1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

GIÁO TRÌNH THỰC TẬP LÂM SÀNG ĐIỀU DƯỠNG NGOẠI 1

32 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giáo Trình Thực Tập Lâm Sàng Điều Dưỡng Ngoại 1
Tác giả Trần Thị Kim Quý, Nguyễn Diệu Hằng, Phạm Thị Huệ, Phan Thị Hằng
Trường học Trường Đại Học Duy Tân
Chuyên ngành Điều Dưỡng
Thể loại Giáo Trình
Năm xuất bản 2021
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 1,27 MB

Nội dung

Giáo trình thực hành Điều dưỡng ngoại 1 được biên soạn dựa trên chương trình giáo dục của Trường Đại học Duy Tân trên cơ sở khung chương trình đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt dà

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN KHOA ĐIỀU DƯỠNG

GIÁO TRÌNH THỰC TẬP LÂM SÀNG

ĐIỀU DƯỠNG NGOẠI 1

LƯU HÀNH NỘI BỘ CHỦ BIÊN: TRẦN THỊ KIM QUÝ

ĐÀ NẴNG – 11 /2021

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN KHOA ĐIỀU DƯỠNG

GIÁO TRÌNH THỰC TẬP LÂM SÀNG

ĐIỀU DƯỠNG NGOẠI 1

LƯU HÀNH NỘI BỘ CHỦ BIÊN: TRẦN THỊ KIM QUÝ

Trang 4

GIỜ

THỨ

NỘI DUNG

3 BÀI 1: GIỚI THIỆU PHÒNG MỔ VÀ TRANG THIẾT BỊ

3 BÀI 2: GÂY MÊ GÂY TÊ VÀ CÔNG TÁC ĐIỀU DƯỠNG

3 BÀI 3: NHIỄM KHUẨN NGOẠI KHOA

3 BÀI 4: CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH TRƯỚC PHẪU THUẬT

3 BÀI 5: CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH SAU PHẪU THUẬT

3 BÀI 6: CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH TẮC RUỘT

3 BÀI 7: CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH VIÊM RUỘT THỪA

3 BẢI 8: CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH SỎI MẬT

3 BÀI 9: CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH TRĨ – DÒ HẬU MÔN

3 BÀI 10: CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH VIÊM PHÚC MẠC

3 BÀI 11: CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH THOÁT VỊ BẸN

3 BÀI 12: CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH CÓ HẬU MÔN NHÂN TẠO

3 BÀI 13: CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH CHẤN THƯƠNG THẬN- BÀNG

QUANG

3 BÀI 14: CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH SỎI HỆ TIẾT NIỆU

3 BÀI 15: CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH U XƠ TIỀN LIỆT TUYẾN

Trang 5

Trang CHƯƠNG 1: HỆ TIÊU HÓA ……… 1

CHƯƠNG 2: HỆ THẬN-TIẾT NIỆU……….… 10

Trang 6

Giáo trình thực hành Điều dưỡng ngoại 1 được biên soạn dựa trên chương trình

giáo dục của Trường Đại học Duy Tân trên cơ sở khung chương trình đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt dành cho đối tượng là Cử nhân điều dưỡng nhằm cung cấp những kiến thức khoa học cơ bản và chuyên ngành về chăm sóc sức khỏe các bệnh lý ngoại khoa thường gặp

Theo mục tiêu, yêu cầu của chương trình đào tạo, giáo trình gồm 2 chương là tiêu

hóa, thận tiết niệu nhằm cung cấp kiến thức về:

Nhận định những triệu chứng lâm sàng thường gặp của một số bệnh ngoại khoa Quy trình chăm sóc người bệnh mắc các bệnh ngoại khoa thường gặp

Những kỹ thuật điều dưỡng cơ bản cần thiết để chăm sóc người bệnh mắc bệnh

Trang 8

- Đây là dấu hiệu đặc trưng nhất của tắc ruột cơ học do các quai ruột co bóp mạnh hơn

để tống các thành phần trong ruột qua chỗ tắc nhưng không hiệu quả, nhưng không

có dấu hiệu này cũng không loại trừ được tắc ruột

- NHẬN ĐỊNH: Khi kích thích nhu động ruột bằng cách búng nhẹ lên thành bụng,

quan sát bụng người bệnh thấy các quai ruột nổi gồ lên và di chuyển theo sóng nhu động ruột trên thành bụng như rắn bò

- GẶP Ở TRƯỜNG HỢP : Tắc ruột cơ học, nhu động ruột tăng cường để chống lại

trở ngại, các sóng nhu động di chuyển trên thành bụng

bộ ruột gây cản khí, chất lỏng, chất rắn từ trên di chuyển xuống bên dưới

- CHÚ Ý: Là dấu hiệu quan trọng để phân biệt tắc ruột cơ học và tắc ruột cơ năng

- Tuy nhiên, nếu tắc ruột cơ học đến muộn, trương lực ruột giảm dần các sóng nhu động giảm thì giống tắc ruột cơ năng

- Phân biệt triệu chứng rắn bò với hiện tượng thành bụng mỏng, yếu, cũng có thể quai

ruột co bóp chuyển động giống rắn bò, nhưng bụng không chướng, không đau

https://www.youtube.com/watch?v=rOnhsgVmYgw

Trang 9

1.2 Hình quai ruột nổi

- KHÁI NIỆM: Nhìn có thể thấy khối phồng trên thành bụng, sờ nắn có cảm giác

căng, bờ rõ, gõ vang

- NHẬN ĐỊNH:

- Nhìn: thấy khối phồng trên thành bụng Nhìn có thể thấy khối phồng trên thành bụng

- Sờ: có cảm giác căng đau, bờ rõ, gõ vang, không di động Khi sờ thấy 1 quai ruột rất căng và đau, không di dộng (dấu hiệu VolWahl) là dấu hiệu rất có giá trị để chẩn đoán là tắc do xoắn, nghẹt ruột

- GẶP Ở BỆNH LÝ: Là dấu hiệu rất có giá trị để chẩn đoán là tắc do xoắn, nghẹt ruột…

- CHÚ Ý: Gặp ở người bệnh gầy yếu, thành bụng mỏng nhẽo

1.3 Bụng chướng

- ĐỊNH NGHĨA: Bụng chướng có thể do dịch hoặc khí trong ống tiêu hóa hay dịch

trong ổ phúc mạc

- NHẬN ĐỊNH:

- Hỏi bệnh: Người bệnh cảm thấy chướng bụng, ậm ạch khó chịu

- Nhìn: thấy bụng chướng to

- Gõ: gõ vang nếu chướng khí, gõ đục nếu chướng dịch

Trang 10

- KHÁI NIỆM: Phản ứng thành bụng là tình trạng cơ thành bụng co lại khi ta ấn nhẹ

bàn tay vào bụng người bệnh từ nông xuống sâu Đây là một phản xạ của thành bụng

nhằm bảo vệ các tạng bên trong khi bị tổn thương do sang chấn hay viêm nhiễm

Trang 11

THƯỜNG GẶP: viêm ruộm thừa, viêm phúc mạc, tắc ruột, apxe gan vỡ…

1.6 Nôn, buồn nôn

KHÁI NIỆM:

- Nôn là tình trạng chất chứa trong dạ dày bị tống ra ngoài

- Buồn nôn là cảm giác muốn nôn nhưng không nôn được

- Nôn và buồn nôn thường là do nguyên nhân của bộ máy tiêu hoá nhưng cũng có thể

là do nguyên nhân nằm ngoài bộ máy tiêu hoá

NHẬN ĐỊNH:

+ Hỏi bệnh: số lượng nôn, tính chất nôn, màu sắc nôn

+ Quan sát:

Số lượng nôn, tính chất nôn, màu sắc nôn

Nôn ra nước, ra máu, ra thức ăn cũ, hay phân để xác định mức độ của bệnh

+ Kiểm tra xem có dấu hiệu mất nước không: mắt trũng? Nếp véo da? Tiểu ít?

- Khởi phát

+ Tính thường xuyên

+ Thời gian kéo dài

+ Nôn có liên quan đến bữa ăn hay không?

+ Số lượng, tính chất của chất nôn

1.7 Bí trung, đại tiện

KHÁI NIỆM: là dấu hiệu cảnh báo ruột ngưng trệ, chứng tắc ruột đã trở nên nghiêm trọng.

NHẬN ĐỊNH:

- Nhận định bằng cách hỏi người bệnh trung tiện được không, bao lâu rồi không trung, đại tiện?

- Thăm khám:

Trang 12

Nhìn có thể thấy bụng chướng khí hoặc chướng dịch

Gõ đục hoặc gõ vang

- THƯỜNG GẶP: Là triệu chứng lúc nào cũng có trong tắc ruột; thường gặp trong

trường hợp bí trung đại tiện sau mổ

1.8 Gõ đục vùng thấp

KHÁI NIỆM: tình trạng có dịch trong ổ bụng bên dưới sẽ gõ đục Khi gõ đục không rõ

rang, cho người bệnh nằm nghiêng sang 1 bên, sẽ thấy gõ đục bên nằm nghiêng và gõ vang bên kia và ngược lại

- Trong trường hợp có dịch trong ổ bụng, bên dưới sẽ gõ đục, bên trên sẽ gõ vang Người bệnh nằm nghiêng sang bên trái thì gõ đục vùng hố chậu trái, nghiêng sang

phải thì gõ đục hố chậu phải

- GẶP Ở: viêm phúc mạc, lao bụng, thủng tạng rỗng …

Trang 13

1.9 Điểm đau Mac-Burney

- Điểm Mac-Burney là một điểm nằm về một phần tư dưới phải của thành bụng, điểm nối của 1/3 ngoài với 2/3 trong trên đường nối giữa gai chậu trước trên bên phải và rốn Được biết đến với cái tên Dấu Mac-Burney

- Điểm này đau trong viêm ruột thừa

- Ấn tay nhẹ và từ từ vào vùng hố chậu phải thấy đau chói tại điểm điểm McBurney, được biết đến với cái tên Dấu Mac-Burney, là một dấu hiệu của viêm ruột thừa cấp

1.10 Hội chứng nhiễm trùng nhiễm độc

Hội chứng nhiễm trùng không phải là bệnh mà nó là tập hợp của nhiều triệu chứng bệnh nhiễm trùng khác nhau Hội chứng này gặp ở hầu hết các bệnh nhiễm khuẩn Hội chứng nhiễm trùng bao gồm:

- Sốt trên 38,50C

- Vẻ mặt hốc hác

- Môi khô, lưỡi bẩn, hơi thở hôi

- Nhịp tim nhanh, huyết áp hạ

- Cận lâm sàng: bạch cầu đa nhân trung tính tăng

1.11 Thoát vị bẹn

- Thoát vị bẹn là tình trạng các tạng bên trong ổ phúc mạc đi ra ngoài qua điểm yếu

ở thành sau của ống bẹn Có thể gặp ở mọi lứa tuổi, thường không ảnh hưởng nhiều tới cuộc sống Nhưng nếu có biến chứng, có thể nguy hiểm đến tính mạng

Trang 14

- Nhận định thông qua:

- Hỏi:

+ Hỏi lý do vào viện: Thường có 2 lý do chính khiến người bệnh vào viện, đau

tức ở vùng bẹn bìu hoặc khối phồng ở vùng bẹn bìu

+ Hỏi hoàn cảnh xuất hiện của triệu chứng vừa hỏi được: Từ sau sinh, mới

xuất hiện trong thời gian gần đây, sau khi khuân vác nặng hay chạy nhảy nhiều

+ Triệu chứng khác kèm theo như táo bón, tiểu khó, đại tiện ra máu (trĩ)

Trang 15

- Triệu chứng sớm nhất là đau ở cổ túi thoát vị, không thể đẩy khối thoát vị lên được Nếu tạng thoát vị là quai ruột thì người bệnh có các triệu chứng của tắc ruột (bụng đau quặn từng cơn, nhìn có thể thấy các quai ruột nổi lên, kèm theo có thể buồn nôn hoặc nôn, bí trung – đại tiện, đôi khi thấy bụng càng lúc càng trướng) Ngoài

ra có thể có các biểu hiện nhiễm trùng, nhiễm độc do hoại tử ruột Trường hợp chỉ nghẹt một thành của quai ruột, người bệnh không có các triệu chứng của tắc ruột nhưng rất dễ gây thủng ruột và viêm phúc mạc, được gọi là thoát vị của Rickter

- Nhận định thông qua:

+ Hỏi bệnh: Người bệnh đau ở cổ túi thoát vị

+ Sờ: không thể đẩy khối thoát vị lên được

+ Nếu tạng thoát vị là quai ruột thì người bệnh có các triệu chứng của tắc ruột + Đến muộn thì có biểu hiện nhiễm trùng, nhiễm độc do hoại tử ruột

- Thoát vị bẹn nếu không được điều trị kịp thời thì thoát vị ngày càng to và có thể dẫn đến thoát vị bẹn nghẹt

1.13 Hậu môn nhân tạo

- Hậu môn nhân tạo là một lỗ mở chủ động ở đại tràng (hoặc hỗng tràng) ra da để đưa một phần hay toàn bộ phân ra ngoài thay thế cho hậu môn thật Phân sẽ đi trực tiếp qua lỗ mổ thông này và đổ vào một túi chứa phân Do các lỗ thoát này không

có van hay cơ nên việc phân ra ngoài không thể kiểm soát được

Trang 16

- Hậu môn nhân tạo được làm nhiều nhất ở đại tràng ngang và đại tràng sigma

- Được chỉ định khi:

+ Ruột già bị tổn thương, tắc nghẽn

+ Bệnh nhân bị ung thư phần thấp trực tràng

+ Viêm loét trực tràng, chảy nhiều máu

+ Bệnh túi thừa đại tràng

+ Rò trực tràng-âm đạo hoặc rò trực tràng bàng quang

+ Vỡ trực tràng gây nhiễm trùng ổ bụng

+ Chấn thương, rò hậu môn phức tạp xuyên cơ thắt hoặc các rối loạn chức năng khác

- Có 2 loại hậu môn nhân tạo chính:

+ Hậu môn nhân tạo vĩnh viễn: Vì lý do bệnh lý và kỹ thuật, sau khi làm hậu môn nhân tạo mà không thể tái tạo sự lưu thông của phân qua đường hậu môn được nữa Nên đầu đại tràng còn lại phải cắm ra ngoài da, người bệnh sẽ mang hậu môn nhân tạo này suốt đời

+ Hậu môn nhân tạo tạm thời: Sau một thời gian (3 đến 6 tháng) hậu môn nhân tạo này được đóng lại, người bệnh lại đi ỉa theo -đường hậu môn

- Nhận định:

+ Vị trí đặt hậu môn nhân tạo

Trang 17

+ Có bị rò rỉ phân hay không?

+ Quan sát màu sắc và phù nề tại hậu môn nhân tạo

+ Vùng da xung quang HMNT: có khô ráo, sạch sẽ không? Hay bị tổn thương, xây xát, đỏ, nhiễm trùng?

Viêm loét da quanh hậu môn nhân tạo Thoát vị cạnh hậu môn nhân tạo

Trang 19

+ Trĩ nội: Chia ra 4 độ:

+ Trĩ hỗn hợp: Trĩ nội kết hợp trĩ ngoại

- Người bệnh đến khám thường do:

+ Mỗi lần đi cầu lại đau, có cảm giác khó chịu và rát ở hậu môn

+ Có máu theo phân, dấu hiệu thường gặp của trĩ nội Thường là máu đỏ lẫn với phân hoặc sau khi ra phân có vài giọt máu Nhiều trường hợp cứ mỗi lần đi cầu là máu ra thành tia, người bệnh có tình trạng thiếu máu

+ Thấy hậu môn lồi ra một hay nhiều búi đẩy lên được hoặc không đẩy lên được Búi trĩ ở hậu môn làm người bệnh rất khó chịu Cứ mỗi lần đại tiện, thậm chí ngồi xổm hoặc đi một đoạn đường ngắn là búi trĩ lồi ra, nhiều khi rất đau, ảnh hưởng đến sinh hoạt

Trang 20

- Nhận định thông qua:

+ Hỏi: cảm giác đau, rát, khó chịu sau khi đi cầu hoặc đau, các triệu chứng khác như chảy máu theo phân, máu thành tia hay nhỏ giọt, có búi trĩ lồi ra sau khi đi cầu

+ Thăm khám:

Tư thế: nằm chổng mông, sản khoa, nằm nghiêng…

Nhìn: thấy búi trĩ lồi ra ở hậu môn, số lượng, vị trí, màu sắc và tình trạng các búi trĩ

Thăm trực tràng: để phát hiện búi trĩ, nếu thấy búi trĩ lồi ra ở hậu môn thì thử đẩy búi trĩ lên được hay không được

- Nếu không sa ngoài thì phải dùng ống soi hậu môn để khám

- Tại chỗ, cần chú ý xem có:

+ Nứt hậu môn giữa hai búi trĩ

+ Polyp hậu môn

+ Áp xe hay rò hậu môn

- Thăm trực tràng và soi trực tràng để phát hiện thêm:

+ Hẹp trực tràng

+ Ung thư trực tràng

+ Viêm hậu môn mạn tính

- Thăm khám toàn thân để phát hiện có cao huyết áp, có dấu hiệu tăng áp lực tĩnh

mạch cửa hay không?

1.15 Rò cạnh hậu môn

- Rò cạnh hậu môn là bệnh có một hoặc nhiều đường thông từ trong ống hậu môn ra ngoài vùng rìa hậu môn Nguyên nhân do nhiễm trùng tại các khe và nhú trong ống hậu môn Sau đó, làm các tuyến hậu môn ở giữa hai cơ thắt hậu môn bị viêm và tụ

mủ, phá miệng ra da vùng xung quanh hậu môn, tạo thành những lỗ rò

- Rò hậu môn làm vùng hậu môn và xung quanh luôn luôn có chất dịch chảy ra, nhiễm khuẩn, phù nề

- Rò hậu môn có 2 loại:

+ Loại đơn giản: Có 1 lỗ ngoài, 1 lỗ trong

+ Loại phức tạp: nhiều lỗ, đường rò nhiều ngóc ngách

Trang 21

- Tùy theo vị trí lỗ trong và ngoài, có các loại:

Bơm thuốc cản quang vào đường dò để phát hiện đường đi và ngóc ngách

Cần chụp thêm X-quang phổi xem người bệnh có bị lao hay không?

- Triệu chứng lâm sàng:

NB thường đến khám với lý do:

+ Chảy mủ hoặc nước vàng từng đợt ở hậu môn Thường rất ít chỉ đủ thấm vào quần, làm người bệnh rất khó chịu Lúc nào cũng có cảm giác bẩn thỉu Mủ chảy

ba đến mười ngày lại khỏi Khỏi ít lâu sau đó lại chảy

+ Ngứa ngáy dai dẳng ở vùng hậu môn

Trang 22

2 QUY TRÌNH CHĂM SÓC

- Lập kế hoạch và chăm sóc người bệnh trước mổ đường tiêu hóa

- Lập kế hoạch và chăm sóc người bệnh sau mổ đường tiêu hóa

- Lập kế hoạch và chăm sóc người bệnh tắc ruột

- Lập kế hoạch và chăm sóc người bệnh viêm ruột thừa

- Lập kế hoạch và chăm sóc người bệnh sỏi mật

- Lập kế hoạch và chăm sóc người bệnh trĩ – dò cạnh hậu môn

- Lập kế hoạch và chăm sóc người bệnh viêm phúc mạc

- Lập kế hoạch và chăm sóc người bệnh thoát vị bẹn

- Lập kế hoạch và chăm sóc người bệnh có hậu môn nhân tạo

3 KỸ THUẬT ĐIỀU DƯỠNG

- Lấy mẫu làm xét nghiệm: nước tiểu, máu

- Đo lượng dịch vào ra

- Đo dấu hiệu sinh tồn

- Hướng dẫn vệ sinh người bệnh

- Đặt sonde dạ dày, cho người bệnh ăn qua sone

- Thay băng vết mổ, thay băng ống dẫn lưu

- Tiêm, truyền dịch

- Cắt chỉ

Trang 23

Gặp trong trường hợp:

 Mang thai

 Bệnh tiền liệt tuyến

 Đột quỵ hoặc các bệnh thần kinh khác

 Viêm bàng quang kẽ

 Viêm đường tiết niệu

 Ung thư bàng quang, rối loạn chức năng bàng quang và xạ trị

1.2 Tiểu không hết

Là hiện tượng vẫn còn còn phần nước tiểu sau khi đi tiểu Do tắc nghẽn (niệu đạo, tuyến

tiền liệt) hoặc do bàng quang có kích thước nhỏ (lao, sau xạ liệu pháp) hoặc do kích thích bàng quang ( viêm, u, dị vật )

Hiện tượng phải rặn mới tiểu được, nước tiểu chảy chậm không thành tia, có khi

tiểu ngắt quãng Tiểu khó chứng tỏ có cản trở ở vùng cổ bàng quang:

Trang 24

Gặp trong bệnh: u vùng cổ bàng quang, u tuyến tiền liệt; hoặc cản trở ở niệu đạo như:

sỏi niệu đạo, chít hẹp niệu đạo do viêm, do chấn thương

• Tiểu đêm do nguyên nhân thần kinh: Xơ cứng rải rác từng đám, Hội chứng chèn

ép tủy sống; Parkinson

• Tiểu đêm do rối loạn đường tiểu dưới: Bệnh niệu đạo gây nghẽn dòng chảy từ bàng quang; Bàng quang hoạt động quá mức; Quá nhạy cảm do bệnh lý hoặc mang thai; Nhiễm trùng đường niệu; Viêm bàng quang mô kẽ; Tăng sinh Tiền liệt tuyến

1.7 Bí tiểu

Đau tức bụng dưới, bàng quang, vùng trước xương mu Cảm giác khó chịu kéo dài, bứt rứt NB thường xuyên muốn đi tiểu nhưng không tiểu được

Gặp trong bệnh: chấn thương cột sống, chấn thương vỡ xương chậu, các bệnh lý bàng

quang (viêm bàng quang, sỏi bàng quang…), viêm TLT, viêm niệu đạo

Bí tiểu là trường hợp không tiểu được trong khi nước tiểu vẫn được bài tiết từ thận

xuống và bị ứ lại ở bàng quang Khi bí tiểu, thận vẫn làm việc được, bàng quang đầy

nước tiểu nhưng người bệnh không đi tiểu được => cầu bàng quang

1.8 Vô niệu

Thận không lọc được nước tiểu, không có nước tiểu từ thận xuống bàng quang (bàng quang rỗng), người bệnh không đi tiểu được

• Khi số lượng nước tiểu < 100ml/24 giờ

• Chỉ có vô niệu bệnh lý, không có vô niệu sinh lý Vô niệu là trạng thái bệnh lý rất nặng, gây ra nhiều rối loạn nội môi và đe doạ tính mạng bệnh nhân (Viêm cầu thận cấp nặng, lao thận, ung thư thận…)

1.9 Tiểu nhiều

Trang 25

Trung bình một người trưởng thành đi tiểu khoảng 6 - 8 lần/ 24h, vì vậy nếu một người

đi tiểu hơn 8 lần trong ngày được coi là đi tiểu nhiều lần,

Lượng nước tiểu bình thường hoặc ít hơn bình thường

Gặp trong: Bệnh Nhiễm khuẩn đường niệu (UTIs), Tiểu không tự chủ, Tăng sản lành

tính tuyến tiền liệt (BPH), Sỏi đường niệu Gặp trong các TH khác không do bệnh lí: mang thai, độ tuổi, ăn uống, tâm lí, dung thuốc lợi tiểu…

Phân biệt với ĐA NIỆU: lượng nước tiểu > 3 L / ngày Gặp trong tiểu tháo nhạt, tiểu

đường,… (đa niệu bệnh lý), uống nhiều nước, truyền nhiều dịch (đa niệu sinh lý)

1.10 Tiểu ít

Lượng nước tiểu 24 giờ được từ 300 – 500ml thường chia làm 2 loại:

 Tiểu ít với nước tiểu có nồng độ các chất hoà tan cao: nước tiểu thường sẫm màu (làm xét nghiệm có tỉ trọng nước tiểu cao trên 1,020; độ thẩm thấu nước tiểu cao trên 600mOsm/kg H2O; nồng độ urê trong nước tiểu cao) Nguyên nhân thường

do uống ít nước, do tình trạng mất nước của cơ thể, do suy thận chức năng

 Tiểu ít với nước tiểu có nồng độ các chất hoà tan thấp: nước tiểu thường nhạt màu (XN tỉ trọng nước tiểu thấp; độ thẩm thấu nước tiểu thấp; nồng độ urê trong nước tiểu thấp) Nguyên nhân thường do suy thân cấp thực thể hay suy thân mạn

1.11 Tiểu máu

- Tiểu máu là khi nước tiểu có hồng cầu, đếm cặn Addis số lượng hồng cầu > 500.000 hc/phút - Người bệnh có thể thấy xuất hiện cục máu đông trong nước tiểu hoặc nước tiểu có màu gỉ sắt, màu hồng (tiểu ra máu đại thể) hoặc không nhìn thấy máu trong nước tiểu nhưng nước tiểu đổi màu (tiểu ra máu vi thể), phát hiện thông qua xét

nghiệm nước tiểu

- Thường gặp trong người bệnh sỏi thận, lao thận…

- Có 2 loại tiểu máu

+ Tiểu máu đại thể: có thể nhìn bằng mắt thường nước tiểu đỏ, tiểu ra máu tươi và máu cục

+ Tiểu máu vi thể: không nhìn thấy máu trong nước tiểu nhưng nước tiểu đổi màu, phát hiện thông qua xét nghiệm nước tiểu

Ngày đăng: 27/03/2024, 15:09

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w