Bài 3 phân tích môi trường vĩ mô

22 0 0
Bài 3 phân tích môi trường vĩ mô

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

vĩ mô...vimo....vimo..vĩ mô.....vĩ mô...vimo....vimo..vĩ mô.....vĩ mô...vimo....vimo..vĩ mô.....vĩ mô...vimo....vimo..vĩ mô.....vĩ mô...vimo....vimo..vĩ mô.....vĩ mô...vimo....vimo..vĩ mô.....vĩ mô...vimo....vimo..vĩ mô.....vĩ mô...vimo....vimo..vĩ mô.....vĩ mô...vimo....vimo..vĩ mô.....

Trang 1

TRƯỜNG VĨ MÔ

Trang 2

• Nhận diện các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô

• Thu thập thông tin về các yếu tố của môi trường vĩ mô

• Phân tích ảnh hưởng của các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô đến hoạt động của doanh nghiệp

2

Trang 3

Phân tích môi trường kinh tế

Phân tích môi trường chính trị - pháp luật

Phân tích môi trường văn hoá - xã hội

Phân tích đặc điểm địa lý và điều kiện tự nhiên

Phân tích sự phát triển khoa học công nghệ

Trang 4

• Các thông tin cần thu thập về môi trường kinh tế bao gồm: Chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng GDP

Thu nhập bình quân đầu người (của người dân Việt Nam) Chỉ số lạm phát

Lãi suất cho vay kinh doanh Tỷ giá Việt Nam đồng/USD

Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế khác • Nguồn thu thập thông tin:

Truy cập link: https:// www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong-ke/ để tra cứu một số thông tin liên quan tình hình kinh tế xã hội của Việt Nam.

Truy cập link: https://www.google.com/ và tìm theo các cụm từ liên quan (tỷ giá VNĐ/USD, chỉ số lạm phát,…)

• Phân tích thông tin đã thu thập

Trang 5

a Chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng GDP

• Bước 1: Thiết lập bảng thống kê số liệu về chỉ số tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam trong 3 năm gần nhất

Bảng 3.1 Biến động chỉ số tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam giai đoạn…

NămNăm N-3Năm N-2Năm N-1

Tốc độ tang trưởng GDP

• Bước 2: Vẽ biểu đồ thể hiện xu hướng biến động của chỉ tiêu GDP

• Bước 3: Nhận xét: GDP tăng hay giảm? Tác động như thế nào tới hoạt động kinh doanh của công ty (đầu tư, sức mua,….)

Trang 6

b Thu nhập bình quân đầu người (của người dân Việt Nam)

• Bước 1: Thiết lập bảng thống kê số liệu về chỉ tiêu thu nhập bình quân đầu người của người dân Việt Nam trong 3 năm gần nhất

Bảng 3.2 Thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam giai đoạn…

NămNăm N-3Năm N-2Năm N-1

Thu nhập bình quân đầu người

• Bước 2: Vẽ biểu đồ thể hiện xu hướng biến động của chỉ tiêu thu nhập bình quân đầu người

• Bước 3: Nhận xét: Thu nhập bình quân đầu người tăng hay giảm, cao hay thấp và tác động như thế nào tới hoạt động kinh doanh của công ty (khả năng thanh toán, đầu tư, sức mua,….)

Lưu ý: Sinh viên nên bổ sung thêm thu nhập của các nước trong cùng khu vực để so sánh hoặc xếp hạng thu nhập của người Việt Nam để đưa ra được kết luận.

Trang 7

c Chỉ số lạm phát

• Bước 1: Thiết lập bảng thống kê số liệu về chỉ số lạm phát của Việt Nam trong 3 năm gần nhất Bảng 3.3 Chỉ số lạm phát của Việt Nam giai đoạn…

NămNăm N-3Năm N-2Năm N-1

Chỉ số lạm phát

• Bước 2: Vẽ biểu đồ thể hiện xu hướng biến động của chỉ tiêu chỉ số lạm phát

• Bước 3: Nhận xét: lạm phát tăng hay giảm? Cao hay thấp? Tác động như thế nào tới khả năng huy động vốn, sức mua,…?

Trang 8

d Lãi suất cho vay kinh doanh

• Bước 1: Thiết lập bảng thống kê số liệu về lãi suất Việt Nam đồng theo công bố của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong 3 năm gần nhất

Bảng 3.4 Lãi suất Việt Nam đồng theo công bố của NHNN Việt Nam giai đoạn…

NămNăm N-3Năm N-2Năm N-1

Lãi suất cho vay kinh doanh

Lãi suất cho vay tiêu dùng

• Bước 2: Vẽ biểu đồ thể hiện xu hướng biến động của chỉ tiêu lãi suất

• Bước 3: Nhận xét: lãi suất tăng hay giảm? Cao hay thấp? Tác động như thế nào tới chi phí sử dụng vốn?

Trang 9

e Tỷ giá VND/USD

• Bước 1: Thiết lập bảng thống kê số liệu về tỷ giá VND/USD theo công bố của NHNN Việt Nam trong 3 năm gần nhất

Bảng 3.5 Tỷ giá tiền Việt Nam đồng/USD theo công bố của NHNN Việt Nam giai đoạn…

NămNăm N-3Năm N-2Năm N-1

• Bước 2: Vẽ biểu đồ thể hiện xu hướng biến động của tỷ giá

• Bước 3: Nhận xét: tỷ giá tăng hay giảm? Cao hay thấp? Tác động như thế nào tới giao dịch với nước ngoài?

Trang 10

f Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế khác

• Căn cứ trên các dữ liệu thu thập được, có thể bổ sung một số chỉ tiêu phân tích, đánh giá về tình hình kinh tế của Việt Nam, những tác động của nền kinh tế thế giới tới hoạt động phát triển hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đã lựa chọn.

• Ngoài việc sinh viên tự đánh giá xu hướng biến động và sự ảnh hưởng của các chỉ tiêu về kinh tế đến hoạt động của doanh nghiệp nói chung như hướng dẫn ở trên, sinh viên cũng có thể tìm các nguồn tài liệu thứ cấp đã có sự nhận định về xu hướng thay đổi của các chỉ tiêu kinh tế và sự ảnh hưởng của nó đến hoạt động của doanh nghiệp để bổ sung thông tin cho bài thực hành.

Trang 11

• Các thông tin cần thu thập về môi trường chính trị - pháp luật bao gồm: ▪ Thông tin về thể chế chính trị, sự ổn định của chính trị

▪ Thông tin về các hệ thống pháp luật của Việt Nam nói chung và các chính sách pháp luật có ảnh hưởng đến ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp nói riêng

• Nguồn thu thập thông tin:

▪ Truy cập link: https:// www.google.com/ và tìm theo các từ khoá liên quan đến hệ thống pháp luật Việt Nam (“đánh giá đánh giá chung về hệ thống pháp luật và văn bản pháp luật Việt Nam”, “ưu điểm, nhược điểm của hệ thống pháp luật Việt Nam”,…)

▪ Truy cập link: https:// www.google.com/ và tìm theo các từ khoá liên quan đến thể chế chính trị, sự ổn định chính trị Việt Nam (“mức độ ổn định chính trị của Việt Nam”, “lợi thế của Việt Nam từ sự ổn định chính trị…”)

Trang 12

• Phân tích, đánh giá tác động của môi trường chính trị - pháp luật đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.

Sinh viên căn cứ vào các thông tin theo các tài liệu có được như gợi ý phía trên, sinh viên rút ra các nhận định chung về tình hình chính trị pháp luật ở Việt Nam và tình hình đó ảnh hưởng đến hoạt động của các doanh nghiệp như thế nào.

Trang 13

• Các thông tin cần thu thập về môi trường văn hoá – xã hội bao gồm: ▪ Yếu tố dân số, cơ cấu dân số

▪ Đặc điểm xu hướng tiêu dùng của Việt Nam • Nguồn thu thập thông tin:

▪ Truy cập link: https:// www.google.com/ và tìm theo cụm từ “Cơ cấu dân số Việt Nam”

▪ Truy cập vào link: https:// www.danso.org/ để tra cứu tìm kiếm thông tin về dân số, cơ cấu dân số của Việt Nam.

▪ Truy cập link: https:// www.google.com/ và tìm theo cụm từ “Xu hướng tiêu dùng của người Việt Nam”.

• Phân tích thông tin

Trang 14

a Yếu tố dân số, cơ cấu dân số

• Bước 1: Thiết lập bảng thống kê số liệu về quy mô và cơ cấu dân số Việt Nam trong 3 năm gần nhất theo mẫu bảng 3.6 và 3.7

Bảng 3.6 Tổng qui mô dân số của Việt Nam giai đoạn…

NămNăm N-3Năm N-2Năm N-1

Tổng dân số

(Nguồn )

Trang 15

• Bước 2: Vẽ biểu đồ thể hiện xu hướng biến động quy mô, cơ cấu dân số

• Bước 3: Nhận xét: quy mô dân số tăng hay giảm? Cao hay thấp? Đặc điểm nổi bật của cơ cấu dân số là gì? Tác động như thế nào tới thu hút nhân lực, phát triển tệp khách hàng?

Bảng 3.7 Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi của Việt Nam giai đoạn….

(Nguồn )

Trang 16

b Đặc điểm xu hướng tiêu dùng của Việt Nam

• Bước 1: Căn cứ vào những dữ liệu đã thu thập được về đặc điểm xu hướng tiêu dùng của Việt Nam, sinh viên mô tả lại những đặc điểm nổi bật trong xu hướng tiêu dùng của Việt Nam

• Bước 2: Phân tích những xu hướng tiêu dùng đó

• Bước 3: Đánh giá, nhận xét tác động của các xu hướng tiêu dùng tới hoạt động kinh doanh của công ty (xu hướng này tạo cơ hội hay đe doạ gì cho doanh nghiệp).

Trang 17

• Các thông tin cần thu thập về môi trường địa lý và điều kiện tự nhiên bao gồm: Đặc điểm địa lý, khí hậu, vùng miền

Đặc điểm phân bố tài nguyên thiên nhiên của Việt Nam • Nguồn thu thập thông tin:

Truy cập link: https:// www.google.com/ và tìm theo cụm từ “đặc điểm địa lý Việt Nam”, “đặc điểm khí hậu Việt Nam”,… để tra cứu thông tin về đặc điểm địa lý, khí hậu của Việt Nam

Truy cập vào link: https:// www.google.com và tìm từ khoá “tình hình phân bố tài nguyên thiên nhiên của Việt Nam” để tra cứu thông tin về đặc điểm phân bố tài nguyên thiên nhiên của Việt Nam.

• Phân tích thông tin

Trang 18

a Đặc điểm địa lý của Việt Nam

• Bước 1: Căn cứ vào những dữ liệu đã thu thập được về đặc điểm địa lý, khí hậu của Việt Nam, sinh viên mô tả lại những đặc điểm nổi bật về đặc điểm địa lý, khí hậu của Việt Nam.

• Bước 2: Phân tích những đặc điểm đã thu thập được

• Bước 3: Đánh giá, nhận xét sự tác động của đặc điểm địa lý tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, như: cơ hội tiếp cận thị trường, vận chuyển hàng hoá, phát triển công nghệ cải tiến sản phẩm, tạo ra thuận lợi/bất lợi trong việc sản xuất lưu thông hàng hoá của doanh nghiệp.

Trang 19

b Tình hình phân bố tài nguyên thiên nhiên của Việt Nam

• Bước 1: Thiết lập bảng thống kê số liệu về tình hình phân bố tài nguyên thiên nhiên của Việt Nam

• Bước 2: Đánh giá, nhận xét tác động của tình hình phân bố tài nguyên thiên nhiên của Việt nam tới cơ hội tiếp cận các yếu tố cung ứng đầu vào (sản lượng, giá cả, chất lượng, chi phí

Trang 20

• Các thông tin cần thu thập về môi trường công nghệ bao gồm:

Yếu tố công nghệ liên quan tới kỹ thuật sản xuất và kinh doanh sản phẩm doanh nghiệp đang sử dụng là công nghệ gì

Tình hình phát triển của công nghệ này trên thế giới và Việt Nam hiện như thế nào • Nguồn thu thập thông tin:

Truy cập link: https:// www.google.com/ và tìm theo cụm từ “Công nghệ sản xuất….”

Truy cập link: https:// www.google.com/ và tìm theo cụm từ “Xu hướng công nghệ hiện nay” “tình hình phát triển của công nghệ này trên thế giới và Việt Nam”,…

• Phân tích thông tin đã thu thập được về môi trường công nghệ, sau đó sinh viên đánh giá, nhận xét tác động của môi trường công nghệ đang ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động của doanh nghiệp?

Trang 21

Khi phân tích các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô, sinh viên cần lưu ý:

• Trong rất nhiều các nhân tố thuộc môi trường vĩ mô được trình bày ở trên, khi vận dụng phân tích vào một doanh nghiệp (doanh nghiệp sinh viên đã chọn) thuộc ngành nghề nào đó người phân tích cũng cần xác định đâu là những nhân tố tác động mạnh đến các hoạt động của doanh nghiệp để phân tích và có thể các nhân tố tác động yếu có thể bỏ qua không cần phân tích.

• Cùng với các nhận định sinh viên tự rút ra trong quá trình phân tích, sinh viên cũng có thể trình bày vào bài thực hành của mình những nhận định về xu hướng biến động của các yếu tố vĩ mô đến hoạt động của doanh nghiệp mà đã được các chuyên gia phân tích thông qua các nguồn tài liệu khác mà sinh viên tham khảo được.

Trang 22

Qua bài học này, người học được rèn luyện về các kỹ năng:

• Thu thập, khai thác thông tin về các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô (kinh tế, chính trị pháp luật, văn hoá -xã hội, công nghệ, tự nhiên)

• Phân tích các yếu tố của môi trường vĩ mô

• Đánh giá các yếu tố môi trường vĩ mô để nắm bắt được xu thế và dự báo chính xác sự biến động sẽ giúp doanh nghiệp có thể tận dụng các tình huống tích cực và giảm thiểu ảnh hưởng bất lợi do sự biến động của các yếu tố đó mang lại.

Ngày đăng: 30/03/2024, 17:25

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan