1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Luận án phật giáo thời lê sơ qua tư liệu hán nôm

15 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phật giáo thời Lê sơ qua tư liệu Hán Nôm
Tác giả Phạm Thị Chuyền
Người hướng dẫn PGS.TS. Đinh Khắc Thuân, TS. Nguyễn Ngọc Quỳnh
Trường học Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam
Chuyên ngành Tôn giáo học
Thể loại Luận án tiến sĩ
Năm xuất bản 2020
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 686,91 KB

Nội dung

Các công trình nghiên cứu liên quan tới ảnh hưởng của Phật giáo trong văn hóa Đại Việt thời Lê sơ .... Tính cấp thiết của đề tài Đề tài “Phật giáo thời Lê sơ qua tư liệu Hán Nôm” được t

Trang 1

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

-

PHẠM THỊ CHUYỀN

PHẬT GIÁO THỜI LÊ SƠ QUA TƢ LIỆU HÁN NÔM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÔN GIÁO HỌC

Hà Nội – 2020

Trang 2

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

-

PHẠM THỊ CHUYỀN

PHẬT GIÁO THỜI LÊ SƠ QUA TƯ LIỆU HÁN NÔM

Ngành: Tôn giáo học

Mã số: 9 22 90 09

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÔN GIÁO HỌC

Người hướng dẫn khoa học: 1 PGS.TS Đinh Khắc Thuân

2 TS Nguyễn Ngọc Quỳnh

Hà Nội – 2020

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Đinh Khắc Thuân và TS.Nguyễn Ngọc Quỳnh Các

tư liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực Kết quả trình bày của luận án chưa từng được ai công bố trong bất kỳ chương trình nào khác

Hà Nội, ngày … tháng … năm 2020

Nghiên cứu sinh

Phạm Thị Chuyền

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Luận án này được thực hiện và hoàn thành trước hết nhờ sự hướng dẫn nhiệt tình của PGS.TS Đinh Khắc Thuân và TS.Nguyễn Ngọc Quỳnh

Đồng thời, luận án liên tục nhận được sự góp ý của các Thầy, Cô giáo trong Hội đồng nhận xét các cấp như PGS.TS.Nguyễn Hồng Dương, PGS.TS.Chu Văn Tuấn, TS.Lê Tâm Đắc, PGS.TS.Nguyễn Hùng Hậu, PGS.TS.Nguyễn Thị Minh Ngọc, PGS.TS.Hoàng Thị Lan, v.v

Đặc biệt, luận án đã được PGS.TS.Phạm Thị Thùy Vinh góp những ý kiến quý báu và kịp thời về tư liệu Hán Nôm và tư liệu nghiên cứu, TS.Hoàng Văn Chung tư vấn thiết thực về phương pháp luận

Sau cùng, do nhiều lý do NCS đã nhiều lần muốn bỏ cuộc giữa chừng Nhưng chính TS.Nguyễn Quốc Tuấn là người đã động viên kịp thời và tư vấn nhiệt tình cho NCS về tri thức Sử học và Tôn giáo học từ buổi đầu thực hiện Luận án cho tới những ngày cuối cùng Thầy nằm trên giường bệnh Do đó, luận án này được hoàn thành và sau này sẽ cố gắng in thành sách chuyên khảo là món quà đặc biệt NCS tri ân vị Thầy tận tâm này

Kính cảm ơn tất cả các Thầy, các Cô! Chúc các Thầy, các Cô thân không bệnh tận, tâm không phiền não, ngày ngày an vui không gặp chướng ngại!

Nghiên cứu sinh

Phạm Thị Chuyền

Trang 5

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: TỔNG QUAN NGUỒN TƯ LIỆU, TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN NGHIÊN CỨU PHẬT GIÁO THỜI LÊ SƠ 11

1.1 Nguồn tư liệu Hán Nôm sử dụng trong Luận án 11

1.1.1.Tư liệu chính sử thời Lê sơ 11

1.1.2.Tư liệu bi ký thời Lê sơ 13

1.1.3.Tư liệu văn chương thời Lê sơ 17

1.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu những vấn đề liên quan tới Phật giáo thời Lê sơ 20

1.2.1 Các công trình liên quan tới bối cảnh Phật giáo hiện diện ở Đại Việt thời Lê sơ 20

1.2.2 Các công trình nghiên cứu liên quan tới sinh hoạt của Phật giáo thời Lê sơ 25

1.2.3 Các công trình nghiên cứu liên quan tới ảnh hưởng của Phật giáo trong văn hóa Đại Việt thời Lê sơ 29

1.3.Khung lý thuyết nghiên cứu 32

1.3.1.Câu hỏi nghiên cứu 32

1.3.2.Giả thuyết nghiên cứu 32

1.3.3.Cơ sở lý luận 32

1.4 Một số thuật ngữ sử dụng trong Luận án 38

Chương 2: BỐI CẢNH PHẬT GIÁO HIỆN DIỆN Ở ĐẠI VIỆT THỜI LÊ SƠ 43

2.1.Đặc điểm Phật giáo ở Đại Việt trước thời Lê sơ 43

2.1.1 Nền Phật giáo thống nhất và được quý tộc hóa thời Trần 44

2.1.2 Cơ sở thờ tự Phật giáo thời Trần 47

2.1.3 Mật tông trong dòng chảy Phật giáo thời Trần 49

2.1.4 Phật giáo ở Đại Việt dưới thời thuộc Minh 53

2.2 Bối cảnh xã hội Đại Việt thời Lê sơ (1428 – 1527) 56

2.2.1.Tình hình chính trị, kinh tế, xã hội thời Lê sơ 57

2.2.2.Đời sống văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng thời Lê sơ 60

Trang 6

Chương 3: ĐỜI SỐNG PHẬT GIÁO THỜI LÊ SƠ QUA TƯ LIỆU HÁN

NÔM 72

3.1 Niềm tin Phật giáo thời Lê sơ qua tư liệu Hán Nôm 72

3.2 Thực hành Phật giáo thời Lê sơ qua tư liệu Hán Nôm 84

3.2.2.Tu tạo cơ sở thờ tự Phật giáo thời Lê sơ qua tư liệu Hán Nôm 93

3.2.3.Một số hoạt động khác của Phật giáo thời Lê sơ qua tư liệu Hán Nôm 97

3.3 Cộng đồng Phật giáo thời Lê sơ qua tư liệu Hán Nôm 99

3.3.1.Tu sĩ Phật giáo thời Lê sơ qua tư liệu Hán Nôm 99

3.3.2.Giới quý tộc thời Lê sơ với Phật giáo qua tư liệu Hán Nôm 103

3.3.3.Giới quan lại và trí thức thời Lê sơ với Phật giáo qua tư liệu Hán Nôm 109 3.3.4 Thiện nam tín nữ Phật giáo thời Lê sơ qua tư liệu Hán Nôm 113

Chương 4: ẢNH HƯỞNG CỦA PHẬT GIÁO TRONG VĂN HÓA ĐẠI VIỆT THỜI LÊ SƠ QUA TƯ LIỆU HÁN NÔM 117

4.1 Ảnh hưởng của Phật giáo trong văn hóa tư tưởng thời Lê sơ qua tư liệu Hán Nôm 117

4.2 Ảnh hưởng của Phật giáo trong văn hóa kiến trúc qua tư liệu Hán Nôm 122 4.3 Ảnh hưởng của Phật giáo trong lối sống của người thời Lê sơ qua tư liệu Hán Nôm 127

4.4 Ảnh hưởng của Phật giáo trong đời sống tôn giáo, tín ngưỡng thời Lê sơ qua tư liệu Hán Nôm 133

4.4.1.Phật giáo trong đời sống tam giáo thời Lê sơ qua tư liệu Hán Nôm 134

4.4.2 Ảnh hưởng của Phật giáo đối với tín ngưỡng bản địa qua tư liệu Hán Nôm 139

KẾT LUẬN 145

TÀI LIỆU THAM KHẢO 148 PHỤ LỤC 1: VĂN BIA LÊ SƠ, TUYỂN TẬP

PHỤ LỤC 2: VĂN BIA PHẬT GIÁO THỜI LÊ SƠ

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Đề tài “Phật giáo thời Lê sơ qua tư liệu Hán Nôm” được triển khai nghiên cứu trong phạm vi một Luận án tiến sĩ chuyên ngành Tôn giáo học với những lý do sau:

Thứ nhất, Phật giáo trước khi du nhập vào Việt Nam được biết đến là một sản

phẩm của văn hóa Ấn Độ Sau khi du nhập vào Việt Nam, Phật giáo nhanh chóng trở thành một trong ba tôn giáo lớn, phát triển mạnh mẽ ở thời Lý – Trần, chi phối hầu hết mọi phương diện của đời sống chính trị - văn hóa – xã hội Cũng như ở nhiều nơi trên thế giới như Nhật Bản, Trung Hoa, Miến Điện, Hàn Quốc, v.v., Phật giáo ở Việt Nam không những tồn tại lâu dài mà còn tiếp nhận những yếu tố văn hóa của người Việt, mang thêm cho mình những màu sắc khác biệt so với Phật giáo

ở những nơi khác và ngày càng bám rễ sâu vào tâm thức người Việt Phật giáo thời

Lê sơ không nằm ngoài tình hình đó

Thứ hai, xã hội thời Lê Sơ đã để lại những dấu ấn đặc biệt trong tiến trình lịch

sử Việt Nam Trong 100 năm từ năm 1428 đến năm 1527, nước Đại Việt bước vào thời kỳ phát triển cực thịnh và được coi là một quốc gia thịnh trị của chế độ quân chủ tập quyền Theo nhận định của Nguyễn Hải Kế thì : “Không nghi ngờ gì thời Lê

Sơ mà tập trung là giai đoạn Lê Thánh Tông trị vì, chế độ phong kiến nhà nước quan liêu đã đạt tới sự ổn định, kỷ cương và thịnh trị thường vẫn được coi vào bậc nhất trong chế độ phong kiến Việt Nam Thế kỷ thứ XV như là thế kỷ cổ điển của chế độ nhà nước quân chủ phong kiến quan liêu Đương thời cũng như hậu thế, các

sử gia phong kiến hay hiện đại đều có chung một đánh giá về sự ổn định và thành tựu của nhiều lĩnh vực trong giai đoạn Lê Thánh Tông” [19, Tr.25] Do đó, việc nghiên cứu tôn giáo thời Lê sơ nói chung, Phật giáo thời Lê sơ nói riêng là hết sức cần thiết để làm rõ hơn những yếu tố hiện hữu trong xã hội tham góp vào sự ổn định

và thành tựu đó của thời Lê sơ

Thứ ba, kho tư liệu Hán Nôm có rất nhiều tài liệu cung cấp các thông tin giá

trị về Phật giáo giai đoạn Lê sơ nhưng hầu như chưa được khai thác một cách rộng rãi, có hệ thống để làm rõ về tôn giáo này Việc tìm hiểu những thông tin đó dưới

Trang 8

dạng ký tự Hán Nôm là một cản trở lớn đối với người nghiên cứu nếu không đọc được loại chữ này Đồng thời, các thông tin đó nằm rải rác ở nhiều loại văn bản khác nhau Việc tập hợp các tài liệu đó, xử lý chúng, và chắt lọc thành các báo cáo tiếng Việt sẽ giúp ích cho những ai quan tâm tìm hiểu về Phật giáo giai đoạn này, từ đó

có thể triển khai các nghiên cứu khác nhau tùy theo mục đích và nhu cầu cụ thể Do đó, việc nghiên cứu Phật giáo thời Lê sơ từ việc khảo cứu trực tiếp tư liệu Hán Nôm là việc làm hết sức cần thiết và tránh được những sai biệt từ bản dịch, do có thể đọc thông tin trực tiếp từ tư liệu Hán mà không phụ thuộc vào bản dịch tiếng Việt

Thứ tư, Mặc dù Phật giáo thời Lê Sơ đã được đề cập đến một số công trình

thuộc về ngành khoa học như: triết học, sử học, v.v mà chúng tôi sẽ trình bày trong

phần tổng quan tình hình nghiên cứu, nhưng Phật giáo thời Lê sơ chưa được nghiên

cứu như một công trình nghiên cứu độc lập trên nguồn tư liệu được hệ thống hóa, đặc biệt là một nghiên cứu tiếp cận Tôn giáo học Nghiên cứu Phật giáo thời Lê sơ dưới cách tiếp cận của triết học hay tư tưởng cũng là những đóng góp quý báu Tuy nhiên, Phật giáo không chỉ có hệ thống triết thuyết mà trước hết nó là một tôn giáo,

nó cần thiết được diễn giải là một tôn giáo với những thành phần cấu thành, với năng lực tồn tại và diễn tiến, với một diện mạo với những màu sắc đặc trưng của từng thời kỳ và với những đóng góp thiết thực của nó trong xã hội Phật giáo thời

Lê sơ cũng cần phải được hiểu và diễn giải theo cách đó

Thứ năm, xuất phát từ nhu cầu nhận thức và tiếp thu các giá trị của lịch sử và

đương đại về tôn giáo nói chung và Phật giáo nói riêng nhằm đáp ứng nhu cầu của công cuộc xây dựng và phát triển đất nước bền vững trong giai đoạn hiện nay Một trong những cơ sở phát triển bền vững đất nước là phải hiểu thấu đáo những đặc điểm truyền thống của dân tộc trong lịch sử, phải nắm chắc được những yếu tố thuộc về sức mạnh nội sinh, trong đó có Phật giáo thời Lê sơ, phải thấy được những điểm mạnh cũng như những hạn chế mà lịch sử để lại và tiếp tục gây ảnh hưởng trong hiện tại nhằm hình thành một định hướng đúng để từ đó có nhận thức đúng đắn và có những điều chỉnh phù hợp, vừa chứa đựng trong nó những di sản tốt đẹp của truyền thống dân tộc, vừa mang giá trị của thời đại

Trang 9

Như vậy, việc đi sâu nghiên cứu lịch sử tôn giáo, trước hết là tôn giáo tồn tại trong các giai đoạn phát triển cực thịnh của đất nước, trong đó có Phật giáo thời Lê

sơ, là một việc làm cần thiết nhằm góp phần khẳng định những giá trị và chỉ ra những hạn chế của tôn giáo Việt Nam trong lịch sử, một mặt, bổ sung cơ sở để nhận thức đời sống Phật giáo trong quá khứ, mặt khác, quan trọng hơn, tiếp thu những giá trị trong truyền thống Phật giáo của dân tộc nhằm củng cố thêm cơ sở khoa học

để có thêm những nhận thức và điều chỉnh cho công cuộc phát triển đất nước bền vững hiện nay Do vậy, từ góc độ của ngành Tôn giáo học, luận án tập trung giải

đáp câu hỏi nghiên cứu: Qua khảo cứu tư liệu Hán Nôm, đời sống và ảnh hưởng

của Phật giáo như thế nào?

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1 Mục đích nghiên cứu

Thông qua khảo cứu các nguồn tư liệu Hán Nôm, luận án góp phần làm rõ đời sống và ảnh hưởng của Phật giáo trong xã hội Đại Việt thời Lê sơ (1428-1527)

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để thực hiện mục đích trên, luận án trước hết cần tìm kiếm, khảo cứu, đối chiếu, phân loại, hệ thống hóa các tư liệu Hán-Nôm liên quan đến Phật giáo thời Lê

sơ Đồng thời đánh giá giá trị các văn bản thu thập được về các phương diện lịch sử

và tôn giáo Tiếp đó, luận án thực hiện ba nhiệm vụ chính:

 Xử lý và phân tích các tư liệu thu thập được nhằm làm rõ bối cảnh cho

sự hiện diện của Phật giáo thời Lê sơ;

 Nhận diện đời sống Phật giáo thời Lê sơ bao gồm những thành tố cấu thành nên Phật giáo với tư cách là một tôn giáo

 Làm rõ ảnh hưởng của Phật giáo trong đời sống xã hội Đại Việt thời Lê

sơ từ các tư liệu đã xử lý và đặt trong tương quan với Phật giáo giai đoạn trước đó;

Ngoài ra, luận án còn gợi ý các hướng nghiên cứu chuyên sâu trong tương lai

để tiếp tục làm sáng rõ hơn Phật giáo thời Lê sơ từ phương diện tư liệu Hán-Nôm

Trang 10

3 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của Luận án là “Phật giáo thời Lê sơ” Đó là một trong

ba tôn giáo lớn (Nho, Phật, Đạo) tồn tại trong xã hội Đại Việt thời Lê sơ (1428-1527) Trong đó, luận án đi sâu nghiên cứu những thành tố cơ bản bao gồm: cộng đồng Phật giáo, đối tượng thờ, tư tưởng Phật học, thực hành Phật giáo và những cơ

sở vật chất Tuy nhiên, Phật giáo thời Lê sơ không tồn tại độc lập, mà tồn tại trong bối cảnh xã hội Đại Việt thời đó Vì vậy, luận án còn nghiên cứu ảnh hưởng của Phật giáo trong đời sống văn hóa Đại Việt thời Lê sơ, như: văn hóa tư tưởng, văn hóa kiến trúc, lối sống và trong đời sống tôn giáo, tín ngưỡng

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nội dung nghiên cứu: Luận án trên cơ sở xử lý các nguồn tư liệu Hán

Nôm, đi sâu chủ yếu làm rõ 3 vấn đề chính:

 Thứ nhất là bối cảnh đưa tới sự hiện diện của Phật giáo ở Đại Việt thời

Lê sơ

 Thứ hai là đời sống Phật giáo thời Lê sơ Tư liệu Hán Nôm thời kỳ này cho phép Luận án trình bày những phương diện tiêu biểu như: cộng đồng Phật giáo, tư tưởng và đối tượng thờ và một số thực hành của Phật giáo

 Thứ ba là ảnh hưởng của Phật giáo trong đời sống văn hóa Đại Việt thời Lê sơ Tư liệu Hán Nôm thời kỳ này cho phép Luận án trình bày về ảnh hưởng của Phật giáo trong văn hóa tư tưởng, văn hóa kiến trúc, lối sống và đời sống tín ngưỡng, tôn giáo thời Lê sơ

Tuy nhiên, trong mỗi vấn đề nghiên cứu, luận án không chỉ mô tả tình hình Phật giáo thời Lê sơ, mà còn chỉ ra những điểm tương đồng và khác biệt so với Phật giáo ở Việt Nam trước đó

Phạm vi tư liệu nghiên cứu:

Về tư liệu Hán Nôm, luận án khảo cứu tư liệu Hán Nôm chứa sử liệu Phật giáo

thời Lê sơ chủ yếu trên ba nhóm: chính sử, bi ký và văn chương Trong đó, Chính

sử là một nguồn thông tin chính thống, quan phương của chính quyền quản trị đất

Trang 11

nước, có độ tin cậy cao Với nhóm tư liệu này, luận án có thể tìm thấy sử liệu Phật giáo thời Lê sơ thông qua những diễn giải liên quan tới Phật giáo, đặc biệt là liên quan tới hoạt động của Phật giáo cấp quốc gia và những quy định của nhà nước về

Phật giáo thời kỳ này Bi ký là một nguồn thông tin chính thống của cộng đồng một

cơ sở tự viện Phật giáo, hoặc một nhân vật sở hữu niềm tin Phật giáo có sức ảnh hưởng Với nhóm tư liệu này, luận án có cơ hội tìm thấy sử liệu về niềm tin, thực hành Phật giáo của một cộng đồng gần tương đương với một đạo tràng, một địa phương sinh hoạt tại một ngôi tự viện Phật giáo nào đó, tức là một cấp cộng đồng

nhỏ hơn quốc gia, nhưng lớn hơn các gia đình Văn chương là một nguồn diễn giải

niềm tin, quan điểm, tư tưởng, hành vi của cá nhân người sáng tác Niềm tin Phật giáo, tư tưởng Phật học, hành vi Phật giáo của cá nhân vì thế bộc lộ rõ nhất trong nhóm tư liệu này Với nhóm tư liệu này, luận án có thể tìm thấy sử liệu về niềm tin, tình cảm và thực hành Phật giáo của những cá nhân Đối với cá nhân sở hữu niềm tin Phật giáo, văn chương là nơi cá nhân họ dễ dàng thể hiện tình cảm và niềm tin tôn giáo của họ hơn trong không gian bi ký hay chính sử

Bên cạnh đó, chúng tôi tham khảo những bản dịch sang tiếng Việt của các cá nhân và tập thể dịch thuật, chú thích đã xuất bản thành sách, bài tạp chí Tuy nhiên, trong những tư liệu trích dẫn, chúng tôi đọc trực tiếp văn bản Hán Nôm và sử dụng bản dịch có hiệu chỉnh theo tri thức tôn giáo học trong văn bản

Với từng nhóm tư liệu, chúng ta khó có thể đi tới nghiên cứu cả diện mạo hay ảnh hưởng của Phật giáo thời Lê sơ, có thể góp phần làm rõ từng mảng trong đời sống và ảnh hưởng đó Do vậy, tổng hợp cả 3 nhóm tư liệu này cho phép Luận án

có thể nghiên cứu đời sống và ảnh hưởng của Phật giáo thời Lê sơ tương đối toàn diện và rõ ràng hơn những công trình nghiên cứu liên quan trước

Phạm vi về mặt thời gian: Thời Lê sơ, hay còn gọi là “Hậu Lê sơ kỳ” (theo

cách gọi của Lê Quý Đôn [107], phân biệt với thời Tiền Lê và thời Lê Trung Hưng), bắt đầu từ năm 1428 khi Lê Lợi lên ngôi Thái Tổ Cao Hoàng đế nhà Hậu Lê [78, q.10, tr.1a] đến ngày 11 tháng 6 năm 1527 (Đinh Hợi, niên hiệu Thống Nguyên 6) khi Mạc Đăng Dung từ Cổ Trai vào kinh thành ép vua Lê Cung Hoàng nhường ngôi, lập lên nhà Mạc [78, q.15, tr.67b]

Ngày đăng: 30/03/2024, 21:24

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w