Ví dụ: dùng tài sản để bảo đảm cho khoản vay tại NHTM thì nhân viên
NH có thể đăng ký GDBĐ thay cho bên bảo đảm.
3 TCTD không được cho vay trên cơ sở cầm cố bằng cổ phiếu của chínhTCTD cho vay.
⇒ ĐÚNG Theo khoản 14 Điều 4 Luật các TCTD thì cho vay là 1 hình
thức cấp tín dụng Theo khoản 5 Điều 126 Luật các TCTD thì TCTD ko được
cấp tín dụng bằng bảo đảm bằng cầm cố phiếu của chính TCTD đó Vì nếu để tình trạng này xảy ra sẽ dẫn đến nguy cơ giảm vốn điều lệ của TCTD, xu hướng của TCTD phải là tăng khả năng tài chính chứ ko được để giảm vì khi giảm sẽ giảm uy tín khi cho vay, giảm quy mô trong khi xu hướng hiện tại là tăng quy mô bằng cách liên kết, sáp nhập.
4 Công ty cho thuê tài chính được quyền phát hành giấy tờ có giá để huyđộng vốn.
⇒ ĐÚNG Theo khoản 2 Điều 112 Luật các TCTD thì cty cho thuê tài chính được quyền phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, trái phiếu, tín phiếu để huy động vốn của tổ chức Cty cho thuê tài chính được quyền phát….nhưng phải là huy động vốn của tổ chức chứ không phải của HGĐ, cá nhân
5 Tài sản trong biện pháp thế chấp luôn phải là bất động sản.
⇒ SAI Theo Điều 10 ⇒ Điều 17 NĐ 21/2021 thì tài sản bảo đảm có thể
là QSD đất, tài sản gắn liền trên đất, GTCG, quyền tài sản, và tại khoản 1Điều 318 BLDS cũng khẳng định có thể thế chấp BĐS và động sản.
Trang 96 Giao dịch đảm bảo chỉ có hiệu lực pháp lý khi được đăng ký.
⇒ SAI Theo khoản 1 Điều 298 BLDS thì việc đăng ký là điều kiện để
GDBĐ có hiệu lực chỉ trong TH Luật định Theo Điều 4 NĐ 99/2022/NĐ-CP
thì đăng ký GDBĐ không phải điều kiện bắt buộc Cho nên việc đăng ký GDBĐ nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp của bên nhận tài sản bảo đảm và xác lập thứ tự
ưu tiên thanh toán Như vậy việc đăng ký tùy vào trường hợp cụ thể, có thể bắt
buộc hoặc không bắt buộc, không ảnh hưởng đến hiệu lực pháp lý của giao dịch bảo đảm nếu giao dịch đó không bắt buộc việc đăng ký
7 Bảo lãnh ngân hàng là một trong các hình thức cấp tín dụng.
⇒ ĐÚNG Theo khoản 14, 18 Điều 4 Luật các TCTD thì bảo lãnh ngân hàng là 1 hình thức cấp tín dụng.
8 Giao dịch bảo đảm có hiệu lực kể từ thời điểm giao kết.
⇒ SAI Theo khoản 1, 2 Điều 22 NĐ 21/2021 thì HĐBĐ (GDBĐ) được công chứng, chứng thực thì có hiệu lực tại thời điểm công chứng, chứng thực Nếu HĐBĐ không cần công chứng, chứng thực có hiệu lực từ thời điểm do các bên thỏa thuận hoặc từ khi hợp đồng được giao kết.
9 Hợp đồng tín dụng phải được lập thành văn bản và có công chứng,chứng thực mới có hiệu lực pháp luật.
⇒ SAI Hợp đồng tín dụng phải lập thành văn bản nhưng không bắt buộc phải công chứng, chứng thực Ngoài ra, HĐ tín dụng có thể thiết lập dưới dạng văn bản điện tử theo quy định của Luật Giao dịch điện tử Đồng thời, theo pháp luật công chứng thì hợp đồng tín dụng tùy TH mà bắt buộc phải công chứng.
10 Tín dụng ngân hàng là một hình thức của hoạt động cho vay.
⇒ SAI Tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng giữa tổ chức tín dụng (bên cấp tín dụng) với các tổ chức và cá nhân (bên đi vay) trong đó tổ chức tín dụng thực hiện việc chuyển giao các nguồn vốn tiền tệ hoặc tài sản cho bên đi vay trong một thời gian nhất định theo nguyên tắc có hoàn trả cả vốn và lãi vay.
Trang 10Vốn tiền tệ là đối tượng cho hoạt động cho vay, bảo lãnh, chiết khấu, bao thanh toán của TCTD; còn tài sản là đối tượng cho vay trong hoạt động cho thuê tài chính.
11 Ngân hàng phải có nghĩa vụ cho vay nếu bên vay có tài sản thế chấp.
⇒ SAI Theo Điều 7 TT 39/2016 thì TCTD xem xét cho vay khi đủ các điều kiện TCTD ko có nghĩa vụ phải cho vay nếu bên vay có tài sản thế chấp.
12 Công chứng, chứng thực và đăng ký giao dịch bảo đảm có ý nghĩa pháplý như nhau và có thể thay thế cho nhau.
⇒ SAI Theo khoản 1 Điều 22 NĐ 21/2021 thì công chứng, chứng thực là điều kiện có hiệu lực của HĐBĐ trong TH luật định Còn đăng ký giao dịch
bảo đảm theo Điều 4 NĐ 99/2022 thì không là điều kiện có hiệu lực của GDBĐ
nữa Đăng ký GDBĐ xác lập hiệu lực đối kháng với bên thứ ba; công chứng, chứng thực không xác lập hiệu lực đối kháng với bên thứ ba.
Công chứng, chứng thựcĐăng ký GDBĐ
Điều kiện có hiệu lực của HĐBĐ trong TH Luật định
Không là điều kiện có hiệu lực của HĐBĐ
13 Tổ chức tín dụng không được cho Giám đốc của chính TCTD vay vốn.
⇒ ĐÚNG Theo khoản 14, 16 Điều 4 Luật các TCTD thì cho vay là 1
hình thức cấp tín dụng Và theo điểm a khoản 1 Điều 126 Luật các TCTD thì
Trang 11TCTD ko được cấp tín dụng cho GĐ của chính TCTD đó Nên TCTD ko được cho GĐ của chính TCTD đó vay vốn.
14 Mọi tổ chức tín dụng khi thực hiện hoạt động cấp tín dụng đều phảituân theo hạn mức cấp tín dụng.
⇒ SAI Theo khoản 1,2 Điều 128 Luật các TCTD thì giới hạn cấp tín dụng được áp dụng với NHTM, quỹ tín dụng nhân dân, TCTC vi mô và TCTD
phi NH Trong khi đó, theo khoản 1 Điều 4 Luật này TCTD bao gồm NH nóichung và theo khoản 2 Điều khoản này thì NH bao gồm NHTM, NHCS và
NHHTX Do đó, hiểu là giới hạn cấp tín dụng không áp dụng cho NHCS và NHHTX.
Đồng thời, theo khoản 7 Điều 128 Luật các TCTD thì trong TH đặc
biệt, thì CP quyết định mức cấp tín dụng tối đa vượt quá các giới hạn.
15 Một khách hàng không được vay vượt quá 15% vốn tự có tại một ngânhàng.
⇒ SAI Theo khoản 1, 2 Điều 128 Luật các TCTD thì tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với 1 khách hàng ko được vượt quá 15% vốn tự có của 1
NHTM Trong đó, theo khoản 1 Điều 4 Luật này TCTD bao gồm NH nóichung và theo khoản 2 Điều khoản này thì NH bao gồm NHTM, NHCS và
NHHTX Do đó, hiểu là giới hạn cấp tín dụng không áp dụng cho NHCS và NHHTX Do vậy nếu khách hàng vay tiền tại NHCS thì có thể vay vượt quá
15% vốn tự có của NHCS đó Ngoài ra, theo khoản 7 Điều 128 Luật cácTCTD thì trong TH đặc biệt, thì CP quyết định mức cấp tín dụng tối đa vượt
quá các giới hạn.
16 Tổ chức tín dụng được quyền dùng vốn huy động để đầu tư vào tráiphiếu.
⇒ SAI PL ko cấm thì có nghĩa là được phép làm Theo lý luận: vì việc mua trái phiếu thì địa vị người mua là chủ nợ của ng phát hành, một số tài liệu cho rằng việc này giống như TCTD cho DN vay; mặc dù ko được luật các TCTD ghi nhận Trong luật chỉ có cho vay, chiết khấu, bảo lãnh, bao ngân hàng