Đề tài sinh viên nghiên cứu khoa học: Giải quyết tranh chấp về xác lập chủ quyền lãnh thổ tại cơ quan tài phán quốc tế: Lập luận pháp lý, bằng chứng lịch sử và kinh nghiệm cho Việt Nam

130 0 0
Đề tài sinh viên nghiên cứu khoa học: Giải quyết tranh chấp về xác lập chủ quyền lãnh thổ tại cơ quan tài phán quốc tế: Lập luận pháp lý, bằng chứng lịch sử và kinh nghiệm cho Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BAO CAO TONG KET DE TAI THAM GIA XET GIAI THUONG

“SINH VIEN NGHIEN CUU KHOA HOC”

CUA TRUONG DAI HOC LUAT HA NOI NAM 2021

GIAI QUYET TRANH CHAP VE XAC LAP CHU QUYEN LANH THO TAI CO QUAN TAI PHAN QUOC TE: LAP LUAN PHAP LY, BANG CHUNG

LICH SU VA KINH NGHIEM CHO VIET NAM

Thuộc nhóm ngành khoa hoc: XH

NĂM 2021

Trang 2

2 Tình hình nghiên cứu dé tài 5-2 5< s52 s£ sEs£ s£S£EsSs£s£EsessEsessesessesses 1 3 Mục đích nghiên cứu dé tài -s- << s<s£ sSs£ss£ssEssEssEseEsersessessessessrsscse 2 4 Nhiệm vụ nghiên cứu dé tài 2< s£ << s£SsEs£ se EseEsEseEseseesessesersessre 2 6 Đối tượng và phạm Vi nghiên €ỨU -. 2- <5 s52 se ss£ s£ss£s£ sesz£sessesessesee 3 7 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài - 3 3:7 08)19)8))00 0027277 4 CHUONG I NHỮNG VAN DE LÝ LUẬN VE GIẢI QUYẾT TRANH CHAP VE XÁC LAP CHU QUYEN LANH THO TAI CO QUAN TAI PHÁN QUOC TẺ 4 1.1 Căn cứ xác lập chủ quyền lãnh thổ quốc gia - . 5- 55c s©s<csesses2 4 1.1.1 Khái niệm liên quan đến chủ quyền lãnh thổ quốc gia . 4 1.1.1.1 Khái niệm lãnh thổ quốc gÌ4 c2: ++cSk+E‡EEEE+EEEEEEEEEEEEEEEEEErkrrkrreei 4 1.1.1.2 Khái niệm chủ quyén Quoc gÌa - 5-5252 SE+EE+E£Et+EEESEEEEeEEEErrerkrrees ° 1.1.1.3 Khải niệm thụ đắc lãnh thổ -ccc+cccccsccttteEEkrrrtrkerrrrrtrrrrrtrrrrrk 6 1.1.2 Các phương thức thụ đắc lãnh thổ quốc gia -. -5 °-5 s 5< ses<e 6 1.1.2.1 Thụ đắc lãnh thé bằng phương thức chiém cứ hữu hiệu (Occupation) 6 1.1.2.2 Thụ đắc lãnh thé do tác động của tự nhiên (Aceretiow) -s-s-: 7 1.1.2.3 Thụ đắc lãnh thé dựa trên sự chuyển nhượng tự nguyện (Cession) 8 1.1.2.4 Thu đắc lãnh thổ theo thời hiệu (Prescription acquisitive) - 9 1.2 Lý luận chung về van đề bằng chứng trước các cơ quan tai phán quốc té 10 1.2.1 Khái niệm về bằng chứng 2-2 <s£ s2 £seEs£seEsesesessessssesses 10 1.2.2 Hệ thong bằng chứng được sử dụng tại các cơ quan tài phán quốc tế 10 1.2.2.1 Bằng chứng tài lIỆM - + St E+E‡E‡EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEErrkerree 10 1.2.2.2 Bằng chứng bằng lời + + St EEEEEEEEE121111121111111112111 xe 12 1.2.2.3 Bằng chứng không phải dang văn ĐbảM - - + + et+k‡E£E+EeEerkexerkes 13 1.3 Hệ thống các cơ quan tài phán Quoc tẾ -s- 2s sess se sessesesseseesesse 13 1.3.1 Các thiết chế tod án Quoc té - 2 < 2° s s2 sss£sSsEssEseseeseEsesersesses 15 1.3.1.1 Tòa án công ly quốc tế của Liên hợp quốc (International Court of Justice

-2/5 15

1.3.1.2 Toà án quốc tế về Luật biển (International Tribunal for the Law of the Sea)

¬ 23

1.3.2 Các thiết chế trọng tài quốc tẾ -s- s- sssscss+ss+sexssxsessessrssrssrse 25

1.3.2.1 Tòa trọng tài thường trực La Haye (Permanent Court of Arbitration - PCA)

5 th i3 4083188 483k DT SAA A ch A A RC ES AT Ze

1.3.2.2 Tòa trọng tài quốc tế về Luật ĐiỂN - + + Sk+E+k‡E+EEEEEEEEEEEEEerkerered 30

1.3.2.3 Tòa trọng tài đặc biệt

Trang 3

1.3.3.1 Những kết quả đã đạt được trong thực tiễn giải quyết tranh chấp tại các cơ quan tài phản QUOC ẨỂ - + + ©t+St+E‡EESEEEEEEE2EE115112181111111111112111111211111111 1E xe 37 1.3.3.2 Đánh giá thực tiễn việc giải chấp tranh chap tại các cơ quan tài phán quốc 4I CHUONG II THỰC TIEN VIỆC GIẢI QUYẾT TRANH CHAP VE XÁC LẬP CHỦ QUYEN LANH THO TẠI CÁC THIET CHE TÀI PHAN QUOC TẾ 45 2.1 Vụ tranh chấp chủ quyền hòn dao Palmas giữa Vương quốc Ha Lan va Hop chủng quốc Hoa Kỳ năm 1928 2- ° 5£ s52 Ss£ 2 £s£ s£S£Es£Ss£s£EsES2EseEseszzsesses 45 2.1.1 Nội dung vụ tranh chấp -s- se sss se ss£ s£ss se sessEsessesessessrsessese 45 2.1.3 Nội dung phán quyết cuối €Ùng s- 5< s s se sess=sessesessessesessese 50 2.1.4 Bằng chứng của các bên trong vụ tranh chấp -5s°-sessse<ses2 51 2.1.4.1 Bang chứng của Hoa Kp vecececscescesssssvesessssvessssesvesssssssssssvessssesssssvessseseeees 52 2.1.4.2 Bằng chứng của Hà LAN - 2-5 SESSE‡EE+E£EE2EEEEEEEEEEEEEEEEEEEkrrerkrrees 52 2.2 Vụ tranh chấp chủ quyền quan đảo Zukur Hanish trên Biển Đỏ giữa Nhà nước Eritrea và Cộng hòa Yemen từ năm 1998 đến năm 19909 2s ssss 53 2.2.1 Nội dung vụ tranh chấp -s- << s2 se s£s£ s£ss£sxsEsEsessesersesrsessese 53 2.2.1.2 Bối cảnh dân đến tranh CRAP vicececcscsscesvsvssvesesssvessssesvesssssssssssesssssvesveseees 54

2.2.2.1 Lập luận của Eritrea Và Ï€HI€H + 331888395 EE+EEEEE+eeeeeeeeeeree 542.2.2.2 Lập luận của Tòa TrOng td - c + E$vkEksreeksreeeeeeeevee 59

2.2.3 Nội dung phán quyết cuối €Ùng s- 5-2 s s se sessesessesessessesessese 60 2.2.4.1 Bằng chứng của ErÌIF€d +: 5e+k+Sk+E‡EEEEEEEEEEEEE5E121111112121121 Tre 62 2.2.4.2 Bằng chứng của Y€IH€H - +52 S£E+EE+E‡EEEEEEEEEEEEEEEEE21E112112151121 1E 1e 62 2.3 Vụ tranh chấp chủ quyền đảo Pulau Ligitan và đảo Pulau Sipadan giữa Cộng

hòa Indonesia và Malaysia năm 2002 sisssssccsssxssassavansoescensasscarencsssseseassssvexceniseseccrensenee 62

2.3.1 Nội dung vụ tranh chấp -. -e se s sess©ss©ssEseEseEsersersessessessrssrsee 62 2.3.1.1 Vi trí dia ly và diéu kiện tự nhiên của đảo Pulau Ligitan và dao Pulau

SC y1, ` } ` 62

2.3.1.2 Bồi cảnh dân đến tranh cÌhiấp 2-5252 St+E+E‡EE+ES£ESEE2EeEEeEreersrree 63 2.3.2 Lập luận pháp lý của các bên trong vụ tranh chấp . -s-2 63

2.3.2.1 Lập luận của Indonesia và MALAysid - -< 5< + 3+ ++*vve++ssx2 632.3.2.2 Lập luận của Toà trOng tdi - c3 38% 181% EEEESeEEESeeeeeereeeree 6S

2.3.3 Nội dung phán quyết cuối €Ùng - s2 s s se sessesessessssessesessese 65 2.3.4 Bằng chứng của các bên trong vụ tranh chấp -s s-ssssss«s 65 2.3.4.1 Bằng chứng của InddOf€SÌA - 2-5-5252 SE+SE+E‡EE+E£EESEEEESEEEEEEEEEkrrererrees 65 2.3.4.2 Bang chứng của Malaysideesceccccccsccsssscssvssssvesessssvessesssvessssssesssssvssesvesesneees 65 2.4 Đánh giá về việc sử dung bằng chứng trong tranh chấp xác lập chủ quyền quốc gia tại các thiết chế tài phán trên thực tien 2 ° 5£ << sess se sessesesses65 DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO 5- 5-5 s52 se se sessesessese 83

PHU LUC

Trang 4

DANH MỤC PHỤ LỤC

PHỤ LỤC SỐ 01 Vụ tranh chấp chủ quyền hòn đảo Palmas giữa Vương quốc Hà Lan và Hợp chủng quốc Hoa Kỳ năm 1928

PHỤ LỤC SỐ 02

Bằng chứng vụ tranh chấp chủ quyền quần đảo Zukur Hanish trên Biển Đỏ giữa Nhà nước Eritrea và Cộng hoà Yemen từ năm 1998 đến năm 1999

PHỤ LỤC SỐ 03

Bang chứng vụ tranh chap chủ quyền dao Pulau Ligitan và

đảo Pulau Sipadan giữa Cộng hoà Indonesia và Malaysianăm 2002

PHU LUC SO 04 Ban đồ chủ quyền Việt Nam

PHU LUC SO 05 Ban đồ lãnh thé Trung Quốc

Trang 5

DANH MỤC TỪ VIET TAT

TỪ VIET TAT | GIẢI THÍCH TIENG ANH | GIẢI THÍCH TIENG VIỆT The 1982 United Nations | Công ước Liên hợp quốc về

UNCLOS Convention on the Law of the | Luật biển năm 1982

ICJ International Court of Justice | Tòa án Công lý quốc tế

International Tribunal for the | Toà án quốc tế về Luật biển

Law of the Sea

Trang 6

PHAN MỞ DAU

1 Tinh cấp thiết của dé tài

Biển luôn đóng vai trò quan trọng về nhiều mặt kinh tế, quân sự, chính trị Ngay nay, khi đất liền trở nên chật hẹp không đáp ứng được tốc độ tăng trưởng dân sự, năng lượng khan hiếm, các hệ sinh thái suy thoái, môi trường trở nên quá tải, biển và đại dương trở thành miền đất hứa cho tất cả các quốc gia Trong bối cảnh đó, các nước ven biên, nhất là các cường quốc đều có xu hướng “tiến ra biển”, xây dựng chiến lược biển, tăng cường tiềm lực mọi mặt dé khai thác va sử dụng biên.

Việt Nam là quốc gia năm ven bờ biển Đông có đường bờ biển dài 3.260 km, với các vùng biển rộng lớn có tổng diện tích lên tới 1 triệu km Điều kiện địa lý như vậy không chỉ đem lại lợi ích từ tài nguyên thiên nhiên như hải sản, dầu khí, năng lượng sạch hay du lịch và vận tải biển mà còn có ý nghĩa đặc biệt về quốc phòng - an ninh Tình hình Biên Đông thời gian gần đây diễn biến hết sức phức tạp, đặc biệt khi các nước đơn phương tiễn hành các hoạt động gây bat 6n tình hình trên thực địa như tăng cường hiện diện, quân sự hoá các cấu trúc tranh chấp, chủ động va chạm, cưỡng ép các tàu cá, v v.; đồng thời, tích cực triển khai các chính sách ngoại giao, pháp lý thông qua việc đưa ra yêu sách “Tứ Sa" không phù hợp với luật pháp quốc tế Những diễn biến này tiềm ân nhiều nguy cơ đe dọa tới sự hòa bình, ôn định của khu vực nói chung, quyền và lợi ích hợp pháp của các nước ven Biển Đông, trong đó có Việt Nam.

Chính vì vậy, yêu cầu tất yêu được đặt ra là phải tăng cường quản lý Nhà nước dé bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyên, quyền tài phán và các quyên, lợi ích hợp pháp

khác của Việt Nam trên biển Việc bảo vệ và thực thi chủ quyên, các quyền và lợi ích

hợp pháp khác là nhu cầu không chỉ của riêng Việt Nam mà của tất cả các quốc gia trên thé giới, đặc biệt là những quốc gia ven biển.

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Hiện nay đã có một số công trình nghiên cứu về vấn đề xác lập chủ quyền lãnh thổ tại các cơ quan tài phán quốc tế như:

Luận văn Những vấn dé lich sử và pháp lý về sự xác lập chủ quyên lãnh thổ đối với quân đảo Trường sa của Việt Nam năm 2011 của thạc sĩ Dương Văn Thay thuộc cơ

Trang 7

sở đào tạo Đại học Luật Hà Nội Luận văn, thứ nhất, khái quát về Quần đảo Trường Sa Thứ hai, Pháp luật quốc tế về thụ đắc lãnh thé từ đó khang định cơ sở dé Việt Nam xác lập chủ quyền với Quần đảo Trường Sa Thứ ba, tác giả chỉ ra lập luận của các bên tranh chấp quần đảo Trường Sa và chỉ ra các bằng chứng lịch sử và pháp lý khang định Quan đảo Trường Sa là lãnh thé của Việt Nam

Luận văn Luật Quốc tế về thụ đắc lãnh thổ và áp dung với quân đảo Hoàng Sa

của Việt Nam năm 2018 của thạc sĩ Ngô Mai Anh thuộc cơ sở đào tạo Đại học Luật Hà

Nội Luận văn đã trình bày về van dé thụ đắc lãnh thé theo quy định của Luật Quốc tế gồm khái quát về lãnh thé quốc gia và thụ đắc lãnh thổ; các phương thức thụ đắc lãnh thổ theo quy định của Luật Quốc tế; phương thức thụ đắc lãnh thổ bằng chiếm hữu Đồng thời, luận văn phân tích việc sử dụng, quản lý quần đảo Hoàng Sa qua các thời kỳ; đánh giá lập trường của các bên và triển vọng giải quyết tranh chấp

3 Mục đích nghiên cứu đề tài

Bang việc đưa ra những bằng chứng có tính lịch sử, tính pháp lý và dựa trên luật pháp quốc tế, mục đích nghiên cứu đề tài là:

Thứ nhất, làm rõ những căn cứ pháp lý quốc tế trong thụ đắc chủ quyền lãnh thổ từ trước đến nay, xét trên cả mặt lý luận và thực tiễn áp dụng trong đời sống quốc tế.

Thứ hai, giúp cho việc phản bác những luận điểm, bằng chứng biện minh cho sự xâm phạm của các nước ngoài đối với chủ quyền Việt Nam tại hai quần đảo Trường Sa

và Hoàng Sa

Thứ ba, góp phần tuyên truyền về trách nhiệm đấu tranh giành chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và khơi dậy lòng yêu nước, niềm tự hào và bảo vệ chủ quyền vùng biển của Việt Nam

4 Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài

Đề đảm bảo đạt được các mục đích nghiên cứu nêu trên, đề tài nghiên cứu đặt ra và giải quyết những nhiệm vụ chủ yếu sau:

- Nghiên cứu, đưa ra những vấn dé lich sử và pháp lý của sự xác lập chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa.

- _ Phân tích, lập luận đánh giá các lập luận pháp lý va bằng chứng lịch sử đối với một số vụ việc về xác lập chủ quyền lãnh thô trên thế giới Từ đó, rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc chuẩn bị băng chứng đối với tranh chấp tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa

2

Trang 8

- _ Trên cơ sở kết quả nghiên cứu và những đánh giá các bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp ly, từ đó khang định về sự xác lập chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa

5 Điểm mới trong việc nghiên cứu đề tài

Trên cơ sở kế thừa những kết quả nghiên cứu khoa học trước đó liên quan đến đề tài, nhóm tác giả mong muốn việc tiếp tục nghiên cứu những vấn đề liên quan đến đề

tài này sẽ mang lại những giá tri khoa học.

Thứ nhất,

6 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là đưa ra những vấn đề lịch sử và pháp lý của sự xác lập chủ quyền lãnh thé Nhóm tác giả di sâu nghiên cứu về lập luận pháp lý và bằng chứng lịch sử của các vụ tranh chấp về xác lập chủ quyền lãnh thổ đã được giải quyết tại các thiết chế tài phán quốc tế Bên cạnh đó, nhóm tác giả cũng tập trung nghiên cứu về việc xác lập chủ quyên lãnh thé của Việt Nam đối với hai quan đảo Hoàng Sa và Trường Sa Hiện nay tại biển đông Việt Nam liên quan tới bốn loại tranh chấp nhưng nhóm tác giả giới hạn phạm vi là tranh chấp liên quan đến xác lập chủ quyền lãnh thô.

7 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài

Nhóm tác giả chủ yếu dựa trên cơ sở phương pháp nghiên cứu lịch sử theo quan điểm duy vật lịch sử Nhóm tác giả vận dụng phương pháp luận lịch sử và phương pháp nghiên cứu lịch sử cụ thể cùng phương pháp logic.

Ngoài ra còn sử dụng các phương pháp: tổng hợp, phân tích thống kê và so

8 Kết cau nội dung của đề tài

Công trình nghiên cứu gồm trang

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục từ viết tắt, danh mục bảng và biểu dé, danh mục tài liệu tham khảo, dé tài được kết cấu thành 03 mục như sau:

Chương 1: Những van dé lý luận về giải quyết tranh chấp về xác lập chủ quyền lãnh thé tại cơ quan tai phán quốc tế

Chương 2: Thực tiễn việc giải quyết tranh chấp về xác lập chủ quyền lãnh thé tại các thiết chế tài phán quốc tế

Chương 3: Việt Nam và việc chuẩn bị, sử dụng các bằng chứng trong các vụ kiện về tranh chấp xác lập chủ quyền lãnh thổ tại biên Đông

3

Trang 9

PHAN NỘI DUNG

CHUONG I NHUNG VAN DE LY LUAN VE GIAI QUYET TRANH CHAP VE XAC LAP CHU QUYEN LANH THO TAI CO QUAN TAI PHAN QUOC TE 1.1 Căn cứ xác lập chủ quyền lãnh thé quốc gia

1.1.1 Khái niệm liên quan đến chủ quyền lãnh thổ quốc gia 1.1.1.1 Khái niệm lãnh thé quốc gia

Quốc gia là chủ thể chính yếu nhất của luật pháp quốc tế Điều 1 của Công ước Montevideo quy định: “M9 quốc gia với tư cách là chủ thể của luật pháp quốc té nên có các tiêu chi sau: a) dân cư thường trú; b) lãnh thổ xác định; c) chính quyển; và da) khả năng tham gia vào quan hệ với các quốc gia khác ”! Bên cạnh các yêu tố về dan cư, chính quyền hay khả năng tham gia vào quan hệ với các quốc gia khác thì lãnh thô được coi là một yếu tô quan trọng Nó là cơ sở vật lý quan trọng cho sự tồn tại của một quốc gia Luật pháp quốc tế quy định “Lãnh thổ của một quốc gia không thể là đối tượng của việc thụ đắc bởi một quốc gia khác bằng việc de dọa hoặc sử dung vũ lực ”° Khoản | Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013: “Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nước độc lập, có chủ quyên, thong nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, hải đảo, vung bién va vung troi”’.

Điểm a Khoản 4 Điều 1 Hiệp định giữa chính phủ nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và chính phủ nước cộng hòa Slovakia về khuyến khích và bảo hộ đầu tư lẫn nhau cũng định nghĩa lãnh thé là: “Đối với nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, là lãnh thé đất liền, các hai dao, nội thủy, lãnh hải và vùng trời phía trên đó, các vùng biển ngoài lãnh hải bao gém cả đáy biển và lòng đất dưới đáy biển mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện chủ quyên, quyên chủ quyên và quyên tài phan phù hợp với pháp luật quốc gia và luật pháp quốc tế ”

Như vậy, dù không hoàn toàn giống nhau, nhưng chúng ta có thê rút ra rằng: Lãnh thổ quốc gia là một phan của Trái Dat, bao gồm vùng dat, vùng nước, vùng trời và vùng lòng đất, thuộc chủ quyền hoàn toàn, riêng biệt hoặc tuyệt đối của một quốc gia Lãnh thổ quốc gia là toàn vẹn và bất khả xâm phạm.

! Xem: Nguyên văn tiếng Anh: “Article 1 The state as a person of international law should possess the following

qualifications: a) a permanent population; b) a defined territory; c) government; and d) capacity to enter intorelations with the other states.”

? Xem: Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, Nghị quyết số 26/25 về các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, 1970

4

Trang 10

1.1.1.2 Khái niệm chủ quyên quốc gia

Malcolm Nathan Shaw trong cuốn giáo trình Luật quốc tế dé cập rằng: “Luật pháp quốc tế được xây dựng dựa trên khái niệm quốc gia Quốc gia lại được đặt trên nên tảng của chủ quyên, được thể hiện như quyên lực toi cao của các thiết chế nhà nước bên trong quốc gia đó và bên ngoài quốc gia đó thể hiện là quyén lực tối cao của quốc gia với tư cách một chủ thể pháp lý ”

James Crawford cũng đưa ra định nghĩa: “Thudt ngữ 'Chủ quyén’ có rất nhiều cách sử dụng Theo nghĩa nguyên gốc thuật ngữ này chỉ đến quyên lực tối cao bên trong một quốc gia — thuộc về vấn dé của luật hién pháp hơn là pháp luật quốc tế, và là van dé mà ở nhiều quốc gia không được xem là một van dé thực sự Theo nguyên tắc phân chia quyên lực, không có bat kỳ thiết chế nào bên trong một quốc gia có quyên lực toàn bộ; quyên lực sẽ được phân chia, nhưng quốc gia vẫn được xem là có 'chủ quyên Luật pháp quốc té dé van dé phân chia quyên lực trong nội bộ quốc gia cho từng quốc gia quyết định Luật pháp quốc tế xem mỗi quốc gia như một thực thể có chủ quyên, theo nghĩa rộng quốc gia mặc nhiên có toàn bộ thẩm quyên dé hoạt động không chỉ bên trong quốc gia mà còn ở phạm vi quốc té, dé ký kết (hoặc không ký kết) các điều ưóc quốc tế và các cam kết khác, dé quan hệ (hoặc không quan hệ) với quốc gia khác bằng nhiễu cách thức, dé đông ý (hoặc không đông ÿ) giải quyết các tranh chấp quốc tế ”*

Hai tác giả trên đã đưa ra khái niệm chủ quyền lãnh thé khá tương đồng nhau, trên cơ sở đó, ta có thể xác định chủ quyền quốc gia là thuộc tính chính trị - pháp lý của quốc gia được thé hiện trên hai phương diện: Quyên tối cao của quốc gia trong phạm vi lãnh thé quốc gia và quyền độc lập của quốc gia trong quan hệ quốc tế.

Quyên toi cao trong phạm vi lãnh thé quốc gia: trong phạm vi lãnh thé của mình, quốc gia có quyền lực chính trị tối cao Quyền lực chính trị tối coa này thể hiện qua các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp của quốc gia; quyền quyết định mọi vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội, đời sống vật chất và tinh thần của quốc gia và các quốc gia khác không có quyền can thiệp.

Quyên độc lập trong quan hệ quốc té: quốc gia có quyền tự quyết định chính sách đối ngoại mà không bị lệ thuộc vào bất kỳ quốc gia nào Không một thực thê nào

3 Xem: Malcolm Nathan Shaw, mfernational Law, 6th ed., CUP, 2006, tr.487

4 Xem: James Crawford, Sovereignty as a legal value, in trong James Crawford and Martti Koskenniemi,

Cambridge Companion to International Law, CUP, 2012, tr.118

5

Trang 11

được phép chi phối hay ngăn cản các quốc gia xây dựng quan hệ hợp tác với các chủ thé khác Tuy nhiên, việc thực hiện chủ quyền của quốc gia không được xâm phạm đến lợi ích hợp pháp của chủ thể quốc tế khác.

1.1.1.3 Khái niệm thụ đắc lãnh thé

Thụ đắc lãnh thổ là việc một quốc gia xác lập chủ quyền của mình đối với một vùng lãnh thô mới, hay nói cách khác, mở rộng lãnh thô hiện của của mình, thêm một vùng lãnh thé mới vào ban dé lãnh thé quốc gia của mình Luật pháp quốc tế về thụ đắc lãnh thé là một ngành luật sớm xuất hiện và có vai trò quan trong Các quy định về thủ đắc lãnh thổ giúp giải quyết câu hỏi làm thế nào một quốc gia có thể xác lập chủ quyền đối với một vùng lãnh thổ mới một cách hợp pháp chống lại các yêu sách của các quốc gia khác Qua lịch sử phát triển, có vẻ không có bat kỳ quốc gia nào không có biến động về lãnh thổ, và ngành luật quốc tế này sẽ hợp pháp hóa hoặc bất hợp pháp hóa các biến

động này.

Hiện nay, chưa có văn bản pháp lý quốc tế nào đưa ra khái niệm cụ thê về thụ đắc lãnh thé (Territorial Acquisition) Tuy nhiên, đây là van đề được dé cập rất nhiều trong các phán quyết về tranh chấp lãnh thé của các cơ quan tài phán quốc tế Qua đó, ““thy dac lãnh thổ” được hiểu là việc thiết lập ranh giới dia lý chủ quyén của một quốc gia đối với một vùng lãnh thổ mới theo những phương thức phù hợp với quy định của

luật quốc tế `9.

Lãnh thé quốc gia là toàn vẹn và bất khả xâm phạm, vì vậy việc xác lập chủ quyền quốc gia đối với lãnh thé chi được coi là hợp pháp khi dựa trên những cơ sở và phương thức do luật quốc tế quy định.

1.1.2 Các phương thức thụ đắc lãnh thổ quốc gia

1.1.2.1 Thụ đắc lãnh thé bằng phương thức chiếm cứ hữu hiệu (Occupation)

Thụ đắc lãnh thé bằng chiếm hữu là phương thức phải kế đến đầu tiên, đó là sự thụ đắc một vùng lãnh thé vô chủ, không thuộc quyền của bat kỳ quốc gia nào.

Trong bản ghi nhớ năm 1909 do Chính phủ Pháp gửi cho Vua Italia Emmanuel

III về vụ tranh chấp dao Clipperton giữa Pháp và Mexico đã định nghĩa: “Chiém hữu là

“sự năm quyên sở hữu thực sự bởi một chính phủ đôi với một lãnh thô vô chủ với ý đô

> Xem: Nguyễn Thị Hồng Yến, Lê Thị Anh Đào (2020), Hướng dẫn môn học Công pháp quốc tế, Nxb Lao động,

Hà Nội, tr.16,17

5 Xem: Nguyễn Bá Dién, Ap dung các nguyên tắc về thụ đắc lãnh thổ trong luật quốc tế giải quyết hoà bình các

tranhh chap ở Biển Đông, http://nghiencuubiendong.vn/nghien-cuu-vietnam/737-nguyn-ba-din.

6

Trang 12

qua đó thụ đắc chủ quyên ” [105, tr 151] Qua định nghĩa đó, ta có thé thay muốn thụ đắc chủ quyền bằng phương thức chiếm hữu, quốc gia phải có hành động trên thực tế, sở hữu lãnh thô vô chủ và đồng thời phải có ý chí chiếm hữu lãnh thổ vô chủ đó.

Ngày nay, trong luật pháp và tập quán quốc tế, nguyên tắc chiếm hữu dau tiên, được vận dụng dé giải quyết các tranh chấp lãnh thé, đây là căn cứ dé chứng minh hay làm cơ sở chứng minh các quyền của một quốc gia với một vùng lãnh thô nhất định Sở di, phương thức thụ đắc lãnh thé bằng chiếm hữu không còn được sử dụng do hiện nay, các vùng lãnh thô vô chủ hầu như không còn nữa, sự thụ đắc lãnh thổ bằng chiếm hữu đã mat đi ý nghĩa ban đầu của nó.

Thụ đắc lãnh thô băng chiếm hữu chỉ được pháp luật quốc tế công nhận khi hành động chiếm hữu này phải là hành động của nhà nước Dat vô chủ phải là đất không nam trong hệ thống địa lý hành chính của một quốc gia nào Những vùng đất đã được biên chế chính thức vào hệ thống địa lý hành chính của một nước, dù vùng đất đó có hay không có đại điện thường trực tại chỗ của nhà nước, cũng không thé coi là đất vô chủ Việc chiếm hữu bằng vũ lực, bằng hành động chiến tranh những vùng đất đã có chủ không bao giờ làm thay đổi được chủ quyền lãnh thô.”

1.1.2.2 Thụ đắc lãnh thổ do tác động của tự nhiên (Accretion)

Theo phương thức thụ đắc lãnh thổ này, một quốc gia có quyền mở rộng ranh giới địa lý của lãnh thé thông qua việc bồi đắp tự nhiên vào lãnh thổ chính hoặc do sự xuất hiện của các hòn đảo mới trong phạm vi đường biên giới quốc gia Ví dụ như việc một hòn đảo xuất hiện ở Thái Bình Dương do một núi lửa dưới biển phun lên vào tháng 01 năm 1986 Chính phủ Anh đã cho rang: “Chung tôi biết hòn đảo xuất hiện trong lãnh hải cua dao Iwo Jima cua Nhật Ban Do đó chúng tôi coi nó thuộc lãnh thé Nhật Ban” Những vùng đất hoặc các hòn đảo mới xuất hiện trong phạm vi lãnh hải của một quốc gia bao gồm cả lãnh hải của lục địa và lãnh hải của các đảo năm riêng biệt, không những chỉ trở thành một bộ phận lãnh thổ của quốc gia đó mà theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật biên năm 1982 còn cho phép quốc gia đó mở rộng thêm đường biên giới

quôc gia trên biên và các vùng biên thuộc quyên tài phan quôc gia.

Xem: Dương Văn Thay, Những vấn dé lịch sử và pháp ly về sự xác lập chủ quyên lãnh thổ đối với quan đảo

Trường Sa của Việt Nam, Luận văn thạc sĩ luật học, Đại học Luật Hà Nội, 2010, tr.23

7

Trang 13

1.1.2.3 Thụ đắc lãnh thé dựa trên sự chuyển nhượng tự nguyện (Cession)

Chuyên nhượng lãnh thé giữa các quốc gia là một cách thức hợp pháp va hòa bình, qua đó một quốc gia chuyên nhượng một phần lãnh thé thuộc chủ quyền của mình cho một quốc gia khác thông qua một điều ước quốc tế có hiệu lực pháp lý Yêu cầu duy nhất dé bảo dam thụ đắc lãnh thé hợp pháp theo cách thức này là phải bảo đảm điều ước chuyên nhượng có hiệu lực theo luật pháp quốc tế, tức là được ký kết trong những hoàn cảnh không dẫn chế vô hiệu điều ước quốc tế Các trường hợp điều ước quốc tế bị vô hiệu, qua đó việc chuyển nhượng và thụ đắc lãnh thô bị vô hiệu, được quy định trong Công ước Viên về Luật điều ước quốc tế năm 1969, bao gồm 08 trường hợp: vi phạm luật pháp quốc gia về thẩm quyền ký kết điều ước, vi phạm các giới han cụ thé liên quan đến thầm quyền thể hiện sự đồng ý chịu ràng buộc, sai sót, gian lận, tham nhũng, đe dọa đại diện quốc gia, đe dọa sử dụng hay sử dụng, và xung đột với quy phạm mệnh lệnh bắt buộc chung (jus cogens).Š

Thực tế, chuyển nhượng lãnh thé chỉ xuất hiện trong quá khứ và rất hiếm (hoặc gần như không) xuất hiện trong giai đoạn hiện nay do tính chất nhạy cảm và thiêng liêng của lãnh thé quốc gia trong tâm lý dân tộc và dư luận xã hội các nước Tuy nhiên, luật pháp quốc tế thừa nhận nguyên tắc bình đăng chủ quyền quốc gia và cam sử dụng vũ lực hay đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế, việc xác lập chủ quyền và thay đôi lãnh thô quốc gia được thực hiện thông qua biện pháp hoà bình Những căn cứ được coi là điều kiện pháp ly dé xác lập hợp pháp danh nghĩa chủ quyền lãnh thé của một quốc gia theo phương thức chuyên nhượng tự nguyện:?

(i) Được thực hiện bởi cơ quan, tổ chức có thâm quyền đại điện cho quốc gia; (ii) Được thực hiện trên cơ sở tự nguyện, bình đăng của tất cả các quốc gia có liên quan Thoả thuận giữa các bên có thể bị xác định là vô hiệu nếu thoả thuận đó là

kết quả của sự nham lẫn, ma trá, có sự mua chuộc, nhận hồi lộ của vị đại diện quốc gia

hoặc có sự cưỡng ép đổi với người đại điện đó; !9

(11) Thoa thuận cân được xác lap một cách rõ ràng, chac chăn.

8 Xem: Liên hợp quốc, Công ước Viên về Luật điều ước quốc tế năm 1969, Điều 43 đến Điều 53? Xem: Salmon J , Contentieux international, Br

!0 Xem: Liên hợp quốc, Công ước Viên về Luật điều ước quốc tế năm 1969, Điều 48 đến Điều 52

8

Trang 14

1.1.2.4 Thụ đắc lãnh thổ theo thời hiệu (Prescription acquisitive)

Thụ đắc lãnh thé theo thời hiệu được hiểu là thụ đắc chủ quyền đối với một vùng lãnh thé bằng chiếm hữu trên thực tế trong một thời gian dài và không có sự phản đối đối với một vùng lãnh thé không phải là vô chủ, có nguồn gốc thuộc về một quốc gia khác hoặc một vùng lãnh thé vốn rất khó xác định rõ đã thuộc về ai.

Thuyết xác lập chủ quyền theo thời hiệu đã hình thành vào thời kỳ mà việc gây chiến tranh xâm lược và xâm chiếm bang vũ lực những vùng lãnh thé của các nước khác chưa bị luật pháp quốc tế lên án va cam đoán, còn nguyên tắc quyên dân tộc tự quyết thi chưa được coi là một tiêu chuẩn của luật pháp quốc tế Về sau thuyết này bị coi là không phù hợp với những nguyên tắc và tiêu chuẩn của luật pháp quốc tế hiện đại, trừ trường hợp sự Xác lập chủ quyền lãnh thổ không phải là xâm chiếm băng vũ lực những vùng lãnh thé của nước khác va không vi phạm quyền dân tộc tự quyết.

Người ta phân biệt hai trường hợp xác lập chủ quyền theo thời hiệu diễn ra từ lúc bắt đầu sự chiếm hữu: (i) Chiém hữu một vùng lãnh thé mà trước đó đã được coi là thuộc về một quốc gia khác; hoặc (ii) Chiếm hữu một vùng lãnh thé mà nguôn gốc không rõ rang, còn bị tranh cãi hoặc khó chứng minh tinh hợp pháp của việc chiếm hữu.

Trong trường hợp thứ nhất, việc bắt đầu chiếm hữu một vùng lãnh thé của nước khác nhằm mục dich tao ra chủ quyền đối với vùng lãnh thé đó theo thời gian chiếm hữu, là bất hợp pháp.

Trong trường hợp thứ hai, nguồn gốc của sự bắt đầu chiếm hữu không rõ ràng, sự chiếm hữu vào thời điểm đó chưa được hình thành một cách day đủ, sự ton tại chủ quyền trước đó đối với vùng lãnh thé này vẫn có thể bị tranh cãi.

Luật pháp quốc tế hiện đại không chấp nhận phương thức thụ đắc chủ quyền theo thời hiệu khi nó dùng dé biện minh cho những hành động xâm lược Một số nước đã dùng hành động quân sự xâm chiếm những vùng lãnh thé vốn thuộc chủ quyền của một nước khác, thiết lập quyền kiểm soát ở đó rồi lợi dụng nguyên tắc thụ đắc chủ quyền theo thời hiệu, lâu dần biến lãnh thé nước khác thành lãnh thé của mình một cách bat hợp pháp Sự chiếm đoạt lãnh thé của nước khác một cách bat hợp pháp như vậy đã vi phạm cùng một lúc các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế hiện đại: nguyên tắc

Trang 15

cam sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực và nguyên tắc bất khả xâm phạm và toàn vẹn lãnh thé quốc gia.!!

1.2 Lý luận chung về vẫn đề bằng chứng trước các cơ quan tài phán quốc tế 1.2.1 Khái niệm về bằng chứng

Theo từ điển Britannica, “bang chứng” được hiểu là “ld tat cả những gì chứng minh sự thật ”!2,bao gồm các vật chứng hoặc su khang định sự thật được sử dụng trước

tòa với mục đích chứng minh một sự thật mà Toà đang xem xét, Như vậy, khi xem xét

Và ra quyết định đối với một vụ việc, các cơ quan tài phán phải dựa trên những sự thật

được thê hiện và củng cố bởi bằng chứng.

1.2.2 Hệ thống bằng chứng được sử dụng tại các cơ quan tài phán quốc tế 1.2.2.1 Bằng chứng tài liệu

Bằng chứng tài liệu là bằng chứng liên quan tới các đệ trình bằng văn bản của các bên tranh chấp gửi tòa (bản đệ trình, bản phản đệ trình, bản trả lời và bản phản trả lời), bảo gồm cả các phụ lục và được đệ trình tới các toà trong suốt quá trình diễn ra thủ tục viết của vụ việc Thông thường các bên tranh chấp thường đệ trình tối đa tất cả các loại băng chứng mà mình thu thập được phục vụ cho lập luận của các bên do không có quy định hạn chế và yêu cầu đối với loại bằng chứng này Một số dạng thức của bằng

chứng tài liệu là các tài liệu của chính phủ, biên bản ghi lời khai của nhân chứng vànghiên cứu của các chuyên gia, học giả.

1.2.2.1.1 Các tài liệu cua chính phủ

Các tài liệu của chính phủ thường là các văn bản được ban hành dưới danh nghĩa

của chính phủ hoặc các cơ quan có thẩm quyền trong từng lĩnh vực của chính phủ Loại tài liệu này được thê hiện khá đa dạng dưới các dạng thức như các văn bản quy phạm pháp luật (luật, nghị định, thông tư ), báo cáo của các toà án quốc gia, giấy cấp phép

của cơ quan chức năng, báo cáo nội bộ, aide-memoire, công hàm, giác thu, thông cáo

báo chí, các tuyên bố, phát ngôn của người đứng đầu Nhà nước, Bộ ngoại giao, Luật

pháp quốc tế không quy định về thê thức hay nội dung của các văn bản này nên các các

bên tranh chấp được tự do quyết định lựa chon đệ trình bat cứ tài liệu nào mà họ thấy

hữu ích cho vụ kiện.

1.2.2.1.2 Ban tuyên thé ghi lời khai

H Xem: Ngô Mai Anh, Luật Quốc tế về thụ đắc lãnh thé và áp dụng với quan dao Hoàng Sa của Việt Nam, Luận

văn thạc sĩ luật học, Đại học Luật Hà Nội, 2018, tr.13.

!ˆ Xem: Evan Gold, 4 Primer on Legal Reasoning, pg.123

Trang 16

Biên bản ghi lời khai là một dạng đặc biệt của bản tường trình của nhân chứng

băng văn bản, được lập theo một thủ tục chính thức trước sự chứng kiến của công chứng viên hoặc quan chức lĩnh vực công và được ghi nhận với lời thé của người khai Luật pháp quốc tế hiện tại cũng chưa có quy định chung, thống nhất nào về việc sử dụng biên bản ghi lời khai, ngoại trừ quy định số 94 ter của Toà án quốc tế về truy tô trách nhiệm cá nhân trong các vi phạm nghiêm trọng về Luật nhân đạo quốc tế xảy ra tại lãnh thé

Nam Tư từ năm 1991.

1.2.2.1.3.Nghiên cứu của chuyên gia, hoc giả

Nghiên cứu của các chuyên gia được thể hiện dưới dạng các bài báo chuyên ngành, sách chuyên ngành Đây là kết quả của quá trình tìm hiểu, nghiên cứu và nhận

định của người có chuyên môn Tuy nhiên, nghiên cứu của chuyên gia, học gia được coi

là băng chứng có hiệu lực khi nghiên cứu phải trình bày khách quan sự việc, đặc biệt phải được hình thành trước thời gian có tranh chấp xảy ra Thông thường, các nghiên cứu này được sử dụng với các tranh chấp về xác lập chủ quyền lãnh thé Các bên tranh chấp cung cấp các nghiên cứu chứng minh lãnh thé thuộc về mình từ xa xưa Tuy nhiên, các nghiên cứu này thường mang tính chủ quan của người viết và theo hướng có lợi cho quốc gia sở tại của họ.

1.2.2.1.4 Bản đồ

Bản đồ là mô hình không gian cho chúng ta biết hình dạng, độ lớn, vị trí tương hỗ của các đối tượng trong không gian (tọa độ, độ dài, diện tích, thê tích, độ cao, độ sâu ) Ban đồ mang nhiều thông tin đặc trưng về số lượng, chất lượng, cấu trúc và sự phân bố của các đối tượng, hiện tượng.

Trong các tranh chấp quốc tế về biên giới hay lãnh thổ, các bên thường dựa vào các bằng chứng ban đồ dé chứng minh cho chủ quyền của minh Tuy nhiên, theo luật quốc tế, giá trị của bản đồ có giới hạn Một cách truyền thống, các tòa án quốc tế thường đánh giá ban đồ e dé và hạn chế hơn các loại bằng chứng khác Trong phan lớn các trường hợp, tòa án thường xem bản đồ là băng chứng thứ yếu và mỗi tòa án có cách đánh giá khác nhau về giá trị pháp lý của bản đồ Ngay cả các bản đồ chính thức được

ban hành hay phê duyệt bởi các cơ quan chính phủ cũng bị bỏ qua.

l3 Xem: Andreas Zimmermann, Christian T, The Statute of the International Court of Justice: A Commentary, 24

ed (Oxford University Press:2012), pg.1254

Trang 17

Thế nhưng luật quốc tế hiện nay có cách tiếp cận mới hơn, theo hướng công nhận giá trị của bản đồ nhiều hơn so với cách tiếp cận truyền thống Hai tòa án quốc tế là Tòa

án Trọng tài Thường trực (Permanent Court of Arbitration - PCA) va Toa an Công ly

Quốc tế (International Court of Justice - ICJ) từng xem xét van dé chứng cứ liên quan đến bản đồ.

Sức nặng pháp lý của bản đồ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó quan trọng nhất có vẻ là yếu tô độ tin cậy kỹ thuật phải mang tính chính xác và tính trung tập của nguồn gốc bản đồ Theo đó, bản đồ sẽ có sức nặng pháp lý cao nêu được vẽ chính xác, chỉ tiết và không do hai bên tranh chấp vẽ Ngược lại, nếu bản đồ được vẽ mang tính hình tượng như các bản đồ cổ và do chính bên tranh chấp vẽ thì sẽ gần như không có sức nặng pháp lý nào Cũng lưu ý rằng nếu một bản đồ cho thấy vùng lãnh thổ tranh chấp thuộc về một bên nhưng bản đồ lại do bên kia vẽ thì sẽ có sức nặng pháp lý cao

1.2.2.2 Bằng chứng bằng lời

1.2.2.2.1 Bằng chứng là ý kiến của chuyên gia

Bang chứng là ý kiến của chuyên gia được thé hiện thông qua các ý kiến, nhận xét, đánh giá chuyên môn của các chuyên gia về một nội dung cụ thé Thông thường ý kiến của chuyên gia được sử dụng khi các vụ án có sự phức tạp về kỹ thuật và khoa học, để tránh xảy ra những tranh cãi nghiêm trọng Thông thường các chuyên gia sẽ được các bên tranh chấp chỉ định và yêu cau trình bày trong suốt quá trình tranh tụng Tuy nhiên, khi thay cần thiết Toà án cũng có thé chỉ định chuyên gia Tuy nhiên, dé có thé bồ nhiệm, Tòa phải xác định chủ dé của ý kiến chuyên gia, khang định số lượng và dang thức bổ nhiệm và đưa ra thủ tục Thêm vào đó, trước khi bổ nhiệm, tòa phải lắng nghe các bên tranh chấp bởi các bên tranh chấp phải có cơ hội để bình luận các ý kiến của

chuyên gia được đệ trình '*

1.2.2.2.2 Lời làm chứng

Có quan điểm cho rằng, băng chứng tài liệu có giá trị chứng minh cao hơn bằng chứng bằng lời!Š và có thé là loại băng chứng được ưu tiên hơn trong nhiều vụ việc

những lời làm chứng cũng có vai trò đặc biệt quan trọng, đặc biệt trong các vụ việc nặngvê sự kiện thực tê, sự linh động và kip thời đôi với việc kiêm tra chéo nhân chứng giúp

4 Xem; Bộ Ngoại Giao, Quy định và thực tiễn sử dụng bằng chứng của các cơ quan tài phán quốc tế trong việc

xét xử các vụ việc về tranh chấp biển, Đề tài khoa học và công nghệ cấp cơ sở, 2020, tr.40

'S Xem: Pietroski R, Evidence in international arbitration, Arbitration Intl 22(3):373-410, 2006, pg.391

Trang 18

vụ án được giải quyết thuận lợi hơn Loại bằng chứng là lời làm chứng được sử dụng nhiều trong các vụ việc về biện pháp tạm thời va thả tàu nhanh của tòa ITLOS, tại các phiên tranh tụng trước tòa nhằm xác định điều gì sẽ đã xảy ra trên thực tế Nhân chứng được gọi bởi các bên tranh chấp hoặc bởi toà, trả lời các câu hỏi các bên hoặc toà đưa ra Lời làm chứng này có thể sẽ trải qua thủ tục kiểm tra chéo bởi bên còn lại hoặc toà dé xác định tính xác thực của lời nói.

1.2.2.3 Bằng chứng không phải dạng văn bản

Trong các vụ tranh chấp về biển tại cơ quan tài phán quốc tế, bằng chứng không phải dạng văn bản được các bên sử dụng dé cung cô cho lập luận cua mình trước tòa là

các hình ảnh, đoạn phim, băng ghi hình, ghi âm.,

Quy chế hoạt động của tòa ITLOS, tòa ICJ không có quy định riêng về việc sử dụng loại băng chứng này, các bên sẽ tuân thủ theo các quy định chung về việc đệ trình băng chứng trước các tòa Vi dụ, trong Vu W/V Virginia G, người đại diện của Guinea là Bissau đã phản đói rất nhiều bức ảnh do phía Panama trình chiếu trong phiên tranh tụng này 2/9/2013 do những bức ảnh này khác với những gì bao gồm trong các bản đệ trình bang văn bản trước đó của Panama!® Tòa ITLOS cũng đã quyết định chỉ những bức ảnh đã được đệ trình tại phụ lục 60 trong Bản đệ trình băng văn bản của Panama mới có thé là dit liệu của vụ việc.

Trong khi đó, các tòa trọng tài được thành lập theo phụ lục VII, tùy theo từng vụ

việc, có thể quy định cụ thé về việc đệ trình và chấp nhận các hình ảnh, băng ghi hình, ghi âm tại quy tắc thủ tục của tòa trọng tài hoặc ra yêu cầu cụ thé sau đó.

1.3 Hệ thống các cơ quan tài phán quốc tế

So với các biện pháp giải quyết tranh chấp khác, việc giải quyết tranh chấp tại cơ quan tài phán quốc tế có các quy định chặt chẽ về hình thức, trình tự và thủ tục Các cá

nhân trực tiếp giải quyết vụ việc bao gồm các thâm phán, trọng tài viên, hội thấm được

đòi hỏi phải có năng lực và trình độ chuyên môn cao, được lựa chọn để đảm bảo tính khách quan, công tâm trong quá trình giải quyết tranh chấp Về thâm quyền, cơ quan tài phán quốc tế chỉ có thâm quyên giải quyết trên cơ sở chấp nhận thâm quyên của tat cả các bên tranh chấp thông qua tuyên bố đơn phương của từng bên hoặc thông qua thỏa thuận giữa các bên ký kết trước hoặc sau khi tranh chấp phát sinh.

l6 Xem: The M/V Virginia Case (Panama/ Guinea-Bissau), ITLOS Judgment, 2014, No.14, p.40

Trang 19

Trong trường hợp tranh chấp được giải quyết tại cơ quan tài phán quốc tế, các bên tranh chấp sẽ phải tập trung xây dựng hồ sơ pháp lý và tranh tụng trước cơ quan tài phán Khi đã trao quyền phán quyết cho cơ quan tài phán quốc tế, các bên tranh chấp không còn hoàn toàn chủ động trong kết quả giải quyết tranh chấp Sẽ có thé có bên thắng và bên thua kiện, phán quyết cuối cùng của các cơ quan tài phán quốc tế có giá trị chung thâm và bắt buộc đối với các bên tranh chấp Kết quả giải quyết tranh chấp này sẽ được các bên đảm bảo tự nguyện thực hiện, trong một số trường hợp, cơ quan tài phán quốc tế có thê yêu cầu các thiết chế khác hỗ trợ việc đảm bảo thực thi phán quyết đối với các bên tranh chấp.

Đầu tiên, khi tranh chấp quốc tế xảy ra thì các quốc gia phải tuân theo nguyên tắc hòa bình giải quyết tranh chấp Nguyên tắc hòa bình giải quyết tranh chấp là một trong những nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế được quy định trong Hiến chương Liên hợp quốc năm 1945 Khi các giải quyết các vấn đề chính trị, ngoại giao mà Việt Nam đã và đang áp dụng nhưng không đem lại hiệu quả, kết quả thì giải pháp giải quyết băng các tài phán là cần thiết, vì đây là một trong những biện pháp hoà bình đã được quy định tại Điều 33 của Hiến chương Liên hợp quốc năm 1945 Thông thường các bên đương sự sẽ nhanh chóng tiến hành trao đổi ý kiến để giải quyết bằng thương lượng hoặc các biện pháp hoà bình khác Nếu các bên tranh chấp không nhất trí được với nhau về cách thức giải quyết hoặc cách thức đó không dẫn đến một giải pháp nào thì họ có nghĩa vụ tiến hành các cuộc trao đổi về quan điểm Tuy nhiên, nếu như vẫn bé tắc thi Việt Nam sẽ phải cân nhắc lựa chọn một trong bốn khả năng của thủ tục được quy định nhằm dẫn tới các quyết định bao gồm các biện pháp mang tính xét xử và có tính bắt

Đối với hệ thống các thiết chế tài phán quốc tế giải quyết các tranh chấp về biển hiện tại, UNCLOS 1982 không quy định một cơ quan tài phán duy nhất mà Công ước cho phép các quốc gia có quyền lựa chon trong số bốn thiết chế tài phán!” bao gồm Tòa án Công lý quốc tế của Liên hợp quốc, Tòa án quốc tế về Luật biển, Tòa trọng tài thành lập theo Phụ lục VII của Công ước Luật biển năm 1982 và các tòa trọng tài đặc biệt thành lập theo phụ lục VHI của Công ước Luật biển năm 1982.

Van đề giải quyết về biển được quy định tại phan XV từ Điều 279 đến Điều 299

của Công ước và các bản phụ lục có liên quan, bao gôm các vân đê cơ bản như: Nguyên

! Xem: Điều 287 UNCLOS 1982

Trang 20

tắc giải quyết tranh chap; Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chap, co quan có thầm quyền giải quyết tranh chấp; Trình tự, thủ tục hòa giải (Phụ lục V); Tổ chức, thâm quyền và

thủ tục tố tụng của Tòa án Quốc tế về Luật biển (Phụ lục VI); Thâm quyên, thủ tục và

giải quyết tranh chấp bằng trọng tài (Phụ lục VII); Về việc giải quyết tranh chấp bằng

tòa án trọng tài đặc biệt (Phụ lục VHI);

1.3.1 Các thiết chế toà án quốc tế

1.3.1.1 Tòa án công lý quốc tế của Liên hợp quốc (International Court ofJustice - ICJ) 1.3.1.1.1 Những nét cơ bản về Tòa án công ly quốc tế của Liên hợp quốc

Cùng với sự ra đời của Liên hợp quốc, yêu cầu về việc thành lập cơ quan tài phán quốc tế trong khuôn khô hoạt động của tô chức này, thay thế cho Pháp viện thường trực quốc tế trở nên hiện hữu trong đời sống quốc tế!Š Trước yêu cầu cấp thiết đó, Tòa án Công lý quốc tế được thành lập vào ngày 06 tháng 02 năm 1946, trở thành một trong sáu cơ quan pháp lý chính của Liên hợp quốc, với tiền thân là Toà án Thường trực Công lý Quốc tế (Permanent Court of International Justice - PCA) của Hội Quốc Liên Tòa án Công lý quốc tẾ có trụ sở tại Cung điện Hoà Bình đặt tại La Haye, Hà Lan Tại đây, Toà sẽ tiến hành các thủ tục tranh tụng giữa các bên và thủ tục nghị án Tuy nhiên, Toà cũng thé tiến hành các thủ tục này ở nơi khác ngoài La Haye nếu xét thấy cần thiết và có tham khảo ý kiến của các bên” Các quốc gia là thành viên của Liên hợp quốc thi đương nhiên là thành viên của Quy chế Tòa án công lý quốc tế Bên cạnh đó, các nước không phải thành viên Liên hợp quốc cũng có thê trở thành thành viên của quy chế này Cơ sở pháp lý cho các hoạt động của Tòa dựa trên Điều 92 đến Điều 96 của Hiến chương Liên hợp quốc năm 1945 quy định những van đề cơ bản về tổ chức, nhiệm vụ, chức năng và hoạt động của Tòa Quy chế của Tòa án Công lý quốc tế thông qua năm

1946 gồm 70 điều được coi là phần phụ lục gắn bó hữu cơ với Hiến chương Nội quy

Tòa án Công lý quốc tế được thông qua ngày 06 tháng 5 năm 1946 (sửa đổi năm 1972 và năm 1978), cụ thể hoá các nguyên tắc được nêu trong Nội quy nhưng không vượt quá các quy định của Quy chế.

Toà án có chức năng giải quyết hòa bình trên cơ sở luật quốc tế, các tranh chấp pháp lý quốc tế phát sinh giữa các quốc gia trong các quan hệ quốc tế Toà án giúp Liên hợp quốc đạt được một trong những nhiệm vụ cơ bản của mình là giải quyết các tranh

'8 Xem: Trường Dai học Luật Hà Nội, Gido trình Luật Quốc tế, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2019, tr.414' Xem: Điều 22 Quy chế Tòa án công lý quốc tế

Trang 21

chấp bằng các biện pháp hoà bình phù hợp với các nguyên tắc của công lý và luật quốc tế Bên cạnh chức năng xét xử, Toà còn có chức năng tư vẫn các vấn đề pháp lý theo yêu cầu của Đại hội đồng, Hội đồng Bản an hoặc các cơ quan khác của Liên hợp quốc hoặc theo yêu cầu của các tô chức chuyên môn của Liên hợp quốc.

1.3.1.1.1.1 Thanh phan và tô chức của Tòa án công by quốc tế của Liên hợp quốc Cơ quan có thâm quyền dé cử và bầu thành viên của Tòa án công lý quốc tế là Đại hội đồng và Hội đồng bảo an Hoạt động chức năng của Toà được tiến hành bởi các Thâm phán được bầu theo quy chế Số lượng thành viên của Tòa được ấn định là 15 thâm phán được Hội đồng Bảo an và Đại hội đồng Liên hợp quốc b6 nhiệm dựa trên danh sách được Tổng thư ký Liên hợp quốc tiến ctr’, trong đó không thé có hai người cùng quốc tịch?! Nhiệm kỳ của thâm phán là 9 năm và không hạn chế tái đắc cử Tuy nhiên, lần bầu cử đầu tiên có một phần ba số thâm phán có nhiệm kỳ 3 năm, một phần ba số thầm phán của Tòa có nhiệm kỳ 6 năm Năm nước thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an sẽ thường xuyên có đại diện của mình trong Toà Đã có công dân của các quốc gia như Vương Quốc Anh, Cộng hòa Pháp, Vương Quốc Bi, Liên bang Nga, Cộng

hòa Nhân dân Trung Hoa, Nhật Bản Quốc, Cộng hoà Liên bang Đức, Italia, đã tham

gia Tòa án quốc tế Hiện tại, chủ tịch Tòa án Quốc tế là thâm phán Abdulqawi Ahmed Yusuf có quốc tịch Somalia.”

Tại Điều 2 Quy chế của Tòa án công lý quốc tế quy định: “7öa án có cơ cấu là một hội đồng các thẩm phán độc lập, được lựa chọn, không căn cứ quốc tịch, trong số những người có phẩm chất đạo đức tot, đáp ứng các yêu cẩu dé ra ở quốc gia họ dé chỉ định vụ xét xử cao nhất, hoặc là những luật gia có uy tín lớn trong lĩnh vực luật quốc /Z”23 Theo đó, việc lựa chọn thâm phán của Tòa cần xác định những yếu tố sau:

- Các thâm phán được lựa chọn không căn cứ vào quốc tịch;

- Các thâm phán là những cá nhân có phâm chất đạo đức cao, đáp ứng các yêu cầu dé ra ở nước họ dé chỉ định giữ chức vụ xét xử cao nhất;

- Các thâm phán phải là các luật gia có uy tín được công nhận trong lĩnh vực quốc

20 Xem: Điều 7 Quy chế Tòa án công lý quốc tế?! Xem: Điều 3 Quy chế Tòa án công lý quốc tế

?2 Xem: Current Members, http://WwwW.1IcJ-c1J.ore/en/current-meimbers.?3 Xem: Điều 2 Quy chế Tòa án công lý quốc tế

Trang 22

- Các thầm phán phải là những người làm việc độc lập.??

Ngoài ra, Điều 9 của Quy chế Tòa án công lý quốc tế còn quy định thêm điều kiện “Khi bau cử các cử tri can phải cân nhắc không những chi mỗi ứng cử viên nói riêng phải thỏa mãn tat cả những yêu cầu đã nêu ra mà toàn bộ cơ cấu thành phan các thẩm phán nói chung can phải đảm bảo đại diện của các hình thai văn hóa chủ yếu nhất và các hệ thong pháp luật cơ bản trên thé giới ”.?°

Các thâm phán của Tòa là các thâm phán độc lập Họ không đại điện cho chính phủ của nước mình cũng như đại diện cho bất kỳ chính phủ nào Chế độ lương và phụ cấp cả năm của các thâm phán và chánh án, phó chánh án được đảm bảo theo nguyên tac này Các thẩm phán phải có nơi thường trú tại nơi có trụ sở Toà, họ được hưởng quyền ưu đãi và miễn trừ ngoại giao tại Hà Lan và khi tạm trú tại nước ngoài.

Theo Khoản 2 Điều 31 Quy chế Tòa án Công lý quốc tế: “Nếu trong thành phan có mặt xét xử của một Thẩm phan có quốc tịch của một bên thì bên kia có thể cử một người theo sự lựa chọn của mình dé tham gia vào việc xét xứ ” Có thé hiểu, trong trường hợp một trong các bên tranh chấp có thâm phán mang quốc tịch nước mình trong thành phan của Toà, thì phía bên kia có quyền dé cử thâm phán “ad hoc" của mình vào danh sách thành viên tham gia xét xử nhằm đảm bảo nguyên tắc công bằng Bên cạnh đó, nếu cả hai bên đều không có thâm phán mang quốc tịch nước mình thì mỗi bên có thể lựa chọn một vị thầm phan ad hoc của Tòa án Công lý quốc tế Tiêu chuẩn của thầm phán ad hoc tương tự tiêu chuẩn của các thầm phán của Tòa Các thâm phán được lựa chọn không phụ thuộc vào quốc tịch.

Các phụ thấm có thé được Tòa tự lựa chọn hoặc theo yêu cầu các bên đưa ra trước khi kết thúc thủ tục viết, họ có quyền tham dự các phiên họp của Toà hay Tòa rút gọn nhưng không có quyền bỏ phiếu”.

Ban thư ký Tòa gồm có chánh thư ký, phó chánh thư ký và các nhân viên Chánh thư ký và phó chánh thư ky sẽ do Tòa bau ra theo phương thức bỏ phiếu kín, với nhiệm kỳ 07 năm Các nhân viên thư ký sẽ do Tòa hoặc chánh thư ký Toà đề cử Ban thư ký là

cơ quan hành chính thường trực của Toà và chỉ phụ thuộc vào Tòa, đảm trách các dịchvụ tư pháp và là bên liên lạc giữa Tòa và các quôc gia.

? Xem: Nguyễn Hồng Thao, Téa án công lý quốc tế, Nxb Chính trị quốc gia, Ha Nội, 2000, tr.33> Xem: Điều 9 Quy chế Tòa án công lý quốc tế

6 Xem: Khoản 2 Điều 30 Quy chế và Khoản 1 Điều 9 Nội quy của Tòa 1978: “The Court may, either proprio

motu or upon a request made not later than the closure of the written proceedings, decide, for the purpose of acontentious case or request for advisory opinion, to appoint assessors to sit with it without the right to vote.”

Trang 23

1.3.1.1.1.2 Tham quyên của Tòa án công ly quốc tế của Liên hợp quốc

Khác với thiết chế tài phán theo Luật quốc gia, Tòa ICJ có chức năng giải quyết tranh chap phát sinh giữa chủ thé là các quốc gia trong đó bao gồm các quốc gia là thành viên của Liên hợp quốc và các quốc gia không phải thành viên của Liên hợp quốc nhưng vẫn tham gia Quy chế Tòa án công lý quốc tế Khi xảy ra tranh chấp, thâm quyền độc lập của Toà được xác định trên cơ sở ý chí của chủ thể tranh chấp, sự tự nguyện của các bên mà không bị bat kỳ sức ép chính trị, kinh tế nào.??

Theo đó, Tòa án công lý quốc tế có chức năng thực hiện hai thâm quyền chính bao gồm: i) Thẩm quyên giải quyết các tranh chấp mang tinh chất pháp lý được đệ trình tới tòa?3 Theo đó, Toà có thâm quyền giải quyết những xung đột, mâu thuẫn về một van dé pháp lý do các bên tranh chấp yêu cầu, được quy định trong Hiến chương Liên hợp quốc hoặc trong các điều ước quốc tế khác, bao gồm UNCLOS; ii) Thẩm quyên đưa ra các ý kiến tư van về những van dé pháp lý do Đại hội dong, Hội dong Bảo an và các cơ quan chuyên môn của Liên hợp quốc đệ trình hay còn được goi là thẩm quyên tư vấn?° Bên cạnh đó, ICJ còn có các thâm quyền phái sinh mang tính thủ tục như thẩm quyền áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời.

Về cơ sở thẩm quyên giải quyết tranh chấp của Tòa án Công lý quốc té dựa trên sự đồng ý của các quốc gia Đây là nguyên tắc đã được nêu trong Khoản 1 Điều 36 Quy chế Tòa án Công lý quốc tế: “Téa án tiến hành xét tat cả các vụ tranh chấp mà các bên dua ra và tất cả các van dé được nêu riêng trong hiến chương Liên hợp quốc hay các diéu ước quốc tế hiện hành” Thâm quyền giải quyết tranh chấp của Tòa án Công lý quốc tế thông qua hoạt động xét xử được ghi nhận tại Khoản 1 Điều 35 Quy chế Tòa án Công lý Quốc tế Theo đó, ICJ có chức năng giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia là thành viên của Liên Hợp Quốc hoặc các quốc gia không phải là thành viên của Liên Hợp Quốc nhưng chấp nhận Quy chế của Tòa.

Có thé nói so với các tòa còn lại, Tòa án công lý Quốc tế là một toà án với bề dày lich sử, có chức năng và thẩm quyền vượt trội hơn so với các cơ chế tòa án khác Tuy nhiên, Tòa ICJ lại không có thâm quyền đương nhiên mà thâm quyền đó được thiết lập

thông qua một trong ba phương thức sau:

27 Xem: Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trinh Luật Quốc tế, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2019, tr.41628 Xem: Điều 36 Quy chế Tòa án công lý quốc tế

?? Xem: Khoản 96 Hiến chương Liên hợp quốc năm 1945

Trang 24

(1) Chấp nhận trước thẩm quyên của Tòa án công by quốc tế theo từng vụ kiện thông qua thỏa thuận đặc biệt hay thoả thuận thỉnh câu (Special Agreement) Các quốc gia tranh chấp có thê thỏa thuận, ký một điều ước quốc tế riêng biệt đề nghị ICJ xem xét phân giải tranh chấp của các bên tranh chấp Thỏa thuận này mang tính chính thức, các bên cần nêu rõ đối tượng tranh chấp, các câu hỏi cần giải quyết, phạm vi thâm quyền của Toà, phạm vi luật áp dụng Từ những năm 1960 đến nay, các quốc gia thường dùng hình thức thỏa thuận thỉnh cầu để đưa các vụ tranh chấp có liên quan đến phân định thêm lục địa và biên giới ra trước Tòa ICJ Điền hình như vụ thêm lục địa biển Bắc năm 1969: Vụ thêm lục địa Libya và Tuynidi năm 1982; Vụ tranh chấp giữa Hungary và Slovakia liên quan đến dự án Gabcikovo Nagymaros

(2) Chấp nhận trước thẩm quyên của Tòa trong các diéu ước quốc tế Thâm quyền của Tòa án công lý quốc tế có thé được xác lập hoặc thông qua các Điều Khoản đặc biệt trong các hiệp ước song phương và đa phương thừa nhận trước thâm quyền của Toà Theo đó, các bên thỏa thuận trước răng, khi có tranh chấp xảy ra trong việc giải thích và thực hiện điều ước quốc tế, một bên có thé đưa tranh chấp ra trước Toà án công lý quốc tế.

(3) Tuyên bố don phương chấp nhận trước thẩm quyên của Tòa án Công lý quốc té Theo Khoản 2 Điều 36 Quy chế Tòa án Công lý quy định như sau:

“Các quốc gia thành viên của quy chế này bat kỳ lúc nào cũng có thể tuyên bố rằng họ thừa nhận vô điều kiện (ifso facto) và không cân một thỏa thuận đặc biệt nào, đối với một nước khác bắt kỳ cũng chấp nhận một nghĩa vụ như vậy, thẩm quyên xét xử của Tòa án đối với tat cả các tranh chấp pháp lý có liên quan đến:

1 Giải thích điễu ưóc;

2 Vấn dé bat kỳ liên quan đến Luật quốc tế,

3 Sự tổn tại của bắt kỳ sự kiện nào, nếu xác định được, tạo nên sự vi phạm mot cam két quoc té;

4 Tinh chất hoặc mức độ bồi hoàn do vi phạm một cam kết quốc tế."

Hành vi này phụ thuộc vào ý chí của các quốc gia Theo quy chế của ICJ, quốc gia có thé tuyên bố đơn phương chấp nhận thắm quyền xét xử của Toà hoặc rút lại các tuyên bố này hoặc tuyên bố không chấp nhận thầm quyền xét xử ICJ bat kỳ lúc nào Vi dụ như vụ kiện Australia tuyên bố đơn phương chấp nhận thâm quyền của ICJ vào ngày

Trang 25

22 tháng 3 năm 200239: Tây Ban Nha tuyên bố chấp nhận thầm quyền của ICJ ngày 20 tháng 10 năm 1990°!: Tuy nhiên, trên thực tiễn những tuyên bố đơn phương có thé vô điều kiện hoặc có thể kèm theo điều kiện theo ý chí cụ thể của mỗi quốc gia.

Ngoài vai trò giải quyết tranh chấp quốc tế, hoạt động thực tiễn của Toà còn thực thi thêm chức năng chính là đưa ra kết luận tư vẫn theo Điều 96 Hiến chương Liên hợp quốc Các quốc gia không được quyền yêu cầu Tòa cho các kết luận tư van về các tranh chấp của mình, mà chỉ có các cơ quan chính của Liên hợp quốc và các t6 chức chuyên môn được Đại hội đồng cho phép mới có quyên yêu cầu Tòa ICJ thực hiện chức năng này Bên cạnh các thâm quyền chính, Toà còn có các thẩm quyền phụ như chỉ định các chánh án của Tòa trọng tài, Uy ban trọng tài hoặc hoà giải và các uy viên khi cần hoặc theo yêu cầu của các quốc gia.

1.3.1.1.1.3 Thủ tục tô tụng của Tòa án công lý quốc tế của Liên hợp quốc

Tòa án công lý quốc tế của Liên hợp quốc hoạt động dựa trên nền tảng của Quy chế ICJ với những quy định chặt chẽ về nguyên tắc, điều kiện, trình tự, thủ tục tố tụng Đặc biệt quy tắc tố tung là nội dung quan trọng được quy định cụ thé tại Chương III Quy chế và Nội quy Tòa án công lý quốc tế Liên hợp quốc Theo Điều 30 Quy chế, Tòa vạch ra những nội dung nhăm cụ thê hóa nguyên tắc thực hiện chức năng của mình và các nguyên tắc xét xử.

Theo quy định của Nội quy Tòa án Công lý quốc tế và Quy chế của Tòa án Công lý quốc tế, quy trình thủ tục chung về giải quyết tranh chấp của Tòa bao gồm các bước

sau đây:

Thứ nhất, thiết lập thủ tục t6 tung Theo quy định tại Khoản 1 Điều 40 Quy chế Tòa án Công lý quốc tế thì thủ tục tố tụng tại Tòa có thé được thiết lập dựa trên cơ sở một trong hai sự kiện pháp lý sau day: (i) thong báo về thỏa thuận riêng biệt chấp nhận thẩm quyên của Toà (Notification of the Special Agreement) hoặc (ii) Đơn khởi kiện bang văn bản (Application) Có thê thay, đây là giai đoạn xem xét về hình thức và thâm quyền của Toà.

Thứ hai, thực hiện các bước thủ tục chính Thủ tục chính đê giải quyết một vụ tranh chấp trước Tòa được quy định cụ thé trong Quy chế bao gồm 2 giai đoạn bao gồm thủ tục viết, thủ tục nói, nghị án và ra phán quyết, thi hành phán quyết.

ay Xem: https://www.icj cij.org/en/declarations/au31 Xem: https://www.icjcij.org/en/declarations/es

Trang 26

Thứ ba, thực hiện các bước thủ tục bồ trợ Như xác lập thâm quyền của Tòa án và xem xét phản đối sơ bộ thâm quyền của Tòa; chỉ định biện pháp tạm thời, xét xử văng mặt

Trong thực tiễn ton tại và hoạt động của ICJ, quy tắc tổ tụng đã được sửa đổi 2 lần vào năm 1972 và 1978 Hoạt động tố tụng tại ICJ khi tiến hành xét xử một vụ tranh chấp được thực hiện theo hai trình tự đầy đủ và rút gon là giai đoạn to tụng viết và giải

đoạn tranh tung công khai.

Về giai đoạn to tung viết được quy định tại Điều 43 Quy chế Tòa án Công lý quốc tế và Điều 44 Nội quy Tòa án bao gồm trao đổi các bản bị vong lục (Memorial) và phản bị vong lục (Counter-memorial) tới Toà và các bên Trong trường hợp cần thiết, các bản phúc đáp (Reply) va bản kháng biện (Rejoinder) tiếp theo và tat cả các tài liệu hỗ trợ sẽ được tiễn hành.

Các biện hộ bao gồm biện hộ bằng văn bản và biện hộ băng miệng Bộ quy tắc tòa án công lý quốc tế chỉ đề cập đến các biện hộ bằng văn bản nhưng trên thực tiễn giải quyết tranh chấp theo Hướng dẫn của Toa án công lý quốc tế (Practice Directions V1) đã đề cập đến thủ tục biện hộ bằng miệng và phân biệt hai loại biện hộ băng văn bản và biện hộ bằng miệng Các bản biện hộ bắt đầu băng một đơn kiện sẽ bao gồm một bản bị vong lục của bên đệ trình đơn và một bản phản bị vong lục của bên kia Toà án có thể uỷ quyền hoặc trực tiếp yêu cầu sẽ có sự trả lời của bên đệ trình đơn và một bên đáp lại của người trả lời nếu các bên cùng thực hiện đệ trình đơn nếu các bên đồng ý hoặc nếu toà tự quyết định hoặc theo yêu cầu của một trong các bên về việc các bản biện hộ là cần thiết.32

Sau khi thủ tục tố tụng viết được đóng lại, không thể đệ trình thêm các tài liệu hoặc bằng chứng bởi một trong các bên trừ khi có sự đồng thuận của bên kia hoặc dưới sự ủy quyền của hội đồng trọng tài sau khi nghe các bên, nếu thấy tài liệu đó là cần thiết, có thé cho phép cung cấp các tài liệu đó tới Tòa.

Về giai đoạn tranh tung công khai được tiên hành sau khi kết thúc giai đoạn tố tụng viết, vụ việc sẽ được chuyền sang giai đoạn tranh tụng Tòa án sẽ an định ngày mở giai đoạn tranh tụng trên cơ sở có tính đến yêu cầu của các bên và thời gian biểu của Tòa, trong trường hợp phát sinh vấn đề, Toà có thể hoãn lại việc mở hoặc tiếp tục giai đoạn này Tuy nhiên, Toà án cần lưu ý Điều 74 Nội quy Tòa án Công lý quốc tế quy

3ˆ Xem: Điều 45 Nội quy Tòa án công lý quốc tế

Trang 27

định về vấn đề mở hoặc hoãn giai đoạn tranh tụng đối với các yêu cầu ưu tiên và bất cứ trường hợp đặc biệt nào khác, bao gồm các trường hợp khẩn cấp của vụ việc cụ thê°3, Việc tiễn hành giai đoạn tranh tung một phần hoặc toàn bộ có thể được quyết định tiễn hành ở một nơi khác trụ sở chính của Toà, trên cơ sở xem xét quan điểm của các bên tranh chấp Các chủ thê tham gia thủ tục nói của phiên tòa bao gồm: Thâm phán, thư ký, các bên tranh chấp là đoàn đại diện của một bên thường có người đại diện, luật sư tư vấn, luật sư tranh tụng, các chuyên g1a, người hỗ trợ khác, người làm chứng, phiên dịch viên, sẽ trình bày lập luận của mình đồng thời đưa ra lý lẽ để bảo vệ quan điểm của

mình hoặc bác bỏ lập luận của bên kia.

Toà sẽ xác định các bên trình bày bản lập luận trước hay sau khi đưa ra các băng chứng Tuy nhiên, các bên vẫn có quyền đưa ra ý kiến về các bằng chứng đã cung cấp Phương pháp giao bằng chứng và kiểm tra người làm chứng, chuyên gia, số lượng luật sư tư van, luật sư tranh tụng đại diện cho các bên sẽ do Tòa giải quyết sau khi quan điểm của các bên được xác định phù hợp với quy định tại Điều 31 Nội quy Tòa án công lý quốc tế Một phần hoặc toàn bộ phiên điều trần sẽ được tổ chức công khai trừ khi Toà đưa ra quyết định khác hoặc dựa theo yêu cầu của các bên3*.

Toà có thé đề nghị các bên cung cấp băng chứng hoặc các giải trình tương đương tại bat cứ thời điểm nào nêu thấy bằng chứng đó là cần thiết dé làm sáng tỏ bat cứ khía cạnh nào của vẫn đề Toà cũng có thê tự tìm kiếm các thông tin khác cho mục đích này Trong trường hợp cần thiết, Toà sắp xếp cho việc tham dự của người làm chứng hoặc chuyên gia dé cung cấp các bang chứng.3Š

Toà án có thé quyết định tại bất cứ thời điểm nào về việc tự mình hoặc theo yêu cầu các bên để thực hiện chức năng của Toà liên quan đến việc thu thập chứng cứ tại nơi có liên quan đến vụ kiện, tuỳ thuộc vào các điều kiện mà Tòa có thể quyết định sau khi xem xét quan điểm của các bén.*°

Bat kỳ ban phúc đáp bang văn bản nào của các bên cho các câu hỏi theo Điều 61 Nội quy Tòa án công lý quốc tế, hoặc bất kỳ bằng chứng hay sự giải trình nào được các bên cung cấp theo Điều 62 của Nội quy này, sẽ được thông tin cho bên kia và bên đó có

33 Xem: Điều 54 Nội quy Tòa án công lý quốc tế34 Xem: Điều 59 Nội quy Tòa án công lý quốc tế3Š Xem: Điều 62 Nội quy Tòa án công lý quốc tế36 Xem: Điều 66 Nội quy Tòa án công lý quốc tế

Trang 28

quyền đưa ra ý kiến về các câu trả lời này Trong trường hợp cần thiết Toà có thê mở lại

giai đoạn tranh tụng.””

1.3.1.2 Toà án quốc tế về Luật biển (International Tribunal for the Law of the Sea) 1.3.1.2.1 Những nét cơ bản về Toà án quốc tế về Luật biển

Bên cạnh thiết chế tài phán nêu trên, từ thoả thuận trong điều ước chuyên môn, có thé hình thành thiết chế Tòa án quốc tế, trong đó phải kể đến sự ra đời của Toa án Luật biển quốc tế (ITLOS) Đây là thiết chế được thành lập trong khuôn khổ của UNCLOS 198238 với tư cách là thiết chế độc lập, đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện chức năng giải quyết tranh chấp về biển Toà chính thức bắt đầu hoạt động từ ngày 01 tháng 10 năm 1996 và có trụ sở chính đặt tại thành phố Hamburg, Cộng hòa Liên bang Đức theo quy định của Phụ lục VI về Quy chế của Toà án quốc tế về Luật biển?°, kèm theo Công ước Luật biển năm 1982 của Liên hợp quốc.

1.3.1.2.1.1 Thanh phan và cơ cấu của Tòa án quốc tế về Luật biển

Khác với Tòa án công lý quốc tế của Liên hợp quốc, co cấu thành viên của Tòa Luật biển sẽ do các thành viên của Công ước Luật biên quyết định Số thành viên của Tòa gồm 21 thâm phán, quy định về nhiệm kỳ, tiêu chí của Thâm phán Tòa ITLOS nhìn chung cũng tương tự như quy định về Thâm phán của Tòa ICJ Họ đều là những người được tuyén chọn trong số các nhân vật nồi tiếng nhất về sự công bằng và liêm khiết, có

năng lực nôi bật trong lĩnh vực luật biển.

Trong cơ cau của Tòa ITLOS còn có Viện giải quyết tranh chap đáy biển (Seabed Disputes Chamber) được quy định tại Điều 14 Phụ luc VI, trong đó bao gồm 11 thâm phán trong tổng số 21 thâm phán của Tòa ITLOS, được bầu ra theo đa số Viện này có thâm quyền bắt buộc đối với các tranh chấp liên quan đến hoạt động ở Vùng đáy biển

quốc tế Đại hội đồng của Cơ quan quyền lực có quyền định ra các khuyến nghị chung

về sự đại điện và phân bổ đảm bảo nguyên tắc công bằng về địa lý và tính chất đại điện cho các nền pháp luật chủ yếu trên thế gidi*®.

1.3.1.2.1.2 Thẩm quyên của Tòa án quốc tế về Luật biển

Các vụ việc được giải quyết tại Tòa ITLOS có nội dung đa dạng, liên quan đến nhiều vấn đề như tranh chấp về phân định biển, tranh chấp về thực hiện quyền chủ quyền

37 Xem: Điều 72 Nội quy Tòa án công lý quốc tế38 Xem: Phu luc VI UNCLOS 1982

3 Xem: Khoản 2 Điều 1 Quy chế Toà án quốc tế về Luật biển

40 Xem: Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Quốc té, Nxb Công an nhân dan, Hà Nội, tr.422-423

Trang 29

và quyền tài phán trên biển Vì vậy, Toà án quốc tế về Luật biển có thâm quyền giải quyết các tranh chấp giữa các quốc gia thành viên cũng như các quốc gia không phải thành viên của Công ước trong tất cả các trường hợp liên quan đến việc quản lý và khai thác vùng Toà cũng có thâm quyền đối với các tranh chấp được đưa ra theo các thỏa thuận khác giao cho Toà thâm quyền được tat cả các bên chấp thuận.

Theo đó, Công ước không giới hạn chủ thể tham gia tranh chấp chỉ là các quốc gia thành viên, mà còn có chủ thể là các quốc gia không phải thành viên, cơ quan quyền lực và các tự nhiên nhân, pháp nhân yêu cầu được một quốc gia bảo trợ Các chủ thê nói trên có thể đưa vụ tranh chấp giải quyết tại Tòa án Luật biển quốc tế trong trường hợp tranh chấp liên quan đến khai thác Vùng quy định tại Phan XI của UNCLOS“! hoặc có điều ước quốc tế dẫn chiếu đến Tòa với tư cách là co quan có thâm quyền giải quyết tranh chấp”? Tính đến nay, số liệu thống kê cho thay UNCLOS có 168 thành viên bao gồm 167 quốc gia và 01 tổ chức quốc tế liên chính phủ là Liên minh châu Âu®.

Ngoài ra, theo Quy chế của Toà án quốc tế về Luật biên tại Điều 21, Điều 22, Điều 288, Điều 297, Điều 298 UNCLOS 1982 thì Toà án quốc tế về Luật biển còn có thâm quyền giải quyết: (i) Tranh chấp liên quan đến việc giải thích và áp dung UNCLOS““ Tòa ITLOS sẽ có thâm quyền giải quyết các vụ tranh chấp liên quan đến việc giải thích và áp dụng Công ước về việc thi hành các quyền thuộc chủ quyền hay quyền tài phán của quốc gia ven biển đối với các quyền tự do của các quốc gia khác về hàng hải, hàng không, đặt dây cáp và ống dẫn ngầm; đối với nghiên cứu khoa học biển; đối với các tài nguyên sinh vật thuộc đặc quyền kinh tế; (ii) Cho ý kiến tr vấn theo Khoản 1 Điều 138 Quy chế tòa ITLOS năm 2009 Theo Khoản 1 Điều 138 của Quy chế, Toà có thê đưa ra kết luận tư vẫn về một vấn đề pháp lý nếu một thỏa thuận quốc tế liên

quan đến mục đích của Công ước có quy định đặc biệt về đệ trình lên Toà yêu cầu có

được một kết luận tư van như vậy Ngoài ra, Toà án này còn có thầm quyền phái sinh như thầm quyền áp dụng biện pháp khan cấp tạm thời, thâm quyền liên quan đến thả tàu

Tuy nhiên, thẩm quyên của tòa án chỉ được thực thi khi: (i) Giữa các quốc gia tuyên bố bằng văn bản lựa chọn Toà Đây là thâm quyền được xác định trước khi xảy

“1 Xem: Điều 187 UNCLOS 1982

42 Xem: Điều 291 UNCLOS 1982; Điều 20 (2) Quy chế Tòa án Luật biển quốc tế

43 Xem: https://www.un.org/Depts/los/reference_files/chronological_lists_of_ratifications.htm“4 Xem: Khoản 2 Điều 288 UNCLOS 1982

Trang 30

ra tranh chấp Khi tranh chấp xảy ra, một bên liên quan có tuyên bố bang văn bản lựa chọn Toà có quyền đơn phương kiện bên tranh chấp với mình ra Tòa với điều kiện tranh chấp này cũng đã có tuyên bố bằng văn ban chấp nhận trước thẩm quyền của Toà; hoặc (ii) Giữa các quốc gia tranh chấp có cùng thỏa thuận lựa chọn ITLOS bằng một thỏa

thuận song phương hoặc da phương.

1.3.1.2.1.3 Thủ tục to tụng của Toa an quốc tế về Luật biển

Công ước của Liên hợp quốc năm 1982 về Luật biển là cơ sở pháp lý cho tô chức và hoạt động của Toà, được sự bảo trợ của Liên hợp quốc cũng như sự tham gia của các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực luật quốc tế của Liên hợp quốc Chính vì vậy, Toà án quốc tế về Luật biển cũng có nhiều điểm tương đồng với Toà án công lý quốc tế của Liên hợp quốc, nhất là về thủ tục giải quyết tranh chấp hay thủ tục tố tụng tại phiên tòa Cũng giống như Tòa ICJ, phán quyết của Tòa có giá trị bắt buộc đối với các bên tranh chấp.

1.3.2 Các thiết chế trọng tài quốc tế

Tòa trọng tài là cơ quan tài phán quốc tế là thiết chế được hình thành trên cơ sở sự thoả thuận của các chủ thê Luật quốc tế, thực hiện chức năng giải quyết băng trình tự, thủ tục tư pháp các tranh chấp phát sinh trong quan hệ hợp tác giữa các chủ thé nhằm củng cố và duy trì trật tự pháp lý quốc té*° Hiện nay, Tòa trọng tài là thiết chế được sử dung khá phố biến Với khái niệm trên thì các co quan tài phán không có thẩm quyền đương nhiên Co sở xác định thấm quyền của tòa trọng tài là sự nhất trí của các bên tranh chấp về việc đưa vụ tranh chấp ra giải quyết tại tòa trọng tài Sự nhất trí này phải được thê hiện một cách rõ ràng, minh bạch trong một điều ước quốc tế về trọng tải.

1.3.2.1 Toa trọng tài thường trực La Haye (Permanent Court of Arbitration - PCA)

1.3.2.1.1 Một số nét cơ bản về Tòa trọng tài thường trực La Haye

Cho đến nay, khoa học pháp ly vẫn chưa thé khang định được một cách chính xác phương thức trong tài bắt đầu xuất hiện từ khi nào, nhưng có thé khang định đây chính là hình thức tiền thân của việc hình thành các toà án sau này.

Trọng tài là một trong những phương thức cô xưa nhất dé giải quyết bat hoà giữa người với người, giữa quốc gia với quốc gia Trước sự phát triển mạnh mẽ của thương mại thế giới, phương thức tranh chấp bằng trọng tài cũng phát triển dẫn tới việc hình thành những tổ chức trọng tài quốc tế để giải quyết các tranh chấp phát sinh trong các

45 Xem: Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Biển quốc tế, Nxb Tư pháp, Hà Nội, 2019, tr.373.

Trang 31

hợp đồng thương mại quốc tế Tam quan trọng của việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài ngày càng được thừa nhận rộng rãi, đặc biệt là trong các thập kỷ gần đây.

Cuối thế kỷ 19, người ta đã cố gắng hợp thức hóa tính cách pháp lý cho hình thức trong tài này thông qua hai Hội nghị quốc tế Dé là Hội nghị Hoà Binh được tổ chức tai La Haye vào năm 1899 và năm 1907 Hai hội nghị nay đã di đến việc soạn thảo quy chế và thủ tục nhằm nỗ lực hướng dẫn các quốc gia áp dụng triệt để các hiệp ước trọng tài và từ đó khái niệm “Trọng tài" đã được đề cập nhiều trong luật quốc tế Định nghĩa sớm nhất về trọng tài được nêu trong Công ước La Haye năm 1899, theo đó: “Trọng tai là nhằm để giải quyết những bat dong giữa các bên thông qua một người thứ ba do chính

các bên lựa chọn trên cơ sở tôn trọng luật pháp” Công ước La Haye 1907 còn quy định

thêm: “Trọng tài quốc tế có đối tượng giải quyết là những tranh chấp giữa các quốc gia qua sự can thiệp của những trọng tài viên do các quốc gia tranh chấp tự chọn và

đặt trên cơ sở của sự tôn trọng luật pháp”.

Với mong muốn tìm kiếm các giải pháp giải quyết xung đột giữa các quốc gia mà không cần sử dụng lực lượng quân sự, ý tưởng về tổ chức Hội nghị hoà bình thế giới được Sa hoàng Nicholas II đưa ra ngày 29 tháng 8 năm 1898 Hội nghị hoà bình thé giới lần thứ nhất đã được nhóm họp tại La Haye, Ha Lan vào ngày 18 tháng 5 năm 1899 Dưới sự chủ trì của Sa hoàng và Bộ trưởng Bộ ngoại giao của Nga lúc bấy giờ là ông Mikhail Nikolayevich Muravyov Cùng 26 quốc gia tham dự bao gồm các nhà lãnh đạo

của Bắc Mỹ, Nam Mỹ, quốc vương Thái Lan, đại diện của Thanh Triều (Trung Quốc)

Hội nghị hòa bình La Haye lần thứ nhất đã thảo luận nhiều vấn đề liên quan đến việc giải quyết xung đột giữa các quốc gia Công ước La Haye năm 1899 ky kết ngày 29 tháng 7 năm 1899 chính là kết quả của Hội nghị hoà bình lần thứ nhất với mong muốn giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hoà bình Một trong những nội dung cơ bản của Công ước là quy định về việc thành lập Tòa trọng tài thường trực với tư cách là một thiết chế quốc tế giúp các quốc gia có tranh chấp có thê giải quyết các tranh chấp

của mình theo phương pháp hoà bình.

Trên cơ sở Công ước Lahaye I năm 1899, Tòa trọng tài thường trực La Haye

được thành lập năm 1900 và bắt đầu đi vào hoạt động từ năm 1902, trụ sở được đặt tại thành phố La Haye, Hà Lan Tuy nhiên, sau một thời gian hoạt động, quy chế của Tòa đã bắt đầu bộc lộ nhiều hạn chế cần phải điều chỉnh Xuất phát từ yêu cầu này, Hội nghị hoà bình thé giới lần thứ hai đã được nhóm hop tại La Haye từ ngày 15 đến ngày 18

Trang 32

tháng 10 năm 1907 Các quốc gia đã ký kết Công ước Lahaye II nhằm sửa đổi và bổ sung một số quy định về Tòa trọng tài thường trực của Công ước Lahaye I.

1.3.2.1.1.1 Thẩm quyên của Tòa trọng tài thường trực La Haye

Theo Công ước La Haye I và II, Tòa trọng tài thường trực La Haye có thâm quyền giải quyết tất cả các tranh chấp phát sinh giữa các quốc gia thành viên, trừ khi các quốc gia thoả thuận lựa chọn một phương pháp giải quyết khác Bên cạnh đó, thâm quyền của Tòa trọng tài thường trực La Haye cũng không bị giới hạn bởi chủ thé tham gia tranh

chấp Điều này được thể hiện cụ thé ở các quy tắc tố tụng của Tòa đã được ban hành

cũng như những vụ việc mà Tòa trọng tài đã giải quyết trên thực tế.

Điều 21 Công ước La Haye 1899 đã khang định : Tòa trọng tài thường trực có thâm quyền giải quyết tất cả các tranh chấp phát sinh được các bên mang đến trọng tài, trừ trường hợp các bên lựa chọn một Tòa án khác để giải quyết (nguyên văn “The

Permanent Court shall be competent for all arbitration case, unless the parties agree to

institute special Tribunal” Điều 42 của Công ước La Haye 1907 cũng quy định tương

tự Từ các quy định của Công ước La Haye 1899, Công ước La Haye 1907 cũng như

các quy tắc t6 tung được ban hành sau đó có thê rút ra các lĩnh vực tranh chấp sau đây thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa trọng tài thường trực La Haye:

“i, Tranh chấp giữa quốc gia với quốc gia liên quan đến chủ quyên lãnh thé hoặc các van dé khác trong lĩnh vực dân sự, thương mại.

ii Tranh chấp giữa một bên là quốc gia với các chủ thể khác về van dé dân sự,

thương mại.

iii Tranh chấp giữa một bên là quốc gia với một bên là tổ chức quốc tế về các van dé trong lĩnh vực công pháp cũng như các vấn dé về dân sự, thương mại và các van dé khác;

iv Tranh chap giữa hai tổ chức quốc tế liên quan đến các vấn dé dân sự, thương

v Tranh chấp giữa một bên là tổ chức quốc tế với một bên là cá nhân về các van dé dân sự thương mại ”

Thâm quyền xét xử của tòa PCA là không giới hạn Tuy nhiên trong từng vụ việc, phạm vi của thầm quyền xét xử bị hạn chế bởi cách diễn đạt trong Thỏa thuận đưa vụ việc ra giải quyết tại Tòa trọng tài Những nguyên tắc thủ tục của PCA về giải quyết tranh chấp bằng trọng tài liên quan đến tài nguyên thiên nhiên và môi trường quy định

Trang 33

rõ ràng rằng “Sự mô tả tính chất của tranh chấp liên quan tới môi trường hoặc tài nguyên thiên nhiên là không cần thiết cho thâm quyền xét xử, tất cả các bên đều đồng ý đặt một tranh chấp đặc biệt dưới sự điều chỉnh của các điều luật này”.

Nhìn chung, về nguyên tắc các văn bản pháp lý thành lập ra Tòa trọng tài thường trực La Haye không liệt kê cụ thé những vụ việc thuộc thâm quyên giải quyết của Tòa Điều này cũng khác biệt so với quy chế của các cơ quan tài phán quốc tế khác (Ví dụ Điều 36 Quy chế của Tòa án quốc tế quy định tương đối cụ thé những vụ việc mà Tòa có thâm quyền giải quyết )

Việc xác định một cách rõ ràng thâm quyền của Tòa trọng tài thường trực La Haye sẽ giúp các bên tham gia tranh chấp có sự cân nhắc, lựa chọn hợp lý trước khi quyết định đưa vụ việc ra giải quyết tại Tòa trọng tài, bởi lẽ mỗi cơ quan tài phán đều có ưu điểm và hạn chế riêng Việc lựa chọn một cơ quan tài phán phù hợp sẽ góp phần giải quyết nhanh chóng, hiệu quả tranh chấp, đáp ứng các yêu sách của các bên một cách hợp ly, đặc biệt là trong các tranh chấp liên quan đến van dé lãnh thô giữa các quốc gia 1.3.2.1.1.2 Cơ cấu tô chức của Tòa trọng tài thường trực La Haye

Về cơ cấu tô chức của PCA đã được quy định bởi Công ước La Haye 1899 và Công ước La Haye 1907 PCA không phải là một tòa thực sự với các thâm phán thường trực Đây thực tế chỉ là một danh sách các Trọng tài thường trực, có thé được các quốc gia lựa chọn khi giải quyết các tranh chấp quốc tế sử dụng biện pháp này Cau trúc của PCA gồm có 3 bộ phận chính gồm: Hội đồng hành chính, Thành viên Tòa va Văn phòng quốc tế (hoặc Ban thư Ký).

a Hội đồng hành chính ( Administrative Council)

Hội đồng hành chính là cơ quan chủ quản của PCA, bao gém đại diện ngoại giao tại La Haye của tất cả các quốc gia thành viên tham gia Hội nghị hòa bình năm 1899 và

Hội nghị hòa bình năm 1907 và do Bộ trưởng Bộ ngoại Giao Hà Lan làm chủ tịch Hội

đồng hành chính Hội đồng hành chính họp mỗi năm hai lần tại La Haye, đưa ra sự chỉ

đạo chung cho công việc của PCA, giám sát và phê duyệt ngân sách và chi tiêu của PCA,

Tổng thư ký báo cáo thường niên với Hội đồng hành chính về hoạt động của PCA.

b Thành viên của Toa (Member of the Court )

Các thành viên của Tòa án lập một danh sách các trọng tài viên, người mà các

bên tham gia tranh chấp có thể, nhưng không bắt buộc, chỉ định trong thủ tục tố tụng

trọng tài tại PCA, mỗi quốc gia thành viên của PCA có thể chỉ định tối đa bốn trọng tài

Trang 34

viên với nhiệm kỳ sáu năm Trọng tài viên được đề cử phải là những cá nhân có chuyên môn sâu về luật quốc tế, có kinh nghiệm, uy tín và luôn sẵn sàng thực hiện các nhiệm vụ của một Trọng tài tiên (Điều 44 Công ước La Haye 1907).

Mặc dù công ước quy định rang các trọng tài phải được lựa chọn từ danh sách thành viên (Điều 45 Công ước La Haye 1907), nhưng rõ ràng rằng, trong lịch sử của PCA, các bên muốn có sự tự do chỉ định trọng tài ngoài danh sách đó, (ngoài việc thành lập một Hội đồng trọng tài, các thành viên của PCA từ mỗi nước ký kết có quyền chỉ định một nhóm quốc gia, mà nhóm này có quyền cử các ứng viên vào Tòa án công lý quốc tế của Liên hợp quốc (IC)).

Đến thời điểm ngày 31 tháng 12 năm 2013, PCA quản lý danh sách gồm 360 trong tài đến từ 96 quốc gia, Việt Nam có 4 trọng tài được bố nhiệm vào PCA tháng 9

năm 2012.

c Văn phòng quốc tế hoặc Ban thư ký (International Bureau)

Văn phòng quốc tế hoặc Ban thư ký là cơ quan thường trực của PCA, có trụ sở đóng tại cung điện Hòa Bình ở La Haye, Văn phòng quốc tế đứng đầu là Tổng thư ký và bao gồm một đội ngũ các chuyên viên pháp lý và hành chính giàu kinh nghiệm đến từ nhiều quốc gia khác nhau Thông qua Văn phòng quốc tế, PCA cung cấp các dịch vụ đăng ký và hỗ trợ hành chính cho Tòa án tại bất cứ nơi nào trên thế giới Văn phòng quốc tế duy trì danh sách những trọng tài viên của PCA trên cơ sở sự đề cử của các Quốc gia thành viên Văn phòng quốc tế là kênh thông tin liên lạc chính thức của PCA, nhận những thông báo trực tiếp gửi đến PCA bao gồm những yêu cầu về trọng tài, cung cấp các nguồn thông tin chính thức và bảo đảm sự an toàn của các tài liệu trong trọng tài quốc tế và các giải quyết tranh chấp Ngôn ngữ chính thức được sử dụng trong PCA là tiếng Anh và tiếng Pháp, nhưng các vụ kiện có thé tiễn hành băng bat cứ một ngôn ngữ nào được các bên đồng ý.

d Cơ quan khác (Toa)

PCA không han là một cơ quan tài phán thường trực vì vậy không có một tòa

thực sự nào Một Tòa án hoặc một bộ phận giải quyết các tranh chấp được thiết lập theo

từng vụ việc cụ thé được đệ trình, va phương pháp thành lập Tòa án sẽ dựa trên Công

ước La Haye 1899, Công ước La Haye 1907 và các văn bản ban hành sau đó.

1.3.2.1.1.3 Thủ tục tô tụng của Tòa trọng tài thường trực La Haye

Trang 35

1.3.2.2 Tòa trọng tài quốc tế về Luật biển

1.3.2.2.1 Một số nét cơ bản về Tòa trọng tài quốc tế về Luật biển 1.3.2.2.1.1 Thẩm quyên của Tòa trọng tài quốc tế về Luật biển

Tòa trọng tài quốc tế về Luật bién là một trong các cơ quan tài phán quốc tế được thành lập theo quy định tại Điều 287, Điều 288, Điều 290 UNCLOS 1982 có thâm quyền giải quyết các tranh chap: (i) Các tranh chấp liên quan đến việc giải thích và áp dung các quy định của UNCLOS 1982 về việc thi hành các quyên chủ quyén và quyên tài phan của quốc gia ven biển"®: (ii) Các tranh chap liên quan đến việc giải thích hay áp dung các quy định của Công ước về nghiên cứu khoa học biển; (iii) Các tranh chấp liên quan đến việc giải thích hay áp dụng các quy định của Công ước về đánh bắt hải sản.

Khi có tranh chấp xảy ra, sau khi các bên đã tiễn hành các biện pháp ngoại giao như đàm phán, trung gian, nhung không đem lai kết quả thì có thê viện dẫn đến thủ tục Tòa Trọng tài Theo quy định của UNCLOS 1982, các quốc gia thành viên có thê đưa tranh chấp đưa tranh chấp liên quan đến việc giải thích và áp dung UNCLOS 1982 dé giải quyết bằng Tòa Trọng tài trong các trường hợp:

- Cả hai quốc gia thành viên UNCLOS 1982 đều tuyên bố lựa chọn Trọng tai là một trong các phương thức giải quyết theo UNCLOS 1982;

- Hai quốc gia thành viên UNCLOS 1982 thoả thuận đưa vụ tranh chấp của mình giải quyết theo thủ tục Trọng tài thông qua Hiệp định và Thỏa thuận Trọng tài;

- Cả hai quốc gia thành viên đều không tiễn hành lựa chọn thủ tục giải quyết tranh chấp theo Điều 287 UNCLOS hoặc thủ tục giải quyết tranh chấp mà hai bên lựa chọn là

khác nhau.

Bên cạnh đó, Tòa Trọng tai thành lập theo Phu luc VII UNCLOS còn có thầm quyền giải quyết tranh chấp giữa các chủ thể không là thành viên của UNCLOS năm 1982*” Trong những trường hợp cụ thé, các bên chưa đưa ra lựa chọn thủ tục giải quyết tranh chấp theo Khoản | Điều 287 hoặc lựa chọn thủ tục này không còn hiệu lực”Š hoặc

các bên không lựa chọn cùng thủ tục theo quy định của UNCLOS”?, thì Tòa Trọng tài

thành lập theo Phụ lục VII UNCLOS cũng có thẩm quyền giải quyết tranh chấp.

46 Xem: Điều 3b Phụ lục VII UNCLOS 198247 Xem: Điều 1 Phụ lục VII UNCLOS 198248 Xem: Khoản 3 Điều 287

4° Xem: Khoản 5 Điều 287 UNCLOS

Trang 36

Do toà trọng tài theo phụ lục VII là toà không thường trực và chỉ được thành lập

khi phát sinh tranh chấp giữa các thành viên Công ước khi: (1) Được các bên tranh chấp lựa chọn hoặc (2) Có thẩm quyền đương nhiên theo quy định tại Khoản 3 Điều 287 của UNCLOS 1982: “Một quốc gia thành viên tham gia vào một vụ tranh chấp mà không được một tuyên bố còn có hiệu lực bảo vệ, thì được xem là đã chấp nhận thủ tục trọng tài đã trù định ở Phụ lục VII” Điều này có nghĩa là, vào thời điểm ký, phê chuẩn hoặc tham gia UNCLOS, nếu không tuyên bố lựa chọn phương thức, thủ tục giải quyết tranh chấp nào theo quy định tại Khoản 1 Điều 287 sẽ được xem là đã chấp nhận thủ tục trọng

tài đã trù định ở Phụ lục VII.

Qua nghiên cứu và tìm hiểu, có thé thay, phán quyết của Tòa trong tài theo phụ lục VII UNCLOS (Hội đồng Trọng tài) mang tính tôi hậu và không được kháng cáo, trừ khi các bên trong vụ tranh chấp đã có thỏa thuận trước về một thủ tục kháng cáo Tat cả các bên trong vụ tranh chấp khi được Tòa trọng tài giải quyết vụ việc bằng bản án thì đều phải tuân theo.

1.3.2.2.1.2 Cơ cấu tô chức của Tòa trọng tài quốc tế về Luật biển

Tòa Trọng tài thành lập theo Phu luc VII bao gồm 05 thành viên có thâm quyền giải quyết các tranh chấp liên quan đến giải thích và áp dụng các quy định UNCLOS, với điều kiện phải tuân thủ Phan XV “bá: kỳ bên nào trong một vụ tranh chấp déu có thể đưa vụ tranh chấp ra giải quyết bằng thủ tục trọng tài đã trù định trong Phụ lục này bằng một thông báo viết gửi tới bên kia hoặc hoặc các bên kia trong vụ tranh chap”.

Trong trường hợp cả hai quốc gia liên quan tham gia vụ kiện, mỗi bên tranh chấp được quyền cử ra một thành viên trong số danh sách các Trọng tài viên được đăng ký với Tổng thư ký Liên hợp quốc, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác Sau đó, các bên sẽ thỏa thuận lựa chọn 03 thành viên còn lại”!, ba thành viên này bắt buộc phải có

quốc tịch khác nhau, không được làm việc cho bên nào tranh vụ tranh chấp, không được

cư trú thường xuyên trên lãnh thô một trong các bên hữu quan và không phải công dân

của nước nao.

Trong trường hợp một bên liên quan không tham gia vụ kiện, việc thành lập Tòa

trọng tai được tiến hành trong thời hạn 30 ngày ké từ ngày nhận được thông báo khởi kiện, bị đơn có nghĩa vụ chỉ định trọng tài viên; nếu điều này không được thực hiện,

30 Xem: Điều 1 Phụ lục VI UNCLOS 1982

5! Xem: Khoản b, c, d Điều 3 Phụ luc VII UNCLOS 1982

Trang 37

nguyên đơn có quyền yêu cầu Chánh án Toà án Luật biển quốc tế chủ định trọng tài

viên ”Z.

Trong trường hợp các bên không đạt được thỏa thuận về việc lựa chọn một hoặc các thành viên còn lại của Tòa trọng tài, Chánh án Toà án Luật biển quốc tế sẽ thực hiện

việc thực hiện việc lựa chọn 03 thành viên của Tòa trọng tai trên cơ sở trong danh sách

trọng tài viên được thiết lập phù hợp với Điều 2, trong thời hạn 30 ngày, trên cơ sở yêu cầu và tham vấn các bên tranh chấp.°3

Trong quá trình soạn thảo các quy định giải quyết tranh chap thì đây là một van đề gây tranh cãi, có rất nhiều ý kiến yêu cầu quyền lựa chọn phải được giao cho Tổng thư ký Liên hợp quốc hay Chánh án Tòa án quốc tế Tuy nhiên, cuối cùng các bên tham gia đàm phán đã thống nhất quyền chỉ định trọng tài sẽ do Chánh án ITLOS đảm nhiệm.

Trong trường hợp Chánh án ITLOS không có khả năng lựa chọn hoặc là người

mang quốc tịch của một bên tranh chấp thì việc lựa chọn sẽ được quyết định bởi người

có thâm niên cao nhất của ITLOS và người này không được mang quốc tịch của một trong các bên tranh chấp.

Ngoài ra, Tòa Trọng tai được thành lập theo Phu lục VII của UNCLOS còn có

chức năng giải quyết các tranh chấp khác liên quan đến việc giải thích hay áp dụng UNCLOS như sau: (i) Một quốc gia thành viên tham gia vào một vụ tranh chấp mà không được một tuyên bố còn hiệu lực nào bảo vệ, thì được xem là đã chấp nhận thủ tục Trọng tài theo Phu lục VI"; (ii) Nếu các bên tranh chấp không chấp nhận cùng một thủ tục đề giải quyết tranh chấp thì được xem là chấp nhận thủ tục Trọng tài theo Phụ

luc VII, trừ khi các bên có thoả thuận khác."

1.3.2.2.1.3 Thủ tục tổ tụng của Toa trọng tài quốc tế theo Luật biển

Thủ tục tô tụng của Tòa Trọng tài UNCLOS 1982 cũng mang các đặc trưng chung của loại hình giải quyết tranh chap bằng hình thức trọng tài Theo đó, thủ tục t6 tụng giải quyết tranh chấp tại Tòa được bắt đầu bởi một thông báo bằng văn bản của nguyên

đơn gửi tới bị đơn Thông báo có kèm theo bản trình bày các yêu sách và các lý do làm

căn cứ cho các yêu sách đó theo quy định tại Điều 1 Phụ lục VI UNCLOS 1982 Trừ

>? Xem: Khoản c, d, e Điều 3 Phụ lục VI UNCLOS 1982>3 Xem: Khoản d, e Điều 3 Phụ luc VII UNCLOS 1982>4 Xem: Khoản 3 Điều 287 UNCLOS 1982

>> Xem: Khoản 5 Điều 287 UNCLOS 1982

Trang 38

khi các bên có thoả thuận khác, Tòa trọng tài sẽ tự quy định thủ tục của mình bằng cách tạo điều kiện cho mỗi bên có khả năng bảo vệ các quyên và trình bày căn cứ của mình55 Nhăm giúp Toà giải quyết hiệu quả các vụ tranh chấp, các bên liên quan có nghĩa Vụ cung cấp cho Tòa mọi tài liệu, các điều kiện thuận lợi, sự chỉ dân thích đáng và khả năng, néu đó là việc cần thiết, có khả năng dẫn ra và nghe các nhân chứng, các chuyên gia tại phiên tòa Nếu một trong các bên tranh chấp bác bỏ thâm quyền của Tòa, từ chối tham gia vụ kiện hoặc không trình bày lý lẽ của mình tại Tòa, thì bên kia có thể yêu cầu

Tòa tiếp tục trình tự thủ tục tố tụng và phán quyết Chính vì thế, việc một bên văng mặt

hoặc không trình bày các lý lẽ của mình, hay nói cách khác là không thực hiện nghĩa vụ

của mình cũng sẽ không cản trở tiến trình giải quyết tranh chấp của Tòa Các phán quyết của Tòa trọng tài được thông qua theo đa số các thành viên của Toà Sự vắng mặt hoặc bỏ phiếu trắng của đưới một nửa số thành viên không cản trở Tòa ra quyết định Trong trường hợp số phiếu ngang nhau, lá phiếu của Chánh tòa án sẽ là lá phiếu quyết định”.

Vé nội dung, phán quyết của Tòa chỉ giới hạn trong phạm vi nội dung của vụ tranh chấp và phải nêu rõ căn cứ mà Tòa dựa vào dé ra được phán quyết Về hình thức, phán quyết của Tòa phải nêu rõ tên các thành viên của Tòa đã tham gia giải quyết tranh chấp và cần nêu rõ thời gian đưa ra phán quyết Bat kỳ thành viên nào của Tòa cũng có thé đính kèm thêm các ý kiến riêng hoặc bất đồng của mình vào nội dung phán quyết theo quy định của UNCLOS** Vé giá tri pháp lý, phán quyết của Tòa có giá trị chung thâm, các bên sẽ không được kháng cáo, các bên tranh chấp phải tuân theo phán quyết của Tòa, trừ khi có thỏa thuận khác về thủ tục này"° Theo đó, nếu các bên tranh chấp có thỏa thuận trước về việc kháng cáo thì vụ việc có thé được Tòa án xem xét lại.

Bắt kỳ tranh cãi nào có thể xảy ra giữa các bên trong vụ tranh chấp liên quan đến việc giải thích hay thực hiện phán quyết ma Tòa đã tuyên, đều có thé được các bên đưa ra Tòa trọng tai đã giải quyết vụ việc dé quyết định Ngoài ra, nếu tất cả các bên trong vụ tranh chấp có thỏa thuận, thì bất kỳ tranh cãi nào thuộc loại này đều có thể được đệ trình lên một Toà khác theo Điều 287 của UNCLOS dé giải quyétTM.

”6 Xem: Điều 5 Phụ lục VII UNCLOS 1982

>7 Xem: Điều 8 Phụ lục VII UNCLOS 1982

>8 Xem: Điều 10 Phụ luc VII UNCLOS 1982>? Xem: Điều 11 Phụ luc VII UNCLOS 198260 xem: Điều 12 Phụ luc VII UNCLOS 1982

Trang 39

Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp theo thủ tục mà các bên tranh chấp lựa chọn được quy định tại Mục 1 phần XV của UNCLOS 1982 ghi nhận về những biện pháp hòa bình mà các bên có thé lựa chọn dé giải quyết tranh chấp như thương lượng, hòa giải hay thông qua thủ tục tổ tụng trọng tài, tòa án Trong trường hợp các bên không đạt được thỏa thuận, tranh chấp sẽ được giải quyết theo thủ tục bắt buộc dẫn đến những quyết định ràng buộc Tuy nhiên, Công ước Liên hợp quốc về Luật biển cũng đồng thời quy định về nghĩa vu của các bên liên quan phải tiến hành trao đổi quan điểm trước khi áp dụng thủ tục bắt buộc dé giải quyết tranh chấp”!.

Thủ tục bắt buộc dẫn đến những quyết định ràng buộc được quy định tại Mục 2 Phan XV của UNCLOS® Trong trường hợp này, các bên có thé lựa chọn theo hình thức tuyên bố bang văn bản, một hay nhiều cơ quan tài phán để giải quyết tranh chấp, bao gồm 04 thiết chế tài phán quốc tế được quy định: (i) Toa án luật biển quốc tế; (ii) Tòa án Công lý quốc tế; (iii) Tòa trọng tài thành lập theo phụ lục VI; (iv) Tòa trọng tài đặc biệt thành lập theo Phụ lục VIII Nếu các bên không đưa ra tuyên bố lựa chọn thi được xác định là chấp nhận thâm quyền của Tòa trọng tài thành lập theo phụ lục VII®.

Tóm lại, qua việc nghiên cứu, phân tích những vấn đề lý luận của từng cơ chế tài phán giải quyết tranh chấp theo quy định tại Công ước Liên hợp quốc về Luật biên 1982, có thé thay UNCLOS trao cho các thành viên quyền lựa chọn biện pháp hòa bình dé giải quyết những xung đột, mâu thuẫn, đặc biệt là biện pháp giải quyết tranh chấp băng các cơ quan tài phán Trong trường hợp các bên không thể thỏa thuận được cơ chế giải quyết tranh chấp, Công ước đưa ra cơ chế bắt buộc một bên có thể đưa vụ việc ra trước Tòa

Trọng tài thành lập theo Phụ lục VII UNCLOS 1982.1.3.2.3 Tòa trọng tài đặc biệt

1.3.2.3.1 Một vài nét cơ bản Toa trọng tài đặc biệt

1.3.2.3.1.1 Thẩm quyên của Tòa trọng tài đặc biệt

Thâm quyên giải quyết tranh chấp của tòa trọng tài được thiết lập với điều kiện tuân thủ Điều XV khi các bên đã thực hiện trao đổi và hoà giải nhưng không được kết quả Tòa trọng tài đặc biệt sẽ có thâm quyền tiễn hành các cuộc điều tra và xác lập các

sự kiện từ nguôn gôc của vụ tranh chap.

đi Xem: http://www.pcacases.com/web/send/Attach/1594.62 Xem: Điều 286 UNCLOS 1982

63 Xem: Khoản 1, 2, 3 Điều 287 UNCLOS 1982

Trang 40

Ngoài ra, Tòa trọng tài đặc biệt còn có sự đóng góp đáng ké của các tổ chức quốc tế có thâm quyền chuyên môn trong từng lĩnh vực, như Tổ chức hang hải quốc tế (International Maritime Organization) là co quan có chuyên môn phụ trách giải quyết các van dé về hàng hải va 6 nhiễm môi trường do tàu thuyền hay do nhận chìm gây ra; Những vấn đề liên quan đến hoạt động đánh bắt hải sản sẽ do Tổ chức lương thực và nông nghiệp của Liên hợp quốc (Food and Agriculture Organization of the United Nations) phụ trách giải quyết, Chương trình của Liên hợp quốc về môi trường (United

Nations Environment Programme) hoặc tùy theo mỗi trường hợp, do cơ quan phụ trợ

thích hợp mà tô chức, chương trình hoặc uy ban nói trên đã uỷ quyền thực hiện chức

năng này”.

Trọng tài đặc biệt có thâm quyền hẹp hơn so với các cơ quan tài phán nói trên Thâm quyền của tòa này chỉ giới hạn trong phạm vi các tranh chấp liên quan đến giải thích hay áp dụng các quy định của Công ước liên quan đến số lĩnh vực cụ thé: i) đánh bắt cá; (ii) bảo vệ và giữ gìn môi trường biển; iii) nghiên cứu khoa học biển; iv) hoạt động hàng hải, ké ca ô nhiễm do tàu thuyén hoặc do nhận chim® Các quy định về thủ tục tố tung, giá trị pháp lý phán quyết của Tòa trọng tài đặc biệt được áp dung “mutatis mutadis” Day là những tranh chấp đặc thù nên đòi hỏi phải có cơ chế giải quyết đặc

1.3.2.3.1.2 Cơ cấu của Tòa trọng tài đặc biệt

Khi có tranh chấp phát sinh, dựa trên danh sách các chuyên viên đã được lập, một hội đồng trọng tài đặc biệt sẽ được thành lập, gồm 05 thành viên Tiêu chuẩn chọn thành viên của Tòa trọng tài đặc biệt khác với Tòa trọng tài nêu trên Bởi lẽ, những tranh chấp liên quan đến các lĩnh vực chuyên sâu đòi hỏi những người được đề cử phải là các

chuyên gia am tường và có chuyên môn cao trong các lĩnh vực thuộc chức năng giải

quyết của Tòa.

Bên cạnh đó, theo quy định tại Phụ lục VUI Công ước, mỗi quốc gia thành viên

có thé chỉ định 08 chuyên gia vào danh sách chuyên viên, trong đó mỗi lĩnh vực được cử 02 người Các chuyên gia được tiễn cử phải là người nỗi tiếng công tâm, liêm khiết, có uy tín lớn trong lĩnh vực luật quốc tế, trong các lĩnh vực về khoa học, kĩ thuật, hay trong bốn lĩnh vực trong danh sách Tòa trong tài theo phụ lục VIII UNCLOS có thâm

64 Xem: Điều 2 Phụ luc VIII UNCLOS 198265 Xem: Điều 1 Phụ luc VII UNCLOS 1982

Ngày đăng: 31/03/2024, 06:55

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan