Người thường xuyên động viên tuổi trẻ tu dưỡngđạo đức, không ngừng học tập vươn lên để xứng đáng là người chủ tương lai củanước nhà.Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục đạo đức cách
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH ĐẠI HỌC BÁCH KHOA BÀI TẬP LỚN MÔN HỌC: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH HỌC KỲ 232 LỚP: L04 NHÓM: 05 GVHD: THS NGUYỄN THẾ VINH Thành phố Hồ Chí Minh – 2024 ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH ĐẠI HỌC BÁCH KHOA ĐỀ TÀI 7: VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠO ĐỨC VÀO XÂY DỰNG Ý THỨC ĐẠO ĐỨC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA – ĐHQG.HCM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY SINH VIÊN THỰC HIỆN ST MSSV Phân công Họ tên T 1 Lai Cẩm Tài 2014407 Mục 2.1 2 Huỳnh Trung 2110370 Mục 2.2 Nam 3 Huỳnh Tiểu 2014194 Mục 1 Phụng 4 Kiều Thị Hoài 2014640 Mở đầu - Kết luận - Word Thu 5 Kim Hoàng Tú 2012373 Mục 3.1 6 Huỳnh Tiến Phát 1914585 Mục 3.2 Thành phố Hồ Chí Minh – 2024 MỤC LỤC DANH MỤC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT 3 MỞ ĐẦU 4 NỘI DUNG 6 Chương 1 Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức 6 1.1 Hồ Chí Minh và nền đạo đức mới Việt Nam .6 1.2 Những phẩm chất đạo đức cơ bản của con người Việt Nam trong thời đại mới 12 1.3 Những nguyên tắc xây dựng đạo đức mới .16 Chương 2 Thực trạng về xây dựng ý thức đạo đức của sinh viên Trường Đại học Bách khoa – ĐHQG.HCM trong giai đoạn hiện nay 18 2.1 Thực trạng đạo đức của sinh viên Trường Đại học Bách khoa – ĐHQG.HCM 18 2.1.1 Mặt tích cực .18 2.1.2 Mặt hạn chế .21 2.1.3 Nguyên nhân 23 2.2 Thực trạng giáo dục xây dựng ý thức đạo đức của sinh viên Trường Đại học Bách khoa – ĐHQG.HCM 24 2.2.1 Mặt tích cực .24 2.2.2 Mặt hạn chế .26 2.2.3 Nguyên nhân 27 Chương 3: Giải pháp xây dựng ý thức đạo đức cho sinh viên Trường Đại học Bách khoa – ĐHQG.HCM theo tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức 28 3.1 Giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức 28 3.2 Một số giải pháp Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức vào xây dựng ý thức đạo đức của sinh viên Trường Đại học Bách khoa – ĐHQG.HCM 30 KẾT LUẬN 33 1 TÀI LIỆU THAM KHẢO 35 2 DANH MỤC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (ĐHQGTPHCM) Đại học Bách Khoa - Đại học Quốc gia Thành Phố Hồ Chi Minh (ĐHBK-ĐHQGTPHCM) Thanh Niên Cộng Sản Hồ Chí Minh (TNCSHCM) MỞ ĐẦU Chủ tịch Hồ Chí Minh là Anh hùng giải phóng dân tộc, Nhà văn hóa kiệt xuất, người tiêu biểu cho phẩm chất đạo đức và khí phách của dân tộc Việt Nam Người vừa là nhà đạo đức học lớn, vừa là tấm gương đạo đức trong sáng nhất, tiêu biểu nhất, quên mình vì nước vì dân, về lòng nhân ái và cao thượng, về tác phong khiêm tốn, giản dị, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư Tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là sự kết tinh “sự thống nhất giữa trí lực của một nhà bác học và đạo đức của một nhà hiền triết Sự thống nhất ấy tạo nên một nhà văn hoá - cộng sản kiệt xuất”, một hệ giá trị chuẩn mực bền vững, trở thành tài sản tinh thần vô giá của Đảng và nhân dân ta; là một bộ phận quan trọng của nền tảng tinh thần xã hội, là động lực, nguồn sức mạnh to lớn để nhân dân ta đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới, xây dựng nước Việt Nam giàu mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Người luôn đề cao việc tuyên truyền giáo dục đạo đức, và đặc biệt quan tâm đến việc giáo dục và rèn luyện đạo đức cho nhân dân, Người cho rằng đạo đức là cái gốc phẩm chất nhân cách con người, là điều kiện quan trọng để đưa cách mạng thành công Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đánh giá cao vị trí đặc biệt của thanh niên đối với sự nghiệp cách mạng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, Người rất coi trọng việc giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng cho đoàn viên, thanh niên Người thường xuyên động viên tuổi trẻ tu dưỡng đạo đức, không ngừng học tập vươn lên để xứng đáng là người chủ tương lai của nước nhà Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên trong giai đoạn hiện nay có ý nghĩa rất quan trọng, giúp cho thanh niên tự giác học tập, rèn luyện theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, trở thành lực lượng kế tục sự nghiệp cách mạng của dân tộc Việt Nam Trong bản Di chúc, Người đã căn dặn: “Đảng cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa “hồng”, vừa “chuyên” Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết”1 Đáng nói hơn, sự sa sút về đạo đức đã xuất hiện ở một bộ phận thanh thiếu niên, thế hệ trẻ của chúng ta Bên cạnh những sinh viên, học sinh có hoài bão, lý tưởng đúng đắn vẫn còn không ít những thanh thiếu niên, sinh viên thờ ơ với lý tưởng đạo đức cách mạng, chạy theo lối sống thực dụng, xa hoa và sa vào các tệ nạn xã hội Do vậy, vấn đề đặt ra là phải tăng cường giáo dục đạo đức cho mọi người, đặc biệt là thế hệ trẻ - những chủ nhân tương lai của đất nước - học tập và làm theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh Là những sinh viên đang học “Tư tưởng Hồ Chí Minh”, chúng em nhận thức được xây dựng ý thức đạo đức trong thời buổi Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa một cách tiên tiến là hết sức cần thiết, cấp bách Bài tiểu luận “VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠO ĐỨC VÀO XÂY DỰNG Ý THỨC ĐẠO ĐỨC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA - ĐHQG.HCM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY” mang ý nghĩa to lớn Không chỉ giúp từng cá nhân sinh viên hiểu rõ về Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức, nâng cao tư duy, rèn luyện đạo đức mà còn giúp áp dụng vào thực tiễn Phần nhỏ góp vào công cuộc xây dựng đất nước, thực hiện tốt các nhiệm vụ của Đảng và nhà nước ta 1 Hồ Chí Minh: Toàn tập, NXB Chính trị quốc gia Sự thật, H.2011, tập 15, tr.622, 507 NỘI DUNG Chương 1 Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức 1.1 Hồ Chí Minh và nền đạo đức mới Việt Nam Chủ tịch Hồ Chí Minh là một trong những nhà tư tưởng, những lãnh tụ cách mạng đã bàn nhiều nhất đến vấn đề đạo đức Người không để lại những tác phẩm đạo đức lớn nhưng những tư tưởng lớn của Người về đạo đức đã nằm trong những bài viết, bài nói ngắn gọn, được diễn đạt rất cô đọng, hàm súc theo phong cách phương Đông, rất quen thuộc với con người Việt Nam Bản thân Người lại thực hiện trước nhất những tư tưởng ấy, nhiều hơn cả những điều Người đã nói, đã viết về đạo đức Người vừa là một nhà đạo đức học lớn, lại vừa là tấm gương đạo đức trong sáng nhất, tiêu biểu nhất đã được thế giới thừa nhận Vì vậy tìm hiểu tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh không phải chỉ thông qua những tác phẩm của Người về đạo đức, mà quan trọng hơn phải thông qua chính hành vi được thể hiện trong toàn bộ hoạt động thực tiễn của Người, thông qua mẫu mực đạo đức trong sáng mà Người đã để lại cho Đảng, cho dân tộc, cho nhân loại Sự thống nhất giữa tư tưởng và hành vi, động cơ và hiệu quả, giữa lý luận và thực tiễn đã trở thành một đặc trưng nổi bật của chủ tịch Hồ Chí Minh, đặc trưng này đã làm cho Hồ Chí Minh phân biệt với rất nhiều nhà tư tưởng, nhiều lãnh tụ cách mạng khác từ trước đến nay Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh bắt nguồn từ truyền thống đạo đức của dân tộc Việt Nam, đã được hình thành trong trường kỳ lịch sử, đồng thời kế thừa tư tưởng đạo đức phương Đông, những tinh hoa đạo đức của nhân loại; đặc biệt quan trọng là những tư tưởng đạo đức của Mác, Ăngghen, Lênin, cũng như những tấm gương đạo đức trong sáng mà các ông đã để lại Điều này đã được thể hiện trong những dòng viết đầy xúc động của Người sau khi Lênin mất: Lênin là người "đã nêu cho chúng ta một tấm gương sáng về sự giản dị vĩ đại và sự khiêm tốn cao độ" "Không phải chỉ thiên tài của Người, mà chính là tính coi khinh sự xa hoa, tinh thần yêu lao động, đời tư trong sáng, nếp sống giản dị, tóm lại là đạo đức vĩ đại và cao đẹp của người thầy, đã ảnh hưởng lớn lao tới các dân tộc châu Á và đã khiến cho trái tim của họ hướng về Người, không có gì ngăn nổi" Đây không phải chỉ là tình cảm của Hồ Chí Minh và dân tộc Việt Nam, mà còn là tình cảm của tất cả các dân tộc thuộc địa đối với Lênin vĩ đại Trong lĩnh vực đạo đức, chủ tịch Hồ Chí Minh đã sử dụng nhiều khái niệm, phạm trù của các tư tưởng đạo đức đã có từ trước, nhất là đạo đức Nho giáo Nếu từ đó lại cho rằng bản chất của tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là đạo đức Nho giáo thì hoàn toàn sai lầm Những khái niệm, phạm trù đánh dấu những bậc thang nhận thức của loài người Qua các thời đại lịch sử, những khái niệm, phạm trù đã trở thành tài sản chung của nhân loại, nhưng nội dung đã cớ nhiều thay đổi Những khái niệm như trung, hiếu, nhân, nghĩa, cần, kiệm, liêm, chính đã có trong Nho giáo từ mấy trăm năm trước Công nguyên; dân chủ, tự do công bằng, bác ái đã xuất hiện từ thời cổ đại Hy Lạp - La Mã Nhưng trong hai thiên niên kỷ vừa qua, các giai cấp, các dân tộc đã hiểu những khái niệm đó rất khác nhau, thậm chí có những điểm trái ngược nhau Điều đó là do những lợi ích khác nhau của các giai cấp, các dân tộc khác nhau quy định Chủ tịch Hồ Chí Minh sử đụng những khái niệm, những phạm trù đạo đức đã từng quen thuộc với dân tộc Việt Nam từ lâu đời đưa vào đó những nội dung mới, đồng thời bổ sung những khái niệm, những phạm trù đạo đức của thời đại mới Chính vì vậy mà những giá trị đạo đức mới đã hòa nhập với những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc, làm cho mỗi người Việt Nam đều cảm thấy gần gũi Hơn nữa, những giá trị đạo đức truyền thống lại được nâng lên tầm cao mới, làm cho Người thực hiện được việc kết hợp truyền thống với hiện đại Việc tiếp thu những tinh hoa đạo đức của nhân loại đã làm cho tư tưởng Hồ Chí Minh trở nên phong phú, đã được đông đảo những người nước ngoài chấp nhận, tìm thấy một Việt Nam trong nhân loại, cũng như nhân loại trong Việt Nam Sự kết hợp giữa truyền thống và hiện đại, giữa dân tộc và nhân loại cũng là một đặc trưng nổi bật của tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh