1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đối chiếu cụm danh từ tiếng Đức với tiếng Việt

297 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đối chiếu cụm danh từ tiếng Đức với tiếng Việt
Tác giả Nguyễn Thị Kim Liên
Người hướng dẫn PGS.TS. Nguyễn Hữu Hoành
Trường học Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, Học viện Khoa học Xã hội
Chuyên ngành Ngôn ngữ học
Thể loại Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 297
Dung lượng 2,92 MB

Nội dung

Đối chiếu cụm danh từ tiếng Đức với tiếng ViệtĐối chiếu cụm danh từ tiếng Đức với tiếng ViệtĐối chiếu cụm danh từ tiếng Đức với tiếng ViệtĐối chiếu cụm danh từ tiếng Đức với tiếng ViệtĐối chiếu cụm danh từ tiếng Đức với tiếng ViệtĐối chiếu cụm danh từ tiếng Đức với tiếng ViệtĐối chiếu cụm danh từ tiếng Đức với tiếng ViệtĐối chiếu cụm danh từ tiếng Đức với tiếng ViệtĐối chiếu cụm danh từ tiếng Đức với tiếng ViệtĐối chiếu cụm danh từ tiếng Đức với tiếng ViệtĐối chiếu cụm danh từ tiếng Đức với tiếng ViệtĐối chiếu cụm danh từ tiếng Đức với tiếng ViệtĐối chiếu cụm danh từ tiếng Đức với tiếng ViệtĐối chiếu cụm danh từ tiếng Đức với tiếng ViệtĐối chiếu cụm danh từ tiếng Đức với tiếng ViệtĐối chiếu cụm danh từ tiếng Đức với tiếng ViệtĐối chiếu cụm danh từ tiếng Đức với tiếng ViệtĐối chiếu cụm danh từ tiếng Đức với tiếng ViệtĐối chiếu cụm danh từ tiếng Đức với tiếng ViệtĐối chiếu cụm danh từ tiếng Đức với tiếng ViệtĐối chiếu cụm danh từ tiếng Đức với tiếng ViệtĐối chiếu cụm danh từ tiếng Đức với tiếng ViệtĐối chiếu cụm danh từ tiếng Đức với tiếng ViệtĐối chiếu cụm danh từ tiếng Đức với tiếng ViệtĐối chiếu cụm danh từ tiếng Đức với tiếng ViệtĐối chiếu cụm danh từ tiếng Đức với tiếng ViệtĐối chiếu cụm danh từ tiếng Đức với tiếng ViệtĐối chiếu cụm danh từ tiếng Đức với tiếng ViệtĐối chiếu cụm danh từ tiếng Đức với tiếng ViệtĐối chiếu cụm danh từ tiếng Đức với tiếng ViệtĐối chiếu cụm danh từ tiếng Đức với tiếng ViệtĐối chiếu cụm danh từ tiếng Đức với tiếng ViệtĐối chiếu cụm danh từ tiếng Đức với tiếng ViệtĐối chiếu cụm danh từ tiếng Đức với tiếng ViệtĐối chiếu cụm danh từ tiếng Đức với tiếng ViệtĐối chiếu cụm danh từ tiếng Đức với tiếng ViệtĐối chiếu cụm danh từ tiếng Đức với tiếng Việt

Trang 1

VIỆN HÀN LÂM

KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THỊ KIM LIÊN

ĐỐI CHIẾU CỤM DANH TỪTIẾNG ĐỨC VỚI TIẾNG VIỆT

Ngành: Ngôn ngữ học so sánh – đối chiếuMã số : 9.22.20.24

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN HỮU HOÀNH

HÀ NỘI - 2024

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác Nội dung luận án có tham khảo và sử dụng ngữ liệu được trích dẫn từ các tài liệu Việt Nam và Đức theo phụ lục luận án Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.

Tác giả luận án

Nguyễn Thị Kim Liên

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin gửi lời cảm ơn đến PGS TS Nguyễn Hữu Hoành - thầy đã hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong quá trình thực thiện và hoàn thành luận án này.

Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các thầy, cô giáo của Học viện Khoa học xã hội đã giảng dạy, truyền đạt kiến thức và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện luận án.

Tôi xin được gửi lời cảm ơn tới các đồng nghiệp, các anh chị em, bạn bè đã động viên, giúp đỡ và chia sẻ với tôi về mọi mặt trong quá trình tôi thực hiện luận án này.

Cuối cùng, tôi xin đặc biệt gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới bố mẹ, chồng và các con, cùng toàn thể đại gia đình - những người luôn thương yêu, chia sẻ, ủng hộ và sát cánh bên tôi trên từng bước đường nghiên cứu và phấn đấu.

Hà Nội, tháng 4 năm 2024

Tác giả luận án

Nguyễn Thị Kim Liên

Trang 4

MỤC LỤCMỞ

ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍTHUYẾT CỦA ĐỀ TÀI 1

1.1.Tổng quan về tình hình nghiên cứu 1

1.1.1.Tình hình nghiên cứu về cụm danh từ trên thế giới 1

1.1.2.Tình hình nghiên cứu đối chiếu cụm danh từ 13

1.2.Cơ sở lý thuyết liên quan đến đề tài 17

1.2.1.Lý thuyết về cụm từ trong ngôn ngữ học 18

1.2.2.Lý thuyết về cụm danh từ 21

1.2.3.Một số vấn đề về ngôn ngữ học đối chiếu 24

1.2.4.Một số vấn đề lý luận về dịch thuật 27

CHƯƠNG 2 ĐỐI CHIẾU CỤM DANH TỪ TRONG TIẾNG ĐỨC VỚITIẾNG VIỆT TRÊN BÌNH DIỆN CẤU TRÚC 34

2.1.Mô hình cấu trúc cụm danh từ tiếng Đức và tiếng Việt . 34

2.1.1.Mô hình cấu trúc khái quát cụm danh từ tiếng Đức 34

2.1.2.Mô hình cấu trúc khái quát cụm danh từ tiếng Việt 37

2.1.3.Những tương đồng và khác biệt về mô hình khái quát 40

2.2.Thành tố trung tâm của cụm danh từ tiếng Đức và tiếng Việt 41

2.2.1.Thành tố trung tâm của cụm danh từ tiếng Đức qua các công trình nghiên cứu

2.2.2.Kết quả khảo sát cụ thể thành tố trung tâm trong cụm danh từ tiếng Đức 43

2.2.3.Thành tố trung tâm trong cụm danh từ tiếng Việt 45

2.2.3 Những điểm tương đồng và khác biệt 51

2.3.Thành tố phụ của cụm danh từ tiếng Đức và tiếng Việt . 52

2.3.1.Thành tố phụ của cụm danh từ tiếng Đức 52

2.3.2.Thành tố phụ của cụm danh từ tiếng Việt 67

2.3.3.Những điểm tương đồng và khác biệt của các thành tố phụ trong CDT tiếngĐức và tiếng Việt 72

Trang 5

2.4.Đặc điểm hình thái của cụm danh từ tiếng Đức: . 75

CHƯƠNG 3 ĐỐI CHIẾU CỤM DANH TỪ TIẾNG ĐỨC VỚI TIẾNG VIỆTTRÊN BÌNH DIỆN CHỨC NĂNG NGỮ NGHĨA 80

3.1.Chức năng ngữ nghĩa của các thành tố phụ trong cụm danh từ tiếng Đức . 80

3.1.1.Đặc điểm ngữ nghĩa của cụm danh từ tiếng Đức 80

3.1.2.Thành tố phụ biểu thị ý nghĩa khu biệt tính xác định hoặc không xác định, chỉ định, chỉ thị: 82

3.1.3 Thành tố phụ biểu thị ý nghĩa số lượng xác định, số thứ tự, chỉ tổng lượng, hạn định và phủ định 84

3.1.4.Thành tố phụ biểu thị ý nghĩa chất lượng, đặc tính: 88

3.1.5.Thành tố phụ biểu thị ý nghĩa sở hữu, đối tượng thực hiện hành động: 91

3.1.6.Thành tố phụ biểu thị ý nghĩa giải thích khái niệm và nêu đồ vật chứa đựng: 92

3.1.7.Thành tố phụ biểu thị ý nghĩa địa điểm, thời gian: 92

3.1.8.Thành tố phụ biểu thị ý nghĩa hạn định và bổ sung thông tin 93

3.2.Chức năng ngữ nghĩa của các định ngữ trong cụm danh từ tiếng Việt . 96

3.2.2.Thành tố phụ biểu thị ý nghĩa nghĩa chỉ loại: 98

3.2.3.Thành tố phụ biểu thị ý nghĩa nghĩa đặc chỉ 98

3.2.4.Thành tố phụ biểu thị ý nghĩa nghĩa số lượng 98

3.2.5.Thành tố phụ biểu thị ý nghĩa nghĩa tổng lượng 101

3.2.6.Thành tố phụ biểu thị ý nghĩa nghĩa phân loại 101

3.2.7.Thành tố phụ biểu thị ý nghĩa nghĩa chỉ thị (hạn định) 102

3.2.8.Thành tố phụ biểu thị ý nghĩa nghĩa nghi vấn hay phiếm chỉ 105

3.3.Những điểm tương đồng và khác biệt của cụm danh từ tiếng Đức và tiếng Việt trên bình diện chức năng ngữ nghĩa 106

3.3.1.Những điểm tương đồng 109

3.3.2.Những điểm khác biệt 110

CHƯƠNG 4 CỤM DANH TỪ TIẾNG ĐỨC TRONG CÁC BẢN DỊCHTIẾNG VIỆT: KHẢO SÁT TRƯỜNG HỢP 114

4.1.Phương pháp tiến hành khảo sát: 115

Trang 6

4.2.Kết quả khảo sát 116

4.2.1.Kết quả khảo sát về mô hình CDT tiếng Đức 116 4.2.2 Kết quả đối chiếu việc chuyển dịch mô hình cụm danh từ tiếng Đức sang tiếngTÀI LIỆU THAM KHẢO 147 TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT 147

Trang 7

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

[số…] Nguồn tài liệu tham khảo: Số tài liệu trích dẫn Nội dung tham khảo được viết tóm lược lại dựa vào các nội dung của tài liệu.

PT: thành phần phụ phía trước thành tố trung tâmPS: thành phần phụ phía sau thành tố trung tâm

Trang 8

vii i

QUY ƯỚC VIẾT TẮT TRUYỆN, TÀI LIỆU ĐƯỢC SỬ DỤNG LÀM NGỮ LIỆU KHẢO

Trang 9

ix 13Loan Từ cuộc đời của

một con chim đại bàng Phạm Ngọc Mai

Nguyễn Thị Kim Nhung Lê Thị Hồng Phượng

AM1

Trang 10

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1: Sơ đồ cụm danh từ của Emeneau 7

Bảng 1.2: Mô hình cụm danh từ của Hồ Lê [43] 7

Bảng 1.3: Sơ đồ cụm danh từ của Nguyễn Tài Cẩn [7] 8

Bảng 1.4: Sơ đồ cụm danh từ của Nguyễn Tài Cẩn [7] 9

Bảng 1.5: Sơ đồ Cụm danh từ của Diệp Quang Ban [6] 10

Bảng 1.6: Sơ đồ Cụm danh từ của Đinh Văn Đức (2010) [19, tr 78] 11

Bảng 1.7: Mô hình danh ngữ của Hoàng Dũng - Nguyễn Thị Ly Kha (2004) 11

Bảng 2.1: Bảng cấu trúc cụm danh từ tiếng Đức 35

Bảng 2.2: Bảng khảo sát mô hình cụm danh từ tiếng Đức 36

Bảng 2.3: Lược đồ cấu trúc cụm danh từ tiếng Việt 38

Bảng 2.4: Bảng khảo sát mô hình cụm danh từ tiếng Việt 39

Bảng 2.5: Bảng đối chiếu cấu trúc khái quát của CDT trong tiếng Đức và tiếng Việt 40

Bảng 2.6: Thành tố trung tâm của cụm danh từ tiếng Đức 43

Bảng 2.7: Bảng danh mục tiểu loại danh từ của Diệp Quang Ban (2013) 47

Bảng 2.8: Bảng mô hình CDT của Diệp Quang Ban (2013) 48

Bảng 2.9: Cấu trúc cơ bản của cụm danh từ mở rộng 53

Bảng 2.10: Kết quả khảo sát số lượng các mạo từ trong nhóm mạo từ 59

Bảng 2.11: Số lượng định ngữ cách 2 và định ngữ tính từ ở phần phụ trước 60

Bảng 2.12: Số lượng định ngữ ở phần phụ sau 61

Bảng 2.13: Bảng biến đổi danh từ số nhiều ở tiếng Đức 66

Bảng 2.14: Bảng mô hình cụm danh từ của Cao Xuân Hạo 69

Bảng 2.15: Số lượng định ngữ trong CDT ngữ liệu tiếng Việt 70

Bảng 2.16: Bảng các thành tố phụ của CDT tiếng Việt theo Hoàng Dũng & Nguyễn

Trang 11

Bảng 2.20: Bảng liệt kê dấu hiệu hình thái của CDT tiếng Đức 74

Bảng 3.1: Bảng liệt kê các định ngữ của Duden 81

Bảng 3.2: Bảng mô tả chức năng ngữ nghĩa của các ĐN trong CDT tiếng Đức 96

Bảng 3.3: Bảng cấu trúc nghĩa chung của cụm danh từ tiếng Việt 97

Bảng 3.4: Bảng minh hoạ phạm trù xác định/phiếm định và phạm trù số của các danh từ tiếng Việt [6, tr 428] 98

Bảng 3.5: Bảng đối chiếu chức năng ngữ nghĩa của các ĐN trong CDT tiếng Đức và tiếng Việt 106

Bảng 4.1: Bảng phân loại biến đổi cấp độ theo Catford (2000) [104, 141-143] 114

Bảng 4.2: Bảng phân loại biến đổi phạm trù theo Catford (2000) [104, 141-143] 115 Bảng 4.3: Danh sách các tài liệu là sách song ngữ Đức-Việt hoặc sách Tiếng Đức có bản dịch đã xuất bản 116

Bảng 4.4: Bảng liệt kê mô hình CDT tiếng Đức 117

Bảng 4.5: Bảng mô hình chuyển dịch cụm danh từ tiếng Đức sang tiếng Việt 137

Trang 12

MỞ ĐẦU1 Lý do chọn đề tài

Cụm danh từ (còn gọi là danh ngữ), một trong hai loại cụm từ phổ biến nhất trong các ngôn ngữ, là đối tượng nghiên cứu của nhiều lý thuyết ngữ pháp khác nhau (như ngữ pháp Truyền thống, ngữ pháp Cấu trúc, ngữ pháp Tạo sinh

- Cải biến, ngữ pháp Chức năng ) trên cả hai hướng nội ngôn và liên ngôn, trong đó hướng liên ngôn được tiếp cận trên cả hướng so sánh loại hình và so sánh đối chiếu Cụm danh từ hoạt động như một đơn vị trong câu, có thể đảm nhận chức năng chủ ngữ, vị ngữ, bổ ngữ trong câu Cụm danh từ giúp các ngôn ngữ diễn đạt phong phú và chính xác hơn các ý nghĩa biểu đạt trong câu Vì vậy, việc nghiên cứu cụm danh từ trên bình diện cấu trúc, ngữ nghĩa sẽ giúp làm sáng tỏ các đặc điểm hình thái của một ngôn ngữ Tuy nhiên, nhiều đặc điểm của loại cụm từ này, đặc biệt là những tương đồng và khác biệt về cấu trúc và ngữ nghĩa của chúng giữa các ngôn ngữ cụ thể, trong đó có tiếng Đức và tiếng Việt vẫn chưa được giới nghiên cứu quan tâm.

Trong Tiếng Đức, cụm danh từ được sử dụng với mật độ lớn so với cáccụm từ khác Chúng có cấu trúc phức tạp, mối quan hệ ngữ nghĩa giữa cácthành tố đa dạng và phong phú Vì vậy, đối với người nước ngoài, việc sửdụng cụm danh từ gặp không ít khó khăn Nhìn thấy rào cản này, cụm danh từtrong tiếng Đức đã trở thành đối tượng dành được nhiều sự quan tâm nghiêncứu của các nhà ngôn ngữ học Đức cũng như giới ngôn ngữ học trên thế giới.Đã có nhiều công trình nghiên cứu về hiện tượng ngôn ngữ này, trong đó cónhững công trình tập trung vào đối chiếu cụm danh từ tiếng Đức với cụmdanh từ của các tiếng khác như tiếng Anh, tiếng Nhật, tiếng Trung Quốc…Tuy nhiên, các công trình này thường chỉ tập trung giới hạn ở một vài tiêu chícụ thể Các công trình nghiên cứu thực hiện so sánh, đối chiếu cụm danh từtiếng Đức với cụm danh

Trang 13

từ của một ngôn ngữ khác (trong đó có tiếng Việt) trên đầy đủ các mặt thành tố, cấu trúc, ngữ nghĩa thì vẫn còn khiêm tốn.

Ở Việt Nam, thực tiễn giảng dạy ngoại ngữ ở các trường có đào tạo hệ cử nhân ngoại ngữ cũng đặt ra nhu cầu nghiên cứu, đối chiếu các ngôn ngữ được đưa vào giảng dạy với bản ngữ để không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo ngoại ngữ cho sinh viên Việc giảng dạy tiếng Đức cũng nằm trong xu thế đó Tiếng Đức và tiếng Việt thuộc hai loại hình ngôn ngữ khác nhau, vì vậy giữa chúng có rất nhiều điểm khác biệt Trong quá trình học tiếng Đức, sinh viên Việt Nam thường gặp không ít khó khăn với các cấu trúc ngữ pháp, đặc biệt là trong việc phân tích câu và các thành phần câu như các cụm từ, các cụm danh từ Điều này đặc biệt quan trọng khi các sinh viên học chuyên ngành Biên- Phiên Dịch phải phân tích văn bản gốc để có thể đảm bảo được nội dung và chất lượng của bản dịch Thực tế giảng dạy tiếng Đức cũng như vấn đề cải tiến chất lượng giảng dạy của giảng viên và học tập của sinh viên đã cho thấy tầm quan trọng và tính cấp thiết của các nghiên cứu liên quan đến vấn đề này.

Từ những lý do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài “Đối chiếu cụm danh từtiếng Đức với tiếng Việt” làm đối tượng nghiên cứu của luận án.

2 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu2.1.Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở bức tranh tổng thể về cụm danh từ Tiếng Đức và tiếng Việt, luận án cố gắng chỉ ra những điểm tương đồng và khác biệt trên các bình diện cấu trúc, ngữ nghĩa của cụm danh từ trong hai ngôn ngữ; đối chiếu việc chuyển dịch mô hình cụm danh từ tiếng Đức sang tiếng Việt, đóng góp thêm vào cơ sở lí luận, góp phần vào việc cải tiến chất lượng giảng dạy và học tập tiếng Đức, tiếng Việt cũng như công tác dịch thuật và nghiên cứu ngôn ngữ Đức tại Việt Nam.

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Trang 14

3 ra là:

Để đạt được mục đích nêu trên, nhiệm vụ nghiên cứu được chúng tôi đặt - Tổng quan tình hình nghiên cứu về cụm danh từ trong tiếng Đức và tiếng Việt.

- Xác lập cơ sở lý thuyết về cụm từ, cụm danh từ làm cơ sở cho việc đối chiếu cụm danh từ tiếng Đức với tiếng Việt.

- Miêu tả và đối chiếu cụm danh từ tiếng Đức với tiếng Việt trên các bình diện cấu trúc, ngữ nghĩa.

- Khảo sát và đối chiếu việc chuyển dịch mô hình cụm danh từ tiếng Đức sang tiếng Việt thông qua ngữ liệu song ngữ.

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và ngữ liệu khảo sát3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là cụm danh từ trong tiếng Đức và tiếng Việt Trong đó tiếng Đức là ngôn ngữ cơ sở (ngôn ngữ nguồn), tiếng Việt là ngôn ngữ đối chiếu (ngôn ngữ đích).

Việc nghiên cứu đối chiếu cụm danh từ tiếng Đức với cụm danh từ tiếng Việt được thực hiện trên cơ sở đồng đại Các phương diện được thực hiện đối chiếu là cấu trúc và ngữ nghĩa.

3.2 Ngữ liệu khảo sát

Chúng tôi đã thu thập được hai nhóm ngữ liệu:

Nhóm 1: 450 CDT tiếng Đức thu thập từ 09 tờ báo tiếng Đức Tagesspiegel và 350 CDT tiếng Việt từ nguồn báo Vietnamnet online được lựa chọn ngẫu nhiên trong nhiều mục chủ đề (kinh tế, văn hoá, thể thao, y tế, chính trị… ) của các số báo trong khoảng thời gian từ năm 2022 đến năm 2023;

Ngữ liệu nhóm 1 được chúng tôi sử dụng làm cơ sở phân tích và đốichiếu ở chương 2 và chương 3 của luận án Ngoài ra, luận án sẽ kế thừanhững kết quả nghiên cứu của các nhà Việt ngữ học; sử dụng một số ngữ liệutừ các

Trang 15

nguồn tài liệu tiếng Việt là sách ngữ pháp, chuyên khảo khi đối chiếu CDT tiếng Đức với tiếng Việt.

Nhóm 2: 600 CDT từ 06 tài liệu tiếng Đức và 600 bản dịch tương đương của từ các tài liệu đã được xuất bản bởi các tổ chức và các nhà xuất bản uy tín như Bộ ngoại giao CHLB Đức, Cơ quan trao đổi hàn lâm Đức DAAD, Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, Quốc hội bang Hessen CHLB Đức, Uỷ ban Pháp luật Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, Bộ tư pháp, Hội nhập và Châu Âu bang Hessen, CHLB Đức, nhà xuất bản Hồng Đức, nhà xuất bản Hà Nội, nhà xuất bản Cocietätssverlag và nhà xuất bản Trẻ Các văn bản bản này ở các thể loại và lĩnh vực khác nhau: tiểu thuyết, văn bản luật, chuyên san, tài liệu giới thiệu kiến thức… và do những dịch giả giàu kinh nghiệm biên dịch Vì vậy, có thể nói đây là nguồn ngữ liệu đáng tin cậy để chúng tôi thu thập và căn cứ vào đó phân tích vấn đề nghiên cứu trong chương bốn của luận án là khảo sát việc chuyển dịch mô hình cụm danh từ từ tiếng Đức sang tiếng Việt.

4 Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình thực hiện luận án, chúng tôi sử dụng các phương pháp, thủ pháp nghiên cứu sau:

4.1 Phương pháp miêu tả

Một trong các phương pháp nghiên cứu chủ đạo, xuyên suốt luận án là phương pháp miêu tả Phương pháp này được áp dụng nhằm mô tả đặc điểm về thành tố, cấu trúc, ngữ nghĩa và chức năng của cụm danh từ trong tiếng Đức và tiếng Việt.

4.2 Phương pháp phân tích đối chiếu

Phương pháp đối chiếu là một phương pháp nghiên cứu quan trọngtrong lĩnh vực ngôn ngữ học Phương pháp đối chiếu là sự so sánh hai haynhiều hơn hai ngôn ngữ bất kỳ để xác định những điểm giống nhau và khácnhau giữa các ngôn ngữ đó Việc phân tích đối chiếu cụm danh từ tiếng Đứcvà tiếng Việt sẽ

Trang 16

giúp tìm ra những tương đồng và khác biệt về cấu trúc, ngữ nghĩa Cụ thể, trong chương 2 và chương 3, luận án sử dụng phương thức đối chiếu một chiều nhằm mục đích so sánh những điểm tương đồng và khác biệt trong cấu trúc và chức năng ngữ nghĩa của cụm danh từ tiếng Đức và tiếng Việt Với phương pháp này, sự tương đồng hay khác biệt của các cụm danh từ tiếng Đức và tiếng Việt được bộc lộ rõ nét.

4.3 Thủ pháp phân tích thành tố

Thủ pháp phân tích thành tố được sử dụng nhằm phân tích cấu trúc của cụm danh từ tiếng Đức và tiếng Việt.

4.4 Thủ pháp mô hình hoá

Thủ pháp này được áp dụng khi thực hiện thao tác xây dựng mô hình cấu trúc cụm danh từ tiếng Đức và tiếng Việt.

4.5 Thủ pháp thống kê, phân loại

Thủ pháp này được sử dụng để phân loại, thống kê nguồn ngữ liệu thu thập được trong quá trình khảo sát.

5 Đóng góp mới của luận án

Luận án đã nghiên cứu, đối chiếu một cách có hệ thống đặc điểm cấu trúc, ngữ nghĩa cụm danh từ trong tiếng Đức với tiếng Việt Những đóng góp mới của luận án được thể hiện trên các mặt cụ thể dưới đây:

Miêu tả, đối chiếu và chỉ ra những điểm tương đồng và khác biệt từ các phương diện cấu trúc, ngữ nghĩa giữa cụm danh từ tiếng Đức với tiếng Việt.

Thông qua các biểu hiện cụ thể của cụm danh từ tiếng Đức và tiếng Việt, luận án góp phần làm sáng tỏ hơn đặc trưng loại hình của tiếng Đức và tiếng Việt.

Trên cơ sở thực tế đối chiếu chuyển dịch cụm danh từ tiếng Đức sangtiếng Việt, luận án bước đầu đưa ra được mô hình chuyển dịch cấu trúc CDTtừ tiếng Đức sang tiếng Việt phục vụ việc giảng dạy, học tập định hướngBiên- Phiên dịch và phục vụ mục đích nghiên cứu, biên dịch Đức-Việt.

Trang 17

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án

Về mặt lý luận: Luận án là nguồn ngữ liệu quý góp phần vào việc

nghiên cứu đặc trưng loại hình của tiếng Đức và tiếng Việt thông qua những biểu hiện cụ thể của cụm danh từ Kết quả của luận án cũng góp phần làm sáng tỏ các vấn đề lý thuyết liên quan đến cụm từ nói chung, cụm danh từ và cấu trúc cú pháp trong tiếng Đức và tiếng Việt nói riêng.

Về mặt thực tiễn, luận án có thể trở thành nguồn tài liệu tham khảo hữu

ích trong công tác giảng dạy tiếng Đức cho người Việt và tiếng Việt cho người Đức như một ngoại ngữ; đóng góp vào việc nghiên cứu và biên soạn giáo trình giảng dạy tiếng Đức; ứng dụng trong hoạt động biên – phiên dịch Đức - Việt.

7 Cấu trúc luận án

Ngoài phần Mở đầu và phần Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, luận án được kết cấu thành 4 chương với các nội dung chính như sau:

Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý thuyết

Ở chương này, ngoài phần tổng quan tình hình nghiên cứu ngoài nước và trong nước liên quan đến đề tài, luận án tập trung trình bày và thảo luận một số vấn đề có liên quan trực tiếp đến đề tài nghiên cứu, làm rõ các khái niệm then chốt, đồng thời đưa ra quan điểm lựa chọn làm cơ sở cho luận án.

Chương 2: Đối chiếu cụm danh từ tiếng Đức với tiếng Việt trên bìnhdiện cấu trúc

Trong chương 2, luận án trình bày về kết quả khảo sát cấu trúc của cụm danh từ tiếng Đức và tiếng Việt và kết quả đối chiếu cấu trúc cụm danh từ tiếng Đức và tiếng Việt.

Chương 3: Đối chiếu cụm danh từ tiếng Đức với tiếng Việt trên bìnhdiện chức năng ngữ nghĩa

Chương ba đề cập cụ thể những điểm tương đồng và khác biệt của cụm danh từ tiếng Đức và tiếng Việt xét theo phương diện ngữ nghĩa

Chương 4: Cụm danh từ tiếng Đức trong các bản dịch tiếng Việt: khảosát trường hợp

Trang 18

Chương 4 được triển khai theo cách thức khảo sát việc chuyển dịch mô hình các cụm danh từ trong ngữ liệu của luận án Từ các kết quả khảo sát, luận án có thể kiểm chứng lại những kết quả nghiên cứu đã thu được ở chương 2 và chương 3, đưa ra mô hình và thảo luận về các vấn đề khi chuyển dịch CDT tiếng Đức sang tiếng Việt.

Ngoài ra, luận án còn có phần Phụ lục là danh mục các tài liệu nguồncủa các cụm danh từ được sử dụng làm ngữ liệu khảo sát và được sử dụng đểphân tích trong luận án.

Trang 19

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀCƠ SỞ LÍ THUYẾT CỦA ĐỀ TÀI

1.1 Tổng quan về tình hình nghiên cứu

1.1.1 Tình hình nghiên cứu về cụm danh từ trên thế giới

Nghiên cứu cụm danh từ và so sánh đối chiếu cụm danh từ ở các cặp ngôn ngữ hay trong nhiều ngôn ngữ đã trở thành đối tượng của nhiều nghiên cứu ngôn ngữ học Đã có nhiều công trình nghiên cứu đề cập đến cụm từ nói chung và cụm danh từ nói riêng Trong những năm đầu phát triển của ngành ngôn ngữ học, những nghiên cứu về cụm danh từ tập trung chủ yếu về nghiên cứu cụm danh từ trong tiếng Anh Các nghiên cứu chia làm hai khuynh hướng: các nghiên cứu theo đường hướng lý thuyết và các nghiên cứu theo hướng ứng dụng Từ góc độ ngữ pháp truyền thống, vào cuối thế kỷ 19, Nesfield (1898)

[119] đã đề cập đến cấu trúc và chức năng cú pháp của cụm danh từ trong tác

phẩm “A manual of English Grammar and Composition” (Sổ tay ngữ pháp và

đặt câu tiếng Anh) Khác với các nhà nghiên cứu ngôn ngữ đương thời, khái niệm “Noun group” được Kruisinga (1932) [115] sử dụng năm 1932 để chỉ cụm danh từ (Noun phrase) Kruisinga (1932) [115] cho rằng: Noun group là nhóm danh từ bao gồm một danh từ chính đi kèm với những thành phần sau đây: danh từ sở hữu, tính từ, đại từ, số từ, phó từ, giới từ và động từ có dạng đuôi -ing.

Dưới quan điểm ngữ pháp truyền thống cải biên, Quirk, R S (1985)[120] đã phân chia cấu trúc của cụm danh từ tiếng Anh thành ba phần baogồm danh từ chính (head), bổ ngữ trước (Premodifier) và bổ ngữ sau(Postmodifier) Theo Quirk (1985) [120], cụm danh từ có thể đảm nhận cácchức năng cú pháp là chủ ngữ, tân ngữ trực tiếp, tân ngữ gián tiếp, bổ ngữ củachủ ngữ, bổ ngữ của tân ngữ, bổ ngữ của giới từ, bổ ngữ của tính từ, đồng vị

Trang 20

2ngữ và trạng ngữ.

Trang 21

Xét theo khía cạnh ngữ pháp Tạo sinh-Cải biến và Ngữ pháp chức năng hệ thống, cụm danh từ cũng được phân tích ở nhiều góc độ khác nhau Trong đó phải kể đến nghiên cứu “Syntactic Structures” và “Aspects of the Theory of Syntax” của Chomsky (1957) [107] miêu tả cấu trúc của cụm danh từ một cách đơn giản:

Cụm danh từ {từ hạn định + tính từ + danh từ} Hay Cụm danh từ {từ hạn định + danh từ} Cụm danh từ {tính từ + danh từ}

(dẫn theo Trần Hữu Mạnh (2006) [45, tr 23])

Từ góc độ của Ngôn ngữ học chức năng hệ thống, Halliday (2006) [111] xem xét cụm danh từ trong mối quan hệ tổng thể về ngữ nghĩa (chức năng) và cấu trúc.

Trong suốt thời gian dài vừa qua, đã có nhiều công trình nghiên cứu cũng như các cuốn sách chuyên ngành ngôn ngữ học Tiếng Đức viết về cụm danh từ trong tiếng Đức như Bußman (1990) [63], Duden (2006) [64], Eisenberg (1999)

[66], v.v…

Khi phân loại cụm danh từ, các nhà nghiên cứu có nhiều quan điểm khác nhau về cách phân loại Delahunty và Garvey (1994) [108] đã phân chia cụm danh từ thành hai loại là cụm danh từ đơn (simple noun phrase) và cụm danh từ phức (complex noun phrase) Jacobs (1995) [112] đã chia cụm danh từ thành 4 loại:

- Cụm danh từ đầy đủ là loại có chính tố là danh từ chung hoặc danh từ - Cụm danh từ bao gồm đại-danh từ (she, her, their);

- Cụm danh từ gồm đại-danh từ là chính tố nhưng có những điều kiện khác nhau để xác định tiền ngữ.

- Cụm danh từ không hiển hiện, nằm ở vị trí rỗng trong câu (dẫn theo Đặng Ngọc Hướng (2009) [36, tr 56]).

Trang 22

Cùng với sự phát triển của ngành ngôn ngữ học, việc nghiên cứu cụm danh từ ngày càng được quan tâm dựa và được tiếp cận dựa trên nhiều phân ngành ngôn ngữ học khác nhau.

1.1.1.1 Tình hình nghiên cứu cụm danh từ trong tiếng Đức

Trong tiếng Đức, cụm danh từ được quan tâm nghiên cứu theo hướng lý thuyết và hướng ứng dụng Cụm danh từ được đề cập rất nhiều trong các cuốn sách ngữ pháp Admoni (1973) [60], Teubert (1979) [94], Weber (1971) [99]

…) Nhiều nhà ngôn ngữ học Đức như Engel (1994) [67, tr 116], Heringer (2001) [75, tr 92], Weber (1992) [100, tr 32]… nghiên cứu cụm danh từ theo lý thuyết phụ thuộc dựa trên trường phi lý thuyết của Tesniere (1959) [51] Quan điểm thống nhất của các tác giả này là danh từ hoặc đại từ là trung tâm của cụm danh từ Theo Tesniere (1959) [51], người khởi xướng lý thuyết kết trị, quan hệ cú pháp xác lập giữa các mối quan hệ phụ thuộc Mỗi quan hệ thống nhất với một vài yếu tố đứng trên (yếu tố chi phối) với yếu tố đứng dưới (yếu tố phụ thuộc).

(1) Alfred parle (Alfred nói), parle (nói) là yếu tố chính, còn Alfred là yếu tố

phụ thuộc Trong câu, một từ có thể đồng thời vừa là yếu tố chi phối (yếu tố chính) vừa là yếu tố phụ thuộc.

(2) Mon ami parle (Bạn tôi nói), từ ami vừa phụ thuộc vào từ parle (nói) vừachi phối từ mon (tôi) Cứ như vậy, các từ đi vào thành phần câu lập thành

tôn ti (thứ bậc) của mối quan hệ cú pháp Về nguyên tắc, không một yếu tố phụ thuộc nào có thể phụ thuộc vào hơn một yếu tố chính Ngược lại, theo Götze (1989) [70, tr 25] yếu tố chính có thể chi phối một vài yếu tố phụ thuộc Theo quan niệm của Tesniere (1959) [51], mỗi yếu tố chính mà

ở nó có một hay một vài yếu tố phụ lập thành cái ông gọi là nút (tiếngPháp noeut) Nút được Tesniere (1959) [51] xác định là “tập hợp bao gồm

từ chính và tất cả các từ trực tiếp hay gián tiếp phụ thuộc vào nó [51, tr.25] Nút được tạo thành bởi từ thu hút vào mình, trực tiếp hay gián tiếp,

Trang 23

tất cả

Trang 24

các từ của câu gọi là nút trung tâm Nút này đảm bảo sự thống nhất cấu trúc của câu bởi nó gắn tất cả các yếu tố của câu thành chuỗi thống nhất Trong ý nghĩa nhất định, nó đồng nhất với cả câu [51, tr 26] Nút trung tâm thường được cấu tạo bởi động từ nhưng cũng có thể là danh từ, tính từ, trạng từ Về nguyên tắc, chỉ các thực từ mới có khả năng tạo nút Phù hợp với các loại thực từ, Tesniere (1959) [51] phân biệt bốn kiểu nút: nút động từ, nút danh từ, nút tính từ và nút trạng từ.

Nút động từ là nút mà trung tâm của nó là động từ: (3) Alfred frappe Bernard (Anphret đánh Becna).

Nút danh từ là nút mà trung tâm của nó là danh từ, ví dụ: six forts chevaux (sáu con ngựa khỏe) Nút tính từ là nút có tính từ làm trung tâm, ví dụ: extremement jeune (cực kì trẻ trung) Nút trạng từ là nút có trạng từ làm trung tâm, ví dụ: relativement vite (tương đối nhanh).

Lý thuyết kết trị của Tesniere (1959) [51] đề xuất đã nhanh chóng được phổ biến và được rất nhiều nhà ngôn ngữ học trong đó có các nhà ngôn ngữ học Đức áp dụng vào việc phân tích ngữ pháp như Engel (1994) [67], Helbig (1999) [73], Heringer (2001) [75], Eroms (2000) [68], Trawinski (2000) [95] …

Các tài liệu nghiên cứu về cụm danh từ phần lớn xuất hiện trong mộtchương lớn hoặc là một mục trong một chương của cuốn sách, trong đó, cụmdanh từ được đề cập dưới hình thức mô tả cấu trúc, giới hạn cụm từ trong câu,hay liệt kê các định ngữ thuộc cấu trúc cụm danh từ Bên cạnh vấn đề sử dụngđịnh ngữ, nhiều tác giả cũng đã đề cập đến chức năng cú pháp của cụm danhtừ như là một thành phần câu (chủ ngữ, tân ngữ cách bốn…) và ở vấn đề này,các tác giả cho thấy sự thống nhất Tuy nhiên, có nhiều tác giả đã đi sâunghiên cứu các khía cạnh nhất định của cụm danh từ Weber (1992) [100]cũng phân tích định ngữ tính từ và định ngữ động từ mở rộng theo hướngngôn ngữ học lịch đại (diachron) để tìm ra các nguyên nhân mang tính nội tạingôn ngữ tạo ra sự xuất hiện của các định ngữ này.

Trang 25

Admoni (1982) [61] đã đề cập đến phân tích cấu trúc của cụm danh từ theo phương diện phân tích các loại định ngữ khác nhau, các định ngữ được cấu tạo từ động từ và các định ngữ tính từ gắn liền với vị trí của chúng trong cụm danh từ Admoni (1982) [61] nhấn mạnh rằng các cụm danh từ mở rộng thường được dùng thường xuyên hơn và thường có chức năng của chủ ngữ và tân ngữ.

Từ hướng nghiên cứu lý thuyết phụ thuộc (dependenzieller Ansatz), Teubert (1979) [94] đã đưa ra được mô hình miêu tả cụm danh từ và có thể phân biệt được các định ngữ phụ thuộc vào ngữ trị hoặc không phụ thuộc vào ngữ trị Teubert (1979) [94] đã phân tích cấu trúc của 17 nhóm định ngữ phụ thuộc vào ngữ trị và 9 nhóm không phụ thuộc vào ngữ trị, một vài nhóm còn được phân tích thành nhiều nhóm nhỏ Đặc biệt là, trong mô hình phân tích của mình, Teubert (1979) [94] đã cho thấy ngữ trị liên quan đến danh từ được coi như một vấn đề của chính bản thân nó (sui genesis) Cũng chính điểm này đã tạo sự khác biệt giữa nghiên cứu của Teubert (1979) [94] và các hướng nghiên cứu khác (ví dụ như nghiên cứu của Sommerfeldt (1977) [92] và Helbig (2001)

[74] đã cho thấy sự phụ thuộc của ngữ trị danh từ vào ngữ trị của động từ) Trong thời gian sau này, đã có nhiều công trình nghiên cứu cũng như các cuốn sách chuyên ngành ngôn ngữ học viết về cụm danh từ trong tiếng Đức như Duden (2006) [64], Eisenberg (1999) [66], Vuillaume (1993) [98], …

Ngoài ra, tác giả Eisenberg (1999) [66] đã tập trung phân tích rất kỹ các định tố trong cụm danh từ (định tố là tính từ, định tố sở hữu Genitiv, đồng vị ngữ (Apposition), đại từ quan hệ và câu là định ngữ.

Cuốn Duden-Grammatik (2006) [64] cũng đã đưa ra một bảng liệt kêcác định tố của cụm danh từ Ngoài ra, phần mở rộng của cụm danh từ trongtiếng Đức còn có thể là các câu quan hệ.

Trang 26

Boettcher (2014) [62] đã miêu tả cấu trúc của cụm danh từ theo tầng bậc phụ thuộc của các định ngữ và được miêu tả theo các bậc từ thấp đến cao (kiểu sơ đồ hình cây) và được cụ thể hoá bằng các con số.

Đi theo hướng lý thuyết tạo sinh, đặc biệt là theo quan điểm lý thuyết Lí thuyết Chi phối và Ràng buộc (Government and Binding Theory), Olsen (1991) [86], Vater (1998) [97] coi quán từ là thành tố mang tính quyết định đối với cụm danh từ (funktionaler Kopf) Theo hướng nghiên cứu này, sẽ rất khó khăn khi trên thực tế có nhiều câu không có quán từ.

Cũng giống như ở các ngôn ngữ khác, cụm danh từ tiếng Đức còn là đối tượng nghiên cứu trong khá nhiều công trình khoa học của các nhà nghiên cứu nước ngoài Trong đó phải kể đến các nghiên cứu mang tính ứng dụng với ví dụ là nghiên cứu của Applegate (1960) [103].

Trong lĩnh vực dịch thuật, Joseph R Applegate [103] nghiên cứu cụmdanh từ liên quan đến các bản dịch bằng máy tính Nghiên cứu tập trung vàocác cụm danh từ ở Cách 1 (Nominativ) trong khi đó còn các trường hợp cụmdanh từ ở cách 2, cách 3 và cách 4 không được đề cập đến và cũng khôngphân tích, đề cập đến cụm danh từ đứng sau giới từ Theo định nghĩa của tácgiả, cụm danh từ là thành tố cùng với cụm động từ cấu tạo nên câu Mô hìnhđược chọn cho mô tả là mô hình do Chomsky (1957) [107] phác thảo trongCấu trúc cú pháp Các câu của một ngôn ngữ có thể được mô tả dưới dạng cácbộ quy tắc và nhờ đó có thể mô tả chi tiết các câu của một ngôn ngữ theo cácthuật ngữ khá chính xác Mô hình ngữ pháp thuộc loại này đặc biệt hữu íchcho việc dịch thuật cơ học, vì nó cung cấp cơ sở không chỉ để chuẩn bị mộtquy trình xây dựng các câu trong ngôn ngữ đích mà còn để chuẩn bị quy trìnhnhận dạng câu trong ngôn ngữ nguồn.

Trang 27

1.1.1.2 Tình hình nghiên cứu cụm danh từ trong tiếng Việt

Cụm danh từ đã được giới Việt ngữ học quan tâm nghiên cứu từ rất sớm, cả trên bình diện cấu tạo cú pháp lẫn chức năng ngữ nghĩa của các yếu tố nội tại của cụm.

Theo phân tích của M.B, Emeneau (1951) [110], sơ đồ cụm danh từ tiếng Việt bao gồm:

Bảng 1.1: Sơ đồ cụm danh từ của Emeneau

(danh từ không phân biệt loại)

Emeneau (1951) [110] đã đưa loại từ đứng ở vị trí trước danh từ biệt loại Sau này, Hồ Lê (1983) [43] đã nêu quan điểm về mô hình này và cho rằng “loại từ trong mô hình của Emeneau còn rất mơ hồ Sự mơ hồ không phải ở chỗ không thể tìm ra hết được loại từ mà là ở chỗ sau khi tìm ra những loại từ thì có thể nhận thấy: 1) có những từ không đồng nhất về ngữ pháp và về chức năng ngữ nghĩa; 2) có không ít từ trong đó có thể đứng giữa số từ và danh từ không biệt loại Chỉ riêng điểm này đã có thể phá vỡ mô hình của Emeneau (1951) [110, tr 36]” Hồ Lê (1983) đã đưa ra mô hình mang tính toàn vẹn của cụm danh từ tiếng Việt [43, tr 45]:

Bảng 1.2: Mô hình cụm danh từ của Hồ Lê [43]

Số từ Vị trí tùy ý “cái”

Danh từ không biệt loại Thuộc ngữ Từ chỉ định Danh từ cá thể hoặc danh

từ phi cá thể (vị trí bắt Danh từ phi cá thể (vị trí

tùy ý) Danh từ phi cá thể hoá

Cuốn Ngữ pháp Tiếng Việt của Trung tâm khoa học xã hội (2002) [56]

và nhân văn quốc gia đã dành chương III miêu tả Cấu tạo ngữ, danh ngữ với

phần khái quát về cấu tạo của ngữ và xác định danh ngữ (cụm danh từ) là một

Trang 28

ngữ mà danh từ làm chính tố có phần phụ trước và phần phụ sau bao gồm các phụ tố.

Nguyễn Tài Cẩn (1975) [7] đã phân tích và đưa ra 02 sơ đồ cụm danh từ với vị trí trung tâm như sau:

Sơ đồ có một trung tâm:

Bảng 1.3: Sơ đồ cụm danh từ của Nguyễn Tài Cẩn [7]

Ở sơ đồ này, Nguyễn Tài Cẩn (1975) [7] đã coi trung tâm của cụm danh từ là từ “mèo” Tuy nhiên, sau đó ông đã khẳng định lại: “chính loại từ mới là trung tâm của cụm danh từ” trong phụ lục 2 của cuốn sách trên Đây là một lập luận “khá xa lạ với ngữ pháp truyền thống” và mang tính đột phá trong giới ngôn ngữ học lúc bấy giờ Sau này, Nguyễn Tài Cẩn (1975) [7] đã đưa ra cách giải quyết mang tính trung hoà hơn, ông cho rằng trung tâm của cụm danh từ là một bộ phận được ghép từ hai trung tâm T1 và T2. Bộ phận ghép này có thể xuất hiện dưới 3 dạng như sau [10]:

- Dạng đầy đủ T1 T2 ví dụ: con chim (này) - Dạng thiếu T1: T2 ví dụ: chim (này) - Dạng thiếu T2: T1 ví dụ: con (này)

Mô hình cụm danh từ theo quan điểm mới của Nguyễn Tài Cẩn (1975)[7] có thể được trình bày như sau:

Trang 29

Bảng 1.4: Sơ đồ cụm danh từ của Nguyễn Tài Cẩn [7]

Mô hình cấu trúc đoản ngữ danh từ trong tiếng Việt của Nguyễn Tài Cẩn (1975) [7] được xây dựng trên cơ sở từ chủ nghĩa cấu trúc (chủ nghĩa hình thức Nga) Nhận định của Nguyễn Tài Cẩn (1975) [7] hoàn toàn mới đối với giới Việt ngữ học lúc bấy giờ và là một cái nhìn mới về cụm danh từ trong tiếng Việt Mặc dù có nhiều ý kiến trái chiều nhưng không thể phủ nhận được những đóng góp rất lớn của Nguyễn Tài Cẩn (1975) [7] trong nghiên cứu cụm danh từ của tiếng Việt.

Trong cuốn “Tiếng Việt - Mấy vấn đề ngữ âm, ngữ pháp, ngữ nghĩa”, Cao Xuân Hạo (2017) [29] đã bàn về cấu trúc của danh ngữ trong tiếng Việt và vấn đề xác định trung tâm của danh ngữ là danh từ, danh từ có thể tự mình thay thế cho cả danh ngữ và do đó cũng là từ duy nhất không thể lược bỏ được Tác giả Cao Xuân Hạo (2017) [29] có quan điểm đồng thuận với tác giả Nguyễn Tài Cẩn (1975) [8] khi công nhận loại từ là trung tâm của cụm danh từ Ông có cách lý giải khác với tác giả Nguyễn Tài Cẩn (1975) [7] khi đặt nghi ngờ về độ tin cậy của tiêu chuẩn phân bố, một tiêu chuẩn mà các nhà nghiên cứu Việt ngữ vẫn thường sử dụng khi phân tích cấu trúc cụm danh từ tiếng Việt và ông cũng đặt vấn đề xem xét lại khái niệm loại từ “người nghiên cứu không chú ý đến việc ứng dụng nghiêm ngặt những tiêu chuẩn thực sự ngôn ngữ học để phân tích cấu trúc của danh ngữ tiếng Việt và phát hiện

những thuộc tính cú pháp của các từ tương tự như cái và của các từ tương tựnhư áo.” [7 tr 432] Theo Cao Xuân Hạo (2017) [29] từ đó nảy sinh ra những

khái niệm như “loại từ” hay “từ chỉ loại”, “danh từ biệt loại” và “danh từkhông biệt loại” Ông cho rằng

Trang 30

chỉ có hai loại danh từ là danh từ đơn vị và danh từ khối Danh từ đơn vị là trung tâm cho những cụm danh từ có có sở chỉ trong phát ngôn, dùng để biểu thị tính phân lập trong không gian, thời gian… Còn danh từ khối là những danh từ mà sở biểu là một tập hợp những thuộc tính chủng loại hay chất liệu, làm định ngữ cho danh từ chỉ loại Các danh từ đơn vị được chỉ số (đơn hay phức) một cách bắt buộc (một lần, từng cái, con mèo-lượng từ zero), các danh từ khối

thì không thể được chỉ số (bò trong bò ăn lúa có thể chỉ một hay nhiều con bò).

So với đại đa số các nhà nghiên cứu Việt ngữ học lúc đó, quan điểm này của Cao Xuân Hạo (2017) [29] được cho là rất mới mẻ.

Khi nghiên cứu về cấu trúc của cụm danh từ, cụ thể là liên quan đến vấn đề trung tâm của cụm danh từ, Diệp Quang Ban (2013) [6] đã phân biệt hai trường hợp là trung tâm của cụm danh từ không chứa phần phụ trước và trung tâm của cụm danh từ có chức phần phụ trước Cách xây dựng mô hình cụm danh từ của Diệp Quang Ban (2013) [6] có phần tương đồng với Nguyễn Tài Cẩn (1975) [7] ở thời kỳ đầu nhưng chi tiết hơn.

Bảng 1.5: Sơ đồ Cụm danh từ của Diệp Quang Ban [6]

tất cả những cái con mèo đen xinh

đẹp dễ thương ấy của nhà Giáp

Tác giả Diệp Quang Ban (2013) [6] dành sự chú ý đặc biệt tới phần phụ trước của cụm danh từ (vị trí số 2 ở sơ đồ trên) và cho rằng “có những danh từ tự mình kết hợp được với từ chỉ số lượng thông qua danh từ chỉ loại bao gồm cả loại từ”.

Tác giả Đinh Văn Đức (2010) [19] dùng khái niệm “ngữ đoạn của danhtừ” hay “danh ngữ” và định nghĩa danh ngữ là một kết cấu ngữ pháp, một tổhợp tự do có một trung tâm, do danh từ làm nòng cốt, tập hợp chung quanh nóthành những thành tố phụ thường xuyên và lâm thời Giống như quan điểmcủa tác giả

Trang 31

Diệp Quang Ban (2013) [6], ông cũng chia phần phụ trước của cụm danh từ thành 4 vị trí cơ bản và cho rằng biên giới cuối cùng của cụm danh từ (ở phần phụ sau) là vị trí của các từ chỉ định (Ý kiến này của tác giả Đinh Văn Đức (2010)

[19] trùng với ý kiến của rất nhiều nhà nghiên cứu khác):

Bảng 1.6: Sơ đồ Cụm danh từ của Đinh Văn Đức (2010) [19, tr 78]

Mô hình danh ngữ của Hoàng Dũng - Nguyễn Thị Ly Kha (2004) [14] có nét khác biệt là chính tố là loại từ chứ không phải danh từ và hai nhà nghiên cứu đã sắp xếp vị trí các yếu tố làm thành tố phụ sau cho từ trung tâm trong danh ngữ tiếng Việt như sau:

Bảng 1.7: Mô hình danh ngữ của Hoàng Dũng - Nguyễn Thị Ly

tất cả những cái lũ người buôn

người đôngđúc bạcác cuối cùng ấy trongxã

Trang 32

LNTT: lượng ngữ chỉ toàn thể; LNSL: lượng ngữ chỉ số lượng; TCT: từ chỉ xuất; TCĐV: từ chỉ đơn vị; ĐN: định ngữ; ĐNPS: định ngữ hàm ý phức số; ĐNTT: định ngữ trang trí; ĐNCX: định ngữ chỉ xuất; ĐNTC: định ngữ trực chỉ; ĐNSH: định ngữ sở hữu; ĐNVT định ngữ chỉ vị trí; ĐNTC: định ngữ là một tiểu cú; ST: số từ; PTCL; phụ từ chỉ lượng ; QT: quán từ; DK: danh từ khối; VT: vị từ, ngữ vị từ; DN: danh ngữ; GN: giới ngữ, TC: tiểu cú

Ngoài ra, với ví dụ: “cái máy tính ấy của nhà tớ” hai tác giả đã chứng

minh rằng, từ chỉ định không phải là biên giới cuối cùng của cụm danh từ Từ

chỉ định ấy không nằm ở biên giới của cụm danh từ mà là cụm từ sở hữu “củanhà tớ” Đây chính là nhận định mang tính mới mẻ về cấu trúc và các thành tố

trong cụm danh từ tiếng Việt.

Liên quan đến nghiên cứu cấu trúc cụm danh từ, còn có các nghiên cứu về vị trí thành phần phụ sau của các tác giả Nguyễn Hoàng Anh (2003) [2], Nguyễn Thị Nhung (2009) [48], Hoàng Dũng - Nguyễn Thị Ly Kha (2004) [14] Ngoài những nghiên cứu ở diện đồng đại như đã nêu, mặc dù rất hiếm nhưng cụm danh từ tiếng Việt cũng đã được quan tâm từ phương diện lịch đại Luận án tiến sĩ của Võ Thị Minh Hà (2016) [23], (2021) [24] “Cấu trúc danh ngữ, động ngữ tiếng Việt thế kỷ XVII” là công trình như vậy Công trình này đi sâu nghiên cứu và làm sáng tỏ về đặc điểm cấu trúc của cụm danh từ, cụm động từ tiếng Việt thế kỷ XVII dựa trên các tài liệu được viết bằng chữ quốc ngữ.

Nhìn một cách tổng quát, có thể nói, khi xem xét cụm danh từ trongtiếng Việt, hầu hết các nhà Việt ngữ học đều thống nhất ở chỗ coi cấu trúc củacụm danh từ trong tiếng Việt gồm có ba phần: phần trung tâm, phần phụ trướcvà phần phụ sau Sự khác nhau giữa các nhà nghiên cứu chủ yếu được thểhiện ở việc sử dụng thuật ngữ, xác định thành tố trung tâm, xác định số lượng,vị trí các thành phần phụ phía sau của thành tố trung tâm.

Trang 33

1.1.2 Tình hình nghiên cứu đối chiếu cụm danh từ

1.1.2.1 Tình hình nghiên cứu, đối chiếu cụm danh từ trong tiếng Đức

Bên cạnh các nghiên cứu nội ngôn, nhiều nghiên cứu đã tiếp cận cụm danh từ tiếng Đức đặt trong sự so sánh, đối chiếu với các ngôn ngữ khác Schnabel-Le Corre (2014) [121] đã thực hiện một phân tích đối lập giữa ba ngôn ngữ tiếng Đức, tiếng Anh và Thuỵ Điển nhằm làm rõ các đặc điểm cụ thể của danh từ và cụm danh từ làm bổ ngữ trong các ngôn ngữ này Kết quả nghiên cứu đã chứng minh tính đa dạng của phụ ngữ trong các ngôn ngữ đối chiếu Cụ thể, bên cạnh tính từ, phụ ngữ có thể là một danh từ - chung hoặc

riêng như: Sandberg, Karlstadt (Tiếng Đức), Sandhurst, Charlestown (TiếngAnh), Sandhamn, Karlstad (Tiếng Thụy Điển) Chúng cũng có thể là các cụm

danh từ có độ phức tạp khác nhau với các biến thể về tần suất và cách sử dụng theo ngôn ngữ Ví dụ, cụm danh từ đơn giản có các từ bổ sung ý nghĩa như:

Wüste Gobi (Tiếng Đức), River Thames (Tiếng Anh); cụm giới từ: Wyk aufFöhr (Tiếng Đức), Hay-on-Wye (Tiếng Anh), tuy nhiên cụm giới từ ít xuất

hiện trong tiếng Thụy Điển Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng làm rõ nhiều điểm tương đồng giữa các ngôn ngữ, trước hết là trong các tổ hợp từ, chúng có thể là các tổ hợp gần gũi, dùng gạch nối hoặc tổ hợp mang tính chất mở Trong tiếng Đức và Thụy Điển, sự hình thành các tổ hợp gần tỏ ra rất hiệu quả, trong khi ở tiếng Anh, tổ hợp mở dường như thường xuyên hơn trong các cách tạo tên gọi mang tính sáng tạo Nhưng trong cấu trúc này, sự khác biệt chủ yếu là do tiêu chí chính tả.

Urbaniak-Elkholy (2014) [83] đã nghiên cứu cấu trúc cụm danh từ tiếng Đức mở rộng trong sự đối chiếu với tiếng Ba Lan.

Kirkwood (1978) [114] đã nghiên cứu so sánh đối chiếu cụm danh từTiếng Anh và Tiếng Đức trên phương diện khả năng và hạn định cấu trúc bềmặt Các câu trong văn bản đều mang “ý nghĩa giao tiếp” cụ thể Có thể tìm rađược sự phân biệt giữa các loại câu và mỗi loại được liên kết với một cấu trúc

Trang 34

thông tin đặc trưng, được biểu hiện trong một khuôn mẫu ngữ điệu cụ thể và có thứ tự thành phần câu nhất định Trong Tiếng Đức và Tiếng Anh, thứ tự thành phần câu phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau.

Chiriacescu (2014) [106] đã so sánh và đưa ra những điểm đặc biệt trong cấu trúc cụm danh từ tiếng Anh, Tiếng Đức và Tiếng Rumani Luận án nghiên cứu các dấu hiệu ngữ dụng học diễn ngôn và ngữ nghĩa trong cụm danh từ không xác định Thông qua việc phân tích, so sánh trong tiếng Anh, Tiếng Đức và tiếng Rumani, tác giả đã phân tích các chức năng của các cụm danh từ không xác định khác nhau với mục tiêu góp phần vào việc miêu tả cấu trúc văn bản, tạo nền tảng giúp cho việc tạo văn bản và hiểu nội dung văn bản cũng như tạo ra các nguyên tắc mang tính tổng quát đối với việc giao tiếp giữa các đối tượng tham gia giao tiếp Nghiên cứu này đã cho thấy rằng các biến thể khác nhau trong việc phân bố các cụm danh từ không xác định trong khung lý thuyết của giao diện ngữ nghĩa và ngữ dụng diễn ngôn có thể được xử lý.

Pon (2011) [88] đã nghiên cứu cụm danh từ trong tiếng Đức báo chí hiện đại Nghiên cứu đã đề cập đến quy mô và cấu trúc của cụm danh từ Tiếng Đức, đồng thời chú ý tới chức năng cú pháp của cụm danh từ trong ngôn cảnh Lý thuyết ngữ pháp phụ thuộc của Tesniere (1959) [51] là nền tảng cơ sở lý thuyết của nghiên cứu này.

Như vậy, có thể thấy rằng, đã có nhiều nhà nghiên cứu thực hiện các công trình khoa học lấy đối tượng nghiên cứu là tiếng Đức đối chiếu với các thứ tiếng khác Các nghiên cứu được triển khai theo nhiều hướng khác nhau và cũng đã cho ra kết quả hữu ích phục vụ cho công tác học tập, giảng dạy, nghiên cứu và dịch thuật liên quan đến tiếng Đức và các thứ tiếng khác nhau.

1.1.2.2 Tình hình nghiên cứu đối chiếu cụm danh từ trong tiếng Việt

Đã nhiều công trình nghiên cứu, các luận án tiến sỹ tập trung nghiêncứu đối chiếu cụm danh từ của một ngôn ngữ với tiếng Việt Trong đó phải kểđến đề tài nghiên cứu khoa học cấp Đại học quốc gia năm 2006 và sách được

Trang 35

xuất

Trang 36

bản năm 2006 của Trần Hữu Mạnh [45] (chủ nhiệm đề tài) với chủ đề “Đối chiếu danh ngữ tiếng Anh - tiếng Việt trên các bình diện ngữ pháp - ngữ nghĩa - ngữ dụng” Đề tài đã tiến hành nghiên cứu, so sánh đối chiếu cụm danh từ tiếng Anh và tiếng Việt trên các bình diện ngữ pháp, ngữ nghĩa và ngữ dụng dựa trên việc tham khảo hướng đi của của nhiều trường phái khác nhau như quan điểm ngữ pháp truyền thống cải biên, ngữ pháp tạo sinh cải biến, ngữ pháp chức năng hệ thống Nhóm nghiên cứu cũng đã ứng dụng kết quả nghiên cứu vào việc phân tích lỗi diễn đạt, lỗi cú pháp, lỗi ngữ nghĩa của sinh viên Việt Nam khi sử dụng cụm danh từ tiếng Anh Nghiên cứu này đã thể hiện sự hiểu biết sâu sắc của nhóm tác giả về các trường phái ngữ pháp.

Trong luận án với đề tài “Danh ngữ tiếng Anh trong sự đối chiếu vớitiếng Việt” Đặng Ngọc Hướng (2009) [36] đã làm sáng tỏ những đặc trưng

loại hình của tiếng Anh và tiếng Việt trong phạm vi đơn vị danh ngữ, soi sáng thêm những chỗ mạnh và chưa mạnh của quan niệm coi cụm từ là trung tâm của nghiên cứu cú pháp nói chung và của ngữ pháp tiếng Việt nói riêng, đồng thời làm rõ những điểm tương đồng và khác biệt giữa cụm danh từ cơ sở tiếng Anh và tiếng Việt Cũng theo Đặng Ngọc Hướng (2009) [36], khi được bổ sung đầy đủ các thành phần phụ chức năng, một cụm danh từ có cấu trúc mở rộng lý tưởng sẽ gồm có 11 vị trí trên trục tuyến tính [36, tr 178].

Nguyễn Hoàng Anh (2003) [2] trong luận án với đề tài “Đặc trưng cấutrúc và ngữ nghĩa của danh ngữ tiếng Hán hiện đại (trong sự đối chiếu vớitiếng Việt)” đã đối chiếu cụm danh từ tiếng Hán và cụm danh từ tiếng Việt

dựa trên các bình diện cấu trúc và ngữ nghĩa và làm rõ những điểm tương đồng và khác biệt giữa hai ngôn ngữ.

Liên quan đến các nghiên cứu cụ thể về thành phần định ngữ của cụmdanh từ có thể kể đến nghiên cứu của tác giả Vũ Văn Đại (2014) [17] Tác giảđã miêu tả chi tiết các loại định ngữ trong phần phụ sau của cụm danh từ tiếngViệt và đưa ra những lưu ý khi dịch những dạng định ngữ này sang tiếng Pháp.

Trang 37

Nguyễn Ngọc Kiên (2008) [42] với đề tài “Nghiên cứu về thành phần định ngữ của đoản ngữ danh từ tiếng Hán hiện đại (Trong sự so sánh với thành phần định ngữ của đoản ngữ danh từ tiếng Việt) và Trần Thị Hoàng Anh (2019)

[3] với “Nghiên cứu đặc điểm định ngữ hình dung từ tiếng Hán hiện đại - đối chiếu với định ngữ tiếng Việt” đều lấy định ngữ của cụm danh từ tiếng Hán làm đối tượng nghiên cứu và đối chiếu với định ngữ của cụm danh từ tiếng Việt để tìm ra những điểm tương đồng và khác biệt ở phạm trù ngữ pháp này của hai ngôn ngữ.

Võ Thị Minh Hà và Wantanee Nachaingern (2021) [24] đã so sánh cấu trúc danh ngữ tiếng Việt và tiếng Thái và đã thấy rằng hai ngôn ngữ tuy khác cội nguồn nhưng lại có chung loại hình đơn lập, phân tích tính Cả hai ngôn ngữ đều có trật tự cú pháp SVO nhưng danh ngữ của cả hai bên vừa có những tương đồng vừa có những khác biệt cần được làm rõ Trong bài nghiên cứu này, từng thành tố, từng vị trí trong cấu trúc danh ngữ của hai ngôn ngữ được so sánh để chỉ ra những điểm giống và khác nhau của từng vị trí và toàn cấu trúc Kết quả của bài viết góp phần vào quá trình thụ đắc ngôn ngữ như một ngoại ngữ nhìn từ tiếng Việt và tiếng Thái.

Ngoài ra, có thể kể đến các nghiên cứu đối chiếu cụm danh từ tiếng Việt và các thứ tiếng khác, ít phổ biến hơn ở Việt Nam như: Nguyễn Trọng Khánh (2000) [41] nghiên cứu về “Danh ngữ tiếng Lào”; Kyong Hwan (1996) [1] nghiên cứu về trật tự các thành tố trong cụm danh từ tiếng Việt và tiếng Hàn;và nghiên cứu của Phạm Thị Thuý Hồng (2000) [31] về “Danh từ - danh ngữ trong tiếng Indonesia qua đối chiếu với tiếng Việt”.

1.1.2.3 Tình hình nghiên cứu về đối chiếu cụm danh từ giữa tiếng Đứcvà tiếng Việt

Trong phạm vi các nghiên cứu so sánh đối chiếu liên quan đến TiếngĐức và Tiếng Việt nói chung và liên quan đến cụm danh từ của hai ngôn ngữnói riêng, cho đến nay, mới chỉ có một số nghiên cứu ở dạng bài đăng tạp chí,

Trang 38

trong đó có thể kể đến nghiên cứu của Nguyễn Thị Ngọc Diệp (2017) [13] và Hồ Thị Bảo Vân [57] đăng trên tạp chí Nghiên cứu nước ngoài.

Nguyễn Thị Ngọc Diệp (2017) [13] đã thảo luận về một số nét cơ bản trong cấu trúc ngữ pháp và đặc điểm ngữ nghĩa của cụm danh từ tiếng Đức Sau khi đối chiếu với tiếng Việt, tác giả khái quát hóa những nét tương đồng và khác biệt của cụm danh từ trong hai ngôn ngữ Dựa vào một bản dịch của một câu chuyện cổ tích, tác giả nêu ra một vài xu hướng chuyển đổi cấu trúc cụm danh từ thường thấy trong quá trình dịch của dịch giả Có thể thấy rằng, bài nghiên cứu này mới chỉ dừng lại ở việc kết luận một số xu hướng chuyển đổi cấu trúc cụm danh từ trong phạm vi một bản dịch văn học nên kết quả chưa mang tính phổ quát cao.

Nghiên cứu của Hồ Thị Bảo Vân [57] giới hạn ở việc khái quát cấu trúc cụm danh từ Tiếng Đức và nêu những vấn đề khó khăn đối với sinh viên khi đọc hiểu các cụm danh từ.

Như vậy, có thể nói rằng, đã có một số nghiên cứu về cụm danh từ trong tiếng Đức và tiếng Việt nhưng số lượng và quy mô của các nghiên cứu này mới chỉ dừng lại ở mức độ khiêm tốn Chính vì vậy, chúng tôi đã lựa chọn đề

tài: “Đối chiếu cụm danh từ tiếng Đức với tiếng Việt” làm đề tài nghiên cứu

với mong muốn kết quả nghiên cứu của luận án sẽ đem lại một hệ thống kiến thức tổng quát cũng như về sự tương đồng và các biệt trong cụm danh từ tiếng Đức và tiếng Việt, giúp ích cho việc học tập, nghiên cứu và dịch thuật Đức -Việt tại -Việt Nam.

1.2 Cơ sở lý thuyết liên quan đến đề tài

Để thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu là đối chiếu cụm danh từ tiếng Đứcvà tiếng Việt, tìm ra điểm tương đồng và khác biệt giữa cụm danh từ của haingôn ngữ, luận án cần dựa trên cơ sở lý thuyết về cụm từ, cụm danh từ cũngnhư dựa trên cơ sở lý thuyết về đối chiếu ngôn ngữ học và một số vấn đề lýluận về dịch thuật.

Trang 39

1.2.1 Lý thuyết về cụm từ trong ngôn ngữ học

1.2.1.1 Khái niệm cụm từ (phrase)

Trong cuốn Ngôn ngữ học đại cương-những nội dung quan yếu, tác giả Đinh

Văn Đức (2012) [20, tr 207] đã định nghĩa khái niệm cụm từ như sau:

Cụm từ là tổ hợp từ tự do của các từ, nó đầy đủ hơn từ, tường minh hoá một sự vật, hiện tượng nào đó… Cụm từ chính phụ hay đoản ngữ là những tổ hợp từ tự do có một trung tâm Vai trò, vị trí và ý nghĩa của các cụm từ trong câu có đặc trưng di chuyển Có cụm thực từ do danh từ làm trung tâm; có cụm thì do động từ làm trung tâm Kết cấu chủ-vị có hai trung tâm làm nòng cốt của cấu trúc câu để biểu đạt nhận định mệnh đề Mỗi ngôn ngữ cách thức biểu đạt nòng cốt câu theo kiểu riêng Trong các thành phần câu thì bậc cao nhất là cụm chủ-vị (mệnh đề/cú) rồi mới đến các thành phần phụ Cụm từ rất đặc sắc, mỗi ngôn ngữ có cách thức riêng trong hệ thống cấu trúc ngôn ngữ Cụm từ được phân loại theo kết cấu ngữ pháp, theo đó có cụm đẳng lập và cụm chính phụ, cụm chính phụ thì nhiều hơn cụm từ đẳng lập, còn cụm chủ-vị là một dạng riêng về chất.

1.2.1.2 Cụm từ trong tiếng Đức

Zifonun/ Hoffmann/Strecker (1997) [101, tr 69] đã định nghĩa cụmtừ là một nhóm từ độc lập về mặt chức năng bao gồm một hoặc nhiều thànhphần với một hoặc duy nhất chỉ có một từ làm trung tâm, không chứa mộtđộng từ ở dạng chia Từ trung tâm của cụm từ là trung tâm mang tính chất cấutrúc và chức năng Từ trung tâm không miêu tả hay làm nổi bật các yếu tốkhác trong cụm từ nhưng lại được các yếu tố khác trong cụm từ miêu tả vàlàm nổi bật Từ trung tâm của cụm từ có thể bị điều khiển bởi các yếu tố bênngoài cụm từ hoặc do những đặc tính bên trong của mình sẽ làm biến đổi hìnhthức của các yếu tố khác trong cụm từ Những dấu hiệu biến đổi hình thức củatừ trung tâm không do các yếu tố trong cụm từ quyết định Cũng theoZifonun/Hoffmann/Strecker (1997) [101, tr 72], các cụm từ có thể phối hợpvới nhau và là thành phần của

Trang 40

nhau Từ đó, các tác giả cho thấy khả năng có thể mở rộng của các cụm từ và khả năng các cụm từ sẽ có cấu trúc rất phức tạp Các cụm từ là các đơn vị của cấu trúc cú pháp, chúng xuất hiện với các cấu trúc khác nhau tùy theo ngữ nghĩa và chức năng trong câu.

Theo Engel (1994) [67], cụm từ được tạo bởi nhiều từ khác nhau bởi vì ngoài từ trung tâm thì cụm từ còn chứa các vệ tinh của từ trung tâm Các vệ tinh của từ trung tâm được hiểu chính là các định ngữ trong cụm từ.

Trong luận án này, chúng tôi sử dụng khái niệm cụm từ của Engel (1994) [67, tr 14] với tư cách là cụm từ tự do Trong cụm từ có một hoặc một cụm từ khác đóng vai trò là trung tâm và ảnh hưởng tới các thành tố khác của cụm từ Các thành tố (ngoại trừ trung tâm của cụm từ) phụ thuộc vào cụm từ hoặc phụ thuộc lẫn nhau Các từ loại có thể tạo được cụm từ là danh từ, đại từ, tính từ, động tính từ và trạng từ bởi những từ loại này có thể mở rộng về mặt cú pháp và như vậy, chúng có thể đóng vai trò làm trung tâm của một cụm từ.

1.2.1.3 Cụm từ trong tiếng Việt

Trong tiếng Việt, cụm từ được phân thành hai loại là cụm từ cố định và cụm từ tự do Cụm từ cố định là các thành ngữ, ngữ cố định, quán ngữ, ngữ cố định định danh Các cụm từ cố định được xếp vào nhóm đơn vị từ vựng Khác với cụm từ cố định, cụm từ tự do là đơn vị ngữ pháp Trong luận án này, chúng tôi lấy cụm từ tự do là đối tượng nghiên cứu.

Xét về mặt quan hệ ngữ pháp, các cụm từ tự do được chia thành ba kiểu: tổ hợp có quan hệ chủ-vị, tổ hợp có quan hệ chính phụ, tổ hợp có quan hệ bình đẳng.

Về mặt thuật ngữ, có những cách hiểu khác nhau về các loại cụm từ vừaTrong ngữ pháp nhà trường, cả ba kiểu tổ hợp từ đều được gọi là cụm từ(hay từ tổ) và phân biệt theo quan hệ ngữ pháp thành cụm từ chủ - vị, cụm từ chính - phụ và cụm từ bình đẳng Nhiều tác giả đã dùng các khái niệm (tên gọi

Ngày đăng: 29/03/2024, 18:10

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w