1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tác động biến đổi khí hậu đến tài nguyên rừng

12 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Biến Đổi Khí Hậu Tác Động Đến Tài Nguyên Rừng
Tác giả Nguyễn Đức Duy
Người hướng dẫn PGS.TS. Võ Lê Phú
Trường học Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Biến đổi khí hậu
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 0,9 MB

Nội dung

Đây là một thách thức lớn đối với Việt Nam để ứng phó với BĐKH trong các hoạt động thực hiện mục tiêu tăng cường hiệu quả bảo tồn và dịch vụ của các hệ sinh thái rừng trong giảm thiểu th

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

BÀI TIỂU LUẬN CÁ NHÂN MÔN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

Đề tài:

BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TÁC ĐỘNG ĐẾN

TÀI NGUYÊN RỪNG

LỚP: L02 -HK 222

GVHD: PGS.TS VÕ LÊ PHÚ

SVTH: NGUYỄN ĐỨC DUY

MSSV: 1912896

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 09 tháng 04 năm 2023

Trang 2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 3

NỘI DUNG 4

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ RỪNG 4

1.1 Khái niệm về rừng 4

1.2 Vai trò của rừng 4

1.3 Thực trạng rừng ở nước ta hiện nay 4

CHƯƠNG 2:TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN TÀI NGUYÊN RỪNG.5 2.1 Biến đổi khí hậu 5

2.2 Tác động của biến đổi khí hậu của biến đổi khí hậu đến tài nguyên rừng 5

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU 8

3.1 Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, nhận thức, ý thức, trách nhiệm của người dân ………8

3.2 Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước 8

3.3 Khẩn trương rà soát, đánh giá, kiểm soát chặt chẽ các quy hoạch, dự án phát triển kinh tế, xã hội 8

3.4 Đẩy nhanh tiến độ điều tra, đo đạc, xây dựng hồ sơ quản lý, phân định các loại rừng trên bản đồ và thực địa 9

3.5 Xác định rõ trách nhiệm quản lý, bảo vệ và phát triển rừng 9

3.6 Chủ động hợp tác, hội nhập quốc tế về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng 10 KẾT LUẬN 11

TÀI LIỆU THAM KHẢO 12

Trang 3

MỞ ĐẦU

Việt Nam có đa dạng sinh học cao, có các hệ sinh thái đa dạng Tuy nhiên trong thời gian qua, do những nguyên nhân khác nhau, đa dạng sinh học, các hệ sinh thái, đặc biệt là các hệ sinh thái rừng – hệ sinh thái có đa dạng sinh học cao cao nhất bị suy thoái trầm trọng Diện tích rừng giảm rừng ngập mặn ven biển cũng bị suy thoái nghiêm trọng (giảm 80% diện tích) do bị chuyển đổi thành các ao đầm nuôi trồng thủy hải sản thiếu quy hoạch Trong những năm gần đây, rừng tuy có tăng lên về diện tích, nhưng tỷ lệ rừng nguyên sinh cũng vẫn chỉ khoảng 8% (so với 50% của các nước trong khu vực)

Đây là một thách thức lớn đối với Việt Nam để ứng phó với BĐKH trong các hoạt động thực hiện mục tiêu tăng cường hiệu quả bảo tồn và dịch vụ của các hệ sinh thái rừng trong giảm thiểu thiên tai, bảo vệ tài nguyên nước và giảm phát thải CO2

Nhiệt độ trung bình tăng sẽ làm thay đổi vùng phân bố và cấu trúc quần xã sinh vật của nhiều hệ sinh thái Các loài nhiệt đới sẽ giảm đi trong các hệ sinh thái ven biển và có

xu hướng chuyển dịch lên các đới và vĩ độ cao hơn trong các hệ sinh thái trên cạn

Nhiệt độ tăng, còn làm gia tăng khả năng cháy rừng, nhất là các khu rừng trên đất than bùn, vừa gây thiệt hại tài nguyên sinh vật, vừa tăng lượng phát thải khí nhà kính và làm gia tăng BĐKH.[1]

Do vậy, bài tiểu luận này sẽ đưa ra góc nhìn cụ thể về các tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên rừng, qua đó đề xuất các biện pháp ứng phó với chính những tác động

đó

Trang 4

NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ RỪNG 1.1 Khái niệm về rừng

Rừng là quần xã sinh vật trong đó cây rừng là thành phần chủ yếu Nói cách khác, rừng là tập hợp của nhiều cây Quần xã sinh vật phải có diện tích đủ lớn Giữa quần xã sinh vật và môi trường, các thành phần trong quần xã sinh vật phải có mối quan hệ mật thiết để đảm bảo khác biệt giữa hoàn cảnh rừng và các hoàn cảnh khác.[2]

Hình 1.1 Rừng Nam Cát Tiên [3] Hình 1.2 Rừng Quốc gia Cúc Phương [3]

1.2 Vai trò của rừng

Theo Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc, rừng có 5 vai trò chính gồm nuôi dưỡng đất, lưu trữ carbon, cung cấp thực phẩm lành mạnh cho hàng triệu người, điều tiết nước, là nhà của khoảng 80% các giống loài sống trên cạn.[4]

1.3 Thực trạng rừng ở nước ta hiện nay

Theo quyết định trên, tính đến ngày 31/12/2022, diện tích đất có rừng (gồm diện tích có rừng và diện tích chưa thành rừng) là 333.049,84 ha Trong đó, diện tích có rừng 262.994,45 ha (rừng tự nhiên 106.671,55 ha, rừng trồng 156.322,90 ha); diện tích chưa thành rừng 70.055,39 ha

Diện tích đất có rừng đủ tiêu chí để tính tỷ lệ che phủ toàn tỉnh không tính cây trồng phân tán là 262.994,45 ha, tỷ lệ che phủ rừng đạt 51,01% Nếu tỉnh diện tích bao gồm cây trồng phân tán thì tỷ lệ che phủ rừng đạt 52%.[5]

Trang 5

CHƯƠNG 2: TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN TÀI NGUYÊN RỪNG 2.1 Biến đổi khí hậu

BĐKH có thể do các yếu tố tự nhiên, như là thay đổi lượng bức xạ (năng lượng) mặt trời, nhiệt độ, áp suất,… hoặc do các tác động của con người

BĐKH là sự thay đổi trạng thái khí hậu có thể xác định thông qua các thay đổi về giá trị trung bình hoặc biến thiên (dao động) của các yếu tố khí hậu trong một thời gian dài,

có thể hàng thập kỷ hoặc lâu hơn.[6]

Hình 2.1 Những con số “gây sốc” về biến đổi khí hậu[7]

2.2 Tác động của biến đổi khí hậu của biến đổi khí hậu đến tài nguyên rừng Tác động đến nguy cơ cháy rừng

Biến đổi khí hậu làm gia tăng các điều kiện khô nóng khiến các đám cháy lan nhanh hơn, cháy lâu hơn và bùng phát dữ dội hơn

Dưới tác động của biến đổi khí hậu, khu vực Địa Trung Hải đã chứng kiến mùa cháy rừng bắt đầu sớm hơn và bao phủ diện tích rộng lớn hơn Chỉ tính riêng năm ngoái, hơn

Trang 6

nửa triệu ha rừng đã bị thiêu rụi ở các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU), khiến

2021 trở thành mùa cháy rừng tồi tệ thứ hai của khối được ghi nhận kể từ sau năm 2017

Thời tiết nóng hơn cũng khiến thảm thực vật mất đi độ ẩm, qua đó trở thành nguồn

“nhiên liệu” khô giúp các đám cháy lan rộng hơn

Theo nhà khoa học cấp cao Mark Parrington của Copernicus, điều kiện thời tiết nóng hơn và khô hơn đang làm gia tăng mức độ nguy hiểm của các vụ cháy rừng

Một số quốc gia như Bồ Đào Nha và Hy Lạp ghi nhận các vụ cháy rừng vào hầu hết các mùa hè, và cũng đã chủ động chuẩn bị cơ sở hạ tầng để cố gắng quản lý và kiểm soát các đám cháy Tuy nhiên, sự gia tăng nhiệt độ Trái đất đang khiến phạm vi cháy rừng ngày càng lan rộng ra những khu vực trước nay vốn ít ghi nhận các đám cháy và không có nhiều

sự chuẩn bị để đối phó.[8]

Tác động đến nguy cơ phát triển và lây lan sâu bệnh hại rừng

Có nhiều loài sâu, bệnh gây hại cho rừng; trong đó loài sâu róm thông xuất hiện phổ biến và gây hại nhiều nhất Những năm gần đây các trận dịch sâu xanh ăn lá bồ đề, ong ăn

lá mỡ, sâu đo ăn lá lim, sâu ăn lá muồng đen,… thường xảy ra, ăn trụi hàng nghìn ha rừng Việt Nam cũng đã từng xảy ra các loại bệnh dịch nguy hiểm như bệnh khô cành bạch đàn

ở Đồng Nai làm cho 11.000 ha cây bị khô, ở Thừa Thiên Huế 500 ha, ở Quảng Trị trên 50

ha Bệnh khô xám thông, bệnh rơm lá thông, bệnh khô ngọn thông, bệnh thối cổ rễ thông, bệnh vàng lá sa mộc, bệnh khô cành cây phi lao, bệnh khô héo trẩu, bệnh chổi sể tre luồng, bệnh tua mực quế, bệnh sọc tím tre luồng,… đã uy hiếp nghiêm trọng hàng nghìn ha rừng

và ảnh hưởng đến sản xuất lâm nghiệp ở nước ta

Nhiệt độ tăng, độ ẩm cao, mưa nhiều, gió mạnh, đất đai suy thoái, tạo điều kiện thuận lợi cho các loài sâu bệnh, côn trùng hại rừng sinh trưởng, phát triển và lây lan thành dịch bệnh rất nguy hiểm, tàn phá nhiều khu rừng rộng và ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc bảo tồn và phát triển các hệ sinh thái rừng ở Việt Nam, đặc biệt là rừng trồng BĐKH tạo điều kiện cho sâu róm thông phát dịch nhiều hơn ở các vùng Đông Bắc, Tây Bắc, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên Nguy cơ sâu róm thông sẽ tăng, khoảng 13% vào năm 2050 và

Trang 7

đặc biệt vào năm 2100 nguy cơ phát triển sâu róm thông tăng khoảng 31%; sâu đục ngọn thông có khả năng phát dịch nhiều hơn ở các vùng Đông Bắc, Tây Bắc, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ; châu chấu tre luồng có khả năng phát dịch nhiều nhất ở các vùng Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ; bọ xít muỗi có khả năng phát dịch nhiều nhất ở các vùng đồng bằng Bắc Bộ, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên; mối có khả năng phát dịch nhiều ở hầu hết các vùng.[9]

Tác động đến diện tích rừng ngập mặn

Biến đổi khí hậu với hiện tượng nước biển ấm lên, độ mặn nước biển thay đổi cùng

sự ô nhiễm môi trường nước đã làm thay đổi môi trường sống của san hô Biến đổi khí hậu làm thay đổi chế độ thủy, hải văn, sóng biển và nước biển dâng sẽ có tác động đáng kể đến thu hẹp diện tích của hệ sinh thái rừng ngập mặn Theo kịch bản biến đổi khí hậu, khi mực nước biển dâng 1 mét, dự tính khoảng 300km² rừng ngập mặn của Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng, tương đương với diện tích khoảng 15,8% tổng diện tích rừng ngập mặn của Việt Nam Thêm vào đó, diện tích rừng ngập mặn bị thu hẹp do một số loài cây rừng ngập mặn không kịp thích ứng với các thay đổi của điều kiện môi trường như độ ngập triều, độ mặn, nhiệt độ Hệ sinh thái rừng ngập mặn có tính đặc thù, rất nhạy cảm với những tác động của biến đổi khí hậu Bão với cường độ mạnh, tần suất tăng cũng hủy hoại rừng ngập mặn

Ngoài diện tích rừng ngập mặn bị mất, mực nước biển dâng cao cũng gây ra những tác động gián tiếp nghiêm trong đến đa dạng sinh học và sinh trưởng của rừng ngập mặn

Sự suy thoái và suy giảm diện tích của rừng ngập mặn làm gia tăng nguy cơ xói lở bờ biển; giảm sinh kế của cộng đồng cư dân ven biển, ảnh hưởng đến hoạt động đánh bắt, nuôi trồng thủy sản và du lịch sinh thái; giảm khả năng lưu giữ CO2 của rừng ngập mặn.[10]

Trang 8

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

3.1 Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, nhận thức, ý thức, trách nhiệm của

người dân

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, ý thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, doanh nghiệp, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và mọi người dân đối với công tác bảo vệ và phát triển rừng; Thấy rõ được vai trò đặc biệt quan trọng của rừng đối với sự phát triển kinh tế – xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái

và hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của biến đổi khí hậu Quản lý, bảo vệ và phát triển rừng là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, nhất là đối với các địa phương có rừng; tăng cường sự giám sát của người dân, cộng đồng, các đoàn thể nhân dân, các cơ quan thông tin đại chúng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

3.2 Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước

Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng Kiện toàn, củng cố tổ chức, bộ máy quản lý nhà nước, làm rõ chức năng, nhiệm vụ của các ngành, các cấp từ Trung ương tới cơ sở về lâm nghiệp; xây dựng lực lượng kiểm lâm đủ mạnh để thực thi hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng Rà soát, bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, khắc phục sự chồng chéo, bảo đảm tính đồng bộ, hiệu quả, khả thi; thực hiện các chính sách về chi trả dịch vụ môi trường rừng Gắn mục tiêu bảo vệ, phát triển rừng với hỗ trợ phát triển sản xuất, cải thiện đời sống, nâng cao thu nhập, bảo đảm đời sống, việc làm, an sinh xã hội cho người dân địa phương, đồng bào dân tộc miền núi, biên giới, nhất là cho người dân làm nghề rừng Đẩy mạnh xã hội hoá, có cơ chế, khuyến khích, tạo thuận lợi cho người dân và các thành phần kinh tế cùng tham gia quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

3.3 Khẩn trương rà soát, đánh giá, kiểm soát chặt chẽ các quy hoạch, dự án phát

triển kinh tế, xã hội

Rà soát, đánh giá, kiểm soát chặt chẽ các quy hoạch, dự án phát triển kinh tế, xã hội

có tác động tiêu cực đến diện tích, chất lượng rừng, đặc biệt là đối với rừng tự nhiên, rừng

Trang 9

phòng hộ; có cơ chế quản lý, giám sát chặt chẽ các dự án chuyển đổi mục đích sử dụng rừng, nhất là đối với các dự án phát triển thuỷ điện, khai thác khoáng sản, xây dựng các khu công nghiệp, dịch vụ du lịch… Rà soát, đánh giá lại kết quả thực hiện và hiệu quả kinh

tế, xã hội, môi trường đối với các dự án cải tạo rừng tự nhiên; dự án chuyển đổi rừng sang trồng cao su, sản xuất nông nghiệp

Kiên quyết đình chỉ, thu hồi đất đối với dự án chuyển đổi mục đích sử dụng rừng có sai phạm, hoặc có nguy cơ gây thiệt hại lớn về rừng, môi trường sinh thái, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất và đời sống người dân vùng dự án; đồng thời xử lý nghiêm minh, công khai, minh bạch các tổ chức, cá nhân vi phạm, thiếu trách nhiệm trong công tác thẩm định, phê duyệt, cấp phép đầu tư

3.4 Đẩy nhanh tiến độ điều tra, đo đạc, xây dựng hồ sơ quản lý, phân định các loại

rừng trên bản đồ và thực địa

Điều tra, đo đạc, xây dựng hồ sơ quản lý, phân định, đánh mốc ranh giới các loại rừng trên bản đồ và thực địa đến đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn; ranh giới lâm phận quốc gia và ranh giới quản lý rừng của các chủ rừng Khắc phục và giải quyết dứt điểm tình trạng tranh chấp, lấn chiếm đất rừng trái pháp luật; hoàn thành việc giao đất, giao rừng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp cho các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình

và cộng đồng vào năm 2023 Tiếp tục sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của các công ty lâm nghiệp theo tinh thần Nghị quyết số 30-NQ/TW của Bộ Chính trị khoá XI

3.5 Xác định rõ trách nhiệm quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

Xác định rõ công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng là trách nhiệm của các cấp

uỷ, tổ chức đảng, chính quyền và người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, địa phương Các cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể nhân dân cần coi đây là nhiệm vụ chính trị thường xuyên; tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt các mục tiêu, quan điểm, nhiệm vụ, giải pháp về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng đã được xác định trong các nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước có liên quan Người

Trang 10

đứng đầu cơ quan, tổ chức, địa phương phải chịu trách nhiệm chính đối với các vụ phá rừng, cháy rừng, mất rừng thuộc phạm vi lĩnh vực, địa bàn mình quản lý, hoặc để cho các

tổ chức, cá nhân cấp dưới vi phạm các quy định pháp luật về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

Đẩy mạnh trồng rừng ngập mặn, rừng phòng hộ ven biển, ven sông, rừng đầu nguồn; trồng rừng mới, trồng lại rừng sau khai thác; khoanh nuôi, xúc tiến tái sinh phục hồi, bổ sung rừng, nâng cao giá trị đa dạng sinh học, khả năng cung cấp lâm sản, khả năng phòng

hộ và các giá trị khác của rừng Bảo vệ và quản lý nghiêm, kết hợp với tăng cường các biện pháp trồng mới, phục hồi, tái sinh rừng tự nhiên

3.6 Chủ động hợp tác, hội nhập quốc tế về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

Thực hiện có trách nhiệm các cam kết quốc tế phù hợp với lợi ích quốc gia và thông

lệ quốc tế Đẩy mạnh hợp tác song phương với các nước có chung đường biên giới nhằm tăng cường trao đổi thông tin, bảo đảm công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng và quản

lý lâm sản hiệu quả, chặt chẽ Tranh thủ tối đa và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn tài trợ nước ngoài (vốn ODA, vay ưu đãi và hỗ trợ quốc tế…) cho công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.[11]

Trang 11

KẾT LUẬN

Nhận diện được những tác động của BĐKH đến tài nguyên rừng để có giải pháp bảo vệ, bởi rừng có tác dụng quan trọng thích ứng, ứng phó với BĐKH Trong Tuyên bố của các nhà lãnh đạo Glasgow về rừng và sử dụng đất, 105 quốc gia chịu trách nhiệm về hơn 85% diện tích rừng trên thế giới đã đưa ra cam kết mang tính bước ngoặt để cùng nhau ngăn chặn và đẩy lùi nạn phá rừng và suy thoái đất vào năm 2030; Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tham dự Sự kiện quan trọng này Tuyên bố Glasgow của các nhà Lãnh đạo về rừng và sử dụng đất nhằm mục đích ngăn chặn và đảo ngược tình trạng mất rừng

và suy thoái đất vào năm 2030, góp phần đạt mục tiêu giữ cho nhiệt độ toàn cầu tăng ở mức 1,5oC đồng thời hỗ trợ phát triển bền vững, chuyển đổi công bằng ở khu vực nông thôn thông qua các hành động cụ thể Nội dung chính của Tuyên bố gồm sáu lĩnh vực hành động: Bảo tồn và đẩy nhanh quá trình phục hồi rừng và các hệ sinh thái trên cạn; thực hiện các chính sách thương mại, phát triển, sản xuất và tiêu dùng hàng hóa bền vững không làm mất rừng và suy thoái đất; giảm thiểu tình trạng dễ bị tổn thương của rừng và đất, tăng cường khả năng phục hồi và nâng cao sinh kế thông qua trao quyền cho cộng đồng, củng

cố hệ thống sở hữu đất, phát triển nông nghiệp bền vững, có lợi nhuận và công nhận tính

đa giá trị của rừng; thực hiện và nếu cần thiết, điều chỉnh các chính sách và chương trình khuyến khích nông nghiệp bền vững, thúc đẩy an ninh lương thực và tránh gây hại cho môi trường; khẳng định lại các cam kết tài chính quốc tế, tăng đóng góp tài chính từ nhiều nguồn khác nhau để phát triển nông nghiệp và quản lý rừng bền vững, bảo tồn và phục hồi rừng, hỗ trợ cho người dân và cộng đồng địa phương; tạo điều kiện thuận lợi liên kết thị trường vốn với thực hiện Thỏa thuận Paris và các mục tiêu quốc tế nhằm đảo ngược tình trạng mất và suy thoái rừng; có chính sách mạnh mẽ đẩy nhanh quá trình phục hồi và cải thiện rừng, sử dụng đất bền vững, đa dạng sinh học và hoàn thành các mục tiêu về khí hậu Các quốc gia tham gia Tuyên bố sẽ cùng nỗ lực thực hiện sáu lĩnh vực hành động trên Tuy nhiên, mỗi quốc gia có thể lựa chọn lĩnh vực hành động phù hợp với bối cảnh cụ thể của mỗi quốc gia.[9]

Ngày đăng: 27/03/2024, 22:30