Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần đầu tư phát triển vicenza

75 0 0
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần đầu tư phát triển vicenza

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

i TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH SINH VIÊN: NGUYỄN THỊ HIẾU MÃ SV: 1964030007 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Chuyên ngành: Tài chính ngân hàng Mã ngành: 403 “Giải pháp

Trang 1

i

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC

KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

SINH VIÊN: NGUYỄN THỊ HIẾU MÃ SV: 1964030007

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Chuyên ngành: Tài chính ngân hàng

Mã ngành: 403

“Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần đầu tư phát triển Vicenza”

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: THS NGUYỄN NGÂN HÀ

Thanh Hóa, tháng 05 năm 2023

Trang 2

ii

LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan đề tài “Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần đầu tư phát triển Vicenza” là công trình nghiên cứu độc lập được thực hiện dưới sự hướng dẫn của Ths Nguyễn Ngân Hà Đề tài chưa được công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào Các số liệu, nội dung được trình bày trong nghiên cứu là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, hợp lệ và đảm bảo tuân thủ các quy định về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ

Em xin chịu trách nhiệm về toàn bộ nội dung

Trang 3

iii

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành báo cáo của mình, em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới Ths Nguyễn Ngân Hà - người đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình giúp đỡ và động viên cá nhân em trong suốt quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu này

Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giảng dạy chương trình chuyên ngành Tài chính Ngân hang tại trường Đại học Hồng Đức đã truyền dạy những kiến thức quý báu trong suốt quá trình em được học tập và nghiên cứu ở trường Những kiến thức này không chỉ hữu ích đối với việc trình bày báo cáo mà còn giúp em rất nhiều trong công việc và nghiên cứu khoa học

Em xin cảm ơn các thầy, cô trong hội đồng khoa học đã đóng góp những ý kiến góp ý có ý nghĩa rất quan trọng để em có thể hoàn thiện đề tài này

Trong quá trình nghiên cứu và tìm hiểu thực tế, em xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc, các phòng ban cùng các anh chị đang công tác tại Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển VICENZA đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong quá trình thu thập số liệu để em hoàn thành báo cáo

Trong suốt quá trình thực hiện, còn thiếu sót về kiến thức cũng như hạn chế về thời gian nên không thể tránh khỏi những sai sót Vì vậy, em rất mong nhận được những góp ý và hướng dẫn của quý thầy cô để báo cáo được hoàn thiện tốt hơn

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 4

iv

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

3.1 Đối tượng nghiên cứu 2

3.2 Phạm vi nghiên cứu 2

4 Phương pháp nghiên cứu 2

5 Kết cấu đề tài thực tập 2

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI DOANH NGHIỆP 3

1.1 Tổng quan về vốn kinh doanh của doanh nghiệp 3

1.1.1 Khái niệm vốn kinh doanh 3

1.1.2 Đặc trưng của vốn kinh doanh 4

1.2 Phân loại vốn kinh doanh của doanh nghiệp 5

1.2.1 Vốn cố định 5

1.2.1 Vốn lưu động 6

1.3 Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của DN 8

1.3.1 Khái niệm về hiệu quả sử dụng vốn 8

1.3.2 Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp 10

1.4 Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn 11

1.4.1 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn 12

1.4.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định 12

1.4.3 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động 13

Trang 5

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN VICENZA 20

2.1 Khái quát chung về Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển VICENZA 20

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 20

2.1.2 Cơ cấu tổ chức 21

2.1.3 Chức năng nhiệm vụ của doanh nghiệp 23

2.1.4 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển VICENZA 24

2.2 Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển VICENZA 26

2.2.1 Tình hình sử dụng vốn và nguồn vốn của công ty 26

2.2.2 Tình hình sử dụng vốn lưu động của Công ty 36

2.3 Đánh giá chung về hoạt động sử dụng vốn kinh doanh của Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển VICENZA 41

2.3.1 Những kết quả đã đạt được 41

2.3.2 Những hạn chế còn tồn tại 43

2.3.3 Nguyên nhân của những hạn chế 46

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN VICENZA 47

3.1 Định hướng phát triển của công ty trong thời gian tới 47

3.1.1 Xác định rõ mục tiêu của quản lý tài chính trong từng giai đoạn 47

3.1.2 Phân tích tài chính 47

3.1.3 Thực hiện tốt công tác hoạch định tài chính 48

3.1.4 Quản lý tốt vốn sản xuất kinh doanh 49

3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển VICENZA 49

Trang 6

vi

3.2.1 Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định 49

3.2.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động 51

3.3.3 Giải pháp về huy động vốn nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn 56

Trang 8

viii

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1 Bảng phân tích cơ cấu tài sản 26

Bảng 2.2 Bảng nguồn vốn của Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển VICENZA 28

Bảng 2.3 Đánh giá chỉ tiêu tài chính 29

Bảng 2.4 Tình hình sử dụng tổng vốn 30

Bảng 2.5 Hiệu quả sử dụng vốn cố định 33

Bảng 2.6 Hiệu quả sử dụng vốn lưu động 37

Trang 9

1

LỜI NÓI ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài

Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn (HQSDV) của doanh nghiệp được đánh giá là mục tiêu quan trọng hàng đầu đối với mọi doanh nghiệp Hiệu quả sử dụng vốn chịu tác động của nhiều nhân tố khác nhau, bao gồm cả nhân tố vĩ mô và nhân tố vi mô thuộc về doanh nghiệp Để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp cần xây dựng hệ thống các chỉ tiêu đo lường và đánh giá hiệu quả sử dụng vốn, am hiểu cơ chế tác động của các nhân tố đến hiệu quả sử dụng vốn, từ đó, đưa ra các biện pháp đúng để cải thiện hiệu quả sử dụng vốn

Doanh nghiệp đầu tư thương mại có vai trò quan trọng trong nền kinh tế: tạo công ăn việc làm; đóng góp vào tổng giá trị sản phẩm quốc gia cũng như ngân sách nhà nước Để các doanh nghiệp đầu tư thương mại có thể hoạt động hiệu quả cần coi trọng công tác huy động, sử dụng và phân bổ nguồn lực tài chính Làm thế nào để nâng cao hiệu suất hoạt động, cải thiện khả năng thanh toán, nâng cao khả năng sinh lời, từ đó nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp đầu tư thương mại là một vấn đề sống còn trong bối cảnh hiện nay

Trong những năm qua, do ảnh hưởng của dịch bệnh cùng sự suy thoái kinh tế và cạnh tranh gay gắt từ các đối thủ cạnh tranh, hiệu quả sử dụng vốn của Công ty cổ phần đầu tư phát triển Vicenza còn tồn tại một số hạn chế như: (1) Lượng hàng tồn kho cao, vòng quay hàng tồn kho thấp; (2) khoản phải thu cao dẫn đến tình trạng bị chiếm dụng vốn; (3) Khả năng sinh lời của tổng tài sản, sinh lời theo vốn chủ thấp do đó hiệu quả sử dụng vốn của Công ty khá thấp

Xuất phát từ thực tiễn trên em đã chọn đề tài: “Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần đầu tư phát triển Vicenza” làm đề

tài nghiên cứu phục vụ cho quá trình thực hiện chuyên đề khóa luận của mình

2 Mục đích nghiên cứu

Hệ thống hoá lý luận cơ bản về hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty cổ phần đầu tư phát triển Vicenza

Phân tích thực trạng hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty cổ phần đầu tư phát triển Vicenza

Trang 10

2

Đề xuất một số giải pháp nâng cao sử dụng vốn tại Công ty cổ phần đầu tư phát triển Vicenza

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần đầu tư phát triển Vicenza

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Về không gian: Công ty cổ phần đầu tư phát triển Vicenza Về thời gian: Số liệu trong giai đoạn 2020 - 2022

4 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài dựa trên hai phương pháp phân tích là Phương pháp so sánh và Phương pháp phân tích tỷ lệ

- Phương pháp phân tích tỷ lệ: phương pháp này dựa trên ý nghĩa chuẩn mực các tỷ lệ của đại lượng tài chính trong các quan hệ tài chính Sự biến đổi các tỷ lệ, cố nhiên là sự biến đổi của các đại lượng tài chính Về nguyên tắc, phương pháp tỷ lệ yêu cầu phải xác định được các ngưỡng, các định mức để nhận xét, đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp, trên cơ sở so sánh các tỷ lệ của doanh nghiệp với giá trị các tỷ lệ tham chiếu

- Phương pháp so sánh: để áp dụng phương pháp so sánh cần phải đảm bảo các điều kiện so sánh được của các chỉ tiêu tài chính (thống nhất về không gian, thời gian, nội dung, tính chất và đơn vị tính toán ) và theo mục đích phân tích mà xác định gốc so sánh Gốc so sánh được chọn là gốc về thời gian hoặc không gian, kỳ phân tích được chọn là kỳ báo cáo hoặc kỳ kế hoạch, giá trị so sánh có thể được lựa chọn bằng số tuyệt đối, số tương đối hoặc số bình quân

5 Kết cấu đề tài thực tập

Đề tài bao gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp

Chương 2: Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần đầu tư phát triển Vicenza

Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty cổ phần đầu tư phát triển Vicenza

Trang 11

3

CHƯƠNG 1:

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI DOANH NGHIỆP

1.1 Tổng quan về vốn kinh doanh của doanh nghiệp

1.1.1 Khái niệm vốn kinh doanh

Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 1-VAS1: “Vốn là toàn bộ nguồn lực do doanh nghiệp kiểm soát và có thể thu được lợi ích kinh tế trong tương lai” Lợi ích kinh tế trong tương lai của vốn là tiềm năng làm tăng nguồn tiền và các khoản tương đương tiền của doanh nghiệp hoặc làm giảm bớt các khoản tiền mà doanh nghiệp phải chi ra Vốn được ghi nhận trong bảng cân đối kế toán khi doanh nghiệp có khả năng chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai và giá trị của vốn đó được xác định một cách đáng tin cậy

Các điều kiện để được ghi nhận là vốn:

- Là các nguồn lực mà doanh nghiệp sở hữu và có quyền kiểm soát - Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai

- Giá trị của vốn đó được xác định một cách đáng tin cậy

Trong nền kinh tế thị trường, muốn tiến hành bất kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh nào cũng đều cần phải có vốn kinh doanh Nguồn vốn này dùng để mua sắm các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất như: sức lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động Hàng hóa, dịch vụ được tạo ra và tiêu thụ trên thị trường nhờ quá trình tác động của sức lao động và đối tượng lao động thông qua tư liệu lao động Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, vốn kinh doanh luôn vận động và tồn tại dưới nhiều hình thái khác nhau như vậy để đảm bảo sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, doanh thu thu được phải bù đắp tất cả các chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra và phải có lãi nên số vốn được bỏ ra ban đầu không chỉ được bảo toàn mà còn được tăng thêm

Như vậy có thể hiểu vốn kinh doanh của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ giá trị tài sản được huy động và sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm mục đích sinh lời

Trang 12

4

Vốn kinh doanh là lượng tiền vốn nhất định cần thiết ban đầu nhằm đảm bảo cho các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất kinh doanh Vốn kinh doanh của doanh nghiệp thương mại là biểu hiện của toàn bộ tài sản hữu hình và vô hình được đầu tư vào kinh doanh nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm:

Tài sản hiện vật: Nhà kho, máy móc, dây chuyền…

Tiền Việt Nam đồng, ngoại tệ, vàng và đá quý, tiền gửi ngân hàng

Bằng sáng chế, bản quyền…

1.1.2 Đặc trưng của vốn kinh doanh

Vốn phải gắn liền với chủ sở hữu nhất định và phải được quản lý chặt chẽ Trong môi trường kinh doanh cạnh tranh khốc liệt như hiện nay không thể có đồng vốn vô chủ hay việc sử dụng lãng phí và kém hiệu quả đồng vốn Chỉ khi muốn được gắn chặt với một chủ sở hữu thì nó mới được chi tiêu một cách hợp lý và mang lại hiệu quả

Vốn là một loại hàng hóa đặc biệt có giá trị và sử dụng Những người có vốn không sử dụng đến có thể đưa vào thị trường để cho những người cần vốn vay và phải trả tỷ lệ lãi nhất định gọi là chi phí sử dụng vốn Giá trị sử dụng vốn còn được thể hiện ở chỗ nếu được sử dụng một cách hợp lý và hiệu quả vốn không chỉ được bảo toàn mà còn tạo ra một giá trị lớn hơn số vốn ban đầu

Vốn phải được tích tụ và tập trung đến một quy mô nhất định mới có thể phát huy hết khả năng sinh lời trong hoạt động sản xuất kinh doanh Vì vậy các doanh nghiệp không chỉ tập trung vào khai thác hết các tiềm năng của vốn mà còn tìm mọi cách để huy động, thu hút vốn từ các nguồn khác nhau trên thị trường vốn như liên doanh, kêu gọi góp vốn hay phát hành cổ phiếu

Vốn có giá trị về mặt thời gian nên khi tiến hành bất kỳ một hoạt động sản xuất kinh doanh nào cũng phải tính đến yếu tố thời gian của vốn Sức mua của đồng tiền ở các thời điểm là khác nhau do ảnh hưởng của nhiều yếu tố như giá cả lạm phát vì vậy xem xét đến yếu tố thời gian của vốn là rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Vốn kinh doanh vận động không ngừng tạo nên sự tuần hoàn liên tục giữa quá trình sản xuất và tái sản xuất trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Trang 13

5

Kỳ luân chuyển vốn có thể bằng hoặc dài hơn chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp Do luân chuyển không ngừng mà tại một thời điểm bất kỳ trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, vốn kinh doanh có thể tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau

1.2 Phân loại vốn kinh doanh của doanh nghiệp

Để quá trình quản lý và sử dụng vốn trở nên dễ dàng thuận lợi và đạt hiệu quả cao, các doanh nghiệp phải phân loại vốn thành các loại khác nhau tuỳ theo mục đích là loại hình của từng doanh nghiệp Tuy nhiên theo cách phân loại chung thì vốn được chia thành hai loại: Vốn cố định và Vốn lưu động

1.2.1 Vốn cố dịnh

1.2.1.1 Khái niệm về vốn cố định

Trong nền kinh tế thị trường để có được các tài sản cố định cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phải đầu tư ứng trước một lượng vốn tiền tệ nhất định Số vốn doanh nghiệp ứng ra để hình thành nên tài sản cố định được gọi là vốn cố định của doanh nghiệp

Vốn cố định là số vốn đầu tư ứng trước ra để mua sắm, xây dựng các tài sản cố định nên quy mô vốn cố định của doanh nghiệp lớn hay nhỏ sẽ quyết định đến quy mô và tính chất đồng bộ của tài sản cố định, ảnh hưởng rất lớn đến trình độ trang bị kỹ thuật và công nghệ sản xuất, năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Mặt khác, trong quá trình tham gia vào hoạt động kinh doanh, vốn cố định thực hiện chu chuyển của nó Sự chu chuyển này của vốn cố định chịu sự chi phối rất lớn bởi đặc điểm kinh tế kỹ thuật của tài sản cố định

1.2.1.2 Đặc điểm chu chuyển của vốn cố định

Trong quá trình tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh, vốn cố định chu chuyển giá trị dần dần từng phần và được thu hồi giá trị từng phần sau mỗi chu kỳ kinh doanh

Vốn cố định tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh mới hoàn thành một vòng chu chuyển

Trong quá trình tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh, tài sản cố định bị hao mòn, giá trị của tài sản cố định chuyển dần dần từng phần vào giá trị sản

Trang 14

6

phẩm Theo đó, vốn cố định cũng được tách ra làm hai phần: Một phần sẽ gia nhập vào chi phí sản xuất (Dưới hình thức chi phí khấu hao) tương ứng với phần hao mòn của tài sản cố định, phần còn lại của vốn cố định được “Cố định” trong tài sản cố đinh Trong các chu kỳ sản xuất tiếp theo, nếu như phần vốn luân chuyển được dần dần tăng lên thì phần vốn “Cố định” lại dần dần giảm đi tương ứng với mức giảm dần giá trị sử dụng của tài sản cố định Kết thúc sự biến thiên nghịch chiều đó cũng là lúc tài sản cố định hết thời gian sử dụng và vốn cố định hoàn thành một vòng chu chuyển

Vốn cố định chỉ hoàn thành một vòng chu chuyển khi tái sản xuất được tài sản cố định về mặt giá trị -tức là khi thu hồi đủ tiền khấu hao tài sản cố định

1.2.1 Vốn lưu động

1.2.1.1 Khái niệm

Dưới góc độ các yếu tố sản xuất, TSLĐ sản xuất bao gồm các loại như nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế đang trong quá trình dự trữ sản xuất và các loại sản phẩm dở dang, bán thành phẩm đang trong quá trình sản xuất.Còn TSLĐ lưu thông bao gồm các loại tài sản đang nằm trong quá trình lưu thông như thành phẩm trong kho chờ tiêu thụ, các khoản phải thu, vốn bằng tiền.Trong quá trình kinh doanh, TSLĐ sản xuất và TSLĐ lưu thông luôn vận động, chuyển hóa, thay thế đổi chỗ cho nhau, đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được diễn ra nhịp nhàng, liên tục

Để hình thành các TSLĐ, doanh nghiệp phải ứng ra một số vốn tiền tệ nhất định để mua sắm các tài sản đó, số vốn này được gọi là vốn lưu động của doanh nghiệp Từ những vấn đề trên, có thể định nghĩa về vốn lưu động như sau: Vốn lưu động là toàn bộ số tiền ứng trước mà doanh nghiệp bỏ ra để đầu tư hình thành nên các TSLĐ thường xuyên cần thiết cho hoạt

động SXKD của doanh nghiệp Nói cách khác, vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền của các TSLĐ trong doanh nghiệp

Vốn lưu động còn là công cụ phản ánh và đánh giá quá trình vận động của vật tư, đó là sự phản ánh quá trình mua sắm, dữ trữ, sản xuất, tiêu thụ của doanh nghiệp, nhìn chung VLĐ nhiều hay ít phản ánh số lượng vật tư, hàng hóa dự trữ

Trang 15

7

ở các khâu nhiều hay ít, mặt khác VLĐ luân chuyển nhanh hay chậm phản ánh số lượng vật tư tiết kiệm hay lãng phí, thời gian nằm ở khâu sản xuất và lưu thông có hợp lý không Bởi vậy thông qua tình hình luân chuyển VLĐ còn có thể đánh giá một cách kịp thời đối với các khía cạnh mua sắm, dự trữ và tiêu thụ của doanh nghiệp

1.2.1.2 Đặc điểm

Qua một chu kỳ sản xuất, kinh doanh vốn lưu động chuyển hoá thành nhiều hình thái khác nhau Đầu tiên khi tham gia vào quá trình sản xuất vốn lưu động thể hiện dưới trạng thái sơ khai của mình là tiền tệ, qua các giai đoạn nó dần chuyển thành các sản phẩm dở dang hay bán thành phẩm Giai đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh vốn lưu động được chuyển hoá vào sản phẩm cuối cùng Khi sản phẩm này được bán trên thị trường sẽ thu về tiền tệ hay hình thái ban đầu của vốn lưu động

Để sử dụng vốn có hiệu quả, doanh nghiệp cần phải hiểu thấu đáo các đặc trưng của vốn lưu động Vốn lưu động có những đặc trưng cơ bản sau:

T n t, do các TSLĐ có thời gian sử dụng ngắn nên vốn lưu động cũng

luân chuyển nhanh

T i, hình thái biểu hiện của vốn lưu động cũng luôn thay đổi qua các

giai đoạn trong quá trình sản xuất kinh doanh:

T kết thúc mỗi chu kỳ kinh doanh, giá trị của vốn lưu động được

chuyển dịch toàn bộ, một lần vào giá trị sản phẩm hàng hóa, dịch vụ sản xuất ra và được bù đắp lại khi doanh nghiệp thu được tiền bán sản phẩm hàng hóa, dịch vụ

T t , quá trình vận động diễn ra thường xuyên, liên tục và được lặp lại sau

mỗi chu kỳ kinh doanh, tạo thành vòng tuần hoàn, chu chuyển của vốn lưu động

Trang 16

8

T n m, quá trình vận động của vốn lưu động là một chu kỳ khép kín từ

hình thái này sang hình thái khác rồi trở về hình thái ban đầu với giá trị lớn hơn giá trị ban đầu Chu kỳ vận động của vốn lưu động là cơ sở đánh giá khả năng thanh toán và hiệu quả sản xuất kinh doanh của, hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp

1.3 Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của DN

1.3.1 Khái niệm về hiệu quả sử dụng vốn

Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ khai thác, sử dụng nguồn vốn của doanh nghiệp vào hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm mục đích sinh lợi tối đa với chi phí thấp nhất

Hiệu quả sử dụng vốn được lượng hoá thông qua hệ thống các chỉ tiêu về khả năng sinh lời, khả năng thanh khoản, hiệu quả sử dụng tài sản, cơ cấu vốn, vòng quay hàng tồn kho, kỳ thu tiền bình quân Nó phản ánh quan hệ giữa đầu ra và đầu vào của quá trình sản xuất kinh doanh thông qua thước đo tiền tệ hay cụ thể là mối quan hệ giữa kết quả thu được với chi phí bỏ ra để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh Kết quả thu được càng cao so với chi phí vốn bỏ ra thì hiệu quả sử dụng vốn càng cao Do đó doanh nghiệp muốn đạt được mục tiêu tăng trưởng và tối đa hoá giá trị doanh nghiệp cần phải đặt vấn đề nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lên hàng đầu Tuy nhiên, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn không phải là một nhiệm vụ đơn giản, trước khi tìm ra các giải pháp thực hiện doanh nghiệp cần phải giải quyết được các vấn đề cơ bản sau:

- Phải khai thác nguồn lực vốn một cách triệt để, không để vốn nhàn rỗi, lãng phí, sử dụng vốn đúng mục đích, tiết kiệm có nghĩa là doanh nghiệp phải xác định được thời điểm bỏ vốn, quy mô bỏ vốn sao cho đem lại hiệu quả cao nhất với chi phí thấp nhất

- Doanh nghiệp cần phải có chiến lược sản xuất kinh doanh, có kế hoạch quản lý phân bổ sử dụng vốn một cách hợp lý và quan trọng là phải luôn huy động, đầu tư thêm để mở rộng qui mô sản xuất và lĩnh vực hoạt động

- Đây là những yếu tố có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp liên quan đến vấn đề bảo toàn và phát triển vốn của doanh nghiệp

Trang 17

9

Thực hiện được những yêu cầu trên tức là doanh nghiệp đã tìm ra một nửa trong số các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn

Bất kỳ hoạt động nào của con người, hoạt động nói chung và hoạt động kinh doanh nói riêng, đều mong muốn đạt được kết quả hữu ích cụ thể nào đó Tuy nhiên, kết quả đó được tạo ra ở mức nào, với giá nào là vấn đề cần xem xét vì nó phản ánh chất lượng của hoạt động tạo ra kết quả Mặt khác, nhu cầu tiêu dùng của con người bao giờ cũng lớn hơn khả năng tạo ra sản phẩm của họ Bởi vậy, con người quan tâm tới việc làm sao với khả năng hiện có lại làm ra được nhiều sản phẩm nhất Từ đó nảy sinh vấn đề phải xem xét, lựa chọn cách nào để đạt được kết quả lớn nhất Chính vì thế, khi đánh giá hoạt động kinh doanh không chỉ dừng lại ở việc đánh giá kết quả mà còn đánh giá chất lượng hoạt động tạo ra kết quả đó Như vậy hiệu quả kinh doanh khác với kết quả kinh doanh và có mối quan hệ chặt chẽ với kết quả kinh doanh

Không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh nói chung và hiệu quả sử dụng vốn nói riêng không chỉ là mối quan tâm hàng đầu của bất kỳ xã hội nào mà còn là mối quan tâm của bất kỳ ai, bất kỳ doanh nghiệp nào khi thực hiện kinh doanh Nâng cao hiệu quả kinh doanh cũng là vấn đề bao trùm toàn bộ công tác quản lý kinh tế; bởi vì suy cho cùng, quản lý kinh tế là để đảm bảo tạo ra kết quả và hiệu quả cao nhất của mọi quá trình, mọi giai đoạn, mọi hoạt động kinh doanh Tất cả những cải tiến, những đổi mới về nội dung, phương pháp và biện pháp áp dụng trong quản lý chỉ thực sự có ý nghĩa khi và chỉ khi làm tăng được kết quả kinh doanh mà qua đó làm tăng hiệu quả kinh doanh

Điều kiện để doanh nghiệp tồn tại và phát triển trong sự cạnh tranh khốc liệt của nền kinh tế thị trường là phải sử dụng toàn bộ vốn và nguồn vốn của doanh nghiệp sao cho có được hiệu quả cao nhất Theo cách hiểu đơn giản thì sử dụng có hiệu quả vốn có nghĩa là với một lượng tiền nhất định bỏ vào hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ mang lại lợi nhuận cao nhất làm cho đồng vốn không ngừng sinh sôi nảy nở hay nói cách khác hiệu quả sử dụng vốn là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng vốn của doanh nghiệp để đạt được kết quả cao nhất trong quá trình kinh doanh với tổng chi phí thấp nhất

Trang 18

10

Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn là biện pháp quan trọng để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, có thể được hiểu theo hai khía cạnh:

• Với số vốn hiện có, có thể sản xuất ra số lượng sản phẩm lớn hơn với chất lượng tốt hơn, giá thành hạ để tăng thêm lợi nhuận cho doanh nghiệp

• Đầu tư thêm vốn một cách thích hợp nhằm mở rộng quy mô sản xuất để làm tăng thêm doanh số tiêu thụ với yêu cầu đảm bảo tốc độ tăng lợi nhuận phải lớn hơn tốc độ tăng của vốn

Như vậy, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn là đi tìm biện pháp làm sao với chi phí sử dụng vốn cho hoạt động kinh doanh ít nhất nhưng hiệu quả đạt được ở mức cao nhất Thực chất hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh cũng được xác định bằng cách so sánh giữa kết quả đạt được (doanh thu, lợi nhuận…) với các chi phí bỏ ra trong các chi phí đó chi phí về vốn là chủ yếu Hiệu quả sử dụng vốn và nguồn vốn là chỉ tiêu biểu hiện một mặt của hiệu quả kinh doanh

1.3.2 Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp

Trong quá trình sản xuất kinh doanh, vốn, đặc biệt là vốn lưu động trong doanh nghiệp vận động liên tục và có những đặc điểm rất khác nhau Việc đồng vốn được bảo toàn và phát triển hay không là vấn đề sống còn đối với mỗi doanh nghiệp Nói cách khác, việc tăng cường công tác tổ chức và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp xuất phát từ một số lý do sau:

• Xuất phát từ mục tiêu hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là lợi nhuận

Bất kỳ một doanh nghiệp nào khi tiến hành sản xuất kinh doanh đều hướng tới mục tiêu này Lợi nhuận là khoản tiền chênh lệch giữa chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để đạt được thu nhập từ các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đưa lại Lợi nhuận là chỉ tiêu chất lượng tổng hợp liên quan đến tất cả các mặt trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, là nguồn tích lũy cơ bản để tái sán xuất mở rộng

Vậy doanh nghiệp có tồn tại và phát triển được hay không thì điều kiện quyết định là doanh nghiệp có tạo ra được lợi nhuận hay không Để đạt được

Trang 19

11

mục tiêu đó doanh nghiệp phải tự trang trải được mọi khoản chi phí và sản xuất như thế nào để đảm bảo kinh doanh có lãi, điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải quản lý vốn một cách chặt chẽ những vẫn phải đảm bảo đầu tư phát triển mở rộng sản xuất kinh doanh Lợi nhuận là đòn bẩy kinh tế quan trọng và việc thực hiện được chỉ tiêu lợi nhuận là điều kiện quan trọng đảm bảo cho tình hình tổ chức của doanh nghiệp được vững chắc

• Xuất phát từ vai trò và tầm quan trọng của vốn đối với quá trình sản xuất kinh doanh

Để có thể tổ chức hoạt động kinh doanh trước tiên doanh nghiệp cần có vốn Vì thế vốn là điều kiện quyết định ảnh hưởng xuyên suốt đến toàn bộ quá trình hoạt động sản xuất của doanh nghiệp, ngoài ra vốn còn là điều kiện để sử dụng các nguồn tiềm năng khác với mục đích phát triển kinh doanh, phục vụ cho quá trình tái sản xuất mở rộng Với vai trò đó đòi hỏi doanh nghiệp phải luôn quan tâm đến việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp mình

Tóm lại, việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn là điều tất yếu trong điều kiện nền kinh tế thị trường đầy cạnh tranh khốc liệt hiện nay, điều này ý nghĩa hết sức quan trọng trong công tác quản lý tài chính của doanh nghiệp, và quyết định đến sự sống còn và tương lai phát triển của mỗi doanh nghiệp

1.4 Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn

Trong nền kinh tế thị trường, mục tiêu của các DN là thu được lợi nhuận cao Quá trình kinh doanh của DN cũng là quá trình hình thành và sử dụng vốn kinh doanh Vì vậy, hiệu quả sử dụng vốn được thể hiện ở số lợi nhuận DN thu được trong kỳ và mức sinh lời của một đồng vốn kinh doanh Xét trên góc độ sử dụng vốn, lợi nhuận thể hiện kết quả tổng thể của quá trình phối hợp tổ chức đảm bảo vốn và sử dụng vốn cố định, vốn lưu động của DN

Để đánh giá đầy đủ hơn hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh cần phải xem xét hiệu quả sử dụng vốn ở từng khâu, sử dụng nhiều chỉ tiêu để phân tích, đánh giá mức sinh lời của đồng vốn kinh doanh

Xuất phát từ mục tiêu đánh giá, các DN xác định và sử dụng các chỉ tiêu tài chính thích hợp Khi sử dụng các chỉ tiêu phản ánh mức sinh lời của vốn kinh

Trang 20

12

doanh, để so sánh giữa các DN khác nhau hay so sánh giữa các thời kỳ khác nhau, doanh nghiệp cần phải đảm bảo tính đồng nhất của chỉ tiêu:

1.4.1 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn

Hiệu quả sử dụng tổng vốn có ý nghĩa then chốt và quyết định sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp Các chỉ tiêu này phản ánh chất lƣợng và trình độ quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm:

 Hiệu su t sử dụng vốn kin do n

Hiệu su t sử dụng vốn kin do n =

Hiệu suất sử dụng tổng vốn cho biết một đồng vốn đƣợc doanh nghiệp đầu tƣ vào tài sản đem lại mấy đồng doanh thu thuần Hiệu suất sử dụng vốn càng lớn, trong các điều kiện khác không đổi có nghĩa là hiệu quả quản lý toàn bộ tài sản càng cao

 Tỷ su t lợi n uận vốn kin do n

Tỷ su t lợi n uận vốn kin do n =

Chỉ tiêu này cho biết có bao nhiêu đồng lợi nhuận đƣợc tạo ra khi doanh nghiệp bỏ ra một đồng vốn Chỉ tiêu này càng cao, chứng tỏ việc sử dụng vốn chủ sở hữu càng hiệu quả

1.4.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định

Hiệu quả sử dụng vốn cố định đƣợc đánh giá bằng nhiều chỉ tiêu, nhƣng phổ biến là hai chỉ tiêu sau đây:

 Hiệu su t sử dụng vốn cố địn

Hiệu su t sử dụng vốn cố địn =

Vốn kinh doanh bình quân

Doanh thu thuần

Doanh thu thuần

Vốn cố định bình quân trong kỳ Lợi nhuận sau thuế

Vốn kinh doanh bình quân

Trang 21

13

Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn cố định có thể tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu trong kỳ Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ hiệu suất sử dụng vốn cố định ngày càng cao

 Hàm l ợng vốn cố địn

Hàm l ợng vốn cố địn =

Là đại lượng nghịch đảo của chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn cố định Nó phản ánh để tạo ra một đồng doanh thu thì cần bao nhiêu đồng vốn cố định Chỉ tiêu này càng nhỏ chứng tỏ hiệu suất sử dụng vốn cố định càng cao

 Tỷ su t lợi n uận vốn cố địn

Tỷ su t lợi n uận vốn cố địn =

Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn cố định tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trong kỳ Chỉ tiêu này càng lớn, hiệu quả sử dụng vốn cố định càng cao

1.4.3 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động

Hiệu quả chung về sử dụng vốn lưu động được phản ánh qua các chỉ tiêu như sau:

 Hiệu su t sử dụng vốn l u động

Vòng quay sử dụng vốn l u động =

 Tỷ su t lợi n uận trên vốn l u động

Tỷ su t lợi n uận trên vốn l u động =

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn lưu động là một chỉ tiêu tổng hợp phản ánh một đồng vốn lưu động mang vào sản xuất kinh doanh trong kỳ sẽ đem lại bao

Doanh thu thuần

Vốn l u động bình quân trong kỳ Vốn cố định bình quân trong kỳ

Lợi nhuận sau thuế

Vốn l u động bình quân trong kỳ Lợi nhuận thuần

Doanh thu thuần

Vốn cố định bình quân trong kỳ

Trang 22

14

nhiêu đồng lợi nhuận Tỷ suất này càng cao thì hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng tốt và ngược lại

Trong quá trình sản xuất kinh doanh, vốn lưu động vận động không ngừng, thường xuyên qua các giai đoạn của quá trình tái sản xuất (dự trữ - sản xuất - tiêu thụ) Đẩy nhanh tốc độ của vốn lưu động sẽ góp phần giải quyết nhu cầu về vốn cho doanh nghiệp, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn Để xác định tốc độ luân chuyển của vốn lưu động, người ta thường sử dụng các chỉ tiêu như sau:

 Vòng qu y vốn l u động

Vòng qu y vốn l u động =

Vòng quay vốn lưu động phản ánh trong kỳ vốn lưu động quay được mấy vòng Nếu số vòng quay càng nhiều chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao

 Kỳ luân c uyển

Kỳ luân c uyển =

Chỉ tiêu này thể hiện, số ngày cần thiết cho vốn lưu động quay được một vòng Thời gian một vòng luân chuyển càng nhỏ thì tốc độ luân chuyển càng lớn Hiệu quả sử dụng vốn càng cao, số vốn tiết kiệm được càng nhiều

 Kỳ t u tiền ìn quân Kỳ t u tiền ìn quân =

Kỳ thu tiền bình quân phản ánh số ngày cần thiết để thu được các khoản phải thu Vòng quay các khoản phải thu càng lớn thì kỳ thu tiền càng nhỏ

 Vòng qu y àng tồn k o

Số vòng qu y àng tồn k o =

Vốn l u động bình quân Doanh thu thuần

Số vòng quay của vốn l u động trong kỳ

Trang 23

15

Vòng quay hàng tồn kho là số lần mà hàng hoá tồn kho bình quân luân chuyển trong kỳ Chỉ tiêu này phản ánh số vòng luân chuyển hàng tồn kho trong một thời kỳ nhất định Số vòng luân chuyển càng cao thì việc kinh doanh được đánh giá càng tốt, bởi lẽ doanh nghiệp chỉ đầu tư cho hàng tồn kho thấp mà vẫn đạt doanh số cao

 Vòng qu y các k oản p ải t u Vòng qu y các k oản p ải t u =

Vòng quay các khoản phải thu phản ánh tốc độ chuyển đổi các khoản phải thu thành tiền mặt của doanh nghiệp Vòng quay càng lớn, chứng tỏ tốc độ thu hồi

các khoản thu là tốt

1.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến thực trạng sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp

1.5.1 Nhân tố khách quan

a Nhân tố con ng ời

Con người là chủ thể tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh Do vậy nhân tố con người được thể hiện qua vai trò nhà quản lý và người lao động

b Khả n ng tài c ín

Nhân tố khả năng tài chính của doanh nghiệp bao gồm các yếu tố như: - Quy mô vốn đầu tư

- Khả năng huy động vốn ngắn hạn và dài hạn - Tính linh hoạt của cơ cấu vốn đầu tư

- Trình độ quản lý tài chính, kế toán của doanh nghiệp

Tài chính là yếu tố quan trọng, ảnh hưởng hầu như đến tất cả các lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp Quy mô vốn đầu tư và khả năng huy động vốn quyết định quy mô các hoạt động của công ty trên thị trường Nó ảnh hưởng đến việc nắm bắt các cơ hội kinh doanh lớn, mang lại nhiều lợi nhuận cho công ty Nó ảnh tới việc áp dụng các công nghệ hiện đại vào sản xuất kinh doanh, ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường

Số d ìn quân các k oản phải thu Doanh thu thuần

Trang 24

16

c Trìn độ trang bị kỹ thuật

Trình độ trang bị máy móc thiết bị hiện đại giúp cho công ty có giá thành sản xuất thấp, chất lượng sản phẩm cao Sản phẩm của công ty có sức cạnh tranh cao là một trong những nhân tố tác động làm tăng doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp đầu tư tràn lan, thiếu định hướng thì việc đầu tư này sẽ không mang lại hiệu quả như mong muốn Vì vậy, doanh nghiệp phải nghiên cứu kỹ về thị trường, tính toán kỹ các chi phí , nguồn tài trợ để có quyết định đầu tư vào máy móc thiết bị mới một cách đúng đắn

d Công tác quản lý, tổ ch c quá trình sản xu t kinh doanh

Quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp gồm các giai đoạn là mua sắm, dự trữ các yếu tố đầu vào, quá trình sản xuất và quá trình tiêu thụ Nếu công ty làm tốt các công tác quản lý, tổ chức trong quá trình này thì sẽ làm cho các hoạt động của mình diễn ra thông suốt, giảm chi phí tăng hiệu quả Một doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao khi mà đội ngũ cán bộ quản lý cuả họ là những người có trình độ và năng lực , tổ chức huy động và sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp một cách có hiệu quả

1.5.2 Những nhân tố chủ quan

Xác định nhu cầu vốn và sử dụng vốn kinh doanh:

Xác định đúng đắn nhu cầu vốn giúp cho quá trình sản xuất kinh doanh được diễn ra một cách thường xuyên, liên tục và tiết kiệm được chi phí sử dụng vốn Bởi vì, nếu thiếu vốn, doanh nghiệp sẽ không có đủ tiền để thanh toán với người cung ứng đầu vào, không có tiền trả lương cho người lao động từ đó sản xuất bị đình trệ, không sản xuất được hàng hoá đã ký kết với khách hàng dẫn đến mất tín nhiệm trong quan hệ mua bán Để giải quyết tình trạng đó, doanh nghiệp phải vay vốn ngoài kế hoạch với lãi suất cao làm tăng chi phí, giảm lợi nhuận Nhưng nếu xác định nhu cầu vốn khá cao sẽ gây nên tình trạng ứ đọng vốn, làm tăng chi phí sử dụng vốn góp phần làm tăng giá thành và giảm lợi nhuận của doanh nghiệp Điều này đòi hỏi các nhà quản lý phải xác định được cơ cấu đầu tư hợp lý góp phần thúc đẩy vốn trong các giai đoạn của quá trình sản xuất kinh doanh vận động nhanh, giảm được chi phí vốn, đồng thời hỗ trợ sản xuất diễn ra liên tục

Trang 25

17

Yếu tố chi phí:

Chi phí là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng vốn Chi phí tăng lên làm giá cả hàng hoá dịch vụ tăng lên, dẫn đến hàng tiêu thụ chậm, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn Do vậy các doanh nghiệp luôn phấn đấu giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh của hàng hoá trên thị trường Từ đó hàng hoá được tiêu thụ nhanh, tăng vòng quay sử dụng vốn, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh nói chung và hiệu quả sử dụng vốn nói riêng của doanh nghiệp

Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của ngành sản xuất kinh doanh:

Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của ngành sản xuất kinh doanh có ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp Mỗi ngành sản xuất kinh doanh có những đặc điểm khác nhau về mặt kinh tế kỹ thuật như: tính chất ngành nghề, tính thời vụ, chu kỳ sản xuất kinh doanh

Ảnh hưởng của tính chất ngành nghề tới hiệu quả sử dụng vốn thể hiện quy mô, cơ cấu vốn kinh doanh Quy mô, cơ cấu vốn khác nhau sẽ ảnh hưởng tới tốc độ luân chuyển vốn, tới phương pháp đầu tư, thể thức thanh toán, chi trả do đó ảnh hưởng tới doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp

Ảnh hưởng tính thời vụ và chu kỳ sản xuất thể hiện ở nhu cầu vốn và doanh thu tiêu thụ sản phẩm Những doanh nghiệp hoạt động trong ngành sản xuất có tính thời vụ thì nhu cầu vốn lưu động giữa các quý trong năm thường có sự biến động lớn, doanh thu bán hàng thường không được đều, tình hình thanh toán chi trả cũng gặp khó khăn, ảnh hưởng tới kỳ thu tiền bình quân, tới hệ số quay vòng vốn Do đó, ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp Những doanh nghiệp có chu kỳ sản xuất kinh doanh ngắn thì nhu cầu vốn giữa các thời kỳ trong năm thường không biến động lớn, doanh nghiệp thường xuyên thu được tiền bán hàng, điều đó giúp cho doanh nghiệp dễ dàng cân đối giữa thu chi bằng tiền và đảm bảo nguồn vốn cho kinh doanh, vốn được quay vòng nhiều lần trong năm Ngược lại, những doanh nghiệp sản xuất ra sản phẩm có chu kỳ sản xuất dài, phải ứng ra một lượng vốn lưu động tương đối lớn, vốn quay vòng ít

Lựa chọn phương án đầu tư:

Trang 26

18

Với chính sách mở của nền kinh tế, các doanh nghiệp có nhiều cơ hội để lựa chọn các dự án đầu tư Vấn đề là doanh nghiệp phải xem xét nên lựa chọn phương án nào, bởi vì quyết định đầu tư của doanh nghiệp có tính chiến lược, nó quyết định tương lai và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Việc ra quyết định đầu tư cần dựa trên cơ sở xem xét các chính sách kinh tế và định hướng của Nhà nước, thị trường và sự cạnh tranh, chi phí vay vốn và thuế trong kinh doanh, sự tiến bộ của khoa học công nghệ, độ vững chắc và tin cậy của đầu tư, khả năng tài chính của doanh nghiệp Bên cạnh quá trình lựa chọn phương án phù hợp, hiệu quả của vốn đầu tư phụ thuộc nhiều vào việc dự toán đúng đắn về vốn đầu tư Bởi vì, nếu đầu tư vốn quá mức hoặc đầu tư không đồng bộ sẽ dẫn đến tình trạng lãng phí vốn rất lớn cho doanh nghiệp Nếu đầu tư quá ít sẽ làm cho doanh nghiệp không đủ khả năng đáp ứng đủ các đơn đặt hàng, từ đó có thể mất thị trường do không đủ sản phẩm bán Hơn nữa, nếu doanh nghiệp không quyết định đầu tư, đổi mới trang thiết bị, đổi mới công nghệ sản xuất trong điều kiện cạnh tranh, doanh nghiệp có thể thua lỗ phá sản

Năng lực quản lý của doanh nghiệp:

Năng lực quản lý của doanh nghiệp thể hiện ở hai mặt : năng lực quản lý tài chính và năng lực quản lý sản xuất Trong quá trình sản xuất kinh doanh, nếu nhà quản lý doanh nghiệp không có những phương án sản xuất hữu hiệu, không bố trí hợp lý các khâu, các trình độ lao động, các giai đoạn sản xuất sẽ gây lãng phí nguồn lực, vốn, vật liệu Điều đó có nghĩa là năng lực quản lý của doanh nghiệp yếu kém và sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh nói chung và hiệu quả sử dụng vốn nói riêng Trong quản lý tài chính, nhà quản trị tài chính phải xác định được nhu cầu vốn kinh doanh, phải bố trí cơ cấu hợp lý, không để vốn bị ứ đọng, dư thừa, phải huy động đủ vốn cho sản xuất Nếu cơ cấu vốn không hợp lý, vốn đầu tư lớn các tài sản không sử dụng hoặc ít sử dụng, vốn trong quá trình thanh toán bị chiếm dụng sẽ làm tăng chi phí sản xuất, làm giảm khả năng luân chuyển vốn Điều đó có nghĩa là năng lực quản lý hành chính yếu kém và tất yếu ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn

Trang 27

19

Nói tóm lại, nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp thì có nhiều Tuỳ theo từng loại hình, lĩnh vực kinh doanh cũng như môi trường hoạt động của từng doanh nghiệp mà mức độ và xu hướng tác động của chúng có thể khác nhau Do đó, việc nhận thức đầy đủ các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn sẽ giúp doanh nghiệp có những biện pháp kịp thời, hữu hiệu để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tồn tại và đứng vững trong nền kinh tế thị trường

Trong Chương 1 tác giả đã trình bày khái quát về vốn, nguồn vốn, mối quan hệ giữa vốn và nguồn vốn, vai trò của vốn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Đồng thời cũng trình bày các lý luận cơ bản về việc phân tích hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp, bằng cách đưa ra hệ thống các chỉ tiêu đánh giá, phân tích các yếu tổ ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp

Vốn có vai trò rất quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp có ý nghĩa rất to lớn, thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của doanh nghiệp trong tương lai Qua các mục lý luận về vốn và phân tích hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp, tác giả đã đưa ra một số phương hướng nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp Cụ thể là đề xuất các hướng giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn tại Công ty

Trang 28

20

CHƯƠNG 2:

THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN VICENZA

2.1 Khái quát chung về Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển VICENZA

Đại diện theo pháp luật : Đỗ Đức Ty

Ngoài ra Đỗ Đức Ty còn đại diện các doanh nghiệp: Điện thoại : 0373853818

Ngày hoạt động : 12/06/2013

Lịch sử hình thành và phát triển:

Nhà máy gạch CERAMIC Thanh Hoá là đơn vị trực thuộc Công ty cổ phần xây dựng và đầu tư phát triển Thanh Hoá Được thành lập theo quyết định 347/ TCXD của Giám đốc sở xây dựng Thanh Hoá ngày 22/09/2000

Trong những năm đầu đi vào hoạt động Nhà máy đã gặp không ít những khó khăn dẫn đến tình trạng sản xuất kinh doanh thua lỗ Nhưng với sự nỗ lực không ngừng của bộ máy lãnh đạo cũng như của tập thể cán bộ, công nhân viên Nhà máy hoạt động của Nhà máy đã dần ổn định và có lãi

Tháng 10/2013 thành lập Công ty cổ phần đầu tư phát triển Vicenza Tháng 10/2014 Công ty Vicenza đầu tư dây chuyền 3 sản xuất gạch ốp lát cao cấp khổ lớn in kỹ thuật số, mài bóng công nghệ Nano với công suất 3 triệu m2/năm Thương hiệu Vicenza với chất lượng vượt trội, kiêu hãnh đặt chân vào phân khúc sản phẩm cao cấp của thị trường gạch ốp lát Việt Nam

Đến tháng 10/2017, công ty đã quyết định đầu tư thêm dây chuyền hiện đại sản xuất gạch ốp lát, Trong đó có 1 dây chuyền sản xuất gạch lát nền với công suất 4,5 triệu m2 được lắp đặt song song với dây chuyền đang sản xuất của

Trang 29

21

Công ty Vicenza Sản xuất các dòng sản phẩm Porcelain công nghệ in kỹ thuật số, mài bóng Nano với các kích thước đa dạng như: 600x600mm; 800x800mm; 1000x1000mm

Dây chuyền có tổng vốn đầu tư gần 500 tỷ đồng và đều sử dụng công nghệ, máy móc thiết bị hiện đại, tiên tiến nhất hiện nay Việc áp dụng công nghệ 4.0 vào trong vận hành, sản xuất tự động hóa 100% Các thiết bị được kết nối với nhau thông qua nền tảng công nghệ điện toán đám mây và được kết nối đến các thiết bị cầm tay như Smatphone, Notebook qua đó cán bộ quản lý có thể kiểm soát tình trạng hoạt động của dây chuyền 24/24 và kịp thời can thiệp khi có sự cố Dự án trên đều được thi công chưa đầy 7 tháng, với sự chỉ đạo sát sao của chủ tịch HĐQT cùng ban điều hành dự án và sự nỗ lực của hàng nghìn CBCNV có mặt tại công trường, hàng trăm hạng mục công trình hạ tầng kỹ thuật, hơn 100.000 m2 nhà xưởng và trên 16 nghìn tấn thiết bị đã được lắp đặt đảm bảo tiến độ, chất lượng Đến tháng 8/2018 dây chuyền đã đi vào hoạt động đưa tổng công suất của các Công ty cổ phần đầu tư phát triển Vicenza lên trên 8 triệu m2/năm tương đương 25.000 m2/ngày tăng 3 lần so với trước Sản phẩm VICENZA một lần nữa được nâng tầm chất lượng, đạt và vượt tiêu chuẩn châu Âu với nhiều mẫu mã đa dạng, phong phú, đáp ứng thị hiếu của người tiêu dung

Số dây chuyển sản xuất: 2 dây chuyền (1 dây chuyền công suất 3.000.000 m2/năm xây dựng năm 2014 và 1 dây chuyển công suất 4.500.000 m2/năm xây dựng năm 2017)

Sản lượng sản xuất hàng năm: 8 triệu m2/năm

2.1.2 Cơ cấu tổ chức

2.1.2.1 Sơ đồ bộ máy tổ ch c

Xuất phát từ đặc điểm, tình hình của Công ty cổ phần đầu tư phát triển Vicenza để đảm bảo tổ chức sản xuất kinh doanh có hiệu quả Công ty cổ phần đầu tư phát triển Vicenza gạch CERAMIC Thanh Hoá có tổ chức bộ máy quản lý như sau:

Trang 30

22

Hình 2.1: Cơ cấu bộ máy quản lý của CTCP Đầu tư Phát triển Vicenza

(Nguồn: Phòng tổ ch c hành chính CTCP Đầu t P át triển Vicenza) 2.1.2.2 Ch c n ng của các phòng ban

B n giám đốc: Có trách nhiệm quản lý vĩ mô và đưa ra các quyết định chỉ

đạo chung cho toàn Công ty cổ phần đầu tư phát triển Vicenza

Phòng tổ ch c - hành chính: Chịu trách nhiệm quản lý hồ sơ lý lịch của

cán bộ, công nhân viên toàn Công ty cổ phần đầu tư phát triển Vicenza; thực hiện các chính sách của Đảng và Nhà nước đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của công nhân viên trong Công ty cổ phần đầu tư phát triển Vicenza

Phòng kế toán: Thu thập, ghi chép, xử lý số liệu để cung cấp thông tin

kinh tế chính xác, kịp thời cho các đối tượng cần sử dụng thông tin

Phòng kinh doanh: Nghiên cứu và tìm hiểu thị trường, đánh giá thị trường

để đề xuất giá bán phù hợp với thị trường ở từng thời điểm và từng khu vực

Trang 31

23

Hàng tháng, lập kế hoạch tiêu thụ, tình hình thực hiện kế hoạch tiêu thụ, tình hình thu hồi công nợ, chi phí bán hàng ở các chi nhánh thị trường

Giám đốc sản xu t: Được Hội đồng quản trị Công ty và Giám đốc Công ty

cổ phần đầu tư phát triển Vicenza uỷ quyền điều hành sản xuất, chịu trách nhiệm trước Giám đốc Công ty cổ phần đầu tư phát triển Vicenza về toàn bộ phần việc được giao

Phòng kế hoạch kỹ thuật vật t : Chịu trách nhiệm về công tác quản lý, khai

thác nguyên vật liệu đầu vào, phụ tùng sửa chữa, thay thế Xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật và tiêu chuẩn kỹ thuật, định mức tiêu hao cho sản xuất Chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất đảm bảo được liên tục

Phòng Thí nghiệm - Công nghệ: Chịu trách nhiệm kiểm tra các nguyên vật

liệu, hoá chất, vật tư cho sản xuất và kết quả thử nghiệm lựa chọn nguyên vật liệu, hoá chất mới đề xuất mua nhập Lập và triển khai hướng dẫn các thông số công nghệ, quy trình công nghệ đối với các mẫu mã sản phẩm mới trên dây chuyền sản xuất đảm bảo năng suất, chất lượng, hiệu quả Phát triển mẫu mã mới, sản phẩm mới Kiểm tra chất lượng sản phẩm đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật, truy tìm nguồn gốc sản phẩm không phù hợp để có biện pháp xử lý

2.1.3 Chức năng nhiệm vụ của doanh nghiệp

2.1.3.1 Các c c n ng

Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển VICENZA có chức năng cung cấp các sản phẩm, dịch vụ như: Sản xuất giấy nhăn, bìa nhăn, bao bì từ giấy và bìa, Sản xuất một số vật liệu xây dựng, xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp

Ngoài ra công ty còn kinh doanh bán buôn nhiều sản phẩm khác nhau như: bán buôn phụ tùng, máy móc, thực phẩm, …

2.1.3.2 N iệm vụ

Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển VICENZA cam kết không ngừng nâng cao chất lượng, sản phẩm, dịch vụ nhằm thỏa mãn tối đa nhu cầu của khách hàng Tham gia kinh doanh đúng những ngành nghề đã đăng ký, nghiêm chỉnh chấp hành các quy định nhà nước, pháp luật và thuế Thực hiện tốt các hợp đồng

Trang 32

24

đã ký kết qua việc bàn giao sản phẩm đúng thời hạn, chất lượng sản phẩm phải qua kiểm định, Quản lý và sử dụng vốn, cơ sở vật chất theo đúng chế độ chính sách nhằm đạt được lợi nhuận tối đa và hiệu quả kinh tế xã hội cao nhất Nhanh chóng đổi mới quy trình công nghệ để thích ứng với yêu cầu của thị trường, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng sức cạnh tranh, giữ vững đà phát triển

2.1.3.3 Địn ớng phát triển

- Các mục tiêu chủ yếu của Công ty: Không ngừng phát triển, mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm phát triển bền vững công ty và tối đa hoá lợi nhuận của cổ đông, nâng cao giá trị thương hiệu công ty, cải thiện đời sống, điều kiện làm việc và tăng thu nhập cho người lao động, làm tròn nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước

- Chiến lược phát triển trung và dài hạn:

+ Đào tạo, nâng cao trình độ cán bộ công nhân viên cấp quản lý, nâng cao ý thức làm việc cũng như tay nghề của lực lượng người lao động

- Các mục tiêu phát triển bền vững (môi trường, xã hội và cộng đồng) và chương trình chính liên quan đến ngắn hạn và trung hạn của Công ty:

+ Tuân thủ theo quy định đối với việc bảo vệ môi trường, an toàn lao động, phòng chống cháy nổ, tạo công ăn việc làm và chế độ phúc lợi cho người lao động

+ Mở rộng ngành nghề kinh doanh phù hợp với lĩnh vực kinh doanh chính của Công ty

2.1.4 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển VICENZA

2.1.4.1 Ngành nghề kinh doanh

Ngành nghề kinh doanh chính của công ty bao gồm:

Sản xuất giấy nhăn, bìa nhăn, bao bì từ giấy và bìa

Sản xuất các sản phẩm để xây dựng: Gạch, khai thác đá, sỏi, đất sét,

2.1.4.2 Thị tr ờng các yếu tố đầu vào

Là một đơn vị sản xuất công nghiệp Do vậy, chi phí nguyên vật liệu thường chiếm tỷ trọng lớn (60%-70%) trong giá thành sản phẩm Nguyên vật liệu trực tiếp

Trang 33

25 bao gồm:

Nguyên liệu xương: Fenzit Thường Xuân, Kao lanh Thường Xuân, Sét Lang Chánh, Sét Tĩnh Gia

Nguyên vật liệu men, mầu: Frit trong, Frit đục, Kao lanh Phú Thọ, Trường thạch Phú Thọ, Trường thạch Ấn độ, Silica, Zircon, Oxit nhôm, chất điện giải, chất keo tụ, Bi Alumina, mầu các loại

Nhiên liệu than, dầu máy

Phụ tùng thay thế, sửa chữa: nắp cửa lò, tuyô máy nén khí, màng bơm, bánh vít, dây đai, tiếp điểm phụ, đai ngũ giác, đai thang, xích, nhông, dây curoa, guồng cánh quạt

Vật tư làm lưới: giấy ráp, vải lụa, keo Adamprene, dung môi pha keo, chổi quét keo, mút lau, chất rửa lưới pregan-NT9K, chất bắt sáng Ceracop 2300, chất bền lưới SK98, chất tẩy lưới Remove

Hoá chất: chất định vị, chống dính

Vật tư đóng gói sản phẩm: Vỏ hộp kín, băng keo, mực in, dao cắt, ba let chứa gạch, ke góc, dây nẹp

Nơi cung cấp:

Ceramin India PVT.Limited Trường thạch ấn độ Công ty cổ phần công nghệ Frit Phú Sơn Frit điều chỉnh (SE95) Công Ty CP Hoá Chất Sản Xuất Thương Mại Đức Lộc Thủy tinh lỏng (Silicate) Công ty CP TM dịch vụ và vận chuyển Bình Minh Than

Công ty Kinh Doanh Than Thanh Hóa Than Công ty TNHH Bảo Ngọc Nam Định Than

Công ty TNHH Long Giang Hà Nội Cao lanh lọc Phú Thọ (xương)

Công ty TNHH thiết bị gốm sứ Glisten Việt Nam STPP Xương Công ty TNHH TMDV Trường Thái Than

Công ty TNHH TORRECID Việt Nam Mực in

Công ty TNHH vận tải thương mại Sơn Nam Trường thạch An Bình

Trang 34

26

EXCELLENT TEC INTERNATIONAL LIMITED Men P59

Foshan Chemistry Import And Export Co., Limited Đất sét BC-002 JUNCERA CERAMICS LIMITED Zirconniums

KANIMAM IMPEX PVT LTD Trường thạch ấn độ TEAMFULL EXPRESS TRADING LIMITED Chất cứng xương FB-925

(Nguồn: Phòng Kế Toán CTCP Đầu t P át triển Vicenza)

Phương thức vận chuyển bằng đường bộ, đường biển Có nguyên liệu nhập trong nước, riêng men Zirconniums, sét Trung Quốc, Trường thạch ấn độ và chất cứng xương nhập ngoại

2.2 Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển VICENZA

2.2.1 Tình hình sử dụng vốn và nguồn vốn của công ty

2.2.1.1 Nguồn vốn của công ty

Dựa vào báo cáo tài chính của công ty qua các năm 2019, 2020, 2021 ta lập bảng phân tích cơ cấu tài sản như sau:

Bảng 2.1 Bảng phân tích cơ cấu tài sản

Trang 35

27

Qua bảng phân tích trên ta thấy tổng tài sản các năm từ năm 2020 đến 2022 tăng lên khá nhanh (tăng hơn 74 tỷ đồng) Điều đó có thể đánh giá rằng quy mô sản xuất kinh doanh của công ty ngày càng tăng lên, cơ sở vật chất kỹ thuật cũng được đầu tư đáng kể, đây là một trong những nhân tố tạo tiền đề để Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển VICENZAtồn tại và phát triển

TSLĐ và ĐTNH năm 2021, 2022 có xu hướng tăng so với năm 2020 trong khi đó TSCĐ và ĐTDH cũng có xu hướng tăng lên Chứng tỏ trong những năm gần đây công ty đã chú trọng vào đầu tư vào TSCĐ và ĐTDH Điều này sẽ làm cho công ty gặp nhiều thuận lợi trong quá trình sản xuất kinh doanh Vì TSCĐ là một yếu tố rất quan trọng quyết định lớn tới năng suất lao động, chất lượng sản phẩm Tuy đã được đầu tư khá nhiều, nhưng trang thiết bị của công ty vẫn cần nâng cấp hơn nữa để bảo đảm an toàn, tổn thất điện năng và nâng cao năng suất lao động của công nhân viên trong công ty Công ty cần tích cực trong việc tìm ra các giải pháp, tìm nguồn huy động vốn để đầu tư cho TSCĐ

Mặt khác, ta thấy TSLĐ và ĐTNH của công ty năm 2022 cũng tăng so với năm 2020 trong đó đáng kể nhất là sự tăng lên của các khoản phải thu và tồn kho Việc đầu tư này làm thay đổi kết cấu tài sản Điều này chứng tỏ vốn tồn đọng trong khâu dự trữ khá nhiều ảnh hưởng không tốt đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tài sản cố địng tăng và tài snả lưu động cũng tăng, tuy nhiên lại tăng do các khoản phải thu và tồn kho tăng lên Cơ cấu tài sản như vậy là chưa hợp lý, công ty cần cố các biện pháp để khắc phục, giải quyết việc ứ đọng vốn trong các khoản phải thu và tồn kho đồng thời đầu tư đổi mới trang thiết bị nhằm bảo đảm an toàn và giảm tổn thất điện năng trong quá trình cung cấp điện cũng như nâng cao năng suất lao động cho cán bộ công nhân viên trong công ty

Để đánh giá tính thích hợp trong việc quản lý sử dụng vốn thì ngoài cơ cấu tài sản của doanh nghiệp ta sẽ xem xét nguồn vốn của doanh nghiệp trong những năm gần đây:

Trang 36

28

Bảng 2.2 Bảng nguồn vốn của Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển VICENZA

Đơn vị: Tỷ đồng

Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Qua bảng phân tích trên ta thấy tổng nguồn vốn qua các năm 2021, 2022tăng nhiều hơn so với năm 2020 Nguồn vốn tăng nhanh là do nợ phải trả tăng nhanh, vốn chủ sở hữu cũng tăng nhưng không đáng kể Điều này chứng tỏ công ty đã đầu tư vào tài sản cố định chủ yếu dựa vào nguồn vốn vay nợ

Các khoản cấu thành nên nợ phải trả: Nợ ngắn hạn, nợ dài hạn và nợ khác trong đó nợ dài hạn và nợ khác giảm chỉ có nợ ngắn hạn tăng khá nhanh Như vậy chứng tỏ công ty đã huy động vốn vay ngắn hạn ngân hàng để đầu tư vào tài sản đáp ứng nhu cầu sản xuất: mua máy móc thiết bị điện, công cụ dụng cụ, trả lương cho công nhân viên nhằm đảm bảo quá trình kinh doanh án điện được liên tục

Nguồn vốn chủ sở hữu của công ty được hình thành chủ yếu từ vốn và quỹ nhưng trong vốn quỹ thì nguồn vốn kinh doanh và quỹ dự trữ, quỹ phát triển kinh doanh không biến động, điều này chứng tỏ trong năm khả năng tự đảm bảo về tài chính và mức độc lập của Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển VICENZA vẫn chưa hiệu quả

Trang 37

29

Như vậy, qua phân tích cơ cấu tài sản và sử dụng nguồn vốn của Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển VICENZAta thấy công ty có chú trọng đầu tư vào tài sản cố định và việc vay nợ ngắn hạn là để đầu tư vào khoản này Trong cơ cấu đầu tư vào tài sản lưu động thì đầu tư nhiều nhất là khoản phải thu và hàng tồn kho, do đó làm cho vốn của Công ty bị ứ đọng Trong khi nợ dài hạn trong năm giảm chứng tỏ việc đầu tư vào tài sản cố định ngày càng giảm đây là một dấu hiệu không tốt cho quá trình sản xuất kinh doanh của công ty trong tương lai vì việc đầu tư vào tài sản cố định là rất quan trọng, máy móc thiết bị có hiện đại thì mới có năng suất lao động cao và cho ra những sản phẩm tốt Do vậy, trong những năm tới công ty cần có kế hoạch, biện pháp điều chỉnh lại cho hợp lý hơn trong hoạt động sản xuất kinh doanh

Ngoài ra tình hình tài chính của doanh nghiệp còn thể hiện rã nét qua các chỉ tiêu tài chính sau:

Bảng 2.3 Đánh giá chỉ tiêu tài chính

Khả năng thanh toán hiện

Qua bảng phân tích ta thấy:

- Khả năng thanh toán hiện hành và khả năng thanh toán nhanh qua các năm đều khá cao đây là điều khá tôt đối với công ty, tuy nhiên nó đang có dấu hiệu giảm Điều này số nợ phải trả của công ty ngày càng tăng Công ty cần có những biện pháp khắc phục

- Hệ số nợ của công ty có xu hướng giảm tức là trong những năm gần đây công ty vẫn vay nợ nhưng ngày càng giảm

Ngày đăng: 28/03/2024, 16:07

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan