phân tích hình thức kế toán máy của ngân hàng agribank doc

8 390 1
phân tích hình thức kế toán máy của ngân hàng agribank doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Đất nước chúng ta phải chịu ảnh hưởng rất lớn bởi 2 cuộc chiến tranh chống giặc ngoại xâm (gần 100 năm đô hộ của thực dân Pháp và trên 20 năm chống Mỹ) một nước có tới 80% dân số sống bằng nông nghiệp, Đảng và Nhà nước ta có nhiều chính sách kinh tế quan trọng và đúng đắn nên đã thúc đẩy nền kinh tế đất nước tăng trưởng với tốc độ cao song vì xuất phát điểm kinh tế thấp nên vẫn tụt hậu nhiều so với các nước kinh tế phát triễn . Tình trạng nghèo đói không phải cá biệt mà là hiện tượng phổ biến, đặc biệt là ở các vùng nông thôn và miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa. Kết quả điều tra hộ nghèo theo chuẩn mực của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội năm 2003 cho thấy, ở nước ta có 1.901.000 hộ nghèo đói, trong đó có trên 60% hộ nghèo đói ở vùng nông thôn. Tích cực thực hiện công cuộc xoá đói giảm nghèo, thu hẹp dần khoảng cách mức sống giữa thành thị và nông thôn, xây dựng xã hội văn minh, thể hiện bản chất ưu việt của chế độ ta. Chính phủ đã cùng một số bộ, ngành đề ra nhiều chính sách giúp đỡ người nghèo khắc phục khó khăn, làm ăn có hiệu quả, góp phần xoá đói giảm nghèo, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo.Vì lí do đó chính phủ đã thành lập ngân hàng chính sách xã hội trên cơ sở tổ chức lại Ngân hàng phục vụ người nghèo nhằm góp phần thực hiện mục tiêu quốc gia về xoá đói giảm nghèo. Kết cấu đề tài: Chương 1: Cơ sở lý luận của nghiệp vụ kế toán cho vay các ngân hàng nói chung và trong NHCSXH nói riêng Chương II : Thực trạng kế toán cho vay hộ nghèo tại NHCSXH huyện Thạch Thành - Thanh Hoá Chương III : Giải pháp đối với công tác kế toán cho vay hộ nghèo tại NHCSXH Thạch Thành Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Quảng Trị nỗ lực đưa vốn đến người nghèo và các đối tượng chính sách Trên cơ sở tổ chức lại Ngân hàng phục vụ người nghèo, NHCSXH tỉnh Quảng Trị đã đi vào hoạt động ổn định và có hiệu quả, giúp người nghèo từng bước vươn lên thoát khỏi đói nghèo một cách bền vững góp phần tích cực vào công tác XĐGN của tỉnh Nét nổi bật nhất của NHCSXH tỉnh sau 3 năm đi vào hoạt động đã hoàn thành công tác tiếp nhận, bàn giao nguồn vốn, dư nợ và chuyển từ cho vay uỷ thác toàn phần sang cho vay uỷ thác bán phần đối với các tổ chức hội, đoàn thể; triển khai chương trình cho vay mới bao gồm cho vay các đối tượng chính sách đi lao động có thời hạn ở nước ngoài, cho vay học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, cho vay giải quyết việc làm Tính đến cuối năm 2005, NHCSXH tỉnh Quảng Trị đã có tổng nguồn vốn hoạt động là 251 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn từ trung ương 228 tỷ đồng chiếm 91,2%, nguồn vốn ngân sách địa phương 11,8 tỷ đồng, nguồn vốn huy động tại địa phương thông qua Tổ tiết kiệm và vay vốn 12,3 tỷ đồng. Từ nguồn vốn này NHCSXH đã cho hàng chục ngàn lượt thành viên vay gần 200 tỷ đồng. Dư nợ đến cuối năm 2005 đạt gần 250 tỷ đồng, trong đó cho vay hộ nghèo trên 207 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ gần 83%, cho vay vốn theo chương trình 120 là 40,7 tỷ đồng, cho vay các đối tượng chính sách đi lao động có thời hạn ở nước ngoài 2,3 tỷ đồng Vốn của NHCSXH đầu tư vào các ngành nghề như trồng trọt 56 tỷ đồng, chăn nuôi 178 tỷ đồng, lâm nghiệp 0,6 tỷ đồng, thuỷ sản 11 tỷ đồng, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp 6 tỷ đồng, thương mại dịch vụ 5,2 tỷ đồng Để tạo thuận tiện cho người nghèo, đặc biệt là những người nghèo ở những địa bàn khó khăn, cách xa Phòng giao dịch khi đến vay tiền, trả nợ, NHCSXH tỉnh đã thành lập 112 Điểm giao dịch/138 xã, phường trong toàn tỉnh tạo điều kiện cho 100% hộ nghèo ở 138 xã, phường trên địa bàn vay vốn của NHCSXH tỉnh . Nhằm không ngừng đưa đồng vốn tín dụng ưu đãi đến với người nghèo và đối tượng chính sách, NHCSXH tỉnh đã tiến hành ký văn bản liên tịch và hợp đồng uỷ thác đối với 4 tổ chức hội, đoàn thể cấp tỉnh; 35 hợp đồng uỷ thác đối với các hội cấp huyện; 335 hợp đồng uỷ thác đối với các hội cấp xã. Thông qua các hội, đoàn thể, chi nhánh đã chuyển tải nguồn vốn ưu đãi đến với hộ nghèo và đối tượng chính sách kịp thời thuận tiện nhất để các hộ nghèo mạnh dạn đầu tư, chuyển đổi phương thức sản xuất, góp phần phát triển kinh tế hộ gia đình với mức vay ngày một nâng cao. Cụ thể năm 2003, mức cho vay bình quân hộ là 3,6 triệu đồng, năm 2005 là 5 triệu đồng, hiện tại đang nâng mức cho vay tối đa với hộ nghèo từ 7 - 10 triệu đồng Nguồn vốn này đã giúp cho hàng ngàn hộ nghèo trong tỉnh vươn lên thoát nghèo, nhất là các hộ nghèo là đồng bào PaCô, Vân Kiều và hộ nghèo là phụ nữ neo đơn. Điển hình như hộ bà Hồ Thị Thư, thôn Khe Lặn (xã Mò ó- Đakrông) bà Trần Thị Dũng, thôn Tân An (xã Vĩnh Hiền - Vĩnh Linh), bà Trần Thị Nhung, thôn Thượng Trạch (xã Triệu Sơn - Triệu Phong). Bên cạnh cho vay hộ nghèo, chi nhánh đã phối hợp với với các sở ban, ngành, các hội, đoàn thể tiến hành hướng dẫn xây dựng dự án, thẩm định và giải quyết cho vay vốn chương trình 120 cho 1.508 dự án với trên 5.700 khách hàng được vay tổng số tiền 39,4 tỷ đồng. Các dự án đã tập trung đầu tư vào các mô hình mang lại giá trị kinh tế cao và thu hút nhiều lao động như nuôi trồng thuỷ sản, trồng rừng, chăn nuôi gia súc, gia cầm, làm nón lá, xây dựng các mô hình kinh tế trang trại góp phần tạo việc làm mới, tăng thời gian lao động và thu nhập cho trên 5.300 lao động tại các địa phương trên địa bàn. Cho vay 190 đối tượng chính sách đi lao động có thời hạn nước ngoài với tổng số tiền 2,3 tỷ, một số lao động vay vốn từ NHCSXH bước đầu đã có việc làm ổn định ở nước ngoài. Về cho vay học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, chi nhánh đã chủ động làm việc với Trường Cao đẳng sư phạm Quảng Trị để tiến hành cho vay 32 sinh viên, tổng số tiền đã giải ngân theo hợp đồng tín dụng 88 triệu đồng. Để tăng cường hoạt động quản lý của các tổ chức hội, đoàn thể, cán bộ chuyên trách XĐGN, các Tổ Tiết kiệm & vay vốn, trong 3 năm NHCSXH tỉnh đã tổ chức 104 lớp tập huấn cho 4.644 thành viên tham dự. Bên cạnh đó, NHCSXH tỉnh cũng thường xuyên tổ chức công tác kiểm tra, kiểm soát nhờ vậy mà các khoản vay luôn được công khai hoá, đảm bảo công bằng, đúng đối tượng và nguồn vốn của Ngân hàng cũng được bảo toàn, hạn chế tối đa thất thoát, chất lượng tín dụng được cải thiện đáng kể. Nợ quá hạn, nợ xấu đến cuối năm 2005 là 5,8 tỷ đồng chiếm tỷ lệ 2,37%. Trong 3 năm qua, NHCSXH tỉnh đã tổ chức đối chiếu công khai trên 43 ngàn món vay với số tiền 205 tỷ đồng, những sai sót được phát hiện, chỉnh sửa kịp thời nhằm đưa hoạt động đi vào nề nếp, đúng chế độ quy định. Qua công tác kiểm tra đã phát hiện 16 tổ xâm tiêu với số tiền 64,5 triệu đồng, đã phối hợp với các cấp chính quyền và hội, đoàn thể xử lý thu hồi dứt điểm. Năm 2006 là năm thực hiện phân loại hộ nghèo theo tiêu chí mới do đó số hộ nghèo thuộc diện được vay vốn sẽ tăng lên (số hộ nghèo theo tiêu chí mới gần 40 ngàn hộ, tăng 26,3 ngàn hộ so với tiêu chí cũ) và nhu cầu vốn vay sẽ gia tăng. NHCSXH tỉnh đã đề ra kế hoạch tăng trưởng nguồn vốn đạt gần 53% so với năm 2005. Thực tế này đòi hỏi NHCSXH tỉnh phải nỗ lực hơn nữa trong việc tranh thủ tối đa nguồn vốn cân đối từ TƯ và nguồn vốn từ ngân sách địa phương để đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho người nghèo, góp phần hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch của tỉnh đề ra là tăng trưởng kinh tế đạt 11 - 12%, tạo việc làm mới cho 6.800 lao động, tỷ lệ hộ đói nghèo giảm còn 27% vào năm 2006 theo tiêu chí mới. Để Ngân hàng Chính sách xã hội ngày càng hoạt động tốt hơn Hồ Sỹ Trọng - Giám đốc chi nhánh NHNN tỉnh Quảng Trị Quảng Trị là một tỉnh nghèo so với cả nước, một tỉnh có khí hậu, thiên tai khắc nghiệt, bão lụt, hạn hán thường xuyên diễn ra gay gắt và có lúc nghiêm trọng. Hậu quả đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến tốc độ phát triển kinh tế của tỉnh nhà và một bộ phận không ít dân cư phải trải qua cuộc sống bấp bênh, nghèo khổ, lẩn quẩn trong vòng đói nghèo. Với dân số gần 63 vạn người, 136 ngàn hộ dân, đóng trên địa bàn 138 xã, phường, thị trấn (trong đó có 49 xã thuộc khu vực miền núi và xã đặc biệt khó khăn theo chương trình 135 của Chính phủ) trải rộng trên 4.600 km2 đất tự nhiên. Nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ phát triển chậm. Theo chuẩn nghèo mới (ban hành kèm theo Quyết định 170/2005/QĐ-TTg ngày 8 tháng 7 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ) thì đến cuối năm 2005, Quảng Trị có 39.425 hộ thuộc diện nghèo, chiếm 30% số hộ trong toàn tỉnh. Nguyên nhân sâu xa của đói nghèo là do nền kinh tế tỉnh nhà đi lên từ một xuất phát điểm quá thấp, sản xuất nông nghiệp lạc hậu, năng suất lao động thấp, thiên tai liên tiếp xẩy ra, hậu quả của chiến tranh để lại còn nặng nề, những hộ nghèo phần lớn là những hộ thiếu lao động, thiếu kinh nghiệm làm ăn, gia đình đông con, các hộ thuộc diện chính sách và một nguyên nhân thường xuyên đó là thiếu vốn làm ăn. Nhận thức được vấn đề trên, những năm qua Đảng và Nhà nước nói chung, cấp uỷ và chính quyền địa phương tỉnh Quảng Trị nói riêng đã có nhiều chương trình, chính sách hỗ trợ vùng nghèo, xã nghèo. Một số vùng nghèo, hộ nghèo khắc phục được khó khăn vươn lên làm ăn có hiệu quả, đạt được những tiến bộ đáng kể. Để giải quyết vấn đề đói nghèo một cách bền vững, tỉnh đã thành lập Ban chỉ đạo XĐGN từ cấp tỉnh đến huyện, xã, bố trí cán bộ XĐGN chuyên trách tại các xã, phường, thị trấn nhằm tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền địa phương trong công tác XĐGN. Công tác XĐGN được toàn xã hội hưởng ứng, tại mỗi cộng đồng dân cư, tình làng nghĩa xóm, với nhiều biện pháp cụ thể, thiết thực được thực hiện. MTTQ Việt Nam tỉnh cùng với các tổ chức, đoàn thể chính trị xã hội như: Hội PN, Hội ND, Hội CCB, Đoàn TN đã tham gia tích cực vào công tác XĐGN, nhờ vậy mà việc giải quyết xoá hộ đói, giảm hộ nghèo trên địa bàn Quảng Trị đã mang lại hiệu quả thiết thực, số hộ nghèo giảm đáng kể, đến cuối năm 2005 còn khoảng 10% số hộ nghèo trong toàn tỉnh (theo tiêu chí cũ). Thành công đó là sự đóng góp chung của tất cả các cấp, các ngành và sự cố gắng vươn lên của mỗi một người dân, trong đó sự đóng góp của NHCSXH tỉnh nhà là rất quan trọng. Được thành lập từ tháng 3 năm 2003 trên cơ sở tổ chức lại NHPVNg với dư nợ lúc nhận bàn giao xấp xỉ 100 tỷ đồng, sau gần ba năm hoạt động, NHCSXH đã tiếp tục giúp đỡ hộ nghèo và các đối tượng chính sách nguồn vốn phát triển sản xuất, nhằm từng bước giúp người nghèo và đối tượng chính sách có vốn làm ăn, từng bước vươn lên giảm nghèo và trở thành hộ giàu. Đến cuối năm 2005, tổng nguồn vốn của NHCSXH tỉnh có 242 tỷ đồng, trong đó: nguồn vốn hỗ trợ từ Trung ương là 219 tỷ đồng, nguồn vốn huy động tại chỗ 11,4 tỷ đồng và nguồn vốn hỗ trợ từ Ngân sách địa phương 10,7 tỷ đồng. Tổng dư nợ cho vay đạt 231 tỷ đồng, trong đó: dư nợ cho vay người nghèo là 192 tỷ đồng, với 41.000 hộ còn dư nợ; dư nợ cho vay giải quyết việc làm là 38 tỷ đồng với 2.025 dự án đang được NHCSXH cho vay vốn. Các đối tượng chính sách khác như cho vay học sinh, sinh viên, cho vay đối tượng nghèo đi xuất khẩu lao động nước ngoài được triển khai trong toàn tỉnh. Tuy vậy, hoạt động của NHCSXH tỉnh vẫn còn gặp không ít khó khăn, nhất là cơ sở vật chất, cán bộ còn thiếu, trụ sở làm việc phần lớn còn đi thuê nhà dân, nhà tạm đã ảnh hưởng phần nào đến hoạt động của ngân hàng. Để công tác XĐGN ngày càng có hiệu quả, hoạt động NHCSXH ngày càng tốt hơn, hiệu quả hơn, tôi có một vài kiến nghị sau: Thứ nhất, phải tiếp tục xác định rằng, công tác XĐGN là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân, của nhiều cấp, nhiều ngành. Vì vậy, cần phải có sự vận hành đồng bộ các hoạt động XĐGN từ khâu cho vay vốn, hướng dẫn làm ăn, tăng cường giáo dục nâng cao dân trí cho người dân, nhằm giúp cho hộ nghèo có ý chí phấn đấu làm giàu bên cạnh sự trợ giúp của cộng đồng và toàn xã hội, kết hợp với việc xây dựng cơ sở hạ tầng ở các xã nghèo, vùng nghèo một cách đồng bộ. Thứ hai, trong hoạt động ngân hàng, cần phải tách bạch tín dụng thương mại và tín dụng chính sách. Hiện nay một bộ phận không ít các xã vùng núi, khó khăn (thuộc khu vực 2, khu vực 3 miền núi) đang được hưởng các chính sách về giảm lãi cho vay khi vay các Ngân hàng thương mại. Thực tế nếu cứ đầu tư theo hướng này thì các đối tượng này khó hưởng được các chính sách ưu đãi do các Ngân hàng thương mại không muốn đầu tư vào đối tượng này (mặc dù đã có chính sách cấp bù lãi suất). Vì vậy, cần bàn giao địa bàn này, đối tượng này cho NHCSXH cho vay vốn. Thứ ba, đề nghị Nhà nước cũng như chính quyền địa phương cần quan tâm bố trí một nguồn vốn thích đáng để tăng cường cơ sở vật chất cho các chi nhánh NHCSXH, nhất là về trụ sở làm việc, phương tiện vận chuyển tiền và các phương tiện làm việc khác. Thứ tư, do Quảng Trị là một tỉnh nghèo, nguồn vốn hỗ trợ từ Ngân sách địa phương là rất hạn chế, việc huy động vốn càng gặp khó khăn, vì vậy đề nghị NHCSXH Việt Nam cần quan tâm hỗ trợ nguồn vốn thích đáng cho Quảng Trị để cho vay phát triển sản xuất, giúp Quảng Trị thực hiện tốt chương trình XĐGN, vươn lên ngang bằng với các tỉnh bạn. Thứ năm, Cán bộ nhân viên NHCSXH phải nỗ lực rèn luyện phẩm chất, tư cách đạo đức nhằm phục vụ tốt cho các hộ nghèo cũng như các đối tượng chính sách, góp phần hoàn thành nhiệm vụ chính trị mà Đảng và Nhà nước giao. . lập ngân hàng chính sách xã hội trên cơ sở tổ chức lại Ngân hàng phục vụ người nghèo nhằm góp phần thực hiện mục tiêu quốc gia về xoá đói giảm nghèo. Kết cấu đề tài: Chương 1: Cơ sở lý luận của. cấu đề tài: Chương 1: Cơ sở lý luận của nghiệp vụ kế toán cho vay các ngân hàng nói chung và trong NHCSXH nói riêng Chương II : Thực trạng kế toán cho vay hộ nghèo tại NHCSXH huyện Thạch Thành. công tác kế toán cho vay hộ nghèo tại NHCSXH Thạch Thành Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Quảng Trị nỗ lực đưa vốn đến người nghèo và các đối tượng chính sách Trên cơ sở tổ chức lại Ngân hàng phục

Ngày đăng: 27/06/2014, 02:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan