1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới kết quả học ngoại ngữ của sinh viên khoa quản trị nhà hàng – khách sạn trường ngoại ngữ du lịch

33 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới kết quả học ngoại ngữ của sinh viên khoa Quản trị nhà hàng – khách sạn trường Ngoại ngữ - Du lịch
Tác giả Chu Phương Anh, Ngô Hoàng Anh, Vũ Xuân Cường, Vũ Việt Hoàng, Nguyễn Thị Bích Hậu
Người hướng dẫn Nguyễn Thị Hải Yến
Trường học Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội
Chuyên ngành Quản trị Nhà hàng - Khách sạn
Thể loại Báo cáo đề tài
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 33
Dung lượng 565,09 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1.GIỚI THIỆU (4)
  • CHƯƠNG 2.CỞ SỞ LÝ LUẬN (5)
    • 2.1. Khái quát vấn đề học tiếng anh của sinh viên (5)
      • 2.1.1. Các khái niêm liên quan (5)
    • 2.2. Tổng quan nghiên cứu (5)
    • 2.3. Các tiêu chí đánh giá kết quả học tiếng anh (6)
      • 2.3.1. Tiêu chí định tính (6)
      • 2.3.2. Tiêu chí định lượng (6)
    • 2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tiếng anh (7)
  • CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (9)
    • 3.1 Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu (9)
      • 3.1.1. Xây dựng thang đo (9)
      • 3.1.2. Thiết kế bảng hỏi (9)
      • 3.1.3. Chọn mẫu (10)
    • 3.2. Kết quả học Tiếng Anh của sinh viên Ngành Quản trị Khách sạn, Khóa 14, Trường Ngoại ngữ - Du lịch (10)
      • 3.2.1. Kết quả khảo sát thông tin chung (12)
      • 3.2.2. Ý kiến đánh giá về mức độ ảnh hưởng và sự phù hợp của các yếu tố tác động đến kết quả học tiếng anh của sinh viên Ngành Quản trị khách sạn – Khóa 14 – Trường Ngoại ngữ - Du lịch (19)
      • 3.2.3. Kết quả học Tiếng Anh của sinh viên ngành Quản trị khách sạn – khóa 14 – Trường Ngoại ngữ - Du lịch (23)
  • CHƯƠNG 4.GIẢI PHÁP NÂNG CAO KẾT QUẢ HỌC TẾNG ANH CỦA (26)
    • 4.1. Cơ sở đề xuất giải pháp (26)
      • 4.1.1. Tồn tại (26)
      • 4.1.2 Nguyên nhân (27)
    • 4.2 Giải pháp cải thiện kết quả học Tiếng Anh (28)
      • 4.2.1. Giải pháp cho sinh viên (28)
      • 4.2.2. Đối với nhà trường và giáo viên (29)
  • CHƯƠNG 5.KẾT LUẬN NGHIÊN CỨU (30)

Nội dung

Trang 1 BỘ CÔNG THƯƠNGTRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI BÁO CÁO ĐỀ TÀI BỘ MÔNPHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI KẾT QUẢ HỌC NGOẠI NGỮ CỦA SINH VIÊN KHOA QUẢN TRỊ

THIỆU

Với tư cách là một ngôn ngữ quốc tế - tiếng Anh đang ngày càng khẳng định vị thế quan trọng trong mọi lĩnh vực Trường đại học - nơi đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, có nhiệm vụ trang bị cho sinh viên SV, kĩ năng tiếng Anh cần thiết để đáp ứng yêu cầu của xã hội trong thời kì hội nhập Vì vậy, nâng cao hiệu quả dạy và học tiếng Anh đang trở thành một vấn đề cấp bách tại Việt Nam.

Nhận thấy vẫn còn rất nhiều hạn chế trong hoạt động học ngoại ngữ của các bạn sinh viên Trường Ngoại ngữ - Du lịch trường ĐẠI HỌC CÔNGNGHIỆP HÀ NỘI, rất nhiều bạn dù đã năm 3, năm 4 hay đã ra trường nhưng trình độ ngoại ngữ vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu công việc tại các cơ sở thực tập, doanh nghiệp Vì vậy, nhóm tác giả quyết định đi sâu vào nghiên cứu nguyên nhân và thực trạng kết quả học ngoại ngữ của các bạn sinh viên Trường Ngoại ngữ - Du lịch với mong muốn giúp các bạn sinh viên cải thiện trình độ ngoại ngữ để có thể tự tin cả trong môi trường học tập hay khi ra ngoài môi trường làm việc để có thể tự tin giao tiếp bằng ngoại ngữ, có cơ hội tìm việc làm và cơ hội thăng tiến cao.

Từ thực trạng và sự cần thiết của ngoại ngữ đối với sinh viên nói chung và sinh viên ngành quản trị khách sạn nói riêng, chúng em thực hiện Đề tài nghiên cứu kết quả học ngoại ngữ của sinh viên khoa Quản trị Nhà hàng - Khách sạn trường Ngoại ngữ - Du lịch để đánh giá thực trạng học ngoại ngữ của sinh viên khoa Quản trị Nhà hàng - Khách sạn khóa 14, Đồng thời, từ kết quả nghiên cứu này, sẽ giúp các bạn sinh viên khoa nắm bắt thực tế khả năng ngoại ngữ của mình, yếu tố nào tác động đến việc học của các bạn và từ đó sẽ có các kế hoạch cho việc phát triển thêm khả năng ngoại ngữ của bản thân để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của thị trường.

SỞ LÝ LUẬN

Khái quát vấn đề học tiếng anh của sinh viên

2.1.1 Các khái niêm liên quan

Ngoại ngữ được hiểu là ngôn ngữ từ nước ngoài được sử dụng trong nước Tiếng Anh là ngoại ngữ phổ biến nhất ở Việt Nam hiện nay.

Sinh viên là người học tập tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp. Ở đó họ được truyền đạt kiến thức bài bản về một ngành nghề, chuẩn bị cho công việc sau này của họ Họ được xã hội công nhận qua những bằng cấp đạt được trong quá trình học.

Tổng quan nghiên cứu

Hiện nay, Tiếng Anh được coi là ngôn ngữ quốc tế, được sử dụng rộng rãi trên thế giới Ở Việt Nam nhu cầu học tiếng Anh tăng mạnh ở mọi tầng lớp và bộ phận người dân, đặc biệt là tầng lớp thanh niên sinh viên Sinh viên học Tiếng Anh vì nhiều lí do khác nhau, ví dụ: để vượt qua các kỳ thi, để tốt nghiệp ra trường, tìm học bổng du học, xin việc làm, đáp ứng các nhu cầu giao tiếp xã hội và công việc hoặc đơn giản hơn bởi vì họ yêu thích học Tiếng Anh và muốn được tiếp nhận văn hóa Anh Tuy nhiên, có những người học tiếng Anh thành công và sử dụng tiếng Anh một cách hiệu quả, có những người lại không thành công.

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến kết quả của việc học ngoại ngữ, có thể là những yếu tố bên trong (hứng thú, động cơ, nhận thức,thái độ, niềm tin đối với việc học ngoại ngữ), hoặc những yều tố bên ngoài (những người có liên quan, môi trường học tập,hoàn cảnh xã hội ).Vấn đề đặt ra là tại sao trong cùng một môi trường học tập, có những sinh viên đạt được thành tích và trình độ cao hơn trong học tập và sử dụng tiếng Anh so những sinh viên khác?Không ít nghiên cứu đã chỉ ra động cơ là nhân tố quan trọng quyết dịnh tới sự thành công hay thất bại của việc học ngoại ngữ Nghiên cứu của Gardner và cộng sự (1991) cho thấy cả động cơ bên ngoài và động cơ bên trong đều khuyển khích người học tích cực hơn dẫn đến sự thành công hơn khi học ngôn ngữ thứ hai Trong nỗ lực truyền đạt lại những phương pháp học tập trunh mẽ sẽ học tập tốt him và đặt thành tích cao hơn những sinh viên có động cơ yếu Các tác giả cũng chỉ ra rằng phương pháp khung dạy ngoại ngữ có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ Tuy nhiên, chi những học viên đánh giá được tầm quan trọng của những phương pháp này và có động cơ học tập cao thì mới áp dụng chúng Nghiên cứu của Vanteenkiste và cộng sự (2005) cũng khẳng định sinh viên có chủ động có tự chủ trong việc học thì kết quả học tiếng Anh càng tốt

Thái độ của người học đối với việc học một ngoại ngữ nhất định cũng được Gardner

(1985) đặc biệt quan tâm Ông nhấn mạnh rằng thái độ của người học đối với việc học một ngôn ngô thứ hai đóng vai trò quan trọng trong việc khuyến khích và thúc đẩy họ học ngôn ngữ đó và điều này tác động đều kết quả học tập của họ Thái độ học tập tốt dự báo sự thành công trong việc học ngoại ngữ (Masgoret và cộng sự 2003, Beats và cộng sự 2008) Ở trong nước, nhiều nhà nghiên cứu cũng thống nhất cho rằng động cơ là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến sự thành công của việc học ngoại ngữ Dựa trên việc phân tích các mô hình động cơ học tập, tác giả Khâu Hoàng Anh và cộng sự (2013) đánh giá cả hai dạng động cơ tự phát (động cơ bên trong) và ngoại kích (động cơ bên ngoài) đều có tác dụng đối với người học Điều quan trọng là người dạy phải sử dụng chúng một cách linh hoạt và hợp lý để hỗ trợ và khuyến khích người học Tuy nhiên, giáo viên cần quan tâm phát triện động cơ tự phát hơn là động cơ ngoại kích vì động cơ ngoại kích không tồn tại lâu và sớm chấm dứt. Đánh giá được ý nghĩa của động cơ đối với sự thành công của việc học ngoại ngữ, tác giả

Nguyễn Thanh Dung (2013) đã xác định các yếu tố ảnh hưởng tới kết quả học tiếng Anh của sinh viên và xếp chúng thành các nhóm yếu tố bên ngoài và yếu tố bên trong Xuất phát từ việc khảo sát tác động của từng nhóm yếu tố, tác giả đã đưa ra gợi ý sư phạm nhằm điều chỉnh ảnh hưởng của những yếu tố đó trong việc giảng dạy ngoại ngữ.

Nhìn chung việc tìm hiểu tổng quan những nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng tới kết quả học ngoại ngữ của sinh viên cho thấy có rất nhiều mặt tác động tới kết quả học tập của sinh viên tuy nhiên chưa chỉ ra được hết các mặt tác động đặc biệt đối với sinh viên khoa Quản trị Nhà hàng – Khách sạn trường Ngoại ngữ - Du lịch, ngành học mà ngoại ngữ là một yếu tố không thể thiếu đối với sinh viên khi đang ngồi trên ghế nhà trường và kể cả sau này.

Nhóm chúng em lựa chọn đề tài nghiên cứu nhằm đưa ra cái nhìn bao quát về những yếu tố tác động tới kết quả học tập ngoại ngữ của sinh viên khoa Quản trị Nhà hàng – Khách sạn, cụ thể là sinh viên Khóa 14, từ đó đưa ra những giải pháp giúp các bạn có thể cải thiện kết quả, khả năng học ngoại ngữ hơn.

Các tiêu chí đánh giá kết quả học tiếng anh

2.3.1 Tiêu chí định tính Đánh giá kết quả Tiếng anh của sinh viên thông qua khả năng giao tiếp bằng tiếng anh, độ thành thạo vận dụng tiếng anh trong cuộc sống.

Nhóm tác giả sử dụng khung trình độ chung châu Âu (CEF) để làm cơ sở đo lường trình độ tiếng Anh của SV CEF là một hệ thống gồm 6 mức trình độ dùng để mô tả các mức trình độ ngoại ngữ của một người từ lúc mới học đến khi thành thục như người bản ngữ là Tiền sơ cấp (A1), Sơ cấp

(A2), Sơ trung cấp (B1), Cao trung cấp (B2), Cao cấp (C1), và Tối cao cấp(C2) Theo các mức trình độ này, có thể xác định các trình độ A, B, C củaViệt Nam là tương đương với 3 trình độ A2, B1, và B2 của CEF.

Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tiếng anh

Học ngoại ngữ là một quá trình phức tạp, trong đó sự phát triển khả năng ngôn ngữ của người học chịu sự chi phối của nhiều yếu tố tác động. Những yếu tố này có thể có liên quan đến quá trình dạy và học trong một chương trình đào tạo.

Bảng 1.0.1.Tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng tới kết quả học tiếng anh của sinh viên

Nhóm yếu tố Nhóm yếu tố

 Ngành học phù hợp sở thích

 Phương pháp giảng dạy của giảng viên

 Một số giảng viên có kiến thức và trình độ chuyên môn thấp.

Một số giảng viên thiếu quan tâm, giúp đỡ SV trong học tập.

Môi trường học tập  Môi trường thực hành tiếng

Văn hóa – xã hội  Thói quen sử dụng ngôn ngữ của người

Nhà trường  Các hoạt động đoàn thể, ngoại khóa

 Cơ sở vật chất kỹ thuật

 Động viên việc học từ cha mẹ.

 Thu nhập của gia đình

 Quan niệm của cha mẹ về việc học

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu

Nghiên cứu tiến hành đánh giá kết quả học Tiếng Anh của sinh viên khoa Quản trị Nhà hàng - Khách sạn Trường Ngoại ngữ - Du lịch thông qua phương pháp điều tra bảng hỏi dành cho sinh viên và giảng viên khoa Ngoại ngữ và Trường Ngoại ngữ - Du lịch

Theo như nghiên cứu được phát triển bởi Rennis Likert 1932, thang đo Likert có 5 mức đánh giá và bảng hỏi dành cho khách hàng sử dụng 5 mức đánh giá này đối với từng tiêu chí như sau: 1= Không ảnh hưởng/Rất kém; 2=Ít ảnh hưởng/Kém; 3= Bình thường ; 4 = Ảnh hưởng /Tốt; 5= Rất ảnh hưởng/Rất tốt Ở bảng hỏi này, ngoài phần chính nhằm đánh giá các tiêu chí, bảng hỏi cũng có thêm những câu hỏi đơn và phần thu thập thông tin cá nhân của khách hàng.

Sau khi tiến hành nghiên cứu sơ bộ, nhóm tác giả đã tổng hợp được 4 nhóm yếu tố chính ảnh hưởng đến kế quả học tập tiếng anh của sinh viên ngành Quản trị khách sạn Trường Ngoại ngữ - Du lịch : môi trường học tập; chương trình đào tạo; giảng viên giảng dạy; cơ sở vật chất, trang thiết bị; người học

Sau khi hoàn thành điều chỉnh và xây dựng thang đo phù hợp với các yếu tố arh hưởng và kết quả học Tiếng Anh của sinh viên, tác giả đã tiến hành thiết kế bảng câu hỏi nhằm phục vụ cho việc thu thập dữ liệu. Bảng câu hỏi được thiết kế bằng ngôn ngữ tiếng Việt Trong bảng câu hỏi bao gồm 3 phần:

Phần I Thông tin khảo sát chung

Phần II I Ý kiến của anh/chị về mức độ ảnh hưởng và sự phù hợp của các yếu tố tác động đến kết quả học tiếng anh của sinh viên ngành Quản trị khách sạn – khóa 14 – Trường Ngoại ngữ - Du lịch Phần III I Kết quả học tiếng anh của sinh viên ngành Quản trịKhách sạn – khóa 14 – Trường Ngoại ngữ - Du lịch

Hai phương pháp chọn mẫu cơ bản là chọn mẫu không xác suất và chọn mẫu xác suất, do hạn chế về thời gian và chi phí nghiên cứu nên tác giả sử dụng phương pháp chọn mẫu phi xác suất Trong nghiên cứu này, mỗi tiêu chí được cụ thể hóa bằng một câu hỏi hoặc một nhận định để lấy ý kiến của đối tượng được khảo sát.

Dựa theo kích thước mẫu tối thiểu của Comrey và Lee (1992), kích thước mẫu được chọn trong đề tài này là 250 mẫu (cỡ mẫu khá) Để đảm bảo số lượng mẫu quan sát tác giả đã thực hiện phát 260 phiếu khảo sát cho khách hàng Tuy nhiên, trong khảo sát chỉ có 199 phiếu khảo sát hợp lệ đối với sinh viên ngành Quản trị Khách sạn và giảng viên khoa Ngoại ngữ và Du lịch Trong đó, nghiên cứu sơ bộ được thực hiện phương pháp khảo sát, điều tra bảng hỏi 142 sinh viên ngành Quản trị khách sạn khóa

14 và 57 giảng viên khoa Ngoại ngữ và Trường Ngoại ngữ - Du lịch đang học và công tác tại thông qua hình thức phát phiếu và khảo sát bảng hỏi.

Kết quả học Tiếng Anh của sinh viên Ngành Quản trị Khách sạn, Khóa 14, Trường Ngoại ngữ - Du lịch

Dựa vào các thông tin về kết quả học Tiếng Anh của sinh viên trên hệ thống Đại học điện tử, Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội, nhóm tác giả đã hệ thống được kết quả học tập các học phần Tiếng Anh của sinh viên Ngành Quản trị Khách sạn, Khóa 14, Trường Ngoại ngữ - Du lịch, Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội Số lượng cụ thể như sau:

Bảng 1 Kết quả học các học phần Tiếng Anh của sinh viên nghành QTKS

Tiếng anh lễ tân khách sạn cơ bản 1

Tiếng anh lễ tân khách sạn cơ bản 2

Tiếng anh lễ tân khách sạn cơ bản 3

Tiếng anh lễ tân khách sạn cơ bản 4

Tiếng anh lễ tân khách sạn cơ bản 5

Tiếng anh lễ tân khách sạn

I (Chưa đủ dữ liệu 0 0% 0 0% 0 0% 0 0% 0 0% 0 0% đánh giá)

Số HS/SV đạt mức điểm A

Số HS/SV đạt mức điểm B+

Số HS/SV đạt mức điểm B

Số HS/SV đạt mức điểm C+

Số HS/SV đạt mức điểm C

Số HS/SV đạt mức điểm D+

Số HS/SV đạt mức điểm D

Số HS/SV đạt mức điểm F

I (Chưa đủ dữ liệu đánh giá) 0 0% 0 0% 0 0% 0 0% 0 0% 0 0%

Có thể thấy, mức điểm đánh giá qua các học phần tiếng anh từ 1-6 là mức thấp nhất là “tiền sơ cấp” và cao nhất là “cao trung cấp” Từ kết quả tổng hợp cho thấy, kết quả học tiếng anh của sinh viên ngành quản trị khách sạn khóa 14 không cao, chiếm phần lớn là điểm trung bình và trung bình yếu (từ 12% - 34%) và nhìn chung được xếp vào mức cơ bản và số ít là tiền trung cấp Cụ thể số sinh viên đạt loại giỏi chỉ chiếm 0,1%, sinh viên đạt mức khá là 4,09%, mức trung bình là 32,41%, yếu là 54% và9,4% sinh viên không qua môn Như vậy, có thể thấy, đây là kết quả không cao và để đáp ứng như cầu thực tế và giao tiếp trong môi trường quốc tế thì vẫn cần phải cải thiện thêm

3.2.1 Kết quả khảo sát thông tin chung

 Năng lực đầu vào của sinh viên

- Khối tuyển sinh đầu vào của sinh viên:

Như đã trình bày ở trên, trong tổng số 199 phiếu thu được, trong đó có 142 phiếu khảo sát sinh viên ngành Quản trị Khách sạn khóa 14, 23 phiếu khảo sát dành cho giảng viên khoa Ngoại Ngữ và Du Lịch, xét về mặt bằng chung, đa phần đều đánh giá năng lực đầu vào của sinh viên ở mức trung bình Cụ thể, trong số 142 sinh viên được khảo sát, chỉ có 32% sinh viên tham gia tuyển sinh đầu vào bằng tổ hợp chứa môn tiếng anh, 68% phần trăm còn lại thì không Điều đó cho thấy yếu tố tiếng anh đầu vào không được sinh viên ưu tiên, đồng nghĩa với việc sinh viên tự tin với kiếm thức các môn học khác hơn là tiếng anh Điều này đã phản ánh khá rõ nét năng lực tiếng anh đầu vào của sinh viên ở mức khá thấp.

Hình 1 Tỉ lệ đầu vào các khối cúa sinh viên ngành Quản tri Khách sạn khóa 14

- Đánh giá của Giảng viên và sinh viên về năng lực tiếng anh của sinh viên:

32.00% o A0 (Không đánh giá năng l c đầầu vào băầng Tiếếng Anh) ự o A1, D (Đánh giá năng l c đầầu vào có kèm môn Tiếếng Anh) ự

Trả lời phỏng vấn cho câu hỏi cụ thể về đánh giá năng lực đầu vào của sinh viên, nhóm tác giả đã tổng hợp được hai nhóm kết quả như sau:

Có thể khẳng định, cả sinh viên và giảng viên đều nhận diện được năng lực tiếng anh đầu vào của sinh viên ngành quản trị khách sạn khóa

14 là không cao, chiếm phần lớn ở mức trung bình và sinh viên đạt năng lực loại giỏi đều chiếm tỉ trọng nhỏ Điều này bắt nguồn từ chương trình học phổ thông và mặt bằng chung của việc giảng dạy tiếng anh cho sinh viên trước khi bước chân vào đại học còn chưa được chú trọng và tập trung nâng cao chất lượng

 Mức độ chú trọng của sinh viên đối với việc học tiếng anh

Hình 2.2 Đánh giá của sinh viên về năng lực tiếng anh cúa sinh viên ngành Quản tri

Hình 2.1 Đánh giá của giảng viên về năng lực tiếng anh cúa sinh viên ngành Quản tri

Khách sạn khóa 14 Đánh giá từ phía thầy cô cho rằng 7% sinh viên không chú trọng đến việc học tiếng anh, 25% sinh viên ít chú trọng, 47% sinh viên chú trọng đến vệc học và 21% sinh viên rất chú trọng đến việc học tiếng anh Điều này được nhận định dựa trên thái độ học tập, sự tập trung mà sinh viên dành cho việc học trên lớp và online, kết quả kiểm tra, đánh giá qua các bài kiểm tra và thi kết thúc học phần Nó cho thấy, đứng từ góc đọ thầy cô, tuy năng lực đầu vào không cao song sinh viên cũng không thực sự nỗ lực trong việc nâng cao kết quả học tiếng anh của bản thân.

Phía sinh viên thì có sự chênh lệch rõ rệt Không sinh viên nào đồng tình với quan điểm việc học tiếng anh là không quan trọng (không được chú trọng), chỉ có một phần tram sinh viên cho rằng học tiếng anh là ít quan trọng, 30% sinh viên đồng tình rằng học tiếng anh quan trọng và

69% còn lại cho rằng rất quan trọng và các bạn cũng chú trọng đến việc học

 Mức độ đáp ứng của chương trình dạy học tiếng anh tại trường với nhu cầu học tiếng anh của sinh viên Đa số cả giảng viên và sinh viên cho rằng chường trình dạy học tiếng anh tại trường chỉ đáp 14

Hình 3.2 Đánh giá của sinh viên về mức độ chú trọng của sinh viên đối với việc học tiếng anh

Hình 3.1 Đánh giá của giảng viên về mức độ chú trọng của sinh viên đối với việc học tiếng anh

16.00% o Đã đáp ng ứ đ ượ c ; 29.58% o Đáp ng ứ đ ượ c m t ộ phầần ; 47.18% o Ch a đáp ư ng đ c ; ứ ượ23.24% ứng dược một phần nhu cầu của sinh viên Về phía giảng viên có 16% số phiêú cho rằng chương trình dạy chưa đáp ứng được nhu cầu của sinh viên, 44% cho rằng chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu, 40% còn lại cho rằng đã đáp ứngđược nhu cầu học Tiếng anh của sinh viên Về phía sinh viên viên có 23% số phiêú cho rằng chương trình dạy chưa đáp ứng được nhu cầu của sinh viên, có tới 47% cho rằng chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu, 30% còn lại cho rằng đã đáp ứng được nhu cầu học Tiếng anh của sinh viên.

Từ đó có thể thấy chương trình giảng dạy Tiếng anh tại nhà trường cần được nâng cao và đổi mới để có thể đáp ứng được nhu cầu của sinh viên.

 Mục đích học Tiếng Anh của sinh viên

Theo như số liệu từ 199 phiếu khảo sát, trong đó có 142 phiếu khảo sát sinh viên ngành Quản trị Khách sạn K14 và 23 phiếu khảo sát giảng viên của khoa Ngoại ngữ và Trường Ngoại ngữ - Du lịch có đến 40% giảng viên cho rằng các sinh viên chỉ học tiếng anh để qua môn, 23% học để lấy chứng chỉ và 37% còn lại cho rằng sinh viên học để tích lũy kiến thức, phục vụ cho việc học tập và làm việc trong tương lai Về phía sinh viên có đến 8% sinh viên cho rằng chỉ học tiếng anh để qua môn, 37% học để lấy chứng chỉ và 55% còn lại học để tích lũy kiến thức, phục vụ cho việc học tập và làm việc trong tương lai

Như vậy, đa số SV ngành Quản trị Khách sạn khóa 14 đều có mục đích học tập rõ ràng Số trường hợp SV học tiếng Anh vì mục đích “do nhà trường bắt buộc” rất ít, đây là dấu hiệu đáng mừng Bởi nếu học với mục

Hình 5.1 Đánh giá của giảng viên về mục đích học Tiếng Anh của sinh viên

Hình 5.2 Thống kê mục đích học Tiếng

54.93% o Qua môn o H c đ lầếy ch ng ch , văn băầng (mang tnh hình th c) ọ ể ứ ỉ ứ Đ tch lũy kiếến th c, ph c v cho ho t đ ng h c t p và ể ứ ụ ụ ạ ộ ọ ậ vi c làm t ệ ươ ng lai

H c đ lầếy ch ng ch , văn băầng (mang tnh hình th c) ọ ể ứ ỉ ứ Đ tch lũy kiếến th c, ph c v cho ho t đ ng h c t p ể ứ ụ ụ ạ ộ ọ ậ và vi c làm t ệ ươ ng lai đích không phải vì bản thân thì kết quả thu được sẽ không cao, chỉ bằng hoặc thậm chí là thấp hơn so với yêu cầu mà đối tượng khác đặt ra.

 Phương pháp giảng dạy tiếng anh của thầy/cô

Chú tr ng vào lý thuyếết, ng pháp ọ ữ Chú tr ng vào kĩ năng giao tếếp ọ

Hình 6 Thống kê phương pháp giảng dạy của thầy/cô

Theo như số liệu từ 23 phiếu khảo sát giảng viên của khoa Ngoại ngữ và Trường Ngoại ngữ - Du lịch có 88% các giảng viên khẳng định hình thức đào tạo tiếng anh tại trường chú trọng vào đào tạo kỹ năng giao tiếp, chỉ có 12% cho rằng hình thức đào tạo của nhà trường vẫn thiên về lý thuyết, ngữ pháp.

 Đánh giá của sinh viên về mức độ quan trọng của kết quả học Tiếng Anh đối với bản thân

Trong thời kì phát triển và hội nhập, những công việc yêu cầu trình độ đều đòi hỏi điều kiện kèm theo là tiếng anh vây nên két quả học tiếng anh rất quan trọng đối với sinh viên.

0.70% o Rầết quan tr ng ọ o Quan tr ng ọ o Ít quan tr ng ọ o Không quan tr ng ọ

Hình 7 Sinh viên đánh giá tầm quan trọng của việc học tiếng anh đối với bản thân

PHÁP NÂNG CAO KẾT QUẢ HỌC TẾNG ANH CỦA

Cơ sở đề xuất giải pháp

Theo kết quả nghiên cứu, ta thấy SV ngành quản trị khách sạn khóa

14 đã nhận thức được tầm quan trọng của tiếng Anh nên đã đầu tư cho môn học này Bên cạnh những mặt đạt được như có mục đích học tập rõ ràng, phương pháp học đa dạng, kỳ vọng trình độ tiếng Anh trong tương lai cao thì vẫn còn một số mặt hạn chế:

Thứ nhất, mặt bằng trình độ tiếng Anh của SV ngành quản trị khách sạn khóa 14 vẫn còn ở mức thấp

Thứ hai, SV vẫn còn có tâm lý rụt rè, thiếu tự tin khi giao tiếp bằng tiếng Anh, đặc biệt là với người nước ngoài

Thứ ba, bên cạnh những SV có mục tiêu học tiếng Anh rõ ràng vẫn còn một số SV học vì do nhà trường bắt buộc chứ không phải xuất phát từ nhu cầu của bản thân SV

Thứ tư, mức độ đáp ứng của chương trình dạy học Tiếng anh tại trường so với nhu cầu học tiếng anh của sinh viên còn thấp, chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu học của sinh viên.

Thứ năm, kỹ năng nghe nói đọc viết của sinh viên còn yếu, chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế học tập và làm việc.

Có nhiều lý do dẫn đến kết quả học tiếng Anh của SV ngành Quản trị Khách sạn khóa 14 vẫn còn ở mức thấp :

Thứ nhất, SV lúc học tiếng Anh ở phổ thông không nắm vững kiến thức nên khi lên đại học không theo kịp được chương trình học, đầu vào môn khối của ngành chủ yếu là các bạn khối A, kiến thức tiếng anh chỉ nằm ở mức yếu.

Thứ hai, Trong giờ dạy tiếng Anh, GV còn sử dụng tiếng Việt khá nhiều, sự tương tác giữa GV và SV còn hạn chế, SV vốn đã có tâm lý e ngại, sợ sai khi giao tiếp bằng tiếng Anh Việc sử dụng tiếng Anh với SV là một vấn đề lớn ngay cả với GV Việt Nam, huống chi là với người nước ngoài.

Thứ ba, môi trường thực hành tiếng Anh bị hạn chế Bởi vì điều kiện về kinh phí và cơ sở vật chất thành lập và hoạt động CLB cũng như các hoạt động ngoại khóa tiếng Anh vẫn còn gặp nhiều khó khăn SV không có nhiều cơ hội để giao lưu, học hỏi kinh nghiệm học tiếng Anh lẫn nhau

Thứ tư, mặc dù tiếng Anh là một môn học gần như bắt buộc ở trường ĐH, nhưng một số SV lại học không có mục tiêu Họ cũng coi tiếng Anh như các môn học thuộc lòng khác

Thứ năm, sinh viên chưa có phương pháp học tập hiệu quả dẫn đến học nhưng lại không cho ra được kết quả, học xong rồi lại quên, sinh viên còn lười không nỗ lực trong việc học tiếng anh.

Thứ sáu, phòng giảng dạy tiếng anh còn chưa có cách âm, phòng học dễ bị ảnh hưởng bởi những âm thanh bên ngoài, chất lượng ánh sáng, tivi, máy chiếu chưa đảm bảo chưa đáp ứng được nhu cầu nghe nhìn của sinh viên.

Thứ bảy, mặt bằng chung của sinh viên ngành Quản trị khách sạn khóa 14, trường Ngoại ngữ - Du lịch không cao, do đó sinh viên không có động lực học và cùng nhau phấn đấu.

Giải pháp cải thiện kết quả học Tiếng Anh

4.2.1 Giải pháp cho sinh viên

Thứ nhất, SV phải xác định được mục tiêu học tiếng Anh và phải có phương pháp học tiếng Anh hiệu quả Việc áp dụng phương pháp học như thế nào còn tùy thuộc vào từng SV.

Sẽ không có một công thức chung nào là tốt cho tất cả mọi người

Thứ hai, SV nên thực hành nhiều hơn Khi học ngoại ngữ việc thực hành là rất cần thiết Trong lớp học ngoại ngữ thì tương tác nhiều hơn với GV bằng tiếng Anh

Thứ ba, ngoài giờ học, SV nên tham gia vào các CLB hay hoạt động ngoại khóa có sử dụng tiếng Anh mà mình yêu thích ví dụ như CLB E4U, SV nên tự tin mà nói, đừng ngại nói, ngại sai Bạn hãy cố gắng nói những gì bạn muốn từ đơn giản đến phức tạp, miễn là nói bằng ngoại ngữ mà bạn học.Việc đó giúp cho SV quen với việc nói ngoại ngữ và tăng khả năng ứng xử khi giao tiếp

Thứ tư, dành thời gian cho việc tự học tiếng anh nhiều hơn, tăng hứng thú trong việc học tiếng anh bằng cách học theo sở thích của mình, bạn thích âm nhạc thì hãy nghe các bản nhạc bằng tiếng anh để vừa nghe vừa học, bạn thích xem phim thì hãy xem các bộ phim song ngữ, bạn thích du lịch, hãy đọc các tạp chí sách báo về du lịch bằng tiếng anh những từ không hiểu thì hãy tra từ điển hoặc hỏi giảng viên, bạn bè.

Thứ năm, sinh viên phải xây dựng hoặc tìm cho mình một lộ trình học tiếng anh cụ thể, có như thế thì việc học mới có hiệu quả.

Thứ sáu, tìm cho mình một người bạn đồng hành trong việc học tiếng anh, các bạn sẽ có trách nhiệm thúc giục đối phương học tập Cải thiện được tình trạng lười biếng học một thời gian lại bỏ dở.

4.2.2 Đối với nhà trường và giáo viên

Thứ nhất, thành lập thêm nhiều CLB và hoạt động ngoại khóa về tiếng Anh Khoa nên mở các CLB tiếng Anh như: Hội thơ Anh ngữ, đố vui bằng tiếng Anh, thi ca nhạc bằng tiếng Anh, hay những cuộc thi hùng biện tiếng Anh…Điều này vừa giúp SV có cơ hội được giao lưu với bạn bè, tham gia vào nhiều hoạt động bổ ích, góp phần nâng cao các kỹ năng giao tiếp tiếng Anh Qua đó, SV sẽ gặp gỡ được nhiều bạn bè, được chia sẻ học hỏi những kinh nghiệm, phương pháp học tiếng Anh hiệu quả Các CLB nên lập dựa trên nhu cầu của SV Đoàn khoa có thể khảo sát nhu cầu SV sau đó thành lập CLB theo tiêu chí dựa trên các nhu cầu đó Trong quá trình hoạt động, nên có sự ghi nhận và đánh giá hiệu quả hoạt động thi đua giữa các CLB cũng như tuyên dương các gương mặt điển hình có thành tích tốt

Thứ hai, cần đầu tư thêm cơ sở vật chất cho việc dạy và học tiếng Anh Cần xây dựng nhiều phòng học ngoại ngữ có thêm cách âm, chất lượng ánh sáng, máy chiếu, loa đài cần được nâng cấp, tăng số lượng các đầu sách tiếng Anh ở thư viện nhằm phục vụ nhu cầu học tập, trao đổi giữa SV với nhau.

Thứ ba, tạo môi trường thực hành tiếng cho SV Đa số GV tiếng Anh của khoa là người Việt Nam, GV nước ngoài rất hạn chế Bởi vậy tăng tiết dạy bằng GV nước ngoài, đẩy mạnh giao lưu với các SV nước ngoài thông qua các khóa học sẽ tạo cơ hội cho SV gặp gỡ và giao lưu với người nước ngoài nhiều hơn

Thứ tư, đội ngũ GV nên đổi mới phương pháp dạy môn tiếng Anh.Phương pháp dạy cần sinh động, trực quan tạo hứng thú đam mê học tiếng Anh cho SV GV dạy tiếng Anh nên nói bằng tiếng Anh để SV quen dần với việc giao tiếp bằng tiếng Anh Cả người dạy và người học nên hạn chế tối đa nói tiếng Việt trong thời gian học tiếng Anh Như vậy cũng là tạo điều kiện để SV thực hành nói tiếng Anh

Thứ năm: xây dựng lại chương trình đào tạo môn Tiếng anh Lễ tân khách sạn một hợp lý hơn, đáp ứng được nhu cầu của sinh viên.

LUẬN NGHIÊN CỨU

Từ kết quả nghiên cứu cho ta cái nhìn khách quan về thực trạng học tiếng Anh của SV ngành Quản trị khách sạn Đồng thời, với việc phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tiếng Anh, nhóm tác giả hiểu thêm về mặt chung trình độ tiếng Anh của SV cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học môn học này Cụ thể nhóm tác giả đánh giá theo từng mục tiêu như sau: xây dựng được cơ sở lý luận về kết quả học ngoại ngữ của sinh viên, xác định được tầm quan trọng của kết quả học ngoại ngữ với đối tượng là sinh viên ngành Quản trị Khách sạn khóa 14, Trường Ngoại ngữ - Du lịch, trường Đại học Công nghiệp Hà Nội Đánh giá và giải thích được kết quả học ngoại ngữ của sinh viên ngành Quản trị Khách sạn khóa

14, Trường Ngoại ngữ - Du lịch, trường Đại học Công nghiệp Hà Nội Đề xuất được một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng học ngoại ngữ của sinh viên Trường Ngoại ngữ - Du lịch trường Đại học Công nghiệp Hà Nội.

Tuy nhiên, mặt bằng chung trình độ tiếng Anh của sinh viên là thấp.

Có 3 yếu tố được xem là rất ảnh hưởng gồm “sự nhận thức của SV về tầm quan trọng của tiếng Anh”, “phương pháp giảng dạy của giảng viên” và

“Phương pháp học tiếng anh của sinh viên” Đồng thời, xác định được 5 nhóm yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tiếng Anh gồm “ nhóm yếu tố về bản thân sinh viên”, “nhóm yếu tố về giảng viên”, “Nhóm yếu tố về môi trường học tập”, “Nhóm yếu tố về nhà trường”, “Nhóm yếu tố về gia đình”

[1] “6 bậc năng lực ngoại ngữ sẽ được ứng dụng”, [Ngày truy cập: ngày 27 tháng 10 năm 2022]

[2] Bế Thị Điệp, 2012 “Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của học sinh trường trung học phổ thông nội trú Cao Bằng”

[3] Bùi Thị Thanh Thuý, 2012 “Thực trạng và giải pháp đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá môn tiếng anh tin học của sinh viên trường đại học Phạm Văn Đồng”

[4] Các đặc điểm của tiếng Anh < http://atlantic.edu.vn/cac-dac- diem-cua-tieng-anh-2899> [Ngày truy cập: 21 tháng 10 năm 2022]

[5] Hoàn thiện các kỹ năng tiếng Anh, 2013 [Ngày truy cập 11 tháng 10 năm 2022]

[6] Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2010 “Thống kê ứng dụng trong kinh tế - xã hội, NXB Lao động xã hội”

[7] Hoàng Vũ, Tại sao học viên luôn coi viết là kĩ năng khó nhất khi học tiếng Anh [Ngày truy cập: 13 tháng 10 năm 2022]

[8] Khoa Anh văn đại cương, [Ngày truy cập: 10 tháng 10 năm 2022]

[9] Kĩ thuật học nghe hiểu tiếng Anh, [Ngày truy cập: ngày 9 tháng 10 năm 2022]

[10] Lê Thị Hằng, 2012 [Ngày truy cập: 1 tháng 11 năm 2022]

[11] Lưu Thanh Đức Hải, 2007 “Bài giảng nghiên cứu marketing”, Đại học Cần Thơ

[12] Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang, 2009 “Nghiên cứu khoa học trong quản trị kinh doanh”, NXB Thống kê

[13] Nguyễn Đình Thọ, 2011 “Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh”, trang 350-351, NXB Lao Động Xã Hội

[14] Nguyễn Thùy Gia Ly & Nguyễn Thị Dạ Lệ, 2010 “Môi trường thực hành tiếng Anh của sinh viên khoa tiếng anh trường Đại học Ngoại ngữ-Đại học Đà Nẵng: Thực trạng và giải pháp”, Tạp chí khoa học Đại học Đà Nẵng

[15] Nguyễn Quốc Nghi, 2011 “Xác định các nhân tố dẫn đến tình trạng học kém của sinh viên trường Đại học Cần Thơ”, Tạp Chí Khoá học trường Đại học Cần Thơ

[16] Nguyễn Thu Hiền, 2007 “Việc sử dụng các thủ thuật học tiếng Anh của sinh viên năm thứ hai Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Anh - Mỹ”

[18] Nguyên Cao Thành, 2011 “Trở ngại tiếng Anh của du học sinh” . [Ngày truy cập: 12 tháng 10 năm 2022]

[19] Phan Ngô Minh Trúc, 2013 “Giải pháp nâng cao kết quả học tập của sinh viên chính quy trường Đại học Mở TP.HCM”

[20] Gardner, R.C & Maclntyre, P.D, 1991 “An instrumental motivation in language study: Who says it isn’t effective?” Pp 57-72

[21] Bernaus & Garnder, 2008 “Teacher motivation strategies, student perceptions, student motivation and English achievement”

[22] Vansteenkiste, Zhou M, Lens W & Soenens,2005 “Experiences of Autonomy and Control Among Chinese Learner: Vitalizing or

[23] Gardner,1985 “Social psychology and second language learning. The role of attitudes and motivation” London:Edward Arnold

[24] Masgoret A.M & Gardner R.C, 2003 “Attitudes, motivation and second language learning: a meta-analysis of sudies conducted by gardner and associates”

[25] Khâu Hoàng Anh & Nguyễn Phước Tâm, 2013 “Tầm quan trọng của động cơ học ngoại ngữ” Tr312-319

[23] Nguyễn Thanh Dung, 2013 “Các yếu tố ảnh hưởng tới động cơ học Tiếng Anh của sinh viên nghệ thuật” Tr31-35

Ngày đăng: 27/03/2024, 15:59

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w