Tài sản trong tội cướp là vật, tiền hoặc giấy tờ trị giá KẾ thừa các quy định của BLHS năm 1985 và BLHS năm 1999, tội cướp tài sản tại Điều 168 BLHS năm 2015 quy + “Người nào dùng vitlực
Trang 1BQ GIÁO DỤC VA ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP.
TRUONG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NOL
ĐÀO NGỌC HA
TOL CƯỚP TÀI SẢN TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 2015
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
(Định hướng ứng dụng)
HÀ NỘI, NĂM 2022
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP
TRUONG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NOL
DAO NGỌC HÀ
TOL CƯỚP TÀI SAN TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 2015
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC.
Chuyên ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự
Mã số: 8380104
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Văn Hương
HÀ NỘI, NĂM 2022
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi là Học viên Đào Ngọc Hà, tác giá nghĩ văn cao họcLuật với đề tài *Tội cướp tải sản trong Bộ luật Hình sự năm 2015”,
Tôi xin cam doa Luận văn này là công trình nghiên cứu do chính tôi thực hiện, Luận văn có kế thừa các tư tưởng, kết quả nghiên cứu của những tác giả di trước.
Các thông tin, số liệu được sử dụng trong luận văn la trung thực và có
tríh dẫn nguồn đầy đủ Những thông tỉn, số liệu mang tỉnh chất cá nhân nếuđược trích dẫn, sử dụng chỉ nhằm mục đích nghiên cứu và học tập, ngoài ra không sử dụng vào bất cứ mục đích nào khác.
Trang 4LỜI CẢM ƠN
'Tác giả xin trân trọng gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các thầy, cô Khoa sau.
ai học, Khoa pháp Luật hình sự Trường Đại học Luật Hà Nội đã tận tỉnh giảng dạy trong quá trình học tập; đặc biệt là PGS.TS Nguyễn Văn Hương đã
động viên, nhiệt tình hướng dẫn Học viên trong quá trình nghiên cứu và hoàn.
thành luận văn; cảm ơn sự giúp đỡ của quý đồng nghiệp tại các cơ quan trong
việc cung cấp tài liệu, góp phần hoàn thành đề tài nghiên cứu.
‘Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau nên việc nghiên cứu, hoàn
thành luận văn không tránh khỏi những thiếu sót nhất định Do vậy, rất mong, muốn nhận được sự góp ý của Quý thầy cô và đồng nghiệp để luận văn được.
hoàn thiện hơn.
Hà Nội, ngày 06 tháng 11 năm 2022
Dio Ngọc Hà
Trang 5MỤC LỤC
PHAN MO DAU
Chương 1 NHONG VAN DE CHUNG VE TOL CƯỚP TÀI SẢN
1.1 Khái niệm tội cướp tải sin
1.2 Các dấu hiệu pháp lý của tội cướp tài sản
14, Quy
tôi cướp tai sản
linh của Bộ luật Hình sự năm 2015 về hình phạt đối với
1.4 Phân biệt t
Hình sự năm 2015
cướp tài sản với một số tội khác trong Bộ luật
Chương 2 THỰC TIỀN ÁP DỤNG BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM
2015 VỀ TOL CƯỚP TAI SAN VA MOT SO ĐÈ XUẤT
2.1 Thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự đối với tội cướp tải sản
2.2, Một số hạn chế trong áp dụng pháp luật hình sự đối với tội
cướp tài sản
Một số đề xuất bảo đảm áp dụng đúng quy định của BLHS
năm 2015 v8 tội cướp ti sản
64
1
Trang 6DANH MỤC CÁC CHỮ VIET TAT
BLHS Bộ luật Hình sự
BTTTHS — : Bộ luật Tổ tụng hình sựCTTPE — :Cổuthànhiộiphạm
QHPL :Quanhệ pháp luật
QHPLHS : Quan hg pháp luậthình sự
TAND :Töaánnhândân
VKSND._ : Viện kiểm sit nhân dân
TANDTC _ : Töaán nhân dân tối cao
TNHS _ :Tráchnhiệmhình sự
XHCN _ ;Xihộichủnghia
Trang 7DANH MỤC CÁC BANG.
Số hiệu bing Ten bing Trang
21 Số vụ và số bị cáo bị xét xử nói chung và tội cướp — 45
tài sản trong 05 năm (2017-2021)
22: Hình phạt áp dụng đối với người phạm tội cướp tài 48
sản trong 05 năm (2017-2021)
Trang 8PHAN MỞ DAU
1 Tính cấp thiết của đề tài
O Việt Nam, quyền sở hữu được pháp luật công nhận, quy định va bảo
hộ trong các bản Hiến pháp qua các thời kỳ khác nhau mà đặc biệt là Hiến
pháp năm 2013, quy định về quyền sở hữu cũng được quy định và thể chế hoátrong hệ thông pháp luật dân sự, kinh tế Trong BLHS năm 2015, quyền sởhữu được bảo vệ thông qua các quy định vẻ các tội phạm xâm phạm quyền sở hữu.
Các tội xâm phạm sở hữu được quy định tại Chương XVI BLHS năm
2015 được sửa đồi, bỗ sung năm 2017 Đối tượng tác động của nhóm tội phạm
này là tài sản (vật, tiền, giấy tờ có giá và quyển tài sản) theo quy định tại
105 Bộ luật Dân sự năm 2015.
Việc quy định cụ thể các tội xâm phạm sở hữu trong đó có tội cướp tai
sản đã tạo cơ sở pháp lý quan trọng trong việc xử lý các hành lội phạm xâm.
sở hữu của Nha nước, tổ chức và cá nhân Tuy nhiên, lý luận và.thực tiễn áp dụng tội cướp tài sản trong một số trường hợp vẫn còn những,
quan điểm khác nhau trong nhận thức cũng như áp dụng pháp luật Do vậy,trong thực tế đã có nhiều trường hợp áp dụng pháp luật thiếu chính xác,
không thống nhất, ảnh hưởng chất lượng xét xử, gây thiệt hại cho cơ quan, tổ
chức, cá nhân va gây dư luận không tốt, làm giảm lòng tin của quần chúngNhân dân đối với các cơ quan có thẳm quyền tiến hành tổ tụng, người có thắm.quyền tién hảnh tổ tụng
“Trong giai đoạn hiện nay, Việt Nam đã và đang tích cực hội nhập sâu
rộng với nền kinh tế các nước trong khu vực và trên thé giới; kinh tế, văn hoá,
xã hội, khoa học, kỹ thuật không ngừng phát triển và có nhiều thành tựu đángghi nhận Tuy nhiên, kinh tế thị trường cũng bao him nhiều mặt trái, tiều cực
đó là tình hình thất nghiệp, sự phát triển mắt cân đối giữa thành thị và nông
Trang 9thôn, đồng bằng với miễn núi, qua đỏ đã tạo mỗi trường cho vi phạm pháp.
lên
luật nay sinh, trong đó có các tội xâm phạm sở hữu ma tội cướp tài sản |
hình Tội cướp tài sản không những gây ra những thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, tài sản mà còn gây tâm lý hoang mang, lo lắng trong Nhân dân, tác
động xấu tới tình hình an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội Với diễn bi
tính chất ngày cảng phức tạp, manh động của tội cướp tai san, mặc dù các cơ:
hành tổ tung
đã và đang nỗ lực đấu tranh, ngăn chặn nhưng việc đấu tranh phòng, chống.
quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thắm quyền ti
với loại tội này vẫn còn những khó khăn, vướng mắc nhất là trong việc định
tôi danh và quyết định hình phạt
Xuất phát từ các lý do trên, việc nghiên cứu lý luận, phân tích quy định
của BLHS năm 2015, thực tiễn áp dụng quy định của pháp luật hình sự đối
với tội cướp tài sản trên phạm vi cả nước trong 05 năm giai đoạn 2017-2021,
để từ đó có những đề xuất nhằm nâng cao chất lượng xét xử và hiệu quả đấu tranh phòng, chống tội phạm này là rất cần thiết Đó chính là lý do tác giả.
chon dé tải “Tội cướp tài sản trong Bộ luật Hình sự năm 2015” làm đề tảinghiên cứu cho luận văn thạc sĩ luật học của mình.
2 Tình hình nghiên cứu luận văn
“Trong thời gian qua, việc nghiên cứu tội cướp tài sản đã được nhiễu nha
khoa học, các cán bộ lim công tác điều tra, truy tố, xét xử quan tâm nghiên
cửu như: Giáo trình giảng day trong các trường đại học, sách chuyên khảo,
luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, các dé tài nghiên cứu khoa học Cụ thé là:
* Giáo trình, sách chuyên khảo:
- Lê Văn Cảm, Giáo trình Luật hình sự Vig
Trang 10- Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo tình luật hình sự Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, Ha Nội, 2001;
Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật hình sự Việt Nam
-Phan các tội phạm (Quyển 1), Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2018;
~ Dinh Văn Quế, Bình luận khoa học BLHS - Phẩn những quy địnhchung (Tập 1), Nxb Thanh phd Hồ Chí Minh, 2018;
~ Dinh Văn Qué, Bình luận khoa học BLHS - Phan các tội phạm, tập 2:Các tội xâm phạm sở hữu, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006;
= Lê Văn Cảm, Sách chuyên khảo sau Đại học, Những vá cơ bản
trong khoa học hình sự, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2005;
~ GS.TS, Nguyễn Ngọc Hòa (Chủ biên), Bình luận khoa học BLHS năm
2015 được sửa đổi, bổ sung năm 2017 (Phần các tội phạm), Quyển 1, Nxb Tưpháp, Hà Nội, 2018;
~ Nguyễn Ngọc Điệp, Bình luận khoa học - Phần các tội phạm BLHSnăm 2015 được sửa đối, bồ sung năm 2017, Nxb Thế giới, 2018
Hầu hết các công trình, tải liệu khoa học trên có phạm vi nghiên cứu
rộng, bao quát nhiều vấn đề về tội phạm nói chung như định tội danh, cấu
thành tội phạm trong khoa học luật hình sự Việt Nam, công trình, tài liệu
khoa học chủ yếu đều căn cứ vào quy định của BLHS năm 1999 Từ khi
BLHS năm 2015 được ban hành chưa có nhiều các công trình nghiên cứu cụ
thể về tội cướp tải sản được công bố
* Luận án, luận văn:
~ Nguyễn Ngọc Chí , Trách nhiệm hình sự đối với các tội xâm phạm sở:
hữu, Luận án tiến sĩ, Viện Nghiên cứu Nhà nước và Pháp luật, 2000;
~ Đỗ Kim Tuyến, Đấu tranh phòng chẳng tội cướp tài sản trên địa bàn
lọc Luật Hà Nội, 2001;
~ Tào Thị Hoàng Yến, Dau tranh phòng chống các tội cướp tài sản ở
Ha Nội, Luận án tiền sĩ, Trường De
Trang 11~ Trần Thị Hai, Tội cướp tài sản từ thực tiễn tỉnh Đông Nai, Luận văn
nước ta hiện nay, Luận văn cao học, Đại học Quốc gia Hà
cao học, Viện Khoa học xã hội, Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam,
2020;
= Phạm Thị Hà Châu, Tội cướp tài sản theo pháp luật hình sự Việt Nam
tie thực tiễn tỉnh Quảng Ngãi, Luận văn cao hoe, Viện Khoa học xã hội, ViệnHan lâm khoa học xã hội Việt Nam, 2016.
* Các bai báo trên các tạp chí khoa hoe:
~ Mai Bộ, Tội cướp tài sản, Tạp chi Toà án nhân dân số 3/2007;
- Đặng Văn Phương, Một số trường hợp sử dung vũ khí, phương tiện
nguy hiểm trong tội cướp tai sản, Tạp chi Toa an nhân dân số 17/2008;
~ Nguyễn Ngọc Anh, Hoàn thiện các quy định của BLHS năm 2015 về
các tội xâm phạm sở hữu, Tạp chỉ Toà án nhân dân số 01/2009;
~ Phạm Văn Báu, Tội cướp tài sản trong Luật hình sự Việt Nam, Tạpchí Luật học số 10/2010;
- Phạm Văn Beo, VỀ hậu quả chết người trong BLHS năm 2015 hiện
hành, Tạp chí Toà án nhân dan số 14/2013:
Nhìn chung những luận án, luận văn và các bai viết nêu trên đều khá
cũ, chưa cập nhật quy định của BLHS năm 2015, mới để cập đến một khía
cạnh nào đó của tội cướp tài sản như vấn đề trách nhiệm hình sự; định tội
danh; dấu hiệu định khung; dau tranh phòng, chống tội cướp tài sản từ thực
tiễn địa phương mà ít có công trình nghiên cứu về vấn đề tội cướp tài sản trên
phạm vi cả nước.
3 Mục dich và nhiệm vụ nại
3.1 Mục dich nghiền cứu.
cứu
Mục đích nghiên cứu của luận văn góp phần hoàn thiện pháp luật hình
sự về tội cướp tài sản, nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống tội cướp tải
Trang 12sản ở Việt Nam,
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
'Để đạt mục đích nghiên cứu nêu trên, luận văn có nhiệm vụ:
~ Phân tích làm rõ khái niệm, các hiệu pháp lý của tội cướp tài sản,các khung hình phat cũng như phân biệt tội cướp tài sản với một số tội phạm khác
~ Phân tích, đánh giá thực tiễn áp dụng BLHS năm 2015 về tội cướp tải
sản.
~ Dé xuất các giải pháp hoàn thiện BLHS năm 2015, nâng cao hiệu quả
đầu tranh phòng, chéng tội cướp tai sản ở Việt Nam hiện nay.
4 Đối tượng nghiên cứu, phạm vi ng!
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các quan điểm khoa học liênquan đến tội cướp tài sản; quy định của BLHS năm 2015 về tội cướp tài sản
và thực tiễn áp dụng BLHS năm 2015 đối với tội cướp tai sản ở Việt Nam
trong 05 năm (2017-2021).
4.2, Phạm vi nghiền cứu:
Dé tải luận văn được nghiên cứu dưới góc độ luật hình sự và thực tiễn
áp dụng BLHS năm 2015 về tội cướp tai sản.
Các số liệu phục vụ nghiên cứu được thu thập từ thực tiễn xét xử tội
cướp tai sản trong 05 năm (2017-2021) trên phạm vi cả nước.
5 Các phương pháp nghiên cứu
“Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lê Nin, tư tưởng Hồ.Chi Minh, các quan điểm của Đảng và Nhà nước vé chính sách hình sự
Các phương pháp nghiên cứu cụ thể được sử dụng phổ biến trong
nghiên cứu luận văn như: Phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh được tác giả sử dung làm rõ các nội dung nghiên cứu trong luận văn.
Trang 136 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
'Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần hoàn thiện lý luận khoa học
về tội cướp tai sản, qua dé góp phần cho việc nhận thức về tội cướp tải san
ngảy cảng đúng đắn, chính xác hơn.
Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần hoàn thiện hệ thống pháp.
luật về sản, làm tài liệu tham khảo cho cơ sở đảo tạo, người làm
công tác thực tiễn góp phần nâng cao hiệu quả phòng, chống tội phạm cũng.
như bê dim việc xổ lý ding người; đúng tôi; ding pháp lust; báo vệ tết honcác quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, tổ chức, công dân
7 Bố cục của Luận văn
Luận văn gồm 02 chương:
Chương 1: Những vấn dé lý luận vé tội cướp tài sản
Chương 2: Thực tiễn áp dụng BLHS năm 2015 về tội cướp tai sản và
một số để xuất,
Trang 14Chương 1
'NHỮNG VAN DE CHUNG VE TOI CƯỚP TÀI SẢN
1.1, Khái niệm tội cướp tài sin
Tội cướp tài sản lần đầu tiên được quy định trong Pháp lệnh số LTC ngày 21/10/1970 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội trừng trị các tội xâm
149-phạm tài sản xã hội chủ nghĩa và Pháp lệnh số 150-LCT ngày 21/10/1970 của
Ủy ban Thường vụ Quốc hội trừng trị các tội xâm phạm tài sản của công dân
Khi BLHS năm 1985 và BLHS năm 1999 được ban hành, tội cướp tai sản tiếp tục được quy định Tội cướp tài sản trong BLHS năm 2015 đã kế thừa
một số quy định của BLHS năm 1999 va tiếp tục được sửa đổi, bổ sung một
số điểm mới
‘Theo từ điển tiếng Việt, “Cướp là lấp quý giá của người khác bằng vitlực hoặc thủ đoạn Tài sản trong tội cướp là vật, tiền hoặc giấy tờ trị giá
KẾ thừa các quy định của BLHS năm 1985 và BLHS năm 1999, tội
cướp tài sản tại Điều 168 BLHS năm 2015 quy + “Người nào dùng vitlực, de doa dùng vit lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị
tan công lâm vào tinh trạng không thé chống cự được nhằm chiếm đoạt tài
“Trong khoa học luật hình sự, nói đến khái niệm tội cướp tài sẵn có quan
điểm cho rằng, “Túi cướp tài sản là hành vi của người phạm tội nhằm chiếm
đoạt tài sản của người khác bằng cách dùng vũ lực hoặc de dọa dùng vũ lực
ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tinhtrạng không thé chẳng cự doc" KỈ ậm này nhấn mạnh mục đích củangười phạm tội là chiếm đoạt tai sản của người khác và dé đạt được mục dich
` Ngyễn Nhu ¥ 2010, Từ đu Tu vợt NXB Thành phổ Hồ Chỉ Minh r 46 Ề
2 Pham Thị Hà Châu (016), cướp rà sn theo php lộ Rd sự Vật Ma từ thực itn
un 0, View Khoa học xa đi, Vid ân lân kho ex hội Vit Nam, lá
Trang 15đó, người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội bằng các thủ đoạn khác nhau
Cũng nói đến khái niệm tội cướp tai sản, có quan điểm khác lại chorằng, “Tội cướp tài sản là hành vi nguy hiểm cho xã hội được thực hiện bằng
cách dùng vũ lực, de dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làmcho người bị tan công lâm vào tình trang không thé chống cự được nhằm
nhấn mạnh hanh viphạm tội Tức là người phạm thực hiện hành vi bằng các thủ đoạn khác nhauchiếm đoạt tài sản "Ê Theo quan điểm này, tác giả
nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác
'Các khái niệm về tội cướp tai sản nêu trên tuy có sự khác nhau songtrong các kh: có điểm chung là người phạm tội thực hiện hành.niệm này
vi nguy hiểm cho xã hội bằng các thủ đoạn khác nhau, nhằm mục đích chính
là chiếm đoạt tài sản của người khác
Tội cướp tải sản luôn được các nhà lập pháp xác định là một trong
những tội phạm nguy hiểm vì hành vi cướp tài sản xâm phạm đồng thời hai
quan hệ được luật bình sự bảo vệ Đó là quan hệ nhân thân và quan hệ sở hữu,
bằng hành vi phạm tội của mình, người phạm tội cướp tài sản xâm phạm
trước hết đến quyền tự do thân thé của con người để qua đó xâm phạm sở
hữu Sự xâm hại một trong hai quan hệ xã hội này đều chưa thể hiện được hết
‘ban chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi cướp tai sản Do vậy, cả hai quan
hệ xã hội bị xâm hại đều được coi là khách thé trực tiếp của tội cướp tài sản.'Việc xếp tội cướp tài sản vào Chương các tội xâm phạm quan hệ sở hữu xuấtphát từ mục đích chính của người phạm tội là nhằm vào sở hữu và việc xâmhại quan hệ nhân thân thực chất chỉ là phương tiện dé đạt mục đích chính đó
Nghiên cứu các quan điểm khác nhau về khái niệm tội cướp tài sản,
đồng thời từ quy định về tội cướp tài sản tại Điều 168 BLHS, chúng tôi đưa rakhái niệm tội cướp tài sản như sau: Tội cướp tài sản là hành vi nguy hiểm cho
` Trần Thị Hải (2020), Tại cướp ti ảnh ựctễnính Đẳng Na, Viện Khoa họ xã hội, Việ Hin
lâm khoa học xã hội Vệ Nam, 10.
Trang 16xã hội được thực hiện bằng hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức.
khắc hoặc hành vi khác làm cho người bị tẫn công lâm vào tình trạng khong
thể chẳng cự được nhằm chiém đoạt tài sản
‘Tir khái niệm nêu trên, chúng ta có thé thấy, tội cướp tài sản có những,
đặc điểm sau:
~ Tội cướp tai sản là loại tội phạm có tính nguy hiểm rất cao cho xã hội
Dau hiệu đặc trưng của tội cướp tải sản là hành vi "đừng vil lực” hoặc
‘de dọa dùng vũ lực ngay tức khắc” hoặc “hành vi khác” làm cho người bị
tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tảisản Đây là những hành vi có tính nguy hiểm cao, xám phạm trực tiếp đến
i Người phạm tội thực hiện những hành vi tính mạng, sức khỏe của con ngưi
này với mục đích chính là chiếm đoạt tai sản của người khác - xâm phạm sở:
1 Như vậy, hành vi phạm tội này đồng thời xâm phạm hai quan hệ xã hội
quan trọng là quan hệ nhân thân và quan hệ sở hữu Đây là những quan hệ xã
hội được BLHS quy định và bảo vệ Điều đó cho thấy tội cướp tai sản có tinh
Vi vậy, ngoài việc xâm phạm quan hệ nhân thân và quan hệ sở hữu, tội
phạm này còn đe dọa nghiêm trọng đến an ninh, trật tự an toàn xã hội Tộicướp tải sản cùng một lúc xâm phạm hai khách thể, lầu tiên là xâm phạm
quan hệ nhân thân, thông qua việc xâm phạm đến nhân thân mà người phạmtội xâm phạm đến quan hệ tài sản, nếu không xâm phạm đến quan hệ nhânthân thì người phạm tội cướp tai sản không thể xâm phạm đến quan hệ tải sản
được,
~ Tội cướp tài sản là loại tội phạm được thực hiện với lỗi cổ ý trực tiếp
‘Nguoi phạm tội cướp tài sản nhận thức rõ hành vi của minh là nguy hiểm cho
xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi phạm tội và mong muốn chiếm đoạtđược tài sản đó, Người phạm tội cướp tai sản nhận thức rõ tính nguy hiểm cho
Trang 17xã hội của hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có.hành vi khác có thể thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại và thấy trước hậu quả.của hành vi đó, Nhận thức tính gây thiệt hại cho xã hội của hành vi cướp tài sản là sự nhận thức trên cơ sở nhận thức những tình tiết khách quan tạo nên
tính gây thiệt hại cho xã hội
Do tội cướp tải sẵn có cầu thành hình thức, hậu quả thiệt hại không phải
là dấu hiệu được mô tả trong cấu thành tội cướp tài sản nên van đề có thấy.trước hay không thấy trước hậu quả tỉ hại không được đặt ra khí xét lý trí
của người phạm tội
Người phạm tội mong muốn hậu quả xảy ra, hậu quả thiệt hại của hành
vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác mà
người phạm tội thực hiện hoàn toàn phù hợp với mục đích, phủ hợp với mongmuốn của người phạm tội Hậu quả thiệt hại không được quy định là dau hiệu.
bắt buộc của cấu thành tội phạm của tội cướp tài sản nên việc xác định ý chíđối với hậu quả thiệt hại không được đặt ra,
~ Ngoài các đặc điểm trên, chủ thể tội cướp tài sản là người từ đủ 14tuổi trở lên, có năng lực trách nhiệm hình sự, đồng thời mục đích chiếm đoạttài sản của người khác là yếu tố bắt buộc của cấu thành tội cướp tải sản Mức.cao nhất của khung hình phạt là chung thân, qua đó thể hiện tính chất nguyhiểm của hành vi cướp tai sản
1.2 Các dấu hiệu pháp lý của tội cướp tài sản
Mỗi trường hợp phạm tội cụ thể của tội phạm nhất định như tội giếtngười, tội cướp tài sản đều có những nội dung biểu hiện riêng biệt ở cả bốnyếu tố Tuy khác nhau nhưng tắt cả các trường hợp phạm tội nhất định đều cónhững nội dung biểu hiện giống nhau ở cả bốn yếu tổ Những biểu hiện giống,
nhau đó được coi là những dấu hiệu chung có tính đặc trưng của tội phạm nhất định Khi quy định tội phạm trong luật, nhà làm luật phải sử dụng các
Trang 18dấu hiệu này để mô tả tội phạm Trong khoa học hình sự, mô tả này được coi
là cấu thành tội phạm Như vậy, cấu thành tội phạm là tổng hợp những dấu.chung có tinh đặc trưng cho tội phạm cụ thé được quy định trong luậthình sự.
1.2.1 Khách tl “ati phạm
Khách thế của tội phạm là quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ bị
tội phạm xâm hại" Bắt cứ hành vi phạm tội nào cũng đều gây thiệt hại hoặc
hướng tới việc gây thiệt hại cho quan hệ xã hội nhất định được luật hình sự:
ho đối tượng,
là quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ thì hành vi khách quan không có tính gây thiệt hại và do vậy cũng không có tội phạm.
bảo vệ Không gây thiệt hại hoặc không hướng tới gây thiệt h
‘Theo luật hình sự Việt Nam, những quan hệ xã hội được coi là khách
thể bảo vệ của luật hình sự là những quan hệ xã hội đã được xác định tạikhoản 1 Điều 8 BLHS là: Chủ quyền quốc gia, an ninh của đất nước, chế độ
quốc, chế độ chính trị, chết
độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền,
xã hội chủ nghĩa, thông nhất, toàn ven lãnh thô
lợi ich hợp pháp của tổ chức, cá nhân, tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân
phẩm, tự do, tai sản, những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ
nghĩa, phòng ngừa va dau tranh chống tội phạm Đồng thời, mỗi tội phạm đều
gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại cho một trong những khách thể nhất
định Khách thể của tội phạm là một căn cứ quan trọng dé đánh giá mức độ,tính chất nguy hiểm của hành vi phạm tội
Khách thể của tội cướp tài sản là quyền sở hữu tai sản của nha nước, cơquan, tổ chức, cá nhân và quyền bất khả xâm phạm về tính mạng, sức khỏe
của con người.
Quan hệ sở hữu là quan hệ xã hội trong đó quyền chiếm hữu, sử dụng,
* Trường Dại học Luật Hà Nội 2021), Giáo ình Luật hình sự Liệt Nam « Phẩn chứng, xb Công
an a i, Hã Nội tứ 102
Trang 19định đoạt được pháp luật tôn trọng và bảo vệ Hành vi gây thiệt hại hoặc đedoa gây thiệt hại cho quan hệ sở hữu là hành vi xâm phạm các quyền chiếm
hữu, sử dụng, định đoạt của chủ tải sản Người phạm tội đã thực hiện hành vi
dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hảnh vi khác làm cho.người bị tấn công lâm vao tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm
đoạt tai sản Mặt khác, khi thực hiện hành vi ding vũ lực, de dọa ding vũ lực
ngay tức khắc hoặc có hành vi khác người phạm tội còn gây thiệt hại hoặc đedoa gây thiệt hại đến quyền bất khả xâm phạm về tinh mạng, sức khỏe của
người bị hại Đây cũng là đặc trưng cơ bản của tội cướp tài sản, nếu chỉ xâm
phạm đến một trong hai khách thé xã hội thì chưa phản ảnh day đủ bản chấtcủa tội cướp tài sẵn
Vi dụ: Do cần tiền tiêu xài va trả nợ, B đã chuẩn bj 01 máy cắt, 01 búarừu, 01 búa đình và 02 con dao tự chế dé cướp tải sản của gia đỉnh anh H Khi
én nhà anh H, B thấy ông L ở nhà (bổ của H) ở nhà một mình và B nói với
ông L là đến sửa điện, nước rồi di lên ting 3 Sau đó, B gọi ông L lên, lợi
dụng sơ hở B đã dùng búa định đập vào đầu ông L làm ông L ngất đi rồi phákét sắt và mở tủ chiếm đoạt số tiền 248.520.000 đồng Theo kết luận giámđịnh tỷ lệ tổn thương cơ thể của ông L là 07%
Tai Bản án hình sự sơ thim số 48/2018/HS-ST ngày 21/9/2018 của
“TAND tỉnh Vĩnh Phúc đã tuyên B phạm tội cướp tai sản Áp dụng điểm a
khoản 3 Điều 168; điểm b, s khoản 1 Điều 51; điểm h, i khoản 1 Điều 52;khoản 5 Điều 65; khoản 1, khoản 2 Điều S6 BLHS năm 2015 xử phạt B 14
năm ti’,
‘Doi tượng tác động của tội cướp tài sản là tai sản gồm vật, tiền, giấy tờ
trị giá được bằng tiền Tai sản ma người phạm tội cướp tài sản hướng tới đòihỏi phải đang nằm trong sự chiếm hữu và quản lý của chủ tải sản Bởi chỉ
Xem: Bản n hình sự sơ chi số 482018'IS ST nghy 21/2018 của TAND tỉnh Vĩnh phúc,
Trang 20đó, người phạm tội mới có hành vi ding vũ lực, de doa dùng vũ lực ngay tức
khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tỉnh trạng,
không thể chống cự được để chiếm đoạt tai sản khỏi sự chiếm hữu, quản lý
sở hữu, có thé mua bán trao đổi một cách hợp pháp, là tai sản hữu hình, có
thực Những tải sản bị nhà nước cắm lưu hành như: Vũ khí, các chất ma túy
không phải là đối tượng của tội cướp tài sản.
1.2.2, Mặt khách quan củ tội phạm.
Mặt khách quan của tội phạm là những biểu hiện bên ngoài của tội
phạm Biểu hiện cơ bản của mặt khách quan là hành vi khách quan có tính
nguy.
hiện thứ hai của mặt khách quan là hậu quả thiệt hại (do hành vi khách quan
|, gây thiệt hại quan hệ xã hội được BLHS quy định, bảo vệ Biểu
gây ra) ma thường được gọi là hậu quả của tội phạm Tội phạm nào cũng đều
6 những biểu hiện của mặt khách quan được thể hiện ra bên ngoài Không có.biểu hiện ra bên ngoài đó thì không có những yếu tố khác của tội phạm do
vậy cũng không có tội phạm”
Mặt khách quan của tội cướp tài sản được thể hiện ở hành vi dùng vũlực, de doa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc hành vi khác làm cho người bị tin
công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản,
Đó là hành vi nguy hiểm cho xã hội, gây hậu quả nguy hiểm cho xã hội và
mối quan hệ nhân qua giữa hành vi gây nguy hiểm và hậu quả, phương tiện,
công cụ, hoàn cảnh, địa điểm phạm tội
‘Tring Dại học Luật Hà Nội 2021), Giáo tình La hình sự Vit Nam « Phản chung, Nxb Công nhân a, Hà Nội tr 83
Trang 21= Hành vi dùng vũ lực:
Hanh vi dùng vũ lực là hành vi (hành động) mà người phạm tội đã thựchiện, tác động vào cơ thé của nạn nhân như: Dam, đá, bóp cổ, trói, bắn, dim, chém Hay có thể nói một cách khái quát là hành vỉ dùng sức mạnh vật chất
nhằm chiểm đoạt tai sản Hanh vi dùng vũ lực được hiểu là dùng sức mạnh
vật chất (có vũ khí hoặc công cụ, phương tiện khác) để chủ động tấn công
người quản lý tai sản hoặc người khác; hành động tấn công nay có khả năng, gây nguy hại đến tính mang, sức khỏe của người bị tấn công và làm cho ho mắt khả năng chống cự lại hoặc công khai để cho người bị tấn công biết.
‘Vi dụ: Khoảng 14h00 giờ ngày 25/01/2018, T chở chị H đến Ngân hàng.rit 200.000.000 đồng Do dang nợ tiền, T nảy sinh ý định cướp tài sản để trả
nợ nên đã dùng dao đe dọa P, dùng băng keo bịt miệng và tri hai tay chị P lạirồi chiếm đoạt số tiền 200.000.000 đồng, đóng cửa xe nhốt chị P bên trong xe
rồi bỏ đi Chị P kêu cứu và được người dân phát hiện, giải cứu và đến trình
báo cơ quan Công an.
Tại Bản án hình sự sơ thẩm số 24/2018/HS-ST ngày 24/4/2018 của
"TAND thành phố Đã Nẵng đã tuyên T phạm tội cướp tài sản Ap dụng điểm akhoản 3 Điều 168; Điểm b, s khoản 1, khoản 2 Điều 51; Điều 54 BLHS năm
2015 xử phạt T 10 năm tù”
“Trường hợp có nhiều người cùng tham gia cướp tai sản (đồng phạm),không nhất thiết tắt cả những người tham gia đó đều phải dùng vũ lực, ma chỉcẩn một hoặc một số người dùng vũ lực, còn những người khác có thé không,
dùng vũ lực hoặc chi de dog ding vũ lực nhưng tắt cả những người cùng thamgia đều bị coi là dùng vũ lực.
Trang 22để buộc người bị tin công phải sợ va tin rằng nếu không dé người phạm tội
chiếm đoạt tai sản thi tinh mạng, sức khỏe sẽ bị nguy hại
De doa dùng ngay tức khắc là hảnh vi lùng lời nói đe doạ (dọa giết
hại sức khoẻ) hoặc hãnh động de dọa (di
dao, súng vào người) hoặc thường là kết hợp cả hai (có lời nói, cử chỉ đe dog
chết, dọa gây thương tích hoặc tổ
và kèm theo công cụ, phương tiện trợ giúp) dọa sẽ dùng ngay túc thì vũ lực người bị tấn công (người chủ tài sản người quản lý tài sản, người thân của
người chủ tài sản ) chống cự lại để buộc người bị tin công phải sợ va tin
rằng nếu không đưa tai sản thi tính mạng, sức khỏe sẽ bị nguy hại Ví dụ:Hành vi di dao vào cổ, di súng vào người yêu cầu người bị hại giao ngay tàisản néu không sẽ bị đâm, bj bi ngay lập tức.
Dấu hiệu đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc được thể hiện bằng việc
người phạm tội có những biểu hiện, cử chỉ tỏ ra là sẽ sử dụng vũ lực ngay lậptức nếu như nạn nhân không đáp ứng yêu cầu chiếm đoạt của người phạm tội
Với hành vi đe doa dùng vũ lực ngay tức khắc, nạn nhân nhận thức được làmình sẽ bị sử dụng vũ lực ngay lập tức néu không trao tai sản cho người phạmtội hoặc có hành động phản kháng Đây là dấu hiệu rất quan trọng để phânbiệt tội cướp tai sản với tôi cưỡng đoạt tài sản Trường hợp người phạm tội có
hành vi đe dọa dụng vũ lực nhưng không có biểu hiện tỏ ra là dùng vũ lựcngay tức khắc thì hành vi này không phải là hành vi khách quan của tội cướp
tai sản mà nó có thé cấu thành tội cưỡng đoạt tài sản Dấu hiệu đe dọa dùng
vũ lực ngay tức khắc không chỉ phụ thuộc vào lời nói thể hiện thông qua toàn
bộ hành vi và các biểu hiện có liên quan đến hành vi của người phạm tội Vi
vậy, để xác định trường hợp người phạm tội đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc
hay không, ngoài lời khai của người phạm tội, cdc cơ quan có thẩm quyền tiếnhành tố tụng còn phải căn cứ vào các tình tiết khác của vụ án như: Nội dung
và hình thức của hành vi de doa; tương quan lực lượng giữa bên de doa và
Trang 23bên bị đe dọa; địa điểm, thời gian, hoàn cảnh lúc xảy ra sự việc; công cụ,
phương tiện phạm tội mà người phạm tội sử dụng.
Vi dụ: Ngày 26/10/2020, $ đến ngân hàng AR để hỏi thông tin về tàikhoản, khi đến quầy giao dịch, nhìn thấy nhân viên ngân hang đang kiểm.điểm tiền, S liền nảy sinh ý định cướp tai sản Sau đó, S quay vé nha chuẩn bị
01 áo mưa, 01 súng đồ chơi nhựa bắn bi, 01 túi nilon, 03 khẩu trang và quaylại ngân hang AR Khi đến quay giao dịch, S đặt túi nilon lên bàn, rút súng.bắn bi giơ lên và chia về phía nhân viên giao dịch de doa và nói “sát cả ngồi
xên, đưa tiền vào đây” Do quá hoàng sợ và bat ngờ, nhân viên ngân hàng đã
đưa cho S số tiền 200.772.000 đồng
Tại Bản án hình sự sơ thâm số 12/2021/HS-ST ngày 30/3/2021 của
“TAND tinh Hòa Bình đã tuyên S phạm tội cướp tài sản Ap dụng điểm akhoản 3 Điều 168; điểm s khoản 1, khoản 2 Điều 51; Điều 38 BLHS năm
2015 xử phạt S 13 năm tùẾ
~ Hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tinh trạng không thé
chồng cự được:
Hanh vi ở dang thứ ba này tuy không phải là dùng vũ lực cũng như
không phải là lời đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc nhưng có khả năng nhưnhững hành vi đó - khả năng làm cho người bị tắn công không thé ngăn cản
được việc chiếm đoạt Do vậy, những hành vi này được coi là cùng tính chấtnhư hành vi dùng vũ lực và hành vi đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc Chúng.đều có khả năng đè bẹp hoặc làm tê liệt sự kháng cự của nạn nhân Hành vi bỏthuốc ngủ vào đồ ăn hoặc nước uống, hành vi dùng thuốc gây mê, xịt ête,
hành vi dùng rượu hoặc chất kích thích khác là ví dụ điển hình cho dạng hành
vi thứ ba này.
Ví dụ: U quen biết với ông M Ngày 11/6/2018, ông M nhắn tin rủ U
* Xen: Bản án hình sự sơ thẫn số 122021/HS-ST ngày 30/2/2021 của TAND tính Hos Binh.
Trang 24chơi và U đã nay sinh chiếm đoạt tai sản của ông M U chuẩn bj 03 viên thuốc ngủ và đã bỏ vào ly bia của ông M Sau khi thấy ông M đã ngủ say, Ulấy chia khóa mở tủ lấy khoảng 100.000.000 ding, 01 máy chụp ảnh, 01 chiếc
điện thoại Samsung và 01 con chuột máy tính, 01 chai nước hoa.
Tại Bản án hình sự sơ thắm số 24/2018/HS-ST ngảy 24/4/2018 của
“TAND thành phố Hỗ Chí Minh đã tuyên U phạm tội cướp tai sản Ap dungđiểm d, đ khoản 2 điều 168; điểm s khoản I điều 51 BLHS năm 2015 xử phạtU07 năm th’,
Nếu đã có hành vi khác nào đó mà chưa làm cho nạn nhân lâm vào tinh,
trang không thé chống cự được (vi dụ: đã bỏ thuốc mê, thuốc độc nhưng,nạn nhân chưa an, chưa uéng phải thuốc mê, thuốc độc đó hoặc thuốc độc sửdung để đầu độc 1a thuốc giả nên người bị công tuy đã uống nhưng không
bị lâm vào tinh trạng không thé chống cự được và người phạm tội cũng chưa
chiếm đoạt được tài sản) thì phải coi đây là trường hợp phạm tội chưa đạt
Trong trường hợp này, việc sử dụng thuốc mê, thuốc độc nhưng nạn nhânkhông bị lâm vào tình trạng không thể chống cự được là do nguyên nhân.khách quan, nằm ngoài ý muốn của người phạm tội
* Về hậu quả của tội phạm:
Đối với tội cướp tai sản, hậu quả có xây ra hay không, giá tị tải sin ithay nhiều không làm ảnh hưởng đến việc truy cứu trách nhiệm hình sự ngườiphạm tội mà là dấu hiệu định khung hình phạt hoặc chi là tình tiết để xem xétkhi quyết định hình phạt Do tội cướp tài sản là tội phạm có cấu thành hình.thức, vì vậy tội cướp tải sản được xem là hoàn thành khi người phạm tội có
một trong những hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc
có hành vi khác làm cho nạn nhân lâm vào tình trạng không thể kháng cựđược nhằm chiếm đoạt tài sản, bat kể người phạm tội đã chiếm đoạt được tài
Xem, Bain an hình sự sơ thẳm sỗ24201818-ST ng 2442018 cia TAND Thành hỗ Hỗ Chí Minh,
Trang 25sản hay chưa, giá trị tài sản nhiều hay it.
Vi dụ: A không có nghề nghiệp ổn định Khoảng 05 giờ ngày
18/3/2019, A đang đi lang thang thì nhìn thấy 01 chiếc xe ô tô taxi không
đóng cửa nên nảy sinh ý định chiếm đoạt, A lay một con dao kể vào cỗ ông H
đang ngồi trong xe và nói "xưống xe" thì bat ngờ bị ông H gạt mạnh tay cằm dao và đánh vào mặt của A làm A ngã xuống đất rơi dao Ông H đóng cửa xe lại rồi điều khiển xe ô tô bỏ chạy, A dùng tay phải nắm vào tay nắm phía bên
ngoài cửa phía trước bên trái xe 6 tô và đu theo, chạy được khoảng 20 mét thi
A bị ngã và bị quan chúng nhân dân bit giữ.
Tai Bản án hình sự sơ thâm số 46/2019/HS-ST ngày 25/6/2019 của
TAND tinh Bình Dương đã tuyên A phạm tội cướp tải sản (chưa đạt Ap
dụng điểm a khoản 3 Điều 168; điểm s khoản 1, khoản 2 Điều 51; Điều 15
BLHS năm 2015 xử phat bị cáo A 07 năm tù'”
Do tội cướp tài sản đồng thời xâm phạm, gây thiệt hại cho hai kháchthể quan trọng là quan hệ nhân thân và quan hệ sở hữu tải sản nên tội cướp tài
sản có thể được coi là tội phạm ghép; hậu quả của tội cướp tải sản có thể là
thiệt hại về tai sản nhưng cũng có thể là thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ Do.tội cướp tải sản được thực hiện bởi lỗi cổ ý trực tiếp, người phạm tội mongmuốn chiếm đoạt tài sản của người khác để phục vụ cho nhu cầu và lợi ichcủa bản thân Chính động cơ tư lợi này đã thúc day, tạo quyết tâm thực hiệntội phạm đến cùng người và họ chấp nhận mọi hậu quả có thé xảy ra
Hậu quả xảy ra là thiệt hại về tính mạng thì cần phân biệt hai trường
hợp: Trường hợp người
người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự vẻ hai tội: Tội giết người va
phạm tội giết người nhằm chiếm đoạt tài sản thi
tội cướp tài sản Trường hợp người phạm tội có hành vi giết người nhằm
chiếm đoạt tai sản nhưng hậu quả chết người không xảy ra thì người phạm tội
' Xem: Bản án hình sự sơ thầm số 44201911S-ST ngày 25/2019 cửa TAND tính Bình Dương
Trang 26vẫn bị xét xử về 02 tội: giết người (chưa đạt) và tội cướp tai sản.
Trường hợp người phạm tội không có ý định gi người mà chỉ có ýđịnh cướp tài sản nhưng ng hại bị chết do lỗi vô ý thì người phạm tộichỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cướp tài sản với tình tiết làm chết người Trường hợp sau khi đã cướp tài sản, bị đuổi bắt mà người phạm tội
iu thoát thì còn bị truy cứu trách nhiệm hình sự vẻ tội giết
Hậu quả xảy ra là thiệt hại È sức khoẻ thì người phạm tội chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự lội cướp tài sản với tình tiết gây thương tích hoặc
sây tổn hại cho sức khoẻ của người khác nếu người bị hại có tỷ lệ thương tật
từ 11% trở lên.
Để xem xét hậu quả của hành vi phạm tội về nguyên tắc chung phải
đánh giá một cách toàn diện, y đủ các hậu quả (thiệt hại về tải sản, thiệt hại
về tính mạng, sức khoẻ và cdc thiệt hại phi vật chất)
1.3.3 Chủ thể của tội phạm
“Chit thé của tội phạm là con người cụ thé đã cố ý hoặc vô ý thực hiệnhành vi ngụy hiểm cho xã hội được luật hình sự quy định là tội phạm trongTình trạng có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi nhất định do luậtquy định và trong một số trường hợp kháe có dẫu hiệu đặc biệt được chỉ ra
trong điều luật tương ứng "'' Chủ thé của tội phạm quy định của pháp luậthình sự BLHS chỉ có thể là con người cụ thể Nhưng không phải ai cũng cóthể trở thành chủ thể của tội phạm khi thực hiện hành vi được quy định trongluật hình sự Chủ thé của tội phạm là người đã có lỗi trong việc thực hiệnhành vì nguy hiểm cho xã hội bị pháp luật hình sự cắm, có năng lực TNHS và
đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo luật định” Do vậy, cơ sở pháp lý để
V8 Khánh Vinh G019) Giáo minh Lud hin sự phẩ các tốiphom, Neb Kho học xihội 174
'° Lễ Cảm (2008), Nông sẵn db Bn trong Khoa bọc lu hình sự (Phân chưng, Nxb Đại hạc
Hà Nội 108
Qube Gi
Trang 27xác định chủ thể của tội cướp tài sản là Điều 12, Điều 13 và Điều 168 BLHS
năm 2015,
Theo quy định của BLHS năm 2015, chủ thé của tội cướp tài sản là cá
nhân cụ thể Cá nhân chỉ có thể trở thành chủ thể tội cướp tài sản đòi hỏi phải
có năng lực trách nhiệm hình sự Pháp luật hình sự Việt Nam không quy định
cụ thể thé nào là có năng lực trách nhiệm hình sự Nghiên cứu Điều 12 vàkhoản 1 Điều 13 BLHS năm 2015, tác giả thấy rằng người có năng lực tráchnhiệm hình sự phải là ngưới có năng lực nhận thức và năng lực điều khiểnhành vi theo đòi hỏi của xã hội; người đó có độ tuổi phù hợp với chính sáchhình sự trong một giai đoạn cụ thể
Người có hành vi cướp tài sản chỉ trở thành chủ thé của tội cướp tai sin
khi người đó có khả năng nhận thức được tính chất thực tế (tính nguy hiểm
cho xã hội) và tính pháp lý (tinh trái pháp luật hình sự) của hành vi do mình thực hiện hoặc điều khiển được hành vi của mình.
Co sở thứ nhất để bảo đảm chủ thể của tội cướp tài sản là người có
năng lực để có thể có lỗi khi thực hiện hành vi có tinh gây thiệt hại cho xãhội Đây chính là thái độ tâm lý của người phạm tội đối với hành vi của mình
và đối với hậu quả xảy ra Người có hành vi cướp tài sản phải có mục dichchiếm đoạt tài sản, mục đích chiếm đoạt tải sản phải có từ trước khi người
phạm tội thực hiện hành vi khách quan Nau
đoạt được tai sản của người khác và hành động tự nguyện để thực hiện mong,
phạm tội mong muốn chiếm
muốn của mình
Cơ sở thứ hai để thể hiệt
người từ đủ 14 tuổi có hành.
chính sách hình sự của nhà nước đối với
i có tinh gây thiệt hại Độ tuổi để có năng lực
nhận thức và năng lực điều khiển hành vi theo đồi hỏi của xã hội và tuổi chịu
trách nhiệm hình sự là khác nhau nhưng có liên quan với nhau Tuổi chịu
Trang 28trách nhiệm hình sự được quy định không thể thấp hơn tuổi có năng lực nhận thức va năng lực điều kiện hành vi theo đòi hỏi của xã hoi".
Luật hình sự Việt Nam không quy định trực tiếp quy định như thế nào.
là có năng lực trách nhiệm hình sma chỉ quy định tuổi chịu trách nhiệm hình.
sự và quy định thé nao là trường hợp trong tinh trạng không có năng lực nhận
Hành
này, luật hình sự Việt Nam mặc nhiên thừa nhận người đủ tuổi chịu TNHS là thức và năng lực hành vi theo đòi hỏi của xã hội Với quy định
người có năng lực TNHS (trong đỏ bao gồm cả năng lực nhận thức va năng
lực điều khiển hành vi theo đòi h của xã hội), trừ trường hợp cả nhân do bị
bệnh mà không có năng lực nhận thức hoặc năng lực điều khiển hảnh vi theo
h
đòi hỏi của xã hội
Điều 168 BLHS năm 2015 quy định bốn khung hình phạt chính và một
khung hình phạt bỗ sung Căn cứ vào quy định tại khoản 1 Điều 9 BLHS năm
2015, tội cướp tai sản bao gồm hai loại tội phạm là tội phạm rất nghiêm trong
(khoản 1, 2 Điều 168 BLHS) va tội
Điều 168 BLHS), Như trên đã phân tích, đây là loại tội thực hiện với hình
phạm đặc biệt nghiềm trọng (khoản 3, 4
thức lỗi cố ý nên căn cứ vào Điều 12 BLHS năm 2015 thì chủ thể của tộicướp tai sản là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự va từ đủ 14tuổi trở lên Trường hợp người dưới 14 tuổi mà có hành vi cướp tai sản thi sẽ
không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
í dụ: H (sinh năm 2002), do nghiện chơi game nên đã nảy sinh ý định
cướp tài sản tại cửa hàng bán sim, cạc điện thoại, thẻ game để trả nợ và lấytiên chơi game H đã chuẩn bị 01 con dao bam và đến cửa hang của anh T giả
vờ hỏi mua thẻ game, lợi dụng lúc anh T sơ hở, H đâm 02 phát vào sườn phải,ngực phải làm anh T hoảng sợ không dám chống cự và đã chiếm đoạt
"Nguyễn Ngọc Hòa, ng lục rủi như hình sự Từ lý doi đến sự thiện ong BLAS Việt
“Xem Tạychỉ Lt hoe 38 42014,
`Ñ Tông Dai bọc Lad Hà Nội (2021), Giáo rn Lush Ve Nam, Nb CAND, 145 146,
Trang 299.200.000 đồng để tra nợ và tiêu si vào mục dich cả nhân Theo kết qua giám.định, anh T bị tốn thương cơ thé với thương tích là 47%
Tại Bản án hình sự số 03/2019/HS-ST ngày 10/01/2019 TAND tinh
“Thừa Thiên Huế đã tuyên H phạm tội cướp tài sản Ap dụng điểm b khoản 3.Điều 168; điểm b, điểm s khoản 1, khoản 2 Điều 51; Điều 91; khoản 2 Điều
101 BLHS năm 2015 xử phạt H 06 năm tù ”,
1.3.4 Mặt chủ quan của tội phạm.
Tội phạm là thể thống nhất của hai mặt khách quan và chủ quan Mặt
khách quan là những biểu hiện ra bên ngoài của tội phạm, mặt chủ quan là
hoạt động tâm lý bên trong của người phạm tội Mặt chủ quan là một trong,
bốn yếu tố cấu thành tội phạm, mặt chủ quan của tội phạm là đặc điểm tâm lý.bên trong của cách xử sự có tính chat tội phạm xâm hại đến khách thé được.bảo vệ bằng pháp luật hình sự, tức là thái độ tâm lý của chủ thể được thể hiệndưới hình thức cố ý hoặc vô ý''
Mặt chủ quan là những biểu hiện tâm lý bên trong của tội phạm Trong
đó, biểu hiện có tính cơ bản là lỗi của chủ thẻ Chủ thể của tội phạm phải có.lỗi khi thực hiện hành vi khách quan có tính gây thiệt hại Lỗi đó có thể là lỗi
vô ý hoặc cổ ý Việc thực hiện hành vi khách quan có tinh gây thiệt hại có thể
do những động cơ khác nhau thúc dy và nhằm những mục đích nhất định
Các động cơ, mục đích này được gọi ở các tội cố ý là động cơ phạm tội, mụcich phạm tội”,
Mặt chủ quan của tội cướp tài sản là những hoạt động tâm lý bên trong
của người phạm tội Mặt chủ quan của tội cướp tai sản bao gồm các dấu hiệu:
Li, động cơ, mục ích của người phạm tội là chiếm đoạt tải sản.
T Xen: Bản ih sự thi sử 032019715ST ngày 100112019 của TAND tính Th Thin Huế
Lê Cảm 2005), Những win đồ cơ Bản tong Loa lọc h hình sự (Phản chưng), Nxb Đại học
“Quốc gia Hà Nội, Hà Nội
dan, ag DỤ Mẹ HE Hà Ng 2021 iin Lg ie it Nam (hcg Na nga Nha
in, 83.
Trang 30Điều 10 BLHS năm 2015 quy định về lỗi
"1 Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là hành vi nguy
kiểm cho xã hội, thầy trước được hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu
quả xảy ra
2 Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã
hội, thầy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy không mong muốn
hương có ý thức dé mặc cho hậu quả xảy ra”.
"Người phạm tội cướp tai sản không chỉ ý thực hiện hành vi phạm tội
mà còn có mục đích chiếm đoạt thì hành vi mới cấu thành tội cướp tải sản O
cả ba dang hành vi khách quan của tội cướp tài sản đều thể hiện lỗi của ngườiphạm tội là lỗi cỗ ý trực tiếp Bởi lẽ, kh thực hiện hành vi phạm tội, người
phạm tội nhận thức được hành vi dùng vũ lực, de dog dùng vũ lực ngay tức
khắc hoặc có hành vi khác là nguy hii cho xã hội, có thể gây thiệt hại hoặc
đe dọa gây thiệt hại đến tính mang, sức khỏe của người bị tin công và mong
muốn thực hiện hành vi đó Người phạm tội mong muốn hành vi mình thực
hiện đề bẹp hoặc làm tê liệt sự chống cự của người bị tấn công, để qua đó có
thể thực liện được hành vi chiếm đoạt tài sản Chiếm đoạt là hành vi cế ýchuyển dich một cách trái pháp luật tài sản dang do người khác quản lý thành
tài sẵn của mình
Mục đích phạm tội được quy định là mục đích chiếm đoạt tài sản và lả
dau hiệu bắt buộc trong mặt chủ quan của tội cướp tai sản Nếu không nhằm.mục đích chiếm đoạt tài sản thì hành vi đã thực hiện không phải là hành vi
của tội cướp tải sản.
Động cơ phạm tội không được pháp luật hình sự quy định cụ thể nhưng
có thể hiểu là động lực (nhu cầu và lợi ích) bên trong thúc đẩy quyết tâm
người phạm tội thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bị pháp luật hình sựcắm Trong điều luật quy định về tội cướp tải sản không quy định dấu hiệu
Trang 31động cơ của tội phạm này Căn cứ vào mục đích chiếm đoạt tải sản của người
tội cướp tài sản, người phạm tội phải có động cơ tư lợi Người
phạm tội mong muốn chiếm hữu tài sản của người khác để phục vụ cho nhucầu và lợi ích của bản thân Chính động cơ tư lợi này đã thúc day, tạo quyếttâm thực hiện tội phạm đến cùng người phạm tội cướp tai sản
‘Vi dụ: T đang điều khiển xe 6 tô BKS 54T-3xxxx thì hết dầu nên 43vào lề đường và ngủ
sợ bị kiểm tra vì T vừa sử dụng ma túy nên đã xuống xe và đi vào nhà ông K
lấy tiếng chó sủa nghĩ lực lượng công an đi tuần, do
thì thấy 01 xe máy không rút chìa khóa T lấy xe thì bị ông K ngăn cản, T rútdao dau sẵn trong người đe dọa, uy hiếp ông K và chiếm đoạt chiến xe may.Cùng với hành vi như trên, T đã chiếm đoạt 03 mô tô và 01 ô tô của những.người bị hai khác nhau.
Tai Bán án hình sự sơ thẩm số 17/2020/HS-ST ngày 24/4/2020 củaTAND tỉnh Đồng Nai đã tuyên T phạm tội cướp tài sản Áp dụng điểm akhoản 3 Điều 168; điểm s khoản 1, khoản 2 Điều 51;
BLHS năm 2015 xử phạt T 14 năm tù!Š
1.3 Quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015 về hình phạt đối vớ
tội cướp tài sản
1.3.1 Khung hình phat cơ bản:
iém g khoản | Điều 52
Khung hình phạt cơ bản là khung hình phạt được quy định cho trường.
hợp phạm tội thông thường của một loại tội Mỗi tội phạm đều phải có một
khung hình phạt cơ bản và khung hình phạt cơ bản thường được quy định tại
khoản | của điều luật quy định vé tội phạm cụ thể
Khung hình phat cơ bản đối tội cướp tài sản được BLHS quy định tại
khoản 1 Điều 168 BLHS có mức phạt từ từ 03 năm đến 10 năm Đây là khung.hình phạt được áp dụng với những tinh tiết phạm tội cướp tài sản thông.
'* Xem: Bản án hình sự sơ thi số 7202011S-ST ngày 24/4020 của TAND tinh Đẳng Nai
Trang 32thường, không có tình tiết tăng nặng định khung hình phạt Nói cách khác là
trường hợp người phạm tội thực hiện tội cướp tài với trị giá tài sản dưới
50.000.000 đồng và không có các tình tiết định khung hình phạt tăng nặng tạikhoản 2, 3, 4 Điều 168 BLHS thì người phạm tội sẽ bị áp dụng hình phạtthuộc khung hình phat cơ bản cho tội này tại khoản 1 Điều 168 BLHS
‘Vi dụ: Khoảng 17 giờ 30 phút ngày 11/3/2020, tại khu vực Lăng Ông
‘NH thuộc khu phố 12, phường MN, thanh phố PT, tỉnh Bình Thuận, H ding
chia khóa kẹp vào tay và kể vào vai chị Leusova Ekaterina đe doa, lim chị
tưởng H cằm dao tắn công nên hoảng sợ, bỏ chạy H chiếm đoạt được chiếc
ba lô bên trong có: 03 thẻ ngắn hàng, 01 thẻ tín dụng, 01 giấy phép lái xe, 13
đồng xu, 01 chim chia khóa, 01 gói thuốc lá, 01 chiếc vi, 01 tờ 5 USD và276.000 đồng (Tổng số tiền là 391.000 đồng)
Tại Ban án hình sự sơ thẩm số 12/2021/HS-ST ngày 03/02/2021 của
“TAND tinh Bình Thuận đã tuyên H phạm tội cướp tai sản Áp dụng khoản 1
Điều 168; điểm s khoán | Điều 51 BLHS năm 2015 xử phạt ï sáo H 03 năm
tà”,
1.3.2 Khung hình phat năng tặng thứ nhất
Hình phạt tăng nặng thứ nhất của tội cướp tai sản được quy định tạikhoản 2 Điều 168 BLHS là khung hình phạt có một s
tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội cướp tải sản tăng lên một
é so với quy định tại khoản 1 Điều 168 BLHS Tại khoản 2 Điều
168 quy định hình phạt ta từ 07 năm đến 15 năm áp dụng đối với người phạm
ih tiết nhất định mà
cách đáng,
tội thuộc một trong các trường hợp sau:
~ Phạm tội có tổ chức;
Đây là trường hợp phạm tội có từ hai người trở lên cố ý cùng tham gia
phạm tội cướp tài sản và có sự thống nhất với nhau về ý chí Trong đó cỏ một
` Xem: Bản an inh sự sơ thắm số 12202171%'ST ngày 03/02/2021 của TAND tnh Bình Thun,
Trang 33hoặc một số người thực hành va có thé có người tổ chức, người xúi give,
người giúp sức Người thực hành là người trực tiếp thực hiện hành vi thuộc
mặt khách quan của tội cướp tài sản Người tổ chức lả người chủ mưu, cằmđầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm Người xii give là người kích động, dụ
dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm Người giúp sức là người tạokiện tỉnh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm
‘Vi dụ: Ngày 09/6/2019, anh L vào mạng thấy § rao bán 01 chiếc xe
máy SH150, không có giấy tờ giá 33.000.000 đồng L đã liên hệ
thống nhất mua với giả trên Sau đó, S nay sinh ý định chiếm đoạt tiền của
anh L nên đã bản bạc, thống nhất với C và H là cán bộ Đội Cảnh sát điều tra
iS và
trật tự xã hội Công an quận Ð cùng một người khác là T Khi L và $ mua bán
xe xong, S bỏ di thì C và H ập tới, khóa tay L bằng cỏng số 8 và nói “đáy đà
xe tang vật trộm cắp nên tịch thu” Sau khi chiếm đoạt được 33.000.000
đồng, S chia cho C và H mỗi người 8.250.000 đồng còn cl xe máy SH150i
T dan lại màu trắng và tiếp tục sử dụng.
Tại Bản án hình sự sơ thẩm số 122/2020/HS-ST ngày 07/5/2020 của
TAND thành phố Hà Nội đã tuyên bị cáo S, C, H và T phạm tội cướp tải san,
Áp dụng điểm a khoản 2 Điều 168; điểm b, s khoản 1, khoản 2 Điều 51; Điều
54; Điều 58; Digu 38 BLHS năm 2015 xử phạt $ 06 năm tù; C 03 năm 06
tháng tù; H 03 năm 06 tháng tù; T 03 năm từ”
~ Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp:
Đây là trường hợp, người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội cướp tài
sản từ năm lần trở lên không phân biệt đã bị truy cứu trách nhi hình sự hay
chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu chưa hết thời hiệu truy cứu trách.nhiệm hình sự hoặc chưa được xóa án tích và người phạm tội đều lấy các lầnphạm tội làm nghề sinh sống và lấy kết quả của việc phạm tội làm nguồn
`” Xem: Bin án hình sự sơ thâm sử 1222020/HS-ST ngày 07/5/2020 của TAND Thánh phổ Hà Nội,
Trang 34tau thoát và đã gây cho họ thương tích hoặc tổn hại cho sức khoẻ với ty lệ
in công người bị hại hoặc người khác để chiếm đoạt tài sản hoặc để
thương tật nêu trên Người bị gây thương tích có thể là người bị cướp tài sản.hoặc người khác như người bắt cướp, người bị bắt làm con tin khi tháo
chạy Các tinh tiết gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người
khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% (từ 31 đến 60%; từ 61% trở lên)
đều là những
quy định trong BLHS năm 1999,
h tiết định khung hình phạt của tội cướp tài sản đã từng được
‘Vi dụ: Im TW và Park GM làm việc cho các trang mạng cá cược thể
thao trực tuyến tại HQ Đến tháng 7/2018, Park GM va Im TW, Kim JJ, Lee
SH, Kim Jung Hun bản bạc thống nhất chiếm đoạt các 6 cứng của Park BHchứa các dữ liệu cá cược thể thao dé khống chế chủ quản lý là trang mạng đòitiền Bọn chúng chuẩn bị 06 cái búa, 06 bao tay và 01 bó dây rút bằng nhựa
‘Sau đó, nhóm của Im TW đến nhà Park BH, dùng búa khống chế, đánhđập, dùng dây rút trói tay 07 đến 08 người, tháo hộp máy tính lấy 6 cứngnhưng không mở được nên lay luôn CPU, lấy 37 điện thoại, lấy một số hộchiếu, lấy 04 cái Ipad và 20.000.000 đồng Việt Nam và một số
Kết luận giám định Park BH bị tổn thương cơ thể với tỷ lệ thương tích 26%
‘Tai Bản án hình sự sơ thẩm số 360/2019/I1S-ST ngày 26/9/2019 của
TAND Thành phố Hé Chí Minh đã tuyên Im TW và Lee SH phạm tội cướp.tài sản Ap dụng các điểm a, ¢ khoản 2 Điều 168;
Điều 51 BLHS năm 2015 xử phạt bị cáo Im TW 08 năm tù; các điểm a, ¢
sin khác,
liểm s khoản 1 và khoản 2
Nghị quyết số 012006/NQ-IIDTP ngày 121872006 của Hội đng Thm phần Tòa án nhân dâ ôi
“cao hướng dẫn áp đụng một duy định của Bộ lộ Hình sự nâm 1959
Trang 35khoản 2 Điều 168; điểm s, t khoản 1 Điều 51 BLHS năm 2015 xử phat bị cáo.Lee SH 07 năm 06 tháng từ”.
~ Sử dụng vũ khí, phương tiện hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác:
Sử dụng vũ khí để thực hiện hành vi cướp tài sản, bao gồm: Vũ khí quân dụng; súng săn; vũ khi thô sơ; vũ khí thé thao và các loại vũ khí khác cótính năng, tắc dung tương tị”,
‘Sir dụng phương tiện nguy hiểm là sử dụng công cụ, dụng cụ được chế
tạo ra nhằm phục vụ cho cuộc sống của con người để sản xuất, sinh hoạt, vật
mà người phạm tội chế tạo ra nhằm làm phương tiện thực hiện tội phạm hoặc
‘vat cỏ sẵn trong tự nhiên mà người phạm tội có được và nếu sử dụng công cụ,
dụng cụ hoặc vật đó tắn công người khác thì sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng
hoặc sức khỏe của người bị tấn công,
Sử dụng thủ đoạn nguy hiểm khác dé thực hiện hành vi cướp tài sản làdùng thủ đoạn khác nguy hiểm đối với người bị tắn công hoặc những ngườikhác như sử dụng thuốc ngủ, thuốc mê với liều lượng có thể nguy hiểm đến
tính mạng, sức khỏe; dùng dây chăng qua đường để làm cho nạn nhân
tô, xe máy vấp ngã để cướp tài sản
~ Chiém đoạt tai sản có giá trị từ 50 triệu đồng đến dưới 200 triệu đồng:
Là trường hợp người phạm tội dùng vũ lực, đe doa dùng vũ lực ngay tức khắc
tắn công lâm vào tinh trạng không théhoặc có các hành vi khác làm người
kháng cự được nhằm chiếm đoạt tài sản mà tài sản đó có giá trị từ năm mươitriệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng
'Việc xác định giá trị tài sản đối với tội cướp tài sản cần chú ý một số.điểm sau đây: Giá trị tài sản bị cướp được xác định theo giá tr thị trường của
tài sản đồ tại địa phương vào thời điểm tai sản bị cướp Trong trường hợp có
đầy đủ căn cứ chứng minh rằng người có hành vi cướp có ý định xâm phạm
Xem: Ban hin so hm 3602019/15-5T ng 2692019 ela TAND Thành phổ Hỗ Chi Minh
® Khoân 1 Didu Luật Quản lý, sử dụn vũ khí, vật iệ nổ và ông cụ hỗ trợ năm 2017,
Trang 36đến tài sản có giá trị cụ thé theo ý thức chủ quản của ho, thì lấy giá trị tai sản
đó để xem xét việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người có hành vixâm phạm Trường hợp có day đủ căn cứ chứng minh rằng người có hành vi
cướp tai sản có ý định xâm phạm đến tai sản nhưng không quan tâm đến giá
sản bị xâm phạm (giá trị bao nhiêu cũng được), thì lấy giá thị trường,của tai sản bị cướp tại địa phương vào thời điể tài sản bị xâm phạm để xem
xét việc truy cứu TNHS đối với người có hành vi cướp
= Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà bi:
giả yếu hoặc người không có khả năng tự vệ:
Đây là trường hợp người phạm tội thực hiện hành vi cướp tải sản với
những đối tượng được bảo vệ đặc biệt - đó là những người hạn chế khả năng
là có thai, người
chính sách của nhà nước đối với người
i, phụ nữ có thai và người giả Đối với tình tiết "phụ nữ mà biết là
có thai” khi áp dụng tình tiết định khung nay thì phải chứng minh được người
phạm tội biết người phy nữ có thai nhưng vẫn thực hiện hành vi phạm tội vớihọ”,
- Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội: Đây là trường.hợp hành vi phạm tội gây ra những tác động xấu đến tình hình an ninh, tácđộng tiêu cực đến trật tự, an toàn xã hội
‘Vi dụ: Ngày 06/9/2019, L, T và Ð cùng nhau ngồi uống rượu tại nha chị
N Đến khoảng 0 giờ 30 phút ngày 07/9/2019, T nói “đi dao ti cho mát rồi về
ngui”, L và Ð đồng ý Sau đó, T điều khiển xe mô tô L ngồi sau; Ð đi mộtmình Đi được một đoạn thi Ð nói “di báp vú ti he”, nghe vậy thì L và T đồng
ý Khi đến đoạn đường BA nhìn thấy chị M đang di bộ một minh nên L dừng
xe lại ngay trước mặt chị M và chạy đến dùng tay sờ vào vùng ngực của chi
M Ð nhìn thấy nên điều khiển xe quay lại thì T nhảy xuống xe và chạy vòng,
"Binh luận BLHS năm 2015 (sia đồi, bổ sung năm 2017) (2018), Phdn những gg địh chứng
Nab Từ pháp 87,
Trang 37ra phía sau lưng chị M vừa ôm giữ chị M, vừa dùng tay sờ mó vào ngực chị
M; Ð cũng dựng xe xuống rồi chạy đến dùng tay sờ mó, bóp vú chị M Chị Mchống trả lại thi bị L dùng tay tát vào mặt, L và chị M giằng co nhau thì chiếctủi xách của chị M rơi xuống đường, L vung tay và đưa chân đạp vio người
làm M ngã xuống đường Sau đó L, T và Ð đã chiếm đoạt túi xách của chị M
rồi tâu thoát
Tại Bản án hình sự sơ thẩm số 19/2020/HS-ST ngày 03/6/2020 của
“TAND tỉnh Quảng Nam đã tuyên L, T và Ð phạm tội cướp tài sản Ap dung
điểm d, g khoản 2 Điều 168; điểm b, s khoản | Điều 51; Điều 54; Điều 91;khoản 1 Điều 101 BLHS năm 2015 xử phạt L, T và D mỗi bị cáo 04 năm tù”
~ Tái phạm nguy hiểm: Là trường hợp người phạm tội đã bị kết án vềtội rit nghiêm trọng, tội đặc bi nghiêm trọng do lỗi cổ ý, chưa được xóa ántích mà lại thực hiện hành vi phạm tội về tội phạm rất nghiêm trọng, tội đặc
biệt nghiêm trọng do lỗi
hiện hành vi phạm
Ví dụ: § có 03 tiền án về tội lửa đảo chiếm đoạt tài sản và 01 tiền án vềtội cướp tài sản Khoảng 19 giờ 30 phút ngày 05/4/2020, tại đường số 11 Khucông nghiệp MX, huyện BC, Thành phố Hỗ Chí Minh, S đã dùng cây côn nhịkhúc dọa đánh rồi chiếm đoạt chiếc điện thoại di động hiệu OPPO F9 của ông
P Theo Kết luận định giá tai sản chiếc điện thoại trị giá 2.692.000 đồng TạiBản cáo trạng số 435/CT-VKS-P2 ngày 21/9/2021 của VKSND Thành phố
ˆ Xem: Bản én hin sự so thắm số 192020/HS-ST ngày 0362020 cia TAND nh Quảng Nam,
Trang 38xử phạt S 08 năm tù”
1.3.3 Khung hình phạt tăng nặng thứ hai:
Khung hình phạt tăng nặng thứ hai của tội cướp tài sản được quy định
tại khoản 3 Điều 168 BLHS là khung hình phạt vì có một 1h
định làm cho tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội cướp tai sản
nhất
tăng lên rất nhiều so với các trường hợp phạm tội được quy định tại các khoản
1,2 Điều 168 BLHS, BLHS quy định mức hình phạt tù từ 12 năm đến 20
năm đối với trường hợp phạm tội có một trong những tỉnh tiết tăng nặng địnhkhung hình phạt là:
~ Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200 triệu đồng đến dưới 500 triệu tết
Đây là trường hợp người phạm tội dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức
khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng,
không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản ma tài sản đó có giá trị từ
200 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng
Vi dụ: Ngày 14/5/2020, T rủ Th, A, D, M đến nhà H để đánh bạc, DoTthua gần hết tiền, nghỉ ngờ Th đánh bạc bịp nên T đòi kiểm tra điện thoại của
Th, sau đó T và A lao vào đánh vào đầu, mặt và chiếm đoạt Th với số tiền là
306.000.000 đồng
Tại Bản án hình sự sơ thẩm số 05/2021/HS-ST ngày 23/6/2021 của
“TAND tỉnh Thái Nguyên đã tuyên bố T, A phạm tội cướp tài sản và tội đánh
bac Áp dụng điểm a khoản 3 Điều 168; Điểm b, s khoản 1, khoản 2 Điều 51;
điểm h khoản | Điều 52; Điều 58; Điều 38; Điều 55 BLHS năm 2015 xử phạt
T, A 12 năm 06 tháng tù về tội cướp tải sản Áp dụng điểm b, khoản 2 Điều321; điểm s, khoản 1, khoản 2 Điều 51; điểm h khoản 1 Điều 52; Điều 58;
Điều 38 BLHS năm 2015 xử phạt T, A 03 năm tù về tội đánh bạc”,
~ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khôe của người khác mà tỷ Xem: inn in sri sổ 772001115.ST ngà 291102001 ela TAND This Hồ Chỉ Mi:
ˆ” Xem: Ban dn hin sự sơ thâm sô 082021/HS-ST ngày 23/62021 của TAND tinh Thái Nguyễn
Trang 39lệ tốn thương cơ thể từ 31% đến 60%:
Diy là trường hợp người phạm tội khi thực hiện hành vi phạm tội cướp.
tài sản, người phạm tội đã tắn công người bị hại hoặc người khác để chiếm.đoạt tai sản hoặc dé tau thoát và đã gây cho họ thương tích hoặc ton hại chosức khỏe với tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%,
Ví dụ: Vào khoảng 16 giờ ngày 10/3/2020, anh H gọi điện thoại cho
HA để vay 5.000.000 đồng, hẹn khoảng 30 phút sau sẽ trả lại Sau đỏ, H rủ Mđến nhà HA lay tiền Đến chiều tối cùng ngày, HA gọi điện thoại cho H để lấy
lại tiền nhưng H không trả lời Đến khoảng 21 giờ 30 phút, HA chuẩn bị 01
gây ba khúc bằng kim loại và tìm gặp H và dùng gậy ba khúc đánh liên tiếp
vào người H, rồi chiếm đoạt 750.000 đồng và 01 chiếc điện thoại Cơ quan
điều tra đã ra quyết định trưng cầu giám định tỷ lệ thương tích của H và kếtuận tỷ lệ tổn thương cơ thể do thương tích gây là 36%
‘Tai Bản án hình sự sơ thắm số 124/2020/HS-ST ngày 09/9/2020 củaTAND tỉnh Nghệ An tuyên bổ HA phạm tội cướp tài sản Áp dụng điểm bkhoản 3 Điều 168; điểm b, s khoản 1, 2 Điều S1; điểm h khoản 1 Điều 52BLHS năm 2015 xử phạt HA 12 năm tù”
= Lợi dụng thiên tai, địch bệnh:
“Thiên tai, dịch bệnh là những hiện tượng khó khăn đặc biệt của xã hội.
Pháp luật hình sự không quy định giải thích cụ thể thé nào là “thién tai”,
“dich bệnh” mà các khái niệm này được quy định tại các luật chuyên ngành.
Thiên tai là hiện tượng tự nhiên bất thường có thể gây thiệt hại vềngười, tài sản, môi trường, điều
gồm: Bão, áp thấp nhiệt đi
in sống và các hoạt động kinh tế - xã hội”,
, lốc, sét, mưa lớn, lũ, lũ quét, ngập lụt, sat lở đất
do mưa lũ hoặc dòng chảy, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy, nước dâng,xâm nhập mặn, nắng nóng, hạn hán, rét hại, mưa đá, sương muối, động đắt,
em: Bản ân hình sự sọ tiêm số 124/2020/1S-ST ngày 09/92020 của TAND tnh Nghệ An,
‘iu 3 Luật Phòng chẳng hiên a năm 2013
Trang 40ng thin và các loại thiên tai khác Như vậy, khái niệm thiên tai theo quy định pháp luật đã liệt kê cụ thể các hiện tượng tự nhiên bắt thường Tuy nhiên, việc xác định các hiện tượng này có phải là thiên tai hay không còn
phy thuộc vào mức độ, tinh chất và thiệt hại gây ra trên thực tế
Vé dịch bệnh, pháp luật hiện hành không có khái niệm cụ thé ma chỉ có
các quy định về “dich”, "bệnh truyén ni , động vật quy
định trong Luật Thú y và Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm”.
phức tạp, khó lường trên toàn cầu
lêm c khoản 3 Điều 168 BLHS, người phạm tội lợi
ich bệnh.
Tinh tiết này được áp dụng không phụ thuộc vào phạm vi, mức độ của thiên
tai, địch bệnh hoặc tính chất, mức độ của những khó khăn khác của xã hội
Theo quy định tại
dụng vào hoàn cảnh thiên tái, thực hiện hành 1 cướp tải sản.
trong tình trạng thiên tai, dịch bệnh Thiên tai, dịch bệnh khiến ngưng trệ hoạtđộng sản xuất, kinh doanh, hạn chế cơ hội việc làm, tỷ lệ người thất nghiệp
gia tăng dẫn đến các loại tội phạm xảy ra nhiễu hơn mà đại dịch Covid-19 là
một điển hình.
1.3.4, Khung hình phat ting nặng thứ ba:
Khung hình phạt tăng nặng thứ ba của tội cướp tài sản được quy địnhtại khoản 4 Điều 168 BLHS mức hình phạt ti từ 18 năm đến 20 năm hoặc tù
chung thân được áp dụng đối với người phạm tội thuộc một trong các trường, hợp sau:
~ Chiểm đoạt tai sản có giá trị từ 500 triệu đồng trở lên: Đây là trường
hợp người phạm tội đã chiếm đoạt tài sản của người bị hại có giá trị từ 500
triệu đồng trở lên
` Điều 2, Điễu 3 Luật Phòng, chẳng bệnh truyền nhiễn năm 2007,