Theo quy định này, Hiến pháp ViệtNam ghi nhận quyền tự do kinh doanh là một quyền con người, tuy nhiên, quyền tự do kinh doanh này bị giới hạn trong một số trường hợp được quy định trong
Trang 1BAO CÁO TONG KET
DE TAI THAM GIA XET
GIAI THUONG “SINH VIEN NGHIEN CUU KHOA HOC”
CUA TRUONG DAI HQC LUAT HA NOI NAM 2018
CO CHE PHAP LY HO TRO, THUC DAY
PHAT TRIEN DOANH NGHIEP KHOI NGHIEP
Thuộc nhóm ngành khoa hoc: XH
Sinh viên thực hiện: Chịu trách nhiệm chính: Phan Vũ Nam
Vũ Công Thuận Nam
Lê Thị Hồng Hạnh Nữ
Dân tộc: Kinh
Lớp, khoa: 4029, Khoa thương mại quốc tế Năm thứ: 3/Số năm đào tạo: 4
Ngành học: Luật Chất lượng cao
Người hướng dẫn: TS Nguyễn Thị Yến
Trang 2DANH MỤC TỪ VIET TẮTT, Go 5s k9S 9EEESEkEgEkSEEkgEvESEEEEEEEEeErererevee 1 2598)(06971000157 2 1.Tính cấp thiết của đề tài ¿+ cs2t 2 x2 E2 0711 1101111111 1xx ckerrred 2
2 Tổng quan tình hình nghiên cứu lĩnh vực thuộc đề tài 3
3 Mục tiêu của đề tai c cccssccssesececseseseeceseseesecsesassveseceseceeassesaeseseeacacseateess 4
4 Phương pháp nghién CỨU - - s23 3 219v ng ng ng ng 4
5 Đối tượng và phạm vi nghiên cỨu -¿- 2 5 2 +se2ztcrkereererkersered 4
6 Kết cầu của đề tài c 5s< St tt HH1 E1 110711 112111111 1101111111111 tk 5 CHƯƠNG 1 MỘT SO VAN ĐỀ LÝ LUẬN VE KHOI NGHIỆP VÀ CƠ CHẾ PHAP LY HO TRỢ, THÚC DAY PHAT TRIỂN -5- 6 DOANH NGHIỆP KHOI NGHIỆP cscsscesssssssessssessessssseesessessessesssssessssucsncees 6
1.1 Lý luận về khởi nghiệp và doanh nghiệp khởi nghiệp 6
1.1.1 Khái niệm, đặc điểm của khởi nghiệp 55+ csscscceee 61.1.2 Các hình thức khởi nghiỆp ¿c6 5 S11 *2ssssisesreeree 81.1.3 Khái niệm, đặc điểm của doanh nghiệp khởi nghiệp 10 1.1.4 Ý nghĩa, vai trò của doanh nghiệp khởi nghiệp trong nền kinh tế12
1.1.5 Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp khởi nghiệp ởMon ca 14
1.2 Lý luận về cơ chế pháp lý hỗ trợ, thúc đây doanh nghiệp khởi nghiệp
1.2.3 Các yếu tố cấu thành cơ chế pháp lý hỗ trợ, thúc đây doanh nghiệp
KHÔI WIGS os censors tuyên: 2g nìa HN amen G23 tà 8ã s42essnssasal apne saaneonanens BealllesnEe EsssasEee 18
Trang 3doanh nghiệp khởi nghiệp ở Việt Nam SG kg 261.3 Kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới về cơ chế pháp lý hỗ trợ, thúc day doanh nghiệp khởi nghiệp 22-252 s+cscszcecseee 27
1.3.1 Kinh nghiệm của Án Độ -©222222vvvvvtitEEEEEEEExvrvee «ae 27
13.2 Bon miei Oud BGA Ys nasssss ses ngan anh giang TEG15210N/481015 88011 axe 29 1.3.3 Kinh nghiệm của Nhat Bản SH ngư, 30
CHƯƠNG 2 THUC TRANG CƠ CHE PHÁP LY HỖ TRỢ, THÚC DAY 32
DOANH NGHIỆP KHOI NGHIỆP Ở VIET NAM . -« e: 32 2.1 Thực trạng quy định của pháp luật về cơ chế pháp lý hé trợ, thúc daydoanh nghiệp khởi nghiệp ở Việt Nam - Gnnnnneeg 322.1.1 Các quy định về điều kiện kinh doanh 2-5552 322.1.2 THỦ tye Hàm, GÌ, esssessssniiLpLiTnE ĐEN Lá G013 10812400015 5605131151185 E68 3ã8 352.1.3 Các quy định về ưu đãi và khuyến khích đầu tư - 40 2.1.4 Các quy định về các biện pháp hỗ trợ -c-cz©55cc: 46
2.2 Thực trạng thực hiện các quy định của pháp luật về hỗ trợ, thúc đây
doanh nghiệp khởi nghiệp tại Việt Nam 5 S13 ssvresre 502.2.1 Những kết quả dat được ¿se ccccrererrrkrrrrrrrrrerrrrrree 50 2.2.2 Hạn chế và nguyên nhân dẫn tới hạn chế - 5 <5: 56 CHƯƠNG 3 HOÀN THIỆN CƠ CHẾ PHÁP LÝ HỖ TRỢ, THÚC ĐÂY PHÁT TRIEN DOANH NGHIỆP KHOI NGHIỆP Ở VIỆT NAM 65
3.1 Định hướng chung hoàn thiện cơ chế pháp lý hỗ trợ, thúc đẩy phát
triển doanh nghiệp khởi nghiệp ¿- + + 6 <2 E2E+££EzExsExrverxersrree 65 3.2 Các giải pháp cụ thể hoàn thiện cơ chế pháp lý hỗ trợ, thúc đây phát triển doanh nghiệp khởi nghiệp - + - +55 252v £xezxeEzverxerervee 663.2.1 Các giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật 67
Trang 4đây doanh nghiệp khởi nghiệp 2 2 62ScccttEceeErkrrkrrrees 74 KET LUẬNN St 1 1 11T 1 E1 1111111511 5107111511 111111115 EEecreg 80 DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO - 5 + tvEsEs+tvEeEsEererersrzeree 82
Trang 5Viện nghiên cứu va quan lý Kinh tế Trung ương
Doanh nghiệp nhỏ và vừa Doanh nghiệp khởi nghiệp
Điều kiện kinh doanh
Luật Hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa
Thủ tục hành chính
Trang 61 Tinh cấp thiết của đề tài
Tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam thuộc Tuần lễ Cấp cao APECvừa qua, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã khẳng định: “C?ứng tôi mời
gọi sự tham gia của nhiều nhà dau tư và mong muốn có thêm nhiễu quỹ hỗ trợ khởinghiệp và quỹ đấu tư mạo hiểm hơn nữa hoạt động ở Việt Nam dé cùng hòa vào làn
sóng khởi nghiệp dang rất hứng khởi ở Việt Nam Nhận định này đã thé hiện quyếttâm của Chính phủ cũng như thái độ tích cực của Nhà nước ta đối với vấn đề khởinghiệp Hòa chung với xu thế phát triển của phong trào khởi nghiệp trên thế gidi, su
quan tâm của Nhà nước cũng như của toàn xã hội là một trong những động lực đã góp
phần thổi bùng lên ở Việt Nam phong trào khởi nghiệp phát triển mạnh mẽ với hàng
trăm, hàng nghìn ý tưởng khởi nghiệp độc đáo ra đời Cùng với cuộc cách mạng công nghệ 4.0, những ý tưởng kinh doanh mới, những ý tưởng khởi nghiệp táo bạo dựa trên
nền tảng công nghệ bùng nỗ ở Việt Nam Năm 2016 được lay là Năm khởi nghiệp
của Việt Nam Chính phủ đã đưa ra chương trình Silicon Valley Việt Nam với sự
tham gia của hàng loạt ngân hàng, trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp và quỹ đầu tư Cùng
với đó là chuỗi những hội thảo, sự kiện được tổ chức nhằm kết nối giữa các công tykhởi nghiệp, các nhà đầu tư với mong muốn tạo nên một hệ sinh thái khởi nghiệp Vàhàng loạt công ty khởi nghiệp đã xuất hiện Năm 2016 và năm 2017 là hai năm ViệtNam chứng kiến số lượng công ty đăng ký thành lập mới ở con số kỷ lục, với hơn
110.100 doanh nghiệp năm 2016 và 116.045 doanh nghiệp tính đến tháng 11 năm
2017.
Những năm gần đây phong trào khởi nghiệp ở Việt Nam dién ra rất sôi động vànhận được nhiều sự giúp đỡ, nhưng không phải ai cũng thành công Tỷ lệ thành công
của các doanh nhân khởi nghiệp là 1:9, một con số không hề khả quan Để cải thiện
tình hình này, để các DNKN Việt Nam có thé “sống sot” và đứng vững trên thịtrường, Nhà nước cần đưa ra các chính sách hỗ trợ DNKN, để giúp họ tiếp cận với thị
trường, nâng cao năng lực cạnh tranh của mình Những chính sách ấy được thể chế
hóa vào hệ thống pháp luật thực định ở Việt Nam
Tháng 6 năm 2017, Quốc hội thông qua Luật Hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa(sau đây gọi tắt là Luật SME), đây chính là văn bản pháp lý đầu tiên ở Việt Namchính thức định nghĩa về DNKN Tuy nhiên, Luật SME mới chỉ định nghĩa và đưa racác quy định về hỗ trợ DNKN sáng tạo, là một phần của DNKN ở Việt Nam Ngoài
những ưu đãi, hỗ trợ được quy định trong Luật SME, DNKN còn nhận được nhiều ưu
Ì Nam Cường — Đình Thiên, Thủ tướng: Lan sóng khởi nghiệp dang rất hứng khởi ở Việt Nam, Báo Mới,
07/11/2017 Nguôn: https://baomoi.com/thu-tuong-lan-song-khoi-nghiep-dang-rat-hung-khoi-o-viet-nam/c /23853780.epi, truy cập ngày 29/03/2018.
Trang 7đãi, hỗ trợ khác từ Nhà nước Tuy nhiên, những ưu đãi, hỗ trợ này lại “lân khuất”trong nhiều văn bản khác nhau, khiến cho DNKN hết sức khó khăn trong việc tiếp cậnthông tin Cùng với đó, chưa hề có một văn bản riêng biệt nào quy định về vấn đềDNKN, quy định rõ ràng những ưu đãi, hỗ trợ cho DNKN, điều này khiến cho các nhàkhởi nghiệp hết sức khó khăn trong việc nắm bắt, tận dụng những ưu đãi, hỗ trợ đến
từ phía Nhà nước Ngoài những ưu đãi, hỗ trợ, để DNKN có thé tồn tại được trên thịtrường, Nhà nước cũng cần phải cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh ở Việt Nam.Theo khảo sát tại các đoanh nghiệp thì TTHC và ĐKKD chính là những van đề phiền
ha và nhức nhối nhất mà doanh nghiệp gặp phải Những năm gần đây, dưới sự chỉ đạomạnh mẽ của Chính phủ, công cuộc cải cách TTHC và cắt giảm ĐKKD ở nước tađang diễn ra mạnh mẽ Tuy nhiên hiện nay, vấn đề TTHC và điều kiện kinh doanhvẫn là những rào cản lớn đối với doanh nghiệp nói chung và DNKN nói riêng
Để DNKN Việt Nam phát triển ổn định, tăng trưởng nhanh chóng và bền vững,chúng ta cần có riêng một cơ chế pháp lý về hỗ trợ DNKN Ra soát các quy định củapháp luật về vấn đề hỗ trợ DNKN để từ đó nhìn ra những hạn chế trên thưc tế và đưa
ra những giải pháp cần thiết để hoàn thiện pháp luật về hỗ trợ DNKN ở Việt Nam làvan đề cần được tiến hành trước tiên Với lý do như vậy, nhóm tác giả lựa chọn đề tài
“Cơ chế pháp lý hỗ trợ, thúc đẩy phát triển doanh nghiệp khởi nghiệp” làm đề tàinghiên cứu khoa học tham gia cuộc thi Sinh viên nghiên cứu khoa hoc năm 2018 dotrường Dai học Luật Hà Nội tổ chức
2 Tổng quan tình hình nghiên cứu lĩnh vực thuộc đề tài
Khởi nghiệp hiện nay, không chỉ là vấn đề của riêng Việt Nam, vấn đề củariêng các nước đang phát triển, mà hiện nay nó là vấn đề được toàn thế giới quan tâm
và là một vấn đề mang tính thời sự Trên thế giới đã xuất hiện nhiều công trình nghiêncứu về khởi nghiệp, trong đó có không ít đề tài về khởi nghiệp của sinh viên có thể kểđến như các nghiên cứu của Blanch Flower và Oswald (1998), Walstad và Kourlilsky
(1999), Fairlie và Meyer (2004), Greene (2005),
Ở Việt Nam, khởi nghiệp tuy không phải là một dé tài mới mẻ nhưng nhữngnghiên cứu trước đây mới chỉ tập trung vào một số khía cạnh như đưa ra các đề án,cuộc thi khởi nghiệp cho sinh viên hay nghiên cứu trên các đối tượng không phải sinhviên nói chung như phụ nữ, thanh niên như các nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Namnăm 2011 về “Các yếu tố ảnh hướng đến ý định khởi nghiệp của phụ nữ tại ViệtNam”; Ngô Quỳnh Anh năm 2011 về “Một số yếu tố ảnh hướng đến tự tạo việc làmcủa thanh niên Việt Nam”; Nguyễn Thu Thủy năm 2014 “Tiềm năng khởi sự kinhdoanh của sinh viên khối kỹ thuật ở Việt Nam”; hay các đề tài nghiên cứu chuyên sâucủa tiến sĩ Nguyễn Thu Thủy về van đề khởi nghiệp ở sinh viên Tuy nhiên, các côngtrình kể trên đều tập trung khai thác vấn đề khởi nghiệp trên góc độ các nhân tố ảnhhưởng đến khởi nghiệp ở sinh viên chứ không khai thác ở góc độ các quy định của
Trang 8pháp luật hiện nay về van đề DNKN nói riêng và khởi nghiệp nói chung Về vấn đề cơchế pháp lý đối với DNKN hiện nay, chúng ta có công trình nghiên cứu được thựchiện bởi Nhóm Nghiên cứu thuộc Ban Pháp chế, Phòng Thương mại và Công nghiệp
Việt Nam với sự hỗ trợ của Viện FNF — Đức, hoàn thành tháng 11 năm 2017 có tên là
“Cơ chế hỗ trợ Doanh nghiệp Khởi nghiệp Sáng tạo: Kinh nghiệm quốc tế - Đề xuất
giải pháp cho Việt Nam” Tuy nhiên, công trình nghiên cứu này lại chi đừng lại dé cập
đến các quy định về vấn đề DNKN sáng tạo chứ không phải là về DNKN nói chung,nội dung chủ yếu về kinh nghiệm nước ngoài
Như vậy, có thê thấy, ở Việt Nam nghiên cứu về khởi nghiệp chưa nhiều, nhất
là những nghiên cứu dưới góc độ pháp lý Vì thế, đề tài sẽ là công trình nghiên cứuđầu tiên một cách toàn diện và hệ thống về cơ chế pháp lý hỗ trợ, thúc đấy phát triển
doanh nghiệp khởi nghiệp ở Việt Nam.
3 Mục tiêu của đề tài
Mục đích của việc nghiên cứu đề tài là trên cơ sở phân tích những điểm tích cực
và bat cập của pháp luật hiện hành về hỗ trợ, thúc đẩy DNKN để từ đó đề xuất nhữnggiải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về cơ chế pháp lý hỗ trợ, thúc đây phát triểndoanh nghiệp khởi nghiệp Để thực hiện được mục đích này, đề tài đặt ra nhữngnhiệm vụ cụ thể sau:
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về DNKN, cơ chế pháp lý hỗ trợ, thúcđây DNKN
- Phân tích, đánh giá những yếu tố cấu thành của cơ chế pháp lý hỗ trợ, thúc đây
DNKN hiện nay ở Việt Nam.
- Đánh giá thực trạng những quy định của pháp luật về hỗ trợ, thúc đây DNKNcũng như thực tiễn thi hành pháp luật để xác định những thành tựu gì đã đạt được vàcòn tồn tại những mặt hạn chế nào
- Nghiên cứu đề xuất giải pháp hoàn thiện cơ chế pháp lý về hỗ trợ, thúc đây
DNKN ở Việt Nam.
4 Phương pháp nghiên cứu
Công trình nghiên cứu khoa học được dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác
— Lênin về nhà nước và pháp luật, quan điểm của Đảng về nhà nước về phát triển kinh
tế và hội nhập kinh tế quốc tế Ngoài ra, trong quá trình thực hiện đề tài, các tác giảkết hợp sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu như: Phương pháp phân tích, sosánh, tổng hợp, thống kê và khái quát hóa để giải quyết các vấn đề về lý luận và thựctiễn của đề tai,
5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Trong khuôn khô một đê tài nghiên cứu khoa học, đôi tượng nghiên cứu là các
Trang 96 Kết cấu của đề tài
Đề tài bao gồm Lời mở đầu, Nội dung và Kết luận, Danh mục tài liệu thamkhảo; trong đó nội dung theo kết cấu 3 chương bao gồm:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về khởi nghiệp và cơ chế pháp lý hỗ trợ doanh
nghiệp khởi nghiệp.
Chương 2: Thực trạng cơ chế pháp lý hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp ở Việt
Nam.
Chương 3: Hoàn thiện cơ chế pháp lý hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp ở Việt
Nam.
Trang 10PHAP LY HO TRO, THUC DAY PHAT TRIEN
DOANH NGHIEP KHOI NGHIEP
1.1 Lý luận về khởi nghiệp và doanh nghiệp khởi nghiệp
1.1.1 Khải niệm, đặc điểm của khởi nghiệp
1.1.1.1 Khải niệm khởi nghiệp
Sự xuất hiện của thuật ngữ “khởi nghiệp” tại xã hội Việt Nam mới chỉ manhnha vào cuối thế kỷ 20, đầu thế ky 21, và được hiểu theo nhiều cách khác nhau Xét
dưới góc độ ngôn ngữ học, “khởi nghiệp” là một từ Hán Việt Trong đó, “khởi” có
nghĩa là bắt đầu, “nghiệp” có nghĩa là công việc, nghề nghiệp, sự nghiệp Do đó, hiệnnay, khởi nghiệp là thuật ngữ chỉ sự bắt đầu sự nghiệp”
Trong khuôn khổ quốc tế, khái niệm về khởi nghiệp đã tồn tại từ rất lâu dướithuật ngữ tiếng Pháp “entrepreneur” (doanh nhân khởi sự) Ngay từ cuối thế kỷ 17,nhà kinh tế học người Ai-len — Pháp Richard Cantillion đã giải nghĩa doanh nhân khởi
sự là người đưa ra những quyết định về việc thụ đắc và sử dụng nguồn lực với tâm thế
chấp nhận rủi ro một cách mạo hiểm” Mở rộng định nghĩa khởi nghiệp với tư cách làmột hoạt động trong chuỗi hoạt động đầu tư kinh doanh (entrepreneurship), vào năm
1990, Stevenson và Jarillo đã đưa ra định nghĩa khởi nghiệp, theo đó khởi nghiệp là
hoạt động tự làm chủ doanh nghiệp - một quá trình mà cá nhân khởi nghiệp xác định
rõ và biết theo đuổi, nắm lấy những cơ hội trong nền kinh tết Đến đây, khởi nghiệpmới trở về với bản chất là một hoạt động kinh doanh với mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận,chứ không còn dùng dé chỉ những cá nhân thực hiện hoạt động kinh doanh một cáchmạo hiểm thuần túy nữa
Đến đầu thế ky 21, định nghĩa khởi nghiệp càng được làm rõ hơn, ra đời mộtthuật ngữ phố thông hơn là “startup” Lúc này, startup được giải thích là “tư duy vàquá trình tạo ra và phát triển hoạt động kinh tế bằng cách kết hợp sự chấp nhận rủi ro,
sự sáng tạo và sự cải tiễn trong một tổ chức mới đang tồn tai” — Theo Ủy ban cộngđồng Châu Âu 2003 Theo cách hiểu này, có thể thấy khởi nghiệp đã phát triển từ mộthoạt động mang tính chất đơn lẻ thành cả một quá trình gây dựng lên một công ty,
?Viện Ngôn ngữ học, Tir điển Tiếng Việt, Hoàng Phê (chủ biên), Nhà xuất bản Đà Nẵng, Trung tâm Từ điển học, Hà Nội —- Da Nẵng, 2003, tr.512.
3 Richard Cantillon (1755): Essai sur la Nature du Commerce en Général Ban dịch tiéng Anh tai Online Library of Liberty Nguồn: http://oll.libertyfund org/titles/cantillon-essai-sur-la-nature-du-commerce-en-
general 7, truy cap ngay 24/03/2018.
* Stevenson, H H., and J C Jarillo-Mossi (1990): A Paradigm of Entrepreneurship: Entrepreneurial
Management, Strategic Management Journal 11, no 4 (May—June 1990), p.23
Trang 11một doanh nghiệp đang tìm hướng đi mới, một cách nghĩ khác trong việc sản xuất cácsản phẩm chưa từng xuất hiện trên thị trường hay thậm chí là đang xây dựng một lĩnhvực kinh tế mới Như vậy, thực tế lịch sử đã chứng minh có sự phát triển trong cáchhiểu về khởi nghiệp, từ đó ngày một hoàn thiện hơn, phù hợp hơn với nhịp độ pháttriển của thời đại.
Quay trở lại với cách tiếp cận của Việt Nam về khái niệm “khởi nghiệp” hiệnnay, có thể nói hướng tiếp cận khái niệm này của nước ta có điểm khác với nhiềuquốc gia trên thế giới Tại nhiều quốc gia, làn sóng khởi nghiệp (hay startup) đượcxem là hoạt động trên một lĩnh vực kinh tế hoàn toàn mới, dù về bản chất phần lớnngành nghề kinh doanh của startup cũng được phân loại vào các lĩnh vực cụ thé tùythuộc vào sản phẩm mà doanh nghiệp cung cấp Sở di khởi nghiệp được nhiều quốcgia coi là một lĩnh vực kinh tế mới, là do sự linh hoạt, đa dạng và quan trọng nhất làdựa trên nền tảng sự sáng tạo vượt ra ngoài khuôn khổ các ngành nghề thông thường.Trong khi đó, “khởi nghiệp” tại Việt Nam lại có phần nghiêng theo nghĩa tự khởi sựkinh doanh với mục đích chủ yếu là tạo việc làm và tăng thu nhập thay vì hướng tới ýnghĩa phổ biến là một ngành kinh tế sáng tạo Định nghĩa startup trên thế giới thực tếchính là định nghĩa “khởi nghiệp sáng tạo” của Việt Nam, theo đó, khởi nghiệp sángtạo là việc kết hợp quá trình khởi nghiệp truyền thống thuần túy với việc áp dụng khoahọc công nghệ, trình độ kĩ thuật cao để tạo ra hình thức kinh doanh mới, tạo ra sảnphẩm khác biệt có giá trị cao
`
Trong nghiên cứu này, khởi nghiệp được hiểu là “quá trình thực hiện ý tưởngkinh doanh ở giai đoạn đầu dé tiến tới mô hình kinh doanh én định, thông thường gắnvới việc thành lập doanh nghiệp” Quá trình khởi nghiệp thường kéo dài trong 03 nămđến 05 năm — là quãng thời gian phù hợp để có thể đánh giá được khả năng tồn tai vàphát triển của DNKN
1.1.1.2 Đặc điểm của khởi nghiệp
Từ định nghĩa khởi nghiệp, có thể thấy khởi nghiệp dưới góc độ là một quátrình của hoạt động kinh doanh có một số đặc điểm cơ bản sau:
Tứ nhất, khởi nghiệp là quá trình mang tinh chất phổ quát Nhìn chung, trừmột số trường hợp hình thành doanh nghiệp mới đặc biệt như thông qua con đường tổchức lại doanh nghiệp, thì mọi doanh nghiệp được thành lập và hoạt động đều phảitrải qua giai đoạn khởi nghiệp, bất kế hình thức hoạt động, loại hình doanh nghiệp hayngành nghề kinh doanh Lý giải cho tính phổ quát của quá trình khởi nghiệp, việc lên
ý tưởng kinh doanh, mô hình kinh doanh và thành lập doanh nghiệp là những hoạt
động tối cần thiết đám bảo hoạt động én định của bất cứ doanh nghiệp nào Chính vìthế, khởi nghiệp là quá trình mà hầu hết các doanh nghiệp đều phải thực hiện khimuốn tham gia vào thị trường
Thứ hai, khởi nghiệp là quá trình mang tính chất tạm thời Nói cách khác, khởi
Trang 12nghiệp là một giai đoạn, một trạng thái tạm thời của doanh nghiệp Xuất phát từ bảnchất của hoạt động khởi nghiệp là gắn liền với trạng thái mới bắt đầu kinh doanh củadoanh nghiệp, mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp sau khi được thành lập thực chất
là dé thoát khỏi trạng thái khởi nghiệp, đồng nghĩa với việc có chỗ đứng én định trên
thị trường.
Thứ ba, khởi nghiệp là quá trình gắn liền với rủi ro Giai đoạn mới thành lậpcủa doanh nghiệp thường là giai đoạn khó khăn nhất, một phần vì doanh nghiệp mới
bắt đầu thâm nhập vào thị trường, chưa có nguồn vốn lớn, chưa có lượng khách hàng
và đối tác kinh doanh én định, một phần vì thiếu kinh nghiệm không chỉ trong kinhdoanh và tổ chức doanh nghiệp, mà còn chưa thông thạo về những thủ tục về mặtpháp lý để doanh nghiệp có thé trước hết được thành lập và hoạt động một cách hợppháp, và tiến tới nhận điện được quyền lợi, ưu đãi đành cho mình Chính vì thế, quátrình khởi nghiệp gắn liền với rủi ro về cả khía cạnh tài chính và pháp ly Sự rủi ro của
quá trình khởi nghiệp cũng được minh chứng thông qua thực tế của hoạt động khởi
nghiệp Vấn đề này sẽ được phân tích kĩ lưỡng hơn ở những nội dung sau
1.1.2 Các hình thức khởi nghiệp
Việc nhận diện các hình thức khởi nghiệp cũng như nghiên cứu về các mô hìnhkhởi nghiệp giúp cho doanh nghiệp tự nhận thức được ưu, nhược điểm và có định
hướng sáng suốt hơn trên con đường phát triển lâu dài Trong đó, mục đích khởi
nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định ngành nghề, quy mô, phương
hướng phát triển nói chung của đoanh nghiệp Do đó, thông qua đánh giá, nghiên cứu
của các chuyên gia, cùng với sự tìm tòi, chiêm nghiệm trên thực tế, có thể tạm phân
loại các hình thức khởi nghiệp hiện nay thành 06 loại hình khởi nghiệp, căn cứ chủyếu vào mục đích khởi nghiệp
Tứ nhất, khởi nghiệp kinh doanh nhỏ (hay còn gọi là kinh doanh hộ gia đình)
để kiếm sống Có thể nói đây là hình thức khởi nghiệp phổ biến nhất và đơn giản nhất
trong xã hội Đơn giản ở chỗ, trong khởi dung cũng như nhận dang, mô hình kinh
doanh này có thé là tiệm làm tóc, quán ăn, dich vụ internet, voi nhà sáng lập cũngđồng thời là nhân viên Những nhà kinh đoanh dạng này thường làm những công việc
đơn giản, dễ khởi sự, ưa chuộng thuê nhân công tại địa phương hoặc trong gia đình,
và do đó đa số lãi rất ít và quy mô nhỏ lẻ Hình thức kinh doanh này được tạo dựng
nhìn chung không phải với mục đích tiếp tục mở rộng quy mô hay đối mới hình thức
kinh doanh, mà nhằm vào mục tiêu chính của chủ sở hữu đó là nuôi sống bản thân vàgia đình với mức đầu tư tiết kiệm nhất có thé Nguồn vốn duy nhất của họ là khoảntiết kiệm tự thân, tiền gửi ngân hàng, các khoản vay kinh doanh nhỏ và số tiền mượn
được từ người thân, họ hàng Tuy không quá to lớn nhưng vai trò của các cơ sở kinh
doanh này là không thể thay thế, góp phần quan trọng tạo thêm công ăn việc làm, lànguồn thu nhập không lớn nhưng tương đối én định cho người dân địa phương
Trang 13- Thứ hai, khởi nghiệp vì sở thích, đam mê Trong thời đại công nghệ thông tin,
có khá nhiều doanh nghiệp trẻ chọn cách khởi nghiệp từ sở thích, lấy đam mê làm nềntang phát triển Ví dụ, trang tông hop địa điểm ăn uống Foody hay trang tổng hợp sảnphẩm, so sánh giá Iprice đều là những DNKN thuộc loại hình này Mục tiêu củanhững nhà kinh doanh này chủ yếu là do đam mê và thú vui cá nhân, do đó nguồn vốnkhởi nghiệp không lớn, thường chỉ là tiền túi của chính họ hoặc những người có cùng
sở thích như họ bỏ ra để thực hiện chính đam mê đó, kinh doanh theo sở thích cánhân Chính vì thế, chủ doanh nghiệp không đặt nặng vấn đề lợi nhuận; thực tế đã chỉ
ra nguồn thu của những doanh nghiệp này chủ yếu đến từ tiền quảng cáo trên trang
điện tử, ứng dụng của họ Mặc dù vậy, nhưng những DNKN theo mô hình này cũng
có tiềm năng phát triển, khi hoạt động của họ được người dùng hưởng ứng, tiếp nhận,dẫn tới việc tạo ra trào lưu mới, hiệu ứng mới, kiểu kinh doanh mới
Thứ ba, khởi nghiệp có khả năng tăng trưởng cao Tư tưởng đổi mới của chủ
doanh nghiệp thuộc mô hình này thường được xác định một cách rõ ràng ngay từ khibắt đầu lên ý tưởng kinh doanh và mô hình tổ chức kinh doanh Khác với những hộkinh doanh nhỏ đã đề cập ở trên, mục tiêu của họ là tối đa hóa lợi nhuận và mở rộngthị trường thông qua những đột phá về hàng hóa, dịch vụ kinh doanh hay mô hìnhkinh doanh Những dự án khởi nghiệp dang này rất cần đến những nha đầu tư mạohiểm hỗ trợ hòng tìm ra những mô hình kinh doanh mới mẻ Một khi đã tìm ra mộtsản phẩm và một mô hình kinh doanh phù hợp, họ lại càng tập trung hơn vào hướng
mở rộng và càng ra sức kêu gọi vốn đầu tư dé thúc đây tiến độ kinh doanh Trên thực
tế, hình thức doanh nghiệp này không nhiều, với tỷ lệ thành công rất thấp Tuy nhiên,
họ lại là những nhân tố nổi trội nhất và gặt hái được nhiều thành công nhất trong bứctranh hệ sinh thái khởi nghiệp của thế giới, với một số ví dụ tiêu biểu là Facebook hay
Amazon.
Thứ tư, khởi nghiệp hướng chuyển nhượng Mô hình khởi nghiệp này về bảnchất tương đối giống với khởi nghiệp có khả năng tăng trưởng cao, tuy nhiên hai loạihình này khác nhau cơ bản về mục đích hoạt động Trong khi khởi nghiệp có khả năngtăng trưởng cao chú trong đầu tư để mở rộng quy mô kinh doanh và chiếm lĩnh thitrường, khởi nghiệp hướng chuyển nhượng — đúng như tên gọi của mình — có mục tiêuchính là nuôi lớn ý tưởng rồi bán lại cho các bên kinh doanh lớn hơn Lợi thế của hình
thức khởi nghiệp này là chi phí khởi nghiệp và duy trì khởi nghiệp có xu hướng it hơnnhiều so với khởi nghiệp truyền thống: bên cạnh đó là giảm bớt được thời gian cầnthiết để đưa được sản phẩm ra thị trường và có bệ đỡ sẵn Trong các năm trở lại đây,
ứng dụng khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin, dịch vụ internet dẫn
đến việc chuyển nhượng các khởi nghiệp dạng này đã trở nên hết sức phổ biến, có thể
kế đến rất nhiều thương vụ lớn trên thế giới như: Facebook mua lại Instagram;
Linkedin — trang mạng xã hội cho người lao động và nhà tuyển dụng — đã chính thức
được Microsoft mua lại với mức giá 26,2 tỷ đô la Mỹ hay thương vụ Lazada được
Trang 14mua bởi Alibaba — cả hai đều là những thương hiệu mua bán hàng hóa giao dịch trựctuyến nỗi tiếng.
Thứ năm, khởi nghiệp trong công ty lớn Các công ty lớn, các tập đoàn đa quốc
gia cũng đã trải qua quá trình khởi nghiệp, xây dựng vị thế của mình trong thời giandài Tuy nhiên, một khi thương hiệu đã được khẳng định, việc thay đổi, đột phá trongmột khối kiến trúc vững chắc, cố định như vậy trở nên vô cùng khó khăn và gặp nhiềurào cản đến từ mặt tổ chức cũng như người tiêu dùng Do đó, hiện nay, ngoài việc duytrì các sản phẩm đã làm nên thương hiệu, chiếm lĩnh được thị phần thì các công ty lớncòn tổ chức những mạng lưới startup nội bộ, bao gồm các công ty con không ngừng
mở rộng để tạo ra các sản phẩm phụ bên cạnh sản phẩm chính cũng như mở rộng thịtrường, tìm kiếm các khách hàng mới Lợi thế lớn nhất của hình thức khởi nghiệp này
là nguồn lực tài chính đồi đào, ít gặp rủi ro
Thứ sáu, khởi nghiệp hướng xã hội (hay startup phi thương mai) Startup phi
thương mại thường là các tổ chức cộng đồng được thành lập dé thực hiện các mục tiêu
xã hội, tập trung vào những hoạt động mang tính chất từ thiện, giúp đỡ, hỗ trợ Nhà
nước trong việc giải quyết vấn đề việc làm cho người khuyết tật, trẻ em mồ côi; vấn
đề môi truong; Bắt nguồn từ mục tiêu hoạt động, Nhà nước có những chính sáchnhất định khuyến khích hoạt động của những doanh nghiệp này Trên thực tế, đâychính là doanh nghiệp xã hội với những yếu tố khởi nghiệp
1.1.3 Khái niệm, đặc điểm của doanh nghiệp khỏi nghiệp
1.1.3.1 Khái niệm doanh nghiệp khởi nghiệp
Cũng giống như định nghĩa khới nghiệp, định nghĩa DNKN cũng tương đối đadạng và thay đối theo từng góc độ nghiên cứu Một khái niệm điển hình được đưa rabởi các học giả nước ngoài: “DWKN là một đơn vị kinh doanh thường hoạt động trong
một lĩnh vực mới nổi trội và đò phát triển nhanh chóng, với mục tiêu đáp ứng nhu cẩucủa thị trường thông qua phát triển mô hình kinh doanh phù hợp xoay quanh sự sáng
tao của hàng hóa, dịch vụ, phương thức kinh doanh hay nền tảng kinh doanh; DNKN
là doanh nghiệp được tạo ra để phát triển và kiểm định hiệu quả một mô hình kinhdoanh có tiềm năng nhân rộng” Hay một khái niệm khác được đưa ra bởi
Investopedia: “DNKN là một doanh nghiệp đang trong giai đoạn đầu hoạt động Cácdoanh nghiệp này thường được quan lý bởi các nhà sáng lập trong quá trình cố gắng
tận dụng phát triển một sản phẩm hoặc dịch vụ mà họ tin rằng có nhu cầu trên thịtrường Do doanh thu hoặc chi phí rất thấp, hầu hết các hoạt động quy mô nhỏ nàykhông được bền vững về lâu đài nếu không có nguồn vốn bé sung từ các nhà đầu tư
; Robehmed, Natalie (2013): “What Ts A Startup?” Forbes Nguồn:
https://www.forbes.com/sites/natalierobehmed/2013/12/16/what-is-a-startup/#7a86a8864044, truy cập ngày 30/042016; và Riitta Katila, Eric L Chen, Henning Piezunka (2012): "All the right moves: How entrepreneurial
firms compete effectively", Strategic Entrepreneurship Journal 6 doi:10.1002/sej.1130 Truy cập ngày 18/05/2017.
Trang 15mạo hiểm” Trong khi khái niệm đầu tiên chỉ ra được tính sang tạo mang tính chat cábiệt của DNKN, khái niệm thứ hai lại đề cập đến đúng một đặc trưng của các DNKN,
đó là tính không bền vững
Như vậy, từ các quan điểm khác nhau trong và ngoài nước, trong phạm vinghiên cứu này, DNKN được hiểu là một doanh nghiệp mới thành lập, thường nham
thực hiện ý tưởng kinh doanh đột phá, có tham vọng tăng trưởng nhanh chóng, thu hút
được khách hàng nhưng cùng với đó là tỉ lệ rủi ro lớn.
Hiện nay, một khía cạnh của khởi nghiệp mà không chỉ Việt Nam mà nhiều
quốc gia trên thế giới cũng tập trung phát triển, đó chính là khởi nghiệp sáng tạo, ganliền với sự ra đời và hoạt động của các DNKN sáng tạo Điều tạo lên gia tri củaDNKN sáng tạo không còn đơn thuần là việc có ý tưởng kinh doanh, hình thức kinhdoanh “phù hợp” nữa, mà phải được nâng tâm lên, đạt được trạng thái “sáng tạo” Sựsáng tạo ở đây không chỉ đơn thuần là tìm cái mới, ý tưởng kinh doanh mới, mà nóđược hiểu sâu xa hơn là việc sử dụng trí tuệ, nghiên cứu khoa học trên nhiều khíacạnh của hoạt động sản xuất kinh đoanh Nói cách khác, có thể hiểu DNKN sáng tạocần phải biết áp dụng công nghệ cao vào trong nghiên cứu tạo ra sản phẩm thực sự ưuviệt, các sản phẩm đó chứa hàm lượng chất trí tuệ cao và tạo lên thương hiệu, sự khácbiệt cho doanh nghiệp đó Luật SME đưa ra định nghĩa về DNNVV khởi nghiệp sáng
tạo như sau: “DNNVV khởi nghiệp sáng tạo là DNNVV được thành lập dé thực hiện ý
tưởng trên cơ sở khai thác tài sản trí tuệ, công nghệ, mô hình kinh doanh mới và cókhả năng tăng trưởng nhanh””
Hiểu được vai trò quan trọng của DNKN nói chung và DNKN sáng tạo nóiriêng tác động tới nền kinh tế, cũng như thúc đây việc áp dụng công nghệ cao vào sảnxuất, kinh đoanh, Đảng và Nhà nước đã có những chủ trương, chính sách ưu tiên hỗ_ trợ dành cho những đối tượng nay để phong trào khởi nghiệp, đặc biệt là khởi nghiệpsáng tạo có thể phát triển và nhân rộng phạm vi trên toàn quốc, góp phần vào côngcuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
1.1.3.2 Đặc điểm của doanh nghiệp khởi nghiệp
Để phân biệt được thế nào là DNKN với các loại doanh nghiệp khác trong nềnkinh tế, chúng ta cần làm rõ đặc điểm của loại doanh nghiệp này Theo đó, DNKN có
ba đặc điểm chính sau đây:
Thứ nhất, tính đột phá Đặc tính làm nên ban sắc, giá trị của các DNKN so với
các DNNVV khác chính là sự đột phá Theo đó, đột phá trong hoạt động sản xuất kinh
doanh được hiểu là sự tính toán, nỗ lực tập trung nhằm phát triển các phương pháptiếp cận triệt dé mới vượt qua các trở ngại, thay vì làm thay đổi từng bước cách làm
°Startup, Investopedia Nguồn: https://www.investopedia.com/terms/s/startup.asp Truy cập ngày 24/03/2018.
7 Khoản 2 Điều 3 về “Giải thích từ ngữ”, Luật Hỗ trợ đoanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2017.
Trang 16việc cũŠ Nhìn chung, mục tiêu các DNKN hướng đến là cách tư duy, mục đích kinhdoanh mới lạ mà thị trường chưa được đáp ứng một cách đầy đủ, để từ đó doanhnghiệp có thể khai phá thị trường mới, tạo ra những sản phẩm, dịch vụ mới hoặc cógiá trị tốt hơn so với các sản phẩm, dịch vụ khác trên thi trường Ngoài ra, sự đột phákhông chỉ đến trong tư duy, trong các ý tưởng mà có thể đến từ việc áp dụng khoa học
công nghệ vào vận hành, quản lý doanh nghiệp cũng như áp dụng vào quá trình sản
xuất sản phẩm như quản lý nhân lực
Thứ: hai, tính tăng trưởng Tiềm năng phát triển của DNKN, đặc biệt là DNKN
sáng tạo, là vô cùng lớn Đây là đặc trưng thứ hai của DNKN, có nguồn gốc từ tínhđột phá kể trên Ban thân bat cứ doanh nghiệp nào bắt đầu hoạt động kinh doanh cũng
có tiềm năng phát triển, nhưng xuất phát từ bản chất của DNKN là đưa ra những giảipháp mới, nguồn cung mới cho thị trường, đây là nhóm doanh nghiệp có khả năng
tăng trưởng mạnh mẽ nếu có hướng đi phù hợp
Thứ ba, tính rủi ro cao Trong quá trình khởi nghiệp cũng như phát triển,
DNKN là đối tượng chịu nhiều rủi ro, đến từ nhiều góc độ: tài chính, khách hàng,
thương hiệu, mặt bằng, Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, có tới 80% các dự án khởi
nghiệp thất bại, 25% doanh nghiệp mới không tồn tại quá 01 năm, xác suất này chỉcòn 10% doanh nghiệp sau khi qua 05 năm và chỉ có 6% trong năm thứ 10? Quá trình
khởi nghiệp là giai đoạn khó khăn nhất của một doanh nghiệp, trong thời kì này họ rất
khó tiếp cận với nguồn vốn, thiếu kinh nghiệm trong quản lý điều hành cũng như đưa
ra con đường phát triển doanh nghiệp cùng với đó khởi nghiệp gắn liền với cái mới,với khoa học công nghệ nên tính rủi ro, sự thất bại trong khởi nghiệp là rất cao.
1.1.4 Ý nghĩa, vai trò của doanh nghiệp khởi nghiệp trong nên kinh tế
Nghị quyết Đại hội XII của Đảng Cộng sản Việt Nam năm 2016 nhận định rõ
nhiệm vu: “Hoan thiện cơ chế, chính sách để tạo thuận lợi phát triển mạnh kinh tế tư
nhân ở bầu hết các ngành và lĩnh vực kinh tế, trở thành một động lực quan trọng củanên kinh tế Hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển DNNVV, DNKN” Nằm trong khuvực kinh tế tư nhân, đồng hành cùng các DNNVV khác, các DNKN đang có vai trò
quan trọng, không thé phủ nhận trong bức tranh vĩ mô của nền kinh tế nước ta trong
giai đoạn hiện tại.
Tu nhất, các DNKN cùng với các DNNVV chiếm đa số các cơ sở sản xuấtkinh doanh và có xu hướng ngày càng tăng Ưu thế về số lượng khiến hoạt động của
DNKN có ảnh hưởng không nhỏ đến các thành phần kinh tế khác; thúc đây phát triểnDNKN sẽ đem lại hiệu ứng tích cực cho nền kinh tế nói chung Ngoài ra, các DNKN
Ÿ Theo định nghĩa breakthrough thinking, Business Dictionary Nguồn:
http: /www.businessdictionary com/definition/breakthrough-thinking html, truy cập ngày 25/03/2018.
? Theo Diễn đàn đối thoại khởi nghiệp, việc làm do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội và Trung ương Đoàn
Thanh niên Cộng sản Hồ Chi Minh tô chức vào ngày 10/12/2017 - một trong những hoạt động của Chương trình
Đại hội đại biểu toàn quốc Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh lần thứ XI, nhiệm kỳ 2017 — 2022.
Trang 17còn có vai trò làm đa dạng hóa nên kinh tê, tạo ra nhiêu sản phâm mới, khai thác nhiêu thị trường mới, tiêm năng mà các doanh nghiệp lớn hay các doanh nghiệp nhà nước chưa làm được.
Thứ hai, DNKN góp phần làm năng động nền kinh tế trong cơ chế thị trường,
do có lợi thế của khởi nghiệp là tính năng động, linh hoạt, dám chịu rủi ro, có sự sángtạo trong kinh doanh, cùng với hình thức tổ chức kinh doanh có sự kết hợp chuyênmôn hóa, áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất Đây đều là những yếu tố cầnthiết để phát triển nền kinh tế thị trường của nước ta hiện nay
Thứ ba, DNKN là nơi ươm mầm các tài năng kinh doanh, là nơi đào tạo cácnhà sáng lập Trong môi trường kinh doanh cần sự đột phá, sáng tạo, những nhà kinhdoanh sẽ dần trưởng thành, có nhiều kinh nghiệm và sẽ trở thành những nhà doanhnghiệp tài ba, biết khai phá thị trường, đưa doanh nghiệp phát triển nhanh chóng Từđây, trình độ, chất lượng của nguồn nhân lực nước nhà nói chung sẽ được cải thiện
Thứ tu, cùng với các DNNVV khác, DNKN đã giải quyết một số lượng lớn
việc làm cho dân cư, tăng thu nhập cho người lao động Các doanh nghiệp trong các lĩnh vực du lịch, công nghiệp đã tạo công ăn việc làm cho không ít người lao động(hiện nay có khoảng 3 triệu lao động làm việc trong ngành du lịch chiếm 5,6%, trong
đó có khoảng 1.597.000 lao động trực tiếp chiếm 3,03% lao động cả nước)'°, đặc biệt
là lao động ở nông thôn, lao động trong lĩnh vực nông nghiệp vốn có tính chất khôngthường xuyên Theo đánh giá của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, thì sốlao động của các DNNVV (trong đó có DNKN) trong lĩnh vực phi nông nghiệp cókhoảng 7,8 triệu người, chiếm 72,9% tổng số lao động phi nông nghiệp"
Thứ năm, các DNKN góp phần không nhỏ vào quá trình chuyển dich cơ cấukinh tế, đặc biệt với khu vực nông thôn Phong trào khởi nghiệp đã thúc đẩy nhanhquá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, làm cho lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ pháttriển nhanh, việc áp dụng khoa học công nghệ mới vào trong lĩnh vực nông nghiệpgóp phần làm thu hẹp tỷ trọng khu vực nông nghiệp trong nền kinh tế, xây dựng mộtnền nông nghiệp hiện đại, năng suất cao Trong thời điểm hiện tại, sự chuyển dịch cơcấu kinh tế này cũng góp phần thu hẹp khoảng cách giữa thành thị - nông thôn, hạnchế tình trạng di cư nội địa 6 at
Thứ sdu, các DNKN có vai trò quan trọng trong việc tăng tốc độ áp dụng côngnghệ mới vào sản xuất và sử dụng tốt vốn tri thức, năng lực của con người ÔngTrương Gia Bình, Chủ tịch FPT dẫn đánh giá của Google cho rằng, Việt Nam là nướcduy nhất trên thế giới trong nhóm nước đang phát triển có số người sử dụng Internet
ThS Phạm Hải Yến, Vai rò của các doanh nghiệp khởi nghiệp với sự phát triển du lịch bền vững, Đại học
Văn hóa Hà Nội, 2016 Nguồn:
http://huc.edu.vn/vai-tro-cua-cac-doanh-nghiep-khoi-nghiep-voi-su-phat-trien-du-lich-ben-vung-4827-vi.htm, truy cập ngày 28/03/2018.
!! Theo Báo cáo: Hoàn thiện chính sách kinh tế vĩ mô, cải cách thủ tục hành chính phát triển DNVVN ở Việt
Nam - Trong khuôn khổ dự án UNIDO-MPIUS/VIE/95/004, tr.6
Trang 18lớn hơn một nửa dân số Day là một lợi thế to lớn đành cho các DNKN ở Việt Nam,được tiếp cận công nghệ số sẽ thúc đây sự sáng tạo, đột phá trong cách làm việc của
những người làm doanh nghiệp trẻ Họ tiếp cận, học hỏi được những nguồn tri thức
công nghệ cao, từ đó nhân rộng, truyền tải khoa học công nghệ mà họ học hỏi áp dụngđược vào trong sản xuất cũng như là những người tiên phong cho lớp kế cận noi theohọc tập Một nửa dân số nước ta sử dụng Internet, đây là một kênh quảng bá hữu hiệucho các doanh nghiệp khởi nghiệp muốn được biết đến rộng rãi hơn và từng bước xây
dựng thương hiệu của mình Ngược lại, phong trào khởi nghiệp thúc đây các thành
phần kinh tế cũng như xã hội nói chung áp dụng công nghệ mới vào sản xuất và sửdụng tốt yếu tố con người
Thứ bảy, DNKN tận dụng triệt để các nguồn vốn hỗ trợ trong nước, tránh tìnhtrạng chảy vốn ra nước ngoài Khi các DNKN được thành lập, những tham vọng tăngtrưởng cao cũng từ đó được hình thành Các quỹ đầu tư mạo hiểm, các nhà đầu tư xuấthiện để hỗ trợ vốn cũng như trí tuệ, nhân lực vào các DNKN để nhằm hiện thực hóa
tham vọng tăng trưởng đó, mở ra thị trường kinh doanh mới, từ đó thu lại được vốn và
hưởng lợi nhuận lớn Một bên cần vốn dé hoạt động, để kinh doanh, một bên cần môhình kinh doanh mới lạ, có tiềm năng để đầu tư sinh lợi DNKN xuất hiện đã giảiquyết được mối quan hệ đó, giúp đòng tiền luôn lưu thông, sinh lợi và tránh các công
ty lớn trong nước đầu tư vốn cho các công ty nước ngoài mà bỏ mặc các doanh nghiệptrong nước đang cần gọi vốn
1.1.5 Quá trình bình thành và phát triển của doanh nghiệp khởi nghiệp ở Việt
Nam
Khái niệm khởi nghiệp chỉ thực sự được chú ý và được quan tâm đúng mực
vào những năm đầu 2000 Tuy nhiên, tỉnh thần lập nghiệp mạo hiểm có lẽ đã nhennhóm từ rất lâu trong lịch sử dân tộc Việt Nam, biểu hiện ở trước tiên là nhữngthương nhân vượt biển giao thương với nước ngoài thời phong kiến với những ngànhnghề dét lụa, làm gốm sứ Trong thời hiện đại, đó là các thế hệ doanh nhân “tiền bối”thế kỉ 19 - 20 như Lương Văn Can (đưa ra 10 điểm yếu của người Việt khi làm kinhdoanh, được coi là ông tổ của doanh nhân Việt), Bạch Thái Bưởi (được mệnh danhVua tàu thuỷ, kinh doanh trong lĩnh vực hàng hải, khai thác than và in ấn), NguyễnSơn Hà (kinh doanh son dầu, được mệnh danh là “ông tổ” ngành sơn Việt Nam vớisơn Gecko), Ngô Tử Hạ (ông chủ ngành in), Trương Văn Bén (ông chú hãng “xà bông
Cô Ba” nổi tiếng) — họ thuộc thế hệ doanh nhân vượt qua muôn trùng khó khăn, tạodựng nên những công ty mang đậm bản sắc Việt vào thời điểm đó Phẩm chất và tinhthần doanh nhân của các bậc thầy doanh nhân tiền bối luôn là động lực cho các thế hệ
# Thanh Thanh, Cơ hội cho các doanh nghiệp khởi nghiệp ngành công nghệ thông tin, Báo Công Thương,
2016 Nguôn:
http://baocongthuong.com.vn/co-hoi-cho-cac-doanh-nghiep-khoi-nghiep-nganh-cong-nghe-thong-tin.html, truy cập ngày 25/03/2018.
Trang 19doanh nhân sau nay học tập và phan đấu.
Từ thời kỳ đó tới trước thời kỳ Déi mới, khu vực kinh tế tư nhân gần như vắngbóng, các doanh nghiệp tư nhân không có môi trường để phát triển Lý do bởi chính
cơ chế kế hoạch hóa tập trung bao cấp, Nhà nước trong thời kì này quản lý nền kinh tếchủ yếu bằng mệnh lệnh hành chính Các doanh nghiệp tồn tại trên thị trường đều làcác doanh nghiệp nhà nước - các doanh nghiệp này sản xuất, cấp phát sản phẩm theoquyết định hành chính Điều nay đã thủ tiêu sự cạnh tranh, kim hãm tiến bộ khoa họccông nghệ, triệt tiêu động lực kinh tế đối với người lao động, không kích thích tính
năng động, sáng tạo trong sản xuất kinh doanh.
Từ năm 1986, Việt Nam bước vào thời kỳ Đổi mới cùng với công cuộc xâydựng nền kinh tế thị trường Trong năm 1990, cả nước có khoảng 1000 cơ sở sản xuất
- kinh doanh tư nhân, con số này sau một thập kỉ đã tăng khoảng 40 lần Năm 2000,tính riêng số công ty tư nhân thành lập mới đã là 12.100 Số liệu thống kê cho thấy tốc
độ thành lập mới doanh nghiệp thuộc sở hữu tư nhân ngày một cao, đặc biệt từ sau
năm 2000” Trong năm 2000 cũng chứng kiến sự bứt phá mạnh mẽ trong nhiều lĩnhvực kinh tế của các đơn vị tư nhân: Ngành ngân hàng có ACB và Sacombank; lĩnhvực bất động sản có Tan Tạo; hoạt động công nghệ thông tin có FPT; kinh doanhnông sản có Trung Nguyên Có thể nói đây là những DNKN đặt những viên gạch đầutiên trong nền kinh tế thị trường của Việt Nam, là những ngọn cờ đầu trong phongtrào khởi nghiệp của đất nước ta
Tiếp nối sự thành công của thế hệ tiên phong - thế hệ đầu tiên trong phong tràokhởi nghiệp ở nước ta, thế hệ thứ 2 bắt đầu sau năm 2000, khi nguồn lực xã hội ít dan
đi, các doanh nhân thời kì này phải khai thác những nguồn tài nguyên mới, hoạt độngtrong các lĩnh vực dịch vụ hay công nghệ thông tin Đây có thể là làn sóng khởinghiệp rõ nét nhất của Việt Nam Trong giai đoạn này, nổi bật nhất là bộ ba 3V:VNG, VC Corp, Vật Giá, đều nhận đầu tư từ quỹ đầu tư mạo hiểm IDG Quỹ nàycũng là quỹ tiên phong trong việc đầu tư vào các startup khác trong giai đoạn từ 2004đến 2006 với quỹ ban đầu khoảng 100 triệu đô la Mỹ Sau đó, từ năm 2008 tới 2010đánh dấu sự tham gia đầu tư của quỹ Cyber Agent Ventures tới từ Nhật Bản với chiếnlược đầu tư vào các startup cỡ nhỏ hơn và thậm chí lớn hơn!! Giai đoạn này đánh dau
sự xuất hiện của những thương hiệu nay đã quen thuộc như Nhaccuatui, Tiki.vn Trong khoảng thời gian khởi nghiệp này, các DNKN đã được các quỹ đầu tư giúp đỡ
về vốn từ trong và ngoài nước, điều đó thể hiện sự quan tâm đúng mực, cách nhìnnhận nghiêm túc từ các nhà đầu tư đối với lĩnh vực khởi nghiệp đầy tiềm năng tại ViệtNam Các DNKN trong giai đoạn này không chỉ đơn thuần kinh doanh các sản phẩm
' Phạm Minh Chính, Vương Quân Hoàng, Kinh tế Việt Nam: Thăng tram và Đột phá, Nxb Chính trị quốc gia —
Sự thật, Hà Nội, 2010, tr.155.
'* Hoàng Nam Lê — FTI, Lan sóng khởi nghiệp tại Việt Nam, FPT Tech Insight, 2016 Nguồn:
https://tech fpt.com vn/lan-song-khoi-nghiep-tai-viet-nam/, truy cập ngày 28/03/2018.
Trang 20thông qua các cửa hang, đại lý ma dần chuyển sang cung ứng dich vụ, sản phẩm trênnền tảng kĩ thuật số như phần mềm quản lý, từ điển, game, nghe nhạc trực tuyến.
Giai đoạn 2010 tới nay, với sự bùng nỗ của công nghệ toàn cầu, sự lớn mạnh
của mạng xã hội, cách mạng công nghệ 3.0 tác động sâu rộng tới phong trào khởi
nghiệp Cùng với đó là chính sách hỗ trợ DNKN của Đảng và Nhà nước, các hệ sinhthái khởi nghiệp được xây đựng ngày một đa dạng Các yếu tố này đã góp phần tạotăng trưởng mạnh cho các DNKN trong các lĩnh vực thương mại điện tử, công nghệ
và dich vụ Các DNKN bat đầu khai phá các mảng kinh doanh mới như thanh toánđiện tử (Vi MoMo, Baokim.vn ); mua bán trực tuyến (hotdeal, lazada, muachung,tiki ); dịch vụ đặt vé du lịch, máy bay (vntrip, agoda, ivivu, ); dịch vụ tim kiếm địađiểm ăn uống (Foody, Lozi, Haravan) Không những có tham vọng độc quyền thịtrường trong nước mà các DNKN còn mong muốn vươn ra ngoài thế giới, chiếm lĩnhthị phần tại các thị trường nước ngoài như Appota (kênh phân phối nền tảng ứng dụng
đi động tại Việt Nam), Topica (tổ hợp giáo dục chuyên cung cấp các dịch vụ hỗ trợgiáo dục và đào tạo trực tuyến chất lượng cao), VNG (với Zalo — ứng dụng nhắn tin
và gọi điện trực tuyến)
Với việc cách mạng công nghệ 4.0 bắt đầu bùng nỗ - cách mạng trí tuệ nhântạo, các chính sách, cơ chế pháp lý hỗ trợ DNKN dần được hoàn thiện cùng với sựxuất hiện ngày một nhiều của các quỹ đầu tư dành cho DNKN, chúng ta có thể kìvọng vào sự phát triển, thành công của phong trào khởi nghiệp tại Việt Nam trongthời gian tới Điều đó có vai trò quan trọng trong việc thúc đây nền kinh tế nước nhàphát triển nhanh chóng và đưa các doanh nghiệp Việt Nam đủ sức hội nhập và cạnhtranh với doanh nghiệp khác trong khu vực và quốc tế
1.2 Lý luận về cơ chế pháp lý hỗ trợ, thúc đây doanh nghiệp khới nghiệp
1.2.1 Khải niệm cơ chế pháp hỗ trợ, thúc đây doanh nghiệp khởi nghiệp
Cơ chế là một thuật ngữ có nguồn gốc từ phương Tây và từ khoa học kỹ thuật
Từ "cơ chế" là chuyển ngữ của từ mécanisme trong tiếng Pháp Từ điển Le PetitLarousse (1999) giảng nghĩa "mécanisme" là "cách thức hoạt động của một tập hopcác yếu tố phụ thuộc vào nhau" Từ điển Tiếng Việt giảng nghĩa cơ chế là "cách thứctheo đó một quá trình thực hiện", Nhìn chung có thé thấy “cơ chế” là cách thức vậnhành của nhiều yếu tố có tính phụ thuộc vào nhau và phải có đầy đủ các yếu tố cầnthiết thì mới có thể vận hành Ngày nay, “cơ chế” là thuật ngữ phổ biến trong xã hội
và là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học khác nhau Nghiên cứu “cơchê” là đi nghiên cứu sự vật, hiện tượng quá trình trong trạng thái động, nghiên cứu sựtác động của con người bằng các hình thức, công cụ, phương thức khác nhau lên quá
'Š Viện Ngôn ngữ học, Từ điển Tiếng Việt, Hoàng Phê (chủ biên), Nhà xuất bản Đà Nẵng, Trung tâm Từ điển
học, Hà Nội — Đà Nẵng, 2003, tr.214 :
Trang 21trình đó, trên cơ sở nhận thức đúng đắn các quy luật vận động, phát triển của chúng,
định hướng sự phát triển theo những mục tiêu, phù hợp với những điều kiện, hoàncảnh cụ thể nhất định
Cơ chế phap Vy auge hiểu là tổng the của nhiều yeu tố pháp c có quan hệ tác
phát triển thành công, nâng cao tính cạnh tranh trên thị trường
1.2.2 Đặc điểm của cơ chế pháp lý hỗ trợ, thúc day doanh nghiệp khỏi nghiệp
Về đặc điểm chung, cơ chế pháp lý hỗ trợ, thúc đẩy DNKN mang đầy đủnhững đặc điểm thuộc về bản chất của cơ chế pháp lý nói chung, phân biệt với những
CƠ cơ chế, : đảm bao | khac "Không, có tính Tháp lý Vấn đè Oy age thé hiện ở ba nội dung
tính bắt buộc chung Biểu hiện rõ ràng nhất của tính chất này trên thực tế là các cơ chế Ấằ
pháp lý được áp dụng một cách thống nhất va rộng rãi trên cả nước Thit hai, chủ thể /
ban hành và đảm bảo thực hiện các cơ chế pháp lý là Nhà nước Xuất phát từ bản chất /eeecủa pháp luật là công cụ quanlý xã xã hội của Nhà nước, nhằm đảm bảo chức năng,
nhiệm vụ của mình, Nhà nước cho ra đời những cơ chế pháp lý và tổ chức thực hiện
chúng trên thực tế 77 ba, mục dich của các cơ chế pháp lý nói chung là phục vụ cho
việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước, mà trên hết là đảm bảo trật tự
và quản lý xã hội Đối với mỗi nhiệm vụ cụ thể của Nhà nước trong một lĩnh vực, phù
hợp với chức năng của mình, Nhà nước lại có những cơ chế pháp lý tương ứng điều
chỉnh những quan hệ xã hội có liên quan Ngodi ra, cơ chế pháp lý là tập hợp của
nhiều yếu tố và không thể thiếu bất cứ một yếu tố nào cả, nếu thiếu một trong số các
yếu tố đó thì cơ chế vận hành không đồng bộ và kém hiệu quả
Ngoài những đặc điểm chung kể trên, cơ chế pháp lý hỗ trợ, thúc day DNKN
còn có những đặc điểm riêng xuất phát từ đối tượng, nội dung và phương pháp điều
chỉnh đặc thù của mình:
Thứ nhất, cơ ché pháp lý hỗ trợ, thúc đây DNKN có tính đa dạng, bao trùm lên
nhiều lĩnh vực pháp luật Hoạt động thương mại luôn là tổng hòa của nhiều công việc
đa dạng của nhiều chủ thể khác nhau, đòi hỏi phải có sự phối hợp thống nhất để có thể
hoạt động một cách hiệu quả, chứ không đơn thuần chỉ phụ thuộc vào thị trường, vào
các yếu tố nội tại của hoạt động kinh doanh như hàng hóa, dịch vụ kinh doanh hay
chất lượng của hàng hóa, dịch vụ đó Ví dụ, thời điểm thâm nhập thị trường là một
Trang 22yếu tố ảnh hưởng lớn đến thành công của hoạt động kinh doanh Tuy nhiên, hoạt độngnay lại gắn liền với thủ tục thành lập mới doanh nghiệp hay thay đổi ngành, nghề kinhdoanh của doanh nghiệp, ca hai trường hợp kể trên đều phải đăng ký với cơ quan nhànước có thâm quyền Như vậy, để có thể hỗ trợ cho DNKN một cách toàn diện, đốitượng điều chỉnh của cơ chế pháp lý không chỉ dừng lại ở khía cạnh kinh tế, mà cònphải đặc biệt chú ý đến những yếu tố khác ngoài kinh doanh nhưng cũng tác động trựctiếp đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, như TTHC, sở hữu trí tuệ, hỗ trợ pháp
lý, v.v Tính đa đạng của cơ chế pháp lý hỗ trợ, thúc 8 DNKN đến từ lý do này
nghiệp mới pode ah "thâm Ai ing trường và (hường với lượng vốn không nhiều.
Chính vì hai lý do chủ yếu này mà đặt DNKN trong tương quan với những doanh
nghiệp đã có chỗ đứng trong thị trường và có nguồn khách hàng ổn định, kha năngcạnh tranh của DNKN là không cao Do đó, mặc dù cơ chế pháp lý hỗ trợ, thúc đâyDNKN đa đạng, bao trùm lên nhiều lĩnh vực khác nhau của xã hội, nhưng mục tiêuchung của cơ chế pháp lý hỗ trợ DNKN là làm tăng tính cạnh tranh trên thị trường củaDNKN thông qua việc hỗ trợ trên nhiều phương diện cho doanh nghiệp trong giaiđoạn khới nghiệp Cần phải chú ý, đặt trong bối cảnh việc tham gia mới vào thị trườngkinh doanh là khó khăn, đặc biệt là đối với những thị trường kinh doanh cạnh tranh,mục dich của hoạt động hỗ trợ kế trên là kiến tao cơ hội cho doanh nghiệp mới thâmnhập thị trường một cách dé đàng hơn, chứ không nhằm thiên vị, hay tạo ra sự bấtbình dang trong kinh doanh giữa các doanh nghiệp
Thr ba, chủ thê của cơ chế pháp lý hỗ trợ, thúc day DNKN không chi là Nhanước và các DNKN mà còn là toàn thể hệ thống chính tri và toàn xã hội Như đã phântích ở trên, mục đích của cơ chế pháp lý hỗ trợ DNKN là nhằm nâng cao tính cạnhtranh của các DNKN trên thị trường Để nâng cao tính cạnh tranh thì chỉ với sự thamgia của nhà nước và doanh nghiệp sẽ là không đủ mà cần sự tham gia của toàn thể hệthống chính tri và toàn xã hội
1.2.3 Các yếu tô cấu thành cơ chế pháp lý hỗ trợ, thúc đẩy doanh nghiệp khởinghiệp
Như đã đề cập ở trên, cơ chế pháp lý là tổng thể của nhiều yếu tố pháp lý cómối quan hệ qua lại, mật thiết với nhau Cơ chế pháp ly hỗ trợ DNKN cũng là tonghòa của nhiều yếu tố với mục đích chung nhất là nhằm làm tăng tính cạnh tranh vànâng cao khả năng sinh tồn của DNKN trên thị trường Cơ chế pháp lý hỗ trợ, thúcđây DNKN bao gồm hệ thống các quy định của pháp luật và cơ chế thi hành quy định
của pháp luật
1.2.3.1 Hệ thong các quy định pháp luật
Trang 23*Về điều kiện kinh doanh
Hiến pháp năm 2013 quy định “Moi người có quyền tự do kinh doanh trongnhững ngành nghề mà pháp luật không cám” Theo quy định này, Hiến pháp ViệtNam ghi nhận quyền tự do kinh doanh là một quyền con người, tuy nhiên, quyền tự
do kinh doanh này bị giới hạn trong một số trường hợp được quy định trong luật.Theo quy định của pháp luật Việt Nam, giới hạn quyền tự do kinh doanh được chiathành các cấp độ khác nhau, bao gồm: các ngành, nghề cắm đầu tư kinh doanh; cácngành, nghề Nhà nước độc quyền kinh doanh và các ngành, nghề kinh doanh có điều
kiện.
Các ngành nghề cắm đầu tư, kinh doanh là các ngành nghề nhà nước xét thấyviệc kinh doanh các ngành nghề này có thể xâm hại đến an ninh quốc gia, trật tự, antoàn xã hội, truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam và
sức khỏe của nhân dân, làm hủy hoại tài nguyên, phá hủy môi trường Theo quy địnhtại khoản 1, Điều 6 Luật Đầu tư 2014, danh mục các ngành, nghề cấm đầu tư, kinhdoanh bao gồm: kinh doanh các chất ma túy; kinh doanh các loại hóa chất, khoángvật; kinh doanh mẫu vật các loại thực vật, động vật hoang dã; kinh doanh mại dâm;mua, bán người, mô, bộ phận cơ thể người; hoạt động kinh đoanh liên quan đến sinhsản vô tính trên người.
Bên cạnh các ngành nghề cắm đầu tư kinh doanh, nhà nước còn đặt ra một sốngành nghề nhà nước độc quyền kinh đoanh để đảm báo lợi ích cộng đồng Cơ sởpháp lý của điều này được quy định tại khoản 4, Điều 6 Luật Thương mại 2005: “Nhanước thực hiện độc quyên Nhà nước có thời hạn về hoạt động thương mại đối với một
số hàng hóa, dịch vụ, địa bàn độc quyên Nhà nước ” Một số ngành, nghề Nhà nướcđộc quyền kinh doanh hiện nay có thể kể đến như độc quyền xuất, nhập khẩu vàngnguyên liệu để sản xuất vàng miếng: nhập khẩu thuốc là diéu, xì gà (trừ hàng miễnthuế); in, đúc tiền; sản xuất, mua bán vật liệu nỗ công nghiệp,
Các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện là ngành, nghề mà việc thựchiện hoạt động đầu tư kính doanh trong ngành nghề đó phải đáp ứng điều kiện vì lý doquốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe cộngđồng
Luật Doanh nghiệp 2005 định nghĩa: “Điều kiện kinh doanh là yêu cẩu madoanh nghiệp phải có hoặc phải thực hiện khi kinh doanh ngành, nghề cụ thể, đượcthể hiện bằng giấy phép kinh doanh, gidy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, chứngchỉ hành nghề, chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp, yêu cầu về vốn phápđịnh hoặc yêu cẩu khác ””5 Theo quy định của pháp luật đầu tư hiện hành, chỉ có Quốchội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội và Chính phủ mới có thâm quyền quy định và banhành điều kiện kinh doanh
! Khoản 2, Điều 7 về “Ngành, nghề và điều kiện kinh doanh”, Luật Doanh nghiệp năm 2005.
Trang 24Đối với mỗi doanh nghiệp khi thành lập, ở bất kì hình thức sở hữu nào, đềuphải hoàn thành các yêu cầu của nhà nước về đăng ký thành lập doanh nghiệp Tuynhiên, đối với một số ngành nghề nhất định (ngành nghề kinh doanh có điều kiện),đăng ký thành lập doanh nghiệp là cần nhưng chưa đủ để doanh nghiệp gia nhập thịtrường, doanh nghiệp sau khi đủ các điều kiện đã quy định còn phải hoàn thành cácthủ tục được quy định tại các văn ban đưới luật về lĩnh vực kinh doanh của mình dé
được phép tham gia kinh doanh trên thị trường Khi và chỉ khi doanh nghiệp hoàn tất
các thủ tục, doanh nghiệp mới được coi là kinh doanh hợp pháp.
Vai trò của những quy định về điều kiện kinh đoanh đối với từng chủ thé trong
xã hội là khác nhau và vì thế ý nghĩa của điều kiện kinh doanh với các đối tượng cũngkhác nhau Về phía nhà nước — chủ thể quản lý, điều kiện kinh doanh đặt ra cho cơquan quản lý một khuôn khổ pháp lý để dễ dàng thực hiện việc cấp phép, quản lý,kiểm tra Tuy nhiên, trên phương diện của chủ thể bị quản lý là các doanh nghiệp, chủthể đầu tư, kinh doanh thì điều kiện kinh doanh chính là một rào cản ngăn doanhnghiệp thực hiện quyền tự do kinh doanh của mình; góp phần hạn chế doanh nghiệpđầu tư kinh đoanh vì thủ tục thường phức tạp, dàn trải, không thống nhất và đây cũng
là một rủi ro pháp lý mà các doanh nghiệp muốn tránh
Hiện nay, chúng ta đều phải thừa nhận rằng, điều kiện kinh doanh chính là một
trong nhưng rào cản lớn trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Gây rủi ro,hạn chế cạnh tranh, hạn chế sáng tạo, gia tăng chỉ phí là những nguy cơ tác động bắtlợi mà hệ thống điều kiện kinh doanh hiện nay gây ra cho hoạt động sản xuất, kinhdoanh của doanh nghiệp Đặc biệt, điều kiện kinh doanh gây ra những tác động lớncho các DNNVV, bởi những doanh nghiệp này thường là doanh nghiệp có vốn it, sức
cạnh tranh không lớn lại phải chịu sự gia tăng chỉ phí gây ra do hệ thống điều kiện
kinh doanh DNKN như đã phân tích ở trên, đa số họ đều là những doanh nghiệp vừa
và nhỏ, chính vì vậy những ảnh hưởng tiêu cực của điều kiện kinh doanh đến DNKN
là rất lớn và không ít DNKN thất bại cũng là do các điều kiện kinh đoanh được quyđịnh trong hệ thống pháp luật hiện nay
Trên góc độ nghiên cứu về cơ chế pháp lý hỗ trợ DNKN mà đề tài khai thác,nhóm tác giả sẽ đi sâu, phân tích về hệ thống điều kiện kinh đoanh và trở ngại của nógây ra đối với DNKN, đặc biệt nhấn mạnh công cuộc đơn giản hóa, cắt giảm điều kiệnkinh doanh được quy định trong hệ thống pháp luật hiện nay của Việt Nam, đánh giánhững ưu điểm và hạn chế của công cuộc cải cách quy định về điều kiện kinh doanh
để từ đó đề xuất những ý kiến hoàn thiện công tác này
* Về thủ tục hành chính (TTHC)
Thủ tục có thể được hiểu là cách thức tiến hành một công việc với nội dung,trình tự nhất định Như vậy có thể thấy trong mỗi hoạt động của quản lý nhà nước đềucần phải tiến hành theo những thủ tục nhất định Và tương ứng với ba lĩnh vực hoạt
Trang 25động của nhà nước: lập pháp, hành pháp và tư pháp là ba nhóm thủ tục: thủ tục lập pháp thủ tục tư pháp và TTHC.
Theo quan điểm của đa số nhà khoa học hiện nay cho rằng TTHC là cách thứcthực hiện nhiệm vụ, quyền hạn hoặc quyền và nghĩa vụ của các chủ thé trong quản lýhành chính nhà nước với nội dung là những hoạt động cụ thé cần thiết phải thực hiện
Va trình tự, cách thức thực hiện những hoạt động đó do pháp luật hành chính quy định
nhằm bảo đảm mục đích của quản lý nhà nước
TTHC có mặt trong nhiều hoạt động của doanh nghiệp như đăng ký kinh
doanh, nộp thuế, thông quan xuất nhập khẩu, xin phép đầu tư, sản xuất, kinh doanh
các ngành nghề kinh doanh có điều kiện, Đối với DNKN, TTHC được quan tâmnhất đó chính là thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp, đăng ký kinh doanh, thủ tụcxin cấp phép đầu tư Trên góc độ nghiên cứu của đề tài, nhóm tác giả tập trung phântích, đánh giá anh hưởng của TTHC đến với DNKN, đặc biệt là những thủ tục màDNKN quan tâm nhất; đánh giá công cuộc cải cách TTHC của nước ta hiện nay để từ
đó đưa ra một số phương hướng để hoàn thiện pháp luật về TTHC đối với DNKN nóiriêng và doanh nghiệp nói chung.
* Về các ưu đãi, khuyến khích đầu tư
Hiện nay có nhiều cách hiểu khác nhau về đầu tư, nhưng tựu chung nhất, đầu
tư có thể hiểu là việc sử dụng một lượng giá trị vào việc tạo ra hoặc tăng cường cơ sởvật chất cho nền kinh tế nhằm thu được các kết quả trong tương lai lớn hơn lượng giátrị đã bỏ ra để đạt được các kết quả đó Khái niệm này về cơ bản đã thể hiện được bảnchất của hoạt động đầu tư trong nền kinh tế, có thể áp dụng cho đầu tư cá nhân, tổchức và đầu tư của một quốc gia, vùng miền Luật Đầu tư năm 2005 đã định nghĩa vềđầu tư như sau: “Đẩu tu là việc nhà đấu tư bỏ vốn bằng tài sản hữu hình và vô hình
dé hình thành tài sản tiến hành các loại hoạt động đầu tư theo quy định của luật này
và các văn bản pháp luật có liên quan” Tuy nhiên, định nghĩa đầu tư đưới góc độ làmột hoạt động của nhà đầu tư không quay trở lại trong Luật Đầu tư năm 2014
Ưu đãi, khuyến khích đầu tư là những biện pháp thu hút đầu tư chủ yếu và cóhiệu quả nhất Ưu đãi, khuyến khích đầu tư được hiểu là tất cả những quy định do Nhànước ban hành nhăm tạo điều kiện thuận lợi hoặc tạo ra những lợi ích nhất định chocác nhà đầu tư trong nước cũng như nước ngoài khi tiến hành đầu tư vào nền kinh tếtrên cơ sở kết hợp hài hòa giữa lợi ích của Nhà nước, của nền kinh tế - xã hội và cácnhà đầu tư Đây thực chất là những chính sách đặc biệt mà nhà nước dành cho các nhàđầu tư nhằm khuyến khích họ bỏ vốn vào những lĩnh vực, địa bàn mà khả năng thuhút đầu tư còn hạn chế qua đó nhằm mục đích phát triển kinh tế và cân bằng sự pháttriển kinh tế - xã hội trong những lĩnh vực, địa bàn khác nhau
Các biện pháp ưu đãi, khuyến khích đầu tư có một số đặc điểm chính như sau:
Trang 26Thứ nhất, đây là những biện pháp nhằm mục đích thu hút vén đầu tư vào
những lĩnh vực, địa bàn mà “sự hấp dẫn” của những lĩnh vực, địa bàn này đối với các
nhà đầu tư còn hạn chế
Thư hai, ban chất của các biện pháp này là việc Nhà nước dành cho nhà đầu tưmột số ưu tiên, lợi ích để nhà đầu tư chịu bỏ vốn đầu tư cho các lĩnh vực, địa bàn khảnăng thu hút vốn đầu tư hạn chế
Thứ ba, các biện pháp này được đưa ra trên cơ sở tính toán hợp lý để hài hòalợi ích của các chủ thể bao gồm Nhà nước, xã hội và nhà đầu tư
Theo quy định tại khoản 1, Điều 15 Luật Đầu tư 2014, hiện tại ở Việt Nam cónhững hình thức ưu đãi đầu tư chủ yếu sau:
“a) Ap dụng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp thấp hơn mức thuế
suất thông thường có thời hạn hoặc toàn bộ thời gian thực hiện dự án đâu tu; mién,.giảm thuế thu nhập doanh nghiệp;
b) Miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu để tao tài sản cổ định;nguyên liệu, vật tu, linh kiện để thực hiện dự án đấu tu;
c) Miễn, giảm tiền thuê đất, tiền sử dụng đất, thuế sử dụng đất ”
Có thé thấy, những biện pháp ưu đãi này chủ yếu là các biện pháp ưu đãi về tàichính đối với các nhà đầu tư Ở đây, Việt Nam thực hiện ưu đãi theo cách thức miễn,giảm nghĩa vụ tài chính về thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế nhập khẩu và nghĩa vụtài chính về đất đai cho các nhà đầu tư Tuy nhiên, cụ thể việc miễn, giám như thénào; miễn giảm trong bao lâu; miễn, giảm đối với những đối tượng nào; được quyđịnh cụ thể trong các Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, Luật Thuế xuất, nhập khẩu,Luật Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, Luật Dat đai và các văn bản hướng dẫn thi
hành của các luật này.
Ngoài việc ưu đãi thuế đối với doanh nghiệp, Nhà nước còn thực hiện các
chính sách hỗ trợ về tài chính cho các DNKN Hễ trợ tài chính là việc Nhà nước đưa
ra những chính sách giúp đỡ doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn để đưa vào sản xuất,kinh doanh từ nhiều kênh khác nhau như vay từ ngân hàng, vay từ các quỹ tíndụng, Hỗ trợ tài chính ở đây chủ yếu được hiểu là cách thức giúp đỡ doanh nghiệp
tiếp cận dòng tiền để có vốn đầu tư vào hoạt động sản xuất, kinh đoanh
Vậy đối với DNKN, những nhà đầu tư cho DNKN họ sẽ nhận được những ưuđãi, khuyến khích nào từ Nhà nước? Liệu họ có nhận được những ưu đãi khác so vớiviệc đầu tư vào những loại hình doanh nghiệp khác hay không? Làm thế nào để nhàđầu tư cho DNKN nhận được những ưu đãi của Nhà nước dành cho họ? Đây sẽ là
những câu hỏi lớn mà nhóm tác giả tập trung nghiên cứu, tìm hiểu để đưa ra câu trảlời cho các nhà đầu tư vào DNKN
Trang 27* Về các biện pháp hỗ trợ khác
Ngoài các biện pháp thu hút đầu tư, để một doanh nghiệp có thé phát triển ổnđịnh và tăng tính cạnh tranh của mình trên thị trường, Nhà nước còn đưa ra nhiều biện
pháp hỗ trợ doanh nghiệp khác
Theo định nghĩa của Từ điển Tiếng Việt thì hỗ trợ được hiểu là “giúp đỡ lẫn
7 Như vậy hỗ trợ doanh nghiệp có thể được hiểu là việc Nhanhau, giúp đỡ thêm vào
nước đưa ra các chính sách, biện pháp để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc củadoanh nghiệp trong quá trình sản xuất, kinh doanh nhằm giúp đỡ doanh nghiệp tiếpcận, gia nhập, tăng tính cạnh tranh và có chỗ đứng nhất định trên thị trường, bảo đảmcho sự tồn tại của doanh nghiệp Các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp có một số đặcđiểm chính như sau:
Thứ nhất, đây là các biện pháp giúp đỡ, tháo gỡ những khó khăn của doanhnghiệp để giúp doanh nghiệp tiếp cận, gia nhập, tăng tính cạnh tranh trên thị trường
chứ không phải các biện pháp thiên vị cho các doanh nghiệp của Nhà nước.
Tht hai, các biện pháp này phải nhằm giải quyết những khó khăn mà đại đa số
hoặc một bộ phận lớn doanh nghiệp cùng gặp phải chứ không phải chỉ của một vàidoanh nghiệp, điều này giúp cho các biện pháp này có tính chất công bằng với tất cảcác doanh nghiệp.
Thứ ba, chủ thể giúp đỡ doanh nghiệp không phải chỉ là Nhà nước thông quahoạt động của cơ quan nhà nước mà còn là của toàn bộ hệ thống chính trị và của toàn
xã hội.
Các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp chủ yếu bao gồm hỗ trợ về pháp lý, hỗ trợ
về mặt bằng, hỗ trợ về công nghệ - kỹ thuật, hỗ trợ về nguồn nhân lực,
Hỗ trợ pháp lý là việc Nhà nước công khai, minh bạch hóa hệ thống văn bảnpháp luật để đoanh nghiệp tiếp cận và nam bắt được các quy định của pháp luật, ngoài
ra còn giúp đỡ doanh nghiệp được tư vấn, được hỗ trợ khi gặp các vấn dé liên quanđến pháp luật như thủ tục hành chính, giải quyết tranh chấp,
Hỗ trợ về mặt bang là việc Nhà nước giúp đỡ để doanh nghiệp có địa điểm để
tiên hành hoạt động sản xuât, kinh doanh của mình, đó có thê là mặt đât, bê mặt, hoặc
mặt nước.
Hỗ trợ về công nghệ - kỹ thuật, là sự giúp đỡ của Nhà nước giúp đỡ doanhnghiệp nghiên cứu, đôi mới công nghệ, tiếp nhận, cải tiến, hoàn thiện, làm chủ côngnghệ thông qua các hoạt động nghiên cứu, đào tạo, tư vẫn, tìm kiếm, giải mã, chuyểngiao công nghệ; xác lập, khai thác, quản lý, bảo vệ và phát triển tài sản trí tuệ của
doanh nghiệp.
Viện Ngôn ngữ học, Từ điển Tiếng Việt, Hoàng Phê (chủ biên), Nhà xuất bản Đà Nẵng, Trung tâm Từ điển
học, Hà Nội - Đà Nẵng, 2003, tr.457.
Trang 28Hỗ trợ về nguồn nhân lực là việc Nhà nước giúp đỡ doanh nghiệp tiếp cận thịtrường lao động, hỗ trợ doanh nghiệp đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, có taynghề hoặc tổ chức đào tạo nâng cao năng lực chuyên môn của người lao động.
Những biện pháp kế trên là những biện pháp hỗ trợ chủ yếu, ngoài ra hiện tạiNhà nước còn đặt ra hàng loạt các biện pháp hé trợ khác để giúp đỡ doanh nghiệp, đặcbiệt là DNKN Luật SME là một trong rất nhiều công cụ pháp lý được Nhà nước banhành để thực hiện việc hỗ trợ, giải quyết, tháo gỡ những khó khăn cho doanh nghiệp.1.2.3.2 Cơ chế thực hiện quy định pháp luật
Trước hết thực hiện pháp luật là hành vi thực tế hợp pháp, có mục đích của chủthé pháp luật nhằm hiện thực hóa các quy định pháp luật cho chúng di vào cuộc sống.Thực hiện pháp luật có những đặc điểm cơ bản như sau: 7# nhất, thực hiện pháp luật
là nghĩa vụ của tất cả cá nhân, tổ chức trong xã hội (đối với Nhà nước, thực hiện phápluật là công cụ để thực hiện chức năng quản lý và bảo vệ xã hội; đối với cá nhân, tổchức phi Nhà nước, thực hiện pháp luật là hoạt động sử dụng quyền, tự do pháp luật
và thi hành nghĩa vụ mà pháp luật quy định cho họ) Thir hai, thực hiện pháp luật làhoạt động có mục đích nhằm hiện thực hóa các quy định pháp luật Thi ba, thực hiệnpháp luật cho phép làm rõ những hạn chế, bat cập của hệ thống pháp luật thực định dé
từ đó đưa ra những sửa đổi, bỗ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật hiện hành Thi tw,thực hiện pháp luật được tiến hành thông qua nhiều hình thức và với những quy trìnhkhác nhau.
Có 4 hình thức thực hiện pháp luật, bao gồm: (ï) Tuân thủ pháp luật: là hìnhthức thực hiện pháp luật trong đó các cá nhân, cơ quan, tổ chức tự mình kiềm chếkhông tiến hành những hoạt động mà pháp luật ngăn cắm; (ii) Thi hành pháp luật: làhình thức thực hiện pháp luật mà trong đó các cá nhân, cơ quan, tổ chức tích cực thực
hiện những nghĩa vu do pháp luật quy định; (iii) Sử dụng pháp luật: là hình thức thực
hiện pháp luật mà trong đó các cá nhân, cơ quan, tổ chức thực hiện các quyền củamình theo quy định của pháp luật; (iv) Ap dụng pháp luật:là hình thức thực hiện phápluật do cơ quan nhà nước, người có thâm quyền tiến hành để tổ chức cho các cá nhân,
cơ quan, tô chức khác thực hiện các quy định của pháp luật, hoặc tự mình căn cứ vàocác quy định của pháp luật dé ra các quyết định làm phát sinh, thay đối, chấm đứt cácquan hệ pháp luật cụ thé
* Vai trò của việc thực hiện cơ chế pháp lý về hỗ trợ, thúc đây DNKN
Thứ nhất, việc thực hiện cơ chế pháp lý về hỗ trợ DNKN là việc hiện thực hóacác quy định của pháp luật về hỗ trợ DNKN vào thực tế đời sống Các quy định củapháp luật có hiệu quả hay không? Có phù hợp với thực tế hay không? Có những bắtcập nào trên thực tế hay không? Tất cả những điều đó chỉ khi pháp luật được thựchiện vào thực tế đời sống mới bộc lộ ra và các chính sách pháp luật của Nhà nước chỉ
Trang 29khi được thực hiện trên thực tế thì mới thấy được ý nghĩa của nó.
Thứ: hai, việc thực hiện cơ chế pháp lý hỗ trợ DNKN góp phan nâng cao ý thứccủa Nhà nước frong việc cải cách TTHC, cả cải thiện môi trường kinh đoanh ‹ đỗi với
phù hợp nhằm thu hút đầu tư vào thị trường Việt Nam, biến Việt Nam trở thành một
điểm đến lý tưởng, đáng tin cậy của các nhà đầu tư
Thik ba, việc thực hiện cơ chế pháp lý hỗ trợ DNKN buộc các DNKN phải hiểubiết về pháp luật, phải nâng cao ý thức, năng lực pháp luật của mình để tránh khỏinhững tranh chấp hoặc những phiền hà không đáng có liên quan đến pháp luật Đồngthời việc thực hiện cơ chế pháp lý hỗ trợ DNKN cũng góp phần nâng cao khá năngcạnh tranh của DNKN trên thị trường, phát triển DNKN, điều này không chỉ có lợi đốivới doanh nghiệp mà còn có lợi cho toàn bộ nền kinh tế và cho cả xã hội
Thứ tir, việc thực hiện cơ chế pháp lý hỗ trợ DNKN giúp Nhà nước rà soát lại
hệ thống quy định pháp luật trên nhiều lĩnh vực như đầu tư, đất đai, doanh nghiệp, sởhữu trí tuệ, doanh nghiệp, để từ đó tìm ra được những quy định không còn phù hợpvới thực tế, có hướng tiến hành sửa đổi, bé sung hoặc bãi bỏ sao cho phù hợp nhất vớitình hình thực tế hiện này Từ đó không chỉ là cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanhcho DNKN mà còn là cải thiện môi trường đầu tư kinh đoanh nói chung của Việt
Nam.
Thit năm, việc thực hiện cơ chế pháp lý hỗ trợ DNKN còn thé hiện sự quan tâmcủa Nhà nước đối với DNKN, từ đó khuyến khích, động viên các nhà khởi nghiệp, cácnhà đầu tư phát huy hết kha năng, tiềm lực của mình để tiến hành các dy án đầu tư,kinh doanh, tạo dựng thương hiệu, tạo dựng thị trường, tìm kiếm cơ hội cho mình Để
từ đó Việt Nam xây dựng được một hệ sinh thái khởi nghiệp đa dạng, phong phú với nhiều ngành nghề và nguồn đầu tư tài chính đồi dào tiến tới xây đựng một quốc gia
khởi nghiệp.
*Các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện cơ chế pháp lý hỗ trợ, thúc đẩy
DNKN.
Thr nhất, đường lỗi, quan điểm của Đảng về khởi nghiệp
Pháp luật nước ta là kết quả của sự thể chế hóa đường lối, quan điểm của ĐảngCộng sản Việt Nam, chính vì vậy quan điểm của Đảng về vấn đề khởi nghiệp chính làphương hướng, kim chỉ nam cho Nhà nước khi xây dựng hệ thống các quy định về hỗtrợ DNKN Tại văn kiện Dai hội Dang lần thứ XII năm 2016 Dang đã chỉ rõ nhiệm vụcủa trong nhiệm kỳ đó là “Hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển DNNVV, DNKN”.Thể chế hóa đường lối ấy, chúng ta đã có hàng loạt những chính sách, những thay đổitrong hệ thống pháp luật để hỗ trợ, thúc đây DNKN biến năm 2016, 2017 trở thànhnhững năm bùng nỗ về số lượng đăng ký thành lập mới doanh nghiệp
Trang 30Thứ hai, trình độ phát triển của kinh tế - xã hội.
Theo học thuyết Mác — Lênin về hình thái kinh tế xã hội thì cơ sở hạ tầng (baogồm toàn bộ những quan hệ sản xuất hợp thành cơ cấu kinh tế của một hình thái kinh
tế - xã hội nhất định) quyết định đến kiến trúc thượng tầng Vì vậy, yếu tố quan trọngquyết định đến việc thực thi pháp luật nói chung và pháp luật về hỗ trợ DNKN nóiriêng chính là cơ sở kinh tế Điều kiện kinh tế thấp kém thì tính chất của hành vi thựcthi pháp luật ít phức tạp hơn; ngược lại kinh tế càng phát triển thì tính chất của hành vithực hiện pháp luật càng trở nên phức tạp Khi nền kinh tế của Việt Nam phát triển,các yếu tố của nền kinh tế thị trường ngày một đậm nét và rõ ràng hơn, khi ấy cáchình thức kêu đầu tư, các ngành nghé kinh doanh, các hình thức doanh nghiệp cũngtrở nên phong phú và đa dạng hơn, vì thế mà việc thực hiện pháp luật về hỗ trợ
DNKN cũng phong phú và phức tạp hơn.
Thứ ba, hệ thông pháp luật về hỗ trợ DNKN
Bản thân hệ thống pháp luật về hỗ trợ DNKN cũng là một trong những yếu tốlớn anh hưởng đến việc thực thi pháp luật về hỗ trợ DNKN Bởi lẽ thực hiện pháp luật
là việc hiện thực hóa các quy định của pháp luật vào thực tế đời sống Như vậy muốnthực hiện pháp luật được tốt thì trước hết cũng cần phải có một hệ thống pháp luật tốt,
đi sát với thực tế đời sống Những quy định của pháp luật không phù hợp với thực tế,
đi lệch so với quỹ đạo của đời sống xã hội thì việc thực hiện nó trên thực tế cũng
- không đem lại hiệu quả cao.
Thứ tu, năng lực của Nhà nước.
Năng lực của Nhà nước ở đây không chỉ ở mức độ xây dựng và ban hành cácchính sách về hỗ trợ DNKN mà còn là năng lực quản lý của Nhà nước, đây là một yếu
tố thuộc về khâu tổ chức thực hiện pháp luật trên thực tẾ, vi vậy nó sẽ ảnh hưởng trựctiếp tới việc thực thi pháp luật về hỗ trợ DNKN Năng lực quản lý Nhà nước về hỗ trợDNKN thể hiện ở chất lượng và hiệu quả quản lý của các cơ quan nhà nước Về phầnmình, các co quan quan lý Nhà nước cần phải hướng dẫn và tổ chức thi hành các quyđịnh của pháp luật về hỗ trợ DNKN; tổ chức rà soát, kiểm tra lại hệ thống các ĐKKD,TTHC; xây dựng cơ chế đánh giá năng lực của DNKN; tổ chức thanh, kiểm tra, giảiquyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về hỗ trợ DNKN; giải quyết cáctranh chấp;
Thứ năm, năng lực của DNKN.
DNKN chính là chủ thể tác động của hệ thống pháp luật về hỗ trợ, thúc đâyDNKN Doanh nghiệp có tiếp cận được thị trường hay không, có nâng cao được nănglực cạnh tranh hay không, không chỉ phụ thuộc vào quy định của pháp luật mà còn phụ thuộc vào năng lực của doanh nghiệp Quy định của pháp luật chỉ cho doanh
nghiệp công cụ để tiếp cận thị trường, nâng cao tính cạnh tranh Còn việc doanh
Trang 31nghiệp thực hiện tiếp cận thị trường, nâng cao tính cạnh tranh ra sao phụ thuộc vàokhả năng của doanh nghiệp Nếu như doanh nghiệp vẫn mãi chậm tiến bộ và khôngchịu đổi mới tư duy sản xuất kinh doanh, nhạy cảm với thời cuộc thì Nhà nước du cónhững chính sách hỗ trợ ra sao doanh nghiệp vẫn sẽ không phát triển được Chính vìvậy có thể khẳng định, năng lực của DNKN chính là yếu tố quyết định nhất tới việccác quy định của pháp luật về hỗ trợ DNKN có ý nghĩa và hiệu quả trên thực tế haykhông.
1.2.4 Vai trò của cơ chế pháp lý trong việc hỗ trợ, thúc day phát triển doanh nghiệpkhởi nghiệp ở Việt Nam |
Thứ nhất, cơ ché pháp lý hỗ trợ, thúc day DNKN tạo khung pháp lý cho sựphát triển của doanh nghiệp khơi nghiệp Trong khung pháp lý ấy chúng ta biết rõ vaitrò của Nhà nước, biết rõ vai trò của DNKN, và vai trò của các chủ thể khác trongcông cuộc xây dựng chỗ đứng của DNKN Việt Nam trên thị trường Khung pháp lý
ay là cơ sở dé tạo môi trường dé DNKN phát trién
Thư hai, việc xây dựng cơ chế pháp lý hỗ trợ DNKN tạo điều kiện cho việc ràsoát lại các chính sách pháp luật, TTHC, điều kiện kinh doanh không chỉ với DNKN
mà còn là doanh nghiệp nói chung để từ đó không chi cải thiện môi trường đầu tư,kinh doanh cho DNKN mà còn là cải thiện môi trường đầu tư kinh đoanh nói chung ởViệt Nam, biến Việt Nam trở thành một nơi thu hút đối với các nhà đầu tư nướcngoài.
Thứ ba, có một cơ chế pháp lý hỗ trợ thúc đây DNKN tốt, chúng ta sẽ có mộtmôi trường khởi nghiệp tốt, một hệ sinh thái khởi nghiệp vững mạnh Bởi lẽ, hệ thốngquy định của pháp luật chính là một yếu tố cấu thành quan trọng của hệ sinh thái khởinghiệp, có một hệ thống quy định của pháp luật tốt và hoàn thiện, chúng ta sẽ có một
hệ sinh thái khởi nghiệp phát triển mạnh và bền vững với nhiều yếu tố phong phú
| Thứ tư, cơ ché pháp lý này giúp cho DNKN thấy được trách nhiệm của minhđối với đất nước và đối với xã hội Bởi lẽ, mỗi doanh nghiệp khi ra đời đã tạo ra mộttrách nhiệm xã hội to lớn, đó là việc cùng chung tay đóng góp công sức và tài sản để
tạo ra không chỉ việc làm cho chính họ, mà còn cho cả những người khác nữa Không
chỉ sống và làm việc vì cá nhân mình, gia đình mình mà các đơn vị này còn là ngườitham gia đóng góp làm ra của cải vật chất cho cộng đồng và xã hội Khi DNKN họbiết được những hỗ trợ, ưu đãi của Nhà nước dành cho họ, thì bản thân họ cũng cótrách nhiệm ngược lại đối với sự phát triển của đất nước Những ưu đãi, hỗ trợ củanhà nước đối với DNKN luôn đi kèm với quy định về nghĩa vụ của DNKN đối vớinhà nước, xã hội.
Trang 321.3 Kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới về cơ chế pháp lý hỗ trợ, thúcday doanh nghiệp khởi nghiệp
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế sâu rộng giữa các khu vực và sự phong phú, đadạng của thị trường tiêu thụ trên toàn cầu, nhiều quốc gia trên thế giới hướng đến tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp mới tham gia thị trường thông quanhững cơ chế pháp lý có mục đích hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp Tuy nhiên, phầnđông các quốc gia trên thế giới không tồn tại hệ thống cơ chế pháp lý độc lập để hỗtrợ riêng cho DNKN, mà hướng tới tạo điều kiện cho DNKN thông qua hỗ trợDNNVV nói chung Hai khái niệm DNKN và DNNVV tuy không đồng nhất, nhưng
có thể khẳng định đại đa số doanh nghiệp mới tham gia thị trường có quy mô không
lớn Do vậy, những chính sách ưu đãi cho DNNVV thường được áp dụng cho nhữngDNKN; việc học hỏi kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới trong lĩnh vực hỗ trợDNNVV cũng là một khía cạnh quan trọng trong quá trình xây dựng cơ chế pháp ly
hỗ trợ DNKN tại Việt Nam
1.3.1 Kinh nghiệm của An Độ
Ấn Độ là một trong những quốc gia có phong trào khởi nghiệp lớn mạnh hàngđầu trên thế giới, với hơn 4.750 DNKN sáng tạo tăng trung bình từ 10 — 12% qua mỗinăm, trong đó hơn 1.400 DNKN sáng tạo mới thành lập riêng trong năm 2016 vớitổng vốn đầu tư lên tới 4 tỷ USD!° Nhằm mục tiêu khuyến khích sự phát triển củaphong trào khởi nghiệp, Chính phủ Ấn Độ trong năm 2015 đã ban hành chương trình
“Startup India” (Ấn Độ Khởi nghiệp) Chương trình đem lại hàng loạt ưu đãi lớn dànhcho các DNKN có yếu tố sáng tạo, đổi mới trong sản xuất, phát triển hàng hóa, dich
vụ, hay tổ chức mô hình kinh doanh có tiềm năng về việc làm hay lợi nhuận” Thi?
nhất, về ưu đãi thuế, những DNKN đáp ứng những yêu cầu của Chương trình sẽ đượcmiễn thu nhập trong vòng ba năm kể từ ngày thành lập, miễn thuế trên vốn thang du(Capital Gains Tax), và miễn thuế các khoản đầu tư cao hơn giá thị trường (TaxExemption on Investments above Fair Market Value) Thr hai, về đơn giản hóaTTHC, Startup India đưa ra cơ chế Tự chứng nhận (Self-Certification), theo đó cácDNKN có quyền tự chứng nhận mình đã tuân thủ các quy định liên quan đến Luật laođộng và môi trường Ngoài ra, nhằm mục đích đơn giản hóa quy trình giải thể và phásản, Bộ luật Giải thể và Phá sản năm 2016 của Ấn Độ quy định DNKN có quyền giảithé hay phá sản chi sau 90 ngày kế từ khi đạt đủ điều kiện giải thé hay phá sản và gửiđơn cho co quan nhà nước có thẩm quyền Đây là sự ghi nhận tính chất rủi ro củaDNKN, tạo điều kiện cho chủ doanh nghiệp gây dung lại một doanh nghiệp khác mộtcách nhanh chóng va dé dàng hơn 7# ba, trong lĩnh vực mua sắm chính phủ, DNKN
'8 Theo Indian Start-up Ecosystem Maturing — 2016, NASSCOM Nguồn:
http://www.nasscom.in/knowledge-center/publications/indian-start-ecosystem-maturing-2016 Truy cập ngày 01/03/2018.
2 Theo Cổng thông tin điện tử của chương trình Startup India https://www.startupindia
gov.in/startup-registration.php Truy cập ngày 01/03/2018.
Trang 33không cần đáp ứng điều kiện về kinh nghiệm và doanh thu để có thể tham gia muasam chính phủ Thr tu, về sở hữu trí tuệ, DNKN khi đăng ký bằng sáng chế đượchoàn trả 80% phí đăng ký bằng sáng chế - khoản phí này sẽ do Phòng Chính sách vàXúc tiến công nghiệp của Bộ Thương mại và Công nghiệp An Độ chỉ trả” Thi năm,
về hỗ trợ vốn, Chính phủ Ấn Độ cũng thành lập nhiều quỹ đầu tư cho các DNKN,song hành với việc ban hành cơ chế bảo lãnh tín dụng dành cho DNKN
Song song với chính sách ưu đãi đành riêng cho DNKN, An Độ, còn có Luậtphát triển DNNVV năm 2006, chính sách ưu tiên mua sắm của Chính phủ đối với sảnphẩm dich vụ của DNNVV năm 2012 Ấn Độ cũng thành lập hàng loạt các tổ chức cóvai trò hỗ trợ cho DNNVV như: Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về DNNVV;Trung tâm phát triển công nghệ DNNVV; Trung tâm thử nghiệm DNNVV; Trung tâmđào tạo và phát triển sản phẩm cho DNNVV
Nhu vậy, Việt Nam có thé học hỏi kinh nghiệm của An Độ trong việc hỗ trợcho DNKN trên hai phương điện: (i) Phải hỗ trợ một cách toàn diện cho hệ thống cácDNKN trên nhiều lĩnh vực quản lý nhà nước, nhằm tạo thế mạnh toàn diện choDNKN cạnh tranh trực tiếp với những doanh nghiệp đã hoạt động ôn định trên thịtrường: (ii) mặt khác, trong bản thân chính sách hỗ trợ DNKN nói chung, vẫn cần phảihướng đến phát triển hoạt động khởi nghiệp sáng tạo thông qua những ưu đãi hơn nữađành cho DNKN sáng tạo (ví dụ, Ấn Độ quy định thời hạn DNKN được hưởng ưu đãikhởi nghiệp là trong vòng 07 năm ké từ ngày đăng ký doanh nghiệp, nhưng thời hạnnày đối với DNKN trong lĩnh vực công nghệ sinh học là 10 năm) Điều này khẳngđịnh cho tính định hướng rõ ràng, có mũi nhọn phát triển của chính sách hỗ trợDNKN của Ấn Độ mà Việt Nam đặc biệt cần học tập
1.3.2 Kinh nghiệm của Hoa Kj
Khung pháp lý đặc thù phát triển DNKN tại Hoa Kỳ hiện nay là Luật Hỗ trợ
khởi nghiệp (Jumpstart Our Business Startups Act), ban hành năm 2012 Một mặt,
Luật Hỗ trợ khởi nghiệp sửa đổi, bỗ sung một số quy định trước đây về vấn đề doanhnghiệp nhằm khuyến khích các cá nhân trở thành nhà đầu tư Mặt khác, Chương IIIcủa Luật tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động gây quỹ quần chúng đưới dang góp vốn céphan (equity crowdfunding) — một hình thức gây quỹ quần chúng chưa được côngnhận tại Việt Nam Gây quỹ quần chúng là một hình thức gây quỹ tập thể mà theo đónhững cá nhân đóng góp tiền của họ, thường là thông qua Internet, để hỗ trợ cho các
dự án hoặc sáng kiến do người khác hoặc tổ chức khác khởi xướng”, Khác với hoạt
*Ruchika Chitravanshi, Startups get 80% rebate on patent fee, The Economic Times Nguồn:
https://economictimes.indiatimes.com/small-biz/policy-trends/startups-get-80-rebate-on-patent-fee/articleshow/60368626.cms Truy cap ngay 01/03/2018.
"Tanya Prive, What Is Crowdfunding And How Does It Benefit The Economy, Forbes, 2012 Nguồn:
https://www.forbes.com/sites/tanyaprive/20 12/1 economy/#22bd8de5be63 Truy cập ngày 02/03/2018.
Trang 341/27/what-is-crowdfunding-and-how-does-it-benefit-the-động huy 1/27/what-is-crowdfunding-and-how-does-it-benefit-the-động vốn từ công chúng thông qua bán cỗ phần, gây quỹ quần chúng dướidạng góp vốn cỗ phần được áp dung đối với các công ty chưa được niêm yết trên sàngiao dịch chứng khoán Nói cách khác, mọi người có quyền tham gia góp vốn, đầu tưvào một công ty chưa niêm yết để đổi lấy cỗ phần trong công ty đó và trở thành cổđông Cổ đông trong trường hợp này có quyền sở hữu tạm thời công ty và được chia
cổ tức nếu hoạt động kinh doanh của công ty có lãi” Luật Hỗ trợ khởi nghiệp đưa ragiới hạn đầu tư đến từ hình thức gây quỹ quần chúng này ở mức $1.070.000/12 tháng,đồng thời doanh nghiệp huy động vốn phải công khai tiến độ phát triển của hoạt độngkinh doanh và các báo cáo thường niên” Như vậy, đây là hoạt động huy động vốnphát huy hiệu quả lớn nhất đối với DNKN, vì thủ tục huy động vốn cũng như thủ tụcđầu tư được thực hiện trên Internet một cách nhanh chóng, thuận tiện, không bị ràngbuộc bởi điều kiện công ty đã được niêm yết trên sàn giao dich
Bên cạnh đó, Mỹ cũng tập trung phát triển hệ thống doanh nghiệp nhỏ thôngqua Cục quản lý doanh nghiệp nhỏ (SBA) với nhiệm vụ cung cấp, đào tạo và hỗ trợdoanh nghiệp nhỏ có được các hợp đồng vay vốn, thuê đất với cơ quan của Chính phủ
và huy động vốn cỗ phan Về hệ thống các văn bản pháp luật, có Luật Doanh nghiệpnhỏ (sửa đổi, bổ sung năm 2013) và hàng loạt các đạo luật về doanh nghiệp nhỏ banhành năm 2013 như Luật Đầu tư doanh nghiệp nhỏ, Luật Đổi mới sáng tạo trongdoanh nghiệp nhỏ, Luật Khuyến khích đầu tư và giảm thuế cho doanh nghiệp nhỏ,Luật Tiếp cận vốn và duy trì việc làm cho đoanh nghiệp nhỏ
Như vậy, học tập kinh nghiệm của Hoa Kỳ, đối với nước ta cần phải có sựnghiên cứu một cách nghiêm túc và toàn điện những cơ chế hỗ trợ đầu tư cho DNKNnằm ngoài khuôn khổ của pháp luật, từ đó có thé từng bước cho phép những hình thứcgọi vốn mới, phù hợp hơn đối với nhu cầu của nhóm DNKN Mặt khác, nhằm hỗ trợDNKN nột cách tập trung và đầy đủ, xem xét điều kiện thực tế của nước ta, nên thành
lập một cơ quan hoạt động chuyên trách có chức năng hỗ trợ nhóm doanh nghiệp này,
cũng như đóng vai trò là một cơ chế trung gian đối thoại giữa Nhà nước và DNKN
1.3.3 Kinh nghiệm của Nhật Bản
Nhật Bản không có văn bán quy phạm pháp luật điều chỉnh riêng về vấn đề hỗtrợ khởi nghiệp, mà nội đung này được lồng ghép trong hệ thống các văn bản phápluật về DNNVV Hệ thống pháp luật hỗ trợ DNNVV của Nhật Bản được phát triểnmột cách riêng biệt trong mỗi giai đoạn phát triển kinh tế cụ thể, có thể chia thành ba
thời kỳ: (i) Thời kỳ tăng trưởng cao (1963 — 1972) với Luật xúc tiến hiện đại hóa
DNNVV, Luật hé trợ tài chính và biện pháp hỗ trợ khác nhằm hiện đại hóa doanh
What is equity crowdfunding?Nguồn:
https://www.syndicateroom.com/investors/what-is-equity-crowdfunding Truy cập ngày 02/03/2018.
*®Regulation Crowdfunding: A Small Entity Compliance Guide for Issuers, trang thông tin điện tử Ủy ban
Chứng khoán và Thị trường Chứng khoán Hoa Kỳ Nguồn:
https://www.sec.gov/info/smallbus/secg/recomplianceguide-051316.htm Truy cập ngày 02/03/2018.
Trang 35nghiệp nhỏ, Luật công ty hữu han đầu tư doanh nghiệp nhỏ; (ii) giai đoạn 1 của thời
kỳ chuyển đổi (1985 — 1999) với Luật về các giải pháp hỗ trợ DNNVV thay đổi ngànhnghề kinh doanh, Luật về các biện pháp hỗ trợ DNNVV của các vùng, Luật về cácgiải pháp tạm thời thúc đây hoạt động kinh đoanh sáng tạo trong DNNVV, Luật hỗ trợđổi mới sáng tạo của DNNVV; (iii) giai đoạn 2 của thời kỳ chuyển đổi (1999 — nay)với Luật cơ bản mới về DNNVV Theo đó, Luật cơ bản về DNNVV năm 1963 (sửađổi, bé sung năm 1999) của Nhật Ban đưa ra bốn biện pháp hỗ trợ lớn cơ ban: (i)Thúc đây đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp, thúc đẩy hoạt động kinh doanh sáng tạotrong DNNVV; (ii) Tăng cường các yếu tố kinh doanh cho DNNVV thông qua tiếpcận và sở hữu các nguồn lực kinh đoanh và tăng cường công bằng trong các giao dịchliên quan đến DNNVV; (iii) Hỗ trợ DNNVV thích nghỉ với các thay đổi trong môitrường kinh tế xã hội thông qua thúc day ổn định trong kinh doanh; (iv) Hỗ trợ tàichính và thuế
Về tổ chức hỗ trợ cho hoạt động của DNNVV, Nhật Bản có Liên đoàn doanh
nghiệp nhỏ thành lập từ năm 1980, với chức năng chính là thực hiện các chính sách
giúp đỡ DNNVV thông qua thúc day việc hiện đại hóa và nâng cấp cơ cấu doanhnghiệp, nâng cao khả năng của DNNVV nhờ phát triển công nghệ kỹ thuật; giúp đỡDNNVV trong các nỗ lực hoạt động kinh doanh quốc tế, giúp DNNVV đào tạo nguồnnhân lực Ngoài ra, Liên đoàn còn đảm nhận các nhiệm vụ: Hướng dẫn và tài trợ chocác dự án nâng cấp doanh nghiệp; đào tạo cán bộ công nhân tại Học viện quản lý vàcông nghệ DNNVV; cung cấp dịch vụ thông tin, nâng cấp kỹ thuật và hỗ trợ cho việcquốc tế hóa của DNNVV; điều hành hệ thống hỗ trợ lẫn nhau của các doanh nghiệpnhỏ; điều hành hệ thống hỗ trợ lẫn nhau nhằm ngăn chặn phá sản trong cácDNNVV”'
Như vậy, trong xây dựng pháp luật, Việt Nam nên học hỏi ở Nhật Bản một sốnội dung sau: (i) Tùy thuộc vào điều kiện kinh tế - xã hội từng thời kỳ dé ban hànhcác chính sách phù hợp; (ii) chính sách ban hành phải chú ý đến năng lực quan lý,mục tiêu của quốc gia cũng như nguồn lực về con người và tài chính; (iii) đề cao vaitrò của Luật cơ bản trong việc quy định một cách tập trung những vấn đề chung nhấtcủa chính sách hỗ trợ doanh nghiệp Trong hỗ trợ DNKN trên thực tế, Việt Nam cũngnên tham khảo mô hình Liên đoàn doanh nghiệp nhỏ của Nhật Bản để áp dụng hỗ trợ
cho DNKN ở nước ta hiện nay.
4 Nguyễn Thế Bính, Kinh nghiệm quốc tế về chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa và bài học
cho Việt Nam, Tạp chi Phát triên & Hội nhập sô 12 năm 2013, tr.21 — 29.
Trang 36CHUONG 2 THUC TRANG CO CHE PHÁP LÝ HỖ TRỢ, THÚC DAY
DOANH NGHIỆP KHỞI NGHIỆP Ở VIỆT NAM
2.1 Thực trạng quy định của pháp luật về cơ chế pháp lý hỗ trợ, thúc đây doanh
nghiệp khởi nghiệp ở Việt Nam
2.1.1 Các quy định về điều kiện kinh doanh
Theo quy định tại khoản 1, Điều 8 Luật Doanh nghiệp 2014, doanh nghiệp có
nghĩa vụ phải đáp ứng đủ ĐKKD khi kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh cóđiều kiện theo quy định của Luật đầu tư và bảo đảm duy trì đủ điều kiện đầu tư kinhdoanh đó trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh Theo quy định trên, các doanhnghiệp muốn được thành lập và được hoạt động một cách hợp pháp thì phải đáp ứng
đủ các ĐKKD mà pháp luật doanh nghiệp và đầu tư đã đặt ra
Luật Đầu tư 2014 là văn bản quy phạm pháp luật quy định chung nhất về vấn
đề điều kiện kinh doanh Mục tiêu và những nguyên tắc cơ bản khi quy định về ngành,nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện và điều kiện đầu tư kinh doanh được khẳng địnhmột cách rõ ràng Đồng thời, ban hành kèm theo Luật này là Danh mục ngành, nghềđầu tư kinh doanh có điều kiện, phục vụ cho việc tra cứu thông tin được thuận lợi hơn.Luật số 03/2016/QH14 Sửa đổi, bổ sung điều 6 và phụ lục 4 về danh mục ngành, nghềđầu tư kinh doanh có điều kiện của Luật Đầu tư, theo đó, có tất cả 243 ngành, nghềkinh doanh có điều kiện thay vì 267 ngành nghề quy định tại Luật Đầu tư 2014
Ngoài việc quy định thống nhất các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện trong
Luật Đầu tư thì Luật còn quy định các luật, pháp lệnh, nghị định, các điều ước quốc tế
mà Việt Nam là thành viên là những văn bản pháp luật được quyền quy định về cácđiều kiện kinh doanh Việc quy định về ngành, nghề kinh doanh có điều kiện từ luậtcho đến việc điều chỉnh chỉ tiết trong các văn bản dưới luật đã tạo nên một hệ thống
văn bản pháp luật về điều kiện kinh doanh bao trùm lên toàn bộ các ngành nghề, xây
dựng được một.hệ thống cơ sở pháp lý hoàn chỉnh để cơ quan nhà nước cũng như cácdoanh nghiệp có thể áp dụng, tuân thủ Ví dụ, đối với kinh doanh dầu khí, Luật Đầu tư
2014 quy định kinh doanh đầu khí là một ngành, nghề kinh doanh có điều kiện Để
hướng dẫn, điều chỉnh chỉ tiết về quy định này, Nghị định 19/2016/NĐ-CP của Chínhphủ được ban hành nhằm quy định chỉ tiết về kinh doanh dầu khí và điều kiện kinhdoanh dầu khí, và Nghị định 77/2016/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liênquan đến điều kiện kinh đoanh dầu khí và một số ngành, nghề khác Có thé thấy, vớimỗi ngành, nghề kinh doanh có điều kiện thì luôn có một hệ thống văn bản pháp luật
trải dài từ Luật cho đến các văn bản dưới luật để quy định chỉ tiết, hướng dẫn thực
hiện các quy định đó.
Luật SME mới có hiệu lực cũng không hề đề cập đến các hỗ trợ đối với các
quy định về ĐKKD dành cho DNKN Vì vậy, các DNKN của chúng ta cũng không
Trang 37nằm ngoài các quy định đó Những năm gần đây, vấn đề quy định về điều kiện kinhdoanh trong hệ thống văn bản pháp luật còn tồn đọng một số hạn chế, cản trở doanh
nghiệp nói chung, và DNKN nói riêng như sau:
Thứ nhất, bat cập của quy định về giấy phép kinh doanh Thực tế các quy địnhcủa pháp luật về ĐKKD dành cho đoanh nghiệp không những không ưu tiên DNKN
mà ngược lại còn gây ra nhiều khó khăn, vướng mắc dành cho các doanh nghiệp đó.Quy định về 243 ngành, nghề kinh doanh có điều kiện mới chỉ là quy định chính thức,trong khi thực tế, vẫn còn hàng nghìn ĐKKD dưới dạng “con”, “cháu”, tạo ra rào cảnpháp luật đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng như cản trở quá trìnhcải thiện môi trường kinh doanh, tái cơ cấu tổng thé nền kinh tế” Vấn đề giấy phépkinh doanh, các ĐKKD ở Việt Nam được ví như là ma trận, rảo cản lớn để các DNKNtiếp cận thị trường và thực hiện ý tưởng kinh doanh của mình
Đáng nói hơn, một số ĐKKD trước đây được loại bỏ thì nay đã quay trở lại gâycản trở không nhỏ đối với DNKN Theo thống kê sơ bộ, tổng số ĐKKD hiện nay là3.407 ngành nghề, số văn bản quy phạm pháp luật về ĐKKD được các Bộ, ngành ban
hành đang có hiệu lực hiện nay khoảng 300 văn bản Trong đó, ngành công thương
với khoảng 700 ĐKKD và 37 văn bản quy định, ngành giao thông vận tải 376 điều
kiện và 31 văn bản, ngành tài chính 490 điều kiện và 26 văn bản, y tế 327 điều kiện và
18 văn bản, nông nghiệp 270 điều kiện và 17 văn bản Đây thực sự là những con
số quá khổng lồ về các văn bản, các quy định liên quan đến ĐKKD Với các quy địnhtải rác ở rất nhiều các văn bản không những làm khó cho doanh nghiệp trong việc tracứu, tìm hiểu mà còn khó cho các cơ quan, đơn vị đối chiếu, cấp giấy phép
Thứ hai, bất cập trong thẩm quyền ban hành các quy định Thâm quyển banhành các quy định về ĐKKD bao gồm rat nhiều cơ quan từ trung ương đến địaphương Tình trạng khá phổ biến là luật và pháp lệnh thường không hoặc chỉ có mộtquy định khá chung, không rõ ràng về giấy phép, sau đó lại giao cho văn bản hướngdẫn thi hành quy định cụ thể về nội dung giấy phép, ĐKKD Cũng có trường hợp vănbản “cấp trên” không đặt ra yêu cầu cụ thể về giấy phép, nhưng văn bản “cấp dưới”lại quy định đặt ra yêu cầu về giấy phép Mặc dù Nghị định 139/2007/NĐ-CP và Nghị
định 43/2010/NĐ-CP đã loại bỏ và hạn chế các chủ thể ban hành văn bản quy phạm
pháp luật về ngành nghề kinh doanh có điều kiện và ĐKKD, tuy nhiên, theo khảo sátcủa CIEM, cho đến trước thời điểm Luật Đầu tư 2014 có hiệu lực (1/7/2015), có đến1.697 ĐKKD do các bộ ban hành bằng các thông tư, quyết định vẫn đang còn hiệulực Tuy nhiên, theo đại diện của CIEM, Luật Đầu tư quy định các bộ, UBND các cấpkhông được ban hành ĐKKD và với cách tiếp cận mọi người dân được tự do kinhdoanh những ngành nghề pháp luật không cắm, thì các điều kiện này đương nhiên bị
?* Nguyễn Hương, Hội thảo Điều kiện kinh doanh 2017, Công thông tin điện từ Bộ Kế hoạch và Đầu tu,
2017 Nguôn: http://www.mpi.gov.vn/pages/tinbai.aspx?7idTin=37298, truy cập ngày 28/03/2018.
Trang 38bãi bỏ, không còn hiệu lực từ ngày 1/7/2015 Hy vọng rằng cùng với Luật Đầu tư
2014, Luật Doanh nghiệp 2014, Nghị quyết số 19-2016/NQ-CP về những nhiệm vụ,giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốcgia hai năm 2016 - 2017, định hướng đến năm 2020 sẽ chấm đứt hoàn toàn các quyđịnh về doanh nghiệp kinh doanh có điều kiện cũng như ĐKKD không còn phù hop
và trái với quy định của pháp luật Đây có thể một trong những chìa khóa quan trọng
dé các doanh nghiệp dé dang hon trong việc tiếp cận thị trường kinh doanh
Thứ ba, có sự thiéu rõ ràng, cụ thé trong các quy định Ngoài vấn đề về thâmquyền ban hành các văn bản quy định kinh doanh có điều kiện và ĐKKD có nhiều batcập thì sự thiếu rõ ràng, thiếu cụ thé trong các quy định đó cũng là điều đáng dé đềcập đến Theo khoản 2 Điều 9 Nghị định 118/2015/NĐ-CP quy định chỉ tiết và hướngdẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư thì ĐKKD được thể hiện dưới một số hìnhthức xác định Tuy nhiên, ngay trong quy định này, một số điều kiện như “văn bảnxác nhận”, “các hình thức văn bản khác”, “các yêu cầu, tiêu chuẩn, điều kiện cá nhân,
tổ chức kinh tế phải đáp ứng để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh mà không cầnphải có xác nhận, chấp thuận đưới các hình thức văn bản” còn quá chung chung vàmập mờ Trên thực tế, điều kiện hay tiêu chí cấp phép là nội dung cơ bản và quantrọng nhất trong số các nội dung của các quy định về giấy phép kinh doanh, xét trênphương diện tô chức thực hiện và giám sát việc thực hiện Các điều kiện cấp phép liênquan và tác động trực tiếp đến mức độ thuận tiện, thông thoáng của giấy phép, của hồ
sơ, trình tự và thủ tục thực hiện cấp phép Chính điều kiện cấp phép là yếu tố quyết
định chỉ phối thái độ và cách thức hành xử của cán bộ có liên quan cũng như của
người xin phép trong cả quá trình thực hiện cấp giấy phép Nếu các điều kiện đượcquy định cụ thé, dé hiểu, lượng hóa được và tiên liệu trước được, thì cơ quan, cá nhântrực tiếp cấp giấy phép đó ít có cơ hội và du dia dé lạm dụng quyền lực, gây khó khăn,sách nhiễu, phiền hà đối với người đi xin phép; và nếu điều kiện quy định ở mức hợp
ly, thì giấy phép đó không biến thành rao cản đối với quyền tự do kinh doanh; không
trở thành công cụ bảo vệ cho các hành vi cạnh tranh không lành mạnh Từ đó, các
DNKN có cơ hội tham gia thị trường kinh doanh và có cơ hội phát triển, không bị
“phân biệt đối xử”
Rà soát các quy định hiện hành về các điều kiện hay tiêu chí để cấp phép chothấy thường có ba nhóm điều kiện: (i) điều kiện để thực hiện hoạt động kinh doanhđược quan lý bằng giấy phép, (ii) điều kiện về chủ thé kinh doanh (iii) điều kiện củadich vụ, sản phẩm là đối tượng của hoạt động kinh doanh”” Trong đó, điều kiện đểđược thực hiện kinh doanh đóng vai trò chủ yếu và phổ biến trong tất cả các điều kiện
để được cấp phép Càng nhiều loại điều kiện được áp dung cùng một lúc, thì việc cấp
? Ths Hoàng Thị Thanh Hoa và Th§.Uông Hồng Thắng, Thực trạng thành lập doanh nghiệp ở Việt Nam hiện
nay - một số bat cập và kiên nghị hoàn thiện, Công thông tin điện tử Bộ Tư pháp, 16/10/2017 Nguôn: http:/www.moj.gov.vn/gt/tintuc/Pages/nghien-cuu-trao-doi.aspx?ItemID=2228, truy cập ngày 25/03/2018.
Trang 39phép càng khó khăn, phiền hà và tốn kém Trong các văn bản pháp luật quy định rấtnhiều điều kiện như địa điểm kinh doanh, kế hoạch đã được phê duyệt, phương án đãđược công bố, đây được coi là một dạng biến tướng của ĐKKD, là những “giấy phépcon” các cơ quan có thâm quyền có thể lạm dụng làm khó khăn cho các doanh nghiệp
mới thành lập nói chung và DNKN nói riêng Trong khi đó, DNKN là các doanh nghiệp mới thành lập có ý tưởng kinh doanh đột phá, có sức tăng trưởng nhanh Tínhđột phá trong ý tưởng, trong lĩnh vực kinh doanh tạo nên sự khác biệt đối với cácdoanh nghiệp khác, nhưng cũng khó tiên liệu trước được, có thể chưa có quy địnhpháp luật điều chỉnh liên quan đến các ý tưởng kinh doanh mới lạ của DNKN Từ đó,các cơ quan có thâm quyền lúng túng, chậm chạp trong việc giải quyết hồ sơ, những
nhiễu, làm khó các DNKN
Ngoài ra, còn có những ĐKKD tạo ra sự phân biệt đối xử về quy mô doanhnghiệp, làm DNKN khó có cơ hội tiếp cận Ví dụ: Trong lĩnh vực giao thông vận tải,Nghị định 86/2014/NĐ-CP của Chính phủ về kinh doanh và ĐKKD vận tải bằng xe ô
tô yêu cầu doanh nghiệp kinh doanh taxi, vận tải theo hợp đồng phải đạt số lượng xetối thiểu trong phương án kinh đoanh được Sở Giao thông Vận tải phê duyệt mới đượchoạt động” Vô hình chung, điều này đã loại bỏ đa số doanh nghiệp vận tải nhỏ và tạođiều kiện cho các đoanh nghiệp lớn chiếm hữu thị trường, trong khi không có cơ sởvững chắc nào cho thấy doanh nghiệp có nhiều phương tiện hơn thì chất lượng dịch
vụ tốt và an toàn hơn khi tham gia giao thông Đây cũng chính là rào cản lớn đành chocác DNKN trong lĩnh vực vận tai có áp dụng công nghệ thông tin vào kinh doanh, cóthể có chất lượng dịch vụ tốt hơn các doanh nghiệp lớn nhưng lại không đủ ĐKKD.Trong lĩnh vực công thương, Nghị định 19/2016/NĐ-CP về kinh doanh khí yêu cầuthương nhân phân phối khí phải có bồn chứa có tổng dung tích tối thiểu 300m”; có sốlượng vỏ bình ga các loại đủ điều kiện lưu thông trên thị trường với tổng dung tíchchứa tối thiểu 2.620.000 lít” Với yêu cầu này thì doanh nghiệp phải sở hữu tối thiểu100.000 vỏ bình gas 12kg — điều kiện này được đánh giá là quá sức đối với nhiềudoanh nghiệp””
Như vậy, việc quy định về ĐKKD không hợp lý sẽ dẫn đến một số DNKNkhông đủ khả năng tài chính sẽ bị loại khỏi cuộc chơi, từ đó hệ quả là không kêu gọi,
hỗ trợ được các DNKN phát triển, trong khi một vài doanh nghiệp lớn sẽ kiểm soát thịtrường, tạo ra sự độc quyền Cả hai trường hợp này đều gây ra thiệt hại về mặt kinh tế,
đi ngược lại với quy luật cạnh tranh của nền kinh tế thị trường và cuối cùng chịu thiệtnhất vẫn là người tiêu dùng
? Khoản 2 Điều 13 về “Điều kiện chung kinh doanh vận tải bằng xe 6 tô”, Nghị định số 86/2014/ND-CPngay
10 tháng 09 năm 2014 của Chính phủ về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.
? Điều 9 về “Điều kiện đối với thương nhân phân phối khf°, Nghị định số 19/2016/NĐ-CPngày 22 tháng 03 năm 2016 của Chính phủ về kinh doanh khí .
3° Hội thảo “Điều kiện kinh doanh trong hai lĩnh vực Giao thông Vận tải và Công thương: Nhận diện và kiến
nghị” do Phòng Thương mai và Công nghiệp Việt Nam (VCCI tổ chức tại Tp Hồ Chí Minh, ngày 3/6/2017
Trang 402.1.2 Thủ tục hành chính
Như đã khẳng định ở trên, TTHC có mặt trong hầu hết các hoạt động củađoanh nghiệp từ khi thành lập doanh nghiệp cho đến khi doanh nghiệp rút khỏi thịtrường Đối với các DNKN, những doanh nghiệp mới đang trong giai đoạn hìnhthành, có thể nói TTHC quan trọng nhất đối với doanh nghiệp là thủ tục đăng kýthành lập doanh nghiệp và thủ tục cấp giấy chứng nhận đầu tư Hiện nay, ở Việt Nam,công cuộc cải cách TTHC đang diễn ra mạnh mẽ, thực hiện cắt giảm, loại bỏ hàng loạtTTHC trên hầu hết các lĩnh vực góp phần tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp vàngười dân.
Theo quy định tại Luật Doanh nghiệp 2014” ! và Nghị định số 78/2015/NĐ-CPthì trình tự đăng ký thành lập doanh nghiệp bao gồm các bước sau đây:
Bước ï: Người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp hoặc người đại diệntheo ủy quyền nộp hồ sơ theo quy định tại Nghị định này tại Phòng Đăng ký kinhdoanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
Bước 2: Phòng Đăng ký kinh doanh nhập đầy đủ, chính xác thông tin trong hồ
sơ đăng ký doanh nghiệp, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và tải các văn bản trong hồ sơđăng ký doanh nghiệp sau khi được số hóa vào Hệ thống thông tin quốc gia về đăng
sơ đăng ký doanh nghiệp đối với mỗi một bộ hồ sơ do doanh nghiệp nộp trong mộtThông báo yêu cầu sửa đổi, bé sung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp
Hướng dẫn chỉ tiết quy định trên trong Luật Doanh nghiệp 2014, Chính phủ đãban hành Nghị định số 78/2015/NĐ-CP về Đăng ký doanh nghiệp Nghị định 78 đãquy định chỉ tiết TTHC đăng ký thành lập doanh nghiệp, hồ sơ đăng ký thành lậpdoanh nghiệp đối với từng loại hình doanh nghiệp khác nhau Đặc biệt, Nghị định78/2015/NĐ-CP còn quy định về việc đăng ký thành lập doanh nghiệp thông quamạng điện tử Theo Nghị định số 78/2015/NĐ-CP, Cơ quan đăng ký kinh doanh baogồm Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạc và Đầu tư; Phòng tài chính, kếhoạch thuộc UBND cấp huyện Một doanh nghiệp nếu hồ sơ đăng ký thành lập doanhnghiệp đã hoàn thiện day đủ và không bị yêu cầu thay đổi, bổ sung thông tin thì nhanh
3! Điều 27 Luật Doanh nghiệp 2014.