Đàm Thị Uyên cùng các thầy, cô giáo trong tổ bộ môn Lịch Sử Việt Nam và Ban Chủ nhiệm khoa Lịch Sử trường Đại học Sư Phạm - Đại học Thái Nguyên, nên tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Tổng Cổ Dũ
Trang 1ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM –––––––––––––––––––––––
PHAN THỊ HOAN
TỔNG CỔ DŨNG, HUYỆN YÊN DŨNG, TỈNH BẮC GIANG NỬA ĐẦU THẾ KỈ XIX
LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ
THÁI NGUYÊN - 2023
Trang 2ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM –––––––––––––––––––––––
PHAN THỊ HOAN
TỔNG CỔ DŨNG, HUYỆN YÊN DŨNG, TỈNH BẮC GIANG NỬA ĐẦU THẾ KỈ XIX
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là hoàn toàn trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào Các tài liệu tham khảo có nguồn gốc trích dẫn
rõ ràng
Thái Nguyên, tháng 6 năm 2023
Tác giả
Phan Thị Hoan
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Đàm Thị Uyên - giảng
viên hướng dẫn nghiên cứu khoa học của tôi Cô đã chỉ bảo, hướng dẫn và giúp
đỡ tôi rất tận tình trong suốt thời gian thực hiện luận văn
Tôi chân thành cảm ơn Phòng Đào tạo trường ĐHSP - ĐHTN, Ban chủ
nhiệm khoa Lịch Sử cùng với các giảng viên trong khoa đã tạo điều kiện tốt
nhất cho tôi trong thời gian học tập tại trường
Tôi cũng xin được gửi lời tri ân đến Phòng văn hóa, Thư viện tỉnh Bắc
Giang UBND huyện Yên Dũng, UBND các xã trong tổng Cổ Dũng cũ đã giúp
đỡ tôi trong quá trình điền dã, khai thác tài liệu phục vụ nghiên cứu đề tài
Cuối cùng, tôi chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường Trung học phổ
thông Thuận Thành số 2 - Bắc Ninh, tổ bộ môn, các đồng nghiệp nơi tôi công
tác đã tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong thời gian tôi học tập
Cảm ơn gia đình, những người thân và bạn bè luôn là chỗ dựa tinh thần
của tôi, động viên tôi bước vững trên con đường sự nghiệp của mình
Thái Nguyên, năm 2023
Tác giả luận văn
Phan Thị Hoan
Trang 5MỤC LỤC
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục các chữ viết tắt iv
Danh mục các bảng v
Danh mục biểu đồ vi
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2
3 Mục đích và nhiệm vụ cứu 4
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5
5 Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu 5
6 Đóng góp của luận văn 6
7 Cấu trúc của luận văn 7
NỘI DUNG 10
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ TỔNG CỔ DŨNG, HUYỆN YÊN DŨNG 10
1.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên 10
1.2 Lịch sử hành chính tổng Cổ Dũng 17
1.3 Vài nét về dòng họ, dân cư tổng Cổ Dũng 22
1.4 Tình hình chính trị - xã hội 25
1.4.1 Tình hình chính trị 25
1.4.2 Tình hình xã hội 27
Tiểu kết chương 1 28
CHƯƠNG 2: RUỘNG ĐẤT VÀ KINH TẾ TỔNG CỔ DŨNG, HUYỆN YÊN DŨNG 30
2.1 Tình hình ruộng đất 30
Trang 62.1.1 Tư liệu địa bạ tổng Cổ Dũng 30
2.1.2 Tình hình sở hữu ruộng đất 32
2.2 Tình hình kinh tế nông nghiệp 51
2.3 Thủ công nghiệp, thương nghiệp 55
2.3.1 Thủ công nghiệp 55
2.3.2 Thương nghiệp 58
Tiểu kết chương 2 58
CHƯƠNG 3: TÌNH HÌNH VĂN HÓA TỔNG CỔ DŨNG 60
3.1 Văn hóa vật chất 60
3.1.1 Làng, nhà ở 60
3.1.2 Ẩm thực 63
3.1.3 Trang phục 66
3.2 Đời sống tinh thần 69
3.2.1 Các ngày tết và lễ hội truyền thống 69
3.2.2 Tục lệ sinh đẻ 72
3.2.3 Tục lệ trong cưới hỏi 73
3.2.4 Tục lệ trong tang ma 77
3.2.5 Tín ngưỡng 79
3.2.6 Tôn giáo 83
3.2.7 Đình, chùa 84
3.2.8 Văn học dân gian 86
Tiểu kết chương 3 92
KẾT LUẬN 93
TÀI LIỆU THAM KHẢO 96 PHỤ LỤC
Trang 7TTLTQGI : Trung tâm lưu trữ Quốc gia I
Trang 8DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Đơn vị hành chính tổng Tổng Cổ Dũng thế kỉ XIX 20
Bảng 1.2: Đơn vị hành chính hiện nay của các xã trong tổng Cổ Dũng 22
Bảng 2.1: Thống kê địa bạ tổng Cổ Dũng, Huyện Yên Dũng năm 1805 31
Bảng 2.2: Thống kê quy mô sở hữu ruộng đất của tổng Cổ Dũng theo địa bạ Gia Long 4 (1805) 32
Bảng 2.3: Thống kê các loại ruộng đất tổng Cổ Dũng qua địa bạ Gia Long 4 (1805) 33
Bảng 2.4: Thống kê ruộng đất tổng Cổ Dũng qua địa bạ Gia Long 4 (1805) 34
Bảng 2.5: Sự phân bố ruộng tư theo đẳng hạng của tổng Cổ Dũng 35
Bảng 2.6: Sự phân bố ruộng công theo đẳng hạng của tổng Cổ Dũng 36
Bảng 2.7: Thống kê công điền Cổ Dũng qua địa bạ Gia Long 4 (1805) 36
Bảng 2.8: Thống kê diện tích tư thổ tổng Cổ Dũng 37
Bảng 2.9: Bình quân sở hữu ruộng đất tư của một chủ tổng Cổ Dũng 38
Bảng 2.10: Thống kê quy mô sở hữu ruộng tư của chủ sở hữu tổng Cổ Dũng 39
Bảng 2.11: Giới tính trong sở hữu tư nhân ở tổng Cổ Dũng 41
Bảng 2.12: Thống kê tình hình ruộng đất theo giới tính ở tổng Cổ Dũng 42
Bảng 2.13: Thống kê tình hình ruộng đất của chủ nam ở tổng Cổ Dũng 42
Bảng 2.14: Thống kê ruộng tư của chủ phụ canh ở tổng Cổ Dũng 44
Bảng 2.15: Sự phân bố ruộng tư theo nhóm họ của tổng Cổ Dũng 46
Bảng 2.16: Sự phân bố ruộng tư của chức sắc ở tổng Cổ Dũng 48
Bảng 2.17: Tình hình sở hữu ruộng tư của chức sắc ở tổng Cổ Dũng 49
Trang 9DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ VÀ BIỂU ĐỒ
Sơ đồ:
Sơ đồ 1.1: Mô hình cơ cấu quản lý xã thôn thời Gia Long 26
Sơ đồ 1.2: Mô hình cơ cấu quản lý xã thôn thời Minh Mạng 26
Biểu đồ:
Biểu đồ 2.1: Mối tương quan giữa số chủ và diện tích sở hữu ruộng đất tư
năm 1805 40Biểu đồ 2.2: Quy mô sở hữu của nam và nữ năm 1805 theo số chủ 41Biểu đồ 2.3: Tỷ lệ số chủ và diện tích của các nhóm họ lớn năm 1805 47Biểu đồ 2.4: Mối tương quan giữa ruộng đất của chức sắc và các tầng lớp
khác trong xã hội năm 1805 49
Trang 10MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Nhà Nguyễn “ra đời trong bối cảnh lịch sử khá đặc biệt và sau đó lại phải đối mặt với một loạt khó khăn thử thách mà lớn nhất là họa xâm lăng của chủ nghĩa tư bản phương Tây, triều Nguyễn đã tồn tại trong sóng gió và phải chịu đựng không ít búa rìu dư luận Có thể nói, 143 năm của vương triều cuối cùng trong lịch sử nước ta là những trang bi hùng lẫn lộn” [22, tr.7] Đặc biệt vào giai đoạn đầu sau những nỗ lực không ngừng của Nguyễn Ánh, nhà Nguyễn thay thế vương quyền Tây Sơn, thống nhất đất nước, thực hiện những chính sách tích cực về kinh tế, chính trị, giáo dục và tư tưởng để chấn hưng đất nước Việc cho lập địa bạ để quản lý đất đai - tư liệu sản xuất vô cùng quan trọng của một nước lấy nông nghiệp làm hoạt động kinh tế chủ đạo và tiến hành cải cách hành chính trên phạm vi cả nước dưới thời vua Minh Mệnh, đã đem lại những thay đổi lớn trên tất cả các phương diện, đem lại diện mạo mới cho đất nước nói chung và các địa phương nói riêng
Bắc Giang là một tỉnh trung du thuộc vùng đông Bắc Bộ nơi có địa hình trung du và là vùng chuyển tiếp giữa vùng núi phía bắc với châu thổ sông Hồng
ở phía nam Tỉnh có trên 20 dân tộc anh em cùng sinh sống, Bắc Giang có đặc điểm văn hóa phong phú và đa dạng, được quy tụ và thể hiện thông qua đời sống, phong tục, tập quán truyền thống của cộng đồng mỗi dân tộc; biểu hiện qua các sinh hoạt tín ngưỡng dân gian, tín ngưỡng tôn giáo lễ hội truyền thống
Huyện Yên Dũng ngày nay được hợp thành từ 3 huyện Cổ Dũng, Yên Việt và Phượng Nhỡn có diện tích là 185,9km2 nằm ở phía đông nam tỉnh Bắc Giang Đây là một bình nguyên nhỏ trải đều đôi bờ sông Thương và giữa hạ lưu hai sông Lục Nam và sông Cầu
Ngày nay, công cuộc đổi mới đất nước, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa vì mục tiêu: “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng,
Trang 11dân chủ, văn minh” là sự nghiệp của toàn xã hội, toàn dân tộc trong đó có nhân dân huyện Yên Dũng Trong những năm gần đây huyện đạt nhiều thành tựu to lớn: Các xã của huyện đạt chuẩn nông thôn mới, tỷ trọng công nghiệp tăng mạnh, diện mạo nông thôn thay đổi toàn diện Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được nâng lên Yên Dũng đã thu hút được nhiều dự án lớn Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực, kết cấu hạ tầng tiếp tục được ưu tiên đầu tư
Bản thân tôi là một người con sinh ra và lớn lên ở vùng đất Kinh Bắc - giàu truyền thống văn hóa, cũng như bao người con khác đều mong muốn hiểu biết hơn về mỗi vùng đất, con người văn hóa của quê hương đất nước mình
Được sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của giảng viên hướng dẫn khoa học là PGS.TS Đàm Thị Uyên cùng các thầy, cô giáo trong tổ bộ môn Lịch Sử Việt Nam và Ban Chủ nhiệm khoa Lịch Sử trường Đại học Sư Phạm - Đại học Thái
Nguyên, nên tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Tổng Cổ Dũng, huyện Yên Dũng,
tỉnh Bắc Giang nửa đầu thế kỷ XIX” làm luận văn thạc sĩ của mình
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, chúng tôi đã tiếp cận được với một số tác phẩm của các tác giả có liên quan đến đề tài, trong đó có thể kể đến một số công trình nghiên cứu sau:
Trước hết “Đại Nam nhất thống chí”, tập IV, nhà xuất bản Khoa học xã
hội năm 1971 Đây là cuốn đầy đủ địa chí các tỉnh và các đơn vị hành chính tương đương của nước ta Cuốn sách ghi chép tường tận về các mặt như: cương vực, hình thể, khí hậu, phong tục, thành trì, trường học, hộ khẩu, thuế ruộng, sông núi…
Cuốn “Lịch sử huyện Yên Dũng” của Ban chấp hành Đảng bộ huyện Yên
Dũng, xuất bản 1993 là một công trình nghiên cứu khoa học đầy đủ và có hệ thống về huyện Yên Dũng trong thời kì kháng chiến cũng như trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước
Trang 12Tác giả Trương Hữu Quýnh, Đỗ Bang với tác phẩm “Tình hình ruộng đất nông nghiệp và đời sống nông dân dưới triều Nguyễn”, Nxb Thuận Hóa,
Huế, năm (1997) đã đề cập sâu sắc tới nhiều vấn đề của kinh tế nông nghiệp: sở hữu ruộng đất, tô thuế, sự phát triển kinh tế nông nghiệp và đời sống của nông dân dưới triều Nguyễn
Tiếp theo cuốn “Tổ chức bộ máy nhà nước triều Nguyễn” của tác giả Đỗ
Bang Đỗ Bang (1997), Nxb Thuận Hóa đã nghiên cứu một cách sâu sắc về bộ máy nhà nước thời Nguyễn từ trung ương đến địa phương Đặc biệt là sự thay đổi về tên gọi, vai trò, vị trí của bộ phận chức sắc ở địa phương Qua đó không chỉ thấy được vai trò chính trị của bộ phận này ở làng xã mà còn lý giải được khả năng kinh tế của những người này thông qua việc sở hữu ruộng đất thống
kê được trong địa bạ
“Địa lý hành chính Kinh Bắc” do Nguyễn Văn Huyên; Nguyễn Khắc
Đạm dịch Hội khoa học lịch sử Việt Nam, Sở văn hóa thông tin Bắc Giang, Hà Nội xuất bản 1997 tóm tắt các tổng, huyện, xã thuộc hai tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh và những thay đổi về địa lý hành chính, tên gọi trong lịch sử từ trước đến thời thuộc Pháp
“Lịch sử Nhà Nguyễn - Một cách tiếp cận mới” là kết quả chung của
cuộc Hội thảo khoa học cấp quốc gia về nghiên cứu và giảng dạy lịch sử thời Nguyễn ở Đại học do Khoa Lịch sử và Trường Đại học sư phạm Hà Nội tổ chức vào tháng 10/2002 Tác phẩm tập trung những công trình nghiên cứu công phu, nghiêm túc của các nhà nghiên cứu khoa học Lịch sử học nói riêng, khoa học Xã hội - Nhân văn nói chung và của nhiều nhà giáo có uy tín về giảng dạy Lịch sử Việt Nam trong thời đại nhà Nguyễn
Trong cuốn “Đồng Khánh địa dư chí”, Ngô Đức Thọ, Nguyễn Văn
Nguyên, Phan Văn Các (2003), Nxb Thế giới đã nêu một cách đầy đủ, khái quát về phong tục, sản vật, khí hậu, núi sông, đường đi, đồn lũy, dân số, ruộng đất, thuế,… của các huyện trong tỉnh
Trang 13Trong cuốn “Địa chí Bắc Giang - Địa lý và kinh tế”, “Địa chí Bắc Giang - Lịch sử và văn hóa” Nguyễn Quang Ân, Ngô Văn Trụ chủ biên, xuất
bản 2006, đã khái quát các khía cạnh địa dư, nhân vật, danh tích, tập quán, sản vật, con người, danh thắng của tỉnh Bắc Giang
Liên quan ít nhiều đến đề tài có một số luận văn thạc sĩ đã được bảo vệ
thành công tại Đai học Thái Nguyên: “Huyện Phú Bình tỉnh Thái Nguyên qua
tư liệu địa bạ triều Nguyễn nửa đầu thế kỉ XIX” của Lê Thị Thu Hương, 2004;
“Huyện Bạch Thông - Bắc Kạn nửa đầu thế kỉ XIX” của Nguyễn Tiến Đạt, 2013; “Sở hữu ruộng đất và kinh tế nông nghiệp huyện Đại Từ (Thái Nguyên) nửa đầu thế XIX” của Hoàng Xuân Trường, 2012; “Tổng Nông Thượng Châu Bạch Thông (Tỉnh Thái Nguyên) nửa đầu thế kỉ XIX” của Nguyễn Thị Quý,
2019 Nội dung của các luận văn trên đều sử dụng địa bạ triều Nguyễn để làm
rõ tình hình ruộng đất và kinh tế nông nghiệp ở địa bàn nghiên cứu Qua đó, tác giả có thêm nhận thức và có thể so sánh thấy được đặc điểm riêng biệt của vùng mà tác giả nghiên cứu
Mặc dù đã có nhiều công trình nghiên cứu về nhà Nguyễn trên các lĩnh vực nhưng chưa có công trình nghiên cứu nào làm sáng tỏ những vấn đề như:
Vị trí địa lý, dân cư, chế độ sở hữu ruộng đất, văn hóa xã hội của vùng đất Cổ Dũng trong thời gian nửa đầu thế kỷ XIX Tuy nhiên, tác giả luôn xem những thành quả của các nhà nghiên cứu đi trước là những ý kiến gợi mở quý báu, tạo điều kiện để tác giả thực hiện đề tài nghiên cứu của mình
3 Mục đích và nhiệm vụ cứu
- Mục đích: Trước hết, bản thân có mong muốn tìm hiểu, làm rõ hơn về
vùng đất cũng như con người huyện Yên Dũng trong một giai đoạn lịch sử nhất định - nửa đầu thế kỷ XIX trên các lĩnh vực kinh tế và văn hóa Trong đó, từ nguồn tư liệu địa bạ, tác giả nêu cụ thể về vấn đề sở hữu ruộng đất
Đồng thời, việc tìm hiểu nghiên cứu này mong muốn góp phần nêu lên một cách chân thực, khoa học về một thời kỳ lịch sử trong quá khứ cũng như
Trang 14con người trên mảnh đất Bắc Giang Bổ sung thêm nguồn tư liệu góp phần lí giải một số vấn đề lịch sử Việt Nam trung đại: chính sách về kinh tế của triều đình nhà Nguyễn trong tiến trình phát triển của lịch sử, mối quan hệ giữa các dân tộc trong quá trình tồn tại và phát trển của đất nước ta hiện nay, góp phần lí giải về cơ sở xuất phát cho những chính sách của Đảng và Nhà nước ta trong thời kỳ hiện đại Ngoài ra, còn bổ sung thêm tư liệu lịch sử địa phương cho quá trình giảng dạy và nghiên cứu
- Nhiệm vụ nghiên cứu: Nghiên cứu tương đối toàn diện và đầy đủ về các
mặt: Vị trí địa lý, điều liện tự nhiên, lịch sử hành chính, dòng họ dân cư, tình hình chính trị - xã hội, tình hình ruộng đất, kinh tế và văn hóa của tổng Cổ Dũng huyện Yên Dũng (Bắc Giang) thế kỷ XIX để khôi phục lại một phần bức tranh của một thời kỳ lịch sử đầy biến động trên mảnh đất Yên Dũng
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng: Bao gồm các chính sách về kinh tế, chế độ sở hữu ruộng
đất, chính trị - xã hội, phong tục tập quán, tín ngưỡng của mảnh đất Cổ Dũng, huyện Yên Dũng thế kỷ XIX
- Phạm vi: Phạm vi không gian: tác giả tập trung nghiên cứu tổng Cổ
Dũng, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang nửa đầu thế kỉ XIX gồm 08 xã: Cổ Dũng, Bằng Lương, Ninh Xuyên, Ngư Uyên, Mại Xuyên, Mại Khê, Khê Cầu, Tiên La
Phạm vi thời gian: tập trung nghiên cứu tổng Cổ Dũng về sở hữu ruộng đất, kinh tế nông nghiệp, văn hóa giai đoạn nửa đầu thế kỉ XIX, dưới triều Nguyễn Đây là giai đoạn lịch sử có nhiều sự kiện quan trọng đã diễn ra tác động mạnh mẽ đến quá trình hình thành và phát triển của tổng Cổ Dũng, huyện Yên Dũng nói riêng và của cả nước ta nói chung
5 Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
- Nguồn tư liệu
Nguồn tư liệu chung: Đại Nam nhất thống chí, Lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam, Đại cương lịch sử Việt Nam, Đồng Khánh địa dư chí, Tình hình
Trang 15ruộng đất nông nghiệp và đời sống nhân dân dưới triều Nguyễn, Lịch triều hiến chương loại chí
Nguồn tư liệu địa phương: Địa chí Hà Bắc, địa chí Bắc Giang, Lịch sử huyện Yên Dũng, Làng nghề và những nghề thủ công truyền thống ở Bắc Giang
Nguồn tư liệu địa bạ được sử dụng trong công trình nghiên cứu gồm có
08 đơn vị địa bạ thời Gia Long 4 (năm 1805) Các đơn vị địa bạ hiện đang được lưu trữ tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I, Hà Nội Đây là cơ sở quan trọng để tác giả phục dựng lại các đơn vị hành chính cơ sở ở địa phương, cũng như phần nào kết cấu kinh tế, văn hóa, xã hội của tổng Cổ Dũng, huyện Yên Dũng (Bắc Giang)
Nguồn tư liệu điền dã: Tác giả đã thu thập được một số tài liệu do người dân trên địa bàn huyện Yên Dũng cung cấp, quan sát, ghi chép, phỏng vấn và chụp hình về phong tục tập quán của cư dân nơi đây Thu thập các câu truyện dân gian, ca dao, thơ …
- Phương pháp nghiên cứu
Tác giả chủ yếu sử dụng phương pháp lịch sử và phương pháp logic, kết hợp với điền dã, mô tả, tổng hợp, so sánh, đối chiếu các nguồn tài liệu, … Phương pháp lịch sử được vận dụng nhằm trình bày bối cảnh, chính sách, quy định của nhà Nguyễn đối với ruộng đất nói riêng và kinh tế nói chung Phương pháp logic nhằm tổng quát những đặc điểm trong việc sở hữu ruộng đất của các dòng họ, chức sắc, sở hữu theo giới tính cũng như các đặc điểm văn hóa của nhân dân Yên Dũng Phương pháp điền dã là quá trình tác giả tham quan, khảo sát thực địa tại địa phương về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên Tác giả đã tiến hành ghi chép, chụp ảnh, phỏng vấn cư dân và cán bộ địa phương về phong tục tập quán, di tích, câu chuyện truyền miệng liên quan đến nội dung trong đề tài Ngoài ra, trong luận văn còn sử dụng kết hợp một số phương pháp liên ngành như văn hóa học, địa lý học nhằm làm rõ hơn nội dung của luận văn
6 Đóng góp của luận văn
Lần đầu tiên 08 đơn vị địa bạ của 10 xã, phường thuộc tổng Cổ Dũng, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang có niên đại Gia Long 4 năm 1805 được công
Trang 16bố trong luận văn này Từ những tài liệu địa bạ giúp chúng ta hiểu được chế độ
sở hữu ruộng đất và nền hành chính tổng Cổ Dũng dưới thời Nguyễn
Luận văn phân tích và làm rõ hơn các vấn đề kinh tế, chính trị - xã hội
và văn hóa của tổng Cổ Dũng, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang trong nửa đầu thế kỷ XIX Dựa vào nguồn tài liệu khai thác được, luận văn bước đầu khôi phục một cách có hệ thống bức tranh về kinh tế, dân cư, văn hóa của cộng đồng
cư dân, gắn với môi trường sinh thái địa phương, những nhân tố thúc đẩy sự biến đổi kinh tế - xã hội của địa phương trong thời kì lịch sử xã hội phong kiến Việt Nam
Luận văn góp thêm tư liệu cho việc tìm hiểu về tình hình sở hữu ruộng đất ở địa phương
7 Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mục lục, mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn được chia làm 3 chương
Chương 1: Khái quát về tổng Cổ Dũng, huyện Yên Dũng
Chương 2: Chế độ ruộng đất và kinh tế tổng Cổ Dũng, huyện Yên Dũng
nửa đẩu thế kỉ XIX
Chương 3: Tình hình văn hóa tổng Cổ Dũng
Trang 17BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH TỈNH BẮC GIANG
Nguồn: bacgiang.gov.vn
Trang 18BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH HUYỆN YÊN DŨNG HIỆN NAY
Nguồn: Địa chí Bắc Giang - Địa lý và kinh tế
Trang 19NỘI DUNG CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ TỔNG CỔ DŨNG, HUYỆN YÊN DŨNG
1.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
Huyện Yên Dũng nằm ở phía nam của tỉnh Bắc Giang là cửa ngõ của thành phố Bắc Giang, có núi Nham Biền chạy theo hướng đông - tây, nằm cách thành phố Bắc Giang khoảng 15 km về phía nam, cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng 59 km Huyện có vị trí địa lý:
Phía đông giáp huyện Lục Nam và thành phố Chí Linh tỉnh Hải Dương Phía tây giáp huyện Việt Yên, phía nam giáp huyện Quế Võ tỉnh Bắc Ninh với ranh giới là sông Cầu
Phía nam giáp tỉnh Bắc Ninh với ranh giới là sông Cầu
Phía bắc giáp thành phố Bắc Giang và huyện Lạng Giang
Huyện Yên Dũng có diện tích 185,9 km², dân số năm 2010 là 135.075 người Huyện lỵ là thị trấn Nham Biền cách thành phố Bắc Giang khoảng
15 km về hướng đông nam Sông Thương uốn lượn chảy qua địa bàn huyện cung cấp phù sa cho các xã Xuân Phú, Tân Liễu, Tiến Dũng, Trí Yên, Lão Hộ Tỉnh Bắc Giang nổi tiếng với ba con sông lớn chạy xuyên qua tỉnh là sông Lục Nam, sông Thương, và sông Cầu Cả ba con sông này đều chảy qua huyện Yên Dũng và hội tụ tại Kiếp Bạc, Hải Dương
Theo số liệu thống kê năm 2014 tổng diện tích đất tự nhiên 21.587,69 ha, quỹ đất đang sử dụng vào mục đích khác nhau là 21.216,2 ha chiếm 98%, quỹ đất chưa sử dụng 362,47 ha chiếm 1,7% diện tích tự nhiên Trong tổng diện tích tự nhiên của huyện: diện tích đất nông nghiệp 12.656,24 ha chiếm 62,7%, trong đó diện tích trồng lúa là 8.666,04 ha, đất phi nông nghiệp chiếm 35,6%, đất chưa sử dụng chiếm 1,7%
Sách Đại Nam nhất thống chí ghi huyện Yên Dũng “ở cách phân phủ 19
dặm về phía đông, đông tây cách nhau 28 dặm, nam bắc cách nhau 23 dặm,
Trang 20phía đông đến giang phận huyện Phượng Nhãn 12 dặm, phía tây đến giang phận huyện Yên Thế 16 dặm, phía nam đến địa giới huyện Việt Yên 12 dặm, phía bắc đến địa giới huyện Bảo Lộc 11 dặm” [27, tr.75]
Thời cổ, Yên Dũng nằm ở tiếp điểm giữa đồng bằng châu thổ sông Hồng với khu vực trung du Nhìn trên bình diện lớn thì đây là một vùng khá bằng phẳng nhưng nếu đem chia tách một cách tỉ mỉ hơn thì sự tương phản về địa hình khá rõ vì điểm cực bắc của huyện bắt đầu từ Bằng Cục, điểm cực tây là Hương Lạn, điểm cực nam là Hành Quán còn phía đông - đông nam bao bọc bởi sông Thương từ Phù Liễn đến Tiên La Hệ thống gò đồi xen với ngòi lạch
và các vạch chiêm trũng đã tạo ra hai độ nghiêng lệch đông bắc - tây nam, tây bắc - đông nam, càng xuôi về phía nam đất càng thấp dần
Theo cuốn Đồng Khánh địa dư chí: “Yên Dũng (từ thời Trần về trước là
đất Cổ Dũng thời thuộc Minh là huyện Cổ Dũng châu Lạng Giang Năm Quang Thuận 7 (1466) đổi làm huyện Yên Dũng thuộc phủ Lạng Giang Năm Minh Mệnh 13 (1832) đặt thuộc phân phủ Lạng Giang cho tới thời Đồng Khánh lại tách) và Việt Yên là hai huyện thống hạt của phủ Lạng Giang, lỵ đặt tại xã Sen
Hồ tổng Mật Ninh (huyện Việt Yên) xung quanh đắp lũy đất hình chữ nhật, hai mặt trước sau đều dài 20 trượng 7 thước, bên trái bên phải mỗi chiều đều dài 14 trượng 5 thước 2 tấc, chu vi 80 trượng 4 tấc, bốn mặt có hào rộng 8 thước 5 tấc
mở 1 cửa trước.[52, tr.532]
Hai huyện phía nam giáp huyện Võ Giàng, phía bắc giáp địa giới các phủ huyện Yên Thế, Lạng Giang, phía đông giáp giới huyện Nam Sách tỉnh Hải Dương và huyện Lục Nam, phía tây giáp giới huyện Hiệp Hòa” [52, tr 533]
Yên Dũng ngày nay được hợp thành từ 3 huyện Cổ Dũng, Yên Việt và Phượng Nhỡn có diện tích là 185,9km2 nằm ở phía đông nam tỉnh Bắc Giang Đây là một bình nguyên nhỏ trải đều đôi bờ sông Thương và giữa hạ lưu hai sông Lục Nam và sông Cầu
Huyện Yên Dũng thế kỉ XIX gồm 11 tổng, 79 xã, thôn, phường: Với các tổng Mật Ninh (8 xã); Dĩnh Sơn (8 xã); Đa Mai (7 xã); Hoàng Mai (4 xã, thôn,
Trang 21sở); Mỹ Cầu (4 xã, phường); Tư Lạn (6 xã); Ngọc Cục (5 xã); Tư Mại (6 xã); Phúc Tằng (12 xã, sở); Thiết Sơn (11 xã, thôn); Cổ Dũng (8 xã, phường)
Cổ Dũng còn nổi tiếng về dãy núi có tên Phượng Hoàng, hay còn gọi dãy Nham Biền sơn, tên nôm là núi Neo Dãy núi có tất cả chín mươi chín ngọn lớn nhỏ hợp thành đan xen vào nhau Đồ sộ nhất là núi Nham Biền, gồm 99 ngọn cao nhất là ngọn Chân Voi ở Liễu Đê (290 mét) và nhiều ngọn nổi tiếng khác như núi Bùi (196 mét), Vành Kiệu, Cột Cờ, Đền Vua, Hàm Long Nhiều khe lạch như khe Bến Đám, khe Suối Rắn, suối Cổ Cò cùng các Hang Giầu, đèo Trán Khỉ, đèo Yên Ngựa… Chính hệ thống đồi gò này đã tạo ra sự tương phản
sâu sắc và rõ nét về mặt địa hình của huyện Trong cuốn Đồng Khánh địa dư chí có viết: “Núi Nham Biền: một dãy 99 ngọn cao Núi khởi đầu từ địa giới xã
Vân Cốc, huyện Yên Dũng chạy qua địa phận huyện Việt Yên đến địa phận xã Cảnh Thụy, huyện Yên Dũng dài vài dặm” [52, tr 535]
Đối lập với gò đồi là hệ thống sông nội đồng như ngòi Ngao (suối Si) có đôi bờ dốc đứng chảy ven các sườn đồi ở bắc huyện rồi thả dần xuống một vùng trũng có đồi và rừng vây quanh, như ngòi Đa Mai (sông Như thiết) nước sâu khiến thuyền bè có thể đi lại quanh năm từ Quán Gánh trở xuống và ngòi Bún (sông Bắc Cầu) có đôi ba dòng chảy cùng đổ vào sông Thương Cuối cùng
là hệ thống rộc trũng, đồng chiêm tập trung quanh vùng Ba Tổng ở phía tây và nam núi Nham Biền
Gò đồi và sông ngòi ở Cổ Dũng là tác nhân chính tạo nên hình thái xô sơn bạt thủy và tạo ra các tiểu vùng
Khí hậu Cổ Dũng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa khu vực Đông Bắc Việt Nam, một năm có bốn mùa rõ rệt Mùa đông có khí hậu khô, lạnh; mùa hè khí hậu nóng, ẩm; mùa xuân và độ ẩm trung bình trong năm là 83%, một số tháng trong năm có độ ẩm trung bình trên 85% Các tháng mùa khô có độ ẩm không khí dao động khoảng 74% - 80% Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1.533 mm, mưa nhiều trong thời gian các tháng từ tháng 4 đến tháng 9 Chế độ gió cơ bản chịu ảnh hưởng của gió Đông Nam (mùa hè) và gió Đông Bắc (mùa đông) Một số khu vực thuộc miền núi cao có hình thái thời
Trang 22tiết khô lạnh, rét đậm, có sương muối vào mùa đông Ít xuất hiện gió Lào vào mùa hè Một số huyện miền núi có hiện tượng lốc cục bộ, mưa đá, lũ vào mùa mưa Cổ Dũng ít chịu ảnh hưởng của bão do có sự che chắn của nhiều dãy núi cao “Trong năm xuân hè nhiều mưa gió, mùa thu, mùa đông ít mưa hơn Tháng 11 rét nhất, tháng 6, tháng 7 nắng nóng nhất Việc nhà nông vụ thu tháng 4 gieo mạ, tháng 6, 7 xuống cấy, tháng 9, 10 thu hoạch Vụ hè tháng 9 gieo mạ, tháng 11 xuống cấy, tháng 4, 5 thu hoạch”.[52, tr 532]
Tổng Cổ Dũng có con sông Nguyệt Đức, sông Nhật Đức chảy qua, đây
là nguồn cung cấp nước chính cho sản xuất nông nghiệp, cho cây trồng đồng thời là hệ thống tiêu thoát nước cho hầu hết các xã và cũng là nguồn nước sinh hoạt dân cư Ngoài ra các con sông có vai trò lớn trong đời sống dân cư và thông thương Cư dân tổng Cổ Dũng đã tận dụng những lượng phù sa ven bờ sông để phát triển kinh tế nông nghiệp, sử dụng nguồn nước để tưới tiêu, đóng
bè mảng chuyên chở hàng hóa
Sông Nguyệt Đức (hay có tên gọi khác: sông Cầu, sông Như Nguyệt, sông Thị Cầu) là con sông quan trọng nhất trong hệ thống sông Thái Bình Sông Cầu bắt nguồn từ phía Nam đỉnh Phia Boóc (cao 1.578 m) của dãy Văn
Ôn trong địa phận xã Phương Viên huyện Chợ Đồn tỉnh Bắc Kạn Sông Nguyệt Đức chảy qua tổng Cổ Dũng
“Sông Nguyệt Đức: thượng lưu từ huyện Yên Lãng tỉnh Sơn Tây chảy sang địa phận xã Lạc Khổng huyện Việt Yên thông đến giang phận xã Hành Quán huyện Yên Dũng, chảy về phía đông đến sông Lục Đầu giáp phủ Nam Sách tỉnh Hải Dương, dài 95 dặm 118 trượng Trong đó: Đoạn từ xã Lạc Khổng đến bến Nam Ngạn dài trên dưới 30 dặm 70 trượng, rộng 20 trượng có chỗ sâu hơn 1 trượng, có chỗ sâu hơn 2 trượng Đoạn từ bến Nam Ngạn đến xã Hành Quán dài trên dưới 65 dặm 48 trượng rộng 27 trượng có chỗ sâu hơn 2 trượng,
có chỗ sâu hơn 1 trượng” [52, tr 523]
Tổng Cổ Dũng còn có dòng sông Nhật Đức - sông Thương chảy qua (xưa dòng sông còn gọi là sông Nam Bình, sông Lạng Giang, sông Long
Trang 23Nhỡn) Sông Thương bắt nguồn từ dãy núi Na Pa Phước, làng Man, xã Vân Thủy, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn, chảy trong máng trũng Mai Sao - Chi Lăng và chảy vào địa phận tỉnh Bắc Giang, hợp lưu với sông Lục Nam tại Phả Lại; rồi hợp lưu vào sông Cầu tại Lục Đầu Giang tạo thành hệ thống sông Thái Bình Sông Thương có tổng chiều dài 157 km; diện tích lưu vực trên 6.660 km2
“Sông Nhật Đức: thượng lưu từ Lạng Giang chảy vào giang phận xã Phù Liễn huyện Yên Dũng thông đến giang phận xã Bằng Lương chảy về phía đông đến sông Lục Đầu phủ Nam Sách tỉnh Hải Dương, dài trên dưới 42 dặm 135 trượng trong đó: Đoạn từ xã Phù Liễn đến Ngã Ba dài 33 dặm 83 trượng, rộng 30 trượng 5 thước, sâu hơn 1 trượng; Đoạn từ Ngã Ba đến địa phận xã Bằng Lương dài 9 dặm 53 trượng, rộng hơn 31 trượng, sâu hơn 1 trượng 8 thước” [52, tr 532]
Cổ Dũng là một vùng đất phù sa cổ, có nhiều cánh đồng rộng, bằng phẳng có điều kiện để phát triển ngành nông nghiệp đặc biệt là lúa nước, đất đồi núi có độ ẩm ướt lớn, độ mùn cao, phù hợp với cây công nghiệp ngắn ngày, cây ăn quả, cây lâm nghiệp
Từ thời nhà Nguyễn, tổng Cổ Dũng có hệ thống đường giao thông đường thủy, bộ rất thuận lợi cả nối với các châu, xã “Một đường quan báo từ bến sông
xã Nam Ngạn huyện Việt Yên đi về phía đông bắc đến bến sông xã Mỹ Cầu huyện Yên Dũng (giáp phủ hạt Lạng Giang), dài 10 dặm 52 trượng 6 thước, rộng 1 trượng
Một đường quan báo từ địa đầu xã Thần Chúc huyện Việt Yên đi về phía tây đến địa phận xã Lương Phong (giáp địa phận xã Đức Thắng huyện Hiệp Hòa) dài 3 dặm 160 trượng, rộng 9 thước
Một đường nhỏ từ chợ xã Như Thiết (tục gọi là chợ Trai) đi về phía tây đến cầu xã Nghĩa Vụ (tục gọi là cầu Còn, giáp địa phận huyện Yên Thế) dài 4 dặm rưỡi, rộng 9 thước Một đường nhỏ từ huyện lỵ về phía đông đến địa phận
xã Bằng Lương giáp phủ Nam Sách tỉnh Hải Dương dài 32 dặm rộng 5 thước 3 tấc” [52, tr 532]
Trang 24Ngày nay, các xã của tổng Cổ Dũng xưa kia đã có hệ thống giao thông đường bộ phát triển, dày đặc với các tuyến Quốc lộ 1, Quốc lộ 17 và 4 tuyến đường tỉnh (398, 299, 299B, 293) chạy qua địa bàn huyện, ngoài ra còn có hệ thống giao thông đường thuỷ do được bao bọc bởi 3 con sông (sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam) là điều kiện thuận lợi trong việc liên kết vùng, giao thương và tiếp cận thị trường tiêu thụ sản phẩm cũng như tiếp cận tiến bộ khoa học kỹ thuật
Nằm ở vị trí sát với thành phố Bắc Giang, liền kề khu tam giác kinh tế phía Bắc và gần các trung tâm đô thị lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Thái Nguyên, Bắc Ninh; trên tuyến hành lang kinh tế Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng, các xã của tổng Cổ Dũng xưa được xác định là một trong những xã thuộc bốn huyện, thành phố của tỉnh Bắc Giang trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội năm 2021 Theo thông tin của báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 21-04-2023, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định 425/QĐ-TTg phê duyệt nhiệm vụ Quy hoạch chung đô thị Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang đến năm 2045 Theo phê duyệt, phạm vi quy hoạch bao gồm toàn bộ diện tích tự nhiên của thành phố Bắc Giang và huyện Yên Dũng hiện hữu (Đô thị Bắc Giang) Diện tích lập quy hoạch khoảng: 25.830 ha Trong đó thành phố Bắc Giang: 6.656 ha; huyện Yên Dũng: 19.174 ha Qua đó thấy đươc vai trò của huyện đối với sự phát triển của Bắc Giang trong tương lai
Tài nguyên khoáng sản: Tổng Cổ Dũng, huyện Yên Dũng, không phải là tổng giàu tài nguyên thiên nhiên chỉ có một điểm mỏ cao lanh tại xã Trí Yên,
mỏ đã được khảo sát sơ bộ, xác định trữ lượng tài nguyên dự báo khoảng 13 triệu m3 hiện chưa được khai thác Ngoài ra dọc sông Cầu, sông Thương có mỏ khoáng sét để sản xuất vật liệu xây dựng
Tài nguyên rừng: Vùng đất có diện tích đất lâm nghiệp có rừng là 2.132,95ha chiếm 10% tổng diện tích tự nhiên Chủ yếu trồng các loại cây: keo, bạch đàn, thông… trữ lượng trồng rừng thấp, sản lượng khai thác bình quân hàng năm khoảng 1.800m2 gỗ tròn, 4.200 tấn củi
Trang 25Tài nguyên văn hóa - du lịch cũng được coi là một trong những thế mạnh vốn có của huyện Theo thống kê, huyện Yên Dũng có hơn 300 di tích, trong đó
có 77 di tích đã được xếp hạng cấp tỉnh, 4 di tích xếp hạng cấp Quốc gia (2 di tích Quốc gia đặc biệt) Nổi bật như các danh thắng thuộc dãy Nham Biền, đình Ninh Xuyên xã Tiến Dũng, đình Cổ Phao xã Cổ Dũng, chùa Lao xã Cổ Dũng, chùa Bình Lương xã Bình Lương,… gắn với Thiền phái Trúc Lâm và hệ thống chùa chiền của phía Tây Yên Tử…
Nói đến du lịch văn hoá ở Yên Dũng trước hết phải kể đến chùa Vĩnh Nghiêm - di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt, nơi đang lưu giữ hơn 3 nghìn mộc bản được UNESCO công nhận là Di sản tư liệu thuộc chương trình ký ức thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương Đây là ngôi chùa nổi tiếng, được người dân cả nước biết đến bởi những nét trầm tích văn hoá có giá trị lịch sử tâm linh lâu đời Chùa có từ thời nhà Lý được tu bổ, tôn tạo cơ bản thời nhà Trần (thế kỷ XIII) thuộc thiền phái Trúc Lâm Diện tích khu nội tự 10 000m2, chùa toạ lạc nhìn ra ngã ba Phượng Nhỡn, là nơi hội tụ của dòng sông Thương
và sông Lục Nam hợp thành hệ thống sông Thái Bình Trông ra xa trước mặt là núi Cô Tiên, dãy Nham Biền thơ mộng, bên kia sông là thái ấp của Trần Hưng Đạo, đường giao thông thuỷ bộ thuận lợi cho du khách du ngoạn, ngắm cảnh
Tổng Cổ Dũng với nhiều di tích lịch sử - văn hóa còn lưu giữ đến hiện nay cùng với di tích văn hóa danh thắng chung của huyện Yên Dũng kết nối thành những cụm di tích - danh thắng, cụm di tích - lễ hội khá phong phú và độc đáo Những cụm di tích này ẩn chứa nhiều tiềm năng du lịch văn hoá tâm linh đã và đang được khai thác, thu hút nhiều khách tham quan và mang lại hiệu quả kinh tế cao
Là một vùng đất cổ có bề dày về lịch sử văn hoá và truyền thống khoa bảng Cổ Dũng tự hào là nơi sinh nhiều tiến sĩ: Lê Đức Trung, Phạm Túc Minh, Nguyễn Văn Hiến… Nơi ẩn chứa và phát tích tinh hoa của nhiều thế hệ; một vùng đất đã biết lấy câu trong sách thánh hiền để dạy con cháu: "Thiên kim di
tử, bất như nhất kinh", nghĩa là để cho con ngàn vàng không bằng một quyển
Trang 26sách Bởi vậy từ xưa Cổ Dũng đã sinh ra và nuôi dưỡng nhiều tiến sĩ làm nên niềm tự hào của một vùng quê hiếu học Đến nay truyền thống ấy đã và đang được các thế hệ người huyện Yên Dũng ngày nay kế tiếp
Vùng đất Cổ Dũng còn có nhiều loại hình văn hoá văn nghệ khác như: Hát Chèo cổ truyền thống, hát Ca trù và những câu chuyện kể dân gian từ các làng cười truyền thống mang đậm dấu ấn văn hoá Kinh Bắc như Ngõ Muỗi ở Nội Hoàng, Nụ Cười ở Đông Loan… Các loại hình văn hoá dân gian truyền thống này ngày càng được khôi phục nhằm đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hoá của nhân dân và đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi, thư giãn cho khách du lịch
Có thể thấy tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên văn hóa, du lịch, cơ sở hạ tầng, môi trường tự nhiên và xã hội kể trên là các bộ phận cấu thành tổng thể tạo nên diện mạo đồng bộ mới cho du lịch văn hóa trên địa bàn huyện Ngày nay các xã tổng Cổ Dũng xưa cùng nhân dân huyện Yên Dũng đã và đang tận dụng tối đa lợi thế sẵn có để gắn kết giữa bảo tồn di tích, di sản với phát triển
du lịch Trong tương lai gần, nơi đây sẽ là một điểm nhấn quan trọng, thuận lợi
để phát triển kinh tế, du lịch, dịch vụ gắn với phát triển văn hóa không chỉ ở huyện Yên Dũng mà còn của cả tỉnh
Nhìn chung, những đặc điểm về điều kiện tự nhiên và vị trí địa lý của tổng Cổ Dũng tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế về nhiều mặt, đặc biệt là sự phát triển kinh tế nông nghiệp, lâm nghiệp, bên cạnh đó là tiềm năng lớn về kinh tế du lịch
1.2 Lịch sử hành chính tổng Cổ Dũng
Thời cổ, tổng Cổ Dũng, huyện Yên Dũng là vùng tiếp giáp giữa đồng bằng châu thổ sông Hồng với khu vực trung du Thời Hùng Vương - An Dương Vương chia nước ta thành 15 bộ, tổng Cổ Dũng thuộc bộ Vũ Ninh Đến thời Bắc thuộc tổng Cổ Dũng thuộc quận Giao Chỉ sau đó là Giao Châu
Dưới thời phong kiến độc lập trải qua nhiều triều đại với nhiều biến đổi tổng Cổ Dũng - Yên Dũng có nhiều thay đổi
Trang 27Thời Lý - Trần Bắc Ninh, Bắc Giang thuộc Lộ Bắc Giang Sách Đại Nam nhất thống chí cho biết: “Từ đời Trần về trước huyện có tên là Cổ Dũng -
lỵ sở đóng tại làng Cổ Dũng nằm ở phía nam Thời thuộc Minh lệ thuộc vào phủ Lạng Giang Đời Lê Quang Thuận đổi tên hiện nay Bản triều đầu đời Gia Long cũng theo như thế Năm Minh Mệnh thứ 13 đổi thuộc phân phủ Lạng Giang Nay lãnh 11 tổng, 78 thôn, sở ”.[27, tr 75]
Thời Lê sơ, năm Canh Tuất, 1490, vua Lê Thánh Tông cho định lại bản
đồ cả nước, gồm 13 (đạo) thừa tuyên (sau gọi là xứ, từ triều Tây Sơn tới đầu triều Nguyễn đổi sang gọi là trấn) Đến đây mới xuất hiện tên gọi các trấn (xứ),
từ Nghệ An trở ra Bắc gồm: (trấn) xứ Kinh Bắc (còn gọi là xứ Bắc), xứ Sơn Nam (trấn Sơn Nam Thượng, trấn Sơn Nam Hạ), xứ Đông (trấn Hải Dương),
xứ Đoài (trấn Sơn Tây), trấn Hưng Hóa, trấn Cao Bằng Tuy nhiên, tới thời vua Gia Long nhà Nguyễn, Kinh Bắc vẫn được gọi là xứ (xứ Kinh Bắc) thuộc Bắc thành tổng trấn Theo đó:
Trấn Kinh Bắc gồm 4 phủ (20 huyện) Cụ thể, đó là các phủ và huyện sau: Phủ Bắc Hà gồm 4 huyện: Tân Phúc (Sóc Sơn), Kim Hoa (nay gồm Mê Linh, Đông Anh, Sóc Sơn của Hà Nội, thị xã Phúc Yên của Vĩnh Phúc), Hiệp Hoà, Việt Yên (Bắc Giang)
Phủ Lạng Giang gồm 6 huyện: Phượng Nhãn (Lạng Giang), Yên Dũng, Bảo Lộc, Yên Thế, Lục Ngạn (đều thuộc Bắc Giang) và Hữu Lũng (thuộc tỉnh Lạng Sơn)
Phủ Thuận An gồm 5 huyện: Gia Lâm (Hà Nội), Siêu Loại (Thuận Thành - Bắc Ninh), Văn Giang, Văn Lâm (Hưng Yên), Gia Bình, Lương Tài (Bắc Ninh)
Phủ Từ Sơn gồm 5 huyện của Bắc Ninh: Đông Ngàn (thị xã Từ Sơn hiện nay), Yên Phong, Tiên Du, Quế Dương, Võ Giàng (Quế Dương và Võ Giàng nay gộp thành Quế Võ) [27, tr 63]
Thời Lê Trung hưng phần đất thuộc Yên Ninh cũ mới trở lại cùng huyện
Cổ Dũng tạo ra huyện Yên Dũng, có 88 xã trại, lỵ sở đặt tại Như Thiết, sau đó chuyển tới Sen Hồ Huyện Yên Dũng vào thời Lê - Nguyễn thuộc phủ Lạng
Trang 28Giang trấn Kinh Bắc, giáp giới với Yên Thế, Yên Việt, Bảo Lộc, Phượng Nhỡn, Quế Dương
Đến thời Nguyễn, sau khi lên ngôi năm 1802 vua Gia Long tiến hành chia nước thành ba vùng: Bắc thành, Gia Định thành và các Trực doanh các trấn, dinh vẫn giữ như cũ Khi đó kết cầu Kinh Bắc được chia làm 4 phủ, 20 huyện: Phủ Thuận An, phủ Từ Sơn, phủ Bắc Hà, phủ Lạng Giang Tổng Cổ Dũng thuộc huyện Yên Dũng, phủ Lạng Giang
Năm 1822 Kinh Bắc trấn đổi thành Bắc Ninh trấn, năm Minh Mạng thứ
12 (1831) đã thực hiện một cuộc cải cách hành chính thống nhất trong cả nước, chia đơn vị hành chính các cấp tỉnh, châu - huyện, tổng, xã, Bắc Ninh trấn đổi
thành tỉnh Bắc Ninh Theo danh sách trong cuốn Đồng Khánh địa dư chí, Bắc
Ninh tỉnh chia thành 4 phủ, 2 phân phủ, 20 huyện: phủ Từ Sơn, phủ Thuận Thành, phân phủ Thuận Thành, phủ Đa Phúc, phủ Lạng Giang, phân phủ Lạng Giang Tổng Cổ Dùng thuộc phủ Lạng Giang
Cũng theo sách Đồng Khánh địa dư chí, thế kỷ XIX, Yên Dũng có 11
tổng (Ngọc Cục, Tự Lạn, Thiết Sơn, Dĩnh Sơn, Mật Ninh, Hoàng Mai, Mỹ Cầu, Phúc Tằng, Tư Mai, Cổ Dũng) với 79 xã phường
Tổng Cổ Dũng thế kỉ XIX là 1 bộ phận của huyện Yên Dũng ngày nay
“Trong huyện Yên Dũng có tổng Cổ Dũng gồm 8 xã, phường là: Cổ Dũng, Khê Cầu, Tiên La, Bằng Lương và Cổ Phao phường, Mại Xuyên, Ninh Xuyên, Mại Khê, phường Ngã Ba xã Ngư Uyên”.[52, tr 532]
Theo cuốn Địa danh làng xã Việt Nam đầu thế kỉ XIX có viết: Tổng Cổ
Dũng: Cổ Dũng (thôn Buồng, Thôn Cát, thôn Huyện), Ngư Uyên (Đông Thắng, Thuận Lý, Thôn Chùa, Trại Lá), Khê Cầu (Thôn Hồ, Thôn Núi, làng Ba Bến), Bằng Lương (Thôn Thượng, Thôn Trung, Thôn Bến), Tiên La, Mại Xuyên (Thôn Bò, Thôn Cát, Thôn Cả), Mại Khê, Ninh Xuyên, Cổ Phao [49, tr 31, 32]
Hoặc theo cuốn Lịch sử huyện Yên Dũng, “tổng Cổ Dũng: Cổ Dũng,
Bằng Lương, Ngư Uyên (Ổ Cá), Mại Xuyên, Liên La (Lá), Mại Khê, Ninh Xuyên, Tam Kì (năm 1912 lập phường cổ Phao từ xã Bằng Lương)” [4, tr 16]
Trang 29Theo thống kê cuốn Địa lí hành chính Kinh Bắc tổng Cổ Dũng gồm các
xã, thôn xóm như sau:
Bảng 1.1: Đơn vị hành chính tổng Tổng Cổ Dũng thế kỉ XIX
Cổ Dũng Cổ Dũng Thôn Cát, thôn Muồng, thôn Huyện
Bằng Lương Thôn Bè, thôn Bến, thôn Thượng, thôn Trung Ngư Uyên Thôn Chùa, thôn Đông Thắng, Thuận Lý, Trại Lá Mại Xuyên Thôn Cả, thôn Cát, thôn Bò
Tiên La
Mại Khê
Khê Cầu Thôn Hồ, thôn Núi, làng Ba Bến
Ninh Xuyên Thôn Ninh Xuyên
Tam Kì Phường Danh sách trong Đồng Khánh phường này được
gắn vào xã Ngư Uyên Nay là xã Tam Kì thuộc tổng Trí Yên, phủ Lạng Giang
Cổ Phao Phường Trong danh sách Đồng Khánh được gắn vào xã
Bằng Lương Từ năm Duy Tân thứ 6 (1925) được nâng lên thành xã Cổ Phao
[16, tr 176,177] Dưới thời Pháp thuộc, sau khi lập tỉnh Bắc Giang (10-1895) Yên Dũng
có các thay đổi sau:
- Tổng Ngọc Cục chuyển sang huyện Yên Thế Năm tổng Đa Mai, Thiết Sơn, Mật Ninh, Dĩnh Sơn, Tự Lạn chuyển sang huyện Việt Yên Tổng Phúc Tằng chia làm hai tổng Phúc Long và Phấn Sơn
- Tổng Quang Biểu, Hương Tảo từ Việt Yên chuyển sang huyện Yên Dũng Các đơn vị hành chính trên tồn tại được khoảng 20 năm (1895-1914) Tiếp đó lại thay đổi như dưới đây:
- Các xã Phúc Tằng, Điêu Liễn, Phúc Long, Thượng Phúc, Hùng Lãm chuyển sang tổng Hoàng Mai Phường Á Lữ đưa sang tổng Thọ Xương huyện
Trang 30Phất Lộc Xã Chuế Dương về tổng Quế Nham huyện Yên Thế Xã Mỏ Thổ nhập vào tổng Thiết Sơn Phường Tam Kỳ sang tổng Trí Yên huyện Phượng Nhỡn
- Lỵ sở của Yên Dũng vẫn đóng ở Sen Hồ
Đến năm 1924 huyện Yên Dũng lại bị xáo trộn lớn:
- Tổng Mỹ Cầu cùng Đa Mai nhập vào phủ Lạng Giang Ba tổng Phúc Long, Hoàng Mai, Quang Biểu chuyển về Việt Yên
- Bốn tổng Phấn Sơn, Tư Mai, Cổ Dũng, Hương Tảo ở lại huyện Yên Dũng với 32 xã, huyện lỵ chuyển về phố Chợ Neo thuộc tổng Tư Mai
Cách mạng tháng 8-1945 thành công, các tổng của Yên Dũng đổi thành liên xã hoặc xã mang tên mới Trong khi cuộc kháng chiến chống Pháp đang diễn ra ác liệt, Tỉnh ủy Bắc Giang xét thấy sự cần thiết trong việc chỉ đạo thống nhất giữa khu du kích nam Lạng Giang với căn cứ du kích Yên Dũng, được Liên khu ủy Việt Bắc chấp thuận, ngày 6-9-1952 đã ra Quyết nghị số 06/NQBB/BG sáp nhập 5 xã thuộc nam Lạng Giang (Tân Dân, Trí Yên, Thái Sơn, Dĩnh Kế, Lan Mẫu) và 2 xã thuộc nam Lục Ngạn (Bắc Lũng, Yên Sơn) vào huyện Yên Dũng Cùng thời gian đó, 2 xã Chí Minh, Tân Mỹ trở lại huyện nhà, đưa huyện Yên Dũng từ 9 xã ở tả ngạn sông Thương lên tới 16 xã ở cả hữu ngạn Đến tháng 6-1956, 16 xã kể trên chia thành 25 xã như sau:
- Tám xã không đổi tên, không chia tách: Lan Mẫu, Yên Sơn, Bắc Lũng, Quang Trung, Yên Lư, Thái Sơn, Tân Mỹ, Chí Minh
- Tám xã chia thành 17 xã, đổi tên: Phấn Dũng (Đồng Sơn, Tân Liễu),
Mỹ Nội (Nội Hoàng, Tiền Phong), Đồng Tiến (Dũng Tiến, Đại Đồng), Đức Giang (Tiến Dũng, Đức Sơn), Đồng Việt (Đồng Việt, Việt Tiến), Trí Yên (Trí Yên, Hồng Phong), Tân Dân (An Đào Tràng, Tam Sơn, Xuân Phú), Dĩnh Kế (Hùng Tiến, Tân Tiến)
Ngày 21-1-1957 Thủ tướng Chính phủ ra Nghị định số 24-TTg trả lại 2
xã Yên Sơn, Bắc Lũng cho huyện Lục Nam mới thành lập Ngày 17-5-1958 Bộ Nội vụ ra Quyết định số 172 chia Lan Mẫu thành 3 xã (Lan Mẫu, Đại Lâm, Lão Hộ), xã Hùng Tiến thành 2 xã (Dĩnh Kế, Dĩnh Trì), xã Quang Trung thành 2 xã
Trang 31(Quang Trung, Nham Sơn) và xã Thái Sơn thành 2 xã (Thái Sơn, Thái Đào) nâng Yên Dũng lên 28 xã Ngày 27-2-1961 Thủ tướng Chính phủ lại ra Quyết định số 33/CP chuyển các xã Dĩnh Kế, Dĩnh Trì, Thái Đào, Đại Lâm sang huyện Lạng Giang và Lan Mẫu về Lục Nam Huyện Yên Dũng cố định 23 xã trong một thời gian dài
Ngày 28-9-1994 thành lập thị trấn Neo - huyện lỵ của Yên Dũng trên cơ
sở 3 thôn Tân An (Cảnh Thụy), Phấn Lôi (Nham Sơn) và Bến Đám (Tân Liễu)
Ngày 12-7-2007 thành lập thị trấn Tân Dân trên cơ sở điều chỉnh 494,34 ha diện tích tự nhiên và 5.448 nhân khẩu của xã Tân An Từ năm 2010, các xã Đông Sơn, Song Khê, Tân Mỹ, Tân Tiến được sáp nhập vào thành phố Bắc Giang
Hiện nay tên tổng Cổ Dũng không còn nữa các xã, thôn thuộc tổng Cổ Dũng cũng thay đổi theo:
Bảng 1.2: Đơn vị hành chính hiện nay của các xã trong tổng Cổ Dũng
1 Đồng Việt Bằng Lương (Bè, Bến, Thượng, Trung), Cổ Phao
2 Tiến Dũng Cổ Dũng (Cát, Huyện, Lương), Ngư Uyên (Đà Hy,
Thuận Lý, Chùa, Đông Thắng), Ninh Xuyên
3 Đức Giang Mại Xuyên (Cả, Cát, Bờ), Khê Cầu, Tiên La (Trại Lá)
4 Đồng Phúc Mại Khê (Hồ, Núi), Phú Mỹ, Cổ Pháp, Hành Quán
Mại Khê thuộc tổng Cổ Dũng
[4, tr 21]
1.3 Vài nét về dòng họ, dân cư tổng Cổ Dũng
Cổ Dũng là tổng có nhiều dòng họ cùng sinh sống: Nguyễn, Thân, Phạm,
Lê, Trần, Hoàng, Vũ…
Họ Nguyễn địa bàn cư trú của họ Nguyễn ở khắp các làng xã Theo điều tra văn hóa làng xã, có rất nhiều địa danh liên quan đến họ Trong lịch sử, các dòng họ Nguyễn đã sớm có các bậc tiền bối đỗ đạt cao và có công với dân với nước Nguyễn Đình Tân (Xuân Đám, Yên Dũng)
Trang 32Dòng họ Thân có mặt rất lâu đời và được coi như một trong những họ gốc ở Bắc Giang Thủy tổ của họ Thân là Giáp Thừa Quý - tù trưởng Động Giáp của Châu Lạng thời Lý (thế kỉ XI) Con của Thừa Quý đổi ra họ Thân Đó
là Thân Thiệu Thái, cũng là tù trưởng Động Giáp được vua Lý gả công chúa Bình Dương cho làm phò mã Con Thân Thiệu Thái là Thân Cảnh Phúc cũng là
tù trưởng Động Giáp lấy công chúa Thiên Thành, có công đánh giặc Tống ở thế
kỷ XI
Họ Thân ở Yên Ninh phát triển mạnh nên đã xuất hiện các danh nhân khoa bảng như: Thân Nhân Trung, Thân Nhân Tín, Thân Nhân Vũ, trong đó Thân Nhân Trung được coi là một ngôi sao sáng đương thời Ông là Phó Nguyên súy hội Tao đàn do vua Lê Thánh Tông sáng lập
Thời Trần bắt đầu từ 1226 cũng là lúc cái tên Châu Lạng, Động Giáp phai nhòa dần Thay thế vào đó là cái tên Bắc Giang, Lạng Giang được nhắc tới thường xuyên hơn Lúc ban đầu vùng đất Châu Lạng thời Lý đã được cấp phong cho vợ chồng quan Thái sư Trần Thủ Độ làm ấp thang mộc Cũng có thể con cháu họ Trần đã theo đó mà về nơi đây cư trú, mở mang cơ nghiệp, khai khẩn đất hoang để sau này duy trì việc thờ phụng Trần Thủ Độ ở vùng Yên Dũng Họ Trần ở Hoàng Mai, huyện Yên Dũng xưa (nay thuộc xã Hoàng Ninh, huyện Việt Yên) có Trần Đăng Tuyển đỗ Đệ tam giáp đồng tiến sỹ xuất thân khoa Canh Thìn niên hiệu Dương Hòa 6 (1640) đời Lê Thần tông, được bổ làm quan đến chức Tham tụng, Tể tướng, Binh bộ Thượng thư, tước Xuyên quận công Ông là người trầm nghị, đứng đắn, học thức sâu rộng, có công trong cuộc Nam chinh Khi mất được tặng chức Thiếu bảo
Họ Vũ cư trú ở nhiều nơi Tổ tiên của họ Vũ do loạn lạc nên có thời gian chuyển đổi thành họ Chu Đến thời Lê - Mạc lại lấy lại tên họ Vũ Dòng họ này vốn ở Nam Chân, Nam Sơn vì yêu mến đất Tiên La nên đã cư ngụ ở nơi đây
Kể từ đời Sâm quận công trở đi có các vị Vũ Đức Trọng, Vũ Chí Trung, Vũ Chí Thân, Vũ Chí Vượng, đều là các bậc anh tài kế thế ở đời Sầm quận công
Trang 33có công tu sửa chốn tổ chùa Vĩnh Nghiêm Vũ Đức Trọng là người có công Lê dẹp Mạc được phong tước Khuông quận công, dự hàng công thần triều Lê, hàm Thái bảo Cụ thủy tổ ở xã Trí Yên (Yên Dũng) được phong tặng thừa Chính sứ, ở đây cụ đã đổi sang họ Chu, lý do đổi họ vì khi ấy gặp thời loạn lạc mà đổi tránh đi Đây cũng là dòng họ lớn có nhiều người làm tới bậc công hầu khanh tướng
Các dòng họ đều đóng góp vai trò quan trọng trong sinh hoạt cộng đồng làng xóm với sự chi phối bởi hai khía cạnh: cộng đồng huyết thống và cộng đồng địa vực liên gia đình theo xóm ngõ, cả hai cộng đồng này thường kết hợp với nhau khá bền vững để cùng xây dựng và phát triển quê hương
Nhận xét khái quát về Yên Dũng, sách Bắc Ninh tỉnh chí viết: “Huyện
hạt bao gồm 9 xã, thôn, phường với 11 tổng, có 404 người lính, 3.302 nhân đinh Ruộng đất gồm 38.450 mẫu Thuế hàng năm là hơn 12.480 quan tiền và 21.421 hộc lúa Trong hạt có các thành phần sĩ, nông, công, thương nghề nghiệp không giống nhau Kẻ sĩ thì dốc lòng vào việc học hành nhưng những người đỗ đạt về mặt văn học thì ít” [46, tr.191]
Qua số liệu trên có thể ước tính năm 1857 dân số huyện Yên Dũng có từ 16.500 - 20.000 người, diện tích trên dưới 200km2 Số dân đinh của huyện Yên Dũng, “vào năm 1905, xê xích không đáng kể Tổng Dĩnh Kế 979 dân đinh, Trí Yên 798, Thái Đào 597, Mỹ Cầu 557, Phúc Long 655, Phấn Lôi 651, Cổ Dũng
604, Tư Mại 937, Hương Tảo 644” [4, tr 22] Trong suốt quá trình lịch sử để tồn tại và phát triển, những cư dân đầu tiên trên mảnh đất này đã hình thành các không gian cư trú và hoạt động sản xuất Dân cư tổng Cổ Dũng nói riêng, huyện Yên Dũng nói chung là người Kinh
Đặc điểm gia đình: Đa số các gia đình gồm hai thế hệ (cha mẹ và những người con chưa trưởng thành) Kết cấu gia đình nhỏ gồm hai thế hệ phù hợp với điều kiện nông nghiệp ruộng nước với sở hữu nhỏ bé và manh mún, lao động chủ yếu là thủ công, kỹ thuật cơ bắp Đấy là cách tổ chức lao động thích hợp, tuy gia đình nhỏ là phổ biến nhưng xưa kia, với tầng lớp quan lại, người giàu có, hoặc
Trang 34những gia đình có nền nếp gia giáo, đôi khi xuất hiện những gia đình lớn gồm tới
4 thế hệ, hoặc có cả những gia đình 5 thế hệ gọi là “ngũ đại đồng đường Người ta cho rằng, đó là những gia đình có phúc đức lớn"
Gia đình người Việt ở tổng Cổ Dũng theo chế độ gia trưởng, lại chịu nhiều ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo nên quyền của người chồng, người cha, người đàn ông được đề cao Vợ phải phục tùng tuyệt đối sự chỉ đạo về các mặt của người chồng; con cái phải tuyệt đối tuân theo sự chỉ bảo của cha mẹ, phải có hiếu với cha mẹ
1.4 Tình hình chính trị - xã hội
1.4.1 Tình hình chính trị
Đầu thế kỉ XIX vua triều Nguyễn đều quan tâm củng cố bộ máy chính quyền đặc biệt là Gia Long, Minh Mệnh có nhiều chủ trương biện pháp để xây dựng bộ máy chính quyền chặt chẽ, hoàn thiện Cùng với việc củng cố bộ máy nhà nước ở trung ương, các vua triều Nguyễn còn quan tâm đến bộ máy ở các cấp cơ sở: Thời Gia Long Cả nước chia thành 27 doanh (Đàng Trong cũ) và trấn (Đàng Ngoài cũ) Triều đình đặt thêm hai khu hành chính trung gian là Bắc thành (năm 1802) và Gia Định thành (năm 1808) Dưới trấn, doanh là các phủ, huyện, tổng, xã Từ sau cải cách của vua Minh Mạng, đơn vị hành chính địa phương được tổ chức lại Bắc thành và Gia Định thành bị xóa bỏ, đổi trấn thành tỉnh, cả nước bao gồm 30 tỉnh Dưới tỉnh là phủ, huyện, tổng, xã vẫn giữ như
cũ Bộ máy nhà nước thời Nguyễn được đánh giá là bộ máy có quyền lực mạnh nhất so với các triều đại trước đó Với một nhà nước tập quyền mạnh, đỉnh cao dưới thời kỳ vua Minh Mạng (1820 -1840) Bộ máy máy cấp tổng đầu thế kỉ XIX được thể hiện qua sơ đồ sau:
Trang 35(1) Loại xã không bao gồm nhiều thôn
(2) Loại xã bao gồm nhiều thôn
(3) Loại thôn không thuộc xã
(4) (5) (6) Loại thôn thuộc xã
[6, tr.204]
Sơ đồ 1.1: Mô hình cơ cấu quản lý xã thôn thời Gia Long
[6, tr 205]
Sơ đồ 1.2: Mô hình cơ cấu quản lý xã thôn thời Minh Mạng
Bao trùm lên cấp xã và dưới cấp huyện là cấp tổng đứng đầu cấp tổng là chức cai tổng, giúp việc cai tổng là phó cai tổng Đầu thời Gia Long, cai tổng
có hàm bát phẩm, từ năm 1831 giảm xuống hàm cửu phẩm Phó cai tổng là những người có trách nhiệm trông coi một tổng Tuy nhiên cai phó tổng thực hiện nhiệm vụ thông qua bộ máy chức dịch xã thôn mà không có các nhân viên
Trang 36giúp việc trực tiếp Điều này thể hiện rõ tính chất trung gian của cấp tổng trong
hệ thống hành chính địa phương
Cấp xã là đơn vị hành chính cơ sở được nhà nước quan tâm Vì xã thôn
là nơi tập trung tuyệt đối đại bộ phân dân cư, cung cấp chủ yếu nhân lực và vật lực cho nhà nước, thậm chí cả vận mệnh của một triều đại phụ thuộc vào việc
có quản lý được toàn diện và hiệu quả xã thôn hay không
Bộ máy hành chính cấp cơ sở chủ yếu gồm xã trưởng, thôn trưởng (sau đổi thành lý trưởng và phó lý trưởng) Xã trưởng đứng đầu làng xã về mặt hành chính, giúp việc cho các xã trưởng là thôn trưởng; mỗi xã có thể có từ một đến nhiều xã trưởng, thôn trưởng Qua nghiên cứu 08 đơn vị địa bạ tổng Cổ Dũng được lập thời Gia Long 4 năm 1805 trong tổng có: 11 sắc mục, 8 xã trưởng, 6 khán thủ, 10 thôn trưởng Chế độ xã trưởng, thôn trưởng tồn tại đến năm 1828 Minh Mạng thay đổi chức xã trưởng bằng chức lý trưởng, bãi bỏ chức thôn trưởng, đặt chức phó lý trưởng
Trách nhiệm của bộ máy cấp cơ sở: Thay mặt nhà nước quản lý chặt chẽ ruộng đất ở các xã thôn; dân đinh nói riêng và dân số nông thôn nói chung; đốc thúc việc thu đủ, thu đúng thời hạn thuế ruộng đất và thuế dân đinh; điều động dân đinh thực hiện các nghĩa vụ binh dịch, lao dịch và đảm bảo an ninh xóm làng
1.4.2 Tình hình xã hội
Thời kỳ phong kiến ở tổng Cổ Dũng, xã hội đã phân hóa thành hai tầng lớp rõ rệt: Tầng lớp thống trị gồm các chức dịch và tầng lớp bị trị gồm nhân dân lao động
Tầng lớp thống trị: Bộ máy hành chính cấp cơ sở chủ yếu gồm xã trưởng, thôn trưởng… đối lập với nhân dân, hạch sách, bóc lột nhân dân
Tầng lớp bị thống trị: Đối với tầng lớp bị trị gồm nông dân tự canh, nông dân lĩnh canh và người ở Qua nghiên cứu địa bạ, ta thấy đặc điểm sở hữu ruộng đất ở Cổ Dũng là sở hữu diện tích tư nhân với 76,93%
Với đặc trưng sản xuất nông nghiệp là chính, tầng lớp nông dân tự canh chiếm ưu thế Đó là những người nông dân cày cấy trên mảnh ruộng của mình
Trang 37có thể là ruộng chủ yếu do khai phá hoặc được thừa kế và phải chịu nghĩa vụ nộp tô thuế cho nhà nước cũng như các nghĩa vụ đi lính, phu phen
Ngoài ra còn bộ phận nông dân lĩnh canh, đó một bộ phận dân cư không
có ruộng phải cày cấy trên ruộng đất của địa chủ, quan lại chịu nghĩa vụ tô thuế với địa chủ, lệ thuộc vào địa chủ vì ruộng đất, chịu nghĩa vụ với nhà nước
Có một số rất ít bộ phận người ở, họ bần cùng nhất trong xã hội, do làm
ăn phá sản thiếu nợ mà người nông dân phải đi ở đợ cho địa chủ, cường hào
Trong xã hội tổng Cổ Dũng có sự phân hóa giàu nghèo, xuất hiện tầng lớp bóc lột là tầng lớp địa chủ Song đội ngũ này không lớn, mức độ bóc lột cũng không khốc liệt Trong xã hội mối quan hệ sản xuất cơ bản là mối quan hệ bóc lột của chính quyền phong kiến trung ương với nông dân Đó là mối quan
hệ gắn bó các cộng đồng làng xã trên địa bàn với nhau
Ngoài ra người dân còn phải làm một số công việc chung của thôn xóm như: đắp phai, đào mương, làm đường sá… Làm nghĩa vụ đối với nhà nước: đi lao dịch có khi họ phải đi đến cả 60 ngày/năm Đời sống của nhân dân thời Nguyễn nói chung và nhân dân Cổ Dũng thời kì này nói riêng vô cùng khó khăn, cơ cực Phong trào đấu tranh của nhân dân diễn ra ở khắp mọi nơi
Tiểu kết chương 1
Tổng Cổ Dũng thời Nguyễn là vùng đất thuộc huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Ninh có vị trí quan trọng về mọi mặt đối với cả nước Địa hình chủ yếu là đồi núi nên ruộng đất chủ yếu chỉ là hạng 3 Tổng có 2 con sông chảy qua: Sông Cầu, sông Thương đảm bảo nguồn nước tưới thường xuyên, nên ruộng đất của tổng đã sớm được khai phá
Là một vùng đất của tỉnh Bắc Ninh tổng Cổ Dũng, huyện Yên Dũng có điều kiện tự nhiên thuận lợi, khí hậu mát mẻ Nơi đây sớm trở thành vùng đất quần tụ sinh sống của dân tộc Kinh
Tổng Cổ Dũng có nhiêu dòng họ sinh sống trong đó nổi tiếng phải kể đến dòng họ: Thân, Nguyễn, Phạm, Lê, Trần, Hoàng, Vũ… những dòng họ đã
Trang 38và đang có nhiều đóng góp vào sự phát triển nơi đây, đồng thời nơi đây còn sinh ra nhiều nhân tài cho đất nước: Thân Nhân Trung, Nguyễn Đình Tân
Tình hình chính trị - xã hội tổng Cổ Dũng: Bộ máy hành chính cấp cơ sở chủ yếu gồm xã trưởng, thôn trưởng Xã hội có hai tầng lớp chính là tầng lớp thống trị và tầng lớp bị trị Tầng lớp thống trị là đội ngũ quan lại, cường hào, địa chủ…tầng lớp bị trị gồm nông dân các làng xã Xã hội có sự phân hóa giàu nghèo, có tồn tại bóc lột bất công song mức độ không khốc liệt mà nét đặc trưng của quan hệ xã hội là tính cộng đồng làng xã
Trải qua nhiều giai đoạn lịch sử, đã có những tên gọi khác nhau theo từng thời kỳ nhưng trong quá trình tồn tại và phát triển, tổng Cổ Dũng, huyện Yên Dũng đã chứng tỏ là một địa phương có vai trò quan trọng đóng góp chung
và sự phát triển kinh tế, văn hóa của tỉnh tỉnh Bắc Giang Trải qua những thăng trầm biến đổi của lịch sử dân tộc, đến nay tổng Cổ Dũng không còn nữa nhưng thay vào đó là các xã thuộc huyện Yên Dũng Nằm ở vị trí sát với thành phố Bắc Giang, liền kề khu tam giác kinh tế phía Bắc và gần các trung tâm đô thị lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Thái Nguyên, Bắc Ninh; trên tuyến hành lang kinh
tế Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng, huyện Yên Dũng được xác định
là một trong bốn huyện, thành phố của tỉnh Bắc Giang trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
Trang 39CHƯƠNG 2 RUỘNG ĐẤT VÀ KINH TẾ TỔNG CỔ DŨNG, HUYỆN YÊN DŨNG
NỬA ĐẦU THẾ KỈ XIX
2.1 Tình hình ruộng đất
2.1.1 Tư liệu địa bạ tổng Cổ Dũng
Công tác quản lý đất đai được các nhà nước quân chủ Việt Nam luôn đặc biệt qua tâm, coi đây là một trong những nhiệm vụ hàng đầu trong chính sách cai trị Từ thời Lý năm 1092 sử chép “Định sổ ruộng, thu tô mỗi mẫu 3 thăng” [47, tr 283] Thời Lê, ngay sau khi kháng chiến chống quân xâm lược Minh thắng lợi, ngày 25 tháng 11 năm Mậu Thân (1428) Lê Thái Tổ đã cho làm sổ ruộng đất “Ra chỉ thị cho các phủ, huyện, trấn, lộ khám xét các chằm bãi, ruộng đất, các mỏ vàng bạc, những sản vật núi rừng trong hạt, các loại thuế ngạch cũ cùng ruộng đất đã sung công của các nhà thế gia và những người tuyệt tự và ruộng đất của bọn đào ngũ, hạn trung tuần tháng hai năm Kỉ Dậu trình lên” [47, tr 297] Việc làm sổ ruộng đất vẫn được Nhà nước các thời kì sau đó quan tâm Tuy nhiên, hiện nay chỉ còn lại một số lượng hết sức ít ỏi địa bạ có niên đại trước thế kỉ XIX
Năm 1804 vua Gia Long sớm ý thức được tầm quan trọng trong việc lập
sổ ruộng đất đã xuống chiếu “Từ Nghệ An, Thanh Hóa đến các trấn ở Bắc Thành từ nay phải hết sức xuống cho các phủ huyện tổng xã trong hạt, chiểu theo ruộng chiêm, ruộng mùa và ruộng chiêm mùa hai vụ trong xã mà kê khai mẫu sào thước tấc, ở xứ nào và bốn bên… cước chú rõ ràng, làm sổ để lập” và nhấn mạnh “Việc làm sổ ruộng này quan trọng, cần phải cố gắng làm cho cẩn thận chớ có sao nhãng” [38, tr 79] Công việc triển khai ngay lập tức, sau 1 năm cơ bản đạt được mục đích Việc hoàn thành lập địa bạ ở Bắc Hà là một thành công lớn của vua Gia Long, là yếu tố quyết định để kiểm soát và quản lý vùng đất Bắc Hà
Khi nghiên cứu về tình hình sở hữu ruộng đất của tổng Cổ Dũng, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang nửa đầu thế kỉ XIX, nguồn tư liệu chính tác giả sử
Trang 40dụng trong luận văn là tư liệu địa bạ triều Nguyễn được lập dưới thời vua Gia Long 4 năm 1805, tác giả nhận thấy địa bạ là một tư liệu vô cùng quý giá để khảo cứu và sử dụng Tác giả phần lớn sử dụng ngồn tư liệu gốc này bởi “địa
bạ là văn bản chính thức về địa giới và diện tích các loại ruộng đất, các loại hình sở hữu ruộng đất của làng xã được lập trên sự khám đạc và xác nhận của chính quyền, dùng làm cơ sở cho việc quản lý ruộng đất và thu tô thuế của nhà nước” [24, tr 19] Bên cạnh đó, tác giả còn so sánh, đối chiếu với nhiều nguồn
tư liệu khác để làm rõ hơn tình hình ruộng đất của tổng Cổ Dũng, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang nửa đầu thế kỉ XIX
Trên cơ sở khảo cứu địa bạ tổng Cổ Dũng, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang nửa đầu thế kỉ XIX lập năm 1805 dưới thời vua Gia Long 4, số lượng địa
bạ được thống kê ở bảng 2.1:
Bảng 2.1: Thống kê địa bạ tổng Cổ Dũng, Huyện Yên Dũng năm 1805
(Nguồn: Thống kê 08 bản địa bạ tổng Cổ Dũng lập năm 1805)
Theo số lượng địa bạ tác giả thống kê được năm 1805 là 08 xã có địa bạ thuộc tổng Cổ Dũng của huyện Yên Dũng năm 1805, so với 08 xã, 2 phường thuộc tổng Cổ Dũng đầu thế kỉ XIX thì số lượng địa lập năm 1805 kể trên là 8/10 = 80% Địa bạ tổng Cổ Dũng hiện được bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I (Hà Nội) mang ký hiệu đặc biệt Đó là một tài liệu nguyên bản viết trên khổ giấy 20x30 cm