ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
Trang 2BÁO CÁO NHÓM
ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN PHÁT TRIỂN OMNI -CHANNEL CHO CÔNG TY DỆT MAY 29/3
GVHD: TS Lê Thị Minh HằngNhóm: AOP
Lớp: 48K25.3
Thành viên: Nguyễn Thị Ngọc MinhNguyễn Thị Thanh NgânTrần Bảo Nhi
Phan Thị Phương Thảo
Trang 3MỤC LỤC
I Giới thiệu về Omni - channel 3
II Phân tích hiện trạng: 3
III Mục tiêu: 3
IV Giải pháp: 4
1 Xây dựng chiến lược Omni-channel: 4
2 Triển khai chiến lược: 4
3 Đào tạo nhân viên: 5
V Lợi ích: 5
VI Kết luận: 6
Trang 4I.Giới thiệu về Omni - channel
Omnichannel là một chiến lược tiếp thị và bán hàng đa kênh, mục tiêu là tạo ra một trải nghiệm liên tục và nhất quán cho khách hàng qua nhiều kênh giao tiếp khác nhau.
Thuật ngữ Omnichannel được sử dụng trong thương mại điện tử và bán lẻ để mô tả một chiến lược kinh doanh nhằm cung cấp trải nghiệm mua sắm liền mạch trên tất cả các kênh, bao gồm cả cửa hàng trực tiếp, website, ứng dụng di động, mạng xã hội, email, trò chuyện trực tuyến, điện thoại, và các kênh khác.
II Phân tích hiện trạng:● Công ty Dệt May 29/3:
- Công ty Cổ phần Dệt May 29/3 (Hachiba) được thành lập năm 1976, tiền thân là tổ hợp dệt Lịch sử lâu đời, uy tín trong ngành dệt may gia công
- Năng lực sản xuất lớn, đội ngũ nhân viên tay nghề cao Công ty chuyên sản xuất và kinh doanh các sản phẩm khăn bông và may mặc Với đội ngũ lao động hiện nay trên 3.700 người và 8 xí nghiệp: trong đó có 5 xí nghiệp may, 2 xí
Trang 5nghiệp veston và 1 xí nghiệp dệt khăn bông Hàng năm sản xuất trên 18 triệu sản phẩm may mặc bao gồm các sản phẩm áo quần thể thao, đồng phục y tế, đồ veston, quần âu, jacket Gần 500 tấn sản phẩm khăn bông các loại với các kiểu trang trí dobby, jacquard, in hoa, thêu …Hiện tại, sản phẩm khăn bông của công ty được cung cấp cho hơn 1.000 khách sạn và các khu resort cao cấp tại Đà Nẵng và các tỉnh, thành lân cận.
- Thị trường chính: xuất khẩu, gồm: Mỹ, E.U, Nhật Bản….
- Hệ thống kênh phân phối hiện tại: tập trung vào kênh xuất khẩu truyền thống, chưa chú trọng phát triển kênh bán hàng trực tiếp.
● Ngành dệt may gia công:
- May mặc, giày dép là mặt hàng tiêu dùng không thể thiếu của con người Nhu cầu thị trường ngày càng đa dạng, đòi hỏi sự linh hoạt trong sản xuất và dịch vụ.
- Xu hướng phát triển: Omni-channel, cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng.
Trang 6III.Mục tiêu:
- Nâng cao hiệu quả hoạt động, giảm chi phí vận hành và nâng cao năng suất cũng như phúc lợi cho nhân viên.
- Mở rộng thị trường, tiếp cận khách hàng tiềm năng ở nhiều thị trường khác nhau.
- Nâng cao chất lượng dịch vụ, tăng sự hài lòng của khách hàng, cập nhật xu hướng thời trang hiện tai.
- Củng cố thương hiệu, nâng cao vị thế cạnh tranh.
IV.Giải pháp:
1 Xây dựng chiến lược Omni-channel:
Nhà máy Dệt may 29/3 không chỉ cung cấp đến khách hàng đặt may gia công lớn, chúng tôi quyết định mở rộng đối tượng khách hàng ra những nhà cung cấp nhỏ, lẻ như những doanh nghiệp trẻ, những nhà startup mới trong ngành công nghiệp may mặc những sản phẩm mang cá tính hay có phong cách độc đáo, cá tính mạnh mẽ cho khách hàng đặt may gia công.
Trang 7● Lựa chọn kênh phân phối phù hợp:
- Website: giới thiệu sản phẩm, chất lượng sản phẩm, dịch vụ, quy trình đặt hàng, mẫu mã sản phẩm, giá cả.
- Mạng xã hội: Facebook, Instagram, LinkedIn.
- Email marketing: giới thiệu sản phẩm mới, chương trình khuyến mãi, cập nhật tình trạng đơn hàng cho những khách hàng quen thuộc.
● Tích hợp các kênh phân phối:
- Hệ thống quản lý đơn hàng (OMS): quản lý đơn hàng từ tất cả các kênh phân phối.
- Hệ thống quản lý quan hệ khách hàng (CRM): quản lý thông tin khách hàng, theo dõi lịch sử giao dịch, cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng.
● Cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng:
- Cung cấp dịch vụ tư vấn, chăm sóc khách hàng phù hợp với nhu cầu đặt hàng về: kiểu dáng, mẫu mã, chất liệu,… của từng khách hàng.
- Gợi ý sản phẩm phù hợp dựa trên lịch sử mua hàng của khách hàng hoặc sản phẩm có sẵn tại xưởng may.
Trang 8● Phân tích dữ liệu:
- Theo dõi hiệu quả hoạt động của các kênh phân phối, đo lường mức độ hài lòng của khách hàng.
- Điều chỉnh chiến lược Omni-channel dựa trên dữ liệu thu thập được.
2 Triển khai chiến lược:
● Phát triển website:
- Giao diện đẹp mắt, dễ sử dụng.
- Cung cấp đầy đủ thông tin về sản phẩm, dịch vụ, quy trình đặt hàng - Hỗ trợ thanh toán trực tuyến.
- Tận dụng các trang về cửa hàng trưng bày để quảng bá về sản phẩm, dịch vụ mới
● Mở rộng kênh bán lẻ
- Tạo điểm tiếp xúc trực tiếp với khách hàng mục tiêu qua các cửa hàng bán lẻ mở rộng từ cửa hàng trưng bày hiện có Khách hàng có thể đến trực tiếp các
Trang 9cửa hàng bán lẻ để tham quan, trải nghiệm sản phẩm và nhận hỗ trợ tư vấn khách hàng về sản phẩm.
● Tích hợp kênh trực tuyến và offline nhằm tạo ra trải nghiệm mua hàng tiện lợi cho khách hàng.
● Tham gia mạng xã hội
- Tăng độ nhận diện và quảng bá đến với khách hàng qua các nền tảng mạng xã hội phổ biến như Facebook, Tiktok…
- Không chỉ quảng bá sản phẩm mà còn chia sẻ nội dung hữu ích về ngành dệt may, sản phẩm của công ty.
- Tương tác với khách hàng, giải đáp thắc mắc thường xuyên với đội ngũ chăm sóc khách hàng.
● Gửi email marketing:
- Xây dựng danh sách email khách hàng.
- Gửi email marketing giới thiệu sản phẩm mới, chương trình khuyến mãi, cập nhật tình trạng đơn hàng.
● Mở gian hàng trên sàn thương mại điện tử:
Trang 10- Chọn sàn thương mại điện tử phù hợp với thị trường mục tiêu, phổ biến như Shopee, Lazada,
- Cung cấp thông tin sản phẩm đầy đủ, chính xác.
- Tham gia các chương trình khuyến mãi của sàn thương mại điện tử.
● Đầu tư vào hệ thống OMS và CRM:
- OMS là từ viết tắt của cụm từ Order Management System hiểu là hệ thống
quản lý đơn hàng Hệ thống này hoạt động thông qua sự liên kết của các máy
tính với nhau nhằm mục đích là nhập dữ liệu và theo dõi xử lý các đơn hàng
đến từ nhiều kênh thông tin khác nhau.
- CRM là chữ viết tắt của Customer Relationship Management (Quản lý quan hệ khách hàng crm) Là tập hợp nhiều hoạt động trong tất cả các khâu Marketing – Bán hàng – Chăm sóc khách hàng giúp công ty hình thành và phát triển mối quan hệ với khách hàng nhằm mang lại các lợi ích cả về mối quan hệ với khách hàng, hiệu quả kinh doanh và thương hiệu doanh nghiệp.
- Lựa chọn hệ thống phù hợp với nhu cầu và ngân sách của công ty - Đào tạo nhân viên sử dụng hệ thống hiệu quả.
Trang 113 Đào tạo nhân viên:
- Nâng cao kỹ năng bán hàng, chăm sóc khách hàng.
- Chế độ đãi ngộ phù hợp, phụ cấp, chăm sóc về mặt tinh tinh thần - Đào tạo nhân viên hiểu rõ về sản phẩm và các công cụ Omni-channel.
V.Lợi ích:
- Nâng cao hiệu quả hoạt động, giảm chi phí vận hành.
- Mở rộng thị trường, tiếp cận khách hàng tiềm năng, không chỉ là xuất khẩu mà còn hướng đến những starup trẻ hay những doanh nghiệp nhỏ lẻ trong nước - Nâng cao chất lượng dịch vụ, tăng sự hài lòng của khách hàng Đáp ứng tất cả
các mẫu mã theo xu hướng hiện tại
- Củng cố thương hiệu, nâng cao vị thế cạnh tranh với những doanh nghiệp may gia công khác ở Việt Nam như công ty cổ phần may Việt Tiến, …
VI Kết luận:
Việc triển khai Omni-channel là xu hướng tất yếu của ngành dệt may gia công trong thời đại công nghệ số Công ty Dệt May 29/3 cần xây dựng chiến lược Omni-channel
Trang 12phù hợp để nâng cao hiệu quả hoạt động, mở rộng thị trường, hướng đến nhiều đối tượng khách hàng mục tiêu và tăng doanh thu theo thời gian.