Đối chiếu cụm danh từ tiếng Đức với tiếng Việt

27 0 0
Đối chiếu cụm danh từ tiếng Đức với tiếng Việt

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đối chiếu cụm danh từ tiếng Đức với tiếng ViệtĐối chiếu cụm danh từ tiếng Đức với tiếng ViệtĐối chiếu cụm danh từ tiếng Đức với tiếng ViệtĐối chiếu cụm danh từ tiếng Đức với tiếng ViệtĐối chiếu cụm danh từ tiếng Đức với tiếng ViệtĐối chiếu cụm danh từ tiếng Đức với tiếng ViệtĐối chiếu cụm danh từ tiếng Đức với tiếng ViệtĐối chiếu cụm danh từ tiếng Đức với tiếng ViệtĐối chiếu cụm danh từ tiếng Đức với tiếng ViệtĐối chiếu cụm danh từ tiếng Đức với tiếng ViệtĐối chiếu cụm danh từ tiếng Đức với tiếng ViệtĐối chiếu cụm danh từ tiếng Đức với tiếng ViệtĐối chiếu cụm danh từ tiếng Đức với tiếng ViệtĐối chiếu cụm danh từ tiếng Đức với tiếng ViệtĐối chiếu cụm danh từ tiếng Đức với tiếng ViệtĐối chiếu cụm danh từ tiếng Đức với tiếng ViệtĐối chiếu cụm danh từ tiếng Đức với tiếng ViệtĐối chiếu cụm danh từ tiếng Đức với tiếng ViệtĐối chiếu cụm danh từ tiếng Đức với tiếng ViệtĐối chiếu cụm danh từ tiếng Đức với tiếng ViệtĐối chiếu cụm danh từ tiếng Đức với tiếng ViệtĐối chiếu cụm danh từ tiếng Đức với tiếng ViệtĐối chiếu cụm danh từ tiếng Đức với tiếng ViệtĐối chiếu cụm danh từ tiếng Đức với tiếng ViệtĐối chiếu cụm danh từ tiếng Đức với tiếng ViệtĐối chiếu cụm danh từ tiếng Đức với tiếng ViệtĐối chiếu cụm danh từ tiếng Đức với tiếng ViệtĐối chiếu cụm danh từ tiếng Đức với tiếng ViệtĐối chiếu cụm danh từ tiếng Đức với tiếng ViệtĐối chiếu cụm danh từ tiếng Đức với tiếng Việt

Trang 1

VIỆN HÀN LÂM

KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THỊ KIM LIÊN

ĐỐI CHIẾU CỤM DANH TỪ TIẾNG ĐỨC VỚI TIẾNG VIỆT

Ngành: Ngôn ngữ học so sánh, đối chiếu

Mã số: 9.22.20.24

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC

Hà Nội - 2024

Trang 2

Công trình được hoàn thành tại:

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỘI VIỆT NAM

Người hướng dẫn khoa học: PGS TS Nguyễn Hữu Hoành

Phản biện 1: GS.TS Mai Ngọc Chừ Phản biện 2: PGS.TS Phan Văn Quế Phản biện 3: GS.TS Đỗ Việt Hùng

Luận án được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Học viện, họp tại Học viện Khoa học xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, 477 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

Vào hồi giờ ngày tháng năm 202

Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Quốc gia Việt Nam - Thư viện Học viện Khoa học xã hội

Trang 3

1

MỞ ĐẦU 1 Lý do lựa chọn đề tài

Cụm danh từ (còn gọi là danh ngữ), một trong hai loại cụm từ phổ biến nhất trong các ngôn ngữ, là đối tượng nghiên cứu của nhiều lý thuyết ngữ pháp khác nhau (như ngữ pháp Truyền thống, ngữ pháp Cấu trúc, ngữ pháp Tạo sinh - Cải biến, ngữ pháp Chức năng ) trên cả hai hướng nội ngôn và liên ngôn, trong đó hướng liên ngôn được tiếp cận trên cả hướng so sánh loại hình và so sánh đối chiếu Cụm danh từ hoạt động như một đơn vị trong câu, có thể đảm nhận chức năng chủ ngữ, vị ngữ, bổ ngữ trong câu Cụm danh từ giúp các ngôn ngữ diễn đạt phong phú và chính xác hơn các ý nghĩa biểu đạt trong câu Vì vậy, việc nghiên cứu cụm danh từ trên bình diện cấu trúc, ngữ nghĩa sẽ giúp làm sáng tỏ các đặc điểm hình thái của một ngôn ngữ Tuy nhiên, nhiều đặc điểm của loại cụm từ này, đặc biệt là những tương đồng và khác biệt về cấu trúc và ngữ nghĩa của chúng giữa các ngôn ngữ cụ thể, trong đó có tiếng Đức và tiếng Việt vẫn chưa được giới nghiên cứu quan tâm

Trong Tiếng Đức, cụm danh từ được sử dụng với mật độ lớn so với các cụm từ khác Chúng có cấu trúc phức tạp, mối quan hệ ngữ nghĩa giữa các thành tố đa dạng và phong phú, gây nhiều khó khăn cho người nước ngoài trong việc sử dụng cụm danh từ Vì vậy, cụm danh từ trong tiếng Đức đã trở thành đối tượng dành được nhiều sự quan tâm nghiên cứu của các nhà ngôn ngữ học Đức cũng như giới ngôn ngữ học trên thế giới Đã có nhiều công trình nghiên cứu về hiện tượng ngôn ngữ này, trong đó tập trung vào đối chiếu cụm danh từ tiếng Đức với cụm danh từ của các tiếng khác như tiếng Anh, tiếng Nhật, tiếng Trung Quốc… Tuy nhiên, các công trình này thường chỉ tập trung giới hạn ở một vài tiêu chí cụ thể Các công trình nghiên cứu

Trang 4

2

thực hiện so sánh, đối chiếu cụm danh từ tiếng Đức với cụm danh từ của một ngôn ngữ khác (trong đó có tiếng Việt) trên đầy đủ các mặt thành tố, cấu trúc, ngữ nghĩa thì vẫn còn khiêm tốn

Ở Việt Nam, thực tiễn giảng dạy ngoại ngữ ở các trường có đào tạo hệ cử nhân ngoại ngữ cũng đặt ra nhu cầu nghiên cứu, đối chiếu các ngôn ngữ được đưa vào giảng dạy với bản ngữ để không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo ngoại ngữ cho sinh viên Việc giảng dạy tiếng Đức cũng nằm trong xu thế đó Tiếng Đức và tiếng Việt thuộc hai loại hình ngôn ngữ khác nhau, vì vậy giữa chúng có rất nhiều điểm khác biệt Trong quá trình học tiếng Đức, sinh viên Việt Nam thường gặp không ít khó khăn với các cấu trúc ngữ pháp, nhất là trong việc phân tích câu và các thành phần câu như các cụm từ, các cụm danh từ Điều này rất quan trọng khi sinh viên học chuyên ngành Biên-Phiên Dịch phải phân tích văn bản gốc để có thể đảm bảo được nội dung và chất lượng của bản dịch Thực tế giảng dạy tiếng Đức cũng như vấn đề cải tiến chất lượng giảng dạy của giảng viên và học tập của sinh viên đã cho thấy tầm quan trọng và tính cấp thiết của các nghiên cứu liên quan đến vấn đề này

Từ những lý do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài “Đối chiếu cụm danh

từ tiếng Đức với tiếng Việt” làm đối tượng nghiên cứu của luận án

2 Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở bức tranh tổng thể về cụm danh từ Tiếng Đức và tiếng Việt, luận án cố gắng chỉ ra những điểm tương đồng và khác biệt trên các bình diện cấu trúc, ngữ nghĩa của cụm danh từ trong hai ngôn ngữ; đối chiếu việc chuyển dịch mô hình cụm danh từ tiếng Đức sang tiếng Việt, đóng góp thêm vào cơ sở lí luận, góp phần vào việc cải tiến chất lượng giảng dạy và

Trang 5

3

học tập tiếng Đức, tiếng Việt cũng như công tác dịch thuật và nghiên cứu ngôn ngữ Đức tại Việt Nam

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Tổng quan tình hình nghiên cứu về cụm danh từ trong tiếng Đức và tiếng Việt

- Xác lập cơ sở lý thuyết về cụm từ, danh từ, cụm danh từ làm cơ sở cho việc đối chiếu cụm danh từ tiếng Đức với tiếng Việt

- Miêu tả và đối chiếu cụm danh từ tiếng Đức với tiếng Việt trên các bình diện cấu trúc, ngữ nghĩa

- Khảo sát và đối chiếu việc chuyển dịch mô hình cụm danh từ tiếng Đức sang tiếng Việt thông qua ngữ liệu song ngữ

3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là cụm danh từ trong tiếng Đức và tiếng Việt

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Luận án cụm danh từ trong tiếng Đức và tiếng Việt trong phạm vi ngữ liệu của luận án và trên cơ sở kế thừa các thành tựu nghiên cứu lý thuyết của các nhà ngôn ngữ học Đức và của các nhà Việt ngữ học

4 Phương pháp nghiên cứu và ngữ liệu nghiên cứu

4.1 Phương pháp nghiên cứu

Luận án sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu: phương pháp miêu tả, phương pháp phân tích đối chiếu, thủ pháp phân tích thành tố, thủ pháp mô hình hoá, thủ pháp thống kê, phân loại,

4.2 Ngữ liệu nghiên cứu

Luận án sử dụng hai nhóm ngữ liệu:

Trang 6

4

Nhóm 1: 450 CDT tiếng Đức thu thập từ 09 tờ báo tiếng Đức Tagesspiegel online và 350 CDT tiếng Việt từ nguồn báo Vietnamnet online được lựa chọn ngẫu nhiên trong nhiều mục chủ đề (kinh tế, văn hoá, thể thao, y tế, chính trị… ) của các số báo trong khoảng thời gian từ năm 2022 đến năm 2023; Ngữ liệu nhóm 1 được chúng tôi sử dụng làm cơ sở phân tích và đối chiếu ở chương 2 và chương 3 của luận án Ngoài ra, luận án sẽ kế thừa những kết quả nghiên cứu của các nhà Việt ngữ học; sử dụng một số ngữ liệu từ các nguồn tài liệu tiếng Việt là sách ngữ pháp, chuyên khảo khi đối chiếu CDT tiếng Đức với tiếng Việt

Nhóm 2: 600 CDT từ 06 tài liệu tiếng Đức và 600 bản dịch tương đương của từ các tài liệu đã được xuất bản bởi các tổ chức và các nhà xuất bản uy tín như Bộ ngoại giao CHLB Đức, Cơ quan trao đổi hàn lâm Đức DAAD, Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, Quốc hội bang Hessen CHLB Đức, Uỷ ban Pháp luật Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, Bộ tư pháp, Hội nhập và Châu Âu bang Hessen, CHLB Đức, nhà xuất bản Hồng Đức, nhà xuất bản Hà Nội, nhà xuất bản Cocietätssverlag và nhà xuất bản Trẻ Các văn bản bản này ở các thể loại và lĩnh vực khác nhau: tiểu thuyết, văn bản luật, chuyên san, tài liệu giới thiệu kiến thức… và do những dịch giả giàu kinh nghiệm biên dịch 600 cụm danh từ của nhóm này sẽ được sử dụng cho mục đích nghiên cứu của chương 4

5 Ý nghĩa của luận án

5.1 Ý nghĩa lý luận

- Miêu tả, đối chiếu và chỉ ra những điểm tương đồng và khác biệt từ các phương diện cấu trúc, ngữ nghĩa giữa cụm danh từ tiếng Đức với tiếng Việt

Trang 7

5

- Thông qua các biểu hiện cụ thể của cụm danh từ tiếng Đức và tiếng Việt, luận án góp phần làm sáng tỏ hơn đặc trưng loại hình của tiếng Đức và tiếng Việt

- Trên cơ sở thực tế đối chiếu chuyển dịch cụm danh từ tiếng Đức sang tiếng Việt, luận án bước đầu đưa ra được mô hình chuyển dịch cấu trúc CDT từ tiếng Đức sang tiếng Việt, phục vụ việc giảng dạy, học tập định hướng Biên-Phiên dịch và phục vụ mục đích nghiên cứu, biên dịch Đức-Việt

5.2 Ý nghĩa thực tiễn

- Luận án có thể trở thành nguồn tài liệu tham khảo hữu ích trong công tác giảng dạy tiếng Đức cho người Việt và tiếng Việt cho người Đức như một ngoại ngữ; đóng góp vào việc nghiên cứu và biên soạn giáo trình giảng dạy tiếng Đức; ứng dụng trong hoạt động biên- phiên dịch Đức - Việt

6 Bố cục của luận án

Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục các công trình đã công bố có liên quan tới luận án, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận án sẽ triển khai thành 4 chương:

Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lí thuyết

Chương 2: Đối chiếu cụm danh từ tiếng Đức với tiếng Việt trên bình diện

Trang 8

6

Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN 1.1 Tổng quan về tình hình nghiên cứu

1.1.1 Tình hình nghiên cứu cụm danh từ trên thế giới

Nghiên cứu cụm danh từ và so sánh đối chiếu cụm danh từ ở các cặp ngôn ngữ hay trong nhiều ngôn ngữ đã trở thành đối tượng của nhiều nghiên cứu ngôn ngữ học Đã có nhiều công trình nghiên cứu đề cập đến cụm từ nói chung và cụm danh từ nói riêng Trong những năm đầu phát triển của ngành ngôn ngữ học, những nghiên cứu về cụm danh từ tập trung chủ yếu về nghiên cứu cụm danh từ trong tiếng Anh

Trong tiếng Đức, cụm danh từ được quan tâm nghiên cứu theo hướng lý thuyết và hướng ứng dụng Cụm danh từ được đề cập rất nhiều trong các cuốn sách ngữ pháp (Weber (1971), Admoni (1973), Teubert (1979)…) Nhiều nhà ngôn ngữ học Đức nghiên cứu cụm danh từ theo lý thuyết phụ thuộc dựa trên trường phái lý thuyết của Tesniere Quan điểm thống nhất của các tác giả này là danh từ hoặc đại từ là trung tâm của cụm danh từ

1.1.2 Tình hình nghiên cứu cụm danh từ trong tiếng Đức

Trong tiếng Đức, cụm danh từ được quan tâm nghiên cứu theo hướng lý thuyết và hướng ứng dụng Cụm danh từ được đề cập rất nhiều trong các cuốn sách ngữ pháp nghiên cứu cụm danh từ theo lý thuyết phụ thuộc dựa trên trường phái lý thuyết của Tesniere Quan điểm thống nhất của các tác giả này là danh từ hoặc đại từ là trung tâm của cụm danh từ Theo Tesnière, người khởi xướng lý thuyết kết trị, quan hệ cú pháp xác lập giữa các mối quan hệ phụ thuộc Mỗi quan hệ thống nhất với một vài yếu tố đứng trên (yếu

tố chi phối) với yếu tố đứng dưới (yếu tố phụ thuộc)

Trang 9

7

1.1.3 Tình hình nghiên cứu cụm danh từ ở Việt Nam

Cụm danh từ đã được giới Việt ngữ học quan tâm nghiên cứu từ rất sớm, cả trên bình diện cấu tạo cú pháp lẫn chức năng ngữ nghĩa của các yếu tố nội tại của cụm Nguyễn Tài Cẩn tạo nền tảng cho các nghiên cứu của các nhà Việt ngữ học với mô hình cấu trúc đoản ngữ danh từ trong tiếng Việt được xây dựng trên cơ sở từ chủ nghĩa cấu trúc (chủ nghĩa hình thức Nga)

1.1.4 Tình hình nghiên cứu đối chiếu cụm danh từ trong tiếng Đức

Bên cạnh các nghiên cứu nội ngôn, nhiều nghiên cứu đã tiếp cận cụm danh từ tiếng Đức đặt trong sự so sánh, đối chiếu với các ngôn ngữ khác như phân tích đối lập giữa ba ngôn ngữ tiếng Đức, tiếng Anh và Thuỵ Điển nhằm làm rõ các đặc điểm cụ thể của danh từ và cụm danh từ làm bổ ngữ trong các ngôn ngữ này Kết quả nghiên cứu đã chứng minh tính đa dạng của phụ ngữ trong các ngôn ngữ đối chiếu Các nghiên cứu được triển khai theo nhiều hướng khác nhau và cũng đã cho ra kết quả hữu ích phục vụ cho công tác học tập, giảng dạy, nghiên cứu và dịch thuật liên quan đến tiếng Đức và các thứ

tiếng khác nhau

1.1.5 Tình hình nghiên cứu đối chiếu cụm danh từ trong tiếng Việt

Đã nhiều công trình nghiên cứu, các luận án tiến sỹ tập trung nghiên cứu đối chiếu cụm danh từ của một ngôn ngữ khác với tiếng Việt Hướng nghiên cứu thể hiện sự phong phú như: Đối chiếu trên bình diện ngữ pháp, ngữ nghĩa và ngữ dụng dựa trên cơ sở lý thuyết của nhiều trường phái khác nhau như quan điểm ngữ pháp truyền thống cải biên, ngữ pháp tạo sinh cải biến, ngữ pháp chức năng hệ thống…

Trang 10

8

1.1.6 Tình hình nghiên cứu về đối chiếu cụm danh từ giữa tiếng Đức và tiếng Việt

Trong phạm vi các nghiên cứu so sánh đối chiếu liên quan đến Tiếng Đức và Tiếng Việt nói chung và liên quan đến cụm danh từ của hai ngôn ngữ

nói riêng, cho đến nay, mới chỉ có một số nghiên cứu ở dạng bài tạp chí

1.2 Cơ sở lý luận

1.2.1 Lý thuyết về cụm từ và cụm danh từ trong ngôn ngữ học

Dựa trên một số khái niệm về cụm từ, luận án quan niệm cụm từ tiếng Đức là một nhóm từ độc lập về mặt chức năng bao gồm một hoặc nhiều thành phần với một hoặc duy nhất chỉ có một từ làm trung tâm, không chứa một động từ ở dạng chia Từ trung tâm của cụm từ là trung tâm mang tính chất cấu trúc và chức năng Từ trung tâm không miêu tả hay làm nổi bật các yếu tố khác trong cụm từ nhưng lại được các yếu tố khác trong cụm từ miêu tả và làm nổi bật Từ trung tâm của cụm từ có thể bị điều khiển bởi các yếu tố bên ngoài cụm từ hoặc do những đặc tính bên trong của mình sẽ làm biến đổi hình thức của các yếu tố khác trong cụm từ Những dấu hiệu biến đổi hình thức của từ trung tâm không do các yếu tố trong cụm từ quyết định

Cụm từ trong tiếng Việt (ngữ) là kết hợp hai hoặc nhiều thực từ, diễn đạt một khái niệm thống nhất, và là tên gọi phức tạp biểu thị các hiện tượng khách quan Đó là một kết cấu cú pháp được tạo thành bởi hai hoặc nhiều thực từ trên cơ sở liên hệ ngữ pháp phụ thuộc Trong một cụm từ có từ đóng vai trò chủ yếu về mặt ngữ nghĩa và ngữ pháp, gọi là thành tố chính, các từ phụ thuộc vào thành tố chính gọi là các thành tố phụ Thành tố chính của cụm từ có thể là danh từ (tạo nên cụm danh từ), động từ (tạo nên cụm động từ), tính từ (tạo nên cụm tính từ)

Trang 11

9

Cụm danh từ tiếng Đức là cụm từ có một danh từ hoặc một đại từ là trung tâm Xung quanh từ trung tâm có các thành phần mở rộng về phía bên phải và về phía bên trái

Cụm danh từ tiếng Việt hay còn gọi là danh ngữ là một kết cấu ngữ pháp, một tổ hợp từ tự do có danh từ làm trung tâm

1.2.2 Nghiên cứu ngôn ngữ học đối chiếu

Luận án đưa ra khái niệm, đặc điểm, đối tượng và phạm vi của ngôn ngữ học đối chiếu Ngoài ra luận án cũng đối chiếu cụm danh từ tiếng Đức và tiếng Việt trên bình diện cấu tạo, ngữ nghĩa nhằm tìm ra những điểm tương đồng và khác biệt

1.2.3 Dịch thuật và đối chiếu chuyển dịch mô hình cụm danh từ

Luận án trình bày và phân tích các khái niệm có liên quan tới dịch thuật như tương đương dịch thuật, phương thức dịch thuật và đối chiếu chuyển dịch mô hình cấu trúc cụm danh từ

Tiểu kết chương 1

Ở chương này, luận án đã tổng hợp và chấp nhận các quan điểm làm nền tảng lý thuyết cho việc đối chiếu cấu trúc và ngữ nghĩa của cụm danh từ

trong tiếng Đức và tiếng Việt:

1 Luận án đã xác lập một số vấn đề cơ bản về ngôn ngữ học đối chiếu, bao gồm: khái niệm, phạm vi, phương pháp nghiên cứu, các nguyên tắc, các cách tiếp cận trong nghiên cứu đối chiếu, chấp nhận quan điểm của Bùi Mạnh Hùng (2008) đối chiếu một chiều hai ngôn ngữ khác nhau về loại hình

2 Tiếp thu kết quả của các công trình đi trước, luận án xác lập nền tảng cơ sở lý thuyết để phục vụ khảo sát việc chuyển dịch mô hình CDT từ

Trang 12

10

tiếng Đức sang tiếng Việt Chúng tôi tiến hành khảo sát hiện tượng chuyển dịch một số CDT tiếng Đức trong các văn bản tiếng Đức sang tiếng Việt trong một số bản dịch ở các lĩnh vực khác nhau được xuất bản tại Việt Nam và tại CHLB Đức

Chương 2

ĐỐI CHIẾU CỤM DANH TỪ TIẾNG ĐỨC VỚI TIẾNG VIỆT TRÊN BÌNH DIỆN CẤU TRÚC

2.1 Mô hình cấu trúc cụm danh từ tiếng Đức và tiếng Việt

Sau khi tiến hành đối chiếu cụm danh từ tiếng Đức với cụm danh từ tiếng Việt trên bình diện cấu trúc theo hướng lấy tiếng Đức là ngôn ngữ cơ sở (ngôn ngữ nguồn) Tiếng Việt được lựa chọn là ngôn ngữ đối chiếu với tiếng Đức để luận án thực hiện việc đối chiếu để tìm ra những điểm tương đồng và khác biệt, luận án thu được kết quả như sau:

Điểm tương đồng: CDT trong tiếng Việt giống như tiếng Đức là có

mô hình chuẩn gồm ba phần: phần phụ trước + thành tố trung tâm + phần

phụ sau và cũng có mô hình rút gọn: phần phụ trước + TTTT, mô hình TTTT + phần phụ sau và mô hình CDT khuyết TTTT

Điểm khác biệt: Tỉ lệ CDT có mô hình chuẩn gồm ba phần của CDT

tiếng Việt (35,72%) thấp hơn hẳn so với CDT tiếng Đức (56,88%) Tỉ lệ CDT có mô hình không đầy đủ: Phần phụ trước + TTTT của tiếng Việt (11,14%) thấp hơn và có độ chênh lệch lớn so với mô hình này của CDT tiếng Đức (41,33%) Mô hình rút gọn: TTTT + Phần phụ sau phản ánh kết quả ngược lại: CDT tiếng Việt (52,85%) có tỉ lệ cao hơn hẳn CDT tiếng Đức (0,88%)

Trang 13

11

2.2 Thành tố trung tâm của cụm danh từ tiếng Đức và tiếng Việt Những tương đồng:

TTTT của CDT tiếng Việt cũng là danh từ, tuy nhiên TTTT của CDT tiếng Đức còn có thể là đại từ Xét về vị trí, cũng giống như trong CDT tiếng Đức, TTTT của CDT tiếng Việt cũng đứng giữa phần phụ trước và phần phụ sau ở mô hình chuẩn đứng ở vị trí cuối cùng ở mô hình CDT: phần phụ trước + TTTT và đứng ở vị trí đầu tiên của CDT có mô hình: TTTT + phần phụ sau TTTT của CDT tiếng Đức và tiếng Việt đều có thể thuộc tiểu từ loại danh từ chung và danh từ riêng

Những khác biệt:

Điểm khác biệt rõ nét giữa TTTT của CDT tiếng Đức và tiếng Việt là từ loại đại từ có thể làm TTTT của CDT tiếng Đức Danh từ riêng không thể làm TTTT của CDT trong tiếng Việt, nhưng trong CDT tiếng Đức, chúng tôi đã thu được kết quả danh từ riêng là TTTT

2.3 Thành tố phụ của cụm danh từ tiếng Đức và tiếng Việt Những tương đồng:

Ở phần phụ trước, một số tiểu loại định ngữ trong nhóm định tố của CDT trong tiếng Đức và một số loại định ngữ của CDT trong tiếng Việt tương đương với nhau như trong bảng sau:

Tiếng Đức

số đếm, các từ chỉ tổng lượng

(zwei, zehn…, alle, jeder,

jedweder, jeglicher, lauter)

Ngày đăng: 29/03/2024, 18:11

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan