HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM LÊ THỊ PHƯƠNG DUNG NGHIÊN CỨU MỨC SẴN LÒNG CHI TRẢ CỦA NGƯỜI DÂN NHẰM CẢI THIỆN CHẤT LƯỢNG NƯỚC BỊ Ô NHIỄM Ở CÁC LÀNG NGHỀ TỈNH BẮC NINHNHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆ
Trang 1HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
LÊ THỊ PHƯƠNG DUNG
NGHIÊN CỨU MỨC SẴN LÒNG CHI TRẢ CỦA NGƯỜI DÂN NHẰM CẢI THIỆN CHẤT LƯỢNG
Trang 2HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
LÊ THỊ PHƯƠNG DUNG
NGHIÊN CỨU MỨC SẴN LÒNG CHI TRẢ CỦA NGƯỜI DÂN NHẰM CẢI THIỆN CHẤT LƯỢNG NƯỚC BỊ Ô NHIỄM Ở
CÁC LÀNG NGHỀ TỈNH BẮC NINH
NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2019
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo vệ lấy bất kỳ học vị nào
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã được cám ơn, các thông tin trích dẫn trong luận án này đều được chỉ rõ nguồn gốc
Hà Nội, ngày… tháng… năm…
Tác giả luận án
Lê Thị Phương Dung
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình
Trước tiên cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Nguyễn Hữu Đạt đã tận tình giúp đỡ tôi về mọi mặt, dành nhiều công sức, thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ môn Kinh tế tài nguyên và môi trường, Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tôi về mọi mặt trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận án
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ và giáo viên trường Cao đẳng Kinh tế, Kỹ thuật và Thủy sản đã động viên và tạo điều kiện tốt nhất để tôi có thể học tập, nghiên cứu
Tôi vô cùng biết ơn Chương trình Kinh tế môi trường Đông Nam Á (EEPSEA) đã có những hỗ trợ trong quá trình điều tra, nghiên cứu của tôi Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới T.S Jin Jianjun (Đai học Sư phạm Bắc Kinh) đã tận tình chỉ dẫn tôi về phương pháp nghiên cứu
Tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ của các đơn vị: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Ninh, Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Ninh, Chi cục thống kê, các hộ gia đình tại các làng nghề đã giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập số liệu và thông tin cần thiết để hoàn thành luận án
Xin gửi lời cám ơn tới gia đình, người thân, bạn bè đã luôn ủng hộ, khuyến khích tôi trong suốt quá trình nghiên cứu./
Hà Nội, ngày tháng năm 20
Nghiên cứu sinh
Lê Thị Phương Dung
Trang 51.1 Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 4
1.2.1 Mục tiêu chung 4
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 4
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu 4
1.3.2 Đối tượng điều tra 4
1.3.3 Phạm vi nghiên cứu 5
1.4 Những đóng góp mới của luận án 5
1.5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 6
Phần 2 Tổng quan các vấn đề lý luận và thực tiễn về sẵn lòng chi trả để cải thiện chất lượng môi trường nước bị ô nhiễm ở các làng nghề 7
2.1 Cơ sở lý luận về sẵn lòng chi trả để cải thiện chất lượng môi trường nước bị ô nhiễm 7
2.1.1 Các khái niệm cơ bản liên quan đến nghiên cứu 7
2.1.2 Các lý luận về sẵn lòng chi trả để cải thiện chất lượng môi trường nước 12
2.1.3 Ý nghĩa của việc nghiên cứu sẵn lòng chi trả khi chất lượng nước thay đổi 20
2.1.4 Nội dung nghiên cứu mức sẵn lòng chi trả của người dân để cải thiện chất lượng môi trường nước tại các làng nghề 24
2.1.5 Các yếu tố ảnh hưởng tới sẵn lòng trả của người dân để cải thiện chất lượng môi trường nước 26
Trang 62.2 Tổng quan nghiên cứu sẵn lòng chi trả của người dân để cải thiện chất
lượng môi trường nước 29
2.2.1 Các nghiên cứu trên thế giới liên quan đến sẵn lòng chi trả của người dân để cải thiện chất lượng môi trường nước 29
2.2.2 Các nghiên cứu trong nước liên quan đến sẵn lòng chi trả của người dân để cải thiện chất lượng môi trường nước 35
2.2.3 Khoảng trống trong nghiên cứu mức sẵn lòng chi trả để cải thiện chất lượng môi trường nước trong các làng nghề 39
2.3 Bài học kinh nghiệm từ cơ sở lý luận và thực tiễn cho nghiên cứu mức sẵn lòng chi trả để cải thiện chất lượng môi trường nước ở các làng nghề tỉnh Bắc Ninh 41
Tóm tắt phần 2 43
Phần 3 Phương pháp nghiên cứu 44
3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 44
3.1.1 Điều kiện tự nhiên của tỉnh Bắc Ninh 44
3.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Ninh 44
3.1.3 Tình hình phát triển làng nghề của tỉnh Bắc Ninh trong những năm gần đây 48
3.2 Khung phân tích và cách tiếp cận 50
3.2.1 Khung phân tích của luận án 50
3.2.2 Cách tiếp cận của luận án 52
3.3 Phương pháp nghiên cứu của luận án 54
3.3.1 Chọn điểm nghiên cứu 54
3.3.2 Phương pháp thu thập số liệu 55
3.3.3 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu 60
3.3.4 Hệ thống các chỉ tiêu phân tích cơ bản 62
Tóm tắt phần 3 64
Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận 65
4.1 Thực trạng quan điểm, nhận thức của người dân về ô nhiễm môi trường nước và cải thiện chất lượng môi trường nước ở các làng nghề tỉnh
Bắc Ninh 65
4.1.1 Tình hình ô nhiễm môi trường nước ở các làng nghề tỉnh Bắc Ninh 65
Trang 74.1.2 Đánh giá của người dân về ô nhiễm môi trường 70
4.1.3 Nhận thức của người dân về sự nguy hại do ô nhiễm môi trường nước
gây ra 75
4.1.4 Quan điểm của người dân về sự cần thiết cải thiện chất lượng môi trường nước tại các làng nghề tỉnh Bắc Ninh 80
4.1.5 Tình hình thu, nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp 85
4.2 Đánh giá mức sẵn lòng chi trả của người dân nhằm cải thiện chất lượng nước bị ô nhiễm ở các làng nghề tỉnh Bắc Ninh 88
4.2.1 Kết quả của phương pháp single-bounded dichotomous choice (1DC) 88
4.2.2 Phương pháp chọn ngẫu nhiên lặp (doublebounded dichotomous choice
4.3 Các yếu tố ảnh hưởng tới sẵn lòng chi trả của người dân nhằm cải thiện chất lượng môi trường nước 101
4.3.1 Đặc điểm kinh tế-xã hội của người được phỏng vấn 101
4.3.2 Lượng hóa các yếu tố ảnh hưởng tới sẵn lòng chi trả của người dân nhằm cải thiện chất lượng môi trường nước tại các làng nghề tỉnh Bắc Ninh 104
4.4 Định hướng và giải pháp nhằm huy động nguồn lực tài Chính cho cải thiện chất lượng môi trường nước ở các làng nghề tỉnh Bắc Ninh 113
4.4.1 Định hướng giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước ở các làng nghề tỉnh Bắc Ninh 113
4.4.2 Công tác bảo vệ môi trường nước tại các làng nghề trong thời gian qua 118
4.4.3 Đề xuất các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước ở các làng
Trang 85.2.2 Đối với chính quyền các cấp 137
5.2.3 Đối với các hội, đoàn thể các cấp các ngành 137
Danh mục các công trình đã công bố có liên quan đến luận án 138
Tài liệu tham khảo 139
Phụ lục 152
Trang 9QTTN&MT Quan trắc Tài nguyên và Môi trường
Trang 10DANH MỤC BẢNG
2.1 Đặc trưng nước thải từ sản xuất ở một số loại hình làng nghề 9
3.1 Giá trị tổng sản lượng của tỉnh Bắc Ninh (theo giá hiện hành) 46
3.2 Số lượng làng nghề tại các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh
Bắc Ninh 48
3.3 Lực lượng lao động các làng nghề tỉnh Bắc Ninh năm 2016 49
3.4 Phân bổ mẫu điều tra 59
4.1 Kết quả phân tích nước thải làng nghề chế biến nông sản 66
4.2 Tiếp cận truyền thông về các vấn đề ô nhiễm môi trường của người dân trong làng nghề 71
4.3 Mối quan hệ giữa đánh giá về môi trường nước của người dân và số lần tiếp cận với truyền thông 73
4.4 Nhận thức của người dân về ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường nước tại các làng nghề Bắc Ninh 78
4.5 Quan điểm của người dân về sự cần thiết cải thiện chất lượng môi trường nước bị ô nhiễm 81
4.6 Kết quả thu, nộp phí BVMT đối với nước thải công nghiệp tỉnh Bắc Ninh 87
4.7 Xác suất trả lời “Có-không” đối với các mức giá theo phương pháp 1DC 88
4.8 Xác suất trả lời “Có-Không” đối với các mức giá đề xuất theo phương pháp 2DC 89
4.9 Tổng quỹ có thể thu được từ trong dân của tỉnh Bắc Ninh 100
4.10 Đặc điểm kinh tế xã hội của người được phỏng vấn 102
4.11 Mối quan hệ giữa thu nhập và làng nghề 104
4.12 Mô tả các biến trong mô hình 105
4.13 Các yếu tố ảnh hưởng tới sẵn lòng chi trả của người dân (Mô hình I sử dụng hàm binary logistic) 107
4.14 Các yếu tố ảnh hưởng tới sẵn lòng trả của người dân để cải thiện chất lượng môi trường nước (Mô hình II sử dùng hàm hồi quy tuyến tính) 109
Trang 11DANH MỤC HÌNH
2.1 Mức sẵn lòng trả của người bị ô nhiễm, khi không có quyền sở hữu ở khu
vực thải 13
2.2 Khung phân loại các phương pháp đo lường WTP 15
2.3 Sự thay đổi bổ sung (CV) thể hiện làm tăng phúc lợi xã hội do chất lượng môi trường được cải thiện 21
2.4 Sự thay đổi tương đương trong trường hợp chất lượng môi trường xấu đi 22
3.1 Khung phân tích của luận án 51
3.2 Người tiêu dùng sẵn lòng chi phí thêm khi chất lượng nước được cải thiện 52
3.3 Quá trình ra quyết định chi trả 57
4.1 Đánh giá của người được phỏng vấn về ô nhiễm môi trường tại các làng nghề ở Bắc Ninh 74
4.2 Mức sẵn lòng trả của người dân để cải thiện chất lượng môi trường nước theo địa bàn nghiên cứu 90
4.3 Mức sẵn lòng chi trả của người dân phân theo loại hộ 91
4.4 Mức sẵn lòng trả của người dân để cải thiện chất lượng môi trường nước phân theo trình độ học vấn 92
4.5 Mức sẵn lòng trả của người dân để cải thiện chất lượng môi trường nước phân theo thu nhập 94
4.6 Mức sẵn lòng trả trung bình (Mean WTP) ước tính dựa trên phương pháp tham số 96
4.7 Mức sẵn lòng trả trung bình (Mean WTP) ước tính dựa trên phương pháp phi tham số cho các làng nghề 97
4.8 Mức sẵn lòng trả trung bình (Mean WTP) ước tính dựa trên phương pháp phi tham số cho loại hộ 98
4.9 Mối quan hệ giữa độ tuổi và trình độ học vấn của người được phỏng vấn 103
Trang 12TRÍCH YẾU LUẬN ÁN
Tên tác giả: Lê Thị Phương Dung
Tên Luận án: Nghiên cứu mức sẵn lòng chi trả của người dân nhằm cải thiện chất
lượng nước bị ô nhiễm ở các làng nghề tỉnh Bắc Ninh
Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam Mục đích nghiên cứu
- Góp phần làm sáng tỏ các vấn đề lý luận và thực tiễn về sự thay đổi phúc lợi, sẵn lòng chi trả của người dân nhằm cải thiện chất lượng môi trường nước bị ô nhiễm ở các làng nghề;
- Đánh giá, phân tích nhận thức và quan điểm của người dân về tính nguy hại và vai trò của việc cải thiện chất lượng môi trường nước ở các làng nghề tỉnh Bắc Ninh;
- Ước tính, phân tích mức sẵn lòng chi trả của người dân tại các làng nghề tỉnh Bắc Ninh nhằm cải thiện chất lượng môi trường nước
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới mức sẵn lòng chi trả của người dân tại các làng nghề tỉnh Bắc Ninh nhằm cải thiện chất lượng môi trường nước;
- Đề xuất các giải pháp nâng cao nhận thức của người dân và thu hút người dân đóng góp tài chính nhằm cải thiện môi trường nước của các làng nghề ở Bắc Ninh
Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng các phương pháp: Phương pháp chọn điểm nghiên cứu; phương pháp thu thập tài liệu, số liệu; phương pháp đánh giá ngẫu nhiên (CVM) để điều tra; Các phương pháp như thống kê mô tả, phương pháp so sánh được sử dụng để phân tích trong nghiên cứu Mô hình binary logistic và mô hình hồi quy được sử dụng để phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới mức sẵn lòng chi trả Để ước tính mức sẵn lòng chi trả trung bình Mean WTP, nghiên cứu sử dụng cả hai cách tiếp cận tham số và phi tham số
Kết quả chính và kết luận
Luận án đã làm sáng tỏ các lý luận và thực tiễn về sự thay đổi phúc lợi khi chất lượng môi trường thay đổi, về mức sẵn lòng chi trả của người dân để cải thiện chất lượng môi trường nước bị ô nhiễm Khái niệm, bản chất, phương pháp ược lượng, ý nghĩa của việc nghiên cứu mức sẵn lòng chi trả, các yếu tố ảnh hưởng tới mức sẵn lòng chi trả và việc sử dụng phương pháp đánh giá ngẫu nhiên CVM đã được hệ thống hóa trong luận án Luận án đã trình bày thực trạng ô nhiễm môi trường nước ở các làng nghề Bắc Ninh Từ đó có thể thấy chất lượng nước thải, nước mặt tại các làng nghề bị ô nhiễm nghiêm trọng; một vài làng nghề đã có dấu hiệu ô nhiễm nước dưới đất
Trang 13Phân tích nhận thức của người dân về ô nhiễm môi trường nước cho thấy: Những người thường xuyên tiếp cận với truyền thông nhận định tình hình môi trường nước đang dần tệ hơn; Những người có trình độ học vấn cao có ý thức, trách nhiệm trong vấn đề cải tạo chất lượng nước hơn những người có trình độ học vấn thấp
Nghiên cứu sẵn lòng chi trả của người dân thấy được: Tỷ lệ chủ hộ đồng ý chi trả để cải thiện chất lượng nước giảm dần khi mức giá rút được tăng Như vậy có thể thấy, mức sẵn lòng chi trả tuân theo luật cầu: khi giá tăng thì cầu giảm Phân tích mối quan hệ của sẵn lòng chi trả với các đặc điểm kinh tế - xã hội của người được phỏng vấn cho một số kết luận nổi bật sau: Yên Phụ là làng nghề có tỷ lệ người từ chối chi trả cao nhất Tỷ lệ hộ thuần nông từ chối chi trả cao hơn hộ sản xuất Tỷ lệ hộ có trình độ trung học phổ thông trở xuống từ chối chi trả cao hơn hộ có trình độ học vấn cao Tỷ lệ hộ có thu nhập ở mức thấp nhất từ chối chi trả cao hơn so với những hộ có thu nhập ở mức cao
Ước tính mức sẵn lòng trả trung bình Mean WTP đã cho ra nhiều kết quả từ các mô hình tham số và phi tham số Nổi bật là kết quả Mean WTP của các hộ sản xuất là 562.006VNĐ cao hơn so với hộ thuần nông Tổng quỹ thực tế ước tính dựa trên tỷ lệ hộ sẵn lòng chi trả và mô hình tham số, có thể thu được29,420 tỷ đồng; tổng quỹ tiềm năng ước tính trên toàn bộ số hộ của các làng nghề tỉnh Bắc Ninh và có thể trên45,472 tỷ đồng
Sử dụng các mô hình kinh tế lượng để phân tích sự ảnh hưởng của các yếu tố tới mức sẵn lòng chi trả để cải thiện chất lượng nước đã đưa ra kết luận: hộ ít tiếp cận với truyền thông, hộ rút được mức giá cao, người được phỏng vấn có độ tuổi càng lớn, hộ đồng ý với quan điểm đánh đổi môi trường với phát triển kinh tế có xu hướng từ chối chi trả và chi trả ở mức thấp hơn các hộ khác Hộ sản xuất nghề, hộ sống gần nguồn nước bị ô nhiễm, hộ sử dụng nước máy, hộ có thu nhập cao, hộ có nhiều thành viên có xu hướng trả lời “Có” với mức giá được đưa ra và đồng ý chi trả ở mức cao hơn so với các hộ còn lại
Từ những kết quả đạt được, luận án đã đề xuất những giải pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước và đóng góp tài chính Những giải pháp đưa ra bao gồm: 1) giải pháp để nâng cao nhận thức của người dân; 2) Giải pháp tăng thu nhập gắn liền với chính sách bảo vệ môi trường; 3) xây dựng các nhà máy xử lý nước thải; 4) Khuyến khích các cơ sở sản xuất di chuyển ra các khu công nghiệp; 5) Chính sách tài chính; 6) Đơn giản hóa các văn bản chính sách
Trang 14THESIS ABSTRACT
PhD candidate: Le Thi Phuong Dung
Thesis title: Willingness to pay of people for polluted water quality improvement in
handicraft villages of Bac Ninh province
Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA) Research Objectives
- To clarify the theoretical and practical knowledge of welfare change, willingness to pay of people to improve water quality in handicraft village;
- To review and analyze perceptions and attitudes of people about the hazards and the role of improving the quality of polluted water in handicraft village of Bac Ninh province;
- To estimate the willingness of people to pay for improving the quality of water in handicraft villages of Bac Ninh province;
- To analyze factors affecting the willingness of people to pay for improving quality of water in handicraft villages of Bac Ninh province;
- To propose effective policy recommendations to attract people to contribute financial resources for improving thewater quality
Materials and Methods
The thesis used the following methods: Selection of the study area; Data collection; Contingent Valuation Method; Descriptive statistic method; Comparative method to analyze Binary logistic model and regression model are used to analyze the factors affecting willingness to pay The reseach used parametric approach and non- parametric approach to estimate Mean WTP
Main findings and conclusions
The thesis clarified the theoretical and practical knowledge of willingness to pay of people to improve polluted water quality Theories include: Willingness to pay concepts, nature, the methods for measuring willingness to pay, the meanings of researching willingness to pay, the factors affecting willingness to pay of people and contingent valuation method are systematized in this study
The thesis presented the situation of polluted water quality in handicraft villages of Bac Ninh province From these, we can see that the quality of wastewater and surface water in craft villages has been being seriously polluted There are signs of groundwater pollution in some craft villages