1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo thực nghiệm môn nhập môn công nghệ phần mềm đề tài hoàn thiện tài liệu phân tích đặc tảphần mềm cho website bán quần áo

38 3 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hoàn thiện tài liệu phân tích đặc tả phần mềm cho website bán quần áo
Tác giả Nhóm Thực Hiện
Người hướng dẫn Nguyễn Thị Mỹ Bình
Trường học Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội
Chuyên ngành Nhập môn công nghệ phần mềm
Thể loại Báo cáo thực nghiệm
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 38
Dung lượng 0,91 MB

Cấu trúc

  • A. TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ PHẦN MỀM (5)
    • I. ĐỊNH NGHĨA VÀ ĐẶC TÍNH CỦA SẢN PHẨM PHẦN MỀM (5)
      • 1. Định nghĩa phần mềm (5)
      • 2. Phân loại và đặc tính của sản phẩm phần mềm (5)
    • II. ĐỊNH NGHĨA VÀ CÁC ĐẶC TRƯNG CỦA CÔNG NGHỆ PHẦN MỀM (9)
      • 1. Định nghĩa Công nghệ phần mềm Công Nghệ Phần Mềm (9)
      • 2. Các đặc trưng của Công nghệ phần mềm (9)
    • III. MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN PHẦN MỀM (10)
      • 1. Các công đoạn trong phát triển phần mềm (10)
      • 2. Các mô hình phát triển phần mềm (12)
    • IV. ƯU ĐIỂM VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA CÁC MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN PHẦN MỀM (18)
  • B. TÀI LIỆU PHÂN TÍCH ĐẶC TẢ YÊU CẦU PHẦN MỀM (21)
    • I. GIỚI THIỆU (21)
      • 1. Mục tiêu (21)
      • 2. Phạm vi (21)
      • 3. Thuật ngữ và các từ viết tắt (22)
      • 4. Tài liệu tham khảo (22)
      • 5. Mô tả tài liệu (22)
    • II. TỔNG QUAN VỀ PHẦN MỀM (23)
      • 1. Giới thiệu chung về sản phẩm (23)
      • 2. Chức năng của phần mềm (24)
      • 3. Đối tượng người dùng (28)
      • 4. Các ràng buộc (28)
      • 5. Giả định và phụ thuộc (28)
    • III. ĐẶC TẢ YÊU CẦU PHẦN MỀM (29)
      • 1. Các yêu cầu giao diê ̣n bên ngoài (29)
      • 2. Yêu cầu chức năng (33)
      • 3. Yêu cầu về hiê ̣u năng (37)

Nội dung

ĐỊNH NGHĨA VÀ ĐẶC TÍNH CỦA SẢN PHẨM PHẦN MỀM1.Định nghĩa phần mềm- Chương trình máy tính là một trình tự các chỉ thịlệnh để hướng dẫn máy tính làm việc nhằm hồnthành một cơng việc nào đó

TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ PHẦN MỀM

ĐỊNH NGHĨA VÀ ĐẶC TÍNH CỦA SẢN PHẨM PHẦN MỀM

- Chương trình máy tính là một trình tự các chỉ thị

(lệnh) để hướng dẫn máy tính làm việc nhằm hoàn thành một công việc nào đó do con người yêu cầu.

- Phần mềm là một hệ thống các chương trình có thể thực hiện trên máy tính nhằm hỗ trợ các nhà chuyên môn trong từng lĩnh vực chuyên ngành thực hiện tốt nhất các thao tác nghiệp vụ của mình

- Nhiệm vụ chính yếu của phần mềm là cho phép các nhà chuyên môn thực hiện các công việc của họ trên máy tính dễ dàng và nhanh chóng hơn so với khi thực hiện cùng công việc đó trong thế giới thực.

- Hoạt động của mọi phần mềm là sự mô phỏng lại các họat động của thế giới thực trong một góc độ thu hẹp nào đó trên máy tính Quá trình sử dụng một phần mềm chính là quá trình người dùng thực hiện các công việc trên máy tính để hoàn tất một công việc tương đương trong thế giới thực.

2 Phân loại và đặc tính của sản phẩm phần mềm

2.1 Phân loại sản phẩm phần mềm

Generic Product: là sản phẩm đóng gói và bán rộng rãi trên thị trường.

Bespoke Product: là sản phẩm được phát triển theo yêu cầu đặc thù của từng khách hàng.

Ngoài ra có thể phân chia phần mềm theo miền ứng dụng như sau: a Phần mềm hệ thống

- Là một tập hợp các chương trình được viết để phục vụ cho các chương trình khác

- Xử lý các cấu trúc thông tin phức tạp nhưng xác định

(trình biên dịch, trình soạn thảo, tiện ích quản lý tệp)

- Đặc trưng bởi tương tác chủ yếu với phần cứng máy tính

- Phục vụ nhiều người dùng

- Cấu trúc dữ liệu phức tạp và nhiều giao diện ngoài b Phần mềm thời gian thực

Phần mềm điều phối, phân tích hoặc kiểm soát các sự kiện thế giới thực ngay khi chúng xuất hiện được gọi là phần mềm thời gian thực Điển hình là các phần mềm điều khiển các thiết bị tự động Phần mềm thời gian thực bao gồm các thành tố:

- Thành phần thu thập dữ liệu để thu và định dạng thông tin từ môi trường ngoài

- Thành phần phân tích để biến đổi thông tin theo yêu cầu của ứng dụng

- Thành phần kiểm soát hoặc đưa ra đáp ứng môi trường ngoài

- Thành phần điều phối để điều hòa các thành phần khác sao cho có thể duy trì việc đáp ứng thời gian thực

Hệ thống thời gian thực phải đáp ứng những ràng buộc thời gian chặt chẽ. c Phần mềm nghiệp vụ

- Là các phần mềm phục vụ các hoạt động kinh doanh hay các nghiệp vụ của tổ chức, doanh nghiệp

- Đây có thể coi là lĩnh vực ứng dụng phần mềm lớn nhất Điển hình là các hệ thống thông tin quản lý gắn chặt với Cơ sở dữ liệu (CSDL), các ứng dụng tương tác như xử lý giao tác cho các điểm bán hàng. d Phần mềm khoa học và công nghệ

- Được đặc trưng bởi các thuật toán (tính toán trên ma trận số, mô phỏng ).

- Thường đòi hỏi phần cứng có năng lực tính toán cao. e Phần mềm nhúng

- Nằm trong bộ nhớ chỉ đọc và được dùng để điều khiển các sản phẩm và hệ thống cho người dùng và thị trường công nghiệp.

- Có các đặc trưng của phần mềm thời gian thực và phần mềm hệ thống. f Phần mềm máy tính cá nhân

- Bùng nổ từ khi xuất hiện máy tính cá nhân, giải quyết các bài toán nghiệp vụ nhỏ như xử lý văn bản, trang tính, đồ họa, quản trị CSDL nhỏ

- Yếu tố giao diện người-máy rất được chú trọng. g Phần mềm trí tuệ nhân tạo

- Dùng các thuật toán phi số để giải quyết các vấn đề phức tạp mà tính toán hay phân tích trực tiếp không quản lý nổi

- Các ứng dụng chính là: hệ chuyên gia (hệ cơ sở tri thức), nhận dạng (hình ảnh và tiếng nói), chứng minh định lý và chơi trò chơi, mô phỏng.

Ngoài ra, chúng ta còn có thể kể đến một dạng phần mềm đặc biệt là phần mềm phục vụ kỹ nghệ phần mềm Đó là các phần mềm như chương trình dịch, phần mềm gỡ rối, các công cụ hỗ trợ phân tích thiết kế (CASE) Các phần mềm này có thể xuất hiện dưới dạng phần mềm máy tính cá nhân, phần mềm hệ thống hoặc là phần mềm nghiệp vụ.

2.2 Các đặc tính quan trọng của sản phẩm phần mềm

Phần mềm thông thường được định nghĩa bao gồm:

- Các lệnh máy tính nhằm thực hiện các chức năng xác định

- Các cấu trúc dữ liệu cho phép chương trình thao tác với dữ liệu

- Các tài liệu giúp cho người dùng có thể vận hành được phần mềm Bốn thuộc tính chủ chốt mà một hệ phần mềm tốt phải có là:

 Có thể bảo trì được (Maintainability): phần mềm tuổi thọ dài phải được viết và được lập tư liệu sao cho việc thay đổi có thể tiến hành được mà không quá tốn kém Đây được coi là đặc tính chủ chốt nhất của một phần mềm tốt Để có thể bảo trì được, phần mềm phải có một thiết kế tốt có tính modun hóa cao, được viết bằng ngôn ngữ bậc cao và được lập tài liệu (tài liệu phân tích, thiết kế, chú thích mã nguồn, hướng dẫn người dùng ) đầy đủ.

 Đáng tin cậy (Reliablity): phần mềm phải thực hiện được điều mà người tiêu dùng mong mỏi và không thất bại nhiều hơn những điều đã được đặc tả Điều này có nghĩa là phần mềm phải thỏa mãn được nhu cầu của người dùng Để đạt được yếu tố đáng tin cậy, trước tiên người phát triển cần phải hiểu một cách đúng đắn yêu cầu của người dùng và sau đó cần thỏa mãn được các yêu cầu này bằng các thiết kế và cài đặt tốt.

 Có hiệu quả (Efficiency): phần mềm khi hoạt động phải không lãng phí tài nguyên hệ thống như bộ nhớ, bộ xử lý Nếu phần mềm chạy quá chậm hay đòi hỏi quá nhiều bộ nhớ thì dù có được cài đặt rất nhiều chức năng cũng sẽ không được đưa vào sử dụng Tuy nhiên, ngoại trừ các phần mềm nhúng hay thời gian thực đặc biệt, người ta thường không cực đại hóa mức độ hiệu quả vì rằng việc đó có thể phải dùng đếm các kỹ thuật đặc thù và cài đặt bằng ngôn ngữ máy khiến cho chi phí tăng cao và phần mềm rất khó thay đổi (tính bảo trì kém).

 Dễ sử dụng (Usability): giao diện người sử dụng phải phù hợp với khả năng và kiến thức của người dùng, có các tài liệu hướng dẫn và các tiện ích trợ giúp Đối tượng chính của các phần mềm nghiệp vụ thường là người không am hiểu về máy tính, họ sẽ xa lánh các phần mềm khó học, khó sử dụng.

Có thể thấy rõ, việc tối ưu hóa đồng thời các thuộc tính này là rất khó khăn Các thuộc tính có thể mẫu thuẫn lẫn nhau, ví dụ như tính hiệu quả và tính dễ sử dụng, tính bảo trì Quan hệ giữa chi phí cải tiến và hiệu quả đối với từng thuộc tính không phải là tuyến tính Nhiều khi một cải thiện nhỏ trong bất kỳ thuộc tính nào cũng có thể là rất đắt.

Một khó khăn khác của việc phát triển phần mềm là rất khó định lượng các thuộc tính của phần mềm. Chúng ta thiếu các độ đo và các chuẩn về chất lượng phần mềm Vấn đề giá cả phải được tính đến khi xây dựng một phần mềm Chúng ta sẽ xây dựng được một phần mềm dù phức tạp đến đâu nếu không hạn chế về thời gian và chi phí Điều quan trọng là chúng ta phải xây dựng một phần mềm tốt với một giá cả hợp lý và theo một lịch biểu được định trước.

ĐỊNH NGHĨA VÀ CÁC ĐẶC TRƯNG CỦA CÔNG NGHỆ PHẦN MỀM

1 Định nghĩa Công nghệ phần mềm Công Nghệ Phần Mềm

- Là sự thiết lập và sử dụng các nguyên tắc khoa học nhằm mục đích tạo ra các phần mềm một cách kinh tế mà các phần mềm đó hoạt động hiệu quả và tin cậy trên các máy tính.

- Là một quy trình có hệ thống được sử dụng trong quá trình phân tích, thiết kế, hiện thực, kiểm tra và bảo trì để bảo đảm các sản phẩm phần mềm được sản xuất và hoạt động: hiệu quả, tin cậy, hữu dụng, nâng cấp dễ dàng (modificable), khả chuyển (portable), khả kiểm tra (testable), cộng tác được với các hệ thống khác (interoperable) và vận hành đúng (correct).

2 Các đặc trưng của Công nghệ phần mềm

- Efficiency: Phần mềm được sản xuất trong thời gian và điều kiện vừa phải Phần mềm vận hành đúng mức độ yêu cầu về công việc và thời gian.

- Reliablity: Phần mềm vận hành ổn định và tương tác được với các hệ thống ứng dụng

- Usability: Phần mềm có thể dùng được bởi người sử dụng và với môi trường mà người sử dụng đang có Chú ý tới giao diện, điều kiện hệ thống,…

- Modifiability: Phần mềm có thể được thay đổi dể dàng, nhanh chóng khi yêu cầu của người sử dụng thay đổi.

- Portability: Phần mềm có thể chuyển đổi dễ dàng sang các hệ thống khác mà không cần phải điều chỉnh lớn Chỉ cần recompile nều cần thiết là tốt nhất.

- Testability: Phần mềm có thể được kiểm tra dễ dàng Tốt nhất là được modul hóa.

- Reusability: Phần mềm hay một phần có thể được tái sử dụng cho các ứng dụng khác Các modul có thiết kế tốt, độc lập và giao tiến đơn giản, cả về tình tương thích công nghệ phát triển

- Maintainability: thiết kế của phần mềm có thể được hiểu dễ dàng cũng như chuyển giao thuận tiện cho người khác trong quá trình điều chỉnh, nâng cấp hay thay đổi theo yêu cầu.

- Interoperability: Phần mềm vận hành ổn định và đúng như mong đợi Trên hệ thống nhiều người dùng (multi users) phần mềm vẫn hoạt động được với các vận hành khác của hệ thống.

- Correctness: Phần mềm phải tính toán đúng và tạo ra kết quả đúng và đúng với mục tiêu ứng dụng của người dùng.

MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN PHẦN MỀM

1 Các công đoạn trong phát triển phần mềm

Các công đoạn chính tổng quát bao gồm 4 giai đoạn:

- Giai đoạn đặc tả: xác định các tính năng và điều kiện hoạt động của hệ thống (thu thập yêu cầu và phân tích)

- Giai đoạn phát triển: Thiết kế phần mềm (software design), viết code (code generation)

- Giai đoạn kiểm tra: kiểm tra phần mềm (software testing), kiểm tra tính hợp lý của phần mềm.

- Giai đoạn bảo trì: Sửa lỗi (correction), thay đổi môi trường thực thi (adaptation), tăng cường (enhancement) a) Đặc tả

 Đây là bước hình thành bài toán hoặc đề tài Ở bước này quản trị dự án hoặc phân tích viên hệ thống phải biết được vai trò của phần mềm cần phát triển trong hệ thống, đồng thời phải ước lượng công việc, lập lịch biểu và phân công công việc.

 Bên cạnh đó chúng ta phải biết người đặt hàng muốn gì Các yêu cầu cần phải được thu thập đầy đủ và được phân tích theo chiều ngang (rộng) và chiều dọc (sâu) Công cụ sử dụng chủ yếu ở giai đoạn này là các lược đồ, sơ đồ phản ánh rõ các thành phần của hệ thống và mối liên quan giữa chúng với nhau. b) Phát triển

 Dựa vào các nội dung đã xác định được, nhóm phát triển phần mềm dùng ngôn ngữ đặc tả hình thức (dựa trên các kiến trúc toán học) hoặc phi hình thức (tựa ngôn ngữ tự nhiên) hoặc kết hợp cả hai để mô tả những yếu tố sau đây của chương trình:

- Giá trị nhập, giá trị xuất.

- Các yêu cầu cần đạt được ở mỗi điểm của chương trình.

 Phần đặc tả chỉ quan tâm chủ yếu đến giá trị vào, ra chứ không quan tâm đến cấu trúc và nội dung các thao tác cần thực hiện.

 Sau bước thiết kế là bước triển khai các đặc tả chương trình thành một sản phẩm phần mềm dựa trên một ngôn ngữ lập trình cụ thể Trong giai đoạn này các lập trình viên sẽ tiến hành cài đặt các thao tác cần thiết để thực hiện đúng các yêu cầu đã được đặc tả. c) Kiểm tra

 Sau giai đoạn phát triển là chúng ta cần phải chứng minh tính đúng đắn của chương trình sau khi đã tiến hành cài đặt Tuy nhiên thông thường ở bước này chúng ta coi các chương trình như những hộp đen Vấn đề đặt ra là xây dựng một cách có chủ đích các tập dữ liệu nhập khác nhau để giao cho chương trình thực hiện rồi dựa vào kết quả thu được để đánh giá chương trình Công việc như trên được gọi là kiểm thử chương trình.

 Công việc kiểm thử nhằm vào các mục tiêu sau:

- Kiểm tra để phát hiện lỗi của chương trình Lưu ý rằng kiểm thử không đảm bảo tuyệt đối tính đúng đắn của chương trình do bản chất quy nạp không hoàn toàn của cách làm.

- Kiểm tra tính ổn định, hiệu quả cũng như khả năng tối đa của chương trình.

 Tùy theo mục đích mà người ta thiết kế các tập dữ liệu thử sao cho có thể phủ hết các trường hợp cần quan tâm. d) Bảo trì

 Công việc quản lý việc triển khai và sử dụng phần mềm cũng là một vấn đề cần được quan tâm trong qui trình phát triển phần mềm Trong quá trình xây dựng phần mềm, toàn bộ các kết quả phân tích, thiết kế, cài đặt và hồ sơ liên quan cần phải được lưu trữ và quản lý cẩn thận nhằm đảm bảo cho công việc được tiến hành một cách hiệu quả nhất và phục vụ cho công việc bảo trì phần mềm về sau.

 Như vậy công việc quản lý không chỉ dừng lại trong quá trình xây dựng phần mềm mà trái lại còn phải được tiến hành liên tục trong suốt quá trình sống của nó.

2 Các mô hình phát triển phần mềm

Tùy theo quy mô và công nghệ phát triển, có các mô hình sản xuất khác nhau.

- Mô hình tuần tự tuyến tính- waterfall

- Mô hình tiếp cận lặp

Mỗi mô hình phù hợp với trình độ phát triển, quy mô sản phẩm và yêu cầu ràng buộc cụ thể về thời gian và tính chất của hệ thống.

2.1 Mô hình tuần tự tuyến tính WaterFall

- Đây được coi như là mô hình phát triển phần mềm đầu tiên được sử dụng.

- Mô hình này áp dụng tuần tự các giai đoạn của phát triển phần mềm.

- Đầu ra của giai đoạn trước là đầu vào của giai đoạn sau Giai đoạn sau chỉ được thực hiện khi giai đoạn trước đã kết thúc Đặc biệt không được quay lại giai đoạn trước để xử lý các yêu cầu khi muốn thay đổi.

● Các pha trong mô hình:

- Requirement gathering: Thu thập và phân tích yêu cầu được ghi lại vào tài liệu đặc tả yêu cầu trong giai đoạn này.

- System Analysis: Phân tích thiết kế hệ thống phần mềm, xác định kiến trúc hệ thống tổng thể của phần mềm.

- Coding: Hệ thống được phát triển theo từng unit và được tích hợp trong giai đoạn tiếp theo Mỗi Unit được phát triển và kiểm thử bởi dev được gọi là Unit Test.

- Testing: Cài đặt và kiểm thử phần mềm Công việc chính của giai đoạn này là kiểm tra và sửa tất cả những lỗi tìm được sao cho phần mềm hoạt động chính xác và đúng theo tài liệu đặc tả yêu cầu.

- Implementation: Triển khai hệ thống trong môi trường khách hàng và đưa ra thị trường.

- Operations and Maintenance: Bảo trì hệ thống khi có bất kỳ thay đổi nào từ phía khách hàng, người sử dụng.

- Các dự án nhỏ, ngắn hạn.

- Các dự án có ít thay đổi về yêu cầu và không có những yêu cầu không rõ ràng.

- Prototype là một mô hình phát triển phần mềm được phát triển dựa trên các yêu cầu hệ thống Dựa vào bản prototype mà khách hàng có cái nhìn tổng quan về hệ thống thực tế.

- Prototype là một ý tưởng hay cho các hệ thống phức tạp và lớn mà không có quy trình thủ công để giúp xác định các yêu cầu.

- Prototype thường không phải là hệ thống hoàn chỉnh và nhiều chi tiết không được xây dựng trong bản prototype Mục tiêu là cung cấp một hệ thống với chức năng tổng thể

● Các pha trong mô hình:

- Yêu cầu thu thập và phân tích: Được xác định càng chi tiết càng tốt vấn đề này thường bao gồm việc phỏng vấn 1 số người dùng đại diện cho tất cả các phòng ban hoặc những khía cạnh của hệ thống hiện có.

ƯU ĐIỂM VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA CÁC MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN PHẦN MỀM

Tên mô hình Ưu điểm Nhược điểm

Mô hình thác nước - - Dễ sử dụng, dễ tiếp cận, - Ít linh hoạt, phạm vi

Waterfall model dễ quản lý.

- Sản phẩm phát triển theo các giai đoạn được xác định rõ ràng.

- Xác nhận ở từng giai đoạn, đảm bảo phát hiện sớm các lỗi. điều chỉnh hạn chế.

- Rất khó để đo lường sự phát triển trong từng giai đoạn.

- Mô hình không thích hợp với những dự án dài, đang diễn ra, hay những dự án phức tạp, có nhiều thay đổi về yêu cầu trong vòng đời phát triển.

- Khó quay lại khi giai đoạn nào đó đã kết thúc.

Mô hình xoắn ốc - Spiral model - Tốt cho các hệ phần mềm quy mô lớn.

- Dễ kiểm soát các mạo hiểm ở từng mức tiến hóa.

- Đánh giá thực tế hơn như là một quy trình làm việc, bởi vì những vấn đề quan trọng đã được phát hiện sớm hơn.

- Manager cần có kỹ năng tốt để quản lý dự án, đánh giá rủi ro kịp thời.

- Chi phí cao và mất nhiều thời gian để hoàn thành dự án.

- Phức tạp và không thích hợp với các dự án nhỏ và ít rủi ro.

- Yêu cầu thay đổi thường xuyên dẫn đến lặp vô hạn.

- Chưa được dùng rộng rãi.

Prototyping model - Phù hợp cho các dự án mà các yêu cầu khó xác định và độ tin cậy vào các yêu cầu đã nêu là thấp.

- Người dùng tích cực tham gia vào quá trình phát triển phần mềm từ đó sẽ hiểu rõ hơn về hệ thống đang được phát triển.

- Lỗi có thể được phát hiện sớm và được fix sớm hơn.

- Người dùng sẽ dễ dàng nhận thấy những điểm bất cập và đưa ra các giải pháp để giải quyết sớm

- Trên thực tế bản prototype có thể làm tăng sự phức tạp của hệ thống vì phạm vi của hệ thống có thể mở rộng hơn các kế hoạch ban đầu.

- Bản mẫu này được chính khách hàng nhận xét đánh giá, nếu bản prototype mà khách hàng không hài lòng phải làm lại gây tốn thời gian và công sức. hơn.

- Tránh tình trạng bị thiếu mất chức năng của hệ thống.

- Những chức năng phức tạp gây khó hiểu được xác định và giải thích sớm hơn.

- Xác thực được yêu cầu của hệ thống từ đó thực hiện nhanh hơn nhưng không đầy đủ chức năng của ứng dụng.

Mô hình tiếp cận lặp -

Iterative model - Một số chức năng phần mềm có thể được phát triển nhanh chóng và sớm được đưa vào sử dụng trong vòng đời.

- Kết quả thu được sớm và theo định kỳ.

- Có thể lập kế hoạch phát triển song song.

- Ít tốn kém hơn để thay đổi phạm vi/yêu cầu, hỗ trợ thay đổi yêu cầu;

- Dễ dàng kiểm tra và gỡ lỗi trong quá trình lặp lại nhỏ hơn.

- Một số chức năng phần mềm có thể được phát triển nhanh chóng và sớm. được đưa vào sử dụng trong vòng đời.

- Kết quả thu được sớm và theo định kỳ.

- Có thể lập kế hoạch phát triển song song.

- Ít tốn kém hơn để thay đổi phạm vi/yêu cầu, hỗ trợ thay đổi yêu cầu;

- Dễ dàng kiểm tra và gỡ lỗi trong quá trình lặp lại nhỏ hơn.

- Cần nhiều tài nguyên hơn.

- Các vấn đề về kiến trúc hoặc thiết kế hệ thống có thể phát sinh.

- Không thích hợp cho các dự án nhỏ.

- Sự phức tạp trong quản lý là nhiều hơn.

- Cần có nguồn lực có kỹ năng cao để phân tích rủi ro.

- Tiến độ dự án phụ thuộc nhiều vào giai đoạn phân tích rủi ro.

Mô hình Agile - Thực hiện các thay đổi nhanh gọn.

- Thông tin cập nhật theo thời gian.

- Phản hồi của khách hàng và người dùng là kênh thông tin hữu ích.

- Khó lên kế hoạch dự án.

- Ít tài liệu hướng dẫn.

- Phụ thuộc vào khách hàng.

TÀI LIỆU PHÂN TÍCH ĐẶC TẢ YÊU CẦU PHẦN MỀM

GIỚI THIỆU

 Mục đích của tài liê ̣u này là để cung cấp mô tả chi tiết về các yêu cầu cho website bán hàng CANIFA Nó sẽ minh họa mục đích cụ thể và thông tin chi tiết cho viê ̣c phát triển hê ̣ thống Hệ thống này là một chương trình giúp cho cửa hàng CANIFA có thể tiếp cận khách hàng toàn cầu một cách dễ dàng, thông qua các hoạt động marketing online, quảng cáo, các mặt hàng của cửa hàng thời trang bán quần áo CANIFA có thể nhanh chóng tiếp cận tới khách hàng Thông qua website, người dùng có thể dễ dàng đặt hàng, mua hàng, tiếp cận với các mặt hàng một cách nhanh chóng và hiệu quả, chỉ cần một chiếc điện thoại, laptop hay bắt kì thiết bị gì có thể liên kết với Internet, người dùng có thể tận tay mua những gì mình cần mà không phải mất quá nhiều thời gian Tài liê ̣u này sẽ nói lên đầy đủ về các ràng buô ̣c của hê ̣ thống, giao diê ̣n người dùng và tương tác với các ứng dụng bên ngoài Nó được đề xuất cho khách hàng phê duyê ̣t và là tài liê ̣u tham khảo đầu vào cho các giai đoạn thiết kế, lập trình, kiểm thử trong quy trình sản xuất phần mềm này.

 Website Canifa được cài đặt dưới dạng website bán hàng online, giúp cho mọi người trên toàn quốc, trong nước và thế giới có thể tiếp cận một cách dễ dàng, nhanh chóng và hiệu quả Là nơi trao đổi, giao tiếp giữa khách hàng và đội ngũ công tác viên vô cùng tiện lợi Mọi người có thể được thông báo về các sự kiện hoặc về sự ra mắt của sản phẩm mới, các voucher mới.

3 Thuật ngữ và các từ viết tắt

Thuật ngữ Định nghĩa Giải thích

Use case Chức năng hệ thống Mô tả các chức năng của hệ thống

HT CSDL Hệ thống cơ sở dữ liệu Nơi lưu trữ thông tin và cho phép truy cập

DEP Dependency Sự phụ thuộc

MUST Mức độ tối thiểu cần thiết để vượt qua các đợt kiểm thử

[1] IEEE Software Engineering Standards Committee, “IEEE Std 830-1998, IEEE Recommended

Practice for Software Requirements Specifications”, October 20, 1998.

[2] Silde bài giảng Công nghê ̣ phần mềm do giáo viên cung cấp.

Phần Miêu tả Mục đích

1.Giới thiệu Mô tả một cách khái quát nhất, phạm vi, mục đích tài liệu cần đạt được Đưa ra các công việc cần thực hiện của tài liệu

2.Tổng quan về phần mềm

Khái quát phần mềm, đưa ra mô hình của phần mềm

Khái quát phần mềm, đối tượng sử dụng, mô hình ngữ cảnh.

3.Phân tích quy trình nghiệp vụ

Các chức năng của hệ thống

Phân tích qui trình nghiệp vụ một cách cụ thể nhất.

4.Đặc tả yêu cầu Các yêu cầu về chức năng và hiệu năng của phần mềm

Trình bày các yêu cầu mà phần mềm cần phải thực thi

TỔNG QUAN VỀ PHẦN MỀM

1 Giới thiệu chung về sản phẩm

CANIFA là một công ty thiết kế quần áo, phụ kiện và bán lẻ các trang phục thường ngày Nó là thương hiệu chính trực thuộc Hoàng Dương Textile Group,một nhà bán lẻ thời trang lớn tại Việt Nam Sau đó, CANIFA được tách ra làm 3 công ty con vào năm 2017 Tập đoàn này cũng sở hữu thương hiệu đồ lótONOFF Với mục tiêu tiếp cận tối bộ phận người dùng, hướng tới toàn cầu hóa,CANIFA đã mở rộng thêm nhiều trụ sở khắp cả nước, phát triển mạnh về lĩnh vực marketing online qua website https://canifa.com/ Các sản phẩm đượcCANIFA bán được sự đánh giá, phản hồi của khách hàng vô cùng tốt và đáng tin cậy.

2 Chức năng của phần mềm a) Chức năng người dùng

Xem san pham theo danh muc

Xem chi tiet san pham

Tim kiem san pham theo ten

Xem san pham yeu thich

Xem thong tin khach hang

Sua thong tin khach hang

Xem thong tin gio hang

Xem thong tin don hang

Sua so dia chi Khach hang

Use case chức năng người dùng

1 Use case Đăng nhập: Use case cho phép khách hàng đăng nhập vào tài khoản của mình.

2 Use case Đăng kí: Use case cho phép khách hàng tạo tài khoản của mình.

3 Use case Xem sản phẩm theo danh mục: Use case cho phép khách hàng xem danh sách sản phẩm theo từng danh mục.

4 Use case Xem chi tiết sản phẩm: Use case cho phép khách hàng xem chi tiết thông tin của sản phẩm.

5 Use case Tìm kiếm sản phẩm theo tên: Use case cho phép khách hàng tìm kiếm sản phẩm theo tên.

6 Use case Xem sản phẩm yêu thích: Use case cho phép khách hàng xem sản phẩm yêu thích của mình.

7 Use case Xem thông tin khách hàng: Use case cho phép khách hàng xem thông tin của mình.

8 Use case Sửa thông tin khách hàng: Use case cho phép khách hàng sửa thông tin của mình.

9 Use case Xem khuyến mại: Use case cho phép khách hàng xem thông tin khuyến mại.

10 Use case Xem C – Point: Use case cho phép khách hàng xem tích điểm C - Point.

11 Use case Xem sổ địa chỉ: Use case cho phép khách hàng xem địa chỉ giao hàng

12 Use case Thêm sổ địa chỉ: Use case cho phép khách hàng thêm địa chỉ giao hàng

13 Use case Sửa sổ địa chỉ: Use case cho phép khách hàng sửa địa chỉ giao hàng.

14 Use case Xem thông tin giỏ hàng: Use case cho phép khách hàng xem danh sách các sản phẩm được them vào giỏ hàng.

15 Use case Thêm vào giỏ hàng: Use case cho phép khách hàng thêm sản phẩm và giỏ hàng.

16 Use case Đặt hàng: Use case cho phép khách hàng đặt mua các sản phẩm trong giỏ hàng.

17 Use case Xem thông tin đơn hàng: Use case cho phép khách hàng theo dõi đơn hàng.

18 Use case đăng xuất: Use case cho phép người dùng đăng xuất tài khoản khỏi hệ thống. b) Chức năng người quản trị

Bao tri Voucher cua tai khoan

Bao tri san pham trong danh muc

Bao tri kich co san pham

Bao tri mau sac san pham

Use case chức năng người quản trị

1 Use case Đăng nhập: Use case cho phép Người quản trị đăng nhập vào hệ thống.

2 Use case Bảo trì tài khoản: Use case này cho phép Người quản trị xem, xóa tài khoản người dùng trong bảng

3 Use case Bảo trì voucher: Use case này cho phép Người quản trị xem, thêm, sửa, xóa các Voucher trong bảng VOUCHER.

4 Use case Bảo trì voucher của tài khoản: Use case này cho phép

Người quản trị xem, thêm, sửa, xóa các Voucher của tài khoản trong bảng TAIKHOAN_VOUCHER.

5 Use case Bảo trì địa chỉ: use case này cho phép Người quản trị xem, xóa các thông tin trong bảng DIACHI.

6 Use case Bảo trì sản phẩm: Use case này cho phép Người quản trị xem, thêm, sửa, xóa các sản phẩm trong bảng SANPHAM.

7 Use case Bảo trì danh mục: Use case này cho phép admin xem, thêm, sửa, xóa các danh mục trong bảng DANH MUC CAP 1, DANH MUC CAP 2, DANH MUC CAP 3.

8 Use case Bảo trì sản phẩm danh mục: Use Case cho phép

Người quản trị thêm, sửa, xóa thông tin trong các bảng DANHMUC_SANPHAM1,DANHMUC_SANPHAM2,

9 Use case Bảo trì hình ảnh: Use case cho phép Người quản trị xem, sửa, xóa hình ảnh trong bảng DONHANG.

10 Use case Bảo trì kích cỡ: Use case cho phép Người quản trị xem, thêm, sửa , xóa các kích cỡ trong bảng KICHCO.

11 Use case Bảo trì kích cỡ sản phẩm: Use Case cho phép Người quản trị thêm, sửa, xóa các loại kích cỡ sản phẩm trong bảng SANPHAM_KICHCO.

12 Use case Bảo trì màu sắc: Use case cho phép Người quản trị thêm, sửa, xóa các màu sắc trong bảng MAUSAC.

13 Use case Bảo trì màu sắc sản phẩm: Use case cho phép người quản trị thêm, sửa, xóa các loại màu sắc của một sản phẩm trong bảng MAUSACSANPHAM.

14 Use case Bảo trì đơn hàng: Use case cho phép người quản trị xem, thêm, sửa, xóa các đơn hàng trong bảng DONHANG.

 Website được ứng dụng cho 3 đối tượng là: Khách hàng, nhân viên thu ngân và người quản lý:

+ Khách hàng sử dụng website để tìm kiếm hàng online, đặt hàng, đăng nhập,….

+ Nhân viên thu ngân tại cửa hàng sẽ sử dụng website để thống kê, kiểm duyệt các đơn hàng online và offline, cung cấp voucher và điểm tích lũy cho khách hàng thân thiết.

+ Người quản lý sử dụng website để kiểm kê số lượng đơn hàng, kiểm soát doanh thu, phân quyền người sử dụng phần mềm.

 Để truy cập được vào website CANIFA để mua hàng online, khách hàng (người dùng) cần phải có các thiết bị có thể truy cập internet, được cung cấp các dịch vụ như thư điện tử, hình ảnh, đa phương tiện,… để có thể gửi và nhận thông tin, dữ liệu giữa máy khách và web server.

 Bên phía máy khách – người dùng cần có phần mềm ứng dụng duyệt Web như: Google Chrome, Internet Explorer, Mozilla Firefox, Opera với phiên bản mới nhất có hỗ trợ JavaScript.

5 Giả định và phụ thuộc

 Toàn bộ hệ thống hoạt động dưới sự giám sát của Quản trị viên.

 Các chức năng khác nhau được cung cấp cho người dùng đã đăng ký và chưa đăng ký.

 Website chỉ được sự hỗ trợ của một vài ngân hàng, vậy nên khi thanh toán online, khách hàng cần phải sử dụng đúng ngân hàng thì mới có thể thanh toán được.

ĐẶC TẢ YÊU CẦU PHẦN MỀM

Phần này bao gồm tất cả các yêu cầu chức năng và chất lượng của hệ thống Nó đưa mô tả chi tiết của hệ thống và tất cả các chức năng của nó.

1 Các yêu cầu giao diê ̣n bên ngoài

- Phần này Cung cấp một mô tả chi tiết của tất cả các yếu tố đầu vào và đầu ra từ hệ thống Nó cũng mô tả giao diê ̣n phần cứng, phần mềm và cung cấp mẫu cơ bản của giao diê ̣n người dùng. a Giao diê ̣n người dùng:

- Khi khách hàng mở hê ̣ thống phần mềm, sẽ hiển thị giao diê ̣n như hình 1, từ đây khách hàng sẽ có thể tham quan website qua các danh mục.

- Để có thể đặt và mua hàng, khách hàng cần chọn vào mục cá nhân ở góc phải màn hình để đăng nhập nếu đã có tài khoản trước đó rồi, hoặc là tạo một tài khoản mới với tư cách là khách hàng mới, hình 2 và hình 3.

Hình 2: Giao diện đăng nhập

Hình 3: Giao diện đăng kí

- Sau khi đăng nhập xong khách hàng có thể thêm sản phẩm vào giỏi hàng, xem chi tiết đơn hàng, hoặc thêm vào chuyên mục sản phẩm ưa thích, hình

Hình 4: Giao diện thêm sản phẩm vào giỏ hàng, danh sách yêu thích

Hình 5: Giao diện thêm chi tiết thông tin sản phẩm

- Khi đã chọn được sản phẩm yêu thích, khách hàng có thể vào giỏ hàng để thanh toán sản phẩm, giao diện hiển thị lên sẽ như hình 6.

Hình 6: Giao diện giỏ hàng b Giao diê ̣n phần cứng

 Vì ứng dụng phải chạy qua internet nên tất cả phần cứng cần có để kết nối internet sẽ là giao diện phần cứng cho hệ thống

 Ví dụ: Modem, WAN – LAN, Ethernet Cross-Cable Hệ thống cũng yêu cầu DNS (Domain Name System) để phân giải tên miền website internet Sau cùng, người dùng cần có trình duyệt web để tương tác với hệ thống.

 Chức năng dành cho nhóm Khách hàng và Thành viên

 DESC: Dành cho khách hàng mới, lần đầu tiên vào trang web có thể tạo đặt hàng và mua sắm trên website với một tài khoản chính chủ.

 Input: Khách hàng phải nhập đầy đủ các thông tin Họ, Tên, Giới Tính, Ngày Sinh, Email, Mật khẩu

 Process: Kiểm tra thông tin nhập Nếu thông tin chính xác sẽ lưu thông tin vào CSDL và thêm thông tin của thành viên đó vào CSDL

 Output: Đưa ra thông báo đăng ký thành công hoặc yêu cầu nhập lại nếu thông tin không hợp lệ

 Description: Cho Member login vào hệ thống

 Input: Người dùng nhập vào các thông tin về email , password để login

 Process: Kiểm tra email và password của người dùng nhập vào và so sánh với email và password trong CSDL

 Output: nếu đúng cho đăng nhập và hiển thị các chức năng của Member, ngược lại hiển thị thông báo yêu cầu nhập lại nếu thông tin không chính xác.

3 Xem sản phẩm theo danh mục

 Description: User có thể truy cập vào các danh mục trên màn hình để chọn lọc sản phẩm mình cần.

 Input: Người dùng kích chọn các danh mục có sẵn trên màn hình

 Process: Lấy các sản phẩm và thông tin phù hợp với danh mục người dùng chọn.

 Output: Hệ thống hiển thị các thông tin và sản phẩm phù với danh mục người dùng chọn.

4 Xem chi tiết sản phẩm

 Description: Cho phép xem chi tiết thông tin của sản phẩm

 Input: Chọn sản phẩm cần xem

 Process: Lấy thông tin sản phẩm từ CSDL thông qua ID.

 Output: Hiện chi tiết thông tin sản phẩm

5 Tìm kiếm sản phẩm theo tên

 Description: Cho phép người dùng tìm kiếm sản phẩm.

 Input: Nhập tên sản phẩm hoặc mã sản phẩm.

 Process: Lấy thông tin về sản phẩm được tìm trong CSDL.

 Output: Hiển thị sản phẩm hoặc danh sách sản phẩm liên quan lên màn hình.

6 Xem sản phẩm yêu thích

 Description: Cho phép người dùng xem các sản phẩm yêu thích của mình.

 Input: Kích chọn vào mục sản phẩm yêu thích

 Process: Lấy thông tin về sản phẩm đã được người dùng thêm vào danh mục yêu thích được tìm trong CSDL.

 Output: Hiển thị sản phẩm hoặc danh sách sản phẩm yêu thích của người dùng lên màn hình.

7 Xem thông tin khách hàng

 Description: Cho phép người dùng xem thông tin bản thân.

 Input: Chọn vào mục thông tin cá nhân.

 Process: Lấy thông tin về khách hàng đã được khách hàng cập nhật khi đăng kí.

 Output: Hiển thị thông tin khách hàng lên trên màn hình.

8 Sửa thông tin khách hàng

 Description: Cho phép người dùng chỉnh sửa thông tin bản thân.

 Input: Nhập tên, số điện thoại, email,… bất kì thông tin gì khách hàng muốn chỉnh sửa Sau đó chọn lưu để cập nhật thông tin mới.

 Process: Cập nhật thông tin mới vào CSDL

 Output: Thông tin mới của khách hàng.

 Description: Cho phép người dùng xem các mã khuyến mãi

 Input: Chọn vào mục mã khuyến mãi.

 Process: Lấy thông tin về mã khuyến mãi được tìm trong CSDL.

 Output: Hiển thị các mã khuyến mãi lên màn hình.

 Description: Cho phép người dùng xem điểm thưởng của mình.

 Input: Chọn vào mục C-Point

 Process: Lấy số điểm thưởng (C-Point) của khách hàng trong CSDL.

 Output: Hiển thị điểm C-Point của khách hàng lên màn hình.

 Description: Cho phép người dùng xem địa chỉ của mình.

 Input: Chọn vào mục địa chỉ.

 Process: Lấy thông tin về địa chỉ đã được cập nhật từ trước được tìm trong CSDL.

 Output: Hiển thị địa chỉ người dùng lên màn hình.

 Description: Nếu sổ địa chỉ chưa được thêm, cho phép người dùng cập nhật địa chỉ của mình.

 Input: Nhập thông tin địa chỉ của mình.

 Process: Cập nhật thông tin địa chỉ khách hàng vào CSDL.

 Output: Hiển thị đã cập nhật thành công và địa chỉ vừa cập nhật lên màn hình.

 Description: Cho phép người dùng sửa thông tin địa chỉ đã cập nhật trước đó.

 Input: Chọn sửa và điền các thông tin cần sửa.

 Process: Cập nhật thông tin mới lên CSDL.

 Output: Hiển thị địa chỉ vừa được cập nhật lên màn hình.

14 Xem thông tin giỏ hàng

 Description: Cho phép người dùng xem các sản phẩm đã được thêm vào giỏ hàng.

 Input: Chọn mục giỏ hàng.

 Process: Lấy thông tin về sản phẩm đã được thêm vào giỏ hàng được tìm trong CSDL.

 Output: Hiển thị sản phẩm hoặc danh sách sản phẩm đã được thêm vào giỏ hàng lên màn hình.

 Description: Cho phép người dùng thêm sản phẩm vào giỏ hàng.

 Input: Chọn vào mục “Thêm vào giỏ hàng”.

 Process: Cập nhật thông tin sản phẩm đó vào trong giỏ hàng được lưu trong CSDL.

 Output: Hiển thị “Đã thêm vào giỏ hàng” lên màn hình.

 Description: Cho phép người dùng đặt hàng và thanh toán.

 Input: Chọn sản phẩm đã được thêm vào giỏ hàng mà khách hàng muốn mua, chọn đặt hàng và thanh toán.

 Process: Tính toán tổng giá tiền và cập nhật các thông tin liên quan tới thẻ ngân hàng và hình thức thanh toán.

 Output: Hiển thị tổng tiền và các thông tin liên quan lên màn hình. Khi đặt hàng thành công Hiển thị “Đã đặt hàng thành công”.

17 Xem thông tin đơn hàng

 Description: Cho phép người dùng xem và theo dõi thông tin đơn hàng đã được đặt.

 Input: Chọn vào mục “Theo dõi đơn hàng”.

 Process: Lấy thông tin về sản phẩm được tìm trong CSDL.

 Output: Hiển thị thông tin đơn hàng lên màn hình.

 Description: Cho phép người dùng đăng xuất khỏi tài khoản đang đăng nhập.

 Input: Chọn mục đăng xuất.

 Process: Truy xuất hết mọi thông tin khách hàng trong CSDL.

 Output: Hiển thị ra màn hình lúc đầu khi chưa được đăng nhập.

3 Yêu cầu về hiê ̣u năng

Ngày đăng: 27/03/2024, 15:58

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w