Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là di sản tinh thần vô giá, là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của Đảng và nhân dân ta.Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức vào xây dựng ý thức đạo đức cho
Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu, phân tích, làm rõ những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức và vận dụng vào xây dựng ý thức đạo đức cho sinh viên trường Đại học Bách khoa - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay.
Phân tích những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức.
Xác định những nội dung cần vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức vào xây dựng ý thức đạo đức cho sinh viên trường Đại học Bách khoa - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay. Đề xuất giải pháp vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức vào xây dựng ý thức đạo đức cho sinh viên trường Đại học Bách khoa - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay.
Đối tượng và phạm vi nghiêng cứu
1 Đối tượng nghiêng cứu: Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức và ý thức đạo đức của sinh viên trường Đại học Bách khoa - Đại học Quốc gia Thành phố
Các tác phẩm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về đạo đức.
Các văn bản của Đảng, Nhà nước về xây dựng đạo đức cho sinh viên.
Kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học về tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức và đạo đức sinh viên.
Thực trạng ý thức đạo đức của sinh viên trường Đại học Bách khoa - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
Phương pháp nghiêng cứu
Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
Phương pháp điều tra xã hội học.
Phương pháp phân tích, tổng hợp.
Phần nội dung
Chương 1 - Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức
Đạo đức đóng vai trò quan trọng trong tư tưởng của Hồ Chí Minh và được coi là một phần không thể thiếu trong cuộc sống và công việc của mỗi cá nhân Hồ Chí Minh coi đạo đức là một yếu tố quan trọng để đạt được sự phát triển toàn diện của con người và xã hội Bác Hồ tin rằng đạo đức không chỉ áp dụng cho các lĩnh vực chính trị và xã hội mà còn tồn tại trong mọi khía cạnh của cuộc sống, bao gồm cả kinh doanh, kỹ thuật và các lĩnh vực khác. Đạo đức được định nghĩa là những nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực xã hội, nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi và cách ứng xử trong quan hệ với xã hội nhằm đảm bảo quan hệ lợi ích của cá nhân và cộng đồng xã hội Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội Đạo đức nảy sinh do nhu cầu xã hội, phản ánh tồn tại xã hội và hình thức biểu hiện là nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực xã hội mà những nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực này định hướng, đánh giá điều chỉnh hành vi con người cho phù hợp với yêu cầu của xã hội, đạo đức được xem là tiến bộ khi nó phản ánh xu hướng tiến bộ của xã hội.
1 Quan điểm về vai trò và sức mạnh của đạo đức: i Đạo đức là gốc, là nền tảng tinh thần của xã hội, của người cách mạng:
Hồ Chí Minh là một trong những nhà tư tưởng, nhà lãnh tụ cách mạng thế giới đã đề cập rất nhiều về vấn đề đạo đức Người không để lại những tác phẩm đạo đức lớn, nhưng những tư tưởng của Người về đạo đức luôn tồn tại trong tiềm thức của con người Việt Nam Hồ Chí Minh luôn là một tấm gương đạo đức mẫu mực, tiêu biểu nhất để toàn dân noi theo Suốt đời hoạt động cách mạng, Người đặc biệt quan tâm đến giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân Như vậy, có thể nói đạo đức là một trong những vấn đề quan trọng của
Hồ Chí Minh trong sự nghiệp cách mạng Hồ Chí Minh cho rằng đạo đức là nền tảng và là sức mạnh của người cách mạng, Người khẳng định đạo đức là nguồn nuôi dưỡng và phát triển của con người, là cái gốc của cây, ngọn nguồn của sông suối Người cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng thì mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng vẻ vang vì sự nghiệp độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội Người viết: “Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân” 1 Người quan niệm đạo đức tạo ra sức mạnh, nhân tố quyết định sự thắng lợi của mọi công việc: “Người cán bộ cách mạng phải có đạo đức cách mạng… Mọi việc thành hay bại, chủ chốt là do cán bộ có thấm nhuần đạo đức cách mạng, hay là không” 2 Quan niệm lấy đức làm gốc của Hồ Chí Minh không có nghĩa là tuyệt đối hoá mặt đức, coi nhẹ mặt tài Người cho rằng có tài mà không có đức là người vô dụng nhưng có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó Cho nên, đức là gốc nhưng đức và tài phải kết hợp với nhau để hoàn thành nhiệm vụ cách mạng. ii Đạo đức là nhân tố tạo nên sức hấp dẫn của chủ nghĩa xã hội:
Theo Hồ Chí Minh, sức hấp dẫn của chủ nghĩa xã hội không nằm ở lý tưởng cao đẹp, mức sống vật chất phong phú, hệ tư tưởng giải phóng tự do, mà trên hết là ở những giá trị đạo đức cao đẹp, ở phẩm chất của những người cộng sản tinh hoa, tấm gương và những hành động sống động của nó nhằm hiện thực hóa lý tưởng này đang gặp khó khăn.
Hồ Chí Minh cho rằng phong trào cộng sản quốc tế của công nhân đã trở thành một lực lượng Số phận của nhân loại sẽ được quyết định không chỉ bởi chiến lược và chiến thuật xuất sắc của cách mạng vô sản, mà còn bởi những phẩm chất đạo đức cao đẹp đã làm cho chủ nghĩa cộng sản trở thành một thế lực bất khả chiến bại.
1 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.5, tr.292-293.
2 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.9, tr.354.
Tấm gương đạo đức trong sáng của Hồ Chí Minh về một nhân cách vĩ đại nhưng rất bình thường có sức hấp dẫn to lớn và mạnh mẽ không chỉ đối với người dân Việt Nam mà còn với nhân dân toàn thế giới Tấm gương này từ lâu đã là nguồn động viên tinh thần quan trọng để nhân dân ta và nhân loại tiến bộ đoàn kết đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội.
2 Quan điểm về những chuẩn mực đạo đức cách mạng: i Trung với nước, hiếu với dân: Đây là phẩm chất quan trọng nhất, bao trùm nhất và chi phối các phẩm chất khác Trong Nho giáo, khái niệm “trung-hiếu” là trung với vua, hiếu với cha mẹ Đây là một nguyên tắc cơ bản trong chế độ phong kiến ở Việt Nam Thái độ ứng xử văn hoá trong xã hội phong kiến phải tuân theo cái trục cơ bản đó, nếu không, sẽ bị vi phạm tư cách, đạo đức làm người Từ đó Hồ Chí Minh đưa vào đó một nội dung mới, phản ánh đạo đức ngày nay cao rộng hơn là “Trung với nước hiếu với dân” Đó là một cuộc cách mạng trong quan niệm đạo đức.
“Trung với nước hiếu với dân, suốt đời phấn đấu hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc vì chủ nghĩa xã hội, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng” 3 Câu nói đó của Người vừa là lời kêu gọi hành động, vừa là định hướng chính trị - đạo đức cho mỗi người Việt Nam không phải chỉ trong cuộc đấu tranh cách mạng trước mắt, mà còn lâu dài về sau.
Trong chữ “trung” như vậy, có cả trung với những ông vua anh minh, nhưng cũng có cả trung với ông vua hèn kém, mà có thể gọi đó là “ngu trung” Bởi vì, Nho giáo đưa ra nguyên tắc trong quan hệ quân – thần (tức vua – tôi) rất cứng nhắc và sai lầm: “Quân xử thần tử, thần bất tử,
3 3 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.19, tr.619. bất trung” (Nghĩa là vua bắt bề tôi phải chết thì bề tôi phải chết, nếu không chết thì là không trung với vua) Hồ Chí Minh cho rằng, người cách mạng phải đặt quyền lợi của Tổ quốc lên trên hết và trước hết Trung với nước ở Hồ Chí Minh trở thành lẽ sống tự nhiên và Người ý thức được trách nhiệm phục vụ nhân dân, kể cả khi đã đứng ở đỉnh tháp của quyền lực.
Hồ Chí Minh không bị quyền lực làm cho mờ mắt Người cho rằng, từ người chủ tịch nước cho đến người cấp dưỡng, quét rác, ai mà làm tròn nhiệm vụ của mình thì đều là người cao thượng, là người làm tròn chữ
“trung” Mỗi một người trong xã hội đều ứng với một công việc cụ thể, một nhiệm vụ cụ thể hễ người nào hoàn thành và hoàn thành tốt việc đó, nhiệm vụ đó thì đó là trung Chữ trung đó được đo bằng kết quả cụ thể, bằng hiệu quả công tác, chứ không phải bằng lời nói, bằng việc hô khẩu hiệu cho to, cho lớn, cho dõng dạc, lời lẽ khẩu hiệu cho mỹ miều. Hiếu với dân là nội dung rất cơ bản trong quan niệm của Hồ Chí Minh trong cái cặp chỉnh thể “Trung với nước, hiếu với dân”, trong đó có hiếu với cha mẹ mình, và nói rộng ra là tình thân, họ hàng.
Trung với nước là tuyệt đối trung thành với sự nghiệp dựng nước và giữ nước, trung thành với con đường đi lên của đất nước là suốt đời phấn đấu cho Đảng, cho cách mạng Hiếu với dân thể hiện ở chỗ thương dân, tin dân, phục vụ nhân dân hết lòng Để làm được như vậy, phải gần dân, kính trọng và học tập nhân dân, phải dựa vào dân và lấy dân làm gốc Đối với cán bộ lãnh đạo, Hồ Chí Minh yêu cầu phải nắm vững dân tình, hiểu rõ dân tâm, thường xuyên quan tâm cải thiện dân sinh, nâng cao dân trí. ii Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư: Đức tính “cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”, theo Hồ Chí Minh là nền tảng của đời sống mới, là phẩm chất hàng đầu của đạo đức cách mạng Đây là những đức tính mà bản thân mỗi cán bộ, đảng viên lấy đó để điều chỉnh, soi rọi, thực hiện trong mọi hoạt động Cần kiệm, liêm, chính cũng là phẩm chất của đạo đức truyền thống, nhưng được Bác Hồ đưa vào những nội dung theo yêu cầu mới, khác cơ bản về đối tượng thực hiện Trong chế độ phong kiến cũng nêu những khái niệm cần, kiệm, liêm, chính, nhưng họ bắt nhân dân thực hiện để phục vụ cho quyền lợi của họ, chứ giai cấp phong kiến không bao giờ thực hiện Còn đối với Bác Hồ, đề ra cần, kiệm, liêm, chính là bắt buộc cán bộ, đảng viên phải làm gương thực hiện để nhân dân noi theo, đem lợi ích cho dân, cho nước.
Tháng 3-1947, do nhu cầu “kháng chiến, kiến quốc” Bác kêu gọi thi đua xây dựng “đời sống mới là cần, kiệm, liêm, chính” và giải thích rất rõ, dễ hiểu Tháng 6- 1949, để tiếp tục răn dạy cán bộ về đạo đức, Bác viết tác phẩm “Cần, kiệm, liêm, chính” Bác coi bốn đức tính “cần, kiệm, liêm, chính” là những đức tính của người cán bộ cách mạng, như trời có bốn mùa, đất có bốn phương Bác viết:
“Trời có bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông. Đất có bốn phương: Đông, Tây, Nam, Bắc.
Người có bốn đức: Cần, Kiệm, Liêm, Chính.
Thiếu một mùa thì không thành trời.
Thiếu một phương thì không thành đất.
Thiếu một đức thì không thành người” 4 Sau đó, Bác còn viết bốn bài báo đăng trên báo cứu quốc giải thích rõ nội hàm bốn đức tính này Trong cuộc đời hoạt động cách mạng, chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi trọng vấn đề xây dựng đạo đức cách mạng,
Chương 2 - Thực trạng ý thức đạo đức của sinh viên Trường Đại Học Bách khoa- ĐHQG.HCM
Một tác động tích cực đối với đạo đức sinh viên là tạo ra sự đồng nhất tương đối giữa quan niệm đạo đức và quy tắc ứng xử của cộng đồng sinh viên Việt Nam với các quan niệm đạo đức và quy tắc ứng xử chung mang tính quốc tế Với ưu thế của tuổi trẻ, lại được trang bị ngoại ngữ, tin học, với sự hỗ trợ của các phương tiện thông tin hiện đại và việc mở rộng, đa dạng hóa tiến trình giao lưu quốc tế, sinh viên Việt Nam ngày nay đã hoà kịp vào dòng chảy mới trong quá trình hội nhập Điều đó tạo ra sự xích lại gần nhau giữa các giá trị đạo đức trong một tinh thần cảm thông và cởi mở Các quan niệm đạo đức của sinh viên Việt Nam, bên cạnh cái riêng của mình, đang xuất hiện những cái chung hoà nhập cùng thế giới, mở ra những cơ hội giao lưu, học hỏi Những rào cản đạo đức nào không còn phù hợp trong việc điều chỉnh hành vi sẽ bị vượt qua, thể hiện khá rõ nét ở sinh viên.
Có thể dự đoán về một xu hướng đạo đức được quốc tế hoá, vừa trên cơ sở thống nhất những quy tắc đạo đức chung của con người, vừa giữ được truyền thống tốt đẹp của dân tộc nói chung, đạo đức sinh viên Việt Nam nói riêng
Sự tác động của các yếu tố trên không chỉ mang tính tích cực, mà còn hàm chứa cả tính tiêu cực Tác động tiêu cực rõ nét nhất là biểu hiện thực dụng trong quan niệm đạo đức và hành vi ứng xử ở một bộ phận không nhỏ sinh viên Trào lưu dân chủ hoá, làn sóng công nghệ thông tin và việc nâng cao dân trí đã làm ý thức cá nhân, cụ thể là sinh viên, được tăng lên; họ ý thức cao về bản thân mình và muốn thể hiện vai trò cá nhân Tuy nhiên, cái cá nhân nhiều khi lấn át cái cộng đồng, họ coi lợi ích cá nhân quan trọng hơn tất cả Họ cho rằng, kinh doanh là hoạt động đem lại lợi nhuận bằng bất cứ giá nào và không cần đếm xỉa đến vấn đề đạo đức Quan niệm đó dẫn đến một biểu hiện nguy hiểm là thái độ bàng quan đối với những người xung quanh, cho dù các phong trào tình nguyện được phát động khá rầm rộ trong sinh viên, nhằm giáo dục và tuyên truyền tinh thần vì cộng đồng Một số sinh viên so đo sự hy sinh và quan tâm đến người khác là việc làm đưa lại lợi ích gì cho chính mình
Ngày 19/5, Đại học Bách khoa Hà Nội tổ chức Sinh hoạt công dân chuyên đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” cho sinh viên toàn trường nhằm mục tiêu giáo dục đạo đức cách mạng và lý tưởng sống cho sinh viên Ý nghĩa hơn, hôm nay là sinh nhật Bác.
Buổi sinh hoạt diễn ra dưới hình thức trực tiếp và trực tuyến với sự tham gia của đông đảo sinh viên toàn trường. Đại học Bách khoa Hà Nội vinh dự tự hào được đón Bác Hồ 3 lần về thăm Ghi nhớ những lời căn dặn ân cần của Bác, thầy trò Nhà trường không ngừng phấn đấu nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học và đã ghi danh trường trên bản đồ Giáo dục Đại học thế giới.
Không chỉ trang bị cho sinh viên kiến thức văn hóa, kỹ năng mềm mà nhà trường rất chú trọng đến việc giáo dục truyền thống cho sinh viên, để mỗi sinh viên Bách khoa khi bước ra đời đều được trang bị đầy đủ năng lực, đạo đức và phẩm chất.
Hồ Chủ tịch đã dạy: "Có tài mà hông có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó"
PGS Nguyễn Phong Điền, Phó Hiệu trưởng Nhà trường từng nói: “Không tuyển đâu được những sinh viên tốt hơn nữa ở Việt Nam như sinh viên Bách khoa Hà Nội” Bởi lẽ, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội tự hào là môi trường giàu truyền thống đào tạo ra rất nhiều thế hệ sinh viên có quyết tâm, ý chí và bản lĩnh Để có tương lai tốt, bên cạnh năng lực của bản thân, sinh viên cần rèn luyện, trau dồi, phát triển phẩm chất Thực tế, rất nhiều nhà lãnh đạo, người thành công, các công dân có ích.
Trải qua 65 năm xây dựng và phát triển, Nhà trường đã đào tạo được hàng trăm ngàn Kỹ sư, Thạc sĩ và Tiến sĩ, đóng góp to lớn cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Nhiều người trong số đó đã trở thành các nhà lãnh đạo cao cấp của Đảng và Nhà nước, các nhà khoa học đầu ngành, lãnh đạo các trường đại học và viện nghiên cứu, lãnh đạo và chuyên gia kỹ thuật nắm giữ những vị trí chủ chốt trong các tập đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp Nhà nước và tư nhân
Mở đầu chương trình, TS Phạm Mạnh Hùng, Phó trường Phòng Công tác sinh viên phát biểu: “Bách khoa Hà Nội là một trong những trường đầu tiên được thành lập theo chỉ đạo của Bác, của Đảng và Nhà nước, ngay sau khi đất nước ta được độc lập tự do Trường chúng ta được kỳ vọng là môi trường ươm mầm sinh viên tài năng, có ý chí đóng góp cho đất nước”.
Cùng với đó, sự du nhập lối sống và sản phẩm công nghệ hiện đại từ các nước phát triển đã dần dần làm không ít sinh viên xa rời các giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp vốn vẫn đang phù hợp với thời kỳ hiện đại Ở không ít sinh viên đã hình thành tư tưởng hưởng thụ, ăn chơi, đua đòi, chịu tác động của tệ nạn xã hội, dễ bị dao động về mặt định hướng đạo đức và lối sống trong bối cảnh một nền kinh tế, xã hội mở cửa Các quan niệm đạo đức trong một bộ phận sinh viên đang bị lệch chuẩn, đặc biệt một số sinh viên quan niệm cho rằng, đạo đức và lợi ích cá nhân là hoàn toàn đồng nhất trong mọi lúc, ở mọi nơi Điển hình như Games Online (GOL) đã trở thành một cơn nghiện mang tính xã hội và phổ biến trong giới trẻ GOL đã dần mất đi ý nghĩa là một trò giải trí tích cực Gần như 100% sinh viên nam chơi GOL và nhiều người trong số họ nghiện trò chơi này Hiện tượng lô đề trong sinh viên cũng đang trở thành vấn đề báo động Một số sinh viên chơi đề đến hàng triệu đồng, thậm chí tới cả trăm triệu đồng
Một vấn đề nhức nhối khác trong đời sống sinh viên nước ta hiện nay là hiện tượng sống thử Theo số liệu điều tra năm 2005 cho thấy, có tới 56,3% trong số 13.611 phiếu thăm dò ủng hộ chọn sống thử Từ sống chung với phim sex đến sống thử đối với sinh viên hiện nay là khoảng cách quá ngắn Qua nghiên cứu 243 sinh viên (123 nữ và 120 nam) của Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn thì có 23% sinh viên có quan hệ tình dục trước hôn nhân Trong đó, nữ sinh viên từng quan hệ tình dục là 14,6% và nam sinh viên là 32,5% Đáng chú ý, gần 40% số người đã quan hệ tình dục lại có quan hệ với người khác không phải là người mình đang yêu (31% là nam và 8% là nữ) Hiện nay, số lượng bạn trẻ có quan hệ tình dục ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường gia tăng Cũng qua khảo sát, chỉ có 28,9% sinh viên có thái độ kiên quyết phản đối vấn đề quan hệ trước hôn nhân; 32,8% chấp nhận nếu họ yêu thực sự; 5,4% cho đó là chuyện bình thường Điều này phản ánh xu hướng dễ chấp nhận quan hệ tình dục trước hôn nhân trong sinh viên ngày nay, quan niệm về tình yêu và hôn nhân của họ
“thoáng hơn”, dễ tiếp cận với lối sống phương Tây Đây là sự suy thoái trong lối sống, trong chuẩn mực về đạo đức, sự suy nghĩ lệch lạc về tình yêu và sức khỏe sinh sản
Theo khảo sát của Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, trong đời sống sinh viên hiện nay đáng lo ngại là hiện tượng sinh viên có tư tưởng không chịu học hành, xin điểm, quay cóp Chỉ có khoảng 30% sinh viên say mê học tập, tích cực tham gia các sinh hoạt tập thể; 10% sinh viên rất tích cực và hứng thú tham gia những hoạt động vui chơi, giải trí, hưởng thụ những thú vui của tuổi trẻ và thể hiện lối sống tiêu dùng hiện đại, sành điệu; còn lại 60% sinh viên thể hiện lối sống thụ động, ít tham gia vào các hoạt động chính trị - xã hội và văn hóa thể thao chung Gần đây, tác động tiêu cực của môi trường ảo đã hiện thực hoá qua một số vụ xung đột ngoài đời Bởi thế, sự dối lừa được coi là chuyện bình thường Nhiều sinh viên không cho rằng việc sao chép tài liệu, ăn cắp ý tưởng trong quá trình làm bài thi, viết tiểu luận và khoá luận là một hành vi phi đạo đức Ngoài những sinh viên chăm chỉ học hành, kiên trì phấn đấu, còn có không ít sinh viên sống thiếu lý tưởng, hoài bão, thiếu động cơ học tập Việc học hành của một bộ phận sinh viên còn mang tính đối phó: đối phó với kỳ vọng và sự quan tâm của bố mẹ, gia đình, với quy chế của nhà trường, với sự kiểm tra của thầy cô Vì thế, nhiều sinh viên trốn học, nhờ điểm danh, không chịu học tập nghiên cứu, quay cóp, thuê làm khoá luận, đồ án tốt nghiệp, hoặc thi hộ, mở đường dây thi thuê trong kỳ thi tuyển sinh vào đại học và cao đẳng để kiếm lời bất chấp mọi thủ đoạn Hiện tượng mua bằng, bán điểm, chạy thầy, chạy điểm không còn là chuyện hiếm thấy ở một số trường cao đẳng, đại học và trung học chuyên nghiệp hiện nay Chính hiện tượng tiêu cực này đã phần nào làm tha hoá nhân cách của chính số sinh viên ấy và một số người thầy (chuyện gạ tình lấy điểm, thầy giáo quấy rối tình dục nữ sinh ) Điều đáng lo ngại là, nhiều sinh viên coi đó là chuyện bình thường, không liên quan đến tiêu chí đạo đức, trong khi ở các nước phát triển sự lừa dối là hành vi bị lên án mạnh nhất trong môi trường học đường.
Sự thực dụng trong học tập, trong cách sống do ảnh hưởng của lối sống và sản phẩm công nghệ hiện đại từ các nước phát triển đã làm không ít sinh viên xa rời các giá trị đạo đức truyền thống Những biểu hiện văn hóa lệch lạc, lối sống thiếu lành mạnh, những hiện tượng tha hóa, những sai lệch chức năng, lệch chuẩn mực giá trị, đạo đức, xa rời thuần phong mỹ tục của dân tộc đã và đang xuất hiện trong đời sống văn hóa của sinh viên; Vấn nạn bạo lực học đường có xu hướng gia tăng (xuất hiện nhóm “nữ quái”, nữ
“đầu gấu” trong trường học); sự vi phạm pháp luật ngày càng nghiêm trọng (phát tán văn hóa phẩm đồi trụy, gây án nơi học đường, nghiện hút, lô đề, cờ bạc, đua xe ) Sự lạnh lùng trong các mối quan hệ tình cảm ngày càng lan rộng trong một bộ phận sinh viên Lời một bài hát: "tình yêu đến em không mong đợi gì, tình yêu đi em không hề hối tiếc" không thể không đáng suy nghĩ Đó là biểu hiện của lối sống lạnh lùng, vô cảm, thiếu hụt những đam mê và khát vọng vốn là tài sản quý báu của tuổi trẻ.1
Chương 3 - vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức vào xây dựng ý thức đạo đức
1 Giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh về ý đạo đức:
Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh - hệ giá trị được kế thừa, chắt lọc, bổ sung và phát triển từ các giá trị tốt đẹp của văn hóa, đạo đức truyền thống của Việt Nam và phương Đông; kết hợp với các giá trị tinh hoa của nhân loại, của đạo đức học mácxít, vì thế nó hàm chứa những giá trị phổ quát đối với dân tộc, nhân loại và có giá trị bền vững Có thể luận giải về giá trị bền vững của tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trên cơ sở lý luận và thực tiễn sau đây:
Thứ nhất, tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh thấm đẫm triết lý văn hóa, đạo đức truyền thống tốt đẹp của Việt Nam và các giá trị tinh hoa của văn hóa nhân loại, được soi sáng bởi thế giới quan và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin Về vấn đề này, học giả Hélène Tourmaire đã khái quát:
“Hình ảnh của Hồ Chí Minh đã hoàn chỉnh với sự kết hợp đức khôn ngoan của Phật, lòng bác ái của Chúa, triết học Mác, thiên tài cách mạng của Lênin và tình cảm của người chủ gia tộc, tất cả bao bọc trong một dáng dấp rất tự nhiên”(1).
Trên cơ sở tiếp thu, kế thừa có chọn lọc những giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc và thời đại, Hồ Chí Minh đã tiếp cận đạo đức cộng sản từ tính toàn diện của các mối quan hệ đạo đức; từ tính toàn diện về vai trò của đạo đức và từ bản chất của đạo đức cách mạng để nhìn nhận, soi chiếu vào thực tiễn lịch sử - xã hội Việt Nam; đồng thời bổ sung, phát triển và hình thành hệ giá trị đạo đức mới ở Việt Nam.
Hồ Chí Minh khẳng định, đạo đức là cái gốc và quan hệ với tự mình là quan hệ gốc, cho nên quan hệ đạo đức đối với bản thân mình phải được xem là cái gốc của mọi cái gốc Người nói: “Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân”(2).
Giá trị bền vững của tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh còn thể hiện bằng tấm gương thực hành đạo đức vĩ đại của Người Ở Hồ Chí Minh, không chỉ hội tụ phẩm chất đạo đức của một lãnh tụ thiên tài, mà còn là hiện thân của một lãnh tụ kiểu mới - lãnh tụ của nhân dân: Vĩ đại và vô cùng giản dị, gần gũi, thân thiết và gắn bó máu thịt với quần chúng nhân dân; hết lòng, hết sức chăm lo cho sự nghiệp độc lập dân tộc, thống nhất đất nước; trọn đời hy sinh phấn đấu vì một nước Việt Nam mạnh giàu, nhân dân ta có cuộc sống ấm no, hạnh phúc Tấm gương đạo đức của Người vì thế có sức lôi cuốn, cảm hóa mãnh liệt, là niềm tự hào của nhân dân Việt Nam và có ảnh hưởng sâu rộng đối với nhân dân thế giới Giá trị tư tưởng đạo đức của Người vì thế trở thành giá trị phổ quát, được nhân loại tiến bộ ngưỡng mộ và kính trọng.
Thứ hai, tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh có giá trị bền vững là bởi có sự thống nhất giữa tính giai cấp, tính dân tộc và tính nhân loại Sự thống nhất giữa lý tưởng đạo đức và hành động đạo đức, tất cả đều vì lợi ích của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân; vì sự nghiệp giải phóng xã hội, giải phóng giai cấp và giải phóng con người triệt để. Đối với Hồ Chí Minh, yêu thương con người là giá trị đạo đức cao đẹp nhất. Yêu thương con người thể hiện mối quan hệ giữa cá nhân với cá nhân trong quan hệ xã hội, thương yêu con người phải tin vào con người Với mình thì chặt chẽ, nghiêm khắc; với người thì khoan dung, độ lượng, rộng rãi, nâng con người lên, kể cả với những người lầm đường, lạc lối, mắc sai lầm, khuyết điểm Yêu thương con người là giúp cho mỗi người ngày càng tiến bộ, tốt đẹp hơn; thực hiện tự phê bình và phê bình, chân thành giúp nhau sửa chữa khuyết điểm, phát huy ưu điểm để không ngừng tiến bộ.
Thứ ba, tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh được thể hiện trên nguyên tắc thống nhất biện chứng giữa “cái thực tiễn và cái tinh thần”; giữa “thực hành đạo đức và ý thức đạo đức”. Ý thức đạo đức phải được thể hiện bằng hành động thì mới có giá trị giáo dục, mới đem lại những lợi ích xã hội và ngăn ngừa những hành vi phi đạo đức Nếu không có thực hành đạo đức, thì ý thức đạo đức sẽ không đạt tới giá trị, sẽ rơi vào trừu tượng theo kiểu các giáo lý của tôn giáo dựa vào
“niềm tin hư ảo” Nếu chỉ dừng lại ở những triết lý đạo đức chung chung, trừu tượng, không có tác dụng trong hoạt động thực tiễn để cải tạo xã hội, cải tạo con người, thì không phải là đạo đức cách mạng.
2 Một số giải pháp xây dựng ý thức đạo đức cho sinh viên Đại học Bách khoa:
Giáo dục về Tư Tưởng Hồ Chí Minh: Tổ chức các buổi học, hội thảo, hoặc khóa đào tạo để giới thiệu sinh viên về tư tưởng và lý tưởng của Hồ Chí Minh về đạo đức, tự do, độc lập, và nhân quyền Sử dụng tác phẩm, diến đạt, và bài diến thuyết của Hồ Chí Minh để truyền đạt những giá trị đạo đức.
Thực Hiện Tư Tưởng Tự Do và Bình Đảng: Khuyến khích sinh viên hiểu và thực hành ý thức về tự do cá nhân, nhân quyền và bình đẳng trong mọi hoạt động Xây dựng môi trường học tập và làm việc tôn trọng đa dạng và khuyến khích sự công băng.
Với bản thân sinh viên Trường Đại Học Bách Khoa: Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh: Học trung với nước, hiếu với dân, suốt đời đấu tranh cho sự nghiệp cách mạng Tu dưỡng, rèn luyện theo tấm gương cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; đức khiêm tốn, trung thực Phải có đức tin tuyệt đối vào sức mạnh của nhân dân, kính trọng nhân dân và hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân, luôn nhân ái, vị tha Học tập ý chí và nghị lực tinh thần to lớn, quyết tâm vượt qua mọi thử thách, gian nan để đạt được mục đích cuộc sống
Ngoài ra: Sinh viên cần chủ động vừa học tập phẩm chất đạo đức kết hợp với chủ nghĩa yêu nước chân chính và tinh thần quốc tế trong sáng Sinh viên cần kết hợp hài hòa giữa lý luận và thực tiễn, biết tôn vinh các giá trị truyền thống và chắt lọc để tiếp thu các tư tưởng tiến bộ trong thời kỳ hội nhập quốc tế sâu rộng.
Phần kết luận
Tóm tắt nội dung chính
Tiểu luận đã nghiên cứu, phân tích những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức và vận dụng vào xây dựng ý thức đạo đức cho sinh viên trường Đại học Bách khoa - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay.
Tiểu luận đã làm rõ những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức, bao gồm: quan điểm về đạo đức, những phẩm chất đạo đức cơ bản và phương pháp rèn luyện đạo đức.
Tiểu luận cũng đã phân tích thực trạng ý thức đạo đức của sinh viên trường Đại học Bách khoa - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, qua đó chỉ ra những mặt tích cực và hạn chế.
Trên cơ sở đó, tiểu luận đã đề xuất một số giải pháp nhằm vận dụng tư tưởng
Hồ Chí Minh về đạo đức vào xây dựng ý thức đạo đức cho sinh viên trong giai đoạn hiện nay, bao gồm:
Tăng cường tuyên truyền, giáo dục về tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cho sinh viên.
Nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức trong nhà trường.
Tổ chức các hoạt động trải nghiệm, rèn luyện đạo đức cho sinh viên.
Xây dựng môi trường học tập lành mạnh, an toàn, thân thiện.
Kết quả nghiêng cứu
Tiểu luận đã làm rõ những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức và ý nghĩa của việc vận dụng vào xây dựng ý thức đạo đức cho sinh viên trong giai đoạn hiện nay.
Tiểu luận đã phân tích thực trạng ý thức đạo đức của sinh viên trường Đại học Bách khoa - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, từ đó chỉ ra những điểm mạnh, điểm yếu và nguyên nhân dẫn đến những hạn chế.
Tiểu luận đã đề xuất một số giải pháp nhằm vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức vào xây dựng ý thức đạo đức cho sinh viên trong giai đoạn hiện nay.
Hạn chế và kiến nghị
1 Hạn chế: Đề nghị nhà trường tăng cường tuyên truyền, giáo dục về tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cho sinh viên thông qua các kênh thông tin như website, fanpage, bảng tin, hội thảo,
Nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức trong nhà trường bằng cách đổi mới phương pháp giảng dạy, tăng cường sử dụng các phương tiện trực quan, sinh động, tạo hứng thú cho sinh viên trong học tập.
Tổ chức các hoạt động trải nghiệm, rèn luyện đạo đức cho sinh viên như hoạt động tình nguyện, hoạt động dã ngoại, hoạt động văn hóa văn nghệ,
Xây dựng môi trường học tập lành mạnh, an toàn, thân thiện bằng cách xây dựng các quy định, quy chế, khen thưởng, kỷ luật,
Do thời gian và điều kiện nghiên cứu còn hạn chế, tiểu luận chỉ đi sâu vào nghiên cứu một số khía cạnh của vấn đề.
Tiểu luận chưa có điều kiện để khảo sát ý kiến của tất cả sinh viên trong trường.