1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên môi trường kinh tế xã hội vùng ven biển tỉnh sóc trăng và đề xuất các giải pháp ứng phó

117 46 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 117
Dung lượng 3,68 MB

Nội dung

Trang 1

BO GIAO DUC VA DAO TAO

TRUONG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

QJALA

NGUYEN THANH MINH

ĐÁNH GIA TAC DONG CUA BIEN DOI KHI HAU DEN TAI NGUYEN MOI TRUONG, KINH TE - XA

HOI VUNG VEN BIEN TINH SOC TRANG VA DE XUẤT CAC GIAI PHAP UNG PHO

LUAN VAN THAC SI

Trang 2

TP HCM, ngày.Ẳ thang nam 2013

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ

Họ tên học viên: Nguyễn Thanh Minh Giới tính: Nam

Ngày, tháng, năm sinh: 19 tháng 04 năm 1983; Nơi sinh: Đồng Nai Chuyên ngành: Kỹ thuật môi trường; MSHV: 1241810018

I- Tên đề tài

Đánh giá tác động của Biến đôi khí hậu đến tài nguyên môi trường, kinh tế xã hội vùng ven biển tỉnh Sóc Trăng và đề xuất các giải pháp ứng phó

H- Nhiệm vụ và nội dung

- Đánh giá được mức độ tác động của biến đổi khí hậu và nước biên dâng đối

với tài nguyên, môi trường, các ngành, lĩnh vực cho khu vực ven biển tỉnh sóc Trăng

- Xây dựng và triển khai các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu

- Góp phần vào việc thực hiện mục tiêu Quốc gia về giảm nhẹ và thích ứng với BĐKH

- Nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu cho cộng đồng dân cư và các cấp chính quyền địa phương khu vực ven biển tỉnh Sóc Trăng

- Thu thập, tổng hợp, xử lý và phân tích tài liệu cơ bản;

- Thu thập, tổng hợp, xử lý và đánh giá tổng quan các vẫn đề nghiên cứu gồm:

+ Tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu

+ Tổng quan về tình hình BĐKH trên thế giới, Việt Nam và tỉnh Sóc Trăng,

khái quát về kịch bản BĐKH và nước biển đâng Việt Nam; BĐKH và phạm vi ngập

Trang 3

+ Đánh giá các tác động của BĐKH đến tài nguyên môi trường, các ngành

kinh tế, lĩnh vực văn hóa xã hội khu vực ven biển tỉnh Sóc Trăng

- Trên cơ sở đánh giá tác động của BĐKH để Đề xuất các giải pháp ứng phó

cho các ngành, lĩnh vực trên địa bàn vùng ven biển tỉnh Sóc Trăng

IH- Ngày giao nhiệm vụ (Ngày bắt dau thực hiện LV ghi trong QD giao để tài) Ngày 7 tháng 8 năm 2013 IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ Ngày 30 tháng 6 năm 2014 V- Cán bộ hướng dẫn: (Gñ¡ rõ học hàm, học vị, họ, tên) GS-TS Hoàng Hưng

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA QUAN LY CHUYEN NGANH

(Ho tén va chit ky) (Họ tên và chữ ký)

Trang 4

Cán bộ hướng dẫn khoa học GS.TS Hoàng Hưng Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP Hồ Chí Minh ngày 28 tháng 07 năm 2014 Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm: = TT Họ và tên Chức danh Hội đồng 1 | GS.TSKH Nguyén Trong Can | Chủ tịch

2 | TS Thai Van Nam Phan bién 1

3 | TS Nguyễn Xuân Trường Phản biện 2 |

4 | TS Trinh Hoang Ngan Uy vién

Trang 5

LOI CAM DOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác

Tôi xin cam đoan răng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận van này

Trang 6

LOI CAM ON

Lời đầu tiên tôi xin tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến GS.TS Hoàng

Hưng đã tận tình hướng dẫn tơi hồn thành luận văn tốt nghiệp Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến TS Thái Văn Nam đã định hướng, giúp đỡ trong suốt quá trình học Tôi xin gửi lời cám ơn đến quý thầy cô, quý phòng Đào tạo sau đại học, cùng tập thé lớp 12SMT đã giảng dạy, đồng hành cùng tôi trong toàn khóa học vừa qua

Xin chân thành cảm ơn đến Sở Tài nguyên và Môi trường, Phòng Tài nguyên nước và Khí tượng Thủy Văn tỉnh Sóc Trăng , Ủy Ban nhân dân thị xã Vĩnh Châu, Ủy Ban nhân dân huyện Trần Đề, Ủy Ban nhân dân huyện Cù Lao Dung cùng các Sở Ban

ngành khác trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ, cung cấp những

số liệu, thông tin cần thiết trong quả trình làm luận văn

Tôi gửi lời tri ân sâu sắc đến gia đình và bạn bè đã hỗ trợ, động viên tôi rất

nhiều trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn

Học viên thực hiện Luận văn

a

Trang 7

iii

TOM TAT

Dựa vào những tài liệu là các báo cáo, số liệu thu thập tại các cơ quan quản lý, Kịch bản BĐKH vả nước biển đâng Việt Nam và tỉnh Sóc Trăng, kết hợp với những ghi nhận thực tế qua chuyền khảo sát thực địa Đề tài nêu được tổng quan về

tình hình BĐKH trên thế giới, Việt Nam và tại tỉnh Sóc Trăng Đồng thời đã đánh

giá được tác động của BĐKH đến tài nguyên môi trường và kinh tế xã hội vùng ven

biển tỉnh Sóc Trăng Trong đó tập trung đánh giá tác động đến tài nguyên môi trường đất, tài nguyên nước, sinh thái rừng ngập mặn và đánh giá đến các ngành,

lĩnh vực bao gồm: ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, phát triển cơ sở hạ

tâng, văn hóa xã hội và sức khỏe cộng đồng

Trang 8

ABSTRACT

Based on documents from the report, the data collected at the state agency, Climate change and sea level rise scenarios of Vietnam and Climate change and sea

level rise scenarios in Soc Trang Province, combined with the actual recorded

through field surveys The thesis stated overview situation of Climate change on the world, and Vietnam, Soc Trang Province.In which focuses on assessing the impact of environmental land resources, water resources, ecological mangrove .and evaluating the sectors include: agriculture, forestry, fisheries, infrastructure development, socio-cultural and public health

Trang 9

MUC LUC LOT CAM DOAN oicccsscsessssssssssssscssscssccsssssosecusconsccusonsonsanssenecensessessaresenecnseensennaneensssors i LO CAM ON 2 6 /Ả.' 11A ii TÓM TTẮTT 2° s£©ce€SEE2E+.EESx€Exe+rxEEkEEAEEL.T.14030147107.710101714011010 0 iii F17 (on .,,Ô.,,,,ÔÔÔÔÐÔ111 iv 710/01/1117 11 v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮTT es «ssessseeeetsrrettesrrirreerieiree ix DANH MỤC BANG.cssccsssssccsscssessconsssosssvseosssssessenssnscessanscenganssecsensnssssnsnnsessnnscessanscs xi DANH MỤC BIÊU ĐỒ -s°-csssersttretriietritrrriieiiiiiersnrerienisnee xii

DANH MỤC HÌNH -ccsesrervrrtertnterierieirririsrnnniiee xiii 00:7 1172 ,Ơ/Ả,',ƠƠƠƠƠƠƠƠÐ11T 1 In ve) 6): 0 1 2 MỤC TIỂU ĐÈ TÀI :-©5+5++2Ev2£22EE222EE23222172E.trttttrrrrrirrrrierrirrrie 2 2.1 Mục tiêu tổng quát che 2 ph? g1 nh 2

3 Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA TIÊN CỦA ĐÈ TÀI - 2

4 ĐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU : -+c+serteeerrrrterrer 3 5 PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN -. - 5 Sttnt2tretrrerrrrirrrrrrirrirre 3 u08 7/6097.) 67 1177 — 5 CHUONG 1: TONG QUAN CAC VAN DE NGHIEN CUU VA TINH HINH BIEN ĐỎI KHÍ HẬU, NƯỚC BIỂN DÂNG « csceeeseriirrirriiee 6 1.1 TÔNG QUAN VẺ VỪNG NGHIÊN CỨU -: °5cc:strterserrirree 6

1.1.1 Tổng quan về điều kiện tự nhiên ccncnnhnnrrerrrrerrrerrrrrrrre 6

Trang 10

1.2.1.2 BĐKH trên Thế giới và các nguyên nhân gây ra BĐKH 10

1.2.2 Téng quan vé BDKH va kich bản BĐKH và nước biển dâng Việt Nam14

1.2.2.1 Diễn biến biến đổi khí hậu và nước biến dâng trong thời gian qua 14 1.2.2.2 Kịch bản BĐKH và nước biên dâng Việt Nam - 17

1.2.3 Biểu hiện BĐKH ở tỉnh Sóc Trăng -. -555ccnnseerrerrerrrrrrrrree 19 mnn : r nha e 19

1.2.3.2 MONS MUA occ cenceee erect net ee caer eeeeeseenssesesneenaneceenererets 20

“xa an nen hee nena 22

1.2.3.4 Bão, áp thấp nhiệt đới cesses eseeescenieeneneeeeesnntenneeeses 22

1.2.3.5 Xâm nhập mặn, hạn hán .ằằcằnhehhhhrrrrrrrrtrrrrie 24

1.2.4 Kịch bản Biến đổi khí hậu và nước biển dâng tỉnh Sóc Trăng 26

1.2.4.1 Kịch bản Biến đổi khí hậu cconeiienererrerrrrrrrrriee 26 1.2.4.2 Kịch bản nước biển dâng tỉnh Sóc Trăng - ceceeie 27

CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỎI KHÍ HẬU ĐẾN TÀI NGUYEN MOI TRUONG, KTXH VUNG VEN BIEN TINH SOC TRANG 31

2.1 TÁC ĐỘNG ĐỀN MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN .- : +c+e 31 2.1.1 Tác động đến tài nguyên môi trường đất -. creiieeerrreee 31 2.1.2 Tác động đến tài nguyên, môi trường nước - -+:-cccse 32

2.1.3 Tác động đến hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển -c sec 33

2.1.4 Tác động đến quá trình bồi tụ và xói lở ven biển . . -.-c.e- 34 2.2 TÁC ĐỘNG CỦA BĐKH ĐỀN CÁC NGÀNH KINH TẼ 37

2 2.1 Lĩnh vực sản xuất nông nghiệp co: nnnnhehtrtrrrrrerdrree 37

2.2.1.1 Tác động đến ngành trông trỌt, ccceeeeenierrnrrererrrerrrree 37

2.2.1.2 Tác động đến hoạt động chăn nuôi gia SÚC ìo chen 40 2.2.2 Lĩnh vực ngành Lâm nghiệp .- -ànnhnrrrrrdrrrrrrrrrrre 41 2.2.3 Lĩnh vực Ngu nghiép, thity San ce eee cree rene esetee see cneseeneeeraenes 43

2.2.3.1 Nguôn lợi thủy sản và nghệ CÁ occeneeirnerrrrrrrerried 43 2.2.3.2 Nuôi trồng thủy SảH in nnnhhhhnhehhhireerierrre 44 2.2.4 Cơ sở hạ tẦng - sinh ri 46

Trang 11

Vil

2.2.4.2 HE MONG CONG oecccccccccccscsssessvsesnessseessseeesretssescensuesonseeneetsnnsennneesenten 47 2.2.4.3 HO thong thity lOiccccccccccccccsccesesesssseceseseessecessenscennnceeninsenenitensnses 48

2.2.4.4 Hệ thống cấp thoái nước o-cccccnncnhhheerrrrrrirrrrrrrrrrerire 50

2.2.4.5 Xây dựng dân dụng -cccnnnhhhehrhrrtmrrrrrrrrrrrree 30 2.2.5 Khu đô thị và khu cụm công nghiỆp -. - cà sằeshherererrre 51 2.2.5.1 Khu, cụm công nghiỆD ccocnhnhhhhhrdrrrrrderrrrrrrrirtrrrrtrier 3

b8 47T 8n <a 3 2.2.6 DU LICH 1n .aố 51

2.3 TÁC ĐỘNG ĐÉN CÁC VẤN ĐÉ XÃ HỘI -cc-cosnieeerree 52

2.3.1 Tác động đời sống dân cư . :-55:ccstttrrtttetrirrrirreriirrrrrrree 52

2.3.1.1 Biến đổi khí hậu đe dọa đến sinh kế của người dân, ảnh hưởng đến công tác xóa đói giảm nghè0 cà nenhhhhhthhdhrrddrrrdrrrrrrrrre 32

2.3.1.2 Vấn đề vệ sinh môi trường và sức khỏe người dân 33

2.3.2 Tác động đến văn hóa — xã hội -.cnnnhhHrrerrrrrrrrrrrrde 34

2.3.2.1 Tác động đến xã hội do vấn đề nghèo đói, di dân 54

2.3.2.2 Tác động do mất các khu di tích lịch sử, văn hóa; các khu bảo tôn

và các điểm du lịch -cnnhnhhhhhhhhhhhhhrHurreererrndee 56

2.3.2.3 Ảnh hưởng đến vấn đỀ giáo dục -ccccccencnnhererrrrrrerrrrrie 56

CHUONG 3: XAY DUNG CAC GIAI PHAP UNG PHO VOI BIEN DOI KHi

HẬU CHO VÙNG VEN BIỂN TỈNH SÓC TRĂNG -. eeersree 57

3.1 GIẢI PHÁP ỨNG PHO VỚI BĐKH CHO CÁC NGÀNH, LĨNH VỰC 57

3.1.1 Giải pháp quản lý và sử dụng tài nguyên nước -rceerre 57 3.1.1L1 Có quy hoạch và quản lý nguồn nước mặt và nước ngâm hợp lý vùng theo hướng thích ứng với BĐKH và nước biển dâng 37 3.1.1.2 Sử dụng nguồn nước khoa học, tiết kiệm và hợp lý- 57 3.1.2 Giải pháp cho ngành n6ng nghiép ccc ee este ne ereseetenstennenens 59 3.1.2.1 Quản lý nguồn nước và các biện pháp tưới phục vụ cho nơng nghiệp

¬ ss ACs 0UEOH EE EO DORE SCE TE SDE re SEE pESHeEEOOtE 39

Trang 12

3.1.2.4 Các biện pháp thích ứng với BĐKH trong chăn nuôi gia súc 62 3.1.3 Giải pháp cho ngành lâm nghiỆp -:cceerrerrrtrrrrree 62 3.1.4 Giải pháp cho ngành ngư nghiệp . -ccnrehrererrrrre 64 3.1.4.1 Các giải pháp ngành nuôi trồng thủy sản cccceeererrre 64

3.1.4.2 Đối với hoạt động nghẺ cá con ccnnhtrnerrrrrrrrrrrrrerrrrre 66 3.1.5 Đối với phát triển hạ tầng 0c nnntrrerireriririrrrderrririe 67

3.1.5.1 Giao thÔng ào cành cece eee ne nen eeeee res eneer rene cease eenenenenens 67 In mm .aaa 68 3.1.5.3 Xây Aung AGN UNG ccc i ee EE 70

3.1.6 Đối với lĩnh vực văn hóa xã hội và sức khỏe cộng đồng - 72

3.1.6.1 Các giải pháp về phòng chống dịch bệnh, ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến sức khỏe công PP - 72

3.1.6.2 Giải pháp về an sinh xã hội oce cennhhhhrhrrrrerrrrrrrie 74 3.2 GIẢI PHÁP VỀ NÂNG CÁC NHẬN THỨC VỀ BĐKH 75

k;ểc 1037101271907 00084 77

3.3 GIẢI PHÁP TÍCH HỢP BĐKH VÀO PHÁT TRIÊN KINH TÊ 79

3.3.1 Lĩnh vực phát triển nông lâm ngư nghiỆp: -+cssen 79

3.3.2 Phát triển công nghiỆp: thiet 80

3.3.3 Phát triển cơ sở hạ tầng: - -cnnnhnHHHhhrrirrreirrrie 80

3.3.4 Lĩnh vực văn hóa xã hội: -¿c-ctnénhhhhHhrrrrderrrrdrrrmirrrirr 80

3.3.5 Lĩnh vực quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường: . - 81

KET LUAN ~ KIÊN NGHỊ, -5-<s+esrrertetetertiiirieiieriiiiirnnniee 82 505079172725 — Ô 82 KIEN NGHI .,ÔỎ 83 TÀI LIỆU THAM KHẢO . -2s+-5v5v+zeeetrrerrrirrtsrrrrriirrrenerar 84

Trang 13

1X DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

ATND Áp thấp nhiệt đới

BDKH Biến đổi khí hậu

BTNMT Bộ Tài nguyên và Môi trường

BVDK Bệnh viện đa khoa

BVMT Bảo vệ môi trường BVTV Bảo vệ thực vật CDM (Clean Development Mechanism) Co ché phat trién sach CCN Cụm công nghiệp CTCP Công ty cỗ phan CTMTQG Chương trình mục tiêu Quốc gia CSDL Cơ sở dữ liệu ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long GDP Tổng sản phẩm nội địa

GNTT Giảm nhẹ thiên tai

GTGT Giá trị gia tang

aitoncwatbcity, Ra Technisch€ Í Tả chức Hợp tác Kỹ thuật Đức

HƯNK Hiệu ứng nhà kính HST Hé sinh thai

Enerzy Agency) nal Atomic Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế

IPCC (Intergovernmental Panel on

Climate Change) Ủy ban Liên Chính phủ về Biến đổi khí hậu

Trang 14

MCD (Centre for Marinelife Conservation and Community Development) Trung tâm Bao tén Sinh vật biển và Phát triển Cộng đông

NBD Nước biển dâng

NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

NTTS Nuôi trồng thủy sản

NSBQ Năng suất bình quân

NSNN Ngân sách Nhà nước

ODA (Official Development

Assistant) H6 tro Phat trién Chinh thitc PCLB Phòng chống lụt bão QL Quốc lộ SNKT | Sự nghiệp kinh tế

TNMT i Tai nguyên môi trường TN&MT Tài nguyên và môi trường TSKH Tiến sĩ khoa học TT Thi tran TTCN Tiểu thủ công nghiệp Tx Thị xã TW Trung ương RNM Rừng ngập mặn

UBND Ủy ban Nhân dân

UNDP (United Nations

Development Programme) Chuong trinh Phat triển Liên hợp quốc

WB - World Bank Ngân bàng Thế giới

Trang 15

XI

DANH MỤC BÁẢNG

Bang 1.1: Mực nước biển dâng theo kịch bản phát thải thấp (cm) - 19

Bảng 1.2: Bão và ATNĐ đỗ bộ vào vùng biển Bình Thuận - Cà Mau (1961 — 2007) 23 Bang 1.3: Diễn biến nhiệt độ trung bình tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2020 - 2100 26

Bảng 1.4: Diễn biến tổng lượng mưa năm giai đoạn 2020 - 2100 27

Bảng 1.5: Phạm vi ngập theo kịch bản nước biển dâng (B1) ứng với các mức triều .28

Bảng 1.6: Phạm vi ngập theo kịch bản nước biển dâng ứng với các mức triéu cao 29

Bảng 1.7: Phạm vi ngập theo kịch bản nước biển dâng ứng với các mức triều 30

Bảng 2.1: Diện tích đất bị ngập đến năm 2100 khu vực ven biển Sóc Trăng 31

Trang 16

Biểu đồ 1.1: Biêu đồ 1.2: Biéu dé 1.3: Biéu dé 1.4: Biểu đỗ 1.5: Biểu đồ 1.6: Biểu đồ 1.7: DANH MUC BIEU DO Trang

Diễn biến nhiệt độ qua cdc nm 1988 - 2012 eee 20

Diễn biến lượng mưa ngày lớn nhất trong năm (1988 — 2012) 21

Diễn biến tổng lượng mưa năm (1988 — 2012) .-eeeerrree 21 Diễn biến mực nước tại trạm Đại Ngãi qua các năm 1988 — 2012 22

So sánh độ mặn cao nhất năm qua từng năm tại các vị trí đo 25

So sánh độ mặn thấp nhất năm qua từng năm tại các vị trí đo 25

Trang 17

xII

DANH MỤC HÌNH

Hình 1 1: Các dòng bức xạ và hiệu ứng nhà kính -. -rrenrrrrrrre 12

Hình 1.2: Nồng độ khí CO; trong khí quyền tăng lên từ năm 1870 đến năm 2000

(tính bằng phan trig) sececsesssecseessecsteeseeeneeseeerseseseseesseesaranerneoussenseesseneessenas 13 Hình 1.3: Mức tăng nhiệt độ trung bình năm (C) trong 5Ö năm qua . 15

Hình 1.4: Diễn biến mực nước biển theo số liệu vệ tỉnh thoi ky 1993-2010 lồ

Hình 1.5: Các cơn bão đồ bộ vào Bình Thuận — Ca Mau (1961 - 2007) 24

Hình 2.1: Gia tăng nhu cầu sử dụng nước ngầm có thể gây thiếu hụt nguồn nước

trong thời gian tới + crernhtthhhrưhrrrHrrưrrrrdmrrrrrrrddrdtrrdrrdnditrrtrnrrre 33

Hình 2.2: Biến đổi khí hậu làm cho nguồn nước trở nên dễ bị ô nhiễm hơn 33

Hình 2.3: Bãi bồi là môi trường sinh sống và cung cấp thức ăn cho nhiều loài sinh

vật có khả năng bị ngập do nước biển đâng cnnocc tri 34

Hình 2.4: Vị trí các đường bờ biển từ cửa Định An đến cửa Mỹ Thanh trong các

năm 1989, 1996, 2002 và 2005 ccenhhhhHhrrerrddtrrranrrrirrirrerrirre 35

Hình 2.5: Hiện tượng xâm thực vùng bd TX Vinh Chau .-. -rrere 36

Hình 2.6: Sạt lở đê biển Vĩnh Châu - cccnnhhrehrrerrrrrrdrrrrrrrrrri 36

Hình 2.7: Nguồn nước không đáp ứng đủ nhu cầu cho hoa màu vùng ven biển do

i8 P8 .aaan -nun 38

Hình 2.8: Ruộng lúa bị khô hạn do mặn xâm nhập -. -+rrceerrrrrree 38

Hình 2.9: Chế độ dòng chảy dọc bờ biển có ảnh hưởng lớn đến việc phát triển diện

tích rừng ngập mặn ven biển tỉnh Sóc Trăng (Nguồn: Quản lý nguồn TNTN ven

T5 nh 1c T025 ` 42 Hình 2.10.: Ranh giới rừng ngập mặn có thể dịch chuyên dần vào đất liền do tác

động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng - -cccnnthiieerrrtrrrrrrre 42

Hình 2.11: Nẵng nóng gây ảnh hưởng đến quá trình nuôi tôm tại xã Khánh Hòa,

4i) 89 08 -++1+-Ƒ- 44

Trang 18

Hinh 2.14: Tác động đến văn hóa xã hội từ việc di dân, nguén: TS Lé Anh Tuan, Viện Nghiên cứu Biến đổi Khi hậu - Đại học Cần Thơ -c-cseeree 55

Hình 3.1: Tận dụng nguồn nước mưa phục vụ cho sinh hoạt -eee 58 Hình 3.2 : Quy trình xử lý nước lợ theo công nghệ lọc RO -+- 58

Hình 3.3 : Hệ thống xử lý theo công nghệ lọc RO cccceerieererrirrrree s9

Hình 3.4: Thiết lập vùng đệm cho rừng ngập mặn phát triển khi nước biển dâng 63 Hình 3.5 Mô hình dùng lưới bao quanh các ô thủy sản -.-ecereerrrrre 64 Hình 3.6: Mô hình đê Geotube bảo vệ khu vực sạt lở . ccằcsằeerrrere 69 Hình 3.7: Sử dụng rào cản sóng và thiết kế đê thích hợp nhằm khắc phục sạt lở 70

Hình 3.8: Tắm cừ nhựa biến tính kè bờ sông -¿-5ccshenrrrrerrrrrrrrrr 70 Hình 3.9: Mô hình nhà chống bão - 0c nnrnnrherrerrrrerrrririrrerderrrie 71

Trang 19

MO DAU

1 LÝ DO CHỌN ĐÈ TÀI

Theo một nghiên cứu gần đây của Ngân hàng Thế giới, Việt Nam là một trong

5 quốc gia đang phát triển bị ảnh hưởng nặng nề nhất từ biến đổi khí hậu, nhất là do

hiện tượng mnực nước biển dâng Khi mực nước biển dang cao 1m thì nén kinh té

ước tính sẽ bị thiệt hại khoảng 10% GDP Điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới chiến lược phát triển kinh tế bền vững - là cơ chế chủ yếu cho công cuộc xóa đói giảm nghèo của Việt Nam

Trong các vùng lãnh thổ của Việt Nam, đồng bằng sông Cửu Long có địa hình

thấp, nhiều nơi cao trình chỉ đạt từ 20 - 30 cm, đường bờ biển dài nên được đánh

giá là khu vực chịu ảnh hưởng mạnh mẽ và nghiêm trọng nhất Theo kịch bản nước

biển dâng 1 m thì Sóc Trăng sẽ là 1 trong 10 tỉnh đứng đầu về thiệt hại Theo

Những nghiên cứu gần đây cho thấy tác động nổi bật của BĐKH đối với tỉnh Sóc

Trăng là xâm nhập mặn, bồi tụ và xói lở bờ biển do nước biển dâng, bão và áp thấp

nhiệt đới, lốc xoáy .gây ra những tác hại đáng kẻ

Khu vực ven biển bao gồm các địa phương: thị xã Vĩnh Châu, huyện Tran Dé

và huyện Cù Lao Dung Đây là khu vực bị tác động mạnh mẽ của BĐKH chủ yếu từ sự gia tăng cường độ bão, áp thấp nhiệt đới vùng biển Đông, tình trạng xói lở ven biển Vĩnh Châu, hai cửa sông Cù Lao Dung và tình hình gia tăng xâm nhập mặn vào nội đồng

Vùng ven biển tỉnh Sóc Trăng nằm trong khu vực ít gặp bão, theo tài liệu về khí tượng thủy văn ghi nhận, trong 100 năm qua chỉ có 2 cơn bão đồ bộ vào Sóc Trăng (năm 1952, 1997) gây thiệt bại rất lớn Tuy nhiên, sự gia tăng tần suất và cường độ bão, áp thấp nhiệt đới tại khu vực phía Nam biển Đông trong tương lai tác động nghiêm trọng đến vùng ven biển Ngoài ra, nước biển theo hệ thống sông rạch vùng ven biển tràn vào vùng nội đồng gây gia tăng tình trạng xâm nhập mặn ảnh

Trang 20

hợp cho vùng ven biển tỉnh Sóc Trăng trong thời gian tới đề tài “Đánh giá tác động của Biến đổi khí hậu đến tài nguyên môi trường, kinh tế xã hội vùng ven biển tỉnh

Sóc Trăng và đề xuất các giải pháp ứng phó” là rat cần thiết Đề tài tập trung nghiên

cứu: các biểu hiện của biến đổi khí hậu trên thé giới, Việt Nam và Tinh Soc Trang;

đánh giá động của biến đổi khí hậu đối với tài nguyên môi trường, kinh tế xã hội vùng

ven biển tỉnh Sóc Trăng; xây đựng các giải pháp ứng phó với BĐKH

2 MỤC TIỂU ĐỀ TÀI

2.1 Mục tiêu tông quát

Đánh giá mức độ tác động của biến đổi khí hậu đối với tài nguyên môi trường,

kinh tế xã hội vùng ven biển tỉnh Sóc Trăng và xây dựng các giải pháp để ứng phó hiệu quả với những tác động cấp bách trước mắt và những tác động tiềm tàng lâu dài của BĐKH nhằm đâm bảo sự phát triển bền vững, phát triển nền kinh tế xã hội của địa phương theo hướng thích ứng với BĐKH

2.2 Mục tiêu cụ thể

- Đánh giá được mức độ tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng đối

với tài nguyên, môi trường, các ngành, lĩnh vực cho khu vực ven biển tỉnh sóc Trăng

- Xây dựng và triển khai các kế hoạch hành động ứng phó với biến đôi khí hậu

- Nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu cho cộng đồng dân cư và các cấp

chính quyền địa phương

3 Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA TIỀN CỦA ĐÈ TÀI

- Tăng cường năng lực cho các ngành, các lĩnh vực, các cộng đồng dân cư

chủ động thích ứng với BĐKH và hạn chế thiệt hại kinh tế do BĐKH gây ra

- Góp phần nâng cao chất lượng sống, an ninh và an toàn cho người dân trong tỉnh nói chung và vùng nói riêng

- Giảm nhẹ tác động của BDKH đến các hệ sinh thái, duy trì và bảo tồn các

sản phẩm và dịch vụ môi trường của hệ sinh thái, đặc biệt các khu rừng ngập mặn;

Trang 21

4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Đề tài được thực hiện trên địa bàn tỉnh Tỉnh Sóc Trăng, trong đó tập trung

nghiên cứu các lĩnh vực: phát triển triển kinh tế; văn hóa — xã hội: tài nguyên và môi trường khu vực vùng ven biển gồm huyện Cù Lao Dung, huyện Trần Đề và thị xã Vĩnh Châu

5 PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN Phương pháp kế thừa

Đây là phương pháp sử dụng và thừa hưởng những tài liệu đã có liên quan đến tài nguyên nước, khí tượng thủy văn tỉnh Sóc Trăng trong quá trình thực hiện dé tài, bao gồm thu thập, kế thừa các thông tin có liên quan đến tỉnh Sóc Trăng và tài nguyên môi trường; thu thập, kế thừa các kết quả nghiên cứu của các chương

trình, dự án khoa học có liên quan (số liệu về phát triển kinh tế, xã hội 3 huyện thị

ven biển, số liệu về thủy văn, kịch bản biến đồi khí hậu tỉnh Sóc Trăng, bản đồ ngập

số liệu liên quan đến môi trường và các HST) Các tài liệu, dữ liệu sẵn có sẽ được xem xét, chọn lọc để sử dụng thích hợp cho từng nội dung nghiên cứu đề tài

Lợi ích của phương pháp này là tiết kiệm được thời gian, kinh phí thực hiện

thông qua việc giảm thời gian trong việc nghiên cứu lại những vấn đề đã được thực hiện trước đây, tránh được sự chồng chéo thông tin khi xây dựng đề tài

Phương pháp thu thập số liệu

Phương pháp này được sử dụng chủ yếu trong khi thực hiện đẻ tài, thu thập

các thông tin tư liện hiên quan đến khu vực nghiên cứu từ các nguồn khác nhau như các sở ban ngành, Ủy ban nhân dân các huyện thi theo nhiều cách khác nhau

Cùng với quá trình thu thập thông tin từ các tư liệu về tài nguyên sinh thái, hiện trạng tài nguyên môi trường, tình hình khai thác và sử dụng các đạng tài nguyên, các quan điểm đánh giá chung theo các nội dung dé tai cua cán bộ và người dân địa phương cũng được phỏng vấn, tổng hợp nhằm đánh giá các tác động liên quan

Các dữ liệu thu thập được sẽ là thông tin đầu vào của quá trình xây dựng đề

tài Kết quả của 2 phương pháp kế thừa và thu thập đữ liệu sẽ là nguồn thông tin sơ

Trang 22

nghiên cứu theo các tuyến và các vùng được thiết lập Điều tra, khảo sát thực địa về

hiện trạng môi trường; hiện trạng các nguồn ô nhiễm, khảo sát và xác định vị trí, quy mô, diện tích và mức độ tổn thương của các vùng nhạy cảm, dễ bị tốn thương do biến

đổi khí hậu và nước biển dâng, khảo sát và xác định vị trí, quy mô, diện tích các

công trình hạ tầng kỹ thuật trên thực địa, trong đó tập trung vào:

- Điều tra, khảo sát các khu vực sạt lở vùng ven biển Vĩnh Châu, Cù Lao

Dung

- Điều tra, khảo sát các khu vực dễ bị tôn thương do BĐKH

- Điều tra, khảo sát các công trình, hạ tầng ứng phó với BĐKH Phương pháp thông kê và xử lý dữ liệu

Các thông tin, số liệu thu thập, điều tra, khảo sát sẽ được thống kê, lưu giữ Các số liệu sẽ được xử lý trên phần mềm excel, kết quả số liệu sẽ được biểu diễn

thành dạng bảng và biểu đồ

Phương pháp phân tích chuỗi

Được thể hiện ở dạng sơ đồ sau Thiên tại Các đối tượng bị tác động Khả năng chống chịu, Các mô hình sinh kế thích ứng Nhà ở Bão

Các tài nguyên Các dạng tài nguyên Canh tác nông nghiệp Các môi trường, Cả nhân và hộ gia định

Na Sức khỏe cộng Hỗ trợ từ bên ngồi Ni thủy sản Nước biển ding

Vệ sinh môi trường

Hệ thống tự nhiên - kinh tế xã hội - mỗi trưởng

Phương pháp ngoại suy các số liệu lịch sứ

Phương pháp này được thực hiện dựa trên chuỗi số liệu lịch sử để đưa ra các

đánh giá dự báo cho hiện tại và trong tương lai Trong đề tài đã sử dụng các chuỗi số liệu về khí tượng, thủy văn (nhiệt độ, mực nước, độ mặn, lượng mưa) để so sánh

đánh giá sự thay đổi của quá khứ so với hiện tại Và từ các thay đổi đó dé tinh toán

Trang 23

Phương pháp chuyên gia

Sử dụng để tham khảo các kinh nghiệm BĐKH tương tự nhằm sàng lọc, loại

bỏ các phương án không phù hợp Đồng thời, thông qua ý kiến của của các giảng viên về nhận xét, đánh giá kết quả nghiên cứu và cho ý kiến về các đánh giá, giải

pháp thực hiện trong đề tài Từ đó đưa ra được những vấn đề phù hợp với điều kiện

thực tế ở địa phương trong điều kiện BĐKH

6 TÍNH MỚI CỦA ĐÈ TÀI

- Hiện nay một số tỉnh thành đã xây dựng kế hoạch hành động ứng phó với

BĐKH Tuy nhiên để đánh giá tác động và đề xuất các giải pháp thích ứng với

Trang 24

1.1 TONG QUAN VE VUNG NGHIEN CUU

Vùng ven Biển Sóc Trăng gồm 2 huyện là Trần Đề, Cù Lao Dung và Thị xã

Vinh Châu có 72 km bờ biển; với điện tích tự nhiên là 1.089,2 km”, chiếm 33.8%

diện tích toàn tỉnh, dân số tính đến 2013 khoảng 360 nghìn người, chiếm 29% dân

số toàn tỉnh

Vùng ven biển có vị trí, vai trò quan trọng về phát triển các ngành kinh tế biển, giao lưu thương mại và quốc phòng - an ninh của cả vùng ĐBSCL và các

nước tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng Tương lai kinh tế - xã hội vùng ven biển

Sóc Trăng nói riêng và cả tỉnh Sóc Trăng nói chung phát triển trong sự giao thoa của nền kinh tế biển vùng ĐBSCL và nền kinh tế tiểu vùng sông Mê Kông

1.1.1 Tổng quan về điều kiện tự nhiên

- Về địa hình: Vùng ven biển Sóc Trăng là vùng đất trẻ hình thành qua nhiều năm lấn biển, nên có địa hình đồng bằng bãi bồi cửa sông và ven biển xen lấn cồn cát, độ cao trung bình 0,5-1m so với mặt biển , thấp dần từ Tây Bắc (thềm bờ sông

Hậu thuộc Trần Đề, Cù Lao Dung) xuống Đông Nam và có hai tiểu vùng địa hình

chính: vùng ven sông Hậu (Củ Lao Dung)), với độ cao 0- 0,5 m, bao gồm vùng đất bằng: vùng phía Nam với độ cao 0,5 - 1,2m

- Về khí hậu: Khí hậu nhiệt đới chịu ảnh hưởng của biển, phân hai mùa rõ rệt

mùa mưa và mùa khô (mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11) với lượng mưa trung bình

1.977mm; mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa rất ít, chỉ khoảng vài trăm milimét Nhiệt độ trung bình hàng năm 26-27°C, biên độ nhiệt theo mùa

khoảng 5-6%C Thấp nhất (tháng 1) là 23-24°C, cao nhất (tháng 4) đến 31-32C

Tông lượng bức xạ 140-150 Kcal/cm” /ngày Tổng số giờ nắng 2.300-2.400 giờ

Lượng mưa trung bình cao, từ 1.800-2.200 mm và chênh lệch lớn theo mùa Mùa

Trang 25

84.4%, cao nhất 96,0% vào mùa mưa và thấp nhất vào mua khô 62,0% Đặc điểm

khí hậu thời tiết Vùng ven biển đem đặc trưng chung của tỉnh, cùng với đặc điểm

khí hậu giáp biển, với nền nhiệt, ầm tương đối cao, nên có tác động rất nhiều đến

tăng trưởng sinh khối, tăng năng suất cây trồng, rất thuận lợi sản xuất nông, lâm nghiệp Điều kiện thời tiết cho phép vùng ven biển phát triển nền nông nghiệp đa

dạng với nhiều loại cây trồng nhiệt đới

- Hải văn và tài nguyên nước: Mạng lưới dòng chảy có mật độ dày, bình quân > 0,2 km/km’, trong đó quan trọng nhất là sông Hậu chảy từ phía Bắc tỉnh Sóc Trăng qua Vùng Biển, đến khu vực Bắc huyện Trần Đề chia làm hai nhánh qua Trần Đề và Cù Lao Dung, tạo ra cho huyện Cù Lao Dung có địa hình như một hòn đảo, bao bọc bởi hai nhánh sông Hậu và biến; sông Mỹ Thanh chảy ở phía Đông

Nam tinh Sóc Trăng qua các huyện Trần Đề và thị xã Vĩnh Châu ra biển Các sông

này là nguồn cung cấp nước chủ yếu cho sản xuất và cũng là tuyến đường sông ra biên quan trọng của vùng ven biển và của cả tỉnh Sóc Trăng Lưu lượng nước sông Hậu mùa mưa trung bình khoảng 7.000-8.000m”/s vào mùa khô và 2.000-3.000 m”/s vào mùa khô Nguồn nước ngầm đổi dào, độ sâu của mạch nước ngầm từ 100- 180m và phân bố đều khắp trên địa phận vùng ven biển Nhìn chung, chất lượng nước tốt để sử dụng cho sinh hoạt, một số xã ở phía Tây Trần Đề và Bắc Cù Lao Dung có “Độ tổng khoáng hóa” M > 4g/lít, còn lại ở hầu hết các xã vùng ven biển

có Độ tổng khoáng hóa =1,4- 4g/lit

Tóm lại, điều kiện khí hậu hải văn của vùng ven biển Sóc Trăng có nhiều

thuận lợi cho sản xuất và sinh hoạt Nền nhiệt độ cao, nhiều nắng, độ ẩm dồi đào,

chế độ khô âm xen kẽ trong năm rất thích hợp đối với sự sinh trưởng của nhiều

loại cây trồng, nhất là các loại cây nhiệt đới, đồng thời làm cho quá trình phân hủy

chất hữu cơ và biến đổi trạng thái vật chất trong đất điễn ra nhanh, làm tăng độ phì

Trang 26

Tốc độ tăng trưởng “Tổng sản phẩm trên địa bàn vùng ven biển” (GDP) thời

kỳ 2006-2010 là gần 14,0% Nhất là trong 3 năm gần đây 2011-2013, tốc độ tăng

trưởng đạt khá cao tới 14,8%, trong đó, giá trị gia tăng nông nghiệp đạt 10,3%, công

nghiệp 24,0% và dịch vụ 25,4% Thu nhập bình quân đầu người liên tục tăng, năm

2000 đạt 319 USD, năm 2005 đạt 516 USD (cả tỉnh 484 USD) và đến 2008 đạt khoảng 853 USD, năm 2013 đạt 1.434 USD Qua những số liệu cho thấy, những

tiềm năng nỗi trội của vùng ven biển đã tạo cho kinh tế các huyện biển góp sức phát

triển nhanh, có thể là động lực cho phát triển kinh tế cả tỉnh

Cơ cấu kinh tế được chuyển dịch theo hướng giảm dần nông nghiệp và tăng nhanh công nghiệp và địch vụ Tuy nhiên, xét trong từng khu vực cho thấy: Tỷ trọng các ngành khu vực Ï vùng ven biển còn chiếm rất lớn: 63,0% tổng giá trị tăng thêm, gấp 1,14 tỷ trọng khu vực I/GDP của toàn tỉnh Khu vực công nghiệp - xây dựng còn chiếm tỷ trọng thấp, khoảng 12,0% bằng gần l nửa so với tỷ trọng khu

vực cơng nghiệp/GDP của tồn tỉnh Tử đó, cần phải có sự chuyên dịch cơ cấu kinh

tế theo hướng công nghiệp và địch vụ nhanh hơn nữa - Về các ngành:

+ Ngành thủy sản là nhân tố cơ bản đóng góp vào tăng trưởng nhanh của vùng ven biển, chiếm tỷ trọng lớn trong ngành thủy sản của cả tỉnh

+ Sản xuất nông nghiệp ổn định, chủ yếu dựa vào tăng năng suất cây trong

và vật nuôi, nên mặc dù diện tích lúa không tăng, điện tích các cây lương thực khác

giảm, song, sản lượng lương thực vẫn đảm bảo an ninh lương thực và cho xuất khẩu; chăn nuôi, rau màu và địch vụ nông nghiệp phát triển khá

+ Ngành công nghiệp tuy còn nhỏ bé nhưng cũng đã tạo ra một số sản phẩm

chu lực: sản xuất thực phẩm, chế biến go, các sản phẩm từ kim loại Đã hình thành

một số KCN, đang trong đà phát triển

- Các ngành dịch vụ phát triển đa dang, dap img ngay càng tốt hơn nhu cầu

Trang 27

1.1.2.2 Văn hóa, xã hội

- Dân số: Dân tộc chính trong vùng gồm người Kinh, người Khmer và người Hoa Trong đó người Khmer chiếm hơn 30 % Phần lớn dân cư có tập quán định cư dọc theo các sông lớn, các trục kênh cap I, II và các trục giao thông bộ Số dân cư sống rải rác chiếm tỉ trọng không đáng kể

- Về giáo dục - đào tạo : Giáo dục đào tạo ở vùng ven biển đã có bước phát

triên toàn diện trong đó cơ sở vật chất được nâng lên đáng kê, đã xoá được lớp học tre lá và học ca 3, chất lượng đội ngũ giáo viên được nâng lên

- Y tế và chăm sóc sức khoẻ cộng đồng: Hệ thống y tế trong vùng ven biển đã có từ tuyến huyện xuống các xã phường; đồng thời thường xuyên gắn kết với các

trung tâm y tế của tỉnh Đến nay, về cơ bản đáp ứng được việc khám, chữa bệnh

cũng như thực hiện các chương trình y tế cộng đồng và chăm sóc sức khoẻ nhân dân các huyện thị ven biển

- Các lĩnh vực văn hóa-xã hội khác: Các lĩnh vực xã hội khác như chương

trình xoá đói giảm nghèo, thực hiện chính sách người có công và các đối tượng chính sách xã hội được các cấp chính quyền quan tâm Chính sách xoá đói giảm nghèo được lồng ghép vào các chương trình quốc gia và các chương trình phát triển nông nghiệp, nông thôn vùng ven biển, Các huyện thị trong Vùng đã thực hiện tốt phát động của tỉnh vẻ phong trào đền ơn đáp nghĩa người có công

1.2 TONG QUAN VE BIEN DOI KHi HAU, CAC KICH BAN BBKH VA

NUGC BIEN DANG

1.2.1 Téng quan về BĐKH trên thé gidi

1.2.1.1 Khái niệm về BĐKH

- Biến đổi khí hậu: là sự biến đối trạng thái của khí hậu so với trung bình

và/hoặc dao động của khí hậu duy trì trong một khoảng thời gian dài, thường là vải

thập kỷ hoặc dài hơn Biến đổi khí hậu có thể là do các quá trình tự nhiên bên trong

hoặc các tác động bên ngoài, hoặc do hoạt động của con người làm thay đổi thành phần của khí quyển hay trong khai thác sử dụng đất (CTMTQG vẻ Ứng phó với

Trang 28

- Biển đổi khí hậu: đề cập đến sự thay đổi về trạng thái của khí hậu mà có thể

xác định được (ví dụ sử dụng các phương pháp thống kê ), diễn ra trong một thời

kỳ dài, thường là một thập ký hoặc lâu hơn Biến đổi khí hậu đề cập đến bất cứ biến

đổi nào theo thời gian, có hay không theo sự biến đổi của tự nhiên đo hệ quả các

hoạt động của con người (Ủy ban liên chính phủ về BDKH)

1.2.1.2 BĐKH trên Thế giới và các nguyên nhân gây ra BĐKH Biến đối khí hậu thời kỳ địa chất

Khí hậu trái đất đã trải qua nhiều lần biến đổi Khoảng 45 triệu năm về trước, một thiên thạch khổng lỗ va vào trái đất làm bề mặt trái đất bị bao phủ một lượng khói bụi dày đặc và trái đất bị chìm trong bóng tối một thời gian dải do không có

ánh sáng mặt trời Trái đất bị lạnh đi và loài khủng long bị tiêu diệt

Khoảng 2 triệu năm trước công nguyên, trái đất cũng trải qua nhiều lần băng hà lạnh lẽo và gian băng ấm áp, với chu kỳ mỗi lần khoảng 100 nghìn năm Chênh lệch nhiệt độ trung bình giữa kỳ băng hà và gian băng khoảng 5 - 70°C, riêng ở vùng cực khoảng 10 — 150°C

Thời kỳ gian băng khoảng 125 nghìn đến 130 nghìn năm Trước công nguyên, nhiệt độ trung bình của bề mặt trái đất cao hơn thời kỳ tiền công nghiệp (năm 1750) khoảng 20°C và mực nước biển trung bình cao hơn trong Thế kỷ XX từ 4- óm

Thời kỳ băng hà cuối cùng kết thúc cách đây khoảng 10 — 15 nghìn năm Sau thời kỳ này, trái đất ám dân lên, các sinh vật mới dần dần phát triển Sa mạc Sahara trong khoảng 12 nghìn đến 4 nghìn năm Trước công nguyên có cây cỏ và chim muông

Khoảng 5 - 6 nghìn năm Trước công nguyên, nhiệt độ trái đất cao hơn hiện nay

Đầu Thế kỷ XIV, Châu Âu trải qua một kỷ băng hà nhỏ kéo dài khoảng vài

trăm năm Những khối băng khống lỗ hình thành và những mùa đông khắc nghiệt làm cho mùa màng thất bát, dẫn đến nạn đói, nhiều gia đình phải di cư đi nơi khác

Biến đổi khí hậu trong thời kỳ lịch sử

Trang 29

1

con người Biến đôi khí hậu trong thời kỳ lịch sử được đặc trưng bởi những biến động khí hậu với chu kỳ khoảng vài trăm năm, trong đó bao hàm những dao động với chu kỳ ngắn hơn

Nguyên nhân BĐKH trong thoi ky dia chất và thời kỳ lịch sử chủ yêu đo: e _ Sự dao động của các nhân tổ liên quan đến quỹ đạo chuyên động của trái đất e_ Sự thay đôi trong hoạt động của mặt trời

© Sự thay đổi của khối lượng hạt vật chất trong quá trình trái đất chuyển động giữa các vì sao trong vũ trụ

Những biến động khí hậu xảy ra trong thời kỳ địa chất đều do các nguyên nhân tự nhiên, trong đó chủ yếu là sự chuyên động của trái đất, các vụ phun trào của

núi lửa và hoạt động của mặt trời

Biến đổi khí hậu hiện nay

Biểu hiện của biến đổi khí hậu toàn câu giai đoạn hiện nay

Bắt đầu từ thời kỳ tiền công nghiệp (khoảng 1850 — 1870) Biểu hiện đầu tiên là

sự rút lui của các sông băng ở Na Uy và trên đãy núi Anper Nhiệt độ bề mặt trái đất tăng

lên ngày càng nhanh, nhất là từ đầu Thế kỷ XX đến nay, ở Bắc Cực và vùng vĩ độ cao

tăng nhiều hơn so với vùng vĩ độ thấp (gấp đôi mức trung bình toàn cầu)

Theo IPCC, trong 100 nam qua (1906 — 2005), nhiệt độ trung bình toàn cau da ting 0,74°C Trong 50 nam cuối, nhiệt độ trung bình tăng nhanh gấp 2 lần

(0.13°C/1 thập kỷ) Thập kỷ 1991 - 2000 là thập kỷ nóng nhất kể từ 1861 đến nay,

thậm chí là trong 1000 năm qua ở Bắc bán cầu

Những lớp băng vĩnh cửu ở Greenland (Bắc Cực) đang tan chảy G Alaska |

(Bắc Mỹ), lớp băng vĩnh cửu giảm 40%, độ dày lớp băng đã giảm từ 1,2m xuống

còn 0,3m Băng ở Nam Cực đang tan với tốc độ chậm hơn, nhưng gần đây đã tăng nhanh hơn Những núi băng vĩnh cửu ở Tây Nam Cực đồ sụp và trôi ra đại dương

Mực nước biển trung bình toàn cầu đã tăng với tÿ lệ trung bình 1,8mm/nam trong thời kỳ 1961 — 2003 và tăng nhanh hơn với tỷ lệ 3,1mm/năm trong thời kỳ -

1993 — 2003 Tổng cộng mực nước biển trung bình toàn cầu đã tăng 0,17m trong

Trang 30

Thiên tai và các hiện tượng thời tiết cực đoan gia tăng ở nhiều nơi trên thế

giới, trong đó có liên quan nhiều đến hiện tượng ENSO Diện tích biển băng trung

bình năm ở Bắc Cực đã thu hẹp 2,7%/1 thập ký Riêng mùa hè giảm 7,43%/1 thập kỷ Diện tích cực đại của lớp phú băng theo mùa ở Bắc bán cầu đã giảm 7% từ năm

1990 Riêng mùa xuân giảm tới 15%

Nguyên nhân của BDKH

Hiện nay, BĐKH chịu ảnh hưởng bởi các nguyên nhân tự nhiên:

e Bức xạ mặt trời: có chu kỳ hoạt động 11 năm nhưng không có xu thế tăng hay giảm trong 2 thế ký qua

e_ Hoạt động của núi lửa: một số đợt phun trào lớn vào thời kỳ 1880 — 1920 va 1960 — 1991 (Pinatubo 6 Philippine) Hiệu ứng nha kinh Pee er Re SA Se “` eee Hình 1 1: Các dòng bức xạ và hiệu ứng nhà kính

Ngoài ra, con người cũng là nguyên nhân chính làm thúc đây quá trình biến đôi khí hậu và nước biển dâng diễn ra nhanh hơn Kẻ từ thời kỳ tiền công nghiệp,

con người đã sử dụng ngày càng nhiều năng lượng, chủ yếu từ các nguồn nhiên liệu hóa thạch (than, dầu, khí đốt), qua đó đã thải vào khí quyền ngày càng tăng các chất

khí gây hiệu ứng nhà kính, làm tăng hiệu ứng nhà kính của khí quyền, dẫn đến tăng

nhiệt độ của trái đất

Những số liệu về hàm lượng khí CO; trong khí quyển được xác định từ các lõi

Trang 31

13

Từ khoảng năm 1980 hàm lượng khí CO; bat đầu tăng lên, vượt con số 300ppm và đạt

379ppm vào năm 2005, nghĩa là tăng khoảng 31% so với thời kỳ tiền công nghiệp, vượt xa mức khí CO;› tự nhiên trong khoảng 650 nghìn năm qua

Ham lượng các khí nhà kính khác như khí mêtan (CH¡), oxit nitơ (N;O}) cũng tăng lần lượt từ 715ppb và 270ppb trong thời kỳ tiền công nghiệp lên 1.774ppb (151%) và 319ppb (17%) vào năm 2005 Riêng các chất khí chlorofluoro carbon (CFCs) vừa là khí nhà kính với tiềm năng làm nóng lên toàn cầu lớn gấp nhiều lần khí CO;, vừa là chất phá hủy tầng ozon bình lưu, chỉ mới có trong khí quyển do con người sản xuất ra kể từ khi công nghiệp làm lạnh, hóa mỹ phẩm phát triển MU 1880 1800 1000 1910 1820 (93 I040 1960 1000 (070 100 1990 2000 Hình 1.2: Nồng độ khí CO; trong khí quyền tăng lên từ năm 1870 đến năm 2000 (tính bằng phần triệu) ; Hiệu ứng nhà kính chính là nguyên nhân gây tác động đến khí hậu của tồn câu:

© _ Nhiệt độ toàn cầu (trái đất) tăng lên

e Tăng nhiệt độ trong đại đương

e Nhiét độ của trái đất tăng sẽ làm tan băng ở Bắc và Nam Cực nhanh hơn,

mực nước biển dâng cao Khi đó nhiều vùng, lãnh thổ sẽ bị ngập chìm, có thể là

ngập chìm vĩnh viễn trong nước

e Khí hậu của trái đất sẽ bị biến đổi sâu sắc, các đới khí hậu có xu hướng thay đôi Toàn bộ điều kiện sống của con người bị tác động theo hướng tiêu cực

Trang 32

e_ Nhiều loại bệnh tật mới xuất hiện, các dich bệnh sẽ ngày càng nguy hiểm

và lan truyền gây ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng

Do đó, có thể kết luận rằng hiệu ứng nhà kính trong công cuộc cách mạng công nghiệp và nông nghiệp là những tác nhân trực tiếp gây ra hiện tượng biến đổi khí hậu toàn cầu

1.2.2 Tông quan về BĐKH và kịch bản BĐKH và nước biển dâng Việt Nam 1.2.2.1 Diễn biến biến đỗi khí hậu và nước biển dâng trong thời gian qua

Kết quả quan trắc về số liệu khí tượng thủy văn trong 50 năm (1958-2007)

Trang 33

Hình 1.3: Mức tăng nhiệt độ trung bình năm (C) trong 50 năm qua

Trong 50 năm qua (1958 — 2007), nhiệt độ trung bình năm ở Việt Nam tăng lên khoảng từ 0,5°C Nhiệt độ mùa đông tăng nhanh hơn nhiệt độ mùa hè và nhiệt độ ở các vùng khí hậu phía Bắc tăng nhanh hơn ở các vùng khí hậu phía Nam (/heo

Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam, 201 l)

Diễn biến lượng mưa

Lượng mưa mùa khô (tháng XI-IV) tăng lên chút ít hoặc không thay đổi đáng kể ở các vùng khí hậu phía Bắc và tăng mạnh mẽ ở các vùng khí hậu phía Nam trong 50 năm qua Lượng mưa mùa mưa (tháng V-X) giảm từ Š đến hơn 10% trên đa phần diện tích phía Bắc nước ta và tăng khoảng 5-20% ở các vùng khí hậu phía Nam trong 50 năm qua Xu thế diễn biến của lượng mưa năm tương tự như lượng mưa, tăng ở các vùng khí hậu phía Nam và giảm ở các vùng khí hậu phía Bắc Khu vực Nam

Trung Bộ có lượng mưa mùa khô, mùa mưa và lượng mưa năm tăng mạnh nhất so

với các vùng khác ở nước ta, nhiều nơi đến 20% trong 50 năm qua

Lượng mưa ngày cực đại tăng lên ở hầu hết các vùng khí hậu, nhất là trong

những năm gần đây Số ngày mưa lớn cũng có xu thế tăng lên tương ứng, nhiều

biến động mạnh xảy ra ở khu vực miền Trung Tôn tại mối tương quan khá rõ giữa

sự nóng lên toàn cầu và nhiệt độ bề mặt biển khu vực Đông xích đạo Thái Bình

Dương với xu thể biến đổi của số ngày mưa lớn trên các vùng khí hậu phía Nam

Trang 34

.Ã ok Điền biên mực nước 9 101 1 108 L 107 rf 109 2 114 ‘ 413 + 116 L 254 2 21 1 105 107 109 1193 (Nguân: IMHEN, 2010) Hình 1.4: Diễn biến mực nước biển theo số liệu vệ tỉnh thời kỳ 1993-2010

Số liệu mực nước quan trắc tại các trạm hải văn ven biển Việt Nam cho thay

xu thế biến đổi mực nước trung bình năm không giống nhau Hầu hết các trạm có

xu hướng tăng, tuy nhiên, một số ít trạm lại không thể hiện rõ xu hướng này Xu thế biến đổi trung bình của mực nước biển dọc bờ biển Việt Nam là khoảng

2,8mm/năm

Số liệu mực nước đo đạc từ vệ tỉnh năm 1993-2010 cho thấy xu thế tăng mực

nước biển trên toàn biển Đông là 4,7mm/năm, phía Đông của biển Đông có xu thế tăng nhanh hơn phía Tây Chỉ tính cho dải ven bờ Việt Nam, khu vực ven biển có xu hướng tăng mạnh hơn, trung bình cho toàn đải ven biển Việt Nam tăng khoảng 2,9mm/năm

Các hiện tượng khác

- Tình hình hạn hán: Gồm có hạn hán tháng và hạn mùa có xu thế tăng lên

nhưng với mức độ không đồng đều giữa các vùng và giữa các trạm trong từng vùng khí hậu Hiện tượng nắng nóng có dấu hiệu gia tăng rõ rệt ở nhiều vùng trong cả

Trang 35

17

- Bão: Khu vực đồ bộ của các cơn bão và ATNĐ vào Việt Nam có xu hướng

lùi dần về phía Nam lãnh thô nước ta, số lượng các cơn bão rất mạnh và có xu hướng gia tang, mua bao có dau hiệu kết thúc muộn hơn trong thời gian gần đây Tuy nhiên,

mức độ ảnh hưởng của bão đến nước ta có xu hướng mạnh lên

1.2.2.2 Kịch bản BDKH và nước biển dâng Việt Nam

Kế thừa các nghiên cứu đã có và trên cơ sở các kết quả tính tốn của các mơ hình khí hậu ở Việt Nam, các kịch bản phát thải khí nhà kính được chọn nhằm cập nhật kịch bản BĐKH, nước biển dâng cho Việt Nam trong báo cáo năm 2012 bao

gồm: B] (kịch bản thấp); B2, A1B (kịch bản trung bình); A2 và AIFI (kịch bản cao)

Về nhiệt độ

Theo kịch bản phát thải thấp, đến cuối Thế kỷ XXI, nhiệt độ trung bình năm

ting tir 1,6-2,2°C trên đại bộ phận diện tích phía Bắc (từ Thừa Thiên Huế trở ra)

Mức tăng nhiệt độ từ 1,0-1,6°C ở đại bộ phận diện tích phía Nam (từ Quảng Nam trở vào)

Theo kịch bản phát thải trung bình, vào giữa Thế kỷ XXI, trên đa phần diện

tích nước ta, nhiệt độ trung bình năm có mức tăng từ 1,2-1,6°C Khu vực từ Hà Tĩnh đến Quảng Trị có nhiệt độ tăng cao hơn, từ 1,6 đến trên 1,8°C Đa phần diện tích Tây

Nguyên, cực Nam Trung Bộ và Nam Bộ có mức tăng thấp hơn, từ dưới 1,0-1,2°C

Đến cuối Thế kỷ XXI, nhiệt độ tăng từ 1,9-3,1°C ở hầu hết khắp diện tích cả

nước, nơi có mức tăng cao nhất là khu vực từ Hà Tĩnh đến Quảng Trị với mức tăng trên 3,1°C Một phần diện tích Tây Nguyên và Tây Nam Bộ có mức tăng thấp nhất,

tir 1,6-1,9°C

Theo kịch bản phát thai cao, đến cuối Thế kỷ XXI, nhiệt độ trung bình năm

có mức tăng chủ yếu từ 2,5 đến cao hơn 3,7°C trên hầu hết diện tích nước ta Nơi có mức tăng thấp nhất từ 1,6-2,5°C là ở một phân điện tích thuộc Tây Nguyên và Tây

Trang 36

VỀ lượng mưa

Theo kịch bản phát thải thấp, lượng mưa tăng đến 5% vào giữa Thế kỷ XXI và trên 6% vào cuối Thế kỷ XXI Mức tăng thấp nhất là ở Tây Nguyên, chỉ vào

khoảng dưới 2% vào giữa và cuối Thế kỹ XXI

Theo kịch bản phát thải trung bình, mức tăng phố biến của lượng mưa năm

trên lãnh thỏ Việt Nam từ 1-4% (vào giữa thế kỹ) và từ 2-7% (vào cuối thể kỷ) Tây

Nguyên là khu vực có mức tăng thấp hơn so với các khu vực khác trên cả nước, với

mức tăng khoảng dưới 1% vào giữa thế kỷ và từ dưới 1 đến gẦn 3% vào cuối Thế

kỷ XXI

Theo kịch bản phát thải cao, lượng mưa vào giữa thế kỷ tăng phổ biến từ 1-

4%, đến cuối thế kỷ mức tăng có thể từ 2 đến trên 10% Khu vực Tây Nguyên có mức tăng ít nhất, khoảng dưới 2% vào giữa thế kỷ và từ 1-4% vào cuối Thế ky XXI

Kịch bản nước bién dang

Các kịch bản phát thải khí nhà kính được lựa chọn để tính toán, xây dựng

kịch bản nước biển dâng cho Việt Nam là kịch bản phát thải thấp (kịch bản B]),

kịch bản phát thải trung bình của nhóm các kịch bản phát thải trung bình (kịch bản

B2) và kịch bản phát thải cao nhất của nhóm các kịch bản phát thải cao (kịch bản AIFD Các kịch bản nước biên dâng được xây dựng cho 07 khu vực bờ biển của

Việt Nam, bao gồm: (1) Khu vực bờ biển từ Móng Cái đến Hòn Dáu; (2) Khu vực

bờ biển từ Hòn Dáu đến Đèo Ngang; (3) Khu vực bờ biển từ Đào Ngang đến đèo Hai Van; (4) Khu vực bờ biển từ Đèo Hải Vân đến Mũi Đại Lãnh; (5) Khu vực bờ

biển từ Mũi Đại Lãnh đến Mũi Kê Gà; (6) Khu vực bờ biển từ Mũi Kê Gà đến Mũi Cà Mau và (7) Khu vực bờ biển từ Mũi Cà Mau đến Hà Tiên

- Theo kịch bản phát thải thấp (BI): Vào giữa Thế kỷ XXI, trung bình trên

toàn Việt Nam, mực nước biển dâng trong khoảng từ 18-25cm Đến cuối Thế kỷ XXI, mực nước biển dâng cao nhất ở khu vực từ Cà Mau đến Kiên Giang trong

Trang 37

19 Bảng 1.1: Mực nước biễn dâng theo kịch bản phat thai thấp (cm) Các mốc thời gian của Thế kỷ XXI Khu vực ˆ 2020 2030 | 2040 2050 | 2060 | 2070 2080 | 2090 | 2100 Mong Cai - 7-8 | 10-12 | 14-17 19-22 | 23-29 | 28-36 | 33-43 | 38-50 | 42-57 Hon Dau Hon Dau - 8-9 | 11-13 | 15-17 | 19-23 | 24-30 | 29-37 | 34-44 | 38-51 | 42-58 ¡ Đèo Ngang ˆ Deo Ngang- | 7.9 | 11-12 | 16-18 | 22-24 | 28-31 | 34-39 | 41-47 | 46-55 | 52-63

Déo Hai Van

Đèo Hải Vân - Mũi Đại Lãnh | T8 |1213 17-18 22-28 29-33 | 35-41 | 41-49 | 47-57 | 52-65 Mii Dai Lanh og | 14-13 | 16-19 22-26 | 29-34 | 35-42 | 42-51 | 47-59 | 53-68 ¡- Mũi Kê Gà ‘ Mũi Kê Gà- gg | 14-13 | 17-19 | 22-26 , 28-34 | 34-42 | 40-50 | 46-59 | 51-66 ¡ Mũi Cà Mau

Mũi Cà Mau- | o_10 | 13-15 | 18-21 | 24-28 | 30-37 | 36-45 | 43-54 | 48-63 | 54-72 ` , Kiên Giang |

- Theo kịch bản phát thải trung bình (B2): Vào giữa Thế kỷ XXI, trung bình trên toàn Việt Nam, mực nước biển dâng trong khoảng từ 24-27cm Đến cuối Thế kỷ 21, nước biển dâng cao nhất ở khu vực từ Cà Mau đến Kiên Giang trong khoảng từ

62-82cm; thấp nhất ở khu vực Móng Cái trong khoảng từ 49-64cm Trung bình toàn

Việt Nam, mực nước biến dâng trong khoảng từ 57-73cm

1.2.3 Biêu hiện BĐKH ở tỉnh Sóc Trăng 1.2.3.1 Nhiệt độ

Sự thay đổi nhiệt độ trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 1988 - 2012 được

thể hiện trên cả 3 giá trị: nhiệt độ trung bình, nhiệt độ tối thấp và nhiệt độ tối cao

Nhiệt độ cao nhất qua các năm dao động trong khoảng từ 35,1 - 37,1°C (chênh lệch

2,0%) và nhiệt độ thấp nhất dao động trong khoảng 16,7 - 20,7°C (chênh lệch 4,0°C), nhiệt độ với sự chênh lệch mức nóng nhất và lạnh nhất qua các năm 14,4 - 19,5°C Biểu hiện sự chênh lệch nhiệt độ giữa tháng nóng nhất và tháng lạnh nhất

trong cùng một năm tại Sóc Trăng có sự khắc nghiệt và có chiều hướng ngày càng gia tăng qua các năm Tuy nhiên đến năm 2003, sự chênh lệch này là 14,4°C, nim

2009, 2011 la 15,1?C đo ảnh hưởng của hiện tượng La Nina nên thời tiết dịu hơn

Trang 38

Nhiệt độ cao nhất thường vào tháng 4 trong năm, do đây là thời kỳ chuyển tiếp từ gió mùa Đông Bắc sang gió mùa Tây Nam, là thời kỳ nắng nóng nhất trong mùa khô Do trong giai đoạn này nước ta chịu ảnh hưởng xu thế hiện tượng thời tiết nóng trên toàn cầu đó là hiện tượng E1 Nino nên nhiệt độ trung bình của năm sau so

với năm trước chênh lệch đến 0,2 - 0,4°C (giai đoạn 1988, 2000, 2002, 2005, 2006,

2007, 2009, 2011, 2012 nhiệt độ ở mức 26,9 - 272C) Nhìn chung qua chuỗi số liệu

vẻ nhiệt độ của tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 1988 — 2012 ( Thể hiện tại Mục 1 Nhiệt độ

không khí đặc trưng năm tại trạm Sóc Trăng năm I988 — 2012, Phụ luc 1) nhận

thay nhiệt độ trung bình năm đang có xu thế ngày càng gia tăng theo thời gian } Ị 21 x 269 268 267 266 265 264 Nhiệt độ (oC) È 26,2 193819891 9901991 19921993 19941995 19961997 1 993 19992080200 I 200220032004 2005 2006 20072008 2009261020 12012 - #—-Nhi&t 46 TB Linear (Nhiét d6 TB)

(Nguồn: Đài Khí tượng Thủy văn Khu vực Nam Bỏ)

Biểu đồ 1.1: Diễn biến nhiệt độ qua các năm 1988 - 2012

1.2.3.2 Lugng mica

Tai tỉnh Sóc Trăng cả số ngày mưa và tổng lượng mưa đều tập trung vào các tháng mùa mưa, từ tháng 5 đến hết tháng 11 Mưa ở Sóc Trăng thường không kéo dài liên tục nhiều ngày mà phô biến là mưa trận cách quãng nhau, số ngày mưa bình quân khoảng 130 ngày/năm, lượng mưa trong thời kỳ này chiếm từ 90 - 95% lượng mưa cả năm Tuy nhiên vào những tháng mùa khô trùng với thời kỳ gió mùa Đông Bắc, xuất hiện những đợt mưa trái mùa với tông lượng mưa đạt khoảng 171mm Lượng mưa trung bình trong các tháng dao động từ 30 - 50mm, thấp nhất thường xảy ra vào tháng

Trang 39

21

Qua bang thống kê diễn biến lượng mưa từ năm 1988 — 2012 (Muc 2 Luong

mưa đặc trưng năm tại trạm Sóc Trăng tir ndm 1988 — 2012, Phu luc 1) tại tỉnh Sóc

Trăng cho thấy lượng mưa giai đoạn 1993 - 1996 và các năm 2007, 2009, 2012 là

khá thấp Hiện tượng “mưa nắng thất thường” do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu

trên toàn cầu là vào mùa mưa, tần suất mưa và chu kỳ mưa đã có sự thay đổi đáng kể Trong những năm qua mưa thường đến sớm hơn, kéo dài và kết thúc muộn, chứ không còn theo quy luật của mấy chục năm trước Tình trạng mưa kéo dài, lũ về đạt

đỉnh muộn và trùng vào lúc triều cường hàng tháng khiến cho nhiều nơi bị ngập

Tuy nhiên, đến năm 2012 thì mùa mưa lại đến muộn hơn (bắt đầu vào khoảng giữa

tháng 5) khoảng 10 - 15 ngày và kết thúc sớm hơn (cuối tháng 10) 200 | Lugng mua ot FIP PPI SF SF FPS gh

—x— Lượng mưa ngày lớn nhất

=—>=Linear (Lượng mưa ngày lớn nhất) Biểu đồ 1.2: Diễn biến lượng mưa ngày lớn nhất trong năm (1988 — 2012) 3000 ¬ 0 ret to FHI LE ESF SF g về x Tông lượng mưa năm Knead

(Nguồn: Đài Khí tượng Thủy văn Khu vực Nam Bộ)

Biểu đồ 1.3: Diễn biến tống lrợng mưa năm (1988 — 2012)

HUTECH LIBRARY

Trang 40

1.2.3.3 Mực nước

Qua bảng thống kê cho thấy (Số liệu thể biện tại mục 3 Mực nước nước đặc trưng năm tại trạm đo Đại Ngãi - sông Hiệu, Phụ lục 1l) cho thấy mực nước đầu

nguồn sông Cửu Long và các sông rạch trong tỉnh Sóc Trăng diễn biến khá phức tạp, mực nước đạt đỉnh cao nhất vào những tháng mùa mưa cuối năm và đầu năm sau

(khoảng từ tháng 9 đến hết cuối tháng 2 hoặc giữa tháng 3 năm sau), hầu hết mực nước

các tháng mùa mưa những năm sau xâp xỉ hoặc cao hơn những năm trước 250 a 200 9 & Muc nude TB $ 150 ve =£ 8, œ100 —M-— Mực nước Min xả = s Mực nước Max 9 # -100 + -

(Nguôn: Đài Khi tượng Thúy văn Khu vực Nam Bộ) Biểu đồ 1.4: Diễn biến mực nước tại trạm Đại Ngãi qua các năm 1988 — 2012

1.2.3.4 Bão, áp thấp nhiệt đới

Nhìn chung, Nam Bộ ít có bão Theo thống kê trong 45 năm (1961 — 2006)

thì chỉ có 12 cơn bão, ATNĐ đỗ bộ vào bờ biển Nam Bộ

Thời kỳ hoạt động của bão ở vùng biển Nam Bộ đến muộn hơn so với những vùng khác ở nước ta Thời gian tập trung vào tháng l1 và tháng 12 Những tháng

đầu mùa mưa (tháng 4, 5) hay có thể sớm hơn (tháng 1 — 3) cũng có thể thay bão

hoạt động ở khu vực vùng biển ngoài khơi xa Nam Bộ Điều này cho thấy, từ tháng 10 — 12 bão và ATNĐ ảnh hưởng tới khu vực Nam Bộ nhiều hơn so với các tháng khác, trong đó tháng 11 có tần suất xuất hiện nhiều nhất

Ngày đăng: 05/03/2021, 15:20

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w